Bài giảng Những vấn đề cơ bản về luật hình sự - Chương 10: Đồng phạm - Trần Ngọc Lan Trang

ppt 29 trang hapham 3100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Những vấn đề cơ bản về luật hình sự - Chương 10: Đồng phạm - Trần Ngọc Lan Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_nhung_van_de_co_ban_ve_luat_hinh_su_chuong_10_dong.ppt

Nội dung text: Bài giảng Những vấn đề cơ bản về luật hình sự - Chương 10: Đồng phạm - Trần Ngọc Lan Trang

  1. CHƯƠNG 10: ĐỒNG PHẠM GV: Trần Ngọc Lan Trang
  2. 1. KHÁI NIỆM 1.1. Định nghĩa Khoản 1 điều 20 BLHS: “Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm”. Ý nghĩa: - Cơ sở lý luận để định tội - Phân biệt trường hợp có đồng phạm - Phân hóa TNHS
  3. 1. KHÁI NIỆM 1.2. Các dấu hiệu của đồng phạm ➢ Dấu hiệu khách quan: - Số lượng người tham gia: từ 2 người trở lên đủ tuổi, đủ năng lực TNHS - Hành vi: cùng thực hiện tội phạm, hoạt động chung, tham gia ít nhất 1 trong 4 loại hành vi: + trực tiếp thực hiện hành vi + tổ chức việc thực hiện hành vi + xúi giục người khác thực hiện tội phạm + giúp sức người khác thực hiện tội phạm → Dấu hiệu bắt buộc trong đồng phạm
  4. 1. KHÁI NIỆM 1.2. Các dấu hiệu của đồng phạm ➢ Dấu hiệu khách quan: - Hậu quả chung: phải là kết quả chung do sự phối hợp hoạt động của những người tham gia - Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả → Dấu hiệu bắt buộc trong đồng phạm đối với trường hợp tội phạm có CTTP vật chất
  5. 1. KHÁI NIỆM 1.2. Các dấu hiệu của đồng phạm ➢ Dấu hiệu chủ quan: - Lỗi: cùng cố ý + Lý trí: mỗi người đồng phạm nhận thức được hành vi của mình và những đồng phạm khác nguy hiểm cho XH; thấy trước hậu quả nguy hiểm cho XH + Ý chí: mong muốn hậu quả xảy ra
  6. 1. KHÁI NIỆM 1.2. Các dấu hiệu của đồng phạm ➢ Dấu hiệu chủ quan: - Mục đích: tội phạm quy định “mục đích” là dấu hiệu bắt buộc thì các đồng phạm phải có “cùng mục đích”. - Động cơ: tội phạm quy định “động cơ” là dấu hiệu bắt buộc thì các đồng phạm phải có “cùng động cơ”.
  7. 2. CÁC LOẠI NGƯỜI ĐỒNG PHẠM 2.1. Người thực hành 2.2. Người tổ chức 2.3. Người xúi giục 2.4. Người giúp sức
  8. 2.1. Người thực hành Khoản 2 điều 20 BLHS: “người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm” - Tự mình trực tiếp thực hiện toàn bộ hoặc một phần hành vi mô tả trong CTTP Dấu hiệu chủ thể đặc biệt - Tác động đến người không có năng lực TNHS hoặc chưa đủ tuổi chịu TNHS để người này thực hiện hành vi được mô tả trong CTTP → Vị trí trung tâm trong đồng phạm
  9. 2.2. Người tổ chức Khoản 2 điều 20 BLHS: “Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm”. - Chủ mưu: chủ động về mặt tinh thần, đề xuất âm mưu, vạch phương hướng, trực tiếp điều khiển hoạt động phạm tội - Cầm đầu: đứng ra thành lập nhóm, phân công, giao trách nhiệm, điều khiển hoạt động - Chỉ huy: trực tiếp điều khiển nhóm đồng phạm có vũ trang
  10. 2.2. Người tổ chức Khoản 2 điều 20 BLHS: “Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm”. → Tính chất nguy hiểm nhất trong đồng phạm Điều 3 BLHS: “nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm”. Lưu ý: Nếu trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm quy định hành vi “tổ chức” thì người có hành vi này được coi là người thực hành.
