Bài giảng Quản lý dự án theo điều kiện hiện hành của Việt Nam - Lưu Trường Văn

ppt 96 trang hapham 1280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Quản lý dự án theo điều kiện hiện hành của Việt Nam - Lưu Trường Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_quan_ly_du_an_theo_dieu_kien_hien_hanh_cua_viet_na.ppt

Nội dung text: Bài giảng Quản lý dự án theo điều kiện hiện hành của Việt Nam - Lưu Trường Văn

  1. Đại học mở TP.HCM Trung tâm CPA Lớp Bồi dưỡng kiến thức Kỹ sư định giá XD Quản lý dự án theo điều kiện hiện hành của VN Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 1
  2. Nội dung 1 QLDA trên thế giới 2 Tổng quát về Nghị định 12 3 Giới thiệu chi tiết Nghị định 12 4 Vài nhận xét về Nghị định 12 Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 2
  3. CÁC TIÊU CHUẨN QUẢN LÝ DỰ ÁN TRÊN THẾ GIỚI Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 3
  4. Các chuẩn mực QLDA trên thế giới ❖ Các tổ chức quốc tế như Viện quản lý dự án (Project Management Institute - PMI) và Hiệp hội Quản lý dự án quốc tế (International Project Management Association - IPMA) thúc đẩy quản lý dự án bởi việc cung cấp các chương trình quản lý nghề nghiệp. ❖ PMI cấp chứng chỉ Project Management Professional (PMP) cho những ai chứng minh đủ khả năng trong lĩnh vực quản lý dự án. ❖ Trong năm 1987, PMI xuất bản lần đầu Project Management Body of Knowledge (PMBOK) nhằm tư liệu hóa và tiêu chuẩn hóa các thực hành QLDA đã được chấp nhận Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 4
  5. PMI’s PMBOK® Guide ❖ PMI đã biên soạn kiến thức nền tảng của QLDA. Nó đã được hiệu chỉnh đáng kể sau nhiều năm. ❖ Tiền thân của PMBOK® là báo cáo PMI’s ESA (Ethics, Standards, and Accreditation) năm 1983, đã đề nghị 6 thành phần chính là quản lý quy mô, chi phí, thời gian, chất lượng, nguồn nhân lực và giao tiếp. ❖ PMBOK® 1987 là một tài liệu mới hoàn toàn. Nó đã thêm quản lý cung ứng/hợp đồng và quản lý rủi ro vào 6 thành phần trước đó. ❖ 1996 PMBOK® Guide là một tài liệu được viết lại toàn bộ mà thêm quản lý tích hợp dự án vào 8 thành phần trước đó. Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 5
  6. PMI’s PMBOK® Guide ❖9 thành phần sau đó đã được đặt tên lại là Project Management Knowledge Areas (các lĩnh vực kiến thức của QLDA) với từng chương phân biệt. ❖Mỗi một lĩnh vực kiến thức có một số quá trình thành phần. ❖Mỗi một lĩnh vực kiến thức được thảo luận về các đầu vào, công cụ và kỹ thuật, các đầu ra. ❖Có tất cả 39 quá trình thành phần Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 6
  7. Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 7
  8. The Association of Project Management Body of Knowledge (APMBoK®) ❖ Hiệp hội Quản lý dự án Vương quốc Anh (United Kingdom’s APM) thực hiện chương trình chứng nhận của nó vào những năm đầu của thập niên 1990, họ làm thế bởi vì họ cảm thấy rằng PMI’s PMBOK® của PMI không đủ để phản ánh những kiến thức mà nghề nghiệp QLDA cần. ❖ Phiên bản thứ tư của APMBoK® năm 2000 gồm có 7 đề mục chính với 42 thành phần. ❖ Trong khi mô hình PMI tập trung vào hoàn thành dự án “đúng hạn, đúng ngân sách, và quy mô” thì của APM lại phản ánh một quan điểm rộng hơn về chuyên môn, “định địa chỉ cả hai bối cảnh của dự án và các nội dung quản lý kỹ thuật, thương mại và tổng quát mà nó tin là quan trọng hoàn tất dự án 1 cách thành công” Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 8
  9. Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 9
  10. European Bodies of Knowledge ❖ Căn cứ vào phiên bản APMBoK® năm 1992 và 1993, vài quốc gia Châu Âu bao gồm: Áo, Pháp, Thụy Sỹ, Hà Lan đã phát triển Nền tảng QLDA của chính họ. ❖ Hiệp hội Quản lý dự án quốc tế (The International Project Management Association - IPMA), một liên đoàn các hiệp hội QLDA quốc gia của nhiều nước mà chủ yếu là Châu Âu, đã phát triển IPMA Competence Baselines (ICB) vào những năm cuối của thập niên 1990. ❖ Nó là cơ sở kiến thức cơ bản với mục đích chính cung cấp tham khảo cho các hiệp hội thành viên của nó để phát triển National Competence Baselines (NCBs) cho từng hiệp hội thành viên. ❖ Đa số các hiệp hội thành viên đều có cơ sở của chính mình để chứng nhận cho các giám đốc dự án của họ. Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 10
  11. European Bodies of Knowledge ❖ICB bao gồm khoảng 28 thành phần cốt lõi mà không được nhóm lại theo những tiêu đề phụ mà được trình bày như là cấu trúc của “hoa hướng dương” – 28 “cánh hoa” từ trung tâm. ❖Có 14 thành phần được thêm vào kiến thức QLDA và kinh nghiệm để tạo ra 42 thành phần. ❖28 thành phần cốt lõi là được yêu cầu bao gồm trong mỗi NCB của các thành viên Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 11
  12. Japan’s P2M ❖Vào giữa năm 1999, Hiệp hội tiến bộ kỹ thuật Nhật Bản (Japan’s Engineering Advancement Association - ENAA) đã nhận 1 hiệm vụ từ Bộ Kinh tế-Thương mại-Công Nghiệp Nhật Bản để thiết lập một hệ thống kiến thức nền tảng QLDA mới cho Nhật Bản. ❖ENAA đã thành lập 1 hội đồng đề hướng dẫn, phát triển, và nghiên cứu về QLDA mà sản phẩm là A Guidebook of Project & Program Management for Enterprise Innovation— viết tắt một cách chính thức là P2M vào năm 2001, với phiên bản tiếng Anh vào 2002 và 2004. Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 12
  13. Japan’s P2M ❖ Việc ban hành, duy trì, và nâng cấp P2M được đảm nhiệm bởi Trung tâm chứng nhận nghề nghiệp QLDA của Nhật Bản (Project Management Professionals Certification Center - PMCC). Trung tâm này cũng thực hiện việc chứng nhận nghề QLDA tại Nhật Bản dựa trên P2M. ❖ PMCC là một tổ chức phi lợi nhuận (not-for-profit organization), với mục đích chính là thúc đẩy việc sử dụng hiệu quản của dự án và chương trình QLDA trong công nghiệp Nhật Bản. ❖ P2M và hệ thống chứng nhận của nó là công cụ quan trọng để hoàn thành mục đích chính nói trên. Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 13
  14. Japan’s P2M ❖P2M gốc bằng tiếng Nhật khoảng 420 trang, vì thế nó là một tài liệu rộng và chi tiết. ❖P2M không chỉ đề cập đến QLDA cho 1 dự án đơn lẻ mà còn viết về quản lý chương trình (program management). ❖Về khía cạnh QLDA, P2M có những chương về các mảng sau đây: Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 14
