Bài giảng Pháp luật hợp đồng - Nguyễn Xuân Quang

ppt 211 trang hapham 2510
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Pháp luật hợp đồng - Nguyễn Xuân Quang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_phap_luat_hop_dong_nguyen_xuan_quang.ppt

Nội dung text: Bài giảng Pháp luật hợp đồng - Nguyễn Xuân Quang

  1. PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG GV : NGUYỄN XUÂN QUANG
  2. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Bộ luật dân sự 2005. - Nghị quyết 01/2003 của Hội đồng thẩm phán TATC - Giáo trình luật dân sự - trường đại học luật thành phố Hồ Chí Minh. - Giáo trình luật dân sự - trường đại học luật Hà Nội.
  3. BÀI 1. NGHĨA VỤ DÂN SỰ. I. Khái niệm, đặc điểm, phân loại . 1. Khái niệm. - Hiểu theo nghĩa rộng. - Hiểu theo nghĩa hẹp.
  4. 2. Đặc điểm. - Nghĩa vụ là một sự ràng buộc pháp lý, phát sinh trên cơ sở thỏa thuận hoặc luật định. - Quan hệ nghĩa vụ là một quan hệ pháp luật dân sự tương đối. - Quan hệ nghĩa vụ là quan hệ đối nhân.
  5. 3. Phân loại. - Căn cứ vào cách thức thực hiện và hậu quả pháp lý nghĩa vụ được chia. + Nghĩa vụ riêng rẽ. + Nghĩa vụ liên đới. + Nghĩa vụ hoàn lại. + Nghĩa vụ bổ sung.
  6. II. Căn cứ làm phát sinh, đối tượng của NV 1. Căn cứ làm phát sinh. (Điều 281) - Hợp đồng. - Hành vi pháp lý đơn phương. - Thực hiện công việc không có ủy quyền. - CH, SD, ĐLVTS không có căn cứ pháp luật. - Gây thiệt hại do hành vi trái PL. - Những căn cứ khác do luật định.
  7. 2. Đối tượng của nghĩa vụ. - Tài sản. - Công việc phải thực hiện hoặc không thực hiện. Chú ý: - Đối tượng của nghĩa vụ phải xác định cụ thể. - Tài sản được giao dịch, công việc có khả năng thực hiện không vi phạm điều cấm của pháp luật và đạo đức xã hội.
  8. III. THỰC HIỆN NGHĨA VỤ DÂN SỰ 1. Khái niệm: - Là việc chủ thể có nghĩa vụ thực hiện những hành vi như đã cam kết hoặc pháp luật quy định để đáp ứng yêu cầu, lợi ích của người có quyền.
  9. 2. Nguyên tắc thực hiện nghĩa vụ: - Các bên phải thực hiện nghĩa vụ dân sự một cách trung thực. + Số lượng + Chất lượng. (Hàng giả, hàng nhái) + Chủng loại. + Nguồn gốc, xuất xứ. + Hạn sử dụng
  10. - Phải thực hiện nghĩa vụ dân sự theo tinh thần hợp tác. - Phải thực hiện nghĩa vụ dân sự đúng cam kết. - Việc thực hiện nghĩa vụ dân sự không được trái pháp luật. + Gây ô nhiễm môi trường. + Đổ đất (xà bần) lấp mồ mả. + Quảng cáo sai sự thật
  11. - Không những trái đạo đức xã hội. ( luật sư nói thân chủ khai gian dối, bảo mẫu cho trẻ uống thuốc giữ nước ) + Liên quan đến sản xuất hàng giả, kém chất lượng trong lĩnh vực lương thực thực phẩm, thuốc men. + Liên quan đến người già trẻ em. - Cần quy định nguyên tắc thiện trí. (Ví dụ bác sỹ lạm dụng kỹ thuật khi chuẩn đoán bệnh, luật sư làm việc qua loa, hoặc bên nhân gia công biết bên thêu gia công cung cấp thông tin không hợp lý nhưng không nói.
  12. 3. Nội dung thực hiện: a. Thực hiện nghĩa vụ đúng đối tượng. Điều 289, Điều 290, Điều 291. - Vật đặc định - Vật cùng loại - Vật đồng bộ ( Đôi giầy ) - Tiền - Công việc
  13. b. Thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn. Điều 285, Điều 286, Điều 287, Điều 288, + Đ 286 nếu chậm thực hiện NV thì báo ngay? + Đ 287 Không thể thực hiện Báo ngay và đề nghị hoãn - Do các bên thỏa thuận hoặc luật định. c. Thực hiện nghĩa vụ đúng địa điểm. Điều 284 ( do các bên thỏa thuận hoặc luật định )
  14. d. Thực hiện nghĩa vụ đúng phương thức. Điều 292,( do các bên thỏa thuận hoặc luật định ) e. Thực hiện nghĩa vụ trong các trường hợp cụ thể. Điều 293, Điều 294, Điều 295, Điều 296- Điều 301
  15. IV. TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ VÀ CĂN CỨ CHẤM DỨT NGHĨA VỤ 1. Trách nhiệm dân sự. a. Khái niệm. - Theo nghĩa khách quan. - Theo nghĩa chủ quan.
  16. b. Phân loại trách nhiệm. - Căn cứ nguồn gốc hình thành chia 2 loại. + TN do vi phạm hợp đồng. + TN bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng - Căn cứ vào nội dung thực hiện + Trách nhiệm phạt vi phạm Điều kiện phát sinh trách nhiệm này. Có hành vi phạm cam kết hoặc pháp luật Người vi phạm có lỗi. Chú ý mức phạt không hạn chế.
  17. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Điều kiện phát sinh trách nhiệm này. + Có thiệt hại thực tế xẩy ra. + Có hành vi phạm cam kết hoặc pháp luật. + Có mối quan hệ nhân quả . + Người vi phạm có lỗi
  18. • Một số bất cập. - Điều 305 NV chậm thực hiện thì bên có quyền có thể gia hạn. Cần quy định trong trường hợp này bên có quyền có thể tiếp tục hoặc hủy bỏ quan hệ và yêu cầu BTTT. - Khoản 2 quy định nghĩa vụ chậm trả tiền phải trả lãi đối với phần chậm trả theo lãi suất cơ bản Là không hợp lý vì lãi suất cơ bản là lãi suất định hướng các ngân hàng thương mại. Nên quy định BTTH.
  19. • Chú ý : Các trường hợp miễn trách nhiệm dân sự. - Do sự kiện bất khả kháng. - Người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi. - Thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thuẩn quyền. - Các trường hợp khác do phát luật quy định.
  20. 2. Căn cứ chấm dứt nghĩa vụ. (Điều 374). - Nghĩa vụ được hoàn thành. - Theo thoả thuận. - Bên có quyền miễn việc thực hiện nghĩa vụ. - Nghĩa vụ được thay thế. - Nghĩa vụ được bù trừ. - Bên có quyền và nghĩa vụ hoà nhập. - Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ đã hết. - Bên có nghĩa vụ chết mà không .
  21. V. CHUYỂN GIAO QUYỀN YÊU CẦU VÀ CHUYỂN GIAO NGHĨA VỤ 1. Chuyển giao quyền yêu cầu: a. Khái niệm: b. Nội dung. + Không cần sự đồng ý của chủ thể nghĩa vụ. + Chấm dứt quan hệ nghĩa vụ ban đầu + Phát sinh quyền NV của chủ thể thế quyền. + Biện pháp bảo đảm thì được chuyển giao.
  22. Chú ý: Các trường hợp không được chuyển giao: - Quyền yêu cầu gắn với quyền nhân thân. - Quyền yêu cầu mà các bên có thỏa thuận không được chuyển giao. - Các trường hợp do pháp luật quy định.
  23. 2. Chuyển giao nghĩa vụ: a. Khái niệm: b. Nội dung. - Phải có sự đồng ý của chủ thể quyền. - Chấm dứt quyền vào NV ban đầu - Phát sinh nghĩa vụ của chủ thể thế NV. - Nếu có biện pháp bảo đảm thì khi chuyển giao chấm dứt.
  24. • Chú ý: Các trường hợp nghĩa vụ không được chuyển giao: - Nghĩa vụ gắn liền với nhân thân. - Nghĩa vụ mà các bên thoả thuận hoặc pháp luật quy định không được phép chuyển giao.
  25. • Kiểm tra 10 phút. • Anh (chị) hãy trả lời đúng hoặc sai và giải thích ngắn gọn các nhận định sau. - Mọi công việc có khả năng thực hiện là đối tượng của nghĩa vụ dân sự. - Nghĩa vụ dân sự chỉ phát sinh khi các bên có thỏa thuận. - khi đối tượng của nghĩa vụ bị tiêu hủy thì quan hệ nghĩa vụ chấm dứt. - Bên có nghĩa vụ dân sự mà vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự với bên có quyền.
  26. BÀI 2. KHÁI QUÁT HỢP ĐỒNG DÂN SỰ I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, PHÂN LOẠI HỢP ĐỒNG : 1. Khái niệm hợp đồng: - Hiểu theo nghĩa khách quan: - Hiểu theo chủ quan.
  27. 2. Đặc điểm của hợp đồng: - Có ít nhất từ hai chủ thể trở lên. - Có sự thống nhất ý chí của bên chủ thể. - Nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. - Sự thỏa thuận không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.
  28. 3. Phân loại hợp đồng: a. Căn cứ vào tính chất có đi có lại về lợi ích vật chất: - Hợp đồng có đền bù. - Hợp đồng không có đền bù. b. Căn cứ vào thời điểm có hiệu lực của HĐ: - Hợp đồng ưng thuận. - Hợp đồng thực tế.
  29. c. Căn cứ vào sự phụ thuộc lẫn nhau về hiệu lực pháp luật của các hợp đồng: - Hợp đồng chính. - Hợp đồng phụ. d. Căn cứ vào tương quan quyền và nghĩa vụ của chủ thể trong hợp đồng, có: - Hợp đồng song vụ. - Hợp đồng đơn vụ.
  30. E. Căn cứ vào mục đích có. - Hợp đồng dân sự. - Hợp đồng thương mại. F. Ngoài ra trong pháp luật thực định còn phân loại hợp đồng theo cách khác: - Hợp đồng theo mẫu. - Hợp đồng có điều kiện. - Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba,
  31. II. ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG (Điều 122). 1. Người tham gia ký kết hợp đồng phải có năng lực hành vi dân sự: a. Cá nhân: Có năng lực hành vi dân sự - Người không có NLHVDS. - Người Có NLHVDS một phần. - Người có NLHVDS đầy đủ. - Người mất, hạn chế NLHV dânsự
  32. b.Tổ chức. - Có tư cách pháp nhân . - Tổ chức không có tư cách pháp nhân. Chú ý: đối với tổ chức. - Có chức năng hoạt động (Năng lực PL) - Người giao kết có thẩm quyền hay không. - Việc uỷ quyền có thể bằng lời nói hoặc văn bản, trừ trường hợp pháp luật QĐ khác.
