Bài giảng Hệ thống thông tin đất - Đào Mạnh Hồng (Phần 2)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Hệ thống thông tin đất - Đào Mạnh Hồng (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_he_thong_thong_tin_dat_dao_manh_hong_phan_2.pdf
Nội dung text: Bài giảng Hệ thống thông tin đất - Đào Mạnh Hồng (Phần 2)
- Hà Nội: 30-08-2010 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT - LIS CHƢƠNG III PHÂN TÍCH THIẾT KÊ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT ĐAI 3.1. Tính cấp thiết và mục tiêu xây dựng hệ thống thông tin đất đai 3.1.1. Cơ sở pháp lý Các hoạt động tin học hóa trong các cơ quan của Đảng và nhà nước đã được triển khai từ những năm 1996. - Các căn cứ pháp lý: Căn cứ vào văn bản pháp quy của nhà nước về công tác xây dựng hệ thống thông tin đất đai, nhằm phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về đất đai. + Nghị quyết 49/CP ngày 6/8/1993 của chính phủ về phát triển công nghệ thống tin ở nước ta trong những năm 90. + Nghị đinh 21/CP ngày 5/3/1997 của chính phủ về quy chế tạm thời quản lý, thiết lập, sử dụng mạng Internet Việt Nam. + Chỉ thị số 58 BCT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị trung ương về việc đẩy mạnh ứng dụng và phát tiển công nghệ thông tin phục vụ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. + Quyết định 128/2000/QĐ-TTg ngày 20/11/2000 của thủ tướng chính phủ về một số chính sách và biện pháp khuyến khích đầu tư và phát triển công nghệ phần mềm. + Quyết định số 81/2001/QĐ-TTg của thủ tướng Chính phủ ngày 24/5/2001 về việc phê duyệt Chương trình hành động triển khai Chỉ thị số 58 CT/TW Bộ Chính trị. + Quyết định số 112/2001/QĐ-TTg ngày 25/7/2001 của thủ tướng chính phủ về phê duyệt đề án tin học hóa quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2005. - Các chương trình mục tiêu của ngành 3.1.2. Tính cấp thiết của công tác xây dựng hệ thống thông tin đất đai Đất đai là một loại tài nguyên thiên nhiên có mối quan hệ với các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước. Quản lý nhà nước về đất đai chính là thể hiện có định hướng các mối quan hệ biện chứng đó. Để lầm tốt công tác và giải quyết tốt được mối quan hệ đó chúng ta cần phải có một hệ thống thông tin đất hoàn chỉnh và hoạt động có hiệu quả. Mối quan hệ của đất đai với các yếu tố chính trị: công tác quản lý đất đai là trọng tâm của chính quyền các cấp. Mất công bằng trong việc xử lý các quan hệ đất đai có thể dẫn đến sự mất ổn định chính trị. Quản lý tốt đất đai vùng biên giới, hải đảo là góp phần bảo vệ an ninh – quốc phòng cho đất nước. Hệ thống quản lý đất đai là cơ sở để thực hiện quản lý hành chính lãnh thổ. Tất cả các công tác đó đề dựa trên các thông tin đất đai của hệ thống thông tin đất cung cấp. Quan hệ của đất đai với các yếu tố kinh tế được thể hiện qua các mặt: đất đai là công cụ và các quan hệ trong sản xuất của kinh tế nông nghiệp. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ được thể hiện thông qua quá trình chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất và cơ cấu lao động. Bên cạnh đó quy hoạch sử dụng đất luôn luôn gắn liền với quy hoạch và phát triển kinh tế xã hội. Đứng về một mặt khác các nguồn thu từ đất là một nguồn quan trọng trong nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Mối quan hệ của đất đai đối với các yếu tố xã hội được thể hiện rất rõ thông qua các vấn đề như: giải quyết tốt vấn đề về đất đai sẽ tạo điều kiện giải quyết tốt vấn đề về nhà ở, xóa đói giảm nghèo. Quản lý đất đai tốt còn là biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Quản lý tốt việc sử dụng đất còn là điều kiện kiểm soát được quá trình đô thị hóa không theo quy hoạch. Bên cạnh đó nó còn giúp cho chúng ta bảo vệ được môi trường đất nói riêng và môi trường sống nói chung. Thông tin phục vụ cho các mối quan hệ trên đều là do các hệ thống thông tin đất cung cấp cho nhà nước và các cơ quan quản lý của nhà nước. Đây là một trong những hệ ThS. Đào Mạnh Hồng - Khoa Quản lý đất đai - Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội Trang -41-
- Hà Nội: 30-08-2010 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT - LIS thống cung cấp các thông tin rất quan trọng và không thể thiếu trong quản lý nhà nước và trong xây dựng, phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong những năm qua với đòi hỏi của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước đặc biệt thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước ngành Quản lý đất đai cần phải phát huy các kết quả đã đạt được, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để ngày càng đáp ứng tốt hơn chức năng và nhiệm vụ của mình. Theo chiến lược phát triển chung của ngành sau một thời gian nữa các công tác của ngành sẽ được hiện đại hóa và tin học hóa vì vậy việc phát triển và xây dựng một hệ thống thông tin đất là một nhiệm vụ tất yếu, mà kết quả sẽ mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao phục vụ cho quản lý nhà nước về đất đai và phục vụ cho nhiều mục tiêu kinh tế xã hội khác. 3.1.3. Mục tiêu xây dựng hệ thống thông tin đất đai 1, Mục tiêu chung Xây dựng hệ thống thông tin đất: trên cơ sở công nghệ thông tin theo một định hướng đầu tư trang thiết bị, công nghệ cao theo thiết kế đồng bộ, tổng thể và có kế hoạch triển khai dài hạn nhằm dảm bảo các điều kiện cần thiết cho việc quản lý, khai thác, cập nhật thông tin đất đai phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về đất đai, nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành của các cấp chính quyền. Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai được tổ chức, tích hợp đóng vai trò quan trọng trong hệ thống thông tin đất đai, phục vụ quản lý điều hành chung trong toàn ngành và ở tất cả các cấp. Trong tương lai chúng ta phải có một cơ sở dữ liệu đủ lớn để phục vụ cho công tác quản lý đất đai. Cung cấp, trao đổi thông tin với các Ban ngành, và cung cấp thông tin đất cho mọi đối tượng có nhu cầu về thông tin. Bên cạnh đó nó thúc đẩy công tác cải cách hành chính Nhà nước, với chương tình cải cách hành chính của Chính phủ. Trên cơ sở hệ thống hình thành các dịch vụ công đáp ứng ngày một tốt hơn việc phục vụ cho xã hội, đảm bảo nhanh chóng chín xác thuận lợi và đảm bảo chất lượng. Tạo cơ sở vật chất, tiền đề hỗ trợ kỹ thuật để từng bước quản lý, điều tiết thị trường bất động sản. Phổ cập công nghệ thông tin cho các cán bộ lãnh đạo, chuyên viên và cán bộ kỹ thuật cũng như các cán bộ trong toàn ngành, có đủ nghiệp vụ và có đủ khả năng sử dụng máy tính trong công tác. 2, Mục tiêu cụ thể Xây dựng cho được cơ sở dữ liệu không gian và hồ sơ địa chính trong toàn ngành và ở tất cả các cấp. Đầu tư các trang thiết bị, công nghệ theo thiết kế tổng thể của các hệ thống thông tin đất ở các cấp và ở các địa phương. Xây dựng hệ thống thông tin đất coa thể là xây mới nếu ở các địa phương chưa được xây dựng và nếu các địa phương đã có thì trên cơ sở đổi mới và nâng cấp các trang thiết bị. Cần phải đầu tư tạo ra được một hệ thống mạng nội bộ (mạng LAN) hoặc hệ thống toàn cầu (mạng Internet) Đào tạo tin học cho các cán bộ công chức trong toàn ngành. 3.2. Các giai đoạn phân tích và thiết kế hệ thống thông tin đất đai Phân tích, thiết kế là một quá trình bắt đầu bằng ý niệm hoá và kết thúc bằng việc thực hiện thảo chương trình cài đặt và đưa vào sử dụng. Thông thường, xuất phát từ các hoạt động chưa có hiệu quả so với mục tiêu đề ra mà việc phân tích sẽ xây dựng một hệ thống mới đáp ứng các yêu cầu và hoạt động hiệu quả hơn. Việc phân chia các giai đọan cho quá trình phân tích chỉ mang tính tương đối, không tách rời từng giai đoạn, phân tích và thiết kế xen kẽ nhau, vừa làm vừa trao đổi với người sử dụng để hoàn thiện cho thiết kế. ThS. Đào Mạnh Hồng - Khoa Quản lý đất đai - Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội Trang -42-
- Hà Nội: 30-08-2010 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT - LIS 3.2.1. Lập kế hoạch Xác định khoảng thời gian trung và dài hạn một sự phân chia, một kế hoạch can thiệp để dẫn đến các nghiên cứu từng khu vực, lãnh vực, phân hệ của hệ tổ chức có liên quan. Kế hoạch này thể hiện đường lối có tính chất tự giác của ban giám đốc, để cải tiến hệ tổ chức hơn là những chi tiết nhất thời để giải quyết các vấn đề nóng bỏng. 3.2.2. Nghiên cứu và điều tra phân tích hiện trạng Giai đoạn này áp dụng theo từng lĩnh vực và theo dự kiến đã xác định ở kế hoạch. Giai đoạn này thực chất là phân tích hoạt động hệ thông tin vật lý. Để tiến hành giai đoạn này, cần sử dụng các kỹ thuật của những người tổ chức (nghiên cứu hồ sơ, quy trình, v.v ). Làm quen với công việc tại cơ quan liên quan về hệ thống cũ, từ đó, nhận diện được những điểm yếu của hệ thống cũ để có các đề xuất mới, hoàn thiện hơn cho thiết kế. Nghiên cứu hiện trạng có thể đưa đến việc phân chia mới các lĩnh vực hoặc các chức năng. Việc phân chia lại thực chất có liên quan đến cơ sở hoặc độ phức tạp của lĩnh vực nghiên cứu. 1, Mục đích Trong thực tế một hệ thống thông tin mới được xây dựng là nhằm để thay thế hệ thống thông tin cũ đã bộc lộ nhiều yếu kém. Vì vậy mà việc tìm hiểu nhu cầu đối với hệ thống mới thường bắt đầu từ việc khảo sát và đánh giá hệ thống cũ đó. Vì rằng hệ thống này đang tồn tại và đang hoạt động nên chúng ta gọi là hiện trạng. Nghiên cứu hiện trạng một hệ thống thông tin là nhằm các mục đích sau: - Tiếp cận với nghiệp vụ chuyên môn, môi trường hoạt động của hệ thống. - Tìm hiểu các chức năng, nhiệm vụ và cung cách hoạt động của hệ thống. - Chỉ ra các ưu điểm của hệ thống để kế thừa và các khuyết điểm của hệ thống để nghiên cứu khắc phục. Tóm lại, mục đích của việc nghiên cứu hiện trạng là trả lời cho được các câu hỏi sau: - Hệ thống đang làm gì? Gồm những công việc gì? Đang quản lý cái gì? - Những công việc trong hệ thống do ai làm? Làm ở đâu? Khi nào làm? - Mỗi công việc được thực hiện như thế nào? Mỗi công việc liên quan đến dữ liệu nào? - Chu kỳ, tần suất, khối lượng công việc? - Đánh giá các công việc hiện tại: tầm quan trọng như thế nào? Các thuận lợi, khó khăn? Nguyên nhân dẫn đến khó khăn? 2, Nội dung Với mục đích đã nói trên, để nghiên cứu hiện trạng một hệ thống thông tin đất, phân tích viên nên khảo sát các nội dung sau: - Tìm hiểu môi trường xã hội, kinh tế và kỹ thuật của hệ thống. Nghiên cứu cơ cấu tổ chức của cơ quan chủ quản của hệ thống đó. - Nghiên cứu các chức trách, nhiệm vụ, các trung tâm ra quyết định và điều hành, sự phân cấp quyền hạn trong tổ chức. - Thu thập và nghiên cứu các hồ sơ, sổ sách, các file dữ liệu cùng với các phương thức xử lý các thông tin đó. - Thu thập và mô tả các quy tắc quản lý, tức là các quy định, các quy tắc, các công thức tính toán, - Thu thập và tìm hiểu các chứng từ giao dịch. Mô tả các luồng thông tin và tài liệu giao dịch được luân chuyển như thế nào. - Thống kê các phương tiện và tài nguyên đã và có thể sử dụng. - Thu thập và tìm hiểu các ý kiến khen chê về hệ thống thông tin cũ và những yêu cầu, đòi hỏi về hệ thống tương lai. - Lập hồ sơ tổng hợp về hiện trạng ThS. Đào Mạnh Hồng - Khoa Quản lý đất đai - Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội Trang -43-
- Hà Nội: 30-08-2010 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT - LIS Một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của hệ thống thông tin là giai đoạn nghiên cứu hiện trạng của hệ thống. Điều này đòi hỏi phân tích viên phải làm việc nghiêm túc và chính xác. 3.2.3. Nghiên cứu và phân tích khả thi "sổ điều kiện thức" 1, Nghiên cứu khả thi Giai đoạn này có vai trò quyết định vì nó sẽ dẫn đến các lựa chọn quyết định hệ chương trình tương lai cùng các bảo đảm tài chính. Các bước như sau: - Phân tích, phê phán hệ thống hiện hữu nhằm làm rõ những điểm yếu hoặc mạnh, sắp xếp các thứ tự những điểm quan trọng cần giải quyết. - Xác định các mục tiêu mới của các bộ phận. - Hình dung các kịch bản khác nhau bằng cách xác định một cách tổng thể các giải pháp, có thể có và làm rõ đối với mỗi một trong chúng, gồm: chi phí triển khai, chi phí hoạt động trong tương lai, các ưu và khuyết điểm, chương trình tổ chức và đào tạo nhân sự. - Từ kết quả bước trên cho phép lựa chọn những nhân vật chịu trách nhiệm phù hợp với một giải pháp nào đó đã được xác định hoặc trở lại từ đầu bước nghiên cứu khả thi vì nhiều nguyên nhân, ví dụ: không tìm được người chịu trách nhiệm thích hợp, chi phí cho dự án quá cao, v.v - Nếu bước trên thành công ta tiến hành xây dựng hồ sơ gọi là "Sổ điều kiện thức" (hoặc điều kiện sách). 2, Sổ điều kiện thức Cơ bản được tổ chức như sau: - Mô tả giao diện giữa hệ thống và người sử dụng. Điều này dẫn đến một thoả thuận xác định hệ thống cung cấp những gì cho người sử dụng. - Thực chất các công việc và các cài đặt cần thực hiện. * Tóm lại, sổ điều kiện thức xác lập một hợp đồng giữa những phân tích viên với ban giám đốc và người sử dụng trong tương lai. 3.2.4. Thiết kế tổng thể mô hình chức năng hệ thông tin đất đai Giai đoạn này xác định một cách chi tiết kiến trúc của hệ thông tin đất đai. Chia các hệ thống lớn thành các hệ thống con. Đây còn gọi là bước phân tích chức năng. Tất cả các thông tin, các quy tắc tính toán, quy tắc quản lý, các khai thác, những thiết bị, phương tiện sẽ được xác định trong giai đoạn này. 3.2.5. Phân công công việc giữa con người và máy tính Không phải bất kỳ công việc nào cũng hoàn toàn được thực hiện bởi bằng máy tính. Hệ thống thông tin đất đai là sự phối hợp giữa các công đoạn thực hiện thủ công và máy tính. 3.2.6. Thiết kế các kiểm soát Thiết kế các bảo mật cho chương trình nhằm chống âm mưu lấy cắp, phá hoại, gây mất mát hoặc làm hỏng dữ liệu. 3.2.7. Thiết kế giao diện Người – Máy Ví dụ: Menu chương trình, tổ chức màn hình (Form), báo biểu, v.v 3.2.8. Thiết kế cơ sở dữ liệu đất đai Giai đoạn này nhằm xác định các files cho chương trình, nội dung mỗi file như thế nào? cấu trúc của chúng ra sao? Ví dụ: trong FoxPRO là công việc thiết kế các DBF hoặc trong Access thì thiết kế các bảng, v.v ThS. Đào Mạnh Hồng - Khoa Quản lý đất đai - Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội Trang -44-