  15. Japan’s P2M ❖ Quản lý (QL) chiến lược dự án (Project Strategy Management) ❖ QL tài chính dự án (Project Finance Management) ❖ QL các hệ thống dự án (Project Systems Management) ❖ QL tố chức dự án (Project Organization Management) ❖ QL các mục tiêu dự án (Project Objectives Management) ❖ QL các nguồn lực dự án (Project Resources Management) ❖ Quản lý rủi ro (Risk Management) ❖ QL kỹ thuật thông tin dự án (Project Information Technology Management) ❖ Quản lý các quan hệ dự án (Project Relations Management) ❖ QL giá trị dự án (Project Value Management) ❖ QL giao tiếp dự án (Project Communications Management) Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 15
  16. Australian Institute of Project Management - AIPM ❖Viện nước Úc về QLDA (Australian Institute of Project Management - AIPM) kế thừa phương pháp dựa trên sự thực hiện (performance-based approach) để làm cơ sở cho chương trình chứng nhận/đăng ký của nó. ❖ Phương pháp dựa trên sự thực hiện quan sát sự thực hiện của các cá nhân tại nơi làm việc thực tế, để suy luận ra các khả năng cơ bản. Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 16
  17. Australian National Competency Standards for Project Management (ANCSPM) ❖ Chính phủ Úc đã thông qua Bộ Việc làm-Giáo dục-Đào tạo, tích cực thúc đẩy sự phát triển của tiêu chuẩn năng lực quốc gia (National Competency Standards) cho nghề QLDA. ❖ Dạng thức của Australian Competency Standards nhấn mạnh nhận thức hướng về sự thực hiện của các khả năng tại nơi làm việc và bao gồm các thành phần chính như sau: ▪ Các đơn vị của năng lực: Các chức năng chính quan trọng của nghề QLDA ▪ Tiêu chí thực hiện: Kiểu của sự thực hiện tại nơi làm việc mà sẽ mà sẽ cầu thành bằng chứng thích đáng của năng lực cá nhân. Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 17
  18. Australian National Competency Standards for Project Management (ANCSPM) ❖Các chỉ thị của phạm vi: mô tả một cách chính xác hơn các bối cảnh mà trong đó các tiêu chuẩn thực hiện sẽ được áp dụng. ❖Các chương của ANCSPM tương đồng với 9 lĩnh vực kiến thức của PMBOK® Guide. ❖Nói chung có 3 thành phần của năng lực cho mỗi chương nhưng thỉnh thoáng có khi nhiều hơn. ❖Một cách điển hình có 2-4 tiêu chuẩn thực hiện cho mỗi thành phần của năng lực. Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 18
  19. Tiêu chuẩn và kiến thức nền tảng QLDA ở VN ❖ Quản lý dự án (QLDA) ở VN dựa trên tiêu chuẩn và kiến thức nền tảng nào? ▪ Ở VN chưa có tiêu chuẩn và kiến thức nền tảng QLDA nào cả. ▪ Chỉ có Nghị định 12/2009/NĐ-CP quy định bộ khung pháp lý cho việc thực hiện các dự án xây dựng vốn từ ngân sách và vốn khác. ❖ Người làm QLDA ở VN yêu cầu phải có chứng chỉ chuyên nghiệp về QLDA? ▪ Chưa yêu cầu phải có chứng chỉ chuyên nghiệp QLDA ▪ Nhưng yêu cầu phải được đào tạo Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 19
  20. Tổng quan về Nghị định 12/NĐ (1) ❖Gồm 5 chương với 58 điều khoản. ❖6 Phụ lục. ❖ Có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2009. ❖Nghị định này thay thế Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ- CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 20
  21. Tổng quan về Nghị định 12/NĐ (2) ❖ Chương 1: Những quy định chung ▪ Điều 1: Phạm vi áp dụng ▪ Điều 2: Phân loại dự án và quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng công trình ▪ Điều 3: Chủ đầu tư xây dựng công trình ▪ Điều 4: Giám sát, đánh giá đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng công trình Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 21
  22. Tổng quan về Nghị định 12/NĐ (2) ❖ Chương 2: Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình ▪ Điều 5: Lập Báo cáo đầu tư xây dựng công trình (Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi) và xin phép đầu tư ▪ Điều 6: Lập Dự án đầu tư xây dựng công trình (Báo cáo nghiên cứu khả thi) ▪ Điều 7: Nội dung phần thuyết minh của Dự án đầu tư xây dựng công trình (DAĐTXDCT) ▪ Điều 8: Nội dung thiết kế cơ sở của DAĐTXDCT ▪ Điều 9: Hồ sơ trình thẩm định DAĐTXDCT ▪ Điều 10: Thẩm quyền thẩm định DAĐTXDCT ▪ Điều 11: Nội dung thẩm định DAĐTXDCT ▪ Điều 12: Thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng công trình ▪ Điều 13: Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình ▪ Điều 14: Điều chỉnh DAĐTXDCT ▪ Điều 15: Thi tuyển thiết kế kiến trúc công trình xây dựng Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 22
  23. Tổng quan về Nghị định 12/NĐ (2) ❖ Chương 3: Thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình Mục 1: Thiết kế xây dựng công trình ▪ Điều 16: Các bước thiết kế xây dựng công trình ▪ Điều 17: Hồ sơ thiết kế, dự toán xây dựng công trình ▪ Điều 18: Thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 23
  24. Tổng quan về Nghị định 12/NĐ (2) ❖ Chương 3: Thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình (tiếp theo) Mục 2: Giấy phép xây dựng ▪ Điều 19: Giấy phép xây dựng (GPXD) công trình ▪ Điều 20: Hồ sơ xin cấp GPXD công trình và nhà ở đô thị ▪ Điều 21: Hồ sơ xin cấp GPXD nhà ở nông thôn ▪ Điều 22: Tiếp nhận hồ sơ xin cấp GPXD ▪ Điều 23: Thẩm quyền cấp GPXD ▪ Điều 24: Điều chỉnh GPXD ▪ Điều 25: Trách nhiệm của cơ quan cấp GPXD ▪ Điều 26: Gia hạn GPXD Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 24
  25. Tổng quan về Nghị định 12/NĐ (2) ❖ Chương 3: Thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình (tiếp theo) Mục 3: Quản lý thi công xây dựng công trình (TCXDCT) ▪ Điều 27: Nội dung quản lý TCXDCT ▪ Điều 28: Quản lý tiến độ TCXDCT ▪ Điều 30: Quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng ▪ Điều 31: Quản lý môi trường xây dựng ▪ Điều 32: Phá dỡ công trình xây dựng Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 25
  26. Tổng quan về Nghị định 12/NĐ (2) ❖ Chương 3: Thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình (tiếp theo) Mục 4: Các hình thức quản lý dự án (QLDA) đầu tư xây dựng công trình ▪ Điều 33: Các hình thức QLDA ▪ Điều 34: Nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư và Ban Quản lý dự án trong trường hợp chủ đầu tư thành lập Ban Quản lý dự án ▪ Điều 35: Nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư và tư vấn quản lý dự án trong trường hợp chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 26
  27. Tổng quan về Nghị định 12/NĐ (2) ❖ Chương 4: Điều kiện năng lực của tổ chức cá nhân trong hoạt động xây dựng ▪ Điều 36: Quy định chung về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân ▪ Điều 37: Chứng chỉ hành nghề ▪ Điều 38: Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư ▪ Điều 39: Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề kỹ sư ▪ Điều 40: Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình ▪ Điều 41: Điều kiện năng lực của chủ nhiệm lập dự án Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 27
