Bài giảng Những vấn đề cơ bản về luật hình sự - Chương 1: Khái niệm, nhiệm vụ và các nguyên tắc của luật hình sự - Trần Ngọc Lan Trang

ppt 29 trang hapham 2200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Những vấn đề cơ bản về luật hình sự - Chương 1: Khái niệm, nhiệm vụ và các nguyên tắc của luật hình sự - Trần Ngọc Lan Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_nhung_van_de_co_ban_ve_luat_hinh_su_chuong_1_khai.ppt

Nội dung text: Bài giảng Những vấn đề cơ bản về luật hình sự - Chương 1: Khái niệm, nhiệm vụ và các nguyên tắc của luật hình sự - Trần Ngọc Lan Trang

  1. GV: Trần Ngọc Lan Trang
  2. Tài liệu học tập - Giáo trình Luật hình sự Việt Nam – phần chung (Trường ĐH Luật TPHCM) - Hướng dẫn học tập môn Luật Hình sự - phần chung - Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009
  3. Nội dung chương trình học -Chương 1: Khái niệm, nhiệm vụ và các nguyên tắc của LHS -Chương 2: Khái niệm, cấu tạo và hiệu lực của đạo luật hình sự Việt Nam -Chương 3: Tội phạm -Chương 4: Cấu thành tội phạm -Chương 5: Khách thể của tội phạm -Chương 6: Mặt khách quan của tội phạm -Chương 7: Chủ thể của tội phạm -Chương 8: Mặt chủ quan của tội phạm
  4. Nội dung chương trình học -Chương 9: Các giai đoạn thực hiện tội phạm -Chương 10: Đồng phạm -Chương 11: Các tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi -Chương 12: Trách nhiệm hình sự và hình phạt -Chương 13: Hệ thống hình phạt và các biện pháp tư pháp -Chương 14: Quyết định hình phạt -Chương 15: Miễn giảm TNHS và xóa án tích -Chương 16: TNHS đối với người chưa thành niên phạm tội
  5. Chương 1:
  6. 1. Khái niệm Luật Hình sự 1.1. Định nghĩa Luật Hình sự là ngành luật trong hệ thống pháp luật của nước CHXHCN Việt Nam, bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, xác định những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm, đồng thời quy định hình phạt đối với những tội phạm ấy.
  7. 1. Khái niệm Luật Hình sự 1.1. Định nghĩa Luật Hình sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật - Đối tượng điều chỉnh - Phương pháp điều chỉnh
  8. 1.2. Đối tượng điều chỉnh của LHS - Đối tượng điều chỉnh của một ngành luật là quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật của ngành luật ấy điều chỉnh. - Đối tượng điều chỉnh của Luật Hình sự là quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội khi người này thực hiện tội phạm. - Quan hệ pháp luật hình sự
  9. 1.2. Đối tượng điều chỉnh của LHS ❖Chủ thể của quan hệ pháp luật hình sự gồm: - Nhà nước: (cơ quan điều tra, VKS, TA) – chủ thể có quyền lực + Quyền: điều tra, truy tố, xét xử, buộc người phạm tội phải chịu TNHS + Nghĩa vụ: bảo đảm sự tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người phạm tội - Người phạm tội: + Quyền: yêu cầu Nhà nước tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp + Nghĩa vụ: chấp hành quyết định của Nhà nước
  10. 1.2. Đối tượng điều chỉnh của LHS ❖ Sự kiện pháp lý phát sinh, chấm dứt quan hệ PLHS: - Phát sinh khi hành vi phạm tội đã được thực hiện trên thực tế - Chấm dứt khi người phạm tội được miễn TNHS hoặc chấp hành xong nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước
  11. 1.3. Phương pháp điều chỉnh của LHS Phương pháp điều chỉnh là cách thức mà hệ thống quy phạm pháp luật sử dụng để tác động lên đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh nhằm hướng chúng theo một trật tự nhất định phù hợp với ý chí của Nhà nước. Phương pháp “quyền uy” là phương pháp sử dụng quyền lực nhà nước để điểu chỉnh quan hệ PLHS.
  12. 1.3. Phương pháp điều chỉnh của LHS Nội dung phương pháp quyền uy: - Nhà nước có quyền buộc người phạm tội chịu TNHS mà không bị cản trở bởi một tổ chức hay cá nhân nào - Người phạm tội phải chấp hành đầy đủ biện pháp mà Nhà nước áp dụng đối với họ.
  13. 1.3. Phương pháp điều chỉnh của LHS Ý nghĩa: - Trong công tác lập pháp: xây dựng QPPLHS dưới dạng những điều cấm thực hiện. Bất kỳ chủ thể nào vi phạm phải chịu TNHS - Trong thực tiễn áp dụng pháp luật: người tiến hành tố tụng không cho phép người phạm tội thay thế hoặc ủy thác TNHS
