Bài giảng Luật kinh tế - Bùi Huy Tùng
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Luật kinh tế - Bùi Huy Tùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_luat_kinh_te_bui_huy_tung.ppt
Nội dung text: Bài giảng Luật kinh tế - Bùi Huy Tùng
- MÔN HỌC LUẬT KINH TẾ Ths. Bùi Huy Tùng – ĐHNH TPHCM
- l Tài liệu môn học: t Bài giảng Luật kinh tế t Giáo trình Luật kinh tế t Luật doanh nghiệp 2005 t Bộ Luật dân sự 2005 t Luật thương mại 2005 t Luật đầu tư 2005 t Luật phá sản 2004 t Bộ luật tố tụng dân sự 2004 t Luật trọng tài thương mại 2010
- X Nội dung môn học: u CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ LUẬT KINH TẾ u CHƯƠNG II: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHỦ THỂ KINH DOANH u CHƯƠNG III: PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN VÀ HỘ KINH DOANH CÁ THỂ u CHƯƠNG IV: PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY u CHƯƠNG V: PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
- X Nội dung môn học (tt): u CHƯƠNG VI: PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM u CHƯƠNG VII: PHÁP LUẬT VỀ HỢP TÁC XÃ u CHƯƠNG VIII: PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG u CHƯƠNG IX: PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN u CHƯƠNG X: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH THƯƠNG MẠI
- CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ LUẬT KINH TẾ X Các nội dung nghiên cứu: I. KHÁI QUÁT LUẬT KINH TẾ II. ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT KINH TẾ III. CHỦ THỂ CỦA LUẬT KINH TẾ IV. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT KINH TẾ V. NGUỒN CỦA LUẬT KINH TẾ VI. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
- I. KHÁI QUÁT LUẬT KINH TẾ 1. Khái quát chung 2. Khái niệm LKT và PLKT 3. Vị trí của ngành LKT trong HTPLVN
- 1. Khái quát chung w Hoạt động kinh tế có vai trò, vị trí rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển xã hội. w Nền kinh tế tự do luôn chứa đựng đầy rẫy những khuyết tật mà bản thân nó không thể tự giải quyết được. w Cơ chế thị trường theo nghĩa văn minh và nhân đạo có nhu cầu cần được điều tiết bởi NN.
- 1. Khái quát chung (tt) w QLNN để khắc phục những khuyết tật của cơ chế KTTT, để bảo vệ tự do cạnh tranh, để hướng tới những mục tiêu kinh tế mà NN đề ra. w NN nào cũng quản lý kinh tế bằng nhiều công cụ khác nhau, trong đó pháp luật giữ vị trí cơ bản, chủ đạo. w Để điều chỉnh các QHKT, NN sử dụng nhiều ngành luật, trong đó ngành LKT giữ vai trò đặc biệt quan trọng.
- 1. Khái quát chung (tt) w Ở VN, lý luận về LKT xuất hiện về cơ bản dựa trên cơ sở hệ thống lý luận về CNXH, về QLKT XHCN. Đồng thời, khoa học pháp lý nước ta không thiết lập được một hệ thống lý luận riêng về LKT VN. w Lý luận về LKT đã phát triển hơn nửa thế kỷ qua và trở thành hệ thống lý luận độc lập. Quá trình phát triển đó có lúc trầm, lúc nổi trước hết phụ thuộc vào nội dung và tính chất của cơ chế QLKT đương thời. w LKT hình thành khá sớm ở nước ta, đã trải qua những bước phát triển và thành bại khác nhau, diễn ra trong những bối cảnh khác nhau về kinh tế, chính trị, xã hội và pháp lý. Cũng như hiện nay, pháp luật KT đang tồn tại trong một khung cảnh hoàn toàn mới, đó là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường trong khuôn khổ của một NN pháp quyền.
- 1. Khái quát chung (tt) l Khái niệm Hiểu theo nghĩa chung nhất, LKT là tổng thể các QPPL để tác động vào các tác nhân tham gia đời sống kinh tế (quan hệ ngang) và các quy phạm liên quan đến mối tương quan giữa sự tự do của từng cá nhân và sự điều chỉnh của NN (quan hệ dọc).
- 1. Khái quát chung (tt) PLKT ở nước ta hiện nay là sự phản ánh về mặt pháp lý một cơ chế KTTT với những đặc tính sau: ü Nền kinh tế đang chuyển đổi nhanh sang KTTT. Tính chất quá độ của nó ảnh hưởng lớn đến nội dung và tính chất của hệ thống PLKT nói chung và LKT nói riêng. Không thể có ngay một hệ thống PLKT hoàn thiện của nền KTTT định hướng XHCN. ü Cơ chế kinh tế mà chúng ta đang xây dựng là một cơ chế hoàn toàn mới, do đó đòi hỏi phải có một tư duy kinh tế mới và theo đó là một tư duy pháp lý mới với tính cách là cơ sở lý luận và tư tưởng của quá trình đó. ü Trong hệ thống pháp luật của ta, những tư duy về hình thức pháp lý mới cần thiết cho quản lý KTTT, được hình thành chậm chạp. Đây là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng thiếu và chắp vá của hệ thống pháp luật KT hiện nay. ü Khi chuyển đổi cơ chế kinh tế, chúng ta chưa đồng thời và kịp thời chuẩn bị được một hệ thống các quy tắc xử sự về quản lý nền kinh tế nhiều thành phần. Do vậy, tiến trình chuyển đổi của pháp luật là quá chậm so với các QHKT. Vì vậy, xuất hiện một số hiện tượng thiếu tổ chức, thiếu kỷ luật và lộn xộn trong đời sống kinh tế trong thời gian qua là điều dễ hiểu, và không thể kết luận rằng đó là hiện tượng phát sinh từ bản chất của KTTT.
- 1. Khái quát chung (tt) l Tóm lại: w Trong nền KTTT, PLKT có vai trò ngày càng quan trọng. Tuy nhiên, quan niệm về LKT, về ĐTĐC, PPĐC và hệ thống chủ thể cần phải được xác định cho phù hợp với cơ chế mới. w Hiện nay, chưa có thể nói tới một hệ thống lý luận hoàn chỉnh về LKT trong tương lai. Song, có thể đưa ra một số vấn đề lý luận thể hiện sự thay đổi, bổ sung cho quan niệm truyền thống về LKT, về ĐTĐC, PPĐC và hệ thống chủ thể của LKT.
- 2. Khái niệm LKT và PLKT t Phân biệt LKT với PLKT w Khái niệm LKT với tư cách là một ngành luật độc lập có ĐTĐC và PPĐC riêng. w Khái niệm PLKT là một hệ thống hỗn hợp các QPPL, thuộc nhiều ngành luật khác nhau liên quan đến toàn bộ đời sống kinh tế.
- 3. Vị trí của ngành LKT trong HTPLVN l Vấn đề LKT trong HTPL: w Sự khủng hoảng của XHCN đã kéo theo sự khủng hoảng lý luận về CNXH nói chung và về NN và PL nói riêng. Trong bối cảnh đó, không ít nhà nghiên cứu đi tìm câu trả lời về số phận của ngành LKT với tư cách là một ngành luật độc lập. w Ngành luật cổ điển nhất và quan trọng nhất là ngành luật dân sự. Lúc ra đời, nó là ngành luật bao trùm hết các lĩnh vực tư pháp, quy định hầu như toàn bộ các QHXH liên quan đến con người. Vì thế, luật dân sự không chỉ điều chỉnh QHTS và QHNT phi tài sản mà còn điều chỉnh cả những nhóm quan hệ về lao động, đất đai, hôn nhân – gia đình, hộ tịch, kinh tế, w Nhưng do phát triển của các QHXH, kéo theo nhu cầu về các PPĐC khác nhau của pháp luật đối với các nhóm QHXH đó, và do vậy luật hôn nhân gia đình, luật đất đai, LKT, ra đời và được đối xử như các ngành luật độc lập. w Mặc dù trong KTTT, LKT có hệ thống chủ thể rộng rãi hơn, các quan hệ mà LKT điều chỉnh mang tính chất tài sản nhiều hơn, Nhưng LKT vẫn có bản sắc riêng của mình và giữa luật dân sự và LKT vẫn có chung biên giới.
- 3. Vị trí của ngành LKT trong HTPLVN (tt) l Các tiêu chí để phân biệt LDS với LKT với tư cách là các ngành luật độc lập: w Về ĐTĐC: Các QHTS của LDS mang tính chất tiêu dùng, còn QHTS trong LKT lại mang tính chất KD. Mặt khác, QHKD không chỉ thuần tuý là các QHTS mà còn có các quan hệ mang tính chất quyền lực, quản lý. w Về chủ thể: Theo quan niệm cũ, chủ thể của LDS là thể nhân không bao giờ trở thành chủ thể của LKT, và chủ thể của LKT không bao gồm cả thể nhân. Ngày nay, chủ thể của LDS và LKT bao gồm cả pháp nhân và thể nhân, song có thể phân biệt chúng thuộc ĐTĐC của ngành luật nào khi căn cứ vào mục đích, phạm vi, PPĐC các QHXH. w Về PPĐC: Trong cơ chế kinh tế mới, PPĐC của LKT tuy có mềm dẻo hơn, khả năng thoả thuận lớn hơn so với trước, nhưng về tổng thể không thể coi là n.tắc dân sự. Mặt khác, LKT còn sử dụng hành chính mệnh lệnh (QLNN) để điều chỉnh các QHKT.
- II. ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT KINH TẾ 1. ĐTĐC của ngành LKT theo quan niệm truyền thống 2. ĐTĐC của ngành LKT trong cơ chế thị trường
- 1. ĐTĐC của ngành LKT theo quan niệm truyền thống PLKT điều chỉnh những QHKT hết sức đa dạng và phong phú, gắn liền với quá trình SXKD và với chức năng QLKT của NN. w Quan hệ phát sinh trong quá trình tổ chức và quản lý sản xuất. w Quan hệ phát sinh trong quá trình cấp phát và huy động vốn sản xuất, trong các hoạt động tín dụng, thanh toán và ngân sách. w Quan hệ phát sinh trong quá trình tạo việc làm và sử dụng lao động. w Quan hệ phát sinh trong quá trình sử dụng đất đai. w Quan hệ phát sinh trong quá trình tổ chức, quản lý, sản xuất trong các HTX,
- 2. ĐTĐC của ngành LKT trong cơ chế thị trường w Nhóm quan hệ pháp lý nhằm tạo môi trường pháp lý bình đẳng cho mọi HĐKD. Để điều chỉnh cần ban hành luật về cạnh tranh, phá sản và chống độc quyền. w Nhóm quan hệ tạo nên tư cách pháp lý độc lập của các CTKD. Để điều chỉnh phải có một khung pháp lý thống nhất cho việc thành lập, cấp giấy phép, ĐKKD, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập và giải thể cũng như chuyển đổi hình thức KD của DN. w Nhóm quan hệ liên quan đến các hoạt động tài phán kinh tế, liên quan đến tổ chức và hoạt động của một hệ thống đa dạng các cơ quan tài phán kinh tế và thủ tục giải quyết các tranh chấp kinh tế.
- 2. ĐTĐC của ngành LKT trong cơ chế thị trường (tt) w Nhóm quan hệ tạo khung pháp lý cho các HĐKD của từng loại hình DN, tạo nên địa vị pháp lý của từng loại hình DN. w Nhóm quan hệ về hình thức pháp lý của các HĐKD. Đó là chế định hợp đồng kinh tế. Trong cơ chế thị trường, hợp đồng kinh tế không còn là “hợp đồng kế hoạch”. w Ngoài ra, trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, giá cả, thị trường tiền tệ, thị trường vốn – nơi có thể coi là biên giới giữa luật tài chính và LKT cũng cần có sự điều chỉnh pháp lý với nội dung và phương pháp đổi mới.
- III. CHỦ THỂ CỦA NGÀNH LUẬT KINH TẾ 1. Quan niệm truyền thống về chủ thể của ngành LKT 2. Trong kinh tế thị trường hệ thống chủ thể cũng được mở rộng hơn nhiều
- 1. Quan niệm truyền thống về chủ thể của ngành LKT w Chủ thể của LKT có những dấu hiệu đặc biệt thể hiện bản chất cơ chế kinh tế. w Hoạt động kinh tế không do tư nhân thực hiện, mà là tập thể lao động của các nhà máy, xí nghiệp, HTX thuộc sở hữu NN và sở hữu tập thể thực hiện. Chủ thể của LKT là những cơ quan, TCKT - được coi là những pháp nhân.
- 1. Quan niệm truyền thống về chủ thể của ngành LKT (tt) w Theo nghĩa hẹp: chủ thể thường xuyên và chủ yếu là các cơ quan và các ĐVKT, có chức năng chủ yếu là hoạt động trên lĩnh vực kinh tế và có thẩm quyền kinh tế. w Theo nghĩa rộng: các CQNN, các TCXH cũng có thể tham gia các QHKT do LKT điều chỉnh, khi việc tham gia đó là có thể và cần thiết nhằm góp phân thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình.
- 2. Trong kinh tế thị trường hệ thống chủ thể cũng được mở rộng hơn nhiều w Trước đây, chỉ thừa nhận pháp nhân là chủ thể. w Trong cơ chế thị trường nhiều thành phần với cơ cấu đa dạng, đầy đủ, phong phú các CTKD. Các chủ thể không chỉ là pháp nhân mà còn các chủ thể không phải là pháp nhân. Đó là các công ty đối nhân, các DNTN, các cá nhân có ĐKKD,
- IV. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH CỦA NGÀNH LUẬT KINH TẾ 1. PPĐC của LKT (truyền thống) 2. PPĐC cũng được bổ sung nhiều điểm mới
- 1. PPĐC của LKT (truyền thống) PPĐC là phương pháp kết hợp giữa thương lượng, bình đẳng với phương pháp hướng dẫn và hành chính mệnh lệnh. w Phương pháp thoả thuận, bình đẳng được áp dụng trong các quan hệ ngang – QHHĐKT. Nó giống phương pháp dân sự song không phải là phương pháp dân sự vì n.tắc tự do ý chí bị giới hạn bởi kế hoạch NN. w Phương pháp hướng dẫn khuyên bảo là phương pháp định hướng, khuyến khích về tính hợp lý của các QHKT để các chủ thể kinh tế hành động trong khả năng và mục đích của mình. w Phương pháp hành chính mệnh lệnh: mang tính bắt buộc từ ý chí của NN.
- 2. PPĐC cũng được bổ sung nhiều điểm mới w Đã có sự phân định chức năng quản lý vĩ mô và quản lý vi mô, nên tính chất của mỗi QHKT không còn được hiểu là sự kết hợp của yếu tố tổ chức kế hoạch và yếu tố tài sản. Điều đó không có nghĩa các QHTS ngày nay không còn khả năng chứa đựng tính tổ chức, kế hoạch. Vấn đề ở chỗ cần phải quan niệm lại kế hoạch. w Trong nền kinh tế kế hoạch, kế hoạch sản xuất của DN được NN soạn thảo, còn trong KTTT thì kế hoạch SXKD thuộc chủ quyền riêng của DN. NN đưa ra kế hoạch mang tính định hướng.