  28. Tổng quan về Nghị định 12/NĐ (2) ❖ Chương 4: Điều kiện năng lực của tổ chức cá nhân trong hoạt động xây dựng (tiếp theo) ▪ Điều 42: Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi lập dự án ▪ Điều 43: Điều kiện năng lực của Giám đốc tư vấn quản lý dự án ▪ Điều 44: Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi làm tư vấn quản lý dự án ▪ Điều 45: Điều kiện năng lực của chủ nhiệm khảo sát xây dựng ▪ Điều 46: Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi khảo sát xây dựng Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 28
  29. Tổng quan về Nghị định 12/NĐ (2) ❖ Chương 4: Điều kiện năng lực của tổ chức cá nhân trong hoạt động xây dựng (tiếp theo) ▪ Điều 47: Điều kiện năng lực của chủ nhiệm thiết kế xây dựng công trình ▪ Điều 48: Điều kiện năng lực của chủ trì thiết kế xây dựng công trình ▪ Điều 49: Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi thiết kế xây dựng công trình ▪ Điều 50: Điều kiện năng lực của chủ trì thẩm tra thiết kế xây dựng công trình và tổ chức tư vấn khi thẩm tra thiết kế xây dựng công trình ▪ Điều 51: Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi giám sát thi công xây dựng công trình Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 29
  30. Tổng quan về Nghị định 12/NĐ (2) ❖ Chương 4: Điều kiện năng lực của tổ chức cá nhân trong hoạt động xây dựng (tiếp theo) ▪ Điều 52: Điều kiện năng lực của chỉ huy trưởng công trường ▪ Điều 53: Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng khi thi công xây dựng công trình ▪ Điều 54: Điều kiện của cá nhân hành nghề độc lập thiết kế, khảo sát, giám sát thi công xây dựng công trình ▪ Điều 55: Quyền và nghĩa vụ của cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề ▪ Điều 56: Điều kiện năng lực của cá nhân, tổ chức nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 30
  31. Tổng quan về Nghị định 12/NĐ (2) ❖ Chương 5: Điều khoản thi hành ▪ Điều 57: Tổ chức thực hiện ▪ Điều 58: Hiệu lực thi hành Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 31
  32. Tổng quan về Nghị định 12/NĐ (2) ❖Phụ lục 1: PHÂN LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ▪ Căn cứ vào loại dự án và tổng mức đầu tư có 4 nhóm: A, B, C, D ❖Phụ lục 2: Mẫu Tờ trình thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình ❖Phụ lục 3: Mẫu Quyết định về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 32
  33. Tổng quan về Nghị định 12/NĐ (2) ❖ Phụ lục 4: ▪ Mẫu 1: Đơn xin cấp giấy phép xây dựng (Sử dụng cho công trình, nhà ở riêng lẻ ở đô thị) ▪ Mẫu 2: Đơn xin cấp giấy phép xây dựng tạm ❖ Phụ lục 5: Đơn xin cấp giấy phép xây dựng (Sử dụng cho nhà ở nông thôn) ❖ Phụ lục 6: ▪ Mẫu 1: Giấy phép xây dựng (Sử dụng cho công trình, nhà ở riêng lẻ ở đô thị) ▪ Mẫu 2: Giấy phép xây dựng tạm ▪ Mẫu 3: Giấy phép xây dựng (Sử dụng cho nhà ở nông thôn) Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 33
  34. Phạm vi áp dụng Nghị định 12 (điều 1) Nghị định này hướng dẫn thi hành Luật Xây dựng về 1 2 3 Lập, thẩm định, Thực hiện dự Điều kiện năng phê duyệt dự án án đầu tư xây lực của tổ chức, đầu tư xây dựng dựng công trình cá nhân trong công trình hoạt động xây dựng Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 34
  35. Phân loại dự án (Điều 2) Dự án được phân loại Theo quy Theo nguồn mô và tính vốn đầu tư chất Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 35
  36. Phân loại dự án theo nguồn vốn đầu tư (Điều 2) Dự án được phân loại Theo Theo quy mô nguồn Nhóm và tính vốn chất đầu tư A Nhóm Nhóm B C Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 36
  37. Phân loại dự án theo nguồn vốn đầu tư (Điều 2) Dự án được phân loại Theo Theo quy mô nguồn và tính vốn 1 2 3 4 chất đầu tư Dự án sử Dự án sử Dự án sử Dự án sử dụng vốn dụng vốn tín dụng vốn dụng vốn ngân sách dụng do Nhà đầu tư phát khác bao nhà nước nước bảo triển của gồm cả vốn lãnh, vốn tín doanh tư nhân hoặc dụng đầu tư nghiệp nhà sử dụng hỗn phát triển của nước hợp nhiều Nhà nước nguồn vốn Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 37
  38. Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng công trình (điều 2) Tùy theo nguồn vốn sử dụng cho dự án, Nhà nước còn quản lý theo quy định sau đây: ❖ Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước kể cả các dự án thành phần, Nhà nước quản lý toàn bộ quá trình đầu tư xây dựng từ việc xác định chủ trương đầu tư, lập dự án, quyết định đầu tư, lập thiết kế, dự toán, lựa chọn nhà thầu, thi công xây dựng đến khi nghiệm thu, bàn giao và đưa công trình vào khai thác sử dụng. Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 38
  39. Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng công trình (điều 2) Tùy theo nguồn vốn sử dụng cho dự án, Nhà nước còn quản lý theo quy định sau đây: ❖Đối với dự án của doanh nghiệp sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước, Nhà nước quản lý về chủ trương và quy mô đầu tư. Doanh nghiệp có dự án tự chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và quản lý dự án theo các quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan . Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 39
  40. Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng công trình (điều 2) Tùy theo nguồn vốn sử dụng cho dự án, Nhà nước còn quản lý theo quy định sau đây: ❖Đối với các dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân, chủ đầu tư tự quyết định hình thức và nội dung quản lý dự án. Đối với các dự án sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn khác nhau thì các bên góp vốn thoả thuận về phương thức quản lý hoặc quản lý theo quy định đối với nguồn vốn có tỷ lệ phần trăm (%) lớn nhất trong tổng mức đầu tư . Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 40
  41. Chủ đầu tư xây dựng công trình (điều 3) Chủ đầu tư xây dựng công trình là Người sở hữu Người được vốn để đầu tư giao quản lý và xây dựng công sử dụng vốn để trình đầu tư xây dựng công trình Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 41
