Tiểu luận Giáo dục thể chất sức khoẻ

doc 26 trang hapham 820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Giáo dục thể chất sức khoẻ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doctieu_luan_giao_duc_the_chat_suc_khoe.doc

Nội dung text: Tiểu luận Giáo dục thể chất sức khoẻ

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Đại học Thăng long Tiểu luận giáo dục thể chất sức khoẻ Họ và tên :Nguyễn Thị Thuý Lan Mã sv :A14251 Lớp : QA21b1 Năm học :2009 Hà Nội ngày1 tháng 12 năm 2009
  2. Nguyễn Thị Thuý Lan-A14251 Mục Lục Nội dung Trang Lời mở đầu 3 Phần bắt buộc Câu 1:Sức khoẻ là gì? Tầm quan trọng của sức khoẻ trong cuộc sống4 Câu 2:Mục đích và ý nghĩa của giáo dục thể chất trong trường đại học và yêu cầu đối với sinh viên 7 Phần tự chọn Câu 2:Em hãy trình bày khái niệm và phân tích tác dụng của phương Pháp hít thở theo kinh nghiệm cổ truyền (khí công dưỡng sinh ) 10 Tiểu luận giáo dục thể chất sức khoẻ 2
  3. Nguyễn Thị Thuý Lan-A14251 Lời mở đầu Giáo dục thể chất là một trong mục tiêu giáo dục toàn diện của Đảng và Nhà nước ta, và nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục thể chất được hiểu là: “Quá trình sư phạm nhằm giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, hoàn thiện về thể chất và nhân cách, nâng cao khả năng làm việc, và kéo dài tuổi thọ của con người”. Giáo dục thể chất cũng như các loại hình giáo dục khác, là quá trình sư phạm với đầy đủ đặc điểm của nó, có vai trò chủ đạo của nhà sư phạm, tổ chức hoạt động của nhà sư phạm phù hợp với học sinh với nguyên tắc sư phạm. Giáo dục thể chất chia thành hai mặt tương đối độc lập: Dạy học động tác (giáo dưỡng thể chất) và giáo dục tố chất thể lực. Trong hệ thống giáo dục nội dung đặc trưng của giáo dục thể chất được gắn liền với giáo dục, trí dục, đức dục, mỹ dục và giáo dục lao động. Giáo dục thể chất là một lĩnh vực thể dục thể thao (TDTT) xã hội với nhiệm vụ là: “Phát triển toàn diện các tố chất thể lực, và trên cơ sở đó phát triển các năng lực thể chất, bảo đảm hoàn thiện thể hình, củng cố sức khoẻ, hình thành theo hệ thống và tiến hành hoàn thiện đến mức cần thiết các kỹ năng và kỹ xảo quan trọng cho cuộc sống”. Đồng thời chương trình giáo dục thể chất trong các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dục đó là: “Trang bị kiến thức, kỹ năng và rèn luyện thể lực cho học sinh sinh viên”. Nội dung chương trình giáo dục thể chất trong các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp được tiến hành trong cả quá trình học tập của sinh viên trong nhà trường bằng các hình thức: Tiểu luận giáo dục thể chất sức khoẻ 3
  4. Nguyễn Thị Thuý Lan-A14251 Phần bắt buộc Câu 1:Sức khoẻ là gì? Tầm quan trọng của sức khoẻ trong cuộc sống Sức khỏe là gì? Có người nói sức khỏe là vốn liếng quý giá nhấn của con người , là tài sản vô hình nhưng có sức mạnh hữu hình , là cái đánh giá thể chất của bạn so với những người khác Theo định nghĩa về sức khoẻ của Tổ Chức Y tế Thế Giới (WHO- World Health Organization): “Sức khoẻ là một trạng thái hoàn toàn thoải mái cả về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không phải là chỉ là không có bệnh tật hay tàn phế” Hoàn toàn thoải mái về mặt thể chất là như thế nào? Hoạt động thể lực, hình dáng, ăn, ngủ, tình dục, tất cả các hoạt động sống trên đều ở trạng thái tốt nhất phù hợp với từng lứa tuổi. Hoàn toàn thoải mái về mặt tâm thần là như thế nào? Bình an trong tâm hồn. Biết cách chấp nhận và đương đầu với các căng thẳng trong cuộc sống. Hoàn toàn thoải mái về mặt xã hội là như thế nào? Nghề nghiệp với thu nhập đủ sống. An sinh xã hội được đảm bảo. Không có bệnh tật hay tàn phế là như thế nào? Là không có bệnh về thể chất, bệnh tâm thần, bệnh liên quan đến xã hội và sự an toàn về mặt xã hội. . Như vậy, chúng ta có thể hiểu sức khoẻ gồm 3 mặt: Sức khoẻ thể chất, sức khoẻ tinh thần và sức khoẻ xã hội. Để lĩnh hội được các vấn đề cụ thể hơn, trước hết chúng ta cần biết những khái niệm sức khoẻ trên là gì. 1. Sức khoẻ thể chất Sức khoẻ thể chất được thể hiện một cách tổng quát sự sảng khoái và thoải mái về thể chất. Càng sảng khoái, thoải mái, càng chứng tỏ bạn là người khoẻ mạnh. Cơ sở của sự sảng khoái, thoải mái thể chất là: - Sức lực: Khả năng hoạt động của cơ bắp mạnh, có sức đẩy, sức kéo, sức nâng cao do đó làm công việc chân tay một cách thoải mái như mang vác, điều khiển máy móc, sử dụng công cụ - Sự nhanh nhẹn: Khả năng phản ứng của chân tay nhanh nhạy, đi lại, chạy nhảy, làm các thao tác kỹ thuật một cách nhẹ nhàng, thoải mái. Tiểu luận giáo dục thể chất sức khoẻ 4
  5. Nguyễn Thị Thuý Lan-A14251 - Sự dẻo dai: Làm việc hoặc hoạt động chân tay tương đối lâu và liên tục mà không cảm thấy mệt mỏi. - Khả năng chống đỡ được các yếu tố gây bệnh: ít ốm đau hoặc nếu có bệnh cũng nhanh khỏi và chóng hồi phục. - Khả năng chịu đựng được những điều kiện khắc nghiệt của môi trường: Chịu nóng, lạnh, hay sự thay đổi đột ngột của thời tiết. Cơ sở của các điểm vừa nêu chính là trạng thái thăng bằng của mỗi hệ thống và sự thăng bằng của 4 hệ thống: Tiếp xúc, vận động, nội tạng và điều khiển của cơ thể. 2. Sức khoẻ tinh thần Sức khoẻ tinh thần là hiện thân của sự thoả mãn về mặt giao tiếp xã hội, tình cảm và tinh thần. Nó được thể hiện ở sự sảng khoái, ở cảm giác dễ chịu, cảm xúc vui tươi, thanh thản; ở những ý nghĩ lạc quan, yêu đời; ở những quan niệm sống tích cực, dũng cảm, chủ động; ở khả năng chống lại những quan niệm bi quan và lối sống không lành mạnh. Có thể nói, sức khoẻ tinh thần là nguồn lực để sống khoẻ mạnh, là nền tảng cho chất lượng cuộc sống, giúp cá nhân có thể ứng phó một cách tự tin và hiệu quả với mọi thử thách, nguy cơ trong cuộc sống. Sức khoẻ tinh thần cho ta khí thế để sống năng động, để đạt được các mục tiêu đặt ra trong cuộc sống và tương tác với người khác với sự tôn trọng và công bằng. Sức khoẻ tinh thần chính là sự biểu hiện nếp sống lành mạnh, văn minh và có đạo đức. Cơ sở của sức khoẻ tinh thần là sự thăng bằng và hài hoà trong hoạt động tinh thần giữa lý trí và tình cảm. 3. Sức khoẻ xã hội Sự hoà nhập của cá nhân với cộng đồng được gọi là sức khoẻ xã hội như câu nói của Mác: "Con người là sự tổng hoà các mối quan hệ xã hội”. Sức khoẻ xã hội thể hiện ở sự thoải mái trong các mối quan hệ chằng chịt, phức tạp giữa thành viên: gia đình, nhà trường, bạn bè, xóm làng, nơi công cộng, cơ quan. Nó thể hiện ở sự được chấp nhận và tán thành của xã hội. Càng hoà nhập với mọi người, được mọi người đồng cảm, yêu mến càng có sức khoẻ xã hội tốt và ngược lại. Cơ sở của sức khoẻ xã hội là sự thăng bằng giữa hoạt động và quyền lợi cá nhân với hoạt động và quyền lợi của xã hội, của những người khác; là sự hoà nhập giữa cá nhân, gia đình và xã hội. Ba yếu tố sức khoẻ liên quan chặt chẽ với nhau. Nó là sự thăng bằng, hài hoà của tất cả những khả năng sinh học, tâm lý và xã hội của con người. Nó là cơ sở quan trọng tạo nền tảng cho hạnh phúc con người. Theo định nghĩa trên, mỗi người chúng ta cần chủ động để có một sức khoẻ tốt. Cần chủ động trang bị cho mình kiến thức về phòng bệnh và rèn luyện sức khoẻ. Thực hành dinh dưỡng hợp lý, luyện tập thể dục thể thao phù hợp, an toàn lao động và khám bệnh định kỳ để chủ động trong việc phòng và chữa bệnh. Để có sức khoẻ tốt với sự nỗ lực của mỗi cá nhân là chưa đủ mà cần có sự đóng góp của cả cộng đồng, của toàn xã hội trong các vấn đề an sinh, việc làm và giáo dục hay cụ thể hơn như các vấn đề về môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm Thế nhưng chúng ta không mấy khi để ý đến sức khoẻ của mình cho tới khi phát sinh các vấn đề liên quan tới sức khoẻ. Khi mắc bệnh, khi đau ốm con người ta mới bắt đầu chăm lo cho sức khoẻ của Tiểu luận giáo dục thể chất sức khoẻ 5
