Bài giảng Nhân học ứng dụng - Nguyễn Văn Tiệp (Phần 2)

pdf 87 trang hapham 3040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Nhân học ứng dụng - Nguyễn Văn Tiệp (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_nhan_hoc_ung_dung_nguyen_van_tiep_phan_2.pdf

Nội dung text: Bài giảng Nhân học ứng dụng - Nguyễn Văn Tiệp (Phần 2)

  1. 155 cộng đồng. Nó hoàn toàn khác với các cách tiếp cận khác được trình bày trong cuốn sách này và hầu như nó luôn bắt đầu bằng sự đánh giá chuyên môn liên quan đến một vấn đề đặc biệt. Đó là, một ai đó quyết định rằng hút thuốc thì xấu và dây an toàn của xe hơi thì tốt. Công việc của các nhà tiếp thị xã hội là để chỉ ra cách tiếp cận được người dân bằng những thông điệp được thiết kế cẩn thận để người dân có thể thay đổi hành vi. Sức mạnh của các nhà nhân học trong quá trình này là khả năng ông hay bà ta đề cập đến những phương tiện liên quan đến hành vi đặc biệt có ích và hợp tác với “những người đưa ra các thông điệp” để tạo ra những quảng cáo có ích, những thông tin về dịch vụ công cộng, những tờ quảng cáo và các loại phương tiện khác để đạt được mục đích. CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH TRONG NHÂN HỌC I. NHÂN HỌC NHƯ LÀ VIỆC NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH Mục đích của nghiên cứu chính sách là cung cấp thông tin cho các nhà ra quyết định để ủng hộ cho việc hình thành, thực thi, và đánh giá duy lý về chính sách. Các chính sách có thể được xem là những chiến lược hành động và sự lựa chọn được sử dụng để đạt được các mục đích mong muốn. Đa phần chúng ta nghĩ đến chính sách trong bối cảnh các dạng tổ chức chính thức đa dạng khác nhau chẳng hạn như các tổ chức xã hội, các thiết chế giáo dục, các công ty kinh doanh, và các cấp chính quyền. Có nhiều loại chính sách khác nhau. Chúng tôi sử dụng các thuật ngữ chẳng hạn như chính sách công, chính sách xã hội, chính sách thực phẩm, chính sách việc làm, chính sách công nghiệp, chính sách đối ngoại, và các
  2. 156 chính sách khác để định rõ các chiến lược hành động và sự lựa chọn mà chính phủ và các tổ chức khác sử dụng ở các khía cạnh khác nhau tại các xã hội phức tạp. Những thuật ngữ này phản ảnh những tình huống khá khác nhau về nội dung và phạm vi, tuy nhiên tất cả đều liên quan đến hệ thống các vấn đề cơ bản. Đó là, tất cả các chính sách đều liên quan đến giá trị. Việc hình thành chính sách liên quan đến việc định rõ hành vi mà bắt buộc phải đạt được một điều kiện có giá trị. Cụ thể là, một chính sách là một giả thuyết về mối quan hệ giữa hành vi và các giá trị. Nó có hình thức: nếu chúng ta muốn có một cách làm nào đó thì chúng ta cần phải hành động theo cách này. Ở mức độ cơ bản, các chính sách liên quan đến việc phân phối các quyết định – các quyết định dùng tiền và thời gian để đạt được điều gì đó. “Điều gì đó” có thể khá đa dạng, bao gồm sự gia tăng tổng sản lượng quốc gia, sự suy giảm tỷ lệ thất nghiệp, sự suy giảm giá cả tương đối của lương thực chủ yếu ở các vùng đô thị, sự suy giảm số lượng trẻ vị thành niên có thai, hay sự gia tăng tính công bằng trong việc phân phối nhà cửa. Những mối quan tâm quốc gia quy mô lớn này có thể phù hợp với các mối quan tâm địa phương quy mô nhỏ hơn, giống như sự gia tăng về tài nguyên công trong việc hoạch định xây dựng một con đập, việc quyết định tính hữu ích của một dự án phát triển cụ thể, hay sự nhận diện các nhu cầu địa phương cho một loại chương trình giáo dục nào đó. Nghiên cứu chính sách có thể xuất hiện ở cả hai phía của một vấn đề chính sách và có thể là ở phía đối lập. Các nhóm cộng đồng có thể thực hiện nghiên cứu chính sách như là một đối trọng chính trị đối với nghiên cứu do chính phủ thực hiện. 1. Qúa trình chính sách Chính sách nên được hiểu dưới dạng một quá trình. Quá trình chính sách rất phức tạp. Nói đến quá trình theo nghĩa đơn giản nhất có thể chúng ta có thể nói là quá trình này gồm có các bước sau: 1. Nhận thức được nhu cầu 2. Hình thành các giải pháp khác nhau 3. Đánh giá các giải pháp khác nhau
  3. 157 4. Hình thành chính sách 5. Thực thi chính sách 6. Đánh giá chính sách Quá trình này được thực hiện trên chính trường có nhiều sự cạnh tranh về nguồn tài nguyên. Vì thế những gì sẽ xuất hiện trong một biểu đồ giản lược trông gọn gàng hợp lý và trật tự có thể được quyết định bằng những động lực tiềm ẩn, sự thỏa hiệp, và việc sử dụng quyền lực chính trị thẳng thừng. Sự cạnh tranh buộc các phân phối quyết định càng phải cẩn thận hơn. Độ phức tạp của sự cạnh tranh tạo ra các cơ hội cho các nhà nghiên cứu chính sách. Nghiên cứu chính sách gồm có một sự đa dạng nhiều các hoạt động mà bằng cách này hay cách khác ủng hộ cho quá trình mà qua đó nhu cầu được xác định và các chính sách được hình thành, thực thi, và đánh giá. Mỗi giai đoạn trong quy trình chính sách được liên kết với nhu cầu nghiên cứu và các cơ hội. Nhiều chính sách được hình thành mà không có sự giúp đỡ của các nỗ lực nghiên cứu cụ thể. Sau đó thì khoa học xã hội lại thường có khuynh hướng thông tin cho những người tham gia trong lĩnh vực chính sách để mà khoa học xã hội tiếp tục được đưa ra để có ảnh hưởng đến các vấn đề chính sách mà không thực sự bị ràng buộc với mục đích hình thành một chính sách cụ thể. Trong những trường hợp này chúng ta có thể đề cập đến nghiên cứu chính sách thích hợp. Có nhiều điểm khác nhau trong quá trình chính sách nơi mà có thể sử dụng nghiên cứu do các nhà nhân học văn hóa thực hiện. Đa số các nghiên cứu do các nhà nhân học thực hiện trong đấu trường này gồm những nghiên cứu được thực hiện vì một chính sách thay vì quyết định nên là chính sách nào. Đánh giá một chương trình, một loại nghiên cứu thường do các nhà nhân học thực hiện là một ví dụ tốt cho điều này. Một số nhà nhân học có thể muốn đối lập nghiên cứu chính sách với nghiên cứu chương trình. Trong bất cứ trường hợp nào, đây không phải là một nền tảng mới cho các nhà nhân học. Thật vậy, người ta có thể tranh luận là các nhu cầu nghiên cứu chính sách làm gia tăng sự phát triển của nhân học như là một ngành khoa học vào thế kỷ 19. Quan điểm này được thảo luận về lịch sử của phát triển của nhân
  4. 158 học ứng dụng. Nhân học như là một khoa học có tổ chức trong nhiều truyền thống quốc gia, là một chức năng của các nhu cầu nghiên cứu chính sách cùng với sự cai trị thuộc địa, cả bên trong và bên ngòai. Lúc đầu, điều này có hình thức là làm các dân tộc chí cơ bản ở những vùng xa lạ hay thực hiện các sửa chữa sự cố liên quan đến mối quan hệ liên văn hóa. Việc hình thành khoa nhân học thưở ban đầu ở các trường đại học lớn của Anh được dựa trên nhu cầu đào tạo các nhà cai trị thực dân. Dù có chiều sâu thời gian này nhưng kinh nghiệm của nhân học như là một khoa học chính sách thì khá hạn chế. Mãi đến những năm 1970 thì các nhà nhân học mới bắt đầu tham gia mạnh mẽ vào các nỗ lực nghiên cứu chính sách. Như đã nói việc tham gia này liên quan đến cả các yếu tố đẩy và kéo. Yếu tố đẩy là sự sụp đổ của thị trường việc làm hàn lâm. Lực kéo là sự gia tăng các nỗ lực nghiên cứu chính sách theo luật pháp liên bang. Yếu tố cuối này, dĩ nhiên, là quan trọng nhất ở Mỹ. Như là một hệ quả của chức năng nghiên cứu chính sách, các nhà nhân học, ở một mức độ nào đó đã trở thành những nhà làm chính sách. Chức năng này hiếm và rất ít khi được ghi chép lại. Một ví dụ thú vị đó là công trình của nhà nhân học Robert Texor làm việc trong Tổ chức Hòa Bình (Peace Corps). Textor tham gia vào sự phát triển của chính sách nhân sự gọi là trong-trên- và-ra (in-up-and-out) của Peace Corps vốn giới hạn thời gian làm việc trong Peace Corps để duy trì một tỷ lệ đổi mới cao hơn và duy trì cái có thể được gọi là “tuổi trẻ có tổ chức” (Textor 1966). Kinh nghiệm của riêng tôi trong quản lý phát triển bao gồm việc hình thành chính sách quy mô nhỏ để đáp lại nỗ lực phát triển cộng đồng do chính quyền bộ lạc Bản địa Mỹ thực hiện. Người ta không thể bỏ qua những trường hợp mà trong đó các nhà nhân học đã có các vị trí quản lý cao ở chính quyền bang và liên bang. Một số các ví dụ đáng chú ý là Philleo Nash người vừa là Ủy viên Hội đồng các việc liên quan đến người Da Đỏ trong Bộ Nội vụ của Mỹ và vừa là trung úy Thống đốc bang Wisconsin (Landman và Halpern 1989); Aguitte Beltran người làm Giám đốc Viện Da Dỏ Quốc gia của Mehicô; Jome Henyatta là Thủ tướng đầu tiên của Kenya. Trong tất cả các
  5. 159 trường hợp này, những người đã kể trên đều có liên quan sâu sắc đến việc hình thành chính sách. Dĩ nhiên, có một số các nhà nhân học ứng dụng am hiểu chống lại rất hùng hồn những tham gia như thế. Một ví dụ hay đó là Homer G. Barnett, người đã thực hiện một công trình ứng dụng rộng ở Thái Bình Dương sau Chíến tranh Thế giới lần II. Ông cho là tính hiệu quả của chúng ta như là các nhà nhân học ứng dụng sẽ bị giảm nếu chúng ta đảm nhiệm các chức năng quản lý. Trong bất cứ trường hợp nào, đa số các nhà nhân học tham gia trong lĩnh vực chính sách đều là ở vai trò các nhà nghiên cứu. Trong khuôn khổ này, họ được cho là hiệu quả nhất ở mức độ địa phương (Chamber 1977); hay, khi họ làm việc ở mức độ hình thành chính sách quốc gia, họ có vai trò tốt nhất trong các đội nghiên cứu đa ngành rộng lớn (Trend 1976). Cả Chambers và Trend dường như tranh luận từ cùng một nền tảng, đó là quan sát tham dự tòan diện truyền thống dựa trên phương pháp luận nghiên cứu vận hành tốt nhất trong các bối cảnh quy mô nhỏ hơn. Trong khi điều này có thể đúng thì cũng có cách thóat khỏi ảnh hưởng của sự kiềm chế. Một trong số đó là phải học hỏi các kỹ thuật nghiên cứu khác. Nghiên cứu chính sách không có một dạng duy nhất. Có rất nhiều loại. Chẳng hạn như, mỗi giai đọan trong quá trình chính sách đi liền với các nhu cầu nghiên cứu khác nhau. Có nhiều loại thực hành nghiên cứu chính sách hiện thời khác nhau nhìn nhận sự tham gia của các nghiên cứu nhân học. Các nhà nhân học đánh giá nghiên cứu, đánh giá các nhu cầu, đánh giá tác động xã hội, phân tích sự hoàn hảo xã hội, đánh giá tài nguyên văn hóa, cũng như các loại nghiên cứu chính sách khác. Ngòai nghiên cứu được thực hiện để ủng hộ cho sự phát triển, sự thực thi, và đánh giá các chính sách cụ thể, còn có nghiên cứu liên quan đến các lĩnh vực chung của quan tâm xã hội. Điều này có thể được đề cập đến như nghiên cứu chính sách thích hợp. Đề cập đến sự phân biệt này, có thể đề cập đến nhân học trong (in) chính sách, và nhân học về chính sách. Điều này theo sau một sự tương phản nguyên thủy do nhà xã hội học y học Robert Strauss đưa ra (1957), người đề cập đến các nhà nghiên cứu phục vụ trong chăm sóc y tế như
  6. 160 là đối chọi lại với các nhà nghiên cứu người nghiên cứu về chăm sóc y tế. Cái đầu tiên được đề cập đến như là xã hội học trong y học, và loại thứ hai là xã hội học về y học. Dewalt vận dụng sự phân biệt này trong phân tích của ông về nhân học nông nghiệp (1985). Tuy nhiên, nhận ra sự phân biệt giữa hai loại công việc thì rất quan trọng. Tất cả nhân học chính sách mà chúng ta đề cập đến ở đây là thuộc loại “nhân học trong chính sách”. Tất cả các lọai nhân học chính sách khác nhau này đại diện cho các lọai hoạt động nghiên cứu quan trọng đối với các nhà nhân học trong nhiều tình huống nghề nghiệp khác nhau. Ngòai ra, nếu người ta xem xét tất cả các mục đích khác nhau và các cơ chế tài trợ cho nghiên cứu do các nhà nhân học thực hiện, người ta nhận thấy là sự tương phản giữa nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu cơ bản sẽ giảm đi. Mặt khác, chúng ta có nghiên cứu được xác định rõ, mua và trả tiền bởi các khách hàng để đáp ứng một nhu cầu thực tiễn nào đó, và mặt khác, có nghiên cứu được lên kế hoạch và thực hiện bởi những nhà nghiên cứu chỉ do sự tò mò và cảm giác về hướng ngành khoa học. Cái tồn tại giữa những hình thức chính yếu này là một sản phẩm của một sự pha trộn thiên hướng con người và nhiều động lực khác. Chẳng hạn như, nhiều chương trình tài trợ nghiên cứu cơ bản sẽ tài trợ nghiên cứu cơ bản dưới dạng một hệ thống các ưu tiên xuất phát từ các câu hỏi chính sách chung. Nhưng các động lực kinh tế cụ thể này được đổi thành “các chủ đề nóng bỏng” và các khuynh hướng ngắn hạn trong việc chọn lựa chủ đề nghiên cứu. Trong các tình huống nhất định, nghiên cứu được làm vì các mục đích ứng dụng cụ thể có thể bắt đầu xuất hiện trong các ấn bản như thể đây là nghiên cứu cơ bản. Điều này lại ảnh hưởng đến việc chọn lựa chủ đề nghiên cứu nhưng theo cách khác. Điểm then chốt là sự tương phản giữa ứng dụng và cơ bản thì khá yếu. Ngòai ra, có nhiều dòng chảy giữ hai lĩnh vực. 2. Một số thực hành nghiên cứu chính sách hiện thời Các loại nghiên cứu chính sách được thảo luận ở đây đi từ các phương pháp nghiên cứu được tiêu chuẩn hóa hướng đến các vấn đề chính sách cụ thể, đến các định hướng nghiên cứu lớn và được khái quát hóa áp dụng trong nhiều tình huống đa dạng khác nhau. Đóng góp của các nhà nhân học cho sự phát triển