  42. Chủ đầu tư xây dựng công trình (điều 3) Đối với các dự án Sử dụng vốn ngân Sử dụng vốn khác sách nhà nước Sử dụng vốn tín dụng Chủ đầu tư xây dựng Người vay vốn Chủ đầu tư là công trình do người chủ sở hữu vốn quyết định đầu tư là chủ đầu tư quyết định trước khi hoặc là người lập dự án đầu tư xây đại diện theo dựng công trình phù quy định của hợp với quy định của pháp luật Luật Ngân sách nhà nước Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 42
  43. Giám sát, đánh giá đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng công trình (điều 4) ❖Dự án sử dụng vốn nhà nước trên 50% tổng mức đầu tư thì phải được giám sát, đánh giá đầu tư. ▪ Người quyết định đầu tư hoặc người uỷ quyền quyết định đầu tư có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc giám sát, đánh giá đầu tư ❖Đối với dự án sử dụng vốn khác, việc giám sát, đánh giá đầu tư do người quyết định đầu tư quyết định Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 43
  44. Giám sát, đánh giá đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng công trình (điều 4) Yêu cầu và nội dung giám sát, đánh giá đầu tư bao gồm Đánh giá tính hiệu quả, tính khả thi của dự án a/ Giám sát, đánh giá việc thực hiện dự án của chủ đầu b/ tư theo các nội dung đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và việc chấp hành các quy định của Nhà nước về đầu tư xây dựng Qua giám sát, đánh giá đầu tư, phát hiện các nội c/ dung phát sinh, điều chỉnh và đề xuất, kiến nghị với cấp có thẩm quyền xử lý bảo đảm tính hiệu quả, tính khả thi của dự án Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 44
  45. Báo cáo đầu tư xây dựng công trình (Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi) – Điều 5 ❖Đối với các dự án quan trọng quốc gia: Phải lập Báo cáo đầu tư xây dựng công trình trình Quốc hội xem xét, quyết định về chủ trương đầu tư ❖Đối với các dự án khác: không phải lập Báo cáo đầu tư Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 45
  46. Báo cáo đầu tư xây dựng công trình (Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi) – Điều 5 a) Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng công trình, các điều kiện thuận lợi và khó khăn; chế độ khai thác và sử dụng tài nguyên quốc gia nếu có; b) Dự kiến quy mô đầu tư: công suất, diện tích xây dựng; các hạng mục công trình thuộc dự án; dự kiến về địa điểm xây dựng công trình và nhu cầu sử dụng đất; c) Phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ, thông số kỹ thuật; các điều kiện cung cấp vật tư thiết bị, nguyên liệu, năng lượng, dịch vụ, hạ tầng kỹ thuật; phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư nếu có; các ảnh hưởng của dự án đối với môi trường, sinh thái, phòng, chống cháy nổ, an ninh, quốc phòng; d) Hình thức đầu tư, xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, thời hạn thực hiện dự án, phương án huy động vốn theo tiến độ và hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án và phân kỳ đầu tư nếu có Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 46
  47. Dự án đầu tư xây dựng công trình (Báo cáo nghiên cứu khả thi) – Điều 6 ❖Khi đầu tư xây dựng công trình, chủ đầu tư phải tổ chức lập dự án đầu tư và trình người quyết định đầu tư thẩm định, phê duyệt, trừ những trường hợp sau đây: ▪ Công trình chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định này ▪ Các công trình xây dựng là nhà ở riêng lẻ của dân quy định tại khoản 5 Điều 35 của Luật Xây dựng Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 47
  48. Dự án đầu tư xây dựng công trình (Báo cáo nghiên cứu khả thi) – Điều 6 ❖Nội dung dự án bao gồm: ▪ Phần thuyết minh theo quy định tại Điều 7 Nghị định này ▪ Phần thiết kế cơ sở theo quy định tại Điều 8 Nghị định này Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 48
  49. Nội dung phần thuyết minh của Dự án đầu tư xây dựng công trình – Điều 7 1. Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư; đánh giá nhu cầu thị trường, tiêu thụ sản phẩm đối với dự án sản xuất, kinh doanh; tính cạnh tranh của sản phẩm; tác động xã hội đối với địa phương, khu vực (nếu có); hình thức đầu tư xây dựng công trình; địa điểm xây dựng, nhu cầu sử dụng đất; điều kiện cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu và các yếu tố đầu vào khác. 2. Mô tả về quy mô và diện tích xây dựng công trình, các hạng mục công trình thuộc dự án; phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ và công suất. 3. Các giải pháp thực hiện bao gồm: a) Phương án chung về giải phóng mặt bằng, tái định cư và phương án hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật nếu có; b) Các phương án thiết kế kiến trúc đối với công trình trong đô thị và công trình có yêu cầu kiến trúc; c) Phương án khai thác dự án và sử dụng lao động; d) Phân đoạn thực hiện, tiến độ thực hiện và hình thức quản lý dự án. 4. Đánh giá tác động môi trường, các giải pháp phòng cháy, chữa cháy và các yêu cầu về an ninh, quốc phòng. 5. Tổng mức đầu tư của dự án; khả năng thu xếp vốn, nguồn vốn và khả năng cấp vốn theo tiến độ; phương án hoàn trả vốn đối với dự án có yêu cầu thu hồi vốn và phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế - tài chính, hiệu quả xã hội của dự án. Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 49
  50. Nội dung thiết kế cơ sở của Dự án đầu tư xây dựng công trình – Điều 8 ❖Thiết kế cơ sở là thiết kế được thực hiện trong giai đoạn lập Dự án đầu tư xây dựng công trình trên cơ sở phương án thiết kế được lựa chọn, bảo đảm thể hiện được các thông số kỹ thuật chủ yếu phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng, là căn cứ để triển khai các bước thiết kế tiếp theo ❖Nội dung thiết kế cơ sở bao gồm ▪ Phần thuyết minh và ▪ Phần bản vẽ Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 50
  51. Nội dung thiết kế cơ sở của Dự án đầu tư xây dựng công trình – Điều 8 ❖ Phần thuyết minh thiết kế cơ sở bao gồm các nội dung: a) Giới thiệu tóm tắt địa điểm xây dựng, phương án thiết kế; tổng mặt bằng công trình, hoặc phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến; vị trí, quy mô xây dựng các hạng mục công trình; việc kết nối giữa các hạng mục công trình thuộc dự án và với hạ tầng kỹ thuật của khu vực; b) Phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ; c) Phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc; d) Phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của công trình; đ) Phương án bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật; e) Danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn chủ yếu được áp dụng Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 51
