Bài giảng Phương thức tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc - Hoàng Thế Anh

ppt 27 trang hapham 2840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Phương thức tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc - Hoàng Thế Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_phuong_thuc_tang_truong_kinh_te_o_trung_quoc_hoang.ppt

Nội dung text: Bài giảng Phương thức tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc - Hoàng Thế Anh

  1. PHƯƠNG THỨC TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TRUNG QUỐC TS. Hoàng Thế Anh Viện Nghiên cứu Trung Quốc Viện KHXH Việt Nam
  2. Phương thức tăng trưởng kinh tế là gì? • Phương thức tăng trưởng kinh tế là phương thức đầu tư các yếu tố sản xuất và sắp xếp các yếu tố này để thúc đẩy kinh tế tăng trưởng. • Thực chất mà nói phương thức tăng trưởng kinh tế là dựa vào yếu tố nào, sử dụng biện pháp nào, thông qua con đường nào để thúc đẩy kinh tế tăng trưởng.
  3. Tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào tiết kiệm (high rate of savings) - Khi Trung Quốc bắt đầu cải cách mở cửa năm 1979, tỷ lệ phần trăm tiết kiệm trong GDP là 32%. - Đa phần tỷ lệ tiết kiệm này được tạo ra bởi lợi nhuận của các doanh nghiệp nhà nước và được chính phủ trung ương đầu tư ở trong nước. - Sau khi Trung Quốc cải cách mở cửa tỷ lệ tiết kiệm của người dân tăng lên (chiếm 1/2 tổng số tiết kiệm trong nước của Trung Quốc). - Tỷ lệ tiết kiệm trong GDP của Trung Quốc tăng lên rất nhanh đạt 52% vào năm 2008 (trong khi đó tỷ lệ này của Mỹ năm 2008 chỉ là 8%, Ấn Độ là 38%, Hàn Quốc tăng từ 16% đến 40% trong giai đoạn 1983 – 2000). - Trung Quốc trở thành một trong những quốc gia có tỷ lệ tiết kiệm lớn nhất trên thế giới.
  4. Tăng trưởng dựa vào FDI - Đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) vào Trung Quốc tăng lên rất nhanh từ sau cải cách mở cửa, trở thành nguồn vốn để thúc đẩy tăng trưởng chính của Trung Quốc. - Lượng FDI được sử dụng thực tế ở Trung Quốc tăng từ 636 triệu USD năm 1983 lên 92,4 tỷ USD năm 2008, 90 tỷ USD năm 2009, 101 tỷ USD năm 2010. - Đứng thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Mỹ.
  5. Tăng trưởng dựa vào xuất nhập khẩu - Xuất khẩu của Trung Quốc tăng từ 14 tỷ USD năm 1979 lên gần 1.429 tỷ USD năm 2008, 1.201,7 tỷ USD năm 2009. - Đồng thời nhập khẩu tăng từ 16 tỷ USD lên đến 1.131,5 tỷ USD năm 2008, 1.005,6 năm 2009. - Năm 2004, Trung Quốc đã vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế có quy mô thương mại lớn thứ ba trên thế giới và năm 2009 trở thành nước có quy mô thương mại lớn thứ hai trên thế giới sau Mỹ.
  6. Trung Quốc suất siêu không ngừng tăng lên Trung Quốc Đơn vị:tỷ USD 2005 2006 2007 2008 2009 Xuất khẩu 762 969,1 1218 1428,9 1201,7 Nhập khẩu 660,1 791,5 955,8 1131,5 1005,6 Xuất siêu 101,9 177,6 262,2 297,4 196,1 Việt Nam Đơn vị:tỷ USD 2005 2006 2007 2008 2009 Xuất khẩu 32,4 39,8 48,6 62,7 56,6 Nhập khẩu 36,8 44,9 62,8 80,7 68,8 Nhập siêu 4,3 5,1 14,2 18,0 12,2
  7. Dự trữ ngoại tệ đứng đầu thế giới - Trung Quốc đã trở thành nước co dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới. - Cuối năm 2008 đạt 1959 tỷ USD. - Cuối năm 2009 đạt 2399,2 tỷ USD. - Cuối năm 2010 đạt 2847,3 tỷ USD.