  7. 161 của các phương pháp và kỹ thuật được sử dụng đi từ những đóng góp rất to lớn đến những đóng góp nhỏ nhoi. Ngoại trừ một vài trường hợp, các nhà nhân học tham gia vào việc sử dụng những thực hành này cần biết các phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội chung bên cạnh những phương pháp truyền thống hơn vốn gắn liền với nhân học. Như được đề cập về vấn đề đánh giá, người ta cần một phương pháp luận nghiên cứu tổng hợp mà trong đó nhà nghiên cứu có thể dựa vào hàng loạt các kỹ thuật khác nhau tùy theo vấn đề cần giải quyết. Để cung cấp cho bạn một cái nhìn sơ lược về các loại nghiên cứu chính sách khác nhau, chúng tôi sẽ cung cấp một danh sách dưới đây. Như đã đề cập ở trên, một số loại này có ý nghĩa kỹ thuật cụ thể, các loại khác thì tổng hợp và bao gồm một loạt các chức năng nghiên cứu. Đánh giá Trong việc đánh giá, nghiên cứu được thực hiện với mục đích xác định giá trị của một cái gì đó, chẳng hạn như dự án, chương trình, hay hệ thống các tài liệu giảng dạy. Quá trình có thể gồm có một loạt các thiết kế nghiên cứu từ các thí nghiệm có cấu trúc chặt chẽ với các nhóm đối chứng đến các dân tộc chí miêu tả. Đánh giá có thể phục vụ cho nhiều mục đích. Nhiều đánh giá được thực hiện để xác định các ảnh hưởng của một dự án hay chương trình cụ thể. Đánh giá cũng còn có thể được thực hiện để xem xét liệu một hành động nào đó có diễn ra như được mong đợi hay không, với mục đích nâng cao nó. Những người đánh giá có thể sử dụng một loạt các kỹ thuật thu thập dữ liệu. Đánh giá có thể được sử dụng để thử tính khả thi của việc ứng dụng các cải tiến rộng rãi hơn. Nghiên cứu có thể được sử dụng để đánh giá các khả năng khác nhau trong quá trình thiết kế. Đánh giá là một trong những loại nghiên cứu chính sách quan trọng nhất do các nhà nhân học thực hiện. Hiện thời có nhiều quan tâm về việc sử dụng dân tộc chí trong đánh giá. Việc sử dụng cách tiếp cận này, nhiệm vụ trở thành một nhiệm vụ của việc tìm ra những gì đang diễn ra trong một tình huống cụ thể thay vì việc quyết định mang tính kỹ thuật về các ảnh hưởng. Chương về đánh giá gồm có các nghiên cứu trường hợp về các đánh giá có sự tham gia của các nhà nhân học. Các nhà
  8. 162 nhân học làm việc về đánh giá thường sử dụng các phương pháp nghiên cứu trường hợp. Trong một số trường hợp, họ đóng vai trò như là những nhà dân tộc chí nghiên cứu các dự án quy mô lớn như một phần của các đội đa ngành. Đánh giá tác động xã hội Trong đánh giá tác động xã hội, nghiên cứu được thực hiện hướng tới việc dự đóan các tác động xã hội của nhiều loại dự án khác nhau. Thường quá trình gồm có việc kiểm tra các ảnh hưởng bất ngờ của các dự án xây dựng chính yếu đối với các gia đình và các cộng đồng trước khi dự án được xây dựng. Trong nghĩa giới hạn này, đánh giá tác động xã hội là một loại nghiên cứu tác động. Đánh giá tác động xã hội đặc biệt quan trọng trong quá trình thiết kế. Thường quá trình bao gồm sự xem xét tác động của các cách thiết kế khác nhau. Đánh giá tác động xã hội thường gồm có việc sử dụng các dữ liệu thứ cấp. Đây là một loại nghiên cứu chính sách quan trọng đối với các nhà nhân học văn hóa. Trong bài viết này, đánh giá tác động xã hội được trình bày hẳn trong một chương. Ở đây đáng chú ý là thường các phương pháp luận nghiên cứu được sử dụng trong đánh giá tác động xã hội được ủy nhiệm bởi cơ quan hợp đồng. Ở Mỹ, các loại nghiên cứu đánh giá tác động được thực hiện theo một số luật liên bang khác nhau, gồm có những luật liên quan đến bảo vệ môi trường. Có một thảo luận mở rộng về đánh giá tác động xã hội với nghiên cứu trường hợp về một dự án đánh giá cụ thể. Bạn sẽ nhận thấy là đánh giá tác động xã hội, một phần, giống với nghiên cứu cộng đồng mang tính nhân học/ xã hội học truyền thống, ngọai trừ việc là đánh giá tác động xã hội nhấn mạnh đến sử dụng dữ liệu thứ cấp. Việc sử dụng dữ liệu thứ cấp được khuyến khích do nhu cầu tốc độ và việc tiêu chuẩn hóa giữa các đánh giá của các dự án khác nhau. Trong khi đánh giá tác động xã hội có thể được thực hiện trong nhiều bối cảnh khác nhau, đặc biệt hướng đến việc sử dụng trong mối liên quan đến việc họach định các dự án ở nội địa Mỹ. Nó được sử dụng ở nhiều bối cảnh liên quan đến việc đặt kế họach cho các tác động của mọi thứ từ việc xây dựng đập nước đến các chính sách quản lý nghề cá. Loại nghiên cứu này được thực hiện để đánh giá các cách thiết kế trước khi thực thi.
  9. 163 Đánh giá nhu cầu Trong đánh giá nhu cầu, nghiên cứu được thực hiện để xác định những thiếu hụt mà có thể được giải quyết thông qua các chính sách, dự án, và chương trình. Nghiên cứu được thực hiện như một phần của quy trình họach định và đôi lúc được nghĩ đến như là một loại đánh giá. Đôi lúc, đánh giá nhu cầu có dạng các dự án nghiên cứu khảo sát quy mô lớn, phục vụ để xác định và xếp hạng ưu tiên cho các phát triển nào đó. Những khảo sát như vậy luôn đòi hỏi hai làn sóng thu thập dữ liệu được tiêu chuẩn hóa, một để xác định và một để xếp hạng. Đánh giá nhu cầu có thể cũng dựa trên các dữ liệu thống kê hiện thời được sử dụng như những chỉ báo xã hội. Nhiều yếu tố được chính sách nhắm đến có thể được đo lường bằng cách này, chẳng hạn như giáo dục và các mức thu nhập, con số tử vì bạo hành, và tỷ lệ bệnh tật. Vận hành trong các bối cảnh có quy mô nhỏ hơn thì quy trình đánh giá nhu cầu có thể gồm có việc sử dụng các cuộc họp cộng đồng khác nhau. Rõ ràng là, đánh giá nhu cầu xuất hiện sớm trong quy trình chính sách và có thể đặt ra bối cảnh cho một loạt các loại thủ tục nghiên cứu chính sách khác nhau. Sự hoạt động của nhiều chiến lược can thiệp có thể gồm có việc đánh giá các loại nhu cầu khác nhau. Nhu cầu được xác định thường được sử dụng trong việc kiểm tra và đánh giá chương trình ở các bước tiếp theo. Phân tích sự lành mạnh xã hội (social soundness analysis) Phân tích sự lành mạnh xã hội được sử dụng để xác định tính khả thi văn hóa của các dự án phát triển. Tiếp cận tổng quan này đối với việc đánh giá dự án được các nhà nghiên cứu làm việc cho Cơ quan Phát triển Quốc tế của Mỹ sử dụng bắt đầu vào giữa những năm 1970. Tiếp cận này, phần lớn, được nhà nhân học Glynn Cochrane (1979) phát triển. Cochrane đã làm công việc đánh giá cho các cơ quan phát triển khác nhau, gồm có Ngân hàng Thế giới và Bộ Phát triển Hải ngọai Anh. Một yếu tố quan trọng trong đánh giá sự lành mạnh xã hội là việc xác định các nhóm hưởng lợi khác nhau cùng với tác động của một dự án cụ thể hay hoạt động khác. Từ khi có các sửa đổi đối với Đạo luật Trợ giúp Nước ngoài
  10. 164 (Foreign Assistant Act) vào năm 1973, điều này quan trọng do khuôn khổ chính sách của các nỗ lực phát triển quốc tế Mỹ đã có nhiệm vụ hướng sự chú ý của họ vào nhu cầu của “người nghèo nhất trong những người nghèo.” Điều này đòi hỏi sự cam kết với cái mà Cochrane gọi là miêu tả xã hội (social mapping). Miêu tả xã hội về cơ bản là một quá trình của dân tộc chí vốn đòi hỏi sự thu thập dữ liệu về dân tộc, tổ chức xã hội, hệ thống tín ngưỡng, các dạng thức giàu có, các phương thức chuyển động, và tiếp cận với các nhu cầu cơ bản con người. Tiếp cận này hiện thời được sử dụng trong quy trình họach định dự án Cơ quan Phát triển Quốc tế của Mỹ cùng với các tiếp cận nghiên cứu khác. Nghiên cứu Phát triển Công nghệ Trong nỗ lực giúp đảm bảo tính thích hợp của công nghệ được phát triển để sử dụng ở các nước kém phát triển, một số cơ quan đã đi đến cam kết sử dụng khoa học xã hội để thông tin quy trình phát triển công nghệ. Điều này được phát triển tốt trong nghiên cứu các hệ thống nghề nông và rộng hơn. Nghiên cứu các hệ thống nghề nông hướng đến việc kết nối nông dân với những người phát triển công nghệ nông học. Một phần của mối liên hệ này là việc cung cấp các giải thích đầy đủ về hệ thống nghề nông. Khái niệm hệ thống nghề nông được tập trung vào việc phân tích các quyết định sản xuất và tiêu dùng của các hộ gia đình làm nghề nông. Trong nghiên cứu này, người ta tập trung vào việc xác định các hạn chế và cơ hội phát triển. Một cách mà nghiên cứu phát triển công nghệ có thể hoạt động trong bối cảnh nông học là thông qua nghiên cứu tại nông trang. Điều này gồm có việc thực hiện thực sự nghiên cứu nông học ở các nông trại thay vì ở các trạm thí nghiệm. Trong bối cảnh này nhà khoa học xã hội có thể phục vụ như là một người môi giới cho các chương trình thí nghiệm. Đánh giá nguồn tài nguyên văn hóa Bắt đầu vào đầu những năm 1970, nhiều nghiên cứu khảo cổ học ở Mỹ đã được thực hiện theo các ủy nhiệm lập pháp. Đìêu này dẫn đến sự xuất hiện của việc quản lý nguồn tài nguyên văn hóa (CRM). CRM quan tâm đến việc xác định ảnh hưởng của liên bang và các loại phát triển khác ở các địa điểm khảo cổ
  11. 165 học, các tòa nhà lịch sử, và những cái giống như thế, và sau đó quản lý ảnh hưởng theo nhiều cách khác nhau. Sự quản lý luôn bao gồm việc xác định và lưu giữ tài liệu, nhưng cũng có thể là việc làm giảm nhẹ và sự giữ gìn. Việc làm giảm nhẹ có thể thông qua nghiên cứu và lưu giữ tài liệu của các tài nguyên. Việc giữ gìn có thể bao gồm ổn định vật chất và việc thiết lập các vùng bảo tồn. Rất đông các nhà khảo cổ học, lịch sử kiến trúc, và các nhà nghiên cứu khác đã hoạt động trong CRM. Gần đây, quá trình đánh giá này đã bắt đầu hướng đến các cộng đồng đương thời như là các nguồn tài nguyên văn hóa. Điểm nhấn mạnh trong nghiên cứu này đó là hướng đến việc lưu lại các kiến thức dân gian của các cộng đồng bị các dự án phát triển di dời. Dĩ nhiên, có các lọai nghiên cứu chính sách khác bên cạnh những loại kể trên. Tuy nhiên, những loại này quan trọng do nhiều nhà nhân học tham gia vào. Rõ ràng, quan trọng nhất là đánh giá tác động xã hội và nghiên cứu đánh giá. Ngòai các loại nghiên cứu được miêu tả về điểm này, thì các nhà nhân học còn tham gia vào việc phát triển các phương pháp luận nghiên cứu này. Điều này thật sự rõ trong lĩnh vực phương pháp luận đánh giá tác động xã hội cho Quân Đoàn Công Binh (Army Corps of Engineer). Các nhà nhân học cũng phục vụ như những nhà đánh giá sản phẩm của đánh giá tác động xã hội và nghiên cứu đánh giá. Điểm cần nói đó là có nhiều cách khác tham dự khác nhau vào nỗ lực nghiên cứu chính sách. 3. Một khuôn khổ cho việc gia tăng thực hiện chính sách Câu hỏi quan trọng đối với nhà nghiên cứu chính sách hay ứng dụng đó là “Làm thế nào tôi làm cho nghiên cứu của tôi được sử dụng?” Tài liệu về các loại nghiên cứu chính sách khác nhau trong tất cả các trường hợp đều có các tham khảo về vấn đề không sử dụng các kết quả nghiên cứu. Rõ ràng là đây là một vấn đề thường xuyên trong lĩnh vực nghiên cứu chính sách. Nó là một vấn đề mà kích thích nghiên cứu về bản thân vấn đề đó. Phần này của chương nhằm đưa ra lời khuyên thực tiễn để làm thế nào có thể gia tăng việc sử dụng kiến thức. Lời khuyên này được sắp xếp theo một loạt các nguyên tắc mà nếu làm
  12. 166 theo sẽ gia tăng khả năng sử dụng kiến thức. Lời khuyên này được dự định là khái quát đủ để bao trùm các loại nghiên cứu khác nhau. Điều cần thiết phải nhận ra rằng nghiên cứu của chúng ta tuy đầy đủ nhưng có thể không tác động đến tình hình. Trong nhiều tình huống, người ra quyết định cũng có thể sẵn sàng hành động trên nền tảng kiến thức họ được cung cấp thông qua nghiên cứu chính sách. Khuôn khổ cho việc đưa kiến thức vào sử dụng Làm cho nghiên cứu của chúng ta được sử dụng có thể là vấn đề quan trọng nhất đối với các nhà nhân học ứng dụng hay thực hành. Đôi lúc nghiên cứu mới diễn ra nhưng thường các nhà nghiên cứu ứng dụng phải làm việc cực khổ với nó. Khuôn khổ được trình bày ở đây, do BarbaraRylko-Bauer và tôi phát triển, có những ý tưởng có ích cho việc gia tăng ảnh hưởng của nghiên cứu nhân học. Bạn có thể cho nó như là lý thuyết về tính hữu hiệu nghiên cứu. Trước khi thảo luận về khuôn khổ, cần phải thiết lập một số điều cơ bản. Đầu tiên, do chúng ta có thể kiểm sóat hành động của riêng chúng ta, chúng ta cần phải nghĩ đầu tiên về những gì chúng ta làm hơn là những điều người khác làm. Tôi nói điều này do các nhà nghiên cứu thường cho là cơ quan không tận dụng nghiên cứu. Trong khi điều này về phương diện nào đó có thể đúng, sẽ có kết quả hơn nếu tập trung vào những gì chúng ta có thể làm để gia tăng khả năng làm cho nghiên cứu có thể được sử dụng. Thứ hai, chúng ta cần xem sử dụng kiến thức như điều gì đó cần được lên kế họach trong việc thiết kế các dự án. Các thiết kế nghiên cứu hướng dẫn các dự án nghiên cứu. Nghiên cứu ứng dụng nên gồm một thiết kế hay kế họach sử dụng kiến thức. Khung lý thuyết đưa ra những yếu tố mà có thể được bao gồm trong một kế họach như thế. Thứ ba, chúng ta cần suy nghĩ thực tế về mục đích của chúng ta và xem việc sử dụng ở phạm vi rộng. Các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này chỉ ra là một khái niệm hẹp về sử dụng sẽ bỏ qua tính phức tạp của việc làm chính sách và không nhận ra được việc giảm sự không chắc chắn, việc làm rõ các vấn đề, và việc đưa ra hiểu biết mới về các chương trình vận hành ra sao cũng là những tác động thực
  13. 167 sự. Quan trọng hơn, nghiên cứu “có thể dần dần dẫn đến những chuyển biến quan trọng trong nhận thức và sự thay đổi quan điểm của các bối cảnh cơ bản” mà không được áp dụng một cách trực tíêp và ngay lập tức. Các yếu tố sử dụng kiến thức Khung lý thuyết gồm có những yếu tố được xem xét trong việc phát triển một thiết kế sử dụng. Bối cảnh của một tình huống nghiên cứu sẽ quyết định các yếu tố sử dụng kiến thức nào thì thích hợp hơn. Các yếu tố hợp tác Yếu tố quan trọng nhất trong việc làm cho các phát hiện của nghiên cứu được sử dụng là sự hợp tác giữa nhà nghiên cứu và các khách hàng. Sự hợp tác có nghĩa là gồm có các nhà ra quyết định và những người tham gia tiềm năng khác (chẳng hạn như các thành viên cộng đồng) trong quy trình chính sách. Làm việc cẩn thận với mọi người để xác định nhu cầu thông tin của họ và các cách họ có thể sử dụng nghiên cứu sẽ gia tăng cam kết của họ đối với việc áp dụng nghiên cứu. Điều quan trọng là cần phải khuyến khích một cá nhân có thể xác định được, người mà về mặt cá nhân quan tâm đến dự án và thông tin dự án đưa ra. Patton gọi điều này là “yếu tố cá nhân”. Do giá trị ý kiến của những người tham gia nên cần thiết phải nói lại quan điểm này ở đây. Khái niệm này do nhà đánh giá Michael Quinn Patton phát triển . Các bên tham gia cùng với một dự án gồm có các cá nhân, nhóm, hay tổ chức mà nhận thức là các mối quan tâm của họ bằng cách nào đó sẽ bị dự án tác động. Về phân loại, người tham gia gồm có những người hưởng lợi từ dự án, cơ quan tài trợ, và tất cả những người khác chịu tác động của dự án. Trước khi thực hiện dự án như là một phần của quá trình họach định cần phải làm một phân tích những bên tham gia. Ở phần sau, chúng ta sẽ thấy luật liên bang trong bối cảnh đánh giá tác động xã hội và quản lý tài nguyên văn hóa đòi hỏi sự tư vấn về việc ai thật sự là những người tham gia.