  6. Nguyễn Thị Thuý Lan-A14251 mình, họ bắt đầu đọc tài liệu, đi BS. Đa phần những hành động này là hữu ích, nhưng cũng có trường hợp khi phát hiện ra mình có bệnh thì mọi nỗ lực đã là quá trễ Tầm quan trọng của sức khỏe được thể hiện qua hai khía cạnh: (1) Sức khỏe được xem như một hàng hóa tiêu dùng (consuming good), Người khỏe mạnh sẽ có cảm giác sảng khoái như khi ăn kem vào mùa hè nóng nực. (2) Sức khỏe còn được xem như một tư bản (health capital) dùng để đầu tư, một thứ hàng hóa tư bản (capital good). Một người khỏe mạnh sẽ kiếm nhiều tiền hơn một người bị bệnh tật triền miên. Với thời gian, sức khỏe, như một tài sản (assets), sẽ bị hao mòn dần, tiến đến việc cần có các dịch vụ y tế để phục hồi sức khỏe hoặc làm chậm lại tốc độ khấu hao (depreciation).1 * Có sức khỏe là có ham muốn hành động, một tinh thần đơn giản, một ý thức cao đẹp. (Henri Bergson) Trong lời kêu gọi toàn dân tập thể dục ngày 27/03/1946 Bác Hồ cò nói:”Mỗi một người dân khoẻ mạnh là đất nước mạnh lên một phần,mỗi một người dân yếu ớt là đất nước yếu đi một phần ” Thực tế từ bản thân mỗi chung ta khi ốm đau bệnh tật, lực bất tòng tâm,không thể thực hiện được những dự định,không thể làm được những công việc có hiệu quả như mong muốn,cuộc sống trì trệ,bi quan chán nản,sa sút tinh thần, Trong gia đình chúng ta,nếu có người ốm đau bệnh tật,cả nhà lo lắng,tốn kém tiiền cuả cho thuốc men,bệnh viện,tiêu hao thời gian cho đi lại,chăm sóc nhiều gia đình kiệt quệ vì co người ốm đau lâu dài.Trong cơ quan, nếu có người ốm công việc sẽ bị bỏ dở, đình trệ, không giải quyết kịp thời Trong quân đội, nếu có người ốm, sức chiến đấu sẽ giảm sút, sự phối hợp thiếu đồng bộ, chắp vá Như vậy sức khoẻ ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc sống gia đình và các hoạt động kinh tế, chính trị, quân sự Nhưng thử hỏi mỗi chúng ta đã dành bao nhiêu thời gian cho việc tìm hiểu kiên thức về sức khoẻvà cần phải làm gì cho sức khoẻ của chính mình một cách chủ động. Hầu hết chỉ khi có bệnh mới chữa, khi chữa cũng không triệt để. Chỉ một số ít người chăm lo sức khoẻ, phòng chống bệnh tật, luyện tập thể dục thể thao một cách khoa học, bài bản, tích cực, lâu dài. Chính hiểu rõ được tầm quan trọng của sức khoẻ mà Bác Hồ đã ra lời kêu gọi toàn dân tập thể dục và chính Bác cũng nêu tấm gương của bản thân” Tự tôi ngày nào cũng tập thể dục ” để khuyến khích mọi người cùng tập. Ngày nay cùng với sự phát triển về kinh tế, chính trị, văn hoá, phong trào luyện tập thể dục thể thao, nâng cao sức khoẻ ngày càng được chú trọng cả bề rộng lẫn chiều sâu trong các chương trình của nhà nước cũng như trong ý thức tự giác của quần chúng nhân dân, nó thực sự là nhu cầu thiết thực và đóng góp tích cực vào việc xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ Quốc. Sau những giờ làm việc mệt nhọc căng thẳng, việc luyện tập thể dục thể thao thư giãn và giải trí là một nhu cầu thiết thực. Các trò chơi vận động, các hình thức biểu diễn thể dục thể thao luôn được coi là món ăn tinh thần, giúp cho cuộc sống lành mạnh và tươi vui. Tiểu luận giáo dục thể chất sức khoẻ 6
  7. Nguyễn Thị Thuý Lan-A14251 Câu 2:Mục đích và ý nghĩa của giáo dục thể chất trong trường đại học và yêu cầu đối với sinh viên Yêu cầu mục đích của GDTC: - Trang bị những kiến thức hiểu biết về chăm sóc và nâng cao sức khoẻ toàn diện - Giới thiệu các phương pháp tập luyện giữ gìn và nâng cao thể chất sức khoẻ - Giúp sinh viên lựa chọn được phương pháp, môn tập phù hợp với điều kiện thể trạng, sức khoẻ, thời gian, sở thích, hoàn cảnh kinh tế, của mình. - Nắm được những kỹ năng cơ bản của các môn tập đã lựa chọn để tập luyện lâu dài thành kỹ năng. - Ứng dụng được các kiến thức và kinh nghiệm luyện tập học hỏi được vào cuộc sống hàng ngày để phát huy tác dụng hiệu quả của bài tập. - Thông qua việc tập luyện thường xuyên lâu dài, rèn luyện ý chí, bản thân và phương pháp ứng xử trong vận động và trong cuộc sống. - Phát triển phong trào luyện tập, thi đấu giao hữu, xây dựng tinh thần đoàn kết, tinh thần đồng đội, tính kỷ luật, xây dựng các câu lạc bộ sinh hoạt lành mạnh nâng cao thể lực, trí lực cho sinh viên. - Giáo dục tình yêu quê hương đất nước, yêu thiên nhiên và trách nhiêmk bảo vệ môi trường trong sạch, lành mạnh thông qua các bài tập, kết hợp với du lịch, dã ngoại theo chuyên đề sức khoẻ và môi trường. Thể chất là một trong 5 mục tiêu giáo dục con người toàn diện của xã hội ta hiện nay (đức, trí, thể, mỹ, lao), là cơ sở để tiếp nhận những mặt giáo dục còn lại. Giáo dục thể chất trong trường học góp phần bảo vệ và tăng cường sức khỏe, giúp phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tâm hồn, đồng thời giáo dục thể chất trong trường học làm cho các học sinh, sinh viên năng động, hưng phấn hơn trong học tập, là giây phút giảm tải những áp lực trong học văn hoá, chuyên môn. Không nằm ngoài những mục đích trên, những sinh viên khuyết tật cũng học tập môn giáo dục thể chất này theo cách của riêng mình. Mục đích cốt lõi của giáo dục thể chất là rèn luyện sức khỏe. Vậy nên giáo dục thể chất tốt thì sức khỏe được tăng cường, còn không tốt thì ngược lại. Đã có rất nhiều trường hợp bệnh tật, chấn thương nhờ thể dục thể thao mà sức khỏe được cải thiện. Trường hợp của em Nguyễn Thị Yến là một điển hình. Yến mắc bệnh tim bẩm sinh và hen. Năm 2006, khi Yến trúng tuyển vào trường Đại học Ngoại Tiểu luận giáo dục thể chất sức khoẻ 7
  8. Nguyễn Thị Thuý Lan-A14251 giao, gia đình đã rất lo lắng cho sức khoẻ của em khi phải sống xa nhà. Vào trường, điều khiến Yến băn khoăn nhất là sức khoẻ không đủ để hoàn thành những nội dung của môn giáo dục thể chất, điều kiện để thi tốt nghiệp ra trường. Yến đã gửi đơn đề nghị lãnh đạo nhà trường miễn môn học học này và đã được chấp nhận. Tuy nhiên chính cô giáo dạy môn bơi lội lại khuyên em nên tham gia tập luyện thể chất cùng các bạn, để phục hồi sức khoẻ của mình. Yến nói: “Ngày trước, em vẫn nghĩ với những người thể trạng yếu đuối bẩm sinh như em, cần nhiều thời gian nghỉ ngơi, không nên vận động nhiều. Suy nghĩ đó không hoàn toàn đúng. Chúng em vẫn tham gia, nhưng cần luyện tập thể dục phù hợp, kết hợp với việc nghỉ ngơi hợp lý, bệnh tật sẽ được cải thiện”. Với sự hướng dẫn nhiệt tình và khoa học của cô giáo, đến nay sức khoẻ của Yến đã được cải thiện đáng kể so với trước. Hiện nay trong các trường Đại học, giáo dục thể chất có rất nhiều loại hình và đa dạng, nhằm tạo hứng thú cho sinh viên tham gia tập luyện. Hầu hết các trường đều lựa chọn những môn thể dục như: bóng bàn, cầu lông, bơi lội, bóng rổ, cầu mây , có một vài trường do đặc thù của ngành nghề đào tạo nên có cả những môn thể chất mang tính nghệ thuật biểu diễn như aerobic, thể dục nhịp điệu, nhảy Thực tế cho thấy, tham gia học thể chất còn là một cách giúp người khuyết tật hòa đồng với tập thể. Thông qua những giờ thực hành, những thành viên trong lớp sẽ có nhiều thời gian hơn để giao lưu và chuyện trò với các bạn trong lớp, điều mà khó có được trong những tiết học trên lớp do quá căng thẳng và phải tập trung. “Tay em yếu, nên em được miễn thực hành môn cầu lông và bóng bàn. Mặc dù vậy, em vẫn thích chơi môn này. Các bạn cùng lớp luôn khuyến khích em hoạt động tay nhiều qua việc cầm vợt chơi bóng, để phục hồi chức năng tay” - Nguyễn Hồng Hạnh, sinh viên khoa Văn, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn nói. Giáo án thể chất tại các trường Đại học dành cho sinh viên như nhau, không có sự khác biệt giữa giáo án của sinh viên khuyết tật và sinh viên lành lặn. Sự khác nhau duy nhất là ở chỗ, nếu sinh viên bình thường thi cuối môn thể chất bằng thực hành thì sinh viên khuyết tật nếu có nguyện vọng sẽ được thi lý thuyết, để đáp ứng được điều kiện sức khoẻ và đủ đảm bảo hoàn thành chứng chỉ giáo dục thể chất - điều kiện thi tốt nghiệp Đại học khi ra trường Giáo dục thể chất có vai trò rất quan trọng trong việc rèn luyện học sinh về thể lực để nâng cao sức khoẻ với mục tiêu "Khỏe để học tập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc", "Khỏe để chinh phục đỉnh cao tri thức". Từ trước tới nay Giáo dục thể chất vẫn được xem là môn học phụ ở các trường phổ thông bởi nó không thuộc các môn văn hoá và không là môn thi tốt nghiệp. Sự quan tâm và đầu tư đối với Giáo dục thể chất cũng chưa đầy đủ và thiết bị phục vụ giảng dạy và tập luyện vẫn còn nhiều thiếu thốn. Hiện nay tất cả các trường học trong cả nước học sinh học môn Thể dục ngoài sân trường hoặc sân vận động. Nếu mưa là các em phải nghỉ. Mặc dù là môn phụ, đối với những học sinh có thể lực yếu hay không có năng khiếu các môn thể dục thì việc học môn Giáo dục thể chất lại là một "cơn ác mộng" vì các em phải rất vất vả để có thể vượt qua điểm trung bình khi phải thi lấy điểm cuối kỳ. Về lý thuyết thì Giáo dục thể chất ở các trường phổ thông đều nhằm đạt cả hai mục đích trên. Nhưng thực tế với cách thức dạy môn Giáo dục thể chất như hiện nay chưa mục đích nào được thực hiện một cách đầy đủ. Tiểu luận giáo dục thể chất sức khoẻ 8
