Bài giảng Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước nâng cao - Chương 2: Quy hoạch và quản lý hệ thống tài nguyên nước

pptx 72 trang hapham 1580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước nâng cao - Chương 2: Quy hoạch và quản lý hệ thống tài nguyên nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_quy_hoach_va_quan_ly_tai_nguyen_nuoc_nang_cao_chuo.pptx

Nội dung text: Bài giảng Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước nâng cao - Chương 2: Quy hoạch và quản lý hệ thống tài nguyên nước

  1. Chương 2: Quy hoạch và quản lý hệ thống TNN
  2. II.1. Khái niệm về quy hoạch Tại sao lại quy hoạch và quản lý? ❖ Quá ít nước: ➢ Mâu thuẫn trong phân bổ nước giữa các ngành ❖ Quá nhiều nước ➢ Thảm họa gây ra bởi lũ lụt: trực tiếp và gián tiếp ❖ Ô nhiễm nước: ➢ Mâu thuẫn giữa thượng lưu và hạ lưu trong việc đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng nước ➢ Những đe dọa đối với chất lượng nước sông ➢ Sự phá hủy của hệ sinh thái thủy sinh và ven sông ➢ Ô nhiễm không nguồn điểm bao gồm cả bùn cát từ việc xói mòn lưu vực ➢ Ô nhiễm nước ngầm ❖ Những vấn đề về quy hoạch và quản lý khác: ➢ Vận tải thủy ➢ Xói mòn bờ sông ❖ Những vấn đề liên quan đến hồ chứa: ➢ Tổn thất đất, rừng, di dân – tái định cư, chất lượng nước ➢ Ảnh hưởng của đập: ví dụ, ngăn cản sự nhập cư của các loài cá
  3. II.1. Khái niệm về quy hoạch Một số khái niệm ❖ Quy hoạch: là hoạt động có cấu trúc hợp lý để phát triển chiến lược tối ưu nhằm giải quyết vấn đề và đạt được những mục tiêu mong muốn. ❖ Quy hoạch tài nguyên nước: thiết lập cấu trúc của hệ thống tài nguyên nước nhằm thay đổi hệ thống tài nguyên nước theo thời gian và không gian phục vụ cho các mục đích khác nhau để đạt được mục tiêu theo các cấp khác nhau (địa phương,vùng, và quốc gia). ❖ Định nghĩa của UN: - Quy hoạch nhằm mục đích sử dụng tối ưu nguồn có sẵn. - Quy hoạch tài nguyên nước liên quan đến việc ước tính nhu cầu ngắn hạn và dài hạn và những cách thức để đáp ứng những nhu cầu đó. - Quy hoạch liên quan đến đánh giá so sánh của những giải pháp khác nhau đối với lợi nhuận về mặt kỹ thuật, kinh tế và xã hội. - Quy hoạch cần có tầm nhìn tương lai, và trên phạm vi rộng và đa lĩnh vực.
  4. II.2. PTBV và Quản lý TNN Sự cần thiết của PTBV ❖ Liên quan đến những hoạt động phát triển khác nhau ❖ Liên quan đến những vấn đề môi trường toàn cầu: ❑ Ô nhiễm không khí, đất, và nước. ❑ Tăng khí thải nhà kính. ❑ Suy yếu của tầng ozone. ❑ Phá rừng. ❑ Hoang mạc hóa. ❖ Liên quan đến mối tương tác giữa con người và môi trường ▪ Sử dụng tài nguyên thiên nhiên để sản xuất hàng hóa kinh tế xã hội . ▪ Tiêu chuẩn sống tăng dẫn tới nhu cầu tăng. ▪ Đối mặt với tình thế lựa chọn giữa tốc độ phát triển và bảo vệ môi trường.
  5. II.2. PTBV và Quản lý TNN Con đường nào ta nên đi?
  6. II.2. PTBV và Quản lý TNN Khái niệm phát triển bền vững ❖Một loại hình của phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu hiện nay mà không làm tổn hại tới khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai. Theo báo cáo của ủy ban thế giới về môi trường và phát triển (World Commission on Environment and Development) “Tương lai của chúng ta” (Brundland Report, 1987)
  7. II.2. PTBV và Quản lý TNN Khái niệm PTBV ❖Vấn đề đặt ra? ▪ PTBV là một phép nghịch hợp? ▪ Phát triển có thể là bền vững? • Phát triển không đơn thuần là sự tăng trưởng kinh tế ❖PTBV liên kết các khái niệm về Xã hội, Môi trường, Kinh tế và Phát triển
  8. II.2. PTBV và Quản lý TNN ◼ Hệ thống kinh tế nằm trong hệ thống xã hội bởi vì tất cả bộ phận kinh tế của con người yêu cầu Kinh tế mối tương tác giữa con người. Tuy nhiên xã hội lại rộng hơn kinh tế. Gia đình bạn bè, âm nhạc và nghệ thuật, tôn giáo và đạo đức là những yếu tố quan trọng, Xã hội nó không chỉ dựa vào quá trình trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Môi trường ◼ Hệ thống xã hội tồn tại hoàn toàn hoặc hệ thống TN bên trong hệ thống môi trường. Nhu cầu cơ bản của chúng ta là không khí, thực phẩm và nước. Chúng đến từ môi trường, như ◼ Môi trường bao quanh xã hội: năng lượng, vật liệu thô cho nhà con người cần thực phẩm, nước cửa, giao thông và những sản và không khí để sống. phẩm mà chúng ta phụ thuộc .
