Bài giảng môn Vovinam-Việt võ đạo - Lê Hữu Toàn (Phần 2)

pdf 22 trang hapham 1580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Vovinam-Việt võ đạo - Lê Hữu Toàn (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_mon_vovinam_viet_vo_dao_le_huu_toan_phan_2.pdf

Nội dung text: Bài giảng môn Vovinam-Việt võ đạo - Lê Hữu Toàn (Phần 2)

  1. BÀI 3: ĐỨC DŨNG VÀ LÒNG NHÂN (BÀN TAY THÉP ĐẶT TRÊN TRÁI TIM TRÁI ÁI) Trên phù hiệu môn phái Vovinam-Việt Võ Đạo (VVN), chúng ta thấy có hai hình biểu tượng, hình dáng giống nhau nhưng khác nhau về màu sắc (xanh, đỏ) được trình bày với hai vị thế trái ngược, tượng trưng cho hai nguyên lý Âm Dương. Hai hình biểu tượng này được bao quanh bởi một vòng tròn (trắng), tượng trưng cho Đạo thể chỉ sự khắc chế, điều hòa, bao dung, nên đã kết hợp với nhau thành một tổng thể hài hoà. DƯƠNG TỐ: Biểu tượng cho sự cứng mạnh - đức dũng cảm - bàn tay thép. ÂM TỐ: Biểu tượng cho sự mềm dịu - lòng nhân - trái tim từ ái. VÒNG ĐẠO THỂ: Biểu tượng cho sự khắc chế, điều hòa, bao dung - trí tuệ linh mẫn - điều hợp hai nguyên lý âm dương. Trong nhiều giai đoạn, đức dũng và lòng nhân được diễn tả là hai khả năng đối nghịch trong một tổng thể hài hòa có tác dụng tích cực để giải quyết những vấn đề phát sinh từ cuộc sống. Người học võ muốn đạt mức tinh diệu, phối hợp được Cương, Nhu (Âm, Dương) phải rèn luyện và hàm dưỡng Tâm và Thân, cả võ thuật lẫn võ đạo. Nếu chỉ có Dũng mà thiếu Nhân sẽ tàn bạo, độc ác. Nếu chỉ có Nhân mà thiếu Dũng sẽ yếu hèn, nhu nhược. Do vậy, đức Dũng phải có lòng Nhân đi cùng; Dũng và Nhân phải có Trí phối triển, điều hoà mới sinh tạo và tưởng triển. Mọi mâu thuẫn trong tương lai sẽ được giải quyết theo hướng xây dựng của Ta - Người cùng tồn tại. Dũng cảm khác can đảm, người can đảm không sợ nguy hiểm, khi nộ khí bốc lên có thể liều mạng sống, nhưng người dũng cảm khác hơn, phải có ý thức để sự nóng giận đạt tới một mục đích nào đó có một tầm vóc nhất định. Dũng cảm được phân thành hai cấp: THƯỜNG DŨNG VÀ ĐẠI DŨNG Trong đời sống chúng ta thường gặp những hành động biểu lộ về đức dũng: Người chiến sĩ vượt qua những trở ngại, thử thách cam go để hoàn thành nhiệm vụ, người con cố gắng khắc phục mọi khó khăn để phụng dưỡng cha mẹ già yếu, bệnh hoạn; người cán bộ có tinh thần trách nhiệm cao, vượt qua mọi cạm bẫy mua chuộc để chu toàn trách vụ. Tất cả đều biểu hiện lòng can đảm, sức chịu đựng, tận tuỵ với nghĩa vụ, được gọi là đức dũng. Nhưng dũng có hai mức cao thấp khác nhau là Thường Dũng và Đại Dũng. Thường dũng là dũng nhất thời được biểu hiện trong cử chỉ, thái độ và hành động chống đối, không chịu khuất phục của con người khi gặp những điều sai trái. Ơ những việc đơn giản, đức dũng dễ nhận thấy, thường gặp trong đời sống, nên ta gọi Thường Dũng - cái “Dũng” bình thường, thông thường dễ thấy, dễ nhận. Thường dũng là cái 19
  2. dũng do hoàn cảnh tạo nên, do đởm lược coi nhẹ tử sinh, do trách nhiệm phải quên mình để chu toàn trước mọi khó khăn, nguy hiểm, nhằm giải quyết những sự việc khó khăn trước mắt và hữu hạn. Đại dũng là cái dũng có tính cách lâu dài, xuyên suốt cả một đời, biểu lộ qua sự chịu đựng, nhẫn nhịn để vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn với thái độ trầm lặng, với khả năng tự chế, tự thắng cao, nên lúc nào cũng bình thản, ung dung, thông suốt, kiên nghị trong suốt đời người. Có những việc lâu dài mà không ai thấy, có khi suốt cả một đời mới chứng tỏ được là đại dũng. Ra quân chống quân Mông Cổ lần thứ hai với quyết tâm phản công tiêu diệt quân thù, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn trỏ gươm xuống sông Hóa mà thề:” Không dẹp xong giặc quyết không trở về khúc sông này nữa”, là biểu lộ Thường Dũng do tình thế bắt buộc. Nhưng lúc nghe tin Thoát Hoan lại sắp đưa 300.000 quân Mông Cổ sang đánh lần thứ ba, trong khi đất nước đã cạn kiệt vì bị giặc tàn phá, lực lượng bị quá yếu kém, chưa kịp phục hồi. Ngài vẫn bình tĩnh, sáng suốt nhận định, thảo hịch khích động toàn dân, thôi thúc tinh thần chiến đấu của ba quân, họp hội nghị Diên Hồng với các bô lão, chỉnh đốn hàng ngũ với chủ trương “Quân quí về tinh nhuệ, không quí ở nhiều” và tâu với vua Trần Nhân Tôn khi bàn việc ngăn giặc “Năm nay đánh giặc dễ” để chứng tỏ đức Đại Dũng của ngài. Trần Quốc Tuấn và Trần Quang Khải có hận riêng với nhau, nhưng trước họa xâm lăng Mông Cổ, Trần Quốc Tuấn tới thăm gặp lúc Trần Quang Khải đang tắm, đã kỳ lưng cho Trần Quang Khải và nói “ Bây giờ được hân hạnh kỳ lưng cho Thừa tướng”. Trần Quang Khải vui đáp: “ Được Nguyên soái kỳ lưng cho thật là vạn hạnh”. Hai ông được người hậu thế khen là những người Đại Dũng. Đức Đại Dũng có khi cả đời người mới biểu lộ được. Lê Lợi kháng Minh năm năm đầu thất bại chạy dài, vợ con đều chết thảm, vẫn kiên trì dũng cảm chiến đấu mãi. Sau đó, đổi chiến pháp “ Tránh chỗ địch mạnh, đánh nơi địch yếu”, cũng phải năm năm sau mới chiến thắng hoàn toàn mới chứng tỏ được là bậc Đại Dũng. ĐỨC DŨNG QUA CÁC QUAN NIỆM TRIẾT HỌC Đức Dũng từ hình thái dễ thấy, dễ nhận đã triển khai tới mức tế vi hơn, sâu rộng hơn. Khởi từ Thường Dũng vượt lên trở thành một thứ Đức Dũng “ siêu khoáng”. Từ hành động, dũng đã bén rễ vào tư tưởng thông qua các quan niệm triết học, trở thành cái dũng của thánh nhân, cái dũng của người quân tử, cái dũng của người đại trượng phu + Cái dũng của thánh nhân: Đấng Christ đem tính mạng mình chuộc tội thế gian trên cây thánh giá, Đức Phật từ nhiều tiền kiếp hiến cả tay, chân, tính mạng mình để cứu độ chúng sinh. + Cái dũng của người quân tử: Ăn không cầu no, ở không cầu yên, không cầu sống làm hại người, sẵn sàng tự giết để thành nhân. + Cái dũng của bậc đại trượng phu: Ở thì ở chỗ rộng lớn trong thiên hạ, làm thì làm 20
