Bài giảng Phát triển du lịch bền vững - Bài 2: Di lịch bền vững ở các vùng sinh thái nhạy cảm - Huỳnh Văn Đà

pdf 17 trang hapham 3160
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Phát triển du lịch bền vững - Bài 2: Di lịch bền vững ở các vùng sinh thái nhạy cảm - Huỳnh Văn Đà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_phat_trien_du_lich_ben_vung_bai_2_di_lich_ben_vung.pdf

Nội dung text: Bài giảng Phát triển du lịch bền vững - Bài 2: Di lịch bền vững ở các vùng sinh thái nhạy cảm - Huỳnh Văn Đà

  1. 8/20/2010 PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG BÀI GIẢNG 2 DU LỊCH BỀN VỮNG Ở CÁC VÙNG SINH THÁI NHẠY CẢM Huỳnh Văn Đà, MB Trường Đại học Cần Thơ 1
  2. 8/20/2010 Vùng sinh thái nhạy cảm • Các vùng sinh thái nhạy cảm là các vùng có những tính chất sau: ƒ Giá trị tài nguyên môi trường rất lớn nhưng chủ yếu ở dạng giá trị phi thị trường, dễ bị tổn thất khi vùng được sử dụng cho mục tiêu phát triển khác với dạng tự nhiên. ƒ Là vùng cư trú của các loài động, thực vật quí, hiếm, loài đặc sản, hoặc có nguồn gen quí. ƒ Là vùng có chức năng bảo vệ nguồn nước, chống xói mòn, lũ quét, hoặc các thiên tai khác. ƒ Là vùng cư trú của các cộng đồng nghèo, học vấn thấp, hành vi còn bị điều khiển bởi luật tục, nguồn sống chủ yếu dựa vào giá trị thị trường của hệ sinh thái, thích nghi chậm với sự chuyển đổi kinh tế. ƒ Có ba vùng sinh thái nhạy cảm đặc trưng: vùng ven biển (Coastal tourism), vùng núi cao (Alpine tourism) và vùng các hệ sinh thái còn hoang sơ (Ecotourism). Du lịch bền vững ở những vùng sinh thái nhạy cảm • Du lịch bền vững ở vùng bờ biển ƒ Theo quan điểm phát triểnndul du lịch thì “vùng b ờ biển” chỉ là nh ững khoảng không gian hẹp trong phạm vi tương tác biển - lục địa mà tại đó các tài nguyên du lịch thu hút du khách. Đó thường là vùng bờ biển có bãi tắm, rừng ngập mặn, ám tiêu san hô, vùng vịnh, đầm phá, cửa sông, cồn cát, các đảo, các ngư trường gần bờ dùng cho phát triển du lịch câu cá 2
  3. 8/20/2010 Du lịch bền vững ở những vùng sinh thái nhạy cảm (tt) • Các yếu tố sinh thái ảnh hưởng chính ƒ Thuỷ triều: Bãi biển lớn hay nhỏ liên quan mật thiết với thuỷ triều. Phần lớn những nơibiêi biên độ thuỷ ttiriều lớn thì bãi tắm sẽ lớn và ngược lạiiBãit. Bãi tắm lớn sẽ rất có lợi cho phát triển du lịch. ƒ Sóng biển: Ở những nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp (tức không có đảo, bán đảo hay ám tiêu san hô che chắn) thường có sóng biển lớn làm cho bãi biển bị mài mòn nên diện tích bị thu hẹp hạn chế cho phát triển du lịch. Tuy nhiên, sóng cũng có lợi cho du lịch lướt sóng. ƒ Dòng biển: có tác dụng mang đi những vật liệu được mài mòn từ sóng biển và rác thải có thể làm sạch bãi biển. Tuy nhiên, những dòng biển chảy mạnh cóthó thể gââhiy nguy hiểm cho ngườiti tắm. ƒ Đặc điểm của bờ và bãi biển: Bãi biển rộng, phẳng, vật