Bài giảng Tâm lý và tâm lý y học - Bài 1: Khái quát về tâm lý là tâm lý y học

pptx 142 trang hapham 3080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tâm lý và tâm lý y học - Bài 1: Khái quát về tâm lý là tâm lý y học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_tam_ly_va_tam_ly_y_hoc_bai_1_khai_quat_ve_tam_ly_l.pptx

Nội dung text: Bài giảng Tâm lý và tâm lý y học - Bài 1: Khái quát về tâm lý là tâm lý y học

  1. Phần 1 TÂM LÝ VÀ TÂM LÝ Y HỌC Bài 1 KHÁI QUÁT VỀ TÂM LÝ VÀ TÂM LÝ Y HỌC
  2. I. TÂM LÝ HỌC 1. Khái lược lịch sử phát triển tâm lý học • Thời gian đầu, các quan niệm về tâm lý bị chi phối bởi triết học • Thời kỳ Thiên chúa giáo, TL được coi là NC về linh hồn (Psychology) • Người đầu tiên sáng lập ngành TLH là Wilhelm Wundt, 1879 ông thiết lập phòng thí nghiệm tâm lý học đầu tiên ở Leipzig, Đức. • Hermann Ebbinghaus, Ivan Petrovich Pavlov, Sigmund Freud
  3. 2. Các khái niệm về tâm lý học • TL là tất cả những hiện tượng tinh thần nảy sinh trong đầu óc con người, gắn liền và điều hành mọi hành động, hoạt động của con người • Tâm lý là tất cả những hiện tượng thuộc lĩnh vực tinh thần của con người được biểu hiện ra bên ngoài thông qua hành vi, cử chỉ, điệu bộ, ngôn ngữ, cách đối nhân xử thế
  4. 2. Các khái niệm về tâm lý học • TLH là ngành khoa học nghiên cứu hoạt động, tinh thần và tư tưởng của con người (cụ thể đó là những cảm xúc, ý chí và hành động) • TLH là KH nghiên cứu những hành vi và những tiến trình tâm thần của con người • TLH là một ngành KH xã hội chuyên nghiên cứu về các hiện tượng tâm lý của con người và quá trình phát sinh, phát triển của chúng.
  5. 3. Một số khái niệm cơ bản trong tâm lý học. 3.1. Nhu cầu. 3.1.1. Khái niệm Nhu cầu là những đòi hỏi của con người về các điều kiện vật chất và tinh thần để sống, tồn tại và phát triển. 3.1.2. Phân loại: • Nhu cầu vật chất: những nc liên quan trực tiếp đến sự tồn tại của con người (ăn, uống, ở, mặc ) • Nhu cầu tinh thần: giao lưu, giải trí, tôn giáo
  6. 3.1. Nhu cầu. 3.1.3. Đặc điểm - nc của con người phức tạp, đa dạng, phong phú và không có giới hạn Alfred Marshall viết rằng: "Không có số để đếm nhu cầu và ước muốn“ - Nhu cầu trở thành động lực thúc đẩy cá nhân hoạt động nhằm mục đích thỏa mãn các nhu cầu
  7. Bậc thang nhu cầu của con người (Maslow)
  8. 3. Một số khái niệm cơ bản trong tâm lý học. 3.2. Động cơ. 3.2.1. Khái niệm • Mỗi hành vi đều nhằm một mục đích và ít nhiều huy động năng lượng, yếu tố thôi thúc quá trình đó gọi là động cơ. • Động cơ gắn với những nhu cầu → Động cơ là sức mạnh tinh thần thúc đẩy con người hoạt động nhằm mục đích xác định trước
  9. 3.2. Động cơ 3.2.2. Phân loại động cơ: - Theo lý thuyết hoạt động của Leonchiev: động cơ đối tượng và động cơ kích thích “Trong hầu hết các gia đình Việt Nam, việc học hành vẫn được coi là quan trọng nhất nhưng tình yêu trí thức, yêu khoa học trong suy nghĩ chủ quan của tôi, vẫn là sự hiếm hoi”(Ngô Bảo Châu) - Theo lý thuyết động cơ của Bozovic: vì cá nhân hay vì xã hội
  10. 3.2.2. Phân loại động cơ: • Phân loại động cơ theo bậc thang nhu cầu của Maslow • Frued đi sâu nc động cơ nguyên nhân và động cơ mục tiêu
  11. Phân loại động cơ: • Động cơ mang tính sinh học • Động cơ mang tính cá nhân • Động cơ mang tính xã hội • Động cơ vô thức
  12. Động cơ mang tính sinh học Động cơ này xuất hiện khi nhu cầu sinh lý của cơ thể không được đáp ứng. Bao gồm: • Đói • Khát • Nhu cầu cần nghỉ ngơi và ngủ • Nhu cầu tình dục • Nhu cầu cần hít thở không khí • Nhu cầu cần được giảm đau • Nhu cầu cần được hoạt động, tập thể dục • Nhu cầu cần được bài tiết
  13. Động cơ cá nhân Bao gồm: mục đích trong cuộc đời, tham vọng của cá nhân, khát vọng trong cuộc sống, sở thích đặc biệt • Mang tính đặc thù của mỗi người, có thể người khác không hiểu được • Bị ảnh hưởng bởi văn hóa, chủng tộc, tầng lớp xã hội, di truyền • Là động lực thúc đẩy mỗi người cố gắng để đạt được mục đích • Có thể tốt hoặc không tốt
