Bài giảng Công tác xã hội với người khuyết tật - Bài 11: Đánh giá trong công tác xã hội khuyết tật

pptx 44 trang hapham 2570
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Công tác xã hội với người khuyết tật - Bài 11: Đánh giá trong công tác xã hội khuyết tật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_cong_tac_xa_hoi_voi_nguoi_khuyet_tat_bai_11_danh_g.pptx

Nội dung text: Bài giảng Công tác xã hội với người khuyết tật - Bài 11: Đánh giá trong công tác xã hội khuyết tật

  1. Bài 11. Đánh giá trong công tác xã hội khuyết tật
  2. 11.1. Đánh giá trong công tác xã hội khuyết tật Tiến trình đánh giá bắt đầu ở lần gặp đầu tiên và tiếp tục thông qua các buổi gặp mặt. Tiến trình này bao gồm quan niệm về sự chú ý hay phác hoạ các giới hạn xung quanh các lĩnh vực phù hợp của việc nghiên cứu. Nó cũng bao gồm việc tập hợp thông tin phù hợp với bối cảnh và quá trình tư duy, thông qua đó nhân viên và thân chủ cố gắng tạo được ý nghĩa về thông tin thu thập được. (Hartman, 1994, tr.27)
  3. 11.1. Đánh giá trong công tác xã hội khuyết tật — Meyer (1995b, tr.268) ghi nhận lại rằng có 5 bước để thực hiện tiến trình đánh giá: — Thu thập thông tin về dữ liệu và về tổ chức để hiểu được hệ thống; — Can thiệp, một tiến trình mà qua đó nhân viên xã hội sử dụng các tri thức và phán xét để hiểu được những điều cần thu thập trong giai đoạn 1; — Đánh giá về chức năng của thân chủ; — Sự đồng thuận giữa nhân viên xã hội và thân chủ liên quan đến những điều gì sẽ được giải quyết; — Phát triển một kế hoạch can thiệp.
  4. 11.1. Đánh giá trong công tác xã hội khuyết tật — Tiến trình đánh giá có thể giúp nhân viên xã hội và thân chủ đạt được cách hiểu về đời sống của thân chủ, về các nhu cầu và vấn đề cần phải giải quyết. — Giống như mọi hoạt động thực hành công tác xã hội, đánh giá được xem là tiến trình trợ giúp lẫn nhau: cả nhân viên xã hội và thân chủ đều có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin, trong trải nghiệm, chia sẻ quan điểm, và các cách tiếp cận.
  5. 11.1. Đánh giá trong công tác xã hội khuyết tật — để hiểu về các cá nhân và những trải nghiệm cuộc sống; tri thức về sự phát triển con người; — hiểu về vai trò của văn hoá, dân tộc, các hệ thống niềm tin, và về những trải nghiệm của áp lực, — hiểu về tác động của mọi trải nghiệm trong cuộc sống và các sự kiện về sự phát triển sinh tâm xã; kiến thức về các nguồn lực cộng đồng và các mạng lưới trợ giúp để có thể giúp một cá nhân giải quyết, xác định, ổn định hoá hay xoá bỏ các vấn đề của bản thân.
  6. 11.1. Đánh giá trong công tác xã hội khuyết tật — Trong tiến trình đánh giá với người khuyết tật, vì khuyết tật có thể phức hợp hay làm phức tạp mối quan hệ giữa cá nhân và môi trường sống xung quanh, điều thiết yếu là cần cẩn trọng phát triển và hình thành các công cụ lượng giá. — Các cá nhân khuyết tật phải giải quyết các vấn đề tương tự của cuộc sống như người không khuyết tật, với những hình thức khó khăn khác mà được xem là bị ảnh hưởng nguy hại qua những điều kiện khuyết tật.
