Bài giảng Phát triển du lịch bền vững - Bài 3: Định hướng và các công tác công cụ tăng cường du lịch bền vững - Huỳnh Văn Đà

pdf 20 trang hapham 3360
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Phát triển du lịch bền vững - Bài 3: Định hướng và các công tác công cụ tăng cường du lịch bền vững - Huỳnh Văn Đà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_phat_trien_du_lich_ben_vung_bai_3_dinh_huong_va_ca.pdf

Nội dung text: Bài giảng Phát triển du lịch bền vững - Bài 3: Định hướng và các công tác công cụ tăng cường du lịch bền vững - Huỳnh Văn Đà

  1. 8/20/2010 PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG BÀI GIẢNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC CÔNG CỤ TĂNG CƯỜNG DU LỊCH BỀN VỮNG Huỳnh Văn Đà, MB Trường Đại học Cần Thơ 1
  2. 8/20/2010 Định hướng du lịch bền vững • Xác định mức độ và tính chất của du lịch ƒ Hai vấn đề quan trọng trong việcxácc xác định mức độ và tính chấttc của hoạt động du lịch để điều chỉnh sự phát triển của du lịch là: o Sự phân bổ không gian du lịch: Những địa điểm và những cộng đồng khác nhau ít nhiều sẽ phù hợp với các mức độ phát triển du lịch khác nhau. o Thay đổi mức độ nhu cầu trong năm: Tính thời vụ là một trở ngại chung của du lịch bền vững. Các điểm du lịch đều trãi qua những lúc cao điểm và những lúc vãn khách. Định hướng du lịch bền vững (tt) • Để thúc đẩy du lịch bền vững cần: • Lựacha chọnthn thị trường: ƒ Chiến lược du lịch cần xác định những thị trường ưu tiên. Việc xác định này có ảnh hưởng đến các chính sách về loại hình sản phẩm được ưa chuộng và chiến lược tiếp thị. ƒ Khi lựa chọn thị trường mục tiêu, cần phải cân nhắc các nhân tố phát triển bền vững sau: o Tính thời vụ: Đây là nhân tố chính nhằm lựa chọn thị trường vì mục tiêu phát triển bền vững. o Tiềmnm năng phát triển:Vìm: Vì mục tiêu phát triểnnkinht kinh tế bềnnv vững, phầnnl lớnncác các điểm du lịch đều hướng cạnh tranh vào những thị trường có biểu hiện phát triển trong tương lai. 2
  3. 8/20/2010 Định hướng du lịch bền vững (tt) o Mức chi tiêu bình quân đầu người trong cộng đồng: Những khách du lịch tiêu nhiều sẽ có nhiều đóng góp hơn vào nền kinh tế địa phương mà không phát sinh chi phí bảo vệ cộng đồng và môi trường. Tuy nhiên, cũng cần phải cân nhắc khả năng chi tiêu tại các thị trường khác nhau, trong đó bao gồm những thị trường có nhiều du khách chi tiêu vào các loại hình sản phẩm và dịch vụ du lịch nhất, mà nguồn thu từ các sản phẩm và dịch vụ đó sẽ được giữ lại tại địa phương. o Thời gian lưu trú: Những khách du lịch lưu trú lâu hơn sẽ có đóng góp nhiều hơn về mặt kinh tế, có ý thức hỗ trợ cộng đồng địa phương và nhu cầu bảo tồn, cũng như sẽ mang lại nhiều lợi nhuận hơn (khoản thu của địa phương) trên mỗi khoảng cách đi lại (chi phí môi trường toàn cầu). Tuy nhiên, ở nhiều nơi trên thế giới, các chuyến du lịch ngắn ngày đang có xu hướng phổ biến hơn các chuyến du lịch dài ngày. o Khoảng cách đi lại: Thị trường du lịch càng gần, hành trình đến điểm du lịch sẽ ngắn hơn và sẽ góp phần giảm tác động tới môi trường toàn cầu do khí thải từ giao thông. Định hướng du lịch bền vững (tt) o Khả năng chào hàng thích hợp: Một số thị trường có khả năng phản ứng tích cực hơn các thị trường khác trong việc đưa ra các loại hình và sản phẩm du lịch chào hàng. o Trách nhiệm và tác động: Những điểm du lịch có môi trường hoặc cộng đồng nhạy cảm có thể thu hút những du khách có khả năng đánh giá và có trách nhiệm cao hoặc ít gây tác động đến cộng đồng và môi trường do bản chất hoạt động của họ. o Tính tin cậy: Có nhiều thuận lợi trong việc lựa chọn những thị trường ít xảy ra tình trạng biến động bất thường do các nhân tố như các sự kiện quốc tế, tỉ giá giao dịch hay hình ảnh của khu vực. o Tạo cơ hội cho mọi người: Để đảm bảo sự thoả mãn của du khách, cần tăng kinh nghiệm phục vụ du khách, chú ý đến nhu cầu của những người chịu thiệt thòi về thể chất hay kinh tế. o Khả năng tiếp cận thị trường hiệu quả: Chỉ nên lựa chọn những thị trường khi có được quy trình giao tiếp hiệu quả và kinh tế. 3
  4. 8/20/2010 Định hướng du lịch bền vững (tt) • Lựa chọn sản phẩm: ƒ Các chiến lược du lịch cần cân nhắc sự cân đối của các sản phẩm ở điểm du lịch. Việc cân nhắc tính bền vững có thể hướng vào khoảng trống giữa các sản phẩm chào hàng hay hướng vào các loại sản phẩm làm nổi bật. ƒ Có nhiều sản phẩm du lịch mang tính bền vững. Trong đa số trường hợp, tác động phụ thuộc vào tính chất và vị trí của sự phát triển cũng như cách thức hoạt động. Tuy nhiên, các loại sản phẩm khác nhau đều có những mặt mạnh và mặt yếu phù hợp với phát triển bền vững. ƒ Nhìn chung, những điểm du lịch cần tập trung vào sự đa dạng của các loại sản phẩm miễn là chúng phù hợp với nhu cầu của thị trường, được quy hoạch, phát triển tốt và được điều hành nhằm đáp ứng nhu cầu của cộng đồng địa phương cũng như môi trường. Định hướng du lịch bền vững (tt) • Tác động tới hoạt động của các doanh nghiệp du lịch Mặc dù hoạt động của các doanh nghiệp du lịch về cơ bản là trách nhiệm của ngành kinh