  8. Dựa vào sức lao động giá rẻ - Trong suốt quá trình từ khi cải cách mở cửa đến nay, Trung Quốc dựa vào nguồn lao động đông đảo, giá nhân công thấp, tạo lợi thế trên thị trường để lôi kéo nền kinh tế phát triển. - Có nghiên cứu đã chỉ ra mức lương của công nhân làm việc trong ngành chế tạo của Trung Quốc năm 2002 là 98 USD/tháng. - Trong khi đó ở Nhật Bản là 2257 USD/tháng, Hàn Quốc là 1296 USD/tháng, Mỹ là 2627 USD/tháng, Singapore là 1685 USD/tháng, Đức là 2101 USD/tháng, Anh là 2741 USD/tháng.
  9. Tăng trưởng dựa vào tài nguyên - Theo mục tiêu chiến lược Trung Quốc đề ra đến giữa thế kỷ này Trung Quốc sẽ thực hiện được bước thứ ba trong chiến lược ba bước (trở thành quốc gia phát triển ở tầm trung, cơ bản thực hiện hiện đại hóa) - Như vậy có nghĩa là Trung Quốc chỉ mất có hơn 50 năm đi hết chặng đường công nghiệp hóa 150 năm của các nước phát triến đã trải qua. - Về lý mà nói, điều này cho phép lượng tiêu hao tài nguyên, nhất là tài nguyên mang tính chiến lược của Trung Quốc ít nhất cũng phải gấp 3 lần so với lượng tiêu hao tài nguyên của các nước phát triển. - Nhưng Trung Quốc đã tiêu hao tài nguyên nhiều hơn so với các nước phát triển nhiều lần. + Ví dụ như trong quá trình công nghiệp hóa, bình quân mỗi năm nước Mỹ chỉ tăng thêm hơn 1 triệu tấn vật liệu thép, còn Trung Quốc từ năm 2000 trở lại đây, mỗi năm bình quân tăng thêm lượng tiêu hao vật liệu thép là 30 – 40 triệu tấn. + Trung Quốc cũng là quốc gia tiêu thụ lượng lớn dầu mỏ, từ năm 1993 Trung Quốc đã trở thành nước nhập khẩu dầu mỏ. Từ năm 2003 đến năm 2008 lượng nhập khẩu dầu mỏ của Trung Quốc đã tăng gấp đôi và đã biến Trung Quốc trở thành nước nhập khẩu dầu mỏ lớn thứ ba trên thế giới.
  10. Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng - Trong giai đoạn hiện nay lượng nước thải của mỗi đơn vị GDP của Trung Quốc cao gấp 4 lần so với các nước phát triển, cao hơn Ấn Độ là 59%, gấp 4 lần Brazil. - Trong một vài năm gần đây lượng chất thải Sun – fua – đi – ô – xít (SO2) đứng đầu thế giới, đi – ô – xít – các – bon (CO2) đứng thứ hai trên thế giới. - Lượng SO2 thải ra quá nhiều đã gây ra 1/3 diện tích đất đai của Trung Quốc bị mưa a xít ăn mòn, không khí của 1/5 tổng số thành phố bị ô nhiễm nặng. - 400 triệu người dân thành thị hô hấp không khí không trong lành. - Trong số 20 thành phố ô nhiễm nhất trên thế giới, Trung Quốc chiếm tới 16 thành phố. - Báo cáo Chính trị Đại hội XVII ĐCS Trung Quốc (2007) đã chỉ ra: cái giá tài nguyên môi trường trả cho sự tăng trưởng kinh tế là quá lớn.
