Bài giảng Dịch tễ học bệnh thủy sản

ppt 64 trang hapham 2700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Dịch tễ học bệnh thủy sản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_dich_te_hoc_benh_thuy_san.ppt

Nội dung text: Bài giảng Dịch tễ học bệnh thủy sản

  1.  Chương 1: Tổng quan dịch tể học  Chương 2: Một số khái niệm chung về bệnh  Chương 3: Xác định nguyên nhân gây bệnh  Chương 4: Phương pháp nghiên cứu dịch tể học mô tả  Chương 5: Nghiên cứu phân tích dịch tể học  Chương 6: Nguyên lý phòng chống bệnh
  2. Chương I: Định nghĩa dịch tễ Dịch tễ trong tiếng Anh là Epidemiology. Thuật ngữ này có nguồn gốc từ Hy Lạp bao gồm : “ Epi” (upon) là dựa trên, “demos” nghĩa là quần thể hay dân số và “ logos” nghĩa là môn khoa học hay nghiên cứu. Đó chính là môn học nghiên cứu các vấn đề liên quan đến sức khỏe ở cấp độ quần thể. 4
  3.  Theo Nguyễn Lương, 1987. Dịch tể học là khoa học nghiên cứu: - Tần số xuất hiện bệnh - Theo dõi diễn biến bệnh - Đề xuất các giả thiết về nguyên nhân bênh học - Phòng chống các bệnh đó ➢ Dương Đình Thiện (1997): Dịch tễ học là khoa học nghiên cứu sự phân bố tần số mắc hoặc tần số chết đối với các bệnh trạng cùng với những yếu tố quy định sự phân bố của các yếu tố đó
  4. 1. Định nghĩa Theo Last (1995), dịch tễ học là môn học nghiên cứu về bệnh (hoặc một trạng thái liên quan đến sức khỏe), về sự phân bố của bệnh, và các yếu tố quyết định bệnh trong một quần thể, từ đó ứng dụng để kiểm soát dịch bệnh.
  5. Như vậy, dịch tể học trong bệnh học thủy sản là nghiên cứu:  Bệnh hoặc những vấn đề liên quan đến sức khỏe ĐVTS  Các yếu tố liên quan đến bệnh ở đvts  Ở mức độ quàn thể  Đề xuất giải pháp phòng trị bệnh tổng hợp
  6. 1. Xác định mức độ của bệnh trong quần thể; 2. Xác định các yếu tố nguy cơ liên quan đến khả năng mắc bệnh; 3. Nghiên cứu về lịch sử bệnh và những tiên lượng bệnh; 4. Đánh giá các phương pháp phòng trị bệnh hiện tại cũng như thử nghiệm các phương pháp mới; 5. Làm cơ sở cho việc ban hành chính sách và những quy định của cơ quan nhà nước trong việc kiểm soát dịch bệnh.
  7.  Nghiên cứu các quy luật phân bố của các bệnh, xác định nguyên nhân của các hiện tượng bệnh lý xảy ra trên mỗi cơ thể và quần thể động vật.  Tìm ra những yếu tố nguy cơ đặc thù cùng với những yếu tố nguy cơ nghi ngờ chi phối sự phát sinh và diến biến của bệnh trong những điều kiện nhất định theo không gian, thời gian.  Đề xuất ra các biện pháp đúng đắn, hữu hiệu nhằm hạn chế, thu hẹp dần sự phân bố tần số của các bệnh, tiến tới thanh toán các bệnh đó trong quần thể.
  8.  Giám sát dịch tễ học: thu thập các thông tin một cách liên tục, thường xuyên, nhanh chóng và có hệ thống  Điều tra dịch tễ học: nghiên cứu thực tế các hoàn cảnh xuất hiện của một vấn đề có liên quan tới sức khỏe và dịch bệnh  Đánh giá dịch tễ học: Sử dụng các phương tiện kỹ thuật tham gia vào việc đánh giá các chương trình dự phòng dịch bệnh cũng như các chiến lược phòng chống dịch bệnh và mọi sự can thiệp nhằm giảm bớt bệnh và tỷ lệ ốm, tỷ lệ chết.