- 2.PPĐC cũng được bổ sung nhiều điểm mới(tt) w Trong KTTT, phương pháp mệnh lệnh trong điều chỉnh các HĐKD hầu như không còn được áp dụng rộng rãi. Bên cạnh đó, các QHTS với mục đích KD yêu cầu pháp luật phải trả lại cho chúng n.tắc tự do ý chí, tự do hợp đồng. Nghĩa vụ ký kết hợp đồng sẽ mất dần trong điều kiện KTTT. w Song, trong nền KTTT, NN có thể và cần thiết phải quản lý và điều tiết nền kinh tế. Song nội dung và phương pháp QLNN về kinh tế đã khác đi. PL phải tác động lên quá trình kinh tế mềm dẻo, năng động, bình đẳng và dân chủ hơn.
- 2. PPĐC cũng được bổ sung nhiều điểm mới (tt) Tóm lại: Có một lĩnh vực pháp luật, thuộc hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia luôn luôn quan tâm hai vấn đề lớn: ü Sự can thiệp của công quyền vào đời sống kinh tế (quan hệ dọc). ü Tự do, bình đẳng của các chủ thể tham gia thương trường (quan hệ ngang).
- V. NGUỒN CỦA LUẬT KINH TẾ 1. Hiến pháp 2. Luật 3. Nghị quyết của QH về kinh tế 4. Pháp lệnh của UBTVQH 5. Nghị định của CP, Quyết định của TTg. 6.Thông tư bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ 7. Nghị quyết của HĐND 8. Quyết định, chỉ thị của UBND và CTUBND các cấp. 9. Văn bản của các cơ quan chuyên môn của UBND cấp tỉnh và cấp huyện 10. Những văn bản liên tịch 11. Tiền lệ pháp (án lệ) 12. Tập quán pháp 13. Các nguồn khác
- 1. Hiến pháp ü HP là nguồn có giá trị pháp lý cao nhất của các ngành luật khác nói chung và của ngành LKT nói riêng. ü Riêng đối với LKT, HP có vai trò đặc biệt quan trọng. ü Những quy định của HP là cơ sở, nền tảng, n.tắc chung cho việc xây dựng và hoàn thiện LKT. ü HP92 đã dành toàn bộ chương II để quy định về chế độ kinh tế, nhằm thể hiện những nét cơ bản nhất về nội dung và tính chất của PLKT mới: pháp luật của nền KTTT.
- 2. Luật Luật do QH ban hành nhằm cụ thể hoá Hiến pháp, như: Luật DN, Luật đầu tư, Luật cạnh tranh, Luật thương mại, Luật phá sản, Luật các công cụ chuyển nhượng, Luật chứng khoán, Luật KD bảo hiểm, Luật kế toán, Luật thống kê, Luật đấu thầu, Luật KD bất động sản, Luật sở hữu trí tuệ, Luật chuyển giao công nghệ, Luật trọng tài thương mại,
- 3. Nghị quyết của QH về kinh tế Ø Theo quan niệm truyền thống của nước ta, các nghị quyết QH có giá trị như luật, như nghị quyết về phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch NN, nghị quyết về dự toán, quyết toán NSNN Ø Ở các nước, nghị quyết QH thường có đối tượng là các vấn đề nội bộ, liên quan đến hoạt động QH. Còn lại những nghị quyết như trên thường được QH thông qua dưới dạng luật.
- 4. Pháp lệnh của UBTVQH Ø QH giao cho UBTVQH ban hành Pháp lệnh để điều chỉnh những QHXH mà đáng lẽ phải được điều chỉnh bằng Luật nhưng do QH chưa có điều kiện ban hành. Ví dụ: Pháp lệnh Bưu chính - Viễn thông, Pháp lệnh chống bán phá giá, Ø Pháp lệnh có giá trị pháp lý như luật hay có giá trị như văn bản dưới luật? Vấn đề này còn được làm sáng tỏ. Tuy nhiên, theo biểu hiện thực tế thì pháp lệnh có giá trị thấp hơn luật nhưng lại cao hơn các văn bản dưới luật.
- 5. Nghị định của CP, Quyết định của TTg Ø Nghị định của CP là VBPQ chứa đựng QPPL nhằm cụ thể hoá luật và pháp lệnh hay quy định những vấn đề mới phát sinh. Ø Quyết định của TTg là VBPQ chứa đựng QPPL để TTg thực hiện quyền hạn của mình về các vấn đề trong lĩnh vực kinh tế.
- 6. Thông tư của bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ Đây là VBQP (VB dưới luật - VB hướng dẫn) để giải quyết các vấn đề kinh tế thuộc từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể thuộc phạm vi quyền hạn của bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
- 7. Nghị quyết của HĐND Là văn bản điều chỉnh các QHXH trên lĩnh vực kinh tế trong phạm vi của chính quyền địa phương được ban hành tại kỳ họp của HĐND các cấp bằng hình thức biểu quyết theo đa số.
- 8. Quyết định, chỉ thị của UBND và Chủ tịch UBND các cấp. Các loại văn bản này được ban hành trong phạm vi thẩm quyền của UBND và Chủ tịch UBND các cấp trong lĩnh vực kinh tế để thực hiện những VBPL của cấp trên và của HĐND cùng cấp.
- 9.Các loại văn bản của cơ quan chuyên môn Văn bản của các cơ quan chuyên môn của UBND cấp tỉnh và cấp huyện (gọi là các sở, phòng, ban ), các CQQLNN ở cơ sở (ban lãnh đạo xí nghiệp, đơn vị sự nghiệp của NN ) cũng có quyền ban hành các quyết định để thực hiện nhiệm vụ, chức năng của mình. Hình thức văn bản của các cơ quan này thường là quyết định và chỉ thị.
- 10. Những văn bản liên tịch Là những VB giữa các CQNN với nhau như thông tư liên ngành, lên bộ; hoặc giữa CQNN với TCXH như nghị quyết liên tịch; hoặc văn bản do chính TCXH ban hành để thực hiện chức năng được NN giao; hoặc một số văn bản của Đảng cũng có thể là nguồn của pháp luật, có giá trị như những VBQPPL, tuy về mặt lý luận, văn bản của Đảng không phải là VBPL.
- 11. Tiền lệ pháp (án lệ) trong thương mại Tiền lệ pháp (án lệ) có vai trò ngày càng quan trọng trong hoạt động kinh tế, thương mại. Biểu hiện của nó là việc hướng dẫn nghiệp vụ công tác xét xử, việc tổng kết xét xử của toà án cấp trên hay việc tổng kết các vụ án trọng điểm, thí điểm, các vụ án điển hình cũng nhiều khi được coi là “khuôn mẫu” trong công tác xét xử của toà án.
- 12. Tập quán pháp Từ khi hoạt động kinh tế, thương mại xuất hiện thì việc điều chỉnh chúng không phải do các VBPL mà là do các tập quán. Và cho đến ngày nay thì các tập quán đó vẫn giữ vị trí quan trọng. Mặt khác, HTPL nói chung và LKT nói riêng không bao giờ là đầy đủ. Mặt khác, tự do ý chí là n.tắc tối thượng của việc xác lập và thực hiện các QHPL tư. Vì vậy, khi được các thương gia thừa nhận thì chúng có giá trị điều chỉnh hành vi gần như các QPPL.
- 13. Các nguồn khác của luật kinh tế Ø Những bản điều kiện giao dịch chung hay điều lệ riêng của DN cũng có khả năng điều chỉnh HVKD – TM. Những điều kiện chung giao hàng đó thể hiện tương đối đa dạng, như: quy chế bán hàng, mẫu hợp đồng và thậm chí là cả trong điều lệ riêng của từng DN. Ø Nếu hiểu LKT là một lĩnh vực gồm cả luật công và luât tư, thì ở phương diện luật tư của LKT có thể áp dụng những n.tắc chung của BLDS.
- VI. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH TẾ 1. Nội dung QLNN về kinh tế 2. Phương pháp QLNN về kinh tế 3. CQQLNN về kinh tế
- 1. Nội dung QLNN về kinh tế w QLNN về kinh tế thể hiện ở việc xây dựng, ban hành và thực hiện VBPL của các CQNN. w Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế và khoa học kỹ thuật; xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế theo ngành và các vùng lãnh thổ; xây dựng các kế hoạch phát triển KT-XH dài hạn, trung hạn, ngắn hạn. w Xây dựng và ban hành pháp luật các chính sách, chế độ quản lý nhằm cụ thể hóa và thực hiện Hiến pháp, luật, nghị quyết của QH; pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH. Xây dựng và ban hành thành pháp luật các định mức kinh tế - kỹ thuật chủ yếu.
- 1. Nội dung QLNN về kinh tế (tt) w Cung cấp thông tin cho HĐKD cả trong nước và quốc tế; tiến hành dự báo, dự đoán về sự tiến triển của thị trường, giá cả. w Tạo môi trường thuận lợi cho các HĐKD; cải thiện các quan hệ quốc tế; Hướng dẫn, điều tiết và phối hợp HĐKD trong nước; giải quyết, xử lý các vấn đề ngoài khả năng tự giải quyết của DN; Tham gia giải quyết các tranh chấp khi DN có yêu cầu.
- 1. Nội dung QLNN về kinh tế (tt) w Xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ QLKT, cán bộ quản trị DN; xây dựng và ban hành thành chế độ thống nhất các tiêu chuẩn, bằng cấp, chứng chỉ và chức năng của các loại cán bộ quản lý. w Cấp, gia hạn và thu hồi các loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề, GCN đủ điều kiện KD cho DN. w Thực hiện việc kiểm tra, thanh tra HĐKD. Kiểm tra là chức năng thường xuyên, một nội dung vốn có của hoạt động quản lý. Thanh tra là hoạt động đặc biệt của QLNN do hệ thống cơ quan thanh tra thực hiện.
- 2. Phương pháp QLNN về kinh tế Để thực hiện chức năng QLNN về kinh tế, NN đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau: w Phương pháp kế hoạch hóa: NN thực hiện vai trò hướng dẫn, định hướng cho nền kinh tế: NN xác định phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu trong từng giai đoạn nhất định, cũng như xác định các biện pháp, đường lối cơ bản để đạt được các mục tiêu. Trên cơ sở đó, DN xây dựng kế hoạch KD cho riêng mình. w Phương pháp pháp chế: Các biện pháp, chính sách, công cụ QLNN phải được thể hiện dưới hình thức VBPL. Mặt khác, đòi hỏi phải có các biện pháp cụ thể để tổ chức thực hiện pháp luật, áp dụng các biện pháp xử lý kịp thời và nghiêm minh đối với các tổ chức và cá nhân VPPL.
- 2. Phương pháp QLNN về kinh tế w Phương pháp kinh tế: Các biện pháp tác động vào lợi ích của các CTKD, như thực hiện điều tiết, quản lý HĐKD, thực hiện chế độ thưởng phạt. w Phương pháp tuyên truyền phổ biến giáo dục w Phương pháp kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các đơn vị KD: Để phát hiện và xử lý kịp thời những VPPL, đồng thời tổng kết để phổ biến, phát huy những kinh nghiệm tốt của HĐKD và hoạt động QLNN.
- 3. CQQLNN về kinh tế t Khái quát Hoạt động QLNN về kinh tế là một thẩm quyền trực tiếp hay gián tiếp của các CQNN. Các CQNN mà thẩm quyền quy định trực tiếp và thường xuyên thực hiện những nội dung QLNN về kinh tế được gọi là CQQLNN về kinh tế. Đó là các cơ quan trong hệ thống CQQLNN (cơ quan hành pháp), như CP, Bộ, cơ quan ngang Bộ và UBND.
- 3. CQQLNN về kinh tế (tt) l Các cơ quan QLNN về kinh tế: t Chính phủ t Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ t Ủy ban nhân dân
- t Chính phủ w CP là cơ quan chấp hành của QH, cơ quan hành chính NN cao nhất. w CP thống nhất thực hiện các nhiệm vụ chính trị, KT-XH, quốc phòng, an ninh và đối ngoại; bảo đảm hiệu lực của bộ máy NN; bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành HP và PL; phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. CP chịu trách nhiệm trước QH và báo cáo công tác trước QH, UBTVQH, CTN. (Đ1 LTCCP2002)
- t Chính phủ (tt) Trong lĩnh vực kinh tế, CP có nhiệm vụ, quyền hạn sau (Đ9 LTCCP 2002): w “Thống nhất quản lý nền KTQD, phát triển nền KTTT; cũng cố và phát triển kinh tế NN, chú trọng các ngành và lĩnh vực then chốt để bảo đảm vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế tập thể tạo thành nền tảng vững chắc của nền KTQD. w Quyết định chính sách cụ thể để phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế, thúc đẩy sự hình thành, phát triển và từng bước hoàn thiện các loại thị trường; w Quyết định chính sách cụ thể thực hiện CNH– HĐH, chú trọng CNH-HĐH nông nghiệp và nông thôn;
- t Chính phủ (tt) w Xây dựng dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH trình QH; chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đó; w Trình QH dự toán NSNN, dự kiến phân bổ NSTW và mức bổ sung từ NSTW cho NSĐP, tổng quyết toán NSNN hàng năm; tổ chức và điều hành thực hiện NSNN được QH quyết định; w Quyết định chính sách cụ thể, các biện pháp về tài chính, tiền tệ, tiền lương, giá cả; w Thống nhất quản lý và sử dụng tài sản thuộc sở hữu toàn dân, thi hành chính sách tiết kiệm; thực hiện chức năng chủ sở hữu phần vốn của NN tại DN;
- t Chính phủ (tt) w Thi hành chính sách bảo vệ, cải tạo, tái sinh và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên; w Thống nhất QLHĐKT đối ngoại, chủ động hội nhập KTQT trên cơ sở phát huy nội lực, phát triển các hình thức QHKT với các quốc gia, tổ chức quốc tế. w Quyết định chính sách cụ thể khuyến khích mọi DN tham gia HĐKT đối ngoại; khuyến khích đầu tư nước ngoài và tạo điều kiện thuận lợi để người VN định cư ở nước ngoài đầu tư về nước; w Tổ chức và lãnh đạo công tác kiểm kê, thống kê của NN”.