  3. cái đạo lớn trong thiên hạ, không khuất phục trước uy quyền, không đổi chí khi nghèo hèn, không phóng túng sa đọa khi giàu sang. ĐỨC DŨNG THEO QUAN NIỆM VIỆT VÕ ĐẠO Văn hóa Việt Nam ảnh hưởng khá sâu đậm tinh thần “ tam giáo đồng lưu” ấy, cùng các tôn giáo lớn. Các tinh thần ấy thấm sâu vào nếp sống văn hóa dân tộc, nhưng cũng được “dân tộc hóa” bằng những chọn lọc kỹ lưỡng. Do vậy, đẳng cấp sĩ phu Việt Nam có học vị cao, vừa sùng đạo vừa giỏi võ. Các dũng tướng Việt Nam có học vừa trị nước giỏi vừa sùng kính thần thánh. Sự ngăn cách giữa các nhà tu với các văn quan, võ tướng bàn bạc mơ hồ. Lý Thường Kiệt, Lý Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Nguyễn Trãi, Hồ Quí Ly, Nguyễn Công Trứ là những ví dụ điển hình về “văn võ song toàn”. Vậy trong đời sống hiện nay, môn sinh VVN chúng ta nên ứng dụng. Loại dũng nào? Thường Dũng hay Đại Dũng? Tùy trường hợp mà ứng dụng. Thường Dũng giúp chúng ta đương đầu với hoàn cảnh để biểu lộ cái hùng khí của con nhà võ và giải quyết cấp thời những khó khăn trở ngại. Hơn nữa, khi bực dọc mà không dám tỏ thái độ, bị áp chế mà không có tinh thần đối kháng thì làm sao tâm hồn có thể thảnh thơi? Điều quan trọng là phải tỏ thái độ chống đối theo chiều huớng trầm tĩnh, ôn hòa, dẫn dụ thuyết phục để người phải thay đổi quan điểm và cách đối xử. Chúng ta cần Đại Dũng, vì Đại Dũng giúp chúng ta rèn luyện nghị lực, tinh thần và đức độ đến mức dật lạc, siêu khoáng để có thể yên vui trước mọi hoàn cảnh, thản nhiên trước mọi thành bại, vượt trên mọi ưu tư hay thỏa mãn tự ái giai đoạn, ngõ hầu phải biết mình phải sống ra sao, phải làm gì cho tương lai, cho đại nghĩa? Tuy nhiên, cần phân biệt những kẻ thoạt đầu tỏ vẻ ta đây có hoài bão lớn, theo đuổi sự nghiệp phi thường, không quan tâm giải quyết những việc nhỏ nhặt thường ngày, thiếu chuyên chất trong hành xử, khôn khéo né tránh mọi đụng chạm, dù lớn hay nhỏ với bất cứ ai thì chỉ là kẻ thời cơ, cầu an vụ lợi. Xuất phát điểm của Đại Dũng từ Thường Dũng. Do vậy, dù Đại Dũng hay Thường Dũng cũng đều nảy sinh từ sự thực hiện những việc bình thường tích lũy hằng ngày (như quyết tâm dậy sớm, từ bỏ nghiện nghập, chuyên cần, nhẫn nhịn ). Không có quan niệm sống đứng đắn rõ rệt, thiếu chuyên nhất, làm việc chóng chán hay thay đổi thì chỉ là kẻ đớn hèn, nhu nhược, nói chi đến chuyện Thường Dũng hay Đại Dũng. Bốn phẩm tính chủ chốt của tinh thần dũng cảm, người môn sinh VVN phải trau dồi, tu tập, đó là: Tự chủ, tự thắng, cương trực, tận tụy với nghĩa vụ. 1. Tự chủ: Con người là phần tử của gia đình, gắn bó với cộng đồng dân tộc, và nhân loại. Trong sự hòa nhập chung sống nếu không có đức tính tự chủ sẽ bị đồng hóa. Muốn có đức tính tự chủ, chúng ta phải luôn tự chủ trước mọi biến động của ngoại cảnh, luôn triển khai nội tâm, luyện ngũ quan cho thật bén nhạy. Sau hết, luyện thân 21
  4. khí cho được ung dung, thanh thản, không cầu cạnh, ước ao gì cả. 2. Tự thắng: Mỗi người đều có một số ưu điểm và nhược điểm. Trong lịch sử, chúng ta thấy có biết bao vua chúa, danh tướng lẫy lừng một thời đã bị danh vọng, tiền tài, gái đẹp làm băng hoại, tha hóa đi đến sụp đổ. Cụ thể trong hiện tại có nhiều chiến sĩ yêu nước đã chiến thắng vẻ vang quân thù lại trở thành những kẻ tiêu cực, tham ô nên đã thân bại danh liệt, chỉ vì họ không tự chế, tự thắng được những nhược điểm trong con người của mình. Muốn có đức tính tự thắng, chúng ta phải luôn kiên nhẫn nghe, từ những điều chưa biết đến những điều đã biết, nghe cả những điều phải lẫn những điều trái, để hiểu rõ nguyện vọng của người, để tập thói quen tôn trọng và nghĩ tới người. Kiên nhẫn học hỏi mọi người, trong mọi trường hợp, liên tục trong đời sống. Kiên nhẫn trong việc xử thế, là gặp trường hợp bị đối xử bất công, thô vụng, lầm lẫn, chúng ta vẫn kiềm chế được tính nóng nảy, hiếu thắng, vẫn ung dung nhu nhã với tinh thần thông cảm hòa giải, không tức khí nổi quạu “ăn miếng trả miếng” tùy hứng. Kiên nhẫn hành động sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn trở ngại, thắng phục được những thất bại trên đường đời, nhất là khi mới vào đời để đạt thành công cuối cùng. 3. Cương trực: Đây là đức tính của con nhà võ. Nhưng chúng ta cần phải hiểu: Cương là cương quyết trong tinh thần, hòa nhã ngoài thái độ. Trực là thẳng một cách tế nhị, chứ không là tính cứng cỏi, thô lỗ của kẻ thất phu và sự ngay thẳng của người điên khùng. Tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam có Lý Thường Kiệt, Chu Văn An, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, là những người cương trực dám nói, dám làm, dám lãnh trách nhiệm về lời nói của mình. Không có sự cương trực nào vững chắc bằng sự cương quyết trong tinh thần. Khi tinh thần đã nhất quyết rồi thì thái độ phải tỏ ra ôn hòa, nhu nhã. Chính thái độ ôn hòa nhu nhã đã nói lên sự quyết tâm đến cùng cực. Người cương quyết phải là người có ý thức vững vàng rằng, mình nên nghĩ gì, phải làm gì? Và đã quyết đoán là quyết tâm theo đuổi đến cùng. Ngay thẳng là một đức tính được mọi người cảm mến, nhưng không đồng nghĩa với chất phác “thẳng ruột ngựa”. Ngay thẳng cứng