  14. Nhận định (trang 24 Sách hướng dẫn) 1. Đối tượng điều chỉnh của LHS là tất cả các quan hệ xã hội phát sinh khi có một tội phạm được thực hiện. 2. Người phạm tội và người bị hại có quyền thỏa thuận với nhau về mức độ trách nhiệm hình sự của người phạm tội. thu
  15. 2. Bản chất giai cấp của LHS Bản chất giai cấp của LHS phản ánh quan điểm, ý chí của giai cấp thống trị - Thời kỳ phong kiến: tính chất bất bình đẳng, hình phạt đàn áp nghiêm khắc - Thời kỳ Pháp thuộc: bảo vệ sự thống trị của thực dân Pháp - Thời Mỹ - ngụy: tính chất đàn áp cao - LHS hiện hành: bảo vệ quyền lợi của công nhân và nhân dân lao động, trừng trị hành vi xâm phạm lợi ích chung của Nhà nước.
  16. 3. Nhiệm vụ của LHS Điều 1 BLHS năm 1999 ◼ Nhiệm vụ bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa ◼ Nhiệm vụ đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm ◼ Nhiệm vụ giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, nâng cao ý thức phòng ngừa và chống tội phạm.
  17. 3. Nhiệm vụ của LHS - Giai đoạn 1945-1954 - Giai đoạn 1945-1975 - Giai đoạn 1975 đến nay
  18. 4. Các nguyên tắc của LHS Nguyên tắc của LHS là những tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt quá trình xây dựng, áp dụng và hoàn thiện pháp luật HS. - Cơ sở xây dựng quy phạm pháp luật HS - Cơ sở giải thích pháp luật HS
  19. 4. Các nguyên tắc của LHS Các nguyên tắc của LHS chia thành 2 nhóm: - Các nguyên tắc cơ bản: + Nguyên tắc pháp chế XHCN + Nguyên tắc dân chủ XHCN + Nguyên tắc nhân đạo XHCN + Nguyên tắc kết hợp chủ nghĩa yêu nước và tinh thần hợp tác quốc tế. - Các nguyên tắc đặc thù của Luật hình sự: + Nguyên tắc trách nhiệm cá nhân + Nguyên tắc có lỗi + Nguyên tắc cá thể hóa hình phạt
  20. 4.1. Nguyên tắc pháp chế XHCN Pháp chế là việc tuân thủ pháp luật một cách nghiêm chỉnh và triệt để từ phía cơ quan nhà nước, tổ chức, công dân. - Xuất phát từ nguyên tắc: “có luật, có tội; không có luật, không có tội”.
  21. 4.1. Nguyên tắc pháp chế XHCN - Trong xây dựng PLHS: + tội phạm và hình phạt phải được quy định trong BLHS + xây dựng, sửa đổi BLHS phải theo trình tự thủ tục luật định -Trong áp dụng PLHS: + xét xử đúng người, đúng tội, không bỏ lọt tội phạm, không xử oan người vô tội + PLHS phải được hiểu và áp dụng thống nhất + không áp dụng nguyên tắc tương tự
  22. 4.2. Nguyên tắc dân chủ XHCN Dân chủ là sự làm chủ của nhân dân, sự tham gia rộng rãi của nhân dân vào quá trình quản lý xã hội, nhà nước. - Xuất phát từ bản chất của Nhà nước của dân, do dân, vì dân.
  23. 4.2. Nguyên tắc dân chủ XHCN - Nhà nước tôn trọng các quyền dân chủ của công dân - LHS không phân biệt đối xử cho bất kì chủ thể nào - Đảm bảo cho công dân tham gia vào hoạt động xây dựng pháp luật, chủ động phòng chống tội phạm
  24. 4.3. Nguyên tắc nhân đạo XHCN Nhân đạo là đối xử nhân từ, độ lượng, khoan dung đối với con người, chăm lo cho con người. - Xuất phát từ việc coi trọng giá trị nhân văn, tin tưởng vào bản chất hướng thiện, tính nhân ái của con người.
  25. 4.3. Nguyên tắc nhân đạo XHCN - Mục đích của hình phạt nhằm cải tạo, giáo dục người phạm tội - Hệ thống hình phạt mang tính nhân đạo sâu sắc - BLHS quy định hệ thống các biện pháp miễn, giảm TNHS - TA cân nhắc tình tiết giảm nhẹ TNHS vì lý do nhân đạo
  26. 4.4. Nguyên tắc kết hợp hài hòa chủ nghĩa yêu nước và tinh thần hợp tác quốc tế Yêu cầu mang tính khách quan, xuất phát từ: - Yêu cầu hợp tác quốc tế trong đấu tranh, phòng chống tội phạm xuyên quốc gia - Yêu cầu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong việc giải quyết các vần đề liên quan đến tội phạm
  27. 4.4. Nguyên tắc kết hợp hài hòa chủ nghĩa yêu nước và tinh thần hợp tác quốc tế - Nhà nước tham gia và đảm bảo thực hiện cam kết quốc tế - Bảo vệ lợi ích cộng đồng thế giới, trừng trị nghiêm hành vi phá hoại hòa bình, chống loài người - Đấu tranh bảo vệ lợi ích quốc gia, an ninh Tổ quốc
  28. 5. Khoa học LHS và một số ngành khoa học khác có liên quan - Khoa học LHS nghiên cứu hệ thống, toàn diện lý luận về tội phạm và hình phạt và các vấn đề liên quan. - Đối tượng nghiên cứu - Phương pháp luận