Bài giảng Công tác xã hội với người khuyết tật - Bài 5: Các mô hình chăm sóc trợ giúp người khuyết tật - Trần Văn Kham

pptx 51 trang hapham 3200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Công tác xã hội với người khuyết tật - Bài 5: Các mô hình chăm sóc trợ giúp người khuyết tật - Trần Văn Kham", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_cong_tac_xa_hoi_voi_nguoi_khuyet_tat_bai_5_cac_mo.pptx

Nội dung text: Bài giảng Công tác xã hội với người khuyết tật - Bài 5: Các mô hình chăm sóc trợ giúp người khuyết tật - Trần Văn Kham

  1. CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT tran van kham trường đại học khoa học xã hội và nhân văn, đại học quốc gia hà nội email: khamtv@ussh.edu.vn website:
  2. BÀI 5: CÁC MÔ HÌNH CHĂM SÓC TRỢ GIÚP NGƯỜI KHUYẾT TẬT Công tác xã hội với người khuyết tật social work with people with disabilities email: khamtv@ussh.edu.vn website:
  3. 5.1. Nội dung  Dịch vụ can thiệp sớm cho NKT  Các mô hình giáo dục cho NKT  Phục hồi chức năng cho NKT
  4. 5.2. Ý nghĩa giúp người khuyết tật giảm bớt những khó khăn trong cuộc sống và tham gia một cách bình đẳng vào các hoạt động của xã hội cũng như thực hiện tốt vai trò và trách nhiệm của nhân viên công tác xã hội khi làm việc với người khuyết tật thì cần phải nắm biết các dịch vụ trợ giúp người khuyết tật và gia đình họ để từ đó giúp họ vận dụng được các nguồn lực phù hợp trong việc trợ giúp họ.
  5. 5.3. Dịch vụ can thiệp sớm  Khái niệm:  Can thiệp sớm cho người khuyết tật là việc nhận biết, phát hiện, chẩn đoán loại khuyết tật và xây dựng chương trình can thiệp cho cha mẹ trẻ, nhà trường và giáo viên để giáo dục và điều trị y tế cho trẻ - Những công việc cần phải được thực hiện càng sớm càng tốt. Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo. Can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật. Hà Nội. 2005.
  6. 5.3. Dịch vụ can thiệp sớm Ý nghĩa:  Lợi ích của can thiệp sớm là tạo nền tảng cho việc học tập trong tương lai của trẻ khuyết tật.  Chương trình can thiệp sớm về giáo dục hoặc y tế được bắt đầu càng sớm thì trẻ càng có khả năng học được nhiều những kỹ năng phức tạp hơn.
  7. 5.3. Dịch vụ can thiệp sớm Ý nghĩa:  Lợi ích về mặt y tế là ngăn chặn ảnh hưởng của khuyết tật, ngăn ngừa những nguyên nhân dẫn đến sự chậm phát triển hoặc rối loạn chức năng.  Lợi ích về giáo dục là giai đoạn từ 0-6 tuổi là giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất về thể chất cũng như tâm lý.  Trẻ càng được quan tâm giáo dục sớm, đúng lúc và hợp lý càng đẩy nhanh quá trình phát triển thể chất và tinh thần tạo ra những tiền đề thuận lợi cho các giai đoạn kế tiếp.
  8. 5.3. Dịch vụ can thiệp sớm Những nguyên tắc cơ bản:  Bắt đầu càng sớm càng tốt  Từ khi còn trong bào thai  Ngay từ khi mới sinh  Dưới 1 tuổi  Dưới 3 tuổi  Dưới 6 tuổi.
  9. 5.3. Dịch vụ can thiệp sớm Các chương trình can thiệp sớm:  Can thiệp sớm tại nhà: Được triển khai tại gia đình của trẻ khuyết tật, người thực hiện là cha mẹ và các thành viên khác của gia đình. Nhiệm vụ chính của gia đình là thực hiện giáo dục và PHCN tại nhà; phối hợp với cán bộ PHCN và các chuyên gia lập kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ khuyết tật và chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ khuyết tật.
