Bài giảng Giáo dục học đại cương - Phan Vũ Thiện

pdf 23 trang hapham 3260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Giáo dục học đại cương - Phan Vũ Thiện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_giao_duc_hoc_dai_cuong_phan_vu_thien.pdf

Nội dung text: Bài giảng Giáo dục học đại cương - Phan Vũ Thiện

  1. ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN : GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG (Hệ cao đẳng sư phạm đào tạo giáo viên THCS) Biên soạn­ sưu tầm: Giáo Sinh Phan Vũ Thiện Chương 1 : GIÁO DỤC HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC 1.1. Đối tượng và nhiệm vụ của giáo dục học (GDH) 1.1.1. Đối tượng của GDH ­ Đối tượng của một khoa học: Là một bộ phận trong thế giới khách quan mà khoa học đó nghiên cứu. Mỗi khoa học có một đối tượng riêng. ­ Đối tượng của GDH: có nhiều cách diễn đạt và thể hiện ở nhiều tài liệu GDH khác nhau, những cốt lõi thì đều thống nhất rằng : Quá trình giáo dục (nghĩa rộng) là đối tượng của GDH. 1.1.2. Nhiệm vụ của GDH ­ Giải thích nguồn gốc phát sinh & bản chất của hiện tượng GD. Tìm ra các quy luật chi phối Qúa trình giáo dục (QTGD), chi phối sự phát triển của hệ thống GD quốc dân nhằm tổ chức QTGD đạt chất lượng, hiệu quả cao. ­ Nghiên cứu mục tiêu chiến lược và xu thế phát triển của giáo dục – đào tạo trong mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử XH. ­ Nghiên cứu tìm tòi các phương pháp, phương tiện GD mới nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả GD & ĐT ­ Nghiên cứu xây dựng các lý thuyết GD mới và khả năng ứng dụng chúng vào thực tiễn. 1.2. Những khái niệm cơ bản của GDH 1.2.1. Giáo dục : (Được xem xét dưới nhiều phạm vi ­ cấp độ khác nhau) ­ Cấp độ 1(Nghĩa rộng nhất): GD với tư cách là quá trình (QT) xã hội hóa con người. Đó là QT hình thành nhân cách dưới ảnh hưởng của những tác động chủ quan và khách quan, có ý thức và không ý thức của cuộc sống, hoàn cảnh XH đối với cá nhân. ­ Cấp độ 2 (GD xã hội) : Là hoạt động có mục đích của XH với nhiều lực lượng GD tác động có kế hoạch, có hệ thống đến con người để hình thành những phẩm chất nhân cách cần thiết. ­ Cấp độ 3 (QTSP tổng thể ­ GD nhà trường): Là QT tác động có mục đích, kế hoạch, nội dung, PP của nhà GD (nhà trường) đến đối tượng GD (HS) nhằm hình thành những phẩm chất và năng lực cần thiết theo mục tiêu giáo dục. (bao gồm QTDH và QTGD – hẹp) – Đối tượng của GDH ­ Cấp độ 4 (GD nghĩa hẹp): Là QT bồi dưỡng để hình thành những phẩm chất đạo đức cụ thể, thông qua việc tổ chức cuộc sống, hoạt động và giao lưu. Tóm lại, GD được xem là khái niệm cơ bản nhất của GDH. + Về bản chất: GD là QT truyền đạt & tiếp thu những kinh nghiệm lịch sử XH của các thế hệ loài người. + Về hoạt động: GD là QT tác động đến các đối tượng để hình thành ở họ những phẩm chất và năng lực cần thiết. + Về phạm vi: bao hàm nhiều cấp độ khác nhau. Giữa các cấp độ đó có liên quan đến nhau, thậm chí bao hàm trong nhau, hòa quyện vào nhau. 1 G/sinh Phan Vũ Thiện
  2. 1.2.2. Dạy học (DH) DH là quá trình hoạt động chung giữa người dạy và người học (GV và HS), trong đó GV đóng vai trò chủ đạo, HS đóng vai trò chủ động nhằm thực hiện các nhiệm vụ DH. 1.2.3. Một số khái niệm khác ­ Giáo dưỡng: Bồi dưỡng về tri trức “Giáo dưỡng, QT & kết quả bồi dưỡng các kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo đã được hệ thống hóa thành học vấn, là con đường chủ yếu tiếp thu học vấn, giáo dưỡng là việc dạy học trong các trường học” (Từ điển GDH, Nxb từ điển bách khoa 2001) ­ Giáo dục lại: “Hoạt động GD nhằm thay đổi quan điểm, ý thức tư tưởng, nhận thức, thái độ, hành vi sai lệch với những chuẩn mực của XH để trở thành người tốt có nhân cách được XH chấp nhận” (Từ điển GDH) ­ Tự giáo dục: “Là QT tự mình tiến hành học tập, rèn luyện các phẩm chất đạo đức tốt đẹp và khắc phục những nét tính cách, thói quen không tốt một cách tự giác và có hệ thống” (từ điển GDH). ­ Giáo dục cộng đồng: “ Phương thức GD không chính quy do người dân trong cộng đồng (phường/ xã) tự tổ chức nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của những người không đủ điều kiện theo học các lớp chính quy (chức năng chủ yếu là thông tin, tư vấn, phổ cập những kiến thức thiết thực với từng đối tượng học)” (từ điển GDH). ­ Xã hội hóa GD “Là huy động mọi lực lượng cùng tham gia, phát triển sự nghiệp GD – ĐT, tham gia vào QTGD dưới sự quản lý của nhà nước” (P.GS. Đặng Quốc Bảo). ­ Xã hội học tập “là một XH ở đó ai cũng được học tập và tự học thường xuyên, suốt đời và ai cũng có trách nhiệm đối với việc học tập từ trong gia đình đến ngoài XH” (P.GS. Đặng Quốc Bảo). 1.3. Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt 1.3.1. Tại sao? ­ GD xuất hiện (ra đời) từ chính nhu cầu của XH loài người (lúc đầu là tự phát sau là tự giác). ­ Về cơ chế, hoạt động GD là hoạt động truyền đạt và lĩnh hội (thế hệ trước và thế hệ sau). Nhưng, GD đúng nghĩa của nó chỉ có ở XH loài người (ở đâu xuất hiện, có con người, ở đó có GD)­ tính phổ biến – tính vĩnh hằng. 1.3.2. Thể hiện thế nào? ­ Giáo dục thuộc hình thái ý thức XH, bản chất là sự tiếp thu và lĩnh hội kinh nghiệm của lịch sử XH loài người. + Mục đích GD do XH đặt ra và tổ chức thực hiện thông qua GD; + Phương tiện GD là kinh nghiệm XH đã được khái quát hóa thành các giá trị vật chất và tinh thần (nền văn hóa); + Người điều khiển QTGD là con người đại diện cho XH; + Kết quả GD do XH sử dụng ­ Trong mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử XH, GD đều mang những dấu ấn riêng. XH có giai cấp thì GD cũng mang tính giai cấp. ­ Mỗi quốc gia, vùng miền khác nhau, GD cũng mang những sắc thái khác nhau. 1.4. Chức năng của giáo dục 1.4.1. Chức năng văn hóa – tư tưởng Thực hiện việc nâng cao dân trí; bồi dưỡng nhân tài, hình thành hệ thống giá trị XH, xây dựng lối sống, đạo đức, thế giới quan, ý thức hệ và các chuẩn mực XH cho thế hệ trẻ. 2 G/sinh Phan Vũ Thiện
  3. 1.4.2. Chức năng kinh tế - sản xuất Tái sản xuất sức lao động thông qua công tác đào tạo nhân lực (nguồn lao động có trình độ) cho cho XH. Để thực hiện tốt chức năng này, công tác GD & ĐT cần quan tâm đến những vấn đề: ­ Gắn kết GD với sự phát triển kinh tế ­ XH trong từng giai đoạn phát triển của đất nước (đào tạo gắn với nhu cầu của XH) ­ Xây dựng hệ thống cơ cấu ngành nghề đào tạo phù hợp sự phát triển kinh tế ­ XH của đất nước, đáp ứng sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. ­ Quan tâm thích đáng đến việc đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy ở các trường dạy nghề, THCN, cao đẳng, đại học. ­ Đầu tư cơ sở vật chất trường học cả về số và chất đáp ứng nhiệm vụ đào tạo ở tất cả các cơ sở GD & ĐT. 1.4.3. Chức năng chính trị - XH ­ Trang bị cho thế hệ trẻ cũng như toàn XH lý tưởng phấn đấu vì một nước VN “Dân giàu, nước mạnh, XH công bằng, dân chủ, văn minh”; ­ Thông qua việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực để xóa đói giảm nghèo, tạo sự bình đẳng trong các tầng lớp dân cư; ­ Góp phần tạo ra đội ngũ cán bộ thực sự vì nước, vì dân. 1.5. Cấu trúc của quá trình giáo dục (QTSP tổng thể) 1.5.1. Cấu trúc ngoài: QTGD bao gồm hai thành phần QTDH và QTGD (hẹp). Mỗi quá trình bộ phận lại bao gồm các thành phần nhỏ hơn. ­ Dạy học bao gồm hai yếu tố là dạy và học. ­ GD (hẹp) bao gồm tác động GD, tiếp nhận GD, tự GD. 1.5.2. Cấu trúc trong Bao gồm các thành tố : Nhà giáo dục; đối tượng giáo dục; mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức và kết quả. Các thành tố trên có mối liên quan chặt chẽ với nhau, vận động và phát triển trong sự tương tác với môi trường tự nhiên và XH. 1.6. Một số đặc điểm của QTDH và QTGD (hẹp): Tự nghiên cứu 1.7. Các phân ngành của GDH (cấu trúc của GDH) 1.7.1. Giáo dục học đại cương 1.7.2. Giáo dục học chuyên ngành ­ Giáo dục học bộ môn (phương pháp dạy học bộ môn); ­ Giáo dục học trẻ khuyết tật (giáo dục đặc biệt); ­ GDH mầm non, trung học, nghề nghiệp, người lớn, quân sự, y học, TDTT, công tác quần chúng, 1.8. Quan hệ giữa GDH với các ngành khoa học khác. 1.9. Các phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục 1.9.1. Một số khái niệm ­ Khoa học (KH) + Tiếp cận nội dung: KH là hệ thống tri thức về thế giới khách quan (TN, XH, TD). + Tiếp cận nhận thức: KH là 1 quá trình nhận thức (tìm tòi, phát hiện những quy luật của TGKQ). + Tiếp cận hoạt động: KH là 1 dạng hoạt động đặc thù của con người nhằm nhận thức về thế giới. + Tiếp cận khác: KH là sự sắp xếp hợp lý, lôgic theo trật tự (nếp sống khoa học) 3 G/sinh Phan Vũ Thiện