- t Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP Bộ trưởng có các nhiệm vụ, quyền hạn sau (Đ23 LTCCP 2002): w “Trình CP chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn 5 năm và hàng năm, các công trình quan trọng của ngành, lĩnh vực; tổ chức và chỉ đạo thực hiện khi được phê duyệt; w Chuẩn bị các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác theo sự phân công của CP; w Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, w Quyết định các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm và các định mức kinh tế - kỹ thuật của các ngành thuộc thẩm quyền;
- t Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP (tt) w Trình CP việc ký kết, gia nhập, phê duyệt các ĐUQT thuộc; tổ chức và chỉ đạo thực hiện hợp tác quốc tế, ĐUQT; w Tổ chức bộ máy quản lý ngành, lĩnh vực; trình CP quyết định phân cấp nhiệm vụ QLNN cho UBND; w Đề nghị thủ tướng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức thứ trưởng và chức vụ tương đương; w Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức vụ trưởng, phó vụ trưởng và các chức vụ tương đương; tổ chức thực hiện công tác đào tạo, tuyển dụng, sử dụng, chế độ tiền lương, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu và các chế độ khác đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý;
- t Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP (tt) w QLNN các tổ chức sự nghiệp, DNNN thuộc ngành, lĩnh vực, bảo đảm quyền tự chủ trong HĐSXKD của các cơ sở; bảo đảm sử dụng có hiệu quả tài sản thuộc sở hữu toàn dân; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể thuộc quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn của NN tại DN; w QLNN các TCKT, sự nghiệp và hoạt động của các hội, tổ chức phi CP thuộc ngành, lĩnh vực; w Quản lý và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ;
- t Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP (tt) w Trình bày trước QH, UBTVQH báo cáo của Bộ, cơ quan ngang Bộ; trả lời chất vấn ĐBQH và kiến nghị của cử tri; gửi các VBQPPL do mình ban hành đến Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của QH; w Tổ chức và chỉ đạo việc chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền; w Thực hiện những nhiệm vụ khác do Thủ tướng ủy nhiệm”. w Ngoài Bộ, cơ quan ngang Bộ, còn có các cơ quan thuộc CP có chức năng QLNN đối với ngành hoặc lĩnh vực công tác như Tổng cục thống kê. Thủ trưởng những cơ quan này có một số thẩm quyền mà PL quy định đối với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
- t Ủy ban nhân dân w UBND được tổ chức ở cả ba cấp hành chính. Hoạt động QLNN về kinh tế chủ yếu thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh và cấp huyện. w Trong lĩnh vực kinh tế, UBND cấp tỉnh có các nhiệm vụ, quyền hạn (Đ82 LTCHĐND và UBND 2003): w “Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH, phát triển ngành, phát triển đô thị và nông thôn; xây dựng kế hoạch dài hạn và hàng năm về phát triển KT-XH trình HĐND để trình CP phê duyệt; w Tham gia với các bộ, ngành trong việc phân vùng kinh tế; xây dựng các chương trình, dự án của bộ, ngành trung ương trên địa bàn tỉnh; tổ chức và kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ thuộc chương trình, dự án được giao;
- t Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (tt) w Lập dự toán thu NSNN trên địa bàn; lập dự toán thu, chi NSĐP; lập phương án phân bổ dự toán ngân sách của cấp mình trình HĐND cùng cấp; lập dự toán điều chỉnh NSĐP; quyết toán ngân sách địa phương trình HĐND cùng cấp; w Chỉ đạo, kiểm tra cơ quan thuế và cơ quan được NN giao nhiệm vụ thu ngân sách tại địa phương; w Xây dựng đề án thu phí, lệ phí, các khoản đóng góp của nhân dân và mức huy động vốn trình HĐND;
- t Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (tt) w Xây dựng đề án phân cấp chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng KT-XH của địa phương để trình HĐND; tổ chức, chỉ đạo thực hiện đề án; w Lập quỹ dự trữ tài chính trình HĐND cùng cấp và báo cáo cơ quan tài chính cấp trên; w Thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn góp của NN tại DN và quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai tại địa phương”.
- t Ủy ban nhân dân cấp huyện Đối với UBND cấp huyện, thẩm quyền trong lĩnh vực kinh tế được quy định tại Đ97 LTCHĐND và UBND: w “Xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH hàng năm trình HĐND cùng cấp để trình UBND cấp tỉnh; tổ chức và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch; w Lập dự án thu NSNN trên địa bàn; dự toán thu, chi NSĐP, phương án phân bổ DTNS cấp mình; quyết toán NSĐP; lập dự toán điều chỉnh NSĐP; w Tổ chức thực hiện NSĐP; hướng dẫn, kiểm tra UBND xã, thị trấn xây dựng và thực hiện ngân sách và kiểm tra nghị quyết của HĐND xã, thị trấn về thực hiện NSĐP; w Phê chuẩn kế hoạch KT-XH của xã, thị trấn”.
- CHƯƠNG II: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHỦ THỂ KINH DOANH X Nội dung nghiên cứu: I. KHÁI NIỆM VỀ HÀNH VI KINH DOANH II. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CTKD III. PHÂN LOẠI CTKD IV. ĐIỀU KIỆN VÀ THỦ TỤC ĐỂ THÀNH LẬP DN V. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CTKD VI. TỔ CHỨC LẠI DOANH NGHIỆP VII. GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP VIII. VĂNPHÒNG ĐẠI DIỆN VÀ CHI NHÁNH DN
- I. KHÁI NIỆM VỀ HÀNH VI KINH DOANH w “KD là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ SX đến tiêu thụ SP hoặc cung ứng DV trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi” (K2 Đ4 LDN2005). w Khái niệm HVKD lần đầu tiên lần đầu tiên được quy định tại K1 Đ3 LCT1990, và sau đó được kế thừa trong LDN2005 tại K2 Đ4.
- Dấu hiệu của hành vi kinh doanh: ü Hành vi đó phải mang tính chất nghề nghiệp: Chủ thể tham gia thương trường là thực hiện phân công lao động và họ sinh sống bằng hành vi đó. Và họ được pháp luật thừa nhận và bảo hộ. ü HVKD phải diễn ra trên thị trường: Thị trường là nơi gặp gỡ giữa người mua và người bán. Thị trường được xác định theo không gian, thời gian và theo từng loại sản phẩm và thị trường cần được hiểu trong khuôn khổ của đời sống vật chất của nền kinh tế. ü Hành vi mục đích sinh lời: HVKD yêu cầu cần phải hạch toán với mục đích lợi nhuận. Đây cũng là dấu hiệu quan trọng để phân biệt HVKD với các hoạt động khác. ü Hành vi đó phải là những hành vi thường xuyên: Nó phải được thực hiện thường xuyên và được lặp đi lặp lại.
- II. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CTKD 1. Khái niệm CTKD 2. Khái niệm DN 3. Những đặc điểm pháp lý của DN 4. Pháp nhân 5. Thể nhân 6. TNVH và TNHH
- 1. Khái niệm CTKD w Khái niệm CTKD không được định nghĩa mà chỉ có khái niệm DN và khái niệm KD. Tuy nhiên, xuất phát từ khái niệm HVKD thì chủ thể của HVKD bao gồm cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ kinh tế gia đình, nhóm KD, các tổ hợp KD và những tổ chức liên kết khác theo kiểu CT đối nhân. w CTKD có thể được hiểu là những pháp nhân hay thể nhân thực hiện những HVKD. w Có hay không có tư cách pháp nhân không phải là điều kiện để xác định sự tồn tại hợp pháp hay bình đẳng của các CTKD. Vấn đề pháp nhân hay thể nhân chỉ là xem xét đến chế độ TNHH hay TNVH mà thôi.
- 2. Khái niệm DN w “DN là TCKT có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được ĐKKD nhằm mục đích thực hiện các HĐKD” (K1 Đ4 LDN2005). w Các đơn vị NN hoạt động công ích hay cung cấp HH-DV công cộng hay trong lĩnh vực an ninh quốc phòng mà không có mục đích tìm kiếm lợi nhuận thì không được coi là DN. w Không phải tất cả các ĐVKD (CTKD) được thành lập nhằm mục đích HĐKD đều được coi là DN.
- 3. Đặc điểm pháp lý của DN ü DN phải có tên riêng; ü DN phải có tài sản; ü DN phải có trụ sở giao dịch ổn định; ü DN phải thực hiện thủ tục thành lập và phải được cấp GCNĐKKD; ü Mục tiêu thành lập DN là để trực tiếp và chủ yếu là thực hiện các HĐKD. Đây là những đặc trưng về mặt pháp lý để phân biệt DN là một TCKT với hộ gia đình, cá thể, đặc biệt là phân biệt với các tổ chức không phải là ĐVKD như các CQNN, đơn vị vũ trang, TCXH.
- 4. Pháp nhân w Một chủ thể bằng hành vi của mình có thể tham gia nhiều QHXH khác nhau và trở thành chủ thể của nhiều ngành luật khác nhau. w Chủ thể của HVKD là ai? Câu hỏi này được trả lời trước hết bằng nội hàm của cặp phạm trù pháp nhân và thể nhân. w Khoa học pháp lý truyền thống chia chủ thể LDS thành hai loại: pháp nhân và thể nhân. Còn theo BLDS2005, chủ thể của LDS được chia thành pháp nhân, cá nhân, tổ hợp tác và hộ gia đình. Cách phân chia này là không hợp lý và không đầy đủ, bởi vì, ngoài các chủ thể nêu trên thì còn có các loại chủ thể khác như nhóm KD, các hiệp hội mà không đủ điều kiện trở thành pháp nhân.
- 4. Pháp nhân (tt) w Mỗi con người phải tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình khi họ có những điều kiện nhất định. Còn một tổ chức có nhiều người thì hành vi mà các cá nhân thực hiện thì tổ chức đó hay bản thân mỗi cá nhân phải chịu trách nhiệm. Có thể chia thành hai tr.hợp: w Thứ nhất là, nếu mỗi cá nhân phải tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình thì không có sự tách bạch giữa tài sản của cá nhân đã góp và các tài sản còn lại của cá nhân; w Thứ hai là, có sự tách bạch giữa tài sản của cá nhân và tài sản của tổ chức.
- 4. Pháp nhân (tt) w Quan điểm thứ hai là khoa học và hợp lý hơn. Vì vậy, ngoài cá nhân, thì một CTPL khác ra đời - là sự tập hợp của nhiều người và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình và tách biệt với các tài sản khác của các thành viên, tổ chức đó gọi là pháp nhân. w Với mục đích này, pháp nhân không liên quan đến vấn đề cá nhân hay tập thể con người; số ít hay số nhiều; Vấn đề là có sự tách bạch hay không giữa tài sản của cá nhân và tài sản của tổ chức. Có nghĩa là, không phải mọi tổ chức đều là pháp nhân. w Một tổ chức thực hiện n.tắc tách bạch về tài sản là điều kiện quan trọng để trở thành pháp nhân. Và khi đó trách nhiệm của tổ chức đó đối với hành vi của mình là TNHH.
- 4. Pháp nhân (tt) Theo Đ84 BLDS2005, một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện: ü Được thành lập hợp pháp; ü Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; ü Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; ü Nhân danh mình tham gia các QHPL một cách độc lập. Trong đó dấu hiệu thứ ba là thuộc tính riêng của pháp nhân.
- 4. Pháp nhân (tt) w Pháp nhân là một thực thể trìu tượng, được hư cấu, thể hiện tình trạng tách bạch về mặt tài sản của nó với tài sản còn lại của chủ sở hữu, người đã sáng tạo ra nó. w Với thiết kế pháp lý để tạo ra một thực thể pháp lý mới – pháp nhân nhằm mục đích để các tổ chức có tư cách pháp nhân hưởng quy chế TNHH. w Các DN được coi là có tư cách pháp nhân, gồm: DNNN, CTTNHH, CTCP, CTHD, DN có vốn đầu tư nước ngoài. Chỉ có DNTN không có tư cách pháp nhân.
- 5. Thể nhân w Bên cạnh các pháp nhân còn có một loại CTPL nữa, cũng là những thực thể pháp lý độc lập. Song, không có sự tách bạch tài sản giữa thực thể đó với chủ sở hữu của nó. Chế độ trách nhiệm thì thực thể đó với chủ sở hữu của nó cùng liên đới chịu TNVH về các khoản nợ. w Những thực thể pháp lý đó có thể là cá nhân hay tập hợp một nhóm người nhưng không phải là tổ chức. Loại chủ thể đó được khoa học pháp lý truyền thống gọi chung là thể nhân. w Pháp luật nước ta sử dụng hai phạm trù là cá nhân và pháp nhân. Ngoài ra, còn có những thực thể pháp lý khác không phải là cá nhân cũng không phải là pháp nhân, như: tổ hợp tác; hộ gia đình; nhóm KD.
- 6. TNVH và TNHH w TNVH là sự tận cùng hay đến cùng của việc trả nợ. Xảy ra khi chủ thể không có sự tách bạch về mặt tài sản, trong mọi tr.hợp vẫn phải trả hết nợ. w TNHH là chỉ giới hạn trong phần tài sản còn lại mà các thành viên đã góp vào pháp nhân. w Vô hạn hay hữu hạn là tính chất của chế độ đảm bảo tài sản khi tham gia các QHTS. Điều này không liên quan đến TNPL phát sinh từ sự VPPL mà hậu quả là thực hiện các chế tài.
- 6. TNVH và TNHH (tt) w Đặc tính TNVH hay TNHH chỉ xuất hiện và chỉ được đề cập tới khi một chủ thể luật dân sự - kinh tế bị vỡ nợ, mà đối với các DN khác được gọi là phá sản. w Tài sản phá sản của pháp nhân vào thời điểm bị tuyên bố phá sản là số tài sản vừa hiểu theo nghĩa thực tế, vừa hiểu theo nghĩa pháp lý. w Theo thực tế, là tài sản còn lại tại thời điểm tuyên bố phá sản. w Theo nghĩa pháp lý, là vào thời điểm phá sản mà có thành viên chưa thực hiện xong việc góp vốn thì phần đó vẫn được coi là tài sản của pháp nhân.
- 6. TNVH và TNHH (tt) Pháp nhân có những dấu hiệu được phân biệt với thể nhân: w Có tài sản riêng, tồn tại độc lập với phần tài sản còn lại của chủ sở hữu. w Hoạt động nhân danh mình và tự chịu trách nhiệm về mọi hành vi của mình với số tài sản riêng có. → Mô hình DN theo kiểu pháp nhân hay thể nhân suy cho cùng là để ấn định chế độ TNHH hay TNVH. Song, chúng chỉ được áp dụng khi DN bị tuyên bố phá sản. Chứng tỏ rằng, giữa pháp nhân và thể nhân không vì thế mà có sự bất bình đẳng.
- 6. TNVH và TNHH (tt) w Điểm mạnh của các DN chịu TNVH chính là ít có khả năng gây rủi ro cho bạn hàng. Song, đối với chủ DN luôn bị đe doạ bởi khả năng “được ăn cả, ngã về không” nên không mạnh dạn đầu tư vào những lĩnh vực rủi ro cao, và khi liên kết góp vốn họ luôn tìm những người rất gần gũi. Các loại DN này không bao giờ trở thành DN lớn. w Các DN chịu TNHH lại khắc phục được “điểm yếu” đó, dễ dàng tồn tại trong mọi lĩnh vực và có thể trở thành những ĐVKT mạnh. Thế nhưng, do TNHH nên dễ gây ra rủi ro cho bạn hàng. Những DN loại này thường bị các bạn hàng “thẩm định” rất cẩn thận.