  14. 168 Việc tham gia của người sử dụng cũng thể hiện một số các nan đề đạo đức tiềm ẩn. Những điều thường thấy đó là việc tham gia của nhà nghiên cứu, vốn có thể có nếu những nhà ra quyết định định hình nghiên cứu để cho ra những kết quả ủng hộ những chính sách và hành động đã hiện hữu hay ưa thích, và điều này không thử thách vai trò của họ trong tổ chức. Việc lựa chọn những người tham gia gồm có một đánh giá về việc câu hỏi của ai sẽ hướng dẫn nghiên cứu sẽ tạo ra tiềm năng cho một loại kết nạp khác, đó là quyền ưu tiên phê phán dự án gồm cả những người tham gia, người có thể có khả năng làm như thế. Cuối cùng, nếu nhà nghiên cứu không cho các bên tham gia các thông tin cần thiết cho sự hợp tác thông thạo và hiệu quả thì sau đó sự tham gia của người sử dụng có thể trở thành một dạng “trao quyền giả tạo”. Các dạng nghiên cứu hợp tác được phát triển tốt trong nhân học (chẳng hạn như Stull và Schensul 1987) và phát triển từ một định hướng giá trị vốn nhận dạng tính giá trị của sự tự quyết như là một lực lượng chính trong thay đổi xã hội văn hóa. Gần đây ý tưởng sự tham gia của người sử dụng đã rõ ràng cho thấy đây như một chiến lược để gia tăng việc sử dụng kiến thức nhân học. Các yếu tố thông tin Việc thông tin của các phát hiện nghiên cứu thường được giới hạn trong phần viết báo cáo cuối cùng; tuy nhiên đây không phải là cách chuyển thông tin hiệu quả và kết quả thường là quá nhiều, quá trễ. Có lẽ chiến lược quan trọng nhất là phải thảo luận các phát hiện mở đầu trong suốt quá trình nghiên cứu và duy trì một cuộc đối thoại thường xuyên với phản hồi giữa nhà nghiên cứu và những người sử dụng thông tin. Nếu người ra quyết định đang hợp tác trong quá trình nghiên cứu thì sễ thực hiện việc này hơn. Các chiến lược thông tin khác gồm có việc sử dụng các phương tiện thông tin thích hợp và đa chiều chẳng hạn như hội thảo, hội nghị, xuất bản trong các tạp chí thương mại, trong các tạp chí của các ngành khoa học khác, và sự phân bố rộng rãi các báo cáo dự thảo ngắn trình bày các phát hiện theo ngôn ngữ và văn phong của người sử dụng được ủng hộ bởi cảm nhận chung của chúng ta, tuy nhiên tất cả các nhà khoa học xã hội có khó khăn lớn trong việc không dùng
  15. 169 thuật ngữ của họ, giữ cho các báo cáo ngắn, và trình bày các phát hiện và các khuyến nghị trong một phong cách quen thuộc với những người sử dụng tiềm năng. Thông tin các phát hiện trực tiếp cho các nhà ra quyết định thích hợp là điều quan trọng. Những người thực hành cần phải đưa ra những khuyến nghị cụ thể, súc tích về những gì phải làm, do ai, và khi nào. Những người ra chính sách không luôn mong đợi những dữ liệu quan trọng nhất và các báo cáo nghiên cứu; họ muốn các khuyến nghị về những gì sẽ làm. Các yếu tố về cơ quan Nghiên cứu hợp tác có khả năng thành công hơn nếu người ta hiểu cơ quan khách hàng, cộng đồng, hay nhóm và bối cảnh chính trị mà trong đó nghiên cứu và việc sử dụng kiến thức phải xuất hiện. Làm một khảo tả dân tộc học về tình huống nghiên cứu. Được thông báo về các cách trong đó các cộng đồng và nhóm có thể bị nghiên cứu tác động, và về nhóm khách hàng và quá trình ra quyết định của nhóm khách hàng, cho nhà nghiên cứu một số sự hiểu biết về mối quan hệ giữa các nhóm thích hợp, là người ra quyết định chính và lãnh đạo cộng đồng, và các lĩnh vực xung đột tiềm năng và các diễn đàn có thể có để giải quyết chúng. Trong việc nghiên cứu bản chất của nhóm khách hàng, người ta có thể tập trung vào các câu hỏi chẳng hạn như ai là người ra quyết định thích hợp và người sử dụng các thông tin tiềm năng, trong tổ chức các quyết định này được làm như thế nào, các kênh thông tin thông thường, và các hạn chế và/ hay động lực để sử dụng các thông tin trong cơ quan là gì? Các yếu tố chính trị và cộng đồng Luôn nhận thức tác động tiềm năng của các phát hiện nghiên cứu, và nỗ lực để hiểu về mối quan hệ tồn tại giữa cơ quan khách hàng và những cá nhân, nhóm, hay cộng đồng có thể bị ảnh hưởng. Thường, khách hàng có thể ở một vị trí quyền lực tương đối với cộng đồng, và các giá trị của cơ quan và các nhu cầu thuộc về bộ máy hành chính có thể xung đột với nhu cầu của thành viên cộng
  16. 170 đồng. Các khuyến nghị được những người bên ngòai cơ quan nhận thức như mối đe dọa có thể khiến cho cộng đồng có thể huy động sự ủng hộ công chúng để đánh bại hành động như thế. Ngược lại, cơ quan có thể quyết định không hành động trên những khuyến nghị được nhận thức như đang diễn ra để chống lại mối quan tâm nhất của cơ quan, thậm chí nếu những khuyến nghị này có lợi cho cộng đồng nó phục vụ. Nghiên cứu dựa trên một thiết chế cộng đồng được thiết lập với một mục đích chính trị có khả năng lớn hơn có một tác động và đem lại thay đổi xã hội mong đợi. Các yếu tố quy trình nghiên cứu Nhu cầu nghiên cứu cần thiết được thiết kế, từ lúc bắt đầu, với việc có sẵn trong đầu lợi ích của nó. Có ba đặc điểm nghiên cứu làm gia tăng tiềm năng sử dụng. Sự đa dạng các phương pháp nghiên cứu, đặc biệt là sự kết hợp sáng tạo của phân tích và phương pháp định lượng và định tính, có thể cung cấp một đại diện sâu sắc, có giá trị, và thuyết phục về thực tại xã hội, trong khi đáp ứng được hạn chế về thời gian, cũng như các tiêu chuẩn về độ tin cậy và tính khái quát mà những nhà làm chính sách thường mong đợi. Việc sử dụng liên quan trực tiếp đến độ tin cậy của quy trình nghiên cứu. Điều này bao gồm độ chính xác có thể nhận thấy được, sự công bằng, tính có thể hiểu được và giá trị của thiết kế nghiên cứu, và các phương pháp. Vấn đề chất lượng nghiên cứu trở nên quan trọng hơn trong các tình huống tranh cãi chính trị, nơi mà nhà làm chính sách không thể có đủ khả năng làm cho cuộc nghiên cứu bị xem nhẹ vì phương pháp luận không chắc chắn. Khả năng tiềm ẩn để sử dụng cũng gia tăng nếu nghiên cứu tập trung vào các biến mà có thể dựa trên đó để hoạt động, mà có thể tiếp cận được để kiểm sóat. Chúng ta gọi điều này là tính có thể áp dụng được. Một số nghiên cứu cho là người ra quyết định có khả năng sử dụng các phát hiện hơn nếu các khuyến nghị khả thi và kết quả đúng với mong đợi hay kiến thức hiện có của nhà sử dụng.
  17. 171 Các yếu tố thời gian Nghiên cứu chính sách thường có một khung thời gian khác, và nhận thức được điều này đã dẫn đến nhiều phát triển do các nhà nhân học làm nghiên cứu chính sách thực hiện. Có lẽ đáng chú ý nhất là phát triển các kỹ thuật nghiên cứu tập trung - vấn đề, ngắn hạn chẳng hạn như nhóm tập trung và đánh giá nhanh. Một ví dụ là các khảo sát không chính thức hay thăm dò được thực hiện trong nghiên cứu các hệ thống nghề nông. Trong những nỗ lực này có sự phụ thuộc mạnh mẽ vào phỏng vấn thông tín viên chủ chốt, chọn mẫu đánh giá, sử dụng tài liệu thứ cấp, và quan sát thực địa. Một ví dụ khác là “thủ tục đánh giá nhanh,” chẳng hạn như những thủ tục được phát triển để đánh giá và cải thiện dịch vụ sức khỏe chủ yếu. Biện hộ cho các phát hiện nghiên cứu Quảng cáo các phát hiện nghiên cứu và khuyến nghị của một người cũng có thể cải thiện viễn cảnh sử dụng. Biện hộ làm việc tốt nhất từ bên trong hệ thống. Một cách đảm bảo liên quan đến con người cho việc nghiên cứu được sử dụng đó là phải trở thành một trong những người ra quyết định. Gây ảnh hưởng đến quy trình chính sách từ phía ngòai thì khó khăn hơn, và các nhà nhân học ngày càng khuyến khích sự tham gia trực tiếp trong việc quản lý chương trình và làm chính sách. Trong bất cứ vai trò nào, bạn phải cam kết phải thay đổi. Có nhiều biến rõ ràng có ảnh hưởng đến việc nghiên cứu đó có được sử dụng hay không. Một lần nữa cần phải nhấn mạnh là người nghiên cứu chính sách đem thiết kế sử dụng kiến thức vốn phản ánh những hành động mà sẽ gia tăng khả năng nghiên cứu được sử dụng vào trong nghiên cứu của ông ta hay bà ta là một điều rất quan trọng. Tóm tắt Các nhà nhân học cung cấp một loạt các dịch vụ nghiên cứu để đáp ứng lại các nhu cầu đa dạng cùng với quy trình hình thành, thực thi, và đánh giá chính sách. Một biểu đồ chi tiết về quy trình chính sách chắc chắn sẽ cho ra nhiều loại nghiên cứu ứng dụng hay chính sách khác nhau. Trong khi các nhà
  18. 172 nhân học đem đến các khuynh hướng khái niệm và phương pháp luận nào đó cho những nỗ lực nghiên cứu này thì nội dung của những tiếp cận này được vạch rõ trong mối liên quan với bản thân quy trình chính sách cũng như những ngành khoa học khác. Các loại nghiên cứu ứng dụng chính được thực hiện trong mối quan hệ với quy trình chính sách đó là đánh giá, đánh giá tác động xã hội, đánh giá nhu cầu, phân tích sự lành mạnh xã hội, nghiên cứu phát triển công nghệ, và đánh giá tài nguyên văn hóa. Chắc chắn các loại nghiên cứu cụ thể khác sẽ xuất hiện trong tương lai. Sự khác biệt giữa những phương pháp nghiên cứu này về kỹ thuật và thiết kế không quá nhiều mà chúng khác nhau về mục đích và ý định. Ngoài ra, trong một số bối cảnh, kỹ thuật nghiên cứu được sử dụng thật sự hướng đến sự phù hợp với các yêu cầu hành chính cụ thể. Rõ ràng là việc chuẩn bị cho sự tham gia vào nghiên cứu chính sách cần có sự chuẩn bị rộng rãi trong khoa học xã hội cũng như sự chuẩn bị trong truyền thống của nghiên cứu dân tộc học miêu tả. II. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG XÃ HỘI Đánh giá tác động xã hội (SIA: social impact assessment) là một loại nghiên cứu chính sách thường do các nhà nhân học văn hóa thực hiện. Khi thuật ngữ được áp dụng cho một loạt các hoạt động nghiên cứu chính sách, nó luôn dẫn đến việc thu thập các dữ liệu văn hóa xã hội về một cộng đồng để các nhà hoạch định dự án phát triển sử dụng. Dữ liệu luôn nhằm giúp các nhà họach định dự án hiểu các tác động dự án và giúp họ quyết định xem liệu một dự án cụ thể có nên được xây dựng hay nó nên được điều chỉnh như thế nào để giảm nhẹ các tác động tiêu cực. Xem xét trong bối cảnh hẹp nhất của nó, SIA được thực hiện như một phần của quy trình đánh giá tác động môi trường được thực hiện
  19. 173 dưới sự ủy nhiệm của Đạo luật Chính sách Môi trường Quốc gia và các đạo luật liên bang khác ở Hiệp chủng quốc Hoa kỳ. 1. Định nghĩa tác động xã hội Một định nghĩa chung hữu ích về tác động xã hội do một ủy bản được tổ chức bởi Ban nghề cá biển quốc gia Mỹ đưa ra. Ủy ban này đã định nghĩa tác động xã hội như là các hậu quả của bất kỳ hành động công hay tư nào đối với các cộng đồng cư dân người mà làm thay đổi cách con người sống, làm việc, vui chơi, quan hệ với nhau, tổ chức để đáp ứng nhu cầu của họ và thường gặp phải khi là các thành viên của xã hội. Thuật ngữ này cũng gồm cả các tác động văn hóa liên quan đến thay đổi về các quy tắc, các giá trị, và niềm tin mà hướng dẫn và hợp lý hóa nhận thức của họ về bản thân và xã hội của họ. (Ủy ban liên tổ chức 1994:1) Định nghĩa này gồm có nghiên cứu được cấu trúc chặt chẽ được đạo luật và các điều lệ liên bang đòi hỏi để khái quát hóa nghiên cứu tương lai. SIA có thể được thực hiện liên quan đến nhiều hành động tiềm năng và trong nhiều bối cảnh khác nhau. Các hành động gồm cả việc xây dựng dự án vật chất và thực thi chính sách. Các ví dụ về dự án mà có thể đòi hỏi một SIA có thể là ngành mỏ; khoan dầu và khí; xử lý chất thải nguy hiểm; xây dựng các nhà máy năng điện, hồ chứa nước, sân bay, xa lộ, đường ống dẫn, cống, đường thủy, và xây dựng cao ốc. Một ví dụ về hành động chính sách mà trong đó có SIA phù hợp sẽ là một thay đổi trong chính sách đối với việc quản lý các kho cá đại dương. Điều này có thể có các hậu quả quan trọng đối với các cộng đồng mà nền kinh tế của họ dựa trên nghề cá. Các chính sách khác là những thay đổi trong phân định sử dụng đất đai và phân định các nơi chốn linh thiêng. Các SIA có thể phục vụ nhiều mục đích khác nhau. Mục đích thích hợp nhất đối với quan tâm của chúng ta ở đây là việc sử dụng SIA cùng với việc họach định các dự án chính phủ quan trọng. Trong bối cảnh này nhà đánh giá tác động xã hội được triệu tập để đưa ra dự đoán về các tác động tương lai cho tất cả các bên liên quan trong dự án biết, gồm có các nhà họach định, các nhà thiết kế, các nhà lãnh đạo chính trị, và công chúng. Thường điều này gồm có việc đánh