tế tư nhân, song chính phủ phải đưa ra chính sách nhằm khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động sao cho bền vững. Lĩnh vực chủ chốt của các doanh nghiệp là: ƒ Chất lượng và chăm sóc khách hàng: điều này quan trọng đối với bền vững kinh tế và đáp ứng khách hàng. ƒ Quản lý môi trường: Thiết lập hệ thống quản lý môi trường ở một cấp độ nhất định sẽ là một phần trong kế hoạch hoạt động của các doanh nghiệp. Sử dụng cân bằng tài nguyên chẳng hạn như nước, xem xét nhu cầu địa phương cũng là mộtcáchqut cách quảnlýmôitrn lý môi trường hiệuuqu quả. ƒ Quản lý nhân lực: Hàng hoá chất lượng cao, cân bằng cơ hội việc làm có ý nghĩa rất quan trọng. Còn có một số vấn đề khác liên quan như cơ hội việc làm cho người dân địa phương, người nghèo, và người gặp hoàn cảnh khó khăn khác. 4
  5. 8/20/2010 Định hướng du lịch bền vững (tt) ƒ Quản lý dây chuyền cung ứng: Các khía cạnh bền vững khác nhau tập trung vào việc các doanh nghiệp phải hợp tác với các nhà cung ứng: o Là người bản địa, từ đó phát triển kinh tế địa phương, rút ngắn khoảng cách đi lại. o Ủng hộ chính sách buôn bán và tuyển lao động đúng quy cách. o Sống, ủng hộ và hoà đồng cùng cộng đồng dân cư nghèo. o Áp dụng các quy trình sản xuất bền vững, thân thiện với môi trường. ƒ Mối quan hệ với địa phương và môi trường: Cần khuyến khích các doanh nghiệp ủng hộ việc bảo tồn môi trường địa phương và sự nghiệp xã hội. ƒ Tác động tới du khách: Các doanh nghiệp có ảnh hưởngqg quan trọng tới thái độ của du khách thông qua việc cung cấp thông tin, giải thích hướng dẫn và tạo điều kiện. Định hướng du lịch bền vững (tt) • Tác động tới du khách – thúc đẩy tiêu thụ ổn định Hoạt động và quyết định của du khách liên quan mật thiết với chương trình phát tri ểnnb bềnnv vững. Do đóóc cần: o Nâng cao nhận thức của du khách về du lịch bền vững thông qua hoạt động tiếp thị, cung cấp thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng trong chuyến đi hay tại điểm du lịch. o Cần khuyến khích du khách: o Tôn trọng và không được có bất kỳ hành động nào gây tổn hại đến địa phương. o Tìm hiểu về di sản văn hoá thiên nhiên của khu, điểm du lịch. o Mua sản phẩm của địa phương. o Giảm thiểu tác động tới môi trường (tiết kiệm nước và năng lượng, không vứt rác bừa bãi). o Tuân thủ quy định về các hoạt động ngoài trời như quan sát đời sông hoang dã. o Ủng hộ các dự án xã hội và bảo tồn bằng cách đóng góp tiền hoặc theo nhiều cách khác. 5
  6. 8/20/2010 Các công cụ tăng cường du lịch bền vững • Các công cụ tăng cường du lịch bền vững được chia làm 5 nhóm với mục đích khác nhau: ƒ Các công cụ đolo lường: đượcsc sử dụng để xác định các mức độ và tác động của du lịch và để cập nhật được những thay đổi hiện nay hoặc tương lai. ƒ Các công cụ chỉ huy và kiểm soát: tạo điều kiện để kiểm soát chặt chẽ hơn các khía cạnh cụ thể của phát triển và hoạt động du lịch, với sự hỗ trợ của luật pháp. ƒ Các công cụ kinh tế: gây ảnh hưởng lên hành vi và tác động du lịch thông qua các phương tiện tài chính và gửi đi các tín hiệu thông qua thị trường. ƒ Các công cụ tùy chọn: cung cấp các khung chuẩn hoặc các quy trình khuyến khích các nhóm đối tượng tham gia tự nguyện vào các cách tiếp cận và tập quán bền vững. ƒ Các công cụ hỗ trợ: thông qua các công cụ này có thể vừa trực tiếp vừa gián tiếp tác động và hỗ trợ các doanh nghiệp và khách du lịch thực hiện việc điều hành và các hoạt động của họ một cách bền vững hơn. Các công cụ tăng cường du lịch bền vững (tt) • Các công cụ đo lường • Các chỉ số bền vững: Các nỗ lực nhằm đạt được những tiến bộ về phát triển bền vững chỉ có thể vô nghĩa nếu không có những phương thức khách quan để: hoặc là đánh giá xem những nguyên tắc bên trong của phát triển bền vững có được tôn trọng hay không, hoặc là để đo mức độ tiến bộ. Do đó, việc xác định và sử dụng các chỉ số đo tính bền vững là một yếu tố trọng tâm trong quá trình lập kế hoạch và quản lý. ƒ Các chỉ số có thể được sử dụng để chỉ ra: ƒ Hiện trạng của ngành công nghiệp (VD: tỉ suất phòng, mức độ hài lòng của du khách). ƒ Các áp lực đối với hệ thốngg( (VD: tình trạng thiếu nước, tỉ lệ tội phạm). ƒ Tác động của du lịch (VD; những thay đổi về mức thu nhập trong cộng đồng địa phương, tỷ lệ phá rừng). ƒ Nỗ lực quản lý (VD: đầu tư vào việc khắc phục ô nhiễm bờ biển). ƒ Tác động của các hành động quản lý (VD: mức độ ô nhiễm đã được cải thiện, số lượng khách du lịch quay trở lại). 6
