Bài giảng Công tác xã hội với người khuyết tật - Bài 2: Các khái niệm, thuật ngữ - Trần Văn Kham

pptx 58 trang hapham 3420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Công tác xã hội với người khuyết tật - Bài 2: Các khái niệm, thuật ngữ - Trần Văn Kham", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_cong_tac_xa_hoi_voi_nguoi_khuyet_tat_bai_2_cac_kha.pptx

Nội dung text: Bài giảng Công tác xã hội với người khuyết tật - Bài 2: Các khái niệm, thuật ngữ - Trần Văn Kham

  1. CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT tran van kham trường đại học khoa học xã hội và nhân văn, đại học quốc gia hà nội email: khamtv@ussh.edu.vn website:
  2. BÀI 2: CÁC KHÁI NIỆM, THUẬT NGỮ Công tác xã hội với người khuyết tật social work with people with disabilities email: khamtv@ussh.edu.vn website:
  3. NỘI DUNG • Khái niệm khuyết tật, người khuyết tật, các mô hình hiểu về khuyết tật? • Phân loại khuyết tật? • Nguyên nhân khuyết tật? • Công tác xã hội với người KT là gì? • Vai trò của nhân viên xã hội?
  4. Các quan điểm về khuyết tật Người khuyết tật phụ thuộc hay là những người độc lập, có năng lực? • Quan điểm Y học • Quan điểm Từ thiện • Quan điểm Xã hội
  5. 2.1 khuyết tật và người khuyết tật • Giai đoạn cổ đại: khuyết tật được xem là sự xấu xa, thấp kém tạo nên những hành vi tiêu cực trong xã hội – Thành phố Sparta, Hy Lạp: bỏ rơi người KT, loại trừ trẻ KT khi sinh ra – Không coi người KT là thành viên của xã hội – Phân biệt đối xử với KT thể chất nhưng lại quan tâm đề cao KT tâm thần
  6. 2.1 khuyết tật và người khuyết tật • Thời kỳ La Mã cổ đại: không hoàn toàn cấm bỏ NKT mà đã hướng đến có thêm các hình thức trợ giúp, chấp nhận nhu cầu và mong muốn của NKT – NKT cần được điều trị qua thực hành và bằng nước – Các nhà tắm công cộng được phát triển mạnh
  7. 2.1 khuyết tật và người khuyết tật • Mô hình đạo đức: – Được xây dựng từ tôn giáo ảnh hưởng nhiều đến tư duy đạo đức – KT như sự trừng phạt về điều sai trái hay tội ác – KT như sự kiến tạo trác nhiệm cá nhân trong việc chăm sóc người khác
  8. 2.1 khuyết tật và người khuyết tật • Mô hình đạo đức: – KT như sự trừng phạt về điều sai trái hay tội ác • Người Do thái thừa nhận chúa trời có ảnh hưởng đến sức khoẻ, cũng như về bệnh tật, gồm cả vấn đề KT • Việc sinh ra một đứa bé dị dạng là hệ quả của các điều tội ác, tội lỗi của cha mẹ
  9. 2.1 khuyết tật và người khuyết tật • Mô hình đạo đức: – KT như sự kiến tạo trác nhiệm cá nhân trong việc chăm sóc người khác • Tôn giáo đề cập đến trách nhiệm chăm sóc NKT người đau ốm trong xã hội • Sự thương yêu, tử tế, và quan tâm đến người khác được biểu hiện trong các kinh thánh, huấn thị • NKT được xem là người có nhu cầu, và được mọi người quan tâm • Thầy tu gắn liền với y học trong chữa trị
  10. 2.1 khuyết tật và người khuyết tật • Mối quan hệ giữa tôn giáo và khuyết tật phải được phân tích ở hai cấp độ. • Thứ nhất, hình thức thông điệp nào tạo được những học thuyết tôn giáo khác nhau về khuyết tật? Nghĩa là, các học thuyết này cần đóng góp hay giúp phá vỡ các điều thần bí và kiểu loại về khuyết tật ra sao? • Thứ hai, đâu là vai trò chính trị và xã hội của tôn giáo như một thiết chế? Nghĩa là liệu nhà thờ thúc đẩu hoặc che dấu định hướng về bình đẳng xã hội?