  9.  Xác định nguyên nhân và nguồn gốc bệnh  Giải thích tính thường xuyên, sự phân bố, vật chủ và những yếu tố liên quan  Xác định hướng phòng trị hiệu quả  Hổ trợ nghiên cứu chẩn đoán bệnh  Xây dựng kế hoạch nghiên cứu ứng dụng để kiểm soát bệnh trong tương lai
  10. 1. Dịch tễ học mô tả 2. Dịch tễ học phân tích 3. Dịch tễ học can thiệp 4. Dịch tễ học thực nghiệm 5. Kinh tế dịch tễ học 6. Dịch tễ học lý thuyết khái quát
  11. 1. Dịch tễ học mô tả Là phương pháp nghiên cứu mô tả bệnh và sự phân bố tần số của chúng dưới 3 góc độ Cơ thể động vật - Không gian - Thời gian trong mối quan hệ tương tác thường xuyên của cơ thể đó cùng các yếu tố nội, ngoại sinh để làm bộc lộ ra những yếu tố mang tính căn nguyên của các bệnh trong quần thể từ đó phác thảo, hình thành nên những giả thuyết giữa yếu tố nguy cơvà bệnh
  12. 2. Dịch tễ học phân tích - Là phương pháp nghiên cứu phân tích các dữ liệu thu thập được từ dịch tễ học mô tả, đồng thời tìm cách giải thích những yếu tố căn nguyên của bệnh và tiến hành các phân tích, thống kê những thông tin thu được để xác định căn nguyên đặc thù. - Nói một cách khác là kiểm định những giả thuyết được hình thành từ dịch tễ học mô tả, từ đó đề ra những biện pháp thích hợp để hạn chế ngăn ngừa bệnh.
  13. 3. Dịch tễ học can thiệp Là các phương pháp nghiên cứu can thiệp được đặt ra với các biện pháp tác động vào yếu tố nguy cơ nhằm làm giảm khả năng mắc hoặc chết với bệnh đó.
  14. 4. Dịch tễ học thực nghiệm Là các phương pháp nghiên cứu thử nghiệm được tiến hành để lập lại mô hình tương tác giữa bệnh và căn nguyên của chúng để đối chiếu, so sánh,kiểm định lại một cách chắc chắn và xác nhận tính đúng đắn của giả thuyết đã hình thành.
  15. 5. Kinh tế dịch tễ học Là phương pháp nghiên cứu những thiệt hại do bệnh gây nên, nghiên cứu những phương pháp tác động sao cho với những chi phí tốn kém ít nhất, nhưng lại có hiệu quả nhất cho việc phòng chống dịch bệnh thủy sản để khôi phục và phát triển nuôi thủy sản.
  16. 6. Dịch tễ học lý thuyết khái quát Là phương pháp nghiên cứu xây dựng các mô hình lý thuyết của bệnh đã được nghiên cứu, trên cơ sở đó khái quát sự phân bố của bệnh cùng với những mối tương tác có căn nguyên của chúng, giúp cho việc hạn chế, ngăn ngừa khả năng phát triển, xuhướng gia tăng và sự phân bố rộng rãi của bệnh trong những quần thể tương tự khác
  17. 1. Nghiên cứu mối quan hệ giữa cơ thể - mầm bệnh - ngoại cảnh 2. Nghiên cứu các cơ chế phát sinh bệnh truyền nhiễm 3. Nghiên cứu nguyên nhân làm nổ ra và lây lan dịch 4. Kết luận
  18.  Trực tiếp  Gián tiếp  Véc tơ
  19.  Tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể đến lần thứ nhất xuất hiện triệu chứng bệnh  Thời gian này chính là thời gian mà mầm bệnh từ lúc tấn công vào cơ thể, di chuyển đến cơ quan hoặc vị trí thích hợp rồi nhân lên đủ số lượng cần thiết để gây thành bệnh.
