Bài giảng Môi trường và con người - Chương 3: Tác động của con người lên môi trường

ppt 19 trang hapham 2050
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Môi trường và con người - Chương 3: Tác động của con người lên môi trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_moi_truong_va_con_nguoi_chuong_3_tac_dong_cua_con.ppt

Nội dung text: Bài giảng Môi trường và con người - Chương 3: Tác động của con người lên môi trường

  1. Chương 3: Tác động của con người lên Môi trường
  2. I. LỊCH SỬ TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI LÊN MÔI TRƯỜNG
  3. 1. Hái lượm GIAI ĐOẠN KINH TẾ NGUYÊN THUỶ 2. Săn bắt và đánh cá 3. Chăn thả GIAI ĐOẠN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP 4. Nông nghiệp 5. Công nghiệp hoá GIAI ĐOẠN KINH TẾ CÔNG NGHIỆP 6. Đô thị hoá 7. Siêu công nghiệp hoá GIAI ĐOẠN KINH TỂ TRI THỨC
  4. 4 giai đoạn kinh tế gần tương ứng với 4 giai đoạn phát triển dân số: 1. Giai đoạn tăng dương 2. Giai đoạn tăng logarit 3. Giai đoạn tăng âm 4. Giai đoạn tiệm cận 1. Hái lượm + Săn bắt và đánh cá 2. Chăn thả + Nông nghiệp 3. Công nghiệp hoá + Đô thị hoá 4. Siêu công nghiệp hoá
  5. 1. Thời kỳ hái lượm • Hái lượm là ngành kinh tế sơ khai, nó phát sinh cùng với khi con người thoát khỏi loài vượn, • Đây là giai đoạn kéo dài suốt cả thời kỳ đồ đá cũ. • Công cụ: cành cây, rìu bằng đá, bằng xương • Tài nguyên: hoàn toàn dựa vào TN Sinh vật (thức ăn có sẵn trong thiên nhiên) • Dân số: rất thưa thớt, • Con người tác động vào môi trường giống như 1 loài sinh vật, nên chưa ảnh hưởng gì.
  6. 2. Thời kỳ săn bắt và đánh cá • Giai đoạn từ giữa TK đồ đá cũ -> TK đồ đá mới • Công cụ lđ: cung tên, khí cụ, móc, lao có ngạnh, lưới • Tài nguyên: Sinh vật. (nhưng con người có khả năng độc lập tìm kiếm thức ăn, không cần đông người nhưng hiệu quả hơn). • Dân số: còn thưa thớt, bắt đầu di chuyển nhiều hơn • Can thiệp của con người vào thiên nhiên vẫn chưa gây những biến động gì đáng kể, cân bằng sinh thái tự nhiên vẫn ổn định
  7. 3. Thời kỳ chăn thả • Thời kỳ đồ đá đồ đá giữa -> TK đồ đá mới • Tài nguyên: Sinh vật, đất đai, nước • Công cụ lđ: Ngày càng phong phú, đa dạng và tinh vi hơn – Chăn nuôi ra đơi đã cung cấp thịt, trứng, sữa, da, lông cho con người – Giai đoạn sau đó con người đã sử dụng gia súc vào cày kéo vận tải. – Cùng với chọn lọc tự nhiên, con người bắt đầu tuyển chọn, thuần dưỡng, chọn lọc vật nuôi. • Dân số: Thưa thớt, bắt đầu di cư mở rộng vùng phân bố hơn • Tác động: Thu hẹp diện tích rừng, mở rộng S chăn thả, đồng cỏ -> bước đầu tiên con người đã ảnh hưởng đến hệ sinh thái tự nhiên.
  8. 4. Thời kỳ nông nghiệp • Vào cuối thời kỳ đồ đá mới -> Sau công nguyên • Thông qua cuộc sống hái lượm, săn bắt và chăn thả đã tích luỹ nhiều tri thức và tiến lên hiểu biết các loài cây hoang dại -> tập tục trồng trọt, gieo hạt. • Hình thức đốt nương làm rẫy, tra lỗ, bỏ hạt là phổ biến. Khi cần thiết đã biết trữ nước, khơi rãnh cho nước vào ruộng. Thời kỳ này con người đã biết trồng trọt, hầu hết là các loài ngũ cốc: lúa, lúa mì, ngô. • Dân số: Di cư, mở rộng vùng phân bố, còn thưa thớt • Tài nguyên: Đất và Nước đóng vai trò chủ đạo • Tác động: Con người bắt đầu gây ra những tác động có hại đến tài nguyên Sinh vật, rừng, đất, nước.