  4. - Nghiên cứu khoa học (NCKH) + NCKH là quá trình nhận thức hướng vào việc khám phá những thuộc tính bản chất của sự vật hiện tượng trong TGKQ nhằm phát triển nhận thức khoa học về thế giới./ + Mục đích của NCKH: Nhận thức; Sáng tạo; Kinh tế; Văn hóa, văn minh. + Chức năng của NCKH Mô tả, giải thích, tiên đoán, sáng tạo (giải pháp). + Đặc điểm NCKH: mới mẻ; chính xác; khách quan; kế thừa; cá nhân; phức tạp, khó khăn; hiệu quả; mạo hiểm và kinh tế. “NCKH là làm những gì người ta vẫn làm nhưng phải nghĩ những gì người ta chưa nghĩ” + Các loại hình NCKH : Nghiên cứu cơ bản; Nghiên cứu ứng dụng; Nghiên cứu triển khai. - Nghiên cứu khoa học giáo dục (NCKHGD) Đó là NCKH trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo nhằm: + Góp phần xây dựng hệ thống lý luận của KHGD; + Góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng GD – ĐT; + Góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực cho người nghiên cứu; + Góp phần làm cơ sở cho việc hoạch định các chính sách GD. - Đề tài nghiên cứu trong giáo dục + Là vấn đề trong GD chưa được giải quyết hoặc giải quyết chưa thấu đáo đòi hỏi nhà nghiên cứu phải vận dụng các PP để nghiên cứu giải quyết./ + Các loại đề tài: * Dựa theo loại hình có :Nghiên cứu cơ bản; nghiên cứu ứng dụng; nghiên cứu triển khai; nghiên cứu dự báo. * Theo tính chất có: Đề tài lý thuyết; đề tài thực nghiệm; đề tài kết hợp. * Theo cấp quản lý: Đề tài cấp cơ sở; cấp tỉnh; cấp ngành; cấp nhà nước. * Theo trình độ đào tạo: tiểu luận; khóa luận; luận văn; luận án. + Yêu cầu của một đề tài: * Có tính cấp thiết trong thời điểm nghiên cứu. * Có yếu tố mới về lý luận hoặc thực tiễn. + Phương pháp phát hiện vấn đề: * Quan sát những tranh luận, bất đồng về vấn đề nào đó; * Đọc các tài liệu tìm ra chỗ chưa giải quyết thỏa đáng; * Từ những vướng mắc trong thực tiễn cần tìm cách giải quyết + Căn cứ để lựa chọn đề tài * Khách quan: Có địa bàn, tài liệu, người hướng dẫn; * Chủ quan: Có kiến thức và có hứng thú về vấn đề nghiên cứu. + Diễn đạt tên đề tài: Ngắn, rõ, chính xác, dễ hiểu, bao quát được đối tượng, mức độ, nội dung và phạm vi nghiên cứu. BT: Nhận xét về các tên đề tài sau: (1): “Nghiên cứu hứng thú học của học sinh” (2) “Nghiên cứu để đề xuất một số cách thức để tổ chức các hoạt động ngoại khóa ở trường CĐSP nhằm phát triển lòng yêu nghề cho học sinh – sinhh viên ở trường CĐSP” (3): Hứng thú học môn tiếng Anh của sinh viên các lớp không chuyên ngành Tiếng Anh ở trường CĐSP BR ­ VT. (4): Quan niệm về tình bạn, tình yêu của sinh viên CĐSP năm thứ nhất Trường CĐSP BR – VT. 4 G/sinh Phan Vũ Thiện
  5. 1.9.2. Các giai đoạn cơ bản của quá trình thực hiện một đề tài NCKH B1. Chuẩn bị nghiên cứu: ­ Xác định tên đề tài : (xem phần trước) Ex:“Một số biện pháp hình thành kỹ năng tự học cho SV CĐSP trong quá trình dạy học GDH” ­ Xây dựng đề cương nghiên cứu:(khái quát, chi tiết) Đề cương nghiên cứu : (1) Lý do chọn đề tài : (Tính cấp thiết của vấn đề NC) + Cơ sở lý luận; + Cơ sở thực tiễn. (2) Mục đích nghiên cứu : (Để làm gì?) (3) Khách thể & đối tượng nghiên cứu : + Khách thể NC: Là một bộ phận trong TGKQ mà đề tài quan tâm đến. Nó thể hiện giới hạn mà đề tài không được phép vượt qua. Nó chứa đựng đối tượng nghiên cứu của đề tài. + Đối tượng NC: Là một phần trong khách thể mà tác giả đi sâu nghiên cứu. Cái mà tác giả muốn làm rõ bản chất, quy luật, cải tạo nó. (4) Giả thuyết khoa học (giả thuyết nghiên cứu) Xây dựng mô hình giả định, dự báo về bản chất, sự vận động của đối tượng nghiên cứu. (5) Nhiệm vụ nghiên cứu Cụ thể hóa mục tiêu thành chương mục. + Xây dựng cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. + Phân tích làm rõ bản chất và quy luật của đối tượng (thực trạng) + Xây dựng, đề xuất các giải pháp, thực nghiệm (6) Giới hạn nghiên cứu (Phạm vi nghiên cứu) Là phạm vi đề tài được thực hiện : Về không gian, thời gian, nội dung, đối tượng khảo sát. (7) Các phương pháp nghiên cứu Nêu những PP sẽ sử dụng. Mỗi PP nêu rõ mục đích sử dụng, cách thức tiến hành. Chỉ ra PP nào là chủ yếu. (8) Đóng góp mới của đề tài (9) Cấu trúc của công trình : Thường có 3 phần (mở đầu, nội dung, kết luận). (10) Danh mục tài liệu tham khảo . (11) Kế hoạch & nguồn lực để thực hiện công trình. ­ Xây dựng kế hoạch nghiên cứu. Định ra tiến trình, thời gian, nhân lực hoàn thành từng công việc, có thể tóm tắt qua bảng dưới đây: TT Nội dung công việc Thời gian hoàn Sản phẩm phải có Người thực thành hiện 1 Chọn đề tài . Tên đề tài cụ thể 2 Xây dựng đề cương . Bản đề cương chi tiết . Thu thập tư liệu ­ Chuẩn bị các điều kiện vật chất và kỹ thuật cho việc nghiên cứu: Giấy in phiếu điều tra; máy ghi âm, ghi hình; 5 G/sinh Phan Vũ Thiện
  6. B2. Thu thập tư liệu (thông tin) ­ Tư liệu về lý luận : Làm thư mục; phâm loại thư mục; đọc sách, báo, tạp chí, để tìm hiểu vấn đề một cách hệ thống (chú ý lựa chọn các sách cơ bản có thể đại diện cho các trường phái. ­ Tư liệu về thực tiễn : Qua khảo sát thực tế; thực nghiệm; B.3. Xử lý tài liệu: Sàng lọc, phân loại, phân tích, B.4. Viết công trình Viết nháp, chỉnh sửa, xin ý kiến chuyên gia, chỉnh sửa, bản chính, nhân bản, viết tóm tắt, B.5. Bảo vệ, nghiệm thu, công bố k.quả nghiên cứu. ­ Viết tóm tắt công trình; ­ Trình bày kết quả nghiên cứu tại hội đồng nghiệm thu ­ Đánh giá công trình: + Có tính cấp thiết đối với nhu cầu về lý luận hoặc thực tiễn hay không? + Mức độ sáng tạo, những đóng góp mới của đề tài (lý luận , thực tiễn) + Tính chính xác và độ tin cậy của các kết quả nghiên cứu; + Khả năng ứng dụng và phát triển của vấn đề. 1.9.3. Các phương pháp NCKH a) Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết ­ Đó là PP dùng để thu thập thông tin từ các nguồn tư liệu khác nhau nhằm xây dựng các mô hình lý thuyết hay thực nghiệm ban đầu. ­ Gồm các PP cụ thể: + Phân tích – tổng hợp lý thuyết; + Phân loại, hệ thống hóa lý thuyết; + Mô hình hóa, sơ đồ hóa; + Xây dựng và chứng minh giả thuyết; + Nghiên cứu lịch sử. / b). Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn ­ Phương pháp quan sát + Là PP thu thập thông tin bằng cách tri giác đối tượng và các nhân tố có liên quan. + Có nhiều cách quan sát : Trực tiếp – gián tiếp; ­ Phương pháp điều tra + Là PP khảo sát 1 nhóm đối tượng trên 1 diện rộng nhất định nhằm phát hiện những vấn đề liên quan. + Có nhiều loại điều tra. * Đàm thoại (phỏng vấn) * Điều tra bằng phiếu hỏi (Anket). Với 2 loại câu hỏi (đóng và mở) BT: Xây dựng một bảng hỏi (10 câu) trong đó có câu hỏi đóng và mở để tìm hiểu thái độ nghề nghiệp của SV. c) Các PP khác : Thống kê toán học; Thực nghiệm; Thử nghiệm; Xã hội học, Tổng kết kinh nghiệm, 1.9.4. Định hướng phát triển GDH ở nước ta ­ Nhiệm vụ chung: GDH phải nhằm thúc đẩy sự phát triển của GD trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước ­ Nhiệm vụ cụ thể: 6 G/sinh Phan Vũ Thiện