nhắc sẽ làm cho mọi người phiền lòng, phật ý, và khiến mình luôn bị thua thiệt, thất bại. Phải ngay thẳng một cách linh động, khéo léo, không bao giờ được dối trá, nhưng cũng không nên thật thà lố bịch, nói hết những điều không đáng nói, gây xáo trộn, thất vọng cho người. Đó là ngay thẳng một cách tế nhị. 4. Tận tụy với nghĩa vụ: Với lý tưởng tập thể, với sứ vụ sư môn, Tổ quốc và nhân loại, chúng ta phải hết lòng, tận dụng mọi khả năng thực hiện nghĩa vụ bằng được, dù có hy sinh tính mạng, nhưng phải hy sinh cho đúng chỗ, đúng lúc trong phạm vi trách nhiệm của mình. Nếu ngoài phạm vi trách nhiệm mà cứ nhắm mắt hy sinh thì chỉ là người bất trí, thiếu sáng suốt, không thông đạt lý, không quán triệt công nghĩa khác với tư ân tư lợi. Thí dụ: khi được người hiểu rõ khả năng của ta, tin cẩn trọng dụng ta, và đó cũng là lợi ích chung cho mọi người thì ta đem hết tâm lực ra làm việc, nếu đấy chỉ là âm mưu mua chuộc, trí trá bất minh để dành thắng lợi riêng tư thì ta không thể tận tụy 22
  5. hy sinh mù quáng được. Tận tụy với nghĩa vụ giúp ta nâng cao phẩm cách, và trở thành con người năng động, yêu người yêu việc, biết học tập để kiện toàn, có tinh thần trách nhiệm cao. Trau dồi được bốn đức tính trên, chắc chắn chúng ta sẽ tạo được phong cách sống đặc thù cho mình, để trở thành hiệp sĩ thời đại, thể hiện được tinh thần”Bàn tay thép đặt lên trái tim từ ái”. LÒNG NHÂN QUA CÁC ĐẠO GIÁO ĐÔNG PHƯƠNG “Nhân”theo đạo giáo Đông Phương nói chung là lòng yêu thương con người, quan tâm nghĩ tới người, giúp đỡ người khi gặp khó khăn, an ủi, cưu mang người khi gặp hoạn nạn. Các từ ngữ: Bác ái, từ bi, vị tha, từ ái thường được sử dụng để biểu thị lòng nhân. “Nhân” theo cổ thư trước hết là: - Biết sống với người, vì người, cho người, luôn luôn nghĩ tới người, hòa thuận với người, làm lợi ích cho người, quên mình vì công nghĩa. Sống như vậy sẽ sáng suốt trong phán đoán và nhận định, cảm phục, lôi cuốn được người cộng tác và tin tưởng nơi mình. - Biết thích nghi với hoàn cảnh, thời thế, linh động uyển chuyển trong sử xự, tháo vát lanh lợi trong công việc, tùy người tùy việc mà kinh quyền biến hoá. - Biết sống và làm việc theo cái lý đương nhiên, theo lẽ phải mà xử sự, không chủ quan đặt ý riêng của mình vào. - Không nhất quyết là sự việc phải diễn biến như mình suy luận, tức không độc đoán, bảo thủ hay nôn nóng, để sự việc được diễn tiến tự nhiên, không định mức kết quả. Như vậy, “Nhân” là cái tính có sẵn trong mỗi người như cái hạt, cái mầm, cái cốt lõi để nuôi dưỡng, cái lẽ phải chung cho con người, khiến cho con người đối xử với đồng loại như đối đãi với chính bản thân mình. Để minh họa cho lập luận đó, người xưa nói: “Để thực hiện lòng nhân, hàng ngày phải cung kính, chân thành, đối xử phải khoan hòa bao dung. Làm việc phải thận trọng giữ chữ tín, giao thiệp phải trung thực, mau mắn; trải rộng lòng ra với mọi người. Đó là: Cung, Khoan, Tín, Mẫn, Huệ. Cung: Kính cẩn nghiêm trang thì người không loạn. Khoan: Khoan hòa bao dung thì được người thân cận. Tín: Giữ lời hứa sẽ được người tin cậy. Mẫn: Nhậm lẹ, tháo vát thì việc mau thành. 23
  6. Huệ: Trải rộng lòng thì người cảm phục và đủ để sử dụng, điều khiển người. LÒNG NHÂN THEO QUAN NIỆM VIỆT VÕ ĐẠO Tổng hợp các quan niệm “Nhân” của các đạo giáo Đông Phương, người môn sinh VVN ý thức trách nhiệm của mình đối với bản thân,gia đình, dân tộc và nhân loại, tích cực thực hiện ba phần nhiệm vụ: Sống, giúp người sống, sống cho người khác. + Sống: Ở đây là Hướng Kỷ chứ không ích kỷ hay vị kỷ. Hướng kỷ là phải bắt đầu từ mình, tự kiện toàn bản thân, trên ba phương diện tâm - trí- thể để trở thành người hữu ích. + Giúp người khác sống: Tức Hướng Tha, nghĩ tới người khác, giúp họ kiện toàn tấm thân để đạt nguyện vọng trở thành người hữu ích như mình. + Sống cho người khác: Tức Hướng Thượng, quan tâm tới đại nghĩa, biết quên mình hy sinh cho đích sống cao đẹp, cho lý tưởng, phục vụ công ích. Như vậy, lòng nhân con người môn sinh VVN không vị kỷ cũng chẳng vị tha, mà đồng thời cùng một lúc phải nghĩ tới cả ta lẫn người. Chúng ta không tách bạch phân chia Ta - Người bởi biết rằng: Không thể đơn độc làm việc công ích, phải hiệp lực cùng nhau làm việc lớn mới thành và thực hiện từng bước một. Trước hết, phải kiện toàn bản thân để có năng lực thực sự mới hướng dẫn, giúp người cùng tiến bộ và cùng nhau hướng theo đại nghĩa, thực hiện lý tưởng phục vụ công ích. Bước 1: Kiện toàn bản thân là Hướng Kỷ. Bước 2: Giúp người tiến bộ là Hướng Tha. Bước 3: Đồng tâm hiệp lực thực hiện công ích là Hướng Thượng. Như vậy, lòng nhân của người môn sinh VVN phải thể hiện tuần tự, từ mình đến người, từ gia đình đến xã hội, từ người tốt đồng chí hướng đến người sơ giao chưa biết gì về họ, nhưng đối đãi với tất cả đều bình đẳng ngang hàng như chính bản thân mình chứ không phân chia giai cấp, tôn giáo, dân tộc, dòng dõi. Nói một cách khác là tùy người mà thể hiện lòng nhân: Gần gũi thâm giao với người tốt, chân thành nêu gương cảm hóa người chưa tốt thành người tốt chứ không kỳ thị xa lánh. Đôi khi cần phải có thái độ cứng rắn răn đe, cảnh cáo để người thức tỉnh trở lại đường ngay, chứ không thù hằn, cưỡng chế. Lòng nhân của người môn sinh VVN còn thể hiện ở lòng yêu hòa bình, làm tốt trách vụ kiến thiết đời sống, để ánh hào quang rực rỡ chan hòa Chân - Thiện - Mỹ tỏa 24