- III. PHÂN LOẠI CTKD Các tiêu chí phân loại: 1. Nếu xét theo dấu hiệu sở hữu 2. Nếu xem xét dấu hiệu về phương thức đầu tư vốn 3. Nếu theo dấu hiệu đơn chủ sở hữu hay đa chủ sở hữu 4. Phân loại theo giới hạn trách nhiệm 5. Phân loại theo hình thức pháp lý của các TCKD
- 1. Nếu xét theo dấu hiệu sở hữu Ø DNNN: là DN mà NN có sở hữu vốn góp hoặc cổ phần trên 50% VĐL. Ø DNTN: là DN mà tài sản của DN thuộc về một cá nhân và cá nhân đó chịu TNVH về các khoản nợ của DN. Ø CT: có các loại CT là CTTNHH (1TV và từ 2TV trở lên), CTCP, CTHD. Ø DN của các tổ chức các tổ chức chính trị - xã hội. Ø HTX.
- 2. Nếu xem xét dấu hiệu về phương thức đầu tư vốn Ø DN có vốn đầu tư trong nước Ø DN có vốn đầu tư nước ngoài: DNLD và DN 100% vốn nước ngoài.
- 3. Nếu theo dấu hiệu đơn chủ sở hữu hay đa chủ sở hữu Ø DN một chủ: DN do một chủ đầu tư. Ø DN nhiều chủ: DN được hình thành trên cơ sở liên kết của các thành viên qua việc cùng góp vốn. Loại DN này được gọi là CT.
- 4. Phân loại theo giới hạn trách nhiệm Ø DN không có tư cách pháp nhân (DNTN): DN phải chịu TNVH về các khoản nợ. Nghĩa là không có sự phân biệt giữa tài sản của DN với phần tài sản còn lại của chủ DN. Ø DN có tư cách pháp nhân (gồm tất cả các DN còn lại): Các DN có chế độ TNHH – chế độ chịu TNHH đối với các khoản nợ của DN (có sự tách bạch tài sản của DN với phần tài sản còn lại của chủ sở hữu DN).
- 5. Phân loại theo hình thức pháp lý của các TCKD Ø CTCP Ø CTTNHH: CTTNHH có từ 2TV trở lên và CTTNHH có 1TV. Ø CTHD Ø DNTN Ø Nhóm CT: CTNN dưới các mô hình TCTNN, CT mẹ, CT con; nhóm CT thuộc khu vực dân doanh; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
- IV. ĐIỀU KIỆN VÀ THỦ TỤC ĐỂ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP 1. Khái quát pháp luật VN về thành lập và quản lý DN 2. Những điều kiện cơ bản để thành lập DN 3. Trình tự ĐKKD thành lập DN và hồ sơ ĐKKD của từng loại hình DN
- 1.Khái quát PLVN về thành lập và quản lý DN w PL về thành lập và quản lý DN được hoàn thiện dần cùng với quá trình hình thành phát triển của các loại hình DN. w Trong cơ chế KHHTT, hoạt động kinh tế chủ yếu được thực hiện bởi các ĐVKT thuộc các thành phần kinh tế XHCN. Những văn bản dưới luật đặt ý chí kế hoạch NN lên trên hết để điều chỉnh toàn diện, từ việc thành lập, tổ chức, quản lý đến mọi hoạt động của ĐVKT.
- 1. Khái quát PLVN về thành lập và quản lý DN (tt) w Thời kỳ đổi mới, nền kinh tế công nhận thêm hình thức sở hữu tư nhân. Với ba hình thức sở hữu tạo nên đa dạng các thành phần kinh tế (6 thành phần) với các hình thức SXKD đa dạng. w Về mặt pháp lý, quá trình đổi mới điều kiện thủ tục thành lập DN thể hiện qua việc QH ban hành các VBPL: LĐTNN(1987, 1996), LCT(1990), LDNTN1990, HP92, LDNNN(1995, 2003), và đặc biệt là LDN1999, sau đó là LDN2005
- 1. Khái quát PLVN về thành lập và quản lý DN (tt) w Điểm thay đổi quan trọng là NN đã coi quyền thành lập DN là quyền tự do KD. Khi đã thành lập DN các CTKD đó có nghĩa vụ ĐKKD. NN từ chỗ can thiệp mọi hoạt động nay chỉ kiểm tra, kiểm soát. w Một thay đổi khác nữa là, nếu trước đây có sự phân biệt giữa các ĐVKT trong nước với nhau cũng như với các ĐVKT có vốn đầu tư nước ngoài, thì nay điều chỉnh theo hướng bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Biểu hiện là, năm 2005 QH đã ban hành LDN chung và LĐT chung.
- 2. Những điều kiện cơ bản để thành lập DN Một chủ thể muốn thành lập DN thì cần phải có đủ 5 điều kiện: t Điều kiện về tài sản t Điều kiện về ngành nghề KD t Điều kiện về tên, trụ sở DN t Điều kiện về tư cách pháp lý của người thành lập và quản lý DN t Điều kiện phải bảo đảm số lượng thành viên và cơ chế, quản lý điều hành hoạt động DN
- t Điều kiện về tài sản ü Người thành lập DN phải đăng ký tài sản đầu tư vào KD, đây là điều kiện bắt buộc. ü Trước đây, mọi DN khi xin phép thành lập đều phải có vốn pháp định. Hiện nay, chỉ một số lĩnh vực NN mới quy định DN phải có vốn pháp định. ü Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản. ü Phương thức định giá tài sản có thể được phân biệt trong 2 tr.hợp là góp vốn khi thành lập DN và góp vốn trong quá trình hoạt động của DN.
- t Điều kiện về ngành nghề w Tự do lựa chọn ngành nghề là một trong những nội dung của quyền tự do KD. DN thuộc mọi thành phần được quyền lựa chọn lĩnh vực và ngành nghề mà pháp luật không cấm. w CP tùy thuộc vào từng thời kỳ mà ban hành danh mục các ngành nghề và lĩnh vực không được phép KD. Ngành nghề KD hiện tại được chia thành những nhóm chủ yếu: ü Thứ nhất: những ngành nghề bị cấm ü Thứ hai: những ngành nghề có điều kiện ü Thứ ba: những ngành nghề được khuyến khích
- t Điều kiện về ngành nghề (tt) Ngành, nghề và điều kiện KD (Đ7 LDN2005): ü DN được KD các ngành, nghề mà PL không cấm. ü Đối với các ngành, nghề có điều kiện thì chỉ được KD khi có đủ điều kiện. ü Cấm HĐKD gây phương hại đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội . ü CP quy định danh mục ngành, nghề bị cấm. ü CP định kỳ rà soát, đánh giá lại các điều kiện KD; bãi bỏ hoặc kiến nghị bãi bỏ; sửa đổi hoặc kiến nghị sửa đổi các điều kiện; ban hành hoặc kiến nghị ban hành các điều kiện KD mới. ü Bộ, cơ quan ngang bộ, HĐND và UBND các cấp không được quy định về ngành, nghề KD có điều kiện và điều kiện KD.
- t Điều kiện về tên DN (Đ31 LDN2005) w Tên phải bằng tiếng Việt, có thể kèm chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố: ü Loại DN; ü Tên riêng. w Tên phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, VPĐD. Tên phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ, tài liệu và các ấn phẩm của DN. w Căn cứ vào Đ31, 32, 33, 34 LDN2005, CQĐKKD có quyền từ chối tên dự kiến của DN, và đây là quyết định cuối cùng.
- t Điều kiện về tên DN (Đ32 LDN2005) Những điều cấm trong đặt tên: w Đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với DN đã đăng ký. w Sử dụng tên của các cơ quan, đơn vị, tổ chức làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng, trừ tr.hợp có sự chấp thuận của họ. w Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục
- t Điều kiện về tên DN (Đ33 LDN2005) Tên viết bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt: w Tên viết bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt. Khi dịch, tên riêng có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng. w Tên bằng tiếng nước ngoài được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên bằng tiếng Việt. w Tên viết tắt được viết tắt từ tên bằng tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.
- t Điều kiện về tên DN (Đ34 LDN2005) Tên trùng và tên gây nhầm lẫn: w Tên trùng là tên được viết và đọc bằng tiếng Việt hoàn toàn giống với tên DN đã đăng ký. w Các tr.hợp được coi là tên gây nhầm lẫn: ü Tên bằng tiếng Việt được đọc giống như tên DN đã đăng ký; ü Tên bằng tiếng Việt chỉ khác tên DN đã đăng ký bởi ký hiệu “&”; ü Tên viết tắt trùng với tên viết tắt của DN đã đăng ký. ü Tên bằng tiếng nước ngoài trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của DN đã đăng ký; ü Tên riêng khác với tên riêng của DN đã đăng ký bởi số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái tiếng Việt ngay sau tên riêng đó, trừ tr.hợp DN yêu cầu đăng ký là công ty con của DN đã đăng ký; ü Tên riêng khác với tên riêng của DN đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc từ “mới” ngay sau tên riêng của DN đã đăng ký; ü Tên riêng chỉ khác tên riêng của DN đã đăng ký bằng các từ “miền bắc”, “miền nam”, “miền trung”, “miền tây”, “miền đông” hoặc các từ có ý nghĩa tương tự, trừ tr.hợp DN yêu cầu đăng ký là công ty con của DN đã đăng ký.
- t Trụ sở doanh nghiệp (Đ35 LDN2005) w Trụ sở chính là địa điểm liên lạc, giao dịch; phải ở trên lãnh thổ VN, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có). w DN phải thông báo thời gian mở cửa trụ sở chính với CQĐKKD trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được cấp GCNĐKKD.
- t Điều kiện về tư cách pháp lý của người thành lập và quản lý DN w NN khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào DN. w Mọi cá nhân, tổ chức VN và nước ngoài đều có quyền góp vốn, thành lập và quản lý DN. w PLVN phân chia quyền KD của nhà đầu tư thành ba tr.hợp: ü Quyền thành lập DN ü Quyền quản lý DN ü Quyền góp vốn vào DN w Có một số đối tượng bị PL cấm trong việc thành lập, quản lý, góp vốn vào DN.
- t Điều kiện về tư cách pháp lý của người thành lập và quản lý DN (tt) Tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có quyền thành lập và quản lý DN, trừ các tr.hợp (Đ13 LDN2005): ü CQNN, ĐVLLVT sử dụng tài sản NN để thành lập DN nhằm thu lợi riêng; ü Cán bộ, công chức; ü Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; ü Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các DN 100% vốn NN, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của NN tại DN khác; ü Người chưa thành niên; người bị hạn chế NLHVDS hoặc bị mất NLHVDS; ü Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Tòa án cấm KD; ü Các tr.hợp khác theo luật về phá sản.
- t Điều kiện về tư cách pháp lý của người thành lập và quản lý DN (tt) Tổ chức, cá nhân có quyền mua cổ phần của CTCP, góp vốn vào CTTNHH, CTHD, trừ các tr.hợp: ü CQNN, ĐVLLVT sử dụng tài sản NN góp vốn để thu lợi riêng; ü Các đối tượng không được góp vốn theo pháp luật về cán bộ, công chức.
- t Điều kiện phải bảo đảm số lượng thành viên và cơ chế, quản lý điều hành hoạt động của DN w CTTNHH: có hai loại là 1TV (cá nhân hoặc tổ chức) và từ 2TV (cá nhân, tổ chức) trở lên w CTHD: có từ 2TV (cá nhân) hợp danh trở lên, có thể có hoặc không có thành viên góp vốn w CTCP: có từ 3TV (cá nhân, tổ chức) trở lên w DNTN: chỉ có 1TV là cá nhân
- 3. Trình tự ĐKKD thành lập DN và hồ sơ ĐKKD của từng loại hình DN t Trình tự ĐKKD thành lập DN t HSĐKKD của từng loại hình DN t Nội dung giấy đề nghị ĐKKD, ĐLCT, Danh sách thành viên CTTNHH, CTHD, danh sách cổ đông sáng lập CTCP
- t Trình tự ĐKKD thành lập DN w Người thành lập DN nộp đủ HSĐKKD tại CQĐKKD và phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác. CQĐKKD chỉ xem xét hồ sơ về mặt hình thức và không được yêu cầu nộp thêm bất cứ một loại giấy tờ nào. HSĐKKD từng loại hình DN có sự quy định khác nhau. w CQĐKKD xem xét hồ sơ trong 10 ngày làm việc; nếu từ chối cấp GCNĐKKD thì phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung. w Thời hạn cấp GCN gắn với dự án đầu tư cụ thể theo pháp luật về đầu tư. w Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày cấp GCN, cơ quan đăng ký phải thông báo nội dung GCN cho các cơ quan có liên quan.
- t Trình tự ĐKKD thành lập DN (tt) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp GCN, DN phải đăng ký trên mạng thông tin DN của CQĐKKD hoặc một trong các loại tờ báo viết hoặc báo điện tử trong ba số liên tiếp về các nội dung chủ yếu (Đ28 LDN2005):
- t HSĐKKD của DN ◙ Hồ sơ ĐKKD của DNTN (Đ16) ◙ Hồ sơ ĐKKD của CTHD (Đ17) ◙ Hồ sơ ĐKKD của CTTNHH (Đ18) ◙ Hồ sơ ĐKKD của CTCP (Đ19)
- ◙ HSĐKKD của DNTN (Đ16) ü Giấy đề nghị ĐKKD theo mẫu. ü Bản sao GCMND, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân. ü Văn bản xác nhận vốn pháp định nếu có. ü Chứng chỉ hành nghề nếu có yêu cầu.
- ◙ HSĐKKD của CTHD (Đ17) ü Giấy đề nghị ĐKKD theo mẫu. ü Dự thảo ĐLCT. ü Danh sách thành viên, bản sao GCMND, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân. ü Văn bản xác nhận vốn pháp định nếu cần. ü Chứng chỉ hành nghề nếu cần.
- ◙ HSĐKKD của CTTNHH (Đ18) ü Giấy đề nghị ĐKKD theo mẫu. ü Dự thảo ĐLCT. ü Văn bản xác nhận vốn pháp định nếu cần. ü Chứng chỉ hành nghề nếu cần. ü Danh sách thành viên và các giấy tờ kèm theo: o Đối với thành viên là cá nhân: bản sao GCMND, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân. o Đối với thành viên là tổ chức: bản sao quyết định thành lập, GCNĐKKD hoặc tài liệu tương đương khác; văn bản ủy quyền, GCMND, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền. o Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao GCNĐKKD phải có chứng thực không quá ba tháng trước ngày nộp hồ sơ.
- ◙ HSĐKKD của CTCP (Đ19) ü Giấy đề nghị ĐKKD theo mẫu. ü Dự thảo ĐLCT. ü Văn bản xác nhận vốn pháp định nếu cần. ü Chứng chỉ hành nghề nếu cần. ü Danh sách cổ đông sáng lập và các giấy tờ kèm theo: o Đối với cổ đông là cá nhân: bản sao GCMND, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác; o Đối với cổ đông là tổ chức: bản sao quyết định thành lập, GCNĐKKD hoặc tài liệu tương đương khác; văn bản ủy quyền, GCMND, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền. o Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao GCNĐKKD phải có chứng thực không quá ba tháng trước ngày nộp hồ sơ.