  52. Hồ sơ trình thẩm định Dự án đầu tư xây dựng công trình – Điều 9 1 2 3 Tờ trình thẩm Dự án bao Các văn bản định dự án gồm phần pháp lý có theo mẫu tại thuyết minh liên quan Phụ lục II và thiết kế cơ kèm theo sở Nghị định này Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 52
  53. Thẩm quyền thẩm định Dự án đầu tư xây dựng công trình – Điều 10 ❖Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước: ▪ Cơ quan cấp Bộ tổ chức thẩm định dự án do mình quyết định đầu tư. Đầu mối tổ chức thẩm định dự án là đơn vị chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư ; ▪ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định dự án do mình quyết định đầu tư. Sở Kế hoạch và Đầu tư là đầu mối tổ chức thẩm định dự án; ▪ Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã tổ chức thẩm định dự án do mình quyết định đầu tư. Đầu mối thẩm định dự án là đơn vị có chức năng quản lý kế hoạch ngân sách trực thuộc người quyết định đầu tư Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 53
  54. Thẩm quyền thẩm định Dự án đầu tư xây dựng công trình – Điều 10 ❖Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước: ▪ Cơ quan cấp Bộ tổ chức thẩm định dự án do mình quyết định đầu tư. Đầu mối tổ chức thẩm định dự án là đơn vị chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư ; ▪ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định dự án do mình quyết định đầu tư. Sở Kế hoạch và Đầu tư là đầu mối tổ chức thẩm định dự án; ▪ Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã tổ chức thẩm định dự án do mình quyết định đầu tư. Đầu mối thẩm định dự án là đơn vị có chức năng quản lý kế hoạch ngân sách trực thuộc người quyết định đầu tư ❖Đối với dự án khác thì người quyết định đầu tư tự tổ chức thẩm định dự án Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 54
  55. Thời gian thẩm định dự án, được tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cụ thể: <=90 <=40 <=30 <=20 ngày ngày ngày ngày Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 55
  56. Nội dung thẩm định Dự án đầu tư xây dựng công trình – Điều 11 1. Xem xét các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả của dự án, bao gồm: sự cần thiết đầu tư; các yếu tố đầu vào của dự án; quy mô, công suất, công nghệ, thời gian, tiến độ thực hiện dự án; phân tích tài chính, tổng mức đầu tư, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án. 2. Xem xét các yếu tố đảm bảo tính khả thi của dự án, bao gồm: sự phù hợp với quy hoạch; nhu cầu sử dụng đất, tài nguyên (nếu có); khả năng giải phóng mặt bằng, khả năng huy động vốn đáp ứng tiến độ của dự án; kinh nghiệm quản lý của chủ đầu tư; khả năng hoàn trả vốn vay; giải pháp phòng cháy, chữa cháy; các yếu tố ảnh hưởng đến dự án như quốc phòng, an ninh, môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 56
  57. Nội dung thẩm định Dự án đầu tư xây dựng công trình – Điều 11 3. Xem xét thiết kế cơ sở bao gồm: a) Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với quy hoạch chi tiết xây dựng hoặc tổng mặt bằng được phê duyệt; sự phù hợp của thiết kế cơ sở với phương án tuyến công trình được chọn đối với công trình xây dựng theo tuyến; sự phù hợp của thiết kế cơ sở với vị trí, quy mô xây dựng và các chỉ tiêu quy hoạch đã được chấp thuận đối với công trình xây dựng tại khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng được phê duyệt; b) Sự phù hợp của việc kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực; c) Sự hợp lý của phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ; d) Việc áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về xây dựng, môi trường, phòng cháy, chữa cháy; đ) Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức tư vấn, năng lực hành nghề của cá nhân lập thiết kế cơ sở theo quy định Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 57
  58. Thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng công trình – Điều 12 Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước a) Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư các dự án quan trọng quốc gia theo Nghị quyết của Quốc hội và các dự án quan trọng khác; b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan cấp Bộ quyết định đầu tư các dự án nhóm A, B, C. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan cấp Bộ được uỷ quyền hoặc phân cấp quyết định đầu tư đối với các dự án nhóm B, C cho cơ quan cấp dưới trực tiếp; c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư các dự án nhóm A, B, C trong phạm vi và khả năng cân đối ngân sách của địa phương sau khi thông qua Hội đồng nhân dân cùng cấp. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện được uỷ quyền hoặc phân cấp quyết định đầu tư đối với các dự án nhóm B, C cho cơ quan cấp dưới trực tiếp; d) Tùy theo điều kiện cụ thể của từng địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã được quyết định đầu tư các dự án có sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách cấp trên Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 58
  59. Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình – Điều 13 ❖ Khi đầu tư xây dựng các công trình sau đây, chủ đầu tư không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình mà chỉ lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình để trình người quyết định đầu tư phê duyệt: Công trình Các công trình xây dựng mới, cải tạo, xây dựng sửa chữa, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm cho mục tiền sử dụng đất), phù hợp với quy đích tôn hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy giáo hoạch ngành, quy hoạch xây dựng; trừ trường hợp người quyết định đầu tư thấy cần thiết và yêu cầu phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 59
  60. Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình – Điều 13 ❖Nội dung của Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 35 của Luật Xây dựng ❖Người có thẩm quyền quyết định đầu tư quy định tại Điều 12 Nghị định này có trách nhiệm tổ chức thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình và quyết định đầu tư ❖Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán để người quyết định đầu tư phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 60
