Bài giảng Giáo dục tiểu học Việt Nam - Lê Tiến Thành

ppt 21 trang hapham 2180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Giáo dục tiểu học Việt Nam - Lê Tiến Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_giao_duc_tieu_hoc_viet_nam_le_tien_thanh.ppt

Nội dung text: Bài giảng Giáo dục tiểu học Việt Nam - Lê Tiến Thành

  1. GIÁO DỤCTIỂU HỌC VIỆT NAM Lê Tiến Thành Vụ trưởng Vụ GDTH
  2. I. Mục tiêu giáo dục tiểu học ⚫ Giúp HS hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản. ⚫ Hình thành và phát triển những cơ sở nền tảng nhân cách con người. ⚫ Sản phẩm của GDTH có giá trị cơ bản, lâu dài, có tính quyết định đối với cuộc đời mỗi con người. ⚫ Bất kì ai cũng phải sử dụng các kĩ năng nghe, nói, đọc viết và tính toán được học ở tiểu học để sống để làm việc. ⚫ Trường tiểu học là nơi đầu tiên dạy trẻ em biết yêu gia đình, quê hương, đất nước và con người, biết đọc, biết viết biết làm tính, biết tìm hiểu tự nhiên, xã hội và con người.
  3. I. Mục tiêu giáo dục tiểu học ⚫ Ở TIỂU HỌC CHỦ YẾU LÀ HÌNH THÀNH NHỮNG KĨ NĂNG CƠ BẢN, HÌNH THÀNH CƠ SỞ CỦA NHÂN CÁCH. ⚫ Ở TIỂU HỌC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC LÀ QUAN TRỌNG NHẤT. ⚫ DẠY CHỮ - DẠY NGƯỜI, THÔNG QUA DẠY CHỮ ĐỂ DẠY NGƯỜI. DẠY NGƯỜI LÀ MỤC TIÊU CƠ BẢN. ⚫ GIÁO DỤC TIỂU HỌC LÀ CƠ HỘI TỐT NHẤT, CƠ HỘI CUỐI CÙNG HÌNH THÀNH GÌN GIỮ, BẢN SẮC VIỆT TRONG MỖI HỌC SINH. ⚫ MỤC TIÊU DẠY HỌC CÁC MÔN HỌC NHẰM PHỤC VỤ MỤC TIÊU GDTH. ⚫ THỰC HIỆN TỐT MỤC TIÊU GIÁO DỤC TIỂU HỌC LÀ ĐẢM BẢO SỰ BỀN VỮNG LÂU DÀI CỦA ĐÁT NƯỚC.
  4. II. Nội dung, yêu cầu GDTH - Có những hiểu biết đơn giản và cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người - Có kĩ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán - Có thói quen rèn luyện thân thể và giữ gìn vệ sinh - Có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc và mĩ thuật. - Kiến thức rộng, gắn kết các môn. - Tích hợp các nội dung như ATGT, GDMT, vào trong các môn học và hoạt động giáo dục.
  5. III. Đặc điểm dạy học ở Tiểu học ⚫ GV tiểu học dạy nhiều môn, mỗi giáo viên phụ trách một lớp ⚫ Do đó GV tiểu học phải có: ⚫ Hiểu biết cơ bản, khái quát nhất về nhiều lĩnh vực, ⚫ Cần vốn văn hoá chung, hơn những đòi hỏi chuyên môn quá sâu về mỗi môn học hoặc lĩnh vực. ⚫ GV tiểu học đúng nghĩa là “người thầy tổng thể”. ⚫ GV tiểu học là “thần tượng” của HS tiểu học: ⚫ HS nhất nhất nghe theo GV; trong mắt các em GV là người tốt nhất, là người giỏi nhất, là người đúng nhất. ⚫ GV phải là tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo cho HS. ⚫ Mỗi GV tiểu học hãy là “thần tượng” của học sinh mình. ⚫ GV là nhân tố quyết định chất lượng GDTH. ⚫ Tiểu học là cấp học của PPDH.