  7. 8/20/2010 Các công cụ tăng cường du lịch bền vững (tt) • Giám sát bền vững: Giám sát bền vững bao gồm việc sử dụng các chỉ số được lựa chọn để xác định các điều kiện môi trường, xã hội và kinh tế. Việc giám sát dựa trên các hệ thống kết quả cơ sở tạo điềuuki kiện để xác định các xu thế, phát hiện thay đổiivàn và nếuucóth có thể, dự đoán trước thay đổi, và theo dõi tiến độ. Để đạt được hiệu quả cao nhất cần tiến hành giám sát thường xuyên và tuân thủ theo một nghi thức chi tiết. • Hình thức thứ nhất trong việc giám sát bền vững của du lịch là: ƒ Các mức độ du lịch: bao gồm cả cung (VD: bằng cách kiểm tra sổ sách khách lưu trú) và cầu (VD: số khách tham quan các điểm du lịch chính hoặc số khách ở lại qua đêm). ƒ Tình trạng môi trường và xã hội: điều này có thể là kết quả của du lịch hoặc ảnh hưởng tới hoạt động du lịch. Ví dụ: tỷ lệ có việc làm, tỉ lệ tội phạm, chất lượng không khí và nước, số lượng các loài tại các môi trường nhạy cảm hoặc có mật độ du lịch cao. • Thứ hai, hình thức giám sát khác là cập nhật những hoạt động, nhu cầu và ý kiến của các nhóm nhóm đốiit tượng chính , chủ yếuulà: là: ƒ Khách du lịch: thông qua khảo sát địa điểm du lịch, các nhóm trọng điểm và các ý kiến phản hồi thông qua chủ nhà để kiểm tra hồ sơ và mức độ hài lòng của du khách. ƒ Doanh nghiệp: thông qua các cuộc điều tra, gặp mặt để kiểm tra việc hiệu quả kinh tế và môi trường của doanh nghiệp, suy nghĩ và nhu cầu của doanh nghiệp. ƒ Cộng đồng địa phương: thông qua các khảo sát hộ gia đình, các nhóm trọng tâm để kiểm tra thái độ của họ đối với du lịch và mối quan tâm của họ về tác động của du lịch. Các công cụ tăng cường du lịch bền vững (tt) • Xác định các giới hạn của du lịch ƒ Một trong những nguyên tắccc của phát triểnndul du lịch b ềnnv vững là việc chuẩn bị để xác định và tuân thủ các giới hạn về phát triển du lịch và lượng khách du lịch. ƒ Có một thực tế đã được chứng minh rộng rãi là: ở những nơi nào du lịch gắn với những tác động môi trường hoặc xã hội tiêu cực thì thường nguyên nhân là do quá tải khách du lịch hoặc do tốc độ và quy mô phát triển du lịch vượt quá khả năng tiếp nhận của điểm du lịch. ƒ Cần phải xác định các giới hạn phát triển du lịch để lấy đó làm công cụ hỗ trợ việc quy hoạch và xây dựng chính sách và thực hiện các giới hạn đó thông qua hành động kiểm soát ngay tại hiện trường. 7
  8. 8/20/2010 Các công cụ tăng cường du lịch bền vững (tt) • Các công cụ chỉ đạo và kiểm soát ƒ Pháp luật, quy định, c ấp phép o Pháp luật, quy định, và cấp phép là các công cụ có mối liên hệ qua lại có thể được sử dụng để tăng cường bền vững thông qua việc đặt ra các yêu cầu bắt buộc, có thể thi hành và có thể dẫn tới các hình phạt và tiền phạt nếu không đáp ứng các yêu cầu đó. Luật pháp cho phép nhà cầm quyền áp đặt các yêu cầu được xác định và chi tiết hóa bằng các qqyuy định. Cấpgp giấyyp phé p là quá trình kiểm tra và công bố sự tuân thủ theo các quy định hoặc các tiêu chuẩn bắt buộc được xác định khác, dẫn tới việc cấp phép hoạt động. Các công cụ tăng cường du lịch bền vững (tt) ƒ Sự giám sát, quy định của pháp luật: Một số mặt trong phát triển, vận hành và quản lý du lịch cần phải được kiểm soát bằng luật pháp và nhữnggq qu y định nhằm bảo vệ môi trường, cộng đồng, khách tham quan và sự thành đạt của công việc kinh doanh. Các mặt đó là: o Địa điểm và bản chất của phát triển, nằm trong các quy định về quy hoạch và phát triển. o Quyền và điều kiện cho nhân viên. o Sức khỏe và an toàn cho du khách như vệ sinh thực phẩm, nguy cơ cháy nổ, tai nạn. o Tập quán thương mại và khả năng kinh doanh. o Tác hại nghiêm trọng đến môi trường (VD: do nước và khí thải gây ra). o Gây phiền phức dai dẳng cho các cộng đồng địa phương, chẳng hạn tiếng ồn quá tải. o Sử dụng nước và các nguồn lực khan hiếm khác. o Tình trạng du khách có thái độ thái quá hoặc lạm dụnggg người dân địa phươnggg và ngược lại (ví dụ: mại dâm trẻ em). o Quyền tiếp cận dịch vụ, đất đai Những khía cạnh trên là mối quan tâm của toàn cầu và do đó cần phải được đưa vào khung pháp lý cơ bản tại mỗi nước và áp dụng cho mọi loại hình du lịch và tại mọi địa điểm. 8
  9. 8/20/2010 Các công cụ tăng cường du lịch bền vững (tt) ƒ Cấp đăng ký: o Việccc cấp đăng ký cho các doanh nghiệpdulp du lịch có th ể đượcsc sử dụng để: o Chứng nhận việc tuân thủ các luật pháp cơ bản về các vấn đề như việc làm và bảo vệ môi trường. o Chứng nhận việc tuân thủ những quy định khác cụ thể hơn, như nêu ở trên. o Thi hành các tiêu chuẩn trên mức các thủ tục pháp lý tối thiểu. o Kiểm soát số cơ sở du lịch trên một địa bàn. o Cơ chế cấp đăng ký đã được áp dụng tại nhiều nơi trên thế giới nhằm kiểm soát hoạt động du lịch và thực thi các tiêu chuẩn ở các lĩnh vực như cho thuê nhà, hướng dẫn viên du lịch, và buôn bán tạm bợ trên hè phố Các công cụ tăng cường du lịch bền vững (tt) • Quy hoạch sử dụng đất đai và kiểm soát phát triển • QQyuy hoạch sử dụng đất đai: ƒ Trước kia quy hoạch du lịch có chiều hướng được thực hiện thông qua việc chuẩn bị các quy hoạch có phần cứng nhắc và được áp đặt từ trên xuống. Trong đó chỉ ra các địa điểm và khu vực dành cho phát triển du lịch chủ yếu là các thuộc tính tự nhiên của đất và địa phương về khối lượng và khả năng tiếp cận của khách du lịch. Các nguyên tắc phát triển bền vững hướng về một cách tiếp cận mang tính chiến lược, linh hoạt và từ cơ sở lên, có tính đến một loạt các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường và dựa trên việc bàn bạc và tham gia của địa phương. • Mộtst số điểm quan tr ọng cầnphn phảili lưu ý khi xây dựng kế hoạch, bao gồm: • Quy hoạch tích cực cho phát triển bền vững. • Tiềm năng sử dụng các công cụ khác cùng với việc quy hoạch • Hoạch định tương lai 9