  61. Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình – Điều 14 Bị ảnh hưởng bởi thiên tai như động đất, bão, lũ, lụt, A sóng thần, địch họa hoặc các Được điều sự kiện bất khả kháng khác chỉnh dự án đầu tư xây Xuất hiện các yếu tố đem lại hiệu B dựng công quả cao hơn cho dự án trình Khi quy hoạch xây dựng thay đổi trực tiếp C ảnh hưởng đến địa điểm, quy mô, tính chất, mục tiêu của dự án Do biến động bất thường của giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật D liệu, tỷ giá hối đoái đối với phần vốn có sử dụng ngoại tệ hoặc do Nhà nước ban hành các chế độ, chính sách mới có quy định được thay đổi mặt bằng giá đầu tư xây dựng công trình Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 61
  62. Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình – Điều 14 ❖ Khi điều chỉnh dự án làm thay đổi địa điểm, quy mô, mục tiêu dự án hoặc vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư quyết định. ❖ Trường hợp điều chỉnh dự án không làm thay đổi địa điểm, quy mô, mục tiêu và không vượt tổng mức đầu tư thì chủ đầu tư được phép tự điều chỉnh dự án. Những nội dung thay đổi phải được thẩm định lại ❖ Người quyết định điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 62
  63. Quản lý thi công xây dựng công trình – Điều 27 Quản lý chất lượng xây dựng 1 Quản lý môi Quản lý tiến trường xây 5 2 độ xây dựng dựng Concept Quản lý an toàn Quản lý khối lao động trên 3 4 lượng thi công xây công trường xây dựng công trình dựng Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 63
  64. Các hình thức quản lý dự án – Điều 33 ❖Người quyết định đầu tư quyết định hình thức quản lý dự án theo quy định tại khoản 2 Điều 45 của Luật Xây dựng. ❖Khoản 2 Điều 45 của Luật Xây dựng: ▪ C¨n cø ®iÒu kiÖn n¨ng lùc cña tæ chøc, c¸ nh©n, ngêi quyÕt ®Þnh ®Çu t, chñ ®Çu t x©y dùng c«ng tr×nh quyÕt ®Þnh lùa chän mét trong c¸c h×nh thøc qu¶n lý dù ¸n ®Çu t x©y dùng c«ng tr×nh sau ®©y: • Chñ ®Çu t x©y dùng c«ng tr×nh thuª tæ chøc t vÊn qu¶n lý dù ¸n ®Çu t x©y dùng c«ng tr×nh • Chñ ®Çu t x©y dùng c«ng tr×nh trùc tiÕp qu¶n lý dù ¸n ®Çu t x©y dùng c«ng tr×nh Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 64
  65. Các hình thức quản lý dự án – Điều 33 ❖Trường hợp chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thì chủ đầu tư thành lập Ban Quản lý dự án để giúp chủ đầu tư làm đầu mối quản lý dự án. ▪ Ban Quản lý dự án phải có năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án theo yêu cầu của chủ đầu tư. ▪ Ban Quản lý dự án có thể thuê tư vấn quản lý, giám sát một số phần việc mà Ban Quản lý dự án không có đủ điều kiện, năng lực để thực hiện nhưng phải được sự đồng ý của chủ đầu tư . Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 65
  66. Các hình thức quản lý dự án – Điều 33 ❖Trường hợp chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án (tiếp theo) ▪ Đối với dự án có quy mô nhỏ, đơn giản có tổng mức đầu tư dưới 7 tỷ đồng thì chủ đầu tư có thể không lập Ban Quản lý dự án mà sử dụng bộ máy chuyên môn của mình để quản lý, điều hành dự án hoặc thuê người có chuyên môn, kinh nghiệm để giúp quản lý thực hiện dự án Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 66
  67. Trường hợp chủ đầu tư thành lập Ban Quản lý dự án – Điều 34 ❖Chủ đầu tư thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn kể từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng bảo đảm tính hiệu quả, tính khả thi của dự án và tuân thủ các quy định của pháp luật. ❖Ban Quản lý dự án có thể được giao quản lý nhiều dự án nhưng phải được người quyết định đầu tư chấp thuận và phải bảo đảm nguyên tắc: từng dự án không bị gián đoạn, được quản lý và quyết toán theo đúng quy định. Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 67
  68. Trường hợp chủ đầu tư thành lập Ban Quản lý dự án – Điều 34 ❖Việc giao nhiệm vụ và uỷ quyền cho Ban Quản lý dự án phải được thể hiện trong quyết định thành lập Ban Quản lý dự án. ❖Chủ đầu tư có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Quản lý dự án ❖Ban Quản lý dự án thực hiện nhiệm vụ do chủ đầu tư giao và quyền hạn do chủ đầu tư uỷ quyền. ❖Ban Quản lý dự án chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật theo nhiệm vụ được giao và quyền hạn được uỷ quyền Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 68
  69. Trường hợp chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án – Điều 34 ❖Chủ đầu tư thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn kể từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng bảo đảm tính hiệu quả, tính khả thi của dự án và tuân thủ các quy định của pháp luật. ❖Chủ đầu tư có trách nhiệm lựa chọn và ký hợp đồng với tổ chức tư vấn quản lý dự án có đủ điều kiện năng lực tổ chức quản lý để giúp chủ đầu tư quản lý thực hiện dự án. ❖Chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi việc thực hiện hợp đồng của tư vấn quản lý dự án Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 69
  70. Trường hợp chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án – Điều 34 ❖Tư vấn quản lý dự án thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo thoả thuận trong hợp đồng ký kết giữa chủ đầu tư và tư vấn quản lý dự án. ❖Tư vấn quản lý dự án chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về việc thực hiện các cam kết trong hợp đồng Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 70
  71. Tổ chức, cá nhân khi tham gia các lĩnh vực sau đây phải có đủ điều kiện về năng lực: a) Lập dự án đầu tư xây dựng công trình; b) Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; c) Thiết kế quy hoạch xây dựng; d) Thiết kế xây dựng công trình; đ) Khảo sát xây dựng công trình; e) Thi công xây dựng công trình; g) Giám sát thi công xây dựng công trình; h) Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng; i) Kiểm định chất lượng công trình xây dựng; k) Chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn chịu lực công trình xây dựng và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 71
  72. Quy định chung về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân – Điều 36 ❖Các tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại dự án; loại, cấp công trình và công việc theo quy định của Nghị định này ❖Năng lực của các tổ chức, cá nhân khi tham gia lĩnh vực hoạt động xây dựng nêu trên được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ hành nghề hoặc các điều kiện về năng lực phù hợp với công việc đảm nhận Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 72