  20. 174 giá một số các chọn lựa dự án khác nhau. Chẳng hạn như một xa lộ liên bang có thể được lên lộ trình theo nhiều cách khác nhau, có các giao điểm ở các địa điểm khác nhau, và khác nhau về các đặc điểm khác trong thiết kế. Thường một lựa chọn thiết kế được xem xét là “không dự án.” Loại dự án SIA này thường đòi hỏi một số các xác định về tác động khi dự án được xác định lại. Ngoài những nỗ lực thu thập dữ liệu, người đánh giá tác động xã hội còn có thể tham gia vào quy trình thông báo cho công chúng về dự án và các phát hiện của dự án. Công việc của các nhà nhân học trong đánh giá tác động xã hội có thể ở những dạng khác. Một số làm việc trong nghiên cứu và phát triển để có các phương pháp SIA mới. Những phương pháp này có thể được thể hiện dưới dạng các nguyên tắc và hướng dẫn của tổ chức cũng như trong các sổ tay nghiên cứu thực địa nói chung. 2. Đạo luật của chính sách môi trường quốc gia NEPA được Tổng thống Richard Nixon ký thành luật vào năm 1969. Luật này yêu cầu các dự án liên quan đến đất đai, tiền bạc, hay quyền thực thi pháp lý của liên bang phải được đánh giá về tác động của chúng đối với môi trường và được báo cáo trong một tuyên bố về tác động môi trường (EIS). Ngoài phân tích tác động, luật này còn buộc làm giảm các tác động và sự kiểm tra tiếp theo. Thêm vào đó, NEPA còn phục vụ như một nền tảng quan trọng cho đánh giá tài nguyên văn hoá. Phần thực tiễn nhất của NEPA đối với các nhà nhân học và khoa học xã hội khác là đoạn (c) của mục 102. Đoạn này chỉ thị tất cả các cơ quan của chính phủ liên bang phải đề cập đến trong hành động được đề xuất nếu nó được thực hiện. (Quốc hội Mỹ 197) Bao gồm trong mỗi khuyến nghị hay báo cáo về các khuyến nghị cho pháp luật và các hành động chính khác của liên bang tác động mạnh đến chất luợng môi trường con người, một báo cáo chi tiết của cán bộ chịu trách nhiệm về (I) tác động môi trường của hành động được đề xuất, (II) bất cứ các ảnh hường môi trường nào ngược lại mà không tránh được khi đề xuất này được thực thi, (III) các lựa chọn khác đối với hành động được đề xuất, (IV) mối quan
  21. 175 hệ giữa việc sử dụng ngắn hạn địa phương về môi trường của con người và việc duy trì và đẩy mạnh hiệu suất dài hạn, và (V) bất cứ cam kết nào về tài nguyên có thể huỷ bỏ và không huỷ bỏ được mà sẽ được Phần này của NEPA đã dẫn đến sự ra đời của hành động đánh giá tác động môi trường và một dạng mới trong tài liệu khoa học, đó là báo cáo về tác động môi trường. Đánh giá tác động xã hội thường là một khía cạnh của đánh giá tác động môi trường. Vì có tính tiêu biểu trong luật liên bang về tầm quan trọng này, NEPA đã có rất nhiều các tài liệu diễn dịch luật này. Việc này gồm các hướng dẫn hành chính liên bang tổng quát, luật trường hợp, các hướng dẫn của cơ quan cụ thể, các bình luận từ cộng đồng học thuật, cũng như bản thân các EIS. Ngoài ra, luật này còn đóng vai trò như là một khởi xướng cho việc làm luật quan trọng giống như thế ở quy mô hạt và bang. Theo sự phát triển của hành động này ở Mỹ, đánh giá tác động môi trường trở nên quan trọng trong chính sách của Mỹ và các quốc gia khác và trong công trình phát triển quốc tế. Cơ quan Phát triển Quốc tế của Mỹ đã phát triển phân tích tính lành mạnh xã hội vốn là một loại SIA. Về mặt khái niệm, các hành động liên quan được thực hiện tại Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Sức khỏe Thế giới. Mặc dù rõ ràng là mục 102 (c) của NEPA đòi hỏi có EIS về “các hành động chính của liên bang có tác động mạnh mẽ đến chất lượng môi trường con người” (Quốc hội Mỹ 1971) nhưng nó không có thể xác định chỗ nào cần phải có một EIS. Ngoài ra, NEPA nói không rõ là cái gì tạo ra một phương pháp thích hợp để xác định tác động cũng như tầm quan trọng tương đối của tác động xã hội như là cái đối trọng lại với tác động môi trường được xác định. Ngoài ra, có nhiều dạng phương pháp luận được sử dụng trong phân tích tác động xã hội. Mức độ khía cạnh xã hội được xem xét thường có giới hạn dù đánh giá tác động xã hội dường như là một phần yêu cầu của đánh giá tác động môi trường đầy đủ. Việc bao gồm SIA trong EIA xuất hiện qua nhiều năm như là một sản phẩm của
  22. 176 quá trình chính trị, luật trường hợp, và luật lệ thay đổi. Rõ ràng không có SIA khi NEPA được thực thi vào năm 1970. 3. Báo cáo đánh giá tác động môi trường Theo quy định liên bang, các tổ chức của chính quyền liên bang phải theo các điều khoản EIS của mục 102 (c) của NEPA. Mỗi cơ quan phải xem xét đạo luật như là phần bổ sung cho việc cấp phép. Đủ loại “các hành động” được bao gồm theo các điều khoản của đạo luật. Những hành động này bao gồm tất cả “các dự án mới hay đang tiếp tục và các hoạt động chương trình: trực tiếp được các cơ quan liên bang thực hiện; ủng hộ toàn bộ hay ủng hộ một phần thông qua các hợp đồng, tài trợ, tiền trợ cấp, các khoản vay của liên bang hay các dạng khác của việc giúp đỡ tài chính hay gồm một khoản cho thuê, cho phép, chứng nhận cấp phép liên bang hay quyền sử dụng khác” (Hội đồng Chất lượng Môi trường 1973). Để được xem xét, các dự án thuộc các loại nói trên phải là “quan trọng” và có khả năng “tác động mạnh đến chất lượng môi trường con người.” Trách nhiệm để ra quyết định nằm trong tay của cơ quan cụ thể mà phải xem xét “tác động luỹ tích, tổng thể.” Một số các dự án quy mô nhỏ liên quan có thể phải phụ thuộc vào phân tích này nếu các dự án được thực hiện tổng thể có ảnh hưởng quan trọng. Tầm quan trọng của một dự án có thể liên quan đến vị trí nhiều như liên quan đến thiết kế dự án. Đó là, “tầm quan trọng của một hành động được đề xuất cũng có thể khác nhau theo bối cảnh, theo kết quả mà một hành động sẽ có ít ảnh hưởng ở một khu vực đô thị nhưng sẽ có thể có ảnh hưởng mạnh mẽ ở bối cảnh nông thôn và ngược lại” (Hội đồng về Chất lượng Môi trường 1973). Các cơ quan được chỉ thị xác định các hướng dẫn mà sẽ bằng cách nào đó xác định “tầm quan trọng.” NEPA và các quy định liên quan của nó yêu cầu là các cơ quan riêng biệt phát triển các hướng dẫn của riêng họ khi thực hiện nhiệm vụ của mình. Điều này có nghĩa là EIS dành cho các cơ quan liên bang riêng lẻ nên theo các hệ thống thực hành được xác định cụ thể, đa phần chúng được lấy từ các mong đợi của NEPA tổng quát hơn. Ngoài ra, các cơ quan nào đó, chẳng hạn như Quân
  23. 177 đoàn Công binh (Army Corps of Engineers) phải theo yêu cầu của “các NEPA” của riêng họ. Trong trường hợp của quân đòan thì có mục 122 của Điều luật Kiểm sóat sông, cảng và lũ lụt của năm 1970 vốn đưa ra các đánh giá xã hội, kinh tế và môi trường. Luật này đòi hỏi là “Kỹ sư trưởng phải công bố các hướng dẫn đã được thíêt kế để đảm bảo các tác động kinh tế, xã hội và môi trường ngược lại có thể có liên quan đến bất cứ dự án được đề xuất nào phải được xem xét đầy đủ khi phát triển những dự án như thế” (Quốc hội Mỹ 1972). Mục 122 của luật tiếp tục chỉ rõ một số các tác động ngược mà phải được đánh giá. Những tác động này gồm có (1) không khí, tiếng ồn, và ô nhiễm nước; (2) sự phá hủy hay phá vỡ các tài nguyên tự nhiên và nhân tạo, các giá trị thẩm mỹ, sự cố kết cộng đồng, và sự sẵn có các phương tiện và dịch vụ công; (3) các tác động việc làm ngược lại, thuế và các tổn thất giá trị tài sản; (4) sự di dời cộng đồng người gây tổn thương, kinh doanh, và các nông trại; (5) phá vỡ sự tăng trưởng khu vực và cộng đồng mong ước. Điều luật kiểm soát sông và cảng và lũ lụt đặc biệt đáng chú ý về hành vi rõ ràng đối với các biến xã hội. Pháp chế khác gồm Đạo luật phát triển cộng đồng và nhà cửa (Housing and Community Development Act) vào năm 1974; Đạo luật quản lý và bảo tồn nghề cá Magnuson (the Magnuson Fishery Conservation and Management Act) của năm 1976; Đạo luật Chính sách chất thải hạt nhân (Nuclear Waste Policy Act) của năm 1982; và Đạo luật chỉnh sửa tài trợ quá mức và tái cấp phép (the Superfund Amendements and Reauthorization Act) của năm 1986. Tất cả những luật này quy định phân tích tác động xã hội. Điều cần phải làm rõ là đánh giá tác động môi trường (EIA) và đánh giá tác động xã hội không giống nhau. Các hướng dẫn của Hội đồng về chất lượng môi trường (CEQ) ban đầu để đáp lại NEPA không đặc biệt chú ý và nhấn mạnh thành tố xã hội của tác động tổng thể của một dự án. Định hướng thì toàn diện hơn mặc dù đôi lúc mờ nhạt. Các tác động xã hội là một phần của “tổng thể” các tác động được xem xét. Trong bối cảnh này chúng ta có thể cho là đánh giá tác động xã hội là một thuật ngữ có thể áp dụng được cho một phần của tòan bộ quá trình EIA. Thậm chí việc đọc nhanh các hướng dẫn CEQ chỉ ra tầm quan trọng
  24. 178 của thành tố xã hội trong việc quyết định tác động tổng thể. Định hướng này được làm rõ ràng hơn trong các hướng dẫn của cơ quan được phát triển. Chẳng hạn như, Quân đòan Công binh đã tài trợ một số các dự án đã dẫn đến việc xuất bản nhiều tài liệu hướng dẫn khác nhau cho việc chuẩn bị và làm hợp đồng về những gì được rõ ràng đặt tên là các đánh giá tác động xã hội. Vì thế, trong bối cảnh của một số cơ quan nào đó, SIA là một khái niệm chính thức. Mặc dù quy trình EIA ban đầu dường như được hướng đến các dữ liệu lý sinh nhưng điều rõ ràng là vai trò của các nhà khoa học xã hội trong quá trình EIA đã phát triển nổi bật. 4. Các phương pháp và kỹ thuật Thảo luận về phương pháp và kỹ thuật sẽ chủ yếu dựa trên công trình Các hướng dẫn và các nguyên tắc cho đánh giá tác động xã hội (Ủy ban Liên tổ chức 1994) và công trình Tiếp cận khái niệm về đánh giá tác động xã hội của Rabel J. Burdge (1994). Rất quan trọng để chú ý là phương pháp luận đánh giá tác động xã hội biến thiên cao. Xem xét thành tố xã hội của bất kỳ dự án nào sẽ khác nhau về tầm quan trọng do thiếu tiêu chí đồng nhất để đánh giá các SIA. Có một số các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến nội dung và tầm quan trọng của một đánh giá tác động xã hội cụ thể. Dĩ nhiên, bản chất của dự án bản thân nó có nhiều điều để làm với thiết kết của SIA. Thể loại, bản chất và việc sử dụng dự án ảnh hưởng đến cấu trúc của SIA. Tình hình chính trị đi kèm theo dự án sẽ ảnh hưởng đến việc giải quyết SIA như thế nào. Khi một dự án có tranh cãi, người ta thường làm nhiều đánh giá chi tiết hơn. Các dự án nằm trong một hệ thống được đánh giá khác nhau. Bản chất của cộng đồng bị ảnh hưởng cũng có liên quan. Các yếu tố cộng đồng gồm có mật độ dân cư, văn hóa và sự đa dạng văn hóa, độ ổn định dân cư và cố kết cộng đồng, tính chất phủ đều của tác động lên khắp cộng đồng, và sự hiểu biết về dự án tồn tại trong cộng đồng. Có một số các yếu tố quản lý. Một yếu tố quan trọng là bản sắc của cơ quan đứng đầu. Các cơ quan đứng đầu khác nhau có thể có các hướng dẫn khác nhau về thực hiện SIA. Các yếu tố khác liên quan là chất lượng và các dữ liệu thứ cấp sẵn có.