  33. 2. Mục đích và nội dung của HĐ a. Mục đích. là lợi ích bên trong của chủ thể Ví dụ. - Bán nội tạng nhưng lại nói là hiến. Luật hiến - Cấm thanh toán, niêm yết, quảng cáo, ghi giá, báo giá, định giá trong hợp đồng. K13 Điều 1 PL ngoại hối năm 2014. tiệm vàng HM ở quận BT bị UBND TP HCM phạt 400 triệu vì đổi 100 USD - Trái đạo đức xã hội như Sản xuất, bán sữa có chất gây ung thư giữ nước.
  34. b. Nội dung Là Tổng hợp các điều khoản quy định các quyền và nghĩa vụ của các bên (Điều 402) Các loại điều khoản: - Cơ bản, ( số lượng, chất lượng, chủng loại, thời gian, địa điểm ) - Thông thường (địa điểm, chất lượng. - Tuỳ nghi (phạt hợp đồng, bảo hành, mua bán phụ tùng thiết bị thay thế).
  35. 3. Người tham gia hợp đồng phải hoàn toàn tự nguyện: - Thống nhất giữa tự do ý chí và bày tỏ ý chí - Các trường hợp không có sự tự nguyện: + Giả tạo Điều 129 BLDS ( Ví dụ cho thuê tài sản nhưng để trốn thuế các bên thiết lập là hợp đồng cho mượn )
  36. + Nhầm lẫn Điều 131 BLDS + Lừa dối Điều 132 BLDS. + Đe doạ Điều 132 BLDS. + Xác lập hợp đồng trong trạng thái không nhận thức, điều khiển hành vi của mình Điều 133 BLDS.
  37. 4. Hình thức của hợp đồng. - Là phương thức thể hiện nội dung - Các hình thức: + Hợp đồng bằng lời nói + Hợp đồng bằng văn bản (văn bản, văn có chứng nhận, chứng thực, hợp đồng theo mẫu, các giao dịch điện tử) VD ND75/2011 mua bán xe phải có chứng thực, chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền. + Hợp đồng bằng hành vi cụ thể.
  38. III. HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU VÀ HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU: 1. Khái niệm và phân loại hợp đồng vô hiệu : a. Khái niệm: ( Điều 410.127 ) b. Phân loại hợp đồng vô hiệu: - Căn cứ vào tính chất của sự vi phạm: + Hợp đồng vô hiệu tuyệt đối. + Hợp đồng vô hiệu tương đối.
  39. - Căn cứ vào phạm vi bị vô hiệu: + Hợp đồng vô hiệu toàn bộ. + Hợp đồng vô hiệu từng phần. - Căn cứ vào điều kiện có hiệu lực của HĐ: + Người tham gia không có NLHV. + Nội dung vi phạm điều cấm, đạo đức xã hội. + Vi phạm sự tự nguyện của chủ thể. + Hợp đồng vô hiệu do vi phạm hình thức.
  40. - Căn cứ vào phạm vi thẩm quyền có: + Hợp đồng vô hiệu do người giao kết không có quyền đại diên. + Hợp đồng vô hiệu do vượt quá phạm vi đại diện. Chú ý. - Khi vi phạm hình thức có yêu cầu toà án không tuyên vô hiệu ngay (Điều 134). - Vi phạm hình thức không đương nhiên làm hợp đồng vô hiệu (Điều 401)
  41. 2. Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu ( Điều 137 BLDS ): a. Về giá trị pháp lý của hợp đồng: Hợp đồng không có giá trị pháp lý. b. Về mặt lợi ích vật chất: Các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu. c. Trách nhiệm do hợp đồng bị vô hiệu: Bên có lỗi phải bồi thường.
  42. d. Thời hiệu yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu (Điều 136 BLDS ) + HĐ do vi phạm điều cấm, giả tạo thời gian không hạn chế. + Các trường hợp còn lại là hai năm kể từ ngày giao kết.
  43. • Biết bạn đang khó khăn về vốn nên A đã ủy quyền cho B được quyền sử dụng định đoạt quyền sử dụng đất của vợ chồng mình. Trên cơ sở ủy quyền của A anh B đã dùng quyền sử dụng đất nói trên để vay ngân hàng X. đến hẹn B không trả được tiền ngân hàng đã phát mại quyền sử dụng đất nói trên. Vợ của anh A phản đối và yêu cầu Tòa án ngăn chặn, tuyên vô hiệu. Ngân hàng phản đối và yêu cầu vợ A bồi thường vì việc ngăn chặn gây thiệt hại cho NH. Theo anh (chị) giải quyết như thế nào.
  44. IV. GIAO KẾT HỢP ĐỒNG: 1. Khái niệm: 2. Nguyên tắc: (ĐIỀU 389) - Tự do giao kết hợp đồng - Tự nguyện - Bình đẳng. - Thiện chí, hợp tác. - Trung thực và ngay thẳng.
  45. 3. Trình tự giao kết: a. Đề nghị giao kết: - Khái niệm. - Yêu cầu pháp lý của lời đề nghị: + Đầy đủ các nội dung cơ bản của hợp đồng; + Cụ thể. + Rõ ràng + Chuyển đến cho chủ thể xác định.
  46. - Các hình thức đề nghị: + Đề nghị với người có mặt (đề nghị trực tiếp). + Đề nghị với người vắng mặt (đề nghị gián tiếp).
  47. + Lời đề nghị có hiệu lực từ thời điểm bên được đề nghị nhận được lời đề nghị, hoặc được chuyển đến nơi cư trú, vào hệ thống thông tin chính thức + Nếu lời đề nghị có xác định rõ thời hạn trả lời thì trong thời hạn chờ đợi bên kia trả lời, người đưa ra lời đề nghị không được đưa ra cùng lời đề nghị đó cho người thứ ba. - Chấm dứt đề nghị (Điều 394)
  48. b. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng: - Khái niệm. - Yêu cầu: sự trả lời chấp nhận phải hợp lệ (chấp nhận toàn bộ, trong thời hạn cho phép, theo hình thức hợp lệ ).
  49. Chú ý : khi giao kết hợp đồng phức tạp cần chuẩn bị chu đáo, phải có: - Phải xác định mục tiêu là gì. Ví dụ. Mục đích nuôi công nhân thì nhận việc hoặc bán hàng giá rẻ.(xe máy Trung Quốc). Ký hợp đồng thầu xây dựng nuôi công nhân thì ký giá rẻ (TQ ký thầu kè cầu thị nghè giá rẻ traả cho công nhân Việt Nam giá rẻ, CN bỏ đưa công nhân TQ sang)
  50. - Lựa chọn đối tác. + năng lực tài chính như thế nào. + khả năng kinh doanh? Tiềm năng? + kinh doanh đơn ngành hay đa nghành. + Nắm bắt các thông tin liên quan khác đến đối tác (mối quan hệ hành lang .5 C ). + Nắm bắt thông tin cá nhân của người đàm phán có ảnh hưởng đến tính cách. bao nhiêu tuổi, quê quán, dân tộc, giới tính, tôn giáo, sức khỏe, sở thích, sở trường, sở đoản.
  51. + Những thông tin trên có thể ảnh hưởng đến tính cách người đàm phán hiếu thắng hay điền đạm (Biết người biết ta) + Nắm bắt tâm lý của đối phương khi đàm phán để có quyết định hợp lý đàm phán, - Nếu người đàm phán không phải là người đại điện theo pháp luật thì dự báo ai xẽ đàm phán, thông tin về người đó như thế nào (giống trên)
  52. - Xây dựng kế hoạch đàm phán từng giai đoạn (VD giai đoạn này đàm phán về nguyên tắc, giai đoạn sau đàm phán chi tiết, đàm phán một vấn đề hay đàm phán nhiều vấn đề trong thời gian bao nhiêu lâu) - Có phương pháp đàm phán. Phủ đầu đối phương hay thăm dò, mưa dầm thấm lâu. Muốn vậy phải xem đối tác muốn tham gia hay không, mức độ (VD cần bán tài sản hay không cần bán)
  53. - Trên cơ sở đó ta phải chuẩn bị về nội dung, con người thời gian. + Nội dung đàm phán gồm những vấn đề gì (muốn vậy phải căn cứ vào mục tiêu đã đề ra cần mình cần mua hay cần bán để mình yêu sách điều khoản nào và nhường điều khoản nào) + Người đàm phán phải am hiểu, pháp luật, lĩnh vực đàm phán, có khả năng thuyết phục, tạo sự tin tưởng cho đối tác. (phải như nhà thuyết giáo, như thầy địa lý .)
  54. + Thời gian đàm phán phù hợp với trạng thái tâm sinh lý + Địa điểm đàm phán thuận tiện, thoải mái. - Bước vào bàn đàm phán phải như thế nào (cũng căn cứ vào mục tiêu và vị thế của minh) VD mình là kể mạnh thì ntn? Mình là kẻ yếu thì ntn? - Phải nhậy bén nắm bắt tâm lý đối phương để có thái độ cho phù hợp (mền dẻo, linh hoạt, cương quyết.
  55. • Trong đàm phán có hai phương pháp chủ yếu là. - Đàm phán MẶC CẢ LẬP TRƯỜNG có. + Đàm phán cứng. + Đàm phán mềm. - Đàm phán nguyên tắc ( Gồm bốn vấn đề)
  56. + Tách con người khỏi vấn đề. (Vì mỗi chủ thể có nhiều quan hệ khác nhau) + Tập trung vào lợi ích. (Không có bạn tri kỷ, không có kẻ thù vĩnh viễn mà chỉ có lợi ích) + Đưa ra các phương án nhau.(quả cam chia hai người ăn cam và một người chỉ lấy vỏ bỏ ruột) + Kết quả của đàm phán là khách quan. (Không dựa vào ý chí chủ quan) VD mua vàng 19 bán ra phải = HOẶC > là không khách quan mà theo TT
  57. 4. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng: Hợp đồng có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp PL QĐ khác. a. Thời điểm giao kết hợp đồng: - Hợp đồng miệng. - Hợp đồng bằng văn bản. - Hợp đồng bằng văn bản có chứng nhận - Im lặng cũng được xem là giao kết nếu TT
  58. • Chú ý. Cơ cấu chung của một hợp đồng. - Phần 1. Thông tin dẫn nhập. + Quốc hiệu. + Tên của hợp đồng. + Số hợp đồng. + Căn cứ xác lập hợp đồng. + Thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng.
  59. Phần 2. Thông tin về chủ thể giao kết HĐ. - Họ tên. (Cá nhân, tổ chức, Nếu tổ chức ai đại diện, theo PL hay uỷ quyền, có giấy uỷ quyền không) - Yếu tố lý lịch. - Tài khoản. - Điện thoại, fax
  60. - Phần 3. các điều khoản của hợp đồng. + Xem Điều 402. - Phần 4. Ký kết hợp đồng. + Lập mấy bản, giá trị pháp lý. + Các bên ký.