- Hà Nội: 30-08-2010 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT - LIS 3.2.9. Thiết kế chương trình (khác với việc viết chương trình) Gồm những chương trình gì? Mỗi chương trình gồm những module nào? Nhiệm vụ của mỗi module ra sao? Đưa ra các mẫu thử cho chương trình: mẫu thử này do người thiết kế đưa ra chứ không phải do lập trình viên. Chương trình phải đưa ra những kết quả như thế nào với những mẫu thử đó. Người phân tích hệ thống phải dự kiến trước các tình huống này. 3.2.10. Lập trình, chạy thử, cài đặt, hướng dẫn sử dụng, khai thác chương trình Phần này không nằm trong phần thiết kế hệ thống mà phần này nằm trong công tác chuyển giao công nghệ. 3.3. Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin đất đai 3.3.1. Phương pháp phân tích và thiết kế hệ thống 1, Các phương pháp phân tích và thiết kế hệ thống Có rất nhiều phương pháp phân tích thiết kế hệ thống như: - Phương pháp SADT (Structured Analysis and Design Technique): Kỹ thuật phân tích cấu trúc và thiết kế, phương pháp này xuất phát từ Mỹ. - Phương pháp MERISE (Méthode Pour Rassembler les Ideés Sans Effort): tạm dịch là "Các phương pháp tập hợp ý tưởng không cần cố gắng", ra đời tại Pháp cuối thập niên 70. - Phương pháp MXC (Méthode de Xavier Castellani): Nguồn gốc từ Pháp. - Phương pháp GALACSI (Groupe Animation Liaison Analyse Conception Systeme Information): tạm dịch nguyên văn: "Nhóm cọ vẽ và liên lạc để phân tích và quan niệm hoá hệ thông tin" ra đời tại Pháp vào tháng 4 năm 1982. Ở đây chúng ta sẽ đi sâu và nghiên cứu phân tích hệ thống theo phương pháp phân tích cấu trúc và thiết kế (SADT). Phương pháp này nghiên cứu về việc dựng sơ đồ, bản biểu, để mô tả đối tượng. 2, Tư tưởng chủ đạo của các phương pháp phân tích và thiết kế hệ thống Trong việc phân tích hệ thống, ta tách rời việc nghiên cứu hai bộ phận (phân tích xử lý, phân tích dữ liệu) nhưng khi thiết kế ta phải xét mối quan hệ giữa hai vấn đề này. - Sự trừu tượng hoá (Trừu xuất): Để nhận biết được những hệ thống quá phức tạp, phải loại bỏ những đặc điểm phụ để nhận biết cho được các đặc điểm chính. Hệ thống được nhận thức dưới hai mức: Mức vật lý, mức logic - Chuyển từ mô tả vật lý sang mô tả logic (sự trừu tượng hóa). Áp dụng phương thức biến đổi: Sự trừu xuất Mức vật lý Mức logic Sơ đồ 3.1: Phương thức biến đổi Bằng cách trả lời: + Ở mức vật lý, mô tả thực trạng hệ thống cũ: Cái gì? Làm gì? Làm như thế nào? Làm thế nào? Phương tiện nào? Cách làm nào? Lúc nào? Ai làm? Làm gì? + Ở mức logic: Gạt bỏ những chi tiết để thấy bản chất và chỉ cần trả lời câu hỏi “WHAT”. ThS. Đào Mạnh Hồng - Khoa Quản lý đất đai - Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội Trang -45-
- Hà Nội: 30-08-2010 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT - LIS Mô tả hệ thống cũ làm Mô tả hệ thống mới làm việc nhƣ thế nào? việc nhƣ thế nào? Mức vật ý (1) (1) kế (3) (3) Mức logic Yêu cầu tượng hóa trừu mới thiết đoạn Giai Mô tả hệ thống Mô tả hệ thống cũ làm gì? mới làm gì? (2) Yêu cầu mới nảy sinh Sơ đồ 3.2: Các bước trừu tượng hóa của phân tích thiết kế hệ thống thông tin đất đai - Phân tích nghiên cứu hệ thống đi từ tổng quát đến chi tiết theo sơ đồ phân rã: Sơ đồ 3.3: Sơ đồ phân rã hệ thống trong phân tích thiết kế hệ thống thông tin đất đai - Sử dụng mô hình công cụ biểu diễn có tăng cường hình vẽ: trong các mô hình có thể được sử dụng như: mô hình phân ra liên kết; mô hình thực thể liên kết; mô hình quan hệ. 3.3.2. Khảo sát sơ bộ và lập dự án 1, Các phương pháp khảo sát a, Các mức khảo sát hệ thống Khảo sát hệ thống ở cả bốn mức đó là: - Mức thao tác thừa hành: tiếp cận các người thừa hành trực tiếp để xem họ làm việc. - Mức điều phối quản lý. - Mức quyết định lãnh đạo. - Mức chuyên gia cố vấn. b, Hình thức tiến hành - Quan sát và theo dõi: + Một cách chính thức: cùng làm việc với họ. + Một cách không chính thức: tìm hiểu cách làm việc qua các hồ sơ, sổ sách, v.v - Cố vấn: bằng nhiều cách: + Đặt câu hỏi trực tiếp: Yes / No + Đặt câu hỏi chọn lựa: a, b, c, d , đánh để thống kê. + Đặt câu hỏi gián tiếp có tính gợi mở cho câu trả lời. + Bảng câu hỏi, phiếu điều tra. ThS. Đào Mạnh Hồng - Khoa Quản lý đất đai - Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội Trang -46-
- Hà Nội: 30-08-2010 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT - LIS 2, Thu thập và phân loại các thông tin điều tra - Thông tin về hiện tại hay tương lai. - Thông tin về trạng thái tĩnh, động hay biến đổi. + Thông tin về trạng thái tĩnh: thông tin về tổ chức hồ sơ và sổ sách. + Thông tin về trạng thái động: thông tin về sự tăng hay giảm lưu chuyển của các chứng từ, giấy tờ, v.v + Thông tin về trạng thái biến đổi: thông tin được biến đổi ra sao, sử dụng những công thức tính toán nào? - Thông tin thuộc nội bộ hay môi trường của hệ thống, thông thường thì người ta tổ chức sắp xếp, tổ hợp những vấn đề thông tin trên lại như sơ đồ 3.4. Các thông tin về - Các thông tin sơ đẳng môi trường, - Các thông tin có cấu trúc (sổ hoàn cảnh. Tĩnh sách, file ). Các thông tin - Hình thức tổ chức của cơ về hệ thống quan (phòng, ban). hiện tại. Các thông tin có ích cho hệ thống đang nghiên cứu. - Trong không gian: con đường lưu trữ tài liệu, chứng Động từ. - Trong thời gian: thời gian xử lý hạn định thực hiện (tính lương, v.v ). - Các quy tắc quản lý. Biến đổi - Các công thức tính toán. - Thứ tự xử lý trước / sau. - Được phát biểu (ý muốn, dự định cải tiến trong Các thông tin cho tương lai) tương lai (nguyện - Có ý thức không phát biểu: cần gợi ý (do ngại mà vọng, yêu cầu) không phát biểu) - Không ý thức: dự đoán Sơ đồ 3.4: Tổ hợp những vấn đề thông tin đã khảo sát 3.3.3. Điều tra, đánh giá hiện trạng thống thông tin đất đai 1, Điều tra hiện trạng hệ thống thông tin đất đai hiện hành Mục đích của giai đoạn này là thu thập thông tin, tài liệu, phân tích hoạt động của hệ thống thông tin hiện hữu để có được sự hiểu biết đầy đủ và toàn diện về hệ thống thông tin hiện hành để từ đó đưa ra các giải pháp xây dựng hệ thống thông tin mới. a, Điều tra tình hình tổ chức bộ máy, chức năng: nhằm nắm bắt được về tổng quan của tổ chức và hệ thống thông tin tại các cấp. Xác định lại vấn đề và phạm vi phân tích khả thi. Phỏng vấn trực tiếp ban lãnh đạo các cấp. - Điều tra về tổ chức, bộ máy của hệ thống theo các cấp từ trung ương đến địa phương (Bộ tài nguyên và môi trường, Sở tài nguyên và môi trường, Phòng tài nguyên và ThS. Đào Mạnh Hồng - Khoa Quản lý đất đai - Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội Trang -47-
- Hà Nội: 30-08-2010 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT - LIS môi trường, cán bộ tại các cấp cơ sở) với các nội dung như: cơ cấu tổ chức của bộ máy, các vị trí làm việc. - Điều tra về chuyên môn nghiệp vụ: điều tra theo từng cấp độ của chuyên ngành về trình độ chuyên môn kỹ thuật, theo ngạch, theo số lượng, của từng phòng ban cũng như các trung tâm b, Điều tra hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong các hệ thống thông tin đất đai hiện hành. * Nguồn dữ liệu và khả năng khai thác - Dữ diệu mang tính chất không gian (Bản đồ các loại) mà hệ thống hiện hành đang sử dụng với các nội dung cần chú ý như: + Thông tin về dữ liệu trắc địa (lưới địa chính cấp cơ sở, lưới địa chính cấp I, II ) theo đơn vị hành chính các cấp. + Loại bản đồ (phương pháp thành lập, số lượng theo từng đơn vị hành chính) + Phân loại dữ liệu không gian. - Dữ liệu mang tính chất thuộc tính và các dữ liệu khác: Dữ liệu về trắc địa; Dữ liệu thuộc tính bổ xung cho các loại bản đồ hiện có; Dữ liệu thuộc tính khác (các thông tin về hồ sơ địa chính như sổ mục kê, sổ địa chính, sổ theo dõi biến động .); Các dữ liệu khác. Các thông tin cần xác định như năm xây dựng, phương pháp xây dựng, công tác quản lý, công tác lưu trữ, các cấp quản lý - Trong quá trình này chúng ta phải xây dựng các phiếu như phiếu hồ sơ, phiếu công việc nhằm thể hiện được tất cả các dữ liệu, các công việc và các thông tin mà hệ thống đâng thực hiện. + Lập phiếu hồ sơ: từ việc nghiên cứu các công việc được thực hiện ở tất cả các vị trí làm việc trong tổ chức phân tích viên liệt kê tất cả các hồ sơ liên quan được sử dụng trong hệ thống thông tin của tổ chức. Đối với từng công việc hồ sơ liên quan có thể tồn tại ở 2 dạng: hồ sơ nhập của công việc (gồm các dữ liệu đầu vào), hồ sơ xuất của công việc (gồm các thông tin đầu ra). Từ quá trình phân tích này phân tích viên lập danh sách các hồ sơ. Sau đó tiến hành phân tích chi tiết từng hồ sơ. + Đối với mỗi hồ sơ lập một phiếu hồ sơ với các nội dung sau: Tên hồ sơ; Mã hồ sơ (dùng để quản lý kết quả phân tích hiện trạng); Nội dung hồ sơ, bao gồm các mục thông tin về các đối tượng được mô tả trong hồ sơ; Các công việc có liên quan; Tổng quan vai trò của hồ sơ trong tổ chức. Sau khi có các hồ sơ chúng ta phải tập hợp lại như ví dụ trong bảng 3.1. Bảng 3.1: Tổng hợp hồ sơ, tài liệu Mã số Nội dung Công việc Stt Tên hồ sơ Vai trò hồ sơ hồ sơ liên quan Bản đồ địa Nội dung bản đồ địa Quản lý đất Quản lý nhà nước về 1 BĐCĐ chính chính đai đất đai Quản lý đất Quản lý nhà nước về 2 Sổ mục kê HS02 Nội dung sổ mục kê đai đất đai n + Lập phiếu công việc: nhằm liệt kê tất cả các công việc trong hệ thống thông tin của tổ chức. Phiếu công việc được lập cho từng công việc và bao gồm các nội dung (được thể hiện trong bảng 3.2). ThS. Đào Mạnh Hồng - Khoa Quản lý đất đai - Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội Trang -48-
- Hà Nội: 30-08-2010 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT - LIS Bảng 3.2. Nội dung phiếu công việc Mã số Hồ sơ Stt Tên công việc công Nội dung công việc Vị trí làm việc xuất việc 1 In giấy CN Cv01 GCN Ghi các việc làm để in GCN Phòng TN 2 Trích lục thửa đất Cv02 Hồ sơ thửa Ghi các việc làm để trích lục Phòng TN, xã m + Tên công việc, + Mã số công việc (do phân tích viên lập và quản lý), + Hồ sơ nhập (Danh sách các dữ liệu đầu vào), + Hồ sơ xuất (Danh sách các thông tin đầu ra ), + Nội dung công việc, + Vị trí làm việc. Xác định và lập mối quan hệ giữa công việc - hồ sơ cho quá trình phân tích hiện trạng nhằm thể hiện tất cả các hồ sơ, các công việc và mối quan hệ giữa chúng. * Điều tra về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và tình hình ứng dụng công nghệ thông tin của các hệ thống thông tin đất đai Điều tra về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và tình hình ứng dụng công nghệ thông tin tại các cấp, mà các đối tượng điều tra cần phải quan tâm như phần cứng, phần mềm và khả năng sử dụng cơ sở hạ tầng của một hệ thống thông tin hiện tại. Trong đó: - Phần cứng của một hệ thống thông tin hiện tại cần quan tâm đó là: + Tên thiết bị, + Mã thiết bị, + Năm sản xuất, + Năm sử dụng, + Nước sản xuất, + Tình trạng thiết bị, + Số lượng hiện có, + Nguồn gốc - Phần mềm đang được sử dụng trong hệ thống thông tin đất như: + Tên phần mềm, + Phiên bản, + Nước sản xuất, + Nguồn gốc, + Lĩnh vực sử dụng, + Hiệu quả - Các thiết bị kỹ thuật khác phụ trợ cho hệ thống. * Điều tra nguồn nhân lực, năng lực chuyên môn và công nghệ thông tin của cán bộ, công chức trong hệ thống thông tin đất đai Điều tra nguồn nhân lực, năng lực chuyên môn và công nghệ thông tin của cán bộ, công chức với các thông tin như: + Tổng số cán bộ, + Trình độ chuyên môn, + Trình độ tin học, + Số người thường xuyên sử dụng tin học, + Định hướng phát triển cán bô. * Các ưu, nhược điểm của hệ thống thông tin đất hiện hành ThS. Đào Mạnh Hồng - Khoa Quản lý đất đai - Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội Trang -49-