  11. 2.1 khuyết tật và người khuyết tật • Mô hình về sự thiếu hụt: – Khởi đầu cho mô hình y học ngày này – Được phát triển từ thời kỳ khai sáng, – Nhìn nhận cá nhân ở các quan điểm động hơn (trong biến đổi) – Những ai chưa hoàn thiệnm thiếu chức năng có thể được bồi đắp nhờ khoa học kỹ thuật
  12. 2.1 khuyết tật và người khuyết tật • Mô hình Darwin xã hội – Gắn liền với quan điểm thời Hy Lạp cổ đại – Ấn phẩm: Nguồn gốc của các loài cũng có ảnh hưởng đến cách nhìn về NKT – NKT có khả năng thay đổi, thích ứng
  13. 2.1 khuyết tật và người khuyết tật • Mô hình ưu sinh: – Phát triển mô hình ưu sinh xã hội – Quan điểm cơ bản “sự tồn tại về sự phù hợp nhất”: Nếu chỉ sự phù hợp tồn tại thì chúng ta có lẽ ngăn cản những ai không phù hợp, chúng ta có lẽ tách biệt họ ra khỏi đời sống xã hội, ra khỏi quá trình tái sản sinh và hạn chế KT ở thế hệ tiếp theo – Hitler có nhiều quan điểm áp dụng quan điểm này – Quan điểm này là nguyên nhân làm TrẻKT là đối tượng của sự phân biệt, bị lề hoá cuộc sống
  14. 2.1 khuyết tật và người khuyết tật 2.1.1. Các cách tiếp cận về khuyết tật Mô hình y học của khuyết tật: Theo đó khuyết tật là tình trạng suy giảm thể chất, tinh thần của một cá nhân ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống của cá nhân đó. Như vậy việc chữa trị hoặc kiểm soát khuyết tật đồng nghĩa với việc xác định, tìm hiểu, cũng như tác động lên khuyết tật. Do đó, nếu nhà nước, chính phủ và xã hội đầu tư cho việc chăm sóc sức khỏe và các dịch vụ có liên quan để chữa trị các khuyết tật về mặt y học sẽ giúp người khuyết tật có cuộc sống bình thường. Mô hình này nhấn mạnh đến bản chất chính của khuyết tật.
  15. 2.1 khuyết tật và người khuyết tật 2.1.1. Các cách tiếp cận về khuyết tật • Theo mô hình y học: Một người bị suy giảm khả năng vận động sẽ bị rơi vào hoàn cảnh khuyết tật do sự suy giảm chức năng của riêng cá nhân đó. • Người ấy có thể cố gắng vượt qua các hạn chế về chức năng do tình trạng khuyết tật gây ra bằng cách điều trị y khoa và hoặc sử dụng các dụng cụ trợ giúp y tế như xe lăn hoặc nạng.
  16. q Quan điểm Từ thiện về khuyết tật Đáng thương Cần được chăm sóc Vấn đề = Buồn, bị động Cá nhân bị Cần lòng nhân đức khuyết tật và thông cảm Không thể đi, nhìn, nghe Cần các cơ quan tổ chức đặc biệt
  17. q Quan điểm Từ thiện về khuyết tật • Nhìn nhận người khuyết tật như là nạn nhân. • Khuyết tật là vấn đề của cá nhân • Cần có: Các dịch vụ và chăm sóc đặc biệt, những người kiên nhẫn và nhân từ • Thuật ngữ: tội nghiệp, nạn nhân, không may mắn, thông cảm. • Bỏ qua các khả năng, suy nghĩ, cảm giác của người khuyết tật.
