Bài giảng Giới thiệu hệ quản trị cơ sở dữ liệu và mô hình dữ liệu

ppt 31 trang hapham 2130
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Giới thiệu hệ quản trị cơ sở dữ liệu và mô hình dữ liệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_gioi_thieu_he_quan_tri_co_so_du_lieu_va_mo_hinh_du.ppt

Nội dung text: Bài giảng Giới thiệu hệ quản trị cơ sở dữ liệu và mô hình dữ liệu

  1. GIỚI THIỆU HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU VÀ MÔ HÌNH DỮ LIỆU ©NIIT Giới thiệu hệ quản trị cơ sở dữ liệu Bài 1 / Slide 1 of 26
  2. Giới thiệu hệ quản trị cơ sở dữ liệu và mô hình dữ liệu ❑ Định nghĩa hệ quản trị cơ sở dữ liệu (CSDL). ❑ Người dùng của hệ quản trị cơ sở dữ liệu. ❑ Mô tả sự cần thiết của cơ sở dữ liệu. ❑ Các thành phần trong CSDL. ❑ Xác định sự cần thiết của việc lên kế hoạch phát triển CSDL. ❑ Xác định các giai đoạn phát triển cơ sở dữ liệu. ❑ Xác định hậu quả của việc phân tích thiết kế CSDL nếu thực hiện không tốt. ❑ Mô hình dữ liệu. ❑ Sơ đồ ERD. ©NIIT Giới thiệu hệ quản trị cơ sở dữ liệu Bài 1 / Slide 2 of 26
  3. Giới thiệu về hệ quản trị cơ sở dữ liệu ❑ Cơ sở dữ liệu là tập hợp các bản ghi (record) thông tin. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của hệ thống máy tính là lưu trữ và xử lý dữ liệu. ❑ Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (Database Management System DBMS) được thiết kế để quản lý khối lượng dữ liệu rất lớn. Mục đích chính của hệ quản trị CSDL là: • Cung cấp môi trường và công cụ để lưu trữ và truy xuất dữ liệu từ cơ sở dữ liệu một cách hiệu quả. • Lưu giữ thông tin về người dùng của hệ quản trị cơ sở dữ liệu và những tác vụ mà người dùng này có thể tương tác với dữ liệu được lưu trữ. ©NIIT Giới thiệu hệ quản trị cơ sở dữ liệu Bài 1 / Slide 3 of 26
  4. Các loại người dùng trong hệ quản trị CSDL Có 3 loại người dùng cho hệ quản trị cơ sở dữ liệu: ❑ Người lập trình ứng dụng (Application Programmer): là người phát triển ứng dụng để người dùng cuối có thể sử dụng để tương tác với cơ sở dữ liệu. ❑ Người dùng cuối (End User): Người dùng cuối có thể tương tác với cơ sở dữ liệu thông qua chương trình ứng dụng. ❑ Người quản trị cơ sở dữ liệu (Database administrator DBA): Người quản trị cơ sở dữ liệu có nhiệm vụ là thiết kế cơ sở dữ liệu, thu thập thông tin về dữ liệu cần được lưu trữ, bảo trì cơ sở dữ liệu và bảo mật cho hệ thống. ©NIIT Giới thiệu hệ quản trị cơ sở dữ liệu Bài 1 / Slide 4 of 26