- Hà Nội: 30-08-2010 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT - LIS Sau khi điều tra cần có đánh giá sơ bộ và xác định sự bất cập trong hệ thống hiện tại để từ đó phê phán và đưa ra các phương án xây dựng hệ thống mới. 2, Phân tích và đánh giá hiện trạng thống thông tin đất a, Phân tích hệ thống thông tin đất hiện hành Đây là quá trình phân tích sâu hơn các chức năng, các dữ liệu của hệ thống cũ để đưa ra mô tả cho hệ thống mới. Phân tích là một quá trình khảo sát, đánh giá một đối tượng (vấn đề) trong những hạn chế (khả năng có thể). Quá trình phân tích trong việc xây dựng hệ thống thông tin đất hiện đại là quá trình nghiên cứu bao gồm các nội dung: Nghiên vấn đề mà giới hạn của nó đã được xác định, đưa ra các lời giải để giải quyết vấn đề, lựa chọn một lời giải và phát triển lời giải đó trên cơ sở làm việc của máy tính điện tử. Trong quá tình phân tích đánh giá hệ thống thông tin đất thường gặp một số những sai lầm đó là: - Thiếu sự tiếp cận toàn cục, thể hiện mỗi một công việc phân tích được triển khai bởi một nhóm không liên hệ với các nhóm khác. Tình trạng này sẽ dẫn đến nhược điểm sau: thu thập trùng lặp thông tin, tồn tại các tập tin dư thừa, sử dụng các thuật ngữ khác nhau để chỉ cùng một khái niệm, tồn tại các hồ sơ, tài liệu riêng lẻ, không đầy đủ và không khai thác được; Làm cho bảo trì khó khăn, phức tạp và chi phí lớn. - Thiếu hợp tác với người sử dụng, điều này làm cho hệ thống thông tin đất được xây dựng kém thích nghi với người sử dụng. Nên người sử dụng làm việc với hệ thống không hiệu quả hoặc thậm chí không sử dụng. Như vậy cần phải có hợp tác với người sử dụng nhất là việc thiết lập giao diện người dùng. - Thiếu chuẩn thống nhất, việc thiếu chuẩn thống nhất thể hiện các nhóm phân tích xây dựng tự do, không bị ràng buộc bởi việc hợp tác với các nhóm khác thậm chí có thể dùng cách tiếp cận của riêng mình. Điều này dẫn đến tình trạng hạn chế khả năng tích hợp các công việc đã tiến hành của các nhóm. Trên nhưng thiếu sót và các vấn đề gặp phải trong phân tích đánh giá, xây dựng hệ thống thông tin đất chúng ta cần có các biện pháp khắc phục đó là: - Có cách tiếp cận toàn cục, bằng cách xem mỗi phần tử, mỗi tài liệu, mỗi chức năng là một thành phần của một tổng thể toàn vẹn. Sự hiểu biết về tổng thể toàn vẹn này là cần thiết cho việc nghiên cứu, phát triển mỗi thành phần của nó. - Xét toàn bộ tổ chức, phòng ban, vị trí làm việc là một phần tử có cấu trúc, nghĩa là nó là một hệ thống có dòng vào, dòng ra và các quy tắc. - Có cách tiếp cận và ý niệm hoá đi xuống, nghĩa là xuất phát từ tổng thể đến chi tiết, từ cao đến thấp, từ tổng quát đến các đặc thù. - Nhận dạng các mức bất biến của hệ thống, đánh giá ảnh hưởng của các lựa chọn kỹ thuật và tổ chức đến thời gian sống của các mức này một cách bình đẳng, khách quan, và có mối quan hệ tốt với người sử dụng. Trong phân tích chúng ta chú trọng đến các vấn đề như: phân tích hệ thốn chức năng, phân tích hệ thống về dữ liệu, phân tích hệ thống về động thái. b, Hoàn thiện kết quả điều tra phân tích hiện trạng Sau khi dùng các phương pháp khác nhau để thu thập thông tin và dữ liệu liên quan đến hệ thống tương lai, phân tích viên phải xử lý sơ bộ, phân loại và tổng hợp các dữ liệu thu được để tiện việc theo dõi, quản lý, phục vụ trực tiếp quá trình khảo sát và làm tư liệu cho các bước tiếp theo. - Dữ liệu thu thập được trong quá trình khảo sát hiện trạng là một khối các dữ liệu thô, phân tích viên phải xem lại và hoàn thiện tài liệu thu được. Công việc này bao gồm việc phân loại, sắp xếp, bổ sung, làm cho nó trở nên đầy đủ, chính xác, cân đối, gọn gàng, dễ kiểm tra và dễ theo dõi. Phát hiện chổ thiếu để bổ sung, chổ sai để sửa chữa. Những việc cần làm là: ThS. Đào Mạnh Hồng - Khoa Quản lý đất đai - Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội Trang -50-
- Hà Nội: 30-08-2010 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT - LIS + Làm rõ các chức năng của hệ thống: qua khảo sát hoặc bằng kinh nghiệm phân tích viên có thể xác định được các chức năng và dữ liệu của hệ thống: như các đối tượng, các điểm công tác, các hoạt động. Đối với mỗi chức năng cần làm rõ: điều kiện khởi động, kết quả thu được, thời gian thực hiện, tần số, chu kỳ, các quy tắc phải tuân thủ. + Rà soát lại dữ liệu: ngoài các kết quả của phỏng vấn, phân tích viên nên sao chụp lại các bảng biểu, tài liệu để tách các thông tin cần sử dụng. Kiểm tra lại các thông tin sau về dữ liệu: Tên dữ liệu, do người phân tích lựa chọn; Định nghĩa về dữ liệu, mô tả bằng lời hoặc bằng công thức; Kiểu dữ liệu (số, chuỗi, ); Loại, là dữ liệu cơ sở hay dữ liệu được suy từ dữ liệu khác; Ràng buộc về giá trị. + Tổng hợp kết quả khảo sát: việc phỏng vấn tại các điểm công tác chưa nói lên được mối quan hệ giữa các điểm công tác với nhau như thế nào. Lúc này người phân tích cần tổng hợp lại để có được một bức tranh tổng thể của hệ thống. Việc tổng hợp được tiến hành theo hai loại: tổng hợp các xử lý và tổng hợp theo dữ liệu. + Tổng hợp các xử lý: Mục đích của tổng hợp các xử lý là làm rõ các thiếu sót và sự rời rạc của các yếu tố liên quan đến công việc khi phỏng vấn. Có hai cách tổng hợp các xử lý: tổng hợp kết hợp với yếu tố tổ chức và tổng hợp tách rời các yếu tố tổ chức. + Tổng hợp kết hợp với yếu tố tổ chức: Tổng hợp kết hợp với yếu tố tổ chức sẽ kết hợp các chức năng với điểm công tác. Tổng hợp này cho phép chúng ta kết nối được những công việc cùng thuộc một chức năng chung nhưng liên quan đến nhiều điểm công tác. Thông qua tổng hợp này chúng ta sẽ rà soát được các khiếm khuyết của việc điều tra tại các điểm công tác khác nhau. Tổng hợp kết hợp với yếu tố tổ chức dựa trên cơ sở lĩnh vực hoạt động trong hệ thống. Lĩnh vực hoạt động là một tập hợp các nhiệm vụ cùng liên quan đến một tập dữ liệu và một nhóm quy tắc quản lý. Để tách ra một lĩnh vực hoạt động cần phải: Nhóm các hoạt động có mối quan hệ với nhau theo mục đích; Kết hợp các hành động đó với một tập hợp các quy tắc quản lý chung; Kết hợp các hành động đó với một tập hợp các dữ liệu chung. + Tổng hợp tách rời các yếu tố tổ chức: Mục đích của tổng hợp loại này là làm xuất hiện mức bất biến cao nhất (mức quan niệm) của hệ thống. Nếu bỏ đi các yếu tố tổ chức (như các điểm công tác) và yếu tố kỹ thuật thì hệ thống chỉ còn lại các điểm công tác ngoài, các chức năng và thông tin về các đối tượng được xử lý. + Tổng hợp các dữ liệu: Mục đích của tổng hợp dữ liệu là liệt kê ra tất cả các dữ liệu có liên quan đến hệ thống nhằm xây dựng một từ điển dữ liệu chung cho toàn nhóm phân tích. Nếu không sau này có thể gây nhiều rắc rối khi xây dựng quan niệm và mã hoá hệ thống. Các mục từ đưa vào từ điển cần phải chọn lọc và chính xác hoá, loại bỏ những từ đồng nghĩa và đa nghĩa. - Mục đích phân tích hiện trạng, sau khi tiến hành phân tích hiện trạng tại cơ sở, chúng ta cần hoàn thiện kết quả phân tích hiện trạng, nhằm 3 mục đích: + Kiểm tra lại tất cả các kết quả phân tích hiện trạng nhằm phát hiện các sai sót để từ đó đưa ra các câu hỏi phụ cho việc điều tra kế tiếp. Đối với mỗi hồ sơ phải kiểm tra việc trả lời câu hỏi: “Nó dùng để làm gì?”. + Đối với công việc phải trả lời câu hỏi: “Nó được kết quả gì?”. Cái gì khởi động nó? + Chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo bằng cách xác định các ý niệm cơ bản về dữ liệu và quy tắc quản lý. Trong quá trình điều tra và phân tích hiện trạng các công việc đã được mô tả ở phiếu công việc. Trong phần hoàn thiện kết quả phân tích hiện trạng cần xác định bổ sung thêm các nội dung còn thiếu hay còn mơ hồ. - Xây dựng từ điển dữ liệu, từ các phiếu hồ sơ phân tích viên liệt kê tất cả các dữ liệu. Sau đó tiến hành lập phiếu từ điển dữ liệu cho từng dữ liệu và bao gồm các nội dung sau: ThS. Đào Mạnh Hồng - Khoa Quản lý đất đai - Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội Trang -51-
- Hà Nội: 30-08-2010 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT - LIS + Tên dữ liệu + Định nghĩa dữ liệu: mục đích giúp người sử dụng xác định được giá trị của nó, nên định nghĩa cần đơn giản, có tính thực tiễn. + Kiểu dữ liệu: kiểu dữ liệu lưu trữ thể hiện tính chất của dữ liệu như, dữ liệu số, dữ liệu chữ, dữ liệu hình ảnh vv. + Định lượng. + Lĩnh vực sử dụng dữ liệu. - Đánh giá, phê phán hiện trạng, đây là quá trình chỉ ra sự yếu kém của hệ thống thiện tại. Đây là một công việc khó khăn và rất tế nhị. Trong hệ thống có thể có các loại yếu kém (trong đó chúng ta cần phải nhìn nhận cả về nguồn nhân sự, nguồn kỹ thuật, cơ sở dữ liệu, các biện pháp tổ chức trong hệ thống thông tin đất). + Sự thiếu: thiếu thông tin cho việc xử lý các thông tin đất đai, thiếu nhân lực có chuyên môn trong hệ thống, thiếu phương tiện + Sự kém về hiệu lực: như cơ cấu tổ chức bất hợp lý, phương pháp xử lý không chặt chẽ, xử lý giấy tờ cồng kềnh bất hợp lý, giấy tờ sổ sách xử lý kém hiệu quả, xảy ra tình trạng ùn tắc, quá tải + Sự tốn kém: đó là các chi phí không cần thiết quá cao, sự lãng phí về người và của quá lớn. + Sự đáp ứng cho tương lai: có thể nó sẽ không còn đủ khả năng để đáp ứng trong thời gian tới. - Hợp thức hoá kết quả khảo sát, mục đích của việc hợp thức hoá kết quả khảo sát là nhằm xác định tính đúng đắn của thông tin và dữ liệu phản ánh yêu cầu thông tin của hệ thống và bảo đảm tính pháp lý của nó cho việc sử dụng sau này. Hợp thức hoá kết quả khảo sát bao gồm các công việc: + Hoàn chỉnh và trình bày các dữ liệu thu được để người sử dụng xem xét và cho ý kiến. + Tổng hợp các tài liệu để các nhà quản lý và các nhà lãnh đạo đánh giá và bổ sung. + Đề đạt thêm một số quy tắc mới (như các quy tắc về an toàn hệ thống, các yêu cầu về nhân sự, ) Do đó hợp thức hoá còn mang ý nghĩa là sự thoả thuận các quy tắc mới. Hợp thức hóa là một khâu không thể bỏ qua, nếu không có thể sẽ đối mặt với những khó khăn không lường trước được khi triển khai dự án. 3.3.4. Nghiên cứu và phân tích khả thi Trong thực tế chưa có một tiêu chuẩn cụ thể nào để xác định được một hệ thống thông tin được xem là thành công. Ngay cả một hệ thống thông tin nhỏ đang hoạt động tốt thì mọi người vẫn không đồng ý với nhau về hiệu quả của nó. Tuy nhiên để có cơ cở cho việc đánh giá một hệ thống thông tin người ta đưa ra một số tiêu chuẩn và quy tắc sau: Một hệ thống thông tin được xem là có hiệu lực nếu nó góp phần nâng cao chất lượng hoạt động và quản lý tổng thể của một tổ chức, nó thể hiện cụ thể trên các mặt: + Phù hợp với chiến lược hoạt động của tổ chức. + Đạt được mục tiêu thiết kế đề ra của tổ chức. + Chi phí vận hành là chấp nhận được. + Có độ tin cậy cao, đáp ứng được các chuẩn mực của một hệ thống thông tin hiện hành. Chẳng hạn như tính sẵn sàng: thời gian làm việc trong ngày, tuần; thời gian thực hiện một dịch vụ, một tìm kiếm; các kết xuất thông tin đúng yêu cầu như biểu mẫu, số chỉ tiêu + Sản phẩm có giá trị xác đáng: thông tin đưa ra là đúng đắn, kịp thời, có ý nghĩa thiết thực đối với hoạt động chức năng và quản lý, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ của tổ chức, các sai sót có thể cho phép. + Dễ học, dễ nhớ và dễ sử dụng. + Mềm dẻo, hướng mở, dễ bảo trì. ThS. Đào Mạnh Hồng - Khoa Quản lý đất đai - Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội Trang -52-
- Hà Nội: 30-08-2010 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT - LIS 1, Xác định các yêu cầu của hệ thống thông tin đất đai mới a, Các yêu cầu mới trong tương lai - Thỏa đáng các thông tin chưa được đáp ứng. - Đáp ứng các nguyện vọng của nhân viên. - Dự kiến kế hoạch phát triển. b, Xác định khả năng, mục tiêu dự án của hệ thống đất đai mới - Phạm vi của hệ thống mới giải quyết vấn đề gì? Điều này có nghĩa là chúng ta phải xác định lại mục tiêu của hệ thống thông tin đất cần được xây dựng ví dụ như: + Nguồn dữ liệu sẽ được thu thập, + Chỉnh lý các số liệu đã được thu thập, + Quản lý dữ liệu trong cơ sở dữ liệu, + Quản lý các biến động, + Tra cứu tổng hợp thông tin và phân phối dữ liệu, + Tra cứu thông tin chi tiết, + Cung cấp và phân phối thông tin trên mạng, + Đảm bảo các yêu cầu nghiệp vụ, + Trang bị các phần mềm, + Đảm bảo chuẩn hóa thông tin, + Tính mở của hệ thống. - Nhân lực sử dụng. Ví dụ: đội ngũ nhân viên điều khiển hệ thống cần bao nhiêu ? - Phân tích tài chính dự án: chi phí bao nhiêu cho dự án. Ví dụ: phí viết chương trình, phí bảo trì, v.v ) - Khắc phục các điểm yếu kém của hệ thống hiện tại. - Thể hiện chiến lược lâu dài. Dự án phải có hướng mở, ví dụ: trong tương lai dự án có thể được phát triển thêm, giải quyết thêm những vấn đề gì? c, Phác họa giải pháp và cân nhắc tính khả thi - Đưa ra giải pháp để thuyết phục người dùng (ở mức sơ bộ). Từ đó, định hướng cho việc phân tích và thiết kế hệ thống thông tin đất đai. Ta nên đưa ra nhiều giải pháp: + Giải pháp cho máy đơn. + Giải pháp máy mạng Với từng giải pháp phải mang tính khả thi: - Khả thi về mặt nghiệp vụ: phải đáp ứng được các yêu cầu của công việc. - Khả thi về mặt kỹ thuật: sử dụng phù hợp với hệ thống máy hiện có, tương lai, v.v - Khả thi về mặt kinh tế: chi phí viết chương trình có thể chấp nhận được, chi phí bảo trì không quá cao, v.v d, Lập dự trù và kế hoạch triển khai dự án * Lập hồ sơ khảo sát - Lập dự trù về thiết bị + Khối lượng dữ liệu lưu trữ. + Các dạng làm việc với máy tính (máy đơn, máy mạng), xử lý trực tuyến (Online), v.v + Số lượng người dùng tối thiểu và tối đa của hệ thống. + Khối lượng thông tin cần thu thập. + Khối lượng thông tin cần kết xuất, cần in ra giấy, v.v + Thiết bị ngoại vi đặc biệt như: Scanner, máy vẽ, máy cắt, v.v - Điều kiện mua và lắp đặt + Nên chọn nhà cung cấp nào, chi phí vận chuyển. + Mua nguyên bộ, mua rời, v.v + Sơ đồ lắp đặt mức sơ bộ. ThS. Đào Mạnh Hồng - Khoa Quản lý đất đai - Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội Trang -53-