  7. + Tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện các vấn đề về PP luận khoa học GD, đảm bảo cho các công trình nghiên cứu đều có khả năng tiếp cận với xu thế phát triển chung của lý luận và thực tiễn GD trong nước cũng như hòa nhập với thế giới. + Tiếp tục nghiên cứu cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về các phương thức GD, các giải pháp nhằm đảm bảo cho “phát triển GD & ĐT gắn với nhu cầu phát triển kinh tế ­ XH, những tiến bộ khoa học – công nghệ và củng cố quốc phòng – an ninh”. Ex: Cơ sở lý luận của việc đổi mới nội dung chương trình GD; giải pháp nâng cao chất lượng GD, đổi mới công tác kiểm tra đánh giá; vấn đề xây dựng trường đại học đẳng cấp quốc tế; Ứng dụng CNTT vào đổi mới PPDH; Vấn đề đào tạo theo tín chỉ, theo nhu cầu của XH; + Nghiên cứu, phát hiện những nhân tố mới trong GD, tổng kết kinh nghiệm & khái quát thành lý luận. Câu hỏi 1. Đối tượng của GDH là gì? Nó khác gì với đối tượng của khoa học nói chung? 2. Trình bày mối quan hệ giữa GD (rộng), GD (hẹp) và dạy học; GD và tự giáo dục. 3. Tại sao nói GD là một hiện tượng XH đặc biệt? 4. Trình bày các bước tiến hành nghiên cứu một đề tài KHGD. 5. Trình bày các PP nghiên cứu KHGD. Bài tập 1/ Xây dựng một bảng hỏi (10 câu) trong đó có câu hỏi đóng và mở để tìm hiểu thái độ học tập của SV Cao đẳng sư phạm BR ­ VT. 2/ Tự chọn một đề tài và xây dựng đề cương nghiên cứu cho đề tài đó. Chương 2: GIÁO DỤC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH 2.1. Một số khái niệm 2.1.1. Con người Có nhiều quan niệm khác nhau: ­ Quan niệm duy tâm: Con người như “một tồn tại thần bí”. Đây là quan niệm có nguồn gốc từ rất xưa, khi khoa học kỹ thuật và trình độ con người còn hạn chế nhiều. Theo quan niệm này, trong mỗi con người tồn tại thì còn có một con người “thần linh” nào đó. Tuy ta không nhìn thấy nó nhưng nó lại có một sức mạnh tuyệt đối. Nó có thể giải quyết mọi vấn đề. Con người là có số phận, số phận của con người là do đấng tối cao (con người thân linh) quyết định. Đây là nguồn gốc của niềm tin tôn giáo. Quan niệm con người như vậy đúng hay sai? Quan niệm này, ngày nay còn tồn tại hay không? Mức độ, tính chất thế nào? Thực tế hiện nay, việc đi lễ chùa, cúng phật tại sao vẫn tồn tại, thậm chí ngày càng nhiều hơn? ­ Quan niệm “con người bản năng”­ coi con người chỉ là một tồn tại sinh vật không hơn không kém (cũng sinh ra, ăn, uống, sinh sản, chết, ). Quan niệm này đã đánh đồng bản năng sinh tồn của con người với bản năng của động vật. Đây cũng là một quan niệm sai lầm mà hậu quả của nó là dẫn đến lối sống tự do, tùy tiện, tha hóa và thực dụng. Tiêu biểu cho quan niệm này là nhà Phân tâm học Phrơt (1856 – 1939), người Áo. 7 G/sinh Phan Vũ Thiện
  8. Thực tế con người có bản năng hay không? Bản năng của con người có khác gì bản năng của động vật? ­ Với sự phát triển của khoa học – công nghệ, khái niệm “con người kỹ thuật”, người máy ngày càng tinh vi “biết suy nghĩ” “biết biểu cảm”, ­ Quan niệm của K. Marx về con người “ Bản chất con người không phải là cái gì trừu tượng, vốn có của mỗi cá nhân riêng biệt, trong tính hiện thực của nó bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội” Con người vừa là sản phẩm của tự nhiên vừa là sản phẩm của xã hội. Con người là chủ thể của lịch sử, của mọi giá trị, của mọi nền văn minh. Con người sáng tạo ra bản thân mình thông qua việc sáng tạo ra các sản phẩm XH. 2.1.2. Nhân cách ­ “Tổ hợp những thuộc tính tâm lý của một con người, hợp thành hai mặt thống nhất là phẩm chất (đức) và năng lực (tài)” (Từ điển GDH) ­ “Nhân cách là tổ hợp những thái độ, những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý riêng trong quan hệ hành động của từng người đối với tự nhiên, XH và bản thân” (Phạm Minh Hạc) ­ “Nhân cách là một con người cụ thể đã phát triển và định hình về mặt XH, đã trở thành một chủ thể xã hội” (Thái Duy Tuyên) Như vậy, nói đến nhân cách là nói đến giá trị về mặt XH của một con người cụ thể đang sống, và hoạt động như là một chủ thể tích cực. 2.1.3. Sự phát triển nhân cách ­ Phát triển là một quá trình biến đổi tổng thể các đặc điểm về lượng và chất của một sự vật hiện tượng. ­ Phát triển nhân cách là quá trình biến đổi tổng thể các đặc điểm về thể chất, tâm lý và xã hội: Về thể chất là sự tăng trưởng về chiều cao, cân nặng, các chức năng của hệ thần kinh và các giác quan; về tâm lý đó là những biến đổi trong các quá trình nhận thức, tình cảm, ý chí, nhu cầu, xu hướng, lý tưởng, ; về mặt XH đó là sự tích cực tham gia vào các hoạt động và cách cư xử với những người xung quanh. Vậy, con người khi sinh ra đã là một nhân cách chưa? Nhân cách người này có giống người kia không? Tại sao? 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách 2.2.1. Di truyền ­ Di truyền là sự tái tạo lại ở thế hệ sau những đặc điểm sinh học giống với thế hệ trước, nhờ vậy mà duy trì được giống nòi từ đời này qua đời khác. (Những đặc điểm này được mã hóa trong gen). Đó là các đặc điểm như màu da, màu tóc, đặc điểm về giải phẫu sinh lý, về đặc điểm hoạt động của hệ thần kinh, thể tạng. ­ Vai trò của di truyền + Trước hết di truyền tạo ra sức sống trong bản chất tự nhiên của con người (“Cái trời phú”). Nó tạo khả năng cho người đó hoạt động có kết quả trong một số lĩnh vực nhất định. Nó giúp con người có thể thích nghi với những biến đổi của môi trường. + Các đặc điểm di truyền là tiền đề vật chất cần thiết (không thể thiếu) cho sự phát triển nhân cách. Tuy nhiên nó chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ cho sự phát triển nhân cách. Vì nó còn phụ thuộc vào các nhân tố khác. Bản thân nó không chứa sẵn bất kỳ một đặc điểm tâm lý – nhân cách nào. 8 G/sinh Phan Vũ Thiện
  9. Ex: 2 trẻ sinh đôi cùng trứng. ­ Quan niệm sai lầm về vai trò của di truyền: + Tuyệt đối hóa vai trò của di truyền (thuyết phân biệt chủng tộc); + Xem nhẹ yếu tố di truyền : thuyết môi trường vạn năng. ­ Lưu ý : Đánh giá đúng đắn vai trò của nhân tố di truyền. Sớm phát hiện những trẻ có tố chất bẩm sinh để có những tác động thích hợp, tạo điều kiện cho các tố chất bẩm sinh có cơ hội, môi trường thuận lợi để phát triển. 2.2.2. Môi trường đối với phát triển nhân cách ­ Môi trường là hệ thống phức tạp các hoàn cảnh, các điều kiện tự nhiên và xã hội xung quanh trẻ. Có môi trường tự nhiên (đất đai, khí hậu, ), môi trường XH (Kinh tế, chính trị, sinhh hoạt XH, văn hóa, ); có môi trường lớn, môi trường nhỏ. ­ Vai trò: + Sự phát triển nhân cách chỉ có thể diễn ra trong môi trường nhất định (nếu không có XH loài người thì những tư chất có tính người cũng không thể phát triển thành con người thực sự được) + Môi trường góp phần tạo nên mục đích, động cơ, phương tiện và điều kiện cho hoạt động của mỗi cá nhân. Nhờ đó mà con người chiếm lĩnh được những kinh nghiệm của XH loài người, chuyển thành kinh nghiệm của cá nhân. + Tính chất, mức độ ảnh hưởng của môi trường đến từng cá nhân tùy thuộc vào lập trường, quan điểm, thái độ của mỗi cá nhân. Môi trường tác động đến dưới 2 góc độ (tích cực và tiêu cực). “Hoàn cảnh đã sáng tạo ra con người, trong chừng mực mà con người đã sáng tạo ra hoàn cảnh” (K. Marx) “Dân tộc ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch và chính Người lại làm rạng rỡ dân tộc ta, rạng rỡ non sông đất nước ta” (Lê Duẩn) ­ Thực