  6. III. Đặc điểm dạy học ở Tiểu học Quan điểm dạy học tích hợp - quan tâm đến chất lượng giáo dục con người. - Tích hợp để ít môn học, tránh chồng chéo, trùng lặp - Phù hợp quan điểm dạy chữ - dạy người - Tránh sự phân tán, cực đoan ở các môn học - Hiểu đúng: + Nội dung giáo dục, kiến thức đều có ở mỗi môn học + Các môn học đều liên quan đến nhau + Mỗi môn học góp phần đạt mục tiêu chung GDTH. - Hiểu sai: + Không thấy hết các yếu tố của môn học khác có trong một môn học + Chỉ thấy sự cô lập, không thấy mối quan hệ của các môn học. - Thực hiện tích hợp trong dạy học ở mọi môn học, mọi tình huống, mọi nơi, mọi lúc.
  7. III. Đặc điểm dạy học ở Tiểu học Ví dụ về dạy học tích hợp Tiếng Việt có thể tích hợp dạy nội dung, yêu cầu của tất cả các môn. Nội dung đạo đức có thể tích hợp trong tất cả các môn.
  8. III. Phương Pháp dạy học ở Tiểu học Định hướng: - Phát huy tính tích cực của học sinh, - Giúp học sinh tự tìm tòi, khám phá, phát hiện kiến thức - Giúp học sinh tự học, biết cách học các môn học. - Học sinh phát triển thông qua hoạt động học. Phương pháp dạy học ở tiểu học là: - GV tổ chức các hoạt động học cho HS. - Học sinh thực hiện các hoạt động học sẽ hình thành các khái niệm khoa học. - Theo cách như vậy học sinh tự làm kiến thức cho mình.
  9. III. Phương Pháp dạy học ở Tiểu học Hoạt động dạy của GV - Từ SGK, GV hình dung ra quá trình loài người “làm ra” kiến thức trong “lịch sử”. - Sau đó thiết kế các hoạt động “làm ra” kiến thức trong “lô gíc”, - Sắp xếp theo thứ tự. - Lô gíc hình thành kiến thức đã tự có trong lô gíc hoạt động học, đảm bảo kết quả của hoạt động học. Hoạt động học của HS - Từ thiết kế, GV tổ chức cho HS hoạt động theo trình tự thiết kế. - Sản phẩm có được sau khi thực hiện các hoạt động
  10. III. Phương Pháp dạy học ở Tiểu học Ví dụ: Môn Toán lớp 3; Bài: Diện tích hình chữ nhật Mục tiêu: HS biết quy tắc tính diện tích HCN, vận dụng tính diện tích một số HCN đơn giản. GV giúp HS xây dựng quy tắc tính diện tích HCN: - Kiến thức cần nắm: S = a x b trong đó a, b là các cạnh đơn vị đo là cm. Phân tích: HS biết diện tích HCN bằng số hình vuông đơn vị phủ kin HCN. - Bài toán tính diện tích HCN tương tự như bài toán tính số gạch để lát một chiếc sân HCN trong đó viên gạch có vai trò như một đơn vị đo diện tích là 1cm2. - HCN có: Cchiều dài 4 cm, Chiều rộng 3 cm. Diên tích = ?