  25. 179 Thật không may, nhiều điều về phương pháp luận vốn tập trung vào thay đổi văn hóa mà chúng ta học hỏi khi là những nhà nhân học thì về bản chất là hứơng đến quá khứ. Tuy nhiên chúng ta phải dự đoán tương lai trong SIA. Thậm chí phân tích khuynh hướng tiêu chuẩn rất khó được áp dụng do “cách làm” mà chúng ta đang cố gắng đánh giá vẫn chưa xảy ra. Các nghiên cứu cơ bản nhất về thay đổi văn hóa cố gắng xác định các dữ liệu nền tảng mà qua đó để so sánh các dữ liệu sau khi thay đổi để xác định mức độ thay đổi. Nhiệm vụ chính của các bước chuẩn bị cho SIA là việc xác định nhóm dân cư liên quan và sự chuyển hóa càng nhiều thông tin như có thể vào nhóm đó. Các chi tiết như quy mô của khu vực tác động có thể thường được xác định từ một phân tích chi tiết kỹ thuật của dự án. Theo sau đánh giá ban đầu về dự án và khu vực dự án, nhà nghiên cứu phải phát triển một số khái niệm về ai anh ta hay chị ta sẽ cố gắng lôi kéo vào các hoạt động nghiên cứu. Trong một số loại dự án nhất định, cần thiết phải bổ bung các chuyên gia đặc biệt vào đội ngũ nghiên cứu. Các chuyên gia đặc biệt có thể gồm các nhà khoa học xã hội khác, các thành viên cộng đồng, và nhân sự cơ quan “hướng dẫn” người có thể có kiến thức chuyên biệt về thiết kế dự án. Một số cơ quan đòi hỏi các đội nghiên cứu đa ngành. Khi sự hiểu biết về dự án gia tăng thì việc hiểu một dự án cụ thể được hợp lý theo pháp luật như thế nào là một điều cần thiết. Đối với các nhà khoa học xã hội, các yếu tố quan trọng là các luật lệ và quy tắc đặc biệt chi phối đánh giá tác động xã hội. Kiến thức này sẽ tác động mạnh đến phương pháp luận lựa chọn. Việc mô tả độ phức tạp của quá trình chọn lựa phương pháp luận nằm ngoài phạm vi của quyển sách này nhưng cần thiết phải khẳng định là không có phương pháp luận “đúng” cho loại phân tích này. Như được nêu ở trên, quá trình này bị nhiều yếu tố chi phối. Thiết kế nghiên cứu được chọn có thể liên tục được cải tiến. Việc này công nhận tác động của nghiên cứu đối với nhà nghiên cứu, người mà sẽ xác định lại các cách tiếp cận một khi đã hiểu được. Quá trình phát hiện có tính chất
  26. 180 mơ hồ này quan trọng do nó sẽ làm tăng các cơ hội hiểu biết về sự đa dạng của các dự án và bản chất thay đổi tiềm ẩn của nó. Các dự án có thể được cho là có các giai đoạn thực hiện. Các giai đoạn khác nhau sẽ có các tác động khác nhau. Việc tách bạch các giai đoạn là điều rất quan trọng trong việc thực hiện SIA và thảo luận các tác động một cách khác nhau theo các giai đoạn khác nhau. Các giai đoạn hay các bước được sử dụng trong Các hướng dẫn là (1) Hoạch định/ Phát triển chính sách, (2) Xây dựng/ Thực thi, (3) Hoạt động/ Sửa chữa, và (4) Từ bỏ/ Kết thúc. Hoạch định/ phát triển chính sách Giai đoạn này đề cập đến các hoạt động xuất hiện giữa giai đoạn hình thành và thực hiện dự án. Giai đọan thảo luận và hoạch định gần gũi với sự ôn hòa. Ngay khi dự án được đề xuất, sự thay đổi xuất hiện ngay. Lấy ví dụ về đề xuất xây một hồ chứa nước. Người ta gần như ngay lập tức gắn dự án vào các quyết định thị trường. Các nhà đầu cơ đất đai có thể mua đất để họ có thể có lợi từ một dự án xây dựng quan trọng. Giá trị của các công ty kinh doanh xuất hiện để hưởng lợi từ dự án có thể tăng lên. Nếu có tái định cư, người ta có thể hoãn sửa chữa nhà cửa của họ. Có thể xuất hiện sự liên kết chính trị của những người ủng hộ hay chống lại dự án. Xây dựng/ Thực thi Giai đọan này bắt đầu một khi quyết định được thực hiện để bắt đầu dự án. Quá trình có thể bắt đầu với việc phát quang đất đai và xây các con đường đi vào. Thường thì các dự án dẫn đến việc di cư của lực lượng lao động xây dựng. Cộng đồng đột nhiên buộc phải đương đầu với nhu cầu của một cộng đồng dân cư mới “bên ngòai”, người mà có thể có các giá trị khác và các đóng góp khác trong cộng đồng. Có thể có vấn đề xuất phát từ mâu thuẫn và sự óan giận giữa “người mới đến” và “cư dân lâu đời”. Việc xây dựng có thể đòi hỏi phải tái định cư. Tái định cư là một vấn đề căng thẳng cho các cá nhân. Ở mức độ cộng đồng nó có thể dẫn đến việc mất đi sự lãnh đạo và các kỹ năng cần có.
  27. 181 Hoạt động/ Sửa chữa Một khi dự án được xây dựng hay thực thi, các loại tác động mới có thể xuất hiện. Cư dân di cư vào đi cùng với sự co cụm xây dựng. Ở giai đoạn này cộng đồng có thể thích nghi với các thay đổi do dự án đem lại. Từ bỏ/ kết thúc Sự kết thúc các dự án cũng sẽ có một tác động xã hội. Quá trình này có thể bắt đầu với sự tuyên bố kết thúc đơn thuần. Trong trường hợp “các dự án” của chính phủ Mỹ chẳng hạn như căn cứ quân sự, có thể có sự kháng cự địa phương hay tiểu bang đáng kể đối với sự kết thúc này. Thật vậy, có các hứơng dẫn đặc biệt để đánh giá tác động của việc kết thúc căn cứ. Mất đi một căn cứ kinh tế là một vấn đề lớn. Khi thực hiện một SIA, điều quan trọng là phải nhận thức được các tác động khác nhau đi cùng với các giai đoạn và tập trung vào các bước cụ thể này nơi có tác động quan trọng nhất. 5. Các bước trong quá trình đánh giá tác động xã hội SIA gồm có 10 bước theo trình tự lô gích, đôi lúc chồng lên nhau. Những bước này là: Sự tham gia của công chúng – Phát triển một Kế hoạch công hiệu quả để lôi kéo tất cả các công chúng tiềm năng sẽ bị tác động SIA đòi hỏi đội nghiên cứu xác định và làm việc với tất cả các loại dân chúng khác nhau sẽ bị dự án ảnh hưởng đến. Những người bị dự án ảnh hưởng có thể bao gồm những người sống gần dự án, đặc biệt những người có thể bị buộc phải tái định cư. Ngòai ra, cũng có những người quan tâm đến dự án. Họ là những người sống ở nơi khác. Những người này cũng là một trong những “công chúng” mà cần phải được tư vấn. Do các dự án thường yêu cầu xây dựng mới cơ sở hạ tầng do cộng đồng chịu tiền, những người trả thuế cũng là một trong những nhóm bị ảnh hưởng. Những người bị tác động bởi lưu lượng lao động xây dựng và những người sử dụng mới của dự án cần phải được tư vấn. Bứơc này
  28. 182 trong quá trình SIA có thể có lợi từ phỏng vấn thông tín viên then chốt, họp cộng đồng, và khảo sát mẫu. Mỗi SIA gồm một chương trình đang diễn ra để đạt được sự tham gia của công chúng. Một số nhà nhân học đã trở thành các chuyên gia tham gia công chúng. Xác định các lựa chọn khác – Miêu tả hành động được đưa ra hay sự thay đổi chính sách và các thay đổi hợp lý khác Việc miêu tả dự án theo tất cả các dạng thức khác của nó để thiết kết quá trình thu thập dữ liệu SIA là một điều cần thiết. Một danh sách tối thiểu các khía cạnh cần được miêu tả có trong Guidelines và gồm có vị trí của các tiện nghi, các yêu cầu về đất đai, nhu cầu các tiện nghi phụ thuộc (đường xá, đường truyền, đường nước, đường cống), lịch trình xây dựng, quy mô nhân lực (xây dựng và điều hành, theo năm hoặc tháng), quy mô và hình dáng tiện nghi, nhu cầu nhân lực tại chỗ, và các nguồn tài nguyên có tính thiết chế. Điều này vẽ ra viễn tưởng cho sự thu thập dữ liệu. Trong khi các biến cần các dữ liệu thu thập hơi khác nhau theo dự án thì thảo luận được nói đến trong Guidelines chỉ đại diện cho một quan điểm nền tảng chung. Đặc điểm dân cư. Điểm bắt đầu trong việc phát triển một nền tảng là các dữ liệu nhân khẩu học hiện thời về cộng đồng cư dân. Dĩ nhiên dữ liệu nhân khẩu học rất quan trọng và quá trình SIA đòi hỏi có khả năng giải quyết các dữ liệu cư dân thứ cấp. Hiểu được các khuynh hướng cư dân cũng quan trọng; vì thế cần phải có một số chiều sâu về lịch sử cho điều tra nhân khẩu học. Dữ liệu nhân khẩu học sẵn có cần được phân tích ra theo nhiều hướng khác nhau. Bạn sẽ cần biết đến tuổi tác, giới, dân tộc, nghề nghiệp, và các thành phần giàu có của cộng đồng. Cư dân theo mùa cũng là một phần của kế hoạch này. Thành phần nhân khẩu có một phân tích người tham gia (stakeholder). Tự hỏi bản thân: Ai là người dự án sẽ tác động tới, và tác động như thế nào? Cộng đồng và các cấu trúc thiết chế. Một điểm bắt đầu tốt là việc quyết định cấu trúc và quy mô của các mức độ khác nhau của chính quyền địa phương. Sự liên kết của họ cả bên trong và ngòai cộng đồng là điều quan trọng cần phải hiểu. Các tổ chức cộng đồng phi chính phủ chẳng hạn như các tổ chức tôn giáo,
  29. 183 các hiệp hội tự nguyện, và các loại nhóm lợi ích khác nhau cần phải được hiểu. Cần phải hiểu hệ thống kinh tế địa phương. Điều này có nghĩa là việc làm, các mức thu nhập và sự đa dạng về thương mại, văn hóa nông nghiệp và công nghiệp cần phải được miêu tả. Hoạch định và hoạt động phân vùng là những phần quan trọng của việc này. Tài nguyên chính trị và xã hội. Chính trong khuôn khổ này mà việc xác định các thành phần tham gia và mối quan tâm của họ xuất hiện. Điều quan trọng cần phải hiểu đó là ai là các công chúng khác nhau, sự quan tâm của họ là gì, và quyền lực và uy quyền được phân phối ra sao. Bản chất và mức độ của khả năng lãnh đạo cần phải được hiểu. Các thay đổi cá nhân và gia đình. Các dự án ảnh hưởng đến các cá nhân và các gia đình. Đường ranh giới nên gồm cả sự miêu tả xã hội bị tác động. Sự ổn định về cư trú và bản chất của các mối quan hệ là điều quan trọng cần phải hiểu. Các thái độ, quan niệm và kiến thức gì mà các thành viên cộng đồng đã có về dự án? Họ xem xét rủi ro, sức khỏe, và các vấn đề an tòan có liên quan đến dự án như thế nào? Các mối quan tâm của họ về sự di chuyển và tái định cư là gì? Tài nguyên cộng đồng. Tài nguyên gồm cả tài nguyên thiên nhiên chẳng hạn như đất đai và nước, và tài nguyên nhân tạo chẳng hạn như nhà cửa, sức khỏe, cảnh sát, phòng cháy, và vệ sinh. Các loại thay đổi nào dự án sẽ gây ra cho cơ sở hạ tầng của cộng đồng? Các tác động đến tài nguyên văn hóa, lịch sử và khảo cổ học là gì? Đây là những khía cạnh quan trọng cho sự tồn tại của cộng đồng. Các điều kiện nền tảng – Miêu tả Môi trường Con người liên quan/ Lĩnh vực ảnh hưởng và các điều kiện nền tảng Một phần quan trọng của quá trình SIA đang thực hiện một nghiên cứu nền tảng về khu vực và con người bị hành động tác động lên. Nghiên cứu này không chỉ là một lát cắt thời gian mà còn giải thích cho quá trính lịch sử. Điều quan trọng cần biết các khuynh hướng trong cộng đồng là gì để xem cái nào là sản phẩm của dự án và cái nào là do lịch sử phơi bày ra.