  11. Tốc độ tăng trưởng tiêu dùng thấp hơn đầu tư Biểu đồ: Tốc độ tăng trưởng đầu tư tài sản cố định xã hội và mức bán lẻ hàng tiêu dùng xã hội của Trung Quốc (2001 – 2009) Trăm triệu NDT 250000 200000 150000 100000 50000 0 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Năm Đầu tư tài sản cố định Tổng mức bán lẻ
  12. Thu nhập của người dân tăng lên, nhưng mức tiêu dùng trong GDP giảm Biểu đồ: Tỷ lệ tiêu dùng của cư dân Trung Quốc trong GDP (1995 – 2008) Tỷ lệ % 50 45 40 35 30 25 20 15 10 5 0 1995 2000 2005 2006 2007 2008 Năm Tiêu dùng của người dân Tiêu dùng của người dân thành thị Tiêu dùng của người dân nông thôn
  13. Những điều chỉnh chính sách hướng tới phát triển cân bằng • Từ sau Đại hội ĐCS Trung Quốc lần thứ XVI (2002), ĐCS Trung Quốc lại đề ra việc xây dựng xã hội theo hai loại hình, thúc đẩy tự chủ sáng tạo, xây dựng nhà nước theo loại hình sáng tạo. • Báo cáo Chính trị Đại hội XVII ĐCS Trung Quốc (tháng 10 năm 2007) nhấn mạnh đến việc cần phải thay đổi phương thức tăng trưởng kinh tế từ “vừa nhanh vừa tốt” sang “vừa tốt vừa nhanh”.
  14. Thay đổi phương thức thu hút vốn đầu tư - Tháng 11 năm 2006 Ủy ban cải cách và phát triển nhà nước đã đưa ra “Quy hoạch thu hút vốn nước ngoài trong kế hoạch 5 năm lần thứ 11”, nêu lên: - Trung Quốc sẽ đẩy mạnh hơn nữa hoạt động thu hút vốn nước ngoài nhằm làm thay đổi về căn bản từ “lượng” đến “chất”, chuyển trọng điểm thu hút đầu tư nước ngoài từ bổ sung nguồn vốn và ngoại tệ không đủ sang thu hút kỹ thuật tiên tiến, kinh nghiệm quản lý và nhân tài có tố chất cao. - Đồng thời, tăng cường chú trọng xây dựng và bảo vệ môi trường sinh thái, tiết kiệm và tận dụng một cách tổng hợp nguồn tài nguyên, năng lượng.
  15. Điều chỉnh trụ cột tăng trưởng kinh tế - Báo cáo Chính trị Đại hội XVII ĐCS Trung Quốc đã chỉ tra: “thúc đẩy tăng trưởng kinh tế chuyển đổi từ chủ yếu dựa vào đầu tư, xuất khẩu sang dựa vào kết hợp nhịp nhàng giữa tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu”. - Năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt nguồn từ nước Mỹ đã bùng nổ và lan rộng đến các nước. - Trung Quốc là nước dựa nhiều vào xuất khẩu cũng đã bị ảnh hưởng. - Nhằm điều chỉnh trụ cột tăng trưởng kinh tế, Trung Quốc đã nhanh chóng đề ra một loạt kế hoạch bảo đảm tăng trưởng và kích thích nhu cầu trong nước.
  16. Đưa ra các biện pháp kích cầu tiêu dùng trong nước - Tháng 11 năm 2008, Chính phủ Trung Quốc đưa ra kế hoạch gói kích cầu trị giá 4.000 tỷ NDT (khoảng 586 tỉ USD). - Số tiền trên được chi trong 2 năm 2009 - 2010 nhằm cung cấp tài chính cho 10 hạng mục thuộc lĩnh vực kinh tế. - Trong 10 hạng mục, ngoài 3 hạng mục xây dựng cơ sở hạ tầng đường sắt, đường bộ và sân bay; xây dựng lại vùng bị thiên tai; điều chỉnh kết cấu nâng cao năng lực tự chủ sáng tạo. - Có tới 7 hạng mục liên quan đến kích thích nhu cầu tiêu dùng.