tế còn có sự nhận thức sai lầm về vai trò của môi trường đối với sự phát triển nhân cách: + Tuyệt đối hóa nhân tố môi trường (thuyết môi trường định mệnh). Quan niệm này đã làm thui chột ý chí, sức mạnh của con người, bị động trước hoàn cảnh, ỷ lại hoàn cảnh. “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”, “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. + Quá xem nhẹ tác động của môi trường “di truyền định mệnh” dẫn đến không quan tâm đến cải tạo môi trường sống hoặc thuyết “giáo dục vạn năng” ­ KLSP: Có cách nhìn đúng đắn về vai trò của nhân tố môi trường đối với sự phát triển nhân cách. + Trong công tác giáo dục cần chủ động tạo ra môi trường lành mạnh. + Giáo dục cho HS ý thức khắc phục khó khăn để vươn lên. 2.2.3.Giáo dục và sự phát triển nhân cách ­ GD là một quá trình tác động có mục đích, có nội dung, PP của nhà GD & đối tượng GD nhằm hình thành ở đối tượng GD những phẩm chất, năng lực cần thiết. ­ Khi nhận định về GD, ngay từ thời cổ xưa, Khổng Tử đã quan niệm rằng “Hữu giáo vô loại”; “Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri đạo”. “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên” (Hồ Chủ tịch) ­ GD có vai trò chủ đạo cho sự phát triển nhân cách, thể hiện: + GD không chỉ vạch ra chiều hướng cho sự phát triển nhân cách mà còn tổ chức dẫn dắt hình thành và và phát triển nhân cách, đặc biệt ở trẻ nhỏ. 9 G/sinh Phan Vũ Thiện
  10. + GD có thể mang lại những tiến bộ cho cá nhân mà các nhân tố khác khó có được, có thể làm tăng nhanh sự phát triển. Ex; một đứa trẻ bình thường 3 tuổi có thể nói được nhưng nếu không học thì không thể đọc và viết được. + GD cũng có thể bù đắp những khiếm khuyết của trẻ do bệnh tật gây ra. Ex: Với những PP đặc biệt, trẻ mù có đọc chữ nổi, trẻ điếc có thể hòa nhập được, + GD có thể uốn nắn những sai lầm, những phẩm chất nhân cách xấu được hình thành bởi những nhân tố khác (GD lại) + GD có thể đón trước sự phát triển, định hướng cho sự phát triển của trẻ, tạo đ/k cho trẻ phát triển nhanh hơn (Lớp năng khiếu) ­ Những quan niệm sai lầm: + Tuyệt đối hóa vai trò của GD (GD vạn năng), phủ nhận hoặc xem nhẹ các yếu tố khác. + Coi nhẹ vai trò của GD mà cho rằng : “cha mẹ sinh con, trời sinh tính”, để trẻ phát triển một cách tự do mà không đưa vào khuôn phép. ­ KLSP(Làm thế nào để phát huy được vai trò của nhân tố GD?) + GD phải định hướng, đi trước sự phát triển; + Nội dung, PP GD phải hiện đại, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ; + GD cho các em có ý thức tự rèn luyện’; “Muốn có trò giỏi phải có thầy giỏi, nhưng có thầy giỏi chưa chắc đã có trò giỏi” Liên hệ thực tế : vấn đề nâng cao chất lượng GD hiện nay, vấn đề trường chuyên, lớp chọn; vấn đề đổi mới nội dung PP trong GD ở các cấp học. Trên đây chúng ta vừa thấy được vai trò của các nhân tố di truyền, môi trường sống và Gd đối với sự phát triển nhân cách. Vấn đề đặt ra là một đứa trẻ sinh ra bình thường về mặt di truyền, sống trong điều kiện tốt, được mọi người quan tâm, giáo dục liệu có chắc chắn sau này đứa trẻ đó trở thành người tốt và có ích cho XH hay không? 2.2.4. Hoạt động của cá nhân đối với sự phát triển nhân cách ­ Hoạt động của cá nhân chính là nhân tố quyết định trực tiếp đến sự phát triển nhân cách của mỗi con người. ­ KLSP: Tổ chức cho trẻ tham gia vào nhiều loại hình hoạt động đa dạng phù hợp với đặc điểm từng lứa tuổi; trong quá trình hoạt động cần xác định rõ mục đích, phương thức hoạt động. Tóm lại, có nhiều nhân tố tác động đến sự phát triển nhân cách. Mỗi nhân tố đều có vị trí, vai trò nhất định. Trong công tác GD cần đánh giá đúng đắn vai trò của mỗi nhân tố, biết phát huy tối đa ảnh hưởng tích cực của mỗi nhân tố, đặc biệt là việc GD ý thức tự giác rèn luyện của mỗi HS. Đối với con người Việt Nam, trong nhân cách của họ có đặc trưng gì? Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta cần phát huy những đặc trưng đó thế nào? 2.3. Nhân cách con người Việt Nam truyền thống và hiện đại 2.3.1. Con người Việt Nam truyền thống ­ Lòng yêu nước; ­ Tinh thần đoàn kết; ­ Lòng nhân ái; ­ Hiếu học. Phân tích: Cơ sở hình thành; biểu hiện của những đặc điểm trên ở nhân cách con người VN. Làm thế nào để phát huy những giấ trị nhân cách truyền thống của con người VN 10 G/sinh Phan Vũ Thiện
  11. trong thời đại ngày nay? (Tham khảo tài liệu “những vấn đề chung của GDH” tác giả Thái Duy Tuyên) Ngoài những đặc điểm trên, nói đến con người VN truyền thống chúng ta còn nhắc đến những đặc điểm gì nữa? (Cần cù, chịu khó; tiết kiệm, giản dị; sáng tạo, linh hoạt; tự lập, tự cường; dũng cảm, bất khuất; mềm dẻo, lạc quan, yêu đời, ) Bên cạnh những đặc điểm tốt ở trên, nhân cách con người VN truyền thống còn bộc lộ những gì không còn phù hợp với thời kỳ CNH – HĐH đất nước hiện nay? Đó là: thói quen làm ăn nhỏ, manh mún, thiếu tầm nhìn xa “ăn xổi” (Phá lúa trồng cam, rồi lại phá cam trồng lúa, ); tâm lý bình quân chủ nghĩa theo kiểu cào bằng; tác phong nông nghiệp, mạnh ai người đó làm, ý thức phục tùng kỷ luật (luật pháp) kém; khả năng hạch toán kinh tế kém. 2.3.2. Con người VN hiện đại Trước hết cần xác định con người VN hiện đại (thời đại ngày nay) được đánh dấu khi cả nước thống nhất bước vào thời kỳ quá độ đi lên CNXH, đặc biệt là từ khi đất nước thực hiện công cuộc đổi mới (1986). Trong thời đại ngày nay, nhân cách con người VN có những đặc điểm gì? Những giá trị truyền thống của con người VN được phát huy và phát triển thế nào? Trước những yêu cầu của thời kỳ mới, nhân cách con người VN còn bộc lộ những hạn chế gì? Tại sao? Cách khắc phục thế nào? ­ Lòng yêu nước, Nếu trước đây, lòng yêu nước được tập trung thể hiện qua tinh thần anh dũng trong các cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm, thì ngày nay tinh thần yêu nước được thể hiện trước hết ở việc nỗ lực thực hiện lý tưởng “dân giàu, nước mạnh, XH công bằng, dân chủ, văn minh”. ­ Tinh thần đoàn kết Nếu trước đây, tinh thần đoàn kết thường được thể hiện trong việc chống thiên nhiên, chống giặc ngoại xâm thì tinh thần đó ngày nay phải được phát huy trong việc chung tay xây dựng đất nước, thực hiện lý tưởng “dân giàu, nước mạnh, XH công bằng, dân chủ, văn minh”. ­ Về lòng nhân ái trong con người VN vẫn được phát huy trong thời kỳ đổi mới. Biểu hiện qua việc thực hiện các phong trào “tương thân, tương ái” “Là lành đùm lá rách” (giúp nhau trong hoạn nạn, rủi ro vì các nguyên nhân khác nhau) ­ Về tinh thần hiếu học, nhìn chung vẫn được kế thừa và phát huy ở mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là tuổi trẻ trước những đòi hỏi của nền kinh tế tri thức, với tinh thần “học để lập thân, lập nghiệp”. Nhiều HS – Sv đạt được các giải cao tại các sân chơi trí tuệ trong nước và quốc tế. Tóm lại, nhìn chung những giá trị truyền thống của nhân cách con người VN vẫn được gìn giữ và phát huy trong thời kỳ mới, tuy nhiên trước những ảnh hưởng từ mặt trái của thời kỳ mở cửa, của nền kinh tế thị trường đã làm nảy sinh những biểu hiện đáng quan ngại như: tư tưởng hưởng thụ, thực dụng; tệ tham nhũng diễn biến ngày càng phức tạp, tinh vi; các tệ nạn XH như ma túy, mại dâm, đang lan rộng nhanh chóng; 11 G/sinh Phan Vũ Thiện
