Bài giảng Môi trường xây dựng giao thông - Trịnh Xuân Báu (Phần 2)

pdf 63 trang hapham 1840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Môi trường xây dựng giao thông - Trịnh Xuân Báu (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_moi_truong_xay_dung_giao_thong_trinh_xuan_bau_phan.pdf

Nội dung text: Bài giảng Môi trường xây dựng giao thông - Trịnh Xuân Báu (Phần 2)

  1. Trịnh Xuân Báu Trường Đại học Giao thông vận tải Chương 3: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 3.1. Khái niệm 3.1.1. Khái niệm quản lý môi trường (QLMT) Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, công nghệ và xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế - xã hội Quốc gia. Như vậy, quản lý môi trường hướng đến các mục tiêu: - Khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường phát sinh. - Phát triển bền vững kinh tế - xã hội Quốc gia. - Xây dựng các công cụ QLMT hiệu quả cho từng Quốc gia và từng khu vực, phù hợp với từng ngành, từng địa phương và công đồng dân cư. 3.1.2. Nội dung và nguyên tắc QLMT 3.1.2.1. Nội dung quản lý nhà nước về môi trường Nội dung quản lý Nhà nước về môi trường được thể hiện tại chương XIII, điều 121 và 122 về trách nhiệm quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường đối với Chính phủ, các Bộ ban ngành và chính quyền các cấp của Luật Bảo vệ Môi trường 2005 được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005. 3.2.2. Các nguyên tắc QLMT Tiêu chí chung của công tác quản lý môi trường là đảm bảo quyền được sống trong môi trường trong lành, phục vụ sự phát triển bền vững của đất nước, góp phần gìn giữ môi trường chung của loài người trên trái đất. Các nguyên tắc chủ yếu của công quản lý môi trường bao gồm: * Đảm bảo tính hệ thống: Môi trường cần được hiểu như một hệ thống động, phức tạp, bao gồm nhiều phần tử hợp thành. Vì thế QLMT cần phải có tính hệ thống chặt chẽ dựa trên cơ sở thu thập, tổng hợp và xử lý thông tin trong hệ thống môi trường nhằm đưa ra các quyết định quản lý phù hợp, đảm bảo mục tiêu, chiến lược phát triển đề ra. * Đảm bảo tính tổng hợp: Nguyên tắc này được xây dựng trên cơ sở tác động tổng hợp của các hoạt động phát triển (sản xuất, tiêu thụ, thương mại, dịch vụ, cộng đồng, xã hội ) lên hệ thống môi trường. Bài giảng: Môi trường xây dựng Giao thông 90
  2. Trịnh Xuân Báu Trường Đại học Giao thông vận tải * Đảm bảo tính liên tục và nhất quán: Môi trường là một hệ thống liên tục, tồn tại, hoạt động và phát triển thông qua chu trình trao đổi vật chất, năng lượng và thông tin. Do đó các hoạt động của hệ thống môi trường không phân ranh giới theo thời gian và không gian, điều này qui định tính nhất quán và tính liên tục của tác động quản lý lên môi trường. * Đảm bảo tập trung dân chủ: Quản lý môi trường được thực hiện ở nhiều cấp khác nhau, vì thế cần đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ và tối ưu giữa tập trung và dân chủ trong quản lý môi trường với sự bình đẳng cho mọi ngành, mọi cấp, mọi địa phương cũng như giáo dục và nâng cao nhận thức môi truờng cho cá nhân và cộng đồng. * Kết hợp quản lý theo ngành và vùng lãnh thổ: Các thành phần môi trường thường do một ngành nào đó quản lý, nhưng thành phần môi trường này lại được phân bố, khai thác và sử dụng trên một địa bàn cụ thể với sự quản lý của một cấp chính quyền địa phương tương ứng. Do đó, cần kết hợp chặt chẽ giữa quản lý theo ngành và vùng lãnh thổ để tăng hiệu quả quản lý môi trường và khai thác tài nguyên thiên nhiên. * Kết hợp hài hoà các lợi ích: Kết hợp hài hoà các lợi ích giữa cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp, ngành, Nhà nước và xã hội. Kết hợp hài hoà các lợi ích còn bao hàm kết hợp lợi ích quốc gia, lợi ích khu vực, lợi ích quốc tế nhằm mục tiêu phát triển bền vững kinh tế - xã hội - môi trường trên toà Thế giới. * Kết hợp hài hoà, chặt chẽ giữa quản lý tài nguyên - môi trường với quản lý kinh tế - xã hội: Để đạt tới mục tiêu phát triển bền vững, cần phải kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa quản lý tài nguyên - môi trường với quản lý kinh tế - xã hội thông qua việc hoạch định chính sách, chiến lược đúng đắn ở mọi cấp quản lý của Nhà nước. 3.2. Các công cụ QLMT 3.2.1. Công cụ luật pháp và chính sách Các công cụ luật pháp và chính sách hay còn gọi là các công cụ pháp lý bao gồm các văn bản về luật quốc tế, luật quốc gia, các văn bản dưới luật (pháp lệnh, nghị định, qui định, tiêu chuẩn môi trường, giấy phép môi trường ), các kế hoạch, chiến lược và chính sách môi trường quốc gia, của các ngành và chính quyền các cấp. Các công cụ này đã được sử dụng rất phổ biến, chiếm ưu thế ngay từ thời gian đầu thực hiện các chiến lược, chính sách bảo vệ môi trường ở các nước phát triển và hiện nay vẫn được sử dụng rộng rãi và có hiệu quả ở tất cả các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển trên thế giới. * Ưu điểm: Bài giảng: Môi trường xây dựng Giao thông 91
  3. Trịnh Xuân Báu Trường Đại học Giao thông vận tải - Đáp ứng được mục tiêu của pháp luật và chính sách bảo vệ môi trường - Dự đoán được mức độ ô nhiễm và chất lượng môi trường - Dễ dàng giải quyết được những tranh chấp môi trường - Xác định rõ mục tiêu, trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ sở sản xuất, cá nhân, tập thể, * Nhược điểm: - Thiếu tính mềm dẻo và trong một số trường hợp quản lý thiếu hiệu quả - Thiếu tính kích thích vật chất và đổi mới công nghệ - Đòi hỏi phải có bộ máy tổ chức quản lý môi trường cồng kềnh - Chi phí công tác quản lý tương đối lớn Dưới đây là các công cụ chủ yếu được áp dụng trong QLMT. * Luật quốc tế về môi trường: Là tổng thể các nguyên tắc, qui phạm quốc tế điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia, giữa quốc gia và tổ chức quốc tế trong việc ngăn chặn suy thoái, ô nhiễm và bảo vệ môi trường ngaòi phạm vi của quốc gia. Các cam kết của các quốc gia trong điều ước quốc tế, các văn kiện pháp lý của các tổ chức quốc tế và Hội nghị quốc tế về môi trường, theo một nghĩa nào đó chính là sự tự giới hạn hành động của các quốc gia. * Luật Môi trường quốc gia: là tổng hợp các qui phạm pháp luật, các nguyên tắc pháp lý điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình phát triển nhằm bảo vệ có hiệu quả môi trường sống của con người. Hệ thống luật bảo vệ môi trường quốcc gia bao gồm luật chung và luật sử dụng hợp lý các thành phần môi trường hoặc bảo vệ môi trường cụ thể ở một ngành, một địa phương. Ở nước ta, Luật bảo vệ môi trường 2005 được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 là văn bản quan trọng nhất về bảo vệ môi trường. Chính phủ cũng ban hành Nghị định 80/2006/NĐ-CP về việc quui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường 2005 và Nghị định số 81/2006/NĐ-CP về xử phát vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Nhiều văn bản pháp luật khác cũng đề cập đến vấn đề bảo vệ môi trường nói chung và các thành phần môi trường cụ thể như Luật khoáng sản, Luật Phát triển và bảo vệ rừng, Luật Dầu khí, Luật Hàng hải, Luật Đất đai, Luật Bảo vệ tài nguyên nước, Pháp lệnh đê điều, Pháp lệnh bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Bài giảng: Môi trường xây dựng Giao thông 92
  4. Trịnh Xuân Báu Trường Đại học Giao thông vận tải * Qui định: là các văn bản dưới Luật nhằm cụ thể hoá hoặc hướng dẫn thực hiện các nội dung của Luật. Qui định có thể do Chính phủ, chính quyền địa phương, cơ quan hành pháp hay lập pháp ban hành. * Qui chế: là các qui định về chế độ, thể lệ tổ chức quản lý bảo vệ môi trường như qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền các cấp * Tiêu chuẩn môi trường: Tiêu chuẩn môi trường xác định mục tiêu môi trường và đặt ra số lượng hay nồng độ cho phép của các chất được thải vào môi trường hay được phép tồn tại trong các sản phẩm tiêu dùng. Mỗi loại tiêu chuẩn được dùng để làm quy chiếu cho việc đánh giá hoặc mục tiêu hành động và kiểm soát pháp lý. Việc xây dựng tiêu chuẩn dựa trên giả định trước rằng đã có cơ quan giám sát các hoạt động của những người gây ô nhiễm và có quyền ra lệnh phạt những người vi phạm. Một số loại tiêu chuẩn môi trường như: Các tiêu chuẩn chất lượng môi trường xung quanh (Ví dụ: TCVN5937-1995, TCVN 5938-1995); Tiêu chuẩn về nước thải (Ví dụ: TCVN5945-1995); Tiêu chuẩn khí thải (Ví dụ: TCVN5939-1995-giới hạn tối đa cho phép đối với khí thải CN); Tiêu chuẩn đối với chất thải rắn; Tiêu chuẩn tiếng ồn (Ví dụ: TCVN5948-1995, TCVN 5949-1995); Các tiêu chuẩn về sản phẩm; Các tiêu chuẩn về quy trình công nghệ * Các loại giấy phép về môi trường: Các loại giấy phép môi trường đều do các cấp chính quyền hoặc các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường cấp theo sự phân định của pháp luật. Một số giấy phép về môi trường như: Giấy thẩm định môi trường; Giấy thoả thuận môi trường; Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường; Giấy phép xả thải; Giấy phép xuất nhập khẩu chất thải, Lợi thế chính của các loại giấy phép là chúng có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi các chương trình môi trường bằng cách ghi vào văn bản tất cả các nhiệm vụ kiểm soát của cơ sở sản xuất. Lợi thế khác của việc cấp giấy là có thể rút hoặc tạm thời treo các giấy phép, tuỳ theo nhu cầu của nền kinh tế hay các lợi ích xã hội khác và thường xuyên yêu cầu phải trả lệ phí để trang trải chi phí cho chương trình kiểm soát ô nhiễm. * Chính sách bảo vệ môi trường: Giải quyết những vấn đề chung về quan điểm quản lý và mục tiêu bảo vệ môi trường trong một giai đoạn cụ thể. Chính sách bảo vệ môi trường phải được xây dựng đồng thời với chính sách phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kịên gắn kết các mục tiêu phát triển bền vững vào hoạt động phát triển và bảo vệ môi trường của từng ngành và từng địa phương cụ thể. Bài giảng: Môi trường xây dựng Giao thông 93
  5. Trịnh Xuân Báu Trường Đại học Giao thông vận tải * Chiến lược bảo vệ môi trường: là cụ thể hoá chính sách ở một mức độ nhất định. Chiến lược bảo vệ môi trường xem xét chi tiết hơn mối quan hệ giữa các mục tiêu do chính sách xác định và các nguồn lực để thực hiện chiến lược đó trên cơ sở lựa chọn các mục tiêu khả thi và xác định phương hướng, biện pháp thực hiện các mục tiêu đó. Các công cụ pháp lý là các công cụ quản lý trực tiếp (còn gọi là công cụ mệnh lênh và kiểm soát - CAC). Đây là loại công cụ được sử dụng phổ biến ở nhiều Quốc gia trên thế giới và là công cụ được nhiều nhà quản lý hành chính ủng hộ nhằm thực hiện mục tiêu QLMT một cách hiệu quả. 3.2.2. Công cụ kinh tế trong QLMT Công cụ kinh tế hay còn gọi là công cụ dựa vào thị trường là các công cụ được sử dụng nhằm tác động đến chi phí và lợi ích trong hoạt động của các cá nhân và tổ chức kinh tế để tạo ra các tác động ảnh hưởng đến hành vi của các tác nhân kinh tế theo hướng có lợi cho môi trường. Từ sau năm 1989, công cụ kinh tế trở nên phổ biến ở các nước OECD. Các nước này đã soạn thảo hưỡng dẫn áp dụng công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường. Công cụ kinh tế dựa trên nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” và nguyên tắc “người hưởng lợi trả tiền”. Nói cách khác, công cụ kinh tế dựa trên cơ chế thị trường và mối quan hệ giữa chi phí kinh tế và hành động gây ô nhiễm môi trường. Nhóm các công cụ kinh tế ngày càng được mở rộng phạm vi áp dụng và được xem như các công cụ hữu hiệu trong công tác bảo vệ môi trường. Ở nước ta, các công cụ kinh tế đã và đang được áp dụng mạnh mẽ trong việc quản lý môi trường, góp phần tăng cường năng lực quản lý môi trường, hạn chế gây ô nhiễm và tạo ra nguồn thu bù đắp vào công tác khắc phục, xử lý các vấn đề ô nhiễm môi trường phát sinh. Ưu điểm chung của các công cụ kinh tế là: - Khuyến khích sử dụng các biện pháp phân tích chi phí - hiệu quả để đạt được các mức ô nhiễm có thể chấp nhận được; - Khuyến khích sự phát triển công nghệ và tri thức chuyên sâu về kiểm soát ô nhiễm trong khu vực tư nhân; - Cung cấp cho Chính phủ nguồn thu từ các khoản thuế/ phí môi trường để hỗ trợ các chương trình kiểm soát ô nhiễm; - Tăng tính mềm dẻo trong công tác bảo vệ môi trường, người gây ô nhiễm có thể có nhiều lựa chọn khác nhau để đáp ứng được với những công cụ kinh tế khác nhau; vv Tuy nhiên, các công cụ kinh tế cũng có những hạn chế nhất định, cụ thể: Bài giảng: Môi trường xây dựng Giao thông 94