  10. 5.3. Dịch vụ can thiệp sớm Các chương trình can thiệp sớm:  Can thiệp sớm tại trung tâm, cơ sở y tế: được triển khai tại các trung tâm hoặc khoa PHCN của các bệnh viện. Người thực hiện là các bác sỹ, kỹ thuật viên PHCN. Nhiệm vụ của cơ quan y tế là: Khám xác định khuyết tật và mức độ khuyết tật ở trẻ em trong giai đoạn sớm;Tiến hành các hoạt động điều trị hoặc trị liệu PHCN;Hướng dẫn cho cha mẹ chương trình PHCN tại nhà;Triển khai PHCN dựa vào cộng đồng.
  11. 5.3. Dịch vụ can thiệp sớm Các chương trình can thiệp sớm:  Can thiệp sớm tại các cơ sở giáo dục: chủ yếu là tại các cơ sở giáo dục mầm non. Người thực hiện là các giáo viên mầm non, các chuyên gia giáo dục trẻ khuyết tật. Các nhiệm vụ chính của can thiệp sớm tại cơ sở giáo dục là tiếp nhận trẻ đến các trường mầm non; dạy trẻ các kỹ năng như: Vận động, giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày, vui chơi hoạt động theo chương trình chăm sóc giáo dục và thực hiện theo kế hoạch giáo dục cá nhân.
  12. 5.3. Dịch vụ can thiệp sớm Các chương trình can thiệp sớm:  Can thiệp sớm tại trung tâm: Trẻ khuyết tật và gia đình đến trung tâm. Việc dạy học, điều trị, đào tạo và chỉ dẫn được tiến hành tại trung tâm. Nhiệm vụ của trung tâm can thiệp sớm: Phát hiện sớm; can thiệp sớm; đánh giá chẩn đoán; hướng dẫn tư vấn cho phụ huynh; xây dựng các chương trình giúp đỡ cho gia đình khi tiến hành can thiệp cho trẻ khuyết tật tại trung tâm, trường hoặc tại nhà.
  13. THẢO LUẬN NHÓM Những khó khăn và cơ hội của Trẻ KT  Nhóm 1: Những yếu tố cá nhân (TKT và gia đình/chăm sóc tại nhà)  Nhóm 2: Những yếu tố môi trường (hàng xóm, môi trường dịch vụ xã hội, cơ sở hạ tầng )  Nhóm 3: Những yếu tố về thể chế chính quyền địa phương (chính quyền, tổ chức xã hội, trường học, cơ sở y tế, phục hồi chức năng )  Nhóm 4: Những yếu tố môi trường quốc gia (luật pháp, chính sách phát triển, chính sách y tế-xã hội ) Các nhóm tự thảo luận 7-10 phút Trình bày các ý kiến-thảo luận: 3-5 phút/nhóm Tóm lược các ý kiến: 5-7 phút
  14. 5.3. Dịch vụ can thiệp sớm  Vai trò của NVCTXH. Nhân viên công tác xã hội khi làm việc người khuyết tật và gia đình người khuyết tật có vai trò chính là hỗ trợ gia đình triển khai việc chăm sóc người khuyết tật một cách phù hợp và giúp gia đình xác định được những dịch vụ cần thiết. “ Vai trò chính của chuyên gia là cố gắng tìm hiểu xem quan điểm của gia đình về con cái như thế nào và họ muốn nhận được dịch vụ gì các chương trình can thiệp sớm?”- Bailey(1994)
  15. 5.3. Dịch vụ can thiệp sớm Vai trò của NVCTXH.  Nắm rõ về tình trạng phát triển hiện thời của đứa trẻ, khả năng phát triển nhận thức, phát triển giao tiếp xã hội và cảm xúc và khả năng vận động của trẻ để sẵn sàng chia sẻ, cung cấp thông tin cho gia đình trẻ trong những điều kiện cần thiết.  Biết được đầy đủ nguồn lực của gia đình, những ưu tiên và quan tâm liên quan tới việc tăng cường khả năng phát triển của trẻ khuyết tật.
  16. 5.3. Dịch vụ can thiệp sớm Vai trò của NVCTXH.  Cần phải dự tính được những kết quả chính mà trẻ, gia đình có thể đạt được cũng như những tiêu chí, quy trình và thời gian để xác định tiến bộ và xác định việc cần điều chỉnh hoặc đánh giá với kết quả và dịch vụ cần thiết.  Biết được các dịch vụ can thiệp sớm cần thiết để đáp ứng nhu cầu của trẻ khuyết tật và gia đình.  Cùng với chuyên gia can thiệp sớm lên kế hoạch can thiệp cá nhân trẻ khuyết tật cho một cách hợp lý và hiệu quả nhất.