  14. Động cơ mang tính xã hội • Chỉ đặc trưng với xã hội loài người • Mong muốn được tôn trọng, có vị trí trong xã hội • Tăng dần từ tuổi vị thành niên đến khi trưởng thành • Tùy từng giai đoạn phát triển sẽ có những biểu hiện khác nhau
  15. 3.3. Thái độ 3.3.1. Định nghĩa thái độ: có nhiều cách định nghĩa khác nhau - 1918 hai nhà TL người Mỹ (Thomas & Znaniecki) đưa ra định nghĩa: Thái độ là trạng thái tinh thần của cá nhân đối với một giá trị - J. W.Kalat: thái độ là sự thích ứng hay không thích ứng một sự vật hay một người nào đó của cá nhân, có ảnh hưởng tới hành vi của cá nhân đó khi ứng xử với sự vật hay con người đó
  16. 3.3. Thái độ • TLH Macxit: Thái độ là một thuộc tính của nhân cách, tạo ra TL sẵn sàng phản ứng lại các tác động khách quan, sẵn sàng hoạt động của chủ thể với đối tượng theo một hướng nào đó, được biểu hiện ra bên ngoài thông qua nhận thức, cảm xúc -tình cảm và hành vi của chủ thể đối với đối tượng trong những tình huống, điều kiện nhất định
  17. 3.3. Thái độ Đặc điểm: • Có đối tượng • Có tính ổn định tương đối • Dựa trên kinh nghiệm tiếp thu trước đó • Quy định sự sẵn sàng hành động của chủ thể với đối tượng theo một hướng nhất định • Khi đã được hình thành có tác dụng điều khiển, điều chỉnh hành vi
  18. 3.3. Thái độ Cấu trúc của thái độ: (M. Smith đưa ra năm 1942) • Gồm: nhận thức, xúc cảm-tình cảm và hành vi - Nhận thức là quá trình cá nhân tìm tòi, khám phá những thuộc tình bề ngoài và những thuộc tính bản chất của đối tượng - Nhận thức là “điều kiện cần”, là cơ sở cho việc hình thành thái độ
  19. Cấu trúc của thái độ: • Cảm xúc-tình cảm: - Là sự rung cảm của chủ thể đối với những sự vật, hiện tượng có liên quan đến sự thỏa mãn hay ko thỏa mãn nhu cầu và động cơ của họ - Là thành phần vô cùng quan trọng trong cấu trúc thái độ
  20. • Cảm xúc tốt: các loại nội tiết tố đc tạo ra sẽ tác động có ích cho cơ thể (đào thải độc hại) • Cảm xúc trung tính: sự cân bằng của cơ thể • Cảm xúc xấu: tạo ra những chất độc hại, có kn làm xuất hiện tâm bệnh
  21. • Hành vi: - Là cách ứng xử/phản ứng của con người đối với sv, hiện tượng trong một hoàn cảnh, tình huống cụ thể. - Hành vi là hình thức biểu hiện cụ thể nhất của thái độ
  22. II. TÂM LÝ Y HỌC 1. Sơ lược lịch sử hình thành • Thời nguyên thủy: - giải thích một cách thần bí các hoạt động tâm lý và bệnh tâm thần • Thời trung cổ: - TK 16, tại Ý đã có một số qn về bệnh tật thoát khỏi sự thần bí: + Trầm cảm có thể do ng/nhân thực thể hoặc do tổn thất tình cảm + Platon: bệnh tâm thần do các yếu tố: di truyền, nội sinh, ngoại sinh
  23. 1. Sơ lược lịch sử hình thành - TK 17 + Vai trò của những sang chấn TL trong sự phát sinh, ph/triển bệnh tâm thần + Điều trị BN tâm thần bằng những tác động đạo đức và thuyết phục - TK 18, Pháp: Pinel cho rằng giám đốc BV tâm thần là b/sĩ, nhà TL, nhà q/lý hành chính • TK 19- đầu TK 20: mầm mống cho x/hiện TL y học là một KH độc lập - Sự đấu tranh giữa hai trường phái: duy tâm và duy vật máy móc
  24. 1. Sơ lược lịch sử hình thành • - TK 20: • Janet đã tổng kết k/nghiệm của mình về liệu pháp TL (trg t/phẩm TLH y học) • Phân tâm học của Frued • Y học tâm thần-thực thể của Alexander • Con người là tượng trưng cho sự thống nhất giữa cơ thể và tâm hồn • h/c: quá nhấn mạnh v/trò của TL
  25. 2. Quan niệm về tâm lý y học →TLH y học vừa là bộ phận của y học, vừa là bộ phận của TLH - TL y học là bệnh học tâm thần đại cương - TLYH n/cứu những đặc điểm TL người bệnh và ảnh hưởng của những đặc điểm đó lên SK và bệnh tật - TLYH là môn KH n/cứu các trạng thái tâm lý của BN, thầy thuốc và các CBYT khác trong các đ/kiện và hoàn cảnh khác nhau.