  5. Lý do dùng hệ quản trị CSDL để lưu trữ ❑ Đầu tiên để lưu trữ dữ liệu người ta dùng hệ thống tập tin để lưu trữ. Cách lưu trữ này thể hiện một số nhược điểm sau: • Dữ liệu lưu trữ bị dư thừa: Cùng một dữ liệu lưu ở nhiều hơn 1 nơi không cần thiết. • Dữ liệu không nhất quán: Do dữ liệu được lưu ở nhiều nơi nên khi cập nhật nếu không cập nhật toàn bộ sẽ dẫn đến tình trạng không nhất quán của dữ liệu. ©NIIT Giới thiệu hệ quản trị cơ sở dữ liệu Bài 1 / Slide 5 of 26
  6. Ví dụ về lưu trữ theo hệ thống file ©NIIT Giới thiệu hệ quản trị cơ sở dữ liệu Bài 1 / Slide 6 of 26
  7. Lý do dùng hệ quản trị CSDL lưu trữ (tiếp theo) Dùng hệ quản trị CSDL để lưu trữ có các ưu điểm như sau: Giảm thiểu sự dư thừa dữ liệu ❑ Tránh được sự không đồng nhất về dữ liệu ❑ Dữ liệu được chia sẻ. ❑ Dữ liệu sẽ được bảo mật an toàn hơn. ❑ Tính nhất quán của dữ liệu sẽ được đảm bảo. ©NIIT Giới thiệu hệ quản trị cơ sở dữ liệu Bài 1 / Slide 7 of 26
  8. Các thành phần chức năng của hệ quản trị CSDL Hệ quản trị cơ sở dữ liệu có các thành phần chức năng như sau: ❑ Database manager: đây là thành phần chính của hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Thành phần này có nhiệm vụ đáp ứng các lệnh truy vấn dữ liệu từ người dùng và đảm bảo tính nhất quán của cơ sở dữ liệu. ❑ File Manager: Thành phần này sẽ chịu trách nhiệm phục vụ tất cả các yêu cầu về dữ liệu. Nó sẽ liên hệ với disk manager để lấy các khối dữ liệu từ đĩa. ❑ Disk Manager: đây là phần thực hiện việc quản lý dữ liệu ở cấp độ vật lý. ©NIIT Giới thiệu hệ quản trị cơ sở dữ liệu Bài 1 / Slide 8 of 26
  9. Ví dụ về dùng hệ quản trị CSDL để lưu trữ ©NIIT Giới thiệu hệ quản trị cơ sở dữ liệu Bài 1 / Slide 9 of 26
  10. Ngôn ngữ truy vấn dữ liệu ❑ Để tương tác với dữ liệu được lưu trữ bên trong cơ sở dữ liệu người dùng có thể dùng ngôn ngữ truy vấn dữ liệu (Query language). Ngôn ngữ truy vấn dữ liệu có 3 dạng sau: • Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu ( Data Definition Language DDL) • Ngôn ngữ xử lý dữ liệu (Data Manipulation Language DML) • Ngôn ngữ điều khiển dữ liệu (Data Control Language DCL) ©NIIT Giới thiệu hệ quản trị cơ sở dữ liệu Bài 1 / Slide 10 of 26
  11. Lên kế hoạch phát triển cơ sở dữ liệu ❑ Lên kế hoạch phát triển cho hệ quản trị cơ sở dữ liệu là quá trình chiến lược để tìm xem những thông tin nào mà tổ chức sẽ cần thiết cho thời gian tới. ❑ Lợi ích của việc lên kế hoạch phát triển database: • Cho thấy rõ được tình trạng hiện tại của thông tin được lưu trong tổ chức. • Tìm và điều chỉnh lại các yêu cầu về tài nguyên cho tổ chức. • Giúp cho phát triển được hệ quản trị CSDL đáp ứng được các yêu cầu của tổ chức. • Giúp cho việc lên kế hoạch hành động để đạt được các mục tiêu của tổ chức. ©NIIT Giới thiệu hệ quản trị cơ sở dữ liệu Bài 1 / Slide 11 of 26