- ◙ Nội dung giấy đề nghị ĐKKD, ĐLCT, D/S thành viên CTTNHH, CTHD, D/S cổ đông sáng lập CTCP Nội dung giấy đề nghị ĐKKD (Đ21 LDN2005): ü Tên DN. ü Địa chỉ trụ sở chính; số đt, số fax, địa chỉ Email (nếu có). ü Ngành, nghề. ü VĐL của CT, vốn ban đầu của DNTN. ü Phần vốn góp của mỗi thành viên đối với CTTNHH và CTHD; số cổ phần của cổ đông sáng lập, loại cổ phần, mệnh giá cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại đối với CTCP. ü Họ, tên, chữ ký, địa chỉ, quốc tịch, số GCMND, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân của chủ DNTN; của chủ sở hữu CT hoặc người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu CT đối với CTTNHH 1TV; của thành viên hoặc người đại diện theo ủy quyền của thành viên đối với CTTNHH từ 2TV; của CĐSL hoặc người đại diện theo ủy quyền của CĐSL đối với CTCP; của TVHD đối với CTHD.
- ◙ Nội dung giấy đề nghị ĐKKD, ĐLCT, D/S thành viên CTTNHH, CTHD, D/S cổ đông sáng lập CTCP (tt) Nội dung của ĐLCT (Đ22): ü Tên, địa chỉ trụ sở chính, CN, VPĐD; ü Ngành, nghề KD; ü VĐL, cách thức tăng, giảm VĐL; ü Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch và các đặc điểm cơ bản khác của TVHD; của chủ sở hữu, thành viên; của CĐSL; ü Phần vốn góp và giá trị phần vốn góp; số cổ phần của CĐSL, loại cổ phần, mệnh giá cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; ü Quyền và nghĩa vụ đối với thành viên; của cổ đông; ü Cơ cấu tổ chức quản lý;
- Nội dung của ĐLCT (Đ22)(tt): ü Người đại diện theo PL; ü Thể thức thông qua quyết định; phương thức giải quyết tranh chấp nội bộ; ü Căn cứ và phương thức xác định thu nhập cho người quản lý và KSV; ü Những tr.hợp thành viên có thể yêu cầu CT mua lại phần vốn góp; ü N.tắc phân chia lợi nhuận ròng và xử lý lỗ; ü Các tr.hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý ü Thể thức sửa đổi, bổ sung ĐLCT; ü Họ, tên, chữ ký của TVHD; của người đại diện theo PL, của chủ sở hữu, của các thành viên hoặc người đại diện theo ủy quyền; của người đại diện theo PL, của CĐSL, của người đại diện theo ủy quyền của CĐSL; ü Các nội dung khác do thành viên, cổ đông thỏa thuận.
- D/S thành viên CTTNHH, CTHD, D/S CĐSL(Đ23) D/S phải được lập theo mẫu thống nhất và phải có các nội dung chủ yếu: ü Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch, địa chỉ thường trú và các đặc điểm cơ bản khác của thành viên hay CĐSL. ü Phần vốn góp, giá trị vốn góp, loại tài sản, số lượng, giá trị của từng loại tài sản góp vốn, thời hạn góp vốn của từng thành viên đối với CTTNHH, CTHD; số lượng cổ phần, loại cổ phần, loại tài sản, số lượng tài sản, giá trị của từng loại tài sản của từng CĐSL đối với CTCP. ü Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo PL của thành viên, CĐSL hoặc của đại diện theo ủy quyền của họ đối với CTTNHH và CTCP, của TVHD đối với CTHD.
- V. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CTKD 1. Quyền của DN trong KD w Quyền của DN đối với tài sản w Quyền tự do HĐKD và cạnh tranh lành mạnh w Quyền thuê và sử dụng lao động w Quyền ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ w Quyền tổ chức quản lý DN w Các quyền khác
- 1. Quyền của doanh nghiệp (Đ8): Ø Tự chủ KD; chủ động lựa chọn ngành nghề, địa bàn, hình thức KD, đầu tư; chủ động mở rộng quy mô, ngành nghề; được NN khuyến khích, ưu đãi và tạo điều kiện tham gia sản xuất, cung ứng SPDV công ích. Ø Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn. Ø Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng. Ø Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.
- 1. Quyền của doanh nghiệp (tt): Ø Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động. Ø Ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại. Ø Tự chủ quyết định các công việc KD và quan hệ nội bộ. Ø Chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của DN. Ø Từ chối mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực không được pháp luật quy định. Ø Khiếu nại, tố cáo. Ø Trực tiếp hoặc ủy quyền tham gia tố tụng. Ø Các quyền khác.
- 2. Nghĩa vụ của DN trong KD w Nghĩa vụ về ngành nghề KD w Nghĩa vụ về tài chính w Nghĩa vụ về kế toán, thống kê w Nghĩa vụ trong sử dụng lao động w Nghĩa vụ đối với người tiêu dùng w Những nghĩa vụ xã hội liên quan đến KD
- 2. Nghĩa vụ của DN (Đ9): Ø Hoạt động theo đúng ngành nghề; bảo đảm điều kiện kinh doanh khi kinh doanh ngành nghề có điều kiện. Ø Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp BCTC trung thực, chính xác, đúng thời hạn. Ø Đăng ký mã số thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác. Ø Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ; thực hiện chế độ BHXH, BHYT và BHTN cho NLĐ.
- 2. Nghĩa vụ của DN (tt): Ø Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng theo tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố. Ø Thực hiện chế độ thống kê; định kỳ báo cáo các thông tin về DN, tình hình tài chính của DN; khi phát hiện các thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời thay đổi bổ sung. Ø Tuân theo pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh. Ø Các nghĩa vụ khác.
- Quyền và nghĩa vụ của DN có sản xuất, cung ứng các SP-DV công ích (Đ10): Ø Các quyền và nghĩa vụ tại Đ8, Đ9 LDN2005 và các quy định khác có liên quan. Ø Được hạch toán và bù đắp chi phí theo giá thực hiện thầu hoặc thu phí sử dụng dịch vụ. Ø Được bảo đảm thời hạn sản xuất thích hợp để thu hồi vốn và có lãi hợp lý. Ø Sản xuất, cung ứng đủ số lượng, đúng chất lượng và thời hạn đã cam kết theo giá hoặc phí đã quy định. Ø Bảo đảm các điều kiện công bằng và thuận lợi như nhau cho mọi đối tượng khách hàng. Ø Chịu trách nhiệm trước pháp luật và khách hàng. Ø Các quyền và nghĩa vụ khác.
- VI. TỔ CHỨC LẠI DOANH NGHIỆP 1. Chia DN (Đ150) 2. Tách DN (Đ151) 3. Hợp nhất DN (Đ152) 4. Sáp nhập DN (Đ153) 5. Chuyển đổi CT
- 1. Chia DN (Đ150) t Mô hình chia DN w CTTNHH và CTCP có thể được chia thành một số CT cùng loại. w DN A = DN B + DN C + w Việc chia DN không áp dụng đối với CTHD và DNTN.
- 1. Chia DN (Đ150) (tt) t Thủ tục chia CT (CTTNHH & CTCP) w HĐTV, chủ sở hữu CT hoặc ĐHĐCĐ của CT bị chia thông báo quyết định chia CT căn cứ vào PL và ĐLCT. w Các thành viên, chủ sở hữu CT hoặc các cổ đông của các CT mới được thành lập thông qua ĐLCT, bầu hoặc bổ nhiệm CTHĐTV, CTCT, HĐQT, GĐ (TGĐ) và tiến hành ĐKKD. w CT bị chia chấm dứt tồn tại sau khi các CT mới được ĐKKD. w Các CT mới phải cùng nhau liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nếu các bên không có thỏa thuận khác.
- t Các nội dung phải có trong quyết định chia CT: ü Tên, địa chỉ, trụ sở chính của CT bị chia; ü Tên các CT sẽ thành lập; ü N.tắc và thủ tục chia tài sản; ü Phương án sử dụng lao động; ü Thời hạn và thủ tục chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của CT bị chia sang các CT mới; ü N.tắc giải quyết các nghĩa vụ của CT bị chia; ü Thời hạn chia. Quyết định chia phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho NLĐ biết.
- 2. Tách DN (Đ151) t Mô hình tách DN (CTTNHH & CTCP) w Việc tách DN chỉ được áp dụng đối với CTTNHH và CTCP. w DN A = DN A + DN B + w CTTNHH, CTCP có thể tách bằng cách chuyển một phần tài sản của CT (CT bị tách) để thành lập một hoặc một số CT mới cùng loại (CT được tách); chuyển một phần quyền và nghĩa vụ của CT bị tách sang CT được tách mà không chấm dứt tồn tại của CT bị tách. w Điểm khác nhau căn bản giữa chia và tách CT là: khi chia CT, CT bị chia chấm dứt sự tồn tại. Còn khi tách CT, CT bị tách không chấm dứt sự tồn tại.
- 2. Tách DN (Đ151) (tt) t Thủ tục tách CT (CTTNHH & CTCP) w HĐTV, chủ sở hữu CT hoặc ĐHĐCĐ của CT bị tách thông qua quyết định tách CT theo PL và ĐLCT. w Các thành viên, chủ sở hữu CT hoặc các cổ đông của các CT mới được thành lập thông qua ĐLCT, bầu hoặc bổ nhiệm CTHĐTV, CTCT, HĐQT, GĐ (TGĐ) và tiến hành ĐKKD. w Sau khi ĐKKD, CT bị tách và các CT được tách phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của CT bị tách, trừ tr.hợp các bên có thỏa thuận khác.
- t Nội dung của quyết định tách CT: ü Tên, địa chỉ, trụ sở chính của CT bị tách; ü Tên CT được tách sẽ thành lập; ü Phương án sử dụng lao động; ü Giá trị tài sản, các quyền và nghĩa vụ được chuyển từ CT bị tách sang CT được tách; ü Thời hạn tách. Quyết định tách phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho NLĐ biết.
- 3. Hợp nhất DN (Đ152) t Mô hình hợp nhất DN w DN A + DN B + = DN C w Hai hoặc một số CT cùng loại (CT bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một CT mới (CT hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ sang CT hợp nhất, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các CT bị hợp nhất. w Điểm giống nhau giữa sáp nhập và hợp nhất là CT bị sáp nhập và CT bị hợp nhất chấm dứt tồn tại. Đồng thời, tài sản, quyền, nghĩa vụ được chuyển sang CT nhận sáp nhập, hoặc CT hợp nhất. w Sáp nhập CT và hợp nhất CT được áp dụng cho tất cả các loại hình CT.
- 3. Hợp nhất DN (Đ152) (tt) t Thủ tục hợp nhất CT Các CT bị hợp nhất chuẩn bị hợp đồng hợp nhất, có các nội dung chủ yếu: ü Tên, địa chỉ trụ sở chính của các CT bị hợp nhất; ü Tên, địa chỉ, trụ sở chính của CT hợp nhất; ü Thủ tục và điều kiện hợp nhất; ü Phương án sử dụng lao động; ü Thời hạn, thủ tục và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của CT bị hợp nhất thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của CT hợp nhất; ü Thời hạn hợp nhất; ü Dự thảo ĐLCT hợp nhất.
- 3. Hợp nhất DN (Đ152) (tt) t Thủ tục hợp nhất CT (tt) w Các thành viên, chủ sở hữu CT hoặc các cổ đông của các CT bị hợp nhất thông qua hợp đồng hợp nhất, ĐLCT hợp nhất, bầu hoặc bổ nhiệm CTHĐTV, CTCT, HĐQT, GĐ (TGĐ) và tiến hành ĐKKD. w Hợp đồng hợp nhất phải được gửi đến các chủ nợ và thông báo cho NLĐ biết. w Nếu CT hợp nhất có thị phần từ 30% đến 50% thị trường thì đại diện của CT bị hợp nhất phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi hợp nhất. w Cấm việc hợp nhất dẫn đến CT hợp nhất có thị phần trên 50% thị trường. w Sau khi ĐKKD, các CT bị hợp nhất chấm dứt tồn tại; CT hợp nhất được hưởng các quyền, chịu trách nhiệm các khoản nợ của các CT bị hợp nhất.
- 4. Sáp nhập DN (Đ153) t Mô hình sáp nhập DN w Một hoặc một số CT cùng loại (CT bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một CT khác (CT nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ sang CT nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt tồn tại CT bị sáp nhập. w DN A + DN B + = DN A hoặc = DN B hoặc =
- 4. Sáp nhập DN (Đ153) (tt) t Thủ tục sáp nhập CT Các CT liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo ĐLCT nhận sáp nhập, hợp đồng phải có các nội dung chủ yếu: ü Tên, địa chỉ trụ sở chính của CT nhận sáp nhập; ü Tên, địa chỉ, trụ sở chính của CT bị sáp nhập; ü Thủ tục và điều kiện sáp nhập; ü Phương án sử dụng lao động; ü Thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của CT bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của CT nhận sáp nhập; ü Thời hạn sáp nhập.
- 4. Sáp nhập DN (Đ153) (tt) t Thủ tục sáp nhập CT (tt) w Các thành viên, chủ sở hữu CT hoặc các cổ đông của các CT liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, ĐLCT nhận sáp nhập và tiến hành ĐKKD. w Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và báo cho NLĐ biết. w Sau khi ĐKKD, CT bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; CT nhận sáp nhập được hưởng các quyền, chịu trách nhiệm về các khoản nợ của CT bị sáp nhập. w Nếu CT nhận sáp nhập có thị phần từ 30% đến 50% thì đại diện của CT thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành sáp nhập. w Cấm việc sáp nhập dẫn đến CT nhận sáp nhập có thị phần trên 50%.
- 5. Chuyển đổi CT t Các tr.hợp chung cho việc chuyển đổi CT (Đ154 LDN2005) t Các tr.hợp riêng cho việc chuyển đổi CT (Đ155 LDN2005)
- t Các tr.hợp chung cho việc chuyển đổi CT (Đ154) CTTNHH có thể được chuyển đổi thành CTCP hoặc ngược lại, thủ tục chuyển đổi được quy định: w HĐTV, chủ sở hữu CT hoặc ĐHĐCĐ thông qua quyết định chuyển đổi và ĐLCT chuyển đổi. w Quyết định chuyển đổi phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho NLĐ biết. w Việc ĐKKD của CT chuyển đổi phải kèm theo quyết định chuyển đổi. w Sau khi ĐKKD, CT được chuyển đổi chấm dứt tồn tại; CT chuyển đổi được hưởng các quyền, chịu trách nhiệm về các khoản nợ của CT được chuyển đổi.