  6. Trịnh Xuân Báu Trường Đại học Giao thông vận tải - Không thể dự đoán trước được chất lượng môi trường; - Nếu mức thu phí không thoả đáng người gây ô nhiễm có thể chịu nộp phí và tiếp tục gây ô nhiễm; - Không thể sử dụng để đối phó với trường hợp phải xử lý khẩn cấp như các loại chất thải độc hại; - Đối với một số công cụ kinh tế đòi hỏi phảI có những thể chế phức tạp để thực hiện và buộc thi hành; vv Một số công cụ kinh tế chủ yếu được đề cập dưới đây: a. Thuế tài nguyên Thuế tài nguyên là một khoản thu của ngân sách nhà nước đối với cá nhân và tổ chức kinh tế về việc sử dụg các dạng tài nguyên thiên nhiên trong quá trình sản xuất. Thuế tài nguyên bao gồm một số sắc thuế như thuế sử dụng đất, thuế sử dụng nước, thuế rừng, thuế tiêu thụ năng lượng, thuế khai thác tài nguyên khoáng sản Mục đích của thuế tài nguyên là: - Hạn chế các nhu cầu không cấp thiết trong sử dụng tài nguyên. - Hạn chế tổn thất tài nguyên trong quá trình khai thác và sử dụng. - Tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước và phân phối lại lợi nhuận xã hội. b. Thuế/ phí môi trường Thuế/ phí môi trường là công cụ kinh tế nhằm đưa chi phí môi trường vào giá sản phẩm then nguyên tắc "người gây ô nhiễm phải trả tiền - PPP". Thuế/ phí môi trường nhằm hai mụ đích chủ yếu: - Khuyến khích người gây ô nhiễm giảm lượng chất ô nhiễm thải ra môi trường. - Tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Thuế/ phí môi trường được áp dụng dưới nhiều dạng khác nhau tuỳ thuộc mục tiêu và đối tượng ô nhiễm như: + Thuế/ phí đánh vào nguồn ô nhiễm: là loại thuế/ phí đánh vào các các chất ô nhiễm được thải ra trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng như các chất gây ô nhiễm nước (BOD, COD, TSS, kim loại nặng ), gây ô nhiễm không khí (CO2, CO, SO2, NOx, bụi, CFCs, tiếng ồn ). + Thuế/ phí đánh vào sản phẩm gây ô nhiễm: được áp dụng đối với các sản phẩm gây ô nhiễm, tác hại tới môi trường khi sử dụng chúng. Loại thuế/ phí này đánh vào Bài giảng: Môi trường xây dựng Giao thông 95
  7. Trịnh Xuân Báu Trường Đại học Giao thông vận tải các sản phẩm có tính độc hại như kim loại nặng (As, Hg, Mn ), CFCs, xăng pha chì, các loại ắc quy chứa chì, thuỷ ngân + Phí đánh vào người sử dụng: là tiền phải trả cho việc sử dụng các dịch vụ công cộng xử lý và cải thiện chất lượng môi trường như phí vệ sinh thành phố, phí thu gom và xử lý nước thải, rác thải, phí sử dụng nước sạch, phí sử dụng danh lam thắng cảnh, phí sử dụng đường và bãi đỗ xe c. Giấy phép và thị trường giấy phép môi trường Giấy phép môi trường thường được áp dụng cho các tài nguyên môi trường khó có thể qui định quyền sở hữu và thường được sử dụng bừa bãi như không khí, đại dương Giấy phép này còn được gọi là Quota gây ô nhiễm: "Quota gây ô nhiễm là một loại giấy phép xả thải chất thải có thể chuyển nhượng mà thông qua đó, nhà nước công nhận quyền các nhà máy, xí nghiệp, v.v được phép thải các chất gây ô nhiễm vào môi trường". Nhà nước xác định tổng lượng chất gây ô nhiễm tối đa có thể cho phép thải vào môi trường, sau đó phân bổ cho các nguồn thải bằng cách phát hành những giấy phép thải gọi là quota gây ô nhiễm và chính thức công nhận quyền được thải một lượng chất gây ô nhiễm nhất định vào môi trường trong một giai đoạn xác định cho các nguồn thải. Khi có mức phân bổ quota gây ô nhiễm ban đầu, người gây ô nhiễm có quyền mua và bán quota gây ô nhiễm. Họ có thể linh hoạt chọn lựa giải pháp giảm thiểu mức phát thải chất gây ô nhiễm với chi phí thấp nhất: Mua quota gây ô nhiễm để được phép thải chất gây ô nhiễm vào môi trường hoặc đầu tư xử lý ô nhiễm để đạt tiêu chuẩn cho phép. Nghĩa là những người gây ô nhiễm mà chi phí xử lý ô nhiễm thấp hơn so với việc mua quota gây ô nhiễm thì họ sẽ bán lại quota gây ô nhiễm cho những người gây ô nhiễm có mức chi phí cho xử lý ô nhiễm cao hơn. d. Hệ thống đặt cọc - hoàn trả Đặt cọc - hoàn trả là một công cụ kinh tế sử dụng trong hoạt động bảo vệ môi trường, bằng cách quy định các đối tượng tiêu dùng các sản phẩm có khả năng gây ô nhiễm môi trường phải trả thêm một khoản tiền (đặt cọc) khi mua sản phẩm đó, nhằm đảm bảo cam kết sau khi tiêu dùng sẽ đưa phần còn lại của sản phẩm cho các đơn vị thu gom phế thải hoặc đưa tới các địa điểm qui định. Nếu thực hiện đúng, người mua sản phẩm đó sẽ được trả lại số tiền mà họ đã đặt cọc. Mục đích của công cụ đặt cọc - hoàn trả là thu gom những thứ mà người tiêu thụ đã dùng vào một khu vực qui định để tái chế hoặc tiêu huỷ an toàn đối với môi trường. e. Ký quỹ môi trường Bài giảng: Môi trường xây dựng Giao thông 96
  8. Trịnh Xuân Báu Trường Đại học Giao thông vận tải Ký quỹ môi trường là côg cụ kinh tế áp dụng cho các hoạt động kinh tế có tiềm năng gây ô nhiễm và tổn thất môi trường.Nguyên lý của công cụ ký quỹ môi trường cũng tương tự công cụ đặt cọc - hoàn trả. Nội dung của công cụ ký quỹ môi trường là yêu cầu các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh trước khi tiến hành một hoạt động đầu tư phải ký gửi một khoản tiền (hoặc tài sản khác tương đương) tại ngân hàng hay tổ chức tín dụng nhằm đảm bảo sự cam kết về thực hiện các biện pháp hạn chế gây ô nhiễm, suy thoái môi trường. Mục đích của ký quỹ môi trường là làm cho người có khả năng gây ô nhiễm, suy thoái môi trường luôn nhận thức được trách nhiệm của họ, từ đó tìm ra các biện pháp thích hợp ngăn ngừa ô nhiễm và suy thoái môi trường. f. Trợ cấp môi trường Bao gồm các khoản tiền trợ cấp, các khoản vay với lãi xuất thấp, khuyến khích về thuế, để khuyến khích người gây ô nhiễm thay đổi hành vi hoặc giảm bớt chi phí trong việc làm giảm ô nhiễm mà những người gây ô nhiễm phải chịu. Ví dụ: Chính phủ trợ cấp cho các doanh nghiệp đầu tư, mua sắm các thiết bị, xây dựng hệ thống xử lý ô nhiễm, hoặc để trợ cấp cho việc đào tạo cán bộ trong công tác quản lý môi trường. g. Nhãn sinh thái Nhãn sinh thái là một danh hiệu của Nhà nước hoặc một tổ chức có uy tín cấp cho các sản phẩm không gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm đó. Nhãn sinh thái thường được xem xét và cấp cho các sản phẩm tái chế, các sản phẩm thay thế cho các sản phẩm có khả năng gây tác động xấu đến môi trường hoặc những sản phẩm có tác động tích cực đến môi trường. h. Quỹ môi trường Quỹ môi trường là một thể chế hoặc một cơ chế được thiết kế để nhận các nguồn tài trợ khác nhau, từ đó phân phối cho các dự án hoặc các hoạt động cải thiện chất lượng môi trường. Quỹ môi trường được thành lập từ các nguồn kinh phí bao gồm nguồn đóng góp ban đầu của ngân sách nhà nước; nguồn đóng góp của các cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh và nguồn đóng góp tự nguyện của các tổ chức các nhân; nguồn đóng góp từ phí môi trường và các loại lệ phí khác; nguồn hỗ trợ phát triển chính thức nước ngoài (ODA), các nguồn viện trợ của chính phủ nước ngoài, các tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ. Quỹ được thành lập và do tổ chức môi trường quản lý. Việc chi quỹ môi trường được tiến hành theo trình tự như sau: Địa phương hoặc cơ sở sản xuất viết dự án chi quỹ và đệ trình ban quản lý quỹ. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, tổ chức quản lý quỹ tiến hành thẩm tra dự án và quyết định khoản tiền cho vay không có lãi, lãi xuất thấp hoặc Bài giảng: Môi trường xây dựng Giao thông 97
  9. Trịnh Xuân Báu Trường Đại học Giao thông vận tải trợ cấp không hoàn lại cho dự án đã được thẩm định trong khoảng thời hạn do hai bên quy định. Hoạt động của quỹ có thể giảm được lượng chất thải ô nhiễm ra môi trường, trong khi không tăng kinh phí cấp từ ngân sách dành cho công tác bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, biện pháp này sẻ khuyến khích các cơ sở sản xuất đầu tư kinh phí để xử lý chất thải gây ô nhiễm. 3.2.3. Công cụ kỹ thuật trong QLMT Công cụ kỹ thuật trong QLMT thực hiện vai trò kiểm soát và giám sát Nhà nước về chất lượng và thành phần môi trường, về sự hình thành và phân bố chất ô nhiễm trong môi trường. Công cụ này có thể bao gồm các đánh giá tác động môi trường, kiểm toán môi trường, quan trắc môi trường, xử lý và tái chế chất thải. các công cụ này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tuân thủ các tiêu chuẩn, qui định về bảo vệ môi trường. 3.2.4. Công cụ giáo dục và truyền thông môi trường a. Giáo dục môi trường Giáo dục môi trường là một quá trình thông qua các hoạt động giáo dục chính qui và không chính qui nhằm giúp con người có những hiểu biết, kỹ năng và tạo điều kiện cho họ tham gia vào phát triển một xã hội bền vững. Mục đích của giáo dục môi trường là vận dụng những kiến thức và kỹ năng gìn giữ, bảo tồn môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên. Giáo dục môi trường gồm các kỹ năng chủ yếu như: đưa giáo dục môi trường vào trường học; cung cấp thông tin về môi trường cho cộng đồng và người ra quyết định; đào tạo chuyên gia môi trường b. Truyền thông môi trường Truyền thông môi trường là một quá trình tương tác xã hội hai chiều nhằm giúp cho những người có liên quan hiểu được các yếu tố môi trường then chốt, mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các yếu tố đó và cách tác động vào các vấn đề liên quan một cách thích hợp để giải quyết các vấn đề về môi trường. Mục tiêu của truyền thông môi trường nhằm: - Thông tin cho mọi người các vấn đề môi trường và giải pháp khắc phục. - Huy động cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường. - Thương lượng, hoà giải các xung đột, tranh chấp về môi trường. Bài giảng: Môi trường xây dựng Giao thông 98
  10. Trịnh Xuân Báu Trường Đại học Giao thông vận tải - Thay đổi các hành vi ứng xử với môi trường và xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường. Truyền thông môi trường được thực hiện thông qua các phương thức như chuyển thông tin tới các cá nhân, nhóm các nhân và cộng đồng qua các phương tiện truyền thông như sách, báo, vô tuyến truyền hình, radio và qua các buổi biểu diễn lưu động, các hội diễn, chiến dịch môi trường, ngày môi trường 3.3. Hệ thống quản lý môi trường và ISO 14000 3.3.1. Hệ thống quản lý môi trường (EMS) Hệ thống quản lý môi trường là một công cụ để quản lý các tác động do các hoạt động của một tổ chức gây nên với môi trường. Hệ thống này cung cấp một tiếp cận có tổ chức trong việc lập kế hoạch và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường. Hệ thống này có thể là bước đầu tiên cho một tổ chức thực hiện để tiến tới các cải thiện về môi trường do hệ thống quản lý môi trường cho phép tổ chức xác định được hiện trạng môi trường của mình và đánh giá thường xuyên hiện trạng và cải thiện. Để phát triển một EMS, một tổ chức cần phải đánh giá được các tác động môi trường, xác định được các mục tiêu giảm những tác động đó và lập kế hoạch làm thế nào để đạt được những mục tiêu này. Như vậy: "EMS là tập hợp các hoạt động quản lý có kế hoạch và định hướng về các thủ tục thực hiện, lập tài liệu, báo cáo. EMS được triển khai nhờ một cơ cấu tổ chức riêng có chức năng, trách nhiệm, nguồ lực cụ thể để ngăn ngừa các tác động xấu về môi trường cũng như thúc đẩy các hoạt động duy trì và nâng cao kết quả hoạt động môi trường". Hay nói cách khác "EMS là một chu trình liên tục của việc lập kế hoạch, thực thi, xem xét và cải thiện các quá trình và các hoạt động mà một cơ quan đảm trách nhằm đáp ứng những mục tiêu kinh doanh và môi trường của nó". EMS được xây dựng theo mô hình PDCA (Plan, Do, Check, Act), mô hình này đưa tới sự cải thiện không ngừng trên cơ sở sau: - Lập kế hoạch: Bao gồm quá trình nhận biết các khía cạnh môi trường và xây dựng mục tiêu. - Thực hiện: Bao gồn việc đào tạo và điều khiển quá trình hoạt động. - Kiểm tra: Bao gồm việc giám sát và điều chỉnh hoạt động. - Xem xét lại: Bao gồm xem xét lại tiến trình và hoạt động nhằm tìm ra những thay đổi cần thiết đối với EMS. Bài giảng: Môi trường xây dựng Giao thông 99
  11. Trịnh Xuân Báu Trường Đại học Giao thông vận tải * Sự cần thiết của EMS: EMS cho phép các tổ chức, cơ quan quản lý một cách hệ thống các vấn đề môi trường và an toàn sức khoẻ con người. EMS có thể mang đến những lợi ích kinh doanh và môi trường như sau: - Cải thiện việc thực thi các vấn đề môi trường. - Nâng cao tính kỷ luật (tuân thủ). - Chống ô nhiễm và bảo tồn tài nguyên, giảm các chất thải và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên. - Giảm bớt rủi ro hay trách nhiệm về môi trường. - Hấp dẫn khách hàng và thị trường mới, tạo ra hình ảnh hợp tác tốt. - Tăng lợi nhuận, giảm giá thành và cải thiện hiện trạng môi trường thông qua hoạt động có hiệu quả hơn. - Xây dựng các mối quan tâm và trách nhiệm đối với môi trường, cải thiện nhận thức của người lao động đối với các vấn đề môi trường. - Nâng cao hình ảnh trước công chúng, chính quyền, người cho vay, nhà đầu tư. Có đủ điều kiện đối với các chương trình khuyến khích của Chính phủ. * Mục đích của EMS là: - Nhận biết, kiểm soát các tác động, các xu thế quan trọng về môi trường. - Nhận biết và tận dụng cơ hội về môi trường. - Xác định chính sách và cơ sở cho việc quản lý môi trường. - Kiểm soát, khống chế và đánh giá tính hiệu quả hệ thống bao gồm việc thúc đẩy và cải biên để phù hợp với sự thay đổi của nhu cầu và các điều kiện. Một EMS không phải là một qui định, nó không chỉ rõ mục tiêu môi trường cần phải đạt được như thế nào. Hơn nữa, nó yêu cầu một tổ chức phải chủ động trong việc xem xét thực tế của mình, và qua đó xác định việc quản lý các tác động của họ như thế nào là tốt nhất. Tiếp cận này hỗ trợ cho các giải pháp sáng tạo và có nghĩa cho bản thân tổ chức đó. Một EMS có thể là một công cụ đắc lực cho một tổ chức để cải thiện hiện trạng môi trường, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh doanh. Mặc dù việc thực hiện EMS mang tính tự nguyện, đây cũng là một công cụ nhà nước có hiệu quả để bảo vệ môi trường vì công cụ này hỗ trợ cho các qui định. Ví dụ để cho các tổ chức có thể đạt được các tiêu chuẩn đề ra, các hệ thống qui chế có thể khuyến khích việc thực hiện hệ thống quản lý môi trường bằng cách đưa ra những chế Bài giảng: Môi trường xây dựng Giao thông 100