  17. 5.3. Dịch vụ can thiệp sớm Vai trò của NVCTXH.  - Thông tin cho cha mẹ về việc tham gia xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân, trong đó gồm những thông tin như mục đích của kế hoạch, thời gian và địa điểm họp, các thành phần tham dự buổi họp.  - Giúp cha mẹ trẻ khuyết tật tham gia hiệu quả vào quá trình xây dựng kế hoạch trước khi họ thực sự bắt tay vào công việc bằng cách làm rõ vai trò và trách nhiệm tham gia của họ.  - Tạo ra bầu không khí thân mật ngay từ ban đầu, giúp cha mẹ hoặc những người thân trong gia đình hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong buổi họp.  - Khi làm việc phải thể hiện sự tôn trọng của mình đối với trẻ khuyết tật, nhạy cảm trước những diến biến tình cảm của cha mẹ, thừa nhận quyền bảo mật thông tin cá nhân và sẵn sàng lắng nghe, tôn trọng ý kiến cá nhân của cha mẹ trẻ khuyết tật.
  18. 5.3. Dịch vụ can thiệp sớm Vai trò của NVCTXH.  - Đưa ra những hoạt động nhằm thu hút sự tham gia của trẻ vào quá trình xây dựng kế hoạch giáo dục như hướng dẫn họ cách đặt câu hỏi, trình bày quan điểm, khuyến khích bất kỳ sự phản hồi nào từ phía cha mẹ và chú ý tới câu hỏi của họ.  - Điểm lại kết quả đánh giá cùng cha mẹ trong đó làm rõ những ưu điểm và hạn chế của trẻ đồng thời minh họa những thông tin trong các hoạt động của trẻ ở trường và ở nhà.  - Thảo luận với cha mẹ trẻ những bước xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân  - Trao đổi về những lo lắng đặc biệt của cha mẹ về trẻ khuyết tật và giúp nhóm tham gia xây dựng kế hoạch cá nhân cho trẻ khuyết tật hiểu được và cân nhắc đến những lo lắng của cha mẹ trẻ khuyết tật.
  19. 5.4. Mô hình giáo dục cho NKT Để đảm bảo người khuyết tật có thể tự vươn lên trong cuộc sống, tham gia và hòa nhập một cách đầy đủ và bình đẳng vào xã hội thì việc xã hội tạo điều kiện tối đa để người khuyết tật có cơ hội tiếp cận các dịch vụ giáo dục là điều vô cùng quan trọng. Mỗi người khuyết tật có những nhu cầu mong muốn, năng lực nhận thức và mức độ khuyết tật khác nhau nên làm thế nào để tiếp cận các dịch vụ giáo dục một cách phù hợp nhất với họ. Với vai trò là người trợ giúp và cung cấp dịch vụ cho người khuyết tật thì nhân viên công tác xã hội cần phải nắm được các mô hình, phương thức giáo dục cho người khuyết tật.
  20. 5.4. Mô hình giáo dục cho NKT Giáo dục chuyên biệt.  Giáo dục chuyên biệt là phương thức giáo dục tách biệt trẻ em có cùng dạng khuyết tật vào cơ sở giáo dục riêng.  Những trẻ có cùng dạng, cùng mức độ khuyết tật được theo học một chương trình riêng và với phương pháp riêng biệt.  Hầu hết các trường, lớp chuyên biệt tập trung vào hỗ trợ sự phát triển các kĩ năng cá nhân và kĩ năng xã hội để học sinh có thể sống độc lập tới mức tối đa sau khi hoàn thành xong chương trình.  Ví dụ như có trường dành riêng cho trẻ khiếm thị, khiếm thính, khuyết tật trí tuệ.
  21. 5.4. Mô hình giáo dục cho NKT Giáo dục chuyên biệt.  Ưu điểm của phương thức giáo dục chuyên biệt là rất có hữu ích đối với những trẻ khuyết tật vừa và nặng, cần phải có chế độ chăm sóc, trị liệu, phục hồi chức năng đặc biệt;  Phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng cho từng loại khuyết tật được đầu tư;  Giáo viên được đào tạo bài bản chuyên sâu nên việc chăm sóc và trị liệu cho trẻ khuyết tật được tốt hơn.