  18. q Quan điểm Từ thiện về khuyết tật Đứa bé tội nghiệp phải ngồi trễn xe lăn. Cậu bé phải chịu đựng căn bệnh bại não. Chúng ta phải thông cảm cho em và cố gắng làm cho cuộc sống của em tốt hơn Kirstin Lee Bostelmann Models of Disability 18
  19. q Quan điểm Từ thiện về khuyết tật Đáng thương Cần được chăm sóc Vấn đề = Buồn, bị động Cá nhân bị Cần lòng nhân đức khuyết tật và thông cảm Không thể đi, nhìn, nghe Cần các cơ quan tổ chức đặc biệt
  20. q Quan điểm Y học về khuyết tật Đào tạo nghề Cứu chữa đặc biệt Chuyên gia Y tế Vấn đề Không thể nói, = đi, nhìn Người Sự chăm sóc khuyết tật Phục hồi chức năng Trường học đặc biệt
  21. q Quan điểm Y học về khuyết tật Đây là một đứa trẻ bị bại não. Cậu bé có những vận động khác thường và bộ não em bị tổn thương. Em cần sự điều trị đặc biệt: Phương pháp điều trị đặc biết về ngôn ngữ để phát triển các cơ ở lưỡi, mát sa để làm dài những cơ bị co lại và vật lý trị liệu những vận động khác thường của em. Kirstin Lee Bostelmann Models of Disability 21
  22. q Quan điểm Y học về khuyết tật • Là những người có hạn chế và có vấn đề về mặt thể chất hay tinh thần cần được chữa trị • Người khuyết tật được xem như là người bệnh nhân • Thuật ngữ sử dụng: Mất mát, bất thường, thiếu hụt, hạn chế, có vấn đề, chữa trị, đau ốm, phụ thuộc • Bỏ qua các khả năng, suy nghĩ, cảm giác của người khuyết tật. Kirstin Lee Bostelmann Models of Disability 22
  23. Tưởng tượng • Hãy tưởng tượng: Bạn cảm thấy thế nào nếu mọi người chỉ chú ý vào những khiếm khuyết của bạn chứ không phải tình cảm, ý kiến hay mong ước của bạn? Tên của tôi là Thành. Tôi bị bại não và không thể nói được nhưng tôi sử dụng bảng giao tiếp và viết để nói chuyện với mọi người. Cuối cùng cô giáo của tôi đã hiểu được rằng tôi không ngớ ngẩn mặc dù tôi không thể nói. Tôi thích môn viết và toán. Tôi thích tự mình làm mọi việc. Kirstin Lee Bostelmann Models of Disability 23
  24. 2.1 khuyết tật và người khuyết tật 2.1.1. Các cách tiếp cận về khuyết tật • Mô hình xã hội của khuyết tật: Theo đó những rào cản và định kiến của xã hội dù là có chủ ý hay vô ý là những nguyên nhân chính xác định ai là người khuyết tật và ai không là người khuyết tật. • Mô hình này cho rằng một số người có những khác biệt về mặt tâm lý, trí tuệ hoặc thể chất (những khác biệt mà đôi khi có thể coi là những khiếm khuyết) so với chuẩn mực chung, nhưng những khác biệt này sẽ không dẫn đến các khó khăn nghiêm trọng trong cuộc sống nếu xã hội có thể giúp đỡ và có suy nghĩ, ứng xử tích cực.
  25. 2.1 khuyết tật và người khuyết tật 2.1.1. Các cách tiếp cận về khuyết tật • Mô hình xã hội nhấn mạnh tới sự bình đẳng và chú trọng đến những thay đổi cần thiết của xã hội. • Theo mô hình xã hội về khuyết tật, sự suy giảm khả năng đi lại cần được xem xét trong bối cảnh xã hội và môi trường xung quanh. • Xóa bỏ những rào cản xã hội và đảm bảo sự tiếp cận với môi trường vật thể có ý nghĩa tích cực trong việc giảm bớt hoặc vượt qua được những hạn chế giúp người khuyết tật hoạt động và tham gia vào mọi mặt của cuộc sống.
  26. q Quan điểm Xã hội về khuyết tật Không có quyền Định kiến, phân biệt đối xử Sự phân biệt Vấn đề = Xã hội làm Các dịch vụ không Nền giáo dục khuyết tật tương xứng không tương xứng Giao thông, đi lại không tiếp cận Các toà nhà không được thể tiếp cận được
  27. q Quan điểm Xã hội về khuyết tật • Do người khuyết tật phát triển • Khuyết tật là kết quả của những rào cản về môi trường, giao tiếp, xã hội và thái độ con người. • Khuyết tật được xem là kết quả chính trị và xã hội về một khiếm khuyết nào đó. • Khuyết tật là một phần tự nhiên của con người. • Dẫn tới sự thay đổi về xã hội, chính trị, luật pháp. Kirstin Lee Bostelmann Models of Disability 27