  12. Trịnh Xuân Báu Trường Đại học Giao thông vận tải độ khích lệ với các hiện trạng môi trường tốt và tiếp tục giữ những qui định nghiêm ngặt để đưa vào áp dụng trong tương lai. 3.3.2. ISO 14000 a. Khái quát về ISO và sự ra đời ISO 14000 Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO là tổ chức phi chính phủ, được thành lập năm 1946 tại Genève (Thuỵ Sĩ) nhằm thúc đẩy việc thành lập và sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế, tạo điều kiện cho việc trao đổi các tài sản và dịch vụ để phát triển một phong trào hợp tác trong các lĩnh vực hoạt động tri thức, khoa học, công nghệ và kinh tế. Trụ sở chính của ISO đặt tại Genève, ngôn ngữ sử dụng là tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha. Trong giai đoạn chuẩn bị cho Công ước Liên hợp quốc về môi trường và phát triển tổ chức tại Rio de Rianeiro (Braxin), Uỷ ban Kinh tế và Phát triển bền vững đã đi tới kết luận rằng giới kinh doanh cần phát triển một hệ thống tiêu chuẩn Quốc tế về mức độ ảnh hưởng lên môi trường nhằm đảm rằng các công ty hoạt động trên thế giới sẽ tuân thủ những quy định về môi trường, qua đó tạo nên một “sân chơi” bình đẳng. Vì lý do đó, năm 1991, ISO đã thành lập nhóm Cố vấn chiến lược về Môi trường để điều tra tất cả các lĩnh vực thuộc quản lý môi trường và những tác động lên môi trường tại những nơi mà những tiêu chuẩn Quốc tế đó có lợi cho hoạt động kinh doanh. Năm 1993, ISO đã thành lập một Ủy ban kỹ thuật mới có tên là ISO/TC207 “quản lý môi trường” để soạn thảo ra những tiêu chuẩn mà nhóm Cố vấn chiến lược về Môi trường đề nghị đồng thời nghiên cứu khả năng xây dựng những tiêu chuẩn bổ trợ khác. Như vậy, tiêu chuẩn hoá quốc tế về việc quản lý môi trường sẽ là một đóng góp tích cực , quan trọng vào mục tiêu ngăn ngừa ô nhiễm và bãi bỏ hàng rào thuế quan trong thương mại. Trên cơ sở đó, ISO đã xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế cho công tác quản lý môi trường thông qua một bộ tiêu chuẩn ISO14000. Đây là các tiêu chuẩn mang tính tự nguyện, vừa cung cấp mô hình để hỗ trợ cho quản lý môi trường, vừa là tài liệu hướng dẫn để đảm bảo các vấn đề môi trường được quan tâm đến trong quá trình ra quyết định chính. ISO 14001 (cụ thể hoá cho hệ thống quản lý môi trường) là tiêu chuẩn đầu tiên trong bộ tiêu chuẩn này. Việc thực hiện ISO14001 mà cơ sở là hệ thống quản lý môi trường không nên thực hiện nếu như phần kết quả mong đợi về các lợi ích thấy ngay đối với môi trường hoặc cơ sở nền vẫn chưa được xác định mang tính thực tế. Điều này cũng giống như việc xác định ra một khoảng rộng các mục đích và mục tiêu môi trường của các doanh nghiệp và các nước khác nhau. Nếu điều này xảy ra thì không thể trông chờ bản thân việc áp dụng ISO 14001 sẽ dẫn đến cải thiện hiện trạng môi trường. Mặc dù vậy, quá Bài giảng: Môi trường xây dựng Giao thông 101
  13. Trịnh Xuân Báu Trường Đại học Giao thông vận tải trình thực hiện hệ thống quản lý môi trường dựa trên ISO14001 sẽ khuyến khích tổ chức xem xét lại việc quản lý môi trường của mình, và quan tâm đến các công cụ để cải thiện hiện trạng. Mặc dù các tiêu chuẩn ISO là tiêu chuẩn tự nguyện tham gia không mang tính pháp lý, nhưng việc áp dụng nó ngày càng trở thành một “chứng chỉ” quan trọng trong các hoạt động trao đổi và hợp tác quốc tế. Việt Nam là thành viên thứ 72 của ISO, gia nhập năm 1977 và được bầu vào ban chấp hành của ISO năm 1996. b. Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 ISO 14000 được công bố năm 1993 nhằm cải thiện hoạt động môi trường của các tổ chức quốc tế và kết hợp hài hoà với các tiêu chuẩn môi trường quốc gia dể tạo điều kiện thương mại quốc tế và BVMT. Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 có 5 nội dung chính, phân làm 2 loại như sau: * Loại quản lý gồm 3 loại tiêu chuẩn - Hệ thống quản lý môi trường (EMS) - Kiểm toán môi trường - (EA) - Đánh giá thực thi môi trường - Environmental Preformance Assessment. (EPA) * Loại quá trình/thiết kế gồm 2 loại tiêu chuẩn - Nhãn hiệu sinh thái (nhãn môi trường) - Environmental Label (EL). - Phân tích chu trình sống của sản phẩm - Life Cycle Assesment (LCA). Hiện nay, bộ tiêu chuẩn ISO 14000 có 24 tiêu chuẩn riêng biệt (chia thành 6 tiểu ban: hệ thống quản lý môi trường, kiểm toán môi trường, nhãn môi trường, đánh giá thực hiện môi trường, đánh giá chu trình sống và các khái niệm về phạm trù và định nghĩa) trong đó ISO 14001 được coi là tiêu chuẩn về cụ thể hoá hệ thống quản lý môi trường. Cùng với ISO 14004, ISO 14001 đóng vai trò trung tâm trong bộ tiêu chuẩn ISO 14000. Đây là các tiêu chuẩn quốc tế của hệ thống quản lý môi trường. ISO 14001 được công bố tháng 9 năm 1996 nhằm giúp các tổ chức/ doanh nghiệp quản lý môi trường có hiệu quả. ISO 14001 quan niệm hệ thống quản lý môi trường là một cơ cấu tổ chức bao gồm các thủ tục, các quá trình, các nguồn lực về những trách nhiệm thực hiện quản lý môi trường nên hệ thống quản lý môi trường có thể có nhiều quy mô khác nhau từ quốc gia đến địa phương, doanh nghiệp, tổ chức. Bài giảng: Môi trường xây dựng Giao thông 102
  14. Trịnh Xuân Báu Trường Đại học Giao thông vận tải Như vậy, ISO 14001 cụ thể hoá những yêu cầu đối với một hệ thống quản lý môi trường theo đó một tổ chức sẽ được một tổ chức thứ 3 khác chứng nhận khi nó thoả mãn tất cả các yêu cầu sau: - Xác định một chính sách môi trường và cam kết thực hiện chính sách này. - Lập kế hoạch và thiết lập hệ thống quản lý môi trường trên cơ sở các vấn đề môi trường dễ bị ảnh hưởng, các yêu cầu pháp lý về môi trường và các mục tiêu bảo vệ môi trường của tổ chức. - Thiết lập và thực hiện các hệ thống quản lý môi trường đó. - Kiểm tra, đánh giá và đề ra các biện pháp sửa chữa, ngăn ngừa khi không phù hợp. - Luôn xem xét và cải tiến hệ thống cho phù hợp với tình hình phát triển. * Lợi ích của ISO 14001 - Thiết lập từ đầu các nguyên tắc phòng ngừa và thúc đẩy các tổ chức tham gia tích cực vào quá trình bảo vệ môi trường. - Các tổ chức hiểu rõ các hoạt động của mình sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường như thế nào từ đó đưa ra các kế hoạch bảo vệ môi trường. ISO 14010-12 Kiểm toán môi ISO 14031 trường Đánh giá thực thi môi trường ISO 14001 Các quan hệ qua Những yếu tố cơ lại của hệ thống bản của qui cách quản lý môi trường kỹ thuật với chứng nhận EMS ISO 14020-24 ISO 14010-12 Nhãn môi trường Đánh giá chu trình sống Hình 3.1. Các quan hệ lẫn nhau của hệ thống tiêu chuẩn ISO 14000 * Áp dụng ISO 14000 để đạt được các mục tiêu sau - Thúc đẩy việc hình thành một phương pháp chung về quản lý môi trường - Đảm bảo việc quản lý môi trường tốt hơn - Tăng cường trách nhiệm BVMT của các tổ chức và doanh nghiệp Bài giảng: Môi trường xây dựng Giao thông 103
  15. Trịnh Xuân Báu Trường Đại học Giao thông vận tải - Làm giảm bớt các hàng rào thương mại liên quan đến môi trường, phục vụ dễ dàng các hoạt động thương mại quốc tế * Khả năng áp dụng ISO 14001 ở Việt Nam Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện ISO 14001 bởi thiếu các hệ thống tổ chức, các văn bản pháp luật về môi trường và bảo vệ môi trường, thiếu các cán bộ có trình độ làm công tác kiểm toán môi trường, thiếu kinh phí để tiến hành kiểm toán môi trường và duy trì hệ thống quản lý môi trường. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng đã cùng với Cục bảo vệ môi trường phối hợp chấp nhận một số tiêu chuẩn của ISO 14000 và ban hành Tiêu chuẩn Việt Nam gồm có: TCVN 14001/1997 - EMS quy định các hướng dẫn áp dụng. TCVN 14004/1997 - EMS hướng dẫn chung về các nguyên tắc hệ thống và kỹ thuật hỗ trợ. TCVN 14010/1997 - Hướng dẫn đánh giá môi trường, các nguyên tắc chung. TCVN 14011/1997 - Hướng dẫn đánh giá môi trường, quy trình đánh giá EMS. TCVN 14012/1997 - Hướng dẫn đánh giá môi trường - tiêu chuẩn năng lực đối với các đánh giá viên về môi trường. TCVN 14040/1997 - Quản lý môi trường, đánh giá vòng đời sản phẩm 3.4. Phát triển bền vững 3.4.1. Khái niệm Khái niệm "phát triển bền vững" xuất hiện trong phong trào bảo vệ môi trường từ thập niên 70 của thế kỷ 20. Năm 1987, trong báo cáo "Tương lai chung của chúng ta" do Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED) của Liên hợp quốc, phát triển bền vững được định nghĩa như sau: Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau. Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về môi trường và phát triển tổ chức ở Rio de Janeiro (Braxin, 1992) và Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững tổ chức ở Johannesburg (Nam Phi, 2002) đã xác định phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa ba mặt của sự phát triển gồm: - Phát triển kinh tế: Chú trọng vào tăng trưởng kinh tế. - Phát triển xã hội: Chú trọng vào việc thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm. Bài giảng: Môi trường xây dựng Giao thông 104
  16. Trịnh Xuân Báu Trường Đại học Giao thông vận tải - Bảo vệ môi trường: Chú trọng vào công tác xử lý, khắc phục ô nhiễm. Phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường, khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. 3.4.2. Nội dung phát triển bền vững Phát triển bền vững là một quá trình phát triển có tính hệ thống và tổng hợp cao. Theo quan điểm tiếp cận này, Jacobs và Sadler trình bày mối quan hệ biện chứng giữa phát triển và môi trường theo hình 3.2 dưới đây: KINH TẾ XÃ HỘI Phát triển bền vững MÔI TRƯỜNG Hình 3.2. Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế, xã hội và môi trường Mô hình này cũng được Mohan Munasingle (1993) phát triển theo hướng tiếp cận các mục tiêu bền vững (hình 3.3). - Tăng trưởng KINH TẾ - Hiệu quả - Ổn định - Công bằng giữa các thế hệ - Đánh giá tác động môi trường - Mục tiêu trợ giúp việc làm - Tiền tệ hoá tác động môi trường - Giảm đói nghèo - ĐDSH và thích nghi - Xây dựng thể chế XÃ HỘI MÔI - Bảo tồn di sản - Bảo tồn TNTN văn hoá dân tộc - Công bằng giữa các thế hệ - Ngăn chặn ô nhiễm - Sự tham gia của quần chúng Hình 3.3. Tiếp cận phát triển bền vững *Về kinh tế: - Giảm dần mức tiêu phí năng lượng và các tài nguyên khác qua việc thay đổi công nghệ, sử dụng tiết kiệm tài nguyên và thay đổi lối sống. Bài giảng: Môi trường xây dựng Giao thông 105
  17. Trịnh Xuân Báu Trường Đại học Giao thông vận tải - Thay đổi nhu cầu tiêu thụ không gây hại đến ĐDSH và Môi trường - Bình đẳng cùng thế hệ trong tiếp cận các nguồn tài nguyên, mức sống, dịch vụ y tế và giáo dục. - Xoá đói, giảm nghèo tuyệt đối - Công nghệ sạch và sinh thái hoá công nghiệp (tái chế, tái sử dụng, giảm thải. Tái tạo năng lượng đã sử dụng) * Về xã hội - nhân văn - Ổn định dân số - Phát triển nông thôn để giảm sức ép di dân vào đô thị - Giảm thiểu tác động xấu của môi trường đến đô thị hoá - Nâng cao học vấn, xoá mù chữ - Bảo vệ đa dạng văn hoá - Bình đẳng giới, quan tâm tới nhu cầu và lợi ích - Tăng cường sự tham gia của người dân vào quá trình ra quyết định * Về môi trường - Sử dụng có hiệu quả tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên không tái tạo - Phát triển không vượt quá ngưỡng chịu tải của hệ sinh thái - Bảo vệ đa dạng sinh học - Bảo vệ tầng ôzôn - Kiểm soát và giảm thiểu phát thải khí nhà kính - Bảo vệ chặt chẽ các hệ sinh thái nhạy cảm - Giảm thiểu xả thải, khắc phục ô nhiễm (nước, khí, đất, lương thực thực phẩm), cải thiện và khôi phục môi trường những khu vực ô nhiễm. Trong mối tương tác, thoả hiệp giữa ba hệ thống trên, mỗi hệ thống lại xuất hiện các lĩnh vực (hệ thống cấp hai) đòi hỏi phải đáp ứng được những yêu cầu phát triển riêng nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững: + Lĩnh vực chính trị: đảm bảo để công dân tham gia có hiệu quả vào các quá trình ra quyết định. + Lĩnh vực kinh tế: có khả năng tạo ra các giá trị thăng dư trong mối quan hệ tự điều chỉnh. Bài giảng: Môi trường xây dựng Giao thông 106