  30. 184 Sức lực chuẩn bị cho nền tảng liên quan đến quy mô, giá cả, và các tác động mong đợi của dự án. Nhà nhân học phải liên lạc với các cá nhân, những người vốn có sự đa dạng các kinh nghiệm sống. Bên cạnh các loại quan tâm thường có chẳng hạn như giới, phân tầng kinh tế - xã hội, tuổi tác và nghề nghiệp, phải có một nỗ lực để xác định và phỏng vấn những người vốn là những người ủng hộ hay chống đối một dự án cụ thể cũng như những người trung lập. Phân tầng khác có thể được thực hiện dựa trên các mức độ kiến thức về dự án. Một cách để giám sát cách sử dụng này là thiết lập một hệ thống đường dây đại diện trong đó con người ở các thành phần đại diện quan trọng khác nhau được kiểm tra khi so sánh với mô hình lý tưởng cân xứng một cách thích hợp. Người ta cho là trong điều kiện giới hạn thời gian và các khó khăn trong việc thiết lập một khung mẫu đầy đủ, các cá nhân ở các loại khác nhau sẽ hơi thiếu cân đối và được lựa chọn có chủ đích. Xác định phạm vi – sau khi có được một sự hiểu biết kỹ thuật về đề xuất, phải xác định quy mô đầy đủ của các tác động xã hội có thể có Câu hỏi cơ bản trong phần xác định phạm vi đó là: Vấn đề lớn như thế nào? Xác định phạm vi là một ước lượng các tác động được thông tin trước. Sau khi phát triển một hiểu biết về các hậu quả của dự án được thông tin, đội SIA chọn các biến có liên quan đến các tác động được tiên đoán trứơc để đánh giá sau này. Khi thực hiện việc này cần thiết phải giải quyết các nhận thức về tác động từ cả cơ quan liên quan và các nhóm và cộng đồng bị tác động. Hiểu được nhận thức của những người bị tác động ảnh hưởng và liên kết những mối quan tâm này vào trong quá trình đánh giá đang diễn ra là điều rất quan trọng. SIA có tính chất lặp. Lên kế hoạch các tác động được ước lượng – Điều tra các tác động có thể có Việc lên kế hoạch gồm có các tác động được ước lượng dựa trên “dữ liệu từ những người đề xuất dự án; ghi chép các kinh nghiệm trước đó với các hành
  31. 185 động tương tự (như được ghi chép trong tài liệu thành văn); điều tra dân số và các số liệu thống kê sống động; tài liệu và các nguồn thứ cấp; nghiên cứu thực địa, gồm có các cuộc phỏng vấn thông tín viên, những điều nghe thấy, gặp mặt nhóm, và điều tra dân số chung”. Một thành tố của quá trình đặt kế họach đó là “dự đoán”, dự đoán một cách thực sự về tương lai. Điều quan trọng trong quá trình SIA là đưa ra các tiên đóan liên quan đến tương lai. Tuy nhiên, do trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật, việc này có khuynh hướng là một vụ “hộp đen”. Đó là, các dữ liệu cụ thể được thu thập theo những cách rõ ràng và bằng cách này hay cách khác đưa ra các dự đoán. Có nhiều cách làm điều này; tuy nhiên, nhiều kỹ thuật hòan tòan là trực giác. Biểu đồ phát triển và Xây dựng biểu đồ. Một số kỹ thuật đựơc trích dẫn đơn giản chỉ là những phương tiện để trình bày các dữ liệu liên quan. Biểu đồ phát triển và các dạng trình bày đồ họa khác thuộc loại này có thể được sử dụng để mô tả các hướng thay đổi và, quan trọng hơn, sự tương tác giữa các thành tố khác nhau của dự án và “cộng đồng người”. Những cách tiếp cận này có thể rất khác nhau về độ phức tạp tinh vi. Ẩn dụ, Tương tự, và So sánh. Các hiệu quả dự án có thể được xác định qua việc so sánh dự án chưa hòan tất với những dự án tương tự đã hoàn tất. Việc áp dụng cách tiếp cận như vậy bị giới hạn do thiếu dữ liệu so sánh, thiếu tài liệu tham khảo, và tiếp cận với các nghiên cứu trường hợp thích hợp. Sự đa dạng của mỗi dự án đã hoàn tất làm cho việc thực hiện các so sánh có kiểm soát khó khăn hơn. Kỹ thuật Delphi. Kỹ thuật Delphi do tập đòan Rand phát triển vào cuối những năm 1940. Delphi là một nỗ lực để gợi ra các ý kiến chuyên môn một cách có hệ thống để có những kết quả hữu ích. Nó thường bao gồm các bảng hỏi lặp đi lặp lại được đưa cho các cá nhân chuyên gia theo cách có thể bảo vệ danh tính của họ. Ý kiến phản hồi của các kết quả đi theo mỗi sự lặp lại của bảng hỏi, vốn tiếp tục cho đến khi có được ý kiến. Sản phẩm cuối cùng là sự thống nhất của các
  32. 186 chuyên gia, gồm có nhận xét của họ, về mỗi mục của bảng hỏi, thường được người điều tra Delphi tổ chức theo dạng báo cáo bằng văn bản. Phép ngoại suy khuynh hướng. Kỹ thuật này thừa nhận sự bất biến trong các quá trình hiện hành về sự thay đổi mang tính định hướng. Đó là, các khuynh hướng sẽ có liên quan đến các điều kiện ở một điểm nào đó trong tương lai. Có các loại khuynh hướng khác nhau về phép ngoại suy khuynh hướng. Các Kịch bản. Các kịch bản là “những lịch sử tương lai” hay “các miêu tả về các đợt phát triển tiềm năng”. Theo trực giác, việc viết kịch bản rút ra từ chuyện kể tiểu sử tóm tắt. Các kịch bản có thể tận dụng các tài liệu trường hợp hiện có và có thể được thực hiện bằng việc sử dụng một nhóm chuyên gia. Các kịch bản rất hữu ích để thể hiện bản chất của dự án và các tác động của dự án đối với một khán giả bình thường. Kịch bản nên phản ánh các cách giải quyết đa dạng khác nhau của dự án. Các kịch bản thường được phát triển “với dự án” và “không có dự án.” Rất quan trọng để xem xét các phí tổn cơ hội đi cùng với các kịch bản dự án cụ thể. Dự đoán các phản ứng với các tác động – Xác định tầm quan trọng đối với các tác động xã hội được nhận dạng Đây là một bước khó khăn trong quá trình. Cơ bản đây là sự dự đóan phản ứng của các nhóm quan tâm khác nhau trong cộng đồng đối với bản thân các tác động. Mọi thứ thay đổi, và con người thích nghi. Điều này nói lên sự thích nghi. Các đánh giá trước đó đặc biệt quan trọng ở giai đoạn này. Các tác động gián tiếp và lũy tích – Ước tính các tác động hệ quả và các tác động lũy tích Nghĩ đến mối quan hệ nhân quả của các tác động là một điều hữu ích. Các tác động trực tiếp có các tác động hệ quả. Các dự án có thể dẫn đến việc có thêm các dự án phụ hay các dự án mà do dự án đầu tiên khởi xướng. Thay đổi trong các lựa chọn – Các lựa chọn mới được giới thiệu hay các lựa chọn bị thay đổi và Ước lượng hay dự đoán các hệ quả của chúng
  33. 187 Đánh giá tác động cùng với các quá trình chính trị đang diễn ra có thể dẫn đến việc dự án bị thiết kết lại. Quá trình SIA xem những quá trình này là sự lặp đi lặp lại của quá trình cơ bản. Phát triển kịch bản là một công cụ hữu ích do nó dự đóan được các thay đổi và các lựa chọn. Làm dịu – Phát triển một kế hoạch làm dịu Quá trình SIA nên xác định các cách làm giảm, sửa chữa, hay tránh các tác động tiêu cực. Điều này có thể xuất hiện qua việc thiết kế lại dự án hay đền bù dưới dạng các trang thiết bị, tài nguyên, và các cơ hội. Giám sát – Phát triển một chương trình giám sát Các dự án cần được giám sát để xác định các tác động và sự lệch hướng không mong đợi từ kế hoạch cơ bản. SIA nên bao gồm một kế hoạch giám sát. Kế hoạch nên “giải thích rõ ràng bản chất và mức độ của các bước phụ nên thực hiện khi xuất hiện các tác động không dự đoán được lớn hơn các dự án”. Ví dụ 1. Các kế hoạch Michigan cho siêu dẫn siêu va chạm được đánh giá: một nghiên cứu trường hợp Vào những năm 1980, Bộ năng lượng của Mỹ đề nghị xây dựng ở một nơi nào đó ở Mỹ một máy gia tốc phân từ theo một quy mô lớn chưa từng có. Nó như là một phần to lớn của thiết bị phòng thí nghiệm vật lý. Thiết bị gia tăng các hạt nguyên tử qua một đường hầm dưới đất hình oval có chu vi 52 miles và sau đó va đập chúng, bẻ chúng thành các thành phần cấu tạo, cung cấp các dữ liệu nghiên cứu về các thuộc tính vật lý của vật chất và năng lượng. Dự án này giống với Phòng thí nghiệm gia tốc quốc gia Fermi tọa lạc ở Illinois được xây dựng vào cuối những năm 1960. Dự án một phần là một trong những chương trình liên bang đắt nhất được dự đính từ trước tới giờ. Dự án được xem như có các hệ quả môi trường có giới hạn như nhiều tác động kinh tế và xã hội lớn. Người ta nghĩ là phải mất ít nhất bảy năm để xây dựng, dự án sẽ đem hết việc làm cho hàng ngàn công nhân và hàng tỷ đô la cho bang được chọn. Ngoài ra, nó sẽ dẫn đến một dòng các nhà khoa học “đẳng cấp thế giới” đến vùng nơi xây phòng thí nghiệm và sự phát triển của nhiều lợi ích phụ công nghệ cao. Một số
  34. 188 các tiểu bang đề nghị là dự án siêu dẫn, siêu va chạm (SSC) đặt ở bang của họ. Để vậy, các bang phải cung cấp các thông tin khác nhau về địa điểm của họ. Đề nghị Michigan bao gồm một đánh giá tác động xã hội của dự án SSC do một nhóm đứng đầu là nhà nhân học Richard W. Stoffle thực hiện, ở Viện Nghiên cứu Xã hội của Đại học Michigan. Stoffle và các đồng nghiệp của Viện đưa ra cái được gọi là một “báo cáo quy mô đẳng cấp nhất” dựa trên nghiên cứu được thực hiện rất sớm trong quá trình hoạch định để đóng góp thông tin cho các nhà thiết kế sẵn có để xem xét. Thông tin trong báo cáo quy mô thường được sử dụng cùng với nhiều loại thông tin khác để cấu trúc các lựa chọn dự án. Các dữ liệu mà dựa trên đó người ta thực hiện báo cáo quy mô gồm có các phỏng vấn và các tiếp xúc khác nhau với hàng trăm người và một phần điểm luận. Các nông dân địa phương và dân thị xã cũng như các chuyên gia tiểu bang được phỏng vấn cá nhân hay phỏng vấn nhóm. Báo cáo quy mô gồm có tài liệu lưu trữ về các mối quan tâm địa phương về tác động của bản thân đường gia tốc và khu trường sở của thíêt bị. Stoffle và các cộng sự cũng đưa vào một thảo luận về các vấn đề tương tự của địa phương và quốc gia và một đánh giá về phản ứng của dân chúng. Tài liệu về các mối quan tâm của địa phương là một phần quan trọng trong đề nghị của bang Michigan đối với Bộ Năng lượng. Các kết quả nghiên cứu SIA trở thành một phần của diễn ngôn công chúng trong một giai đoạn gồm nhiều năm mà nhóm tham gia vào nghiên cứu. Các phát hiện của nghiên cứu khuyến khích bang Michigan “tìm kiếm giải pháp cho các tác động ngược tiềm năng”. Nghiên cứu xác định các mối quan tâm địa phương về dự án. Việc làm dịu các mối quan tâm được nghiên cứu xác định đã được đưa vào dự án. Điều này dẫn đến sự gia tăng số lượng ủng hộ của cộng đồng đối với dự án. Sự tương tác này là một thành tố cổ điển của SIA đương thời hiệu quả. Các nhà nhân học trong SIA thường liên quan đến diễn ngôn công chúng này. Dự án không được thực hiện. Tuy nhiên tài liệu do nhóm Stoffle cung cấp được các viên chức tiểu bang sử dụng rất nhiều.Tính hữu dụng của việc đánh giá tác động rất cao.
  35. 189 Ví dụ 2: Đánh giá tác động xã hội trong công tác di dời tái định cư trong các công trình thủy điện ở nước ta hiện nay Hiện nay ở Việt Nam đã và đang tiến hành xây dựng các công trình thủy điện nhằm cung cấp điện năng cho công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Có thể kể ra một số công trình tiêu biểu: nhà máy thủy điện Sơn La, nhà máy thủy điện Tuyên Quang, nhà máy thủy điện Hòa Bình, Nậm Chiến Ở đây chúng tôi chưa có điều kiện đánh giá tác động đến môi trường tự nhiên mà chỉ dừng lại trong phạm vi đánh giá tác động môi trường xã hội trong công tác di dân, tái định cư thuộc vùng chịu ảnh hưởng tác động của việc xây dựng các nhà máy thủy điện. a.Thực trạng công tác tái định cư của các dự án thủy điện Trong những năm qua Việt Nam đã thực hiện khá nhiều dự án thủy điện đòi hỏi phải xây dựng các hồ chứa nước, hình thành đập thủy điện, có tác động nhiều đến việc sản xuất và ảnh hưởng đến đời sống của đồng bào dân tộc. Các công trình thủy điện với quy mô lớn như Sơn La, Tuyên Quang, Hòa Bình đòi hỏi phải di chuyển hầu hết cứ dân nhiền vùng trong khu vực lòng hồ, người dân phải di dời, thay đổi cư trú và tái định cư trên địa bàn mới. Theo thống kê chưa đầy đủ, riêng với các công trình thủy điện trong nước đả có gấn 180.000 người dân bị ảnh hưởng trước đây và hơn 400.000 người bị chịu ảnh hưởng trực tiếp hiện nay. Việc di dời chuyển hầu hết cộng đồng dân cư làm ảnh hưởng sâu sắc đến tòan bộ đời sống kinh tế, xã hội và truyền thống văn hóa cộng đồng. Các dự án tái định cư trong quá trình thực hiện bộc lộ những khó khăn, vướng mắc mà trước tiên là tiến độ lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, từ đó ảnh hưởng đến đất đai thuộc diện thu hồi. Có thể nói, tiến độ lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết các khu (điểm) tái định cư diễn ra chậm, dẫn đến việc triển khai thực hiện các dự án chi tiết và cấp phát vốn gặp nhiều khó khăn. Thủy điện Sơn La là điển hình. Cả 3 tỉnh Sơn La, Lai Châu và Điện Biên tính đến giữa năm 2006 chỉ lập và phê duyệt được 24 khu tái định cư, đạt 25 % kế hoạch so với quy hoạch tổng thể. Tổng số dự án thành phần của 3 tỉnh lập là 516, nhưng
  36. 190 đến nay mới phê duyệt được 210 dự án, đạt 41%. Công tác chuyển dân đến khu tái định cư cũng chậm so với yêu cầu. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, trong đó mấu chốt là công tác quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư còn yếu kém. Những quy hoạch bài bản có tầm nhìn dài cho các công trình thủy điện hiện còn rất thiếu. Ngay cả thủy điện Sơn La có mức đầu tư cao nhất đối với công tác tái định cư do Chính phủ quy định khống chế suất đầu tư bình quân 500 triệu đồng/hộ nên việc lập quy hoạch chi tiết của các địa phương gặp rất nhiều khó khăn do vừa phải đảm bào yêu cầu đền bù đầy đủ và ổn định đời sống lâu dài cho dân, đồng thời phải bảo đảm không vượt mức trần về vốn đền bù đã quy định. Hệ lụy của việc chậm trễ này là công tác giải ngân. Tính đến năm 2006 mới giả ngân được 594 tỷ đồng đạt 43% kế hoạch công tác tái định cư. Trên thực tế, một số quy định về thủ tục phê duyệt quy hoạch chi tiết khu (điểm) tái định cư do cấp tỉnh ban hành đã yêu cầu phải có chữ ký của từng hộ dân bị di dời, đống ý tới nơi dự kiến quy hoạch tái định cư. Nhiều quy hoạch chi tiết đã lập nhưng chưa được Hội đồng thẩm định xem xét. Điều này cũng làm cho công tác di dời tái định cư gặp nhiều khó khăn hơn. Mặt khác, do năng lực thực hiện di dân, tái định cư cũng như trách nhiệm và trình độ quản lý hạn chế của một số ban ngành liên quan , còn nhiếu yếu kém, thiếu kinh nghiệm. Nhiều đơn vị được tỉnh lựa chọn thi công chỉ chuyên về xây dựng cơ sở hạ tầng nên ít am hiểu về di dời tái định cư liên quan đến nhiếu yếu tố xã hội. Do đó, các đơn vị này rất lúng túng trong việc lập quy hoạch chi tiết, gây chậm trễ và thường không có các phương án sản xuất phục hồi đời sống người dân khi xây dựng quy hoạch khu tái định cư. b. Những bất cập trong cơ chế quản lý, bồi thường, hỗ trợ tái định cư Cho đến nay, chính sách tái định cư chưa có sự thông nhất trong cả nước. Chính phủ ban hành các quyết định riêng cho từng công trình dự án. Mỗi dự án lại có mức đền bù, hỗ trợ khác nhau tạo nên sự thiếu thống nhất trong quản lý, làm nẩy sinh so bì quyền lợi trong dân, ảnh hưởng đến việc công bằng trong xã hội.