  73. Quy định chung về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân – Điều 36 ❖Cá nhân đảm nhận chức danh: ▪ chủ nhiệm đồ án thiết kế quy hoạch xây dựng, ▪ thiết kế xây dựng công trình; ▪ chủ trì thiết kế; ▪ chủ nhiệm khảo sát xây dựng; ▪ giám sát thi công xây dựng và ▪ cá nhân hành nghề độc lập thực hiện các công việc thiết kế quy hoạch xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định. Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 73
  74. Quy định chung về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân – Điều 36 ❖Cá nhân tham gia quản lý dự án phải có chứng nhận nghiệp vụ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 74
  75. Quy định chung về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân – Điều 36 ❖Năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức được xác định theo cấp bậc trên cơ sở năng lực hành nghề xây dựng của các cá nhân trong tổ chức, kinh nghiệm hoạt động xây dựng, khả năng tài chính, thiết bị và năng lực quản lý của tổ chức Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 75
  76. Chứng chỉ hành nghề – Điều 37 ❖Chứng chỉ hành nghề là giấy xác nhận năng lực hành nghề cấp cho kỹ sư, kiến trúc sư có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thiết kế quy hoạch xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng ❖Chứng chỉ hành nghề trong hoạt động xây dựng do Giám đốc Sở Xây dựng cấp Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 76
  77. Điều kiện năng lực của chủ nhiệm lập dự án – Điều 41 ❖Năng lực của Chủ nhiệm lập dự án được phân thành 2 hạng theo loại công trình. ❖Chủ nhiệm lập dự án phải có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp với tính chất, yêu cầu của dự án Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 77
  78. Điều kiện năng lực của chủ nhiệm lập dự án – Điều 41 ❖ Chủ nhiệm lập dự án phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với mỗi hạng dưới đây: a) Hạng 1: có thời gian liên tục làm công tác lập dự án tối thiểu 7 năm, đã là chủ nhiệm lập 1 dự án nhóm A hoặc 2 dự án nhóm B cùng loại hoặc là chủ nhiệm thiết kế hạng 1 đối với công trình cùng loại dự án; b) Hạng 2: có thời gian liên tục làm công tác lập dự án tối thiểu 5 năm, đã là chủ nhiệm lập 1 dự án nhóm B hoặc 2 dự án nhóm C cùng loại hoặc đã là chủ nhiệm thiết kế hạng 2 trở lên đối với công trình cùng loại dự án; c) Riêng đối với vùng sâu, vùng xa, những cá nhân có bằng cao đẳng, trung cấp thuộc chuyên ngành phù hợp với loại dự án, có thời gian liên tục làm công tác lập dự án, thiết kế tối thiểu 5 năm thì được công nhận là chủ nhiệm lập dự án hạng 2 Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 78
  79. Điều kiện năng lực của chủ nhiệm lập dự án – Điều 41 ❖Phạm vi hoạt động: a) Hạng 1: được làm chủ nhiệm lập dự án đối với dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C cùng loại; b) Hạng 2: được làm chủ nhiệm lập dự án đối với dự án nhóm B, C cùng loại; c) Đối với cá nhân chưa xếp hạng được làm chủ nhiệm lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình cùng loại; nếu đã làm chủ nhiệm 5 Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình thì được làm chủ nhiệm lập dự án nhóm C cùng loại Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 79
  80. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi lập dự án – Điều 42 ❖Năng lực của tổ chức tư vấn lập dự án được phân thành 2 hạng theo loại dự án như sau: a) Hạng 1: có ít nhất 20 người là kiến trúc sư, kỹ sư, kỹ sư kinh tế phù hợp với yêu cầu của dự án; trong đó có người có đủ điều kiện làm chủ nhiệm lập dự án hạng 1 hoặc chủ nhiệm thiết kế hạng 1 công trình cùng loại; b) Hạng 2: có ít nhất 10 người là kiến trúc sư, kỹ sư, kỹ sư kinh tế phù hợp với yêu cầu của dự án; trong đó có người đủ điều kiện làm chủ nhiệm lập dự án hạng 2 hoặc chủ nhiệm thiết kế hạng 2 công trình cùng loại Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 80
  81. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi lập dự án – Điều 42 ❖Phạm vi hoạt động: a) Hạng 1: được lập dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C cùng loại; b) Hạng 2: được lập dự án nhóm B, C cùng loại; c) Đối với tổ chức chưa đủ điều kiện để xếp hạng chỉ được lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật của công trình cùng loại Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 81
  82. Điều kiện năng lực của Giám đốc tư vấn quản lý dự án – Điều 43 ❖Năng lực của Giám đốc tư vấn quản lý dự án được phân thành 2 hạng theo loại dự án. ❖Giám đốc tư vấn quản lý dự án phải có trình độ đại học thuộc chuyên ngành xây dựng phù hợp với yêu cầu của dự án, có chứng nhận nghiệp vụ về quản lý dự án và đáp ứng các điều kiện tương ứng với mỗi hạng Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 82
  83. Điều kiện năng lực của Giám đốc tư vấn quản lý dự án – Điều 43 ❖ Giám đốc tư vấn quản lý dự án hạng 1 : ▪ Có thời gian liên tục làm công tác thiết kế, thi công xây dựng tối thiểu 7 năm, đã là Giám đốc hoặc Phó Giám đốc tư vấn quản lý dự án của 1 dự án nhóm A hoặc 2 dự án nhóm B cùng loại hoặc đã là chỉ huy trưởng công trường hạng 1 hoặc chủ nhiệm thiết kế hạng 1; ❖ Giám đốc tư vấn quản lý dự án hạng 2: ▪ Có thời gian liên tục làm công tác thiết kế, thi công xây dựng tối thiểu 5 năm, đã là Giám đốc hoặc Phó Giám đốc tư vấn quản lý dự án của 1 dự án nhóm B hoặc 2 dự án nhóm C cùng loại hoặc đã là chỉ huy trưởng công trường hạng 2 hoặc chủ nhiệm thiết kế hạng 2 ❖ Đối với vùng sâu, vùng xa ▪ Những người có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp thuộc chuyên ngành xây dựng phù hợp với loại công trình, có kinh nghiệm trong công tác lập dự án hoặc thiết kế hoặc thi công xây dựng tối thiểu 5 năm được giữ chức danh Giám đốc tư vấn quản lý dự án hạng 2 Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 83
  84. Điều kiện năng lực của Giám đốc tư vấn quản lý dự án – Điều 43 ❖ Trường hợp chủ đầu tư thành lập Ban Quản lý dự án thì Giám đốc quản lý dự án phải có ▪ trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp, ▪ có chứng nhận nghiệp vụ về quản lý dự án và ▪ có kinh nghiệm làm việc chuyên môn tối thiểu 3 năm. ❖ Riêng đối với các dự án nhóm C ở vùng sâu, vùng xa thì Giám đốc quản lý dự án có thể là ▪ Người có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp thuộc chuyên ngành phù hợp và ▪ Có kinh nghiệm làm việc chuyên môn tối thiểu 3 năm. ▪ Chủ đầu tư có thể cử người thuộc bộ máy của mình hoặc thuê người đáp ứng các điều kiện nêu trên làm Giám đốc quản lý dự án Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 84