- Hà Nội: 30-08-2010 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT - LIS - Công tác huấn luyện sử dụng chương trình + Thời gian huấn luyện bao lâu. + Chia làm bao nhiêu nhóm huấn luyện. - Công việc bảo trì + Đội ngũ bảo trì. + Chi phí bảo trì. + Thời gian bảo trì. * Lập kế hoạch triển khai dự án - Khởi tạo dự án, đây là bước đầu tiên của quá trình quản lý dự án mà trong đó cần thực hiện một số hoạt động để đánh giá quy mô, phạm vi và sự phức tạp của dự án. Các hoạt động đó là: + Thiết lập đội dự án ban đầu: về mặt nhân sự có mặt tất cả các chuyên viên, người sử dụng, lãnh đạo cơ quan, phân tích viên hệ thống (có thể có cả các lập trình viên). + Thiết lập mối quan hệ với khách hàng + Thiết lập dự án sơ bộ: công việc này bao gồm: xác định quy mô và phạm vi dự án, lập lịch trình cho các cuộc họp. + Thiết lập các thủ tục quản lý: để bảo đảm cho sự thành công của dự án, cần phải lập các thủ tục quản lý có hiệu quả như: thủ tục báo cáo, truyền thông, xét duyệt, thay đổi dự án, xác định thời hạn cấp vốn, hoàn tất chứng từ. + Thiết lập môi trường quản lý dự án và lập nhật ký công việc dự án: Nhật ký dự án nhằm ghi lại các công việc, các sự kiện, cái vào, cái ra, thủ tục, các chuẩn sử dụng cho việc kiểm tra dự án. - Lập kế hoạch dự án, giai đoạn này tập trung vào việc xác định và mô tả các hoạt động và công việc cần thiết của mỗi hoạt động cụ thể trong dự án. Nội dung lập kế hoạch dự án bao gồm: + Phát hoạ một kế hoạch truyền thông, + Xác định các chuẩn và các thủ tục dự án, + Mô tả phạm vi dự án, các phương án có thể và đánh giá khả thi, + Phân chia dự án thành các nhiệm vụ có thể quản lý được, + Phát triển một lịch trình sơ bộ, + Xác định và đánh giá các rủi ro, + Lập kế hoạch và ngân sách ban đầu, + Thiết lập mô tả công việc, + Lập kế hoạch dự án cơ sở. - Lập tiến độ triển khai dự án: đây là quá trình đưa kế hoạch dự án cơ sở vào thực hiện. Nội dung của việc thực hiện dự án bao gồm: + Triển khai kế hoạch dự án cơ sở, đưa dự án cơ sở vào thực hiện: bao gồm khởi động dự án, nhận và phân bổ nguồn lực, định hướng và đào tạo thành viên mới, theo dõi tình hình thực hiện đảm bảo chất lượng của sản phẩm tạo ra. + Thúc đẩy tiến trình thực hiện dự án theo kế hoạch cơ sở: đánh giá kết quả thực hiện, điều chỉnh hoạt động, nguồn lực và ngân sách. Trong trường hợp có thể phải sửa đổi kế hoạch dự án cơ sở cho phù hợp. + Quản lý sự thay đổi đối với kế hoạch dự án cơ sở: mọi thay đổi cần được phản ảnh trong kế hoạch dự án cơ sở và nhật ký công việc của dự án. + Bổ sung nhật ký công việc của dự án: tất cả các sự kiện diễn ra của dự án cần phải được ghi vào nhật ký công việc. Nó cung cấp cho những thành viên mới các thông tin để làm quen với nhiệm vụ của dự án. Nó cung cấp tài liệu lịch sử để phân tích, ra các quyết định và lập báo cáo. + Thông báo về tình trạng dự án: mục đích là để giữ mối liên hệ giữa các thành viên của dự án. Việc thông báo kịp thời các diễn tiến của dự án là một yêu cầu để có được những ThS. Đào Mạnh Hồng - Khoa Quản lý đất đai - Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội Trang -54-
- Hà Nội: 30-08-2010 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT - LIS hiểu biết giữa các thành viên cùng làm việc với nhau. Đảm bảo sự phối hợp hành động một cách có hiệu quả. - Kết thúc dự án, mục tiêu của giai đoạn này là hoàn tất dự án, bao gồm các công việc sau: + Đóng dự án lại: cần thực hiện một số các hoạt động như đánh giá các thành viên và kiến nghị lợi ích cho họ, hoàn tất các tài liệu và chứng từ thanh toán. Cám ơn những người đã đóng góp, tham gia và hỗ trợ trong quá trình thực hiện dự án. + Tổng kết sau dự án: mục tiêu là xác định được mặt mạnh, mặt yếu từ các sản phẩm của dự án, của quá trình hình thành lên nó và quá trình quản lý dự án, từ đó rút ra những kinh nghiệm cho các dự án sau. + Kết thúc mọi hợp đồng: ký kết các bản thanh lý hợp đồng với các bên liên quan. - Phân tích các chi phí của dự án thông tin đất đai - Lập mối quan hệ với các dự án khác có liên quan. 3.3.5. Thiết kế tổng thể mô hình hệ thông tin đất đai 1, Mô hình chức năng hệ thông tin đất đai a, Phân rã (phân cấp) chức năng Trong quá trình thiết kế các chức năng của hệ thống thông tin đất đai cần: - Phân cấp các chức năng năng lớn, tổng quát thành những chức năng khác nhỏ hơn để đi vào chi tiết. - Xét mối quan hệ giữa các chức năng. Thông thường, đầu ra của một chức năng trở thành đầu vào của một chức năng khác. - Tùy theo quy mô của hệ thống mà sự phân cấp này chi tiết đến mức nào, tuy nhiên, đa số thường được chia thành 3 mức: Mức 0 (Mức khung cảnh) A B C Mức 1 (Mức đỉnh) Mức 2 (Mức dưới D E F G H I đỉnh) Sơ đồ 3.5: cấu trúc một biểu đồ phân cấp chức năng b, Biểu đồ luồng dữ liệu - Trong biểu đồ luồng dữ liệu có sử dụng luồng dữ liệu (thông tin) chuyển giao giữa các chức năng. - Biểu đồ luồng dữ liệu gồm có 5 yếu tố chính đó là: + Chức năng; + Luồng dữ liệu; + Kho dữ liệu; + Tác nhân ngoài; + Tác nhân trong. * Lưu ý: ta cần chú ý các nguyên tắc sau khi thiết kế BĐLDL: + Chỉ có tác nhân trong mới có thể tác động đến kho dữ liệu. + Tác nhân ngoài phải xuất hiện đầy đủ ở mức khung cảnh, không được xuất hiện thêm tác nhân ngoài ở các mức dưới. ThS. Đào Mạnh Hồng - Khoa Quản lý đất đai - Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội Trang -55-
- Hà Nội: 30-08-2010 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT - LIS + Kho dữ liệu không được xuất hiện ở mức khung cảnh, từ mức đỉnh đến mức dưới đỉnh, các kho dữ liệu xuất hiện dần. Bảng 3.3: Các đối tượng cơ bản sử dụng để thiết kế biểu đồ luồng dữ liệu cho hệ thống Tác nhân Tác nhân Chức năng Luồng dữ liệu Kho dữ liệu ngoài trong Một chức Người hay năng hay Nơi lưu trữ tổ chức Thông tin vào một hệ con Định Nhiệm vụ xử lý thông tin ngoài hệ / ra một chức của hệ thống nghĩa thông tin trong một thời thống có năng xử lý nhưng được gian giao tiếp với mô tả ở hệ thống trang khác Tên đi Động từ Danh từ Danh từ Danh từ Động từ kèm (+ bổ ngữ) (+ tính từ) (+ tính từ) Tên Tên Tên Biểu đồ Tên Tên Làm đơn Hoá đơn đã Nhà cung cấp Đơn hàng Thanh toán Ví dụ đặt hàng xác nhận chi c, Hình thức biểu đồ luồng dữ liệu (BĐLDL)của các mức - BĐLDL mức khung cảnh (mức 0): mức này chỉ có một biểu đồ gồm chức năng chính của hệ thống và biểu diễn hệ thông tin có giao tiếp với các tác nhân ngoài nào. BĐLDL mức khung cảnh thường có dạng như sau: Tác nhân ngoài Tác nhân ngoài Chức năng A Biến động đất đai Không biến động Quản lý biến động Sơ đồ 3.6: Hình thức và ví một biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh - BĐLDL mức đỉnh (mức 1): BĐLDL mức đỉnh dùng để biểu diễn chức năng tổng quát A một cách chi tiết hơn bằng cách phân nhỏ chức năng A thành các chức năng chi tiết hơn và cũng chỉ có một biểu đồ. BĐLDL mức đỉnh thường có hình thức như sau: ThS. Đào Mạnh Hồng - Khoa Quản lý đất đai - Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội Trang -56-
- Hà Nội: 30-08-2010 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT - LIS Tác nhân ngoài 1 Tác nhân ngoài 2 1 2 Chức năng A.1 Chức năng A.2 Kho dữ liệu A Biến động thửa đất Biến động thửa đất Tách thửa đất Gộp thửa đất BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH Sơ đồ 3.7: Hình thức và ví dụ một biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh. - BĐLDL mức dưới đỉnh (mức 2): Tất cả những chi tiết thông tin của hệ thống thường thể hiện rõ ở biểu đồ mức dưới đỉnh. BĐLDL này gồm nhiều biểu đồ chi tiết, mỗi biểu đồ thể hiện một chức năng chi tiết thường đầy đủ tất cả các đối tượng của hệ thống BĐLDL. Ví dụ một BĐLDL mức dưới đỉnh được thể hiện chi tiết của chức năng 1 ở trên. Tác nhân ngoài 1.2 Kho dữ liệu A Chức năng A.1.2 1.1 Tác nhân trong Chức năng A.1.1 Biến động thửa đất Tách thửa đất BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH Tìm kiếm thửa đất biến động Chỉnh lý thửa đất Sơ đồ 3.8: Biểu đồ và ví dụ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh 1 d, Các chức năng cơ bản của hệ thống thông tin đất đai ThS. Đào Mạnh Hồng - Khoa Quản lý đất đai - Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội Trang -57-
- Hà Nội: 30-08-2010 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT - LIS * Sơ đồ tổ chức của cơ sở dữ liệu đất đai trong hệ thống thông tin đất đai (sơ đồ 3.9) Tổng hợp Bộ tài nguyên và thông tin Cấp trung ương môi trường từ cấp tỉnh Nơi lưu trữ Thông tin CSDL gốc tổng quát - UBND tỉnh - Các ban ngành Cơ sở dữ - Dịch vụ công Cấp tỉnh liệu - Tra cứu công cộng (LIS) tỉnh Cập nhật biến động Cấp huyện Nơi cập nhật Cơ sở dữ liệu biến động (LIS) huyện Hệ thống sổ sách, bản đồ in ra từ hệ thống Cấp xã Xã Sơ đồ 3.9: Tổ chức dữ liệu của một hệ thống thông tin đất đai * Sơ đồ phân cấp chức năng của một hệ thống thông tin đất đai: Các chức năng của hệ thống thông tin đất đai được xây dựng trên cơ sở dữ liệu đất đai (sơ đồ 3.10) ThS. Đào Mạnh Hồng - Khoa Quản lý đất đai - Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội Trang -58-
- Hà Nội: 30-08-2010 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT - LIS Hệ thống thông tin đất đai 1. Nhóm chức năng vĩ mô 2. Nhóm chức năng vi mô cấp toàn quốc và cấp tỉnh cấp huyện và cấp xã 1.1. Nhóm 1.2. Nhóm 2.1. Nhóm 2.2. Nhóm chức năng cấp chức năng chức năng chức năng toàn quốc cấp tỉnh cấp huyện cấp xã Sơ đồ 3.10: sơ đồ phân cấp chức năng của một hệ thống thông tin đất * Nhóm chức năng vĩ mô cấp toàn quốc và cấp tỉnh - Nhóm quản trị hệ thống. - Nhóm quản lý theo dõi, bảo trì toàn bộ dữ liệu về đất đai: Các chức năng liên quan đến lưu trữ, bảo trì, bảo vệ thông tin gốc (nhập dữ liệu ban đầu từ file trung gian, chỉnh lý dữ liệu, sao lưu dữ liệu, phục hồi dữ liệu, trích dữ liệu gửi về cấp huyện, quản trị người sử dụng) - Nhóm chức năng về quy hoạch - Nhóm chức năng liên quan đến bản đồ: cập nhật biến động, hiển thị, tra cứu bản đồ, phân tích dữ liệu bản đồ, trình bày biên tập bản đồ. - Nhóm chức năng về quản lý hồ sơ địa chính và đăng ký biến động đất đai + Nhóm chức năng về quản lý hồ sơ địa chính bao gồm: giấy chứng nhận, sổ sách, in ấn các tài liệu theo quy định + Nhóm chức năng đăng ký biến động đất đai bao gồm: Các chức năng liên quan đến cập nhật biến động, các chức năng phục vụ cho cập nhật biến động cho dữ liệu gốc tại tỉnh, hoặc do cấp huyện gửi lên và do cấp tỉnh cập nhật. - Nhóm chức năng về thống kê và tổng hợp số liệu: các chức này hỗ trợ lập các báo cáo, thống kê. - Nhóm chức năng trao đổi, phân phối thông tin: Các chức năng tra cứu tìm kiếm thông tin, các chức năng này hỗ trợ việc tra cứu, tìm kiếm các thông tin trong hệ thống. - Các chức năng khác + Chức năng phục vụ cho các phòng nghiệp vụ như: tra cứu thông tin, xử lý thông tin, cập nhật thông tin. + Các chức năng tiện ích, trợ giúp, bao gồm các chức năng trợ giúp trục tuyến, đăng ký sử dụng chương trình. + Các chức năng phục vụ cho các nhà lãnh đạo và các phòng ban khác. + Chức năng tra cứu công cộng, chức năng này dựa trên việc xây dựng các công cụ tra cứu dữ liệu trên Web * Nhóm chức năng vi mô cấp huyện và cấp xã. - Nhóm chức năng cấp huyện + Quản lý cơ sở dữ liệu đất đai cục bộ của huyện. + Nhóm chức năng về quản lý hồ sơ địa chính và đăng ký biến động đất đai. ThS. Đào Mạnh Hồng - Khoa Quản lý đất đai - Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội Trang -59-
- Hà Nội: 30-08-2010 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT - LIS + Nhóm chức năng về thống kê và tổng hợp số liệu báo cáo cấp tỉnh. + Các chức năng tra cứu, tìm kiếm thông tin. + Các chức năng liên quan đến bản đồ + Các chức năng tiện ích, trợ giúp - Nhóm chức năng cấp xã + Quản lý cơ sở dữ liệu đất đai cục bộ của xã. + Nhóm chức năng về quản lý hồ sơ địa chính và đăng ký biến động đất đai. + Nhóm chức năng về thống kê và tổng hợp số liệu báo cáo cấp huyện. Mối quan hệ của các chức năng trong hệ thống thông tin đất đai được thể hiện qua sơ đồ 3.11 LIS cấp tỉnh Cập nhật thông tin TT thông tin lưu trữ Phòng đăng ký thống kê Dữ liệu gốc của Các phòng khác LIS cấp Chuyển đổi dữ liệu Dữ liệu tỉnh hồ sơ địa Lãnh đạo chính đã chuẩn Nhập mới dữ liệu hóa Tra cứu công cộng Data transfer Dữ liệu Chuyển đổi bản đồ bản đồ đã Thống kê đăng ký đất đai chuẩn hóa Cấp, in giấy chứng nhận Phần dữ liệu cấp huyện Quản lý biến động Các tiện ích LIS cấp huyện Sơ đồ 3.11: mối quan hệ của các chức năng trong hệ thống thông tin đất đai Hệ thống thông tin đất đai chi tiết đến từng thửa đất, các thông tin này được sử dụng trong công tác quản lý nhà nước về đất đai ở cấp tỉnh, huyện, xã. Hệ thống được tổ chức phân tán tại các tỉnh, mỗi tỉnh chụi trách nhiệm quản lý toàn bộ thông tin trong phạm vi tỉnh mình. Chức năng của các cấp về cập nhật thông tin được quy định tương ứng với thẩm quyền quy định trong luật đất đai. Mô hình hệ thống có thể được triển khai đồng bộ hoặc từng phần tùy thuộc vào từng địa phương. Hiện tại Hệ thống thông tin đất đai sẽ được triển khai ở hai cấp đó là cấp tỉnh và cấp huyện và dần sẽ triển khai đến cấp xã. e, Một số chức năng của một phần mềm trong hệ thống thông tin đất đai * Chức năng hệ thống ThS. Đào Mạnh Hồng - Khoa Quản lý đất đai - Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội Trang -60-
- Hà Nội: 30-08-2010 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT - LIS - Chức năng đối với hệ thống như: mật khẩu hệ thống, đăng nhập hệ thống, khóa hệ thống, thoát khỏi hệ thống - Chức năng đối với người sử dụng như: đăng nhập, tạo mật khẩu, thay đổi mật khẩu, quản lý người sử dụng - Chức năng đối với đơn vị hành chính: chọn đơn vị hành chính, quản lý đơn vị hành chính (thêm/bớt đơn vị hành chính) * Chức năng hiển thị - Hiển thị các thanh công cụ. - Hiển thị các thanh trạng thái. - Hiển thị các chú giải. - Căn chỉnh các thanh công cụ * Chức năng danh mục - Danh mục đơn vị hành chính như: mã đơn vị hành chính, tên đơn vị hành chính, địa danh - Danh mục loại đất: thống kê các loại đất theo quy định của nhà nước. - Danh mục về mục đích sử dụng đất đai. - Danh mục bản đồ và các lớp thông tin bản đồ. * Chức năng bản đồ - Xây dựng bản đồ + Xây dựng bản đồ từ số liệu đo dạc + Xây dựng bản đồ từ các bản đồ giấy đang sử dụng + Chuyển đổi bản đồ số từ các cơ sở dữ liệu khác - Quản lý thông tin các lớp bản đồ: hiển thị thông tin bản đồ theo các lớp dữ liệu. - Thêm bớt các lớp bản đồ + Thêm dữ liệu của một đơn vị hành chính mới. + Bỏ dữ liệu của một đơn vị hành chính đang sử dụng + Đóng tất cả các lớp dữ liệu bản đồ - Các công cụ xử lý trên bản đồ + Lập hồ sơ kỹ thuật thửa đất. + Biên bản mốc giới. + Trích lục bản đồ. + Sơ đồ vị trí thửa đất - Phân tích dữ liệu bản đồ + Tính toán giá trị dữ liệu. + Đo đạc trên bản đồ. + Thay đổi hệ tọa độ. + Chú giải bản đồ. + Thiết lập các tham số hiển thị. + Xây dựng bản đồ chuyên đề. * Chức năng tra cứu tìm kiếm - Thông tin thửa đất và công trình - Tra cứu trên bản đồ + Thông tin chi tiết của thửa đất + Tìm kiếm trên bản đồ - Tra cứu trên hồ sơ + Tra cứu theo thửa đất + Tra cứu theo chủ sử dụng + Tra cứu theo giấy chứng nhận * Chức năng kê khai đăng ký - Đăng ký sử dụng đất. ThS. Đào Mạnh Hồng - Khoa Quản lý đất đai - Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội Trang -61-