  28. q Quan điểm Xã hội về khuyết tật “Họ đã nói với tôi rằng tôi ngớ ngẩn. Đã gọi tôi là bị thần kinh. Và đã đẩy tôi ra khỏi thế giới đã 30 năm. Lúc đó tôi sợ sệt vì bị phân biệt. Nhưng tôi đã học được tôi có thể làm nhiều thứ. Bây giờ tôi là một người thợ xây, một diễn viên, một fan hâm mộ môn túc cầu. Và tôi nói với mình và những người khác là "Trước hết chúng tôi là người.” . Kirstin Lee Bostelmann Models of Disability 28
  29. Từ thiện/Y học – Xã hội • Vấn đề CÁ NHÂN • Vấn đề XÃ HỘI • Từ thiện, chăm sóc y tế • Hoà nhập xã hội • Hành động của xã hội • Chữa trị cá nhân • Trách nhiệm của mọi người • Hỗ trợ của chuyên gia • Điểu chỉnh môi trường • Điều chỉnh cá nhân • Thái độ • Hành vi • Quyến con người • Chăm sóc • Thay đổi xã hội • Thích ứng cá nhân Kirstin Lee Bostelmann Models of Disability 29
  30. KHUYẾT TẬT LÀ GÌ? Hầu như mọi Có quá nhiều loại người đều có khả Về điều kiện KT, thuật ngữ KT có Là quan năng bị KT, trong của con ý nghĩa khác nhau ở một thời điểm hay niệm rộng từng bối cảnh thời gian dài người NKT trên thế giới Có mối quan hệ rõ đang phải đối mặt ràng giữa nghèo đói với những hình Là vấn đề Là vấn đề và KT. Hoà nhập thức vi phạm về nhân quyền phát triển trong phát triển là quyền trong cuộc chủ đề rất rộng lớn sống thường nhật
  31. 2.1 khuyết tật và người khuyết tật 2.1.1. Các khái niệm Khiếm khuyết chỉ đến sự mất mát hoặc không bình thường của cấu trúc cơ thể liên quan đến tâm lý hoặc/và sinh lý. Khuyết tật chỉ đến sự giảm thiểu chức năng hoạt động, là hậu quả của sự khiếm khuyết. Còn tàn tật đề cập đến tình thế bất lợi hoặc thiệt thòi của người mang khiếm khuyết do tác động của môi trường xung quanh lên tình trạng khuyết tật của họ.
  32. 2.2 phân loại khuyết tật 2.2.1. Căn cứ • Những thiếu hụt về cấu trúc cơ thể và sự suy giảm các chức năng • Những hạn chế trong hoạt động của cá thể • Môi trường sống của người khuyết tật: những khó khăn, trở ngại do môi trường sống mang lại làm cho họ không thể tham gia đầy đủ và có hiệu quả mọi hoạt động trong cộng đồng.
  33. 2.2 phân loại khuyết tật 2.2.2. Các dạng tật Khuyết tật vận động: (khoèo, cụt,liệt tứ chi, tê liệt thần kinh, vận động khó khăn ) là những người có sự tổn thất các chức năng vận động làm cản trở đến việc di chuyển, sinh hoạt và học tập. Người bị khuyết tật vận động được phân thành hai dạng như sau: – Người bị hội chứng não nặng dẫn đến khuyết tật vận động. – Khuyết tật vận động do chấn thương nhẹ hay do bệnh bại liệt gây ra làm khoèo chân, liệt chân, tay nhưng não bộ vẫn bình thường.
  34. 2.2 phân loại khuyết tật 2.2.2. Các dạng tật Khuyết tật thị giác - khiếm thị: gồm những người bị khiếm khuyết thị giác, khi đã có phương tiện trợ giúp nhưng vẫn gặp khó khăn trong các hoạt động cần sử dụng mắt. Người khiếm thị có những mức độ khác nhau về thị lực và thị trường của thị giác. Căn cứ vào mức độ khiếm khuyết của thị giác người ta chia khuyết tật thị giác thành hai dạng: Mù và nhìn kém.
  35. 2.2 phân loại khuyết tật 2.2.2. Các dạng tật Khuyết tật về thính giác – người khiếm thính: là người bị suy giảm sức nghe ở những mức độ khác nhau dẫn tới khó khăn về ngôn ngữ, hạn chế về giao tiếp làm ảnh hưởng đến quá trình nhận thức và các chức năng tâm lý khác của họ. Tùy theo mức độ suy giảm thính lực, người ta chia khuyết tật thính giác thành 4 mức độ khác nhau
  36. 2.2 phân loại khuyết tật 2.2.2. Các dạng tật • Khuyết tật ngôn ngữ: là những người có sự phát triển lệch lạc về ngôn ngữ được biểu hiện như: Nói ngọng, nói lắp, nói không rõ, không nói được (câm, điếc) mà không kèm theo bất cứ dạng khó khăn, khuyết tật nào khác như bại não, đao, khuyết tật trí tuệ Nghĩa là họ chỉ có tật ngôn ngữ mà không có tật nào khác.