  20. Các thuật ngữ về bệnh ❖ Dịch rời rạc (sporadic) Là những dịch không thường xuyên xảy ra, không có quy luật thời gian và không gian. Bệnh có thể tồn tại trong quần thể và khi có điều kiện thuận lợi nào đó thì mới bùng nổ thành dịch. ❖ Dịch nội vùng (enzootic) Là những dịch xảy ra thường xuyên ở một khu vực nào đó. Mầm bệnh dường như luôn có mặt và bệnh rất dễ xảy ra khi cân bằng giữa vật chủ, môi trường và mầm bệnh bị phá vỡ. 26
  21. Các thuật ngữ về bệnh ❖ Dịch điển hình hay ổ dịch lưu hành (epizootic) Là bệnh dịch xảy ra trên quy mô rộng, nhiều cá thể mắc bệnh và tỷ lệ bệnh cao hơn bình thường rất nhiều. ❖ Đại dịch hay toàn dịch (panzootic) Là thuật ngữ dùng chỉ dịch có tầm lây lan rất rộng với qui mô toàn cầu. 27
  22.  Nguy cơ là khả năng có thể mắc một bệnh nào đó, nguy cơ được định nghĩa là xác suất xuất hiện một biến cố có liên quan đến sức khỏe của mỗi cá thể hay quần thể  Yếu tố nguy cơ: bất kỳ một yếu tố nào, thuộc bản chất nào (vật lý, hóa học, sinh học, di truyền ) góp phần làm cho một cơ thể đang khỏe mạnh mà mắc bệnh.
  23.  Quần thể là tất cả những cá thể sống trong cùng một khu vực cụ thể trong một thời gian nhất định  Quần thể có nguy cơ là quần thể gồm những cá thể nhạy cảm với bệnh, nếu có mầm bệnh xuất hiện thì có thể sẽ xảy ra dịch bệnh tại quần thể đó  Quần thể có miễn dịch là quần thể mà phần lớn các cá thể trong đó có khả năng đề kháng lại bệnh
  24. 1. Những yếu tố cần thiết và cơ bản để bệnh phát sinh - Yếu tố gây bệnh hay tác nhân gây bệnh - Yếu tố bên trong (vật chủ) - Yếu tố bên ngoài (môi trường ngoại cảnh)
  25. Năm 1882, Koch định ra các nguyên lý cơ bản để xác định một tác nhân gây bệnh là nguyên nhân gây bệnh: - Tác nhân phải được tìm thấy trong các trường hợp bênh - Tác nhân này phải không tìm thấy ở trường hợp bệnh khác - Tác nhân này phải gây lại bệnh khi gây cảm nhiễm - Tác nhân này phải tìm thấy từ vật chủ khi gây cảm nhiễm
  26. Nguyên lý Koch Ưu điểm ➢ Chỉ hữu ích khi chỉ có một tác nhân gây bệnh chủ yếu và tác nhân đó có thể lây truyền. ➢ Xác định nguyên nhân làm lây lan bệnh ở từng cá thể. 32
  27. Nhược điểm ➢ Có nhiều bệnh truyền nhiễm chúng ta có thể tìm thấy nhiều tác nhân gây bệnh. ➢ Có nhiều bệnh mà tác nhân gây bệnh có thể tìm thấy ở những động vật khỏe mạnh. ➢ Không chú ý tới ảnh hưởng của các yếu tố môi trường. ➢ Quá nhấn mạnh biện pháp kỹ thuật trong thực nghiệm. 33
