Bài giảng Một số nội dung cơ bản của Bộ luật Lao động
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Một số nội dung cơ bản của Bộ luật Lao động", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_mot_so_noi_dung_co_ban_cua_bo_luat_lao_dong.pptx
Nội dung text: Bài giảng Một số nội dung cơ bản của Bộ luật Lao động
- MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG
- Về tiền lương và tiền lương tối thiểu (Chương VI, từ điều 92-109) • Tiền lương là vấn đề cơ bản nhất để xác đinh tiêu chuẩn lao động • “Đẩy mạnh phát triển thị trường lao động. Tiền lương, tiền công phải được coi là giá cả sức lao động, được hình thành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước” • Tiền lương tối thiểu phải hướng đến mục tiêu bảo vệ người lao động dễ bị tổn thương, về bản chất là mức sống tối thiểu và là căn cứ giới hạn tối thiểu cho người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về tiền lương nhất là đối với một số ngành, nghề lao động giản đơn hay nhóm lao động yếu thế.
- Về hợp đồng lao động (Chương III, từ Điều 18 đến Điều 63) • Hợp đồng lao động vừa thể hiện việc tuân thủ quy định pháp luật của các bên về tiêu chuẩn lao động vừa thể hiện nội dung thoả thuận của các bên trong quan hệ lao động và là tiền đề thiết lập quan hệ lao động cá nhân và quan hệ lao động tập thể • Hợp đồng • không xác định thời hạn, xác định thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên, • hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng
- Về thời giờ làm thêm (Điều 112) • Thời gian làm thêm được xác định lên mức tối đa 360 giờ một năm • Thời gian này có giới hạn chỉ cho phép làm thêm giờ trong một số ngành, nghề cụ thể, theo độ tuổi nhất định và phải quy định tiền lương làm thêm giờ cao hơn mức hiện hành và có sự phân biệt giữa làm thêm ban ngày, làm thêm ban đêm, làm thêm vào ngày nghỉ.
- Về thương lượng tập thể và thỏa ước lao động tập thể (Chương V, từ Điều 68 đến Điều 91) • Quan hệ lao động trong cơ chế thị trường được thực hiện thông qua thương lượng, thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động hoặc đại diện người lao động • Vai trò của tổ chức công đoàn bộ phận và trên cấp cơ sở
- Về giải quyết tranh chấp lao động và đình công • Cần có sự đồng bộ của hệ thống thiết chế về quan hệ lao động bao gồm thiết chế tài phán (tòa án, trọng tài lao động), thiết chế tham vấn (tư vấn và hòa giải) và cơ chế phối hợp 3 bên và vai trò của nhà nước • - Việc xây dựng cơ chế giải quyết khác nhau đối với tranh chấp về quyền và lợi ích và chỉ cho phép đình công về lợi ích là hợp lý. • Mối quan hệ với Luật tố tụng dân sự: Định hướng xây dựng Luật tố tụng lao dộng
- Về quyền nghỉ hưu (Điều 199) • Tiếp cận dựa trên QUYỀN • - Phải đặt vấn đề tuổi nghỉ hưu của người lao động trong mối quan hệ với lực lượng lao động, bảo đảm an sinh xã hội, mức độ già hóa dân số, khả năng cân đối quỹ bảo hiểm xã hội và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn • Để chuẩn bị cho mục tiêu lâu dài có thể tăng dần tuổi nghỉ hưu cho người lao động, phải xây dựng lộ trình và bước đi, phải có sự phân loại cụ thể các nhóm đối tượng lao động. Điều này đòi hỏi phải có thống kê, nghiên cứu, điều tra làm căn cứ khoa học để xác định mục tiêu và bước đi.
- Thời gian nghỉ thai sản của lao động nữ (Điều 161) • xu hướng tăng thời gian nghỉ thai sản cho lao động nữ là quy định tiến bộ, hướng đến mục tiêu là bảo vệ thế hệ tương lai và chất lượng giống nòi • thời gian nghỉ thai sản là 6 tháng, theo tính toán của cơ quan Bảo hiểm xã hội thì Quỹ bảo hiểm xã hội hoàn toàn có thể cân đối được