  10. 8/20/2010 Các công cụ tăng cường du lịch bền vững (tt) • Các quy trình kiểm soát phát triển: ƒ Để thựchic hiệnnhi hiệuuqu quả việc quy hoạch sử dụng đấttc, cầnnph phải xây dựng một quá trình kiếm soát phát triển đảm bảo nó tuân thủ với các quy định về quy hoạch sử dụng đất và ngăn chặn những dự án bất hợp pháp. Để làm được việc đó cần: ƒ Một nguồn nhân lực dồi dào hơn để phục vụ công tác xử lý các đơn xin cấp phép. ƒ Xây dựng năng lực cho các chính quyền địa phương nhằm nâng cao kiếnnth thứccv về các v ấn đề du lịch bềnvn vững. ƒ Thông báo rõ ràng cho các chủ dự án tương lai biết các yêu cầu về thủ tục cần tuân thủ và các thông tin cần cung cấp. ƒ Thi hành các hình phạt đối với đối tượng vi phạm, bao gồm: phạt tài chính, truy cứu hình sự và tháo dỡ công trình bất hợp pháp. Các công cụ tăng cường du lịch bền vững (tt) • Các công cụ kinh tế ƒ Thuế và phí ƒ Thuế và phí là hai công cụ quan trọng trong quá trình nội hóa các chi phí tổng, bao gồm các chi phí môi trường và xã hội của các hoạt động như du lịch chẳng hạn. Tùy theo cách thức các hình thức này được chỉ đạo như thế nào, chúng có thể hỗ trợ nguyên tắc “người gây ô nhiễm trả tiền”. ƒ Những cách chính mà các chính phủ có thể sử dụng biện pháp này là: o Xác định các mức phí đối với việc sử dụng nguồn lực hoặc dịch vụ mà chính phủ kiểm soát, như tiện nghi và tài sản công cộng. o Áp dụng các các mứcthuc thuế chung hoặccc cụ thể đốivi với các hoạt động ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp du lịch và hành vi của du khách. 10
  11. 8/20/2010 Các công cụ tăng cường du lịch bền vững (tt) •Các loại thuế và phí khác nhau có liên quan nhất định đến du lịch được mô tả dưới đây: ƒ Thuế và phí áp dụng trên đầu vào và đầu ra: Một loạt các loại thuế và phí có thể được sử dụng để tác động đến việc sử dụng các nguồn lực của ngành du lịch và khách du lịch. Bao gồm: ƒ Áp dụng thu phí vệ sinh nhằm khuyến khích việc giảm khí thải. ƒ Áp dụng các mức thuế rác thải nhằm khuyến khích giảm lượng rác thải và tăng cường tái chế rác. ƒ Đánh thuế đối với các sản phẩm tiêu dùng có thể có tác động môi trường đối với sản xuất, tiêu dùng và xử lý. ƒ Phí đánh vào người dùng sử dụng các nguồn lực quý như nước chẳng hạn. ƒ Thuế và phí áp dụng cho tiêu dùng nước có thể có một vai trò quan trọng là hạn chế bớt mức tiêu thụ nước tại các khu nghỉ mát. Các công cụ tăng cường du lịch bền vững (tt) ƒ Phí sử dụng các tiện nghi và cơ sở hạ tầng: o Việc thu phí sử dụng tài sản công cộng có thể là một công cụ rất có giá trị trong ngành du lịch. Khi khách du lịch biết được là họ sẽ là người được hưởng lợi trực tiếp, họ sẽ có phản ứng ít tiêu cực hơn. Một ví dụ cụ thể là việc thu vé vào cửa tại công viên quốc gia hoặc khu di sản. Tiền thu được có thể được sử dụng vào các mục đích quản lý, kiểm soát số lượng khách và tác động của môi trường - điều này có thể liên quan tới sức tải và các định mức nhu cầu đặt ra. o Một vấn đề đặc biệt có liên quan đến du lịch là việc sử dụng thuế để tác động lên việc lựa chọn các phương tiện giao thông. Một số nước đánh thuế xăng nhằm khuyến khích người dân chuyển từ các phương tiện cá nhân sang vận tải công cộng; điều này chắc chắn có một tác động cụ thể lên các chuyền đi chơi tự do, như các chuyến tiêu khiển chẳng hạn. Người ta thường xuyên tranh luận về việc có nên áp dụng thuế đánh vào nhiên liệu máy bay không và đây là một vấn đề quan trọng đối với ngành du lịch. 11
  12. 8/20/2010 Các công cụ tăng cường du lịch bền vững (tt) ƒ Các mức phí tác động lên các quá trình bảo đảm sau sử dụng: Các mức thu phí có thể xây dựng như là một hình thức thanh tóan bảo hiểm; việc này sẽ mang lại các kết quả bền vững trong tương lai. Ví dụ: o Có thể yêu cầu các chủ dự án tương lai ký vào các giao kèo thực hiện, dưới hình thức họ sẽ được hoàn lại tiền nếu đã đáp ứng một số điều kiện. Một ví dụ phổ biến trong du lịch là việc sử dụng giao kèo thực hiện nhằm đảm bảo việc tái trồng rừng tiếp theo sau một dự án phát triển đòi hỏi phải phát quang rừng. o Có thể áp dụng các loại phí đặt cọc/hoàn trả đối với các bao bì như ly cốc hoặc chai nhựa nhằm kích thích việc tái sử dụng hoặc tạo điều kiện cho việc xử lý có kiểm soát. Các công cụ tăng cường du lịch bền vững (tt) ƒ Các chính sách khuyến khích và thoả thuận tài chính: Đây là các công cụ kinh tế có thể tác động lên hành vi của doanh nghiệp thông qua việc hỗ trợ tài chính cụ thể cho doanh nghiệp hoặc tạo cho doanh nghiệp các cơ hội thương mại. ƒ Ba cách có thể sử dụng hỗ trợ tài chính để tạo ra các thay đổi là: o Thúc đẩy hành động bằng cách đặt ra các điều kiện đối với các khoản hỗ trợ tài chính. Hình thức này có thể áp dụng cho mọi loại dự án. Các điều kiện đặt ra có thể liên quan đến việc giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường hoặc hỗ trợ các dự án bảo tồn hoặc dự án xã hội như dự án cung cấp nước sạch chẳng hạn. Cách tiếp cận này rất phù hợp với các chương trình hỗ trợ quốc gia cũng như quốc tế cũng như các dự án lớn và nhỏ. o Hỗ trợ các hình thức du lịch cụ thể liên quan đến các mục tiêu phát triển bền vững. Thay vì c ố gắng tác động lên tấttc cả các loạihìnhdi hình dự án du lịch, theo yêu c ầucóthu, có thể cung cấp khoản hỗ trợ tài chính đã xác định rõ cho các loại hình dự án cụ thể có liên quan chặt chẽ với các ưu tiên phát triển bền vững cụ thể. o Tài trợ cho các dự án đầu tư cụ thể, trực tiếp mà sau này sẽ nâng cao tính bền vững. Có thể cung cấp hỗ trợ tài chính cho các hành động sẽ tăng cường tính bền vững trong tương lai, ví dụ, lắp đặt công nghệ mới hiệu quả đối với môi trường. Cũng có thể hỗ trợ các chi phí xây dựng các kế hoạch quản lý môi trường. 12