  9. II.2. PTBV và Quản lý TNN Phát triển bền vững - Một tiếp cận tổng hợp Tính toàn vẹn về MT Sống trong sự giới hạn sinh thái Bảo vệ TN thiên nhiên Quản lý chất thải rắn Quản lý TNN Rừng/đất Cải thiện xã hội Sản xuất sạch hơn Một xã hội mạnh, khỏe và công bằng Sức khỏe, vệ sinh, Phát triển kinh tế Giảm đói nghèo, Đạt được sự ổn định kinh tế Cung cấp chất lượng nhà ở Giảm đói nghèo và phát sinh thu nhập tốt hơn, an toàn hơn Khả năng hiệu quả kinh tế địa phương Trợ giúp về mặt kỹ thuật và xã hội Cơ hội nghề nghiệp Cơ sở hạ tầng tốt hơn Công bằng kinh tế Giáo dục Điều hành quản lý Phát triển công nghiệp Bình đẳng giới Quản lý đô thị hiệu quả Xây dựng năng lực Hội đàm
  10. II.2. PTBV và Quản lý TNN Lịch sử của khái niệm PTBV ❖1972 – Hội nghị Liên hợp quốc (United Nations) về môi trường con người tại Stockholm, Thụy điển: ▪ Sự cần thiết có một cái nhìn chung và những nguyên lý chung để thúc đẩy và hướng dẫn mọi người trên thế giới bảo vệ và nâng cao môi trường con người. ❖1987 – Báo cáo Brundtland: ▪ Mang khái niệm PTBV đi vào chương trình nghị sự quốc tế.
  11. II.2. PTBV và Quản lý TNN Lịch sử của PTBV (cont’d) ❖ 1989 – Đại hội đồng LHQ (United Nations General Assembly) ▪ Thảo luận báo cáo Brundtland ▪ Kêu gọi cho hội nghị LHQ vào Môi trường và Phát triển ❖ 1992 – Hội nghị thượng đỉnh trái đất tại Rio de Janeiro ▪ 180 đất nước tham gia ▪ Nghị sự 21 nhằm đạt được phát triển bền vững ❖ 2002 – Hội nghị thượng đỉnh trái đất tại Johannesburg thảo luận về PTBV
  12. II.2. PTBV và Quản lý TNN Những đe dọa đối với bền vững ❖Dân số ▪ Ước tính 6 tỷ người tại bắt đầu của thế kỷ này. ▪ Tăng gấp đôi trong 50 năm tiếp. ▪ 78 % dân số thế giới sống trong đất nước đang phát triển. ▪ Quá đông dân là vấn đề chính trong đất nước đang phát triển.
  13. II.2. PTBV và Quản lý TNN Những đe dọa đối với bền vững ❖Tiêu thụ tài nguyên ▪ Sử dụng tài nguyên toàn cầu tăng 5.5% hàng năm. ▪ Sử dụng nước toàn cầu tăng từ 600 km3/năm trong năm 1900 tới 5500 km3/năm trong năm 2000. ▪ Tỷ lệ tăng trưởng của sử dụng nước cao hơn nhiều tỷ lệ tăng trưởng dân số. ▪ Chiều hướng tương tự đối với nguồn TN khác.
  14. II.2. PTBV và Quản lý TNN Những đe dọa đối với bền vững ❖Ô nhiễm ▪ Tăng lượng nước thải phát sinh bởi hoạt động của con người ▪ Sự nhiễm bẩn đất và nước, biến đổi khí hậu, sự suy giảm tầng ozone, ô nhiễm không khí vùng đô thị, mưa axit vv. là kết quả của ô nhiễm.
  15. II.2. PTBV và Quản lý TNN Sự đe dọa đối với bền vững ❖Bất bình đẳng xã hội ▪ Sự phân bố không đều giữa đất nước đang phát triển và phát triển • 78% dân số thế giới sống trong đất nước đang phát triển • 85% sự giàu có và thu nhập cao là trong đất nước phát triển • 88% tài nguyên trên trái đất được tiêu thụ trong đất nước phát triển • 77% năng lượng của thế giới được sử dụng trong đất nước phát triển
  16. II.2. PTBV và Quản lý TNN Làm thế nào đạt được PTBV ❖ Chương trình nghị sự 21 (Agenda 21) ▪ Nhân loại đang đứng trước một thời điểm quan trọng của lịch sử. Chúng ta đang đối mặt với sư tồn tại của bất bình đẳng giữa và trong các quốc gia, sự nghèo đói, bệnh tất và mù chữ, và sự suy thái của hệ sinh thái mà sự giàu sang và hạnh phúc của chúng ta phụ thuộc vào nó. Tuy nhiên, tổng hợp những vấn đề môi trường và phát triển và sự quan tâm lớn tới vấn đề đó sẽ dẫn tới đáp ứng nhu cầu cơ bản, cải thiển mức sống cho tất cả, hệ sinh thái được bảo vệ và quản lý tốt hơn và tương lai an toàn hơn, thịnh vượng hơn. Không quốc gia nào có thể đạt được điều này nếu đứng một mình, nhưng cùng nhau chúng ta có thể - hợp tác toàn cầu cho phát triển bền vững
  17. II.2. PTBV và Quản lý TNN Mục tiêu của chương trình nghị sự 21 ❖Ngừng và làm đảo ngược thiệt hại môi trường ❖Thúc đẩy phát triển bền vững và không gây thiệt hại cho môi trường ❖Bao gồm những biện pháp ▪ Giảm những tác động môi trường ▪ Đem lại nguồn sinh lực cho sự phát triển trong đất nước đang phát triển ▪ Loại bỏ nghèo đói ▪ Ổn định dân số
  18. II.2. PTBV và Quản lý TNN Những biện pháp kỹ thuật ❖ Phát triển cộng nghệ môi trường và thiết lập tiêu chuẩn môi trường tương ứng với sự thiết lập kinh tế, xã hội – văn hóa và sinh thái có liên quan. ❖ Tổ chức chương trình thu thập số liệu môi trường. ❖ Thiết lập chương trình quan trắc môi trường. ❖ Nhận dạng hệ sinh thái nhạy và quý hiếm và phác họa tối thiểu của những hệ sinh thái này nên được bảo vệ tương ứng với yêu cầu PTBV.