- Hà Nội: 30-08-2010 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT - LIS - Cung cấp đăng ký - Sửa thông tin trong kê khai đăng ký + Sửa thông tin thửa đất. + Sửa thông tin chủ sử dụng đất. - Dàng buộc quyền sử dụng đất và thay đổi trong quá trình sử dụng đất. - Thời gian sử dụng đất. * Chức năng hồ sơ địa chính - Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. + Điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. + Danh sách cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. + Danh sách không đủ điều kiện cấp giấy. + Thống kê tổng hợp. - Xây dựng và quản lý các hồ sơ địa chính + Sổ địa chính. + Sổ mục kê. + Sổ cấp giấy chứng nhận. + Sổ theo dõi biến động * Chức năng quản lý biến động - Các loại biến động + Chuyển đổi. + Chuyển nhượng. + Thuê đất. + Thuê lại đất. + Thế chấp đất đai. + Góp vốn. + Cho tặng. + Thừa kế. + Giao đất. + Thu hồi đất. + Biến động do thiên tai. + Thay đổi mục đích sử dụng. + Thay đổi giấy chứng nhận. + Chỉnh lý thuộc tính - Biến động bản đồ + Tách thửa. + Gộp thửa. + Thay đổi vị trí góc thửa. + Thay đổi hình dạng thửa. + Dịch chuyển cạnh trên thửa đất. + Chồng xếp. + Cập nhật hàng loạt - Quản lý biến động + Lưu lịch sử biến động. + Quản lý biến động. + Thống kê biến động. * Chức năng quy hoạch + Xây dựng bản đồ quy hoạch. + Tra cứ, chồng xếp bản đồ. + Chỉnh lý bản đồ quy hoạch. * Chức năng đền bù giải tỏa ThS. Đào Mạnh Hồng - Khoa Quản lý đất đai - Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội Trang -62-
- Hà Nội: 30-08-2010 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT - LIS - Xây dựng vùng quy hoạch. + Xác định các thửa đất vùng quy hoạch. + Xác định thông tin trên bản đồ địa chính. + Cập nhật tài sản trên đất. - Tính toán đền bù. + Tính toán đền bù. + Quản lý đơn giá đền bù. + Quản lý các đợt đền bù. * Chức năng trợ giúp quản lý giá đất - Quản lý bản đồ giá đất - Chồng xếp bản đồ. - Quản lý các hệ số tính giá đất. - Quản lý tính toán giá trị tài sản trên đất * Chức năng quản lý dữ liệu - Quản lý dữ liệu. - Sao lưu dữ liệu. - Đóng gói dữ liệu. 2, Mô hình dữ liệu của hệ thống thông tin đất đai a, Xác định các mô hình dữ liệu - Các mô hình dữ liệu địa lý cơ bản + Mô hình Vector: mô hình này biểu diễn các đối tượng địa lý tương tự như cách biểu diễn của bản đồ. Các thông tin địa lý được lưu dưới dạng một tập hợp các cặp tọa độ (x,y). + Mô hình Raster: thế giới thực được biểu diễn như một bề mặt được chia thành những ô bằng nhau. Mỗi một ô ảnh chứa một giá trị có thể biểu diễn cho một giá trị đo được. + Mô hình TIN (mô hình tam giác bất thường): thế giới được biểu diễn dưới dạng một mạng tam giác kết nối với nhau qua các điểm với giá trị x, y và z. + Mô hình dữ liệu dạng bảng: mô hình này cho phép kết nối các bảng dữ liệu thông qua các trường chỉ số ID. Các bảng cơ bản là bảng thuộc tính đối tượng, các tập tin INFO, các bảng thuộc tính của các hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu quan hệ. - Các thế hệ của mô hình dữ liệu địa lý + Mô hình dữ liệu CAD: trong mô hình dữ liệu này, các dữ liệu địa lý được cất dữ dưới dạng những tập tin nhị phân biểu diễn cho điểm, đường, vùng. Thông tin thuộc tính rất ít được lưu trong cùng những tập tin này dưới dạng các lớp nhãn và chú giải bản đồ. + Mô hình dữ liệu Coverage: mô hình dữ liệu này có khả năng liên kết được dữ liệu không gian và thuộc tính. Quan hệ Tôpô giữa các đặc trưng vector có thể được lưu trữ. Coverage là dạng fomat chính sử dụng trong những phép xử lý phức tạp, để xây dựng các tập dữ liệu địa lý chất lượng cao, và để thực hiện phân tích không gian lớn. Tuy nhiên nhược điểm của mô hình này đó là những dối tương được tập hợp lại trong những tập hợp thuần nhất của điểm, của đường, và hình nhiều cạnh cùng với hành vi chung. Hành vi của line biểu diễn một con đường thì đồng nhất với hành vi line biểu diễn một dòng sông. Đại điện đặc trưng của mô hình này là phần mềm Arc/Info. + Mô hình dữ liệu Shapefile: là một tập hợp thuần nhất của những đặc trưng hoặc là point, hoặc là polyline, hoặc là polygon. Trong khi Shapefile lưu trữ thuộc tính trong một tập tin dBASE nhúng, thì các thuộc tính của các đối tượng khác có thể được cất dữ trong bảng dBASE khác và được nối với một Shapefile bởi một khóa thuộc tính. Mô hình này chỉ phù hợp cho các tập dữ liệu vừa và nhỏ. Đại điện đặc trưng của mô hình này là phần mềm ArcView. ThS. Đào Mạnh Hồng - Khoa Quản lý đất đai - Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội Trang -63-
- Hà Nội: 30-08-2010 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT - LIS + Mô hình dữ liệu Geodatabase: đây là mô hình dữ liệu hướng đối tượng với các dặc trưng như tính đa hình (đó là những thái độ, hành vi của một lớp đối tượng có thể làm thích nghi với những biến đổi của đối tượng), sự đóng gói (các đối tượng chỉ được truy nhập bằng một phương pháp đã được quy định), tính kế thừa (một lớp đối tượng có thể được định nghĩa để chứa cả các đối tượng khác có cùng hành vi). Mô hình dữ liệu này là một kho chứa các tọa độ địa lý. Truy cập và biên tập dữ liệu chính sác cao. Làm việc với những đối tượng dữ liệu một cách trực quan hơn. Các đặc trưng giàu ngữ cảnh hơn so với các mô hình dữ liệu khác. Thành lập bản đồ tốt hơn. Các đối tượng trên bản đồ là các đối tượng động. Hình dạng của các đối tượng được định nghĩa tốt hơn. Tập hợp những đối tượng được liên tục. Nhiều người có thể cùng biên tập dữ liệu địa lý một cách đồng thời. Đây là mô hình dữ liệu phù hợp nhất để sử dụng xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trong hệ thống thông tin đất. Đại điện đặc trưng của mô hình này là phần mềm ArcGIS. b, Các bước thiết kế tổng thể mô hình dữ liệu * Bước 1: Lập mô hình cảnh quan - Xác định lại các chức năng của hệ thống thông tin đất. - Xác định các dữ liệu cần thiết cho các chức năng của hệ thống thông tin đất: thông thường chúng ta là việc với hai loại dữ liệu là dữ liệu chuyên ngành và dữ liệu nền. - Tổ chức dữ liệu thành những đặc trưng logic: phân loại dữ liệu thành từng nhóm thích hợp cho từng chức năng của hệ thống. - Lập kế hoạch cài đặt khởi đầu. - Xác định các hàm phục vụ yêu cầu và mục đích của hệ thống. * Bước 2: Định nghĩa thực thể và mối quan hệ giữa các thực thể. Đây là quá trình khảo sát các dữ liệu một cách chi tiết hơn, xác định các đối tượng hay còn gọi là các thực thể. Bao gồm các công việc: - Định nghĩa và khai báo các thực thể. + Thực thể là sự trừu tượng hoá các đối tượng cụ thể hoặc trừu tượng của thế giới thực.Theo định nghĩa này thực thể ngoài việc đại diện cho các đối tượng cụ thể còn đại diện cho các đối tượng trừu tượng không có trong thế giới thực. Các đối tượng này chỉ sẽ tồn tại trong hệ thống mới và đương nhiên cần phải được định nghĩa. Ví dụ: trong hệ thống các thực thể có 2 thực thể như sau: thực thể THỬA ĐÂT và thực thể NHÀ THUADAT Tên của thực thể NHA - ThuaID Thuộc tính nhận dạng - NhaID - Diadanh - Diachi - XaID - DientichXD - LoaidatID - DientichSD - Shbando - Ketcau - Shthua Thuộc tính của thực thể - Sotang - Dientich - Gianha - Hangdat - Chungcu - Shgoc - SoHSG Sơ đồ 3.12: thực thể và các thuộc tính của thực thể + Kết hợp là một khái niệm trừu tượng dùng để đại diện, quản lý các mối quan hệ cụ thể giữa các đối tượng. Trong mô hình dữ liệu, các đối tượng thuộc về thực thể, do vậy kết hợp thể hiện liên kết giữa các thực thể. Ví dụ sơ đồ quan hệ giữa 2 thực thể thửa đất và ThS. Đào Mạnh Hồng - Khoa Quản lý đất đai - Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội Trang -64-
- Hà Nội: 30-08-2010 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT - LIS nhà và đây là mối quan hệ thuộc. Có nghĩa là nhà thuộc vào một thửa đất và tồn tại trên thửa đất đó. 1,N 1,1 THUADAT Thuộc NHA Tên của quan hệ - ThuaID - NhaID - Sonha (Kết hợp) - Diadanh Số lần thực thể - Diachi - XaID tham gia kết hợp - Chusohuu - DientichXD - - LoaidatID Thuộc - DientichSD - Shbando - tính của - Ketcau - quan hệ - Shthua (Kết hợp) - Sotang - Dientich - - Giannha - Hangdat - Chungcu - Shgoc - SoHSG Sơ đồ 3.14: Mô hình quan hệ của các thực thể THỬA ĐẤT và NHÀ - Tạo sơ đồ thực thể và sơ đồ quan hệ: nhằm tổ hợp lại tất cả các quan hệ của tất cả các thực thể đã được xác định * Bước 3: Chọn cách biểu diễn thực thể - Tiến hành phân loại các thực thể theo kiểu hiển thị như: line, area, raster, ảnh thông thường, đối tượng Một số thực thể có cách biểu diễn hình học tương ứng với thuộc tính. Chúng được phân loại theo tính chất hình học. Một số khác còn lại được biểu diễn bằng những thông tin khác như chữ số, ảnh, hoặc bằng đường nét. - Một số vấn đề cần chú ý là: + Các đối tượng có được thể hiện trên bản đồ không? + Hình dạng có ý nghĩa trong phân tích địa lý hay không? + Có thể truy nhập và hiển thị qua thiết lập quan hệ hay không? + Những thuộc tính dạng văn bản sẽ được hiển thị trên màn hình hay trình bày trên bản đồ in. * Bước 4: Khớp với mô hình dữ liệu đã lựa chọn - Mục tiêu của bước này là xác định cách dữ liệu dữ liệu thể hiện trong mô hình dữ liệu đã được lựa chọn. - Xác định các kiểu dữ liệu trong mô hình như điểm, đường, vùng, * Bước 5: Tổ chức thành những tập dữ liệu đại lý - Gán thực thể cho các lớp đối tượng và các phân loại con. - Gộp nhóm những đối tượng liên quan vào mạng hình học hoặc tôpô phẳng. - Tổ chức các lớp đối tượng và các tập dữ liệu vào trong cơ sở dữ liệu c, Nội dung của công tác xây dựng cơ sở dữ liệu chi tiết (xây dựng dữ liệu mức vật lý) - Cơ sở dữ liệu bản đồ (bản đồ số hoặc bản đồ giấy đang còn sử dụng), được xác định đến từng thửa đất với các công việc: + Đánh giá lại các số liệu bản đồ đã thu thập được. + Biên tập, xây dựng mới hoặc biên tập lại các bản đồ đã có ở dạng số. + Chuyển đổi dữ liệu và phân lớp thông tin + Chuẩn hóa dữ liệu bản đồ. - Nội dung của cơ sở dữ liệu bản đồ ThS. Đào Mạnh Hồng - Khoa Quản lý đất đai - Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội Trang -65-
- Hà Nội: 30-08-2010 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT - LIS + Xác định các lớp dữ liệu: trong cơ sở dữ liệu bản đồ chúng ta có thể phân thành các lớp dữ liệu như sau: lớp thửa đất; lớp nhà và công trình; lớp giao thông; lớp thủy hệ; lớp giá đất; lớp quy hoạch + Xác định các thuộc tính cho từng lớp dữ liệu. + Xác định tên của các thuộc tính trong từng lớp dữ liệu. + Mô tả tên dữ liệu thuộc tính trong lớp dữ liệu. + Xác định kiểu của dữ liệu thuộc tính trong từng lớp dữ liệu. + Xác định độ lớn, số thập phân cho từng thuộc tính trong lớp dữ liệu. Ví dụ: nội dung của lớp dữ liệu thửa đất, nhà và công trình trong cơ sở dữ liệu đất đai (Bảng 3.4) được xây dựng trong phần mềm VILIS. Bảng 3.4: Nội dung của các lớp dữ liệu trong cơ sở dữ liệu bản đồ Tên thuộc Độ Số thập Ghi Stt Mô tả Kiểu dữ liệu tính lớn phân chú I. Thửa đất - Không gian: là đối tượng dạng vùng - Thuộc tính bao gồm: 1 Thua_Id ID Số nguyên 11 0 2 Xa_Id Mã xã của thửa đất Số nguyên 7 0 3 Sh_bando Số hiệu tờ bản đồ Số nguyên 4 0 4 Sh_thua Số hiệu thửa đất Số nguyên 5 5 Dientich Diện tích thửa đất Số 10 2 6 Ma_loaidat Mã loại đất Số nguyên 4 7 Khloaidat Ký hiệu loại đất Chữ 10 8 Diadanh Địa danh thửa Chữ 30 9 Dtsd Mã đối tượng sử dụng đất Số 1 10 Tenchu Tên chủ sử dụng đất Chữ 50 11 Diachi Địa chỉ chủ sử dụng đất Chữ 15 12 Khuvucid Mã khu vực theo giá đất Số nguyên 10 II. Nhà và công trình 1, Kiểu đường - Không gian: là đối tượng dạng polyline, mô tả đối tượng nhà và các công trình - Thuộc tính: không có 2, Kiểu điểm - Không gian: là đối tượng dạng point, mô tả tâm nhà 1 Shbando Số thứ tự tờ bản đồ Số nguyên 3 2 Shthua Số hiệu thửa Số nguyên 4 3 Xaid Mã xã của thửa đất Số nguyên 7 4 Loainha Loại nhà Chữ 20 - Cơ sở dữ liệu thuộc tính + Xác định các dữ liệu thuộc tính trong cơ sở dữ liệu. + Xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính. + Nhập thông tin thuộc tính, các thông tin này thường được thu thập thông qua các tài liệu như hệ thống sổ sách địa chính (sổ mục kê, sổ địa chính, sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ theo dõi biến động ) - Nhập từ các nguồn dữ liệu khác như các bản đồ đã số hóa, kiểm tra sự đúng đắn của dữ liệu . Tích hợp dữ liệu vào hệ thống thông tin đất đai, từ nhiều nguồn thông tin dữ liệu (cả dữ liệu bản đồ và dữ liệu thuộc tính) đã thu thập, kiểm tra, đảm bảo độ tin cậy tin cậy ThS. Đào Mạnh Hồng - Khoa Quản lý đất đai - Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội Trang -66-