  85. Điều kiện năng lực của Giám đốc tư vấn quản lý dự án – Điều 43 ❖Phạm vi hoạt động: a) Hạng 1: được quản lý dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C; b) Hạng 2: được quản lý dự án nhóm B, C; c) Đối với cá nhân chưa được xếp hạng thì chỉ được quản lý Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình; nếu đã quản lý 5 Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình thì được quản lý dự án nhóm C cùng loại Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 85
  86. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi làm tư vấn quản lý dự án – Điều 44 ❖ Năng lực của tổ chức tư vấn quản lý dự án được phân thành 2 hạng như sau : ▪ Hạng 1: • Có Giám đốc tư vấn quản lý dự án hạng 1 phù hợp với loại dự án; • Có tối thiểu 30 kiến trúc sư, kỹ sư, kỹ sư kinh tế phù hợp với yêu cầu của dự án trong đó có ít nhất 3 kỹ sư kinh tế; • Đã thực hiện quản lý ít nhất 1 dự án nhóm A hoặc 2 dự án nhóm B cùng loại. ▪ Hạng 2: • Có Giám đốc tư vấn quản lý dự án hạng 1 hoặc hạng 2 phù hợp với loại dự án; • Có tối thiểu 20 kiến trúc sư, kỹ sư, kỹ sư kinh tế phù hợp với yêu cầu của dự án trong đó có ít nhất 2 kỹ sư kinh tế; • Đã thực hiện quản lý ít nhất 1 dự án nhóm B hoặc 2 dự án nhóm C cùng loại Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 86
  87. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi làm tư vấn quản lý dự án – Điều 44 ❖Phạm vi hoạt động: a) Hạng 1: được quản lý dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C; b) Hạng 2: được quản lý dự án nhóm B, C; c) Các tổ chức chưa đủ điều kiện xếp hạng được thực hiện quản lý Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình ❖Đối với tổ chức tư vấn quản lý dự án chưa đủ điều kiện xếp hạng, nếu đã thực hiện quản lý dự án ít nhất 5 Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình thì được thực hiện quản lý dự án nhóm C Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 87
  88. Một số nhận xét (1) ❖ Nghị định 12/2009/NĐ-CP vẫn chưa quy định nghề QLDA phải có chứng chỉ hành nghề như các nước đã phát triển. ▪ Ví dụ: Ở Hàn quốc, muốn làm QLDA phải có chứng chỉ PMP (Project Management Professionals) do PMI cấp. Riêng với QLDA xây dựng cần phải có chứng chỉ CMP (Construction Management Professionals) do một Viện trực thuộc Chính phủ Hàn quốc cấp. ▪ Ở Châu Âu phải có chứng nhận do IPMA cấp. ▪ Ở Úc cũng cần phải có chứng nhận do AIPM cấp ▪ Ở Nhật phải có chứng nhận do ICCPM cấp Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 88
  89. Một số nhận xét (2) ❖ Nghị định này chỉ đề cập đến thủ tục và quy trình thực hiện dự án, năng lực cá nhân và tổ chức tham gia mà không hề đề cập đến: ▪ Làm thế nào để hoạch định dự án: rất quan trọng trong QLDA ▪ Làm thế nào để kiểm soát tiến trình dự án ▪ Làm thế nào để đo lường và đánh giá tiến trình dự án. ▪ Làm thế nào để quản lý các thay đổi hay quản lý mâu thuẫn ▪ Làm thế nào để quản lý hợp đồng ▪ Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 89
  90. Một số nhận xét (3) ❖Khoản 5, điều 36 của Nghị định này có ghi rõ: ‘Để bảo đảm chất lượng công trình xây dựng, các tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với từng gói thầu hoặc loại công việc cụ thể’ ▪ Đây là một quan niệm chưa hoàn chỉnh, bởi vì chất lượng công trình xây dựng phụ thuộc rất nhiều nhân tố khác Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 90
  91. Một số nhận xét (4) ❖Khoản 5, điều 36 của Nghị định này có ghi rõ: ‘Để bảo đảm chất lượng công trình xây dựng, các tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với từng gói thầu hoặc loại công việc cụ thể’ ▪ Đây là một quan niệm chưa hoàn chỉnh, bởi vì chất lượng công trình xây dựng phụ thuộc rất nhiều nhân tố khác Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 91
  92. Một số nhận xét (5) ❖Nghị định này quy định rất chi tiết về điều kiện năng lực của các cá nhân và tổ chức trong hoạt động xây dựng. Tuy nhiên nội dung phần này không khác nhiều so với NĐ 16 và NĐ 112 về các yêu cầu nhưng số năm kinh nghiệm có giảm đi với một số loại nghề như tư vấn giám sát. ❖Nghị định này đã quy định: Cá nhân tham gia quản lý dự án phải có chứng nhận nghiệp vụ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Đây là một quy định rất mới ở VN. Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 92
  93. Một số nhận xét (6) ❖Nghị định này cũng đã quy định: Giám đốc tư vấn quản lý dự án phải có chứng nhận nghiệp vụ về quản lý dự án .➔ Đây là một quy định rất mới ở VN, nhưng rất xưa cũ với các nước đã phát triển! ❖Điều kiện năng lực của cá nhân, tổ chức nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam vẫn chưa được đề cập rõ Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 93
  94. Một số nhận xét (7) ❖ Mục c, khoản 3, điều 43 của Nghị định này có ghi: Đối với cá nhân chưa được xếp hạng thì chỉ được quản lý Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình; nếu đã quản lý 5 Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình thì được quản lý dự án nhóm C cùng loại ➔Nội dung này thật khó hiểu!!! ➔ Bởi vì Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình là một tập tài liệu, như vậy cá nhân chưa được xếp hạng thì chỉ được phép quản lý tập tài liệu nói trên mà thôi. Còn công trình tương ứng với tập tài liệu đó thì không được phép quản lý! ➔Người soạn Nghị định này đã nhầm lẫn khái niệm sản phẩm của Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình với chính bản thân của nó. ➔Điều này cũng minh chứng người soạn Nghị định này có kiến thức mơ hồ về QLDA Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 94
  95. Một số nhận xét (8) ❖ Nghị định này cũng đã quy định điều kiện năng lực của các cá nhân/tổ chức tham gia trong hoạt động xây dựng tại vùng sâu, vùng xa nhằm giải quyết vướng mắc về việc thiếu hụt nguồn nhân lực tại vùng sâu, vùng xa ➔ Điều này rất hợp lý. ❖ Việc phân nhóm các công trình theo tổng mức đầu tư vẫn như cũ (ngoại trừ cận dưới của nhóm B và C đã được nâng lên từ 15 tỷ đồng thành 30 tỷ đồng) mặc dù lạm phát và mặt bằng giá cả VN đã tăng cao rất nhiều so với 2006 ➔ Bất hợp lý, gây ra bất cập trong quản lý bởi vì quy mô dự án không tương xứng với tổng mức đầu tư theo phân loại. Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 95
  96. Cảm ơn các anh chị đã lắng nghe Chúc các anh chị đạt nhiều thành quả tốt trong công tác! Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 96