  17. Lựa chọn chiến lược đi ra ngoài • Trung Quốc sau khi đã trải qua hơn 20 năm thực hiện chiến lược mở cửa kinh tế đối ngoại bằng hình thức “thu hút vào” là chính, đã tích lũy được thực lực kinh tế và kỹ thuật nhất định. • Trong những năm gần đây, khi giá đồng NDT bị các nước nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc ép tăng lên so với USD, thì việc đầu tư ra ngoài là có lợi đối với Trung Quốc. • Tháng 3 năm 2000, tại Hội nghị lần thứ 3 Đại hội đại biểu nhân dân khóa 9, chủ tịch Đảng Giang Trạch Dân đã đề cập đến việc khuyến khích các doanh nghiệp trong nước thực hiện hợp tác đầu tư trong mọi lĩnh vực tại nước ngoài, kêu gọi các doanh nghiệp phải tích cực tham gia vào cạnh tranh quốc tế. • Cố gắng nắm quyền chủ động, kịp thời thực hiện chiến lược “đi ra ngoài”, kết hợp chặt chẽ “thu hút vào” với “đi ra ngoài”. • Các ban ngành của Quốc vụ viện Trung Quốc cũng xác lập các biện pháp thực hiện đồng bộ và cụ thể cho từng doanh nghiệp như xây dựng các quỹ phát triển giúp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ khai thác thị trường quốc tế. • Xây dựng hệ thống thông tin cho việc “đi ra ngoài” của doanh nghiệp; thiết lập “khu hợp tác kinh tế ngoài nước” v.v
  18. Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc không ngừng tăng lên • Đến cuối năm 2008, Trung Quốc đã có hơn 12000 doanh nghiệp đầu tư trực tiếp ở 174 quốc gia và khu vực, chiếm 71,9% tổng số quốc gia và khu vực trên thế giới, với mức đầu tư lũy kế là 183,97 tỷ USD. • Đến cuối năm 2009, mức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài lũy kế là 220 tỷ USD. • Trung Quốc đã trở thành một trong những nước đầu tư lớn ra nước ngoài, năm 2008 Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài xếp thứ 12 trên thế giới, đến năm 2009 nâng lên trở thành nước đầu tư ra nước ngoài xếp thứ 6 trên thế giới.
  19. Mục đích đầu tư ra ngoài của Trung Quốc • Đối với các nước châu Phi , Trung Quốc có hai mục đích: - Một là, tăng ảnh hưởng của Trung Quốc để cô lập quan hệ ngoại giao của Đài Loan với các nước châu Phi; - Hai là, Trung Quốc viện trợ, trợ giúp tài chính cho châu Phi là phục vụ cho lợi ích kinh tế của chính mình, như mở rộng thị trường xuất khẩu, khai thác, nhập khẩu nguồn dầu mỏ, khoáng sản của các nước châu Phi.
  20. Mục đích đầu tư ra ngoài của Trung Quốc • Đối với khu vực Mỹ La tinh - Mở rộng ngoại giao, trợ giúp tài chính cho các nước ở khu vực Mỹ La tinh cũng với mục đích cô lập ngoại giao của Đài Loan. - Mở rộng thị trường xuất khẩu ra nước ngoài và thu hút tài nguyên, khoáng sản phục vụ cho múc đích phát triển kinh tế trong nước của Trung Quốc.
  21. Mục đích đầu tư ra ngoài của Trung Quốc • Đối với khu vực Đông Nam Á, đây là khu vực nằm kề sát với Trung Quốc. - Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã không ngừng gia tăng ảnh hưởng với khu vực này, cũng với mục đích khai thác nguồn tài nguyên của một số nước Đông Nam Á, phục vụ cho phát triển kinh tế ở Trung Quốc, đáp ứng được việc cung cấp nguyên liệu ổn định cho phát triển kinh tế trong khoảng 20 năm tới. - Mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa như ở khu vực châu Phi và Nam Mỹ.
  22. Đầu tư vào thị trường tài chính, tiền tệ của Mỹ • Nhằm thúc đẩy nền kinh tế của mình phát triển, Trung Quốc đã dùng ngoại tệ kiếm được của mình đầu tư vào thị trường tài chính tiền tệ của Mỹ, trong đó có việc mua trái phiếu. - Đến tháng 6 năm 2009, Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản trở thành nước nắm giữ trái phiếu của Mỹ nhiều nhất.