  28.  Bệnh được giải thích về lâm sàng và bệnh lý học  Bệnh ổn định và lặp lại  Bệnh mang tính đặc thù  Mối quan hệ giữa tác nhân gây bệnh và liều đáp ứng
  29. 1. Định nghĩa DTH mô tả là mô tả về bệnh những vấn đề liên quan đến sức khỏe đvts: - Bệnh gì xuất hiện - Phân bố, thời gian, không gian, các yếu tố khác - Diễn biến của bệnh
  30.  Nghiên cứu tương quan  Nghiên cứu mô tả ca bệnh, đợt bệnh, nhiều ca bệnh  Nghiên cứu ngang (điều tra)
  31. Nghiên các tương quan  Nghiên cứu hình thái bệnh trong quần thể, tìm mqh giữa các yếu tố nguy cơ và bệnh  Mô tả mqh của bệnh với những yếu tố như tuổi, giống loài, thời gian.  Nhằm so sánh tần số mắc bệnh của những nhóm loài khác nhau trong cùng thời gian hoặc cùng nhóm loài ở những thời điểm khác nhau
  32. Nghiên cứu mô tả ca bệnh, đợt bệnh, nhiều ca bệnh  Nghiên cứu mô tả chi tiết về nguyên nhân gây bệnh diễn biến của từng trường hợp bệnh hay một nhóm bệnh  PP này nhận biết được sự khác thường của bệnh, hình thành một giả thiết mới
  33. Nghiên cứu ngang  Nghiên cứu thực hiện trên những cá thể có mặt trong quần thể nghiên cứu có bệnh hay không có bệnh  Mục tiêu: là mô tả dịch tể học, nhằm tìm ra tần số mắc bệnh hoặc sự phân bố của một hiện tượng sức khỏe
  34.  Mô tả ca bệnh: là pp nghiên cứu cơ bản của DTH mô tả, dựa trên những cá thể thu thập từ cá thể  Mô tả những biểu hiện không bình thường hay hiếm thấy của bệnh thông thường  Mô tả trung thực những hiện tượng hay biểu hiện của bệnh, tránh đưa ra những nhận xét về nguyên nhân
  35.  Mô tả ca bệnh hay mô tả nhiều ca bệnh, mô tả vài trường hợp cùng mắc bệnh hay cùng một hiện tượng như nhau về sức khỏe  Ưu điểm: có giá trị hình thành giả thuyết về nguyên nhân gây bệnh chính xác hơn so với mô tả một trường hợp bệnh
  36.  Khảo sát chung là nghiên cứu mô tả áp dụng cho một quần thể với mục đích:  Cung cấp những dẫn liệu về lưu hành, tính phổ biến của bệnh như: tỉ lệ chết, tuổi mắc bệnh, giống, thời điểm, mùa vụ, các loại bệnh, tác nhân gây bệnh, phương thức nuôi, quy trình phòng bệnh, tính chất lây lan, mức độ trầm trọng của bệnh.
  37. 3.1 Khái niệm về số liệu và bảng số liệu: ❖ Số liệu: thông tin được thu trong quá trình điều tra và giám sát dịch tễ học, dưới dạng các biến số đơn lẽ - Số liệu định tính: tên vật nuôi, loài, thời gian, PCR - Số liệu định lượng: thời gian và khoảng cách ❖ Bảng số liệu: các số liệu đơn lẽ ở trên được tập hợp lại theo chuyên đề người nghiên cứu sắp xếp. Cấu trúc số liệu phải khoa học, hệ thống, là cơ sở để tra cứu, để tích lũy, phân tích, trao đổi.