  11. 2.3. Người xúi giục Khoản 2 điều 20 BLHS: “Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm”. Hành vi của người xúi giục và người bị xúi giục phải có mối quan hệ nhân quả - Hành vi xúi giục phải trực tiếp - Hành vi xúi giục phải cụ thể - Người xúi giục phải có ý định rõ ràng thúc đẩy người khác phạm tội Lưu ý: Nếu trong mặt khách quan của cấu thành một tội phạm cụ thể quy định hành vi “xúi giục” thì người có hành vi này được coi là người thực hành của tội phạm đó.
  12. 2.4. Người giúp sức Khoản 2 điều 20 BLHS: “Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm” - Điều kiện: hành vi giúp sức phải được tiến hành trước khi tội phạm kết thúc Những hành vi giúp che giấu tội phạm, công cụ, phương tiện phạm tội khi người thực hành đã thực hiện xong tội phạm, nếu không có sự hứa hẹn trước thì không phải là hành vi giúp sức trong đồng phạm.
  13. 2.4. Người giúp sức Khoản 2 điều 20 BLHS: “Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm” - Giúp sức về vật chất: cung cấp phương tiện, công cụ, kỹ thuật, khắc phục trở ngại - Giúp sức về tinh thần: tạo điều kiện tinh thần (hứa hẹn trước che giấu người phạm tội, tang vật) Lưu ý: Nếu trong mặt khách quan của cấu thành một tội phạm cụ thể quy định hành vi “giúp sức” thì người có hành vi này được coi là người thực hành của tội phạm đó.
  14. 3. CÁC HÌNH THỨC ĐỒNG PHẠM 3.1. Phân loại theo dấu hiệu chủ quan - Đồng phạm không có thông mưu trước: giữa những người đồng phạm không có sự thỏa thuận, bàn bạc trước với nhau về việc cùng thực hiện tội phạm - Đồng phạm có thông mưu trước: giữa những người đồng phạm có sự thỏa thuận, bàn bạc trước với nhau về việc cùng thực hiện tội phạm
  15. 3. CÁC HÌNH THỨC ĐỒNG PHẠM 3.2. Phân loại theo dấu hiệu khách quan - Đồng phạm giản đơn: những người đồng phạm cùng tham gia với vai trò là người thực hành. - Đồng phạm phức tạp: một hoặc một số người tham gia giữ vai trò người thực hành, còn những người khác giữ vai trò tổ chức, xúi giục hay giúp sức.
  16. 3. CÁC HÌNH THỨC ĐỒNG PHẠM 3.3. Phạm tội có tổ chức Khoản 3 điều 20: “Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm”. - Những người đồng phạm đã tham gia tổ chức phạm tội - Những người đồng phạm cùng nhau phạm tội nhiều lần theo kế hoạch đã thống nhất trước - Những người đồng phạm chỉ thực hiện tội phạm 1 lần nhưng có kế hoạch, chuẩn bị phương tiện → Mang tính nguy hiểm cao đối với XH
  17. 4. TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ 4.1. Các nguyên tắc xác định TNHS ➢ Nguyên tắc chịu TNHS chung về toàn bộ tội phạm: - Những người đồng phạm bị truy tố, xét xử về cùng 1 tội danh, cùng điều luật - Áp dụng nguyên tắc chung về xác định tội phạm, quyết định hình phạt, thời hiệu truy cứu TNHS
  18. 4. TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ 4.1. Các nguyên tắc xác định TNHS ➢ Nguyên tắc chịu TNHS độc lập - Những người đồng phạm không phải chịu TNHS về hành vi vượt quá của người đồng phạm khác + vượt quá về tính chất của hành vi: thực hiện hành vi khác ngoài dự kiến ban đầu + vượt quá về mức độ thực hiện hành vi: vẫn thực hiện hành vi đã thỏa thuận nhưng mức độ nguy hiểm hơn
  19. 4. TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ 4.1. Các nguyên tắc xác định TNHS ➢ Nguyên tắc chịu TNHS độc lập - Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS liên quan đến người đồng phạm nào thì chỉ áp dụng riêng đối với người đó. - Việc miễn TNHS hay miễn hình phạt, án treo, quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của BLHS đối với người đồng phạm nào thì chỉ người đó được hưởng, không được áp dụng chung cho những người đồng phạm khác.