  9. Nguyễn Thị Thuý Lan-A14251 Phần tự chọn Câu 2:Em hãy trình bày khái niệm và phân tích tác dụng của phương Pháp hít thở theo kinh nghiệm cổ truyền (khí công dưỡng sinh ) Vào thế kỷ thứ 6 trước Tây lịch, trong cổ thư Đạo Đức Kinh, tác giả Lão Tử, một nhà hiền triết Trung Hoa, đã đề cập đếnn vai trò hơi thở trong kỹ thuật luyện khí, để giúp con người kéo dài tuổi thọ. Sử liệu Trung Hoa cũng cho thấy rằng các phương pháp luyện khí đã có nhiều tiến bộ, vào thời Xuân Thu và Chiến Quốc (770 – 221 B.C. trước Tây lịch). Sau đó, trong thời nhà Tần đến nhà Hán (221 B.C. trước Tây lịch đến 220 A.C. sau Tây lịch), một số sách dạy luyện khí công đã được biên soạn bởi nhiều vì y sư, thiền sư và đạo sĩ. Các phương pháp truyền dạy tuy có khác nhau, nhưng vẫn có chung những nguyên lý vận hành khí lực trong cơ thể. Khí công là gì? “Khí” người Trung Hoa phát âm là “Chi” hay “Qi”, “Ki” ở người Nhật Bản, “Ghee” ở người Đại Hàn và “Prana” ở người Ấn Độ. “Khí” nghĩa thông thường có liên quan đến “Không khí” hoặc “Chất Hơi”, một chất không hình, dễ di động, dễ phân tán, dễ tích tụ, tính co dãn có thể tạo nên sức ép lớn mạnh, tùy theo số lượng của nó. “Công” do chữ “công phu”, người Trung Hoa phát âm là “Kungfu”, có nghĩa là việc làm được thực hiện trong một số lượng thời gian. Do đó, “khí công” có thể hiểu là một tiến trình hít thở không khí, để gia tăng nguồn sinh lực của thể chất lẫn tinh thần trong con người. Trong đó, “dưỡng khí” (oxygen)được hấp thụ qua không khí, và “thán khí” (carbon dioxide) được loại trừ ra ngoài cơ thể. Đây là hai yếu tố chính yếu trong việc gia tăng nguồn sinh lực cơ thể. Trong võ thuật cổ truyền đông phương, khí công còn được gọi là “nội công”, một công phu tập luyện “tán tụ nội khí”, triển khai tối đa sức mạnh thể chất lẫn tinh thần, để áp dụng vào kỹ thuật chiến đấu, cũng như gia tăng sức khỏe thân tâm. Tiểu luận giáo dục thể chất sức khoẻ 9
  10. Nguyễn Thị Thuý Lan-A14251 Lược Sử Khí Công: Trong ý nghĩa quân bình hơi thở, khí công được bắt nguồn từ thuở xa xưa, từ khi có sự hiện diên loài người trên quả đất này. Căn cứ vào văn hóa cổ truyền đông phương, khí công đã được áp dụng qua các phương pháp thực hành, và triết lý dẫn đạo, hầu hết, trong ba môn học: Y học, Đao học, và Võ học. Theo y như Hoàng Đế Nội Kinh (2697 – 2597 B.C. trước Tây Lịch), và sách Dịch Kinh (2400 B.C. trước Tây lịch), nền tảng Đông Y học được dựa trên lý thuyết nguồn khí lực, Âm Dương và Ngũ Hành để lý giải, điều trị bệnh tật và tăng cường sức khỏe con người. Vào thời nhà Thương (1783 – 1122 B.C trước Tây lịch), người Trung Hoa đã biết dùng những dụng cụ bén nhọn bằng đá, để châm chích vào các huyệt đạo trên cơ thể, nhằm gây ảnh hưởng đến sự dẫn truyền nguồn khí lực, trong việc trị bệnh cho con người. Vào thế kỷ thứ 6 trước Tây lịch, trong cổ thư Đạo Đức Kinh, tác giả Lão Tử, một nhà hiền triết Trung Hoa, đã đề cập đếnn vai trò hơi thở trong kỹ thuật luyện khí, để giúp con người kéo dài tuổi thọ. Sử liệu Trung Hoa cũng cho thấy rằng các phương pháp luyện khí đã có nhiều tiến bộ, vào thời Xuân Thu và Chiến Quốc (770 – 221 B.C. trước Tây lịch). Sau đó, trong thời nhà Tần đến nhà Hán (221 B.C. trước Tây lịch đến 220 A.C. sau Tây lịch), một số sách dạy luyện khí công đã được biên soạn bởi nhiều vì y sư, thiền sư và đạo sĩ. Các phương pháp truyền dạy tuy có khác nhau, nhưng vẫn có chung những nguyên lý vận hành khí lực trong cơ thể. Vào thế kỷ thứ ba sau Tây lịch, nguyên lý về khí lực đã được minh chứng hiệu quả bởi y sư Hoa Đà, qua việc áp dụng kỹ thuật châm cứu, để gây nên tình trạng tê mê cho bệnh nhân, trong lúc giải phẫu. Cũng như, ông đã sáng chế những động tác tập luyện khí “Ngũ Cầm Hí”, dựa theo tính chất và động tác của 5 loại thú rừng như: Cọp, Nai, Khỉ, Gấu và Chim. Vào năm 520 – 529 sau Tây lịch, tổ sư Bồ Đề Đạt Ma, người Ấn Độ, tại Tung Sơn Thiếu Lâm Tự, tỉnh Hồ Nam, ngài đã soạn ra sách Dịch Cân Kinh, đ dạy các môn đồ phát triển nguồn khí lực, tăng cường sức khỏe trên đường tu đạo, cũng như, thân thể được cường tráng, gia tăng sức mạnh trong việc luyện võ. Về sau, dựa vào nguyên lý khí lực này, các đệ tử Thiếu Lâm đã sáng chế thêm những bài tập khí công như: Bát Đoạn Cẩm, Thiết Tuyến Nội Công Quyền, Nội Công Ngũ Hình Quyền Theo truyền thuyết, vào triều đại nhà Tống (950 – 1279 sau T.L.), tại núi Võ Đang, đạo sĩ Trương Tam Phong sáng chế bài nội công luyện khí Thái Cực Quyền, gồm những động tác giúp người tập luyện cường kiện sức khỏe thân tâm. Về sau, có rất nhiều bài tập khí công được sáng chế bởi nhiều võ phái khác nhau. Dần dần, các võ phái nhỏ, ít người biết đến, đều bị mai một, cùng với những phương pháp truyền dạy bị lãng quên trong quá khứ. Đến nay, một số ít các bài võ luyện khí công còn được ghi nhận qua một số tài liệu hạn Tiểu luận giáo dục thể chất sức khoẻ 10
  11. Nguyễn Thị Thuý Lan-A14251 hẹp của Trung Hoa như: Dịch Cân Kinh, Bát Đoạn Cẩm, Thiết Tuyến Nội Công Quyền, Nội Công Ngũ Hình Quyền, Thái Cực Quyền thuộc ba hệ phái của Trần Gia, Dương Gia và Vũ Gia, Bát Quái Quyền, Hình Ý Quyền, Lục Hợp Bát Pháp Quyền Triết Lý Khí Công A. Vũ trụ quan Theo quan niệm Đông phương, khởi nguyên sự hình thành của vũ trụ, vạn vật được bắt nguồn từ một khối “Khí” đầu tiên gọi là “Thái Cực”, bành trướng vô cùng tận. Sau tiến trình nội tại, khối “Khí” này được phân thành hai nhóm khí đối nghịch nhau: “Khí Âm” và “Khí Dương”, được gọi là “Lưỡng Nghi”. Hai nhóm “Khí Âm” và “Khí Dương” này chạm vào nhau, để sanh ra khí thứ ba, mà Lão Tử gọi là “Xung Khí”. Từ đó, vũ trụ, vạn vật được hình thành. Đạo đức Kinh có ghi: “Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật, vạn vật phụ âm nhi bão dương, xung khí dĩ vi hòa.” Học giả Trương Hoành Cừ có nói: “- Khí tụ lại thành hình, khí tán đi hình loại, muôn vật trở lại Thái Hư.” Vạn vật biến chuyển, thay đổi không ngừng theo định luật phổ quát mà Kinh Dịch có ghi: “- Sinh, Trưởng, Thâu, Tàng.” Cũng như, Phật Giáo quan niệm: “-Sinh, Trụ, Dị Diệt.” Do đó, khí là nguồn gốc, là sinh lực của vạn vật và vũ trụ. Hai tính chất căn bản là Âm và Dương của khí được quân bình, nằm trong ba loại khí tổng quát: Thiên Khí, Địa Khí và Nhân Khí. Thiên Khí đến từ vũ trụ thiên nhiên, với lực sống động vĩ đại huyền diệu, giúp cho đại vũ trụ thiên nhiên được vận chuyển trong một trật tự tuần hoàn. Thí dụ: Mặt trăng, mặt trời, thái dương hệ, tất cả bầu trời không gian vô tận đều là những nguồn chứa thiên khí. Thiên khí đóng một vai trò quan trọng, ảnh hưởng lớn đến thời tiết, khí hậu và thiên tai. Thí dụ như những hiện tượng gió thổi, mưa rơi, bão tố, sấm sét d xảy ra đều nhằm mục đích tái tạo sự quân bình Âm Dương trong thiên khí. “Địa Khí đến từ quả đất, cũng như từ sự thấm những nhuần, hoặc ảnh hưởng tác dụng của thiên khí trên quả đất. Địa khí còn được sinh ra bởi từ trường của quả đất, cũng như, hơi nóng được phát ra từ trong lòng đất. Những vùng đất thường xảy ra núi lửa, hay những đường rạn nứt trong lòng đất, để tạo nên những tai họa động đất, chính làn nơi phát ra nguồn địa khí. Sự di chuyển của địa khí được thể hiện qua các hiện tượng như: đất cát di chuyển theo dòng nước lũ, để mang bồi đắp tạo nên những nơi cồn đảo. Trái lại, những vùng mất đất sẽ trở thành sông sâu, lớn rộng. Mặt khác, trong lúc có nhiều mưa, mặt đất trở nên đầy nước ngập lụt. Trái lại, khi khí trời khô, nóng gắt, hạn hán, mặt đất trở nên khô cằn, nứt nẻ. Tất cả những hiện tượng nói trên đều tạo nên sự thay đổi địa khí, do bởi sự mất quân bình âm dương tính trong địa khí. “Nhân Khí” là sinh lực con người.`con người là một tiểu vũ trụ, nằm trong sự chi phối của đại vũ trụ thiên nhiên. Do đó, nhân khí phải chịu ảnh hưởng vào thiên khí và địa khí. Tiểu luận giáo dục thể chất sức khoẻ 11