- w Quyết định chuyển đổi phải có các nội dung chủ yếu: ü Tên, địa chỉ trụ sở chính của CT được chuyển đổi; ü Tên, địa chỉ trụ sở chính của CT chuyển đổi; ü Thời hạn và điều kiện chuyển tài sản, phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của CT được chuyển đổi thành tài sản, cổ phần, trái phiếu, phần vốn góp của CT chuyển đổi; ü Phương án sử dụng lao động; ü Thời hạn chuyển đổi.
- t Các tr.hợp riêng cho việc chuyển đổi CT (Đ155) w Chuyển đổi CTTNHH 1TV là việc chuyển đổi thành CTTNHH có từ 2TV trở lên hoặc chuyển đổi thành CTTNHH 1TV là cá nhân. w Tr.hợp chủ sở hữu chuyển nhượng một phần VĐL cho tổ chức, cá nhân khác thì chủ sở hữu và người nhận chuyển nhượng phải đăng ký việc thay đổi và CT được hoạt động theo quy định về CTTNHH 2TV trở lên. w Tr.hợp chủ sở hữu chuyển nhượng toàn bộ VĐL cho cá nhân thì người nhận chuyển nhượng phải đăng ký thay đổi chủ sở hữu CT và tổ chức hoạt động theo quy định về CTTNHH 1TV là cá nhân.
- VII. GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP 1. Khái niệm giải thể DN 2. Các tr.hợp giải thể DN (Đ157 LDN2005) 3. Thủ tục giải thể DN
- 1. Khái niệm giải thể DN Giải thể DN là việc một DN chấm dứt các HĐKD, không tồn tại trên thương trường với tư cách là một CTKD. Hậu quả của việc giải thể là mất đi các chủ thể pháp lý đã ĐKKD.
- 2. Các tr.hợp giải thể DN (Đ157) Có thể chia giải thể DN thành hai loại: giải thể tự nguyện và giải thể bắt buộc. Các căn cứ giải thể: ü Kết thúc thời hạn ghi trong ĐLCT mà không có quyết định gia hạn; ü Theo quyết định của chủ DN đối với DNTN; của tất cả các TVHD đối với CTHD; của HĐTV, chủ sở hữu CT đối với CTTNHH; của ĐHĐCĐ đối với CTCP; ü CT không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu trong thời hạn 6 tháng liên tục; ü Bị thu hồi GCNĐKKD. DN chỉ được giải thể khi đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.
- 3. Thủ tục giải thể DN (Đ158) w Các chủ thể có quyền hạn giải thể thông qua quyết định giải thể với các nội dung chủ yếu: ü Tên, địa chỉ trụ sở chính; ü Lý do giải thể; ü Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ; thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không được vượt quá 6 tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể; ü Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ HĐLĐ; ü Họ, tên, chữ kí của người đại diện theo pháp luật.
- 3. Thủ tục giải thể DN (tt) w Chủ DNTN, HĐTV hoặc chủ sở hữu CT, HĐQT trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản, trừ tr.hợp ĐLCT quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng. w Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày thông qua, quyết định giải thể phải được gửi đến CQĐKKD, tất cả các chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, NLĐ và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính và chi nhánh. w Quyết định giải thể phải được đăng ít nhất trên một tờ báo viết hoặc báo điện tử trong ba số liên tiếp. w Quyết định giải thể phải được gửi cho các chủ nợ kèm theo thông báo về phương án giải quyết nợ. Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.
- 3. Thủ tục giải thể DN (tt) Thứ tự thanh toán các khoản nợ: Ø Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, BHXH, các quyền lợi khác của NLĐ theo TƯLĐ và HĐLĐ; Ø Nợ thuế và các khoản nợ khác. Ø Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể, phần còn lại thuộc về chủ sở hữu.
- 3. Thủ tục giải thể DN (tt) w Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ, người đại diện phải gửi hồ sơ giải thể đến CQĐKKD. Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, CQĐKKD xóa tên DN. w Tr.hợp DN bị thu hồi GCNĐKKD, DN phải giải thể trong 6 tháng. Sau thời hạn này mà CQĐKKD không nhận được hồ sơ giải thể thì DN đó coi như đã được giải thể. Và chủ sở hữu, người quản lý phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán.
- 3. Thủ tục giải thể DN (tt) Nghiêm cấm DN, người quản lý thực hiện các hành vi từ khi có quyết định giải thể (Đ159): Ø Cất giấu, tẩu tán tài sản; Ø Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ; Ø Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ có bảo đảm; Ø Ký kết hợp đồng mới không phải là hợp đồng nhằm thực hiện giải thể; Ø Cầm cố, thế chấp, tặng cho, cho thuê tài sản; Ø Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực; Ø Huy động vốn.
- VIII. VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN VÀ CHI NHÁNH (Đ37) w VPĐD là đơn vị phụ thuộc, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền của DN. Tổ chức và hoạt động của VPĐD theo quy định pháp luật. w CN là đơn vị phụ thuộc, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của DN kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề KD của CN phải phù hợp với ngành nghề KD của DN. w Địa điểm KD là nơi HĐKD của DN, có thể là ngoài địa chỉ trụ sở chính. w CN, VPĐD và địa điểm KD phải mang tên DN, kèm theo phần bổ sung tương ứng xác định CN, VPĐD và địa điểm KD. w DN có quyền lập CN, VPĐD trong và ngoài nước; có thể đặt một hoặc nhiều VPĐD, CN tại một địa phương. Trình tự, thủ tục thành lập CN, VPĐD do CP quy định.
- CHƯƠNG III: PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN VÀ HỘ KINH DOANH CÁ THỂ X NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: I. PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN II. PHÁP LUẬT VỀ HỘ KINH DOANH CÁ THỂ
- I. PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN l Các nội dung nghiên cứu: 1. Khái niệm DNTN 2. Đặc điểm DNTN 3. Quy chế pháp lý về thành lập và chấm dứt hoạt động của DNTN 4. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của DNTN
- 1. Khái niệm DNTN w Trước thời kỳ đổi mới (ĐHVI), NN chỉ công nhận hai chế độ sở hữu, tương ứng là hai thành phần kinh tế và với hai loại hình DN tương ứng. w Từ ĐHVI công nhận chế độ sở hữu tư nhân, các thành phần kinh tế, các loại hình DN đại diện cho hình thức sở hữu này ra đời khá muộn, nhưng chúng ngày càng được cũng cố và mở rộng, giữ vị trí ngày càng quan trọng. w Sau ĐHVI, cùng với các nghị quyết của Đảng, NN đã ban hành hàng loạt các VBPL tạo khung pháp lý cho sự phát triển của kinh tế tư nhân nói chung và DNTN nói riêng.
- 1. Khái niệm DNTN (tt) w Nghị định số 27/HĐBT-1988 đã cho phép các cá thể KD đạt mức lợi nhuận cao được mở rộng để trở thành DNTN hoặc kết hợp với nhau thành công ty tư doanh. w Đ1 LDNTN1990 quy định: “NN công nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển của DNTN, thừa nhận sự bình đẳng trước PL với các DN khác”. w HP92 ghi nhận: “NN thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền KTTT. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức SXKD đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân ” (Đ15HP92). w “ các thành phần kinh tế gồm kinh tế NN, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản NN và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài dưới nhiều hình thức ”(Đ16 HP92)
- 1. Khái niệm DNTN (tt) w LDN1999 là một bước đột phá trong quá trình hoàn thiện khung PL về các loại hình DN. LDN1999 đã bổ sung và cơ cấu lại các quy định về DNTN ở mọi phương diện, từ cơ cấu tổ chức, trình tự thành lập, các quyền và nghĩa vụ cơ bản w Để phù hợp và chuẩn bị cho lộ trình hội nhập quốc tế, cũng như tạo ra sự bình đẳng của các loại hình DN, QH đã thông qua LDN2005 thay thế cho LDN1999, LDNNN2003, LĐTNN1996. LDN2005 thể hiện thống nhất trong việc điều chỉnh pháp luật đối với các loại hình DN.
- 1. Khái niệm DNTN (tt) w Đ99 LDN1999: “DNTN là DN do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của DN”. w Đ4 LDN2005: “DN là TCKT có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được ĐKKD nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”.
- 1. Khái niệm DNTN (tt) w Đ141 LDN2005: “DNTN là DN do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của DN; DNTN không được phát hành bất kỳ một loại chứng khoán nào; mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một DNTN”.
- 2. Đặc điểm DNTN t DNTN là một đơn vị kinh doanh (một DN) t DNTN do một cá nhân làm chủ t DNTN không có tư cách pháp nhân t Chủ DNTN phải chịu TNVH về các nghĩa vụ của DN
- t DNTN là một đơn vị kinh doanh (một DN) w DNTN có thể có nhiều nhà máy, phân xưởng, CN, VPĐD, nhưng tất cả đều phải thuộc DN và chỉ DN mới được coi là đơn vị kinh doanh. w Về bản chất pháp lý, DNTN và hộ KDCT có rất ít điểm khác nhau. Cả hai chủ thể này đều là một chủ duy nhất và đều phải chịu TNVH. Sự khác nhau cơ bản là quy mô. Sự phân chia này có ý nghĩa trong việc QLNN.
- t DNTN do một cá nhân làm chủ w Về quan hệ sở hữu vốn trong DN Nguồn vốn của DN là vốn của một cá nhân mà cá nhân đó đưa vào KD. Tài sản đưa vào KD là tài sản của DN. Nhưng không có sự phân biệt giữa tài sản của DN với phần tài sản còn lại của chủ DN. w Quan hệ sở hữu quyết định quan hệ quản lý Chủ DN là người đại diện theo PL, có quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt động. Chủ DN có thể tự mình hoặc thuê người khác quản lý điều hành. Nếu thuê người quản lý thì chủ DN vẫn là người chịu trách nhiệm. w Vấn đề phân phối lợi nhuận Lợi nhuận thu được thuộc về duy nhất chủ DN. Người được DN thuê quản lý không có quyền yêu cầu phân chia lợi nhuận. Khi DN bị thua lỗ thì cũng chỉ có một mình chủ DN phải gánh chịu.
- t DNTN không có tư cách pháp nhân w Theo LDN2005, thì DNTN là loại DN duy nhất không có tư cách pháp nhân. Trước đây, LDN1999 không quy định tư cách pháp nhân cho DNTN và CTHD vì lý do chủ yếu là không có sự tách bạch tài sản DN với phần tài sản còn lại của chủ sở hữu. w Theo BLDS2005, một tổ chức được coi là có tư cách pháp nhân phải thỏa mãn đồng thời bốn điều kiện, trong đó có một điều kiện rất quan trọng, là phải có tài sản độc lập với các tổ chức và cá nhân khác. Tài sản của DNTN không có sự tách bạch (độc lập) với tài sản còn lại của chủ DN. Do đó, DNTN không có tư cách pháp nhân.
- t Chủ DNTN phải chịu TNVH về các nghĩa vụ của DN w DNTN không có cách pháp nhân, bởi vì không có sự độc lập về mặt tài sản, DN không có tư cách pháp lý chủ thể độc lập. Nên chủ sở hữu phải chịu TNVH về mọi khoản nợ phát sinh từ hoạt động của DN. Chủ DN không chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ trong phạm vi số vốn đã đăng ký mà phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình, kể cả khi DN bị phá sản. w Do DN không có tư cách chủ thể pháp lý độc lập và chủ DN phải chịu TNVH, nên DNTN không được phát hành bất cứ một loại chứng khoán nào và chủ DN chỉ được thành lập một DN duy nhất.
- 3. Quy chế pháp lý về thành lập và chấm dứt hoạt động của DNTN t ĐKKD DNTN t Thủ tục ĐKKD t Chấm dứt hoạt động của DNTN
- 4. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của DNTN u Quyền của DNTN u Nghĩa vụ của chủ DNTN
- u Quyền của DNTN Đ8 LDN2005 quy định quyền của các loại hình DN nói chung. Ngoài những quyền chung nêu trên, DNTN còn có những quyền đặc thù được pháp luật quy định cho chủ DN: t Quyền cho thuê DNTN (Đ144) t Quyền bán DNTN (Đ145) t Quyền tạm ngừng hoạt động kinh doanh t Quyền về vốn đầu tư t Quyền quản lý DN
- t Quyền cho thuê DNTN (Đ144) Chủ DN có quyền cho người khác thuê DN nhưng phải báo cáo với CQĐKKD, cơ quan thuế. Trong thời hạn cho thuê, chủ DN vẫn phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về hoạt động của DN. Quyền và trách nhiệm của chủ DN và người thuê được thể hiện trong hợp đồng thuê.
- t Quyền bán DNTN (Đ145) Ø Chủ DNTN có quyền bán DN. Trước thời điểm chuyển giao DN 15 ngày, phải thông báo cho CQĐKKD. Ø Sau khi bán, chủ DN vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của DN đã phát sinh trước khi bán, trừ tr.hợp người bán, người mua và chủ nợ có thỏa thuận khác. Ø Người bán và người mua phải tuân thủ các quy định của pháp luật về lao động. Ø Sau khi mua, người mua phải làm thủ tục đăng ký lại.
- t Quyền quản lý DN Ø Chủ DN có toàn quyền đối với mọi hoạt động của DN. Ø Chủ DN có thể trực tiếp quản lý hoặc thuê người khác quản lý, tr.hợp việc thuê GĐ thì phải đăng ký. Ø Chủ DN là người đại diện, là nguyên đơn, bị đơn, là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trước pháp luật.
- Các quyền khác của DNTN t Quyền tạm ngừng hoạt động kinh doanh t Quyền về vốn đầu tư Vốn đầu tư do chủ DN tự đăng ký. Trong quá trình hoạt động có quyền tăng hoặc giảm vốn mà không phải đăng ký, trừ tr.hợp việc giảm vốn xuống mức thấp hơn mức vốn đã đăng ký.
- u Nghĩa vụ của chủ DNTN Ø Nghĩa vụ của các loại hình DN được quy định chung tại Đ9 LDN2005, trong đó có các DNTN. Ø Việc luật hóa các nghĩa vụ của DN đã được quy định từ LDNTN1990, sau đó là LDN1999 và LDN2005. Ø Việc quy định nghĩa vụ của DN ngày càng đầy đủ và chặt chẽ hơn, hạn chế các biện pháp hành chính và trao quyền tự chủ nhiều hơn.
- II. PHÁP LUẬT VỀ HỘ KINH DOANH CÁ THỂ l Các vấn đề nghiên cứu: 1. Khái niệm hộ kinh doanh cá thể 2. Đặc điểm của hộ kinh doanh 3. ĐKKD của hộ kinh doanh
- 1. Khái niệm hộ kinh doanh cá thể w Hộ kinh doanh cá thể có lịch sử tồn tại lâu đời. Đặc điểm của loại hình này là quy mô nhỏ, thường do một hoặc một số người làm chủ và thường gắn liền với hoạt động của hộ gia đình. w Trong cơ chế KTKHHTT NN không thừa nhận loại hình này nên không có điều chỉnh bằng pháp luật. Trong điều kiện cơ chế KTTT, HĐSXKD đa dạng, việc quy định hoạt động cho hộ kinh doanh cá thể là cần thiết.