  37. 2.2 phân loại khuyết tật 2.2.2. Các dạng tật Khuyết tật về trí tuệ: là người có: + chức năng hoạt động trí tuệ ở dưới mức trung bình một cách đáng kể (IQ<70) + Hạn chế(khó khăn) ít nhất ở hai trong các lĩnh vực hành vi thích ứng với môi trường và xã hội như: giao tiếp/ tương tác cá nhân, tự phục vụ, sinh hoạt trong gia đình, sử dụng các tiện ích công cộng, các kỹ năng xã hội, tự định hướng, kỹ năng học đường, giải trí, lao động, sức khỏe và an toàn. + Hiện tượng xuất hiện trước 18 tuổi.
  38. 2.2 phân loại khuyết tật Để nhận diện trẻ khuyết tật trí tuệ có thể căn cứ vào một số biểu hiện sau: + Khó tiếp thu được nội dung các môn học trong chương trình giáo dục phổ thông, nhất là các môn học đòi hỏi tư duy trừu tượng, logic. + Chậm hiểu, chóng quên + Ngôn ngữ kém phát triển, vốn từ nghèo, phát âm thường sai, nắm quy tắc ngữ pháp kém. + khó thiết lập mối tương quan giữa các sự vật, hiện tượng. + Kém hoặc thiếu một số kỹ năng sống đơn giản như: Kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng sống trong gia đình. + Khó kiểm soát được hành vi của bản thân. + Một số người có hình dáng, tâm vóc không bình thường.
  39. 2.2 phân loại khuyết tật 2.2.2. Các dạng tật • Hội chứng tự kỷ: Theo định nghĩa trong bảng phân loại DSM-IV-TR của Hoa Kỳ: Tự kỷ nằm trong nhóm các rối loạn phát triển lan tỏa, là một nhóm hội chứng được đặc trưng bởi suy kém nặng nề và lan tỏa trong lĩnh vực phát triển: tương tác xã hội; giao tiếp và sự hiện diện của những hành vi và các ham thích rập khuôn. • Tự kỷ là một loại khuyết tật phát triển kéo dài suốt cuộc đời, làm ảnh hưởng trầm trọng tới quan hệ xã hội, giao tiếp xã hội, khả năng tưởng tượng hành vi của trẻ.
  40. 2.2 phân loại khuyết tật 2.2.2. Các dạng tật Đặc điểm của trẻ tự kỷ: • Các chức năng tương tác xã hội kém phát triển nghiêm trọng • Chức năng ngôn ngữ phát triển chậm và lệch lạc bất thường • Hành vi và ứng xử nghèo nàn, định hình, lặp đi lặp lại • Khởi phát trước 36 tháng tuổi. • Các tiêu chuẩn chẩn đoán dựa theo ICD-10 (Phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 của Tổ chức Y tế Thế giới –WHO –Geneva -1992) hoặc tiêu chuẩn của DSM-IV TR (Hướng dẫn chẩn đoán và thống kê bệnh của Hội tâm thần học Hoa Kỳ, chỉnh lý lần thứ IV, năm 2000)
  41. 2.2 phân loại khuyết tật 2.2.2. Các dạng tật • Rối loạn thần kinh/ hành vi xa lạ dẫn đến kết quả là thần kinh, như tâm thần phân liệt và suy nhược thần kinh. • Chứng động kinh bao gồm những người bị cơn động kinh từ việc mất khả năng tập trung cho đến vô thức mang tính lâu dài với những hoạt động thần kinh không bình thường ( kinh niên hoặc định kỳ) • Mất cảm giác (bệnh hủi, bệnh phong) bao gồm những người bị nhiễm trùng kinh niên tấn công các mô bề mặt, đặc biệt là da và dây thần kinh, phát triển mạnh ở các phần phụ giống như là ngón tay,ngón chân.
  42. 2.3 Nguyên nhân gây nên khuyết tật Các nguyên nhân chính • Có nhiều nguyên nhân dẫn đến khuyết tật mà chủ yếu gồm: • + Những nguyên nhân do môi trường sống: • Đói nghèo, suy dinh dưỡng, tật bệnh không được phát hiện và chữa trị, phục hồi chức năng kịp thời. • Điều kiện ăn ở chật chội, yếu kém, mất vệ sinh • Ô nhiễm và suy thoái môi trường, thiên tai.