  26. 2. Tâm lý y học • Tâm lý y học nghiên cứu các yếu tố xã hội, hành vi, cảm xúc ảnh hưởng đến: - Việc giữ gìn sức khỏe - Sự phát triển và diễn biến của bệnh tật - Sự đáp ứng của BN và gia đình đối với bệnh tật • Nhiệm vụ của tâm lý y học: - Nghiên cứu tâm lý BN: + Sự khác nhau giữa tâm lý bình thường và tâm lý bệnh + Sự tác động của môi trường (TN&XH) đối với tâm lý BN + Vai trò của yếu tố tâm lý trong điều trị, phục hồi, phòng bệnh, bảo vệ và nâng cao SK
  27. Khái niệm sức khỏe và bệnh tật • Sức khỏe là một trạng thái thoải mái hoàn toàn về thể chất, tinh thần và xã hội. • Sức khỏe không chỉ là không có bệnh tật hoặc tàn phế, mà là sự toàn vẹn về cấu trúc và chức năng của các cơ quan và hệ thống con người, là khả năng thích nghi cao nhất của cơ thể đối với điều kiện bên trong và bên ngoài
  28. • Thế nào là bệnh? - Sự tổn thương thực thể (một hay nhiều bộ phận, cơ quan của cơ thể) - Sự sút giảm về sức khỏe - Rối loạn tâm lý
  29. 2. Tâm lý y học - Nghiên cứu tâm lý người cán bộ y tế: + nhân cách của người CBYT + đạo đức của người CBYT + sự giao tiếp của CBYT với BN, người nhà BN và đồng nghiệp Vai trò của yếu tố tâm lý trong y học: - Con người khi bị bệnh, tâm lý ít nhiều bị biến đổi do tác động của bệnh tật, ngược lại tâm lý không bình thường là một trong những nguyên nhân phát sinh, phát triển bệnh
  30. Phản ứng tâm lý đối với bệnh tật • Khi phải đối mặt với bệnh tật, BN có những phản ứng khác nhau tùy thuộc vào tình trạng, lứa tuổi, trình độ học vấn. - Đa số BN tỏ ra lo lắng trong thời gian đầu sau đó bình tĩnh lại và kết hợp với nhân viên y tế trong quá trình chẩn đoán, điều trị và chăm sóc - Một số ít lo lắng lúc đầu sau đó chấp nhận như định mệnh - Một số ít thờ ơ trước việc tự giữ gìn sức khỏe
  31. Thái độ đối với sức khỏe và bệnh tật Thái độ Cảm xúc Hành vi Nhận thức →Khi bị bệnh, con người có phản ứng và hành vi khác nhau (cần hỗ trợ tinh thần, tư vấn để người bệnh hợp tác trong quá trình điều trị)
  32. • Phản ứng tâm lý do quá trình mắc bệnh gây nên - Trong quá trình bị bệnh, BN có tâm trạng rất nhạy cảm, hay liên tưởng và dễ bị ám thị - Phản ứng tâm lý của các BN khác nhau cũng rất khác nhau
  33. • Khi bị bệnh, BN được cho dùng một chất (giả dược) không phải là thuốc nhưng tin tưởng tuyệt đối đó là thuốc có thể giảm bệnh • Đã có một số phương thức điều trị không dùng thuốc mà dựa vào yếu tố tâm lý như thôi miên, tự kỷ ám thị, thiền định nhằm ổn định tâm lý.
