Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 2 - Chương 6: Kế toán các khoản nợ phải trả trong doanh nghiệp - Nguyễn Thị Thanh Thúy

ppt 256 trang hapham 490
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 2 - Chương 6: Kế toán các khoản nợ phải trả trong doanh nghiệp - Nguyễn Thị Thanh Thúy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ke_toan_doanh_nghiep_2_chuong_6_ke_toan_cac_khoan.ppt

Nội dung text: Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 2 - Chương 6: Kế toán các khoản nợ phải trả trong doanh nghiệp - Nguyễn Thị Thanh Thúy

  1. KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP 2 Trường Trung Cấp Tây Bắc GV: Nguyễn Thị Thanh Thúy 1
  2. Chương 6: KẾ TOÁN CÁC KHOẢN NỢ PHẢI TRẢ TRONG DOANH NGHIỆP 2
  3. 1- KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG 1.1- Khái niệm và ý nghĩa của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 1.1.1- Các khái niệm 1.1.2- Ý nghĩa của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 3
  4. 1.1.1- Các khái niệm: Lao động là gì? Là một yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh Là hoạt động chân tay và hoạt động trí óc của con người nhằm biến các đối tưọng lao động thành các vật phẩm cần thiết phục vụ lợi ích cho con người. 4
  5. 1.1.1- Các khái niệm: Tiền Lương, tiền công là gì? Để đảm bảo cho NLĐ tái SX sức LĐ của mình đã bỏ ra trong quá trình SX, NLĐ được phân phối 1 bộ phận sản phẩm xã hội dưới hình thức tiền tệ gọi là tiền lương, tiền công. “Tiền lương là tiền trả cho công lao động của người lao động theo số lượng và chất lượng lao động của họ”. 5
  6. 1.1.1- Các khái niệm: Các khoản trợ cấp: Bên cạnh khoản tiền lương mà người lao động được nhận, thì họ còn được hưởng các khoản trợ cấp. 6
  7. 1.1.1- Các khái niệm: Các khoản trợ cấp? * Ngoài tiền lương DN trả cho NLĐ, NLĐ còn được hưởng các khoản trợ cấp mang tính chất xã hội nhằm góp phần đảm bảo vất chất, ổn định đời sống cho những NLĐ trong trường hợp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất, . Đồng thời cũng hình thành khoản chi phí do lao động sáng tạo ra. 7
  8. Vậy Chi phí nhân công (Lao động) của DN bao gồm những gì? Là tổng hợp toàn bộ tiền lương, tiền công và các khoản trích trên tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động theo số lượng, chất lượng lao động mà họ đóng góp. 8
  9. 1.1.2- Ý nghĩa của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương - Tổ chức, quản lý, sử dụng tốt lao động là cơ sở, là tiền đề hạch toán tiền lương. - Tổ chức tốt kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương sẽ góp phần quản lý chặt chẽ, có hiệu quả lao động, góp phần thúc đẩy, nâng cao năng suất lao động, hạ thấp giá thành sản phẩm, tăng thu nhập cho DN và người LĐ. 9
  10. 1.2- Phân loại lao động trong DN. 1.2.1- Công nhân viên trong danh sách: Gồm: - Công nhân viên sản xuất cơ bản: - Công nhân sản xuất : - Nhân viên kỹ thuật: - Nhân viên quản lý kinh tế: - Nhân viên quản lý hành chính: 1.2.2- Công nhân viên ngoài danh sách: 1.2.3- Công nhân viên thuộc các hoạt động khác: 10
  11. 1.3- Nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương - Tổ chức ghi chép, phản ánh kịp thời, chính xác tình hình hiện có và sự biến động về số lượng, chất lượng lao động, tình hình sử dụng lao động và thời gian lao động. - Tính toán kịp thời, chính xác, đúng chính sách chế độ tiền lương, tiền thưởng, trợ cấp phải trả cho người lao động, phân bổ tiền lương và các khoản cho các đối tượng sử dụng lao động. 11
  12. 1.3- Nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương - Hướng dẫn kiểm tra các đơn vị, bộ phận trong doanh nghiệp thực hiện đầy đủ, đúng đắn các chế độ ghi chép ban đầu về lao động tiền lương - Lập báo cáo về lao động, tiền lương, BHXH . Phân tích tình hình quản lý sử dụng lao động nhằm khai thác và sử dụng tốt tiềm năng lao động trong DN. 12
  13. 1.4- Hình thức tiền lương, quỹ tiền lương, BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ. 1.4.1- Các hình thức tiền lương: Có hai hình thức tiền lương 1.4.1.1- Hình thức trả lương theo thời gian 1.4.1.2- Hình thức tiền lương theo sản phẩm. 13
  14. 1.4.1.1- Hình thức trả lương theo thời gian: Tiền lương theo thời gian là gì?: a) Khái niệm: Là tiền lương tính trả cho người lao động theo thời gian làm việc, cấp bậc và thang lương của người lao động. Tuỳ theo yêu cầu và trình độ quản lý, thời gian lao động của DN, tiền lương thời gian có thể tính theo tháng, ngày, giờ làm việc của người lao động. 14
  15. 1.4.1.1- Hình thức trả lương theo thời gian b) Cách tính : Tiền Thời Tiền lương theo cấp lương gian bậc + Phụ cấp lương được = làm x lĩnh việc Số ngày làm việc theo trong kỳ thực tế chế độ trong kỳ 15
  16. 1.4.1.1- Hình thức trả lương theo thời gian Cụ thể: Tiền Thời (Hệ số cấp bậc+Hệ lương gian số phụ cấp)*M/L được làm tối thiểu = x lĩnh việc trong thực Số ngày làm việc theo chế độ trong kỳ kỳ tế 16
  17. 1.4.1.1- Hình thức trả lương theo thời gian Ví dụ1: Một nhân viên A có hệ số cấp bậc lương bậc 7 là 3,54. Mức lương cơ bản là 540.000đ. Trong tháng nhân viên A làm việc 27 ngày. Số ngày theo chế độ DN áp dụng là 26 ngày. Tiền lương của NV A trong tháng 3.54 * 540.000 = 27 X 26 17
  18. 1.4.1.1- Hình thức trả lương theo thời gian Ví dụ 2: Một trưởng phòng B có hệ số cấp bậc lương bậc 7 là 3,54. Hệ số trách nhiệm là 0,25. Mức lương cơ bản hiện nay là 540.000đ. Trong tháng, trưởng phòng B làm việc 28 ngày. Số ngày làm việc theo chế độ DN áp dụng là 26 ngày. Tiền lương của TP B trong tháng: (3.54 + 0,25)* 540.000 = 28 X 26 18
  19. 1.4.1.1- Hình thức trả lương theo thời gian c) Các loại lương thời gian: - Lương theo thời gian giản đơn: - Lương thời gian có thưởng: 19
