Bài giảng Kinh tế môi trường - Ngô Văn Mẫn

pdf 17 trang hapham 1700
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Kinh tế môi trường - Ngô Văn Mẫn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_kinh_te_moi_truong_ngo_van_man.pdf

Nội dung text: Bài giảng Kinh tế môi trường - Ngô Văn Mẫn

  1. GIỚI THIỆU MÔN HỌC Kinh Tế Môi Trường Ngô Văn Mẫn Tel: 0907664748 Email: nvman@hce.edu.vn
  2. Yêu cầu môn học Không được sử dụng trong giờ học: Điện thoại laptop Các thiết bị tương tự khác Hình thức đánh giá môn học :  Tiểu luận 20%  Chuyên cần 10%  Thi hết môn 70%
  3. Bối cảnh  Hoạt động kinh tế của con người ngày càng mạnh mẽ làm suy giảm tài nguyên và suy thoái môi trường.  Sự cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm đang tác động lại con người. (VD thiếu nước, lương thực, nước biển dâng )  Các chính phủ và người dân đã ngày càng nhận thức được các vấn đề MT cần giải quyết.
  4. Hiệu ứng nhà kính
  5. . Nước biển dâng . Ngập lụt vùng thấp Trái Đất nóng lên Gây nên . Tăng bão tố Biến đổi khí hậu . Tăng hạn hán . Lũ lụt nghiêm trọng . . . . . . Tác động tới CO2, HFCs, SF6, CH4, NO2 Sức khỏe và đời sống Công nghiệp Nông nghiệp Tiêu dùng của mọi người dân NHỮNG TÁC ĐỘNG DO Biến đổi khí hậu
  6. Suy thoái chất lượng môi trường, TNTN bị hủy hoại đang là những vấn đề mang tính toàn cầu không còn giới hạn ở phạm vi một quốc gia hay một khu vực riêng lẻ. Trên khía cạnh kinh tế, cần đánh giá đo lường tác động đến TNMT trong các quyết định kinh tế từ đó hình thành ngành KTMT.
  7. Hệ Kinh Tế và Môi trường Thiên nhiên Hệ kinh tế Hàng hóa/Dịch vụ Nhà sản xuất Hộ gia đình Vốn/Sức lao động Cung cấp Chất thải TNTN Môi trường tự nhiên
  8. Kinh tế môi trường là gì? “Kinh tế môi trường là một môn khoa học nghiên cứu mối quan hệ tương tác, phụ thuộc và quy định lẫn nhau giữa kinh tế và môi trường nhằm bảo đảm một sự phát triển ổn định, hiệu quả, liên tục và bền vững trên cơ sở bảo vệ môi trường và lấy con người làm trung tâm.” Kinh tế môi trường được xem là ngành phụ nằm giữa kinh tế học và khoa học môi trường, cụ thể:  Ứng dụng công cụ kinh tế để nghiên cứu các nguồn tài nguyên môi trường nên được sử dụng và quản lý như thế nào?  Xem xét các hoạt động kinh tế ảnh hưởng như thế nào đến các môi trường tự nhiên? Đo lường những ảnh hưởng đó như thế nào?  Xem xét cách thay đổi các thể chế và chính sách kinh tế nhằm cải thiện môi trường.
  9. Ngành KTMT trả lời các câu hỏi ?  Đâu là nguyên nhân kinh tế cơ bản làm suy thoái tài nguyên môi trường?  Mức ô nhiễm môi trường bao nhiêu là có thể chấp nhận được?  Làm sao có thể đo lường bằng tiền giá trị của tài nguyên môi trường để đưa vào quá trình ra quyết định?  Giải pháp nào giải quyết các vấn đề suy thoái tài nguyên môi trường?
  10. Nguyên nhân kinh tế của suy thoái môi trường Tại sao con người gây suy thoái môi trường?  Có phải do ý thức bảo vệ môi trường kém?  Có phải do cách thức xây dựng nền kinh tế và các thể chế?
  11. Tại sao con người lại có quyết định sản xuất, tiêu dùng và phát thải như thế?  Các nhà kinh tế tin rằng con người gây ô nhiễm bởi vì cách đó là cách rẻ nhất để thải bỏ các phế phẩm.  Do các thể chế kinh tế xã hội hiện hành đã tạo ra các “khuyến khích kinh tế”.  Thiếu quyền sở hữu đối với các tài nguyên môi trường có nghĩa là không có động cơ khuyến khích chúng ta tính các hậu quả môi trường do mình gây ra.
  12. Mức ô nhiễm môi trường bao nhiêu là có thể chấp nhận được?  Liệu không có ô nhiễm có tốt không?  Vậy mức ô nhiễm nào sẽ đạt được hiệu quả về mặt kinh tế?  Là thế nào để xác định mức ô nhiễm tối ưu và nhân tố ảnh hưởng.
  13. Làm sao có thể đo lường bằng tiền giá trị của tài nguyên môi trường?  Tại sao phải đo lường bằng tiền giá trị tài nguyên môi trường?  Giá trị của môi trường được nhìn nhận dựa trên những loại giá trị nào ?  Các phương pháp đo lường với từng loại giá trị đó.  Ứng dụng vào trường hợp cụ thể?
  14. Nhiệm vụ môn học  Hiểu được các mối liên kết giữa hoạt động kinh tế cũng như tác động của nó lên môi trường và tài nguyên thiên nhiên;  Các ảnh hưởng từ nền kinh tế lên môi trường và tài nguyên thiên nhiên đó có thể được giải quyết thông qua những công cụ nào?  Hiểu được nguyên nhân tại sao chúng ta phải định giá được tài nguyên thiên nhiên và môi trường;  Có những phương pháp nào để định giá tài nguyên môi trường?  Sự cần thiết phải nâng cao nhận thức con người và cộng đồng trong vấn đề bảo vệ môi trường vì một mục đích phát triển bền vững
  15. Phương pháp nghiên cứu  Phương pháp thống kê  Phương pháp mô hình  Phương pháp điều tra  Phương pháp phân tích chi phí – lợi ích
  16. Nội dung  Chương 1: Môi trường và phát triển  Chương 2: Kinh tế ô nhiễm môi trường  Chương 3: Các công cụ quản lý môi trường  Chương 4: Định giá môi trường
  17. Tài liệu tham khảo chính  Nguyễn Thế Chinh, 2003. Kinh tế và quản lý môi trường, NXB thống kê.  Field, B., and Olewiler, N.D. , 2005. Environmental Economics, Second Edition, McGraw-Hill Ryerson Ltd.  TS. Nguyến Mậu Dũng – TS. Vũ Thị Phương Thụy - PGS. TS. Nguyễn Văn Song, 2009. Giáo Trình Kinh Tế Môi Trường. Đại học Nông nghiệp Hà Nội.