  43. 2.3 Nguyên nhân gây nên khuyết tật • Sử dụng thuốc chữa bệnh bừa bãi dẫn đến nhiễm độc • Chấn thương do tai nạn, rủi ro ( giao thông, trong lao động, trong gia đình và trong thể thao) • Thay đổi chế độ ăn uống và hoàn cảnh sống. • Thiếu chăm sóc trong thời kỳ đầu mang thai và sơ sinh ( thiếu Ôxi , tổn thương não do ngạt, do trấn thương đầu trong khi sinh, đẻ non. viêm màng não do bệnh sởi, ho gà, quai bị, thuỷ đậu và viêm phổi sau khi sinh) • Chiến tranh và bạo lực.
  44. 2.3 Nguyên nhân gây nên khuyết tật + Những nguyên nhân do xã hội • Mù chữ và thiếu thông tin về các dịch vụ y tế sẵn có, do không theo dõi hay thiếu hiểu biết. • Sự bất lực của y học và khoa học kỹ thuật • Căng thẳng và áp lực trong cuộc sống và công việc hàng ngày • Thái độ của xã hội, đô thị hoá, dân số gia tăng, di cư • Kết hôn trực hệ ( cùng huyết thống)
  45. 2.3 Nguyên nhân gây nên khuyết tật + Những nguyên nhân bẩm sinh • Di truyền, dị tật bẩm sinh • Do gen ( lỗi do NST, hội chứng đao) • Do lây truyền từ cha mẹ từ trong bào thai (sởi Rubella, giang mai, HIV) • Và một số nguyên nhân khác như: • Lạm dụng và nghiện rượu, thuốc lá và ma tuý gây nhiễm độc thai nhi. • Các thử nghiệm khoa học lên thân thể mà không có sự đồng ý của nạn nhân.
  46. Thảo luận • Nhớ lại quan niệm về công tác xã hội? • Công tác xã hội với người KT là gì?
  47. 2.4 CTXH với NKT • 2.4.1. Khái niệm CTXH với NKT CTXH với NKT là hoạt động chuyên nghiệp của nhân viên CTXH giúp đỡ những người khuyết tật tăng cường hay khôi phục việc thực hiện các chức năng xã hội của họ, huy động nguồn lực, xác định những dịch vụ cần thiết để hỗ trợ NKT, gia đình và cộng đồng triển khai hoạt động chăm sóc trợ giúp họ một cách hiệu quả, vượt qua những rào cản, đảm bảo sự tham gia đầy đủ vào các hoạt động xã hội trên nền tảng sự công bằng như những người khác trong xã hội.
  48. Thảo luận • Hãy vẽ cây vai trò của nhân viên xã hội trong lĩnh vực làm việc với NKT?
  49. 2.4 CTXH với NKT • 2.4.2. Vai trò của NVXH • Vai trò trực tiếp gồm: người thu thập thông tin; người lập (hỗ trợ) lập kết hoạch; người thực hiện kế hoạch; người giám sát; người lượng giá. • Vai trò gián tiếp gồm: người trung gian; người hòa giải, thương lượng; người tư vấn, tham vấn; người hoạch định chính sách; người quản lý, điều phối các hoạt động; người nghiên cứu .
  50. 2.4 CTXH với NKT • 2.4.2. Vai trò của NVXH Nhóm chuyên gia Vai trò nhiệm vụ Chuyên gia thính học Xác định mức độ của thính giác Bác sỹ nhãn khoa Xác định mức độ của thị giác Giáo viên giáo dục đặc Quản lý chương trình, điều trị, điều phối biệt các hoạt động trị liệu, giáo dục Bác sỹ chuyên khoa Xác định mức độ khuyết tật theo các mức phân loại và lập kế hoạch điều trị Y tá Triển khai kế hoạch chăm sóc sức khỏe
  51. Nhóm chuyên gia Vai trò nhiệm vụ Chuyên gia hoạt động Giúp cá nhân phát triển kỹ năng tự phục vụ, vui trị liệu chơi, kỹ năng sống. Chuyên gia vật lý trị Tăng cường khả năng phát triển vận động và đề xuất liệu các chiến lược phục hồi chức năng, cung cấp các dạng trị liệu cần thiết. Chuyên gia tâm lý Mô tả đầy đủ về những điểm mạnh và nhu cầu của người khuyết tật đồng thời giúp gia đình giải quyết được những căng thẳng do có người khuyết tật sống trong gia đình Chuyên gia trị liệu Xây dựng kế hoạch đánh giá để xác định các biện ngôn ngữ pháp trị liệu cần thiết và cung cấp dịch vụ đối với các trường hợp thích hợp. Nhân viên công tác xã Hỗ trợ gia đình, cộng đồng triển khai hoạt động hội chăm sóc người khuyết tật phù hợp và giúp gia đình, cộng đồng xác định những dịch vụ cần thiết.