  61. • Chú ý. Khi giao kết hợp đồng. + Nếu nhiều trang phải đánh số thứ tự từng trang. Và ký vào từng trang. phải sử dụng ngôn ngữ. + Rõ ràng. + Dễ hiểu. + Một nghĩa. + Không nên dùng từ chung chung không xác định (tốt nhất, hợp lý, cần thiết, có thể )
  62. • Ví dụ. - Đối tượng là gạo ăn, thép xây dụng? Gạo loại gì? Thép loại gì.? - Số lượng giao theo tiến trình yêu cầu? - Chất lượng tài sản mới nhất, tốt nhất. Ntn nhất? - Thời gian giao là sau 5 ngày. Ngày nào? - Địa điểm tại chân công trình. Công trình nào? - Giá cả tính theo giá thị trường tại thời điểm giao. Giá thị trường là giá nào? - Phương thức thanh toán nhiều lần - Tranh chấp xảy ra giải quyết bằng trọng tài hoặc tại toà án TPHCM
  63. V. THỰC HIỆN, SỬA ĐỔI, GIẢI THÍCH VÀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG : 1. Thực hiện hợp đồng: a. Khái niệm: b. Nguyên tắc: - Thực hiện một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho các bên, bảo đảm tin cậy lẫn nhau; - Không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng .
  64. c. Nội dung thực hiện: - Xem lại phần thực hiện nghĩa vụ dân sự (Đúng đối tượng,số lượng, chất lượng, thời gian, địa điểm, phương thức xem từ điều 284 đến 301) - Thực hiện hợp đồng đơn vụ - Thực hiện hợp đồng song vụ - Thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba
  65. • Bất cập. - Điều 415 Hoãn thực hiện NV nếu tài sản của bên kia giảm sút nghiêm trọng. Thế nào là nghiêm trọng. Và chỉ có tài sản giảm sút không khi đối tượng của nghĩa vụ còn là công việc. Ví dụ ký hợp đồng gia công nhưng bên gia công bị bệnh thì bên thêu có thể hoãn việc tạm ứng tiền. - Đoạn cuối Khoản 3 Điều 422 .Nếu không có thỏa thuận về BTTH thì chỉ được phạt. Quy định này Không hợp lý vì vi phạm nghĩa vụ đẫn đến thiệt hại thì chế tài BBTH là đương nhiên và có thể kèm theo phạt vi phạm.
  66. 2. sửa đổi, bổ sung hợp đồng, chấm dứt. - Sửa đổi. - Bổ sung. - Chấm dứt 3. Giải thích hợp đồng ( Điều 126, 409): Nếu điều khoản không rõ ràng thì giải thích: - Theo ý muốn đích thực của các bên. - Theo nghĩa phù hợp với mục đích. - Theo tập quán nơi giao kết.
  67. • Theo Điều 409 giải thích HĐ. - Dựa vào ý chí đích thực của các bên. - Theo hướng có lợi nhất cho các bên. - Theo tính chất của hợp đồng. - Giải thích theo tập quán. - Các điều khoản phải phù hợp logic. - Theo ý chí chung. - Theo bên yếu thế.
  68. • Ngày 1/2/2008 A viết giấy bán nhà số 1 đường X quận Y tỉnh H. cho B giá 500 triệu đồng hẹn ngày 1/4/2008 giao nhà. - Loại nhà cấp 4. tường gạch, mái tôn - Diện tích sử dụng 60 mét vuông. Trên diện tích đất 60 mét vuông. Đến hẹn B đến nhận nhà thì A nói chỉ bán nhà không bán đất và yêu cầu B dỡ nhà mang đi. B không đồng ý. Ngày 1/3/2010 B khởi kiện ra Tòa án yêu cầu A giao nhà. Anh (chị) hãy giải quyết tranh chấp trên.
  69. 4: Chấm dứt hợp đồng - Hợp đồng đã hoàn thành. - Theo thoả thuận. - Một trong các bên chết - Bị huỷ, bị đơn phương chấm dứt. - Đối tượng của hợp đồng không còn. - Các trường hợp khác do pháp luật qui định.
  70. VI. TRÁCH NHIỆM DO VI PHẠM HĐ 1. Khái niệm và đặc điểm : a. Khái niệm: b. Đặc điểm. - Cơ sở pháp lý. - Quyền và nghĩa vụ của chủ thể. - Trách nhiệm vật chất. - Lỗi. - Bồi thường xong không đương nhiên chấm dứt NV
  71. 2. Phân loại. - Phạt vi phạm. Điều kiện phạt. + có thỏa thuận về phạt vi phạm + Có hành vi vi phạm. + Người vi phạm có lỗi. Chú ý. Mức phạt trong dân sự không hạn chế.
  72. - Bồi thường thiệt hại. Điều kiện. + Có thiệt hại thực tế xảy ra. + Có hành vi phạm cam kết hoặc luật định. + Có quan hệ nhân quả + Người vi phạm có lỗi
  73. Chú ý. - Nếu chỉ thoả thuận phạt thì chỉ áp dụng phạt vi phạm mà không được yêu cầu BTTH. - Thời hiệu khởi kiện tranh chấp HĐ là 2 năm kể từ khi quyền, lợi ích bị xâm phạm. (trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 159 Bộ luật tố tụng dân sự
  74. TH. Anh A thoả thuận bán cho anh B nhà xưởng cùng máy móc sản xuất đồ gỗ với giá một tỷ đồng. Hợp đồng đã được công chứng ngày 1/9/2012, theo đó bên bán giao nhà xưởng vào ngày 15/9/2012 hạn chót là vào lúc 16 giờ. Quá thời gian trên không thấy B đến nhận nhà nên A đã khoá cửa và giao chìa khoá cho anh C, nhờ C đưa lại cho B. Sáng hôm sau B đến nhận nhà thì thấy mất một số máy móc trong xưởng trị giá hai trăm triệu đồng. B yêu cầu A chịu trách nhiệm, A nói B phải chịu. Tranh chấp xẩy ra theo anh chị giải quyết như thế nào.
  75. TH. Vợ chồng anh A mua được một nhà xưởng sản xuất đồ gỗ. Do cần tiền nên A bán cho anh B với giá một tỷ đồng. Hợp đồng đã ủy ban nhân dân xã Q chứng thực vào ngày 2/5/2012. B đã trả cho A đươc 900 triệu. Ngày15/5/2012 Vợ A khởi kiện yêu cầu toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu vì A bán không có sự đồng ý của mình. Ngày 1/9/2012 toà án mở phiên toà xét xử. Theo anh (chị) giải quyết như thế nào. (Biết rằng lúc toà án xét xử giá nhà xuởng tăng lên 1,5 tỷ. Lãi suất cơ bản do ngân hàng nhà nước công bố là 1% một tháng.
  76. TH: anh A và chị B kết hôn năm 2007. Năm 2008 A được thừa kế căn nhà số 1 đường X quận Y. Do cần tiền kinh doanh nên A đã bán căn nhà trên cho C với giá 1 tỷ đồng. Hợp đồng đã được lập văn bản bằng giấy A và C đã ký. Không đồng ý bán nhà nên B đã yêu cầu toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu vì khi bán A không hỏi ý kiến của mình. C không đồng ý yêu cầu tiếp tục hợp đồng. Theo anh chị giải quyết như thế nào? Biết rằng khi TA xét xử giá nhà tăng 1,4 tỷ đồng.
  77. BÀI 3. CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ Tìm đọc NĐ 163/2006 sửa đổi bổ sung 2012 I. KHÁI QUÁT VỀ BPBĐ: 1. Khái niệm và đặc điểm. a. Khái niệm. b. Đặc điểm. - Là những biện pháp được đặt ra có mục đích: tác động, dự phòng, dự phạt. - Mang tính chất của nghĩa vụ bổ sung.
  78. 2. Đối tượng dùng để bảo đảm: - Tài sản. ( Điều 163 BLDS và Điều 4 NĐ 63). + Tài sản phải thuộc sở hữu của bên bảo đảm. - Uy tín của tổ chức chính trị-xã hội. - Hoặc công việc (thực hiện thay k1Điều 3 NĐ) Vô lý. - Tài sản phải thuộc sở hữu của bên bảo đảm. - Thực hiện công việc bảo đảm cho công việc
  79. 3. Phạm vi bảo đảm: - Do các bên thoả thuận hoặc pháp luật định bao gồm nghĩa vụ hiện tại và tương lai 4. Hình thức của giao dịch bảo đảm: - Bằng miệng. - Văn bản. - Văn bản có chứng nhận, chứng thực.
  80. • Hiệu lực của hợp đồng bảo đảm có từ khi giao kết trừ trường hợp sau. • Có thỏa thuận khác. • Cầm có thì có hiệu lực từ khi giao tài sản. (cầm cố nhà ở) • Thế chấp quyền sử dụng đất, rừng, tầu bay, tầu biển có hiệu lực từ khi đăng ký. • Đối với giao dịch pháp luật quy định phải công chứng có hiệu lực kể từ khi công chứng. (thế chấp nhà ở) Điều 10 NĐ 63. • Vô lý thời điểm có hiệu lực cầm cố và thế chấp là khác nhau.
  81. 5. Một tài sản được dùng để bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ dân sự: - Điều kiện (Điều 324 BLDS 2005). Điều 5 NĐ 63 có thể thỏa thuận giá trị tài sản bảo đảm thấp hơn tổng giá trị các nghĩa vụ. Chú ý : riêng việc thế chấp nhà để bảo đảm nhiều nghĩa vụ chỉ được thực hiện tại một tổ chức tín dụng.