  19. II.2. PTBV và Quản lý TNN Quản lý nước bền vững ❖Quản lý tổng thể nguồn nước ngọt: ▪ Như một tài nguyên hữu hạn ▪ Và dễ bị xâm hại ▪ Tổng hợp của những quy hoạch và những chương trình nước theo ngành trong khung chính sách kinh tế xã hội quốc gia là quan trọng hàng đầu cho hành động trong những năm 1990 và sau đó. ❑ Chương 18 – Nghị sự 21
  20. II.2. PTBV và Quản lý TNN Khái niệm Quản lý hệ thống TNN bền vững Quản lý hệ thống TNN bền vững là thiết kế và quản lý hệ thống TNN để có thể đóng góp đầy đủ cho các mục tiêu xã hội hiện tại và tương lai trong khi vẫn duy trì tính toàn vẹn về sinh thái, môi trường và thủy văn. (UNESCO,1999)
  21. II.2. PTBV và Quản lý TNN Quản lý nước bền vững ❖Hành động đúng đắn (chương 18 – Nghị sự 21): ▪ Bảo vệ chất lượng nước và cung cấp nước ngọt, ứng dụng tiếp cận tổng hợp trong phát triển, quản lý và sử dụng TNN.
  22. II.2. PTBV và Quản lý TNN Mục tiêu chính ❖ Thúc đẩy một tiếp cận động, tác động qua lại, lặp và đa ngành trong quản lý TNN, bao gồm nhận dạng và bảo vệ tiềm năng cung cấp của nguồn nước ngọt, tổng hợp những vấn đề công nghệ, kinh tế - xã hội, môi trường và sức khỏe.
  23. II.2. PTBV và Quản lý TNN Mục tiêu chính Cont’d ❖ Quy hoạch cho sử dụng nước bền vững và hợp lý, bảo vệ, bảo toàn và quản lý TNN dựa trên nhu cầu của cộng đồng và quyền ưu tiên trong khung chính sách kinh tế quốc gia
  24. II.2. PTBV và Quản lý TNN Mục tiêu chính Cont’d ❖ Thiết kế, thực thi và đánh giá những dự án và những chương trình mà hiệu quả về kinh tế và phù hợp về mặt xã hội trong những chiến lược đã xác định rõ, dựa vào tiếp cận có sự tham gia đầy đủ của cộng đồng, bao gồm người phụ nữ, người trẻ, người bản địa và cộng đồng địa phương trong quá trình làm chính sách và ra quyết định
  25. II.2. PTBV và Quản lý TNN Mục tiêu chính Cont’d ❖ Để nhận dạng, tăng cường hoặc phát triển, đặc biệt trong những đất nước đang phát triển, bộ máy thể chế, luật pháp và tài chính phù hợp để đảm bảo rằng chính sách nước và sự thực thi của nó là chất xúc tác cho phát triển xã hội bền vững và tăng trưởng kinh tế
  26. II.2. PTBV và Quản lý TNN Lĩnh vực hoạt động ❖ Tối ưu phân bổ TNN dưới những rằng buộc vật lý và kinh tế - xã hội ❖ Thực thi quyết định phân bổ thông qua quản lý nhu cầu, cơ chế giá và những biện pháp điều tiết ❖ Thúc đẩy kế hoạch sử dụng nước hợp lý ❖ Phát triển nguồn cấp nước mới và thay thế ❖ Thúc đẩy bảo toàn nước
  27. II.2. PTBV và Quản lý TNN Những vấn đề liên quan trong Quản lý TNN ❖Tiếp cận tổng hợp ▪ Quản lý nước là thông giữa các ngành ▪ Sự cần thiết cho tiếp cận tổng thể và đa lĩnh vực ❖Những vấn đề sinh thái và môi trường ▪ Bảo vệ và nâng cao tính toàn vẹn sinh thái ▪ Bảo vệ điều kiện môi trường tự nhiên ▪ Phát triển bền vững
  28. II.2. PTBV và Quản lý TNN Hành động cân bằng nước Cấp nước (Supply) • Số lượng (Khan hiếm tự nhiên, thiếu hụt nước ngầm) • Suy thoái chất lượng nước Nhu cầu • Chi phí của những lựa chọn • Tăng trong tất cả các ngành • Sử dụng không hiệu quả IWRM
  29. II.2. PTBV và Quản lý TNN Khái niệm QLTHTNN Integrated Water Resources Management (IWRM) “Quản lý tổng hợp tài nguyên nước là một quá trình đẩy mạnh sự phát triển và quản lý phối hợp tài nguyên nước, đất và các tài nguyên liên quan khác để tối ưu hóa lợi ích kinh tế và phúc lợi xã hội một cách công bằng mà không tổn hại đến sự bền vững của các hệ sinh thái thiết yếu” [GWP, 2000]
  30. II.2. PTBV và Quản lý TNN Khái niệm QLTHTNN – Nhận xét IWRM: Một quá trình, không phải sản phẩm. Công cụ, không phải bản kế hoạch chi tiết ❑ Là một quá trình phối hợp (hợp tác) mang tất cả những stakeholders lại với nhau ❑ Nhấn mạnh vào lợi ích kinh tế, phúc lợi xã hội và công bằng ❑ Dựa vào những dữ liệu/công cụ khoa học cho những phán xét hoặc quyết định được làm ❑ Thúc đẩy sự quản lý tốt, với sự tham gia dân chủ
  31. Khái niệm QLTHTNN Phát triển và quản lý trong IWRM Quản lý tổng hợp: Phát triển – Quản lý và Tổng hợp Tại sao lại phát triển và QLTNN: ◼ Mục tiêu chung của phát triển và quản lý TNN là sử dụng bền vững TNN có liên quan tới lợi ích xã hội, kinh tế và môi trường ◼ Phát triển TNN liên quan tới ứng dụng những biện pháp công trình và phi công trình để giải quyết vấn đề cấp nước, phân bổ nước, chất lượng nước, những sự kiện cực trị và bảo vệ môi trường ◼ Quản lý TNN: không chỉ phát triển tài nguyên nước mà còn quản lý sự phát triển sao cho đảm bảo việc sử dụng bền vững cho thế hệ tương lai
