Bài giảng Kiểm toán 1 - Chương 6: Hoàn thành kiểm toán

ppt 23 trang hapham 3300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kiểm toán 1 - Chương 6: Hoàn thành kiểm toán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_kiem_toan_1_chuong_6_hoan_thanh_kiem_toan.ppt

Nội dung text: Bài giảng Kiểm toán 1 - Chương 6: Hoàn thành kiểm toán

  1. Chương 6
  2. I. Chuẩn bị hoàn thành kiểm toán II. Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính 2
  3. 1. Xem xét các khoản nợ tiềm tàng 2. Xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày khóa sổ kế toán lập báo cáo tài chính 3. Xem xét về giả định hoạt động liên tục 4. Đánh giá kết quả 3
  4.  Nợ tiềm tàng là khoản nợ do những sự kiện kinh tế phát sinh trong năm và có thể dẫn đến một khoản nợ hay thiệt hại cho cho đến thời điểm khóa sổ vẫn chưa thể xác định là chắc chắn xảy ra hay không và số tiền cụ thể là bao nhiêu 4
  5. Thủ tục kiểm toán  Trao đổi với người quản lý  Yêu cầu luật sư cung cấp thư xác nhận  Xem xét biên bản họp Hội đồng quản trị KTV có trách nhiệm xem xét những khoản công nợ ngoài dự kiến, đánh giá tầm quan trọng của nó và xem xét nội dung cần công bố trên báo cáo tài chính 5
  6. ◦ Đối với các sự kiện cần phải điều chỉnh báo cáo tài chính ◦ Đối với các sự kiện không cần phải điều chỉnh báo cáo tài chính Thủ tục kiểm toán ◦ Thủ tục kiểm tra quanh thời điểm khóa sổ ◦ Thủ tục chuyên dùng 6
  7.  Xem xét mọi thông tin có thể dự đoán được tối thiểu trong vòng 12 tháng tới kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán  Thủ tục kiểm toán: ◦ Xem xét giả định HĐLT trong giai đoạn lập kế hoạch ◦ Xem xét đánh giá của nhà quản lý về giả định HĐLT ◦ Thực hiện thủ tục kiểm toán bổ sung khi có nghi vấn  Soát xét lại kế hoạch của người quản lý  Thu thập bằng chứng để khẳng định và xua tan nghi vấn 7
  8. ◦ Áp dụng các thủ tục phân tích ◦ Đánh giá sự đầy đủ của bằng chứng ◦ Đánh giá tổng hợp các sai sót chưa điều chỉnh ◦ Rà soát lại hồ sơ kiểm toán ◦ Yêu cầu đơn vị cung cấp thư giải trình của Giám đốc ◦ Kiểm tra các công bố trên thuyết minh bác cáo tài chính ◦ Xem xét các thông tin khác trong tài liệu có báo cáo tài chính đã kiểm toán 8
  9. 1. Khái niệm Là văn bản trình bày ý kiến nhận xét về BCTC 2. Vai trò của báo cáo kiểm toán ◦ Đối với KTV ◦ Đối với người sử dụng thông tin ◦ Đối với đơn vị được kiểm toán 9
  10.  Tên và địa chỉ công ty kiểm toán  Số hiệu báo cáo kiểm toán  Tiêu đề báo cáo kiểm toán  Người nhận báo cáo kiểm toán  Mở đầu báo cáo kiểm toán  Phạm vi và căn cứ thực hiện cuộc kiểm toán  Ý kiến của KTV va công ty Kiểm toán  Địa điểm và thời gian lập báo cáo kiểm toán  Chữ ký và đóng dấu 10
  11.  Báo cáo chấp nhận toàn bộ ◦ Không có đoạn nhấn mạnh ◦ Có đoạn nhấn mạnh  Báo cáo chấp nhận từng phần ◦ Tùy thuộc vào ◦ Ngoại trừ  Bị giới hạn phạm vi kiểm toán  Bất đồng ý kiến  Báo cáo không chấp nhận  Báo cáo từ chối nhận xét 11
  12.  Được đưa ra khi KTV cho rằng BCTC đã phản ánh trung thực và hợp lý các khía cạnh trọng yếu về tình hình tài chính của đơn vị, và phù hợp với chuẩn mực hay chế độ kế toán hiện hành  Được đưa ra khi BCTC có sai sót trọng yếu nhưng DN đã điều chỉnh theo góp ý của KTV  Ngoài ra, Báo cáo chấp nhận toàn bộ còn có đoạn ghi thêm ý kiến nhận xét, để làm sáng tỏ thêm một vài yếu tố có ảnh hưởng đến BCTC, nhưng không ảnh hưởng đến ý kiến của KTV 12
  13.  “Theo ý kiến của chúng tôi, báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của công ty ABC tại ngày 31/12/X, cũng như kết quả kinh doanh và các luồng lưu chuyển tiền tệ trong năm tài chính kết thúc tại ngày 31/12/X, phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành và các quy định pháp lý có liên quan.” 13
  14. “ Theo ý kiến của chúng tôi, báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của công ty ABC tại ngày 31/12/X, cũng như kết quả kinh doanh và các luồng lưu chuyển tiền tệ trong năm tài chính kết thúc tại ngày 31/12/X, phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành và các quy định pháp lý có liên quan. Ở đây chúng tôi không phủ nhận ý kiến chấp nhận toàn phần như trên, mà chỉ muốn lưu ý người đọc báo cáo tài chính đến điểm X trong phần thuyết minh báo cáo tài chính: Công ty ABC đã đưa vào sử dụng công trình xây dựng có giá trị XX VNĐ, 3 tháng trước ngày kết thúc niên độ tài chính, nhưng chưa ghi tăng tài sản cố định, chưa tính khấu hao và cũng chưa lập dự phòng. Điều này cần được thuyết minh rõ ràng trong BCTC” 14