  18. Trịnh Xuân Báu Trường Đại học Giao thông vận tải + Lĩnh vực xã hội: có các giaỉa pháp xử lý các xung đột nảy sinh do phát triển không hài hoà. + Lĩnh vực sản xuất: gắnvới duy trì và bảo tồn tài nguyên phục vụ cho sự phát triển. + Lĩnh vực công nghệ: liên tục tìm kiếm các giải pháp mới + Lĩnh vực quốc tế: củng cố các mô hình thương mại và tài chính bền vững + Lĩnh vực hành chính: mềm mại và thích ứng, có khả năng tự điều chỉnh. 3.4.3. Các nguyên tắc xây dựng xã hội phát triển bền vững Năm 1972, Hội nghị Thế giới về Môi trường toàn cầu tại Stockholm (Thụy Điển) đã khẳng định tầm quan trọng và tính cần thiết của việc bảo vệ môi trường không chỉ ở các nước phát triển mà cả ở các nước đang phát triển. Năm 1982, Chiến lược bảo vệ môi trường toàn cầu đã được công bố. Sau đó, chiến lược này đã được thử nghiệm bằng cách soạn thảo những chiến lược quốc gia và dưới quốc gia ở trên 50 nước. Năm 1987, trong báo cáo “Tương lai chung của chúng ta”, Ủy ban Quốc tế về môi trường và phát triển đã nêu ra những quan niệm về sự phụ thuộc lẫn nhau trên toàn cầu, mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường. Nghị định thư Montreal (Canada) về các chất có thể gây suy thoái lớp ozone là các hợp chất CFC và Brom. Cũng trong năm 1987, Chính phủ các nước đã chấp nhận “Triển vọng môi trường đến năm 2000 và sau đó”. Văn bản này đã xác định một khuôn mẫu rộng rãi để hướng dẫn hành động quốc gia và hợp tác quốc tế về sự phát triển bền vững. Tháng 6/1992, Hội nghị thượng đỉnh tổ chức ở Rio de Janeiro (Braxin) để thống nhất văn bản về các vấn đề kinh tế và môi trường những năm cuối thế kỷ XX và hướng tới sự phát triển bền vững (cho thế kỷ XXI). Hội nghị đã ban hành hai hiệp ước quan trọng là Hiệp ước về đa dạng sinh học và Hiệp ước về thay đổi khí hậu. Văn bản về thay đổi khí hậu được chính thức thực hiện vào 21/3/1994. Mục tiêu của Hiệp ước là “ổn định nồng độ các khí nhà kính trong khí quyển ở mức độ không gây hại tới hệ sinh thái tự nhiên và con người”. Nghị định thư Kyoto (Nhật Bản) về thay đổi khí hậu (1997) đưa ra kế hoạch giảm sự khuếch tán khí nhà kính, trong đó giảm khuếch tán khí CO2 ở các nước phát triển ít nhất bằng 55% của năm 1990. Điểm chính của Nghị định thư Kyoto là: Giảm sự khuếch tán khí nhà kính có thể thay đổi tùy theo nước (dưới 8% đối với Châu Âu, 7% với Mỹ và 6% với Nhật); Xác định các khí nhà kính chủ yếu là CO2, CH4, N2O, CFC’s; Kỹ thuật sản xuất sạch ở các nước phát triển sẽ góp phần giảm hiệu ứng nhà kính. Bài giảng: Môi trường xây dựng Giao thông 107
  19. Trịnh Xuân Báu Trường Đại học Giao thông vận tải Hội nghị Trái Đất về phát triển bền vững lần 2 được tổ chức tại Johannesburg (Nam Phi) tập trung thảo luận các vấn đề then chốt như: Tài chính cho phát triển; Tiếp cận thị trường công bằng; Bảo vệ môi trường; Tiếp cận vệ sinh và nước sạch; Phục hồi nguồn năng lượng. Trên cơ sở đó, các nguyên tắc về phát triển bền vững được thiết lập với các nội dung chính như sau: * Nguyên tắc 1: Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng Đây là nguyên tắc vô cùng quan trọng. Nguyên tắc này nói lên trách nhiệm phải quan tâm đến mọi người xung quanh và các hình thức khác nhau của cuộc sống trong hiện tại cũng như trong tương lai. Đó là một nguyên tắc đạo đức với lối sống. Điều đó có nghĩa là, sự phát triển của nước này không làm thiệt hại đến những nước khác, cũng như không gây tổn thất đến thế hệ mai sau. Chúng ta phải chia sẻ công bằng những phúc lợi và chi phí trong việc sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường giữa các cộng đồng, giữa những con người và giữa thế hệ chúng ta với thế hệ mai sau. Tất cả dạng sống trên trái đất tạo thành một hệ thống lớn lệ thuộc lẫn nhau, tác động tương hỗ lẫn nhau. Vì vậy, việc làm rối loạn một yếu tố nào đó trong tự nhiên sẽ ảnh hưởng đến cả hệ thống từ tự nhiên cho đến xã hội loài người. Thế hệ tương lai phải chịu ảnh hưởng của những hành động ngày nay của chúng ta, cũng như thế giới thiên nhiên luôn bị con người tác động. Trong các mối quan hệ như vậy, chúng ta phải sử dụng thiên nhiên môi trường một cách khôn khéo, thận trọng để đảm bảo sự sống còn của các loài khác hoặc không làm mất nơi sinh sống của chúng. Hành động ưu tiên: - Phát triển nền đạo đức thế giới vì sự sống bền vững qua các tổ chức tôn giáo tối cao, các nhà chính trị, giới văn nghệ sĩ từng quan tâm đến đạo đức nhân loại. - Đẩy mạnh hoạt động cấp quốc gia để xây dựng nền đạo đức thế giới. Đưa vào hệ thống pháp chế nhà nước, vào hiến pháp các nguyên tắc đạo đức thế giới. - Thực hiện nền đạo đức thế giới thông qua hành động của mọi thành viên và tổ chức xã hội: gia đình, trường học, đoàn nghệ thuật, các nhà nghiên cứu chính trị, luật, kỹ sư, kinh tế, bác sĩ - Thành lập một tổ chức quốc tế giám sát việc thực hiện đạo đức thế giới vì sự sống bền vững, ngăn chặn và đấu tranh chống những vụ vi phạm nghiêm trọng. * Nguyên tắc 2: Cải thiện chất lượng cuộc sống của con người Mục đích cơ bản của sự phát triển là cải thiện chất lượng cuộc sống của con người. Con người phải nhận biết khả năng của mình, xác lập một niềm tin vào cuộc sống. Việc Bài giảng: Môi trường xây dựng Giao thông 108
  20. Trịnh Xuân Báu Trường Đại học Giao thông vận tải phát triển kinh tế là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển bền vững. Mỗi một dân tộc có những mục tiêu khác nhau trong sự nghiệp phát triển, nhưng lại có một số điểm thống nhất. Đó là mục tiêu xây dựng một cuộc sống lành mạnh, có một nền giáo dục tốt, có đủ tài nguyên đảm bảo cho cuộc sống không những cho riêng mình mà còn cho cả thế hệ mai sau, có quyền tự do bình đẳng, được bảo đảm an toàn và không có bạo lực, mỗi thành viên trong xã hội đều mong có cuộc sống ngày càng tốt hơn. Hành động ưu tiên: - Ở những nước có thu nhập thấp cần đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế để gia tăng sự phát triển toàn xã hội, trong đó có bảo vệ môi trường. Cần có những chính sách thích hợp tùy tình hình cụ thể về thiên nhiên, văn hóa, chính trị. - Ở các nước có thu nhập cao, cần điều chỉnh lại các chính sách và chiến lược phát triển quốc gia nhằm đảm bảo tính bền vững như: chuyển dùng các năng lượng tái tạo hoặc vô tận, tránh lãng phí khi sản xuất hàng tiêu dùng, phát triển quy trình công nghệ kín, tăng dùng thư từ, điện thoại, fax và những phương tiện giao dịch khác thay cho đi lại; giúp đỡ những nước thu nhập thấp đạt được sự phát triển cần thiết. - Cung cấp những dịch vụ để kéo dài tuổi thọ và sức khỏe con người: Liên Hiệp Quốc và các tổ chức quốc tế khác đã đề ra các mục tiêu cho năm 2000 là: hoàn toàn miễn dịch cho tất cả trẻ em, giảm một nửa số trẻ sơ sinh bị tử vong (tức là khoảng 70/1000 cháu sinh ra), loại trừ hẳn nạn suy dinh dưỡng trầm trọng, giảm 50% tình trạng suy dinh dưỡng bình thường, có nước sạch cho khắp nơi. - Giáo dục bậc tiểu học cho toàn thể trẻ em trên thế giới và hạn chế số người mù chữ. - Phát triển những chỉ số cụ thể hơn nữa về chất lượng cuộc sống và giám sát phạm vi và những chỉ số đó đạt được. - Chuẩn bị đề phòng thiên tai và những thảm họa do con người gây ra. Ngăn chặn định cư ở các vùng có sự nguy hiểm, quan tâm đến các vùng ven biển, tránh các nguy cơ do phát triển không hợp lý như: phá rừng đầu nguồn, rừng ngập mặn, bãi san hô Giảm chi phí quân sự, giải quyết hòa bình những tranh chấp biên giới, bảo vệ quyền của các dân tộc thiểu số trong một quốc gia. * Nguyên tắc 3 :Bảo vệ sức sống và tính đa dạng của trái đất Sự phát triển trên cơ sở bảo vệ đòi hỏi phải có những hành động thích hợp, thận trọng để bảo tồn chức năng và tính đa dạng của các hệ sinh thái. Đa dạng sinh học tích luỹ trong hệ thống thiên nhiên của trái đất mà loài người chúng ta đều phải lệ thuộc vào đó. Vì vậy chúng ta phải có trách nhiệm bảo vệ hệ thống nuôi dưỡng sự sống. Hệ thống này là những quá trình sinh thái đảm bảo sự nuôi dưỡng và phát triển sự sống. Bài giảng: Môi trường xây dựng Giao thông 109
  21. Trịnh Xuân Báu Trường Đại học Giao thông vận tải Chính hệ thống này có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc điều khiển khí hậu, cân bằng nước và làm cho không khí trong lành, điều hoà dòng chảy, chu chuyển các yếu tố cơ bản, cấu tạo và tái tạo đất màu và phục hồi các hệ sinh thái . Bảo vệ tính đa dạng sinh học có nghĩa là không chỉ bảo vệ tất cả các loài động, thực vật trên hành tinh mà bao gồm về cả gen di truyền có trong mỗi loài. Bảo vệ đa dạng sinh học là bảo vệ cuộc sống cho các thế hệ chúng ta và mai sau, vì đa dạng sinh học giữ vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp và du lịch cũng như bảo vệ môi trường, đồng thời bảo vệ đa dạng sinh học là góp phần vào việc nâng cao trí thức, thúc đẩy tiến tới một xã hội văn minh. Hành động ưu tiên: - Thực hiện biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm: quản lý ô nhiễm và phát triển công nghệ kín. - Giảm bớt việc làm lan tỏa các khí SOx, NOx, CO2, CO và CxHy: Chính phủ các nước Châu Âu và Bắc Mỹ phải cam kết thực hiện các hiệp ước về chống ô nhiễm không khí lan qua biên giới (giảm 90% khí SO2 so với năm 1980), tất cả các nước phải báo cáo hàng năm về việc làm giảm các khí thải, các nước đang bị ô nhiễm không khí đe dọa phải tuân thủ những quy ước khu vực để ngăn chặn ô nhiễm lan qua biên giới, hạn chế đến mức cao nhất ô nhiễm không khí do ô tô. - Giảm bớt khí nhà kính (CO2 và CFC): Khuyến khích biện pháp kinh tế và quản lý nhằm tăng sử dụng năng lượng sạch, gia tăng trồng cây xanh ở mọi nơi có thể, thực hiện nghiêm túc Nghị định thư Montreal (1990) về các chất làm suy giảm tầng ozone, khuyến khích sử dụng phân bón cải tiến trong nông nghiệp (nhằm giảm thải NO2). - Chuẩn bị đối phó với sự biến đổi khí hậu: xem lại kế hoạch phát triển và bảo vệ cho phù hợp với tình hình thay đổi khí hậu và nâng cao mực nước biển, điều chỉnh các tiêu chuẩn về đầu tư lâu dài trong phân vùng, quy hoạch sử dụng đất, chuẩn bị giống cây trồng và phương thức canh tác thích hợp, áp dụng biện pháp nghiêm ngặt bảo vệ vùng bờ biển thấp (đảo san hô, rừng ngập mặn, đụn cát). - Áp dụng một phương án tổng hợp về quản lý đất và nước, coi cả lưu vực sông là một đơn vị quản lý thống nhất. - Duy trì càng nhiều càng tốt các hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái đã bị biến cải . Hệ tự nhiên là những hệ sinh thái mà từ sau cách mạng công nghiệp (1750) tác động của con người chưa nhiều hơn tác động các loài khác, chưa làm thay đổi cấu trúc của hệ sinh thái (không tính đến những biến đổi khí hậu). Hệ biến cải là những hệ sinh thái chịu tác động của con người nhiều hơn, nhưng không dùng để trồng trọt, ví dụ: Bài giảng: Môi trường xây dựng Giao thông 110
  22. Trịnh Xuân Báu Trường Đại học Giao thông vận tải như các khu rừng thứ sinh, đồng cỏ chăn thả súc vật. Các chính phủ cần bảo vệ những hệ sinh thái tự nhiên còn sót lại trừ khi có lý do hết sức cần thiết để thay đổi chúng. Cân nhắc lại mọi lợi hại trước khi biến đổi vùng đất tự nhiên thành ruộng đồng và đô thị, sửa chữa hoặc khôi phục các hệ sinh thái suy thoái. - Giảm nhẹ sức ép lên các hệ sinh thái tự nhiên hoặc đã biến cải cách bảo vệ những vùng đất nông nghiệp tốt nhất và quản lý chúng một cách đúng đắn trên cơ sở sinh thái học, cải tạo đất đai để trồng lương thực, hoa màu mà vẫn giữ được nước và đất màu, tránh bị chua mặn, bảo vệ nơi sinh sống của các loài thụ phấn hoa và ăn sâu bọ. - Chặn đứng ngay nạn phá rừng, bảo vệ những khu rừng già rộng lớn và duy trì lâu dài những khu rừng biến cải. - Hoàn thành và duy trì một hệ thống toàn diện các khu vực bảo tồn nhằm bảo vệ tính đa dạng sinh học. - Nâng cao hiểu biết và nhận thức về các loài vật và các hệ sinh thái. - Kết hợp giữa biện pháp bảo vệ các chủng loại tại các nơi sinh sống tự nhiên, tại các khu nuôi, vườn động - thực vật quốc gia và các nguồn gen. - Sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững: Đánh giá nguồn dự trữ và khả năng sinh sản của các quần thể và hệ sinh thái, giữ việc khai thác trong khả năng sinh sản đó, bảo vệ nơi sinh sống và các quá trình sinh thái của các loài. - Giúp đỡ các địa phương quản lý nguồn tài nguyên tái tạo và tăng cường mọi biện pháp khuyến khích họ bảo vệ tính đa dạng sinh học. * Nguyên tắc 4: Hạn chế đến mức thấp nhất việc làm suy giảm các nguồn tài nguyên không tái tạo Tài nguyên không tái tạo như quặng, dầu, khí đốt, than đá, trong quá trình sử dụng sẽ bị biến đổi, không thể bền vững được. Theo dự báo, một số khoáng sản chủ yếu trên trái đất, với tốc độ khai thác và sử dụng hiện nay sẽ bị cạn kiệt trong tương lai gần, ví dụ khí đốt khoảng 30 năm, dầu mỏ khoảng 50 năm, than đá khoảng 150-200 năm Trong khi loài người chưa tìm được các loại thay thế, cần phải sử dụng tài nguyên không tái tạo một cách hợp lý và tiết kiệm bằng các cách như: quay vòng tái chế chất thải, sử dụng tối đa các thành phần có ích chứa trong từng loại tài nguyên, dùng tài nguyên tái tạo khác nếu có thể được để thay thế chúng Các biện pháp trên là cần thiết để trái đất có thể đáp ứng cho loài người nguồn tài nguyên không tái tạo cần thiết cho tương lai. * Nguyên tắc 5: Giữ vững trong khả năng chịu đựng được của trái đất Bài giảng: Môi trường xây dựng Giao thông 111