  12. Nguyễn Thị Thuý Lan-A14251 B. Nhân Sinh Quan Con người khi còn là thai nhi trong bụng mẹ, được nuôi dưỡng bằng nguồn sinh lực (Nhân Khí) của bà mẹ, qua đường cuống rốn thai nhi. Sau khi chào đời, qua tiếng khóc đầu tiên, hài nhi biết hít thở, hấp thụ nguồn Thiên Khí từ bên ngoài. Nguồn thiên khí đầu tiên này, khi được vào trong cơ thể hài nhi, biến thành nguồn “Dinh Khí”, và tác dụng làm nguồn sinh lực (Nhân Khí) của bà mẹ sãn có trong hài nhi, trở thành “Vệ Khí” được thể hiện bởi hai dòng: khí nóng (Dương) và khí lạnh (Âm). Dòng khí nóng (Dương) chạy lên phần trên cơ thể đến các bộ phận: tim gan, phổi và não bộ trong khi dòng khí lạnh (Âm) chạy xuống phần dưới cơ thể, đến các bộ phận: bụng dưới, thận, sinh dục và hai chân. Tiếp theo, sự sinh tồn của hài nhi cần phải được nuôi dưỡng bởi nguồn Nhân Khí từ bên ngoài, do ảnh hưởng của Thiên Khí và Địa Khí, qua môi trường không khí trong sạch , nước uống và thực phẩm (đọn vật và thực vật). Nguồn Nhân Khí (sinh lực) này được lưu chuyển điều hòa, trong những đường ống ngang dọc của hệ thống Kinh, Mạch, Lạc, Huyệt, để liên hệ đến các tạng phủ (các bộ phân như: Tim, phổi, bao tử, lá mía, ruột già, ruột non, gan, thận, túi mật và bàng quang ) Vớ tuổi thọ tăng dần, các đường ống dẫn khí lực này, càng ngày trở nên trì trệ, yếu kém, trong việc cung cấp sinh lực (Nhân Khí) nuôi dưỡng cơ thể, do đó, sức khỏe con người dễ trở nên suy yếu, bệnh tật, nếu không được bồi dưỡng đúng mức. Để tái tạo sức khỏe bình thường, việc khai thông hệ thống kinh mạch , cũng như, quân bình Ân Dương tính trong nguồn sinh lực (nhân khí) rất cần thiết cho cơ thể con người. Ơû điểm này, Đông Y Học đã áp dụng một trong những trị liệu pháp như: dược phẩm (thuốn hóa học ở các lá, thân và rễ cây), Châm cứu pháp, Án ma pháp (thuật xoa bóp trên các kinh mạch, và ấn ép trên các huyệt đạo), Khí công trị liệu (phương pháp hô hấp) và tể dục dưỡng sinh (áp dụng các động tác vận chuyển để đả thông kinh mạch) Trong phép dương sinh, người ta cần phải biết sống hòa hợp với luật thiên nhiên, để khia thác tối đa lợi thế của Thiên Khí và Địa Khí, trong việc giữ quân bình âm dương tính cho Nhân Khí của con người. Từ đó, sức đề kháng trong cơ thể được kiện toàn, sẵn sàng tiêu trừ các mầm móng bệnh chứng, có thể xảy ra cho con người. Ngoài ra, viện tập luyện khí công rất ích lợi, giúp cho Nhân Khí được điều hòa, làm chậm sự thoái hóa của các tế báo trong cơ thể, cũng như, điều hợp thuận lợi với Thiên Khí và Địa Khí từ bên ngoài. Tiểu luận giáo dục thể chất sức khoẻ 12
  13. Nguyễn Thị Thuý Lan-A14251 Phương Thế Thực Hành Trong khí công gồm có ba loại thở căn bản: thở sâu (hay thở thấp, hoặc thở Đan Điền), thở Ngực (hay thở trung bình) và thở cao. Để thực tập các bài khí công, học viên có thể áp dụng một trong ba tư thế chánh yếu như: thế đứng, thế ngồi và thế nằm. Trong mổi tư thế chánh này còn được chia ra kàm nhiều tư thế phụ như sau: Với tư thế đứng còn có thế đứng tự nhiên, thế đứng chân trước chân sau, và thế đứng trung bình tấn (hai chân dang rộng ra hai ben trái phải). Với tư thế ngồi gồm có tư thế ngồi tréo chân như: ngồi Kiết Già, ngồi Bán Già, ngồi Xếp Bằng (ngồi tréo tự nhiên) và ngồi quỳ gối. Với tư thế nằm gồm có nằm thẳng người với lưng tựa phía dưới. Trong các tư thế đứng, ngồi, và nằm, tư thế đứng mang lại nhiều ích lợi hơn. Cho nên, các tư thế đứng đã đã được áp dụng tối đa trong các bài tập khí công của quyền thuật gia. Sau đây là những ích lợi của tư thế đứng: - Tư thế đứng rất thuận tiện, khi tập ở những nơi công cộng,ngoài trời, nơi có không khí trong lành như: công viên, đồng cỏ, rừng cây, bờ hồ, bờ sông, bờ biển, và các vùng ngoại ô . - Tư thế đứng còn giúp cho máu lưu thông dễ dàng trong hệ thống tuần hoàn. Do đó, nguồn khí lực dễ chuyển dẫn đến các bộ phận trong khắp cơ thể. - Ngoài ra, tư thế đứng tránh được tình trạng ru ngủ như ở hai tư thế ngồi và nằm. Cho nên, học viên có đủ thời gian hoàn tất việc tập luyện. Hiệu Quả Của Khí Công Việc tập luyện khí công có thể tạo ra những tác động, ảnh hưởng tốt đẹp, giúp ích cho chức năng sinh lý của các bộ phận trong cơ thể như: bộ phận hô hấp, bộ phận tiêu hóa, hệ thống tuần hoàn máu, và thần kinh hệ, Cũng như, tái tạo sự hoạt động của nhiều triệu mao quản bị đình trệ, và làm chậm sự thoái hóa của các tế bào trong cơ thể. Trong phép trị bệnh, việc áp dụng khí công đều đặn, cùng với thói quen ẩm thực hợp phép kiêng cử, cơ thể tái tạo sức khỏe bình thường cho bệnh nhân về các chứng: áp huyết cao hay thấp, bệnh tim, bệnh về đường máu, bệnh suyễn, bệnh táo bón, bệnh tiêu hóa, bệnh nhức đầu, bệnh nhứ mỏi khớp xương và bắp thịt Ngoài ra, việc tập luyện khí công còn giúp ích cho học viên gia tăng sức mạnh tinh thần như: tập trung tư tưởng, tính tự chủ, tự kiểm soát nội tâm, tâm hồn thanh tịnh, và bình tĩnh để có một đời sống tình cảm an hòa, khắc phục được những trở ngại bất thường trong đời sống loạn hàng ngày. Để đạt được thành quả trong lúc tập luyện khí công, tùy theohoan cảnh, học viên nên tuân hành nghiêm Tiểu luận giáo dục thể chất sức khoẻ 13
  14. Nguyễn Thị Thuý Lan-A14251 chỉnh theo một thời dụng biểu tập luyện đều đặn hàng ngày, với những bài tập thích nghi, từng bước một, tuần tự tiến hành. Nếu vội vã, đốt giai đoạn tập luyện, sức khỏe của học viên dễ bị tổn thương. Cũng như, trong giai đoạn đầu tiên tập khí công, học viên nên cẩn thận tránh những khuyết điểm. Việc tập luyện sai phép có thể tạo nên những biến chứng, gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe, và làm trở ngại cho cơ thể trong việc tập luyện. Tác dụng của khí công Khí công gồm 2 phần là tĩnh luyện và động luyện (nhu khí công quyền). Phép tập khí công gồm có ba cách thở căn bản gồm thở sâu (hay còn gọi là thở đan điền), thở ngực (thở trung bình) và thở cao. Các tư thế áp dụng khi luyện có thể là đứng, ngồi hoặc nằm tuỳ điều kiện. Thông thường người tập hay sử dụng trung bình tấn, chân trước-chân sau (để đứng) hoặc Liên hoa bộ ngồi theo thế bán già, kiết già. Kết hợp nơi tập thoáng mát, trong lành như công viên, rừng cây, bờ suối, bãi biển tư thế đứng có tác dụng tốt nhất vì giúp hệ tuần hoàn dễ lưu thông khí huyết, nguồn “khí” vận chuyển đến các bộ phận cơ thể nhanh hơn. Thực tế cho thấy, trong phép trị bệnh, việc áp dụng khí công đều đặn, cùng với thói quen ẩm thực kết hợp sinh hoạt điều độ, kiêng cử đúng mức, người tập đã khỏi được những bệnh phổ biến của tuổi già mà không cần dùng thuốc bổ trợ như áp huyết cao-thấp, bệnh tim, bệnh về đường máu, bệnh suyễn, bệnh táo bón, bệnh tiêu hóa, bệnh nhức đầu, bệnh nhức mỏi khớp xương và bắp thịt Ngoài ra, việc tập luyện khí công còn giúp ích cho học viên gia tăng sức mạnh tinh thần như tập trung tư tưởng, tính tự chủ, tự kiểm soát nội tâm, tâm hồn thanh tịnh. Thực tế cho thấy, do nôn nóng luyện tập, nhiều người tập sai phương pháp, điều “khí” sai quy trình sẽ dẫn đến tình trạng thái quá, dễ gây căng thẳng cho hệ thần kinh, hệ tim mạch bị loạn nhịp, sinh lý xáo trộn. Người xưa gọi đó là “tẩu hỏa nhập ma”, tức kinh mạch vận chuyển nghịch, ứ trệ khí huyết gây hôn mê, lạnh tay, mờ mắt. Bởi vậy, muốn đạt được thành quả trong lúc tập luyện khí công, học viên nên tuân hành nghiêm chỉnh theo một thời dụng biểu tập luyện đều đặn với những bài tập thích nghi, từng bước một, tuần tự tiến hành. (Điều dưỡng) - Cơ chế tác dụng của khí công vô cùng phức tạp, cần phải nghiên cứu khoa học trên nhiều phương diện mới sáng tỏ được phần nào. Căn cứ vào lí luận Y học phương Đông, hiệu quả của khí công luyện được là nhờ thông qua quá trình khí hóa trong cơ thể con người. Quá trình khí hóa vốn có tác dụng tạo cân bằng âm dương, điều hòa khí huyết, lưu thông kinh lạc, bồi dục chân khí. Thông qua luyện tập khí công, có thể dự phòng bệnh tật, bảo vệ và kiện toàn cơ thể, chống lại quá trình lão hóa, kéo dài tuổi thọ. - Tạo cân bằng âm dương: Tiểu luận giáo dục thể chất sức khoẻ 14