  12. Quy trình phát triển cơ sở dữ liệu Quy trình phát triển cơ sở dữ liệu bao gồm 6 giai đoạn: ❑ Lên kế hoạch ban đầu: Trong giai đoạn này, công ty sẽ thu thập thông tin về các ứng dụng đang dùng. ❑ Nghiên cứu về tính khả thi: Trong giai đoạn này sẽ nghiên cứu về tính khả thi của kỹ thuật, kinh tế và cách vận hành CSDL. ❑ Định nghĩa các yêu cầu về CSDL: Giai đoạn này xác định tầm vực của CSDL, các yêu cầu về thông tin để quản lý, các yêu cầu về phần cứng, các yêu cầu về phần mềm. ©NIIT Giới thiệu hệ quản trị cơ sở dữ liệu Bài 1 / Slide 12 of 26
  13. Quy trình phát triển CSDL (tiếp theo) ❑ Thiết kế ở mức luận lý: Trong giai đoạn này sẽ thiết kế lược đồ CSDL ở mức luận lý. ❑ Hiện thực: Trong giai đoạn này ta sẽ chọ hệ quản trị CSDL và chuyển thiết kế từ mức luận lý sang hiện thực trên hệ quản trị CSDL vừa chọn. ❑ Đánh giá và bảo trì cơ sở dữ liệu: sau khi thiết kế và hiện thực ta đưa CSDL và dùng, đánh giá lại hiệu quả của CSDL và đồng thời phải bảo trì nâng cấp CSDL đã hiện thực. ©NIIT Giới thiệu hệ quản trị cơ sở dữ liệu Bài 1 / Slide 13 of 26
  14. Hậu quả của việc phân tích, thiết kế và hiện thực CSDL không tốt ❑ Nếu ta phân tích, thiết kế và hiện thực CSDL không tốt, cơ sở dữ liệu sẽ không hoạt động giống như ta mong đợi. Một số nguyên nhân thường dẫn đến CSDL hoạt động sai như: • Người dùng trực tiếp của CSDL không được xác định đầy đủ khi phân tích và thiết kế. • Dữ liệu được thu thập quá ít. • Cơ sở dữ liệu không dễ dàng thay đổi để đáp ứng với sự thay đổi về nghiệp vụ của tổ chức ©NIIT Giới thiệu hệ quản trị cơ sở dữ liệu Bài 1 / Slide 14 of 26
  15. Mô hình dữ liệu ❑ Mô hình dữ liệu mô tả cách tổ chức dữ liệu bên trong CSDL. ❑ Mô hình dữ liệu còn mô tả mối quan hệ dữ liệu và các ràng buộc được định nghĩa trên dữ liệu đó. ❑ Mô hình dữ liệu được dùng rộng rãi nhất là mô hình thực thể mối liên kết (Entity Relationship Model) ©NIIT Giới thiệu hệ quản trị cơ sở dữ liệu Bài 1 / Slide 15 of 26
  16. Mô hình thực thể mối liên kết ❑ Mô hình thực thể mối liên kết dựa trên sự mô tả các đối tượng trong thế giới thực gọi là các thực thể và các mối liên kết giữa chúng. ❑ Sơ đồ dùng để hiện thực mô hình thực thể mối liên kết gọi là sơ đồ thực thể mối liên kết ERD (Entity Relationship Diagram). ❑ Các thành phần của sơ đồ ERD: • Thực thể • Mối quan hệ • Thuộc tính ©NIIT Giới thiệu hệ quản trị cơ sở dữ liệu Bài 1 / Slide 16 of 26
  17. Ví dụ về sơ đồ ERD ©NIIT Giới thiệu hệ quản trị cơ sở dữ liệu Bài 1 / Slide 17 of 26