  23. Trịnh Xuân Báu Trường Đại học Giao thông vận tải Như chúng ta đã biết, mức độ chịu đựng của trái đất nói chung hay của một hệ sinh thái nào đó, dù là tự nhiên hay nhân tạo, đều có giới hạn. Con người có thể mở rộng giới hạn đó bằng kỹ thuật truyền thông hay áp dụng công nghệ mới nhằm đáp ứng nhu cầu của mình. Nhưng nếu không dựa trên quy luật phát triển nội tại của tự nhiên thì thường phải trả giá rất đắt bằng sự suy thoái, nghèo kiệt đa dạng sinh học hoặc suy giảm chức năng cung cấp. Các nguồn tài nguyên không phải là vô tận mà bị giới hạn trong khả năng tự phục hồi được của một hệ sinh thái, hoặc khả năng hấp thụ các chất thải một cách an toàn. Sự bền vững sẽ không thể có được nếu mức độ dân số thế giới ngày càng tăng. Do dân số tăng, nhu cầu sử dụng các nguồn tài nguyên ngày càng lớn vượt khả năng chịu đựng của trái đất. Muốn tìm giải pháp đúng đắn để quản lý, sử dụng bền vững các tài nguyên, chúng ta phải tạo ra một dải an toàn giữa các toàn bộ các tác động của con người với ranh giới mà ta ước lượng môi trường trái đất có thể chịu đựng được. Muốn vậy nguyên tắc thứ 5 đề xuất : - Những người sống trong các nước thu nhập thấp thường bị các bệnh suy dinh dưỡng, đói nghèo, không có điều kiện học tập. Vì vậy họ phải cố gắng phát triển kinh tế để nâng cao điều kiện sống. - Những người sống ở các nước có thu nhập cao, thích sống xa hoa, tiêu thụ nhiều tài nguyên cần phải giảm bớt chi tiêu và nên tiết kiệm. - Các quốc gia giàu có phải có trách nhiệm giúp đỡ các nước nghèo. Muốn đứng vững trong khả năng chịu tải của trái đất và đảm bảo điều kiện để cải thiện chất lượng cuộc sống của con người, các dân tộc trên thế giới không phân biệt màu da, dân tộc, thu nhập cần có những hành động ưu tiên như: - Nâng cao nhận thức về ổn định dân số và mức tiêu thụ tài nguyên. - Đưa vấn đề tiêu thụ tài nguyên và vấn đề dân số vào các chính sách và kế hoạch phát triển của quốc gia. - Xây dựng thử nghiệm và áp dụng những biện pháp và kỹ thuật có hiệu qủa đối với tài nguyên: Khuyến khích các sản phẩm tốt và có hiệu qủa cao đối với việc bảo vệ môi trường, giúp đỡ vốn và kỹ thuật cho các nước thu nhập thấp trong việc sử dụng năng lượng sạch hơn. - Đánh thuế vào năng lượng và các nguồn tài nguyên khác ở những nước có mức tiêu thụ cao. - Động viên phong trào “ Người tiêu thụ xanh”. - Cải thiện điều kiện chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em. - Tăng gấp đôi các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình. Bài giảng: Môi trường xây dựng Giao thông 112
  24. Trịnh Xuân Báu Trường Đại học Giao thông vận tải * Nguyên tắc 6: Thay đổi tập tục và thói quen cá nhân Trước đây và ngay cả hiện nay nhiều người trong chúng ta không biết cách sống bền vững. Sự nghèo khổ buộc con người phải tìm mọi cách để tồn tại như: phá rừng làm nương rẫy, săn bắn chim thú Những hoạt động đó xảy ra liên tục đã gây tác động xấu đến môi trường sinh thái, làm nghèo kiệt quỹ đất, suy giảm tài nguyên. Nạn đói nghèo thường xuyên xảy ra với các nước có thu nhập thấp. Còn những nước có thu nhập cao thì nhu cầu sử dụng tài nguyên ngày càng cao, ở đó họ dùng một cách lãng phí quá mức chịu đựng của thiên nhiên, nên đã làm ảnh hưởng đến các cộng đồng. Vì lẽ đó con người nhất thiết phải thay đổi thái độ và hành vi của mình không những để cho các cộng đồng biết sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên mà còn để thay đổi các chính sách hỗ trợ về kinh tế và buôn bán trên thế giới. Việc thay đổi thái độ và hành vi của con người đòi hỏi phải có một chiến dịch tuyên truyền đồng bộ. Cần có chương trình giáo dục trong các nhà trường, từ cấp học mẫu giáo, phổ thông tới đại học để mọi người ý thức được rằng: Nếu con người có thái độ hành vi đúng đắn với môi trường thiên nhiên thì tất nhiên con người sẽ được tận hưởng những vẻ đẹp của thiên nhiên và chính bản thân thiên nhiên sẽ phục vụ lợi ích của con người tốt hon, lâu bền hơn. Nhưng nếu con người có thái độ tàn nhẫn với thiên nhiên, thì lúc nào đó con người sẽ gặp phải những bất hạnh do chính bản thân mình gây ra. Vì lẽ đó mà bất cứ kế hoạh hành động nào trong cuộc sống cũng phải dựa trên sự hiểu biết kiến thức đúng đắn về môi trường. Chương trình hành động ưu tiên: - Trong chiến lược quốc gia về cuộc sống bền vững phải có những hành động thúc đẩy, giáo dục và tạo điều kiện cho mỗi cá nhân có thể sống bền vững. - Xem xét lại tình hình giáo dục môi trường vào hệ thống gi¸o dôc chính quy ở tất cả các cấp. - Định rõ những nhu cầu đào tạo cho một xã hội bền vững và kế hoạch thực hiện: Đào tạo nhiều chuyên gia về sinh thái học, về quản lý môi trường, kinh tế môi trường và luật môi trường. Tất cả các ngành chuyên môn phải có những hiểu biết sâu rộng về hệ sinh thái và xã hội, những nguyên tắc của một xã hội bền vững. * Nguyên tắc 7 : Để cho các cộng đồng tự quản lý môi trường của mình Môi trường là ngôi nhà chung, không phải riêng của một cá nhân, cộng đồng nào. Vì vậy, việc “cứu lấy trái đất” và xây dựng một cuộc sống bền vững phụ thuộc vào niềm tin và sự đóng góp mỗi cá nhân. Khi nào nhân dân biết tự mình tổ chức cuộc sống bền vững trong cộng đồng của mình, họ sẽ có một sức sống mạnh mẽ cho dù cộng đồng của họ là giàu hay nghèo, thành thị hay nông thôn. Bài giảng: Môi trường xây dựng Giao thông 113
  25. Trịnh Xuân Báu Trường Đại học Giao thông vận tải Một cộng đồng muốn được sống bền vững, thì trước hết phải quan tâm bảo vệ cuộc sống của mình và không làm ảnh hưởng đến môi trường của cộng đồng khác. Họ cần biết cách sử dụng tài nguyên của mình một cách tiết kiệm, bền vững và có ý thức về việc thải các chất phế thải độc hại và xử lý chúng một cách an toàn. Họ phải tìm cách bảo vệ hệ thống nuôi dưỡng sự sống và tính đa dạng của hệ sinh thái ở địa phương. Muốn thực hiện được mục tiêu quan trọng đó, cần phải tổ chức giáo dục, tuyên truyền và đào tạo, đồng thời phải có những hành động ưu tiên sau đây: - Cho phép cộng đồng có thể điều khiển toàn bộ cuộc sống của mình bao gồm việc được hưởng sử dụng nguồn tài nguyên, đồng thời có trách nhiệm quản lý nguồn tài nguyên ở địa phương mình, cũng như được tham gia bàn bạc thảo luận các dự án bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. - Cho phép cộng đồng sử dụng tài nguyên trong vùng thoả mãn một số nhu cầu trong cuộc sống. - Tạo mọi điều kiện giúp đỡ cộng đồng bảo vệ môi trường sống của mình. Nếu mỗi cộng đồng tự quản lý được nguồn tài nguyên và phân phối phù hợp với lợi ích đa số người sử dụng thì công việc sẽ được thuận lợi. - Đảm bảo cho các cộng đồng và các cá nhân được bình đẳng trong việc hưởng thụ tài nguyên và quyền quản lý. - Lôi cuốn sự tham gia của nhiều người vào việc bảo vệ và phát triển. - Củng cố chính quyền địa phương: Chính quyền địa phương phải có đầy đủ những phương tiện để đáp ứng các nhu cầu của nhân dân về cơ sở hạ tầng, thực thi kế hoạch sử dụng đất và luật chống ô nhiễm, cung cấp nước sạch đầy đủ, xử lý nước thải và rác phế thải. - Hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho các hoạt động BVMT của cộng đồng. * Nguyên tắc 8: Tạo ra một khuôn mẫu quốc gia thống nhất, thuận lợi cho việc phát triển và bảo vệ Một xã hội muốn bền vững phải biết kết hợp hài hoà giữa phát triển và bảo vệ môi trường, phải xây dựng được một cuộc sống bền vững trong các cộng đồng. Các chính quyền trung ương cũng như địa phương phải có cơ cấu thống nhất về quản lý môi trường, bảo vệ các dạng tài nguyên. Hiện nay, trên thế giới có hơn 100 cơ quan chuyên trách về công tác bảo vệ môi trường. Bên cạnh hệ thống quyền lực cũng cần phải có luật bảo vệ môi trường một cách toàn diện vì luật là công cụ quan trọng để đảm bảo thực hiện những chính sách, đảm bảo cuộc sống bền vững, bảo vệ và khuyến khích mọi người tuân theo luật pháp. Bài giảng: Môi trường xây dựng Giao thông 114
  26. Trịnh Xuân Báu Trường Đại học Giao thông vận tải Khi luật được ban hành, tất cả mọi người trong xã hội phải nhắc nhở nhau để thi hành. Tất cả các cấp chính quyền dù ở Trung ương hay địa phương phải thực hiện nghiêm túc. Muốn có một cơ cấu quốc gia thống nhất, phải thống nhất kết hợp nhân tố con người, sinh thái và kinh tế. Điều này rất quan trọng đối với việc xây dựng cuộc sống tốt đẹp về mọi mặt. Muốn có chương trình hành động thực sự có hiệu quả, điều quan trọng là phải biết chọn lựa những mục tiêu và chương trình ưu tiên như cơ chế hoạt động thống nhất, chính sách hữu hiệu và hợp pháp để bảo vệ quyền lợi con người, chính sách kinh tế kỹ thuật hợp lý. Hành động ưu tiên: - Ứng dụng một phương pháp tổng hợp khi đề ra chính sách về môi trường, với mục đích bao trùm là tính bền vững: Kết hợp mục tiêu về cuộc sống bền vững cùng với những phạm vi chức trách của cơ quan chính phủ và lập pháp, thành lập một đơn vị quyền lực mạnh đủ khả năng phối hợp việc phát triển và bảo vệ. - Soạn thảo và thực hiện chiến lược về tính bền vững thông qua các kế hoạch của từng khu vực và địa phương. - Đánh giá tác động môi trường và ước lượng về kinh tế của các dự án, các chương trình và chính sách về phát triển. - Đưa những nguyên tắc về một xã hội bền vững vào hiến pháp hoặc các luật cơ bản khác của chính sách quốc gia. - Xây dựng một hệ thống luật môi trường hoàn chỉnh và thúc đẩy để thực hiện bộ luật đó. - Đảm bảo các chính sách, các kế hoạch phát triển, ngân sách và quyết định đầu tư của quốc gia phải quan tâm đầy đủ đến những hậu quả của việc mình làm đối với môi trường. - Sử dụng các chính sách và công cụ kinh tế để đạt đuợc tính bền vững: Chính sách giá cả, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, định giá tài nguyên môi trường, kế toán môi trường quốc gia. Các công cụ kinh tế như: thuế môi trường, giấy phép chuyển nhượng, v.v - Nâng cao kiến thức cơ sở và xút tiến việc phổ biến rộng rãi các thông tin liên quan đến môi trường. * Nguyên tắc 9 : Xây dựng một khối liên minh toàn cầu Như đã nêu trên, muốn bảo vệ môi trường bền vững chúng ta không thể làm riêng lẻ được mà phải có một sự liên minh giữa các nước. Bầu khí quyển và các đại dương tác động qua lại lẫn nhau tạo ra khí hậu trên trái đất, nhiều con sông lớn là Bài giảng: Môi trường xây dựng Giao thông 115
  27. Trịnh Xuân Báu Trường Đại học Giao thông vận tải chung của nhiều quốc gia. Vì vậy, bảo vệ trong sạch của dòng sông là trách nhiệm chung của nhiều nước. Sự bền vững trong mỗi nước luôn luôn phụ thuộc vào các hiệp ước quốc tế để quản lý các nguồn tài nguyên chủ yếu. Do đó, các quốc gia phải nhận thức được quyền lợi chung của mình trong môi trường chung trên trái đất này. Các quốc gia cần tích cực tham gia ký kết và thực hiện các công ước quốc tế quan trọng về môi trường như công ước CITES, công ước bảo vệ tầng ozon, công ước RAMSA, công ước luật biển Hành động ưu tiên: - Đẩy mạnh việc thực hiện những hiệp ước quốc tế hiện có nhằm bảo vệ hệ nuôi dưỡng sự sống và tính đa dạng sinh học như: + Về khí quyển: có công ước Viên bảo vệ tầng ozone và Nghị định thư Montroreal về những tính chất có liên quan đến việc suy giảm tầng ozone. Công ước Giơnevơ về ô nhiễm không khí trên một vùng rộng qua nhiều biên giới. + Về đại dương: Công ước Liên hiệp quốc về luật biển, một loạt các văn kiện quốc tế và khu vực về bảo vệ các đại dương khỏi bị ô nhiễm vì tàu thủy, công ước về đại dương IOM ( International Organization for Migration), về vứt bỏ phế thải (công ước Luân Đôn, Ôslô)v.v . + Về nước ngọt: công ước về vùng bờ của hồ lớn (Canada - Hoa Kỳ), hiệp ước về các dòng sông chung (Ranh, Đanuýp). + Về chất phế thải: công ước Basle về những hoạt động hạn chế chất phế thải độc hại và cách xử lý. Công ước Bamako cấm việc nhập khẩu chất phế thải độc hại vào Châu Phi và kiểm soát việc nhập qua biên giới và quản lý chất phế thải độc hại ở Châu Phi. + Về việc bảo vệ tính đa dạng sinh học: công ước Ramsa về việc bảo vệ những vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt là những vùng sinh sống của chim nước. Công ước liên quan đến bảo vệ di sản thiên nhiên và văn hóa thế giới (UNESCO, Paris), công ước quốc tế về buôn bán các loài có nguy cơ bị tiêu diệt (CITES, Washington), công ước bảo vệ các loài hoang dã di cư. - Ký kết những hiệp ước quốc tế mới để đạt được tính bền vững trên thế giới: về sự thay đổi khí hậu, bảo vệ an toàn các khu rừng thế giới. - Xây dựng một chế độ bảo vệ tổng hợp và toàn diện đối với Châu Nam Cực và Biển Nam Cực. - Soạn thảo,thông qua bản công bố chung và Hiệp ước về tính bền vững. Bài giảng: Môi trường xây dựng Giao thông 116
  28. Trịnh Xuân Báu Trường Đại học Giao thông vận tải - Xóa hẳn những món nợ công, giảm nợ thương mại cho các nước thu nhập thấp để hồi phục sự tiến bộ về kinh tế của họ. - Nâng cao khả năng tự cường của những nước có thu nhập thấp: bãi bỏ hàng rào thương mại cho các nước này về các hàng hóa không liên quan đến môi trường, hỗ trợ và giúp ổn định giá cả hàng hóa, khuyên khích đầu tư. - Tăng cường viện trợ cho sự phát triển, tập trung giúp các nước xây dựng một xã hội và một nền kinh tế bền vững - Nhận thức được giá trị và đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức phi chính phủ trong nước và thế giới: IUCN , UNEP, WWF là những tổ chức bao gồm các thành viên chính phủ và phi chính phủ, đã có những đóng góp xuất sắc trong sự nghiệp bảo vệ môi trường toàn cầu; cần mở rộng phạm vi hoạt động, cũng như gia tăng thêm các tổ chức tương tự. - Tăng cường hệ thống Liên hiệp quốc để trở thành một lực lượng mạnh mẽ đảm bảo cho tính bền vững trên toàn cầu. Bài giảng: Môi trường xây dựng Giao thông 117