  15. Nguyễn Thị Thuý Lan-A14251 Âm dương là thuộc tính của hai loại khí quan và công năng bất đồng, luôn luôn theo quy luật tương phản, tương hỗ, tương hành. Hoạt động sinh mệnh của nhân thể được tiến hành bình thường, thân thể được bảo tồn sức khỏe đều do trong thân thể được vận động và biến hóa không ngừng bảo tồn được trạng thái cân bằng của âm dương. Âm dương cân bằng thì sống khỏe, âm dương thiên lệch tất bệnh, âm dương ly tuyệt tắc tử. Vì lẽ đó, duy trì trạng thái bình thường của âm dương vô cùng quan trọng. Phép dưỡng sinh trong khí công là thông qua luyện tập “động tĩnh hổ căn” để đạt đến sự cân bằng âm dương. Nội dung của khí công là gì? Nội dung chính của khí công là điều tâm, điều thân và điều tức. Điều tâm còn gọi là điều thần, luyện ý, ý thủ với ý nghĩa chủ yếu là tập trung tư tưởng, là quá trình vận dụng ý thức để điều tiết và khống chế thân thể, tâm lý của bản thân. Đây là nội dung chính của phép luyện khí công, vô ý chẳng nên công, là đặc điểm nổi bật khác hẳn với các phương pháp rèn luyện sức khoẻ khác và cũng là phép luyện khó nhất trong khí công, chỉ có thể hiểu bằng ý, không thể truyền bằng lời. Điều thân còn gọi là điều hình, có nghĩa là điều hoà tư thế sao cho phù hợp với phương pháp tập luyện và thể trạng. Điều thân chủ yếu có 4 cách: đi, đứng, nằm và ngồi, trong đó nằm và ngồi thường được dùng hơn cả, nhưng dù ở trong tư thế nào thì thư giãn cơ vẫn là chủ yếu, thư giãn mà vẫn giữ được sự cân bằng và vững chắc của thân thể, giúp cho điều tức và điều tâm được thuận lợi. Điều tức còn gọi là thổ nạp, đài tức, điều khí, thực khí chính là điều luyện hơi thở, là luyện hô hấp. Luyện thở yêu cầu có chủ ý để điều chỉnh hơi thở của mình, khống chế hơi thở của mình, khống chế hơi thở một cách có hiệu quả sao cho phù hợp với thể trạng, có tác dụng cường thân trị bệnh. Thở trong khí công là thở tự nhiên có nhịp điệu rất đều, sâu và êm, phối hợp mật thiết với điều thân và điều tâm, thở chủ yếu bằng cơ hoành hoặc cơ bụng. - Điều hòa khí huyết: Khí huyết vận hành trong cơ thể là quá trình trọng yếu của vận động sinh mệnh trong cơ thể con người. Khí huyết điều hòa thì hoạt động sinh mệnh cơ thể vận hành bình thường, khí huyết thất thường thì phát sinh bệnh tật. Khí công chủ yếu rèn luyện “khí” trong cơ thể con người, đồng thời phát sinh ảnh hưởng quan trọng đối với huyết.Y học phương Đông cho rằng: Khí thống lĩnh huyết, khí lưu thông ắt huyết lưu thông. Huyết không có khí thì bất hành. Muốn hoạt động trước hết khí phải thuận khí. Muốn làm ấm huyết trước hết phải làm ấm khí, khí ấm thì huyết tự nhiên vận hành. Bởi vậy, muốn nuôi dưỡng huyết trước tiên phải nuôi dưỡng khí. - Tác dụng lưu thông kinh lạc: Kinh lạc là những đường dẫn vô hình phân bố ngang dọc để vận hành khí huyết trong cơ thể, liên kết các bộ phận con người thành một hệ thống chỉnh thể. Hệ thống kinh lạc bảo tồn thông suốt, khí huyết mới vận hành bình thường. Nếu công năng của hệ thống kinh lạc xuất hiện sự khác thường, hoạt động cơ năng của cơ thể sẽ phát sinh bệnh tật. Mà sự thông suốt của kinh lạc, sự vận hành của huyết dịch lại phải dựa vào hoạt động của khí mới thực hiện được. Khi luyện công đạt đến một trình độ nhất định sẽ Tiểu luận giáo dục thể chất sức khoẻ 15
  16. Nguyễn Thị Thuý Lan-A14251 xuất hiện “nội khí” vận hành trong cơ thể hoặc cảm giác khí lan đến nơi có bệnh làm thuyên giảm bệnh tật. Trong trạng thái nhập tĩnh của khí công, dùng phương pháp phản xạ điện ở da thịt có thể trắc định một số thay đổi nào đó của huyệt vị kinh lạc, đồng thời có thể nâng cao tần suất xuất hiện cảm giác vận hành khí huyết ở kinh lạc. Những chứng cứ này đều nói rõ việc luyện tập khí công có tác dụng lưu thông kinh lạc. - Bồi dục chân khí: Chân khí hay còn gọi là nguyên khí, chính là năng lượng sinh mệnh của cơ thể con người. Mục đích của khí công dưỡng sinh là điều động năng lực tiềm ẩn trong cơ thể bồi dục chân khí của nhân thể, đạt đến tác dụng dự phòng và điều trị bệnh tật, bảo vệ và kiện toàn thân thể. Phàm khi luyện công đều có thể cảm thụ được. Nhưng không chỉ khi luyện công mới xuất hiện cảm giác khí tụ “đan điền”, tinh lực thịnh vượng, đầu óc sang suốt mà hiệu ứng này còn kéo dài sau khi luyện công, đó chính là dấu hiệu chân khí trong người đang dần dần thịnh vượng. - Dự phòng và điều trị bệnh tật: Ảnh hưởng của khí công đối với cơ thể có tính chỉnh thể. Tác dụng của nó đối với dự phòng và điều trị bệnh tật là thông qua rèn luyện đắc định khiến cho thể chất tăng cường tính chỉnh thể, nâng cao sức đề kháng của bản thân. Những người dễ bị cảm mạo sau khi luyện tập một thời gian, do thể chất được cải thiện, không dễ bị cảm mạo nữa. Khí công điều trị bệnh tuy có những công pháp chủ trọng đến tật bệnh cục bộ nhưng tác dụng cơ bản của nó là thông qua điều chỉnh tình trạng toàn thân mà khiến bệnh tật nhanh chóng cải thiện hoặc khỏi hẳn. Khí công không chỉ có tác dụng trị liệu đối với tật bệnh mà còn có hiệu quả nhất định đối với những tổn thương thực thể. Thực tiễn đã chứng minh khí công hoặc khí công điều trị tổng hợp đã chữa lành một số lớn các bệnh như: cao áp huyết, sơ cứng động mạch, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm gan mãn, nhược cơ, lao phổi, đái đường, các chứng đau lưng nói chung, thấp khớp, bệnh lý về kinh nguyệt, viêm đường tiết niệu, di tinh, mộng tinh Đối với một số bệnh mãn tính dễ tái phát, khí công có thể củng cố hiệu quả điều trị. Phạm vi thích ứng của khí công đối với bệnh tật tuy rộng lớn song không phải thích ứng với các loại bệnh tật. - Tác dụng bảo vệ và kiện toàn sức khỏe: Khí công dưỡng sinh có hiệu quả tốt đối với việc cải thiện thể chất hư nhược, càng thích hợp cho việc bảo vệ và nâng cao thể chất. Thông thường luyện tập chính xác, kiên trì đạt đến một trình độ luyện công nhất định đều khã dĩ thể nghiệm được rằng khí công có công năng cải thiện hệ thống tiêu hóa, hệ thống hô hấp, hệ thống tuần hoàn và hệ thống thần kinh Nó còn cải thiện giấc ngủ, tiêu trừ mệt mỏi, tăng cường thể lực và trí lực, nâng cao hiệu suất công việc và sức bền hoạt động - Chống lại sự già cỗi đến sớm: Nguyên nhân của lão suy có rất nhiều. Một số người do thiếu hoạt động thể dục, không chú trọng tu dưỡng tịnh chí, không lo luyện tập dưỡng sinh nên chưa già đã suy yếu. Những nghiên cứu hiện đại cho thấy, thông qua dưỡng sinh có thể dự phòng cái già đến sớm, đẩy lùi được sự suy yếu vì tuổi tác. Danh y Hoa Đà cũng thống nhất như thực tiễn xưa nay; luyện khí công dưỡng sinh là phương pháp hiệu quả nhất đẩy lùi quá trình lão hóa. Tiểu luận giáo dục thể chất sức khoẻ 16