  7. sáng khắp nơi. Để thể hiện những điều trên, chúng ta cần áp dụng bốn nguyên tắc dưới đây: 1.YÊU NGƯỜI, NGHĨ TỚI NGƯỜI: Muốn được người yêu và nghĩ tới mình, mình phải yêu người nghĩ tới người trước. Phải tìm hiểu nguyện vọng của người cả về tinh thần lẫn vật chất. Tất nhiên, chúng ta không phải là bậc thánh có phép màu đáp ứng mọi khác vọng của, nhưng chúng ta có thể mang đến cho người niềm an ủi chân thành, sự giúp đỡ thiết thực. Sự quan tâm an ủi, giúp đỡ sẽ khích lệ người yêu đời, hăng say làm việc. Nhờ đó chúng ta cũng hưởng vui lây. 2. NHẬN BIẾT ƯU ĐIỂM CỦA NGƯỜI: Là người ai cũng có ưu điểm và khuyết điểm. Nếu chỉ xóc mói đến cái sai, cái xấu của người, thì cái sai, cái xấu sẽ xâm nhập vào chúng ta. Trái lại, nếu nhận biết những ưu điểm của người, thì ưu điểm của chúng ta nổi bật, và những ưu điểm đó sẽ sửa đổi những khuyết điểm của nơi chúng ta. 3. HÃY ĐỐI XỬ VỚI NGƯỜI NHƯ MÌNH ƯỚC MONG ĐƯỢC NGƯỜI ĐỐI XỬ LẠI NHƯ THẾ: Một nguyên tắc rất công bằng hợp lý, chúng ta phải luôn tâm niệm và áp dụng trong đời sống, chắc chắn chúng ta sẽ tiếp nhận được niềm thông cảm chân thành và lòng yêu thương vô cùng tốt đẹp. Việc đời có đi có lại: gieo nhân thì hái trái. Chúng ta độ lượng tận tâm với người thì sẽ được người độ lượng tận tâm lại. Chính hành vi khả ái đó làm cho tâm hồn chúng ta cởi mở, vui tươi và có tác dụng cảm hóa được lòng người. 4. LÒNG NHÂN LÀ NGUỒN VUI VÔ TẬN THỂ HIỆN GIÁ TRỊ CON NGƯỜI: Người môn sinh VVN ăn ở thủy chung có lòng nhân với người, vì đó là nguồn vui, là nghĩa sống làm người chứ không vì lời khen hay sự đền đáp nhớ ơn. Chúng ta hành xử tốt, bởi chính điều đó làm đời sống có ý vị, mọi người sống gần gũi, thương yêu nhau hơn. Chúng ta sống với sự thoải mái của tâm hồn, với nguồn tin tưởng vô biên của lẽ sống, tràn ngập ánh hào quang Chân - Thiện - Mỹ. Tuy nhiên, tất cả những hành vi thể hiện lòng nhân của người môn sinh VVN phải đặt dưới sự hướng dẫn của trí tuệ để được đúng chỗ hợp thời, có lúc nên khoan, lúc nên mau, có lúc cần tích cực chia sớt đau thương, tận tình giúp đỡ, có lúc phải bộc trực cản ngăn, cảnh cáo để cảm hóa. Đó mới đúng là lòng nhân của người môn sinh VVN có tác dụng tích cực kết hợp và hướng dẫn lẫn nhau, cùng sống vui, yêu đời, xây dựng nền hòa bình vĩnh cửu trong tâm hồn, người người nhìn chung một hướng. (Võ sư Chưởng môn Lê Sáng) 25
  8. BÀI 4: ĐẶC TRƯNG KỸ THUẬT CỦA MÔN PHÁI VOVINAM – VIỆT VÕ ĐẠO Dựa trên nền tảng võ và vật dân tộc, đồng thời nghiên cứu tinh hoa của các môn võ khác trên thế giới để dung nạp, thái dụng và hóa giải, nhất là cải tiến nền tảng kỹ thuật của mình theo nguyên lý Cương - Nhu phối triển, hệ thống kỹ thuật (đòn thế, bài bản ) của môn phái Vovinam khá phong phú, đa dạng và mang một số nét đặc trưng. I. TÍNH THỰC DỤNG Đây là đặc trưng nổi bật nhất của Vovinam. Thay vì phải mất một thời gian luyện tấn, đi quyền rồi mới học phân thế; võ sinh Vovinam được Huấn luyện viên hướng dẫn ngay các thế khóa gỡ (khi bị nắm tóc, nắm áo, nắm tay, bóp cổ, ôm ngang ), phản đòn căn bản (khi bị đấm, đá, đạp ) song song với những kỹ thuật gạt, đấm, đá, chém, té ngã ngay từ các buổi tập đầu tiên. Đây là tư duy khá mới mẽ của cố võ sư Nguyễn Lộc vào những năm cuối thập kỷ 30, nhằm giúp võ sinh có thể tự vệ hữu hiệu được ngay. Tính thực dụng đó không những phù hợp với hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ mà càng hợp lý và có giá trị đối với thời đại ngày nay, vì võ sinh không chỉ tập trung thời gian cho việc luyện võ mà còn có nhiều nhu cầu và nhiệm vụ thiết yếu như: học hỏi thêm một số lãnh vực khác (văn hóa, nghiệp vụ ) cũng như giải trí, làm việc để mưu sinh II. TÍNH LIÊN HOÀN Đặc trưng tiếp theo là tính liên hoàn. Một đòn thế Vovinam tung ra luôn luôn phải có tối thiểu 3 động tác. Thí dụ: muốn phản đòn đấm thẳng tay phải của đối phương, võ sinh sẽ bước chân trái sang bên trái (H. 1) cùng lúc dùng tay phải gạt tay đấm đối phương để tránh né (H. 2); sau đó phản công bằng cách dùng tay trái chém vào mắt hay mặt (H. 3) và kết thúc bằng cú đấm thấp tay phải vào bụng đối phương (H. 4); hoặc thế chiến lược (liên hoàn tấn công) số 1 bao gồm cú chém úp bàn tay vào mắt hoặc mặt, bồi thêm cú đấm thấp tay phải vào bụng và tiến chân phải lên dùng chỏ phải đánh vào thái dương của đối phương. Nói chung , có thể đó là những động tác liên hoàn bằng tay (chém, xỉa, đấm, bật, chỏ ), hay bằng chân (đá, đạp, quét, cài, móc ), hoặc đòn tay đi kèm với đòn chân (chém quét, triệt ngã ). Lối ra đòn này nhằm chiếm thế thượng phong khi tự vệ và chiến đấu, phù hợp với thể tạng gọn gàng và nhanh lẹ của người Việt Nam, đồng thời cũng là biện pháp đề phòng trường hợp 1 hoặc 2 đòn ban đầu đánh chưa trúng đích. III. NGUYÊN LÝ CƯƠNG NHU PHỐI TRIỂN Hệ thống kỹ thuật Vovinam còn tuân thủ nguyên lý Cương - Nhu phối triển. Lúc bị tấn công, võ sinh thường né tránh (nhu), rồi mới phản công (cương). Bên cạnh đó, Vovinam cũng có nhiều kỹ thuật tấn công nhưng vẫn đảm bảo nguyên lý này; chẳng hạn như khi tung một cú đá tấn công hoặc phản công (cương) vào thân thể đối, võ sinh phải dùng tay che mặt và bảo vệ hạ bộ để thủ (nhu). Ngay trong phương pháp luyện tập té ngã ( không nguy hiểm, không đau), võ sinh phải lên gân và co tròn thân người lại (cương), sau đó lăn tròn thân người lúc ngã xuống (nhu) để hóa giải lực tấn công của đối phương và sức rơi của trọng lượng cơ thể. Nhờ vậy, võ sinh Vovinam tập 26