  18. Thực thể (Entity) ❑ Thực thể là các đối tượng, nơi chốn, con người mà cần lưu giữ thông tin. ❑ Thực thể được đặt tên và được vẽ trong hình chữ nhật. ❑ Thực thể có 2 loại là thực thể độc lập và thực thể phụ thuộc. ❑ Thực thể phụ thuộc còn được gọi là thực thể yếu là thực thể mà sự tồn tại của nó phụ thuộc vào một thực thể khác. ❑ Thực thể yếu được mô tả bằng hình chữ nhật có các cạnh bên ngoài là cạnh kép. ©NIIT Giới thiệu hệ quản trị cơ sở dữ liệu Bài 1 / Slide 18 of 26
  19. Ví dụ về thực thể ©NIIT Giới thiệu hệ quản trị cơ sở dữ liệu Bài 1 / Slide 19 of 26
  20. Ví dụ về thực thể (t.t) ©NIIT Giới thiệu hệ quản trị cơ sở dữ liệu Bài 1 / Slide 20 of 26
  21. Mối quan hệ ❑ Mối quan hệ thể hiện sự cộng tác giữa 2 thực thể. ❑ Mối quan hệ được thể hiện bằng hình thoi chính giữa có tên quan hệ đó. ❑ Mối quan hệ có thể được tồn tại trên 2 thực thể hoặc trên cùng 1 thực thể. Giữa hai thực thể có thể có nhiều mối quan hệ. ❑ Mối quan hệ có 3 dạng • Quan hệ 1 – 1 • Quan hệ 1 – n • Quan hệ n - n ©NIIT Giới thiệu hệ quản trị cơ sở dữ liệu Bài 1 / Slide 21 of 26
  22. Ví dụ về các mối quan hệ: ©NIIT Giới thiệu hệ quản trị cơ sở dữ liệu Bài 1 / Slide 22 of 26
  23. Ví dụ về các mối quan hệ: ©NIIT Giới thiệu hệ quản trị cơ sở dữ liệu Bài 1 / Slide 23 of 26
  24. Ví dụ về các mối quan hệ: ©NIIT Giới thiệu hệ quản trị cơ sở dữ liệu Bài 1 / Slide 24 of 26
  25. Ví dụ về các mối quan hệ: ©NIIT Giới thiệu hệ quản trị cơ sở dữ liệu Bài 1 / Slide 25 of 26
  26. Ví dụ về các mối quan hệ: ©NIIT Giới thiệu hệ quản trị cơ sở dữ liệu Bài 1 / Slide 26 of 26
  27. Ví dụ về các mối quan hệ: ©NIIT Giới thiệu hệ quản trị cơ sở dữ liệu Bài 1 / Slide 27 of 26
  28. Thuộc tính ❑ Thuộc tính thể hiện đặt điểm của thực thể. ❑ Thuộc tính được thể hiện bằng hình elipse, với tên thuộc tính được vẽ bên trong hình. Thuộc tính khóa được gạch dưới. ❑ Các quan hệ cũng có thể có các thuộc tính. ©NIIT Giới thiệu hệ quản trị cơ sở dữ liệu Bài 1 / Slide 28 of 26
  29. Ví dụ về thuộc tính: ©NIIT Giới thiệu hệ quản trị cơ sở dữ liệu Bài 1 / Slide 29 of 26
  30. Tóm tắt Trong bài này bạn đã được học: ❑ Định nghĩa hệ quản trị cơ sở dữ liệu (CSDL). ❑ Người dùng của hệ quản trị cơ sở dữ liệu. ❑ Mô tả sự cần thiết của cơ sở dữ liệu. ❑ Các thành phần trong CSDL. ❑ Xác định sự cần thiết của việc lên kế hoạch phát triển CSDL. ❑ Xác định các giai đoạn phát triển cơ sở dữ liệu. ❑ Xác định hậu quả của việc phân tích thiết kế CSDL nếu thực hiện không tốt. ❑ Mô hình dữ liệu. ❑ Sơ đồ ERD ©NIIT Giới thiệu hệ quản trị cơ sở dữ liệu Bài 1 / Slide 30 of 26
  31. Tóm tắt (tiếp theo) ❑ Thực thể ❑ Mối liên kết ❑ Thuộc tính ©NIIT Giới thiệu hệ quản trị cơ sở dữ liệu Bài 1 / Slide 31 of 26