  17. Nguyễn Thị Thuý Lan-A14251 - Kéo dài tuổi thọ: Từ thời cổ đại, khí công đã được mệnh danh là ‘khước bệnh diên niên chỉ thuật”, hàm ý luyện tập khí công vừa có thể phòng và điều trị bệnh tật vừa có thể kéo dài tuổi thọ. Một số người già chuyên cần luyện tập, tuy tuổi tác đã rất cao song huyết áp vẫn bình thường, thị lực và thính lực không thuyên giảm, giấc ngủ rất sâu, tinh thần sung mãn, giọng nói vẫn ngân vang, bước đi vẫn vững chải, rất ít có bệnh tật. Nói chung khác biệt với những cụ đồng niên không luyện tập. Trong mươi năm trở lại đây phương pháp khí công dưỡng sinh của y học cổ truyền được nhiều người quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu và tập luyện. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, có người đã lợi dụng những điều còn bí ẩn của bộ môn khoa học này để huyễn hoặc người tập khiến họ rơi vào tình trạng tầu hoả nhập ma nhằm mục đích trục lợi. Vậy, bạn hiểu về khí công như thế nào? Tác dụng của khí công như thế nào? Theo quan niệm của y học cổ truyền. Y học cổ truyền cho rằng:Dục đắc bất lão, hoàn tinh bổ não (muốn trẻ mãi không già nên chăm sóc bồi bổ cho não). Tập luyện khí công chính là thông qua phương thức hoàn tinh bổ não nhằm bảo vệ và nâng cao sức khoẻ, phòng chống bệnh tật, tăng trí thông minh và kéo dài tuổi thọ. Điều tâm nhập tĩnh của khí công là bài từ những ý niệm hỗn tạp, làm sạch và duy trì sự yên tĩnh của não. Y học cổ truyền coi tinh, khí và thần là 3 vật tam bảo của cơ thể. Y thư cổ cho rằng: Phú thiện dưỡng sinh giả dưỡng nội. Dưỡng nội chính là điều dưỡng tinh, khí và thần. Quá trình luyện công chính là thực hành việc điều hoà 3 vật tam bảo, trong đó thần là chủ yếu, khí là động lực và tinh là cơ sở, bảo đảm nguyên tắc bế tinh, dưỡng khí, tồn thần mà đại danh y Tuệ Tĩnh đã nêu ra. Luyện tập khí công còn có tác dụng điều hoà công năng hoạt động của lục phủ ngũ tạng, làm cho hệ thống kinh lạc được thông suốt, khí huyết trở nên dồi dào, mối quan hệ trên dưới, trong ngoài càng thêm gắn bó, cơ thể con người thích nghi tốt hơn đối với mọi biến đổi của môi trường bên ngoài. Nói một cách khái quát, tập luyện khí công giúp cho cơ thể bồi đắp chính khí, phục hồi và duy trì cân bằng Tiểu luận giáo dục thể chất sức khoẻ 17
  18. Nguyễn Thị Thuý Lan-A14251 âm dương, giữ gìn sự ổn định bên trong và cải thiện khả năng thích nghi với bên ngoài. Theo quan niệm của y học hiện đại Với hệ thống thần kinh trung ương, luyện công có tác dụng duy trì cân bằng giữa hưng phấn và ức chế, nâng cao khả năng kiểm soát của vỏ não, tăng cường lưu lượng tuần hoàn não, cải thiện trí nhớ và sức chú ý, phát triển phản xạ có điều kiện, khơi dậy những tiềm năng trí tuệ vốn có Với hệ thống tuần hoàn, khí công có tác dụng điều chỉnh nhịp tim và huyết áp, tăng lưu lượng tuần hoàn vành, cải thiện sức co bóp cơ tim, nâng cao sức chịu đựng của cơ tim trong điều kiện thiếu ôxy, làm giảm sức cản ngoại biên giúp cho tim khoẻ hơn Với hệ hô hấp, luyện công gây hưng phấn trung khu hô hấp, làm tăng thông khí phổi, giảm lượng khí cặn, giảm tần số thở, cải thiện tuần hoàn phổi, tăng cường quá trình trao đổi khí ở phế nang Với hệ tiêu hoá, luyện công góp phần xoa bóp tràng vị, giúp tăng cường bài tiết nước bọt, kích thích cảm giác ngon miệng, điều chỉnh công năng co bóp, tiết dịch và hấp thu của dạ dày ruột, cải thiện năng lực hoạt động của hệ tiêu hoá Ngoài ra, tập luyện khí công còn làm giảm chuyển hoá cơ bản, nâng cao sức chịu đựng của cơ thể trong điều kiện thiếu ôxy, cải thiện hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật. Khí công còn giúp con người trở nên kiên nhẫn, suy nghĩ sâu sắc, dễ khép mình vào kỷ luật, giàu tự tin, tăng sức miễn dịch trước những biến cố bất lợi của tự nhiên và cuộc đời. Tác dụng thực tiễn của khí công dưỡng sinh với người cao tuổi Theo quan niệm phương Đông, cơ thể con người được ví như một tiểu vũ trụ, dựa trên triết lý âm dương, ngũ hành. Được cấu tạo tinh vi, cơ thể người gồm hàng loạt các “đường ống” ngang dọc của hệ thống Kinh, Mạch, Lạc, Huyệt, để liên hệ đến các tạng phủ (tim, phổi, dạ dày, gan, mật ). Khi cao tuổi, các “đường ống” dẫn “khí lực” này càng ngày trở nên trì trệ, yếu kém, trong việc cung cấp sinh lực (nhân khí) nuôi dưỡng cơ thể. Do đó, sức khỏe con người dễ trở nên suy yếu, dẫn đến lão hóa, bệnh tật. Việc luyện khí công dưỡng sinh (KCDS) sẽ làm cơ thể tăng cường trao đổi chất, hấp thụ thức ăn, bài trừ độc tố, minh mẫn tinh thần, có tác Có mấy loại khí công ? Hiện tại có vào khoảng 2000 phương pháp tập khí công, được chia làm 5 trường phái chính là : Lão học, Khổng học, Phật học, Y học và Võ thuật. Căn cứ vào hình thức, nội dung, mục đích, yêu cầu của mỗi phương pháp có thể phân thành những loại hình chính như sau : * Phân theo động tĩnh : Khi luyện công, cơ thể bất động, không được tuỳ tiện xê dịch, chú trọng tập luyện cho tạng phủ, được gọi là Tĩnh công. Luyện công chú trọng vận động cơ thể, xương cốt, cơ bắp, da dẻ, được gọi là Động công. Ngoài ra, còn có loại động trước tĩnh sau hoặc tĩnh trước động sau, được gọi là Động Tĩnh công. * Phân theo nội ngoại : Khi luyện công, chú trọng hoạt động của tạng phủ, luyện tập ý chí, khí huyết, kinh lạc, phủ tạng , được gọi là Nội công. Luyện công coi trọng tập luyện các dộng tác bên ngoài như cơ bắp, xương cốt, da dẻ thì gọi là Ngoại công. Tiểu luận giáo dục thể chất sức khoẻ 18
  19. Nguyễn Thị Thuý Lan-A14251 * Phân theo cương nhu : Phân loại theo công năng phát huy của khí công. Loại tấn công mạnh gọi là Cương công, loại khí công phòng bệnh, giúp cơ thể nhẹ nhàng mềm mại gọi là Nhu công. * Phân theo tư thế : Phân loại theo tư thế chủ yếu khi luyện công, có 4 loại : Trạm công (đứng) hay gặp trong võ thuật khí công, rất có ích cho tăng cường sức khoẻ ; Hành công (đi) là trong lúc đi còn luyện cả chân khí bên trong ; Toạ công (ngồi) là phương pháp chủ yếu của khí công, có tác dụng nhanh, không gây mệt mỏi, thuận lợi cho việc tập luyện ; Ngoã công (nằm) gần giống toạ công nhưng tư thế tự do hơn, thích hợp với thể chất suy yếu hoặc đang nằm trên giường bệnh. * Phân loại theo nguồn gốc : Tuỳ theo đó là khí công có nguồn gốc từ y học, đạo gia, nho gia hay võ thuật gia mà phân loại. * Phân theo ứng dụng : Có loại dùng để phòng bệnh và tăng cường sức khoẻ như Bảo kiện công, Cường tráng công, Nội dưỡng công ; có loại dùng để chữa bệnh như Công xoa bóp, Công trị liệu ; có loại dùng trong võ thuật như Võ thuật công Khí công ở Việt Nam Tuy có những nguồn gốc sơ khai khác nhau, nhưng khí công được coi là ra đời từ Trung Hoa và cũng chính tại đó khí công đã được phát triển, đạt được những hoàn thiện với công năng làm nhiều người ngạc nhiên và khâm phục. Có chung một cội nguồn với khí công Trung Hoa hoặc kế thừa nó, nhưng khí công Việt Nam cũng có một số đặc điểm nhất định. Tuy nhiên trải qua một thời gian, môn khí công bị lãng quên và chỉ còn lưu giữ âm thầm trong một số người. Cho đến những năm gần đây, phong trào khí công ở Việt Nam đang dần được khôi phục từng bước, phổ cập đến quần chúng bởi nỗ lực của những nhà khí công tâm huyết. Tuy phong trào mới chỉ tập trung ở một số địa phương và còn thiếu tổ chức đồng bộ, nhưng kết quả đã ở mức ghi nhận được. Hiện nay, phong trào khí công ở Việt Nam có thể tạm chia ra những dòng chính như sau: + Tĩnh công ý thức. + Động công vô thức. + Động công ý thức. Tiểu luận giáo dục thể chất sức khoẻ 19
  20. Nguyễn Thị Thuý Lan-A14251 + Các phép luyện thở. Tuy có khác nhau về cách thức tiến hành, nhưng các phương pháp khí công đều nhằm trước hết đến sự ổn định trạng thái cơ thể, trong đó có chữa bệnh. Việc ổn định trạng thái thể xác sẽ làm phát triển tâm sinh lý, dẫn đến khai mở những tiềm năng vốn có của con người. Khí công là một đặc trưng của phương Đông, được đúc kết từ nhiều năm lý luận và thực tiễn. Nói cho cùng, khí công tìm lại những khả năng thuộc về con người nên không phân biệt quốc tịch, màu da. Người phương Tây cũng có thể tiếp cận môn này, miễn là họ có một niềm tin. Khả năng và tác dụng Với từng cấp độ nhất định, khí công có những tác dụng sau: + Bảo kiện sức khỏe. + Chữa bệnh cho mình và cho người khác. + Khai mở ra những công năng mà hiện thời còn được tiềm ẩn. Tùy từng người, từng mục đích, mỗi người sẽ đặt cho mình những mức độ học tập khác nhau. Nhưng một quan điểm cần thông suốt trong quá trình học khí công là phải làm chủ được khí. Chỉ có làm chủ được khí thì con người mới ở vào trạng thái tốt để phục hồi, ổn định và nâng cao sức khỏe, tránh những tác dụng không mong muốn. Hiện nay phong trào khí công đang thu hút được rất nhiều tầng lớp. Đặc biệt, có nhiều bạn thanh niên trẻ tiếp thu môn này rất nhanh, đạt được công năng cao trong một thời gian ngắn. Hầu hết những người đã tham gia các khóa học khí công đều nói lên nhận xét sức khỏe được cải thiện, nhiều bệnh mãn tính từng đeo bám dai dẳng đã giảm bớt, thậm chí hết hẳn trong một thời gian đáng ngạc nhiên. Có những khả năng được coi là kỳ lạ thì lại hết sức bình thường đối với người học khí công. Những khả năng này có được thường là do một quá trình tập luyện có hệ thống nên rất bền vững chứ không phải ở tình trạng “nay có mai không”. Nếu được áp dụng đúng đắn trong một số ngành thì chắc chắn những khả năng đó sẽ đem lại hiệu quả rõ rệt. Phương thuốc tự trị bệnh Người học khí công trước hết là để trở thành thầy thuốc cho chính mình. Với khí công, mỗi người sẽ có một phương tiện phòng chống bệnh tật, một phương thuốc chữa bệnh cho mình và những người xung quanh. Khí công chưa phải là một công cụ y khoa toàn năng, nhưng quả như lời một nhà khí công đã nói: “Khí công không phải là thuốc tiên, nhưng khí công giúp đỡ mỗi con người - nhất là những người Tiểu luận giáo dục thể chất sức khoẻ 20