  32. II.2. PTBV và Quản lý TNN Tổng hợp trong IWRM có nghĩa rằng tất cả những sử dụng khác nhau của TNN được xem xét cùng với nhau Khái niệm tổng hợp trong IWRM có thể được xem xét dưới 2 loại cơ bản: Hệ thống tự nhiên và vai trò quan Hệ thống nhân tạo, xác định sử trọng đặc biệt của nó đối với sự dụng của nguồn, sản xuất chất có sẵn của nguồn thải và ô nhiễm Tổng hợp phải xuất hiện ở cả hai: Trong và giữa các hệ thống
  33. II.2. PTBV và Quản lý TNN Nguyên lý IWRM Nguyên lý Dublin (Dublin principles) (1992) (1) Nước ngọt là tài nguyên hữu hạn và dễ bị xâm hại, rất thiết yếu để duy trì sự sống, phát triển, và môi trường. (2) Phát triển và bảo vệ tài nguyên nước phải dựa trên phương pháp tiếp cận có sự tham gia của tất cả các thành phần bao gồm những người dùng nước, người lập quy hoạch và người xây dựng chính sách ở tất cả các cấp. (3) Phụ nữ có vai trò trung tâm trong việc cung cấp, quản lý và bảo vệ nguồn nước. (4) Nước có giá trị kinh tế trong mọi hình thức sử dụng và cần phải được xem như một loại hàng hóa có giá trị kinh tế cũng như giá trị về mặt xã hội. Nguyên lý Dublin như một hương dẫn cho những cuộc đối thoại nước toàn cầu
  34. II.2. PTBV và Quản lý TNN IWRM và PTBV Quản lý THTNN Quản lý tổng hợp Quản lý ngành LVS nước Thiên nhên Thiên Quản lý TN TN lý Quản Quản lýMT Quản Phát triển BV triển Phát ❖ IWRM là một thành phần của QLTNTN. ❖ QLTNTN hình thành một phần của QLMT.
  35. II.3. Tiếp cận trong QH và QL Tiếp cận từ trên xuống: - Nhà chuyên môn trong lĩnh vực TNN chuẩn bị những Quy hoạch tổng thể. - Tiếp cận này giả sử rằng một hoặc nhiều viện có khả năng và quyền phát triển và thưc thi quy hoạch, hay nói cách khác họ sẽ giám sát và quản lý sự phát triển phối hợp và vận hành của những hoạt động trong lưu vực sông mà có ảnh hưởng đến nước mặt và nước ngầm của lưu vực. - Ít sự tham gia của các bên có liên quan (stakeholder). - Trở nên ít được chấp nhận hơn. Tiếp cận từ dưới lên: - Sự tham gia chủ động của các bên có liên quan (stakeholder). - Đạt được tầm nhìn chia sẻ phổ biến của những mục tiêu và quyền ưu tiên.
  36. II.4 Những khía cạnh trong Quy hoạch và Quản lý ❖ Khía cạnh kỹ thuật: - Về phân bổ TNN. - Bảo vệ TNN nước lưu vực sông. - Phòng chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trong lưu vực sông. - Ước tính về chi phí và lợi ích của bất kỳ biện pháp công trình nào(phát triển nguồn nước) phục vụ cho quản lý nguồn nước trên lưu vực. (Tham khảo Chương 3, nghị định 120/2008 về Quản lý lưu vực sông)
  37. II.4 Những khía cạnh trong Quy hoạch và Quản lý ❖ Khía cạnh kinh tế, tài chính - Xuất phát từ nguyên lý Dublin 4 – Nước như một hàng hóa kinh tế . ◼ Giá trị của nước (Water Value) và giá nước (Charge)  Giá trị của nước trong việc sử dụng khác nhau rất quan trọng trong việc phân phối hợp lý nguồn nước (khan hiếm) bằng các phương pháp điều chỉnh hoặc biện pháp kinh tế.  Giá nước được áp dụng như một công cụ kinh tế để phản ánh xu thế bảo vệ và sử dụng nước hiệu quả, cung cấp động cơ để quản lý yêu cầu nước, đảm bảo phục hồi chi phí, và là dấu hiện sẵn lòng trả của người sử dụng.
  38. II.4 Những khía cạnh trong Quy hoạch và Quản lý ❖ Khía cạnh kinh tế, tài chính - Xác định giá trị của nước (water value) Ngoại ứng = môi trường GIÁ TRỊ SỬ DỤNG BỀN VỮNG Ngoại ứng kinh tế TỔNG CHI TỔNG CHI PHÍ Chi phí cơ hội PHÍ KINH TẾ Chi phí TỔNG đầu tư CHI PHÍ Chi phí CUNG O&M
  39. II.4 Những khía cạnh trong Quy hoạch và Quản lý ❖ Khía cạnh kinh tế, tài chính - Xác định giá nước (water charge) Các giá trị nội tại Các điều chỉnh cho mục tiêu xã hội Lợi nhuận ròng Tổng giá trị từ sử dụng gián tiếp Giá trị kinh tế Lợi nhuận ròng từ dòng hồi quy Giá trị đối với người sử dụng nước
  40. II.4 Những khía cạnh trong Quy hoạch và Quản lý ❖ Khía cạnh thể chế: - Nước là một nguồn tài nguyên vượt quá quyền tài sản cá nhân: Nó không thể sở hửu bởi bất cứ cá nhận nào (tức là chỉ có quyền sử dụng, nhưng không phải sở hửu). - Yêu cầu một sự đầu tư lớn để phát triển: cần huy động tài chính lớn bởi chính phủ hoặc công ty nhà nước. - Mâu thuẫn trong sử dụng: giữa người sử dụng thượng lưu và hạ lưu.
