Bài giảng Kiến trúc máy tính - Chương 5: Bộ nhớ - Phạm Thanh Bình

ppt 9 trang hapham 830
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Kiến trúc máy tính - Chương 5: Bộ nhớ - Phạm Thanh Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_kien_truc_may_tinh_chuong_5_bo_nho_pham_thanh_binh.ppt

Nội dung text: Bài giảng Kiến trúc máy tính - Chương 5: Bộ nhớ - Phạm Thanh Bình

  1. KIẾN TRÚC MÁY TÍNH Giảng viên: Ths Phạm Thanh Bình Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 5 - 1
  2. Chương 5: BỘ NHỚ ROM (Read Only Memory) RAM (Random Access Memory) Cache CMOS RAM Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 5 - 2
  3. ROM (Read Only Memory) Đặc tính chung của ROM là dữ liệu lưu trữ sẽ không bị mất đi dù cho không còn nguồn cung cấp cho ROM. ROM có tốc độ cao, giá thành rẻ. Dữ liệu trên ROM thường do nhà sản xuất ghi vào, ta chỉ có thể đọc dữ liệu từ ROM. Trên máy tính, ROM thường dùng để chứa chương trình khởi động máy và các chương trình điều khiển vào/ra cấp thấp. Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 5 - 3
  4. Một số loại ROM: PROM (Programmable ROM): ROM lập trình được. EPROM (Erasable Programmable ROM): ROM lập trình được bằng xung điện, có thể xoá bằng tia cực tím. EEPROM (Electrically Erasable Programmable ROM): ROM có thể lập trình và xoá bằng điện. Đặc điểm: Tốc độ ghi dữ liệu vào ROM chậm hơn RAM rất nhiều. Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 5 - 4
  5. RAM (Random Access Memory) RAM là bộ nhớ có thể đọc/ghi. Thông tin trong RAM sẽ bị mất đi khi không còn nguồn cung cấp . RAM có tốc độ rất nhanh. Trên máy tính, RAM được dùng làm bộ nhớ chính. Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 5 - 5
  6. Một số loại RAM: SRAM (Static RAM – RAM tĩnh): Mỗi phần tử nhớ là một mạch lật hai trạng thái (Flip-Flop), tính ổn định cao. DRAM (Dynamic RAM – RAM động): Mỗi phần tử nhớ là một tụ điện rất nhỏ được chế tạo bằng công nghệ MOS. Do hiện tượng rò rỉ điện tích theo thời gian, ta phải thực hiện nạp điện lại. Quá trình này gọi là làm tươi (refreshing) bộ nhớ. Thuận lợi của DRAM là một số lượng lớn transistor có thể được đặt trên một chip nhớ nên nó có dung lượng cao hơn và nhanh hơn SRAM. Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 5 - 6
  7. Cache Cache là bộ nhớ trung gian giữa CPU và bộ nhớ chính (RAM). Có thể đọc/ghi vào Cache. CPU có thể truy nhập cache mà không cần thông qua bus, nhờ đó mà tốc độ truy nhập sẽ rất nhanh (nhanh hơn truy nhập vào RAM). Cache có giá thành rất đắt. Những thông tin hay dùng nhất trên RAM sẽ được đưa vào Cache. Cache có thể được đặt bên trong CPU (Internal Cache), hoặc bên ngoài CPU (External Cache). Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 5 - 7
  8. CMOS RAM CMOS là loại bộ nhớ có thể đọc và ghi. Thông tin trên CMOS được nuôi bằng Pin, nó tiêu tốn rất ít năng lượng. Trên máy tính, CMOS được dùng để lưu trữ thông tin về ngày, giờ, và các cấu hình hệ thống. Khi hết Pin, thông tin trên CMOS vẫn có thể tồn tại được nhiều giờ, rồi mới mất hẳn. Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 5 - 8
  9. Hết Phần 5 Bộ môn Kỹ thuật máy tính & mạng – Khoa CNTT Kiến trúc máy tính 5 - 9