  7. 11.2. Các hình thức đánh giá trong công tác xã hội khuyết tật — Các hình thức đánh giá: — Đánh giá công tác xã hội được hiểu thông qua mô hình cá nhân trong môi trường, một cách tiếp cận sinh thái kéo theo cách hiểu và đánh giá về sự phù hợp tốt đẹp giữa một cá nhân và môi trường sống xung quanh (Meyer, 1995b, tr.263)
  8. 11.2.1.Đánh giá môi trường sống — Xem xét sự phù hợp của cá nhân trong môi trường sống — Luận điểm này cũng chuyển trọng tâm từ các vấn đề của cá nhân sang cộng đồng và về các vấn đề của cá nhân trong cộng đồng — Cá nhân và cộng đồng được nhìn nhận như thể từng chủ thể đồng thời ảnh hưởng và bị ảnh hưởng bởi chủ thể kia và do đó được hiểu là có tác động qua lại lẫn nhau. — cả hai “luôn thường xuyên hay có khả năng tương thích với nhau và qua đó sự can thiệp có thể được thực hiện ở từng phía đều được và có thể được xem là có tác động đến phía kia” (Meyer, 1995b, tr.19)
  9. 11.2.1.Đánh giá môi trường sống — Nhu cầu và năng lực đáp ứng trong môi trường sống không phải lúc nào cũng cân bằng: Điều này dễ dẫn đến những vấn đề áp lực, căng thẳng; — Germain và Gitterman cũng ghi nhận rằng áp lực có thể xảy ra ở ba lĩnh vực: — Trong giai đoạn chuyển đổi và khủng hoảng; — Dưới áp lực của môi trường, như các tổ chức không đáp ứng được và cấu trúc xã hội; — Thông qua tiến trình cá nhân kém thích ứng.
  10. 11.2.1.Đánh giá môi trường sống — Lưu ý về nhận diện tình trạng khuyết tật của thân chủ: mới diễn ra hay diễn ra trong thời gian dài; — Sự can thiệp chuyên môn của nhân viên công tác xã hội nhằm phục hồi sự cân bằng, khuyến khích hoặc đào tạo thêm những kỹ năng mới và phát triển mạng lưới các nguồn lực nhằm đáp ứng những nhu cầu mới của thân chủ. — Các thành viên trong gia đình và các cá nhân khác có trong hệ thống mối quan hệ của thân chủ đều có thể giúp cho việc phục hồi sự cân bằng và đưa ra các giải pháp giảm thiểu áp lực.
  11. 11.2.1.Đánh giá môi trường sống Allen-Meares và Law (1993,tr.8-10) có đưa ra mô hình đánh giá: Đánh giá có thể bao gồm những dữ liệu thu được từ các hệ thống sinh thái mà qua đó thân chủ tương tác như gia đình, nhà trường, nơi làm việc; Nguồn thông tin có thể bao gồm thân chủ, những cá nhân quan trọng khác trong hệ thống thân chủ và sự quan sát của nhân viên xã hội; Mọi sự khác biệt mà mô tả được thân chủ và tình huống có thể được đánh giá, cả về cá nhân (nhân cách, điều kiện thể chất) và về môi trường; Thông tin nên toàn diện nếu có thể; Dữ liệu cần được tổ chức theo cách thức dễ hiểu nhất;
  12. 11.2.1.Đánh giá môi trường sống — Bản đồ sinh thái cổ điển — Bản đồ này bao gồm một vòng tròn trung tâm và đó là vấn đề trọng tâm của bản đồ. — Đấy thường là tên của một cá nhân nhưng cũng có thể là tên các thành viên trong gia đình và các mối quan hệ của họ với nhau, với cộng đồng hay những cá nhân khác ở các điều kiện khác nhau hay về điều kiện khuyết tật. — Xung quanh vòng tròn trung tâm này là các vòng tròn khác, mỗi vòng tròn đều mô tả một mối quan hệ giữa vòng tròn trung tâm và các vòng tròn khác. — Các hình thức khác biệt về sự quan trọng và về mối quan hệ được chỉ ra theo ít nhất ba cách: kích cỡ của vòng tròn, qua vị trí của vòng tròn, và qua độ đậm nét của đườjng tròn được mở rộng ra từ vòng tròn trung tâm.
  13. 11.2.1.Đánh giá môi trường sống — Bản đồ bánh (pie) — Bản đồ hình bánh (PIE) được xem là một hình thức thay thế bản đồ sinh thái. Ở đây, trung tâm của vòng tròn là một vòng tròn nhỏ hơn, ở đó là tên của thân chủ, nhóm hay cộng đồng. — Khi bản đồ bánh sử dụng mô hình cá nhân trong môi trường, mối quan hệ giữa các thành tố được chỉ ra là khác nhau. Thân chủ và nhân viên xã hội có thể phát triển danh mục các cá nhân, điều kiện, sự kiện và các vấn đề khác được xem là thiết yếu đối với cuộc sống của thân chủ. — Hệ thống bánh này có thể dễ dàng sử dụng trong việc đánh giá những quan điểm của thân chủ về vai trò của khuyết tật trong đời sống cá nhân.