  41. II.5 Quy mô trong QH và QL ❖ Quy hoạch đơn mục đích: Quy hoạch cho một mục đích như cấp nước, hoặc tưới, hoặc kiểm soát lũ ❖ Quy hoạch đa mục đích: Quy hoạch đồng thời giải quyết một số mục đích kết hợp như tưới tiêu, thủy lợi, cấp nước quản lý MT, kiểm soát lũ lụt thường thì bao gồm một vài quy hoạch đơn lẻ. ❖ Quy hoạch tổng thể: sự hình thành cho quy hoạch và phát triển nhằm khai thác cơ hội của các dự án đơn hay đa mục đích về TNN tại một khu vực nào đó trong một khoảng thời gian cụ thể; quy hoạch có thể bao gồm một hệ thống đa thành phần và có thể bao gồm cả biện pháp công trình và phi công trình. ❖ Quy hoạch toàn diện: là một quy hoạch đa thành phần, đa mục đích và nhằm vào nhiều mục tiêu xem xét các giải pháp thay thế mang tính công trình và phi công trình. Một quy hoạch tổng thể không bao gồm những nghiên cứu khả thi chi tiết của các dự án riêng rẽ.
  42. II.5 Quy mô trong QH và QL Ngoài ra ta còn có phân loại quy mô quy hoạch theo: ❖ Quy hoạch theo chức năng: Quy hoạch nhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể trong phạm vi một ngành, như: QH kiểm soát lũ lụt, QH tưới hay QH bảo tồn thiên nhiên ❖ Quy hoạch ngành: Quy hoạch tổng hợp cho mọi chức năng trong một ngành, như: QHTL, QH TNN, hay QH nông nghiệp. ❖ Quy hoạch đa ngành: công tác quy hoạch cho tất cả các ngành trong xã hội như sử dụng đất, xây dựng, giao thông vận tải, thủy lợi, vệ sinh môi trường và cung cấp năng lượng.
  43. II. 5 Quy mô trong QH và QL Xét về khía cạnh không gian có: ❖ Quy hoạch cấp quốc tế: được thực hiện trong trường hợp lưu vực sông thuộc lãnh thổ của nhiều quốc gia hoặc trong trường hợp các quốc gia không có chung lưu vực sông nhưng có nhu cầu chia sẻ nguồn nước với nhau. Quy hoạch cấp quốc tế được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận và những cam kết quốc tế giữa những nước có liên quan được đảm bảo bởi các hiệp định hoặc hiệp ước giữa các nước thành viên và phải tuân thủ những nguyên tắc và thông lệ quốc tế. ❖ Quy hoạch cấp quốc gia: Một quy hoạch quốc gia về TNN được thiết lập dựa trên cơ sở xem xét các ưu tiên của quốc gia đó trong việc phân bổ nguồn nước vốn rất khan hiếm trên quan điểm về mục tiêu quốc gia; về khía cạnh này, một quy hoạch mang tầm quốc gia về TNN nước nên là một quy hoạch tổng hợp
  44. II. 5 Quy mô trong QH và QL Xét về khía cạnh không gian có: ❖ Quy hoạch cấp vùng: Quy hoạch vùng là các quy hoạch chi tiết cụ thể cho một vùng thuộc một lưu vực sông hoặc một phần lãnh thổ nằm trong quy hoạch liên lưu vực Quy hoạch vùng thường được tiến hành riêng rẽ và chính nó sẽ là cơ sở cho việc lập quy hoạch lưu vực và xây dựng các chương trình phát triển nguồn nước cấp quốc gia. Mặt khác, khi các quy hoạch lưu vực và chương trình phát triển nguồn nước cấp quốc gia đã được xác lập thì những quy hoạch vùng phải được thực hiện trong khuôn khổ của quy hoạch lưu vực và quy hoach quốc gia Quy hoạch vùng do trung ương quản lý và được lập trên cơ sở quy hoạch cấp quốc gia hoặc quy hoạch lưu vực sông ❖ Quy hoạch cấp lưu vực sông: Quy hoạch nguồn nước cấp lưu vực vạch ra chính sách và chương trình về nước trên một lưu vực sông nhằm khai thác hiệu quả và hợp lý tài nguyên nước trên lưu vực. Về nguyên tắc quy hoạch này nên bao hàm nhiều yếu tố, đa mục đích và nhắm tới nhiều mục tiêu và do đó nên là một quy hoạch tổng hợp
  45. II. 5 Quy mô trong QH và QL Xét về quy mô thời gian có: ❖ Quy hoạch ngắn hạn: Ưu điểm của loại hình này là hầu như không có sự bất ổn của bối cảnh hình thành nên các điều kiện biên trong xây dựng quy hoạch; nhược điểm là một quy hoạch ngắn hạn có thể thiếu một tầm nhìn phát triển trong tương lai. ❖ Quy hoạch dài hạn: quy hoạch dài hạn nhằm đề ra một viễn cảnh trong thời gian dài và một sự định hướng phát triển cho tương lai của một quốc gia, một vùng hay một lưu vực sông. Nhược điểm lớn của nó là sự bất ổn; và kết quả là quy hoạch ngắn hạn dần dần sẽ trở nên quan trọng hơn quy hoạch dài hạn; quy hoạch dài hạn do đó sẽ được chuyển thành chính sách dài hạn (còn gọi là quy hoạch chiến lược), trong đó gồm nhiều quy hoạch ngắn hạn, quy hoạch ngắn hạn lúc đó phải có nhiều phương án mở để đạt được quy hoạch cuối cùng trong dài hạn.