  9. 5. Thời kỳ công nghiệp hoá • Thời kỳ công nghiệp khởi nguồn từ những thực nghiệm về máy hơi nước vào thế kỷ 17. Hàng loạt máy hơi nước ra đời đã làm chuyển biến nền sản xuất thủ công sang sản xuất tư bản. • Vào thế kỷ 19, các động cơ điện, máy phát điện ra đời từ đấy máy móc đã có mặt trong nhiều ngành sản xuất với năng suất tăng nhảy vọt. • Nông nghiệp được cơ giới hoá, nhiều cánh rừng bị phá thay vào đó là các nông trường cà phê, cam, chè, lương thực,
  10. 5. Thời kỳ công nghiệp hoá • Từ lao động cơ bắp chuyển sang lao động cơ khí đã đòi hỏi nhiều nguyên liệu, do đó đã kích thích các ngành công nghiệp khai thác mỏ, than đá, dầu, khí đốt, Như vậy đến giai đoạn này: – Rừng với tốc độ thu hẹp tăng – Các loài động - thực vật bị tiêu diệt nhiều và thu hẹp địa bàn hoạt động – Đất đai bị xáo trộn, rửa trôi và xói mòn khủng khiếp – Dân số, tổ chức xã hội biến động và phân hoá rõ rệt – Các nguồn năng lượng truyền thống đang cạn kiệt nhanh chóng • Tác động: các nguồn tài nguyên bị chiếm đoạt, khai thác, sự huỷ diệt động vật rừng diễn ra khắp mọi nơi, nhiều hệ sinh thái bị xáo trộn, môi trường sống bị ô nhiễm,
  11. STOP !!!! • Dân số: – Với số lương dân lớn, điều kiện y tế và khả năng ngăn ngừa dịch bệnh có những tiến bộ, lương thực, thực phẩm được đáp ứng -> Dân số tăng. – Nền sản xuất bùng nổ, cần nhiều lao động để sản xuất ra hàng hoá -> Sinh I’ m Môi trường đẻ nhiều, tốc độ tăng DS cao I’m running !!!! – Sản xuất lớn, nhu cầu nhuyên liệu sản xuất tăng mạnh, tranh giành cơ hội khai thác -> chiến tranh, thuộc địa – Con người phá huỷ môi trường với tốc độ lớn-> Môi trường bắt đầu thể hiện giới hạn và sức ép của MT lên con người. I’ m Dân số
  12. 6. Thời kỳ đô thị hoá • Bắt đầu từ thế kỷ 19, đô thị hoá trở thành trào lưu thế giới. • ở Hoa kỳ năm 1800 chỉ 6% dân số sống ở đô thị, đến năm 1970 lên tới 75%. • Mở rộng sản xuất các hàng hoá, gia tăng dân số, phát triển giao thông dày đặc, các công trình xây dựng, khai thác tài nguyên • Đô thị là nơi ô nhiễm nặng nề, nguyên nhân từ nhiều phía: – Chất thải sinh hoạt, bệnh viện, ngày càng nhiều – Các chất thải do nhà máy, giao thông làm ô nhiễm đất, không khí, – Ô nhiễm nước sinh hoạt, nước ngầm • Sự can thiệp của con người vào môi trường sống: Phá huỷ tự nhiên. • Đặc điểm chung của Đô thị hoá là tiêu thụ tài nguyên và tăng dân số không thể kiểm soát (chủ yếu do di dân từ nhiều nơi khác đến).
  13. 7. Thời kỳ siêu công nghiệp hoá • Ngày nay nhân loại đang chuyển sang thời kỳ siêu công nghiệp đặc trưng bởi – nền văn minh trí tuệ – sự bùng nổ của tin học, điện tử, công nghệ sinh học, CN nanô năng lượng sạch, • Trái đất đang trong tình trạng báo động về sức tải.
  14. 7. Thời kỳ siêu công nghiệp hoá • Con người đang thay đổi thái độ cử xử với MT: – TNguyên cơ bản: Tri thức, thông tin – Đẩy mạnh việc sử dụng và khai thác thông tin và năng lượng sạch – Đưa ra các chính sách bảo vệ MT và PTBV – Tăng cường chia sẻ TT, KHKT – Giảm gia tăng dân số, tiến tới ổn định ở con số 10tỷ
  15. Lâm Phần (Trung Quốc)