  13. 8/20/2010 Các công cụ tăng cường du lịch bền vững (tt) ƒ Các công cụ tuỳ chọn ƒ Hướng dẫn và Bộ quy tắc ứng xử • Việcxâydc xây dựng các hướng dẫnvàBn và Bộ quy tắc ứng xử tạoramo ra mộtct cơ chế để xác định các kỳ vọng hay yêu cầu rõ ràng đối với khách du lịch, doanh nghiệp hoặc các nhóm đối tượng mà không cần sự hỗ trợ của luật pháp và các quy định. Trong nhiều trường hợp, người ta thấy chỉ cần những văn bản không dựa trên pháp luật như vậy là đủ để tạo ra những cách tiếp cận, tiêu chuẩn hay thay đổi hành vi theo yêu cầu. • Các chính phủ có thể soạn thảo các bộ quy tắc và hướng dẫn hoặc có thể hỗ trợ các nhóm đối tượng khác làm việc đó; trong quá trình này, chính phủ đóng vai trò trung gian. •Bộ quy tắc và hướng dẫn có thể được sao lại hoặc phổ biến dưới dạng các văn bản ngắn, đưa lên website, yết thị trên các bảng thông báo và thúc đẩy qua các phương tiện truyền thông phù hợp. • Các cách thức để tăng cường mức độ thành công của các bộ quy tắc và hướng dẫn: ƒ Xây dựng trên một ngôn ngữ đơn giản, văn phong rõ ràng. ƒ Sử dụng ngôn ngữ tích cực. ƒ Minh họa cho lời nói bằng những giải thích đơn giản. ƒ Thu thập ý kiến phản hồi, điểm lại các điều và dần dần cải thiện chúng. ƒ Liên kết chúng với các dịch vụ marketing và thông tin. Các công cụ tăng cường du lịch bền vững (tt) • Báo cáo và kiểm tra ƒ Việc báo cáo cho phép các doanh nghiệp hoặc các tổ chức mô tả kết quả của những nỗ lực quản lý các tác động bền vững của mình và chia sẻ thông tin này với các nhóm đối tượng. ƒ Việc xác định và báo cáo kết quả đã thực hiện được và kết quả dự báo là một công cụ quản lý rất quan trọng. Công cụ này giúp đánh giá khả năng của các nhà quản lý khi đánh giá tiến bộ đạt được trong các chính sách và mục tiêu xã hội và môi trường đã đề ra. Nó cũng là một yếu tố chủ đạo để xây dựng và duy trì sự tham gia của các nhóm đối tượng. Đối với các doanh nghiệp du lịch, có thể sử dụng việc báo cáo thể duy trì và tăng cường uy tín doanh nghiệp, thu hút khách hàng, thu lợi nhuận từ bất kỳ một sự thành công nào và thúc đẩy lợi thế thị trường. ƒ Việc kiểm tra có thể được tiến hành đối với bất kỳ một tổ chức hay doanh nghiệp nào đã công bố chính sách và chương trình nhằm tăng cường thực hiện bền vững. Kiểm tra là việc đánh giá có hệ thống các hệ thống và hoạt động của một tổ chức để xem tổ chức đó có thực hiện những gì cam kết hay không. Việc kiểm tra có thể được thực hiện trên cơ sở tự đánh giá, trên cơ sở sử dụng một thanh tra độc lập hoặc một bên xác minh thứ ba. Một khi đã xây dựng được một hệ thống quản lý môi trường, có thể thực hiện việc kiểm tra tổ chức đó trên cơ sở thường kỳ để xem nó tổ chức hoạt động có tốt không và có thực hiện đúng những gì phải làm không. 13
  14. 8/20/2010 Các công cụ tăng cường du lịch bền vững (tt) • Các công cụ hỗ trợ • Việc cung cấp và quản lý cơ sở vật chất • Trong khi hầu hết các công cụ của nhà nước đều liên quan tới việc gây ảnh hưởng lên hoạt động củaakhuv khu vựcct tư nhân, thì sự hỗ trợ trựccti tiếppc của nhà nướcc(ho (hoặcccác các cơ quan, hiệp hội, nhà thầu thuộc nhà nước) cho cơ sở vật chất và các đồ dùng, dịch vụ công cộng cũng nên được xem như một công cụ để tạo sự ổn định trong ngành du lịch. • Ở những nơi cần đầu tư để xây dựng thêm cơ sở vật chất mới, sẽ là hợp lý nếu khu vực nhà nước và tư nhân cùng nhau san sẻ chi phí bỏ ra, dựa trên những đánh giá về sự liên quan mật thiết giữa lợi ích của tư nhân và nhà nước.Việc cung cấp các yếu tố này có ý nghĩa rất quan trọng nhằm tạo ra sự bền vững về kinh tế trong ngành du lịch. Mức độ và chất lượng cung cấp các yếu tố trên đóng vai trò quan trọng giúp chính phủ tạooram ra mộttmôitr môi trường thuậnnl lợi để thúc đẩyyb bềnvn vững du lịch. •Việc cung cấp cơ sở vật chất và các dịch vụ công cộng nên đảm bảo các yếu tố: o Đem lại lợi ích cho địa phương, các đơn vị kinh doanh du lịch và khách du lịch, đáp ứng nhu cầu của từng cá nhân. o Có hiệu quả kinh tế và bền vững o Sử dụng công nghệ và các phương thức cung cấp tốt nhất, giảm tối đa sự tiêu thụ các nguồn tài nguyên và đảm bảo xử lý chất thải một cách hệu quả. Các công cụ tăng cường du lịch bền vững (tt) • Việc cung cấp phương tiện đi lại: Giao thông vận tải là mộtyt yếutu tố thuộc chính sách chiếnln lượchc hếtst sức quan trọng cho một ngành du lịch bền vững. Du lịch nên được tính đến trong tất cả các kế hoạch giao thông vận tải, dựa trên số lượng lượt khách du lịch hiện nay và những ước tính trong tương lai. Đường lối chính sách chung là tăng cường giao thông tới và trong phạmvicácm vi các điểmdulm du lịch sử dụng các phương thức vận tải ít gây ô nhiễm, và quản lý sự đi lại của du khách theo cách giảm tối đa ách tắc và những tác động bất lợi đối với cộng đồng dân cư địa phương và với môi trường. 14