  46. II. 5 Quy mô trong QH và QL Nhận xét ❖Lưu vực sông được xem như là tỷ lệ hợp lý về mặt không gian cho quy hoạch và quản lý TNN. Tối đa lợi nhuận về kinh tế và xã hội đạt được cho toàn lưu vực sông và để đảm bảo rằng những lợi nhuận đó cùng với những chi phí được phân bổ công bằng cho toàn lưu vực
  47. II. 5 Quy mô trong QH và QL Nhận xét ❖ Quy hoạch TNN yêu cầu có tầm nhìn trong tương lai. ❖ Những quyết định đề xuất cho quy hoạch ngắn hạn nên xem xét ảnh hưởng của nó đến quy hoạch dài hạn. ❖ Quy hoạch tài nguyên nước cần được cập nhật thường kỳ và điều chỉnh theo những thông tin, mục tiêu mới và những dự báo được cập nhật về cung, cầu, chi phí và lợi ích trong tương lai. ❖ Nghị định 120/2008/NĐ-CP về quản lý lưu vực sông: Điều 11, chương 3 về kỳ hạn và thời gian lập quy hoạch lưu vực sông: Quy hoạch lưu vực sông được lập theo kỳ hạn 10 năm/lần, khi cần thiết có thể kéo dài thêm kỳ hạn nhưng không quá 5 năm kể từ ngày kết thúc kỳ hạn đối với quy hoạch đang có hiệu lực
  48. II.6. Quá trình quy hoạch Quá trình quy hoạch ❖Nhận dạng mục tiêu của quy hoạch. ❖Chuyển những mục tiêu này thành quy hoạch tương thích và điều kiện đánh giá. ❖Đặt ra các quy hoạch thay thế. ❖Đánh giá những quy hoạch thay thế. ❖Lựa chọn quy hoạch cuối cùng.
  49. II.6. Quá trình quy hoạch Mục tiêu của Phát triển TNN ❖Để kiểm soát hay quản lý TNN ngọt của các phân khu địa lý hoặc chính trị rõ rệt nhằm để cung cấp sự bảo vệ chống lại những hậu quả nguy hiểm từ việc thừa hoặc thiếu hụt về mặt số lượng hoặc chất lượng.
  50. II.6. Quá trình quy hoạch Mục tiêu của Phát triển TNN (cont’d) ❖Để cung cấp hoặc duy trì nước ngọt trong những địa điểm và thời gian với số lượng, chất lượng đầy đủ cho những mục đích tiêu thụ của con người hay động vật, cho sản xuất và xử lý thực phẩm, sản xuất công nghiệp, phát điện, và giải trí
  51. II.6. Quá trình quy hoạch Mục tiêu của Phát triển TNN (cont’d) ❖Hoàn thành tất cả mục tiêu trên với phí tổn về vật chất, kinh tế và nhân lực có sẵn ở mức tối thiểu nhất.
  52. II.6. Quá trình quy hoạch Mục tiêu công nghệ ❖ Nếu sự xuất hiện của TNN và đặc tính của nó có thể được miêu tả bởi một ma trận S, quá trình phát triển là việc biển đổi đơn giản ma trận này thành ma trận khác mà có liên quan tới những mục tiêu của dự án phát triển. S bao gồm các vector: ▪ Vị trí (L) ▪ Sự có sẵn về mặt số lượng theo thời gian (T) ▪ Chất lượng (Q) L S = T Q
  53. II.6. Quá trình quy hoạch Mục tiêu công nghệ (cont’d) ❖Nhu cầu nước (S*) có thể được diễn tả về mặt ▪ Vị trí (L*) ▪ Sự có sẵn về mặt số lượng theo thời gian (T*) ▪ Chất lượng (Q*) L* S* = T* Q*
  54. II.6. Quá trình quy hoạch Mục tiêu công nghệ (cont’d) ❖Mục tiêu phát triển TNN là biến đổi vector S (trình bày TNN xuất hiện trong tự nhiên) tới S*(trình bày nhu cầu nước) S* = S ❖Hàm chuyển đổi  bao gồm những thành phần vật lý của hệ thống (phần cứng) và những thành phần vận hành của hệ thống (phần mềm)
  55. II.6. Quá trình quy hoạch Chuổi hoạt động trong quá trình quy hoạch Đầu vào Nghiên cứu Tác động XH Phân tích hệ thống, Quy hoạch kỹ thuật Đánh giá những Phân tích tài chính quy hoạch thay thế Nghiên cứu tác động Phân tích kinh tế Môi trường Quy hoạch cuối cùng Đầu vào Đầu vào
  56. II.6. Quá trình quy hoạch Các bước trong quá trình quy hoạch ❖ Thu thập những dữ liệu cơ bản ▪ Dữ liệu dòng chảy và thủy văn khác ▪ Dữ liệu địa vật lý ▪ Dữ liệu kinh tế ▪ Dữ liệu biên chính trị và những vấn đề chính trị liên quan khác ❖ Dự báo kinh tế ❖ Ước tính và dự báo những nhu cầu nước
  57. II.6. Quá trình quy hoạch Các bước trong quá trình quy hoạch (cont’d) ❖ Phát triển quy hoạch ▪ Thiết lập ưu tiên cho những sử dụng nước thay thế ▪ Phát triển những quy hoạch thay thế ▪ Đánh giá những quy hoạch thay thế ▪ Lựa chọn quy hoạch tối ưu ❖ Thiết kế và thực thi quy hoạch được lựa chọn