  9. luyện đòn thế và té ngã trên sàn gạch bình thường như trên thảm. Nói khác đi, hệ thống kỹ thuật Vovinam bao gồm những thế nhu nhuyễn, các đòn cương mãnh và ngay trong bản thân từng đòn thế cũng chứa đựng sự kết hợp giữa cương - nhu, giống như sự giao hòa giữa âm - dương trong thiên nhiên và xã hội. Cương Nhu phối triển không đơn thuần là sự bao hàm cả 2 tính cương và nhu mà nó linh động, biến hóa. Có lúc cương nhiều, nhu ít; có khi cương ít nhu nhiều; có lúc nửa cương nửa nhu, tùy theo từng hoàn cảnh cụ thể. Nguyên lý này còn thể hiện trong đời sống tinh thần và cách hành xử của võ sinh Vovinam vì:”Cương tượng trưng sự hào hùng, ý chí sắt thép, lòng cương quyết và đức Dũng của con nhà võ. Nhu biểu tượng tính nhu hòa, điềm đạm và lòng Nhân của người võ sĩ. Có cương mà thiếu nhu sẽ không biến hóa, linh hoạt theo từng hoàn cảnh cụ thể. Ngược lại, có nhu nhưng thiếu cương sẽ không phát huy được hiệu quả tối đa”. IV. VẬN DỤNG CÁC NGUYÊN LÝ KHOA HỌC Cũng như các võ phái khác, kỹ thuật Vovinam vận dụng các nguyên lý khoa học vào võ thuật như: lực ly tâm (các thế xoay người, gạt, đỡ, đấm đá, đánh chỏ theo hình vòng cung hoặc vòng tròn); lực đòn bẫy (các thế bẻ, khóa, gày, móc, chặn ), lực xoáy (các thế đấm thẳng ), lực co gấp và sức bật (các đòn quăng, quật, vật, nhảy ), v.v hầu giúp võ sinh ít hao tốn sức lực khi thi triển đòn thế mà vẫn đạt hiệu quả cao. Đặc biệt, các đòn chém quét, chém triệt, chỏ triệt (lực tay và chân đánh cùng lúc nhưng nghịch chiều), triệt ngã (lực tay và lực chân đánh cùng lúc và cùng chiều) cùng các thế quặp cổ (bất ngờ tung ra khi đối phương bất cẩn, lảo đảo ) trong hệ thống đòn chân cơ bản được sử dụng để đánh ngã đối phương cũng là một đặc trưng kỹ thuật quan trọng của Vovinam. V. NGUYÊN TẮC “MỘT PHÁT TRIỂN THÀNH BA” Một điểm đáng chú ý khác là các bài đơn luyện (quyền tay không, quyền có binh khí), song luyện (2 võ sinh thực hiện liên tục một số đòn thế tay không hoặc có vũ khí theo quy ước), đa luyện (3-4 võ sinh thực hiện liên tục một số đòn thế tay không hoặc có vũ khí theo quy ước) chính là sự kết nối hợp lý các khóa gỡ, các thế phản đòn căn bản để tạo điều kiện thuận lợi cho võ sinh ôn luyện. Đây chính là nguyên tắc” một phát triển thành ba” trong hệ thống kỹ thuật của bộ môn Hơn một thập kỷ qua, Vovinam lại có thêm một số bài Nhu khí công quyền dành cho tất cả võ sinh và các bài Liên hoàn đối luyện dành cho người có tuổi bao gồm những động tác nhẹ nhàng và không té ngã. Không ngừng được bổ sung trong 40 năm qua, hệ thống đòn thế, bài bản tay không và cả vũ khí (dao, kiếm, côn, búa, mã tấu, tay thước, đao, đại đao ) của Vovinam đảm bảo những đặc trưng cơ bản ban đầu cũng như vừa mang tính truyền thống Việt Nam và vừa mang tính hiện đại. 27
  10. BÀI 5: KĨ THUẬT VĂN BẢN I. TẤN: 1. Tấn kiềm dương mã: hai bàn chân song song, rộng bằng vai, hai gối hơi khụy, ngực hướng về phía trước. 2. Tấn trung bình: hai bàn chân song song, rộng gấp đôi vai, gối bằng 90 độ , ngực hướng về trước. 3. Đinh tấn trái: bàn chân trái ngang, góc độ gối trái bằng 90 độ, ngực hướng về chân trái, gối phải thẳng, bàn chân phải chếch xéo 60 độ . Đinh tấn phải làm ngược lại. 4. Chào mã tấn trái: gối trái khụy, góc độ 90-120 độ. Trọng tâm dồn về chân trái, đặt bàn chân phải cách bàn chân trái bằng vai ( gót- gót). Hai mép trong bàn chân phải thẳng hàng, chếch xéo với hướng về trước 45 độ. Chảo mã tấn phải làm ngược lại. 5. Hạc tấn trái: gối trái khụy, trọng tâm dồn về chân trái, đặt lòng bàn chân phải lên gối chân trái (lòng bàn chân phải bao gối chân trái và cách gối chân trái 15 cm). Hạc tấn phải làm ngược lại Các lối tấn đều có tư thế lưng và cổ thẳng đứng. II. GẠT: Số 1: Dùng cạnh bàn tay để gạt qua mặt theo đường cong và cách mặt 15cm, lòng bàn tay hướng về trước. Số 2: Như gạt số 1 nhưng lòng bàn tay hướng ra sau Số 3: Dùng cạnh bàn tay gạt lên trên và trước trán cách tráng 20cm, lòng bàn tay hướng về trước. Số 4: Ngược lại với gạt số 3, nhằm gạt để các đòn tấn công từ ngực trở xuống. Các lối gạt đều có tư thế tay hơi co III. ĐẤM: 1. Đấm thẳng: mặt nắm đấm (MNĐ) hướng vào mặt đối phương, lòng bàn tay sấp, cổ tay và tay thẳng. 2. Đấm móc: MNĐ hướng vào thái dương đối phương (ĐP) tay hơi co, lòng bàn tay sấp. 3. Đấm búa: dùng mu bàn tay đấm vào mặt ĐP 28
  11. 4. Đấm thấp: MNĐ hướng vào bụng ĐP, lòng bàn tay sấp. IV. CHÉM: Số 1: chém cạnh bàn tay chếch xéo 45 từ ngoài vào cổ ĐP, lòng bàn tay ngửa Số 2: dùng cạnh bàn tay bổ thẳng ra trước, vào mặt ĐP, lòng bàn tay hướng sang bên Số 3: chém cạnh bàn tay chếch xéo 45 ra trước vào cổ ĐP, lòng bàn tay sấp. Số 4: chém Cạnh bàn tay thẳng đứng vào ức ( ngực ) ĐP, lòng bàn tay hướng sang bên. Các lối chém. Khi kết thúc động tác tay vẫn hơi co, cổ tay thẳng. V. CHỎ: Số 1: đánh chỏ chếch xéo 45 dài ra trước vào mang tai ĐP, lòng bàn tay sấp và trước ngực. Số 2: từ lối chỏ số 1 giật ngược ra sau vào vai hàm ĐP. Số 3: đánh róc chỏ thẳng từ dưới dài ra trước lên trên vào ức đến dưới cằm ĐP Số 4: đánh chỏ từ trên cằm thẳng xuống vào vùng cổ đối phương. VI. ĐÁ: 1. Đá thẳng: dùng ức bàn chân đá vào thân hay mặt ĐP. 2. Đá cạnh: dùng má ngoài bàn chân đá vào sườn hay đầu mặt ĐP. 3. Đá tạt: dùng mu bàn chân đá vào sườn hay cằm ĐP. 4. Đạp thẳng ( ngang ): dùng cạnh gót bàn chân để đạp ngang vào ngực, bụng hay mặt ĐP. VII. ĐỐI LUYỆN TAY Hai người tập đứng đối diện theo thế kiềm dương mã và cách nhau một cánh tay. Nếu A đấm thẳng thì B gạt số 1. Nếu A đấm móc thì B gạt số 2. Nếu A đấm búa thì B gạt số 3. Nếu A đấm thấp thì B gạt số 4. 29