  34. • Do những phản ứng tâm lý nên người bệnh cần được giải thích rõ những vấn đề liên quan đến bệnh tật (độ nặng của bệnh, các phương pháp chữa trị, tiên lượng bệnh) • Cán bộ y tế cần nhớ: – “Không có con bệnh, chỉ có người bệnh” – “Không chữa bệnh mà chữa người bệnh” NGƯỜI BỆNH = NGƯỜI + BỆNH TẬT
  35. MÔ HÌNH THAY ĐỔI HÀNH VI VÀ MỘT SỐ HÀNH VI LIÊN QUAN TỚI SỨC KHỎE
  36. 1. THẾ NÀO LÀ HÀNH VI SỨC KHỎE • Hành vi sức khỏe là hành vi của con người có liên quan đến việc tạo ra, bảo vệ và nâng cao SK hoặc liên quan đến 1 vấn đề SK nhất định
  37. THẾ NÀO LÀ HÀNH VI SỨC KHỎE • Kasl & Cobb (1966) đưa ra 2 cách phân loại HVSK: • Phân loại dựa trên mốc là bệnh: - Hành vi sức khỏe: các hành vi được thực hiện nhằm nâng cao sức khỏe hoặc phòng ngừa bệnh nói chung. - Hành vi khi lâm bệnh: các hành vi mà người bệnh thực hiện để xác định bệnh khi cảm thấy mình lâm bệnh. - Hành vi vai trò bệnh nhân: các hành vi thực hiện nhằm để khỏi bệnh
  38. THẾ NÀO LÀ HÀNH VI SỨC KHỎE • Phân loại dựa trên kết quả của hành vi về mặt SK: - Hành vi có lợi cho sức khỏe: tập thể dục, giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn uống điều độ đủ chất, chủng ngừa, đi khám bệnh ở cơ sở y tế điều trị đúng cách, uống thuốc đủ, đều - Hành vi có hại cho sức khỏe: hút thuốc lá, bỏ trị giữa chừng
  39. 2. Mô hình các giai đoạn thay đổi hành vi (Prochaska và Di Clemente – 1970)
  40. 2. Mô hình các giai đoạn thay đổi hành vi 5 Duy trì hành vi 6 mới 4 Tái phát Thực hiện hành vi mới 3 Chuẩn bị thay đổi hành vi 2 Quan tâm đến sự thay đổi hành vi 1 Chưa quan tâm đến sự thay đổi hành vi
  41. 3. Mô hình niềm tin sức khỏe Sự chấp nhận Độ nặng của bệnh Các Chi phí yếu Có khả tố Lợi ích năng thay địa đổi hành vi dư Các tác động cho thấy cần thay đổi Nhận thức về sức khỏe Hành động
  42. Một số hành vi liên quan đến sức khỏe • Hút thuốc lá: - Giết chết một nửa số người sử dụng - Trung bình TG có 10000 người chết/ngày tương đương với 10 máy bay loại lớn chở khách bị nạn/ngày - Người lớn chết do dùng khoảng 15-20g thuốc lá dưới dạng nước để tháo thụt trực tràng - Trẻ em có thể tử vong khi dùng vài gam
  43. Hút thuốc lá • Tác hại: - Bệnh đường hô hấp: - Bệnh lý hệ mạch máu - Ung thư các cơ quan khác - Ảnh hưởng đến chức năng sinh sản
  44. Uống rượu • Nghiện rượu thường nguy hiểm đến sự sống mà thường kết thúc bằng cái chết • Các triệu chứng về mặt thể chất khi cai rượu được xem tương đương khi cai nghiện heroin • Tác hại: - Xơ gan, ung thư gan, ung thư tụy, cao huyết áp, bệnh tim, giảm trí nhớ - Tăng nguy cơ tử vong trong TNGT, bạo lực - Hao tổn kinh tế, mâu thuẫn gia đình
  45. Con số báo động • Tổ chức NC thị trường Eurowatch, 2013 VN tiêu thụ hơn 3 tỉ lít bia, tăng 3,5 lần so với 2004. • Bình quân 32l/người/năm (2025 dự báo 56l) • VN xếp thứ nhất ASEAN, thứ 3 châu Á, 1 trong số 25 quốc gia đứng đầu trong danh sách có mức tiêu thụ gia tăng nhiều và nhanh nhất
  46. Không tuân thủ điều trị • Theo WHO (2007): “tuân thủ là mức độ mà bệnh nhân thực hiện theo các hướng dẫn được đưa ra cho phương pháp điều trị theo quy định” • Theo Ranial và Morisky (2011): “tuân thủ là mức độ hành vi của BN đối với việc uống thuốc, theo đuổi chế độ ăn kiêng, và/hoặc thay đổi lối sống tương ứng với khuyến cáo của nhân viên y tế”
  47. Nguyên nhân không tuân thủ điều trị • Sử dụng kháng sinh không đúng • Quên không dùng thuốc • Duy trì những thói quen có hại cho sức khỏe • Tự tăng liều dùng thuốc • Bỏ hoặc thêm một vài loại thuốc • Tự thay đổi thuốc → Làm cho các triệu chứng của bệnh nặng lên, kháng thuốc làm cho việc điều trị tiếp tục trở nên khó khăn hoặc làm lu mờ những chẩn đoán đúng