  58. II.6. Quá trình quy hoạch Thu thập và xử lý số liệu ❖Nguồn số liệu ❖Sự đầy đủ và phù hợp của dữ liệu ❖Kiểm soát chất lượng dữ liệu ❖Hệ thống dữ liệu
  59. II.6. Quá trình quy hoạch Ước tính nhu cầu ❖Loại nhu cầu ▪ Tiêu thụ– đô thị, nông nghiệp ▪ Không tiêu thụ - thủy điện, giải trí ❖Nhu cầu nước là lượng nước mà người tiêu thụ sử dụng trong một đơn vị thời gian cho một giá nước cụ thể
  60. II.6. Quá trình quy hoạch Dự báo nhu cầu ❖Dự báo dân số ❖Những thay đổi về xã hội, kinh tế và công nghệ ❖Yêu cầu nước cho tưới ▪ Bốc thoát hơi tiềm năng ▪ Phần mềm CROPWAT – FAO ❖Sử dụng nước cho đô thị
  61. II.6. Quá trình quy hoạch Phương pháp đánh giá ❖Phân tích theo chủ quan (định tính) ❖Phân tích kinh tế ❖Kỹ thuật phân tích hệ thống ▪ Mô phỏng ▪ Kỹ thuật tối ưu ❖Phân tích đa điều kiện
  62. II.7. Cơ Cấu tổ chức 1. Các chuyên gia Sự liên quan tới nhiều lĩnh vực của tài nguyên nước đòi hỏi phải có sự tham gia của nhiều lĩnh vực khoa học tương tác lẫn nhau trong mỗi giai đoạn. Sự tham gia của các chuyên gia ở nhiều lĩnh vực là cần thiết để đảm bảo một kết quả tốt nhất. 2. Các cấp ra quyết định Các dự án về tài nguyên nước thường rất lớn và một số tiền khổng lồ từ xã hội được đầu tư. Việc cấp vốn cho nó phụ thuộc vào sự cần thiết của các khu vực kinh tế khác. Bởi vậy, việc quyết định được xem xét từ các cấp dưới và kết thúc ở cấp Chính phủ. Các thảm họa thiên nhiên như lũ lụt hay hạn hán thường tạo động lực cho việc đề xướng, xây dựng, thông qua và thực thi của các dự án về tài nguyên nước.
  63. II.7. Cơ Cấu tổ chức 3. Sự phối hợp giữa các tổ chức Mặc dù sự hợp tác giữa các tổ chức trong suốt quá trình thực hiện dự án là rất quan trọng nhưng không phải tất cả các tổ chức và cá nhân có liên quan đến sử nước và bảo vệ tài nguyên nước nhận thấy sự cần thiết phải hợp tác. Có thể sẽ có những tổ chức hoặc cá nhân không đồng ý hoặc không thích hợp tác. Thông thường, nếu không có sự xác định rõ ràng về sự hợp tác của tổ chức, cá nhân có liên quan thì việc sử dụng nước hoặc quy hoạch tài nguyên nước sẽ không hiệu quả. Nhà nước cần có những quy định về bổn phận của sự hợp tác đối với những tổ chức, cá nhân có liên quan đến sử dụng nước. Một điều quan trọng là, một kế hoạch về tài nguyên nước sẽ không bị mang lại hiệu quả và có thể bị “chết” bởi các hoạt động của các dự án khác. Mặc dù những điều này có vẻ đơn giản và logic nhưng có thể có những phức tạp. Sự lliên kết và hợp tác thường xuyên là cách tốt nhất để tránh lãng phí và tiết kiệm sự cố gắng. Cần tăng cường sự hợp tác là cùng nhau làm việc giải quyết những vấn đề có liên quan và trao đổi cán bộ trong quá trình hợp tác. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, hiện nay việc trao đổi thông tin và tài liệu đã dễ dàng hơn nhiều.Mặc dù việc đặt trong cơ cấu thích hợp là quan trọng, sự hợp tác thực tế phụ thuộc nhiều vào con người, nếu không có sự tập trung cao độ của con người, mọi thứ sẽ không hoạt động.
  64. II.7. Cơ Cấu tổ chức 4. Nâng cao năng lực Đây không phải là một phần của quy hoạch nhưng nó có liên quan và rất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện. Sự thiếu thốn nhân lực đã được đào tạo sẽ ảnh hưởng lớn đến các quá trình áp dụng công nghệ cao, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Sự thiếu thốn về nhân lực có thể giải quyết qua cách khác nhau. Giải pháp trực tiếp: một số tiền sẽ được sử dụng để đào tạo một số nhân viên và những kĩ thuật viên, là những người sẽ tham gia phân tích hệ thống trong quy hoạch tài nguyên nước. Những người này cũng có nhiệm vụ phổ biến những kiến thức này đến các cấp dưới. Giải pháp thứ hai và cũng là giải pháp lâu dài là đề xướng các khóa học chuyên sâu tại các trường đại học khu vực để đào tạo cán bộ trong lĩnh vực này.