  29. Trịnh Xuân Báu Trường Đại học Giao thông vận tải Chương 4: CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRONG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 4.1. Khái niệm tác động môi trường 4.1.1. Khái niệm Các dự án giao thông thường tạo ra các tác động tiêu cực, có tính cục bộ về môi trường, kinh tế và xã hội đối với nhân dân vùng bị di dời và các hệ sinh thái ven đường. Bất cứ một dự án nào trước khi tiến hành cũng phải xác định được khả năng tải của môi trường nhằm tìm ra những tác động có thể chịu đựng được và loại bỏ các tác động gây hậu quả nghiêm trọng. Như vậy, có thể hiểu tác động môi trường là sự thay đổi các điều kiện môi trường hoặc tạo ra các điều kiện môi trường mới và các điều kiện mới này có thể có lợi, có hại, sinh ra trực tiếp hay gián tiếp từ một hay nhiều hoạt động liên quan đến việc thực hiện dự án. Tác động môi trường không phải là các hoạt động ảnh hưởng tới môi trường (việc đào hố móng trụ cầu) mà là những ảnh hưởng môi trường do hoạt động đó gây ra (làm đục dòng nước, gây tiếng ồn, tăng độ bụi ). 4.1.2. Phân loại tác động môi trường Các loại tác động môi trường có thể được phân loại như sau: * Phân loại theo bản chất của tác động: - Tác động trực tiếp: là các tác động sinh ra trực tiếp từ một hay nhiều hoạt động liên quan đến dự án. Ví dụ như việc nạo vét lòng sông làm thay đổi chế độ dòng chảy; quá trình thi công cầu cống: phá bỏ thảm thực vật, thay đổi dòng chảy ngầm, tăng ngập úng, xói mòn cục bộ - Tác động gián tiếp: là các hoạt động (kết quả của) do các tác độn trực tiếp của dự án gây ra. Ví dụ như chuyển đổi sử dụng đất, suy giảm tài nguyên sinh vật. Các tác động gián tiếp thường khó phát hiện nhưng gây ra các hậu qủa lớn hơn so với tác động trực tiếp. * Phân loại theo tính chất thời gian của tác động: - Tác động tạm thời: là các hoạt động chỉ có tính chất nhất thời, xảy ra trong thời gian ngắn. Ví dụ như việc thi công móng trụ cầu làm dòng nước đục, gây ra tiếng ồn Bài giảng: Môi trường xây dựng Giao thông 118
  30. Trịnh Xuân Báu Trường Đại học Giao thông vận tải trong một khoảng thời gian nhất định. Các tác động tạm thời thường ít gây nguy hiểm hơn các tác động lâu dài. - Tác động lâu dài: là các tác động xảy ra trong thời gian dài, từ khi thực hiện dự án cho đến khi dự án kết thúc và cả quá trình hoạt động sau dự án. Ví dụ như tiếng ồn và khói bụi gây ra bởi các phương tiện giao thông vận tải của một con đường cao tốc. * Phân loại theo kết quả của tác động: - Tác động tích cực: là các tác động có lợi cho môi trường, được sinh ra do quá trình thực hiện dự án. Thường là các tác động tích cực đối với môi trường nhân văn như tạo công ăn việc làm, giảm tai nạn giao thông, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, vv - Tác động tiêu cực: là các tác động có hại, gây bất lợi cho môi trường; ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí, nguồn nước 4.1.3. Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) a. Khái niệm ĐTM Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là một cách tiếp cận mới trong quản lý môi trường được các nhà môi trường trên Thế giới đưa ra trong những năm thập kỷ 70 của thế kỷ trước. Đến nay, ĐTM đã có những bước phát triển đáng kể và đã trở thành một bộ môn khoa học riêng được nhiều người quan tâm nghiên cứu để tiếp tục phát triển và hoàn thiện. Dưới các góc độ khác nhau, người ta đã đưa ra các khái niệm, định nghĩa khác nhau về ĐTM. Tại điều 3, chương I, Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam (2005) qui định rõ: "Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó". b. Mục đích, vai trò và ý nghĩa của ĐTM * Mục đích của ĐTM - Góp thêm tư liệu khoa học cần thiết cho việc quyết định hành động phát triển của một dự án. - ĐTM xem xét nhiều phương án thực hiện khác nhau của các hoạt động phát triển. Đối chiếu, so sánh và phân tích những thuận lợi hoặc khó khăn của hoạt động đó. Từ đó kiến nghị lựa chọn phương án tối ưu. - ĐTM giúp cho công tác xây dựng đường lối, chiến lược, qui hoạch, kế hoạch bảo vệ môi trường. Bài giảng: Môi trường xây dựng Giao thông 119
  31. Trịnh Xuân Báu Trường Đại học Giao thông vận tải - ĐTM theo dõi các diễn biến môi trường bị tác động theo dự báo ban đầu sau khi dự án đi vào hoạt động. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra bằng các hoạt động quan trắc, giám sát môi trường định kỳ và đề xuất điều chỉnh kịp thời. * Vai trò của ĐTM - Vai trò định hướng: ĐTM có tác dụng định hướng cho các cơ quan quản lý nhà nước, các chủ đầu tư quan điểm chính xác về một dự án phát triển và xây dựng KCNTT trên mọi mặt trong đó tác động môi trường như một bộ phận cấu thành của dự án. - Vai trò hỗ trợ: ĐTM có tác dụng hỗ trợ cho dự án trong việc chọn địa điểm, chọn quy trình công nghệ thích hợp sao cho phát huy tăng cừơng mặt tác động tích cực của dự án và hạn chế tác động tiêu cực của dự án tới môi trường tự nhiên và xã hội. - Vai trò dự báo: ĐTM giúp cho các nhà quản lý phòng ngừa trước những tác động đến môi trường sẽ có thể xảy ra trong tương lai. Từ đó có các biện pháp hữu hiệu có thể ngăn chặn những thảm hoạ có thể xảy ra. * Ý nghĩa của ĐTM ĐTM là một công cụ kết hợp chặt chẽ với kế hoạch bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường. Nó chính là một “dự án trong dự án”, cụ thể như sau: - ĐTM chỉ ra những tác động có thể cả mặt tích cực lẫn tiêu cực của một dự án. Khi đã có thông tin đầu vào về các chỉ tiêu hoạt động của một dự án, ĐTM sẽ chỉ ra được các kết quả tác động về mặt môi trường bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường sống của con người. Sự tác động này bao gồm cả ngắn hạn và dài hạn. - ĐTM cung cấp cho dự án đã trình bày khả năng giảm nhẹ hoặc bù đắp những tác động tiêu cực của dự án, giảm thiểu sự phá huỷ môi trường tới mức thấp nhất. Lựa chọn hoặc hiệu chỉnh dự án hoặc tăng cường bảo vệ môi trường bằng các biện pháp giảm số lượng và mức độ tác động tiêu cực, tăng cường và nâng cao những tác động tích cực. - ĐTM sẽ đưa ra giải pháp đo mức độ thực thi dự án trên phương diện bảo vệ môi trường. ĐTM sẽ cung cấp một chương trình quan trắc cho việc tác động của dự án đến môi trường. - ĐTM chia ra làm hai nhiệm vụ khảo sát môi trường ban đầu và đánh giá tác động môi trường. Việc khảo sát môi trường cung cấp cho dự án toàn bộ những thông tin về môi trường của vùng dự án tác động tới mà trong ĐTM chi tiết sẽ phải trình bày. Nhiệm vụ ĐTM là phải đánh giá đầy đủ, chi tiết các thành phần môi trường của vùng lập dự án, dự báo các ảnh hưởng có thể có khi dự án bắt đầu thi công hoặc đi vào vận hành. Bài giảng: Môi trường xây dựng Giao thông 120
  32. Trịnh Xuân Báu Trường Đại học Giao thông vận tải c. Nội dung ĐTM Đánh giá tác động môi trường phải gắn liền với các dự án đầu tư, các kế hoạch, chính sách phát triển vùng hoặc khu vực. Đánh giá tác động môi trường là một yêu cầu cần phải có khi xét duyệt một dự án, đồng thời nó cũng là một quá trình liên tục thông qua chu kỳ dự án. Nội dung ĐTM cụ thể phụ thuộc vào nội dung và tính chất của các dự án phát triển hay các công trình xây dựng. Các hoạt động phát triển tác động vào các yếu tố môi trường đòi hỏi các yêu cầu và mức độ khác nhau. Tuỳ thuộc tính chất của dự án mà chúng ta xây dựng nội dung ĐTM phù hợp. Nội dung chính thức của ĐTM là bản báo cáo ĐTM. Các nội dung trong báo cáo bao gồm: - Mô tả sơ lược về dự án: mục tiêu, nội dung hoạt động, tiến độ thực hiện của dự án, lợi ích kinh tế - xã hội của dự án. - Mô tả địa điểm nơi thực hiện dự án. - Xác định phạm vi tác động (điều kiện biên) và ảnh hưởng môi trường của dự án. - Mô tả hiện trạng tài nguyên và môi trường nơi thực hiện dự án. - Đánh giá những tác động tới môi trường (đất, nước, không khí, hệ sinh thái ) có thể xảy ra trong và sau khi thực hiện dự án. - Dự báo những biến đổi các nhân tố môi trường xảy ra trong quá trình thực hiện và đi vào hoạt động của dự án. - Đề xuất các giải pháp giảm thiểu, phòng tránh, điều chỉnh và xử lý. - Dự báo và đánh giá rủi ro. - Đánh giá tác động xã hội. - Phân tích lợi ích, chi phí mở rộng mà dự án đem lại. - So sánh, đối chiếu các phương án hoạt động khác nhau. - Kết luận và kiến nghị chương trình quản lý và quan trắc môi trường từ khi dự án bắt đầu thực hiện đến thời kỳ vận hành lâu dài sau này của dự án. Nội dung và kết quả của báo cáo ĐTM được chuyển lên cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt. d. Mối quan hệ giữa ĐTM và chu kỳ dự án Mối quan hệ của các bước dự án và ĐTM cũng như sơ đồ đánh giá ĐTM và chu kỳ dự án được mô tả tại hình 4.1 dưới đây: Bài giảng: Môi trường xây dựng Giao thông 121
  33. Trịnh Xuân Báu Trường Đại học Giao thông vận tải Ý đồ dự án Khả thi về Chấp nhận được về Khả thi về Chuẩn bị dự án kỹ thuật môi trường kinh tế Xem xét có cần (Không cần đánh giá về Cần (EIA) xem xét về môi trường? môi trường) (Cần đánh giá sơ bộ) (IEE) Chuẩn bị đánh giá sơ Nghiên cứu tiền bộ (IEE) khả thi (IEE Xem xét IEE không đạt) (IEE đạt, cần làm tiếp EIA) Nghiên cứu khả thi Chuẩn bị báo cáo EIA (Báo Thẩm định báo cáo EIA cáo EIA không đạt) Báo cáo EIA đạt yêu cầu Cơ quan môi trường tán thành Dự án được duyệt về mặt môi trường Giám sát môi trường Thực hiện dự án (Thiết kế, (trong khi thực hiện) thi công vận hành) Ghi chú: IEE - Đánh giá sơ bộ EIA - Đánh giá tác động môi trường Hình 4.1. Sơ đồ khối về các bước của dự án và ĐTM Quá trình nghiên cứu và đánh giá các tác động môi trường trong các giai đoạn và chu kỳ của dự án xây dựng công trình giao thông đều phải thực hiện qua 5 giai đoạn và được trình bày theo sơ đồ dưới đây (hình 4.2). Bài giảng: Môi trường xây dựng Giao thông 122
  34. Trịnh Xuân Báu Trường Đại học Giao thông vận tải Giai đoạn Xác định xác chỉ tiêu cơ bản Nghiên cứu tiền khả thi Giai đoạn Đánh giá môi trường sơ bộ Nghiên cứu khả thi Giai đoạn Đánh giá môi trường chi tiết thiết kế Giai đoạn Thực hiện các biện pháp phòng Thi công ngừa, kiểm tra, giám sát môi trường Giai đoạn Vận hành, sửa Kiểm tra, giám sát môi trường, phát chữa, bảo dưỡng hiện các tác động mới Hình 4.2. Chu kỳ của một dựa án và các yêu cầu thực hiện ĐTM 4.2. Các tác động môi trường của dự án xây dựng đường bộ và đường sắt Các công trình giao thông đường bộ và đường sắt thường kéo dài dọc theo một vùng lãnh thổ rộng lớn, có thể lên tới hàng nghìn km, đi qua những vùng sinh thái khác nhau, có mật độ dân cư và mức độ phát triển kinh tế khác nhau. Quá trình xây dựng đường bộ và đường sắt thường kéo dài nhiều năm tuỳ theo quy mô của dự án và thu hút nhiều tổ chức, lực lượng lao động lớn gồm nhiều thành phần tham gia. Trong khi đó sự hiểu biết và ý thức bảo vệ môi trường của mỗi tổ chức, mỗi lực lượng lao động cũng khác nhau. Những ảnh hưởng chính của hoạt động xây dựng và khai thác hạ tầng giao thông vận tải đến môi trường cần phải được quan tâm là: - Ảnh hưởng tới môi trường kinh tế - xã hội như: tái định cư, thay đổi hoàn cảnh và điều kiện sống của con người, xâm phạm di tích lịch sử văn hoá, - Ảnh hưởng đến môi trường sinh thái như: chặt phá rừng, thay đổi cảnh quan, ảnh hưởng tới cuộc sống của động vật hoang dã, tắc nghẽn dòng chảy, úng ngập cục bộ, sạt lở đất, - Ảnh hưởng đến chất lượng môi trường không khí, đất, nước do ô nhiễm khí thải, bụi, tiếng ồn, rung động, Những ảnh hưởng đến môi trường trong quá trình xây dựng thường mang tính tạm thời, còn những ảnh hưởng trong quá trình khai thác thường mang tính lâu dài. Bài giảng: Môi trường xây dựng Giao thông 123
  35. Trịnh Xuân Báu Trường Đại học Giao thông vận tải Các nguồn gây tác động có khả năng phát sinh các loại chất thải (rắn, lỏng, khí) cũng như các loại chất thải khác trong quá trình thực hiện dự án đều có trong ba giai đoạn: Giai đoạn giải phóng mặt bằng, giai đoạn thi công và giai đoạn vận hành công trình. 4.2.1. Tác động trong giai đoạn giải phóng mặt bằng * Tác động đến môi trường không khí do bụi và khí độc: Phát sinh khí, bụi trong quá trình phá dỡ các công trình xây dựng và vận chuyển phế thải. Nguồn gây ra bụi lớn nhất là do các hoạt động phá dỡ công trình, vận chuyển các nguyên vật liệu, phế thải. Nguồn gây ra khí độc hại chủ yếu do xe chở chất thải. * Tác động đến tiếng ồn và rung động: Nguồn gây ra tiếng ồn chính là do các hoạt động phá dỡ, do các phương tiện phá dỡ làm việc và xe chở chất thải đi lại. Tuy nhiên do khối lượng công trình phải phá dỡ không nhiều nên tác động này không lớn lắm. * Tác động đến môi trường nước: Chủ yếu là nước thải bề mặt, do nước mưa cuốn theo các chất thải trong khu vực phá dỡ và nước thải bị ứ đọng, tràn trên bề mặt do hệ thống thoát nước bị phá dỡ. * Tác động đến môi trường đất: Trong quá trình phá dỡ các công trình xây dựng sẽ gây tác động đến môi trường đất trong khu vực như làm hư hại lớp đất bề mặt; tạo ra một lượng lớn chất thải rắn xây dựng, sinh hoạt và các rác thải khác; nước thải bị ứ tắc ngấm xuống đất làm ô nhiễm đất. * Tác động đến thảm thực vật trong khu vực trên đường chủ yếu là các khu vực canh tác nông nghiệp của người dân dọc theo tuyến đường thi công. * Các tác động khác: Việc di chuyển hệ thống kỹ thuật hạ tầng sẽ làm gián đoạn việc cấp điện, gián đoạn thông tin Ngoài ra trong quá trình phá dỡ giải phóng mặt bằng có nguy cơ xảy ra sự cố từ công tác phá dỡ, làm ảnh hưởng đến hoạt động giao thông trong khu vực, ảnh hưởng đến cảnh quan khu vực thực hiện dự án. * Tác động đến môi trường xã hội: Việc đền bù giải phóng mặt bằng vẫn gây xáo trộn tạm thời cuộc sống của cộng đồng dân cư trong khu vực giải toả. An ninh trật tự xã hội trong quá trình di dời và thu hồi đất đai cũng sẽ gặp phải những khó khăn do sự phản đối của một số hộ dân khi phải di dời, sự không hài lòng với chế độ đền bù. 4.2.2. Tác động trong giai đoạn thi công công trình a. Ô nhiễm môi trường không khí * Ô nhiễm do các khí độc: - Ô nhiễm không khí do hoạt động của các thiết bị thi công và phục vụ thi công bao gồm nguồn cố định là các hoạt động của các xe cơ giới chuyên chở vật liệu gồm Bài giảng: Môi trường xây dựng Giao thông 124