  12. Câu hỏi 1/. Phân biệt các khái niệm : Con người, nhân cách và phát triển nhân cách. 2/. Bằng hiểu biết của mình hãy chứng minh nhận định sau: Nhân cách con người không phải sinh ra đã có. Nó được hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động của mỗi con người dưới ảnh hưởng của nhiều nhân tố. 3/. Bằng tri thức đã học hãy đánh giá các quan niệm sau: ­ “Con nhà tông chẳng giống lông cũng giống cánh” ­ “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” ­ “Trẻ em như tờ giấy trắng, nhà giáo dục muốn vẽ lên đó cái gì là tùy nhà giáo dục” Thảo luận Những biểu hiện đặc trưng trong nhân cách của sinh viên Việt Nam hiện nay. Chương 3 MỤC ĐÍCH, NGUYÊN LÝ GIÁO DỤC VÀ HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN 3.1. Mục đích giáo dục – vấn đề cơ bản của giáo dục học 3.1.1. Khái niệm về mục đích, mục tiêu giáo dục ­ Mục đích giáo dục (MĐGD) + Mục đích : * “Nơi mình hướng về để mình làm” (Vũ Chất: Từ điển Tiếng Việt dành cho HS) + Mục đích giáo dục * “MĐGD chủ yếu nói về sự hướng tới, nơi muốn đến, kết quả mong muốn đạt được” (Từ điển GDH) * MĐGD là kết quả cuối cùng mà QTGD mong muốn đạt được. Với cách hiểu như trên, MĐGD có những đặc điểm : Có tính định hướng, tính lý tưởng; Khó xác định thời gian để đạt được; Thể hiện tính khái quát của vấn đề; Khó đo được kết quả tại một thời điểm nhất định; Cấu trúc phức tạp được tạo thành do nhiều mục tiêu hợp lại. ­ Mục tiêu giáo dục, là những dự kiến về kết quả đạt được trong một thời gian nhất định của QTGD. Có tính cụ thể với hành động và phương tiện xác định; Thời gian thực hiện ngắn, xác định; Thể hiện tính xác định của vấn đề; Có thể đo được kết quả tại một thời điểm nhất định; Là một bộ phận của mục đích (mục tiêu hướng đến mục đích) ­ Các loại mục đích, mục tiêu giáo dục: + Mục đích, mục tiêu hệ thống (tầm vĩ mô), các nhà quản lý thường quan tâm đến loại này. + Mục đích, mục tiêu nhân cách (mô hình nhân cách mà giáo dục cần đạt được). 3.1.2. Ý nghĩa của việc xác định mục đích, mục tiêu giáo dục ­ MĐGD là một phạm trù cơ bản của GDH. Nó có tác dụng định hướng cho toàn bộ công tác nghiên cứu lý luận & các hoạt động thực tiễn GD. 12 G/sinh Phan Vũ Thiện
  13. ­ MĐGD quy định tính chất, phương hướng, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức QTGD, quy định tiêu chuẩn kiểm tra, đánh giá kết quả của QTGD. ­ MĐGD, mục tiêu giáo dục vừa định hướng cho người dạy vừa định hướng cho người học. 3.2. Mục đích, mục tiêu giáo dục của nước ta 3.2.1. Trước cách mạng tháng Tám Dưới chế độ phong kiến, mục đích GD VN chịu ảnh hưởng nhiều của tam giáo (Nho, phật, Lão) giáo, nhưng Nho giáo có ảnh hưởng nhiều nhất. Mục đích GD thời kỳ này chủ yếu là hình thành phẩm chất người “quân tử”, với những đặc trưng cơ bản: Trung với vua, hiếu với cha mẹ; biết tu thân tích đức, không màng danh lợi, biết an phận; coi đạo lý làm đầu, sống theo lý tưởng nhân nghĩa, yêu thương người khác, 3.2.2. Từ Cách mạng tháng Tám đến nay ­ Ngay sau khi đất nước được độc lập, chúng ta đã chủ trương xây dựng nền GD của một nước độc lập, đào tạo thế hệ trẻ thành những người công dân hữu ích cho đất nước. ­ Năm 1950, chúng ta tiến hành cải cách giáo dục (CCGD) lần I, với mục tiêu GD thế hệ trẻ thành những người công dân trung thành với Tổ quốc, có năng lực và phẩm chất phục vụ đất nước. ­ Năm 1956, chúng ta tiến hành CCGD lần II, với mục tiêu GD là đào tạo, bồi dưỡng thế hệ thanh thiếu niên trở thành những người phát triển về mọi mặt, những công dân tốt, trung thành với Tổ quốc, những người lao động tốt, cán bộ tốt của nước nhà, có tài, có đức để phát triển chế độ dân chủ nhân dân tiến lên xây dựng CNXH ở nước ta, đồng thời để thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ ­ Năm 1979 (chính thức 1981), chúng ta tiến hành CCGD lần III, với mục tiêu đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ lao động mới có đạo đức, có kiến thức khoa học và kỹ thuật, có kỹ năng, có sức khỏe. ­ Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước : + Mục đích tổng quát (mục đích hệ thống), tầm vĩ mô: “Nhà nước phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” (Điều 55, Hiến phát nước CH XHCN VN , 1992) Nâng cao dân trí; Đào tạo nhân lực; Bồi dưỡng nhân tài. + Mục tiêu nhân cách: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người VN phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của người công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (Điều 2, Luật GD 2005) * Mục tiêu GD mầm non (Điều 22, Luật GD 2005); * Mục tiêu GD phổ thông (Điều 27, Luật GD 2005); * Mục tiêu GD nghề nghiệp (Điều 33, Luật GD 2005); * Mục tiêu GD đại học (Điều 39, Luật GD 2005); 13 G/sinh Phan Vũ Thiện
  14. 3.3. Các nhiệm vụ giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục 3.3.1. Trí dục ­ Trang bị cho HS hệ thống tri thức về tự nhiên, XH và con người để hình thành thế giới quan khoa học; ­ Phát triển khả năng nhận thức, hình thành kỹ năng học (cách học), kỹ năng vận dụng tri thức vào giải quyết những nhiệm vụ trong nhận thức, học tập và cuộc sống liên quan đến các em. ­ Hình thành kỹ năng làm việc độc lập, nhu cầu, hứng thú học tập và khả năng làm việc nhóm một cách hiệu quả; ­ Rèn luyện những thói quen, tác phong làm việc khoa học, biết tự kiểm tra và đánh giá khả năng của bản thân. 3.3.2. Đức dục (GD đạo đức) có nhiệm vụ làm cho HS: ­ Có ý thức chấp hành luật pháp, nội quy, quy chế của nhà trường; ­ Thấm nhuần các chuẩn mực & quy tắc đạo đức theo quy định của XH trong ý thức, tình cảm và thói quen hành vi, trong học tập, lao động, sinh hoạt, ở gia đình, nhà trường và XH; hình thành lối sống mới mang bản sắc, truyền thống của dân tôc. ­ Tích cực tham gia vào các hoạt động XH phù hợp với lứa tuổi và điều kiện của bản thân. ­ Có ý thức và kiên quyết đấu tranh chống lại những biểu hiện tiêu cực, không lành mạnh, không phù hợp với các chuẩn mực đạo đức. 3.3.3. Giáo dục lao động ­ Có ý thức quý trọng lao động, người lao động, sản phẩm lao động; có thói quen làm việc hăng say, khoa học, có trách nhiệm, có kỷ luật (trước hết là lao động học tập, phục vụ và tự phục vụ đối với HS). ­ Có những tri thức nhất định về lao động có kỹ thuật, có sáng tạo và hiệu quả cao, phát triển tư duy kỹ thuật và tư duy kinh tế ở các mức độ thích hợp. ­ Giúp HS định hướng và lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân một cách thích hợp (công tác hướng nghiệp). 3.3.4. Giáo dục thể chất ­ Có ý thức giữ gìn, rèn luyện sức khỏe một cách khoa học góp phần phát triển đúng đắn thể chất và nâng cao năng lực làm việc của cơ thể. ­ Trang bị những tri thức cần thiết để hoàn thiện các kỹ năng vận động (đi đứng, chạy, nhảy, ); phát triển các phẩm chất vận động (nhanh, mạnh, bền, khéo léo). ­ Có thói quen và hứng thú luyện tập thể dục thể thao; thói quen về vệ sinh cá nhân và công cộng. ­ Rèn luyện tính dũng cảm, kiên trì, tinh thần kỷ luật, tính đồng đội, nếp sống văn minh, tác phong quân sự, sẵn sàng tham gia làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân khi cần. 3.3.5. Giáo dục thẩm mỹ Giúp HS biết cảm thụ, đánh giá, thể hiện, giữ gìn, sáng tạo và bảo vệ cái đẹp một cách đúng đắn trong học tập, trong nghệ thuật và trong cuộc sống. Tóm lại, việc phân định các nhiệm vụ trên cốt để hình dung đầy đủ và cụ thể các mặt, các nội dung, các yêu cầu của từng mặt giáo dục trong sự phát triển toàn diện nhân cách HS. Trên thực tế, giữa các nội dung, nhiệm vụ đó đan xen vào nhau, hỗ trợ nhau, tác động ảnh hưởng đến nhau, không tồn tại một cách hoàn toàn riêng biệt và mỗi mặt đều có khả năng giải quyết đồng thời một số nhiệm vụ giáo dục khác, trong đó có ưu thế hơn ở việc thực hiện một số nhiện vụ nhất định. 14 G/sinh Phan Vũ Thiện