liệu cát trắng, mịn cùng với bờ biển thoải là điều kiện rất tốt cho tắm biển và ngược lại. ƒ Cộng đồng địa phương: ven biển thường có các ngư dân sinh sống. Kinh tế chủ yếu của họ là đánh bắt và nuôi trồng hải sản. Nếu ý thức của họ kém trong việc bảo vệ, giữ gìn vệ sinh môi trường thì sẽ dễ dàng gây ô nhiễm môi trường biển, ảnh hưởng đến du lịch. Du lịch bền vững ở những vùng sinh thái nhạy cảm (tt) • Các bãi biển thích hợp cho du lịch ƒ Theo Wong, 1991 , một số dạng bãi biển thích hợp cho du lịch như sau: 3
  4. 8/20/2010 Du lịch bền vững ở những vùng sinh thái nhạy cảm (tt) • Các giai đoạn phát triển của điểm du lịch bãi biển ƒ Dobias, 1989, trên cơ sở nghiên cứu các khu du lịch biển Đông Nam Á đã đưa ra mô hình 5 giai đoạn của chu trình phát tri ểnncáckhudul các khu du lịch bãi biểnnnh như sau: ƒ Các lều trại nhỏ được người địa phương xây dựng, thu hút chủ yếu là khách nội địa và khách du lịch “ba lô” ít tiền. Những hiểu biết về môi trường còn thấp nên đa phần lều trại được xây dựng ngay trên bãi biển, hầu như không có hệ thống thu gom chất thải. Nước thải hầu như không được xử lý, tuy vậy tác động xấu đến môi trường vẫn không đáng kể vì mức độ phát triển còn thấp. Nhìn chung giai đoạn lều trại là có lợi cho dân địa phương. ƒ Người địa phương nâng cấp các lều trại của họ trên bãi biển, người bên ngoài bắt đầu mua đất để kinh doanh du lịch. Tiện nghi phòng ở bắt đầu được nâng cao, thu hút các du khách giàu có hơn. Đường xá và điều kiện cơ sở hạ tầng bắt đầu được cải thiện. Tác động xấu đến môi trường vẫn chưa gia tăng và cộng đồng địa phương vẫn kiểm soát mức lợi nhuận chủ yếu thu được từ kinh doanh du lịch. ƒ Phát triển các khách sạn quan trọng và khá vĩnh cửu. Ngày càng nhiều người bên ngoài mua đất và bất động sản của người địa phương để kinh doanh du lịch. Gia tăng giá cả cùng với gia tăng lợi nhuận du lịch. Bắt đầu xuất hiện suy thoái môi trường. ƒ Đa phần nhà hàng, khách sạn và lều trại là do người ngoài sở hữu. Du lịch phát triển mạnh khó kiểm soát, suy thoái môi trường nghiêm trọng. ƒ Suy thoái trầm trọng tài nguyên dẫn đến các qui chế kiểm soát môi trường chặt chẽ hơn. Nhiều hành động kiểm soát nghiêm ngặt được tiến hành nhằm kiểm soát suy thoái. Du lịch bền vững ở những vùng sinh thái nhạy cảm (tt) • Smith, 1990, trên cơ sở nghiên cứu du lịch ven biển ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã đề xuất mô hình 8 giai đoạn như sau: ƒ Tiền du lịch (viếng thăm, chưa phải du lịch); ƒ Nhà nghỉ; ƒ Khách sạn đầu tiên xuất hiện; ƒ Xuất hiện điểm du lịch; ƒ Xuất hiện các khu vực thương mại phục vụ du lịch; ƒ Xuất hiện các khách sạn trong vùng đất phía trong; ƒ Biến cải du lịch do bùng phát hạ tầng cơ sở; ƒ Điểm du lịch kiểu đô thị; 4