  52. 2.4 CTXH với NKT • 2.4.2. Vai trò của NVXH • Hỗ trợ người khuyết tật , gia đình người khuyết tật giải quyết các vấn đề khó khăn của họ thông qua việc tìm kiếm cung cấp dịch vụ cần thiết cho người khuyết tật. • Hỗ trợ về mặt tâm lý (hiểu được tâm lý của người khuyết tật, ảnh hưởng của sự khuyết tật đối với gia đình của người khuyết tật, tác động của sự khuyết tật đến vai trò và mối quan hệ của các thành viên trong gia đình, và cả những rắc rối cá nhân hay vấn đề xã hội khác)
  53. 2.4 CTXH với NKT • 2.4.2. Vai trò của NVXH • Phối hợp, vận động tìm nguồn lực, nguồn tài nguyên hỗ trợ cho người khuyết tật và gia đình họ. • Xây dựng các chương trình kế hoạch hành động giúp đỡ người khuyết tật và tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động, kế hoạch đã xây dựng • Đề xuất ý kiến soạn thảo chính sách về người khuyết tật . • Làm công tác biện hộ cho người khuyết tật .
  54. 2.4 CTXH với NKT 2.4.3. Vai trò của NVXH khi làm việc với trẻ KT • + Nhân viên xã hội đóng vai trò cung cấp cho người khuyết tật và gia đình họ nhiều loại dịch vụ hỗ trợ, từ hỗ trợ tâm lý cho đến việc phát triển mạng lưới liên kết để có thể chuyển thân chủ đến các dịch vụ y tế và xã hội hoặc các tổ chức liên quan đến nhu cầu của họ. • + Đánh giá ban đầu sẽ cung cấp cơ sở để nhân viên xã hội phát triển kế hoạch hỗ trợ. Công việc đánh giá này bao gồm đánh giá sức mạnh, nguồn lực, và cả những hỗ trợ sẵn có thí dụ như: những hành vi trong quá khứ thân chủ của họ đã xử dụng để ứng phó thành công với hoàn cảnh, sự hỗ trợ của gia đình, sự sắp xếp cuộc sống, mức độ học vấn, việc làm, sở thích, hoàn cảnh kinh tế, v.v
  55. 2.4 CTXH với NKT 2.4.3. Vai trò của NVXH khi làm việc với trẻ KT • + Với các nhân viên y tế hoặc chuyên gia sức khỏe, người nhân viên xã hội sẽ cung cấp cho họ những thông tin liên quan đến tâm lý của người khuyết tật để họ có thể hỗ trợ những bệnh nhân khuyết tật của họ đúng cách hơn. • + Người nhân viên xã hội cũng sẽ tham vấn cho người khuyết tật và gia đình, giúp họ lập kế hoạch cá nhân và sử dụng tối đa những nguồn nội lực và ngoại lực sẵn có trong cộng đồng. • + Sống quá lâu trong một môi trường xem người khuyết tật chỉ là người “tàn tật” nên người khuyết tật ít có cơ hội học tập và phát triển, do đó đại đa số người khuyết tật thiếu hẳn kỹ năng sống.
  56. 2.4 CTXH với NKT 2.4.3. Vai trò của NVXH khi làm việc với trẻ KT • + Đồng thời, nhân viên xã hội cũng giúp cho các thành viên khác trong xã hội hiểu rõ hơn về người khuyết tật và bản chất của sự khuyết tật để xã hội có cái nhìn đúng về người khuyết tật và sự thiếu công bằng cơ hội mà họ luôn gặp phải, từ đó tác động đến những người liên quan đến việc phát triển các chính sách cũng như những tổ chức có những chương trình phát triển xã hội để những người này bao gồm sự tham gia của người khuyết tật vào quá trình ra quyết định, cũng như tham gia giám sát và lượng giá việc thực hiện những quyết định liên quan đến cuộc sống của chính họ.