  65. II.8. Sự tham gia của cộng đồng trong quá trình QH 1. Sự cần thiết về sự tham gia của cộng đồng ❖ Sự tham gia của cộng đồng là một quá trình trong đó quan điểm của tất cả các cộng đồng có tác động đến quá trình ra quyết định. Ở đây, thuật ngữ “cộng đồng” chỉ một người hay một nhóm người quan tâm tới dự án. ❖ Sự tham gia của cộng đồng ở đây chỉ sự tham gia của những nhóm người đó đối với quá trình ra quyết định hoặc cố gắng tác động tới quyết định đó. ❖ Sự tham gia của cộng đồng là rất cần thiết vì chính phủ, các cơ quan chức năng và các chuyên gia về tài nguyên nước không có những hiều biết đầy đủ về những gì mà người dân địa phương muốn và những gì là tốt nhất cho họ. Một điều quan trọng của sự phát hiện này là sự tham gia của xã hội không nên bị giới hạn bởi việc có những cái nhìn khác nhau. ❖ Nên để dự án tác động vào người dân và để người dân tham gia vào những quyết định làm thay đổi cuộc sống và môi trường sống của họ. Đồng thời, cần chắc chắn rằng sự xem xét quan điểm của xã hội không gây ra những trở ngại không đúng đối với quá trình ra quyết định
  66. II.8. Sự tham gia của cộng đồng trong quá trình QH 2. Những lợi ích do sự tham gia của cộng đồng mang lại a. Đối với việc ra quyết định: ❖ Sự tham gia của cộng đồng là giảm nguy cơ thất bại của dự án nhờ tăng cường chất lượng việc lập hoạch và ra quyết định ❖ Nhờ sự thu thập các phạm vi khác nhau về giá trị và quan điểm, sự tham gia của cộng đồng giúp nâng cao khả năng giải quyết sự cố. ❖ Giúp nâng cao cảm giác đối tác đối với người dân địa phương. Do đó khắc phục được sự cản trở của địa phương và tạo ra môi trường làm việc tốt ❖ Làm giảm đáng kể xung đột giữa các cá nhân, nhóm và tổ chức. ❖ Giúp nâng cao hoạt động của dự án bằng việc sử dụng kiến thức kĩ thuật từ cộng đồng. ❖ Những người dân càng nghèo, những tài nguyên càng hiếm thì sự tham gia của người dân càng quan trọng vì sự tồn tại và cuộc sống của họ phụ thuộc vào đó. ❖ Đặc biệt, nguồn lợi mà sự tham gia của cộng đồng mang lại cho những nhóm nhà đầu tư, gồm chính phủ, chuyên viên, và những người chịu tác động.
  67. II.8. Sự tham gia của cộng đồng trong quá trình QH b. Đối với chính phủ ❖ Tăng cường sự tín nhiệm, tính hợp pháp và hình ảnh tốt đẹp thông qua quá trình ra quyết định một cách trong sáng, đặc biệt là đối với những quyết định gây tranh cãi. ❖ Tăng cường sự hợp tác giữa các ban ngành chính phủ thông dựa trên sự cần thiết của quá trình tham gia. ❖ Sự tận tâm của những nhà đầu tư trong quá trình ra quyết định sẽ ở mức cao. ❖ Giảm những đe dọa về những sự đối đầu gay gắt và nhờ đó, giảm thiểu chi phí và thời gian thực hiện dự án. ❖ Phát triển sự cảm nhận và trách nhiệm của cộng đồng về dự án. c. Đối với các cơ quan tài chính ❖ Hiện thực hóa sự cần thiết và sự ưa thích của người dân địa phương. ❖ Cơ sở dữ liệu tốt hơn ngay từ khi lập hoạch. ❖ Nâng cao kĩ thuật trong thiết kế, nhờ đó giảm chi phí dự án.
  68. II.8. Sự tham gia của cộng đồng trong quá trình QH d. Đối với những người bị tác động ❖ Tăng cường sự hiểu biết về dự án cũng như sự tác động đối với cuộc sống của họ. ❖ Dự án sẽ phù hợp với nhu cầu của họ. ❖ Khả năng thành công của dự án cao hơn nhờ đó nâng cao chuẩn mức sống của người dân. ❖ Cơ hội để người dân địa phương đưa tiếng nói của mình đến các cấp lãnh đạo. ❖ Mục tiêu đạt lợi ích tốt hơn. ❖ Tăng cường mức độ giải trình của chính phủ và của chuyên viên đối với người dân địa phương.
  69. II.9. Các yếu tố bất định trong Quy hoạch ❖ Hệ thống TNN là một hệ thống phức tạp, tồn tại một số lượng các tham số và các mối quan hệ giữa chúng. Hệ thống TNN bị tác động mạnh mẽ bởi yếu tố môi trường ❖ Hệ thống TNN là một hệ bất định, có nhiều yếu tố bất định, bao gồm: ▪ Các biến vào, biến ra và biến trạng thái là những biến ngẫu nhiên. Quy luật ngẫu nhiên của các biến đó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của các thiết kế, quy hoạch và điểu khiển hệ thống TNN ▪ Các thông tin về hệ thống là không đầy đủ, hoặc có thì cũng khó có thể phân tích được hết các thuộc tính của hệ thống khi lập các quy hoạch khai thác
  70. II.9. Các yếu tố bất định trong Quy hoạch ❖ Sự hiểu biết không đầy đủ của người nghiên cứu về hệ thống, bao gồm các quy luật vật lý của TNN, các “tiềm năng” của hệ thống và ảnh hưởng của các biện pháp công trình đến sự thay đổi trạng thái của hệ thống TNN ❖ Bất định về mục tiêu thể hiện ở các mặt: ▪ Mục tiêu khai thác ▪ Đa mục tiêu trong khai thác và điều khiển ▪ Hệ thống TNN là hệ thống luôn luôn ở trạng thái cân bằng tạm thời. ❖ Hệ thống TNN là hệ thống có cấu trúc yếu: ▪ Các mối quan hệ khó thể hiện bằng các biểu thức toán học ▪ Khó kiểm soát được tác động của môi trường, đặc biệt là của con người.
  71. II.10. Những vấn đề sau quy hoạch ❖ Sự thúc đẩy để đảm bảo tuân theo như quy hoạch đã định ❖ Những tác động gây ra từ sự thực thi của bất kỳ quyết định đang diễn ra được quan trắc, đánh giá và điều chỉnh khi yêu cầu hoặc mong muốn ❖ Ai có trách nhiệm ❖ Ai trả tiền và bao nhiêu ❖ Ai sẽ kêu gọi và thông tin cho những người có liên quan – stakeholder ❖ Những quy hoạch và dữ liệu của chúng được cập nhật thường xuyên? ❖ Sự vận hành của các dự án nước: đơn hay tổ hợp ❖ VV