  14. 11.2.1.Đánh giá môi trường sống — Bản đồ môi trường — Từng hệ thống bản đồ sinh thái đều làm nổi bật một khía cạnh phát triển về cách hiểu lẫn nhau của môi trường sống thân chủ. — Biểu đồ môi trường hình 2 xác định vị trí của thân chủ là ở trung tâm của ba vòng tròn. Xung quanh thân chủ, ở điểm gần nhất là các vòng tròn về mạng lưới nuôi dưỡng của thân chủ. — Ở phía ngoài vòng rộng nhất là về mạng lưới duy trì sự tồn tại.
  15. 11.2.2.Đánh giá về điểm mạnh của thân chủ — Luận điểm về sức mạnh cũng thực sự hữu ích trong việc đánh giá người khuyết tật. Mọi mô hình đánh giá, các luận điểm lý thuyết và các mô hình thực hành về công tác xã hội có bao gồm các quan điểm về sức mạnh đều coi sức mạnh như là một chiều kích quan trọng. — Thực hành công tác xã hội từ luận điểm sức mạnh cũng tối ưu các vấn đề sức mạnh của thân chủ trong mọi giai đoạn của tiến trình công tác xã hội. — Trợ giúp cho thân chủ, kể các câu chuyện của bản thân nhằm xác định vị trí của thân chủ ở chỗ có thể kiểm soát và làm chủ được. — Luận điểm về sức mạnh là mang tính trao quyền, nó khuyến khích sự tự quyết của thân chủ và các hình thức trợ giúp về phẩm giá và về sự tôn trọng của thân chủ được xem là những giá trị chuyên môn nền tảng.
  16. 11.2.2.Đánh giá về điểm mạnh của thân chủ — Cách tiếp cận về sức mạnh bắt đầu cùng với thân chủ khi nói về những câu chuyện của bản thân, với sự trợ giúp và sự khuyến khích từ nhân viên xã hội (Cowger, 1991, tr.141). — Nhân viên xã hội giải thích và mô tả về vấn đề với thân chủ, về sự chọn lựa các bối cảnh được xem là phù hợp với tiến trình, và đó là một tiến trình trao quyền. — Nó cho biết việc thân chủ “sở hữu” sự kiểm soát được chia sẻ điều gì và chia sẻ ra sao.
  17. 11.2.2.Đánh giá về điểm mạnh của thân chủ — Vấn đề được xác định theo luận điểm này cho thấy có sự bất cân bằng giữa các nhu cầu của thân chủ với yêu cầu và các nguồn lực của môi trường (Cowger, tr.142). — Chẳng có sự phán xét có giá trị nào được tạo ra ở đây mà có tác động tiêu cực đến thân chủ khuyết tật, chẳng có vấn đề hàm ý nào, mà vấn đề nằm ở phía thân chủ hơn là phía môi trường. — Thân chủ và nhân viên xã hội có thể chuyển hướng khám phá những điểm mạnh có khả năng thể hiện ra của thân chủ và môi trường xung quanh, mà có thể được huy động để giải quyết vấn đề.
  18. 11.2.2.Đánh giá về điểm mạnh của thân chủ — Quan điểm về sức mạnh tận dụng được một mô hình đơn giản như là một công cụ đánh giá; — Hai trục cắt nhau tạo thành bốn phần. Một trục mô tả các yếu tố cá nhân và môi trường, trong khi trục thứ hai mô tả về sức mạnh và nhu cầu hoặc sự thiếu hụt ; — Từng phần thể hiện hai nhân tố được ghi nhận ở phần cuối của từng trục: — Sức mạnh của môi trường, — Sức mạnh của cá nhân, — Sự thiếu hụt của môi trường, — Sự thiếu hụt cá nhân.
