Bài giảng Những vấn đề cơ bản về luật hình sự - Chương 9: Các giai đoạn thực hiện tội phạm - Trần Ngọc Lan Trang

ppt 21 trang hapham 5090
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Những vấn đề cơ bản về luật hình sự - Chương 9: Các giai đoạn thực hiện tội phạm - Trần Ngọc Lan Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_nhung_van_de_co_ban_ve_luat_hinh_su_chuong_9_cac_g.ppt

Nội dung text: Bài giảng Những vấn đề cơ bản về luật hình sự - Chương 9: Các giai đoạn thực hiện tội phạm - Trần Ngọc Lan Trang

  1. Chương 9: CÁC GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN TỘI PHẠM GV: Trần Ngọc Lan Trang
  2. 1. KHÁI NIỆM Các giai đoạn thực hiện tội phạm là các bước trong quá trình cố ý thực hiện tội phạm, bao gồm chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành.
  3. 1. KHÁI NIỆM Quá trình hình thành hành vi trải qua 5 bước: Hình thành TP hoàn Biểu lộ YĐPT Chuẩn bị PT PT chưa đạt YĐPT thành
  4. 1. KHÁI NIỆM Điều kiện để trở thành hành vi phạm tội:  Phải được thể hiện ra bên ngoài thế giới khách quan bằng hành vi (hành động hoặc không hành động) cụ thể;  Phải mang tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội.  Lỗi cố ý trực tiếp
  5. 1. KHÁI NIỆM Ý nghĩa  Xác định tội phạm và truy cứu TNHS đối với người phạm tội ấy.  Phân hoá trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội.  Trong cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm.
  6. 2. CÁC GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN TỘI PHẠM 2.1. Chuẩn bị phạm tội 2.2. Phạm tội chưa đạt 2.3. Tội phạm hoàn thành
  7. 2.1. Chuẩn bị phạm tội Điều 17 BLHS: “Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện cần t.hiết khác để thực hiện tội phạm”
  8. 2.1. Chuẩn bị phạm tội ➢ Dấu hiệu khách quan: - Tìm kiếm công cụ, phương tiện phạm tội - Sửa soạn công cụ, phương tiện phạm tội - Tạo ra điều kiện cần thiết khác để thực hiện tội phạm ➢ Dấu hiệu chủ quan: - Lỗi cố ý trực tiếp - Người phạm tội không thực hiện tội phạm đến cùng vì nguyên nhân khách quan
  9. 2.1. Chuẩn bị phạm tội ➢ Phạm vi TNHS – điều 17: - Phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng → không phải chịu TNHS - Phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng → phải chịu TNHS - Hành vi CBPT cấu thành tội độc lập
  10. 2.1. Chuẩn bị phạm tội ➢ Mức độ TNHS – khoản 2 điều 52 BLHS: - Điều luật quy định mức hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình → mức hình phạt không quá 20 năm tù - Điều luật quy định hình phạt tù có thời hạn → mức hình phạt không quá 1/2 mức phạt tù
  11. 2.2. Phạm tội chưa đạt Điều 18 BLHS: “Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội”.
  12. 2.2. Phạm tội chưa đạt - Đã trực tiếp thực hiện tội phạm + thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong CTTP + thực hiện hành vi đi liền trước hành vi khách quan - Chưa thực hiện tội phạm được đến cùng: hành vi chưa thỏa mãn hết các dấu hiệu CTTP + CTTP hình thức + CTTP vật chất - Do nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn
  13. 2.2. Phạm tội chưa đạt Căn cứ vào sự đánh giá của người phạm tội đối với hành vi mà họ thực hiện: - Phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành: chưa thực hiện hết hành vi - Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành: đã thực hiện hết hành vi mà do khách quan nên hậu quả luật định không xảy ra
  14. 2.2. Phạm tội chưa đạt ➢ Phạm vi TNHS – đ 18 BLHS: - Phải chịu TNHS về tội phạm chưa đạt ➢ Mức độ TNHS – k3 đ 52 BLHS - Điều luật quy định mức hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình → Áp dụng trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng - Điều luật quy định hình phạt tù có thời hạn → mức hình phạt không quá 3/4 mức phạt tù
  15. 2.3. Tội phạm hoàn thành Tội phạm hoàn thành là trường hợp hành vi phạm tội đã thỏa mãn hết các dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm. → hành vi phạm tội đã thoả mãn hết các dấu hiệu của một cấu thành tội phạm cụ thể, không phụ thuộc vào việc người phạm tội đã đạt được mục đích hay chưa.
  16. 2.3. Tội phạm hoàn thành ➢ Tội có CTTP vật chất: TP hoàn thành khi hậu quả luật định của tội phạm đã xảy ra trên thực tế. ➢ Tội có CTTP hình thức: TP hoàn thành ngay khi người phạm tội thực hiện được hết những hành vi được mô tả trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm - CTTP hình thức chỉ quy định một hành vi khách quan: - CTTP hình thức quy định nhiều hành vi khách quan:
  17. * Phân biệt thời điểm hoàn thành tội phạm với thời điểm kết thúc tội phạm ❖ Thời điểm tội phạm hoàn thành là thời điểm hành vi phạm tội đã thoả mãn hết các dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm; ❖ Thời điểm tội phạm kết thúc là thời điểm hành vi phạm tội thực sự chấm dứt trên thực tế.
  18. * Ý nghĩa của việc phân biệt thời điểm TP hoàn thành với thời điểm TP kết thúc: ➢ Xác định hiệu lực của đạo luật hình sự theo thời gian; ➢ Xác định đồng phạm; ➢ Cơ sở phát sinh quyền phòng vệ chính đáng; ➢ Những quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
  19. 3. TỰ Ý NỬA CHỪNG CHẤM DỨT VIỆC PHẠM TỘI Điều 19 BLHS: “Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản”.
  20. 3. TỰ Ý NỬA CHỪNG CHẤM DỨT VIỆC PHẠM TỘI Điều kiện: ❖ Việc chấm dứt hành vi phạm tội phải diễn ra trong giai đoạn CBPT hoặc PTCĐ chưa hoàn thành. ❖ Hành vi tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội phải được thể hiện một cách dứt khoát ❖ Việc chấm dứt hành vi phạm tội phải tự nguyện
  21. 3. TỰ Ý NỬA CHỪNG CHẤM DỨT VIỆC PHẠM TỘI Điều 19 BLHS: “Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này”.