  11. III. Phương Pháp dạy học ở Tiểu học Ví dụ: Môn Toán lớp 3; Bài: Diện tích hình chữ nhật - Tương tự bài toán người thợ lát sân. Cần bao nhiêu viên gạch lát sân? Người thợ xây lát từng viên gạch vào sân Đếm số viên gạch, nói kết quả. Người thầy yêu cầu tính số viên gạch HS có thể tính theo 2 cách: - Có 4 hàng dọc, mỗi hàng 3 viên Vậy số viên gạch : S = 4 x 3 - Hoặc có 3 hàng, mỗi hàng 4 viên Vậy số viên gạch: S = 3 x 4
  12. III. Phương Pháp dạy học ở Tiểu học Tìm mối liên hệ - So sánh các thừa số với chiều dài, chiều rộng S = 4 x 3 = a x b S = 3 x 4 = b x a - Vậy S = a x b; hay S = b x a (a là chiều dài, b là chiều rộng) Học sinh tìm ra 2 cách tính diện tích HCN là tự nhiên, đáng mừng. S = a x b S = 4 x 3 (a là chiều dài, b là chiều rộng) Tính số ô vuông Đếm số ô vuông Xếp các ô vuông có các ô vuông và HCN. Người ta hay nói muốn diện tích HCN lấy chiều dài nhân chiều rộng S = a x b để đơn giản học sinh dễ nhớ (và vì phép nhân có tính chất giao hoán).
  13. III. Phương Pháp dạy học ở Tiểu học Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA TOÁN HỌC - TOÁN HỌC BẮT NGUỒN TỪ CUỘC SỐNG. - MỖI CÔNG THỨC LÀ MỘT MÔ HÌNH TOÁN HỌC PHẢN ÁNH MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CUỘC SỐNG. SUY NGHĨ TỪ BIỂU THỨC S = A X B - TÍNH DIỆN TÍCH A : CHIỀU DÀI; B : CHIỀU RỘNG - TÍNH QUÃNG ĐƯỜNG A : VẬN TỐC; B : THỜI GIAN S = a x b - TÍNH SỐ TIỀN A : GIÁ TIỀN; B : SỐ MÉT VẢI - TÍNH SỐ HỌC SINH A : HS MỖI BÀN; B : SỐ BÀN CHỈ VỚI 1 MÔ HÌNH TOÁN HỌC, KHI GẮN VỚI MỖI NỘI DUNG CỤ THỂ, MỖI VẤN ĐỀ CỦA CUỘC SỐNG, THÌ PHẢN ÁNH MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC ĐỐI TƯỢNG CỤ THỂ CỦA CUỘC SỐNG, ĐÓ LÀ SỨC MẠNH CỦA TOÁN HỌC.
  14. III. Phương Pháp dạy học ở Tiểu học GV muốn dạy toán tốt phải giúp học sinh: + Thích học toán. + Biết đếm thành thạo: đếm xuôi, đếm ngược; đếm cách (2, 3,5) xuôi, ngược. + Thuộc các bảng tính : cộng, trừ, nhân, chia. + Thành thạo các phép tính: cộng, trừ, nhân, chia. + Nắm vững cách giải các bài toán cơ bản: Tìm 2 số biết tổng và hiệu, tổng và tỉ số, hiệu và tỉ số; Tìm số phần trăm, tìm phần trăm của một số, Bài toán liên quan đến tỉ số, Giải các bài toán phức tạp đều quy về giải các bài toán cơ bản. + Vận dụng linh hoạt vào thực tế
  15. Tiếng Việt ở Tiểu học 1. Vị trí môn Tiếng Việt: - Biết đọc, biết viết là nhiệm vụ hàng đầu ở tiểu học; - Mục tiêu chính của GDTH là đọc thông viết thạo; không biết đọc, biết viết không có giáo dục toàn diện ở tiểu học. - Nghe, nói, đọc, viết là những kĩ năng cơ bản nhất ở tiểu học.Tiếng Việt là công cụ số một, quan trọng bậc nhất ở tiểu học; là chìa khoá để đi vào các môn học khác. - Trong môn Tiếng Việt có đủ các yêu cầu, nội dung giáo dục phát triển con người. Môn Tiếng Việt có thể dạy ở tất cả các môn và môn Tiếng Việt có chứa nội dung các môn khác.