  82. 6. Xử lý tài sản bảo đảm. - Theo thoả thuận. - Theo luật định. - Một tài sản bảo đảm nhiều NV mà có một NV đến hạn thì TS bảo đảm được xử lý. + Các nghĩa vụ khác cũng coi như đến hạn. + Việc thanh toán theo thứ tự đăng ký hoặc thứ tự giao kết hợp đồng. + Nếu số tiền thu được ít hơn mà có nhiều nghĩa vụ cùng thứ tự ưu tiên thì thanh toán theo tỷ lệ (K3Điều 6 NĐ 63)
  83. II. CÁC BIỆN PHÁP CỤ THỂ 1. Cầm cố tài sản: a. Khái niệm ( Điều 326 ): . b. Đặc điểm pháp lý: c. Nội dung: - Đối tượng dùng để cầm cố là tài sản - Được giao cho người nhận cầm cố giữ. - Hình thức: Điều 327 BL - Hiệu lực của cầm cố là khi giao tài sản
  84. - Nghĩa vụ của bên cầm cố: Điều 330, 331 + Giao tài sản như đã cam kế cùng giấy tờ liên quan + Thông báo về quyền của người thứ ba nếu có Ví dụ TS được bảo hiểm + Thanh toán chi phí hợp lý cho việc bảo quản
  85. - Nghĩa vụ của bên nhận cầm cố: Điều 332 BLDS + Bảo quản + Không được mua bán, trao đổi tặng cho + Trả lại tài sản Chú Ý. + Bên nhận cần cố là vận đơn thì có quyền đối với hàng hóa ghi trên vận đơn đó. + nếu là sổ tiết kiện hoặc giấy tờ có giá thì có quyền yêu cầu tổ chức tín dụng phong tỏa tài khỏa tiền gửi đó, người phát hành giấy tờ bảo đảm quyền giám sát của bên nhận câm cố (Điều 19 NĐ 63)
  86. e. Sử lý tài sản cầm cố Điều 336. g. Chấm dứt cầm cố: Điều 339, Điều 340 BLDS 2005. Tình huống. A thế chấp cho B một chiếc xe ô tô X trị giá 1 tỷ để vay 500 triệu có đăng ký giao dịch bảo đảm hẹn ngày 1/7/2011 trả. Sau đó lại cầm cố chiếc xe trên cho C vay 500 triệu hẹn ngày 2/7/2011 trả. Đến hẹn A không trả cho B cũng không trả cho C. Tài sản bảo đảm này được bán đấu giá vào ngày 30/7/2011 với giá 800 triệu. Vậy thanh toán cho ai trước.
  87. • Bất cập. - Nếu tài sản vừa được thế chấp có đăng ký và được cầm cố thì khi sử lý tài sản ưu tiên đăng ký hay ưu tiên người cầm cố. Còn Theo điều 325 thì ưu tiên giao dich có đăng ký còn theo Điều 336 thì ưu tiên bên cầm cố. - Điều 337 bên nhận cần cố chỉ được sử lý tài sản cần thiết tương ứng giá trị nghĩa vụ. Thế nào là tương ứng vì khi bán đấu giá có thể cao hơn nhiều tùy thuộc vào cung cầu.
  88. • Ngày 2/2/2014 A đến tiệm cầm đồ của B để cầm cố một máy tính cầm tay hiệu apple để vay 10 triệu đồng hẹn một tháng sẽ trả và nhận lại máy tính. Nếu đến hẹn mà không đến trả tiền thì máy tính xẽ thuộc về B. Biết C cần mua máy tính và cho rằng A không có khả năng trả nên ngày 25/2/2014 B đã bán máy tính trên cho C với giá 15 triệu. Ngày 1/3/2014 A đến trả tiền biết chuyên B bán máy cho C nên đã yêu cầu C trả máy nhưng C không đồng ý. Theo anh (chị) tranh chấp này giải quyết như thế nào?
  89. 2. Thế chấp tài sản: a. Khái niệm: b. Đặc điểm: c. Nội dung của thế chấp: - Đối tượng: tài sản thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp (Lưu ý: Tài sản đang cho thuê, tài sản có kèm theo vật phụ, tài sản có phát sinh hoa lợi hoặc lợi tức, tài sản có mua bảo hiểm ) - Hình thức thế chấp: Điều 343 BLDS 2005. - Thời hạn thế chấp: Điều 344 BLDS 2005.
  90. - Q và NV của bên thế chấp: 348, Điều 349. + Giao giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản trừ tầu bay, tầu biển, phương tiện giao thông Nhưng phải dăng ký GDBĐ Điều 20a NĐ 63) +Bảo quản tài sản + Thông báo về quyền của người thứ ba nếu có. + Được bán tài sản thế chấp nếu đó là hàng hóa luân chuyển trong qua trình sản xuất kinh doanh. + Bán tài sản khác phải có sự đồng ý .
  91. - Quyền và nghĩa vụ của bên nhận thế chấp: Điều 350, Điều 351 BLDS 2005. - Nếu tài sản được giao cho người thứ ba trông giữ, thì có quyền và nghĩa vụ theo qui định tại các: Điều 352, Điều 353 BLDS 2005. + Thay thế tài sản thế chấp (Điều 354 ). + Trả lại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu
  92. • Ngày 1/2/2014 anh A cho B vay 1 tỷ đồng với thời hạn 6 tháng. Vì cần tiền nên A đã thế chấp quyền đòi nợ trên cho C để vay 900 triệu hẹn ngày 2/8/2014 sẽ trả. Đến hạn A không trả được nợ nên ngày 3/8/2014 C yêu cầu B trả khoản tiền mà B nợ A và A đã thế chấp cho C. anh C không đồng ý vì cho rằng mình nợ A nên chỉ trả cho A mà không trả cho C. anh C đã khởi kiện ra Tòa án và yêu cầu kê biên căn nhà của B để bảo đảm việc trả tiền. Vì bị Tòa án ngăn chặn theo yêu cầu của C nên B không bán được nhà cho D và bị D phạt tiền cọc nên đã yêu cầu C bồi thường. Theo anh (chị) giải quyết như thế nào.
  93. • Hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ có hiệu lực. Điều 22 NĐ 63. • B phải trả tiên cho C theo hợp đồng vay đã ký với A. • C không phải bồi thường thiệt hại cho B vì lý do B không bán nhà được cho D do nhà ở bị kê biên • Nếu D có yêu cầu B bồi thường thiệt hại thì khởi kiện băng một vụ án khác. • Nếu có chỉ buộc B trả lại tiền cọc mà không phạt cọc vì B không có lỗi việc không bán được nhà cho D ngoài ý chí của B Điều 358 BLDS
  94. • BÀI TẬP 4. Ngày 1/10/2014 anh A thế chiếc xe ô tô biển số 12345 Do A là chủ sở hữu cho anh B để vay 1 tỷ đồng, thời hạn vay là một năm, lãi suất 3% một tháng. Sau đó A đã dùng xe này vận chuyển ma túy. Ngày 1/3/2015 A bị bắt và bị truy tố, xét xử về tội vận chuyển trái phép chất ma túy .đồng thời Tòa án tuyên tịch thu chiếc xe ô tô nói trên sung công quỹ nhà nước. Anh B đã đề nghị VKS kháng nghị phần tịch thu căn nhà mà phải giao cho B để bảo đảm khoản nợ của A như hợp đồng, và hợp đồng này hợp pháp xảy ra trước khi A phạm tội. Theo anh (chị) thì giải quyết vấn đề này như thế nào
  95. 3. Đặt cọc (Điều 358) a. Khái niệm: b. Đối tượng: - Đối tượng dùng đặt cọc gồm: tiền, giấy tờ có giá, kim khí quí, đá quí, vật có giá trị khác. - C. Chức năng của việc đặt cọc: + Giao kết hợp đồng. + Thực hiện hợp đồng + Hoặc cả giao kết và thực hiện hợp đồng • - Chức năng thanh toán
  96. d. Hình thức của hợp đồng đặt cọc: văn bản. Có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. e. nghĩa vụ bên nhận đặt cọc. - Bảo quản tài sản. - Không được sử dụng, mua bán, tặng cho, câm cố thế chấp tài sản đặt cọc trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  97. Xử lý tài sản đặt cọc. - Bên đặt cọc vi phạm thì mất tiền cọc. - Bên nhận đặt cọc vi phạm thì phải trả lại tiền cọc và mất một khoản tương đương
  98. • Cần có quy định riêng vê hình thức. • Cần có quy định về thời điểm có hiệu lực. • Cần có quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các bên. • Cần có quy định phân biệt tiền trả trước và tiền đặt cọc
  99. A và B là vợ chồng, họ có một căn nhà số 12 đường X do A đứng tên sở hữu. vì cần tiền A bán cho C với giá một tỷ đồng. Để bảo bảo đảm cho giao kết hợp đồng C đã đặt cọc bằng văn bản một trăm triệu. Ngày 1/7/2011 hợp đồng bán nhà đã được UBND xã có nhà chứng thực, bên mua đã trả được một nửa tiền. Ngày 10/7/2011 chị B yêu cầu Tòa án tuyên bố HĐ vô hiệu. Theo anh (chị) tranh chấp này giải quyết như thế nào? HĐ đặt cọc có vô hiệu không? (Biết rằng lúc TA xét xử thì giá nhà tăng là 1,6 tỷ đồng. Lãi suất cơ bản do ngân hàng nhà nước công bố lá 1% một tháng)
  100. 4. Ký cược (Điều 359 BLDS 2005) - Áp dụng cho hợp đồng thuê tài sản có đối tượng là động sản - Giao tài sản cho bên nhận ký cược để bảo đảm cho việc trả lại tài sản thuê. - Bên nhận ký cược phải bảo quản tài sản ký cược, không được mua bán , tặng cho, cầm cố trừ trường hợp có thỏa thuận khác. - Nếu bên ký cược không trả thì bên nhận có quyền đòi lại TS không trả thì mất tiền ký cược.
  101. • 5. Ký quỹ (Điều 360 BLDS 2005) • Bên ký quỹ mở tài khoản phong tỏa tại ngân hàng thương mại. • Vậy ký quỹ tại các tổ chức tín dụng ngoài ngân hàng có được không. Không nhưng nên công nhận. • Ngân hàng có nghĩa vụ thanh toán cho bên có quyền trong phạm vi giá trị tài sản ký quỹ và có quyền hưởng phí dịch vụ.
  102. 6. Bảo lãnh: a. Khái niệm: b. Đặc điểm: - Chủ thể gồm ba bên: người bảo lãnh, người nhận bảo lãnh, người được bảo lãnh. - Đối tượng bảo lãnh: tài sản của người bảo lãnh. - Phạm vi (Điều 363), - Hình thức (Điều 362) Bằng văn bản
  103. c. Nội dung bảo lãnh - Dùng tài sản để bảo đảm. - Nhiều người cùng bảo lãnh cho một người thì họ là đồng bảo lãnh liên đới. - Quan hệ giữa người bảo lãnh với người nhận bảo lãnh: Điều 366, 368, 365. Bất cập. Khi một người bảo lãnh liên đới đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu những người bảo lãnh liên đới thực hiện Điều 365. mà lẽ ra nên yêu cầu người được bảo lãnh thanh toán lại
  104. - Quan hệ giữa người bảo lãnh với người được bảo lãnh: Điều 367, 364. d. Xử lý tài sản của người bảo lãnh: Điều 369, theo thỏa thuận hoặc luật định. • 7. Tín chấp (Điều 372,373 BLDS 2005).
  105. CÁC HỢP ĐỒNG DÂN SỰ THÔNG DỤNG BÀI 1. HỢP ĐỒNG MUA BÁN TÀI SẢN I. QUI ĐỊNH CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN TÀI SẢN: 1. Khái niệm và đặc điểm. a. Khái niệm. b. Đặc điểm. - Song vụ, ưng thuận, có đền bù. - Có chuyển TS và quyền sở hữu.