  15. 8/20/2010 Các công cụ tăng cường du lịch bền vững (tt) • Các trang thiết bị và dịch vụ công cộng: ƒ Việc cung cấp các dịch vụ công cộng cần được lên kế hoạch kĩ luỡng tại các điểm du lịch, đặc biệt ở những vùng nghèo tài nguyên thiên nhiên. ƒ Nước ƒ Năng lượng ƒ Chất thải rắn ƒ Hệ thống thoát nước ƒ Viễn thông Các công cụ tăng cường du lịch bền vững (tt) • Các dịch vụ khẩn cấp và an ninh: • An toàn cũng như an ninh trật tự đang là những vấn đề ngày càng có ý nghĩa quan trọng đối với hiệu quả và việc tạo ra diện mạo cho các điểm du lịch. Mức độ bảo hiểm và việc cung cấp thêm một vài dịch vụ khẩn cấp khác như dịch vụ y tế và cứu hoả nên được lưu tâm. Nhà cung cấp các dịch vụ này nên thường xuyên liên hệ với các cơ quan ban ngành, các nhà quản lý về du lịch. Vấn đề mấu chốt là khả năng đáp ứng yêu cầu của khách du lịch của các nhà cung cấp. Một vài địa điểm du lịch đã có các chương trình hỗ trợ khách du lịch và đường dây liên lạcgiúpc giúp đỡ. •Các hệ thống giải quyết các tình huống khẩn cấp như cấp cứu về sức khỏe, khủng bố, các thảm hoạ công nghiệp và tự nhiên, bao gồm cả việc phản ứng với những cảnh báo trước khi xảy ra tình huống, nên được diễn tập kĩ càng. Những kế hoạch di tản cũng nên được đưa ra khi cần thiết trong quá trình diễn tập này. 15
  16. 8/20/2010 Các công cụ tăng cường du lịch bền vững (tt) • Xây dựng năng lực •Xây dựng năng lực là việc phát triển tiềm năng và khả năng của những nhóm đối tượng để đưa ra và thực hiện các quyết định sẽ đưa đến một ngành du lịch bền vững hơn, bằng cách nâng cao hiểu biết, kiến thức, sự tự tin và các kĩ năng của họ. • Quá trình xây dựng năng lực vì ngành du lịch bền vững sẽ tập trung cơ bản vào: ƒ Các đơn vị kinh doanh du lịch: đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì các doanh nghiệp này còn nhiều hạn chế về năng lực chuyên nghiệp so với các doanh nghiệp lớn, và có nhiều khả năng cần tìm kiếm sự hỗ trợ hơn. ƒ Cộng đồng địa phương, cụ thể hơn là các nhóm người nắm giữ cổ phần ở địa phương. ƒ Các cơ quan, tổ chức bao gồmmcácc các cơ quan nhà nướccvàcáct và các tổ chức phi chính phủ. ƒ Chính phủ ở cả hai cấp quốc gia và địa phương có thể đóng vai trò trực tiếp trong việc thực hiện hoạt động xây dựng năng lực, hoặc có thể hỗ trợ về tài chính, kĩ thuật hay chính trị để các cơ quan khác thực hiện. Quá trình xây dựng năng lực là một phần chủ chốt trong các dự án hỗ trợ cho phát triển bền vững, có sự tham gia của một loạt các cơ quan bao gồm cả chính phủ. Việc hỗ trợ không nhất thiết dưới hình thức tài chính, chính phủ thường đóng vai trò tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình này được thực hiện. Các công cụ tăng cường du lịch bền vững (tt) • Xây dựng năng lực trong các doanh nghiệp: •Một phần quan trọng trong quá trình xây dựng năng lực có liên quan tới việc hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân tạo được sự ổn định trong hoạt động kinh doanh. Các phương pháp hỗ trợ bao gồm: ƒ Tư vấn trực tiếp: một loạt các dịch vụ tư vấn của chính phủ hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ, cũng có thể được trợ giúp bởi các nhà tài trợ. Hoạt động tư vấn kĩ thuật về việc quản lý môi trường và các vấn đề tạo sự bền vững khác đã được chứng minh là một trong những phương pháp tốt nhất để đạt được những thay đổi hiệu quả. ƒ Tiến hành các chương trình đào tạo và các cuộc hội thảo: các hoạt động này gồm các khía cạnh liên quan tới việc quản lý kinh doanh và môi trường. Các khoá đào tạo, kèm theo các chuyến thăm quan thực tế, cũng có thể được vận dụng một cách hiệu quả để nâng cao ý thức cho các doanh nghiệp về những nét đặc trưng và sự nhạy cảm riêng biệt của những di sản văn hoá và tự nhiên ở địa phương, những kiến thức này được truyền đạtlt lạihkháhthi cho khách tham quan. ƒ Sử dụng sách tư vấn: một số quốc gia và các dự án đã cung cấp các sách hướng dẫn về sự bền vững cho các doanh nghiệp, trong đó có các địa chỉ liên hệ để đuợc biết thêm thông tin. Đây là một phương pháp tốt để tiếp cận được với đông đảo người xem nhưng sẽ hiệu qủa hơn nếu kết hợp với việc đào tạo trực tiếp và những công cụ khác. Việc nâng cao ý thức và kĩ năng của từng nhân viên, đặc biệt là ở các cơ sở kinh doanh lớn cũng nên được coi là một phần trong quá trình xây dựng năng lực. 16