  21. Nguyễn Thị Thuý Lan-A14251 bệnh - bằng cách đem lại cho họ một lý do để tồn tại, một cách thức để vươn lên, một phương pháp để phát triển”. Khí công & bệnh hen suyễn Hen suyễn có thể được chữa khỏi nếu biết vận dụng khí công vào công tác điều trị. Quan điểm khí công: do phế hư mà hàn, hoặc thực mà nhiệt làm khí uất đưa lên; trẻ em: do nhiệt sinh hỏa tạo ra phong gây đàm kéo. Nguyên nhân - Thực suyễn: do rối loạn tại phế, từ 6 tà khí và thất tình gây nên. - Hư suyễn: do thận hay tỳ vị. + Thận: thận suy ảnh hưởng lên phổi vì thận chủ nạp khí, phế phát khí do đó thận không thu nạp khí đưa nghịch lên thượng tiêu và sinh ra suyễn. + Do rối loạn tiêu hóa, khí của vị đi ngược lên gây khó thở. Quan điểm tương đồng giữa tây y và đông y: - Do tổn thương và rối loạn chức năng phổi, do tiết dịch, đàm kéo. - Nguyên nhân tại phổi hoặc ngoài phổi tại tỳ vị, tà khí (môi trường). - Vai trò mệnh môn long hỏa tức khí tiên thiên cha mẹ cho, ở tây y là suyễn miễn dịch di truyền. Tuy nhiên, khí công mô tả khó thở 2 thì, tây y nhấn mạnh khó thở ra, nêu cao vai trò hưng phấn đối giao cảm. Tây y xem suyễn do miễn dịch và không do miễn dịch, khí công thì cho rằng mất cân bằng âm dương ở kinh phế. Điều trị bằng khí công - Thay đổi môi trường sống: tức là tránh tà khí gây dị ứng hoặc xâm nhập hệ phế. - Điều độ, không dùng thức ăn thức uống độc hại. - Tập luyện đều đặn hàng ngày. Khí công cho rằng suyễn là do mất cân bằng âm dương, nên lập lại sự cân bằng là thành công. Thở thuận sổ tức không nín, hít vào là dương và thở ra là âm, 2 kỳ bằng nhau sẽ xóa bỏ sự mất cân bằng âm dương. Giải thích khoa học hệ đối giao cảm là âm, hệ trực giao cảm là dương nên sổ tức là điều hòa hệ thực vật này. Khí công vừa giảm âm xuống và vừa nâng dương lên nên sự cân bằng vững bền không gây tái phát. Tiểu luận giáo dục thể chất sức khoẻ 21
  22. Nguyễn Thị Thuý Lan-A14251 Tĩnh công: khi không lên cơn thở 2 kỳ bằng nhau, khi sắp hoặc trong thời kỳ lên cơn liên tục thì phải thở theo nhịp 2 - 1 tức là hít vào sâu dài và thở ra nhanh, mạnh để ức chế âm (đối giao cảm) và nâng dương (trực giao cảm), khi ổn định thì chuyển qua 2 kỳ bằng nhau. Động công: tập những thế tinh hoa dành cho phế kinh, tập bài đơn giản dễ tập là bài thập nhị liên hoa chủ về điều hòa âm dương, hoặc bất cứ một bài khí công nào cũng được nhưng phải có giá trị dưỡng sinh cao, chuẩn xác trong tâm ý khí hình mới mong thành công được. Cơ sở khoa học của việc điều trị hen suyễn bằng khí công Chuyển hóa: thư giãn, thả lỏng ngồi lặng yên điều tức nên làm giảm chuyển hóa cơ bản; không hao tốn năng lượng nên thiếu O2 vẫn chịu được dù thở nhẹ nhàng. Thần kinh: kiểm soát nhịp thở một cách vững chắc nên thắng phản xạ kích thích thần kinh phế vị gây suyễn. Hai nhịp thở ra vào bằng nhau nên quân bình âm dương hoặc hệ thực vật. Thích nghi môi trường làm hưng phấn đối giao cảm nên dù có chất dị ứng cũng không thể kích thích thần kinh phế vị được. Tâm thần: bằng an tâm trí, thư thái không xúc cảm với mọi cảnh nên không bị rối loạn thực vật gây nên suyễn. Mọi stress đều được hóa giải nên không bị ảnh hưởng gây nên suyễn. Nội tiết: thở bụng làm máu dồn vào vùng bụng dưới (quan nguyên) và lưng (mệnh môn). Mệnh môn được xem như tuyến thượng thận tiết ra glucocorticoid và catecholamin, có tác dụng hưng phấn trực giao cảm làm hạ cơn suyễn như tây y đã điều trị. Miễn dịch: khí công giúp cho cơ thể quen dần với hưng phấn hệ đối giao cảm; điều hòa những phản ứng miễn dịch gây nên cơn suyễn. Hóa học: khí công điều hòa cân bằng bài tiết, ức chế, trung hòa các chất trung gian hóa học gây nên phản ứng dị ứng bộc phát cơn suyễn; biến đổi cơ thể quen dần các với chất hóa học gây bệnh suyễn. Vận động thể lực có gây nên lên cơn hen suyễn không? Theo khí công, cơn suyễn thường xảy ra vào giờ dần (3 - 5 giờ sáng) vì giờ dần thuộc mộc mà phổi thuộc kim, kim lại khắc mộc do đó giờ này phổi yếu nhất. Cơn suyễn xảy ra sau một sự gắng sức do bởi cơ chế sau: - Khi gắng sức cả 2 hệ đối và trực giao cảm đều hưng phấn nhưng hệ beta giao cảm giãn cơ ưu thế hơn nên phế quản giãn nở. Lúc ngưng gắng sức thì hệ giao cảm hết hưng phấn nhưng hệ đối giao cảm vẫn tiếp tục hưng phấn nên phế quản bị co thắt. - Lúc gắng sức mastocysts bị kích thích và phóng thích những chất trung gian gây co thắt phế quản như histamin, SRSA (chất phản vệ chậm), đồng thời hệ trực giao cảm hưng phấn mạnh nên phế quản Tiểu luận giáo dục thể chất sức khoẻ 22
  23. Nguyễn Thị Thuý Lan-A14251 giãn. Khi ngưng gắng sức, hệ giao cảm trở về bình thường thì những chất trung gian còn lại tác động gây co thắt phế quản. Do đó, muốn phòng ngừa cơn suyễn sau gắng sức ta phải thở sổ tức sau gắng sức để lập lại thế cân bằng của hệ thực vật trong một thời gian ngắn. Tập khí công để làm chủ hơi thở cân bằng đối và trực giao cảm trong lúc gắng sức không có hiện tượng đối giao cảm hưng phấn sau khi gắng sức. Yếu tố tâm lý có gây nên bệnh hen suyễn không? Thực tế không có bệnh hen suyễn do tâm lý (thất tình lục dục). Yếu tố tâm lý chỉ đóng vai trò là một gai kích thích lên cơn hen ở người đã có bệnh hen từ trước. Theo tây y, yếu tố tâm lý tạo cơn hen bằng những cơ chế: - Tăng IgE tại phế quản tạo ra mẫn cảm hóa. - Qua vùng dưới đồi thị, làm phế quản tăng tiết histamin và acetylcholin. - Qua đồi thị, ức chế các chất đối kháng với histamin. Tâm lý là tiền đề của phản ứng miễn dịch và làm mất cân bằng hệ trực và đối giao cảm, thiên về đối giao cảm. Khí công có thể giải quyết yếu tố tâm lý bằng 3 mặt như sau: - Xóa bỏ tạp niệm, bế quan không để cho xung kích (stress) xâm nhập. - Qua điều hòa hơi thở làm cân bằng hệ trực và đối giao cảm. - Kiểm soát được vỏ não làm yên ổn hệ thần kinh trung ương, xóa bỏ những phản xạ tâm lý có thể gây nên cơn suyễn. Khí công & ung thư Ung thư là bệnh của tế bào. Bệnh ung thư xuất hiện khi các tế bào trong một phần cơ thể bắt đầu phát triển vượt ngoài tầm kiểm soát. Bệnh xảy ra khi DNA bị tổn thương và không được khắc phục. Mọi người đều có DNA bị tổn thương, bởi các yếu tố môi trường, như thuốc lá. Mặc dù có nhiều loại ung thư nhưng chúng đều bắt đầu bằng nguyên nhân là do sự phát triển vượt ngoài tầm kiểm soát của những tế bào bất thường. Các tế bào ung thư có thể hình thành nên một khối u. Sự di căn xảy ra khi tế bào ung thư di chuyển theo các mạch máu hoặc các mạch bạch huyết đến các bộ phận khác của cơ thể và bắt đầu phát triển, rồi thay thế các mô thông thường. Không phải tất cả các Tiểu luận giáo dục thể chất sức khoẻ 23