  22. 5.4. Mô hình giáo dục cho NKT Giáo dục chuyên biệt.  Giáo dục chuyên biệt có một số hạn chế là nhiều khi không đánh giá đúng, tích cực về khả năng và tiềm năng của trẻ, sự tách biệt trẻ ra khỏi môi trường xã hội chung sẽ gây khó khăn cho quá trình hòa nhập vào các hoạt động của xã hội sau này.  Ngoài ra mô hình giáo dục chuyên biệt cũng rất tốn kém: Chi phí cao cho xây dựng cơ sở vật chất, đào tạo đội ngũ giáo viên riêng.
  23. 5.4. Mô hình giáo dục cho NKT Giáo dục hội nhập  Giáo dục hội nhập là phương thức giáo dục trẻ khuyết tật trong lớp học chuyên biệt được đặt trong trường phổ thông bình thường.  Trong quá trình giáo dục những trẻ khuyết tật nào có đủ điều kiện sẽ học chung một số môn học hoặc tham gia vào một số hoạt động cùng trẻ em không khuyết tật trong trường học.  Thời gian còn lại, những trẻ này được học chương trình riêng với những nội dung, phương pháp giáo dục riêng phù hợp với khả năng của các em.
  24. 5.4. Mô hình giáo dục cho NKT Giáo dục hội nhập  Trẻ khuyết tật chưa thực sự được hòa nhập với trẻ bình thường trong mọi hoạt động;  việc học tập của trẻ trong các lớp chuyên biệt theo một chương trình riêng không trùng lặp với chương trình chung nên trẻ không thích ứng được;  trẻ nhiều khi bị ức chế về tâm lý khi sự tham gia vào các hoạt động không được đầy đủ và cảm thấy bị phân biệt đối xử so với bạn bè bình thường ngay trong trường học.
  25. 5.4. Mô hình giáo dục cho NKT Giáo dục hòa nhập  Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục trong đó trẻ khuyết tật cùng học với trẻ em bình thường trong trường phổ thông ngay tại nơi trẻ sinh sống.  Bản chất của giáo dục hòa nhập là mọi trẻ em được học trong môi trường giáo dục mà trong đó, trẻ có điều kiện và cơ hội để lĩnh hội những tri thức mới theo nhu cầu và khả năng của mình.
  26. 5.4. Mô hình giáo dục cho NKT Giáo dục hòa nhập  Ưu điểm của giáo dục hòa nhập là trong giáo dục hòa nhập, trẻ khuyết tật được học ở môi trường bình thường, học ở trường gần nhà nhất.  Chương trình học cũng như với các chương trình học bình thường của các bạn khác, tuy nhiên tùy thuộc vào khả năng và mức độ khuyết tật theo các loại tật khác nhau mà chương trình và phương pháp được điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu, năng lực của các em.
  27. 5.4. Mô hình giáo dục cho NKT Giáo dục hòa nhập  Giáo dục hòa nhập coi trọng sự cân đối giữa kiến thức, kỹ năng học đường và kiến thức, kỹ năng xã hội. Môi trường giáo dục thay đổi, các em được tự do giao lưu, giúp đỡ lẫn nhau, giúp các em phát triển toàn diện hơn và thích ứng tốt hơn với môi trường xã hội.  Giáo dục hòa nhập tạo được cơ hội, môi trường để các lực lượng tham gia giáo dục có điều kiện hợp tác với nhau vì mục tiêu chung.