  17. 8/20/2010 Các công cụ tăng cường du lịch bền vững (tt) • Phát triển mạng lưới và các khu vực học tập: •Một trong những cách tốt nhất để đảm bảo có thêm nhiều đối tượng tham gia vào quá trình xây dựng năng lực, cũng như để tăng thêm các cơ hội thực thi những phương thức hữu hiệu lâu dài là khuy ếnkhíchvàhn khích và hỗ trợ các doanh nghiệppc cộng tác làm việc theo nhóm hoặc theo mạng lưới. Các mạng lưới có thể tăng cường khả năng cho các doanh nghiệp nêu ra các vấn đề liên quan đến tính bền vững. Việc tạo thành mạng lưới có thể dựa trên vị trí địa lý hoặc chủ đề quan tâm chung, và có thể liên quan tới các tổ chức có uy tín như các hiệp hội du lịch. Các mạng lưới này đem lại lợi ích trong việc thúc đẩy các tiêu chuẩn chung, sự hỗ trợ lẫn nhau, và những áp lực ngang bằng giữa các thành viên. •Bước phát triển xa hơn của phương thức mạng lưới là khái niệm “khu vực học tập”. Theo truyền thống, đào tạo về du lịch được xem là quá trình một chiều trong đó các cá nhân hoặc doanh nghiệp nhận được sự hướng dẫn từ các tổ chức đào tạo. Những cách tiếp cận mới là các quá trình hai chiều, tiến bộ và năng động hơn, dựa trên quan niệm học tập không ngừng. Một “khu vực học tập về du lịch” liên kết những nhóm đối tượng ở cùng một địa điểm (hoặc chung một chủ đề quan tâ)âm) để họ cóhó thể hợp tác cảihii thiện năng lực hoạt động của mỗiid doan h nghiệp, chất lượng và sự bền vững của ngành du lịch trong toàn vùng, thông qua việc phát triển và trao đổi các kĩ năng, kiến thức và kinh nghiệm. Tất cả các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp tư nhân có liên quan sẽ được xem như một phần của khu vực học tập, bao gồm cả người đào tạo và người được đào tạo. Phương pháp khu vực học tập nhằm để đảm bảo rằng các quá trình xây dựng năng lực được phát triển trong bản thân các doanh nghiệp và đáp ứng đúng với nhu cầu của họ, đồng thời xây dựng mối quan hệ hợp tác và giảm tình trạng sao chép lẫn nhau giữa các tổ chức đào tạo. Một cổng thông tin trên web sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định đặc điểm của khu vực học tập và tạo thuận lợi cho quá trình giao tiếp trong đó. Các công cụ tăng cường du lịch bền vững (tt) • Quá trình xây dựng năng lực trong cộng đồng địa phương: • Quá trình xây dựng năng lực trong các cộng đồng địa phương là một yếu tố quan trọng trong việc phát triển du lịch bền vững liên quan tới việc nâng cao quyền hạn của cộng đồng và một số những mục tiêu quan trọng khác. Đây là một quá trình mất nhiều thời gian. Nó nên được thực hiện một cách cẩn thận và dựa trên nguyên tắc hỗ trợ các cộng đồng địa phương hơn là mang tính áp đặt. Một số khu vực đã đạt được thành công đặc biệt thông qua việc hợp tác thực hiện giữa từng doanh nghiệp tư nhân và cộng đồng tại địa phương. • Giai đoạn đầu tiên bao gồm việc tạo ra điều kiện thuận lợi cho quá trình quan sát thực trạng, và sự trợ giúp bằng việc đánh giá thực tế về các cơ hội và ảnh hưởng. Vấn đề về mức độ công khác với tư, hoạt động và sự sở hữu (rất đa dạng giữa các kiểu xã hội khác nhau) cũng cần được nêu lên ở giai đoạn đầu, kể cả các vấn đề về bìn h đẳng xãhã hộihi như bình đẳng giớiiTê. Trên thế giới đããóhi có nhiều dự ááón có sự cộng tác của các cộng đồng địa phương về quá trình xây dựng năng lực vì ngành du lịch bền vững. • Giai đoạn hai của quá trình xây dựng năng lực trong cộng đồng bao gồm sự hỗ trợ để thu được kiến thức và kĩ năng. Các nội dung điển hình gồm có: chăm sóc khách hàng, tiếp thị, quản lý môi trường, dịch vụ hướng dẫn, kĩ năng kinh doanh, làm việc và thương lượng với những người quản lý thương mại, phát triển dây chuyền cung cấp ở điạ phương, đào tạo ngôn ngữ cơ bản, giám sát hoạt động và các ảnh hưởng. 17
  18. 8/20/2010 Các công cụ tăng cường du lịch bền vững (tt) • Củng cố tổ chức: • QQyuá trình xây dựng năng lực vì ngành du lịch bền vững hơn cũng nên hướng vào các bộ thuộc chính phủ ở tất cả các cấp, và các cơ quan trực thuộc bộ. Tuy nhiên, ở nhiều quốc gia còn có yêu cầu nâng cao nhận thức và kiến thức về những vấn đề phát triển bền vững trong ngành du lịch. Những yêu cầu và phương thức khác nhau bao gồm: ƒ Phát triển năng lực cơ bản (về mặt nhận thức, năng lực và các nguồn lực) ở tất cả các cấp. ƒ Đảm bảo nhận thức và sự ủng hộ về chính trị. ƒ Giớithii thiệuun năng lựcvc về kĩ thuật trong các cơ quan tổ chức. Việc củng cố tổ chức cũng rất quan trọng đối với các loại tổ chức khác. Ví dụ như các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực quản lý môi trường hoặc phát triển cộng đồng có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc hướng du lịch vào những mục tiêu phát triển bền vững, nhưng có thể còn thiếu những kiến thức thực tế về du lịch. Các công cụ tăng cường du lịch bền vững (tt) • Mở rộng, và chia sẻ kiến thức và các tập quán tốt: • Để thúc đẩy quá trình xây dựng năng lực, chính phủ các nước nên hỗ trợ nghiên cứu và giáo dục liên quan tới phát triển du lịch bền vững và phổ biến các tập quán tốt. Hoạt động này bao gồm: •+ Những vấn đề bền vững trong giáo dục du lịch. Các khoá học lý thuyết và thực hành về du lịch cho sinh viên nên kèm thêm các vấn đề phát triển bền vững trong chuơng trình học. Các khoá học về các lĩnh vực liên quan như quản lý môi trường và phát triển bền vững nên nói đến vai trò của ngành du lịch. •+ Hỗ trợ và phổ biến những nghiên cứu và thông tin liên quan. Hoạt động thu thập và tiếp cận thông