  5. 8/20/2010 Du lịch bền vững ở những vùng sinh thái nhạy cảm (tt) • Các loại hình điểm du lịch ƒ Dựavàocha vào chấttl lượng khách sạn để phân loại điểmmdul du lịch, Franz, 1985, chia các điểm du lịch làm ba loại: ƒ Điểm du lịch đa dạng: nhiều khách sạn có mức độ sang trọng khác nhau, nằm ở nhiều vị trí khác nhau, kể cả những khách sạn nằm xa bãi biển. ƒ Điểm du lịch sang trọng: tiêu chuẩn quốc tế, nằm ở những bãi biển đẹp, biệt lập. ƒ Điểm ddlu lịchhbìhdâ bình dân: vừa cóókháh khách sạn vừa cóló lều trạiitiê tiêu chuẩn trung bình, chủ yếu dùng cho khách nội địa. Du lịch bền vững ở những vùng sinh thái nhạy cảm (tt) • Tác động môi trường của du lịch ven biển 5
  6. 8/20/2010 Du lịch bền vững ở những vùng sinh thái nhạy cảm (tt) • Quy hoạch bền vững cho du lịch ven biển ƒ Chiếnln lược và quan điểm quy ho ạch o Chiến lược và quan điểm quy hoạch là cực kỳ quan trọng đối với phát triển du lịch ven biển. Ví dụ, có thể xuất phát từ chiến lược tổng thể dựa vào việc phân đới môi trường đơn giản để xác định các diện tích dành cho phát triển du lịch. Odum (1976) chia vùng bờ biển thành 3 khu vực: o Khu vực dành cho phát triển du lịch o Khu vực phát tr iển hạn chế o Khu vực bảo tồn nghiêm ngặt Du lịch bền vững ở những vùng sinh thái nhạy cảm (tt) • Tiêu chuẩn quy hoạch: Theo WTO, tiêu chuẩn quy hoạch các khu du lịch ven biển như sau: ƒ Nơi ở o Khách sạn (diện tích phòng nghỉ) ™ Loại bình dân: 10 m2/1 giường ™ Loại khá: 19 m2/1 giường ™ Loại sang: 30 m2/1 giường o Nhà nghỉ ven biển: 15 m2/1 giường o Căn hộ ™ Dùng cho làm việc: 36 m2 ™ 1 buồng ngủ: 53 m2 ™ 2 buồng ngủ: 80 m2 ™ 3 buồng ngủ: 110 m2 6
  7. 8/20/2010 Du lịch bền vững ở những vùng sinh thái nhạy cảm (tt) • Cơ sở hạ tầng ƒ Nướcsinhhoc sinh hoạt (lít/ng ười/ngày) o Vùng mát mẻ :200 – 300 o Vùng nóng bức: 500 – 1.000 ƒ Hệ thống cống thoát: 0,3 ha/ 1.000 người ƒ Đường xá bến bãi o Diện tích một bãi đổ xe cỡ từ ½ đến 4 diện tích buồng ngủ. o Diện tích dùng cho giao thông 5-25% tổng diện tích khu du lịch. ƒ Phương tiện o Bể bơi trong khách sạn: 3 m2/ 1 khách o Không gian trống: 20 – 40 m2/ 1 giường o Cửa hàng: 0,67 m2/ 1 giường Du lịch bền vững ở những vùng sinh thái nhạy cảm (tt) ƒ Tiện nghi bãi biển: cứ 500 người cần 5 buồn vệ sinh, 2 bồn rửa mặt và 4 vòi tắm. ƒ Mật độ tối đa o Tây Ban Nha, Hy Lạp, Hawaii: từ 60 – 100 giường/ 1 ha o Làng du lịch biển ở Địa Trung Hải 20 giường/ 1 ha o Bali 170 giường/ 1 ha o Phuket 65 giường/ 1 ha ƒ Phương tiện du lịch nước o Thuyền, tàu từ 150 đến 500/ 1 điểm du lịch o Năng lựccc cảng 75 – 100 tàu/ 1 ha o Xưởng bảo dưỡng, sửa chữa 100 tàu/ 1 ha 7