  106. 2. Các điều khoản chủ yếu. a. Đối tượng: (Điều 429): - Đối tượng tài sản được phép giao dịch. - Chất lượng: - Số lượng: + Quy cách bao bì đóng gói. - Trong trường hợp đối tượng của hợp đồng mua bán là quyền tài sản thì phải có giấy tờ chứng minh quyền đó thuộc sở hữu của bên bán.
  107. b. Giá cả: giá có thể được xác định theo. - Do thoả thuận của các bên. - Theo khung giá do nhà nước quy định. - Do người thứ ba xác định theo yêu cầu của các bên. c. Thời hạn thực hiện hợp đồng: (Điều 432) - Các bên có thoả thuận - Các bên không có thoả thuận
  108. d. Địa điểm giao tài sản: (Điều 433) - Các bên có thoả thuận - Các bên không có thoả thuận thì theo QĐPL Điều 284. e. Phương thức thanh toán: (Điều 434) - Các bên có thoả thuận - Các bên không có thoả thuận giao một lần trực tiếp.
  109. 3. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán: a. Bên bán: có các nghĩa vụ: - Giao tài sản đúng. + số lượng. + chất lượng. + chủng loại, đồng bộ. + địa điểm, phương thức, + thời hạn
  110. - Nghĩa vụ cung cấp thông tin về vật bán và cách sử dụng vật bán. - Nghĩa vụ bảo hành. Điều 445 đến 448. (Điều 446? ) - Chuyển quyền sở hữu tài sản sang cho bên mua đúng cam kết. - Nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu vật bán. Chú ý. Thời điểm chuyển quyền sở hữu tài sản cũng là thời điểm chuyển rủi ro. Trừ trường hợp pháp luật quy định khác.
  111. • A ăn cắp xe mô tô hiệu DYLAN của B còn mới 80%, sau đó bán cho C với giá 50 triệu đồng. Vì ham rẻ nên nên C đã mua và về sử chữa, tân trang, thay thế một số linh kiên hết 20 triệu. Sau đó một tháng cơ quan công an bắt được A và thu hồi xe trả cho B. Hỏi anh C có quyền yêu cầu A bồi thường chi phí sửa chữa đầu tư 20 triệu không. • Số chi phí đầu tư này giải quyết như thế nào?
  112. • Theo luật thương mại thời điểm chuyển rủi ro là. - Nếu có địa điểm giao tài sản xác định thì thời điểm chuyển rủi ro là lúc giao xong. - Nếu không có địa điểm mà bên bán không có nghĩa vụ vận chuyển thì thời điển chuyển rủi ro là thời điển giao hàng cho bên vận chuyển đầu tiên. - Nếu bên bán có nghĩa vụ vận chuyển thì là thời điểm bên mua nhận hàng hóa.
  113. - Nếu mua bán hàng hóa đang vận chuyển thì rủi ro chuyển cho bên mua từ khi giao kết hợp đồng. - Nếu bên mua chậm nhận hàng hóa thì chịu rủi ro từ khi chậm nhận. > rủi ro là một thiệt hại xảy ra không có lỗi của con người.
  114. b. Bên mua:có các nghĩa vụ: - Nhận tài sản đúng cam kết - Chịu trách nhiệm đối với tài sản. + Có khuyết tật rõ rệt. + Tài sản bán đấu giá. + Tài sản bán tại của hàng đồ cũ. - Trả tiền đúng thỏa thuận
  115. • TH: anh A và chị B là vợ chồng, họ mua một chiếc xe ô tô hiệu HONDA loại X do A đứng tên sở hữu. Do cần tiền A bán cho C với giá một tỷ đồng. Để bảo bảo đảm cho giao kết hợp đồng C đã đặt cọc một trăm triệu. Ngày 18/10/2013 hợp đồng đã được công chứng, bên mua đã trả được một nửa tiền. Ngày 10/12/2013 chị B yêu cầu toà án tuyên bố HĐ vô hiệu vì cho rằng A bán xe không có sự đồng ý của mình. Theo anh (chị) HĐ mua bán xe có vô hiệu không? HĐ đặt cọc có vô hiệu không? Nêu cơ sở pháp lý. (Biết rằng lúc TA xét xử thì giá xe là 1,3 tỷ đồng)
  116. • Hướng giải quyết. - Căn cứ Đ 217, 219 BLDS Đ28 LHNGĐ, NĐ70/2001 thì việc bán tài sản chung này là vi phạm. - Căn cứ Đ 122 th2 vi phạm điểm b K1. - Căn cứ Đ 127 HĐ vô hiệu. - Hậu quả theo Đ 137, 307. - Hợp đồng đặt cọc không vô hiệu nhưng cũng không phạt cọc vì mục đích bảo đảm giao kết đã hoàn thành.
  117. TH: A và B là vợ chồng có một chiếc xe ô tô hiệu HONDA loại X do A đứng tên sở hữu. Do cần tiền nên A bán cho C với giá 1 tỷ đồng. Ngày 1/7/2009 hợp đồng đã được công chứng. Bên mua hẹn hai ngày sau trả một nửa tiền, phần còn lại đăng ký quyền sở hữu xong trả nốt. Đúng hẹn C đến trả tiền, không gặp A nên C đưa tiền cho chị B. Do giá xe tăng lên 1,3 tỷ đồng, nên ngày 10/7/2009 chị B yêu cầu toà án tuyên bố vô hiệu vì cho rằng việc A bán xe không có sự đồng ý của mình. Theo anh (chị) hợp đồng mua bán xe có vô hiệu không. Nêu cơ sở pháp lý.
  118. • Hướng giải quyết. - Căn cứ điều 122 hợp đồng được xem là hợp pháp vì vợ biết và đã nhận tiền điều đó chứng tỏ đồng ý bán. - Căn cứ Đ 404, 405, và Đ 4 hợp đồng có giá trị. - Bác yêu cầu của B vì B không trung thực, thiện trí và trục lợi.
  119. TH: Anh A bán cho anh B một chiếc xe máy nhãn hiệu DYLAN với giá 100 triệu. Hợp đồng được công chứng ngày 1/9/2012, theo đó bên mua trả 80 triệu, phần còn lại đăng ký sang tên B xẽ trả nốt, bên bán có nghĩa vụ giao xe tại nhà cho B tại địa điểm Y lúc 16 giờ ngày 3/9/2012. Đúng hẹn A mang xe đến nhưng không thấy B ở nhà, chờ hơn hai tiếng không thấy B về nên A mang xe về nhà. Tối đó bão tràn về làm sập nhà A và làm hư hỏng nặng xe DYLAN . Hỏi ai phải chịu thiệt hại trên.
  120. • Hướng giải quyết: - Căn cứ Đ 122 hợp đồng hợp pháp. - Căn cứ điều 404 hợp đồng được giao kết. - Căn cứ D 405 và Đ 4 bắt buộc thực hiện. - Căn cứ Đ 412,288 bên mua vi phạm HĐ. - Nhà sập, xe hỏng là rủi ro (Không may xảy ra thiệt hại nhưng không có lỗi của con người) - Căn cứ Đ 306 bên mua phải chịu rủi ro
  121. • Giả sử người mua không đến nhận tài sản do sự kiện bất khả kháng thì thiệt hại trên ai chịu trách nhiệm. • Căn cứ điều 302 K2 Người mua không chịu. • Căn cứ điều 166, 440 người bán chịu.
  122. II. HỢP ĐỒNG MUA BÁN NHÀ. 1. Những quy định chung. a. Khái niệm. b. Đặc điểm. + Chuyển giao nhà. + Chuyển quyền sở hữu.
  123. c. Chủ thể. - Cá nhân. Phải có năng lực hành vi dân sự. Không phụ thuộc vào nơi đăng ký hộ khẩu. - Theo luật nhà ở thì người Việt nam định cư ở nước ngoài về cư trú ở Việt nam từ 3 tháng trở lên cũng có quyền tham gia mua bán nhà ở. - Luật sửa đổi ngày 18/6/2006.
  124. + Người có quốc tịch Việt Nam. + Người gốc Việt Nam về trực tiếp đầu tư. + Người có công đóng góp cho đất nước. + Nhà khoa học, nhà văn hoá. + Người có kỹ năng đặc biệt mà cơ quan tổ chức Việt Nam có nhu cầu đang làm việc tại VN. + Người có vợ hoặc chồng là công dân Việt nam sinh sống ở VN.
  125. - Chú ý : những đối tượng trên không bị hạn chế số nhà được sở hữu tại Việt Nam. - Đối tượng thứ 2. + Người gốc Việt Nam không thuộc các trường hợp trên đây được cấp giấy miễn thị thực và được cư trú từ 3 tháng trở lên có quyền sở hữu MỘT nhà riêng lẻ hoặc một căn hộ chung cư tại VN
  126. - Chủ thể có thể là tổ chức. - Chủ thể là người nước ngoài được mua nhà ở tại Việt Nam gồm 5 đối tượng. + Nhà đầu tư hoặc người được thuê quản lý doanh nghiệp trong nước. + Người có công với nhà nước Việt nam. + Người có trình độ kỹ thuật cao + Người kết hôn với công dân Việt nam. + Doanh nghiệp có vốn đầu tư tại nước ngoài.
  127. + Người nước ngoài được mua một căn hộ trong nhà chung cư tại các dự án thương mại + Thời hạn sở hữu tối đa là 50 năm. + Chỉ được bán nhà sau 12 tháng kể từ khi được cấp giấy chứng nhận QSHN VÀ QSDĐ. + Chỉ được thế chấp tại tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt nam. + Chỉ được phép để ở không được kinh doanh cho thuê hay làm văn phòng.
  128. 2. Hình thức và thời điểm chuyển quyền sở hữu của hợp đồng. (Khoản 3,5 Điều 93 Luật nhà ở) a. Hình thức của hợp đồng - Hợp đồng mua bán nhà phải bằng VB có chứng nhận, chứng thực của UBND cấp quận huyện. - Ở vùng nông thôn thì chứng thực của cấp xã. - Đối với tổ chức có chức năng kinh doanh thì không cần công chứng, chứng thực mà chỉ cần hai bên ký.
  129. b. Thời điểm chuyển quyền sở hữu. (Khoản 5 Điều 93 Luật NƠ) - Là thời điểm chứng nhận, chứng thực hợp đồng. - Đối với trường hợp bên bán là tổ chức có chức năng kinh doanh thì thời điểm chuyển quyền sở hữu là thời điểm giao nhà. ( Quy định này khác với BLDS Điều 439 )
  130. III. Những nội dung cơ bản của hợp đồng. - Đối tượng. là nhà ở có giấy chứng nhận QSH, không bị tranh chấp, kê biên. - Giá cả do các bên thoả thuận. - Phương thức thanh toán do các bên thoả thuận. - Thời hạn giao nhà do các bên thoả thuận. - Nghĩa vụ của các bên.