tin để hướng dẫn phát triển bền vững có thể rất tốn kém với từng doanh nghiệp, dự án và cộng đồng dân cư riêng lẻ. Những công trình nghiên cứu liên quan nên được hỗ trợ rồi sau đó kết quả sẽ được chia sẻ. Điều này bao hàm việc tiến kịp với những nghiên cứu và kiến thức têtrên thế giớiCái. Các c hủ đề liên quan c hủ yếu bao gồm nghiên cứu thị trường, quá trình quản lý và ứng dụng công nghệ. •+ Công nhận và phổ biến những tập quán tốt. Một số quốc gia và tổ chức quốc tế sử dụng các hệ thống khen thưởng các đơn vị phát triển bền vững như một phương pháp đề cao những tập quán tốt. Các kĩ thuật phổ biến khác nhau có thể được vận dụng. •+ Khuyến khích các chương trình du lịch với mục đích học tập và những phương thức trao đổi khác. Những điều bổ ích đạt được từ việc học hỏi kinh nghiệm của những điểm du lịch tương đồng hoặc từ những sáng kiến trong và ngoài nuớc được nhấn mạnh. 18
  19. 8/20/2010 Các công cụ tăng cường du lịch bền vững (tt) • Hoạt động tiếp thị và các dịch vụ thông tin •Hoạt động tiếp thị về đất nước hoặc các điểm du lịch và cung cấp thông tin cho du khách là những nhiệmmv vụ vốnncóc có của chính phủ ở cả hai cấp trung ương và địaaph phương. Vi ệc này thường được thực hiện bởi Bộ Du lịch, cơ quan quản lý du lịch ở một vùng hoặc chính quyền địa phương. •Hoạt động tiếp thị và các dịch vụ thông tin là những công cụ trực tiếp, linh hoạt và có ảnh hưởng lớn, có thể được sử dụng để tác động lên hoạt động của các loại hình đơn vị kinh doanh du lịch khác nhau và tới hành vi của du khách, thông qua việc tạo ra mối liên lạc thiết yếu giữa các điểm du lịch, các sản phẩm du lịch và khách du lịch. •Sự thành công của hoạt động tiếp thị cho một điểm du lịch phụ thuộc một phần vào việc phát triển và quảng bá một tên hiệu rõ ràng đựa trên những giá trị cốt lõi của địa điểm du lịch đó. Vì sự phát triển bền vững, tên hiệu và các hình ảnh đi kèm (gồm có tranh ảnh và văn bản) nên mang nh ững đặc điểm sau: ƒ Đủ sinh động để thu hút sự chú ý và kích thích sự quan tâm ƒ Đủ độc đáo để phân biệt với các địa điểm khác. ƒ Phù hợp với những giá trị của các thị trường mục tiêu của địa điểm du lịch đó. ƒ Có tính chính xác, chẳng hạn có liên quan tới những gì du khách sẽ thấy được trong thực tế. ƒ Tránh sự rập khuôn và những hình ảnh hạ thấp giá trị của cộng đồng địa phương. Các công cụ tăng cường du lịch bền vững (tt) •Dù thương hiệu và hình ảnh của một điểm du lịch là như thế nào, thì tất cả các điểm du lịch nên đảm bảo rằng du khách được cung cấp đầy đủ thông tin chi tiết và chính xác trước và thtrong chuyến đi của họ, chhhého phép họ có được những sự lựa chọn với đầy đủ thông tin cần thiết và khuyến khích những hành vi có trách nhiệm. Điều này liên quan tới toàn bộ điểm du lịch và từng khu vực riêng lẻ, tới cộng đồng địa phương. Thông tin nên bao gồm: •Môi trường tự nhiên, bao gồm các đặc trưng đặc biệt và mức độ nhậy cảm với một số hoạt động cụ thể. •Lịch sử, di sản văn hoá và truyền thống tại địa điểm du lịch, bao gồm những gợi ý về lợi ích của du khách và hành vi của họ. •Những điều kiện kinh tế xã hội hiện tại, và hàm ý về cách đối xử với du khách. • Thônggq tin liên quan tới sức khoẻ và sự an toàn của khách du lịch. 19
  20. 8/20/2010 Các công cụ tăng cường du lịch bền vững (tt) •Việc cung cấp thông tin về địa phương cũng có thể được kết hợp với yếu tố giải thích thêm về tình hình của địa phương để du khách có thêm hiểu biết về những vấn đề về môi trường ở đó và nhu cầu của cộng đồng dân cư sống trong đóóNh. Những ch ủ thể đóng vai trò cung cấp thông tin bao gồm: • Các trung tâm thông tin du lịch (TIC): truyền đạt thông tin trực tiếp có hiệu quả đặc biệt để cung cấp cho du khách thông tin chính xác phù hợp nhất. Các trung tâm thông tin du lịch thường được chính phủ hỗ trợ, mặc dù việc đảm bảo ổn định lâu dài về tài chính của các trung tâm này vẫn là một thách thức. • Các trung tâm dành cho khách du lịch: kết hợp cung cấp thông tin cho du khách và trưng bầy thông tin chi tiết về tình hình của địa phương. • Các tấm panô và biển hiệu cung cấp thông tin: cần được thiết kế đẹp mắt, ngôn ngữ giản dị, đặt ở những địa điểm thích hợp. • Đại diện của các công ty du lịch: sẽ rất có tác dụng nếu thông tin giới thiệu về điểm du lịch được cung cấp cho khách hàng từ đại diện các công ty, định hướng cho họ về các hoạt động trong và ngoài điểm du lịch. • Chủ cáádc dịch vụ cung cấp chỗ ở: ngườihi chủ vààhâiêti nhân viên tiếp tân ở cáádc dịch vụ lưu ttúlàrú là địa chỉ liên lạc thường xuyên trong suốt chuyến du lịch. Những thông tin do họ cung cấp (trực tiếp hoặc qua thông báo) liên quan tới khu vực xung quanh hoặc những hành vi cần thực hiện trong khu vực lưu trú như việc sử dụng nước, sử dụng điện • Hướng dẫn viên: hướng dẫn viên của các chương trình du lịch và hướng dẫn viên của địa phương đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tác động đến hành vi của du khách cũng như cung cấp những hiểu biết về khu vực du lịch. • ▲Xây dựng một số công cụ cụ thể cho du lịch ở tỉnh (thành) mà bạn quan tâm? 20