Bài giảng Công tác xã hội với người khuyết tật - Bài 12: Kế hoạch can thiệp và trị liệu

pptx 14 trang hapham 2610
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Công tác xã hội với người khuyết tật - Bài 12: Kế hoạch can thiệp và trị liệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_cong_tac_xa_hoi_voi_nguoi_khuyet_tat_bai_12_ke_hoa.pptx

Nội dung text: Bài giảng Công tác xã hội với người khuyết tật - Bài 12: Kế hoạch can thiệp và trị liệu

  1. Bài 12. Kế hoạch can thiệp và trị liệu
  2. 12.1. Kế hoạch hỗ trợ cá nhân  12.1.1.Khái niệm kế hoạch hỗ trợ cá nhân:  Kế hoạch hỗ trợ cá nhân là sự hướng dẫn chi tiết bằng văn bản các hoạt động, nguồn lực, khung thời gian cần thiết nhằm đạt được mục tiêu cá nhân.  Phát triển kế hoạch hỗ trợ cá nhân nhằm đưa ra những quyết định và thỏa thuận việc thực hiện kế hoạch của thân chủ trong đó phúc lợi và các yếu tố cá nhân được xem xét quan trọng trong kế hoạch hỗ trợ thân chủ.  Việc lên kế hoạch hỗ trợ, TC có thể yêu cầu sự hỗ trợ của cán bộ điều phối, kiểm huấn viên, bạn bè, người thân, người biện hộ hoặcbất cứ ai khác những người hiểu biết và quan tâm đến TC để giúp phát triển các kế hoạch của họ.  Nếu kế hoạch hỗ trợ cá nhân được thực hiện đúng cách, điều này có thể giúp TC đạt được mục tiêu và ước mơ của mình.
  3. 12.1. Kế hoạch hỗ trợ cá nhân  12.1.2. Ý nghĩa, vai trò của việc thiết lập kế hoạch hỗ trợ cá nhân  Kế hoạch hỗ trợ cá nhân có ý nghĩa rất quan trọngcho phép khách hàng có quyền kiểm soát và thực hiện các lựa chọn hành động quan trọng trong cuộc sống.  Kế hoạch hỗ trợ cá nhân sẽ bao gồm cả việc báo cáo về kết quả để phác thảo những gì TC và nhóm hỗ trợ đồng ý làm để chắc chắn rằng khách hàng có một cuộc sống antoàn, lành mạnh và hạnh phúc.  Các dịch vụ công tác xã hội bao gồm trong kế hoạch hỗ trợ cá nhân của TC phải liên quan đến vấn đề đã được xác định.
  4. 12.1. Kế hoạch hỗ trợ cá nhân  12.1.2. Ý nghĩa, vai trò của việc thiết lập kế hoạch hỗ trợ cá nhân  Những giá trị quan trọng trong kế hoạch hỗ trợ cá nhân  Lựa chọn và kiểm soát những điều quan trọng dành cho TC.  Mục tiêu được đưa ra một cách rõ ràng, chiến lược được thiết kế, và phát triển các mạng lưới hỗ trợ cá nhân.  Vấn đề về y tế, sức khỏe và các vấn đê về sự an toàn trong môi trường gia đình và cộng đồng được đánh giá.
  5. 12.1. Kế hoạch hỗ trợ cá nhân  12.1.2. Ý nghĩa, vai trò của việc thiết lập kế hoạch hỗ trợ cá nhân  Những giá trị quan trọng trong kế hoạch hỗ trợ cá nhân  Quá trình lập kế hoạch giúp cho việc thảo luận các vấn đề, lựa chọn thông tin liên quan đến cá nhân và sự hỗ trợ về một cuộc sống an toàn và hạnh phúc.  Kết quả đạt được của kế hoạch hỗ trợ cá nhân giúp cho khách hàng có mối liên kết rõ ràng với kết quả thực tế đời sống.  Chẳng hạn như "Tôi muốn có được một công việc có lương cao" "Tôi muốn di chuyển tới một căn hộ" Tôi muốn nhìn thấy gia đình và bạn bè của tôi"
  6. 12.1. Kế hoạch hỗ trợ cá nhân  12.1.3. Quy trình hỗ trợ cá nhân Thiết Đánh Đánh lập kế Chuyển Tiếp Tóm tắt Theo giá ban giá các hoạch ca, nhận vấn đề dõi đầu nhu cầu can đóng ca thiệp