  131. a. Bên bán: - Thông báo cho bên mua về các hạn chế quyền sở hữu đối với nhà. - Bảo quản nhà đã bán cho đến khi giao nhà cho bên mua, nếu là mất mát, hư hỏng thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. - Giao nhà đúng tình trạng như đã cam kết, kèm theo các giấy tờ pháp lý về nhà ở cho bên mua. - Thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định của pháp luật.
  132. b. Nghĩa vụ của bên mua. - Trả tiền mua đúng như cam kết. - Nghĩa vụ nhận nhà đúng thời hạn, nếu chậm nhận gây thiệt hại thì phải bồi thường. - Nếu nhà mua bán đang cho thuê thì người thuê được quyền tiếp tục thuê cho đến khi hết hạn của hợp đồng. - Thực hiện các thủ tục pháp lý, tài chính theo quy định của pháp luật.
  133. • CHÚ Ý: - khi bán nhà thuộc sở hữu chung hợp nhất. - Khi bán nhà thuộc sở hữu chung theo phần. - Khi bán nhà thuộc sở hữu chung theo phần phải có bản vẽ sơ đồ nhà và bản vẽ phần sở hữu. - Nếu bán nhà ở đang cho thuê. - Quyền ưu tiên mua trước của nhà nước. - Tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản khi giao dịch phải qua sàn
  134. III. MỘT SỐ QUY ĐỊNH KHÁC: 1. Bán đấu giá: Được qui định từ Điều 456-Điều 459 BLDS 2005 Và NĐ 17/2010 ngày 4/3/2010 về bán đấu giá tài sản - Chủ thể. + Người bán tài sản. + Tổ chức bán đấu giá do CT tỉnh thành lập. Và doanh nghiệp bán đấu giá. + Người tham gia đấu giá.
  135. - Thủ tục: + chủ sở hữu ký hợp đồng hoặc ủy quyền bán đấu giá. + Giám định tài sản. + Định giá khởi điểm tài sản bán đấu giá + Niêm yết công khai trước7 ngày đối với động sản và 30 ngày đối với bất động sản. + Thông báo về việc bán đấu giá đối với bất động sản hoặc động sản có giá giá khởi điểm từ 30 triệu đồng trở lên thì vừa niêm yết vừa thông báo công khai 2 lần trên phương tiện
  136. • Nội dung niêm yết. - Tên, địa chỉ tổ chức bán đấu giá. - Thời gian địa điểm bán đấu gia. - Danh mục tài sản, số lượng, chất lượng. - Giá khởi điểm. - Địa điểm, thời hạn trưng bày tài sản bán ĐG. - Thời gian địa điểm tham khảo hồ sơ. - Thời hạn, địa điểm đăng ký mua hồ sơ. - Những thông tin cần thiết khác
  137. • Người tham gia đấu giá phải nộp một khoản tiền đặt trước, tổi thiểu bằng 1% và tối đa không quá 15 % giá khởi điểm. • Nếu không tham gia đấu giá thì khoản tiền này xẽ thuộc tổ chức bán đấu giá. • Nêu mua được xẽ trừ vào tiền mua. • Nếu không mua được tài sản thì tiền đặt trước được trả lại.
  138. • Chú Ý: người không được đấu giá là người không có năng lực hành vi, mất hoặc hạn chế năng lực hành vi. • Người làm việc tại tổ chức đấu giá hoặc cha mẹ vợ, chồng con cái. Người trực tiếp giám định, định giá tài sản. • Người được chủ sở hữu ủy quyền bán tài sản. Người ra quyết định tịch thu tài sản, tang vật. người có thẩm quyền quyết định bán tài sản nhà nước
  139. • Nội dung của hợp đồng bán đấu giá. - Tên địa chỉ tổ chức bán đấu gia. - Họ và tên đấu giá viên. - Họ và tên địa chỉ người có tài sản bán. - Họ và tên địa chỉ, chưng minh thư người mua. - Thời gian địa điểm. - Tài sản bán đấu giá. - Giá bán tài sản. - Thời gian, địa điểm thanh toán, giao tài sản
  140. - Rút lại giá đã trả khi đấu giá viên chưa công bố người được mua tài sản. Theo quy định của BLDS người rút lại chỉ bị mất tiền đặt trước còn theo quy định của LTM nếu giá bán thấp hơn giá rút lại người này phải chịu phần chênh lệch ( Điều 204 LTM ) - Từ chối mua sau khi đấu giá viên đã công bố người mua tài sản. Hậu quả Người từ chối mua mất tiền đặt trước. Còn theo LTM thì phải được sự đồng ý của bán tài sản.
  141. - Theo quy định của luật thương mại Điều 185 – 213 thì: + Người bán tài sản có thể là cá nhân tổ chức có chức năng kinh doanh dịch vụ bán đấu giá hoặc cá nhân tổ chức tự bán tài sản của mình. + Hình thức bán đấu giá có thể là đấu giá lên hoặc đấu giá xuống (Người trả giá bằng giá khởi điểm hoặc gần giá khởi điểm)
  142. 2. Mua sau khi dùng thử: Điều 460 BLDS 2005. Rủi ro chủ sở hữu chịu. 3. Mua trả chậm, trả dần: Điều 461 BLDS 2005. Rủi ro người mua chịu. 4. Chuộc lại tài sản sau khi đã bán: Điều 462 BLDS 2005.
  143. Bài . HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM: 1. Khái niệm: Điều 465 BLDS 2005. 2. Đặc điểm: - Thỏa thuận chuyển quyền sở hữu tài sản. - Hợp đồng thực tế, đơn vụ và không có đền bù.
  144. II. Nội dung cơ bản. 1. Hiệu lực của hợp đồng tặng cho tài sản: - Hợp đồng tặng cho tài sản có hiệu lực từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản. - Đối với tài sản mà pháp luật có quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực từ thời điểm đăng ký quyền sở hữu. (Trừ tặng cho nhà ở). 2. Nghĩa vụ của bên tặng cho. ( Bảo đảm sở hữu, cung cấp khuyết tật)
  145. III. Hợp đồng tặng cho nhà ở. 1. Chủ thể . Là các bên tham gia có tư cách chủ thể, có thể là có nhân tổ chức. + Nếu là cá nhân phải có tư cách chủ thể (Năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự) + Nếu là người Việt nam định cư ở nước ngoài thì phải thỏa mãn quy định tại điều 126 LNƠ.
  146. 2. HÌnh thức của hợp đồng. - Việc tặng cho nhà phải lập thành văn bản có chứng nhận chứng thực của UBND cấp quận huyện, trừ trường hợp tặng cho nhà ở nông thôn thì thuộc ủy ban nhân dân cấp xã. - Nếu bên tặng cho là tổ chức thì chỉ cần hai bên ký vào văn bản, bên là tổ chức ký tên đóng dấu.
  147. 3. Hiệu lực của hợp đồng. - Hợp đồng tặng cho nhà có hiệu lực kể từ thời điểm chứng nhận, chứng thực. Đây cũng là thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với nhà ở. ( Khác với quy định tại điều 467 K2 ) - Trong trường hợp bên tặng cho nhà là tổ chức có chức năng kinh doanh thì thời điểm chuyển quyền sở hữu là thời điểm giao nhận nhà được ghi nhận trong hợp đồng tặng cho.
  148. 4. Đối tượng của hợp đồng tặng cho nhà ở. - Là nhà ở theo quy định của pháp luật, được phép lưu thông dân sự. CHÚ Ý: - Trong trường hợp tặng cho nhà thuộc sở hữu chung hợp nhất phải được sự đồng ý bằng văn bản của tất cả các đồng sở hữu chủ. - Việc tặng cho nhà thuộc sở hữu chung theo phần thì không được làm ảnh hưởng đến đến các đồng sở hữu chủ khác
  149. Bài . HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM: 1. Khái niệm: Điều 471 BLDS 2005. 2. Đặc điểm: - Bản chất của hợp đồng là chuyển quyền sở hữu tài sản vay sang bên vay. - Bên vay phải trả tài sản cùng loại khi hết hạn.
  150. II. Các điều khoản chủ yếu và hình thức của hợp đồng vay: 1. Các điều khoản chủ yếu: - Đối tượng của hợp đồng vay là tiền, vật cùng loại xác định. - Thời hạn: do các bên có thoả thuận Lãi suất và lãi trong hợp đồng vay - Lãi suất: các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản của NHNN qui định tại thời điểm vay. .Không nên quy định như thế này vì lãi suất cơ bản là lãi suất định hướng.
  151. 2. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN: a. Bên cho vay: (Điều 473) - Giao tài sản vay cho bên vay đúng cam kết. - Không được đòi lại tài sản sớm hơn kỳ hạn, nếu hợp đồng vay có lãi. - Nếu hợp đồng vay không lãi thì bên cho vay chỉ được lấy lại tài sản vay trước kỳ hạn nếu được bên vay đồng ý.
  152. b. Bên vay: (Điều 474, 475, 477 và 478) - Sử dụng vốn vay đúng mục đích, nếu hợp đồng vay có thỏa thuận mục đích vay. Việc vi phạm mục đích có thể dẫn đến hậu quả hủy bỏ hợp đồng, lấy lại vốn vay - Trả lãi theo thỏa thuận, nếu hợp đồng vay có lãi. - Trả lại tài sản vay đúng cam kết.
  153. 3. Họ, hụi biêu, phường: Điều 479 BLDS và Nghị định 144/2006 - Là hình thức huy động vốn + Hụi không có lãi thì bốc thăm + Có lãi mà là hình thức hụi hoa hồng thì ai trả lãi cao được lấy trước.> Bốc thăm + Hụi đầu thảo chủ hụi lấy trước. Những người khác ai trả cao được lấy trước, nhiều người trả bằng nhau thì bốc thăm.
  154. Bài . HỢP ĐỒNG THUÊ TÀI SẢN I. NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG THUÊ TÀI SẢN: 1. Khái niệm: Điều 480 BLDS 2005. 2. Đặc điểm: - Có sự chuyển giao tài sản và quyền sử dụng tài sản giữa các bên trong một thời hạn. - Là hợp đồng ưng thuận, song vụ, có đền bù.
  155. 3. Các điều khoản chủ yếu của hợp đồng thuê tài sản: a. Đối tượng: là vật thoả mãn những điều kiện sau: - Phải là những vật đặc định - Không tiêu hao b. Giá thuê: Do các bên thoả thuận. Nếu pháp luật quy định thì theo khung giá. c. Thời hạn thuê do các bên thoả thuận
  156. 3. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thuê tài sản: a. Bên cho thuê: Có nghĩa vụ: - Giao tài sản thuê - Bảo đảm giá trị sử dụng của tài sản. - Đảm bảo quyền sử dụng tài sản cho bên thuê - Nghĩa vụ thông báo cho người thứ ba
  157. b. Bên thuê tài sản: - Bảo quản tài sản thuê - Sử dụng tài sản thuê đúng mục đích cam kết. - Trả tiền thuê theo đúng thỏa thuận. - Trả lại tài sản thuê đúng tình trạng của vật thuê như tình trạng tài sản trước khi ký hợp đồng thuê tài sản hoặc tình trạng mà các bên đã cam kết.
