Bài giảng môn Hợp đồng trong hoạt động xây dựng - Nguyễn Hồng Thanh

pdf 7 trang hapham 2141
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Hợp đồng trong hoạt động xây dựng - Nguyễn Hồng Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfhop_dong_trong_hoat_dong_xay_dung_nguyen_hong_thanh.pdf

Nội dung text: Bài giảng môn Hợp đồng trong hoạt động xây dựng - Nguyễn Hồng Thanh

  1. NỘI DUNG BÀI GIẢNG
  2. TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG Các văn bản pháp lý có liên quan: 1. Bộ Luật Dân sự ngày 14/6/2005. 2. Luật Xây Dựng ngày 26/11/2003. 3. Luật Đấu Thầu ngày 29/11/2005. 4. Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản ngày 19/06/2009. 5. Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07/5/2010 của Chính phủ về hợp đồng trong hoạt động xây dựng.
  3. TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG Khái niệm về hợp đồng theo Bộ Luật dân sự: Điều 388 - Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Khái niệm về hợp đồng theo Luật Xây dựng: Nhà thầu trong hoạt động xây dựng là tổ chức, cá nhân có đủ năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng khi tham gia quan hệ hợp đồng trong hoạt động xây dựng. Khái niệm về hợp đồng theo Nghị định 48: Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên để thực hiện một, một số hay toàn bộ công việc trong hoạt động xây dựng.
  4. TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG Phạm vi áp dụng Nghị định 48: 1. Quy định về hợp đồng trong hoạt động xây dựng thuộc các dự án đầu tư xây dựng có sử dụng 30% vốn nhà nước trở lên. 2. Áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến hợp đồng xây dựng thuộc các dự án sử dụng 30% vốn nhà nước trở lên trên lãnh thổ Việt Nam. 3. Đối với hợp đồng xây dựng thuộc các dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (gọi tắt là ODA), nếu điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có những quy định khác với các quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo các quy định của Điều ước quốc tế đó.
  5. QUYẾT TOÁN HỢP ĐỒNG Hồ sơ quyết toán hợp đồng bao gồm các tài liệu sau: a) Biên bản nghiệm thu hoàn thành toàn bộ công việc thuộc phạm vi hợp đồng; b) Bản xác nhận giá trị khối lượng công việc phát sinh (nếu có) ngoài phạm vi hợp đồng; c) Bảng tính giá trị quyết toán hợp đồng xây dựng (gọi là quyết toán A-B), trong đó nêu rõ phần đã thanh toán và giá trị còn lại mà bên giao thầu có trách nhiệm thanh toán cho bên nhận thầu; d) Hồ sơ hoàn công, nhật ký thi công xây dựng công trình đối với hợp đồng có công việc thi công xây dựng; đ) Các tài liệu khác theo thỏa thuận trong hợp đồng.
  6. THANH LÝ HỢP ĐỒNG 1. Hợp đồng xây dựng được thanh lý khi: a) Các bên hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký; b) Hợp đồng xây dựng bị chấm dứt (hủy bỏ) theo quy định của pháp luật. 2. Việc thanh lý hợp đồng phải được hoàn tất trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày các bên tham gia hợp đồng hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc hợp đồng bị chấm dứt (hủy bỏ); Hợp đồng có quy mô lớn: không quá 90 ngày.