- Hà Nội: 30-08-2010 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT - LIS tích hợp chung vào cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin đất đai. Hệ thống thông tin đất được tổ chức chặt chẽ trên đã trở thành nguồn thông tin chính sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu của công tác quản lý đất đai. - Các nguồn dữ liệu kinh tế xã hội khác liên quan đến đất đai. 3, Mô hình xử lý của hệ thống thông tin đất đai a, Một số khái niệm - Mô hình xử lý: nó mô tả tập hợp các quy tắc điều khiển quá trình tạo lập, sửa đổi, xoá mỗi đối tượng, mỗi thuộc tính đến các thực thể, kết hợp. Đối tượng của mô hình xử lý là dữ liệu được lưu trữ trong mô hình dữ liệu và các dữ liệu nhập đi kèm với sự kiện nhập. - Hệ thống xử lý là: một cấu trúc mà dưới tác động của môi trường thực hiện các phép biến đổi dữ liệu để tạo ra cho môi trường những sự kiện mới. + Sự kiện là sự ghi nhận việc thay đổi trạng thái của hệ thống. + Sự kiện được đặc trưng bởi các yếu tố sau: Nội dung mô tả; Thông báo (thông báo là thể hiện vật lý của sự kiện. Nhờ thông báo mà ta biết sự kiện xảy ra). + Sự kiện nhập: đó là sự kiện xuất phát từ môi trường tác động vào 1 bộ phận của hệ thống. + Sự kiện xuất: đó là sự kiện xuất phát từ trong hệ thống tác động ra môi trường. + Sự kiện nội: là 1sự kiện phát ra từ 1 bộ phận của hệ thống và tác động đến 1 bộ phận khác cũng của hệ thống đó. + Sự kiện có tính chu kỳ: đây là sự kiện diễn ra theo 1 chu kỳ thời gian nhất định. - Hệ thống xử lý cơ sở là: một hệ thống xử lý nhỏ nhất không thể phân chia ra được nữa. Nó có các sự kiện nhập được gọi là sự kiện khởi động và tạo ra sự kiện gọi là sự kiện kết quả. b, Phân rã hệ thống xử lý - Phân rã hệ thống xử lý là quá trình phân chia hệ thống thành các hệ thống xử lý đơn giản hơn. Quá trình phân rã hệ thống được thực hiện từng bước. Sơ đồ phân rã được thể hiện qua sơ đồ : HTXL HTXL 1 HTXL 2 HTXLCS HTXLCS HTXLCS HTXLCS HTXLCS HTXLCS 1.1 1.2 1.3 2.1 2.2 2.3 Sơ đồ 3.15: Phân rã hệ thống xử lý trong hệ thống thông tin đất đai Trong đó: HTXL là hệ thống xử lý HTXL 1 là hệ thống xử lý 1 HTXLCS là hệ thống xử lý cơ sở - Nhiệm vụ của phân rã hệ thống xử lý là tiến hành phân tích hệ thống xử lý của hệ thống thông tin để phân rã từng bước cho đến khi nhận được hệ thống xử lý cơ sở. - Các phương pháp phân rã hệ thống xử lý: ThS. Đào Mạnh Hồng - Khoa Quản lý đất đai - Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội Trang -67-
- Hà Nội: 30-08-2010 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT - LIS * Phương pháp dựa vào sự kiện: phương pháp này chỉ ra cách tiếp cận đối với hệ thống xử lý bằng việc trước tiên khảo sát sự kiện nhập hoặc xuất và các dữ liệu mà nó thao tác. + Phương pháp dựa vào sự kiện nhập: xuất phát từ sự kiện nhập, phân tích viên khảo sát việc lưu chuyển thông tin, tiến hành mô tả các thủ tục được áp dụng và tách các thủ tục này thành các hệ thống xử lý cấp thấp hơn. + Phương pháp dựa vào sự kiện xuất: Phương pháp này xuất phát từ sự kỉện xuất sau đó tiến hành khảo sát quá trình tạo ra sự kiện này cho đến khi khảo sát đến sự kiện nhập. Phân tích viên mô tả các thủ tục và tách nó thành hệ thống xử lý cấp thấp hơn. Ví dụ : Phân tích dựa vào sự kiện như trong quá trình chỉnh lý biến động thửa đất. Ví dụ biến động trong chuyển nhượng một phần đó là chia tách thửa đất. Chức năng xử lý theo sơ đồ 3.16 Chia tách thửa Xác định thửa đất cần chia Xác định nội dung chia Chia thửa Sơ đồ3.16: hệ thống xử lý dựa vào sự kiện trong hệ thống thông tin đất đai * Phương pháp dựa vào xử lý: phương pháp này tập trung chú ý vào cách xử lý các dữ liệu để tạo nên chức năng của hệ thống. Phân tích viên tiến hành nghiên cứu các thủ tục, xác định các phương pháp xử lý cơ bản và tìm các sự kiện cho các thủ tục này. Phương pháp này thích hợp với hệ thống có nhiều chức năng xử lý khác nhau hoặc xử lý theo thuật toán phức tạp. Ví dụ: Phương pháp dựa vào xử lý như sơ đồ 3.17 Chỉnh lý biến động Chỉnh lý bản đồ Các xử lý khác Chỉnh lý hồ sơ XLCS Chia thửa Gộp thửa XLCS Xác định các thửa đất cần gộp Gộp Thửa Sơ đồ 3.17: hệ thống xử lý dựa vào xử lý trong hệ thống thông tin đất đai ThS. Đào Mạnh Hồng - Khoa Quản lý đất đai - Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội Trang -68-
- Hà Nội: 30-08-2010 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT - LIS c, Thiết kế mô hình xử lý - Thiết kế hệ thống xử lý cơ sở, khi thiết kế cần cụ thể hoá các thành phần: + Tên của quy tắc xử lý + Các sự kiện khởi động và dữ liệu nhập + Các sự kiện kết quả và sự kiện xuất + Điều kiện (nếu có) Chú ý có 3 tình huống xảy ra trong hệ thống xử lý: - Lựa chọn - Vòng lặp - Chờ sự kiện ngoại. Ví dụ: Tình huống lựa chọn xảy ra trong hệ thống xử lý tra cứu thửa đất biến động. Đây là 2 sơ đồ xử lý tìm ngược và xuôi Chọn thửa cần Chọn thửa cần tra cứu tra cứu In thông tin thửa In thông tin thửa Lấy danh sách Đặt thửa mẹ là Lấy danh sách Đặt thửa con là thửa mới cần tra thửa anh, em thửa mới cần tra thửa anh, em cứu cứu In thông tin thửa In thông tin thửa anh, em anh, em Duyệt lần lượt Duyệt lần lượt từng thửa mẹ Xác định danh từng thửa con Xác định danh sách thửa mẹ sách thửa con Sai Nếu thửa mẹ Sai Nếu thửa con rỗng rỗng Đúng Đúng Ra khỏi Ra khỏi Sơ đồ 3.18: hệ thống xử lý dựa vào xử lý trong hệ thống thông tin đất đai d, Tổng hợp hệ thống xử lý Sau khi thiết kế xong tất cả các hệ thống xử lý cơ sở, tiến hành tổng hợp từng bước theo sơ đồ phân rã để tạo nên mô hình xử lý của hệ thống. ThS. Đào Mạnh Hồng - Khoa Quản lý đất đai - Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội Trang -69-
- Hà Nội: 30-08-2010 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT - LIS 3.4. Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong hệ thống thông tin đất 3.4.1. Các tiêu chí để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và công nghệ thông tin - Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin để đảm bảo cho hệ thống thông tin đất và các hệ thống khác hoạt động tốt. Để đảm bảo được điều đó chúng ta cần có sự đầu tư về thiết bị, phần mềm tin học với các tiêu chí: + Trên cơ sở hiện đại, bám sát sự phát triển chung của công nghệ. + Thiết lập trên cơ sở các mô hình đã kiểm nghiệm trên thực tế + Đáp ứng tối đa các nhu cầu khai thác, sử dụng của công việc. + Phù hợp với điều kiện chung về tài chính, năng lực cán bộ vận hành hệ thống. + Dễ dàng sử dụng, bảo trì, nâng cấp. 3.4.2. Một số các thiết bị cơ bản trong hệ thống thông tin đất Trong hệ thống thông tin đất đai được xây dựng với các thiết bị bao gồm các phần cơ bản sau: + Máy chủ (Server), mục đích của máy tính server là phục vụ cho các máy client (máy khách hay là một trạm công tác) khác các ứng dụng và dữ liệu. Máy chủ có cấu hình mạnh. Noa là bộ phận phần cứng tương đối quan trọng, nếu thiếu nó các máy trạm không hoạt động được. Máy chủ có khả năng xử lý, lưu trữ, bảo mật, an toàn dữ liệu, thông tin cao. Máy chủ ngoài nhiệm vụ điều hành, cung cấp các dịch vụ cho hệ thống mạng, sẽ đảm nhiệm vai trò data server, backup server là nơi lưu trữ các số liệu, chạy các chương tình phục vụ cho hệ thống thông tin đất đai. Data server phải là các máy tính có cấu hình rất mạnh vì nó phục vụ dữ liệu cho tất cả các máy tính Client trong hệ thống. + Máy trạm (Workstation), các máy này cho phép người dùng thao tác trên máy hoặc truy nhập vào mạng để khai thác thông tin và tài nguyên, thông qua mạng, truy nhập thông qua Internet các máy trạm có thể chạy trên mạng LAN (Local Area Network –mạng cục bộ) của phòng máy và trực tiếp truy cập dữ liệu trong Server hoặc đặt ở xa có thể truy cập tới máy chủ thông qua Modem hoặc mạng WAN (Wide Area Network – mạng diện rộng). Cấu hình của các máy trạm thuộc vào kiến trúc của người sử dụng với các yếu tố cơ bản sau: kiến trúc hiện đại; Độ tin cậy cao; Dễ cài đặt, thao tác và bảo hành; Khả năng sử lý tốt; Cấu hình tốt; công nghệ mở và modul hóa tốt; Mạng lưới phân phối và bảo hành tại Việt Nam. + Hệ thống mạng, đây là cá thiết bị kết nối như: modem, card mạng, Hub, Hub: là bộ phận trung tâm trong mô hình mạng sao. Hub là bộ phận phục vụ các điểm dừng chung cho các node và có thể chuyển tiếp các tín hiệu theo đường chuyền thích hợp. Modem: là một thiết bị dùng để kết nối các máy tính qua đường chuyền điện thoại khi các máy tính ở xa mà không thể kết nối bằng cáp máy tính chuẩn. Trong môi trường mạng Modem cũng phục vụ như là một cách liên lạc với các mạng bên ngoài mạng cục bộ. + Các thiết bị ngoại vi như: Máy in (máy in khổ A0-A4), máy quét khổ A0, thiết bị lưu và backup dữ liệu, máy chiếu (Projector). + Các thiết bị đảm bảo an toàn chống sự cố (lưu điện, hệ thống chống sét ). Thiết bị lưu điện (UPS): là một bộ nguồn tự động cung cấp điện cho máy chủ và các thiết bị khác trong trường hợp bị mất điện đột xuất. Một UPS chuẩn cung cấp cho mạng máy tính với hai bộ phận quan trọng: nguồn điện để máy chủ có thể vận hành trong một thời gian ngắn; Một quản lý tắt máy an toàn. Hệ thống chống sét: Đối với kỹ thuật chống sét, việc tiếp đất cho các thiết bị là vô cùng quan trọng và quyết định nhiều đến hiệu quả chống sét. Yêu cầu đặt ra là phải lắp đặt ThS. Đào Mạnh Hồng - Khoa Quản lý đất đai - Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội Trang -70-
- Hà Nội: 30-08-2010 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT - LIS được một đường dây tiếp đất đi cùng theo với các thiết bị điện một cách hoàn thiện cho nên phải khảo sát cụ thể các phương án tiếp đất phù hợp. Đối với hệ thống cụ thể cần quan tâm đến một số thiết bị chống sét cho: Hệ thống cáp mạng, hệ thống đường điện lưới, Hệ thống đường điện thoại, và các thiết bị khác + Các phần mềm hệ thống, hiện tại hệ thống sử dụng một số các phần mềm có bản quyền trong hệ thống như Windows, Windows Worktation, Microsoft SQL Server, Geomedia Professional, Geomedia Web Map, Mapinfo, Arcview, Arcinfo, Micostation, AutoCad với các phiên bản phù với hệ thống thông tin đất khi xây dựng . và các phần mềm trong nước tự sản xuất. Với hệ thống các phần mềm chúng ta có thể chia thành một số loại cơ bản như sau: Hệ điều hành mạng (hệ điều hành máy chủ, hệ điều hành máy trạm); Hệ quản trị dữ liệu. 3.4.3. Một số mô hình mạng trong hệ thống thông tin đất đai - Mạng máy tính: mạng máy tính có thể phân bổ trên một vùng lãnh thổ nhất định và có thể phân bổ trong phạm vi một quốc gia hay quốc tế. Dựa vào phạm vi phân bổ của mạng người ta có thể phân ra các loại mạng như sau: + GAN (Global Area Network) kết nối máy tính từ các châu lục khác nhau. Thông thường kết nối này được thực hiện thông qua mạng viễn thông và vệ tinh. + WAN (Wide Area Network) - Mạng diện rộng, kết nối máy tính trong nội bộ các quốc gia hay giữa các quốc gia trong cùng một châu lục. Thông thường kết nối này được thực hiện thông qua mạng viễn thông. Các WAN có thể được kết nối với nhau thành GAN hay tự nó đã là GAN. + MAN (Metropolitan Area Network) kết nối các máy tính trong phạm vi một thành phố. Kết nối này được thực hiện thông qua các môi trường truyền thông tốc độ cao (50-100 Mbit/s). + Mạng cục bộ (LAN - Local Area Network), kết nối các máy tính trong một khu vực bán kính hẹp thông thường khoảng vài trǎm mét. Kết nối được thực hiện thông qua các môi trường truyền thông tốc độ cao ví dụ cáp đồng trục thay cáp quang. LAN thường được sử dụng trong nội bộ một cơ quan/tổ chức Các mạng LAN có thể được kết nối với nhau thành WAN. Trong các khái niệm nói trên, WAN và LAN là hai khái niệm hay được sử dụng nhất. - Mạng cục bộ (LAN): mạng LAN là hệ truyền thông tốc độ cao được thiết kế để kết nối các máy tính và các thiết bị xử lý dữ liệu khác cùng hoạt động với nhau trong một khu vực địa lý nhỏ như ở một tầng của toà nhà, hoặc trong một toà nhà Một số mạng LAN có thể kết nối lại với nhau trong một khu làm việc. + Các mạng LAN trở nên thông dụng vì nó cho phép những người sử dụng (users) dùng chung những tài nguyên quan trọng như máy in mầu, ổ đĩa CD-ROM, các phần mềm ứng dụng và những thông tin cần thiết khác. Trước khi phát triển công nghệ LAN các máy tính là độc lập với nhau, bị hạn chế bởi số lượng các chương trình tiện ích, sau khi kết nối mạng rõ ràng hiệu quả của chúng tǎng lên gấp bội. Để tận dụng hết những ưu điểm của mạng LAN người ta đã kết nối các LAN riêng biệt vào mạng chính yếu diện rộng (WAN). + Các thiết bị gắn với mạng LAN đều dùng chung một phương tiện truyền tin đó là dây cáp, cáp thường dùng hiện nay là: Cáp đồng trục (Coaxial cable), Cáp dây xoắn (shielded twisted pair), cáp quang (Fiber optic), + Mạng LAN thường bao gồm một hoặc một số máy chủ (file server, host), còn gọi là máy phục vụ) và một số máy tính khác gọi là trạm làm việc (Workstations) hoặc còn gọi là nút mạng (Network node) - một hoặc một số máy tính cùng nối vào một thiết bị nút. Máy chủ thường là máy có bộ xử lý (CPU) tốc độ cao, bộ nhớ (RAM) và đĩa cứng (HDD) lớn. + Các kiểu (Topology) của mạng LAN Topology của mạng là cấu trúc hình học không gian mà thực chất là cách bố trí phần tử của mạng cũng như cách nối giữa chúng với ThS. Đào Mạnh Hồng - Khoa Quản lý đất đai - Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội Trang -71-