  15. 3.4. Nguyên lý giáo dục (NLGD) 3.4.1. Khái niệm nguyên lý giáo dục ­ Nguyên lý: Luận điểm cơ bản của một học thuyết. Trong GD, để đảm bảo thực hiện mục đích GD một cách hiệu quả, các nhà quản lý giáo dục (QLGD) thường đưa ra những luận điểm có tính chung nhất để chỉ đạo việc lựa chọn nội dung, xác định PP, hình thức tổ chức QTGD. Những luận điểm đó được gọi là những nguyên tắc giáo dục. Ex: Đảm bảo thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong GD; Gd phục vụ đường lối phát triển KT – XH; Đảm bảo phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý HS; trong những nguyên tắc đó, những nguyên tắc cơ bản nhất được gọi là nguyên lý GD. ­ Vậy, NLGD là nguyên tắc cơ bản nhất nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục có chất lượng và hiệu quả. 3.4.2. Nội dung nguyên lý giáo dục “Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” (Điều 3, khoản 2 luật giáo dục 2005). NLGD là một thể thống nhất và có thể phân tích ở các ý sau: a) Học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn ­ Cơ sở khoa học: + Chủ nghĩa Mác cho rằng lý luận và thực tiễn là hai phạm trù có quan hệ biện chứng với nhau. Lý luận không có thực tiễn là lý luận suông, thực tiễn không có lý luận là thực tiễn mù quáng. + Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý. + Mục đích cuối cùng của việc học là làm việc (hành) “ Các cháu HS không nên học gạo, không nên học vẹt Học phải suy nghĩ, học phải liên hệ với thực tế, phải có thí nghiệm và thực hành. Học với hành phải kết hợp với nhau” (Hồ Chí Minh : nói chuyện tại ĐHSP HN ngày 21. 10.1964). “Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy” (HCM tuyển tập. T5). ­ Yêu cầu: + Về nhận thức : Trong công tác GD, dạy học, các nhân tố trong cấu trúc của QTGD, QTDH cần quát triệt sâu sắc tầm quan trọng, tính tất yếu của việc kết hợp giữa học với hành, lý luận với thực tiễn. + Trong dạy học cần đảm bảo cung cấp cho HS hệ thống tri thức lý luận chính xác phù hợp với điều kiện thực tế và đặc điểm tâm sinhh lý của HS; giúp HS thấy được mối liên hệ giữa tri thức lý luận và thực tiễn cuộc sống; biết vận dụng kiến thức lý luận vào giải quyết những vấn đề trong giải quyết các nhiệm vụ nhận thức và trong thực tế cuộc sống. b) Giáo dục kết hợp với lao động sản xuất ­ Tại sao? + Lao động là một trong nhân tố quan trọng làm vượn chuyển thành người. + Lao động sản xuất là dạng quan trọng nhất của thực hành. + Mục tiêu tổng quát của giáo dục cũng hướng đến việc cung cấp nguồn nhân lực (người lao động). ­ Yêu cầu + Trong giảng dạy kết hợi GD cho HS có thái động đúng đắn đối với lao động, + Tổ chức cho HS tham quan các cơ sở sản suất, nhà xưởng, 15 G/sinh Phan Vũ Thiện
  16. + Gắn kết mục tiêu đào tạo của nhà trường với nhu cầu nguồn nhân lực của XH, c) Nhà trường gắn với gia đình và xã hội ­ Tại sao? + Mỗi môi trường giáo dục đều có thế mạnh riêng. Việc kết hợp ba môi trường GD sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp để tác động đến HS sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. + Sự phát triển nhân cách HS chịu sự tác động của nhiều nhân tố. + Thực tế trong nhiều trường hợp trẻ en chưa ngoan là do sự thiếu kết hợp chặt chẽ giữa các môi trường GD trên. ­ Yêu cầu + Trong GD, nhà trường gia đình và XH cần có thống nhất về yêu cầu đối với trẻ. + GD nhà trường cần hướng đến và đáp ứng yêu cầu về nhân lực của XH, phục vụ cho sự phát triển kinh tế ­ XH. 3.4.3. Phương hướng thực hiện nguyên lý giáo dục ­ Từng bước nâng cao chất lượng công tác phổ cập giáo dục; ­ Thực hiện nghiêm túc, có chất lượng nhiệm vụ giáo dục phổ thông; ­ Thường xuyên cải tiến nội dung, chương trình phương pháp đảm bảo khoa học, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập. ­ Đảm bảo cân đối giữa việc trang bị tri thức với hình thành kỹ năng và thái độ hợp lý trong GD & ĐT ở mọi cấp học, bậc học. ­ Tổ chức cho HS được tham gia vào nhiều hoạt động thực tiễn (ngoài giờ học trên lớp) như hoạt động XH, lao động, ­ Thu hút được các tầng lớp, các tổ chức trong XH và gia đình HS cùng có ý thức tham gia vào công tác GD theo điều kiện và sở trường của mình. 3.5. Hệ thống giáo dục quốc dân (HTGDQD) 3.5.1. Khái niệm HTGDQD Là toàn bộ các cơ quan chuyên trách việc GD & học tập cho thanh thiếu niên và công dân của nước đó. Bao gồm hệ thống nhà trường và hệ thống cơ quan GD ngoài nhà trường (nhà văn hóa, câu lạc bộ, thư viện, rạp nhát, ) Nhà trường là đơn vị cấu trúc cơ bản của HTGDQD. Đây cũng là nơi QTGD được diễn ra một cách khoa học, chặt chẽ nhất do một đội ngũ chuyên trách đảm nhận. 3.5.2.Đặc điểm của HTGDQD Nó phản ánh chế độ chính trị ­ XH; trình độ phát triển kinh tế, khoa học, kỹ thuật; chính sách văn hóa; truyền thống của quốc gia đó 3.5.3. Những nguyên tắc xây dựng HTGDQD ­ Đảm bảo thể hiện vị trí, vai trò của GD đã được ghi trong Hiến pháp “GD & ĐT là quốc sách hàng đầu” ­ Đảm bảo việc thực hiện mục đích, mục tiêu GD nhằm “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực , bồi dưỡng nhân tài” ­ Thể hiện được nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục XHCN có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng; thực hiện theo nguyên lý “học đi đôi với hành, GD kết hợp với LĐSX, GD nhà trường kết hợp với GD gia đình và GD xã hội”. 16 G/sinh Phan Vũ Thiện
  17. ­ Đảm bảo việc “phát triển GD phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế ­ XH, tiến bộ khoa học – công nghệ, củng cố an ninh, quốc phòng; bảo đảm cân đối về về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền; mở rộng quy mô trên cơ sở đảm bảo chất lượng và hiệu quả; kết hợp đào tạo và sử dụng”. ­ Đảm bảo được sự công bằng – dân chủ trong giáo dục. ­ Ngôn ngữ dùng trong nhà trường là Tiếng Việt. ­ Đảm bảo thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục. ­ Đảm bảo mọi tổ chức đều có trách nhiệm tham gia công tác giáo dục. ­ Đảm bảo sự thống nhất quản lý trong HTGDQD. 3.5.4. Hệ thống GDQD Việt Nam hiện nay (Điều 4, Luật GD 2005) ­ HTGDQD gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên. ­ Các cấp học và trình độ đào tạ của Hệ thống GDQD gồm : + Giáo dục mầm non : Nhà trẻ và mẫu giáo; + Giáo dục phổ thông : Tiểu học, THCS và THPT. + Giáo dục nghề nghiệp: Trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề. + Giáo dục đại học: đào tạo 4 trình độ (Cao đẳng, đại học, thạc sỹ, tiến sỹ). (xem chi tiết các cấp, bậc học tại chương 2, Luật Giáo dục 2005) Trả lời các câu hỏi: ­ Các cơ sở GD nào là cơ sở GD phổ thông? (Đ30) ­ Các cơ sở GD nào là cơ sở GD nghề nghiệp? (Đ 36) ­ Các cơ sở GD nào là cơ sở GD đại học? (Đ 42) ­ Các cơ sở GD nào là cơ sở GD thường xuyên? (Đ 46) Câu hỏi thảo luận 1/ Nêu những ưu điểm và hạn chế trong việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục ở nhà trường phổ thông hiện nay. Từ đó rút ra những kết luật sư phạm cần thiết? 2/ Nêu những ưu điểm và hạn chế trong việc thực hiện nội dung nguyên lý giáo dục ở các trường phổ thông hiện nay. Từ đó đề xuất những giải pháp cần thiết? 3/ Nêu những ưu điểm và hạn chế trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục ở bậc đại học ở Việt Nam. Từ đó đề xuất những biện pháp cần thiết? Chương 4: NGƯỜI GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 4.1. Vai trò và nhiệm vụ của người GV THCS 4.1.1. Vai trò + Từ xưa, người thầy giáo luôn được nhân dân kính trọng, xã hội tôn vinh. + Với chức năng dạy học và giáo dục, người GV có vai trò to lớn trong việc giáo dục thế hệ trẻ, thực hiện mục tiêu giáo dục. “ Không có thầy giáo thì không có giáo dục không có giáo dục, không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế, văn hóa” (Hồ Chí Minh) Cụ thể: GV là người điều khiển quá trình dạy học, là người cung cấp hệ thống tri thức cơ bản cho HS, là tấm gương về đạo đức, tác phong cho các em HS noi theo. + Trong nhà trường, GV là những người quyết định lớn đến chất lượng GD. 17 G/sinh Phan Vũ Thiện