  12. Theo quy định tay phải đấm , gạt trước, tiếp là tay trái. Sau khi A tập song thì đổi bên. VIII. PHẢN ĐÒN CĂN BẢN 1. Đấm thẳng phải: gạt phải 1, chém trái 3, đấm thấp phải. 2. Đấm móc phải: gạt phải 2, đấm thấp trái, đấm thẳng phải. 3. Đấm thấp phải: gạt phải 4,chém trái 2, chém phải 2. Luyện tập cả bên phải và trái. IX. BÀI QUYỀN MẶT A: - Chào - Thu tay – kiềm dương mã tấn –gạt 1,2,3,4. MẶT B: định tấn phải và chém phải 3, tiến lên thần đinh tấn trái và chém trái 3. MẶT C: chân trái lui sau thành đinh tấn trái và hai tay chém song song . Tiến lên thành đinh tấn phải và chém phải 2. Tiến lên thành đinh tấn trái và chém trái 2. MẶT B: chân trái lui sau thành đinh tấn trái và hai tay chém song song. MẶT A: chân phải tiến lên thành trung bình tấn và đâm thẳng phải trái, đấm móc phải trái, đấm lao phải trái và đấm múc phải trái. Đinh tấn phải ngang và đá thẳng trái .Đinh tấn trái ngang và đá thẳng phải. MẶT B: chão mã tấn trái và gạt phải 1, xỉa trái. Chuyển thành đinh tấn trái và đánh chỏ trái 1.Xoay người, chân phải lui thành đinh tấn phải sau và đánh chỏ phải 2. MẶT C: thu chân trái thành chảo mã phải và gạt trái 1, xỉa phải. Chuyển thành đinh tấn phải và đánh chỏ phải 1. Xoay người, chân trái lui thành đinh tấn trái sau và đánh chỏ trái 2. MẶT A: về trung bình tấn , nhảy bật lên, nâng cao 2 gối và rơi xuống thành trung bình tấn và đấm chéo 2 tay trước bụng. Thu khép chân và tay. - Chào. 30
  13. BÀI 6: PHƯƠNG PHÁP TĨNH TÂM 1/ Phương pháp tĩnh tâm là gì? Phương pháp tĩnh tâm là một phương pháp quan sát và thanh lọc nội tâm, làm cho tâm thức của ta trở nên thánh thiện, thanh thản và an lạc. 2/ Tại sao phải rèn luyện sự tĩnh tâm? Ngày nay, do áp lực từ cuộc sống, công việc, và học tập làm cho ta dễ bị căng thẳng (stress), rèn luyện sự tĩnh tâm giúp đạt được các lợi ích thiết thực như sau: 1. Làm giảm “stress” 2. Tăng khả năng tập trung (giảm sự xao lãng, thiếu tập trung) vào công việc và học tập 3. Giảm sự lo âu, bồn chồn và bất an 4. Làm ta trở nên điềm tĩnh trước các biến cố trong cuộc sống 5. Mang lại một cảm giác thanh thản, an lạc 6. Gia tăng trực giác: khả năng phán đoán chính xác các tình huống trong cuộc sống 7. Gia tăng hiệu quả học tập và làm việc 3/ Điều kiện để thực hành phương pháp tĩnh tâm có hiệu quả Để thực hành phương pháp tĩnh tâm mang lại một kết quả tốt cần có các điều kiện sau: - Nổ lực thực hành - Đúng phương pháp - Rèn luyện đạo đức: biết kính trọng những người đáng kính, thương yêu vạn loài, khiêm tốn, chân thật, không khoe khoan, không phê phán, không ghanh ghét đố kỵ . - Làm nhiều việc tốt, việc thiện có ích cho mọi người và xã hội Giúp đỡ người khác: người thân, bạn bè, láng giềng Tham gia các hoạt động từ thiện: thăm và chăm sóc trẻ em mồ côi, người già neo đơn Tham gia các hoạt động xã hội có ý nghĩa như: mùa hè xanh, xóa mù chữ, xây cầu, đắp đường, tuyên truyền phòng chống ma túy 4/ Phương pháp thực hành 4.1 Tĩnh tâm bằng tư thế ngồi 31
  14. Ở tư thế ngồi, phương pháp tĩnh tâm có 2 giai đoạn thực hiện: (1) Điều thân; (2) Điều tâm. Điều thân phải được thực hành trước khi nào thuần thục mới tiến đến thực hành giai đoạn 2 (điều tâm). A1. Phương pháp điều thân 1. Khởi động trước khi ngồi 2. Bắt chân trái gác lên đùi chân phải và chân phải gác lên đùi chân trái. Lưu ý chỉ bắt chân trái lên đùi phải vừa phải (không bắt sát vào thất hông vì như thế ngồi lâu sẽ bị đau; không vắt chân trái lên đùi phải cạn quá vì như thế 2 chân sẽ không được khóa chặt và thân sẽ không vững. 3. Tay phải đặt trên, tay trái đặt dưới; 2 ngón tay cái vừa chạm nhẹ vào nhau. Lưu ý phài giữ cho bàn tay thẳng và đẹp (tránh ngả vào bên trong hoặc ngã ra bên ngoài) 4. Giữ lưng và đầu thẳng 5. Mắt nhìn xuống 1 điểm cách trước mặt khoảng 1-1,2m. 6. 2 cùi chõ không được chạm vào hông 7. Có thể lắt qua lắt lại để điều chỉnh tìm cho cơ thể 01 tư thế thoải mái nhất 8. Hít vào từ từ và nén hơi xuống bung dưới (đan điền), giữ lại vài giây, sau đó thở ra từ từ (20 lần – 10 lần thở ra bằng mũi, 10 lần thở ra bằng miệng) 9. Bắt đầu thực hành - Ngồi đúng tư thế - Bình thường, để ý tại 1 điểm ở bụng dưới (đan điền) phía dưới rốn khoảng 4 cm, thỉnh thoảng để ý 2 chân, 2 lòng bàn chân. - Khi phát hiện có suy nghĩ vẫn vơ xuất hiện trong đầu, hành giả (người thực hành) không suy nghĩ theo mà lập tức kiểm tra lại xem tư thế điều thân có đúng hay không: lưng và đầu có thẳng hay không, 2 bàn tay có đẹp không, 2 cùi chỏ có chạm vào hông hay không . Nếu có chỗ nào không đúng, ta điều chỉnh lại cho đúng, làm như thế thì suy nghĩ vẫn vơ sẽ biến mất Sau đó ta quay lại trở lại trạng thái bình thường: “để ý tại 1 điểm ở đan điền” - Khoảng 5-7 phút, hành giả khởi lên trong đầu suy nghĩ rằng: “biết rõ toàn thân, giữ thân mềm mại bất động” Khi khởi lên suy nghĩ “biết rõ toàn thân” thì hành giả để ý khắp cơ thể, từ đầu đến 2 lòng bàn chân” – chỉ để ý ngoài da. Công đoạn này mất khoảng chừng 30 giây. Khi khởi lên suy nghĩ “Giữ thân mềm mại bất động” thì hành giả tiến hành buông lỏng toàn thân, từ đầu đến bàn chân. Hành giả tưởng tượng rằng cơ thể mình giống như là 01 bộ xương trắng, có nhiều khớp nối lại với nhau. Khi buông lỏng thì các khớp này tách rời nhau. Ví dụ: đầu 32