  28. THẢO LUẬN NHÓM Tìm hiểu cuộc sống NKT qua những trường hợp cụ thể “V là một học sinh khuyết tật học lớp 7 tại một trường THCS, đã nhất định xin cha mẹ cho nghỉ học vi ở trường em hay bị các bạn trêu chọc và xúc phạm. Nhiều lần các bạn còn kéo em vào nhà vệ sinh để đánh vào bộ phận sinh dục của em, hoặc tụt quần dài của em trước đám đông các bạn nữ, hoặc giấu quần của em. Cha mẹ em đã nhiều lần phản ánh sự việc lên Ban Giám hiệu nhà trường nhưng nhà trường vẫn chưa xử lý triệt để hiện tượng trêu chọc và xúc phạm em” (Nguồn: drdvietnam.com)
  29.  Yêu cầu của thảo luận:  Đâu là vấn đề chính  Phân tích những nguyên nhân dẫn tới vấn đề của thân chủ  Phân tích trách nhiệm của gia đình-nhà trường và xã hội  Đâu là vai trò của nhân viên xã hội?  Đâu sẽ là giải pháp tốt nhất cho các em  Suy nghĩa-trao đổi: 5-7 phút  Trình bày các quan điểm 7-10 phút
  30. 5.4. Mô hình giáo dục cho NKT Một số khó khăn của TKT trong trường học.  Khó khăn trước hết có thể kể đến là từ chính bản thân trẻ khuyết tật:  Khó khăn tiếp thu kiến thức, nhận thức  Khó khăn khi diễn đạt, trình bày quan điểm ý kiến  Khó khăn trong quan hệ giao tiếp  Khó khăn khi thiết lập các mối quan hệ bạn bè, kết bạn  Khó khăn khi tham gia các hoạt động tập thể  Khó khăn khi đi lại di chuyển
  31. 5.4. Mô hình giáo dục cho NKT Một số khó khăn của TKT trong trường học.  Nhận thức không đúng của giáo viên và học sinh về TKT.  Thái độ coi thường, trêu trọc, không tôn trọng đối với TKT.  Sự thiếu quan tâm của giáo viên, bạn bè  Giáo viên thiếu kiến thức, kỹ năng làm việc với trẻ.  Chương trình học quá sức không phù hợp với khả năng của trẻ.  Thiếu hoặc không có trang thiết bị hỗ trợ cần thiết  Môi trường học tập, vui chơi không phù hợp
  32. 5.4. Mô hình giáo dục cho NKT NVXH có một số vai trò sau:  Xác định, hiểu được những vấn đề TKT đang gặp phải.  Tham gia cùng giáo viên, giáo viên GD ĐB xây dựng các kế hoạch học tập, kế hoạch giúp đỡ trẻ.  Hỗ trợ trẻ tìm ra biện pháp, cách thức vượt qua khó khăn, khủng hoảng có thể gặp phải.  Tham gia xây dựng nhóm bè bạn hỗ trợ trẻ học tập  Tổ chức các hoạt động thay đổi thái độ nhận thức không đúng của giáo viên, học sinh về trẻ.  Tư vấn, tham vấn cho giáo viên, học sinh hiểu về TKT.  Kiến nghị, vận động, tìm kiếm nguồn lực xây dựng môi trường học tập vui chơi phù hợp với trẻ.
  33. Phương pháp xây dựng vòng bè bạn  Vòng tay bạn bè là lý thuyết xác lập các mối quan hệ xã hội để định ra phương châm ứng xử phù hợp, tạo điều kiện cho cuộc sống phát triển.  Lý thuyết này xuất phát từ Canada và đã được sử dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới.  Với người khuyết tật nếu sử dụng lý thuyết này để xây dựng nhóm bạn bè hỗ trợ thì có thể có hiệu quả rất cao.  Nhân viên công tác xã hội cần phải biết và vận dụng lý thuyết này vào việc xây dựng nhóm bạn bè trợ giúp trẻ khuyết tật tại trường học.
  34. Phương pháp xây dựng vòng bè bạn
  35. Phương pháp xây dựng vòng bè bạn Vòng 1. Vòng thân thiện gần gũi. Những người ở vòng 1 có ảnh hưởng quan trọng đến sự tồn tại về mặt tình cảm của trẻ khuyết tật ở giữa. nhân viên công tác xã hội cần trao đổi và hướng dẫn các trẻ khác về vai trò và ý nghĩa của mối quan hệ thân thiện giữa các bạn học trong lớp và hoàn toàn tin tưởng nếu mối quan hệ đó được thiết lập thì lớp học sẽ tốt hơn.  Cách làm là yêu cầu trẻ ghi tên trẻ vào vòng trung tâm. Tiếp ghi tên của những người thân thiện nhất với mình vào vòng 1.  Nhân viên công tác xã hội có thể hướng dẫn trẻ bằng cách lấy ví dụ về người thân thiết của mình điền vào vòng số 1.