  20. 1.4.1.1- Hình thức trả lương theo thời gian - Lương theo thời gian giản đơn: Theo hình thức này việc chi lương căn cứ vào thời gian làm việc thuần túy và đơn giá lương cố định, bao gồm lương tháng, ngày, giờ. 20
  21. 1.4.1.1- Hình thức trả lương theo thời gian - Lương thời gian có thưởng: Là tiền lương thời gian giản đơn kết hợp với chế độ thưởng để khuyến khích người lao động hăng hái làm việc, đảm bảo ngày công, giờ công vượt năng suất. 21
  22. 1.4.1.1- Hình thức trả lương theo thời gian Tỷ lệ Tiền T/G Đơn được thưởng vượt giá = x x hưởng năng định lương trên thời suất mức T/G gian vượt 22
  23. 1.4.1.1- Hình thức trả lương theo thời gian * Ưu nhược điểm: - Ưu điểm: Đơn giản, dễ tính toán. - Nhược điểm: Chưa đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động. Chưa phát huy được đòn bẩy kinh tế về tiền lương, chưa khai thác hết khả năng của người lao động. 23
  24. 1.4.1.2- Hình thức tiền lương theo SP. Thế nào là Tiền lương tính theo SP? a) Khái niệm: Là tiền lương tính trả cho người lao động theo khối lượng sản phẩm, công việc lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật (chất lượng) đã quy định và đơn giá tiền lương tính cho 1 đơn vị sản phẩm, công việc và lao vụ đó. 24
  25. 1.4.1.2- Hình thức tiền lương theo SP. b) Cách tính : Số lượng SP Đơn giá Tiền lương = hoàn thành x lương được lĩnh (đủ tiêu chuẩn) sản phẩm 25
  26. 1.4.1.2- Hình thức tiền lương theo SP. Trường hợp có định mức SP không đủ tiêu chuẩn: Tiền Số lượng SP Đơn giá lương Tỷ lệ = không đủ T/C x x lương được hưởng trong định mức SP lĩnh Đơn giá lương SP có thể tính bằng cách căn cứ vào: - SP định mức: Định mức số lượng/1ngày/C.nhân - Thời gian định mức: Định mức T/G trung bình để chế tạo 1 SP. 26
  27. 1.4.1.2- Hình thức tiền lương theo SP. c) Các loại lương sản phẩm: - Tiền lương SP trực tiếp: Được áp dụng để trả lương cho LĐ trực tiếp làm ra SP. - Lương SP gián tiếp: Áp dụng cho công nhân phục vụ và nhân viên quản lý. - Lương SP có thưởng: Kết hợp lương với chế độ tiền thưởng. - Lương SP lũy tiến: Là tiền lương được tính theo nhiều đơn giá khác nhau. 27
  28. 1.4.1.2- Hình thức tiền lương theo SP. c) Các loại lương sản phẩm: - Lương khoán theo khối lượng công việc hay sản phẩm cuối cùng. Ghi chú : Trường hợp tính lương cho cả tập thể theo khoán thì chia lương như sau: - Tính lương cho cả tập thể theo công thức tính lương - Chia lương cho từng cá nhân theo cấp bậc, thời gian, năng suất. 28
  29. 1.5- Nội dung quỹ tiền lương, BHXH, BHYT, BHTN, CPCĐ. 1.5.1- Quỹ tiền lương: Thế nào là quỹ tiền lương? Là toàn bộ tiền lương mà doanh nghiệp tính trả cho cán bộ công nhân viên trong danh sách do doanh nghiệp quản lý và chi trả lương theo số lượng và chất lượng lao động của họ đã bỏ ra. 29
  30. 1.5.1- Quỹ tiền lương: Gồm: - Tiền lương tính theo thời gian, theo sản phẩm, tiền lương khoán, công nhật. - Tiền lương trả cho người tạo ra sản phẩm trong phạm vi chế độ quy định. 30
  31. 1.5.1- Quỹ tiền lương: gồm - Tiền lương trả cho NLĐ trong thời gian ngừng SX do nguyên nhân khách quan trong thời gian được điều động công tác, làm nghĩa vụ theo chế độ quy định, thời gian nghỉ phép, thời gian hội họp, đi học, - Các loại phụ cấp có tính chất lương: Làm đêm, thêm giờ, trách nhiệm, lưu động. - Các khoản tiền thưởng có tính chất . thường xuyên 31
  32. 1.5.1- Quỹ tiền lương: Về phương diện hạch toán, tiền lương được chia làm 2 loại: - Tiền lương chính - Tiền lương phụ 32
  33. 1.5.1- Quỹ tiền lương: Tiền lương chính là gì? Là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian làm những công việc chính của họ (Bao gồm tiền lương trả theo cấp bậc và các khoản phụ cấp kèm theo: trách nhiệm, khu vực ) 33
  34. 1.5.1- Quỹ tiền lương: Tiền lương phụ là gì? Là tiền lương trả cho NLĐ trong thời gian NLĐ không làm nhiệm vụ chính của họ và thời gian NLĐ được nghỉ hưởng lương theo chế độ (nghỉ phép, hội họp, nghỉ vì ngừng SX, nghỉ tết, nghỉ lễ ). Hàng năm DN phải xây dựng tổng quỹ tiền lương và trình các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. 34
  35. 1.5.2- Quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH). Quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH) là gì? Ngoài tiền lương, công nhân viên chức còn được hưởng trợ cấp thuộc phúc lợi xã hội trong đó có BHXH. Quỹ BHXH là khoản tiền được trích theo tỷ lệ phần trăm nhất định trên tổng quỹ tiền lương phải trả trong kỳ. 35
  36. 1.5.2- Quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH). Quỹ BHXH được trợ cấp cho người lao động trong các trường hợp sau: ⚫ Chế độ trợ cấp ốm đau. ⚫ Chế độ trợ cấp thai sản. ⚫ Chế độ trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. ⚫ Chế độ trợ cấp hưu trí. ⚫ Chế độ tử tuất. 36
  37. 1.5.2- Quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH). Quỹ BHXH được hình thành từ các nguồn sau: (20% tiền lương): + 5% do người lao động đóng góp và được khấu trừ vào lươong hàng tháng. + 15 % người sử dụng lao động đóng, được hạch toán trừ vào chi phí + Ngoài ra Nhà nước hỗ trợ. 37
  38. 1.5.3- Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT). Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) là gì? Quỹ BHYT là khoản tiền được trích theo tỷ lệ tiền lương, được sử dụng để thanh toán các khoản tiền khám chữa bệnh, miễn phí thuốc men, cho người lao động trong thời gian ốm đau, thai sản. 38
  39. 1.5.3- Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT). Nguồn hình thành (3%): + 2% Người sử dụng lao động góp và được hạch toán vào chi phí. + 1% Người lao động đóng để mua thẻ BHYT và được khấu trừ vào lương. Doanh nghiệp có trách nhiệm nộp cho cơ quan BHYT theo định kỳ, ít nhất 3 tháng 1 lần. 39