  15. tách rời mình, các đốt ngón tay tách rời nhau, khớp bả vai tách rời thân . Lưu ý: buông lỏng toàn thân nhưng phải giữ thân “mềm mại” không cử động nhưng cũng không được gồng cứng. Vì nếu có bộ phận nào trong cơ thể gồng cứng thì sẽ bị nhức đầu. - Quá trình cứ lập lại như thế cho đến khi hết giờ. - Tiến trình điều thân này được thực hành cho đến khi nào: THÂN: ngồi khoảng 45’ trở lên mà thân không nhúc nhích TÂM: cảm thấy an lạc, lúc này hành giả rất thích ngồi tĩnh tâm  Lúc này hành giả có thể làm chủ được suy nghĩ của mình - tức là có thể thấy được từng suy nghĩ khởi lên trong tâm và có thể dừng được suy nghĩ nếu muốn. Thì hành giả bước sang giai đoạn 2 – điều tâm. A2. Điều tâm 4.2 Thực hành định thư giãn - Sau khi thực hành tĩnh tâm bằng tư thế ngồi, lúc này hành giả cảm thấy mệt mõi. Do đó, hành giả thực hành định thư giãn để làm dịu bớt sự mệt mõi. - Có thể ngồi dựa lưng vào ghế hay ngồi bẹp và tựa lưng vào tường sao cho thoải mái nhất. - Buông lỏng toàn thân từ đầu đến bàn chân - Thỉnh khoảng nhắc trong đầu 01 câu rằng “Cảm giác toàn thân an lạc, tôi biết tôi đang thư giãn” - Định thư giãn được thực hành khi: 1. Trước khi bắt đầu thi, vào lớp sớm 20’-30’ và thực hành định thư giãn 2. Khi học bài hay làm việc căng thẳng 3. Khi cảm thấy lo lắng, bồn chồn, bất an 4. Nếu có thời gian thì thực hành khoảng 15-30’. Nếu không thì thực hành 5’ cũng mang lại hiệu quả.  Những lưu ý khi thực hành phương pháp tĩnh tâm - Trong lúc thực hành nếu phát hiện thân – tâm có các triệu chứng lạ như nhức đầu, ngủ gục thì: 33
  16. 1. Nhức đầu - Nhức đầu là do suy nghĩ nhiều hoặc do để ý trên não nhiều mà không để ý phần dưới đan điền. - Khắc phục: ngưng thực hành và đi làm việc khác hoặc nghe nhạc giải trí . - Nếu nhức đầu hơi nhè nhẹ thì có thể khắc phục bằng cách để ý dưới đan điền và 2 chân. Vài phút sau sẽ hết. Còn nếu không hết thì ngưng ngay lập tức. 2. Ngủ gục - Có thể lắc lắc cơ thể một chút cho tỉnh ngủ. - Nếu vẫn ngủ gục thì ngưng và đi vài vòng rồi trở lại ngồi. 3. Còn gặp những triệu chứng lạ khác thì cũng nên dừng lại và hỏi ý kiến người dạy. Thương ghét – trong lòng mãi vấn vương Hơn thua được mất – chuốc thêm phiền Vui buồn chẳng qua – như gió thỏang Tốt xấu khen chê – chi một lời Công danh tài sắc – như sương khói Buông xả đi rồi – sống thảnh thơi 34
  17. CÂU HỎI KIẾN THỨC VIỆT VÕ ĐẠO 1. VOVINAM là gì? Vovinam là từ quốc tế hóa của từ Võ thuật – Võ đạo Việt Nam 2. Vì sao còn gọi Vivonam là Việt Võ Đạo? Còn gọi VOVINAM là Việt võ đạo là vì: a) Về nội dung Vovinam có 2 phần : - Võ thuật Việt Nam (Việt-Võ-Thuật) - Võ đạo Việt Nam (Việt-Võ-Đạo) b) Vovinam là gốc rễ, cội nguồn còn Việt-Võ –Đạo là hoa trái của Vovinam sau quá trình mấy chục năm phát triển. Có thể gọi Vovinam hay Việt-Võ-Đạo cũng được. Cách gọi đầy đủ và đúng nhất là Vovinam - Việt Võ Đạo. 3. Khi nghiêm lễ Việt Võ Đạo sinh đặt bàn tay phải lên trái tim có ý nghĩa gì? Khi “nghiêm lễ”, VVĐS đặt tay phải lên trái tim có ý nghĩa bàn tay thép đặt trên trái tim tư ái, đức dũng đi đôi với lòng nhân, võ thuật gắn liền với võ đạo, VVĐS chỉ được dùng võ để cảnh báo, cảm hóa người chứ không dùng để trừng phạt trả thù người. 4. Có mấy điều sơ khởi cần phải nhớ về kĩ luật vỗ đường? Việt Võ Đạo sinh cần phải ghi nhớ 3 điều sơ khởi sau đây về kĩ luật võ đường: a) Đi tập điều đặn đúng giờ. Đến trễ phải báo lý do cho võ sư hay hay huấn luyện viên phụ trách. Nghỉ tập phải xin phép. b) Trong giờ tập phải chăm chỉ luyện tập, hòa nhã và giúp để bạn bè. c) Gặp người trên (võ Sư hoặc huấn luyện viên phụ trách) phải chào theo lối “ nghiêm lễ” khi đến võ đường và trước khi ra về phải chào di ảnh Cổ võ sư sang tổ Môn phái. 5. Quan niệm thông thường của người tập võ ra sao? VVĐS tập võ để làm gì? Quan niệm thông thường của người tập võ là để tự vệ. VVĐS tập võ để cho thân thể khỏe mạnh, trí tuệ minh mẫn, tâm hồn cao thượng để học tập, lao động, bảo vệ sự sống, đấu tranh cho lẽ phải và phục vụ cho tổ quốc. 6. Quan niệm dụng võ của Việt Võ Đạo ra sao? 35
  18. Quan niệm dụng võ của Việt Võ Đạo có 3 điểm: a) Không thượng đài. b) Không gây lộn, hoặc thử võ với người hoặc môn phái khác c) Để tự vệ 7. VVĐS được dùng võ trong trường hợp nào? VVĐS chỉ dùng võ khi danh dự bị xúc phạm, quyền sống bị đe dọa và bênh vực lẽ phải. 8. Vì sao VVĐS không được phép thượng đài? VVĐS không được phép thượng đài vì phần thượng đài chỉ là phần thể thao của võ thuật, gây cho võ sinh một tinh thần hiếu chiến, hiếu thắng. Trong khi VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO là một môn phái có mục đích rõ rệt muốn góp phần vào công việc cải tạo xã hỗi xây dựng con người toàn diện hơn là công việc thượng đài chỉ có tính chất thể thao. 9. Võ sinh và môn sinh khác nhau như thế nào? Võ sinh là những người mới tập võ chưa làm lễ nhập môn. Môn sinh là những người đã qua một thời gian rèn luyện võ thuật (6 tháng) đã làm lễ nhập môn, đang tiến dần trên con đường võ đạo. 10. Trong đại gia đình Việt – Võ – Đạo, các môn đồ đối xử với nhau như thế nào? Trong đại gia đình Việt – Võ – Đạo, các môn đồ phải thương yêu, kính trọng, nhường nhịn và giúp đỡ lẫn nhau. Các điều đó đan kết lại thành kĩ luật môn phái, một giềng mối vững chắc giúp cho các môn đồ đoàn kết chặt chẽ nêu cao danh dự môn phái và phấn đấu tu dưỡng liên tục để trở thành con người toàn diện. 11. Việt – Võ – Đạo có mấy màu đai? Ý nghĩa ra sao? Việt – Võ – Đạo có 5 màu đai: xanh, đen, vàng, đỏ, trắng. a) Xanh: biểu thị màu hi vọng, với ý nghĩa người võ sinh bắt đầu đặt chân vào ngành võ thuật và tinh thần võ đạo. b) Đen: biểu thị màu nước, với ý nghĩa võ thuật và võ đạo bắt đầu chuyển vào bản thân, tạo nền tảng cho căn cơ tu dưỡng của người môn sinh Việt Võ Đạo. 36