  19. 11.2.2.Đánh giá về điểm mạnh của thân chủ — Nhân viên xã hội và thân chủ cùng nhau nhập dữ liệu vào từng phần. Trong bốn phần được yêu cầu phát triển một sự đánh giá toàn diện, có phần tập trung vào sức mạnh của thân chủ được xem là quan trọng nhất, để phát triển nhận thức về trao quyền sức mạnh cho thân chủ và cũng là cách trợ giúp nhân viên xã hội khẳng định được khả năng của thân chủ để giải quyết các vấn đề. — Sức mạnh cần được đưa vào bao gồm sức mạnh nhận thức, sức mạnh xúc cảm, sức mạnh động cơ, sức mạnh đối đầu và sức mạnh liên cá nhân (Cowger, tr.144-46). — Những loại sức mạnh như vậy được xem là sẵn có đối với từng cá nhân, có hay không có khuyết tật làm hạn chế một số khía cạnh thực hiện chức năng vận động hay tinh thần.
  20. 11.2.2.Đánh giá về điểm mạnh của thân chủ Luận điểm sức mạnh đưa ra một số giả định: — Tất cả mọi người và môi trường đều có khả năng cải thiện được chất lượng sống của thân chủ; — Nhấn mạnh đến sức mạnh làm giảm động cơ của thân chủ hướng đến xác định và giải quyết các vấn đề; — Việc khám phá sức mạnh của thân chủ cũng kéo theo tiến trình trợ giúp lẫn nhau giữa thân chủ và nhân viên xã hội; — Việc nhấn mạnh đến sức mạnh của thân chủ cũng làm giảm khả năng “phàn nàn về nạn nhân” và gia tăng sự quan tâm đến cách hiểu các kỹ năng tồn tại của thân chủ; — Mọi nguồn lực môi trường có thể được huy động nhằm giải quyết vấn đề của thân chủ (De Jong và Miller, 1995, tr.729)
  21. SỨC MẠNH Sức khoẻ tốt Cha mẹ có khả năng trợ giúp Tự nhận thức Anh trai Trung Sẵn sàng suy nghĩ về vấn đề Giang Khả năng phát triển các mối quan Môi trường trợ giúp trường học hệ thân thuộc Sự đa dạng các dịch vụ cho người Sẵn sàng làm điều gì đó mà cá khiếm thính nhân không thích Trường học dạy nhào lộn có các Khả năng định hướng học sinh cùng lứa tuổi với Trang Đạt kết quả tốt ở trường học Những người bạn không khiếm thị CÁ ở nơi ở MÔI NHÂN TRƯỜNG Không có khả năng giao tiếp với Không có bạn bè không khiếm người nói chuyện về ngôn ngữ ký thính hiệu Không có nơi nào cho người Sợ thế giới không khiếm thị khi khiếm thính và không khiếm thính không có cha mẹ và Trung gặp gỡ và tương tác Không thích mạo hiểm Anh trai Thùy Sợ những người lớn không khiếm thính hơn là các thành viên khác trong gia đình SỰ THIẾU HỤT
  22. 11.2.3.Đánh giá sinh lý-tâm lý-xã hội — Cách đánh giá sinh - tâm – xã hội xác định các khía cạnh sinh học, tâm lý học và xã hội của thân chủ, của hệ thống thân chủ để hiểu được các vấn đề và các nhu cầu. — Lum lưu ý rằng trong quá trình làm việc cùng các thân chủ đa dạng văn hoá, điều quan trọng là cần xác định các khía cạnh văn hoá và tinh thần (Lum 1999, tr.39). — Đánh giá về văn hoá và tinh thần chính là một vấn đề quan trọng cho mọi thân chủ nhưng đặc biệt hơn là cho các thân chủ khuyết tật.
  23. 11.2.3.Đánh giá sinh lý-tâm lý-xã hội Các chiều kích về đánh giá theo mô hình này có thể bao gồm: — Sinh học: thực hiện chức năng thể xác. — Tâm lý học: bên trong, tinh thần, xúc cảm. — Xã hội: bên ngoài, mối quan hệ, môi trường. — Văn hoá: bên ngoài, dân tộc, chủng tộc, khu vực. — Tinh thần: siêu nghiệm, tôn giáo, hệ thống niềm tin.