  40. 1.5.4- Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp Quỹ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là gì? Đây là chính sách mới có tác động trực tiếp đến NLĐ, người sử dụng LĐ và vấn đề an sinh xã hội, nhằm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi họ bị thất nghiệp. 40
  41. 1.5.4- Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp Điều kiện để nhận được trợ cấp thất nghiệp: - Bị mất việc làm, bị chấm dứt HĐLĐ theo quy định của pháp luật LĐ mà chưa tìm được việc làm. - Trước khi bị thất nghiệp, NLĐ đã đóng BHTN được 12 tháng trở lên, trong vòng 24 tháng trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt HĐLĐ theo quy định của pháp luật. - Đã đăng ký thất nghiệp với tổ chức bảo hiểm xã hội, khi bị mất việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động và chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày đăng ký với cơ quan lao động theo quy định. 41
  42. 1.5.4- Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp Nguồn hình thành quỹ BHTN: NLĐ đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng 1% tiền lương, tiền công tháng; Người sử dụng LĐ đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng và Nhà nước sẽ hỗ trợ từ ngân sách bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN của những NLĐ tham gia BHTN. 42
  43. 1.5.4- Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp Đối tượng được nhận BHTN là ai? Là công dân VN làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ 12 tháng - 36 tháng với người sử dụng LĐ có từ 10 LĐ trở lên. 43
  44. 1.5.4- Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp Mức hưởng trợ cấp TN như thế nào? Mức hưởng trợ cấp TN hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN của 6 tháng liền kề trước khi NLĐ thất nghiệp. 44
  45. 1.5.4- Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp Thời gian hưởng trợ cấp TN sẽ là: - 3 tháng nếu có từ đủ 12 tháng - dưới 36 tháng đóng BHTN. - 6 tháng nếu có từ đủ 36 tháng - dưới 72 tháng đóng BHTN. - 9 tháng nếu có từ đủ 72 tháng - dưới 144 tháng đóng BHTN. - 12 tháng nếu có từ đủ 144 tháng đóng BHTN trở lên. 45
  46. 1.5.5- Kinh phí công đoàn Kinh phí công đoàn là gì? KPCĐ cũng là khoản tiền trích trên tiền lương để có nguồn chi tiêu cho hoạt động công đoàn của doanh nghiệp. 46
  47. 1.5.5- Kinh phí công đoàn Nguồn hình thành: DN trích 2 % trên tổng tiền lương được hạch toán vào chi phí. Khoản này nộp lên công đoàn cấp trên 1% và để lại công đoàn cơ sở 1% để chi tiêu cho hoạt động công đoàn tại cơ sở. Hàng tháng (quý), Doanh nghiệp quyết toán khoản chi tiêu tại doanh nghiệp. 47
  48. 1.6- Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương 1.6.1- Tài khoản sử dụng: Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương sử dụng các tài khoản: 334, 338, 335, 111, 112 . 48
  49. 1.6.1- Tài khoản sử dụng: Tài khoản 334: “Phải trả NLĐ”: TK này dùng để phản ánh các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản khác phải trả cho người lao động, tình hình thanh toán các khoản đó. 49
  50. 1.6.1- Tài khoản sử dụng: Kết cấu TK 334: Bên Nợ: - Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng, BHXH, các khoản khác đã trả, đã ứng cho NLĐ. - Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của NLĐ. Bên Có: - Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng, BHXH, các khoản khác phải trả, phải chi cho NLĐ. Số dư Có: Các khoản còn phải trả cho NLĐ. 50
  51. 1.6.1- Tài khoản sử dụng: Tài khoản 334 phải hạch toán chi tiết theo 2 nội dung thanh toán lương và các khoản khác. Tài khoản 334 có 2 TK cấp 2: TK 3341 - Phải trả công nhân viên TK 3348 - Phải trả người lao động khác 51
  52. 1.6.1- Tài khoản sử dụng: Tài khoản 338: “Phải trả, phải nộp khác”: Phản ánh các khoản phải trả, phải nộp khác. Bao gồm: giá trị tài sản thiếu chờ xử lý, trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ, các khoản phải trả, phải nộp khác. 52
  53. 1.6.1- Tài khoản sử dụng: Kết cấu TK 338: Bên Nợ: - Kết chuyển giá trị tài sản thừa vào các tài khoản có liên quan . - BHXH phải trả cho công nhân viên - Kinh phí công đoàn chi tại đơn vị - Số BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ đã nộp lên cơ quan quản lý cấp trên 53
  54. 1.6.1- Tài khoản sử dụng: Kết cấu TK 338: Bên Nợ: - Doanh thu chưa thực hiện tính cho từng kỳ kế toán, trả lại tiền nhận trước cho khách hàng khi không tiếp tục việc cho thuê tài sản - Các khoản đã trả, đã nộp khác. 54
  55. 1.6.1- Tài khoản sử dụng: Kết cấu TK 338: Bên Có: - Giá trị tàn sản thừa chờ xử lý (Chưa xác định rõ nguyên nhân) - Giá trị tài sản thừa phải trả cho cá nhân, tập thể theo quyết định ghi trong biên bản xử lý do đã xác định ngay được nguyên nhân 55
  56. 1.6.1- Tài khoản sử dụng: Kết cấu TK 338: Bên Có: - Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ tính vào chi phí SXKD - Trích BHXH, BHYT, BHTN khấu trừ vào lương CNV - Các khoản thanh toán với CNV về tiền nhà, tiền điện, tiền nước ở tập thể 56
  57. 1.6.1- Tài khoản sử dụng: Kết cấu TK 338: Bên Có: - KPCĐ vượt chi được cấp bù - Số BHXH đã chi trả cho CNV khi được cơ quan BHXH thanh toán - Các khoản phải trả phải nộp khác. 57
  58. 1.6.1- Tài khoản sử dụng: Kết cấu TK 338: Số dư Có: - Số tiền còn phải trả, phải nộp khác - Giá trị tài sản thừa chờ xử lý. Số dư Nợ (đặc biệt): Phản ánh số tiền đã trả, đã nộp > số phải trả, phải nộp. 58
  59. 1.6.1- Tài khoản sử dụng: Tài khoản 338 có 8 TK cấp 2: - TK 3381: Tài sản thừa chờ giải quyết - TK 3382: Kinh phí công đoàn - TK 3383: Bảo hiểm xã hội - TK 3384: Bảo hiểm y tế - TK 3385: Phải trả về cổ phần hoá - TK 3386: Nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn - TK 3387: Doanh thu chưa thực hiện - TK 3388: Phải trả, phải nộp khác 59