- Hà Nội: 30-08-2010 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT - LIS nhau. Thông thường mạng có 3 dạng cấu trúc là: Mạng dạng hình sao (Star Topology), mạng dạng vòng (Ring Topology) và mạng dạng tuyến (Linear Bus Topology). Ngoài 3 dạng cấu hình kể trên còn có một số dạng khác biến tướng từ 3 dạng này như mạng dạng cây, mạng dạng hình sao - vòng, mạng hỗn hợp,v.v - Mô hình mạng dạng hình sao (Star topology): Mạng dạng hình sao bao gồm một trung tâm và các nút thông tin. Các nút thông tin là các trạm đầu cuối, các máy tính và các thiết bị khác của mạng. (sơ đồ 3.19). Trung tâm của mạng điều phối mọi hoạt động trong mạng với các chức nǎng cơ bản là: + Xác định cặp địa chỉ gửi và nhận được phép chiếm tuyến thông tin và liên lạc với nhau. + Cho phép theo dõi và sử lý sai trong quá trình trao đổi thông tin. + Thông báo các trạng thái của mạng + Các ưu điểm của mạng hình sao: Hoạt động theo nguyên lý nối song song nên nếu có một thiết bị nào đó ở một nút thông tin bị hỏng thì mạng vẫn hoạt động bình thường. Cấu trúc mạng đơn giản và các thuật toán điều khiển ổn định. Mạng có thể mở rộng hoặc thu hẹp tuỳ theo yêu cầu của người sử dụng. + Nhược điểm của mạng hình sao: Khả nǎng mở rộng mạng hoàn toàn phụ thuộc vào khả nǎng của trung tâm. Khi trung tâm có sự cố thì toàn mạng ngừng hoạt động. Mạng yêu cầu nối độc lập riêng rẽ từng thiết bị ở các nút thông tin đến trung tâm. Khoảng cách từ máy đến trung tâm rất hạn chế (khoảng 100 m). Nhìn chung, mạng dạng hình sao cho phép nối các máy tính vào một bộ tập trung (Hub) bằng cáp xoắn, giải pháp này cho phép nối trực tiếp máy tính với Hub không cần thông qua trục BUS, tránh được các yếu tố gây ngưng trệ mạng. Gần đây, cùng với sự phát triển switching hub, mô hình này ngày càng trở nên phổ biến và chiếm đa số các mạng mới lắp. - Mạng hình tuyến (Bus Topology): theo cách bố trí hành lang các đường như hình Hình 3.19: Mạng dạng Hình 3.20: Mạng dạng Hình 3.21: Mạng dạng hình sao hình tuyến hình tròn vẽ thì máy chủ (host) cũng như tất cả các máy tính khác (workstation) hoặc các nút (node) đều được nối về với nhau trên một trục đường dây cáp chính để chuyển tải tín hiệu. Tất cả các nút đều sử dụng chung đường dây cáp chính này. Phía hai đầu dây cáp được bịt bởi một thiết bị gọi là terminator. Các tín hiệu và gói dữ liệu (packet) khi di chuyển lên hoặc xuống trong dây cáp đều mang theo điạ chỉ của nơi đến. Loại hình mạng này dùng dây cáp ít nhất, dễ lắp đặt. Tuy vậy cũng có những bất lợi đó là sẽ có sự ùn tắc giao thông khi di chuyển dữ liệu với lưu lượng lớn và khi có sự hỏng hóc ở đoạn nào đó thì rất khó phát hiện, một sự ngừng trên đường dây để sửa chữa sẽ ngừng toàn bộ hệ thống. (Sơ đồ 3.20) - Mạng dạng vòng (Ring Topology): mạng dạng này, bố trí theo dạng xoay vòng, đường dây cáp được thiết kế làm thành một vòng khép kín, tín hiệu chạy quanh theo một chiều nào đó. Các nút truyền tín hiệu cho nhau mỗi thời điểm chỉ được một nút mà thôi. Dữ liệu truyền đi phải có kèm theo địa chỉ cụ thể của mỗi trạm tiếp nhận. Mạng dạng vòng ThS. Đào Mạnh Hồng - Khoa Quản lý đất đai - Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội Trang -72-
- Hà Nội: 30-08-2010 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT - LIS có thuận lợi là có thể nới rộng ra xa, tổng đường dây cần thiết ít hơn so với hai kiểu trên. Nhược điểm là đường dây phải khép kín, nếu bị ngắt ở một nơi nào đó thì toàn bộ hệ thống cũng bị ngừng. (Sơ đồ 3.21) - Mạng dạng kết hợp + Kết hợp hình sao và tuyến (star/Bus Topology), Cấu hình mạng dạng này có bộ phận tách tín hiệu (spitter) giữ vai trò thiết bị trung tâm, hệ thống dây cáp mạng có thể chọn hoặc Ring Topology hoặc Linear Bus Topology. Lợi điểm của cấu hình này là mạng có thể gồm nhiều nhóm làm việc ở cách xa nhau, ARCNET là mạng dạng kết hợp Star/Bus Topology. Cấu hình dạng này đưa lại sự uyển chuyển trong việc bố trí đường dây tương thích dễ dàng đối với bất cứ toà nhà nào. + Kết hợp hình sao và vòng (Star/Ring Topology), Cấu hình dạng kết hợp Star/Ring Topology, có một "thẻ bài" liên lạc (Token) được chuyển vòng quanh một cái HUB trung tâm. Mỗi trạm làm việc (workstation) được nối với HUB - là cầu nối giữa các trạm làm việc và để tǎng khoảng cách cần thiết. 3.4.4. Một số mô hình mạng của hệ thống thông tin đất Mô hình chung của máy tính và hệ thống mạng LAN có thể được mô phỏng theo các hình vẽ như sau: + Mô hình phân tán máy chủ trên mạng LAN. Servers Clients Hình 3.22: Mô hình phân tán máy chủ trên mạng LAN + Kết nối và chia sẻ thông tin, tài nguyên trên mạng (sơ đồ 3.23) Clients Clients Clients Servers Clients Print Hình 3.23: mô hình kết nối và chia sẻ thông tin, tài nguyên trên mạng ThS. Đào Mạnh Hồng - Khoa Quản lý đất đai - Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội Trang -73-
- Hà Nội: 30-08-2010 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT - LIS + Kết nối nhiều máy tính trong hệ thống mạng LAN (sơ đồ3.24) Hub Servers Clients Hub Clients Hub Clients Sơ đồ 3.24: Mô hình kết nối máy tính trong mạng LAN cục bộ - Sử dụng Modem kết nối với các máy tính ngoài mạng cục bộ. Đây chính là mạng kết nối Internnet. Analog Digital Modem Điện thoại công cộng Analog Digital Modem Sơ đồ 3.25: Mô hình sử dụng Modem kết nối với các máy tính ngoài mạng cục bộ 3.4.5. Xây dựng mạng cục bộ cho toàn hệ thống thông tin đất đai tại cơ sở * Kiến trúc tổng thể: Hệ thống có khả năng phục vụ nhiều người thông qua mạng LAN, WAN và Internet. Do vậy, hệ thống thông tin đất phải được xây dựng trên mô hình Client/Server mà tất cả các dữ liệu không gian và thuộc tính cùng được lưu trữ trong một hệ quản trị cơ sở dữ liệu tập chung như sơ đồ 3.26. ThS. Đào Mạnh Hồng - Khoa Quản lý đất đai - Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội Trang -74-
- Hà Nội: 30-08-2010 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT - LIS Database Server Router Hệ CSDL Web MapServer WAN tài nguyên quốc gia Backup data Tra cứu từ Map Server các ngành LAN khác/ Internet Router Browse Server Clients Máy in, quét Hệ thống thông tin đất (đặt tại các sở) Các điểm truy cập từ xa Sơ đồ 3.26: Kiến trúc tổng thể của một LIS tại một sở tài nguyên và môi trường * Thiết kế chi tiết + Xác định khu vực xây dựng hệ thống mạng như: khoảng cách, vị trí, số tòa nhà, số tầng, số phòng + Tổng hợp các trang thiết bị cần thiết cho việc xây dựng hệ thống mạng. + Thiết kế mạng LAN, WAN và Internet. 3.4.6. Thiết kế hệ thống chống sét cho mạng máy tính Chống sét là một yêu cầu quan trọng của bất kỳ một hệ thống thông tin nào. Sét đánh có thể gây ra những thiệt hại nghiêm trọng mà chúng ta không thể lường hết được. Trong quá trình xây dựng chúng ta phải nghiên cứu một số công nghệ chống sét: + Thiết kế theo kiểu đơn giản có dải điện áp chặn ngưỡng từ 300-400V vì thế chỉ có tác dụng khi điện áp trên mức 300-400V. Đây là giải pháp đơn giản và rẻ tiền. + Thiết kế dạng ngăn cách, đây là kiểu tốt nhất. Phương pháp này được thiết kế theo nguyên tác sử dụng một biến trở biến thiên theo tần số. Điện trở là thấp nhất tại tần số tín hiệu hoặc nguồn điện làm việc bình thường. Xung điện của sét có tần số khác nên điện trở sẽ tăng vọt và làm suy giảm toàn bộ điện áp của sét. tuy nhiên giải pháp này tương đối đắt, nên thông thường kết hợp cả 2 phương pháp. 3.4.7. Kết nối Internet/Internet Phục vụ cho các đối tường truy cập từ xa. Đây là giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác hệ thống thông tin đât và có thể phục vụ cho số lượng lớn người sử dụng. Phần mềm có thể sử dụng như Geomedia Web Map. 3.5. Xây dựng nguồn nhân lực trong hệ thống thông tin đất Nguồn nhân lực trong hệ thống thông tin đất đai được xây dựng mới cần phải đào tạo. Việc đào tạo nguồn nhân lực về công nghệ thông tin là một công việc hết sức quan ThS. Đào Mạnh Hồng - Khoa Quản lý đất đai - Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội Trang -75-
- Hà Nội: 30-08-2010 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT - LIS trọng, nó quyết định sự thành bại của các hệ thống được xây dựng. Để vận hành được hệ thống, xây dựng, cập nhật, bảo trì, khai thác, đảm bảo sự an toàn, an ninh cho dữ liệu, khắc phục các sự cố thông thường Ngoài chuyên môn nghiệp vụ đều đòi hỏi cán bộ trong hệ thống thông tin cần phải có một trình độ tin học nhất định. Quá trình này cũng góp phần hiện đại háo ngành Điạc chính theo định hướng phát triển công nghệ thông tin. 3.5.1. Đào tạo tin học căn bản cho các cán bộ công chức Đây là loại hình đào tạo phổ cập tin học cho cán bộ công chức trong hệ thống thông tin. Loại hình đào tạo này là bắt buộc, và là tiền đề để nâng cấp đào tạo ứng dụng công nghệ thông tin cho nghiệp vụ. Xác định các hình thức đào tạo cho phù hợp với thực tế: như đào tạo tập trung, ngắn hạn, hoặc gửi đi các đào tạo tại các cơ sở khác. 3.5.2. Đào tạo tin học cho cán bộ kỹ thuật thu thập và xử lý dữ liệu Đây là loại hình đào tạo với phần đông là cán bộ kỹ thuật, đưa các ứng dụng của công nghệ tin học vào trong hệ thống của ngành Địa chính.Đối tượng đào tạo thường là từ cấp phòng trở lên. Yêu cầu khi được đào tạo, nắm vững các kiến thức cơ bản về ứng dụng tin học trong việc thu thập, xây dựng, lưu trữ, xử lý dữ liệu dạng số. Các nội dung tào tạo chi tiết: Bản đồ số; Các phần mềm được ứng dụng (nhất là các phần mềm GIS); Số hóa bản đồ; Biên tập, trình bày bản đồ số, quản lý và các phép xử lý trên bản đồ số và dữ liệu thông tin địa lý. Hình thức đào tạo: Tập chung; không tập chung; hoặc gửi đào tạo tại các trung tâm của ngành. 3.5.3. Đào tạo chuyên gia quản trị và bảo trì hệ thống Hệ thống bao gồm các máy chủ, máy trạm, thiết bị mạng, các thiết bị ngoại vi để haotj động bình thường cầ có các chuyên gia quản trị và bảo trì hệ thống. Công việc thường xuyên theo dõi hệ thống, quản trị mạng, xử lý các hỏng hóc, các sự cố thông thường. Cán bộ tại vị trí này cần có từ 2-3 người, đòi hỏi trình độ tin học tương đối cao, từ cao đảng trở lên. Hình thức đào tạo: Tập chung; không tập chung hoặc gửi đào tạo tại các trung tâm của ngành. 3.5.4. Đào tạo quản trị cơ sở dữ liệu Tương tự như các chuyên gia quản trị và bảo trì hệ thống, việc quản trị một cơ sở dữ liệu lớn là rất cầ thiết và quan trọng đòi hỏi trình độ tin học cao. Hình thức đào tạo: Tập chung; không tập chung hoặc gửi đào tạo tại các trung tâm của ngành. 3.5.5. Đào tạo phát triển ứng dụng Đối với cán bộ kỹ thuật phát triển ứng dụng, ngoài có trìn độ tin học cao còn phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt. Đây là định hướng lâu dài và phải có đầu tư hợp lý. Hình thức đào tạo: Tập chung; không tập chung; hoặc gửi đào tạo tại các trung tâm của ngành có thể là tin học đối với các cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ, là nghiệp vụ nếu là các cán bộ tin học. 3.5.6. Đào tạo sử dụng và vận hành, khai thác hệ thống ứng dụng Sử dụng được hệ thống thông tin đất là mục đích chung, vì vậy đào tạo sử dụng, khai thác cần được chú trọng và mở rộng cho tất cả các cán bộ công chức có liên quan (kể cả các cán bộ lãnh đạo). Có hai nội dung đào tạo, đào tạo sử dụng, đào tạo khai thác thông tin trong ThS. Đào Mạnh Hồng - Khoa Quản lý đất đai - Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội Trang -76-
- Hà Nội: 30-08-2010 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT - LIS hệ thống thông tin đất và đào tạo để chụi trách nhiệm vận hành, cập nhật thay đổi thông tin trong hệ thống. Đối tượng này là các cán bộ tại các sở, phòng, và cơ sở của ngành quản lý đất đai. Đối tượng vận hành phải có trình độ tin học, nghiệp vụ quản lý đất đai, và phải có tinh thần trách nhiệm. 3.5.7. Đào tạo sử dụng các dịch vụ mạng Đối tượng của nội dung đào tạo là tất cả các cán bộ sở, huyện, xã phường. 3.5.8. Đào tạo bổ xung, nâng cao Trong thời gian xây dựng và các năm về sau cần phải có kế hoạch đào tạo bổ xung, nâng cao về trình độ tin học cũng như chuyên ngành. -~-~-~-~-~-~-~-~-~- Hết chƣơng III -~-~-~-~-~-~-~-~-~- ThS. Đào Mạnh Hồng - Khoa Quản lý đất đai - Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội Trang -77-