  23. Đầu tư vào các khu vực khác • Đầu tư khai thác dầu khí ở Iran. • Đầu tư hàng tỷ USD vào Hy Lạp, để ngăn chặn số chứng khoán euro trị giá tới 630 tỷ USD mà Trung Quốc đang nắm giữ ngày một mất giá. • Đầu tư vào trái phiếu chính phủ của Nhật Bản - Tháng 6 năm 2010 Trung Quốc đã tăng mua trái phiếu của Nhật Bản khoảng 5,3 tỷ USD, tổng cộng trong khoảng thời gian từ đầu năm đến giai đoạn hiện nay, Trung Quốc đã mua tài sản của Nhật lên đến mức 20 tỷ USD, gấp 5 lần so với 5 năm lại đây.
  24. Thay đổi phương thức tăng trưởng kinh tế gánh nặng đường xa Thay đổi kết cấu dân số ở Trung Quốc • Tăng trưởng kinh tế dựa (2000 – 2030) vào tiêu dùng của người dân trong nước gặp khó Tỷ lệ % trong tổng dân số khăn, bởi: 80.0 - Người Trung Quốc có 70.0 thói quen tiết kiệm, hệ 60.0 thống an sinh chưa thực 50.0 sự tốt, để người dân yên 40.0 tâm tiêu dùng; 30.0 20.0 - Dân số có xu thế già 10.0 hóa, chưa giàu đã già. 0.0 2000 2005 2010 2015 2020 2025 2030 Năm Từ 0 đến 14 tuổi Từ 15 đến 64 tuổi Từ 65 tuổi trở lên
  25. Thay đổi phương thức tăng trưởng kinh tế gánh nặng đường xa • Tăng trưởng kinh tế dựa vào xuất nhập khẩu khó xoay chuyển: - Trong 10 năm tới nền kinh tế Trung Quốc vẫn có xu thế dựa vào ngoại thương rất lớn. - Theo tính toán của Hồ An Cương (2007) tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc năm 2010 chiếm 10% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của toàn thế giới, đứng thứ 2 trên thế giới, đến năm 2020 tỷ lệ này sẽ chiếm 13% và vẫn đứng ở vị trí thứ hai trên thến giới.
  26. Thay đổi phương thức tăng trưởng kinh tế gánh nặng đường xa • Mức tiêu hao năng lượng của Trung Quốc cũng sẽ ngày càng gia tăng. • Theo Nghiên cứu của Hồ An Cương và Yên Nhất Long (2010), thì trong thời gian Kế hoạch 5 năm lần thứ XII (2011 – 2015) và những năm tiếp theo cho đến 2030, Trung Quốc không những trở thành nước sản xuất than lớn nhất thế giới, đồng thời cũng trở thành nước tiêu thụ than lớn nhất thế giới, tỷ lệ sản xuất và tiêu thụ trong tổng lượng của thế giới là 45,5% và 46,6%. • Đồng thời mức tiêu thụ dầu mỏ, khí đốt tự nhiên cũng tăng lên. • Ngoài ra Trung Quốc còn là nước tiêu thụ năng lượng, tiêu thụ điện, nhập khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới.
  27. Thay đổi phương thức tăng trưởng kinh tế gánh nặng đường xa • Ô nhiễm môi trường sẽ tiếp tục diễn ra: - Theo Hồ An Cương và Yên Nhất Long (2010), trong thời kỳ Kế hoạch 5 năm lần thứ XII (2011 – 2015), lượng nước thải gây ô nhiễm, chất thải CO2, SO2 của Trung Quốc sẽ đứng đầu thế giới và Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia bị thế giới chỉ trích về ô nhiễm môi trường trên thế giới. - Còn theo dự báo của Hồ An Cương (2007) đến năm 2020, mức tiêu hao năng lượng và lượng chất thải CO2 của Trung Quốc vẫn sẽ đứng đầu thế giới, gây áp lực rất lớn và ngày càng có ảnh hưởng xấu đối với môi trường sinh thái toàn cầu.