  8. 8/20/2010 ▲Liên hệ thực tế với Phú Quốc!! Du lịch bền vững ở những vùng sinh thái nhạy cảm (tt) • Du lịch bền vững ở miền núi • Những đặc trưng sinh thái của miền núi liên quan đến du lịch ƒ Tính dễ tổn thương của các hệ sinh thái Cảnh quan miền núi có thể chia làm 3 nhóm: o Nhóm ổ định, ít thay đổi, dễ quay trở lại trạng thái cân bằng ban đầu sau khi bị xáo trộn do sử dụng. o Nhóm bất ổn định, dễ bị xáo trộn và không có khả năng quay trở lại trạng thái cân bằng. o Nhóm trung gian, thường có tính chất khó bị biến động, nhưng khi đã biến động thì khó đảo ngược. Messerli, 1983, chia các cảnh quan miền núi thành các nhóm: o Các hệ thống cảnh quan ổn định cung ứng các nguồn tài nguyên lâu dài và bền vững. o Các hệ thống cảnh quan dễ bị tổn thương là hệ thống mà tính ổn định cần phải được duy trì cẩn thận bằng đầu vào rất cao của năng lượng và vật chất. o Các hệ thống cảnh quan dễ bị phá huỷ do biến động không thể đảo ngược rất dễ xảy ra. o Các hệ thống cảnh quan khó kiểm soát khi các biến động không chỉ gây ra do sự sử dụng tài nguyên của bản thân một khu vực miền núi nào mà còn do tương tác giữa các khu vực miền núi với nhau hoặc giữa miền núi và miền xuôi. 8
  9. 8/20/2010 Du lịch bền vững ở những vùng sinh thái nhạy cảm (tt) ƒ Các quá trình động lực tự nhiên o Quá trình động lựcct tự nhiên ở miền núi xảyyrad ra dướiitác tác động của nhiều quá trình động lực tổ hợp: hoạt động kiến tạo, hoạt động xói mòn và rửa trôi của nước mặt và nước ngầm, biến động khí hậu - thời tiết, biến đổi các sườn dốc ảnh hưởng đến phát triển du lịch. Du lịch bền vững ở những vùng sinh thái nhạy cảm (tt) • Các loại hình du lịch miền núi • Du lịch làng bản • Các làng bản dân tộc ít người ở miền núi thường được tổ chức thành các điểm du lịch nhỏ. Sức hút của du lịch làng bản xuất phát từ những đặc điểm sau: o Cảnh quan đẹp và sạch. o Nghề thủ công truyền thống. o Truyền thống của làng bản. o Lịch sử của vùng. o Kiến trúc. o Món ăn. o Nghệ thuật và âm nhạc. o Lối sống. o Tôn giáo. o Ngôn ngữ. o Trang phục dân tộc. 9
  10. 8/20/2010 Du lịch bền vững ở những vùng sinh thái nhạy cảm (tt) • Du lịch đi bộ ngắm cảnh (trekking), leo núi, mạo hiểm ƒ Đi bộ, leo núi đã trở thành một hình thức du lịch khá phổ biến ở các vùng núi cao. Những hành trình như vậy có thể kéo dài hàng tuần, đòi hỏi được tổ chức chu đáo, có người địa phương dẫn đường và mang vác dụng cụ, thực phẩm. • Du lịch nghỉ mát ƒ Những vùng núi cao có khí hậu mát mẻ, trong lành là nơi các du khách thường hướng tới để nghỉ mát. • Du lịch lữ hành ƒ Các tour du lịch kết hợppp các phương tiện đi xe, đi bộ, đi thuyền, thậm chí cưỡi voi kết hợp với ngắm cảnh, nghỉ mát thực sự là một loại hình du lịch thích hợp với miền núi. Du lịch bền vững ở những vùng sinh thái nhạy cảm (tt) • Tác động môi trường của du lịch miền núi • Tác động tích c ực ƒ Là nguồn thu nhập quan trọng của ngân sách miền núi. ƒ Nhờ có du lịch mà hệ thống cơ sở hạ tầng được cải thiện, điều kiện vệ sinh môi trường được nâng cấp. ƒ Sự thán phục và chiêm ngưỡng của khách du lịch đối với các giá trị bản địa (nhà cửa, quần áo, món ăn) khiến cho người dân địa phương hiểu rõ hơn giá trị tinh thần - vật chất của cộng đồng mình, tự tin hơn và bớt mặc cảm trong phát triển, từ đó yêu quí, tôn trọng và giữ gìn bản sắc dân tộc. 10