  36. Trịnh Xuân Báu Trường Đại học Giao thông vận tải đất, đá, ximăng, nhựa đường, và nguồn tương đối cố định là các khu mỏ khai thác vật liệu, trạm trộn bê tông, nhựa, các máy đóng cọc, máy khoan, xe lu Quá trình thi công làm tăng nồng độ thành phần một số khí độc hại như CO, SO2, NOx, Hydrocacbon - Ô nhiễm không khí do đốt các chất thải có chứa dầu mỡ, hoá chất; - Ô nhiễm không khí từ các khu vực đốt nhựa đường; vv * Ô nhiễm do bụi: Việc vận chuyển vật liệu cũng phát sinh ra bụi, phạm vi ảnh hưởng có thể lên tới 50m từ các địa điểm vận chuyển. Nguồn gây bụi chủ yếu là từ: - Các xe tải chở đất ra vào do bụi bẩn dính trên các lốp xe, bụi do ma sát giữa lốp xe với mặt đường, nguyên vật liệu bị rơi vãi; - Hoạt động của các ô tô vận chuyển sẽ làm các tuyến đường bị bụi bẩn vào những ngày nắng ráo và bị bùn lầy vào những ngày mưa; - Bụi từ hoạt động xây dựng phát sinh khi: phá dỡ, đào đắp, san lấp và sử dụng vật liệu; Lượng bụi do các phương tiện vận chuyển gây ra phụ thuộc vào loại đường đi (đường đã xây dựng hoặc đường tạm), ngoài ra nó còn phụ thuộc vào số lần đi lại, tốc độ trung bình của xe, tải trọng xe, số bánh xe cho mỗi xe, tính chất mặt đường và độ ẩm của đường Đối tượng chịu tác động chính là cộng đồng dân cư sống gần khu vực thi công tuyến đường và những người tham gia giao thông. * Ô nhiễm tiếng ồn: Trong giai đoạn xây dựng, khu vực thi công và những vùng lân cận sẽ bị tác động bởi tiếng ồn. Theo Cục Đường bộ, mức ồn phát sinh từ các máy móc thiết bị xây dựng được trình bày theo bảng 4.1 dưới đây. Bảng 4.1. Mức ồn phát sinh từ các máy móc, thiết bị xây dựng (dBA) Mức ồn ở vị trí cách Quy định của Cơ quan dịch vụ Loại máy móc, thiết bị thiết bị 15m công cộng Hoa Kỳ Xe lu 72 - 88 75 Máy đóng cọc 90 - 104 95 Búa máy và máy khoan 76 - 99 75 Xe tải 70 - 99 75 Máy cẩu 72 - 96 75 Bài giảng: Môi trường xây dựng Giao thông 125
  37. Trịnh Xuân Báu Trường Đại học Giao thông vận tải Máy san ủi đất 77 - 95 75 - 80 Xe trải bê tông nhựa asphalt 88 - 92 80 Máy trộn bê tông 71 - 90 75 Máy phát điện 70 - 82 75 Máy đầm rung 70 - 80 75 Đối tượng chịu tác động trực tiếp của tiếng ồn do hoạt động thi công là cộng đồng dân cư xung quanh, những người tham gia giao thông và công nhân thi công công trình. * Ô nhiễm rung động: Nguồn gây rung động trong giai đoạn xây dựng chủ yếu là từ các máy móc và xe chở vật liệu và phế thải. Ngoài ra, rung động còn do các hoạt động thi công và phục vụ thi công như nổ mìn, đóng ép cọc, khoan đào, san lấp, Bảng 4.2. liệt kê các nguồn gây rung động của một số loại máy móc điển hình. Việc sử dụng các xe tải nặng để vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng và các thiết bị máy móc nêu trên sẽ không chỉ gây ô nhiễm tiếng ồn mà còn tạo ra một độ rung tại khu vực thi công cũng như tại các khu vực lân cận. Nhưng các tác động này chủ yếu xảy ra trên bề mặt và tốc độ làn truyền không cao nên ảnh hưởng của rung đến môi trường là nhỏ và không đáng kể. b. Ô nhiễm môi trường nước Trong quá trình thi công sẽ làm thay đổi dòng chảy bề mặt, gây hiện tượng úng ngập cục bộ, ảnh hưởng trực tiếp tới các dòng chảy của hệ thống kênh mương trên tuyến đường thi công. Tuyến đường tác động trực tiếp đến dòng chảy, làm gián đoạn thậm chí làm thay đổi dòng chảy trong thời gian thi công. Việc san lấp đất sẽ gây ách tắc và làm thay đổi dòng chảy. Đặc biệt là khi thi công nền đường vào mùa mưa bão, có thể gây ngập lụt cục bộ cho từng vùng. Bảng 4.2. Mức độ rung động của một số máy móc xây dựng điển hình Mức độ rung động tham khảo (theo hướng thắng đứng Z, dB) TT Loại máy móc Cách nguồn gây rung Cách nguồn gây rung động 10 m động 30 m 1 Máy đào đất 80 71 2 Máy ủi đất 79 69 3 Xe vận chuyển hạng nặng 74 64 4 Xe lăn 82 71 5 Máy khoan - trát 63 / 6 Máy nén khí 81 71 Bài giảng: Môi trường xây dựng Giao thông 126
  38. Trịnh Xuân Báu Trường Đại học Giao thông vận tải 7 Máy đào bằng hơi 85 73 8 Máy đóng cọc chạy bằng 98 83 9 Máy đóng cọc bằng rung chấn 93 83 Các tác nhân gây ô nhiễm bao gồm: - Nước mưa chảy tràn gây xói lở mang theo đất đá, chất thải chứa dầu, chất thải sinh hoạt của công nhân gây hiện tượng bồi lấp, ô nhiễm các dòng chảy mặt và lưu vực trong khu vực thi công; - Đất dùng để đắp nền đường có thể bị lẫn các hóa chất, sâu bệnh gây ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước và cây trồng; - Chất lượng nước bị thay đổi là do tăng hàm lượng các chất vô cơ như bụi, chất lơ lửng, gây đục; - Các hiện tượng úng ngập cục bộ là nguyên nhân dẫn đến việc thay đổi chất lượng nước mặt và nước ngầm; Các tác động môi trường nước do thi công công trình giao thông: - Nước thải trong giai đoạn xây dựng phát sinh bởi công tác đào đắp đất, rửa các máy móc xây dựng và ô tô vận chuyển, nước thải sinh hoạt từ các lán trại công nhân và nước thải bề mặt khác từ xói mòn đất, tích tụ chất thải xây dựng do san ủi và bồi lấp. - Do công nhân thường ở trong các khu nhà tạm, thiếu thốn các điều kiện vệ sinh cần thiết nên nước thải nói riêng và chất thải sinh hoạt nói chung thường có ảnh hưởng rất xấu tới môi trường sống và môi trường nước xung quanh. - Các hoạt động thi công làm xáo trộn mặt đất, biến đổi địa hình. Việc đào đắp làm rãnh, tạo taluy đều trực tiếp làm thay đổi chế độ dòng chảy và chất lượng nước. Tại các dòng chảy gần nơi công trường thi công, hàm lượng chất lơ lửng trong nước có thể tăng cao gấp 10 lần so với bình thường. - Chất thải chứa dầu mỡ là nguy cơ lớn nhất gây ô nhiễm nguồn nước mặt. Việc tập trung các loại máy móc thi công và phương tiện vận tải là nguyên nhân chính gây ô nhiễm dầu mỡ. - Nước mặt bị ô nhiễm ngấm xuống đất sẽ gây ra ô nhiễm nước ngầm. Bên cạnh đó, quá trình thi công, đào hố, khoan gây thủng tầng đất mặt, tạo ra sự trao đổi trực tiếp giữa nước mặt và nước ngầm dẫn đến ô nhiễm nước ngầm. Nhìn chung, mức độ ảnh hưởng của hoạt động này phụ thuộc vào việc tuân thủ nguyên tắc thi công và sẽ được giảm thiểu nếu các nguyên tắc đó được thực hiện nghiêm túc. Bài giảng: Môi trường xây dựng Giao thông 127
  39. Trịnh Xuân Báu Trường Đại học Giao thông vận tải c. Ô nhiễm môi trường đất - Trong thời gian thi công, dải đất hai bên tuyến đường bị ảnh hưởng như: phần nền cũ bị bóc đi để làm mới, đất đá đào lên có lẫn cả vật liệu làm đường sẽ che phủ đất canh tác hai bên tuyến đường, và khu vực lân cận. Đất canh tác khi bị xáo trộn lên dễ bị biến thành đất sỏi đá, không còn trồng trọt được nữa và phải bỏ hoang. Ngoài ra, vật liệu để làm cầu đường như bêtông, cát, sỏi hoặc nhựa đường bị rơi vãi xuống hai bên tuyến đường cũng gây tác hại lớn tới đất trồng. - Bên cạnh đó, môi trường đất có thể bị nhiễm bẩn, thoái hoá bởi chất thải sinh học, chất thải rắn, dầu mỡ của máy móc thi công; bị xáo trộn bề mặt tại khu vực công trường xây dựng; - Lượng chất thải lớn nhất là cát, đá, sỏi, đất nhiễm dầu, không còn sử dụng được nữa. Việc đổ thải bừa bãi các phế liệu này thường gây cản trở cho việc đi lại và gây lãng phí. Do đó phải có khu vực tập kết phân loại riêng cho từng loại. Các phế thải cần phải được tái sử dụng, không nên dồn xuống hai bên tuyến đường vì dễ gây ô nhiễm cho đất nông nghiệp. - Chất thải do sinh hoạt của công nhân xây dựng thường gây ô nhiễm môi trường đất và nước. - Loại chất thải phổ biến là dầu mỡ bôi trơn đã qua sử dụng. Khi thay dầu mỡ bôi trơn mới cho các phương tiện vận tải và máy móc thi công thì dầu thải phải được thu gom để đưa đi xử lý. Nếu đổ xuống nền đường hoặc đổ ra khu vực xung quanh sẽ gây ra ô nhiễm môi trường đất và nước nghiêm trọng. d. Tác động đến hệ sinh thái khu vực - Phá huỷ hoặc gây thiệt hại cho hệ thực vật, động vật và hệ sinh thái khu vực nói chung. Đặc biệt gây ảnh hưởng tới các hệ sinh thái nhạy cảm, các loài động, thực vật đang bị đe doạ tuyệt diệt. - Việc xây dựng các tuyến đường mới sẽ lấn chiếm dần các khu vực đất dành để trồng cỏ, cây xanh và các bụi cây. Các tuyến đường trồng cây xanh sẽ bị ảnh hưởng theo nhiều mức khác nhau. Đặc biệt, sẽ có một số lượng lớn cây bị chặt đi để phục vụ cho việc mở rộng đường và xây dựng các tuyến đường mới. Điều này làm thay đổi hệ sinh thái và cảnh quan khu vực. e. Tác động đến đời sống kinh tế - xã hội và sức khoẻ con người - Tác động đến quá trình sử dụng đường: Chia cắt các đường giao thông ngang đã có sẵn khi thi công, gây ách tắc, tai nạn giao thông. Bài giảng: Môi trường xây dựng Giao thông 128
  40. Trịnh Xuân Báu Trường Đại học Giao thông vận tải - Tác động đến quá trình sử dụng nước: Cản trở sự cung cấp nước, gây ảnh hưởng tới chất lượng nước, làm gián đoạn, suy thoái nguồn nước. - Tác động đến quá trình tái định cư của người bị di chuyển: Việc lấy đất để xây dựng các tuyến đường mới buộc người có liên quan phải mất đất một phần hoặc toàn bộ, dẫn đến phải di chuyển khỏi chỗ sinh sống cũ. Điều đó gây mất nhà ở, tài sản, thiết bị công cộng, mất các địa điểm văn hoá, thương mại. Do vậy cần phải có những biện pháp đền bù và khôi phục phù hợp. - Tác động đến hoạt động nông nghiệp, thuỷ lợi: Sự chuyển đổi đất nông nghiệp thành đất xây dựng công trình giao thông làm thu hẹp đất canh tác của nông dân (1km đường ôtô trung bình chiếm khoảng 3 ha đất). Các hoạt động thi công sẽ gây cản trở các hoạt động trong canh tác nông nghiệp. Làm thay đổi, gián đoạn hệ thống cung cấp nước tưới tiêu. - Tác động đến quá trình khai thác tài nguyên: Khai thác các nguồn nguyên vật liệu phục vụ thi công không hợp lý gây cạn kiệt tài nguyên, ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường. - Tác động đến các giá trị văn hoá, lịch sử: Lấn đất, gây ảnh hưởng đến các công trình văn hoá, lịch sử gần đường giao thông. - Tác động đến sức khoẻ người lao động và cộng đồng dân cư khu vực thi công: Quá trình thi công công trình sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ của cán bộ, công nhân thi công trên công trường và tới dân cư địa phương do ô nhiễm không khí, nước, tiếng ồn và rung động (Hiện nay, toàn ngành GTVT có khoảng 30 vạn công nhân, trong đó có 25% làm việc trong môi trường độc hại. Một số bệnh nghề nghiệp thường gặp như: bệnh bụi phổi Silic, điếc, ). - Quá trình thi công tuyến đường cũng sẽ gây cản trở tạm thời giao thông trong khu vực gây ra những trở ngại cho các hoạt động kinh tế địa phương. Tuy nhiên, những ảnh hưởng này chỉ xảy ra trong thời gian ngắn. - Việc tập trung số lượng lớn công nhân tham gia thi công và sinh hoạt của họ cũng có thể gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh xã hội của địa phương, làm xáo trộn phong tục, tập quán sinh hoạt hàng ngày của một bộ phận dân cư trong khu vực thực hiện dự án. - Bên cạnh đó còn có thể phát sinh các tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè, đánh lộn Có thể sẽ xuất hiện mâu thuẫn giữa nhân dân địa phương và đội ngũ công nhân trên công trường. Việc lây lan các bệnh truyền nhiễm từ công nhân sang người dân địa phương và ngược lại cũng có thể xảy ra. Bài giảng: Môi trường xây dựng Giao thông 129