  60. 1.6.1- Tài khoản sử dụng: Tài khoản 335: “Chi phí phải trả”: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản được ghi nhận là chi phí SXKD trong kỳ nhưng thực tế chưa phát sinh. Nội dung gồm: - Trích trước tiền lương công nhân nghỉ phép - Trích trước chi phí SC TSCĐ trường hợp sửa chữa có kế hoạch. - Trích trước chi phí bảo hành SP có dự kiến - Trích trước chi phí trong thời gian ngừng sản xuất có kế hoạch. 60
  61. 1.6.1- Tài khoản sử dụng: Kết cấu TK 335: Bên Nợ: - Các chi phí phải trả thực tế phát sinh được tính vào chi phí phải trả (lương phép, khác) - Số chênh lệch về chi phí phải trả > số thực chi được ghi giảm chi phí SXKD. Bên Có: - Chi phí phải trả dự tính và đã trích trước vào chi phí SXKD. Số Dư Có: - Chi phí phải trả đã tính trước vào chi phí SXKD nhưng thực tế chưa phát sinh. 61
  62. 1.6.2- Phương pháp hạch toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ 1. Tính tiền lương phải trả cho công nhân viên trong tháng: Nợ TK 622: TL phải trả cho CN trực tiếp SX Nợ TK 627: Nhân viên phân xưởng Nợ TK 641: Nhân viên bán hàng Nợ TK 642: Nhân viên quản lý DN Nợ TK 241: TL phải trả cho CN S.chữa, XDCB. Có TK 334: Phải trả người lao động. 62
  63. 1.6.2- Phương pháp hạch toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ 2. Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ tính vào các đối tượng sử dụng lao động: Nợ TK 622 Nợ TK 627 Nợ TK 641 Nợ TK 642 Nợ TK 241. Có TK 338 (3382, 3383, 3384, 3388). 63
  64. 1.6.2- Phương pháp hạch toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ 3. Tiền ăn trưa, ăn ca phải trả cho NLĐ: Nợ TK 622: Số tiền trả cho CN SX Nợ TK 627: Số tiền trả cho NVQLPX Nợ TK 641: Số tiền trả cho NVBH Nợ TK 642: Số tiền trả cho NVQLDN. Có TK 334: Tổng tiền ăn trưa, ăn ca phải trả cho người LĐ. 64
  65. 1.6.2- Phương pháp hạch toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ 4. Các khoản tiền thưởng (thưởng từ quỹ khen thưởng, thưởng từ SXKD) Nợ TK 431(4311): “Quỹ khen thưởng, p.lợi” Nợ TK 642: Thưởng sáng kiến kỹ thuật, thưởng tiết kiệm vật tư Có TK 334: “Phải trả cho NLĐ”. 65
  66. 1.6.2- Phương pháp hạch toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ 5. - Bảo hiểm xã hội phải trả thay lương khi công nhân bị ốm đau Nợ TK 338 (3383). Có TK 334. 66
  67. 1.6.2- Phương pháp hạch toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ 6. Các khoản khấu trừ vào lương (tiền điện, nước, tiền nhà, thu hồi tiền tạm ứng thừa, thuế thu nhập cao, khấu trừ BHXH, ): Nợ TK 334 "Phải trả người lao động“. Có TK 138: Tiền điện, nước, tiền nhà đã thu Có TK 141: Thu hồi tạm ứng thừa trừ vào Lg Có TK 333 (3335): Thuế TNCN trừ qua lương Có TK 338: Khấu trừ BHXH, BHYT, BHTN (7 %) vào lương. 67
  68. 1.6.2- Phương pháp hạch toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ 7. Khi trả lương cho công nhân viên bằng tiền mặt: Nợ TK 334: "Phải trả người lao động" Có 111, 112 68
  69. 1.6.2- Phương pháp hạch toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ 8. Khi trả lương bằng sản phẩm, phản ánh số tiền lương trả cho người lao động tương ứng với giá bán của số sản phẩm xuất ra: Nợ TK 334 "Phải trả người lao động" Có TK 512 “DT BHNB"(giá chưa có VAT) Có TK 333: Thuế GTGT phải nộp Đồng thời phản ánh giá vốn của số sản phẩm xuất kho giao cho người lao động: Nợ TK 632 "Giá vốn hàng bán" Có TK 155 "Thành phẩm" 69
  70. 1.6.2- Phương pháp hạch toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ 9. Nộp BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ lên cấp trên Nợ TK 338 (3382, 3383, 3384, 3388) Có TK 111, 112 70
  71. 1.6.2- Phương pháp hạch toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ 10. Chi tiêu KPCĐ tại đơn vị, chi mua BHYT cho CNV: Nợ TK 338 (3382, 3384 ) Có TK 111, 112 71
  72. 1.6.2- Phương pháp hạch toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ 11. BHXH, KPCĐ vượt chi được cấp bù: Nợ TK 111, 112 Có TK 338 72
  73. 1.6.2- Phương pháp hạch toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ 12. Cuối tháng tiền lương người lao động đi công tác chưa lĩnh chuyển sang tài khoản 338: Nợ TK 334: "Phải trả người lao động " Có TK 338(3388): "Phải trả khác" 73
  74. 1.6.2- Phương pháp hạch toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ 13. Khi trả lương công nhân chưa lĩnh tháng trước: Nợ TK 338(3388): "Phải trả khác" Có TK 111: "Tiền mặt" 74
  75. 1.6.2- Phương pháp hạch toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ 14. Trường hợp doanh nghiệp trả lương theo cơ chế phân phối theo thu nhập: Nợ TK 421: “LN chưa PP” Có TK 334 75
  76. 1.6.3- Kế toán trích trước tiền lương nghỉ phép của công sản xuất Theo chế độ quy định, hàng năm công nhân được nghỉ phép năm, trong thời gian nghỉ vẫn được hưởng lương. Nhưng vì công nhân nghỉ phép thường không đều giữa các tháng trong năm, để tránh sự biến động giá thành do yếu tố tiền lương khi có công nhân nghỉ phép không đều nhau, kế toán phải trích trước tiền lương của CN nghỉ phép theo KH. Chỉ trích trước lương phép cho CN SX. 76
  77. 1.6.3- Kế toán trích trước tiền lương nghỉ phép của công sản xuất Mức trích như sau: Mức trích Tiền lương chính Tỷ lệ trước = của CN trực x trích hàng tháng tiếp sản xuất trước Tổng số tiền lương nghĩ phép theo Tỷ lệ kế hoạch của công nhân SX trích = trước Tổng số lương chính theo kế hoạch của công nhân SX 77
  78. 1.6.3- Kế toán trích trước tiền lương nghỉ phép của công sản xuất * Phương pháp hạch toán 1. Hàng tháng, trích trước tiền lương công nhân nghỉ phép theo kế hoạch: Nợ TK 622 Có TK 335 2. Tính tiền lương phải trả cho công nhân nghỉ phép thực tế: Nợ TK 335 Có TK 334. 78
  79. 1.6.3- Kế toán trích trước tiền lương nghỉ phép của công sản xuất * Phương pháp hạch toán Ghi chú: BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ trích 20 % tiền lương công nhân nghỉ phép hạch toán vào TK 622 không hạch toán vào TK 335. 79