  37. 191 Công tác đền bù, tái định cư chỉ dừng ở việc đền bù quyền sử dụng đất và các tài sản thiệt hại trực tiếp. Các thiệt hại gián tiếp vô hình khác, về thu nhập, kinh tế, như lợi thế trong kinh doanh, đánh bắt cá, các sản phẩm từ rừng chưa được tính đầy đủ nhất là đối với đồng bào dân tộc. Trong thực tiễn, hầu hết người dân tái định cưđược đền bù diện tích hẹp hơn và đất xấu hơn so với nơi xuất cư. Hậu quả là khi quỹ đất cho sản xuất bị thu hẹp. người dân lại tiếp tục khai thác rừng và tài nguyên nhằm đảm bảo sinh kế và an toàn lương thực cho gia đình. Đất và rừng ngày càng bị thu hẹp và xấu. Người dân không chỉ mất đất trực tiếp sản xuất mà còn bị đe dọa sinh kế bất ổn định và tài nguyên rừng không còn. Việc khôi phục đời sống người dân bị ảnh hưởng do tái định cư đòi hỏi phải có thời gian lâu dài. Tuy nhiên, chính sách hỗ trợ để khôi phục thu nhập, ổn định cuộc sống người dân, nhất là giải quyết vấn đề việc làm thường là ngắn hạn, chưa được các cấp quản lý xem xét với nguồn kinh phí hỗ trợ được đảm bảo trong nhiều năm. Chẳng hạn thủy điện Tuyên Quang, mặc dù công tác di dân thực hiện từ tháng 12/2002 song đến nay các điểm đưa dân đến vẫn không có đường đi. Không nước sạch, không trạm xá và người dân không có thu nhập ổn định. Trong công tác di dời tái định cư phần nhiều do áp đặt chủ quan từ trên xuống, không phát huy được sự năng động và chưa thực sự tìm hiểu nguyện vọng , ý kiến của người dân. Cơ chế chính sách đền bù, hỗ trợ có nhiều điều chưa hợp lý, sát thực tế. nội dung quy hoạch chưa phù hợp với điều kiện tự nhiên, địa hình và trình độ của người dân miền núi. Về nguyên tắc công tác tái định cư vẫn phải bảo đảm yếu tố ổn định đời sống người dân tái định cư nhanh và bền vững về sinh kế, môi trường. Tuy nhiên, từ phía các cơ quan quản lý, nhiều quy định thì chồng chéo và thay đổi liên tục, không căn cứ vào quy định pháp luật khiến cho đời sống của người dân bị xáo trộn ( chỉ trong một thời gian ngắn, thủy điện Tuyên Quang ban hành 4 văn bản về đền bù thiệt hại khác nhau khiến cho các địa phương không chủ động trong việc chuẩn bị quỹ đất tái định cư Với tất cả những khó khăn trên, có thể nói nguyên tắc “ cuộc sống ở nơi mới
  38. 192 tốt hơn nơi cũ” chưa được thực hiện. Người dân lâm vào tình trạng khó khăn hơn sau tái định cư ( Đặng Nguyên Anh. Công tác di dân, tái định cư trong các công trình thủy điện ở nước ta nhìn từ góc nhìn xã hội học”. Tạp chí xã hội học, số 2/2008) Tóm lại Đánh giá tác động xã hội trong phân tích cuối cùng không phải là một hành động khoa học mà là một hành động mang nhiều tính chính trị; để nói là, SIA đưa ra các tài liệu giúp cho quá trình ra quyết định. Việc ra quyết định này được dựa trên đánh giá được trình bày trong báo cáo và cách hiểu của các chính trị gia về những đánh giá này. Quyết định có dạng một sự lựa chọn trong số các lựa chọn. Người phân tích không đánh giá ở giải thích cuối cùng. Đó là nhiệm vụ của các chính trị gia và/ hay là công chúng. Bước này của quá trình thường được thực hiện công khai hơn các bước trước đó. Do đánh giá là một quá trình chính trị nên rất khó và không dự đóan được. Khó khăn này là do sự đương đầu giữa cộng đồng địa phương và các giá trị của cơ quan phát triển gây ra. Điểm tập trung thật ra có thể là bản thân sự tác động. Điểm tập trung này có thể được giảm nhẹ bằng sự công khai trong khi thực hiện đánh giá tác động. Số điểm nhấn liên quan đến số lượng tranh cãi về dự án. Các dự án có nhiều tranh cãi nên được công khai nhiều hơn, và sự công khai nên xuất hiện ngay từ lúc đầu. Đánh giá tác động xã hội là một loại nghiên cứu chính sách thường do các nhà nhân học thực hiện. Ở nhiều khía cạnh, nó rất giống với phương pháp nghiên cứu cộng đồng được cả các nhà nhân học và xã hội học sử dụng trong nhiều năm. Quá trình đánh giá tác động xã hội có thể được cấu trúc cao theo yêu cầu của cơ quan phát triển. Khi lĩnh vực này phát triển, số lượng các quy tắc và hướng dẫn cấu tạo nên công trình đã gia tăng dữ dội. Một người tham gia vào đánh giá tác động xã hội phải cẩn thận bắt kịp thủ tục của cơ quan phát triển. Chỉ ngay khi các hướng dẫn của cơ quan thay đổi và phát triển thì thị trường cho những dịch vụ đó mới thay đổi và phát triển theo. Một yếu tố quan trọng trong
  39. 193 việc định hình thị trường là lượng tài chính liên bang đổ vào xây dựng. Sự suy giảm số lượng tiền vào việc xây dựng như vậy, gần đây đi cùng với những thay đổi trong chính sách của liên bang đối với quá trình đánh giá tác động môi trường tòan thể, đã suy giảm khối lượng loại công việc này. Một khía cạnh thú vị của đánh giá tác động xã hội là học hỏi các kỹ thuật của nó có thể rất hữu ích cho đa số các nhà nhân học văn hóa. Điều này đúng do có lợi ích lớn trong việc học hỏi làm thế nào có được dữ liệu thứ cấp và sử dụng nó trong bối cảnh thay đổi. Một việc phụ của quá trình đánh giá tác động xã hội đang nổi lên là lĩnh vực của sự kết hợp sự tham gia của công chúng.
  40. 194 III. ĐÁNH GIÁ Đánh giá là một loại nghiên cứu chính sách. Nó có cùng đặc điểm nền tảng với đánh giá tác động xã hội (SIA). Đầu tiên, cả hai đều liên quan đến tác động hay ảnh hưởng của các hành động khác nhau đối với con người. Thứ hai, cả hai có thể tận dụng cùng loại các phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu. Có hai loại nghiên cứu khác nhau theo những hướng quan trọng nào đó. SIA chủ yếu liên quan đến việc phát hiện trước bất cứ những ảnh hưởng tốn kém không dự định trước nào đó của một hoạt động. Đó là, các chính phủ xây dựng những con đập để ngăn nước, giảm lũ, sản phẩm nông nghiệp được gia tăng, hay các cơ hội giải trí có thể được phát triển. Trong tình huống này, một SIA có thể được thực hiện để dự đoán liệu có hay không các ảnh hưởng bất lợi đối với các cộng đồng lân cận. Mục đích của các con đập không phải là để giải tán các cộng đồng, tuy nhiên điều quan trọng đối với các nhà hoạch định là xác định tất cả các ảnh hưởng. Đánh giá thường quan tâm nhất đến việc xác định sau sự việc đó liệu các lợi ích đã được dự định của một hoạt động đã xuất hiện hay chưa, hay cách khác, phát hiện liệu một dự án với các lợi ích đã được định trước có hoạt động hay không. Đó là, một cơ quan có thể thiết lập một chương trình để gia tăng việc làm của những người bỏ học trung học giữa chừng và sau đó làm nghiên cứu để xác định liệu những người bỏ học này có bị thất nghiệp không. Ngòai ra, đánh giá có thể được sử dụng để kiểm tra những hoạt động chương trình cũng như những ảnh hưởng chương trình. 1. Phương pháp luận nghiên cứu hợp nhất Cách xử lý của chúng tôi về đánh giá sẽ tập trung chủ yếu vào thiết kế nghiên cứu. Thảo luận sẽ bắt đầu với sự xem xét thiết kế thực nghiệm cổ điển. Trên nền tảng này chúng ta sẽ xem xét một số các lựa chọn thiết kế nghiên cứu. Bối cảnh của chúng tôi sẽ là của khoa học xã hội chung cũng như nhân học.
  41. 195 Việc sử dụng cụ thể miêu tả dân tộc học trong đánh giá sẽ được xem xét. Điểm quan trọng cần chú ý là nghiên cứu đánh giá đương thời sử dụng các chiến lược nghiên cứu khác nhau và việc các phương pháp và kỹ thuật này được những nhà đánh giá bất kể ở ngành nào mà họ được đào tạo. Người ta có khả năng chọn một báo cáo nghiên cứu được đánh giá theo hướng dân tộc học, dựa trên quan sát tham dự, và nhận ra là không có nhà nhân học nào tham gia vào cuộc nghiên cứu. Và, dĩ nhiên, phía ngược lại cũng đúng; có thể tìm các nhà nhân học tham gia vào việc thực hiện các thiết kế thực nghiệm nhóm kiểm soát, tiền kiểm, hậu kiểm. Thực hành miêu tả dân tộc học là một công cụ, một công cụ rất hữu ích, nhưng chỉ một công cụ. Hàm ý của điều này rất rõ ràng. Các nhà nghiên cứu đánh giá cần biết một số các thiết kế khác dù cho họ có là nhà nhân học, xã hội học, tâm lý học, các nhà khoa học chính trị, kinh tế học, hay các nhà nghiên cứu khác. Điều quan trọng cần nhận ra là báo cáo này về đánh giá cần một tiếp cận phương pháp luận nghiên cứu hợp nhất mà có thể kết hợp nghiên cứu định tính và định lượng (Cook và Reichardt 1979). Tiếp cận phương pháp luận nghiên cứu hợp nhất yêu cầu chúng ta kiểm soát một loạt các thiết kế nghiên cứu và các kỹ thuật thu thập dữ liệu. Điều này hàm ý là việc sở hữu kỹ năng kỹ thuật cần thiết để tiến hành và phân tích dữ liệu được thu thập từ một loạt các kỹ thuật. Tiếp cận phương pháp luận nghiên cứu hợp nhất có nghĩa là xác định cẩn trọng kỹ thuật thu thập dữ liệu nghiên cứu nào cần có để giải quyết vấn đề nghiên cứu. Cái nào vận hành? Cái nào đem đến cho chúng ta sự hiểu biết sâu xa nhất? Cái nào hiệu quả? Kỹ thuật nghiên cứu nào tin cậy nhất trong một môi trường cụ thể? Tiêu chuẩn mà chúng ta sử dụng để đánh giá thiết kế và kỹ thuật nào chúng ta sẽ sử dụng thì khá rộng. Dĩ nhiên, các khái niệm cơ bản về tính giá trị và độ tin cậy là trong số những khái niệm quan trọng nhất. Sự xem xét quan trọng khác là phí tổn, cả về thời gian và tiền bạc. Thiết kế tốt nhất trên thế giới cũng sẽ vô dụng nếu người ta không đủ tiền để thực hiện nó. Thực hành miêu tả dân tộc học đôi lúc cần nhiều thời gian nghiên cứu. Tuy nhiên, một nhà miêu tả
  42. 196 dân tộc học giỏi có thể học hỏi nhiều về những gì đang diễn ra trong một tình huống bằng việc phỏng vấn một người. Trong bất cứ trường hợp nào, có rất nhiều các mối quan tâm chính đáng về thiết kế nghiên cứu và sự chọn lọc kỹ thuật. Cuối cùng, một câu hỏi quan trọng là: Nhà nghiên cứu có kỹ năng để thực hiện nhiệm vụ đó không? Các nhà nhân học có thể tham gia vào đánh giá theo hai cách khác nhau. Thứ nhất, và quan trọng nhất, đó là như là một nhà khoa học xã hội được đào tạo rộng, người chuẩn bị thực hiện một loạt những nhiệm vụ nghiên cứu đánh giá khi cần thiết. Thứ hai đó là như một nhà miêu tả dân tộc học đánh giá có chuyên môn, người đóng góp cho việc đánh giá thông qua các kỹ thuật nghiên cứu phi thực nghiệm, không can thiệp, định tính và tham dự như là những kỹ năng cần có. Trong vai trò thứ hai này, nhà nhân học có thể cũng bị đánh giá do anh/ cô ta có kiến thức về nhóm mà trong đó việc đánh giá diễn ra, cũng nhiều như kiến thức về kỹ thuật. Trong khi các kỹ năng dân tộc học rất hữu ích trong quá trình đánh giá, chúng ta sẽ thảo luận sau, tiếp cận hứa hẹn nhất là một tiếp cận đa chiều hợp nhất. Hàm ý của quan điểm thể hiện ở đây đó là không có một cách đánh giá nhân học. Tốt nhất chúng ta nghĩ đến một khoa học xã hội đa chiều về đánh giá trong đó các vấn đề cá nhân trong đánh giá được thể hiện bằng việc sử dụng một loạt các kỹ thuật. Các nhà nhân học có thể thực hiện nhiệm vụ của họ tốt hơn nếu họ kiểm soát được các kỹ thuật. Nhiệm vụ không phải là bắt chước xã hội học hay tâm lý học mà là tham dự vào một truyền thống đương thời rộng lớn hơn trong khoa học xã hội và hành vi. Ảnh hưởng của điều này đến nhân học sẽ là tích cực. 2. Quá trình đánh giá Cảnh báo! Do mục này xem xét đánh giá ngắn gọn cần thiết, sự trình bày của chúng tôi về đánh giá có thể khiến cho ngành dường như trật tự hơn so với thực tế. Đánh giá bao gồm tất cả sự xáo trộn mà bạn sẽ mong đợi trong một ngành còn khá trẻ trong đó có người của nhiều ngành khoa học tham gia. Tình huống này càng trầm trọng thêm do các phần quan trọng của ngành, đáng chú
  43. 197 nhất là đánh giá giáo dục, phát triển nhanh chóng do các trợ cấp to lớn của liên bang thúc đẩy. Chẳng hạn như, Đạo luật Giáo dục Cấp một và Cấp hai năm 1965 thực hiện một sự việc đó là những nhà giáo dục nhận được tài trợ để ủng hộ cho chương trình giáo dục phải nộp các bản báo cáo đánh giá xác định các ảnh hưởng của chương trình. Về cơ bản, có nhiều điều xảy ra nhanh chóng, và có ít sự tổng hợp. Có một số các quan điểm cạnh tranh nhau và các khó khăn lớn về ngữ nghĩa. Thế thì, đánh giá là cái gì? Ở điểm cốt lõi thì đánh giá là những gì từ điển nói là nó là, “việc xác định giá trị của điều gì đó.” Trong khi tất cả chúng ta thường xuyên đánh giá mọi thứ, các hoạt động, và ý tưởng, đánh giá theo nghĩa kỹ thuật đòi hòi nhiều hơn tính chủ quan thông thường, và các đánh giá cá nhân chủ yếu về giá trị mà chúng ta tạo ra hàng ngày. Đầu tiên, một định nghĩa kỹ thuật tổng hợp, “Đánh giá là việc xác định giá trị của một điều. Nó bao gồm việc lấy thông tin để sử dụng trong việc đánh giá giá trị của một chương trình, sản phẩm, thủ tục, hay mục tiêu, hay tính hữu ích tiềm năng của các cách tiếp cận khác được thiết kể để đạt được những mục đích cụ thể”. Khi đánh giá được thực hiện, nó hầu như được thực hiện với sự tham khảo hoạt động được dự định sẽ tác động đến con người bằng cách này hay cách khác. Đánh giá có thể được sử dụng để xác định giá trị về cả khía cạnh tiêu cực và tích cực. Trong khi nhiều thiết kế nghiên cứu được sử dụng trong đánh giá nhấn mạnh đến việc xác định liệu các mục tiêu được hoạch định có đạt được hay không, đánh giá còn có thể được sử dụng để khám phá ra hệ quả không dự tính của các chương trình hay dự án hay không. Các hoạt động được đánh giá luôn được thúc đẩy bởi một số kết cục mong đợi. Quá trình đánh giá là một quá trình qua đó các giá trị được hợp lý hóa. Ý tưởng của việc này được vay mượn từ tài liệu về thiết kế thực nghiệm có ích như là một nhãn mác cho các hành động, dự án, chương trình mà những cái tương tự được thực hiện để đạt được các mục đích. Các khía cạnh khác đối với quá trình đánh giá là bản chất và đặc điểm của cả cơ quan cung cấp dịch vụ, các cá nhân và nhóm vốn là tiêu điểm của cơ quan đó.