- 1. Khái niệm hộ kinh doanh cá thể (HKDCT)(tt) w HKDCT có lịch sử tồn tại lâu đời. Đặc điểm của loại hình này là quy mô nhỏ, thường do một hoặc một số người làm chủ và thường gắn liền với hoạt động của hộ gia đình. w Trong cơ chế KTKHHTT NN không thừa nhận loại hình này nên không có điều chỉnh bằng pháp luật. Trong điều kiện cơ chế KTTT, HĐSXKD đa dạng, việc quy định hoạt động cho HKDCT là cần thiết.
- 1. Khái niệm hộ kinh doanh cá thể (tt) w “HKDCT do một cá nhân hoặc hộ gia đình làm chủ, KD tại một địa điểm cố định, không thường xuyên thuê lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình” (Đ17 Nghị định 02/2000/NĐ-CP về ĐKKD). w Trước Nghị định 02/2000/NĐ-CP, những người kinh doanh theo HKDCT được điều chỉnh bởi Nghị định 66/HĐBT ngày 2/3/1992 về cá nhân kinh doanh và Nghị định 221/HĐBT về nhóm kinh doanh có vốn thấp hơn vốn pháp định ngày 23/7/1991. Đặc điểm của CTKD này là có quy mô nhỏ, chịu TNVH về các khoản nợ, số thành viên có thể là 1 hoặc có sự liên kết từ 2 thành viên trở lên. Đặc điểm của dạng chủ thể này giống đặc điểm của chủ thể DNTN, nhất là tr.hợp cá nhân kinh doanh.
- 1. Khái niệm hộ kinh doanh cá thể (tt) w Trước khi LDN1999 ra đời, thì sự phân biệt giữa cá nhân kinh doanh và nhóm kinh doanh với DNTN chủ yếu ở quy định về vốn pháp định của DNTN. Luật DNTN 1990 quy định DNTN phải có vốn pháp định khi ĐKKD, và điều kiện này lại không đặt ra đối với cá nhân kinh doanh và nhóm kinh doanh. w Đến LDN1999 và sau đó là LDN2005, điều kiện về vốn pháp định lãi được bãi bỏ đối với DNTN (trừ một số tr.hợp nhất định). Điều này dẫn tới ranh giới phân biệt giữa DNTN với cá nhân kinh doanh và nhóm kinh doanh không tồn tại nữa. w LDN1999 và các văn bản hướng dẫn đã làm một số văn bản trước đó quy định về cá nhân kinh doanh và nhóm kinh doanh hết hiệu lực. Nghị định 02/2000/NĐ-CP không còn nhắc đến cá nhân kinh doanh hay nhóm kinh doanh nữa mà thay vào đó là HKDCT.
- 1. Khái niệm hộ kinh doanh cá thể (tt) w HKDCT không thể hiểu là một nhóm kinh doanh như bản chất của nhóm kinh doanh trước đây, bởi HKDCT chỉ chấp nhận chủ đầu tư là một cá nhân duy nhất hoặc một hộ gia đình. w HKDCT theo Nghị định 02/2000/NĐ-CP không bao gồm các hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp. Những người này không bắt buộc phải ĐKKD. w Quy định này phân chia HĐKD do một cá nhân hoặc hộ gia đình làm chủ thành 3 loại dựa trên quy mô: DNTN; HKDCT; các đối tượng có tính chất giống HKDCT nhưng không phải ĐKKD.
- 1. Khái niệm hộ kinh doanh cá thể (tt) w Nghị định 109/2004/NĐ-CP về ĐKKD thay thế Nghị định 02/2000/NĐ-CP đã đưa ra một định nghĩa mới về HKDCT: “HKDCT do một cá nhân hoặc hộ gia đình làm chủ, chỉ được ĐKKD tại một địa điểm, sử dụng không quá 10 lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình”. w Điểm khác cơ bản của Nghị định 109 so với Nghị định 02, là đã đưa ra một tiêu chí định lượng trong việc sử dụng lao động của HKDCT nhằm phân biệt với các loại hình kinh doanh khác. Nếu HKDCT sử dụng quá 10 lao động, thì pháp luật yêu cầu phải chuyển thành DN.
- 1. Khái niệm hộ kinh doanh cá thể (tt) w Theo Nghị định 88/2006/NĐ-CP thì: “HKD do một cá nhân là CDVN hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được ĐKKD tại một địa điểm, sử dụng không quá 10 lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình”. w Theo quy định hiện hành thì tên gọi của loại hình kinh doanh này được điều chỉnh theo hướng ngắn gọn hơn còn phạm vi chủ thể tham gia được mở rộng trở lại như quy định trước Nghị định 02/2000/NĐ-CP, tức là bao gồm cá nhân, nhóm người và hộ gia đình.
- 2. Đặc điểm của hộ kinh doanh t Hộ kinh doanh do một cá nhân, một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ t Hộ kinh doanh thường tồn tại với quy mô nhỏ hẹp t Chủ hộ kinh doanh chịu TNVH trong hoạt động kinh doanh
- t Hộ kinh doanh do một cá nhân, một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ Ø Vốn kinh doanh của HKD là vốn của một cá nhân duy nhất hay vốn chung của hộ gia đình hay vốn đóng góp của một nhóm người. Ø Tr.hợp, HKD do một cá nhân làm chủ thì cá nhân có quyền quyết định mọi vấn đề. Và đương nhiên chủ hộ có quyền hưởng mọi khoản lợi, chịu mọi nghĩa vụ. Ø Tr.hợp, HKD là hộ gia đình hay do một nhóm người tạo lập thì HDK phải cử ra người đại diện. Người này sẽ thay mặt HKD thực hiện các quyền và nghĩa vụ của cả hộ. Người đại diện không chịu trách nhiệm thay cho các thành viên khác. Lợi nhuận cũng như rủi ro sẽ được chia cho các thành viên theo mức mà các bên đã thỏa thuận, thường là dựa trên mức đóng góp tài sản và công sức.
- t Hộ kinh doanh thường tồn tại với quy mô nhỏ hẹp w HKD chỉ có một địa điểm KD, sử dụng không quá 10 lao động và không có con dấu. Đây là quy định hạn chế quy mô của HKD, mà điều này không xảy ra đối với các loại hình DN. w HKD chưa phải là loại hình có quy mô nhỏ nhất, mà nó có thể được coi là lớn hơn và ổn định hơn so với các hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp. Những đối tượng này không phải ĐKKD. Dấu hiệu để phân biệt đối tượng này với HKD là mức thu nhập thấp.
- t Chủ hộ kinh doanh chịu TNVH Ø Chủ KHD ở đây được hiểu là cá nhân người đầu tư trong tr.hợp do một cá nhân làm chủ hoặc tất cả các thành viên trong nhóm hay hộ gia đình trong tr.hợp nhóm kinh doanh hay hộ gia đình. Ø Giữa HKD và chủ sở hữu không có sự tách bạch về mặt tài sản, nên nó không tạo ra tư cách chủ thể pháp lý độc lập (không có tư cách pháp nhân). Ø Chủ HKD phải chịu TNVH đối với các khoản nợ của HKD. Ø Tr.hợp, HKD là nhóm kinh doanh hoặc hộ gia đình mà tài sản của hộ không đủ để thanh toán các khoản nợ thì các thành viên phải góp vào để trả phần còn lại tùy theo thỏa thuận trên cơ sở liên đới chịu trách nhiệm.
- 3. ĐKKD của hộ kinh doanh t Điều kiện để ĐKKD t Thủ tục ĐKKD
- t Điều kiện để ĐKKD w Để được công nhận là một CTKD thì HKD phải ĐKKD. Khi được cấp GCNĐKKD, HKD được công nhận các quyền và nghĩa vụ trong HĐKD. w Nghị định 88/2006/NĐ-CP quy định các điều kiện để ĐKKD đối với HKD, bao gồm các điều kiện về chủ thể, về ngành nghề và một số điều kiện khác.
- t Điều kiện để ĐKKD (tt) w Trừ những người chưa thành niên, người bị hạn chế hoặc mất NLHVDS, người đang bị tù hoặc bị tòa án tước quyền hành nghề, thì tất cả các công dân từ đủ 18 tuổi, có NLHVDS đầy đủ, các HGĐ đều có quyền ĐKKD. Đối với lĩnh vực phải có giấy phép thì chủ thể phải tuân theo quy định đó. Mỗi cá nhân, HGĐ chỉ được ĐKKD một HKD. w Về điều kiện ngành nghề, chỉ được đăng ký những ngành nghề không bị cấm; đối với với các ngành nghề có điều kiện thì phải đáp ứng quy định này. w Về tên gọi, chủ hộ có thể dùng tên hoặc không dùng tên. Tr.hợp dùng tên thì tên đó không được trùng với tên của HKD đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện.
- t Thủ tục ĐKKD w Người đại diện của HKD thực hiện việc ĐKKD tại phòng ĐKKD cấp huyện; w Người đại diện HKD gửi đơn đề nghị ĐKKD kèm theo bản sao CCMND đến CQĐKKD nơi đặt địa điểm KD; ü Nội dung giấy đề nghị ĐKKD gồm: tên HKD, địa chỉ, địa điểm; ngành nghề; số vốn; họ, tên, số và ngày cấp GCMND, địa chỉ nơi cư trú và chữ ký của người đại diện. ü Đối với ngành nghề phải có chứng chỉ hành nghề và hoặc phải có vốn pháp định thì phải đáp ứng các yêu cầu đó. ü CQĐKKD không được yêu cầu người đăng ký nộp thêm bất cứ giấy tờ nào khác.
- t Thủ tục ĐKKD (tt) w Nộp lệ phí; w Trao giấy biên nhận cho người đăng ký trong thời hạn 5 ngày; w Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày nhận đơn, trao giấy biên nhận, CQĐKKD cấp GCNĐKKD nếu HSĐKKD đầy đủ và hợp lệ; nếu từ chối thì phải trả lời có nêu rõ lý do; w Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày cấp GCNĐKKD, CQĐKKD phải gửi bản sao cho cơ quan thuế cùng cấp và sở chuyên ngành. Hộ kinh doanh có quyền kinh doanh kể từ khi được cấp GCN.
- t HKD có thể bị thu hồi GCNĐKKD trong các tr.hợp: Ø Không tiến hành HĐKD trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày được cấp GCNĐKKD; Ø Ngừng HĐKD quá 60 ngày liên tục mà không thông báo với CQĐKKD; Ø Chuyển địa điểm sang địa bàn cấp huyện khác mà chưa được phép; Ø KD ngành nghề bị cấm.
- CHƯƠNG IV. PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY | Nội dung nghiên cứu: A. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TY B. CÔNG TY THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
- A. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TY l Những vấn đề nghiên cứu: I. SỰ RA ĐỜI, PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY VÀ LUẬT CÔNG TY II. CÁC LOẠI HÌNH CÔNG TY PHỔ BIẾN TRÊN THẾ GIỚI
- I. SỰ RA ĐỜI, PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY VÀ LUẬT CÔNG TY 1. Khái niệm chung về công ty 2. Sự ra đời của công ty 3. Sự ra đời của luật công ty
- 1. Khái niệm chung về công ty w Nhà luật học Kubler CHLB Đức quan niệm: “Công ty là sự liên kết của hai hay nhiều cá nhân hoặc pháp nhân bằng một sự kiện pháp lý nhằm tiến hành các hoạt động để đạt một mục tiêu chung nào đó”. w BLDS CH Pháp: “Công ty là một hợp đồng thông qua đó hai hay nhiều người thỏa thuận với nhau sử dụng tài sản hay khả năng của mình vào một hoạt động chung nhằm chia lợi nhuận”. w Theo Đ2 LCT1990 của VN: “Công ty là DN trong đó các thành viên cùng góp vốn, cùng chia lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp và chịu trách nhiệm về các khoản nợ trong phạm vi phần vốn góp”
- n Đặc điểm, dấu hiệu của công ty nói chung ü Sự liên kết của hai hay nhiều người hoặc tổ chức; ü Sự liên kết được thực hiện thông qua một sự kiện pháp lý (hợp đồng, điều lệ, quy chế); ü Sự liên kết nhằm mục đích chung.
- n Khái niệm công ty thương mại w Căn cứ vào mục đích, có thể chia công ty thành 2 loại là: các công ty thương mại; các công ty dân sự. w Công ty thương mại (công ty kinh doanh) là công ty do hai hay nhiều người (hoặc tổ chức) góp vốn thành lập để KD với mục đích lợi nhuận. Công ty thương mại là loại công ty rất phổ biến, trong phạm vi môn học này ta chỉ nghiên cứu công ty thương mại.
- n Đặc điểm của công ty thương mại ü Là sự liên kết của nhiều cá nhân hoặc pháp nhân, thể hiện thành một tổ chức. ü Các thành viên góp tài sản để thành lập công ty. ü Mục đích thành lập công ty là để kinh doanh kiếm lời.
- 2. Sự ra đời của công ty ☻Lý do của sự ra đời công ty: w Khi nền sản xuất phát triển, để mở rộng sản xuất, các nhà kinh doanh cần phải có nhiều vốn, buộc họ phải liên kết để thành lập công ty. w Khi sản xuất phát triển thì sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, đẩy những CTKD có vốn đầu tư thấp vào vị trí bất lợi, do đó họ phải liên kết để thành lập công ty. w Trong kinh doanh thường gặp rủi ro và để phân chia rủi ro, các nhà kinh doanh cùng liên kết lập công ty để nếu có rủi ro thì nhiều người cùng gánh chịu. w Khi liên kết với nhau, họ có thêm được kinh nghiệm, công nghệ quản lý.
- 2. Sự ra đời của công ty (tt) ☻ Tóm lại: Ø Hai hay nhiều người cùng góp vốn để lập DN kinh doanh kiếm lời là họ đã thành lập công ty. Ø Sự ra đời của công ty là quy luật khách quan trong nền KTTT. Ø Công ty ra đời là kết quả của việc thực hiện n.tắc tự do kinh doanh, tự do khế ước và tự do lập hội.
- 3. Sự ra đời của luật công ty w Vào thế kỷ XIII, ở các thành phố lớn của một số nước châu Âu đã xuất hiện các CTTM đối nhân đầu tiên; sang thế kỷ XVII, các CTTM đối vốn ra đời. w Sự ra đời của các CTKD kéo theo cần phải có nhu cầu luật lệ về công ty. w Lịch sử luật công ty gắn liền với các quy định về liên kết, hợp đồng và các quan hệ nợ nần trong Luật La Mã. w Luật công ty hiện đại ra đời cùng với thời kỳ tự do hóa tài sản, các công ty hoạt động theo luật tư và chịu rất ít sự giám sát của NN.