  158. + Nếu làm hư hỏng, mất mát, tiêu hủy, giảm sút giá trị thì phải bồi thường thiệt hại, trừ những hao mòn tự nhiên. + Nếu đối tượng thuê là gia súc, mà gia súc sinh con thì người thuê phải trả cả gia súc con được sinh ra. - Không được đem tài sản cho thuê lại trái với ý chí của bên cho thuê.
  159. II: HỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ Ở 1. Khái niệm và đặc điểm. a. Khái niệm: b. Đặc điểm. - là hợp đồng song vụ, ưng thuận, có đền bù. - Có sự chuyển dịch tài sản chuyển quyền sử dụng nhưng không chuyển quyền sở hữu.
  160. 2. Chủ thể, hình thức. a. Chủ thể của hợp đồng. - Là các bên tham gia có thể là cá nhân, tổ chức - Bên cho thuê có thể là cá nhân, tổ chức. -Bên thuê cũng có thể là cá nhân tổ chức nước ngoài vào Việt nam có thời hạn từ 3 tháng trở lên và người việt nam định cư ở nước ngoài về Việt nam .
  161. b. Hình thức của hợp đồng. - Hình thức của hợp đồng thuê nhà phải được lập thành văn bản. - Từ 6 tháng trở lên phải có chứng nhận, chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, và phải nộp cho ủy ban nhân dân cấp cơ sở một bản sao hợp đồng. - Trường hợp bên cho thuê nhà là tổ chức có chức năng kinh thì không cần phải công chứng chứng thực.
  162. 3. Những nội dung cơ bản của hợp thuê nhà ở. -Đối tượng của hợp đồng. là nhà ở + Có giấy chứng nhận quyền sở hữu. +Không có tranh chấp về quyền sở hữu. + Không bị kê biên theo quy định của pháp luật. + Bên cho thuê phải bảo đảm chất lượng, an toàn cho bên thuê, điện nước + Nếu nhà cho thuê thuộc sở hữu chung thì phải có sự đồng ý của cá đồng sở hữu chủ.
  163. - Giá cả do các bên thỏa thuận. - Chất lượng nhà do các bên thoả thuận 4. Nghĩa vụ của các bên. a. Bên cho thuê. - Giao nhà đúng tình trạng như đã cam kết, đúng thời hạn. - Bảo đảm nhà thuê ổn định không có tranh chấp. - Phải sửa chữa những hư hỏng lớn hoặc sửa chữa định kỳ.
  164. b. Nghĩa vụ của bên thuê. - Sử dụng nhà thuê đúng mục đích. - Bảo quản nhà thuê, nếu làm hư hỏng thì phải bồi thường. - Phải sửa chữa những hư hỏng nhỏ theo phong tục tập quán. - Tôn trọng các quy tắc sinh hoạt công cộng. - Trả tiền thuê đúng cam kết. - Trả lại nhà thuê khi hết hạn.
  165. 5. Chấm dứt hợp đồng thuê nhà và đơn phương chấm dứt. a. Chấm dứt hợp đồng thuê nhà. -HĐ thuê nhà hết thời hạn, nếu thuê không thời hạn khi lấy lại nhà phải thông báo trước 6 tháng. - Nhà cho thuê bị bị tiêu hủy hoặc giải tỏa. - Bên thuê nhà chết mà không có người sống cùng. - Nhà bị hư hỏng nặng có nguy cơ gây nguy hại cho người thuê.
  166. b: Đơn phương chấm dứt hợp đồng. - Bên cho thuê có quyền đơn phương chấm đứt hợp đồng trong những trường hợp sau đây: + Bên thuê không trả tiền thuê nhà trong 3 tháng liên tiếp trở lên mà không có lý do chính đáng. + Sử dụng nhà không đúng mục đích. + Cố ý làm hư hỏng nhà cho thuê. + Sửa chữa, thay đổi kết cấu nhà + Làm mất trật tự, gây ô nhiễm sinh môi trường ảnh hưởng nghiêm trọng
  167. - Bên thuê nhà có có quyền đơn phương chấm đứt hợp đồng trong những trường hợp sau đây: + Không sửa chữa những hư hỏng lớn của nhà cho thuê. + Tăng giá thuê nhà bất hợp lý. + Không thông báo về quyền của người thứ ba đối với nhà cho thuê. + Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà phải báo trước thời gian một tháng
  168. 6. Thuê mua nhà ở xã hội. a. Khái niệm và đặc điểm : - Khái niệm : Thuê mua nhà ở xã hội là sự thỏa thuận giữa các bên mà theo đó bên cho thuê nhà ở xã hội giao nhà cho bên thuê khai thác sử dụng và được cơ quan nhà nước có thẩm quyên công nhận quyền sở hữu với nhà đó khi hoàn thành nghĩa vụ của người thuê trong một thời hạn luật định.
  169. - Đặc điểm. + Bên thuê mua phải thanh toán lần đầu 20 % giá trị. + Không được chuyển nhượng trong thời gian thuê mua + Nếu bên thuê mua nhà chết mà có người thừa kế hợp pháp sống cùng nhà đó thì được thuê mua. + Nếu không ở chung nhà mà bên thuê mua đã trả được 2/3 thời hạn thì người thừa kế được tiếp tục thuê mua, nếu không thuộc diện trên cơ quan quản lý nhà có quyền thu hồi và thanh toán 20% số tiền đã nộp lần đầu có tính lãi theo quy định của ngân hàng nhà nước.
  170. b. Đối tượng và quy trình thuê mua nhà ở xã hội. - Đối tượng ( Điều 53 ) + Cán bộ, công chức, viên chức. + Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp. + Công nhân làm việc tại các khu kinh tế, khu Công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao. + Các trường hợp khác theo quy định của chính phủ. - Những người trên phải là: + Những người có thu nhật thấp, chưa có nhà hoặc có nhà nhưng diện tích bình quân dưới 5m vuông.
  171. -. Quy trình xét duyệt. + Người thuộc đối tượng thuê mua phải làm đơn nộp cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc để cơ quan này xác nhận. + Sau đó gửi đơn lên UBND Cấp tỉnh để yêu cầu xem xét giải quyết. + UBND cấp tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế xẽ quyết định việc cho thuê mua hay không.
  172. III. HỢP ĐỒNG THUÊ KHOÁN TÀI SẢN: 1. Khái niệm và đặc điểm: a. Khái niệm: Điều 501 BLDS 2005. b. Đặc điểm: - Mục đích của hợp đồng: khai thác công dụng để hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. - Thời hạn thuê khoán phù hợp với việc tổ chức, sản xuất và tính chất của đối tượng thuê khoán.
  173. 2. Những điều khoản chủ yếu: - Đối tượng: chủ yếu là tư liệu sản xuất, kinh doanh: - Tiền thuê khoán và phương thức thanh toán: + Theo thoả thuận + Đấu thầu - Thời hạn thuê + Theo thoả thuận + Theo pháp luật
  174. 3. Quyền và nghĩa vụ của các bên: a. Bên cho thuê. - Giao tài sản đúng cam kết. - Thanh toán chi phí hợp lý mà bên thuê bỏ ra để sửa chữa thay thế tài sản thuê khoán. - Không được đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu bên thuê vi phạm nhưng đó là nguồn sống duy nhất.
  175. b. Bên thuê. - Sử dụng đúng mục đích. - Không được cho thuê lại tài sản thuê khoán. - Bảo quản tài sản nếu làm mất hỏng phải BT. - Trả tiền thuê đúng cam kết. - Trả lại tài sản khi hết hạn. - Nếu đối tượng thuê là súc vật thì được hưởng ½ số súc vật con sinh ra và chịu ½ rủi ro.
  176. Bài . HỢP ĐỒNG MƯỢN TÀI SẢN KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM Khái niệm – Điều 512 Đặc điểm: - Có sự chuyển giao tài sản và quyền sử dụng tài sản - Là hợp đồng thực tế, đơn vụ, không có đền bù
  177. II. Nội dung cơ bản. 1. Đối tượng và thời hạn. a. Đối tượng. b. Thời hạn. 2. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN.
  178. a. NV của bên mượn - Bảo quản tài sản. - Sử dụng đúng mục đích. - Không được cho muợn lại. - Trả lại tài sản khi hết hạn hoặc đạt được mục đích. - Được yêu cầu thanh toán chi phí sửa chữa, hoặc làm tăng giá trị
  179. b. Bên cho mượn. - Cung cấp thông tin sử dụng và khuyết tật của TS. - Thanh toán chi phí sửa chữa, tăng giá trị. - Đòi lại tài sản khi có nhu cầu chính đáng nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý. - Đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu bên mượn sử dụng không đúng mục đích hoặc cho người khác mượn. - Rủi ro sau khi chậm trả?
  180. Bài. HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ I. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM: 1. Khái niệm: Điều 518 BLDS 2005 Hợp đồng dịch vụ là thoả thuận qua đó để bên có nhu cầu nhận được sự phục vụ của bên làm dịch vụ, nhằm thoả mãn các lợi ích chính đáng của bên thuê dịch vụ. 2. Đặc điểm: - Hợp đồng dịch vụ là hợp đồng song vụ và có đền bù.
  181. II. Nội dung cơ bản của hợp đồng 1. Các điều khoản chủ yếu: a. Đối tượng: Công việc : - Có thể thực hiện được - Không bị pháp luật cấm - Không trái đạo đức xã hội b. Giá dịch vụ: - Có thoả thuận - Không có thoả thuận
  182. 2. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN: a. Bên thuê dịch vụ: - Cung cấp thông tin, tài liệu, phương tiện. - Trả tiền đúng cam kết - Có quyền Từ chối K2 Đ525 nên quy định thông báo thay cho từ chối. - đơn phương chấm dứt HĐ nếu bên cung ứng DV vi phạm hoặc việc tiếp tục công việc không còn cần thiết.
  183. b. Bên làm dịch vụ: Điều 522 –Điều 523. - Thực hiện DV đúng chất lượng, Số lượng, thời gian địa điểm - Không giao cho người khác làm thay. - Bí mật thông tin - Bảo quản tài liệu - Bồi thường thiệt hại cho bên thuê dịch vụ nếu làm mất mát hư hỏng tài liệu, phương tiện hoặc chất lượng công việc không đạt. - Tiếp tục hợp đồng khi hết hạn (Điều 526)
  184. • Những điều khoản vô lý trong DV truyền hình cáp. - Khi gặp sự cố xẽ khắc phục trong thời hạn sớm nhất? - Vi phạm đưa ra pháp luật giải quyết? (TA,TT) - Bên B có quyền ngưng cung cấp tín hiệu khi bên A vi phạm các quy định của bên B? Quy định nào? Ở đâu? - Không chịu TN khi đường truyền vệ tinh gặp sự cố, hoả hoạn? - Hợp đồng được thay đổi, bổ sung theo QĐ của B
  185. • Điều khoản vô lý trong HD DV cấp nước. - Tính lượng nước tối thiểu 4 mét khối/tháng - Khôi phục việc cấp nước trong thời gian sớm nhất. - Nếu nước không bảo đảm bên (A) bồi thường bằng việc cung cấp nước bằng số lượng nước không bảo đảm? Vậy nước bẩn gây thiệt hại về tài sản và sức khoẻ thì sao? - Ghi sai chỉ số .mức bồi thường bằng số tiền thu thừa?