  48. Không tuân thủ điều trị Tình hình chung: • 40% BN ở Mỹ không tuân thủ quá trình điều trị • 20% BN không tuân thủ việc điều trị theo dõi trong một thời gian ngắn • 40-50% BN không tuân thủ việc điều trị trong một thời gian dài • 75% BN không thay đổi được các thói quen không tốt, ảnh hưởng đến sức khỏe
  49. Không tuân thủ điều trị Dấu hiệu của việc không tuân thủ điều trị: • BN thụ động và thiếu sự hợp tác • Tự nhiên tuân theo một cách mù quáng • Thiếu sự đáp ứng với chế độ điều trị • BN mơ hồ về các triệu chứng lâm sàng của mình
  50. Nguyên nhân của không tuân thủ: • Việc giao tiếp giữa nhân viên y tế và Bn không hiệu quả • Thiếu sự chăm sóc và tin tưởng lẫn nhau giữa BN và nhân viên y tế • Hành vi mang tính kiểm soát, gia trưởng của nhân viên y tế • BN không hiểu rõ về chi phí, lợi ích và tác dụng cuả chế độ dinh dưỡng, luyện tập • Thiếu sự cam kết của người bệnh
  51. Cơ chế tâm lý của không tuân thủ: • BN thiếu hiểu biết về quá trình điều trị • Thiếu sự tin tưởng và cảm giác không được chăm sóc nên tự thiết lập kế hoạch
  52. Các yếu tố quan trọng giúp BN tuân thủ: • Chuyển tải thông tin chính xác trong MQH giữa nhân viên y tế và người bệnh • Hỗ trợ cảm xúc và hiểu người bệnh • Lựa chọn giải pháp thích hợp với BN để BN cam kết tuân thủ • Giúp đỡ để vượt qua các rào cản của việc tuân thủ • Tập trung vào chất lượng cuộc sống của BN • Sẵn sàng thảo luận với BN về giải pháp điều trị • Lập kế hoạch cụ thể cho việc thực hiện các chế độ ăn uống, luyện tập
  53. Chuyển tải thông tin: Quan hệ giữa CBYT – BN có ảnh hưởng đến việc chấp nhận chữa trị, đưa đến chất lượng chăm sóc y khoa - 50% BN dời phòng khám không biết CBYT dặn gì và cách chăm sóc như thế nào - CBYT sử dụng thuật ngữ chuyên môn khiến BN không hiểu hoặc thiếu kỹ năng giao tiếp - BN thường muốn biết về tiên lượng và tiến triển quá trình điều trị (5% BN nhận được thông tin này) - BN hỏi nhưng không được cung cấp thông tin trả lời một cách đầy đủ
  54. Hỗ trợ cảm xúc và hiểu người bệnh - Thường CBYT chỉ chú ý tới việc điều trị mà quên XD MQH thầy thuốc-BN (triệu chứng → chẩn đoán → phương thức chữa trị - khả năng chuyên môn) - CBYT quên rằng BN đang phải chịu đựng nỗi đau cả về thể xác và tâm hồn - Nếu CBYT tinh tế, biểu hiện sự thông cảm bằng ngôn ngữ không lời thường rất có hiệu quả • Mục đích: chăm sóc sức khỏe
  55. Lựa chọn giải pháp thích hợp với BN để BN cam kết tuân thủ • Cam kết phụ thuộc: BN có hiểu rõ cách luyện tập, chế độ ăn uống không, BN có tin tưởng vào cách trị liệu không • Cần có sự thảo luận chi tiết về lợi ích, nguy cơ và kể cả các biến chứng Giúp BN vượt qua rào cản: cai rượu, thuốc lá, đặt giờ, hộp đựng thuốc
  56. Tập trung vào chất lượng cuộc sống của BN • Hậu quả của việc không tuân thủ điều trị? • Mục đích của quá trình điều trị? • Đưa ra các giải pháp điều trị, thảo luận cùng BN để lựa chọn giải pháp thích hợp nhất
  57. Xây dựng kế hoạch • Sau khi cam kết tham gia quá trình điều trị, CBYT cùng BN xây dựng kế hoạch điều trị • Cùng đưa ra những khó khăn, cản trở có thể gặp • Cùng BN đưa ra kế hoạch chăm sóc, theo dõi, giám sát
  58. Bài 3. Sự đồng cảm trong giao tiếp giữa cán bộ y tế và bệnh nhân
  59. 1. Khái lược về giao tiếp: • Giao tiếp là một hoạt động sống của con người • Giao tiếp liên kết con người với nhau, hình thành các mối quan hệ XH • Giao tiếp làm cho nhân cách con người phát triển và hoàn thiện • Giao tiếp giúp con người ứng phó, xử lý các tình huống trong cuộc sống • Trong nghề y, giao tiếp giữa CBYT – BN (người nhà BN) có ý nghĩa giúp cho việc chẩn đoán, điều trị và chăm sóc BN có hiệu quả hơn