  18. “ Nói đến chất lượng GD phổ thông là phải nói đến đội ngũ GV. Chất lượng trước mắt, chất lượng sau này, chất lượng toàn bộ sự nghiệp GD phổ thông của chúng ta chủ yếu dựa vào đội ngũ GV.” (Phạm Văn Đồng) Cố Tổng bí thư Lê Duẩn cũng khẳng định: Đảng và nhân dân ta giao phó việc dạy dỗ con em của mình cho các thầy cô giáo, cũng tức là phó thác cho các thầy cô sứ mạng đào tạo thế hệ tương lai cho dân tộc. Trong dạy học hiện đại, người GV có vai trò thế nào? Có các mức độ (thang bậc khác nhau) như sau: Mức Giáo viên Học sinh Kiểm tra độ 1 Cung cấp tri thức Thu nhận GV kiểm tra 2 Cung cấp và gợi ý mở Thu nhận từ GV và các nguồn GV kiểm tra rộng khác 3 Nêu vấn đề & giới thiệu Thực hiện GV đánh giá năng lực cách giải quyết HS 4 Nêu vấn đề Tự tìm cách giải quyết vấn đề GV và HS cùng đánh với sự trợ giúp của GV giá 5 GV trao đổi kinh nghiệm Giải quyết vấn đề với sự trờ Gv & HS cùng đánh – HS nhận dạng vấn đề giúp của GV giá (HS tự đánh giá) cần cho mình 6 Tự lựa chọn vấn đề nảy sinh, HS tự đánh giá ??? xác định vấn đề phải giải quyết; giải quyết vấn đề có sự trợ giúp 4.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của người giáo viên ­ Nhiệm vụ và quyền hạn của người GV nói chung : (Xem Đ72, 73, Luật GD) ­ Nhiệm vụ và quyền hạn của người GV THCS : (Điều 31, 32, Điều lệ trường trung học) §iÒu 31. NhiÖm vô cña gi¸o viªn tr­êng trung häc “1. Gi¸o viªn bé m«n cã nh÷ng nhiÖm vô sau ®©y: a) D¹y häc vµ gi¸o dôc theo ch­¬ng tr×nh, kÕ ho¹ch gi¸o dôc; so¹n bµi; d¹y thùc hµnh thÝ nghiÖm, kiÓm tra, ®¸nh gi¸ theo quy ®Þnh; vµo sæ ®iÓm, ghi häc b¹ ®Çy ®ñ, lªn líp ®óng giê, qu¶n lý häc sinh trong c¸c ho¹t ®éng gi¸o dôc do nhµ tr­êng tæ chøc, tham gia c¸c ho¹t ®éng cña tæ chuyªn m«n; b) Tham gia c«ng t¸c phæ cËp gi¸o dôc ë ®Þa ph­¬ng; c) RÌn luyÖn ®¹o ®øc, häc tËp v¨n ho¸, båi d­ìng chuyªn m«n, nghiÖp vô ®Ó n©ng cao chÊt l­îng, hiÖu qu¶ gi¶ng d¹y vµ gi¸o dôc; d) Thùc hiÖn §iÒu lÖ nhµ tr­êng; thùc hiÖn quyÕt ®Þnh cña HiÖu tr­ëng, chÞu sù kiÓm tra cña HiÖu tr­ëng vµ c¸c cÊp qu¶n lý gi¸o dôc; ®) Gi÷ g×n phÈm chÊt, danh dù, uy tÝn cña nhµ gi¸o, g­¬ng mÉu tr­íc häc sinh, th­¬ng yªu, t«n träng häc sinh, ®èi xö c«ng b»ng víi häc sinh, b¶o vÖ c¸c quyÒn vµ lîi Ých chÝnh ®¸ng cña häc sinh, ®oµn kÕt, gióp ®ì ®ång nghiÖp; 18 G/sinh Phan Vũ Thiện
  19. e) Phèi hîp víi gi¸o viªn chñ nhiÖm, c¸c gi¸o viªn kh¸c, gia ®×nh häc sinh, §oµn Thanh niªn Céng s¶n Hå ChÝ Minh, §éi ThiÕu niªn TiÒn phong Hå ChÝ Minh trong d¹y häc vµ gi¸o dôc häc sinh. g) Thùc hiÖn c¸c nhiÖm vô kh¸c theo quy ®Þnh cña ph¸p luËt. 2. Gi¸o viªn chñ nhiÖm, ngoµi c¸c nhiÖm vô quy ®Þnh t¹i kho¶n 1 cña §iÒu nµy, cßn cã nh÷ng nhiÖm vô sau ®©y: a) T×m hiÓu vµ n¾m v÷ng häc sinh trong líp vÒ mäi mÆt ®Ó cã biÖn ph¸p tæ chøc gi¸o dôc s¸t ®èi t­îng, nh»m thóc ®Èy sù tiÕn bé cña c¶ líp; b) Céng t¸c chÆt chÏ víi gia ®×nh häc sinh, chñ ®éng phèi hîp víi c¸c gi¸o viªn bé m«n, §oµn thanh niªn Céng s¶n Hå ChÝ Minh, §éi ThiÕu niªn TiÒn phong Hå ChÝ Minh, c¸c tæ chøc x· héi cã liªn quan trong ho¹t ®éng gi¶ng d¹y vµ gi¸o dôc häc sinh cña líp m×nh chñ nhiÖm; c) NhËn xÐt, ®¸nh gi¸ vµ xÕp lo¹i häc sinh cuèi kú vµ cuèi n¨m häc, ®Ò nghÞ khen th­ëng vµ kû luËt häc sinh, ®Ò nghÞ danh s¸ch häc sinh ®­îc lªn líp th¼ng, ph¶i kiÓm tra l¹i, ph¶i rÌn luyÖn thªm vÒ h¹nh kiÓm trong kú nghØ hÌ, ph¶i ë l¹i líp, hoµn chØnh viÖc ghi vµo sæ ®iÓm vµ häc b¹ häc sinh; d) B¸o c¸o th­êng kú hoÆc ®ét xuÊt vÒ t×nh h×nh cña líp víi HiÖu tr­ëng.” §iÒu 32. QuyÒn cña gi¸o viªn “1. Gi¸o viªn cã nh÷ng quyÒn sau ®©y: a) §­îc nhµ tr­êng t¹o ®iÒu kiÖn ®Ó gi¶ng d¹y vµ gi¸o dôc häc sinh; b) §­îc h­ëng mäi quyÒn lîi vÒ vËt chÊt, tinh thÇn vµ ®­îc ch¨m sãc, b¶o vÖ søc khoÎ theo c¸c chÕ ®é, chÝnh s¸ch quy ®Þnh ®èi víi nhµ gi¸o; c) §­îc trùc tiÕp hoÆc th«ng qua c¸c tæ chøc tham gia qu¶n lý nhµ tr­êng; d) §­îc h­ëng l­¬ng vµ phô cÊp (nÕu cã) khi ®­îc cö ®i häc ®Ó ®µo t¹o n©ng cao tr×nh ®é chuyªn m«n, nghiÖp vô theo quy ®Þnh hiÖn hµnh; ®) §­îc hîp ®ång thØnh gi¶ng vµ nghiªn cøu khoa häc t¹i c¸c tr­êng vµ c¬ së gi¸o dôc kh¸c nÕu ®­îc sù ®ång ý cña HiÖu tr­ëng vµ thùc hiÖn ®Çy ®ñ nh÷ng nhiÖm vô quy ®Þnh t¹i §iÒu 31 cña §iÒu lÖ nµy; e) §­îc b¶o vÖ nh©n phÈm, danh dù; g) §­îc h­ëng c¸c quyÒn kh¸c theo quy ®Þnh cña ph¸p luËt. 2. Gi¸o viªn chñ nhiÖm ngoµi c¸c quyÒn quy ®Þnh t¹i kho¶n 1 cña §iÒu nµy, cßn cã nh÷ng quyÒn sau ®©y: a) §­îc dù c¸c giê häc, ho¹t ®éng gi¸o dôc kh¸c cña häc sinh líp m×nh; b) §­îc dù c¸c cuéc häp cña Héi ®ång khen th­ëng vµ Héi ®ång kû luËt khi gi¶i quyÕt nh÷ng vÊn ®Ò cã liªn quan ®Õn häc sinh cña líp m×nh; c) §­îc dù c¸c líp båi d­ìng, héi nghÞ chuyªn ®Ò vÒ c«ng t¸c chñ nhiÖm; d) §­îc quyÒn cho phÐp c¸ nh©n häc sinh nghØ häc kh«ng qu¸ 3 ngµy; ®) §­îc gi¶m giê lªn líp hµng tuÇn theo quy ®Þnh khi lµm chñ nhiÖm líp.” 19 G/sinh Phan Vũ Thiện
  20. 4.2. Những yêu cầu đối với nhân cách người GV THCS 4.2.1. Những yêu cầu chung ­ Có khả năng tìm kiếm và chọn lọc thông tin (tri thức) đáp ứng yêu cầu của mục tiêu giáo dục của bậc học, lớp học. ­ Có nhu cầu và khả năng không ngừng hoàn thiện về phẩm chất và năng lực của bản thân một cách chủ động và sáng tạo (năng lực tự học và tự học suốt đời) ­ Có khả năng làm chủ được cảm xúc của mình đồng thời biết truyền cảm xúc đến cho HS, tạo cảm hứng học tập cho HS. ­ Có khả năng tổ chức việc học của HS một cách hiệu quả (là người hướng dẫn, gợi mở, cố vấn và trọng tài cho các em HS. ­ Có khả năng ứng dụng CNTT để cải tiến PPDH, nâng cao chất lượng GD. 4.2.2. Những yêu cầu về phẩm chất ­ Thế giới quan và niềm tin: Có thế giới quan Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; có niềm tin vào mục tiêu lý tưởng của Đảng, của cách mạng Việt Nam là xây dựng một nước VN “dân giàu, nước mạnh, XH công bằng, dân chủ văn minh”. ­ Gương mẫu chấp hành mọi chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. ­ Có phẩm chất đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh. ­ Có lòng yêu nghề, mến trẻ. 4.2.3. Những yêu cầu về năng lực Năng lực SP của người GV là khả năng thực hiện hoạt động dạy học và giáo dục với chất lượng cao. Điều này được thể hiện cụ thể như sau: ­ Năng lực chẩn đoán nhu cầu và đặc điểm đối tượng dạy học (giáo dục): Đó là khả năng thấu hiểu thế giới bên trong của trẻ một cách tường tận, nắm bắt kịp thời những diễn biến tư tưởng, tình cảm, tâm lý của chúng. ­ Năng lực thiết kế (xây dựng kế hoạch) dạy học/ giáo dục: Đó là khả năng xác định mục tiêu, xây dựng nội dung, tiến trình hoạt động để đạt mục tiêu một cách tốt nhất. ­ Năng lực tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học /giáo dục: Đó là khả năng biến mục tiêu và kế hoạch dự kiến thành hiện thực. Điều này được cụ thể bằng các kỹ năng như: + Kỹ năng vận dụng tri thức khoa học, biết linh hoạt lựa chọn, phối hợp hợp lý các PP để phát huy khả năng tự học của HS; + Kỹ năng giao tiếp: Biết chủ động thiết lập, vận hành và điều chỉnh các mối quan hệ (với HS, đồng nghiệp, phụ huynh, cộng đồng địa phương, ) tạo được sự đồng thuận, hợp tác huy động mọi nguồn lực (trong và ngoài nhà trường) cùng tham gia vào công tác giáo dục. + Kỹ năng quản lý hoạt động DH /GD trong phạm vi trách nhiệm của mình, khích lệ, động viên được mọi đối tượng HS (Giỏi, khá, TB, yếu, ) đều hăng hái đóng góp vào sự tiến bộ của bản thân và tập thể. ­ Năng lực kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động DH/GD. Đó là khả năng xác định nhanh chóng, chính xác và công bằng kết quả học tập, rèn luyện của HS. Chẳng những thế mà còn phải biết đề ra được các giải pháp cần thiết để cải thiện thực trạng theo hướng mục tiêu. Đồng thời phải biết phát triển khả năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau trong HS, giúp các em tự điều chỉnh cách học để ngày càng tiến bộ hơn. Bên cạnh đó GV còn phải nắm bắt và vận dụng kết hợp các PP kiểm tra truyền thống và PP kiểm tra hiện đại có ứng dụng công nghệ thông tin. 20 G/sinh Phan Vũ Thiện