  7. Bước 1: Đánh giá tình trạng ban đầu  Đánh giá tình trạng ban đầu là bước quan trọng nhằm có được thông tin quan trọng về các nhu cầu của TC, xác định các dịch vụ phù hợp cho TC. Đánh giá bao gồm các thông tin về:  tình hình sức khoẻ thể chất và tinh thần của TC  Lịch sử gia đình  hệ thống hỗ trợ chính thức và không chính thức  các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, tinh thần và trạng thái cảm xúc  cộng đồng và các nguồn lực tài chính  usở thích và nghề nghiệp
  8. Bước 2: Tiếp nhận  Thân chủ được tiếp nhận và hỗ trợ nếu những đánh giá trình trạng ban đầu của TC đáp ứng các tiêu chí, mục đích hoạt động của cơ quan tiếp nhận
  9. Bước 3: Đánh giá các nhu cầu của thân chủ  Kế hoạch hỗ trợ cá nhân cần thiết có sự tham gia của chính cá nhân bao gồm có sự hỗ trợ của tất cả những người có liên quan đến việc hỗ trợ cho cá nhân đó, họ cùng thảo luận và đưa ra mục tiêu và các nhiệm vụ trong kế hoạch.  có thể có một số trường hợp không có đầy đủ các thành phần tham gia trong việc xây dựng kế hoạch hỗ trợ cá nhân.  Kế hoạch hỗ trợ cần đảm bảo rằngtất cả các bên, bao gồm cả TC, đồng ý với kế hoạch, hiểu và đồng ý về vai trò và trách nhiệm của mỗi bên tham gia lập kế hoạch hỗ trợ.
  10. Bước 4: Tóm tắt vấn đề của thân chủ  Thế mạnh của TC, nhu cầu, khả năng và sở thích được xác định trong đánh giá nhu cầu, người quản lý trường hợp cần có một bản tóm tắt vấn đề của thân chủ, bản tóm tắt này là chẩn đoán của nhân viên phụ trách hồ sơ hoặc giải thích các nhu cầu của TC dựa trên các thông tin thu được trong quá trình đánh giá.  Các dữ liệu được kết nối lại với nhau trong bản tóm tắt các vấn đề đồng thời sắp xếp theo thứ tự ưu tiên các mục tiêu can thiệp và trị liệu.
  11. Bước 5: Xây dựng kế hoạch can thiệp và trị liệu  Kế hoạch can thiệp và trị liệu được xây dựng một cách cụ thể trên cơ sở các vấn đề của khách hàng đã được đánh giá, và có sự sắp xếp các mục tiêuưu tiên nhằm đạt được mục đích đưa ra,đo lường được trong một khoảng thời gian tối ưu.  Các mục tiêu nhỏ là sự cụ thể hóa của mục đích cần đạt. Có những mục tiêu dài hạn và ngắn hạn tùy thuộc vào từng vấn đề và hoàn cảnh. Các mốc quan trọng cần được nêu ra nhằm đo lường sự tiến bộ của TC.
  12. Bước 6: Thực hiện kế hoạch  Trong khi thực hiện các chiến lược can thiệp để đạt được các mục tiêu đã đưa ra, đó đồng thời là việc trao quyền cho các khách hàng, và đảm bảo quyền tự quyết càng nhiều càng tốt.  Giám sát tiến độ của TC cần được tiến hành có hệ thống, có định kỳ.
  13. Bước 7: Chuyển ca, đóng ca  Việc chuyển ca hoặc đóng ca có thể xảy ra ở ngay sau bước đầu tiên, nếu như các vấn đề của TC không phù hợp với các tiêu chí của cơ quan, lúc này cán bộ xã hội có thể chuyển ca sang cơ sở khác có chức năng nhiệm vụ phù hợp với việc hỗ trợ TC.  Mục đích của việc lập kế hoạch này để xác định kế hoạch của TC sau khi chương trình hỗ trợ kết thúc.  Cán bộ xã hội phối hợp với TC bằng cách cộng tác với TC, và nếu cần thiết, gia đình và cộng đồng hỗ trợ các nguồn tài nguyên, sử dụng tối ưu các nguồn lực và hỗ trợ hiện có của TC
  14. Bước 8: Theo dõi  Người hỗ trợ bám sát quá trình hỗ trợ cho khách hàng, trong thời gian cuối, đòi hỏi khách hàng trả lời câu hỏi như:  - Bạn đã đối phó với vấn đề như thế nào?  - Bạn có câu hỏi nào nữa không?  - Bạn đã nhận được các dịch vụ có sự sắp xếp ưu tiên cho tới khi kết thúc quá trình hỗ trợ?  - Người hỗ trợ đã cung cấp đầy đủ các dịch vụ không?  - Bạn đã thay đổi những gì?