  60. 2. Định nghĩa giao tiếp Có nhiều định nghĩa khác nhau về giao tiếp: • Giao tiếp là sự trao đổi giữa người với người thông qua lời nói, chữ viết hoặc cử chỉ, điệu bộ • Giao tiếp là sự tiếp xúc giữa cá thể này với cá thể khác trong cộng đồng xã hội • Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa những con người nhất định trong XH nhằm trao đổi thông tin, tình cảm, sự hiểu biết, kinh nghiệm sống tạo nên những ảnh hưởng, những tác động qua lại để con người đánh giá, điều chỉnh và phối hợp với nhau trong công việc và sinh hoạt
  61. 3. Mục đích của giao tiếp • Đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần • Hình thành các MQH giữa con người với nhau, qua đó tình cảm cá nhân được thiết lập • Kích thích và động viên con người hoạt động • Trao đổi và so sánh thông tin • Chẩn đoán bệnh chính xác, đưa ra phương pháp điều trị và chăm sóc hợp lý
  62. 4. Phương tiện giao tiếp Ngôn Giao ngữ nói tiếp bằng lời Ngôn Phương ngữ viết tiện giao tiếp Nét mặt Giao Cử chỉ tiếp không Điệu bộ lời Ánh mắt
  63. • Trong thực tế, thường chỉ có 10% thông điệp giao tiếp được diễn tả thành lời, 90% nhờ giao tiếp phi ngôn ngữ. Điều tra của Albert Mehrian (1986) giọng nói và điệu bộ khi nói đối với người nghe cho kết quả tỷ lệ quan tâm: lời nói 7%, giọng nói 38%, điệu bộ khi nói 55%.
  64. 5. Các kỹ năng giao tiếp 5.1. Kỹ năng trò chuyện 5.2. Kỹ năng hỏi: • Khéo léo, tế nhị có thể dễ dàng thu nhận thông tin • Câu hỏi cần rõ ràng, dễ hiểu (đặc biệt thận trọng và tế nhị khi hỏi những vấn đề riêng tư và nhạy cảm) • Các loại câu hỏi: - Câu hỏi mở - Câu hỏi đóng
  65. • 5.3. Kỹ năng lắng nghe: - Lắng nghe: tập trung quan tâm đến người khác - Lắng nghe BN: ngoài chú ý nghe còn quan sát cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nét mặt - Xác định vấn đề chính xác hơn - BN hài lòng hơn với việc điều trị - CBYT hài lòng hơn với công việc và giảm căng thẳng
  66. 5.4. kỹ năng hiểu: • Cần hiểu đối tượng giao tiếp để có thể đồng cảm 5.5. Kỹ năng quan sát: Thông qua quan sát đối tượng giao tiếp để thu nhận thông tin phản hồi (điều chỉnh cách thức và nội dung giao tiếp phù hợp) 5.6. Kỹ năng thuyết phục
  67. 6. Đặc điểm giao tiếp trong nghề y: • Quan hệ với BN còn ảnh hưởng bởi sự đau khổ, cái chết. Có thể gây khó khăn cho CBYT và đưa đến sự chán nản Yếu tố ảnh hưởng đến giao tiếp: • Năng lực, trình độ chuyên môn, khả năng giao tiếp, trình độ văn hóa, hiểu biết xã hội của CBYT • Uy tín của BV và của CBYT
  68. Sự đồng cảm Thế nào là sự đồng cảm? • Đặt mình ở vị trí người khác, thấu hiểu và tôn trọng ý nghĩ, cảm xúc và thái độ của người bệnh • Kết quả của sự lắng nghe tích cực BN
  69. Sự đồng cảm • Những khó khăn trong việc thảo luận về cảm xúc giữa CBYT và BN: Khó khăn từ phía CBYT: - Tốn quá nhiều thời gian - Quá mệt mỏi do có nhiều BN - Quan tâm tới cảm xúc nhưng chăm sóc không đúng, không hiệu quả sẽ không giúp BN giảm stress - Đó là trách nhiệm của nhà trị liệu tâm lý, của người thân trong gia đình - Không giúp gì cho việc điều trị, chăm sóc BN
  70. Sự đồng cảm Khó khăn từ phía người bệnh: - Ảnh hưởng của văn hóa, không có thói quen nói ra và thảo luận các vấn đề về cảm xúc - Thích nhân viên y tế nói về tình trạng sức khỏe, bệnh tật - Do có các tổn thương về cơ thể - Lo ngại rằng những vấn đề cảm xúc quá mạnh sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình điều trị - Quá lo lắng về bệnh tật
  71. • Một BN nam 35 tuổi, xuất hiện đau ngực từ 2 tuần qua, đau nhói, xuất hiện cả khi nghỉ ngơi, khi làm việc và trong giấc ngủ. Không hút thuốc nhưng có tiền sử gia đình bị bệnh tim. Khi thăm khám, BN tỏ ra rất lo lắng, huyết áp ở giới hạn bình thường, cân nặng vượt quá 5%. Kết quả các xét nghiệm bình thường, trừ cholesterol hơi tăng.