  36. Phương pháp xây dựng vòng bè bạn  Vòng 2. Vòng thân tình là vòng bao gồm bạn gần gũi nhưng ít thân hơn những bạn vòng 1. Nhân viên lấy ví dụ minh họa bằng cách điền vào vòng số 2 những bạn cùng làm việc, bạn thân tâm đầu ý hợp  Vòng 3. Vòng những người cùng thamm gia. Nhân viên công tác xã hội có thế cho từng trẻ tự điền hay cả nhóm cùng điền vào vòng này gồm những trẻ thích nhưng chưa hẳn đã gần gũi.
  37. Phương pháp xây dựng vòng bè bạn  Vòng 4. Vòng chia sẻ. Sau khi đã điền 3 vòng, học sinh có thể điền tên những người mà trẻ liên quan, cùng chung sống như giáo viên, bác sỹ, hàng xóm Dựa vào vòng bạn bè của từng trẻ, nhân viên công tác xã hội có thể trao đổi với các bạn bè cùng lớp của trẻ khuyết tật về vai trò của các em đối với bạn là người khuyết tật, làm thế nào để giúp bạn là người khuyết tật có thể tham gia vào học tập và các hoạt động khác một cách tốt hơn
  38. THỰC HÀNH VIỆC VẼ MÔ HÌNH VÒNG TAY BÈ BẠN  Hãy đóng vai một thành viên trong nhóm là trẻ KT, hãy xây dựng mô hình vòng tay bè bạn mô tả sự trải nghiệm của bản thân trong môi trường học tập hiện nay  Thời gian chuẩn bị 5-7 phút  Tổng hợp, thảo luận: 5-7 phút
  39. 5.5. Phục hồi chức năng cho NKT  Phục hồi chức năng  Phục hồi chức năng bao gồm các biện pháp y học, xã hội, giáo dục, kinh tế và kỹ thuật phục hồi làm giảm khả năng dẫn đến khuyết tật, bảo đảm cho người lớn cũng như trẻ em tái hoà nhập xã hội, trở lại cuộc sống bình thường.  Bản thân người khuyết tật, gia đình và cộng đồng cũng bình đẳng trong việc tham gia lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá chương trình phục hồi chức năng.
  40. 5.5. Phục hồi chức năng cho NKT Mục đích của PHCN là:  Hoàn lại một cách tối đa thực thể, tinh thần và nghề nghiệp.  Ngăn ngừa thương tật thứ cấp  Tăng cường khả năng còn lại của người khuyết tật để giảm hậu quả khuyết tật cho bản thân, gia đình và xã hội.
  41. 5.5. Phục hồi chức năng cho NKT Mục đích của PHCN là:  Thay đổi tích cực suy nghĩ và thái độ xã hội, chấp nhận người khuyết tật là thành viên bình đẳng của xã hội.  Cải thiện các điều kiện nhà ở, trường học, giao thông, công sở để người tàn tật có thể đến được mọi nơi mà họ cần đến như những người khác để có cơ hội được vui chơi, học hành, làm việc, hoạt động xã hội.  Động viên toàn xã hội ý thức được phòng ngừa khuyết tật là công việc của mọi người, mọi nơi, mọi lúc để giảm thiểu tỉ lệ tàn tật.
  42. 5.5. Phục hồi chức năng cho NKT Các hình thức PHCN gồm: Tập trung tại bệnh viện hay các trung tâm PHCN.  Đây là hình thức phổ biến từ trước đến nay  phải chi phí tốn kém, đòi hỏi đầy đủ trang thiết bị và cơ sở vật chất  chỉ phục vụ được một số lượng ít ỏi số lượng người khuyết tật có nhu cầu chữa trị và chỉ chủ yếu ở thành thị.  Người khuyết tật bị tách rời khỏi cộng đồng nên có thể có tâm lý chán chường.
  43. 5.5. Phục hồi chức năng cho NKT Các hình thức PHCN gồm: Ngoài bệnh viện và trung tâm PHCN  Cán bộ y tế tổ chức PHCN tại chỗ  Số người được phục hồi nhiều hơn  cũng tốn kém và chi phí vẫn nhiều hơn mà lại thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan y tế, giáo dục, nghề nghiệp và xã hội  sự giúp đỡ và tham gia của cộng đồng bị hạn chế.
  44. 5.5. Phục hồi chức năng cho NKT Các hình thức PHCN gồm: Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.  Chuyển giao kiến thức và phục hồi đến tận người khuyết tật tại gia đình và do người khuyết tật, gia đình của họ cùng cộng đồng tiến hành dưới sự hướng dẫn của cán bộ y tế địa phương trong việc chăm sóc y tế, giáo dục, nghề nghiệp và các hoạt động xã hội khác.  Làm thay đổi nhận thức của xã hội để xã hội chấp nhận người khuyết tật là thành viên bình đẳng.