  80. 2- KẾ TOÁN CÁC KHOẢN VAY Vay ngắn hạn là vay như thế nào? 2.1- Khái niệm: Vay ngắn hạn: là các khoản vay có thời hạn trả trong vòng một chu kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường hoặc trong vòng một năm kể từ ngày nhận tiền vay. 80
  81. 2- KẾ TOÁN CÁC KHOẢN VAY 2.2- Tài khoản sử dụng Tài khoản 311 " vay ngắn hạn" - Các khoản vay phải trả trong kỳ - Các khoản vay tăng trong kỳ - Số tiền giảm nợ vay ngắn hạn - Số tiền tăng nợ vay ngắn do tỷ giá hối đoái giam khi đánh hạn do tỷ giá hối đoái tăng giá lại các khoản vay ngắn hạn khi đánh giá lại các khoản bằng ngoại tệ. vay ngắn hạn bằng ngoại tệ. Tổng số phát sinh bên nợ Tổng số phát sinh bên có Số Dư: Số tiền còn nợ 81
  82. 2.3- Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu 2.3.1- Khi vay ngắn hạn: 1. Mua vật tư (Đối với DN tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ): Nợ TK 152, 153, 611 “Giá chưa có VAT” Nợ TK 133: VAT đầu vào Có TK 311 " Vay ngắn hạn" 82
  83. 2.3- Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu 2.3.1- Khi vay ngắn hạn: 2. Vay ngắn hạn để trả cho người bán (Kể cả ứng trước cho người bán): Nợ TK 331: "Phải trả cho người bán" Có TK 311: "Vay ngắn hạn" 83
  84. 1.6.2- Phương pháp hạch toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ 2.3.1- Khi vay ngắn hạn: 3. Vay tiền về nhập quỹ tiền mặt hoặc chuyển vào tài khoản TGNH: Nợ TK 111, 112 Có TK 311: "Vay ngắn hạn" 84
  85. 2.3- Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu 2.3.1- Khi vay ngắn hạn: 4. Vay để trả nợ dài hạn đến hạn trả: Nợ TK 315: "Nợ dài hạn đến hạn trả" Có TK 311: "Vay ngắn hạn" 85
  86. 2.3- Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu 2.3.2- Khi trả nợ vay ngắn hạn: 1. Dùng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng để trả: Nợ TK 311: "Vay ngắn hạn" Có TK 111, 112 86
  87. 2.3- Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu 2.3.2- Khi trả nợ vay ngắn hạn: 2. Trả bằng tiền thu của khách hàng: Nợ TK 311 Có TK 131 "Phải thu khách hàng" (Chi tiết khách hàng ) 87
  88. 2.3- Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu 2.3.2- Khi trả nợ vay ngắn hạn: 3. Thanh toán tiền lãi vay theo định kỳ: Nợ TK 635 “Chi phí hoạt động tài chính” Có TK 111, 112 88
  89. 2.3- Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu Ví dụ: Có tài liệu sau tại một DN chế biến thuỷ sản xuất khẩu A liên quan đến tiền vay ngắn hạn trong tháng 9/2009 (DN tính thuế GTGT theo PP khấu trừ): (ĐVT: 1000đ) 1. DN mua NVL chính, số tiền 22.000 (giá chưa có thuế GTGT 20.000, thuế GTGT 2.000) được ngân hàng cho vay ngắn hạn để thanh toán (Giấy báo nợ số 10 ngày 16/09/2009). 89
  90. 2.3- Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu 2. Giấy báo Nợ số 18 ngày 18/09 về việc DN vay ngắn hạn ngân hàng để thanh toán tiền hàng cho công ty Z cho hoá đơn bán hàng số 100 ngày 15/8, số tiền 18.000. 3. Giấy báo Nợ số 20 ngày 20/09 về việc DN vay ngắn hạn ngân hàng để ứng trước cho công ty Y, số tiền 20.000. 90
  91. 2.3- Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu 4. Doanh nghiệp lập Ủy nhiệm chi số 12 ngày 20/9/N trả nợ số tiền vay ngắn hạn ngân hàng để mua nguyên vật liệu ở nghiệp vụ 1, số tiền 22.000. Yêu cầu: Định khoản. Tính ra số dư cuối tháng của TK 311 biết số dư đầu tháng của TK 311 là 30.000. 91
  92. 3- KẾ TOÁN NỢ DÀI HẠN ĐẾN HẠN TRẢ, VAY DÀI HẠN VÀ NỢ DÀI HẠN Thế nào là: - Nợ dài hạn đến hạn trả? - Vay dài hạn? - Nợ dài hạn? 92
  93. 3.1- Khái niệm: - Nợ dài hạn đến hạn trả: Là các khoản nợ vay dài hạn, nợ dài hạn sẽ phải trả cho chủ nợ trong niên độ kế toán hiện hành. 93
  94. 3.1- Khái niệm: - Vay dài hạn: Là các khoản vay có thời hạn trả trên một năm kể từ ngay nhận tiền. - Nợ dài hạn: Là các khoản Nợ của DN phát sinh trong trường hợp thuê tài chính (TSCĐ thuê tài chính) hoặc các khoản nợ dài hạn khác có thời gian trả nợ trên một năm. 94
  95. 3.2- Tài khoản sử dụng: TK 315 – Nợ dài hạn đến hạn trả - Số tiền đã trả cho số nợ dài SDĐK: hạn đến hạn trả - Số nợ dài hạn đến hạn trả - Số tiền giảm nợ dài hạn - Số tiền tăng nợ dài hạn đến đến hạn trả do tỷ giá hối đoái hạn trả do tỷ giá hối đoái giảm khi đánh giá lại các tăng khi đánh giá lại các khoản nợ dài hạn đến hạn trả khoản nợ dài hạn đến hạn trả bằng ngoại tệ bằng ngoại tệ Tổng số phát sinh bên nợ Tổng số phát sinh bên có SDCK: Số nợ còn phải trả của nợ dài hạn đã đến hạn hoặc quá hạn phải trả. 95
  96. 3.2- Tài khoản sử dụng: Tài khoản TK 341: “Vay dài hạn” - Số tiền vay dài hạn đã trả trước hạn SDĐK: - Số kết chuyển tiền vay dài hạn đến hạn - Số tiền vay dài hạn phát trả sang TK 315 vào cuối niên độ k.toán sinh trong kỳ - Số tiền đã trả nợ của các khoản vay DH - Chênh lệch tỷ giá tăng do - Chênh lệch tỷ giá giảm do đánh giá lại đánh giá lại số dư nợ vay số dư nợ vay dài hạn bằng ngoại tệ cuối dài hạn bằng ngoại tệ cuối năm tài chính. năm tài chính. Tổng số phát sinh bên nợ Tổng số phát sinh bên có SDCK: Số tiền vay DH còn nợ chưa đến hạn trả 96
  97. 3.2- Tài khoản sử dụng: Tài khoản 342 "Nợ dài hạn" - Số tiền nợ dài hạn đến hạn SDĐK: Số tiền còn nợ về trả trong niên độ kế toán sau các khoản nợ dài hạn chưa được kết chuyển sang "nợ dài trả đầu kỳ hạn đến hạn trả". - Số tiền nợ dài hạn phát sinh - Số tiền nợ dài hạn do được trong kì bên chủ nợ chấp nhận Tổng số phát sinh bên nợ Tổng số phát sinh bên có SDCK: Số tiền nợ dài hạn còn nợ chưa đến hạn trả 97
  98. 3.4- Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu: 1. Vay dài hạn để mua vật tư, hàng hoá, tài sản cố định: Nợ TK 151,152, 156, 611, 211, 213, Nơ TK 133: VAT được khấu trừ (nếu có) Có TK 341: Vay dài hạn 98