  24. Nguyễn Thị Thuý Lan-A14251 u bướu đều bị ung thư. Những u lành không lan truyền đến các bộ phận khác của cơ thể (không gây di căn) và hầu như không gây tử vong. Mỗi loại bệnh ung thư hoàn toàn khác nhau và các giai đoạn phát triển cũng khác nhau. Vì vậy, đòi hỏi một phương pháp điều trị thích hợp riêng cho từng loại ung thư. Tất cả chúng ta đều có thể bị bệnh ung thư. Năm 2000, trên toàn thế giới hơn 10 triệu ca mới được chẩn đoán là bị ung thư và 6 triệu người đã tử vong. Ở các nước công nghiệp, không chỉ có người cao tuổi mắc bệnh ung thư: nó là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở những người có độ tuổi dưới 65. Năm loại ung thư phổ biến nhất thế giới hiện nay là ung thư phổi, đại tràng, dạ dày và ung thư vú ở phụ nữ, ung thư tiền liệt tuyến ở đàn ông. Sự phát triển của bệnh ung thư đang ở tốc độ đáng báo động. Tuy nhiên, sự tiến bộ của các phương pháp điều trị, việc ngăn ngừa bệnh bằng lối sống tích cực có lợi cho sức khỏe và phát hiện bệnh sớm sẽ giúp chúng ta giảm số lượng người bệnh tử vong. Hiện nay, các nhà nghiên cứu cho biết tỷ lệ bệnh nhân bị bệnh ung thư ở đàn ông là 144,94/100.000 người và ở phụ nữ là 102,91/100.000 người. Ung thư và tinh thần Từ lâu nay người ta cứ nghĩ rằng ung thư là một bệnh phát triển rất dữ dội, tấn công cơ thể con người từ bên ngoài vào và khi mắc phải thì hầu như đồng nghĩa với cái chết. Nhưng y học hiện nay đã chứng minh các tế bào ung thư là những tế bào yếu và lộn xộn, chúng ta đều có thể bị các tế bào ung thư tấn công một hay hai lần trong đời, nhưng chúng chỉ bị tiêu diệt nhờ các hệ thống miễn dịch. Khi chúng ta yếu, số lượng tế bào ung thư tiếp tục lan truyền và bệnh ung thư có cơ hội bộc phát. Vậy ung thư thật ra không phải do sự tấn công từ bên ngoài mà là một sự hư hỏng từ bên trong. Nguyên nhân của sự hư hỏng bên trong ấy là gì? Đó là những tình cảm bi quan tiêu cực do những căng thẳng tinh thần trầm trọng tạo nên, khí công thường gọi đó là những thất tình lục dục nội sinh trong cơ thể, làm cho khí hỗn loạn, mất cân bằng âm dương và sự lưu thông khí trong kinh mạch bị tắc nghẽn. Khi điều tra về cuộc sống tinh thần của những người bị ung thư thì thấy họ có trải qua những san chấn tinh thần dữ dội trước đó, như bị stress, bị mất mát, bị bỏ rơi, thất vọng, chia lìa, thất bại Tóm lại là những tâm bệnh âm ỉ tồn tại dữ dội trong thân xác. Tâm bệnh đó xảy ra thường từ 6 đến 18 tháng trước khi bệnh ung thư bộc phát. Những tình cảm bi quan tiêu cực đó tạo ra một sự mất thăng bằng nội tiết, làm yếu hệ thống miễn nhiễm chống bệnh và tế bào ung thư phát triển tự do. Bình thường điện thế cao của các tế bào thường chận đứng sự phân chia dị thường của tế bào ung thư. Các tế bào ung thư có một điện thế thấp khác thường, chúng luôn luôn khử cực để nảy nở dễ dàng. Mức năng lượng hạ thấp của các tế bào ung thư là những biểu hiện vật lý của sự xuống tinh thần của người bệnh, những cảm giác thất vọng chìm đắm. Do đó, ở những người bị suy giảm miễn dịch thì bóng ma ung thư dễ bộc phát, muốn phòng ngừa nó, chúng ta phải tránh mọi thất tình lục dục, mọi tình cảm tiêu cực và bình thản với căng thẳng của cuộc đời. Trong tây y, một khi tế bào ung thư nhỏ bé xuất hiện trong cơ thể thì sẽ bị hệ miễn nhiễm của Tiểu luận giáo dục thể chất sức khoẻ 24
  25. Nguyễn Thị Thuý Lan-A14251 chúng ta nhận diện và sản sinh ra tế bào lympho T, có biệt danh là tế bào giết (lympho killer), tiêu diệt khi chúng đang còn trong trứng nước, muốn thế chúng ta đừng để cho bất cứ một yếu tố tình cảm nào gây yếu hệ miễn dịch như đã nói ở trên. Còn trong lĩnh vực khí công, khi tập luyện đều đặn hàng ngày thì chúng ta sẽ có sức đề kháng gia tăng và hệ miễn nhiễm mạnh mẽ để tạo ra hàng loạt tân binh lympho killer tiêu diệt chúng. Nếu luận về khí thì khi con người có một nội lực sung mãn, khí huyết điều hòa thì khí sẽ là vũ khí độc đáo hữu hiệu nhất bao vây tế bào ung thư và ngăn chặn dinh dưỡng đến nuôi chúng, từ đó chúng sẽ bị triệt tiêu và bị hủy hoại Tại Trung Quốc hiện nay, các bệnh viện ở Bắc Kinh đã và đang nghiên cứu hiệu quả của khí công trên sự phòng và chữa bệnh ung thư. Họ nghiên cứu rất nhiều bệnh án ung thư mà tây y thất bại nhưng lại thoát được án tử nhờ tập luyện môn quách lâm tân khí công được phổ biến từ năm 1980. Cơ chế môn phái này đưa ra là cơ chế khí bao vây và triệt tiêu ổ ung thư như đã nói ở trên. Hiện nay tại công viên Di Hòa Viên, Bắc Kinh mỗi buổi sáng đều có hàng trăm người bị ung thư luyện tập môn này. Tóm lại, tây y và khí công đều đồng quy ở điểm cuối cùng là dựa trên hệ miễn nhiễm mà tiêu diệt ung thư. Vậy trước sự phân tích rõ ràng nguyên nhân gây bệnh như thế, chúng ta nên tự bảo vệ cho chính mình trước hiểm họa của căn bệnh ung thư, tức là nên tránh mọi stress tinh thần, thường xuyên tập thể dục, vận động. Còn về mặt khí công thì tránh mọi thất tình lục dục trong thân xác và luyện khí để bảo vệ từ xa cho chúng ta, không những ung thư mà còn những bệnh khác nữa. Chữa bệnh tiểu đường bằng khí công Nguyên nhân bệnh tiểu đường do chức năng của Vị (bao tử) không sinh hóa và chức năng gan tỳ thận không hấp thụ và chuyển hóa . Chức năng sinh hóa và chuyển hóa phải nhờ đến khí trực tiếp tác động vào tạng phủ và hệ thần kinh chức năng điều khiển. Nếu nói dông dài theo lý thuyết khí công sẽ có những vị đông tây y phản bác vì không đúng lý thuyết đông tây y, nên chúng tôi xin hướng dẫn thực hành để làm hạ đường trong máu sau 15 phút tập khí công mức đường sẽ xuống 20mmol/L là một bằng chứng thực tế cụ thể không cần tranh cãi nếu qúy vị tập theo . Kinh nghiệm bản thân, sau khi ăn trưa xong, tôi đo dường lên 11.9 mmol/L, tôi tập bài các bài khí công tuần tự sau đây : 1-Bài Cúi ngửa 4 nhịp 10 lần 2-Bài Vặn mình 4 nhịp 10 lần 3-Bài vỗ tay 4 nhịp 60 lần 4-Bài Nạp khí trung tiêu, mỗi lần lâu 1 phút, và thư giãn cho khí nhồi bụng lâu 1 phút. Làm 3-5 lần . 5-Kéo đầu gối cho đùi trái ép đụng vào bao tử, đùi phải đụng vào gần 30 lần . Khi kéo vào hit vào, duỗi chân thở ra .Sau khi kéo xong cuốn lưỡi ngậm miệng thở bình thường bằng mũi đợi cho bụng nhồi hết khí mới xong bài tập . Đo lại đường xuống còn 5,9 mmol/L Có lần tôi ăn ngọt nhiều đo đường lên 13.8 mmol/L, sau khi tập lần thứ nhất rồi đo lại đường xuống 11.3 mmol/L. tập lại lần thứ hai chỉ một bài Nạp khí trung tiêu, đo đường xuống 9.1mmol/L, tập lại Tiểu luận giáo dục thể chất sức khoẻ 25
  26. Nguyễn Thị Thuý Lan-A14251 lần thứ ba Bài Nạp khí trung tiêu, đo đường xuống 6.8 mmol/L, tập lần thứ tư đứng hít khí vào bụng, lấy ngón tay ấn vào giữa bụng trên ( huyệt Trưng quản) vào sâu từ từ theo hơi thở ra, khi ấn vào độ sâu bụng lõm xuống chừng 10cm mà bụng không cảm thấy đau mặc dù vừa mới ăn no là chắc chắn không có bệnh tiểu đường, lúc đó đo lại đường xuống còn 3.4mmol/L . Nếu một người có bệnh tiểu đường thật sự, kiêng không ăn đường mà đường xuống đến 3.4mmol/L sẽ bị ngất xỉu ngay. Còn tôi vẫn ăn đường nhiều, không kiêng cữ nhờ tập khí công mà đường xuống 3.4mmol/L có nghĩa là máy chỉ đo lượng đường trong máu, chứ lượng đường thực vẫn còn trong người đã được sinh hóa chuyển hóa cất vào kho đường trong gan tỳ, cho nên tôi không cảm thấy chóng mặt mệt mỏi như người có bệnh tiểu đường. Những người có bệnh tiểu đường cao, ấn nhẹ vào huyệt Trung quản đã thấy đau nhói, tập thở ra và ấn vào từ từ cho sâu càng nhiều thì độ đường càng xuống thấp . Cho nên nếu không có máy đo đường vẫn có thể biết được người có bệnh tiểu đường nhẹ hay nặng nhờ khám tìm bệnh bằng huyệt Trung quản ( huyệt thứ 12 Mạch Nhâm) và Huyết hải (huyệt thứ 10 của kinh Tỳ). Có một nữ bệnh nhân chưa ăn sáng, đến phòng mạch chữa bệnh đau bụng ăn không tiêu và khai,tôi có bệnh tiểu đường đang dùng thuốc . Tôi đo đường 8.4 mmol/L , tôi hướng dẫn bệnh nhân tập bài Nạp khí trung tiêu và Kéo đầu gối. Sau đó đo lại đường còn 5.5mmol/L . Có lần tôi đến cấp cứu một người ở bệnh viện Ottawa đang hôn mê vì lượng đường cao 17mmol/L lên cơn sốt và áp huyết tăng cao 197/110 mà bệnh viện cho dùng thuốc để hạ sốt hạ đường và áp huyết trong suốt 1 tuần không có kết qủa . Trường hợp này phải vuốt huyệt theo khí công để điều chỉnh khí huyết là điều chỉnh Tinh-Khí không có sự hợp tác của Thần khi bệnh nhân đang hôn mê . Tả hoả vuốt từ Đại lăng bên trái lên Gian sứ 18 lần, tăng Thận thủy vuốt từ Chiếu hải lên Phục lưu chân phải 18 lần . Khi anh biết đau mặt hơi nhăn nhó, tôi gọi tên anh, anh mở mắt và nhiệt độ hạ ngay, trán mát, vuốt thêm từ Xích trạch xuống Thái uyên tay trái bổ chức năng phế để chuyển hóa tỳ làm hạ đường, đo lại đường xuống còn 7.1 mmol/L và áp huyết xuống bình thường 140/92mmHg . Anh đòi uống nước và anh nói chuyện với chúng tôi là những người bạn đến thăm anh. Sau đó tôi hướng dẫn anh tập thở Đan Điền Tinh để phục hồi sức khỏe . Ngày hôm sau anh được xuất viện về nhà. Tiểu luận giáo dục thể chất sức khoẻ 26