  44. 198 Ở mức độ tổng hợp hơn có ba loại đánh giá. Những loại này được miêu tả dưới đây Nghiên cứu các tác động Nhiệm vụ cơ bản ở đây là việc xác định liệu một chương trình (hay một thực thể khác) có đang đạt đến mục tiêu của nó hay không. Đây là nhiệm vụ đánh giá cổ điển. Nó cũng được đề cập đến như là đánh giá sản phẩm hay đánh giá kết quả. Nghiên cứu các tác động được thực hiện trong suốt chương trình được dự định sẽ cung cấp thông tin cho những nhà quản lý và tài trợ cho chương trình về những hoạt động của chương trình cũng có thể được xem như các đánh giá quá trình. Nghiên cứu các tác động có thể hướng đến sự phổ biến sự thực hành cho các bối cảnh khác như là những quyết định hướng dẫn về sự tiếp tục, sự tăng cường, sự rút ngắn, và sự điều chỉnh. Các nghiên cứu quá trình Nhiệm vụ cơ bản ở đây là xác định một chương trình được thực hiện như thế nào. Đây là một nhiệm vụ mang tính quản lý. Cả nghiên cứu tác động và quá trình có thể được thiết kế theo cách giống nhau. Đánh giá quá trình có thể bao gồm việc điều khiển chương trình dài hạn. Đánh giá các nhu cầu Nhiệm vụ cơ bản ở đây đó là xác định nhu cầu của cộng đồng tiềm năng sẽ được phục vụ. Người ta có thể đưa đánh giá nhu cầu trong một thảo luận về hoạch định. Đánh giá nhu cầu cũng có thể xuất hiện trong cả chương trình để cho phép xác định lại chương trình. Đó là, nó có thể là một phần của hoạch định và quản lý chương trình. Đánh giá nhu cầu có thể liên tục diễn ra. Loại hình tổng hợp này hàm ý một số các hướng. Những hướng này bao gồm mục tiêu hay vai trò của đánh giá, sự tính tóan thời gian của nghiên cứu, và, ở mức độ gián tiếp nào đó có cả thiết kế. Có một số các thảo luận rất hữu ích về tài liệu đánh giá nói đến những hướng này. Chúng ta sẽ nói đầu tiên về thiết kế, và sau đó, về vai trò, và sự tính tóan thời gian.
  45. 199 Thiết kế nghiên cứu là cái gì đó duy nhất về nghiên cứu đánh giá khi so sánh với các loại nghiên cứu khác. Đo lường và kỹ thụât phân tích dữ liệu có thể so sánh được trong đánh giá và nghiên cứu cơ bản. Chúng tôi sẽ bắt đầu cuộc thảo luận của mình về thiết kế bằng cách xem xét dạng thức thiết kế cổ điển và sau đó mở rộng ra từ nền tảng đó. Carol H. Weiss miêu tả “việc hình thành truyền thống’ nghiên cứu đánh giá theo cách sau: 1. Tìm ra các mục tiêu của chương trình 2. Chuyển các mục tiêu thành những chỉ báo có thể đo lường việc đạt được mục tiêu; 3. Thu thập dữ liệu các chỉ báo về những người vốn đã tiếp xúc với chương trình; 4. Thu thập các dữ liệu tương tự về một nhóm tương đương mà chưa tiếp xúc với chương trình (nhóm đối chứng); 5. So sánh dữ liệu về những người tham gia và người đối chứng của chương trình theo tiêu chuẩn mục tiêu Dĩ nhiên, đây là một dạng khái quát hóa của thiết kế thực nghiệm được sử dụng trong khoa học hành vi. Muốn hiểu về dạng thức cơ bản này có thể đọc thêm những công trình kinh điển Experimental and Quasi – Experimental Designs for Research (Các Thiết kế nghiên cứu thực nghiệm và tiệm thực nghiệm) của D.T. Campbell và J.C.Stanley (1965), hay Quasi-experimentation: Design and Analysis Issues for Field Setting (Tiệm Thực nghiệm: Các vấn đề thiết kế và phân tích cho các bối cảnh thực địa) của Thomas D.Cook và Donald T. Campell (1979). Vẫn còn sách bán, những quyển này trình bày rất rõ ràng về các thiết kế nghiên cứu khác nhau. Campbell và Stanley xác định năm thiết kế nghiên cứu khác nhau. Những thiết kế này sẽ được nói đến ngắn gọn sau đây. Danh sách bắt đầu bằng thiết kế ít nghiêm ngặt nhất, “nghiên cứu trường hợp một lần” (one-shot case study). Trong nghiên cứu này về một chương trình, người ta sẽ đo lường các tác động của chương trình chỉ một lần - sau khi các chủ thể nghiên cứu tham dự vào chương trình. Cái không có đó là một sự đo lường
  46. 200 cái nền tảng hay cái được gọi là một tiền kiểm để xác định “điều kiện trước đó.” Người ta phải đảm đương tình trạng trước đó của người tham gia chương trình. Một số nhà nghiên cứu cố gắng củng cố thiết kế này bằng việc sử dụng bằng chứng được lưu trữ hay các tái dựng dựa trên các bảo cáo bản thân. Trường hợp xấu nhất, các nghiên cứu trường hợp một lần có dạng các chứng nhận phục vụ chương trình. May mắn là có nhiều trường hợp mà nghiên cứu trường hợp một lần có thể có giá trị, do có thiết kết thông thường. Nhiều đánh giá dân tộc học có dạng nghiên cứu trường hợp một lần. Một điểm mạnh của nghiên cứu trường hợp một lần là “thiết kế một nhóm, tiền kiểm, hậu kiểm. Theo cách tiếp cận này người ta thêm vào một tiền kiểm. Sự thêm vào này cho phép người ta đo được sự thay đổi một cách khách quan hơn. Tuy nhiên, nó không cho phép người ta quy sự thay đổi một cách chắc chắn là do chương trình. Thay đổi có thể xuất hiện do những sự kiện khác, sự thay đổi bình thường theo thời gian, các ảnh hưởng của tiền kiểm, sự đo lường sự không hiệu quả, hay sự mệt mỏi của người tham gia, cũng như các yếu tố khác. “So sánh nhóm cố định” cũng được đưa vào sử dụng, đó là thêm một nhóm đối chứng vào thiết kế nghiên cứu trường hợp một lần. Trong trường hợp này, một nhóm mà đã kinh qua chương trình được so sánh với một nhóm chưa trải nghiệm chương trình đó. Điểm yếu của việc này là thiết kế đó không cho phép có sự khác biệt rõ ràng giữa các nhóm trước khi thực hiện. Có thể củng cố thiết kế này thông qua cách làm cho các tham dự viên phù hợp với việc sử dụng các đo lường trong quá khứ. Thiết kế thứ tư là “tiền kiểm, hậu kiểm, nhóm đối chứng,” vốn sẽ hình thành hai nhóm trước chương trình. Theo chất lượng thiết kế nghiên cứu, cách tốt nhất của việc làm như vậy đó là bằng phân bố ngẫu nhiên. Có một cách đo trước và sau để xác định các tác động của chương trình. Thiết kế này, mặc dù rất tốt nhưng không kiểm soát các ảnh hưởng của quy trình nghiên cứu. Điều này được kiểm sóat thông qua việc sử dụng thiết kế bốn nhóm Solomon, trong đó có sáu nhóm, một số bị tác động, một số không, một số có
  47. 201 tiền kiểm, một số không có. Bộ thiết kế này không nói đến các vấn đề liên quan đến đánh giá nhu cầu nhưng có thể áp dụng cho nhiều bối cảnh cả trong nghiên cứu tác động và quá trình. Các vấn đề với đánh giá nhu cầu đa phần xoay quanh việc có mẫu nghiên cứu phù hợp với nhóm vốn thật sự tiếp nhận dịch vụ đó sau khi thực hiện chương trình. Trong khi những cái này là các thiết kế chuẩn, mỗi cái đại diện một sự gia tăng thêm trong khả năng xác định nguyên nhân, thì có những phí tổn đi liền với sự gia tăng trong việc kiểm sóat thực nghiệm. Vì thế đây là lý do tại sao nhiều đánh giá được thực hiện sử dụng thiết kế nghiên cứu trường hợp một lần. Càng phức tạp thì các thiết kế giảm thiểu lỗi càng được sử dụng nhiều trong giáo dục để đánh giá chương trình giảng dạy trước khi sử dụng rộng rãi hơn. Rõ ràng là tại sao; các sử dụng luôn luôn có thể được xác định sẵn sàng và các nhóm đối chứng thì dễ tìm và làm cho phù hợp hơn. Các xử lý sẽ bao gồm một hệ thống các tài liệu kiểm tra được quản lý theo một cách được tiêu chuẩn hóa đầy đủ, và, nếu bạn cần một nhóm đối chứng, các lớp học khác của sinh viên “các chủ thể” đều sẵn có. Các dạng thức giống như vậy xuất hiện trong đánh giá của các chương trình dùng thuốc trong đó các tham dự viên phải bỏ sự kiểm sóat do họ đang trong chương trình theo lệnh của tòa án. Bên ngòai các khu vực được tiêu chuẩn hóa nào đó có thể rất khó khăn để áp dụng các thiết kế phức tạp hơn. Trong khi có nhiều báo cáo trong các tài liệu về đánh giá trình bày các thiết kế phức tạp hơn như là những cái lý tưởng thì điều quan trọng phải xem những thiết kế này như là những chọn lựa khác được chọn lựa để áp dụng khi thích hợp. Sự chọn lựa luôn nên được tham khảo với cái thích hợp nhất chứ không phải là cái tao nhã nhất. Có một dãy rất nhiều các yếu tố cần được xem xét trong kế họach đánh giá, ngòai thiết kế nghiên cứu cơ bản. Có lẽ quan trọng nhất là mục đích dự định của việc đánh giá. Một số nhà nghiên cứu có thể đặt giá trị quá cao về sự tao nhã của thiết kế của họ, và đặt giá trị quá thấp về sự giúp đỡ chương trình để phục vụ khách hàng tốt hơn. Các nhà nhân học về đánh giá dường như cam kết với những nhu cầu của các khách hàng hơn những điều
  48. 202 khác. Các yếu tố khác để xem xét trong thiết kế đó là chi phí, thời gian sẵn có, và bản chất của cộng đồng phục vụ. 3. Các lý do tại sao thiết kế phần mềm lại thích hợp nhất Như chúng ta biết, trong nhiều tình huống mềm mỏng và mờ ảo thì tốt hơn. Nhiều tài liệu về phương pháp luận nghiên cứu bên ngòai nhân học lý tưởng hóa sự đo lường chính thức và sự phân tích thống kê. Điều này đã làm thay đổi rất nhiều những người sử dụng nghiên cứu vốn đã có nhiều kinh nghiệm về nghiên cứu định tính và bị tan ảo vọng về chủ nghĩa thực chứng. Tuy nhiên người ta vẫn tìm thấy sự tự vệ với vai trò của các nhà phương pháp luận ôn hòa. Một lần nữa, cứng nhắc hay mềm dẻo không đồng nghĩa với tốt hay xấu. Cả hai cách tiếp cận phụ thuộc vào các vấn đề của họ về chất lượng. Khi nói mềm mỏng, chúng tôi có ý là, trong số những cái khác, nghiên cứu nhấn mạnh đến các phương pháp định tính, quan sát tự nhiên, khám phá, quy nạp, và chủ nghĩa toàn diện. Khi nói cứng nhắc, chúng tôi có nghĩa là, trong số những cái khác, phương pháp định lượng, quan sát, kiểm tra, diễn dịch, và chủ nghĩa đặc thù. Qua ví dụ, miêu tả dân tộc học với việc nhấn mạnh đến các thông tín viên then chốt và các khuynh hướng quan sát tham dự hướng đến sự mềm dẻo. Trong khi nghiên cứu khảo sát với việc nhấn mạnh đến các chủ đề được lựa chọn ngẫu nhiên và các khuynh hướng quan sát có hướng dẫn (chẳng hạn như bảng hỏi) hướng đến sự cứng nhắc. Một lần nữa, chúng tôi không tranh luận gì ngòai việc chọn các phương pháp thích hợp. Trở lại câu hỏi này – Các phương pháp mềm mỏng thích hợp ở chỗ nào? Các phương pháp mềm mỏng hữu ích do chúng thường ít đặt gánh nặng cho đội ngũ chương trình. Thiết kế nghiên cứu càng cấu trúc thì cơ hội đánh giá tham gia vào chương trình càng có chức năng. Rất khó đặt nặng các chương trình hữu ích với các loại nghiên cứu cấu trúc cao nào đó. Các phương pháp mềm mỏng hữu ích đối với các mục đích chương trình ít được xác định rõ, hay đặc biệt phức tạp và đa dạng. Các cách tiếp cận mềm thật sự hữu ích cho sự phát hiện. Các nhà dân tộc học dường như thực hiện nghiên cứu thường đưa câu hỏi hơn là trả lời chúng. Phương pháp mềm là cách duy nhất để giải quyết một cách
  49. 203 thực tế các tình huống phức tạp. Thiết kế nghiên cứu càng cấu trúc thì càng có ít biến được xem xét. Các mục tiêu chương trình thường không được định nghĩa rõ lắm. Các kỹ thuật mềm có thể phù hợp cho sự phát triển chương trình đang thực hiện hơn là các cách tiếp cận cứng. Các đo lường trước và sau được xác định trong các thiết kế thực nghiệm có thể được thay thế bằng các đo lường trong lúc vốn có thể thực hiện được hơn là các kỹ thuật mềm hơn. Các phương pháp mềm hơn thường làm cho việc thực hiện các kết quả tốt hơn các phương pháp cứng do các nghiên cứu thường kết thúc bằng một sự hiểu biết hòan hảo về những người quản lý chương trình và các khó khăn của họ. Thật ra, tốt nhất cần có sự đánh giá bao gồm sự phản hồi liên tục đối với chương trình để có thể điều chỉnh. Loại sắp xếp này không thể thực hiện được với các thiết kế cứng do nó can thiệp vào kết quả của nghiên cứu. Ngòai ra, các thiết kế nghiên cứu cứng thừa nhận quá nhiều tính ổn định của các chương trình trong khi chúng đang được đánh giá. Sự thay đổi giữa cuộc nghiên cứu trong quản lý chương trình phá vỡ các nghiên cứu cứng, nhưng đối với các thiết kế mềm thì loại hoạt động này đơn giản trình bày nhiều dữ liệu liên quan đến chương trình. Chúng ta có thể nói là các kỹ thuật mềm hữu ích trong các tình huống thay đổi nhanh chóng. 4. Các lý do tại sao thiết kế phần cứng lại thích hợp nhất Các thiết kế nghiên cứu cứng đặc biệt thích hợp nếu có chương trình rõ ràng, các mục tiêu gắn với chương trình có thể đo được. Các thiết kế cứng thích hợp đối với các đội ngũ chương trình quen thuộc, giá trị, nghiên cứu cùng với cam kết của họ về dịch vụ. Định hướng này thích hợp với các tình huống nơi sẵn có các nhóm đối chứng. Ý tưởng của nhóm đối chứng đôi lúc đối lập với định hướng dịch vụ của các nhà quản lý chương trình. Trong một số tình huống, việc thiết lập các nhóm đối chứng khiến người ta từ chối tham gia. Các tiếp cận cứng hoạt động tốt nơi có tính ổn định, chương trình tương đối và sự mong đợi thấp hơn hay cần có nhu cầu phản hồi giữa cuộc. Một sự áp dụng hữu ích của cách tiếp cận cứng là việc đưa ra đánh giá cuối cùng về các dự án trưng bày, với mục tiêu là để thông tin cho các nhà ứng dụng tiềm năng của chương trình.