  24. 11.2.3.Đánh giá sinh lý-tâm lý-xã hội Mô hình sinh - tâm - xã được xem là hữu ích trong quá trình làm việc với các thân chủ trong lĩnh vực khuyết tật, vì nó cung cấp một vị trí rõ ràng về đánh giá các chức năng sinh học và cơ hội để bàn luận, đánh giá về việc thực hiện chức năng thể chất hay sự chậm chễ phát triển với các thân chủ, những người tránh bàn luận về một điều kiện làm hạn chế việc thực hiện chức năng trong môi trường của thân chủ. Việc đưa cách đánh giá tâm lý học vào khung đánh giá cũng giúp giới thiệu các vấn đề tâm thần và lịch sử các vấn đề tâm thần hay những thương tật nhận thức.
  25. 11.2.3.Đánh giá sinh lý-tâm lý-xã hội Cách đánh giá tâm xã nhấn mạnh đến các kỹ năng đối mặt của thân chủ với những áp lực. Thân chủ có khả năng quản lý những vấn đề gây căng thẳng mà họ đã trải nghiệm qua. Khuyết tật bất ngờ xảy ra có thể chôn vùi mọi kỹ năng đối mặt của thân chủ và tạo nên một mức độ rất cao về căng thẳng. Mô hình can thiệp khủng hoảng có thể giúp nhân viên xã hội trợ giúp thân chủ phát triển một loạt kỹ năng đối mặt mới hay các kỹ năng đối mặt với sự chuyển đổi, hay sự tự thích ứng những kỹ năng cũ nhằm bao quát được điều kiện mới.
  26. 11.2.3.Đánh giá sinh lý-tâm lý-xã hội — Tóm lại ta có thể hiểu rằng mô hình sinh tâm xã là một mô hình mở rộng nhằm gộp các yếu tố quan trọng về đánh giá văn hoá và tinh thần, có thể tạo được những nội dung có ý nghĩa đối với thân chủ và nhân viên xã hội. — Trọng tâm về sinh học được xem là một trong những thành tố thiết yếu về đánh giá nó giúp cho điều kiện khuyết tật được đề cập vào tiến trình đánh giá là theo khía cạnh chuẩn mực chứ không phải là khía cạnh đặc biệt. — Vị trí tâm lý về đánh giá cũng rất rõ ràng bao hàm được những vấn đề bệnh tâm thần và những điều kiện tinh thần và cảm xúc khác theo một hình thức bình thường tương tự.
  27. 11.2.4.Đánh giá về sức khoẻ tâm thần — Thang đánh giá tâm thần tối thiểu (MMSE) cho biết thân chủ suy giảm nhận thức ở mức độ nào: nặng, vừa, nhẹ hay không có. — Thang này bao gồm các nội dung đánh giá về định hướng, đánh giá khả năng ghi nhận, sự chú ý và tính toán, khả năng hồi ức nhớ lại, đánh giá về ngôn ngữ, khả năng tưởng tượng, trừu tượng. — Cuối cùng, nhân viên xã hội tổng kết số điểm đánh giá và đưa ra kết luận chẩn đoán.
  28. 11.2.4.Đánh giá về sức khoẻ tâm thần — Thang đánh giá lo âu Zung (SAS) lại đưa ra 20 câu phát biểu mô tả một số triệu chứng của cơ thể và các mức độ thời gian theo chiều hướng tăng dần để thân chủ lựa chọn mức độ phù hợp. — Thang này giúp nhân viên đánh giá được sự lo âu của thân chủ ở mức độ nào, từ đó có cách thức điều trị hợp lý.
  29. 11.2.4.Đánh giá về sức khoẻ tâm thần — Thang đánh giá lo âu – trầm cảm – stress (DASS21) cũng giống như thang đánh giá lo âu Zung đưa ra 21 câu phát biểu mô tả các triệu chứng cơ thể, bên cạnh là các mức độ đánh giá tương ứng với các thang điểm từ 0 đến 3. — Thông qua cách tính điểm nhân viên xã hội có thể đánh giá được các mức độ lo âu – trầm cảm – stress của thân chủ là bình thường, nhẹ, vừa, nặng hay rất nặng.
  30. 11.2.5. Đánh giá nhu cầu cộng đồng — Bên cạnh các mô hình đánh giá trên thì mô hình đánh giá nhu cầu cộng đồng cũng là một hình thức hữu ích trong tiến trình làm việc với người khuyết tật. — Áp dụng mô hình này nhằm xem xét các cá nhân, hoặc cá nhân có khuyết tật như là thành viên của nhóm trong cộng đồng, có các nhu cầu và mối quan tâm có thể được hiểu và được đánh giá qua sử dụng phương pháp luận đánh giá cộng đồng.