- 3. Sự ra đời của luật công ty (tt) w Năm 1807 Pháp ban hành BLTM, thể chế hóa quan điểm tự do kinh doanh, sau đó nhiều nước châu Âu ban hành LTM. Việc thành lập công ty vẫn cần phải có giấy phép của NN. w Đến năm 1870, hầu hết các nước đều bãi bỏ thủ tục cấp giấy phép thành lập, NN chỉ đưa ra các quy định bắt buộc, các công ty có nghĩa vụ đăng ký. w Do sự tự do hóa kinh doanh nên đã xảy ra nhiều vụ lừa đảo, vì vậy cần phải hoàn thiện luật lệ. w Năm 1970, Đức ban hành Luật CTCP, sau đó được sửa đổi, bổ sung bởi BLTM 1897, sau này thay thế bằng Luật CTCP. w Từ năm 1937 đến 1965 Đức ban hành Luật CTCP mới và hiện vẫn có giá trị. Năm 1892 ban hành Luật CTTNHH. w Trên thế giới tồn tại 2 HTPL công ty: Hệ thống luật công ty lục địa (châu Âu) chịu ảnh hưởng luật của Đức và hệ thống luật công ty Anh – Mỹ.
- 3. Sự ra đời của luật công ty (tt) ☻ Tóm lại: Ø Luật công ty bao gồm các QPPL điều chỉnh những QHXH phát sinh trong quá trình thành lập, hoạt động và chấm dứt hoạt động của công ty. Ø Luật công ty thuộc về luật tư, sự phát triển của nó gắn liền với lịch sử phát triển thương mại.
- n Sự ra đời Luật công ty ở VN w Ở VN, hoạt động thương mại có từ lâu, chúng được điều chỉnh bằng thông lệ và tập quán thương mại. Luật công ty ra đời muộn và phát triển chậm. w Là thuộc địa của Pháp, nên có thời kỳ luật thương mại của Pháp được áp dụng trong từng vùng lãnh thổ khác nhau. w Luật về công ty được quy định lần đầu tại VN trong “Dân luật thi hành tại các tòa Nam-án Bắc Kỳ” năm 1931, trong đó có nói về “hội buôn”. w Đạo luật này chia các công ty (hội buôn) thành hai loại: hội người và hội vốn: w Trong hội người chia thành hội hợp danh (CTHD); hội hợp tư (công ty hợp vốn đơn giản); hội đồng lợi (CTHD). w Trong hội hợp vốn chia thành hội vô danh (CTCP); và hội hợp cổ (công ty hợp vốn đơn giản cổ phần). w Trong đạo luật này không có CTTNHH. w Năm 1944, chính quyền Bảo Đại xây dựng BLTM trung phần.
- n Sự ra đời Luật công ty ở VN (tt) w Thời Pháp thuộc xuất hiện nhiều công ty dưới hình thức hội. w LCT ở VN gắn liền với luật dân sự và luật thương mại. w Từ sau năm 1954, đất nước chia làm hai miền, nên có hai hệ thống pháp luật khác nhau. w Năm 1972, chính quyền Sài Gòn ban hành BLTM VNCH. w Ở miền Bắc bắt đầu nền kinh tế theo cơ chế KHHTT, do đó công ty không tồn tại và cũng không có LCT. w Từ năm 1986, VN phát triển theo cơ chế thị trường, đã tạo môi trường cho các công ty ra đời. w QH thông qua LCT1990. w LDN1999 đã được QH ban hành thay thế LCT1990. w LDN1999 cũng đã được thay thế bởi LDN2005.
- II. CÁC LOẠI HÌNH CÔNG TY PHỔ BIẾN TRÊN THẾ GIỚI 1. Công ty đối nhân 2. Công ty đối vốn
- 1. Công ty đối nhân ◙ Khái niệm w CTĐN là công ty mà việc thành lập dựa trên sự liên kết chặt chẽ bởi độ tin cậy về nhân thân của các thành viên tham gia, sự hùn vốn là yếu tố thứ yếu. w Công ty đối nhân thường tồn tại dưới 2 dạng cơ bản: ü Công ty hợp danh ü Công ty hợp vốn đơn giản
- 1. Công ty đối nhân (tt) ◙ Đặc điểm của công ty đối nhân w Không có sự tách bạch về tài sản của cá nhân các thành viên và tài sản của công ty. w Các thành viên liên đới chịu TNVH đối với mọi khoản nợ của công ty, hoặc ít nhất phải có một thành viên chịu TNVH (PLVN quy định ít nhất phải có hai TV chịu TNVH). w Các thành viên có tư cách thương gia độc lập và phải chịu thuế thu nhập cá nhân, bản thân công ty không bị đánh thuế.
- ◙ Công ty hợp danh w CTHD là loại hình công ty trong đó các thành viên cùng nhau tiến hành hoạt động thương mại dưới một hãng chung và cùng liên đới chịu TNVH về mọi khoản nợ của công ty. w CTHD còn gọi là công ty góp danh, là loại hình đặc trưng của công ty đối nhân. w Là loại hình công ty ra đời sớm nhất, thường được thành lập trong gia đình, dòng họ. w Các thành viên công ty thường có sự hiểu biết, gần gũi, tin tưởng lẫn nhau.
- ◙ Công ty hợp danh (tt) t Về việc thành lập công ty: w Một CTHD được thành lập nếu ít nhất có hai thành viên thỏa thuận với nhau cùng chịu TNVH. w Việc thành lập công ty phải trên cơ sở hợp đồng dưới hình thức văn bản. w Các bên có thể thỏa thuận bằng miệng, thậm chí không cần tuyên bố rõ, mà chỉ cần có những hoạt động chung. w Hợp đồng thành lập phải đăng ký vào danh bạ thương mại. Trong một số tr.hợp, hợp đồng tuy không được đăng ký nhưng được thông báo rộng rãi thì vẫn có giá trị pháp lý.
- ◙ Công ty hợp danh (tt) t Về chế độ trách nhiệm, thể hiện ở các đặc trưng: w Chủ nợ có quyền đòi bất kỳ ai toàn bộ số tiền. w Nếu họ có thỏa thuận khác, lập tức công ty chuyển sang loại hình công ty hợp vốn đơn giản. w Không có sự phân biệt rõ ràng giữa tài sản công ty và tài sản thành viên. w Tính chịu TNVH cũng là một lợi thế của công ty.
- ◙ Công ty hợp danh (tt) w Do tính an toàn pháp lý cao nên công ty chịu ít quy định pháp lý ràng buộc, pháp luật dành quyền thỏa thuận rộng rãi cho các thành viên. w Về tổ chức, CTHD rất đơn giản, các thành viên có quyền thỏa thuận về tổ chức, điều hành, đại diện của công ty. w CTHD thường được tổ chức dưới một hãng chung mang tên một thành viên hoặc tất cả các thành viên.
- ◙ Công ty hợp danh (tt) w LDN2005 quy định CTHD có tư cách pháp nhân. w CTHD có tư cách thương gia độc lập, mỗi thành viên vẫn có tư cách thương gia riêng, họ cùng nhau điều hành và đại diện cho công ty hoặc thỏa thuận phân công trách nhiệm và quyền đại diện cho từng người. w Vấn đề góp vốn, luật không quy định vốn tối thiểu mà các bên có quyền thỏa thuận các hình thức góp vốn. w Việc thay đổi thành viên là rất khó khăn, chỉ cần một thành viên chết, xin ra khỏi công ty là lý do quan trọng để công ty giải thể.
- ◙ Công ty hợp vốn đơn giản w Công ty hợp vốn đơn giản là loại công ty có ít nhất một thành viên chịu TNVH (thành viên nhận vốn), còn những thành viên khác chỉ chịu TNHH trong số vốn góp (thành viên góp vốn). w Công ty hợp vốn đơn giản về cơ bản giống CTHD, điểm khác cơ bản là công ty hợp vốn đơn giản có hai loại thành viên: ü Thành viên nhận vốn chịu TNVH về mọi khoản nợ của công ty, có quyền đại diện cho công ty. ü Thành viên góp vốn chịu TNHH trong phạm vi phần vốn góp, không có quyền đại diện cho công ty. Nếu họ đứng ra thay mặt công ty thì phải chịu TNVH. Thành viên góp vốn chỉ có quyền trong quan hệ nội bộ công ty, các thành viên có thể thỏa thuận với nhau. Tên hãng cũng chỉ ghi tên của thành viên nhận vốn.
- 2. Công ty đối vốn w CTĐV quan tâm đến phần vốn góp của thành viên mà ít quan tâm đến nhân thân của họ. w Loại CTĐV ra đời sau CTĐN. w Có sự tách bạch về tài sản của công ty và tài sản của các thành viên. w CTĐV có tư cách pháp nhân, các thành viên chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp (TNHH). w Số lượng thành viên thường rất lớn, người không hiểu biết về kinh doanh cũng có thể tham gia. w Công ty phải đóng thuế cho NN, các thành viên phải đóng thuế thu nhập. w PL quy định chặt chẽ về tổ chức và hoạt động đối với CTĐV. w Các thành viên công ty dễ dàng thay đổi.
- Ưu điểm của CTĐV: ü CTĐV có rất nhiều ưu điểm so với CTĐN nhờ chế độ TNHH. ü Tạo điều kiện cho các nhà đầu tư đầu tư vào các lĩnh vực có độ rủi ro lớn. ü Khả năng nhà đầu tư phân tán vốn đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau tạo điều kiện cho thị trường vốn ra đời và phát triển. ü Hạn chế của CTĐV là tính chịu TNHH dễ gây rủi ro cho đối tác. ü Do chỉ quan tâm đến vốn góp cộng với sự đông đảo của số lượng thành viên dẫn tới sự phân hóa các nhóm quyền lợi trong công ty làm cho việc quản lý rất phức tạp.
- 2. Công ty đối vốn (tt) Công ty đối vốn có hai loại: ◙ Công ty cổ phần ◙ Công ty trách nhiệm hữu hạn
- ◙ Công ty cổ phần CTCP có các đặc trưng cơ bản: ü Là tổ chức có tư cách pháp nhân. ü Là loại hình công ty có tính tổ chức cao, hoạt động mang tính xã hội sâu rộng. ü Chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng của công ty (TNHH). ü Vốn của công ty được chia thành các phần bằng nhau – gọi là cổ phần. ü CTCP được phát hành các loại chứng khoán để huy động vốn. ü Việc chuyển nhượng cổ phiếu được thực hiện dễ dàng thông qua thị trường chứng khoán. ü CTCP thường có số lượng thành viên đông đảo, có khả năng huy động vốn rộng rãi. CTCP đầu tiên trên thế giới ra đời vào khoảng thế kỷ XVII, sang đến thế kỷ XIX, CTCP phát triển mạnh mẽ.
- Ý nghĩa của cổ phần: ü Cổ phần là phần VĐL của công ty, mỗi cổ phần thể hiện một giá trị bằng tiền gọi là mệnh giá cổ phần. ü Cổ phần chứng minh tư cách thành viên công ty - cổ đông.
- Về tổ chức CTCP: w Quản lý CTCP hết sức chặt chẽ vì đây là loại công ty có tổ chức và hoạt động rất phức tạp. w Việc quản lý CTCP được thực hiện thông qua ba cơ quan: ĐHĐCĐ; ban điều hành (HĐQT và GĐ); hội đồng giám sát (BKS).
- ◙ Công ty trách nhiệm hữu hạn CTTNHH là sản phẩm duy nhất của hoạt động lập pháp, các loại hình công ty khác do các thương gia lập ra và PL hoàn thiện. CTTNHH là sản phẩm của các nhà làm luật Đức, năm 1892 Luật CTTNHH ở Đức được ban hành, trước đó có Luật CTCP được ban hành năm 1870. Các nhà làm luật cho rằng:
- Lý do ra đời CTTNHH: w CTCP không thích hợp với các nhà đầu tư vừa và nhỏ. w Các quy định quá phức tạp của luật CTCP không cần thiết cho loại công ty vừa và nhỏ với có ít thành viên và thường là quen biết nhau. w Chế độ chịu TNVH của CTĐN không thích hợp với tất cả các nhà đầu tư. w CTTNHH là loại hình công ty kết hợp được ưu điểm về chế độ TNHH của CTCP và ưu điểm các thành viên quen biết nhau của CTĐN. w CTTNHH khắc phục được nhược điểm về sự phức tạp khi thành lập và quản lý của CTCP và nhược điểm không phân chia rủi ro của CTĐN.
- Đặc trưng cơ bản của CTTNHH: ü CTTNHH là một pháp nhân, chế độ trách nhiệm của công ty là TNHH. ü Thành viên công ty không nhiều và thường là những người quen biết nhau. ü VĐL được chia thành các phần, mỗi thành viên có thể góp nhiều ít khác nhau. ü Phần vốn góp rất khó chuyển nhượng ra bên ngoài. Công ty không được phát hành cổ phiếu, tuy nhiên CTTNHH được phát hành trái phiếu. ü Về tổ chức, điều hành ở CTTNHH đơn giản hơn ở CTCP. ü CTTNHH thường ít chịu các ràng buộc pháp lý hơn CTCP. Ngoài loại hình CTTNHH có từ hai thành viên trở lên, PL còn quy định CTTNHH một thành viên (một chủ).
- B. CÔNG TY THEO PHÁP LUẬT VN l Những vấn đề nghiên cứu: I. CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN II. CÔNG TY CỔ PHẦN III. CÔNG TY HỢP DANH
- I. CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN 1. CTTNHH có từ hai thành viên trở lên 2. CTTNHH một thành viên
- 1. CTTNHH có từ hai thành viên trở lên t Khái niệm và đặc điểm t Tổ chức quản lý CTTNHH có từ hai thành viên trở lên t Vốn và chế độ tài chính của công ty
- t Khái niệm và đặc điểm ◙ Khái niệm CTTNHH CTTNHH là loại hình công ty gồm không quá 50 thành viên góp vốn thành lập và công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty bằng tài sản của mình.
- t Khái niệm và đặc điểm (tt) ◙ Đặc điểm của CTTNHH (Đ38) ü Thành viên không quá 50. ü CTTNHH là một pháp nhân. ü Công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ bằng tài sản của mình. ü Thành viên chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ trong phạm vi số vốn đã cam kết góp. ü Tách bạch tài sản của công ty và tài sản còn lại của các thành viên. ü Không được phát hành cổ phiếu. ü Phần vốn góp của các thành viên có thể được chuyển nhượng.
- t Tổ chức quản lý CTTNHH có từ hai thành viên trở lên w Việc tổ chức và điều hành CTTNHH được thực hiện thông qua các cơ quan của nó. w Cơ cấu tổ chức quản lý CTTNHH được quy định tùy thuộc vào số lượng thành viên. w Các quy định về tổ chức quản lý điều hành công ty nói chung và CTTNHH nói riêng phần lớn là những quy định mang tính tùy nghi, trên cơ sở đó công ty lựa chọn và áp dụng. w Bên cạnh đó có những quy định bắt buộc để bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư thiểu số, lợi ích của chủ nợ và tăng cường trách nhiệm của người quản lý DN.