  11. 8/20/2010 Du lịch bền vững ở những vùng sinh thái nhạy cảm (tt) • Tác động tiêu cực • Về mặt sinh thái tự nhiên: ƒ Gây suy thoái môi trường và giảm tính đa sinh học của rừng. ƒ Gián tiếp gây xói mòn, xạt lở đất ƒ Làm ô nhiễm nguồn nước và phong cảnh. • Về mặt kinh tế: ƒ Số tiền thu được từ du lịch phần lớn vào tay của các công ty du lịch trong khi họ chỉ sử dụng tài nguyên du lịch của cộng đồng địa phương. Từ đó, gây thiệt thòi cho người dân địa phương không làm du lịch. • Về mặt văn hoá xã hội: ƒ Hoạt động du lịch thương mại ở miền núi khiến cho cộng đồng địa phương ngày càng: ƒ Lệ thuộc vààbêo bên ngo ài, sự phân ho á x ã hộii(t (trong đóóó có sự phân h oá già u ng hèo ) trở nên sâu sắc. ƒ Nhiều loại tệ nạn xã hội (nghiện hút, tiêm chích, mại dâm ) và các tội ác lặt vặt (trộm cắp, lừa đảo ) gia tăng cùng với việc ngả dần theo các giá trị phương Tây. ƒ Xung đột giữa những người được hưởng lợi từ du lịch với những người không được hưởng lợi, từ dân địa phương và du khách ngày càng tăng theo đà của phát triển du lịch thương mại. ƒ Khởi đầu cho sự xói mòn bản sắc văn hoá địa phương. Du lịch bền vững ở những vùng sinh thái nhạy cảm (tt) 11
  12. 8/20/2010 Du lịch bền vững ở những vùng sinh thái nhạy cảm (tt) • Định hướng phát triển du lịch bền vững ở miền núi Từ nhữnggg kinh nghiệm về phát triển du lịch miền núi ở các nước như: Nep,pal, Thailand, Vietnam cho phép nhận diện một số phương hướng cơ bản nhằm phát triển du lịch bền vững ở miền núi như sau: • Vai trò và vị trí của cộng đồng bản địa trong du lịch miền núi là vấn đề quan trọng hàng đầu, vì vậy, phải phát huy những sáng kiến của cộng đồng nhằm vào ba mục tiêu: ƒ Cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch, đặc biệt là những vùng sinh thái nhạy cảm. ƒ Cộng đồng được cung ứng các việc làm trong ngành du lịch và có thu nhập chính đáng từ lao động của họ. Ngoài ra, một phần lợi nhuận thoả đáng từ du lịch phải được chi cho phúc lợi xã hội chung của địa phương. ƒ Liên kết, lồng ghép giữa bảo tồn du lịch và phát triển địa phương thông qua việc lập kế hoạch và quy hoạch du lịch. Du lịch bền vững ở những vùng sinh thái nhạy cảm (tt) •Kết hợp phát triển du lịch với dự án phát triển rừng: tổ chức trồng rừng, xây dựng các trạm cứu hộ động vật, giao đất giao rừng cho nhân dân quản lý. •Tập huấn và tổ chức cho phụ nữ tham gia vào hoạt động du lịch tại chỗ thông qua hoạt động cung ứng dịch vụ nhà trọ sinh thái, sản xuất hàng lưu niệm, cải thiện vệ sinh làng bản, cung ứng lương thực thực phẩm cho du lịch, trồng rau và làm vườn • Cung ứng và phổ biến các công nghệ tiết kiệm nhiên liệu và thay thế củi, đó là: bếp lò cải tiến, hệ thống sử dựng năng lượng mặt trời và thuỷ điện, thay thế củi bằng dâu hoả hoặc ga lỏng •Quản lý tốt chất thải và xử lý chất thải. •Thực hiện chương trình giáo dục du khách, tiếp thị du lịch có trách nhiệm kết hợp với chương trình nâng cấp giáo dục cho người địa phương, xoá mù chữ, phổ cập tiểu học, dạy ngoại ngữ dùng cho giao tiếp du lịch. 12