  21. ­ Năng lực giải quyết những vấn đề, tình huống nảy sinh trong thực tiễn DH/GD: Đó là khả năng phát hiện, đặt ra và giải quyết một cách hiệu quả những vấn đề, tình huống gặp phải trong hoạt động nghề nghiệp. Năng lực này thể hiện bản lĩnh và độ nông sâu của kinh nghiệm nghề nghiệp ở mỗi GV. Nó được biểu hiện ở các kỹ năng như: + Kỹ năng phát hiện, nhận dạng vấn đề, diễn đạt vấn đề, xây dựng giả thuyết, lập đề cương, tiến hành điều tra, thực nghiệm, xử lý kết quả, viết báo cáo, ứng dụng triển khai kết quả (Kỹ năng nghiên cứu khoa học); + Kỹ năng phát hiện và giải quyết các tình huống sư phạm một cách hiệu quả. Tóm lại, trên đây là các năng lực cơ bản (chung cả cho dạy học và giáo dục) cần có đối với người GV. Cũng có thể tách ra theo hai chức năng (dạy học và giáo dục) của người GV để xem xét. Chẳng hạn, trong dạy học, chúng ta sẽ nhấn mạnh đến các năng lực chuẩn bị giáo án, lên lớp giảng bài, đánh giá. 4.3. Các mối quan hệ của GV THCS trong hoạt động sư phạm 4.3.1. Với tập thể sư phạm và ban lãnh đạo nhà trường Đây là mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể; giữa người chỉ huy và người chấp hành. Về nguyên tắc, người GV phải thực thi (chấp hành) các quyết định, các yêu cầu dưới dạng những nhiệm vụ mà Ban giám hiệu, Hội đồng sư phạm đặt ra cho mỗi GV. Đó vừa là quan hệ điều khiển – chấp hành vữa là quan hệ hợp tác, cộng đồng trách nhiệm để cùng thực hiện mục tiêu chung (phát triển nhân cách HS) 4.3.2. Với các tổ chức của học sinh và cá nhân HS Các tổ chức của HS như: Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên, Ban cán sự lớp, Thông qua các tổ chức này để tổ chức các hoạt động nội, ngoại khóa, tổ chức rèn luyện, tu dưỡng và vui chơi, giải trí, có hiệu quả, tạo bầu không khí dân chủ, cởi mở, đoàn kết, thân ái, vui tươi, lành mạnh trong học tập và rèn luyện. Với các tổ chức của HS, GV cần giữ vai trò là người cố vấn, giúp đỡ khi cần thiết, tuyệt đối không can thiệp một cách quá đáng, ánh hưởng đến tính độc lập của các tổ chức đoàn thể của HS, đặc biệt ở các lớp lớn. Với các cá nhân HS, GV cần gần gũi, quan tâm để hiểu được tâm tư, tình cảm và khả năng học tập cũng như những nét tính cách của từng HS, tạo được sự tin tưởng nơi HS, giữ được quan hệ thầy trò nhưng không tạo sự ngăn cách. 4.3.3. Với phụ huynh học sinh Đây là mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình trong công tác giáo dục, đặc biệt đối với các GV chủ nhiệm lớp. GV cần bằng nhiều hình thức để xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ, thường xuyên với phụ huynh HS. Điều này sẽ tạo thuận lợi cho công tác giáo dục HS. 4.3.4. Với các tổ chức xã hội khác Đó là sự phối hợp, hợp tác giữa nhà trường và xã hội trong công tác giáo dục. GV cần căn cứ vào tình hình thực tế để có sự kết hợp một cách tích cực với chính quyền, các tổ chức đoàn thể ở địa phương trong công tác giáo dục HS. 4.4. Bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao phẩm chất và năng lực của người GV THCS 4.4.1. Bồi dưỡng phẩm chất, năng lực của người GV là một chủ trương quan trọng của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. 21 G/sinh Phan Vũ Thiện
  22. Điều 80, Luật GD 2005: “Nhà nước có chính sách bồi dưỡng nhà giáo về chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao trình độ và chuẩn hóa nhà giáo. Nhà giáo được cử đi học nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ được hưởng lương và phụ cấp theo quy định của Chính phủ”. 4.1.2. Biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ GV THCS ­ Về công tác đào tạo: Hãy cho biết những nhận xét của mình về công tác đào tạo GV nói chung và đào tạo GV THCS nói riêng ở nước ta hiện nay? + Các nguồn đào tạo: * Các trường sư phạm và các khoa sư phạm trong các trường đại học; * Người học học tại các trường cao đẳng, đại học và học thêm chứng chỉ NVSP (Bậc 1 hoặc bậc 2) + Về mục tiêu đào tạo : Hướng vào 3 vấn đề chính: Kiến thức, kỹ năng và thái độ. + Về nội dung, chương trình đào tạo (đối với các trường, khoa sư phạm): thường có 3 khối kiến thức : chung, chuyên môn và nghiệp vụ. + Về phương pháp đào tạo: cần chuyển từ kiểu đào tạo đồng loạt – tái hiện sang kiểu đào tạo bằng hoạt động, học theo phương thức hướng dẫn nghiên cứu và tự nghiên cứu; tăng cường luyện tập, thực hành, rèn luyện nghiệp vụ; gắn kết chặt chẽ giữa trường sư phạm với trường phổ thông trong suốt quá trình đào tạo. + Về hình thức tổ chức đào tạo: Linh hoạt, nhiều loại hình với phương châm tạo điều kiện tối đa cho người học có thể tham gia. Hiện tại việc đào tạo GV cũng đang được tiến hành dưới nhiều hình thức (tập trung, tại chức, từ xa, chuyên tu, liên thông, ). - Về công tác bồi dưỡng Trước hết cần xác định đây là việc làm thường xuyên, suốt quá trình hành nghề của mỗi GV “Người GV còn sống chừng nào họ còn học, khi họ vừa mới ngừng việc học thì con người GV trong họ cũng chết liền” (K.Đ. Usinxki). Vì vậy: + Về phía các cơ quan quản lý nhà nước về GD & ĐT (đứng đầu là Bộ GD & ĐT) cần xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ cho GV một cách bài bản, khoa học, với nhiều hình thức đa dạng, phong phú (theo chu kỳ, theo môn học, theo chuyên đề cho phù hợp với từng khối lớp học, ngành học, ở những vùng miền khác nhau; ). + Đối với mỗi cá nhân: Cần tích cực, chủ động tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí công tác, nhiệm vụ giảng dạy – giáo dục của mình với những hình thức thích hợp. (liên hệ) Kết luận Người GV nói chung và GV THCS nói riêng có vị trí vai trò hết sức quan trọng “là người kỹ sư tâm hồn”, là nhân vật trung tâm, quyết định lớn đến chất lượng giáo dục, đặc biệt là giáo dục phổ thông. Nhiệm vụ của người GV vừa hết sức vẻ vang nhưng cũng không kém phần vất vả. Để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, người GV cần phải biết phát huy tối đa những kiến thức có được trong quá trình được đào tạo ở nhà trường, đồng thời phải không ngừng tu dưỡng, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên, nghiệp vụ cũng như đạo đức nghề nghiệp cho bản thân. 22 G/sinh Phan Vũ Thiện
  23. Câu hỏi 1/ Trình bày vai trò và nhiệm vụ của người GV THCS. 2/ Để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình trong thời đại ngày nay, người GV THCS phải là người như thế nào? Từ đó rút ra những kết luận sư phạm bổ ích. Bài tập thảo luận Giải thích và làm sáng ý kiến sau: Nếu hôm nay, ngày mai và cả ngày kia nữa bạn cứ cho đi những gì bạn có mà không chịu bồi bổ thêm tri thức, năng lực và nghị lực thì cuối cùng bạn sẽ không còn gì cả. TÀI LIỆU THAM KHẢO ­ Thái Duy Tuyên : Những vấn đề chung của GDH, Nxb ĐHSP, 2003 ­ Phạm Viết Vượng: Giáo dục học, Nxb ĐHQG HN, 2000. ­ Hà Thị Đức: Giáo dục học đại cương, Nxb GD 2006. ­ Nguyễn Văn Lê : Giáo dục học đại cương, NxbGD, 2000. ­ Nguyễn Thanh Bình: Lý luận GDH Việt Nam, Nxb ĐHSP, 2005. ­ Đặng Quốc Bảo: GD Việt Nam hướng tới tương lai – vấn đề và giải pháp, Nxb chính trị quốc gia 2004. ­ Lưu Xuân Mới: Phương pháp luận NCKH, Nxb ĐHSP, 2003. ­ Tạp chí khoa học giáo dục và Tạp chí giáo dục. 23 G/sinh Phan Vũ Thiện