  15. Được đưa ra khi KTV cho rằng BCTC chỉ phản ánh trung thực và hợp lý nếu không bị ảnh hưởng bởi yếu tố ngoại trừ hoặc yếu tố tùy thuộc vào mà KTV nêu ra trong báo cáo + Trường hợp yếu tố ngoại trừ  Bị giới hạn phạm vi kiểm toán  Bất đồng ý kiến +Trường hợp yếu tố phụ thuộc vào  Tồn tại các yếu tố không chắc chắn vì phụ thuộc vào các sự kiện trong tương lại 15
  16. “Theo ý kiến của chúng tôi, báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của công ty ABC tại ngày 31/12/X, cũng như kết quả kinh doanh và các luồng lưu chuyển tiền tệ trong năm tài chính kết thúc tại ngày 31/12/X, phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành và các quy định pháp lý có liên quan, tùy thuộc vào: - Khoản doanh thu XX VNĐ được chấp nhận - Khoản chi XY VNĐ được Hội đồng quản trị thông qua 16
  17. Chúng tôi đã không thể tham gia kiểm kê hàng tồn kho vào ngày 31/12/X, vì tại thời điểm đó chúng tôi chưa được bổ nhiệm làm kiểm toán. Với những tài liệu hiện có ở đơn vị, chúng tôi cũng không thể kiểm tra được tính đúng đắn của số lượng hàng tồn kho tại thời điểm trên bằng các thủ tục kiểm soát khác. Theo ý kiến của chúng tôi, ngoại trừ những ảnh hưởng đến BCTC vì lý do trên, BCTC đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của công ty ABC tại ngày 31/12/X, cũng như kết quả kinh doanh và các luồng lưu chuyển tiền tệ trong năm tài chính kết thúc tại ngày 31/12/X, phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành và các quy định pháp lý có liên quan. 17
  18. “ Như đã nêu trong phần thuyết minh X của BCTC, đơn vị đã không tính khấu hao TSCĐ, trong khi TSCĐ này đã thực sự được sử dụng trên 6 tháng, với mức khấu hao đáng lẽ phải tính là XXX VNĐ. Do vậy chi phí kinh doanh đã bị thiếu và giá trị thuần của TSCĐ đã cao hơn thực tế với giá trị tương đương XXX VNĐ, làm cho lãi tăng giả tạo XXX VNĐ. Theo ý kiến của chúng tôi, ngoại trừ những ảnh hưởng (nếu có) đến BCTC của sự kiện trên, BCTC đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của công ty ABC tại ngày 31/12/X, cũng như kết quả kinh doanh và các luồng lưu chuyển tiền tệ trong năm tài chính kết thúc tại ngày 31/12/X, phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành và các quy định pháp lý có liên quan. 18
  19.  Được đưa ra khi KTV bị giới hạn phạm vi kiểm toán nghiêm trọng ảnh hưởng đến phần lớn các khoản mục trên BCTC 19
  20.  Do những hạn chế từ phía đơn vị mà chúng tôi đã không thể kiểm tra được toàn bộ doanh thu, cũng không nhận được đủ các bản xác nhận nợ phải thu của khách hàng, và vì tính trọng yếu của các sự kiện này, chúng tôi không thể đưa ra ý kiến của mình về báo cáo tài chính của đơn vị. 20
  21.  Được đưa ra khi KTV có bất đồng quan điểm nghiêm trọng với nhà quản lý làm sai lệch các khoản mục trên BCTC 21
  22. Trong BCTC, giá trị TSCĐ là XXX VNĐ; khoản vay công ty B là XY VNĐ đã không phản ánh trong sổ kế toán và không có chứng từ kế toán xác minh Theo ý kiến của chúng tôi, vì ảnh hưởng trọng yếu của những vấn đề nói trên, BCTC đã phản ánh không trung thực và không hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của công ty ABC tại ngày 31/12/X, cũng như kết quả kinh doanh và các luồng lưu chuyển tiền tệ trong năm tài chính kết thúc tại ngày 31/12/X, không phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành và các quy định pháp lý có liên quan. 22
  23. 1. KTV nghiên cứu đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ là đánh giá mức độ rủi ro phát hiện. 2. Ý kiến chấp nhận từng phần được đưa ra trong trường hợp có sai sót trọng yếu ở một vài khoản mục hoặc phạm vi kiểm toán bị giới hạn ở một vài khoản mục. 3. Ý kiến từ chối được đưa ra trong trường hợp có sai sót trọng yếu ở nhiều khoản mục. 4. Ý kiến không chấp nhận được đưa ra trong trường hợp phạm vi kiểm toán bị giới hạn ở nhiều khoản mục. 23