  45. 5.5. Phục hồi chức năng cho NKT Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.  ít tốn kém, đồng thời cũng giúp giải quyết các vấn đề thiếu cán bộ chuyên khoa,  có thể đáp ứng được nhu cầu phục hồi chức năng cho 70% số người khuyết tật.  Người lớn cũng như trẻ khuyết tật không bị biệt khỏi đời sống gia đình và cộng đồng, có công ăn việc làm và được đi học.  PHCN dựa vào cộng đồng là một bộ phận của quá trình phát triển ở cộng đồng với sự tham gia của mọi thành viên kể cả người khuyết tật và gia đình của họ.  góp phần làm thay đổi thái độ và quan điểm của mọi người trong cộng đồng về người tàn tật.
  46. 5.5. Phục hồi chức năng cho NKT Vai trò của NVXH  Xây dựng lập các kế hoạch, tổ chức các hoạt động, các chương trình tập huấn, truyền thông thay đổi, nâng cao nhận thức đúng đắn của cộng đồng về trẻ KT.  Xây dựng, tổ chức các nhóm hỗ trợ cộng đồng.  Tư vấn cho cộng đồng  Huy động nguồn lực của cộng đồng để giúp đỡ TKT.  Đổi mới nhận thức về KT trong cộng đồng dân cư và gia đình TKT.
  47. 5.5. Phục hồi chức năng cho NKT Vai trò của NVXH  Tư vấn cho gia đình trẻ về cách chăm sóc, giáo dục, phục hồi chức năng cho trẻ.  Phát hiện sớm các nhu cầu của trẻ  Trực tiếp giúp đỡ trẻ trong học tập, PHCN và tham gia các hoạt động trong xã hội  Lôi cuốn các thành viên trong cộng đồng tham gia hỗ trợ trẻ.  Phối hợp với gia đình và cộng đồng tìm biện pháp giúp đỡ trẻ.  Theo dõi, đánh giá sự tiến bộ của trẻ.
  48. 5.5. Phục hồi chức năng cho NKT Vai trò của NVXH Tư vấn tham vấn  Cách chăm sóc nuôi dưỡng  Thái độ, cách đối xử với trẻ  Nhận biết điểm mạnh, khả năng, nhu cầu của trẻ  Cách xử lý các hành vi tiêu cực của trẻ  Cách tổ chức các hoạt động vui chơi phù hợp  Cách thức hợp tác hiệu quả với các tổ chức khác
  49. 5.5. Phục hồi chức năng cho NKT Vai trò của NVXH Huy động nguồn lực  Đề xuất, vận động các đoàn thể, các nhà từ thiện giúp đỡ gia đình và TKT.  Mời các chuyên gia về giáo dục, y tế về hỗ trợ nâng cao kiến thức cho những người quan tâm.  Tìm nguồn hỗ trợ vật chất hỗ trợ cho nhóm cộng đồng hoạt động.  Kêu gọi, xây dựng dự án đầu tư hỗ trợ
  50. Phân tích trường hợp anh Trần Đình Vĩnh  Mô tả: Anh Vĩnh 45 tuổi, sau 13 năm chống chọi căn bệnh tiểu đường, do điều trị không đúng anh đã bị mất hai chân. Vợ anh là chị Hồng 35 tuổi, bị khiếm thính bẩm sinh. Quá trình điều trị bệnh của anh Vĩnh, gia đình hiện còn nợ hơn 100 triệu đồng. Anh chị hiện có một cháu gái hơn 1 tuổi, gia đình gặp nhiều khó khăn dựa vào cuộc sống của nhà chị gái làm nghề trồng cây vườn, và công việc may vá của chị Hồng. Nguồn: do-dan-vo-con.htm, ngày 4/11/2012
  51. Phân tích trường hợp anh Trần Đình Vĩnh  Hãy phân tích vấn đề của thân chủ  Hãy xác định những biện pháp can thiệp đầu tiên mà thân chủ cần thực hiện để giúp đỡ thân chủ và gia đình của thân chủ? Yêu cầu thảo luận 7-10 phút