  19. c) Vàng: biểu thị màu đất, với ý nghĩa võ thuật và võ đạo đã trở thành bản thế vững chắc của người môn sinh Việt Võ Đạo. d) Đỏ: biểu thị màu lửa, với ý nghĩa võ thuật và võ đạo đã bốc lên cao, tỏa sang hướng đi của người môn sinh Việt Võ Đạo. e) Trắng: biểu thị màu tinh khiết, chân tịnh, với ý nghĩa võ thuật và võ đạo đã đạt đén độ cao siêu vô hạn của người, tượng trưng cho tinh hoa môn phái. 12. Hãy trình bày hệ thống đẳng cấp hiện nay của Việt Võ Đạo? a) Tự vệ nhập môn: có hai cấp là tự vệ VVĐ (đai màu xanh da trời) và nhập môn VVĐ (đai xanh dương đậm) thời gian luyện tập mỗi câp là 3 tháng. Danh xưng: võ sinh. b) Lam đai: đai xanh dương đậm có vạch vàng 3 cấp, mỗi cấp tập luyện 5 tháng. Danh xưng: Môn sinh c) Huyền đai: đai đen 1 cấp thời gian tập luyện 1 năm. Danh xưng: hướng dẫn viên, tương đương đẳng cấp quốc tế: huyền đai. Các môn sinh dưới 15 tuổi mang đai đen có chỉ màu vàng nằm dọc theo chiều dìa đai (gọi là huyền đai thiếu nhi) d) Hoàng đai: đai vàng có vạch đỏ 3 cấp, mỗi cấp luyện 2 năm. Danh xưng: huấn luyện viên cấp 1, huấn luyện viên tương đương đẳng cấp quốc tế: Huyền đai đệ tam đẳng. e) Chuẩn hồng đai: Đai đỏ có hai viền vàng mỗi cấp huấn luyện 3 năm và trình tiểu luận võ học khi thăng cấp hồng đai. Danh xưng: Võ sư chuẩn cao đẳng, tương đương đẳng cấp quốc tế: Huyền đai đệ tứ đẳng f) Hồng đai: đai đỏ có vạch trắng, 6 cấp, mỗi cấp luyện 4 năm và trình luận án võ học khi thăng cấp. Danh xưng: Võ sư cao đẳng Hồng đai đệ nhất, nhị, tam cấp, tương đương đẳng cấp quốc tế: huyền đai đệ ngũ, lục đẳng g) Bạch đai: đai trắng có 4 chỉ tứ sắc xanh, đen, vàng, đỏ có 1 cấp, thời gian luyện tập: vô đich. Đây là đai cao nhất dành riêng cho Võ sư chưởng môn phái 13. Hãy giải thích ý nghĩa phù hiệu và kì hiệu VVĐ? a) Về màu sắc: phù hiệu và kì hiệu VVĐ, có 4 màu: - Xanh: trở âm tố, tượng trưng cho biển cả và hi vọng - Đỏ: trở dương tố, tượng trưng cho lửa sống và sự đấu tranh hào hung và cương quyết. 37
  20. - Vàng: màu vinh quang hiển hách. - Trắng: màu của tinh khiết chân tĩnh, cao cả và thâm viễn tuyệt vời b) Về hình nét: - Phù hiệu: nền vàng, nửa trên vuông, nửa dưới hình tròn ghép lại tượng trương cho nguyên lý cương nhu phối triển của VĐV biểu thị cho sự toàn chân, toàn thiện. - Chung cho cả kí hiệu: vòng tròn nhỏ xanh đỏ ở trong biểu thị cho âm và dương, vạch S màu trắng ở giữa bao hàm nghĩa tương thối, tương giao, tương sinh và thương dịch vũ trụ. Vòng tròn lớn bao quanh vòng tròn nhỏ màu trắng biểu tượng cho đạo thể với sứ vụ phối hợp điều hòa, khắc chế, bao dung. c) Kích thước kí hiệu: - Nền vàng, chiều ngang bằng 3/5 chiều dài - Vòng âm, dương, đạo bằng 1/3 chiều ngang 14. Hãy cho biết danh tính, ngày sinh, nơi sinh, ngày qua đời, nơi qua đời của cố võ sư Sáng Tổ phái VOVINAM – VIỆT Võ Đạo? Cố võ sư Sáng Tổ tên là Nguyễn Lộc, sinh ngày mồng 8 tháng 4 năm Nhâm Tý (1912) tại làng Hữu Bàng, huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây (nay ngoại thành Hà Nội) và qua đời ngày mồng 4 tháng 4 năm Canh Tý(1960) tại Sài Gòn (nay là TP HCM). Hiện nay di cốt của Người được bảo quản tại số 31 đường Sư Vạn Hạnh, quận 10, TP HCM. 15. Cố võ Sư Sáng Tổ hoàn thành việc nghiên cứu VOVINAM năm nào? và cuộc biểu diễn VOVINAM đầu tiên được tổ chức tại đâu? Cố võ Sư Sáng Tổ hoàn thành việc nghiên cứu VOVINAM năm 1938 và cuộc biểu diễn VOVINAM đầu tiên được tổ chức tại nhà hát lớn Hà Nội vào mùa Thu năm 1939. 16. Lớp dạy VOVINAM công khai đầu tiên được tổ chức tại đâu? Năm nào Lớp dạy VOVINAM công khai đầu tiên được khai giảng vào đầu mùa xuân năm 1940 tại trường sư phạm (Escole Normal) đường cửa Bắc Hà Nội. 38
  21. 17. Hãy cho biết danh tính Võ Sư Trưởng môn đời thứ 2 của phái VOVINAM –Việt Võ Đạo? Ông sinh và mất vào năm nào? Tại đâu? Võ Sư Lê Sáng là Trưởng môn thứ hai của môn phái VOVINAM – Việt Võ Đạo. Ông sinh vào mùa Thu năm 1920 tại Hà Nội, mất vào ngày 27/9/2010 tại TP. Hồ Chí Minh. 39
  22. 10 ĐIỀU TÂM NIỆM CỦA MÔN PHÁI 1.Việt Võ Đạo sinh nguyện đạt tới cao độ của nghệ thuật để phục vụ dân tộc và nhân loại. Ý nghĩa: nói về hồi bảo và mục đích 2.Việt Võ Đạo sinh nguyện trung kiên phát huy môn phái, xây dựng thế hệ thanh niên Việt Võ Ðạo. Ý nghĩa: nói về nghĩa vụ đối với môn phái và dân tộc 3.Việt Võ Đạo sinh đồng tâm nhất chí, tôn kính người trên, thương mến đồng đạo. Ý nghĩa: nói về tinh thần đoàn kết trong môn phái 4.Việt Võ Đạo sinh tuyệt đối tôn trọng kỷ luật, nêu cao danh dự võ sĩ. Ý nghĩa: nói về võ kĩ và danh dự võ sĩ 5.Việt Võ Đạo sinh tôn trọng các võ phái khác, chỉ dụng võ để tự vệ và bênh vực lẽ phải. Ý nghĩa: nói về ý thức dụng võ 6.Việt Võ Đạo sinh chuyên cần học tập, rèn luyện tinh thần, trau dồi đạo hạnh. Ý nghĩa: nói về ý hướng học tập và đời sống tinh thần 7.Việt Võ Đạo sinh sống trong sạch, giản dị, trung thực, và cao thượng. Ý nghĩa: nói về tâm nguyện sống 8.Việt Võ Đạo sinh kiện toàn ý chí đanh thép để thắng phục cường quyền và bạo lực. Ý nghĩa: nói về rèn luyện ý chí 9.Việt Võ Đạo sinh sáng suốt nhận định, bền gan tranh đấu, tháo vát hành động. Ý nghĩa: nói về nếp suy cảm, nghị lực và tính thực tế 10.Việt Võ Đạo sinh tự tín, tự thắng, khiêm cung, độ lượng, luôn luôn kiểm điểm để tiến bộ. Ý nghĩa: nói về đức sống và tinh thần cầu tiến 40