  186. • Bài tập. - A mang xe đến tiệm của B sửa chữa. + Sét đánh hỏng xe. + Hết hạn sét đánh hỏng xe.
  187. Bài. HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN I. HỢP ĐỒNG VC HÀNH KHÁCH: 1. Khái niệm và đặc điểm: a. Khái niệm: Điều 527 BLDS 2005. b. Đặc điểm: - Đối tượng trong hợp đồng là công việc. - Hợp đồng vận chuyển hành khách là hợp đồng song vụ, có đền bù.
  188. 2. Chủ thể và hình thức của hợp đồng: a. Chủ thể: - Bên vận chuyển là chủ thể được phép hoạt động kinh doanh vận chuyển hành khách. - Hành khách. b. Hình thức: - Có thể bằng lời nói hoặc bằng văn bản. - Vé là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển.
  189. 3. Nghĩa vụ của các bên. a,. Bên vận chuyển. - Chuyên chở hành khách, hành lý đúng thời gian, địa điểm. - Mua bảo hiểmTNDS cho hành khách. - Bồi thường thiệt hại cho hành khách nếu vi phạm về thời gian, địa điểm, làm mất hành lý. - Có quyền từ chối vận chuyển HK nếu họ làm mất trật tự công cộng hoặc vì lý do sức khoẻ của HK
  190. b. Nghĩa vụ của hành khách. - Trả cước phí đúng cam kết. - Có mặt đúng thời gian. - Tôn trọng quy định của bên vận chuyển. Chú ý. Thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng của hành khách được xác định theo quy định của pháp luật trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng.
  191. II. HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN TÀI SẢN: 1. Khái niệm và đặc điểm: a. Khái niệm: Điều 535 BLDS 2005. b. Đặc điểm: - Thỏa thuận thực hiện dịch vụ chuyên chở tài sản từ địa điểm này đến một địa điểm khác. - Hợp đồng có tính chất ưng thuận, song vụ và có đền bù.
  192. - Một số loại hàng hoá, tài sản không được phép vận chuyển hoặc vận chuyển phải có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. +Hàng hoá cấm lưu thông, hàng hoá có thể lưu thông và phải có giấy tờ vận chuyển, nhưng bên vận chuyển không có hoặc có nhưng không hợp lệ. +Hàng hoá nguy hiểm, không có khả năng bảo đảm an toàn, không có thiết bị bảo đảm. + Hàng hóa siêu trường, siêu trọng
  193. 2. Hình thức của hợp đồng vận chuyển tài sản: - Hợp đồng có thể bằng lời nói hoặc được lập thành văn bản. - Vận đơn hàng hải, biên nhận vận chuyển là bằng chứng của hợp đồng.
  194. 3. Nghĩa vụ của các bên. a. Bên THUÊ vận chuyển. - Giao tài sản đúng cam kết về. + Thời hạn. + Địa điểm. + Bảo đảm bao bì đóng gói đúng quy cách. - Trả cước phí đúng cam kết. - Bảo quản tài sản trừ trường hợp có thoả thuận khác.
  195. b. Bên VẬN CHUYỂN. - Vận chuyển tài sản như đã cam kết đúng. + Thời gian. + Điạ điểm. - Bảo quản tài sản. - Giao tài sản cho chủ thể có quyền nhận. - Mua bảo hiểm TNDS đối với tài sản. - Bồi thường thiệt hại nếu làm mất, hư hỏng TS
  196. c. Bên nhận tài sản có nghĩa vụ. - Xuất trình giấy tờ về quyền nhận tài sản. - Nhận tài sản đúng thời gian, địa điểm. - Chịu chi phí bốc xếp. - Thanh toán chi phí phát sinh do việc chậm nhận. - Báo cho bên thuê vận chuyển về việc tiếp nhận tài sản và các thông tin liên quan tới tài sản.
  197. Bài. HỢP ĐỒNG GIA CÔNG I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM: 1. Khái niệm: Điều 547 BLDS 2005 Phân biệt hợp đồng gia công với hợp đồng dịch vụ, hợp đồng mua bán, hợp đồng lao động 2. Đặc điểm: - Là hợp đồng ưng thuận, song vụ và có đền bù. - Kết quả của việc gia công được vật chất hoá (là vật mới được tạo ra).
  198. II. Nội dung cơ bản của hợp đồng. 1: Đối tượng: - là công việc phải thực hiện. 2. Tiền công: - Mức tiền công: do thoả thuận hoặc dụng mức tiền công trung bình đối với việc cùng loại. - Thời điểm trả tiền công: vào thời điểm nhận sản phẩm, nếu không có thoả thuận khác.
  199. 3. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN: a. Bên đặt gia công: Có Nghĩa vụ:(Điều 549): - Cung cấp nguyên vật liệu. - Hướng dẫn thực hiện hợp đồng. - Trả tiền công; - Nhận sản phẩm gia công đúng hạn
  200. b. Bên nhận gia công có nghĩa vụ. - Bảo quản nguyên vật liệu. - Thông báo chất lượng của nguyên vật liệu nếu không bảo đảm. - Từ chối thực hiện nếu tạo ra sản phẩm nguy hại. - Giao sản phẩm đúng số lượng, chất lượng - Giữ gìn bí mật thông tin về quy trình và sản phẩm. - Bồi thường thiệt hại nếu có.
  201. • Đơn phương chấm dứt hợp đồng: - Các bên đều có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng gia công, nếu thấy việc tiếp tục hợp đồng không có lợi cho mình, nhưng phải báo cho bên kia biết trong một thời gian hợp lý - Bên đơn phương chấm dứt gây thiệt hại cho bên kia, thì phải bồi thường. - Chú ý. chủ sở hữu NVL chịu rủi ro trừ trường hợp pháp luật quy định khác.
  202. Bài tập. Ngày 1/2/2011 A đến công ty X thoả thuận về việc công ty X đóng cho A 10 bộ bàn ghế theo quy cách số 1 giá 30 triệu đồng một bộ, nguyên liệu do bên X cung cấp. Hợp đồng được ông B phó giám đốc ký, bên thuê gia công trả trước 100 triệu, thời hạn giao bàn ghế ngày 1/7/2011. Đến hạn ông A đến nhận thì nhân viên công ty trả lời giám đốc yêu cầu ông A trả thêm 90 triệu nữa vì giá gỗ tăng lên nếu không thì yêu cầu TA tuyên bố vô hiệu vì ông B ký không có uỷ quyền. Hãy giải quyết tranh chấp trên.
  203. Bài. HỢP ĐỒNG GỬI GIỮ I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM: 1. Khái niệm: Điều 559 BLDS 2005 2. Đặc điểm: - Bản chất của hợp đồng bên giữ trông coi, quản lý, bảo quản tài sản, theo yêu cầu của bên gửi. - Hợp đồng gửi giữ là ưng thuận, song vụ, có thể có đền bù hoặc không có đền bù.
  204. II. Nội dung cơ bản của hợp đồng. 1: Đối tượng: là công việc phải thực hiện. 2. Tiền công: + Mức tiền công: nếu không có thoả thuận về mức tiền công thì áp dụng mức tiền công trung bình tại địa điểm và thời điểm trả tiền công + Thời điểm thanh toán tiền công:
  205. 3. NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN: a. Nghĩa vụ của bên gửi: - Giao tài sản đúng như cam kết. - Thông báo thông tin về bảo quản tài sản. - Trả tiền đúng như cam kết và thanh toán chi phí phát sinh nếu có. - Bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra
  206. a. Quyền và nghĩa vụ của bên giữ: - Bảo quản tài sản như cam kết. - Thông báo kịp thời những thay đổi về cách thức bảo quản. - Áp dụng biện pháp cần thiết khi tài sản có nguy cơ hư hỏng và báo cho bên gửi biết - Phải trả lại tài sản đúng thời gian, địa điểm đã thoả thuận, chỉ được trả lại tài sản trước thời hạn nếu có lý do chính đáng
  207. Bài. HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM: 1. Khái niệm:(Điều 581 BLDS 2005) 2. Đặc điểm: - Bên đại diện thay mặt và nhân danh bên được đại diện thực hiện công việc hoàn toàn vì lợi ích của bên được đại diện. - Hợp đồng uỷ quyền là hợp đồng ưng thuận, song vụ, có đền bù hoặc không có đền bù.
  208. II. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA HĐ 1:Đối tượng: công việc được xác định, không trái pháp luật và đạo đức xã hội 2: Thời hạn uỷ quyền: Thời hạn uỷ quyền do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thoả thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng uỷ quyền có hiệu lực một năm, kể từ ngày xác lập việc uỷ quyền. 3: Phạm vi uỷ quyền: do các bên thoả thuận
  209. 3. NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN. a. Bên uỷ quyền. - Cung cấp thông tin, tài liệu, phương tiện liên quan đến công việc. - Chịu trách nhiệm về những cam kết do bên được uỷ quyền thực hiện. - Thanh toán chi phí hợp mà bên được uỷ quyền bỏ ra. - Thanh toán tiền thù lao nếu có thoả thuận.
  210. b. BÊN ĐƯỢC UỶ QUYỀN. - Thực hiện công việc đúng như cam kết. - Thông báo cho người thứ ba về quyền và nghĩa vụ của mình. - Bảo quản giữ gìn tài liệu, phương tiện. - Giữ bí mật thông tin liên quan đến công việc. - Bồi thường thiệt hại nếu có. Chú ý. Các bên có đều có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý.
  211. • Ngày 1/6/2010 A ủy quyền cho B quản lý sử dụng thế chấp và bán căn nhà số 1 đường X quận Y. Ngày 1/7/2010 A bị tai nạn chết. Ngày 10/7/2010 anh B ký hợp đồng thế chấp căn nhà trên cho ngân hàng X vay 1 tỷ, thời hạn 3 tháng hết hạn B không trả tiền nên ngân hàng ủy quyền cho trung tâm BĐG bán căn nhà trên. C mua được. Ngày 1/12/2010 con của A là P và Q đến phòng công chứng khai nhân di sản thừa kế thì được biết nhà đã bán cho C. P,Q đã khởi kiện đòi lại nhà, C không đồng ý, tranh chấp xảy ra theo anh (chị) giải quyết như thế nào