  13. 8/20/2010 Du lịch bền vững ở những vùng sinh thái nhạy cảm (tt) • Mục tiêu phát triển du lịch miền núi Việt Nam theo Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch ,1998. ƒ Bảo tồn và phát huy các nguồn tài nguyên và nhân văn, đặc biệt là khai thác các nền văn hoá dân tộc truyền thống. ƒ Bảo tồn quyền lợi kinh tế cho cộng đồng địa phương. ƒ Thu hút sự tham gia tối đa của cộng đồng vào hoạt động du lịch. ƒ Các giải pháp nhằm thực hiện 3 mục tiêu trên: ƒ Xây dựng quy hoạch p hát tr iển ddlu lịchhh cho c átác tỉnhih miền núi. ƒ Hoàn chỉnh hệ thống quản lý du lịch ở trung ương và địa phương. ƒ Đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch miền núi. Du lịch bền vững ở những vùng sinh thái nhạy cảm (tt) • Du lịch bền vững ở các vùng sinh thái hoang sơ: du lịch sinh thái (Ecotourism) • Những nguyên tắc của du lịch sinh thái • Hoà nhập với thiên nhiên: Đốối với du lịch sinh thái, mọi can thiệp thô bạo vào giới tự nhiên là điều cấm kỵ bao gồm: khai thác, săn bắt, giết chóc, đốt phá, gây tiếng ồn, xả thải (rác, khí, hoá chất) làm biến đổi cảnh quan do xây dựng, vận tải sự hoà hợp vào hệ sinh thái đòi hỏi một tác phong cẩn trọng, hoà bình, tôn trọng tự nhiên và lặng lẽ. Du lịch sinh thái lấy bảo tồn là hàng đầu, du lịch chỉ là thứ yếu và hỗ trợ cho bảo tồn. • Nhỏ là đẹp: ƒ Du lịch sinh thái không chấp nhận quá đông du khách và phương tiện, do đó phải điều tiết khách phù hợp. ƒ “Nhỏ là đẹp” cũng có nghĩa là dần dần, từ từ. ƒ Nhỏ cũng có nghĩa là trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, nhà nghỉ trong điểm du lịch sinh thái phải thuộc loại đơn giản, ít tốn kém. • Trách nhiệm của du lịch sinh thái là phải bảo tồn hệ tự nhiên. Bảo tồn là nhiệm vụ rất quan trọng ở du lịch sinh thái. Cần đầu tư thích đáng nguồn doanh thu từ du lịch để bảo tồn tự nhiên. • Trách nhiệm của du lịch sinh thái còn là đóng góp vào phúc lợi của cộng đồng địa phương. Phúc lợi được sử dụng cho phát triển cơ sở hạ tầng, y tế, giao thông và thuyết phục cộng đồng địa phương rằng, bảo vệ thiên nhiên cho du lịch sinh thái có lợi hơn là khai thác phá huỷ nó. 13
  14. 8/20/2010 Du lịch bền vững ở những vùng sinh thái nhạy cảm (tt) • Định hướng quy hoạch xây dựng và quản lý các điểm du lịch sinh thái (Lindberg và Hawkin, 1993) • Hướng dẫn quy hoạch điểm du lịch sinh thái 1. Mặt bằng xây dựng cần giữ lại các cây quan trọng có sẵn, hạn chế tối đa làm biến đổi cảnh quan tự nhiên. 