  99. 3.4- Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu: 2. Vay dài hạn để ứng trước cho nhà thầu, trả nợ cho người bán, trả các khoản nợ vay ngắn hạn trước đó hoặc trả các khoản nợ dài hạn đến hạn trả. Nợ TK 331 : Phải trả cho người bán Nợ TK 311, 315: Vay ngắn hạn, nợ dài hạn đến hạn trả Có TK 341: Vay dài hạn 99
  100. 3.4- Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu : 3. Vay dài hạn để đầu tư vào công ty con, góp vốn liên doanh, đầu tư dài hạn khác, ký quỹ, ký cước dài hạn. Nợ TK 221: Đầu tư vào công ty con. Nợ TK 222: Vốn góp liên doanh Nợ TK 228: Đầu tư dài hạn khác Nợ TK 244: Ký quỹ ký cước dài hạn Có TK 341: Vay dài hạn 100
  101. 3.4- Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu: 4. Vay dài hạn để thanh toán các khoản về đầu tư xây dựng cơ bản Nợ TK 241: Xây dựng cơ bản Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 341: Vay dài hạn 101
  102. 3.4- Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu: 5. Khi nhận TSCĐ thuê tài chính, căn cứ vào hợp đồng vay: Có 2 trường hợp: - Trường hợp Nợ gốc phải trả xác định theo giá Chưa Có thuế GTGT. - Trường hợp Nợ gốc phải trả xác định theo giá Có thuế GTGT. 102
  103. 3.4- Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu: 5.1. Trường hợp nợ gốc phải trả về TSCĐ thuê TC xác định theo giá mua chưa có thuế GTGT. Căn cứ vào hợp đồng vay, kế toán ghi: Nợ TK 212: (giá chưa thuế) Có TK 315 (Số nợ gốc phải trả kỳ này) Có TK 342 (Giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu hoặc giá trị hợp lý của TSCĐ trừ (-) Số nợ gốc phải trả kỳ này). 103
  104. 3.4- Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu: 5.2. Trường hợp nợ gốc phải trả về thuê TC xác định theo giá mua có thuế GTGT mà bên cho thuê đã trả khi mua TSCĐ để cho thuê. Căn cứ vào hợp đồng thuê TC và các chứng từ liên quan: Nợ TK 212: (giá chưa thuế) Nợ TK 138: Số VAT đầu vào của TSCĐ thuê TC Có TK 315: (Số nợ gốc phải trả kỳ này) Có TK 342: (Giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu hoặc giá trị hợp lý của TSCĐ trừ (-) Số nợ gốc phải trả kỳ này cộng (+) với số thuế GTGT bên thuê còn phải trả dần trong suốt thời hạn thuê) 104
  105. 3.4- Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu: - Cuối niên độ kế toán xác định số nợ gốc phải trả trong niên độ kế toán tiếp theo. Nợ TK 342: Nợ dài hạn Có TK 315: Nợ DH đến hạn trả 105
  106. 3.4- Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu: 6. Khi trả nợ vay ngắn hạn, nợ dài hạn đến hạn trả, trả trước nợ vay dài hạn (gốc và lãi): Nợ TK 311: Vay ngắn hạn Nợ TK 315: Nợ dài hạn đến hạn trả Nợ TK 341: Vay dài hạn Nợ TK 342: Nợ dài hạn Nợ TK 635: Chi phí tài chính (lãi tiền vay phải trả), (nếu lãi tiền vay chưa được tính đưa vào chi phí) Nợ TK 335: Chi phí phải trả (chi tiết tiền lãi phải trả), (nếu lãi tiền vay đã được tính đưa vào chi phí) Có 111,112 Số tiền thanh toán nợ vay (gốc và lãi) 106
  107. 3.4- Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu: 7. Khi vay dài hạn bằng ngoại tệ, căn cứ vào tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ: Nợ TK 1112, 1122: Số ngoại tệ vay Có TK 341 : Vay dài hạn 107
  108. 3.4- Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu: 8. Khi trả nợ các khoản vay ngắn hạn, nợ dài hạn đến hạn trả hoặc thanh toán trước thời hạn các khoản vay, nợ dài hạn có gốc ngoại tệ bằng ngoại tệ: Nợ TK 311, 315, 341, 342: (Tỷ giá khi nhận nợ vay) Nợ TK 635: Lãi tiền vay phải trả, nếu lãi tiền vay chưa được tính đưa vào CP Nợ TK 335: Chi tiết số tiền lãi phải trả, nếu tiền lãi vay đã được tính đưa vào CP Có TK 1112, 1122: Số tiền thanh toán nợ vay (tỷ giá xuất ngoại tệ theo dõi trên sổ kế toán) 108
  109. 3.4- Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu: 8. Khi trả nợ các khoản vay ngắn hạn, nợ dài hạn đến hạn trả hoặc thanh toán trước thời hạn các khoản vay, nợ dài hạn có gốc ngoại tệ bằng ngoại tệ: - Phần chênh lệch tỷ giá được phản ánh vào bên Nợ tài khoản 635 "chi phí tài chính" hoặc bên Có tài khoản 515 "doanh thu hoạt động tài chính". 109
  110. 3.4- Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu: 9. Cuối niên độ kế toán, căn cứ vào các khế ước và cam kết vay, xác định số nợ dài hạn đến hạn trả trong niên độ kế toán tiếp theo: Nợ TK 341: Vay dài hạn Nợ TK 342: Nợ dài hạn Có TK 315: Nợ dài hạn đến hạn trả 110
  111. 3.4- Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu: 10. Cuối niên độ kế toán, đánh giá lại số dư các khoản vay và nợ dài hạn có gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm khóa sổ kế toán lập báo cáo tài chính: - Nếu tỷ giá tăng, phần chênh lệch tăng các khoản vay, nợ có gốc ngoại tệ: Nợ TK 413: Chênh lệch tỷ giá hối đoái Có TK 315, 341, 342: Vay nợ dài hạn 111
  112. 3.4- Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu: 10. Cuối niên độ kế toán, đánh giá lại số dư các khoản vay và nợ dài hạn có gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm khóa sổ kế toán lập báo cáo tài chính: - Nếu tỷ giá giảm, phần chênh lệch giảm khoản vay ngắn hạn có gốc ngoại tệ, kế toán ghi: Nợ TK 315, 341, 342: Vay nợ dài hạn Có TK 413: Chênh lệch tỷ giá hối đoái 112
  113. Ví dụ: Có tài liệu tại một DN dệt lưới thuỷ sản X liên quan đến tiền vay DH như sau: Số dư đầu tháng 1/N của TK 341: 80.000 và 12.000 USD, tỷ giá là 17.200đ/USD. (ĐVT: 1000 đ) Các NVKT phát sinh trong tháng: 1. Ngày 2/1/N, vay dài hạn để dự trữ thiết bị xây dựng cơ bản 48.400 (kèm theo hóa đơn và phiếu nhập kho: Giá mua chưa có thuế GTGT 44.000. Thuế GTGT 10%. 113
  114. Ví dụ: Có tài liệu tại một DN dệt lưới thuỷ sản X liên quan đến tiền vay DH như sau: 2. Ngày 3/1/N, vay dài hạn để trả nợ người nhận thầu (Y): 10.000 USD, tỷ giá tại thời điểm giao dịch là 17.600 đ/USD 3. Ngày 5/1/N, người mua (Z) thanh toán cho DN bằng cách trả nợ vay dài hạn trước hạn trả cho DN, số tiền 50.000 114