  38.  Tỉ lệ bệnh: là số lượng cá thể bị bệnh (cùng một bệnh) trong quần thể tại một thời điểm nhất định
  39.  Xác định tỉ lệ nhiễm trong quần thể
  40.  Ta có công thức Trong đó P là tỷ lệ nhiễm theo mong muốn n là dung lượng mẫu lấy từ quần thể lớn z là giá trị phân phối chuẩn ở độ tin cây nhất định, chẳng hạn như z = 1,96 với độ tin cậy 95%, d là khoảng giới hạn cho phép ( ví dụ ước tính tỷ lệ nhiễm 20-30% thi d=0,3-0,2)/2=0.05)
  41. Tỷ lệ mắc bệnh (IR) - Cơ sở điều tra dịch tể học - Đánh giá khả năng gây bệnh trong một giai đoạn nhất định - Phải xác định cụ thể  Có 2 loại tỷ lệ mới bệnh: tỷ lệ mới bệnh tích lũy (cumulative incidence) và tốc độ mắc bệnh (incidence density rate)
  42.  Tỷ lệ mắc bệnh tích lũy (CI) là tỷ lệ giữa số cá thể mới mắc bệnh trong một khoảng thời gian nhất định và số cá thể khỏe có nguy cơ mắc bệnh trong quần thể ở đầu thời gian khảo sát.  CI là một đại lượng đặc trưng cho nguy cơ mắc bệnh của quần thể trong thời gian khảo sát.  Đây là đại lượng thường được dùng trong các nghiên cứu dịch tễ học phân tích.  CI có giá trị từ 0 đến 1
  43.  Tốc độ mắc bệnh (Incidence Density Rate: IR) là tỷ số giữa số ca bệnh mới của một quần thể có nguy cơ trong suốt một khoảng thời gian xác định và tổng số đơn vị thời gian có nguy cơ của tất cả những thú trong quần thể đó.
  44.  Các dạng tỷ lệ chết
  45. 1. Mục đích - Xác định bệnh và tác nhân gây bệnh - Xác định yếu tố nguy cơ - Đề xuất cách phòng trị
  46. - Mục đích tìm ra căn nguyên của bệnh - Xác định sự kết hợp giữa yếu tố nguy cơ và bệnh và so sánh tần xuất của bệnh ở hai nhóm tiếp xúc và không tiếp xúc - Các cá thể trong các nhóm nghiên cứu, cũng như các yếu tố nguy cơ cùng những thông tin khác đều được tiến hành trong thời điểm nghiên cứu - Bệnh được quan sát chỉ ở dạng tỉ lệ nhiễm, nghiên cứu được bố trí trong khoảng thời gian nhất định - Đôi khi xác định mqh bệnh và yếu tố nguy cơ không được mạnh (có thể nhiễm bệnh trước khi thả nuôi) - Chú ý khi bố trí khảo sát: pp lấy mẫu cần được chọn thích hợp
  47.  Là nghiên cứu thuần tập, trong đó người ta xác định nhóm cá thể, quần thể đưa vào khảo sát
  48.  Nghiên cứu tiên cứu: - chọn nhóm nghiên cứu có tiếp xúc với yếu tố nguy cơ - Theo dõi để đánh giá tỉ lệ mắc bệnh mới - Phân tích những sự kiện sẽ xảy ra trong tương lai để phát hiện bệnh ➢ Nghiên cứu hồi cứu - Tại thời điểm nghiên cứu: Bệnh đã xảy ra - Quan sát từ quá khứ đến nghiên cứu bắt đầu - Tìm hiểu yếu tố nguy cơ có liên quan như thế nào đến nhóm bệnh - So sánh nhóm không bị bệnh
  49.  Là nghiên cứu mà người ta chọn những cá thể có bệnh để khảo sát đồng thời với những cá thể không bệnh tương ứng
  50. 1. Nguy cơ tương đối (RR)
  51. 2. Tỷ số tốc độ mắc bệnh (IRR: incidence rate ratio)
  52. 3.Tỷ số chênh (odd ratio) Tỷ số chênh (OR) là tỷ số giữa chỉ số odd của nhóm thú phơi nhiễm và chỉ số odd của nhóm không phơi nhiễm. Ví dụ, trong một nhóm thú gồm n con trong đó có x con bệnh, chỉ số odd của bệnh trong nhóm là x/(n-x).