  31. 11.2.5. Đánh giá nhu cầu cộng đồng — Cách tiếp cận cộng đồng ba chiều được John Tropman (1995, tr.563) khám phá thể hiện ba quan niệm về cộng đồng rất có ý nghĩa trong cách hiểu và đánh giá các nhu cầu cộng đồng theo những vấn đề dịch vụ và nơi ở của các cá nhân khuyết tật. — Ba quan niệm này bao gồm — cộng đồng địa lý (vị trí), như khu vực Des Moines hay Arizona; — cộng đồng có hoạt động (công việc) chung (nghề nghiệp), như những người nông dân, kỹ sư, giáo viên; — và cộng đồng có chung niềm tin và sự cam kết (đồng nhất hoá) như các nhà khoa học thiên chúa, người Hồi giáo, người Latin, người Mỹ gốc Phi.
  32. 11.2.5. Đánh giá nhu cầu cộng đồng — Đánh giá cộng đồng bao gồm các cá nhân bị khuyết tật. — Các chuẩn mực đạo đức về sự công bằng cũng cho rằng các cá nhân hầu như bị tác động bởi nhu cầu cũng được kéo theo vào trong đánh giá cộng đồng và trong phát triển một giải pháp (Tropman, tr.564). — Các cá nhân khuyết tật thường gặp khó khăn trong việc đánh giá nhu cầu của họ. — Những hạn chế được đặt ra bởi điều kiện khuyết tật, không sẵn sàng kêu gọi sự chú ý đối với chính họ và các vấn đề của họ và sự tự trọng thấp thường giúp việc duy trì nhu cầu của người khuyết tật trong các nhóm đánh giá nhu cầu và sự phân phối nguồn lực.
  33. Công cụ đánh giá định lượng — Đánh giá định lượng kéo theo việc khám phá các vấn đề qua việc xem xét những vấn đề nổi bật trong cộng đồng. — Điều này có thể được quyết định qua sử dụng dữ liệu tổng điều tra dân số, khảo sát, khảo sát bằng điện thoại hay các phỏng vấn cá nhân, các bảng hỏi, khảo sát khác hàng và các phương pháp khác đánh giá về nhu cầu cần có các dịch vụ (Tropman, tr.565). — Một nhóm nhỏ đặc biệt của cộng đồng cũng có thể được đánh giá.
  34. Công cụ đánh giá định tính — Đánh giá định tính tạo được các thông tin theo chiều sâu và sử dụng các công cụ như thảo luận nhóm, thảo luận tập trung, quan sát, hay các nhóm đại diện nhằm thu thập thông tin cần cho đánh giá. — Đánh giá định tính bao gồm các hình thức trải nghiệm khác nhau và có thể kết hợp các quan điểm khác nhau với các nội dung đa dạng (Tropman, tr.565-66).
  35. Công cụ đánh giá định tính Ba hình thức nhóm thực hiện các chức năng khác nhau trong đánh giá định tính. — Các buổi gặp mặt công cộng: những buổi gặp mặt này mang tính mở ở cộng đồng và có chương trình gặp mặt. — Thảo luận nhóm: thảo luận nhóm thường là một nhóm người được tập hợp cùng nhau bởi người đánh giá thực hiện tương tác về các chủ đề được đưa ra. Việc tiếp cận đến nhóm thường được mời và thảo luận nhóm không mang tính mở đối với công cộng; — Nhóm đại diện: Các thành viên của nhóm đại diện thường chọn cách thể hiện quan đểm về một nhóm cụ thể trong một nhóm dân cư rộng lớn mà họ là thành viên.
  36. BÀI TẬP Một người khuyết tật sau 24 năm phải đi bằng xe lăn, bò lết được chương trình hỗ trợ người khuyết tật giúp đỡ phẫu thuật nắn chân. Sau khi phẫu thuật xong, chịu bao đau đớn để làm đôi chân còng queo được thẳng ra và mang nẹp được. Nhưng chương trình chỉ hỗ trợ phẫu thuật mà không hỗ trợ giai đoạn quan trọng tiếp theo là vật lý trị liệu. Vì vậy, dù gia đình đã cố gắng lo cho chị nhưng rồi cũng phải buông xuôi vì không đủ nguồn lực tài chính. Vài tháng sau khi được phẫu thuật, chị lại quay về với chiếc xe lăn vì không đủ tiền để tiếp tục tập cho tới khi đi được nạng.