2. Sử dụng các cây ngã - đổ làm vật liệu xây dựng. 3. Hệ thống đường mòn cần phỏng theo hoặc tôn trọng lối đi lại và thói quen của động vật hoang dã. 4. Khi xây dựng công trình, đường đi cần kiểm soát xói mòn. 5. Phân tán thoát nước để tránh tạo thành dòng chảy tập trung tốc độ lớn, gây xói mòn dọc theo đường đi. 6. Tránh chặt phá thực vật mọc ở bờ biển hoặc bãi biển (phần trên mực nước triều cực đại). 7. Giảm số lượng điểm giao cắt giữa hệ thống đường mòn và sông suối. 8. Duy trì lớp phủ thực vật lân cận hồ, ao, sông suối, kể cả các dòng tạm thời để giảm xói mòn. Du lịch bền vững ở những vùng sinh thái nhạy cảm (tt) 9. Xây dựng cần thưa để dành chỗ cho động vật hoang dã đi lại và cây cối mọc. 10. Hạn chế tối đa xe cơ giới. 11. Xây dựng các bản nội quy và hướng dẫn ở đầu đường mòn. 12. Bố trí các hình vẽ động thực vật hoang dã rãi rác xung quanh chỗ ở để du khách làm quen với các loài mà họ có thể gặp trong điểm du lịch. 13. Sử dụng các kiến trúc, xây dựng ít tác động đến cảnh quan, chẳng hạn thay vì làm đường mòn đi bộ có thể làm các đường sàn (đường cao lót ván) hoặc cầu khỉ. 14. Bãi quây súc vật, bãi ch ănthn thả nên quy hoạch sao cho không gây ô nhiễm nước. 15. Kiểm soát liên tục các nguồn phát tiếng ồn hay mùi khó chịu để giảm tác động xấu đến môi trường và gây khó chịu cho du khách. 16. Bố trí công trình, xây dựng phải tính đến biến đổi khí hậu theo mùa và hướng gió, hướng ánh nắng. 14
  15. 8/20/2010 Du lịch bền vững ở những vùng sinh thái nhạy cảm (tt) 17. Hạn chế chiếu sáng điểm du lịch sinh thái để tránh làm rối loạn đời sống của động vật hoang dã. 18. Quy hoạch tuyến đường mòn trong khu vực tự nhiên còn nguyên vẹn cần được đặc biệt chú ý nhằm hạn chế ảnh hưởng đến nơi ở của động vật hoang dã. 19. Đặc biệt tránh làm phiền các động vật sống dựa vào cây cối hoặc làm tổ, di chuyển lên cây cối. 20. Các tuyến đường dẫn khách đến điểm du lịch cần hết sức chú ý khi xây dựng. Hạnchn chế tối đahoa hoặcbc bỏ hẳnvin việcsc sử dụng xe cơ giới. 21. Cần có ngay các công trình hỗ trợ chống xói mòn. 22. Điểm du lịch cũng phải được thiết kế sao cho người tàn tật, trẻ em và người già cũng có thể tham quan được. Du lịch bền vững ở những vùng sinh thái nhạy cảm (tt) • Hướng dẫn kiến trúc các công trình xây dựng trọng điểm du lịch sinh thái 1. Sử dụng tối đa các kỹ thuật xây dựng của địa phương, vật liệu địa phương, hình dáng kiến trúc văn hoá địa phương. 2. Dạng công trình phải hoà hợp với tự nhiên, xây dựng công trình dựa theo tiêu chuẩn môi trường dài hạn. 3. Việc duy trì hệ sinh thái cần được ưu tiên hơn là tiếp tục tiến hành hoặc sử dụng các công trình kiến trúc xấu xí. 4. Cung cấp các phương tiện như giày đi ngoài trời, ủng lội nước để du kháchcóthkhách có thể sử dụng tạinhi những ch ỗ lầyly lội thay vì phảisanli san lấpnhp những chỗ này, nếu những chỗ lầy lội có giá trị sinh thái. 5. Bảo vệ tán cây che trên đường mòn để giảm xói mòn và tránh nắng. 6. Kiến trúc cần tránh tạo cảm giác xung đột giữa công trình và cảnh quan sinh thái. 15