  115. Ví dụ: Có tài liệu tại một DN dệt lưới thuỷ sản X liên quan đến tiền vay DH như sau: 4. Ngày 5/1/N, ứng trước tiền cho nhà thầu Y bằng tiền vay DH, số tiền 50.000. Biết tỷ giá tại ngày 31/12 là 17.800đ/USD Yêu cầu: Định khoản 115
  116. 4- KẾ TOÁN TRÁI PHIẾU PHÁT HÀNH Trái phiếu là gì? Ai phát hành và phát hành để làm gì? 116
  117. 4- KẾ TOÁN TRÁI PHIẾU PHÁT HÀNH 4.1- Khái niệm: Là chứng chỉ do Chính phủ hoặc DN (người vay hay người phát hành) phát hành nhằm huy động vốn vay. Theo đó, người phát hành có trách nhiệm trả cho người sở hữu trái phiếu (người cho vay hay trái chủ) một số tiền nhất định vào thời điểm xác định trước. 117
  118. 4- KẾ TOÁN TRÁI PHIẾU PHÁT HÀNH 4.2- Nguyên tắc hạch toán TK 343 dùng để phản ánh tình hình phát hành trái phiếu và thanh toán trái phiếu của DN. TK này dùng để phản ánh các khoản chiết khấu, phụ trội trái phiếu phát sinh khi phát hành trái phiếu và tình hình phân bổ các khoản chiết khấu, phụ trội khi xác định chi phi đi vay tính vào chi phí SX, KD hoặc vốn hóa theo từng kỳ. 118
  119. 4- KẾ TOÁN TRÁI PHIẾU PHÁT HÀNH 4.2- Nguyên tắc hạch toán Khi phát hành trái phiếu công ty có thể xảy ra 3 trường hợp: - Phát hành trái phiếu ngang giá: (Giá phát hành bằng mệnh giá). Trường hợp này thường xảy ra khi lãi suất thị trường bằng lãi suất danh nghĩa của trái phiếu. 119
  120. 4- KẾ TOÁN TRÁI PHIẾU PHÁT HÀNH 4.2- Nguyên tắc hạch toán Khi phát hành trái phiếu công ty có thể xảy ra 3 trường hợp: - Phát hành trái phiếu có chiết khấu: (Giá phát hành nhỏ hơn mệnh giá). Phần chênh lệch giữa giá phát hành nhỏ hơn mệnh giá gọi là chiết khấu trái phiếu. Trường hợp này thường xảy ra khi lãi suất thị trường lớn hơn lãi suất danh nghĩa của trái phiếu. 120
  121. 4- KẾ TOÁN TRÁI PHIẾU PHÁT HÀNH 4.2- Nguyên tắc hạch toán Khi phát hành trái phiếu công ty có thể xảy ra 3 trường hợp: - Phát hành trái phiếu có phụ trội: (Giá phát hành lớn hơn mệnh giá). Phần chênh lệch giữa giá phát hành lớn hơn mệnh giá gọi là phụ trội trái phiếu.Trường hợp này thường xảy ra khi lãi suất thị trường nhỏ hơn lãi suất danh nghĩa của trái phiếu. 121
  122. 4- KẾ TOÁN TRÁI PHIẾU PHÁT HÀNH 4.2- Nguyên tắc hạch toán Chiết khấu trái phiếu và phụ trội trái phiếu được xác định và ghi nhận ngay tại thời điểm phát hành trái phiếu. Sự chênh lệch giữa lãi suất thị trường và lãi suất danh nghĩa sau thời điểm phát hành trái phiếu không ảnh hưởng đến giá trị khoản phụ trội hay chiết khấu đã xác định. 122
  123. 4- KẾ TOÁN TRÁI PHIẾU PHÁT HÀNH 4.2- Nguyên tắc hạch toán Chiết khấu trái phiếu được phân bổ dần để tính vào chi phí đi vay từng kỳ trong suốt thời hạn của trái phiếu. Phụ trội trái phiếu được phân bổ dần để giảm trừ chi phí đi vay từng kỳ trong suốt thời hạn của trái phiếu. 123
  124. 4- KẾ TOÁN TRÁI PHIẾU PHÁT HÀNH 4.2- Nguyên tắc hạch toán Việc phân bổ khoản chiết khấu trái phiếu hoặc phụ trội trái phiếu có thể được thực hiện theo phương pháp đường thẳng hoặc phương pháp lãi suất thực tế. - Phương pháp đường thẳng: Khoản chiết khấu hoặc phụ trội được phân bổ đều trong suốt kỳ hạn của trái phiếu. 124
  125. 4- KẾ TOÁN TRÁI PHIẾU PHÁT HÀNH 4.2- Nguyên tắc hạch toán - Phương pháp lãi suất thực tế: Chiết khấu (phụ trội) Chi phí lãi Số tiền trái phiếu phân bổ = vay phải trả - phải trả cho mỗi kỳ hạn mỗi kỳ trả lãi từng kỳ Trong đó: Chi phí lãi vay Giá trị ghi sổ Tỷ lệ lãi phải trả mỗi kỳ = đầu kỳ của x thực tế trên trả lãi trái phiếu thị trường 125
  126. 4.3- Tài khoản sử dụng: Tài khoản 343: “Trái phiếu phát hành” Bên Nợ: - Thanh toán trái phiếu khi đáo hạn - Chiết khấu trái phiếu phát sinh trong kỳ - Phân bổ phụ trội trái phiếu trong kỳ Bên Có: - Trị giá TP PH theo mệnh giá trong kỳ - Phân bổ chiết khấu trái phiếu trong kỳ - Phụ trội trái phiếu phát sinh trong kỳ Số dư bên Có: - Trị giá khoản nợ vay do phát hành trái phiếu đến thời điểm cuối kỳ. 126
  127. 4.3- Tài khoản sử dụng: Tài khoản 343: “Trái phiếu phát hành” có 3 tài khoản cấp 2: ⚫ Tài khoản 3431: Mệnh giá trái phiếu ⚫ Tài khoản 3432: Chiết khấu trái phiếu ⚫ Tài khoản 3433: Phụ trội trái phiếu 127
  128. 4.4- Kế toán các nghiệp vụ chủ yếu: 4.4.1- Phát hành TP theo mệnh giá: 1. Số tiền thu về từ phát hành trái phiếu: Nợ TK 111, 112: Số tiền thu về từ bán TP Có TK 343(1): Mệnh giá TP 128
  129. 4.4.1- Phát hành TP theo mệnh giá: 2. Nếu trả lãi TP định kỳ, khi trả lãi tính vào CP SXKD hoặc vốn hóa: Nợ TK 635: (Nếu tính vào CPTC trong kỳ) Nợ TK 241: (Nếu được vốn hóa vào giá trị tài sản đầu tư XD CBDD) Nợ TK 627: (Nếu được vốn hóa vào giá trị tài sản SX DD) Có TK 111, 112 ( Số tiền trả lãi TP129 trong
  130. 4.4.1- Phát hành TP theo mệnh giá: 3. Nếu trả lãi TP sau (khi TP đáo hạn), từng kỳ DN phải tính trước chi phí lãi vay phải trả trong kỳ vào chi phí SXKD hoặc vốn: Nợ TK 635: (Nếu tính vào CPTC trong kỳ) Nợ TK 241, 627: (Nếu được vốn hóa vào giá trị tài sản dở dang) Có TK 335: Chi phí phải trả (phần lãi trái phiếu phải trả trong kỳ) 130
  131. 4.4.1- Phát hành TP theo mệnh giá: 3. Nếu trả lãi TP sau (khi TP đáo hạn), từng kỳ DN phải tính trước chi phí lãi vay phải trả trong kỳ vào CP SXKD hoặc vốn: - Cuối thời hạn của TP, DN thanh toán gốc và lãi TP cho người mua trái phiếu: Nợ TK 335: (Tổng số tiền lãi trái phiếu) Nợ TK 3431: Mệnh giá trái phiếu (Tiền gốc) Có TK 111, 112, Số tiền t.toán 131
  132. 4.4.1- Phát hành TP theo mệnh giá: 4. Trường hợp trả trước lãi TP ngay khi phát hành, chi phí lãi vay được phản ánh vào bên Nợ TK 242 (chi tiết lãi TP trả trước), sau đó phân bổ dần vào các đối tượng chịu CP: - Tại thời điểm phát hành trái phiếu: Nợ TK 111, 112, : Tổng số tiền thực thu Nợ TK 242: (chi tiết lãi TP trả trước) Có TK 3431: Mệnh giá trái phiếu 132