  37. — Một sàn giao dịch việc làm cho người khuyết tật được tổ chức khá hoành tráng ở một thành phố lớn. Có hoàng 2000 người đến dự, trong đó có khoảng ½ là những người không khuyết tật tham gia phục vụ hoạt động và hỗ trợ người khuyết tật. Một nửa còn lại là những người khuyết tật, nhưng đều là những gương mặt rất quen thuộc trong các hoạt động vì người khuyết tật, như các nhóm của người khuyết tật-các nhóm sinh viên khuyết tật, nhóm tự lực của người khuyết tật, mái ấm, tổ chức nghiên cứu hầu hết những người khuyết tật này đã và đang có việc làm. Kết quả là chỉ một vài trong số những người khuyết tật đến dự có việc làm mới. Không chỉ những khuôn mặt mới của những người khuyết tật. Trong khi đó, rất nhiều người khuyết tật khác đang có nhu cầu tìm được việc làm thực sự.
  38. — Một chương trình hỗ trợ máy vi tính cho người khuyết tật được triển khai khá hoành tráng với mục đích cung cấp máy vi tính và mở lớp đào tạo sử dụng máy vi tính miễn phí cho những người khuyết tật nhằm giúp họ cótheem kỹ năng và kiến thức về công nghệ thông tin, tạo điều kiện kiếm việc làm cho người khuyết tật. Nhưng số người đăng ký lại khá ít ỏi, rất ít người có nhucaauf thực sự ở đó, bởi lẽ họ không thể tìm được việc làm với chứng chỉ của chương trình này vì không đạt yêu cầu tuyển dụng. Do đó, nhiều máy nằm đắp chiếu, trong đó nhiều máy đã không còn khởi động được
  39. — Một thương binh cụt chân trong nhà có tới dăm bảy chiếc chân giả do chương trình trợ giúp người khuyết tật gửi tặng từ vài năm nay (mỗi năm được một chiếc). Ông cho biết ông chỉ cần một cá chân giả để sử dụng thôi.
  40. — Một em trai bị khuyết tật vẹo cột sống và liệt chân. Tay của em rất gầy yếu, và em bị gù gập cả lưng. Em nhận được một chiếc xe đẩy từ chương trình hỗ trợ người khuyết tật của địa phương. Một mình em không thể sử dụng được chiếc xe đó vì nó to nặng và dài giống một chiếc xe đạp. Nhà em ở trong một ngõ hẹp. Gia đình đành phải cất xe đó trong một góc nhà. Thỉnh thoảng các trẻ em khác đến chơi và đặt em lên xe và cùng nhau đẩy em cùng chiếc xe ra đường làng chơi một lúc.
  41. — Hai chị em M và C sống trong một cô nhi viện từ nhỏ. M không thể tự chăm sóc bản thân, phải ngồi xe lăn vì chân rất ngắn và đôi tay yếu ớt. Còn C chậm phát triển trí tuệ nhưng thể chất lành lặn. Hai chị em hỗ trợ nhau trong cuộc sống. Tại cô nhi viện, các em được chăm sóc ăn mặc đầy đủ nhưng không ai nghĩ đến việc cho các em đi học và học nghề. Một hôm cùng các bạ khác hai em M và C trốn khỏi cô nhi viện và được một người cho mượn nhà để tá túc. Các em tự tìm má, bán hàng lặt vặt ở chợ. M trong một thời gian ngắn đã học hết phổ thông, đi học thêm tiếng Anh vcách kiếm sống bằng các hình thức may à đã học lên đại học năm thé 3. Còn C thì ở nà nội trợ cơm nước .Qua một thời gian C đã phát triển, từ chỗ trí óc chỉ phát triển ở độ tuổi tâm lý 3-4 tuỏi nay C đã hoàn toàn khác, em đã biết đi chợ, biết tính tiền, giao tiếp với mọi người, sống có trách nhiệm với cả nhóm và thấy rất hạnh phúc. Cuộc sống của các em đã được cải thiện rất nhiều. Cả hai chị em đều thấy vui vẻ và phấn chấn. Môi trường xã hội mới với những điều kiến xã hội khác đã góp phần làm thay đổi cuộc sống của các em.