  16. Tiếng Việt ở Tiểu học 2. Thực trạng dạy Tiếng Việt Một chương trình, một bộ sách, một quan điểm tiếp cận, một yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, một kế hoạch dạy học ➔ bất hợp lí trầm trọng. Vùng thuận lợi : - Về cơ bản đảm bảo được yêu cầu của chương trình, một số yêu cầu cao hơn chương trình dẫn đến quá tải. - Trong khi đó một số kĩ năng cơ bản cần thiết trong giao tiếp lại yếu (nói không rõ ý, viết không thành câu, diễn đạt rườm rà, khó hiểu, ) - Học sinh học theo câu mẫu, bài văn mẫu nhiều. - Cảm thụ ít, không sáng tạo. - Học chữ nhiều, phát triển con người ít
  17. Tiếng Việt ở Tiểu học 3. Vai trò môn Tiếng Việt - Dạy chữ thì các môn học khác nhau; - Dạy người các môn học rất gần nhau, cần cho nhau và bổ sung cho nhau - Tiếng Việt là công cụ số một, chìa khoá mở đường học các môn học khác. - Tiếng Việt có ở tất cả các môn học và cần cho tất cả các môn học. Dạy học tiếng Việt cùng các môn học khác, trong các môn học khác và để học các môn học khác. Thật sai lầm khi nghĩ học tiếng Việt chỉ trong môn học Tiếng Việt. Học tiếng Việt ở đâu? - Học ở nhà, ở trường, ở xã hội - Học trong lớp, học ngoài giờ lên lớp - Học ở tất cả các môn học - Học bài bản, chính quy (ở trường); học không chính quy (ở nhà, xã hội)
  18. Tiếng Việt ở Tiểu học 4. Các môn học khác hỗ trợ học tiếng Việt - Môn Hát - nhạc: dạy nghe, dạy nói (qua hát), tăng vốn từ (qua lời bài hát), dạy đọc, viết lời bài hát, cảm thụ qua giai điệu và lời ca. - Môn Mĩ thuật: Tăng vốn từ, tập diễn đạt (nhận xét tranh) - Môn Thể dục: Tập đếm (điểm danh), tăng vốn từ (qua các trò chơi) - Môn Toán: nghe hiểu, đọc hiểu (bài toán có lời văn), tập diễn đạt (chính xác, ngắn gọn, dễ hiểu) qua câu lời giải, tăng vốn từ, tập viết - Môn Đạo đức: Rèn luyện khả năng nghe, nói, hiểu, diễn đạt, vốn từ. Tích hợp môn Đạo đức với môn Tiếng Việt là bước tích hợp đầu tiên nên làm ở tiểu học. - Môn Tự nhiên và Xã hội: vốn từ, diễn đạt, học nói.
  19. Giáo viên tiểu học - GV là nhân tố quyết định chất lượng GDTH - GV là tấm gương, là thần tượng của học sinh tiểu học. - GV tiểu học được đào tạo toàn diện, đảm nhiệm giáo dục toàn diện HSTH Yêu cầu GVTH Hiểu mục tiêu GDTH. Nắm được đặc điểm tâm lí HSTH. Hiểu được tâm tư, nguyện vọng HS, biết động viên HS. Biết tổ chức các hoạt động giáo dục. Biết giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho HS (an toàn, béo phì, ỉ nại, ích kỉ). Có kiến thức cần thiết về các môn học. Có hiểu biết về PPDH ở tiểu học. Biết tổ chức các hoạt động học cho HS.
  20. Giáo viên tiểu học Yêu cầu GVTH Xây dựng: Lớp học thân thiện Giáo viên thân thiện; Phòng học thân thiện; Bè bạn thân thiện; Môn học thân thiện.
  21. Học sinh tiểu học Chất lượng HSTH là chất lượng giáo dục con người toàn diện, ở học sinh có các tố chất, phẩm chất sau: - Khoẻ mạnh; - Yêu thiên nhiên, giàu lòng nhân ái, biết chia sẻ; - Hoạt bát, biết giao tiếp; - Có kĩ năng sống, biết sống an toàn; - Thích đi học, thích học các môn, biết cách học và học tốt các môn học; - Ham hoạt động, thích múa hát, nghệ thuật.