  41. Trịnh Xuân Báu Trường Đại học Giao thông vận tải 4.2.3. Tác động trong quá trình khai thác a. Tác động tới môi trường tự nhiên - Mật độ và tốc độ phương tiện giao thông tăng lên sẽ gây ra các vấn đề như tăng mức ồn và rung động; mất an toàn giao thông, ô nhiễm không khí, nước và đất. - Vấn đề sử dụng đất: Sau khi tuyến đường được cải tạo xong, cần phải trả lại không gian và mặt bằng hai bên đường. Tuyến đường mới hoàn tất sẽ tạo ra giá trị sử dụng đất bên đường cao lên nhiều lần. Các diện tích này có thể được sử dụng để xây dựng các công trình phục vụ du lịch, sửa chữa, ăn uống, xây dựng văn phòng làm việc hay nhà máy mới - Tác động đến hệ thống thuỷ văn: Khi cải tạo xong tuyến đường, hệ thống thuỷ văn chắc chắn sẽ được cải thiện hơn, vì thế việc úng lụt cục bộ tại từng đoạn đường sẽ được cải thiện tốt hơn. Điều này gây cho người dân hai bên đường chủ động hơn trong canh tác nông nghiệp. - Tác động tới chất lượng nước: Tuyến đường sau khi thi công và đưa vào sử dụng sẽ có mật độ phương tiện vận tải cao, điều đó gây tác động xấu tới môi trường nước mặt hai bên tuyến đường. Các chất thải (đặc biệt là các loại xăng, dầu, mỡ ) do sự cố giao thông hoặc rơi vãi trên đường sẽ gây ô nhiễm cho nước mặt, gây ô nhiễm đất và nước ngầm. Một vấn đề khác là sau khi tuyến đường hoàn thành, các khu dân cư mới cũng hình thành và sẽ gây ô nhiễm nguồn nước bởi nước thải và rác thải sinh hoạt. - Tác động đến chất lượng không khí, tiếng ồn và rung động: Sau khi tuyến đường được đưa vào khai thác, số lượng phương tiện vận tải sẽ tăng lên theo thời gian. Do đó, chất lượng không khí, tiếng ồn và rung động tại khu vực dự án sẽ xấu đi so với hiện tại. - Tác động đến hệ động thực vật: Trong quá trình khai thác đường bộ, đường sắt. Các vấn đề ô nhiễm, sự cố môi trường xảy ra sẽ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hệ động thực vật hai bên đường và trong khu vực lân cận. - Xói mòn đất: cũng là một vấn đề trong khai thác đường bộ. Điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng và tác động đến hệ sinh thái trong vùng. Đặc biệt là các ảnh hưởng xói mòn do lũ lụt gây ra cho tuyến đường. b. Tác động tới môi trường kinh tế - xã hội Sau khi tuyến đường mới được đưa vào khai thác sử dụng, chất lượng giao thông cũng như chất lượng môi trường khu vực được cải thiện đáng kể , kéo theo một loạt các tác động tích cực về mặt kinh tế xã hội như : - Cải thiện môi sinh tại khu vực; Bài giảng: Môi trường xây dựng Giao thông 130
  42. Trịnh Xuân Báu Trường Đại học Giao thông vận tải - Giá thành đất dọc hai bên đường mới được xây dựng sẽ tăng nhanh do việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất; - Giao lưu kinh tế ở khu vực tăng nhanh; - Tốc độ đô thị hoá được đẩy mạnh; - Vấn đề an toàn giao thông: Tuyến đường hoàn thành sẽ góp phần làm tăng lưu lượng dòng xe, tốc độ của xe cũng sẽ tăng lên do vậy vấn đề an tòan giao thông cũng cần được chú ý. 4.3. Các tác động môi trường của dự án xây dựng cầu cống Quá trình thi công và khai thác các công trình vượt sông có ảnh hưởng lớn đến môi trường nước và có thể làm đảo lộn các điều kiện tự nhiên trên địa bàn. Do khi thi công xây dựng dòng nước có thể rơi vào tình trạng mất cân bằng, làm xuất hiện những biến đổi về mặt vật lý, sinh học và có thể làm biến đổi cả khung cảnh sống của con người. Thông thường cầu lớn và cầu trung được sử dụng để vượt qua các dòng nước có lưu lượng lớn; cầu nhỏ và cống được dùng để vượt qua các dòng nước có lưu lượng nhỏ. Các ảnh hưởng đến môi trường của việc xây dựng cầu cũng tương tự như khi xây dựng đường bộ. Ngoài ra, còn một số tác động đặc trưng khác, cụ thể: - Đe doạ đến sự ổn định của sông, suối. Điều đó làm ảnh hưởng đến các hệ sinh thái thuỷ vực và thực vận gần bờ; - Gây xói lở bờ sông do dòng chảy bị thay đổi; - Thay đổi cao trình của lòng sông do xói mòn/bồi lấp các vật liệu, đất đá ở lòng sông; - Thay đổi chế độ thuỷ văn của dòng chảy; - Gây hiện tượng lắng đọng bùn cát và tích tụ rác trong lòng sông, suối; - Làm đục và gây ô nhiễm nước sông, suối; Các tác động cụ thể đối với các loại cầu cống như sau: 4.3.1. Các tác động môi trường khi thi công cầu lớn và cầu trung - Máy móc thi công hoạt động ở khu vực sát mép nước sẽ gây nhiễu loạn dòng nước ở các bờ sông; - Việc phá dỡ lớp cây cỏ và lớp đất màu sẽ làm mất thảm thực vật, trôi các trầm tích và các chất hữu cơ xuống nước, gây nhiễu loạn dòng chảy, tắc nghẽn dòng chảy, ảnh hưởng tới các loài thuỷ sinh vật; Bài giảng: Môi trường xây dựng Giao thông 131
  43. Trịnh Xuân Báu Trường Đại học Giao thông vận tải - Việc nổ mìn dưới nước sẽ gây mất ổn định trong mặt cắt ngang của dòng nước, tạo ra các mảnh vụn và các hạt trầm tích, gây hại cho các loài thuỷ sinh vật và hệ sinh thái thuỷ vực; - Việc làm đê quai có thể gây xói lở, lắng đọng; - Chất thải trong quá trình thi công rơi xuống nước gây tắc nghẽn dòng chảy, ô nhiễm nước và gây hại tới các loài thuỷ sinh vật (xi măng, vữa, xăng dầu, ); - Trong một số trường hợp thi công cầu, sinh hoạt của dân cư trong khoảng cách 10km về phía hạ lưu của công trường sẽ bị ảnh hưởng. Việc đánh bắt thuỷ sản cũng như sử dụng nước sông cho sinh hoạt sẽ là những vấn đề cần xem xét khi xây dựng cầu; - Việc đào hầm để xây dựng hầm cầu đường bộ sẽ gây ra chấn động, ảnh hưởng đến nước ngầm, gây ô nhiễm không khí trong hầm và dễ xảy ra tai nạn lao động. Trong quá trình khai thác cầu, các tác động môi trường có thể xảy ra như: - Quá trình thi công công trình vượt dòng nước đã làm cho lòng sông trở thành không ổn định. Vì vậy, trong quá trình khai thác, sự xói lở lòng sông tiếp tục diễn ra. - Sự xói mòn bờ đưa trầm tích vào dòng chảy và làm biến đổi tuyến dòng; - Rác rưởi, mảnh vụn tập trung quanh trụ, mố cầu gây cản trở dòng chảy, ảnh hưởng đến chế độ thuỷ văn; - Việc sơn, cạo gỉ sơn làm rơi rớt các chất hoà tan, sơn đã hoà chế, chất tẩy gỉ, sơn chống gỉ xuống dòng nước, gây ô nhiễm nước; 4.3.2. Các tác động môi trường khi thi công cầu nhỏ và cống Các cầu nhỏ và cống chỉ có ảnh hưởng cục bộ một vùng nhỏ quanh khu vực công trình. Tuy nhiên, vì số lượng cầu nhỏ và cống chiếm đến 90% tổng số công trình trên một tuyến đường nên ảnh hưởng của cầu nhỏ và cống cũng là vấn đề đáng quan tâm. Các tác động cũng tương tự như khi xét tuyến đường, cầu nói chung. Ngoài ra cần lưu ý thêm một số tác động như sau: - Cầu nhỏ thường không được tính toán một cách chính xác và đầy đủ về mặt thủy văn và thuỷ lực. Do đó, những thiếu sót thiết kế khẩu độ thoát nước không đủ hay sai lầm khi thiết kế mà bỏ qua việc gia cố lòng suối, gia cố sân trước và sân sau của các cống, cũng như sai lầm khi chọn vị trí, khi bố trí góc chéo của cầu nhỏ, của cống không hợp lý đều có thể tăng thêm tác động xấu đến môi trường; - Hiện tượng ứ dềnh ở thượng lưu cầu nhỏ làm ngập diện tích đất canh tác nông nghiệp (chủ yếu là đất lúa nước) vốn đã ít ỏi của các bản làng miền núi, ảnh hưởng xấu tới môi trường kinh tế - xã hội trong vùng; Bài giảng: Môi trường xây dựng Giao thông 132
  44. Trịnh Xuân Báu Trường Đại học Giao thông vận tải - Cầu nhỏ và cống có thể được xây dựng bằng vật liệu địa phương, sử dụng nhân công địa phương và sẽ đem lại cơ hội việc làm cho người dân địa phương. Đây là hướng tác động tích cực đến đời sống kinh tế - xã hội của khu vực thi công công trình; Nhìn chung, cầu nhỏ và cống được sử dụng khi vượt qua dòng nước có lưu lượng nhỏ và có tác động thường xuyên đến hoạt động của các loài động vật thuỷ sinh. Ngược lại cầu lớn và trung được dùng để vượt qua những dòng nước có lưu lượng lớn và không gây ảnh hưởng (ảnh hưởng rất nhỏ) đến cuộc sống của các loài động vật thuỷ sinh và các hệ sinh thái thuỷ vực. Do đó, tuỳ thuộc điều kiện cụ thể, nên ưu tiên xây dựng cầu hơn là cống. Các công trình vượt dòng nước phải được thiết kế và thi công sao cho không tạo thành hồ, không gây ngập lụt các vùng đất lân cận, không làm cản trở nguồn di cư của thuỷ sinh vật, do đó phải tính đến lưu lượng của nước. Khi xây dựng cầu, cống cần đảm bảo công trình có tác động ít nhất đến môi trường tiếp nhận và bảo vệ cho đáy sông và bờ sống chống lại được xói mòn. Tránh xây dựng công trình vào mùa lũ, mùa các đẻ, cá di cư, vv Điểm vượt dòng nước nên bố trí ở những nơi có bờ ổn định, dòng nước hẹp và ưu tiên chọn phía hạ lưu, tránh các di tích khảo cổ và hạn chế điểm vượt. 4.4. Các tác động môi trường trong xây dựng cảng sông và cảng biển 4.4.1. Các tác động môi trường trực tiếp Quá trình xây dựng và khai thác cảng sông, cảng biển gây ra các tác động môi trường như sau: - San lấp, phá nổ tạo mặt bằng trong quá trình xây dựng sẽ ảnh hưởng đến sử dụng đất, tái định cư, chất lượng không khí, tiếng ồn và rung động, - Xây dựng bến cảng, cầu tàu, kè bảo vệ bờ, đường nối cảng với trục đường đã có và đường nội cảng, đường ray nối cảng với ga và đường ray nội cảng, kho, xưởng, các văn phòng làm việc, hệ thống cấp thoát nước và nhà vệ sinh; vận chuyển vật liệu xây dựng; bốc xếp hàng hoá vào, ra cảng, Các hoạt động này sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng không khí, tiếng ồn, rung động, và chất lượng sống của cư dân địa phương. - Nạo vét luồng lạch dẫn tàu, vùng neo tàu và vùng quay trở tàu. Việc nạo vét định kỳ luồng dẫn tàu sẽ gây ô nhiễm môi trường nước, ảnh hưởng đến hệ sinh thái cảng biển và sản lượng đánh bắt thuỷ sản, ảnh hưởng đến hoạt động ngư nghiệp, - Hoạt động của cảng (bốc xếp hàng hoá, vận chuyển hàng hoá ra vào cảng bằng xe tải, tàu hoả; hoạt động của tàu ra vào cảng, ), sinh hoạt của cán bộ công nhân Bài giảng: Môi trường xây dựng Giao thông 133
  45. Trịnh Xuân Báu Trường Đại học Giao thông vận tải cảng, sinh hoạt của thuỷ thủ trong thời gian tàu neo đậu ảnh hưởng đến nếp sống xã hội (xu hướng công nghiệp hoá, công việc, giao tiếp, bệnh nghề nghiệp, ), ảnh hưởng tới sử dụng đất, phong cảnh và du lịch, ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước, Trong các tác động gây ra bởi xây dựng và khai thác cảng sông và cảng biển, ô nhiễm nước và tác động đến hệ sinh thái nước là vấn đề cơ bản nhất. 4.4.2. Các tác động môi trường tiềm tàng Bên cạnh những vấn đề môi trường do việc xây dựng và khai thác cảng sông và cảng biển, vấn đề bồi lắng ở các cửa sông và vùng ven biển, và đặc biệt ở các lối vào cảng, Các tác động tiềm tàng đến môi trường của một dự án nạo vét luồng tàu và mở tuyến hàng hải như sau: - Phát triển giao thông thuỷ trong vùng môi trường nhạy cảm ở cửa sông hoặc trong sông có thể tạo ra các vấn đề môi trường toàn vùng. Các tác động này phụ thuộc vào điều kiện địa lý, địa chất, thuỷ văn, sinh thái, mức độ đô thị hoá, công nghiệp hoá và phương thức vận chuyển. - Các hoạt động nạo vét, đổ bỏ đất, bùn đáy được nạo vét có khả năng gây ô nhiễm môi trường (nước, đất, không khí) cho vùng chứa bùn đáy. Trong bùn đáy, nhất là ở vùng đô thị, khu công nghiệp và vùng cửa sông hàm lượng các tác nhân ô nhiễm có độc tính cao như kim loại nặng, dầu mỡ, các hydrocacbon đa vòng, thường khá cao. Do vậy, việc nạo vét và đổ bỏ bùn đáy có khả năng gây ô nhiễm môi trường nước, ảnh hưởng đến nguồn nước sử dụng cho cấp nước sinh hoạt, thuỷ sản, thuỷ lợi. - Hoạt động nạo vét còn làm thay đổi địa hình đáy, bóc bỏ lớp cư trú của động vật đáy, tác động xấu đến hệ sinh thái nước và nguồn lợi thuỷ sản. Ngoài ra việc tăng độ sâu, độ rộng của luồng tàu có khả năng gây thay đổi chế độ thuỷ văn, gia tăng xâm nhập mặn và có thể tạo điều kiện gây bồi lắng hoặc xói lở vùng xung quanh. - Việc cải thiện tuyến giao thông thuỷ sẽ làm tăng mật độ tàu bè, từ đó có khả năng gây ô nhiễm nguồn nước do chất thải từ tàu và sự cố tràn dầu. Các tác động trên (thay đổi chế độ thuỷ văn, bồi lắng, xói lở và sự cố tràn dầu, ) đều có thể dự báo định lượng phương pháp mô hình toán. - Việc xây dựng và hoạt động cảng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đất và thay đổi khả năng sử dụng đất. Vùng đất bùn đáy sẽ bị ô nhiễm sẽ lan truyền đến vùng khác và đến tầng nước ngầm. Hậu quả sẽ là tác động tiêu cực đến hệ sinh thái cạn, cây trồng, sức khoẻ con người và chất lượng nước mặt, nước ngầm. - Việc chiếm dụng rừng ngập mặn hoặc bãi bồi ngập mặn để xây dựng cảng sẽ gây suy thoái hệ sinh thái ngập mặn, gây ô nhiễm môi trường và suy giảm nguồn lợi thuỷ sản. Bài giảng: Môi trường xây dựng Giao thông 134
  46. Trịnh Xuân Báu Trường Đại học Giao thông vận tải 4.5. Các vấn đề môi trường trong thiết kế cầu cống Để thiết kế được một kết cấu có xét tới yếu tố bảo vệ môi trường cần phải xem xét một số tiêu chí để hạn chế các tác động. Các vấn đề môi trường này có liên quan tới các đặc trưng của kết cấu, các đặc trưng của dòng chảy, việc xây dựng công trình và các hậu quả khi có sự hiện diện của công trình. 4.5.1. Các chỉ tiêu môi trường trong thiết kế cầu - cống a. Tốc độ dòng chảy của nước Công trình vượt dòng nước có thể thu hẹp tiết diện ướt, làm giảm lưu lượng nước chảy ở thượng lưu, làm tăng tốc độ ngay chỗ vượt sông và gây nên nguy cơ xói mòn, bồi lắng ở hạ lưu. Do vậy khi thiết kế phải tuân theo các chuẩn mực sau: - Vận tốc nước ở chỗ vượt sông phải đủ thấp để lòng sông không bị bào mòn, rửa trôi và gây ra bồi lấp ở hạ lưu; - Đồng thời vận tốc nước ở chỗ vượt sông không bị giảm quá mức để không gây ra trầm tích ở chỗ qua sông; Tốc độ gây xói mòn phụ thuộc khả năng di đẩy các vật liệu, bảng 3.3. dưới đây cho thấy tốc độ di đẩy các hạt trầm tích rời khác nhau. Cụ thể hơn, một công trình vượt dòng nước có thể tạo ra một rào ngăn không cho cá trên dòng sông vượt qua. Để không gây trở ngại cho cá qua lại, tốc dộ dòng chảy trong cống phải thoả mãn các điều kiện sau: + 1,2 m/s với cống có l 25 m + Nếu cống có l > 60m cần phải tạo những chỗ nghỉ, đặc biệt là khi tốc độ dòng chảy gần với khả năng bơi lội của các loài cá đang xét. Bảng 4.3. Tốc độ di đẩy các hạt trầm tích rời khác nhau Hạt trầm tích Đường kính (mm) Tốc độ trung bình (m/s) Sét 0,005 0,15 Cát nhỏ 0,25 0,3 Cát vừa 1 0,55 Cát thô 2,5 0,65 Sỏi nhỏ 5 0,8 Sỏi vừa 10 1 Sỏi thô 15 1,2 Đá nhỏ 25 1,4 Bài giảng: Môi trường xây dựng Giao thông 135