  133. 4.4.1- Phát hành TP theo mệnh giá: 4. Trường hợp trả trước lãi TP ngay khi phát hành, chi phí lãi vay được phản ánh vào bên Nợ TK 242 (chi tiết lãi TP trả trước), sau đó phân bổ dần vào các đối tượng chịu CP: - Định kỳ p.bổ lãi TP trả trước vào CP vay từng kỳ: Nợ TK 635: (Nếu tính vào chi phí tài chính trong kỳ) Nợ TK 241: (Nếu được vốn hóa vào giá trị tài sản đầu tư xây dựng dở dang) Nợ TK 627: (Nếu được vốn hóa vào giá trị TS SXDD) Có TK 242: Số lãi trái phiếu phân bổ trong kỳ 133
  134. 4.4.1- Phát hành TP theo mệnh giá: 5. Chi phí phát hành trái phiếu: - Nếu chi phí phát hành TP có giá trị nhỏ, tÍnh ngay vào CP trong kỳ: Nợ TK 635: Chi phí tài chính Có TK 111, 112, 134
  135. 4.4.1- Phát hành TP theo mệnh giá: 5. Chi phí phát hành trái phiếu: - Nếu chi phí phát hành trái phiếu có giá trị lớn, phải phân bổ dần: Nợ TK 242: Chi phí trả trước dài hạn (chi tiết lãi trái phiếu trả trước) Có TK 111, 112, 135
  136. 4.4.1- Phát hành TP theo mệnh giá: 5. Chi phí phát hành trái phiếu: + Định kỳ phân bổ chi phí phát hành trái phiếu: Nợ TK 635, 241, 627: Phần phân bổ CP phát hành TP trong kỳ Có TK 242: (Chi tiết lãi trái phiếu trả trước) 136
  137. 4.4.1- Phát hành TP theo mệnh giá: 6. Thanh toán trái phiếu khi đáo hạn: Nợ TK 3431: Mệnh giá trái phiếu Có TK 111, 112, 137
  138. 4.4.2- Kế toán phát hành trái phiếu có chiết khấu: 1. Phản ánh số tiền thực thu về phát hành trái phiếu: Nợ TK 111, 112, : Số tiền thu về bán TP Nợ TK 3432: Chiết khấu TP (Chênh lệch giữa số tiền thu về bán TP nhỏ hơn mệnh giá TP) Có TK 3431: Mệnh giá trái phiếu 138
  139. 4.4.2- Kế toán phát hành trái phiếu có chiết khấu: 2. Nếu trả lãi TP định kỳ, khi trả lãi tính vào chi phí SXKD hoặc vốn hóa: Nợ TK 635: (Nếu tính vào CP tài chính trong kỳ) Nợ TK 241: (Nếu được vốn hóa vào giá trị tài sản đầu tư xây dựng dở dang) Nợ TK 627: (Nếu được vốn hóa vào giá trị tài sản SXDD) Có TK 111, 112,.( Số tiền trả lãi TP trong kỳ) Có TK 3432: Chiết khấu TP (Số phân bổ chiết khấu TP từng kỳ) 139
  140. 4.4.2- Kế toán phát hành trái phiếu có chiết khấu: 3. Nếu trả lãi TP sau (khi TP đáo hạn): - Từng kỳ DN phải tính trước chi phí lãi vay phải trả trong kỳ vào chi phí SXKD hoặc vốn: Nợ TK 635: (Nếu tính vào CP tài chính trong kỳ) Nợ TK 241, 627: (Nếu được vốn hóa vào giá trị tài sản dở dang) Có TK 335: (phần lãi TP phải trả trong kỳ) Có TK 3432: Chiết khấu TP (Số phân bổ chiết khấu trái phiếu từng kỳ) 140
  141. 4.4.2- Kế toán phát hành trái phiếu có chiết khấu: 3. Nếu trả lãi TP sau (khi TP đáo hạn): - Cuối thời hạn của TP, DN thanh toán gốc và lãi TP cho người mua trái phiếu: Nợ TK 335: CP phải trả (Tổng số tiền lãi trái phiếu) Nợ TK 3431: Mệnh giá TP (Tiền gốc) Có TK 111, 112, 141
  142. 4.4.2- Kế toán phát hành trái phiếu có chiết khấu: 4. Trường hợp trả trước lãi TP ngay khi phát hành, chi phí lãi vay được phản ánh vào bên Nợ TK 242 (chi tiết lãi TP trả trước), sau đó phân bổ dần vào các đối tượng ghi nhận chi phí: - Tại thời điểm phát hành trái phiếu: Nợ TK 111, 112, : Tổng số tiền thực thu Nợ TK 343(2): Chiết khấu trái phiếu Nợ TK 242: Chi phí trả trước dài hạn (số tiền lãi TP trả trước) Có TK 3431: Mệnh giá trái phiếu 142
  143. 4.4.2- Kế toán phát hành trái phiếu có chiết khấu: - Định kỳ phân bổ TP trả trước vào chi phí SXKD trong kỳ hoặc vốn: Nợ TK 635: (Nếu tính vào CPTC trong kỳ) Nợ TK 241: (Nếu được vốn hóa vào giá trị tài sản đầu tư xây dựng dở dang) Nợ TK 627: (Nếu được vốn hóa vào giá trị tài sản SXDD) Có TK 242: Số lãi TP phân bổ trong kỳ Có TK 3432: Chiết khấu TP (Số phân bổ CKTP từng kỳ) 143
  144. 4.4.2- Kế toán phát hành trái phiếu có chiết khấu: 5. Thanh toán trái phiếu khi đáo hạn: Nợ TK 343(1): Mệnh giá trái phiếu Có TK 111, 112, 144
  145. 4.4.3- Kế toán phát hành trái phiếu có phụ trội 1. Phản ánh số tiền thực thu về phát hành trái phiếu: Nợ TK 111,112: Số tiền thu về bán TP Có TK 3433: Phụ trội trái phiếu (Chênh lệch giữa số tiền thu về bán TP>mệnh giá TP) Có TK 3431: Mệnh giá trái phiếu 145
  146. 4.4.3- Kế toán phát hành trái phiếu có phụ trội 2. Nếu trả lãi trái phiếu định kỳ: - Đồng thời phân bổ dần phụ trội trái phiếu để ghi giảm chi phí đi vay từng kỳ: Nợ TK 3433: Phụ trội trái phiếu (số phân bổ dần PTTP từng kỳ) Có TK 635, 241, 627 146
  147. 4.4.3- Kế toán phát hành trái phiếu có phụ trội 3. Nếu trả lãi trái phiếu sau (khi trái phiếu đáo hạn): - Từng kỳ DN phải ghi nhận trước CP lãi vay phải trả trong kỳ: + Khi tính chi phí lãi vay cho các đối tượng ghi nhận chi phí đi vay trong kỳ: Nợ TK 635, 241, 627 Có TK 335: Chi phí phải trả (phần lãi trái phiếu phải trả trong kỳ) 147
  148. 4.4.3- Kế toán phát hành trái phiếu có phụ trội 3. Nếu trả lãi trái phiếu sau (khi trái phiếu đáo hạn): - Từng kỳ DN phải ghi nhận trước CP lãi vay phải trả trong kỳ: + Đồng thời phân bổ dần phụ trội trái phiếu để ghi giảm chi phí đi vay từng kỳ: Nợ TK 3433: Phụ trội trái phiếu (số phân bổ dần PTTP từng kỳ) Có TK 635, 241, 627 148
  149. 4.4.3- Kế toán phát hành trái phiếu có phụ trội 3. Nếu trả lãi trái phiếu sau (khi trái phiếu đáo hạn): - Cuối thời hạn của TP, DN thanh toán gốc và lãi trái phiếu cho người mua TP: Nợ TK 335: (Tổng số tiền lãi trái phiếu) Nợ TK 3431: (Tiền gốc) Có TK 111, 112, 149
  150. 4.4.3- Kế toán phát hành trái phiếu có phụ trội 4. Trường hợp trả trước lãi TP ngay khi phát hành, CP lãi vay được phản ánh vào bên Nợ TK 242 (chi tiết lãi TP trả trước), sau đó phân bổ dần vào các đối tượng chịu chi phí: - Khi phát hành trái phiếu: Nợ TK 111, 112, : Tổng số tiền thực thu Nợ TK 242: Chi phí trả trước dài hạn (số tiền lãi trái phiếu trả trước) Có TK 3431: Mệnh giá trái phiếu Có TK 3433: Phụ trội trái phiếu 150