  16. 8/20/2010 Du lịch bền vững ở những vùng sinh thái nhạy cảm (tt) 7. Cung cấp các trang thiết bị đi đường (ba lô, giày) và cắm trại cho du khách. 8. Nên sử dụng các kiến trúc đơn giảm, kích thước nhỏ. 9. Thiết lập nội qui môi trường để hướng dẫn hành động của du khách và nhân viên. 10. Cung cấp cho du khách các tài liệu tham khảo giới thiệu về cảnh quan môi trường của điểm du lịch. 11. Sử dụng trang bị nội thất địa phương nếu có thể (trừ phi không đủ)k) kể cả vật trang trí, tranh vẻ 12. Tránh sử dụng các sản phẩm cần nhiều năng lượng hoặc được làm từ các vật liệu độc hại. 13. Xây dựng cần tôn trọng tiêu chuẩn văn hoá và tinh thần của địa phương. Khi thiết kế cần tham khảo ý kiến của chuyên gia địa phương và được người địa phương ủng hộ. Du lịch bền vững ở những vùng sinh thái nhạy cảm (tt) 14. Kiến trúc công trình cần chú ý đến sự xâm nhập của côn trùng, chuộtbt bọ, rắn, sao cho tránh đượcsc sự xâm nhập của chúng hơn là phải giết chúng. 15. Chú ý đến việc sử dụng công trình của người tàn tật sao cho họ có thể được tự do thoải mái. 16. Công trình cần được tính toán quy hoạch nhằm mở rộng trong tương lai để không phải dỡ bỏ và lãng phí những phần đãxâydã xây dựng. 17. Sử dụng vật liệu xây dựng địa phương (kể cả gỗ) cần tính toán tác động môi trường. 18. Xây dựng cần tính đến các tai biến (động đất, bão, trượt lỡ đất). 16
  17. 8/20/2010 Du lịch bền vững ở những vùng sinh thái nhạy cảm (tt) • Hướng dẫn sử dụng năng lượng và cơ sở hạ tầng 1C1. Cần xâdây dựng lợidi dụng ưu thế của cảnh quan v à khí hậu tự nhiên có thể tạo lưu thông không khí tự nhiên, tiết kiệm năng lượng. 2. Tranh thủ điều kiện sử dụng năng lượng mặt trời hay gió ở nơi nào có thể. 3. Đặt ống nước tránh làm xấu cảnh quan, nên men theo đường mòn. 4. Chỉ dùng điều hoà không khí những chỗ cần thiết, vì thế trong thiết kế xây dựng cần sử dụng tối đa kỹ thuật thông khí và cách nhiệt tự nhiên. Du lịch bền vững ở những vùng sinh thái nhạy cảm (tt) • Quản lý chất thải ở các điểm du lịch sinh thái 1. Bố trí những chỗ ngồi nghỉ thuận tiện trên đườnggg kèm theo thùng đựng rác không chỉ cho du khách mà còn cả cho người địa phương. 2. Tổ chức thu gom rác và chôn lấp hợp vệ sinh. 3. Nơi chứa tạm thời rác cần làm sao cho côn trùng và động vật không vào được. 4. Tái chế, tái sử dụng những gì có thể. 5. Sử dụng các kỹ thuật ủ phân vi sinh và tạo khí sinh học để giảm chất thải hữu cơ. 6. Xử lý nước thải trước khi cho chảy vào thuỷ lực tự nhiên hoặc tái sử dụng cho mục đích phù hợp (tưới cây, rửa xe). 7. Hạn chế bao bì khi có thể, tăng cường sử dụng bao bì có khả năng phân huỷ nhanh trong môi trường. 8. Tổ chức đặt cọc bao bì (lon, vỏ chai, vỏ hộp) đối với khách du lịch đi tham quan trong các khu thiên nhiên khi khách trở lại bao bì sẽ nhận lại tiền đặt cọc. 17