  72. Kỹ năng thể hiện sự đồng cảm: • Kỹ năng phản chiếu: - Cảm xúc của nhân viên y tế trước sự thay đổi cảm xúc của người bệnh - Thể hiện sự cảm thông của nhân viên y tế với những gì người bệnh đã trải qua - Có thể là những cảm xúc sau phản ứng của người bệnh về một hành động không đúng của nhân viên y tế
  73. • Kỹ năng hợp lý/giá trị: - Thể hiện cho BN thấy bạn hiểu lý do của cảm xúc - Khiến cho BN cảm thấy không bị cô lập - Thể hiện sự bình đẳng giữa nhân viên y tế và BN • Kỹ năng hỗ trợ: - Thể hiện sự quan tâm của nhân viên y tế tới BN - Thông qua ngôn ngữ có lời hoặc không lời • Kỹ năng cộng tác: - Thể hiện BN và nhân viên y tế làm việc cùng nhau cùng hướng tới một mục đích - Khuyến khích BN đóng vai trò chủ động trong việc thay đổi hảnh vi
  74. • Kỹ năng tôn trọng: - Thể hiện sự kính trọng với các nỗ lực của BN - Đôi khi thể hiện sự cảm phục đối với những gì BN đã trải qua
  75. • Một BN nam 35 tuổi, xuất hiện đau ngực từ 2 tuần qua, đau nhói, xuất hiện cả khi nghỉ ngơi, khi làm việc và trong giấc ngủ. Không hút thuốc nhưng có tiền sử gia đình bị bệnh tim. Khi thăm khám, BN tỏ ra rất lo lắng, huyết áp ở giới hạn bình thường, cân nặng vượt quá 5%. Kết quả các xét nghiệm bình thường, trừ cholesterol hơi tăng. Bác sĩ vào phòng xem lại kết quả.
  76. PHẦN 2. ĐẠO ĐỨC Y HỌC Bài 1. Lịch sử đạo đức y học
  77. 1. Khái niệm đạo đức: Đạo đức học quan tâm 2 lĩnh vực: hành vi và đức tính • Lĩnh vực hành vi: trả lời câu hỏi - Cá nhân phải tỏ thái độ của mình như thế nào đối với người khác? - Cá nhân phải không tỏ thái độ của mình như thế nào đối với người khác? • Lĩnh vực đức tính: - Đức tính nào cần được vun trồng như là đức hạnh? - Đức tính nào cần tránh như là thói xấu?
  78. 1. Khái niệm đạo đức: Đạo đức là tiêu chuẩn, nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội. - Bao gồm: lương tâm con người, hệ thống phép tắc, giá trị đạo đức • Bên cạnh luật pháp, quy tắc, đạo đức có ý nghĩa điều chỉnh tích cực đối với con người.