- Hà Nội: 30-08-2010 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT - LIS CHƢƠNG IV QUẢN LÝ THÔNG TIN ĐẤT ĐAI 4.1. Giới thiệu Quản lý thông tin đất đai không phải là một hoạt động mới. Hệ thống thông tin đất đai đã có từ khi loài người chú trọng vào các lĩnh vực nông nghiệp. Điều này dẫn đến sự phát triển các hệ thống thông tin đất đai nông thôn. Những nét mới của quản lý thông tin đất ngày nay là chất lượng và tốc độ của việc xử lý dữ liệu, các phương pháp phân tích và thể hiện các dữ liệu đã được xử lý. Ngày nay trách nhiệm của việc xử lý dữ liệu lớn hơn nhiều so với quá khứ. Nhà nước cũng có vai trò lãnh đạo thông suốt trong các bước của quản lý địa chính ví dụ như quyền sở hữu đất, đánh thuế đất và các chương trình điều hành môi trường. Điều này kết hợp với việc đưa dần các tiến bộ kỹ thuật qui hoạch hệ thống tổng thể nhằm giải quyết các nhu cầu về sách lược và phương pháp của việc quản lý, tập hợp hồ sơ phân tích và phổ biến các thông tin đất. Ngược lại sự phát triển của hệ thống thông tin đất đai sẽ là một nguồn vốn quan trọng và đắt giá phải được quản lý có hiệu quả. Do hoạt động của nhiều đối tượng trong xã hội, và nhu cầu cần nguồn tài nguyên thông tin đất đai cho nên chúng ta cần quản lý thông tin đất đai chặt chẽ để đảm bảo đạt được hiệu quả tối đa. Trải qua nhiều thập kỷ các khả năng mới về thu thập và xử lý dữ liệu cùng với các yêu cầu ngày càng lớn của người sử dụng, sự cần thiết của các sách lược quản lý làm cho hệ thống thông tin đất đai ngày càng được chú ý. Những vấn đề cần quan tâm là sự tổ chức có hiệu quả các nguồn vốn nhằm đạt được mục đích đã đề ra. Những mục đích này bao gồm sự phát triển các vùng dữ liệu, nội dung so sánh và khả năng thực hiện của thông tin, sự sử dụng và khả năng phối hợp nó với các dữ liệu khác. Quản lý thông tin đất đai có hiệu quả là một vấn đề vô cùng quan trọng đối với các nước đang phát triển. Các nước này có các quan điểm về quyền sở hữu và sử dụng rất khác nhau cũng như vấn đề bảo vệ môi trường và sử dụng các nguồn tài nguyên. Sự khác nhau bao gồm về nhân sự và kỹ thuật, sự quản lý các hệ thống thông tin và cơ cấu hành chính và luật pháp để ra kế hoạch và điều hành sử dụng các nguồn tài nguyên. Các nước chậm và đang phát triển cần các hệ thống thông tin đất để ngăn chặn sự sử dụng phung phí nguồn tài nguyên đất đai của họ. Kinh phí để đưa vào sử dụng và phát triển một hệ thống thông tin đất rất cao, trong khi đó khả năng có một đội ngũ kỹ thuật viên có kinh nghiệm và trình độ hiện nay hầu như chưa đáp ứng được yêu cầu. Thậm chí ngay cả các nước đang phát triển hơn cũng rất thiếu các cán bộ được đào tạo và có kinh nghiệm. Các vấn đề phải đương đầu trong khi xây dựng một hệ thống thông tin đất đai một mặt là môi trường mặt khác là các vấn đề về kỹ thuật và quản lý. Sự cải cách và thay đổi các vấn đề trên sẽ tạo ra một hệ thống thông tin đất đai tốt hơn cho việc thực hiện các chính sách về đất. Mục đích cuối cùng là đáp ứng được yêu cầu của người quản lý và người sử dụng đất đai ngày càng có hiệu quả hơn và hợp lý hơn. ThS. Đào Mạnh Hồng - Khoa Quản lý đất đai - Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội Trang -78-
- Hà Nội: 30-08-2010 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT - LIS 4.2. Khái quát về công tác quản lý thông tin đất đai 4.2.1. Khái niệm quản lý thông tin đất đai Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công, hợp tác lao động, nảy sinh khi có các hoạt động tập thể nhằm đạt được các mục tiêu chung mà trong hệ thống thông tin đất đai đó là các hoạt động của các phần tử như con người, cơ sở dữ liệu, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các biện pháp tổ chức. Công tác quản lý thông tin đất đai diễn ra từ phạm vi nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp. Thuật ngữ quản lý thông tin đất đai có nhiều cách diễn đạt khác nhau, nhưng theo nghĩa thông thường, và phổ biến như hiện nay nó là các hoạt động có tổ chức nhằm tác động và có định hướng đến các hệ thống thông tin đất đai để đạt được các mục đính nhất định phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về đất đai theo các mục tiêu đã được xác định. Quản lý thông tin đất đai là một hoạt động không đơn giản vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: con người, yếu tố chính trị, yếu tố tổ chức, yếu tố văn hóa xã hội, yếu tố khu vực Các yếu tố đó tác động đến nội dung, phương thức và công cụ để tiến hành quản lý. Quản lý thông tin đất đai trên phương diện hệ thống, quản lý thông tin đất đai là một hoạt động thiết yếu của con người trong hệ thống thông tin nhằm thiết kế và duy trì một môi trường làm việc bên trong và bên ngoài hệ thống, để làm sao hệ thống có thể hoàn thành các nhiệm vụ và mục tiêu đã định, trên cơ sở sử dụng tốt nhất các nguồn tài liệu, dữ liệu hiện có. Mặt khác quản lý thông tin đất đai còn là quá trình xác định các hoạt động của hệ thống thông tin đất đai được định hướng theo các mục tiêu, trong đó các hành động cơ bản là: xác định mục tiêu, lập kế hoạch để thực hiện mục tiêu đó, tổ chức và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đó. Chẳng hạn các việc như chăm sóc, bảo trì các thông tin. Nó bao gồm các hoạt động từ khi nhập dữ liệu vào hệ thống, kiểm tra, sắp xếp và phân loại thông tin. Như vậy, hoạt động quản lý thông tin đất đai bao trùm lên tất cả các hoạt động của một hệ thống thông tin đất đai nói riêng hay một tổ chức nó chung, cũng như tất cả các yếu tố vật chất và con người tạo thành tổ chức đó. Quản lý thông tin đất đai bao gồm các yếu tố sau: - Các chủ thể quản lý, là tác nhân tác động lên các đối tượng quản lý bằng các công cụ với các phương pháp thích hợp theo những nguyên tắc nhất định. - Đối tượng quản lý, là các đối tượng tiếp nhận trực tiếp sự tác động của các chủ thể quản lý. - Khách thể quản lý, là các đối tượng chụi sự tác động và điều chỉnh của các chủ thể quản lý. - Mục tiêu quản lý là đạt được cái đích tại một thời điểm do chủ thể quản lý đã xác định trước đó. ThS. Đào Mạnh Hồng - Khoa Quản lý đất đai - Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội Trang -79-
- Hà Nội: 30-08-2010 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT - LIS Quản lý thông tin đất đai ra đời chính là nhằm đạt được hiệu quả lớn hơn trong công tác quản lý và sử dụng các thông tin vào công tác quản lý nhà nước về đất đai. 4.2.2. Bộ máy tổ chức của công tác quản lý đất đai 1, Tổ chức hệ thống thông tin trong quản lý hành chính nhà nước Xét trên tổng thể hệ thống thông tin phục vụ cho công tác quản lý hành chính nhà nước bao gồm 3 tuyến chính. - Tuyến tổng thể: quản lý nhà nước trên phạm vi toàn quốc. - Tuyến theo lĩnh vực: quản lý nhà nước theo ngành. - Theo tuyến lãnh thổ: quản lý nhà nước theo địa phương. Hệ thống thông tin phục vụ cho công tác quản lý nhà nước mang tính hệ thống từ trung ương đến địa phương và cơ sở. Chức năng của hệ thống thông tin toàn quốc là đảm bảo mối quan hệ về thông tin thông suốt, thống nhất và đồng bộ trên cả nước. Hệ thống thông tin toàn quốc đóng vai trò là ngân hàng dữ liệu về pháp luật, các văn bản pháp quy của nhà nước, về các số liệu thống kê, lưu trữ trên mọi mặt hoạt động của cả nước và các vấn quốc tế có liên quan. Hệ thống thông tin toàn quốc là trung tâm quản lý, cung cấp và đáp ứng mọi nhu cầu về thông tin cho mạng lưới thông tin của các cơ quan nhà nước ở các địa phương. Chính phủ Hệ thống thông tin toàn quốc Các UBND tỉnh, Các bộ, ngành, các cơ thành phố quan thuộc Chính phủ Các UBND Các vụ, quận, huyện các sở Sơ đồ 4.1: hệ thống thông tin toàn quốc phục vụ công tác quản lý nhà nước 2, Tổ chức quản lý nhà nước về đất đai Một hệ thống thông tin đất đai chi tiết đến từng thửa đất, đến từng chủ sử dụng các thông tin này phục vụ trực tiếp cho công tác quản lý nhà nước về đất đai. ThS. Đào Mạnh Hồng - Khoa Quản lý đất đai - Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội Trang -80-
- Hà Nội: 30-08-2010 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT - LIS Bộ tài nguyên và môi trường Tổng cục quản lý đất đai UBND Tỉnh Sở Tài nguyên và môi trường UBND Huyện Phòng Tài nguyên và môi trường UBND Xã Cán bộ địa chính xã Sơ đồ 4.2: bộ máy tổ chức của công tác quản lý đất đai Theo luật đất đai 2003 mô hình quản lý đất đai của Việt Nam được công tác quản lý nhà nước về đất đai được chia thành 4 cấp và các cấp chịu trách nhiệm trước chính phủ và các cấp quản lý nhà nước về đất đai tại các cấp mình quản lý cụ thể được thể hiện qua sơ đồ 4.2: - Đối với Bộ tài nguyên và môi trường: chịu trách nhiệm trước chính phủ. - Đối với cấp tỉnh: Cơ quan quản lý đất đai là Sở Tài nguyên và Môi trường trực thuộc UBND tỉnh. - Đối với cấp huyện: Cơ quan quản lý đất đai là Phòng Tài nguyên và Môi trường trực thuộc UBND huyện. - Đối với cấp xã: Thực hiện việc quản lý đất đai là cán bộ địa chính và đều do UBND cấp xã quản lý. 4.2.3. Mối quan hệ giữa hệ thống thông tin đất đai và bộ máy tổ chức của công tác quản lý đất đai Trên cơ sở đó các hệ thống thông tin đất phải đáp ứng được các yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về đất đai, trên cơ sở của việc phân cấp và tổ chức bộ máy Nhà nước tại Việt Nam cho chúng ta thấy, công tác quản lý đất đai chi tiết chỉ thực hiện tại 3 cấp (tỉnh, huyện, xã)và quản lý các thông tin đất đai cũng theo sự phân cấp đó. Mối quan hệ trên được thể hiện qua sơ đồ 4.3 như sau: ThS. Đào Mạnh Hồng - Khoa Quản lý đất đai - Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội Trang -81-
- Hà Nội: 30-08-2010 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT - LIS UBND Tỉnh Sở Tài nguyên và môi trường Văn phòng đăng ký QSDĐ Hệ thống thông tin đất đai (LIS) UBND Huyện Phòng Tài nguyên và môi trường Văn phòng đăng ký QSDĐ Hệ thống thông tin đất đai (LIS) UBND Xã Cán bộ địa chính xã Sơ đồ 4.3: hệ thống thông tin đất đai và bộ máy tổ chức của công tác quản lý đất đai Hệ thống thông tin đất đai là một hệ thống chứa đựng các thông tin đất đai đến từng thửa đất, từng chủ sử dụng. Những thông tin đất đai này phục vụ trực tiếp cho công tác quản lý nhà nước về đất đai ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cấp quận, huyện, thị xã, thị trấn, phường xã Hệ thống thông tin đất ở Việt Nam được tổ chức phân tán tại cấp tỉnh, mỗi tỉnh chịu trách nhiệm quản lý các thông tin đất đai trong phạm vi tỉnh của mình. Tuy nhiên theo luật đất đai 2003 việc phân cấp quản lý đất đai được tăng cường cho các cấp quận, huyện, do vậy hệ thống thông tin đất đai sẽ được chia nhỏ tới cấp quận, huyện. Như vậy trên cơ sở của việc phân cấp bộ máy quản lý và tổ chức của công tác quản lý thì Hệ thống thông tin đất đai được tổ chức và quản lý như sau: - Đối với cấp tỉnh: cơ quan quản lý đất đai là Sở Tài nguyên và môi trường trực thuộc UBND tỉnh. Đơn vị chủ trì và quản lý trực tiếp hệ thống thông tin đất đai là Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. - Đối với cấp huyện: cơ quan quản lý đất đai là Phòng Tài nguyên và môi trường trực thuộc UBND huyện (quận). Đơn vị chủ trì và quản lý trực tiếp hệ thống thông tin đất đai là Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. 4.3. Mục đích, ý nghĩa và vai trò của quản lý thông tin đất đai 4.3.1. Mục đích của quản lý thông tin đất đai - Xác định các nhu cầu đối với thông tin đất. - Kiểm tra xem một hệ thống thông tin đất trong thực tế đã được sử dụng như thế nào trong việc ra quyết định, chuyển giao thông tin từ người làm thông tin đến người sử dụng và các trở ngại trong việc chuyển giao thông tin đó. ThS. Đào Mạnh Hồng - Khoa Quản lý đất đai - Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội Trang -82-
- Hà Nội: 30-08-2010 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT - LIS - Xây dựng các chính sách cho việc ưu tiên phân phối các nguồn tài nguyên cần thiết, giao trách nhiệm để hoạt động và thiết lập các tiêu chuẩn và phương pháp để điều hành hoạt động của các nguồn vốn đó. - Tăng cường hệ thống thông tin đất đang có hoặc đưa vào các hệ thống các thông tin đất mới. - Thiết kế các hệ thống thông tin mới đảm bảo phục vụ tốt theo sự phát triển của xã hội. - Đầu tư và sử dụng các thiết bị và kỹ thuật mới nhằm đáp ứng cho các công việc của ngành. 4.3.2. Ý nghĩa của quản lý thông tin đất đai 1, Ý nghĩa thực tiễn của quản lý thông tin đất đai + Quản lý thông tin đất có một ý nghĩa thực tiễn rất to lớn. Nó phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về đất đai. Phục vụ cho việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước. + Quản lý thông tin đất là quản lý các dữ liệu, tài liệu để quản lý nhà nước, quản lý các mặt trong đời sống xã hội, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. + Quản lý thông tin đất góp phần vào công tác quản lý an ninh trật tự xã hội, tạo ra một xã hội công bằng văn minh. + Các dữ liệu đất đai được lưu trữ làm cơ sở cho công tác quy hoạch, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của các địa phương, các vùng lãnh thổ và của quốc gia. + Tại các cơ quan, các tổ chức các cán bộ công chức sử dụng các thông tin, dữ liệu đất đai vào công tác nghiên cứu và giải quyết các công việc của mình. + Đối với người sử dụng đất đai, quản lý thông tin đất đai nó cung cấp các thông tin để phục vụ cho việc đầu tư vào đất đai, sử dụng đất đai một cách hiệu quả nhất. 2, Ý nghĩa khoa học của quản lý thông tin đất đai + Quản lý thông tin đất đai phản ánh sự thật khách quan các hoạt động của ngành quản lý đất đai trong tất cả các cấp và ở tất cả các giai đoạn phát triển của đất nước cho nên nó mang tính khoa học cao. + Quản lý thông tin đất là bằng chứng về sự phát triển của khoa học, phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về đất đai, phục vụ cho các đề tài khoa học. + Quản lý thông tin đất đai còn là nguồn tài liệu lưu trữ được sử dụng làm tư liệu tổng kết, đánh giá, rút ra các quy luật vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và trong xã hội. + Các lĩnh vực khoa học, các nghiên cứu khoa học đều có sử dụng các thông tin đất đai đã lưu trữ để kế thừa các thành tựu đã có từ trước đó, và là cơ sở để tìm ra những cái mới trong khoa học. 3, Ý nghĩa lịch sử của quản lý thông tin đất đai Các thông tin đất đai được lưu trữ và quản lý bao giờ cũng gắn liền và phản ánh một cách trung thực quá trình hoạt động của con người đối với đất đai và các sự kiện diễn ra trong quá khứ, trong suốt tiến trình lịch sử của quốc gia. 4, Ý nghĩa văn hóa của quản lý thông tin đất đai Quản lý thông tin đất đai còn là một di sản văn hóa đặc biệt của dân tộc. Các thông tin đất đai được lưu trữ và quản lý từ thế hệ này sang thế hệ khác, là nguồn thông tin dùng cho công tác giữ gìn, phát huy và phát triển nền văn hóa dân tộc. 4.3.3. Vai trò của quản lý thông tin đất đai - Xây dựng cấu trúc thông tin phù hợp cho hệ thống (cho phép sử dụng các phương pháp khác nhau). ThS. Đào Mạnh Hồng - Khoa Quản lý đất đai - Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội Trang -83-