  20. 4. TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ 4.1. Các nguyên tắc xác định TNHS ➢ Nguyên tắc cá thể hóa TNHS Khoản 2 điều 3 BLHS: “nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, khoan hồng đối với người tự thú, thành khẩn khai báo, tố giác người đồng phạm”. Điều 53 BLHS: “Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm”.
  21. 4. TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ 4.2. Vấn đề xác định giai đoạn thực hiện TP - Người thực hành thực hiện tội phạm đến giai đoạn nào, những người đồng phạm đều phải chịu TNHS đến giai đoạn đó. Nếu người thực hành, do những nguyên nhân khách quan, dừng hành vi phạm tội ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội thì theo quy định tại Điều 17 BLHS, những người đồng phạm chỉ phải chịu TNHS khi họ định phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
  22. 4. TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ 4.3. Vấn đề tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội Về nguyên tắc chung, trong đồng phạm, khi có sự tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của một hoặc một số người thì việc miễn TNHS chỉ đặt ra đối với bản thân người đã tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. Những người đồng phạm khác vẫn phải chịu TNHS về tội phạm mà họ đã thực hiện.
  23. 4. TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ 4.3. Vấn đề tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội ➢ Người thực hành: - Chấm dứt thực hiện TP ở gđ CBPT hoặc PTCĐ chưa hoàn thành - Tự nguyện, dứt khoát - Không làm gì hoặc việc làm không giúp cho những người đồng phạm khác - Có hành động tích cực ngăn chặn TP → Miễn TNHS theo điều 19
  24. 4. TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ 4.3. Vấn đề tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội ➢ Người tổ chức, người xúi giục: - Thuyết phục, khuyên bảo người thực hành không thực hiện TP - Hành động tích cực ngăn chặn TP ➢ Người giúp sức: - Chấm dứt tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện TP - Hành động tích cực ngăn chặn TP
  25. 5. NHỮNG HÀNH VI LIÊN QUAN ĐẾN TỘI PHẠM CẤU THÀNH ĐỘC LẬP ➢ Tội che giấu tội phạm Điều 21 BLHS: “Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện, đã che giấu người phạm tội, các dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định”
  26. 5. NHỮNG HÀNH VI LIÊN QUAN ĐẾN TỘI PHẠM CẤU THÀNH ĐỘC LẬP ➢ Tội che giấu tội phạm - Không có sự hứa hẹn trước - Thực hiện sau khi TP kết thúc - Không có sự thống nhất ý chí trong việc thực hiện TP → Phân biệt với hành vi giúp sức trong đồng phạm
  27. 5. NHỮNG HÀNH VI LIÊN QUAN ĐẾN TỘI PHẠM CẤU THÀNH ĐỘC LẬP ➢ Tội không tố giác tội phạm Điều 22 BLHS: “Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu TNHS về tội không tố giác tội phạm trong những trường hợp quy định tại Điều 313 của Bộ luật này”
  28. 5. NHỮNG HÀNH VI LIÊN QUAN ĐẾN TỘI PHẠM CẤU THÀNH ĐỘC LẬP ➢ Tội không tố giác tội phạm - Hình thức không hành động phạm tội - Có thể xảy ra ở giai đoạn tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện → Phân biệt với hành vi che giấu tội phạm
  29. 5. NHỮNG HÀNH VI LIÊN QUAN ĐẾN TỘI PHẠM CẤU THÀNH ĐỘC LẬP ➢ Tội không tố giác tội phạm Nguyên tắc nhân đạo “Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội chỉ phải chịu TNHS trong trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Điều 313 của Bộ luật này”