  79. 2. Các quan điểm về đạo đức nghề y • Phương Đông: -Người thầy thuốc phải tự rèn luyện mình để cứu người mà không biết mình cứu người, giống như hơi thở, thở ra mà không biết mình thở (coi đây như việc đương nhiên) • Phương Tây: - Hy lạp: Hình ảnh Asklépios (con của thần Apollo) nổi tiếng với cây gậy có con rắn quấn quanh khi hành nghề y Biểu tượng ngành Dược là con rắn và cái ly
  80. 3. Khái niệm y đức • Y đức là những tiêu chuẩn và nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi và MQH giữa thầy thuốc với bệnh nhân và với đồng nghiệp. • Là những quy ước không có tính pháp lý, nhưng thuộc phạm trù luân lý, đạo đức ràng buộc các NVYT phải chấp hành vì danh dự của tập thể, bản thân và quyền của BN • Có thể thay đổi (KH-CN phát triển, XH hiện đại) • Một số điều trong y đức được đưa vào luật và các VB dưới luật
  81. 4. Một số tấm gương tiêu biểu • Hippocrates (460-377 TCN): ông được coi là ông tổ của ngành y - Ông đã tách y học ra khỏi thần học thành một KH độc lập, tách việc chữa bệnh khỏi thờ cúng, tách nơi chữa bệnh khỏi đền thờ - Ông đã hệ thống hóa tri thức y học và XD lý thuyết y học - Mục đích của y học là bồi đắp SK cho BN thông qua chế độ ăn hợp lý và các biện pháp vệ sinh, chỉ sử dụng những biện pháp điều trị tích cực khi cần - Ông đặt nền móng cho việc XD tiêu chuẩn đạo đức nghề y thông qua lời thề Hippocrate
  82. 4. Một số tấm gương tiêu biểu • Tuệ Tĩnh (TK XIV), tên thật Nguyễn Bá Tĩnh • XD nền móng y học VN với truyền thống chữa bệnh bằng thuốc nam – “Thuốc nam chữa người Nam Việt” • Gây dựng phong trào trồng cây thuốc tại gia đình, đền chùa • “Nam dược thần hiệu” gồm bản thảo dược tính 499 vị và 10 khoa chữa bệnh, với 3932 phương thuốc nam ứng trị 184 loại bệnh • “Nam dược chính bản”
  83. • Hải Thượng Lãn Ông (Lê Hữu Trác 1720-1791) - Ông đã hệ thống hóa toàn bộ kiến thức Đông y, đưa lý luận vào nghề y ở VN thay cho việc chữa bệnh bằng các bài thuốc dân gian - “Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh” - Là người đầu tiên XD hệ thống chuẩn mực về y đức (VN) – “y huấn cách ngôn” • Michel Servet (1511-1553) : người Tây Ban Nha, người đầu tiên tìm ra vòng tiểu tuần hoàn, khẳng định trong máu không có khí. Ông chống lại Kinh thánh và bị thiêu sống tại Geneva
  84. 4. Một số tấm gương tiêu biểu • Edward Jenner (1749-1823): người Anh, tìm ra phương pháp chống bệnh đậu mùa, là người phát minh phương pháp tiêm chủng vaccin phòng các loại bệnh nhiễm trùng • Carlo Urbani (1956-2003): BS người Ý, sang VN làm việc, giúp VN phát hiện và ngăn chặn dịch SARS
  85. 5. Nghề y là một nghề đặc biệt: • Từ khi ra đời, nghề y đã gắn liền với việc trừ bỏ đau thương, do vậy gắn liền với tư tưởng nhân đạo của con người. • Tác động đến tất cả mọi người trong XH • Người hành nghề có quyền lực: nắm trong tay tính mạng của BN (dễ có cơ hội lạm dụng quyền) • Biết nhiều bí mật về cuộc sống của người khác • Dễ gây bệnh cho người khác • Kỹ năng hành nghề không dễ kiểm soát • Chỉ có lương tâm và người cùng hành nghề mới kiểm soát được đạo đức nghề nghiệp
  86. Lịch sử ngành Dược • Dược học từng là một ngành độc lập và tách rời với y học. • Pha chế dược liệu bắt đầu xuất hiện từ TK thứ 6 TCN. • Ấn Độ có một lịch sử pha chế dược phẩm lâu đời và phức tạp nhất thế giới. • Chiết xuất một số dược chất từ một số loại thực vật trong thiên nhiên • Vào năm 1550 TCN, các nhà pha chế dược học Ai Cập đã ghi lại công thức và thông tin về pha chế dược liệu trên giấy cói papyri • Những cửa hàng kinh doanh dược phẩm đầu tiên được mở vào năm 1241 ở Trier, Đức. Ngành dược khi đó mới thực sự gắn bó chặt chẽ với y học.
  87. Lịch sử ngành Dược • TK 19, ngành CN Dược bắt đầu phát triển ở Châu Âu và Bắc Mỹ • Những khám phá quan trọng của thập niên 1920 và 1930, ví dụ như insulin và penicillin, được sản xuất trên quy mô lớn và phân phối khắp mọi nơi.
  88. Đạo đức trong ngành Dược • Một NC tại Mỹ, tìm hiểu về thành viên các nhóm chuyên gia y khoa Mỹ, những người đóng vai trò thay đổi định nghĩa và yếu tố chẩn đoán những bệnh lý phổ biển. Cho thấy, 75% trong số này có mối liên hệ với các cty y tế và dược phẩm. Những khuyến cáo có thể dẫn đến việc kê đơn thuốc phòng bệnh cho BN. Nhóm NC thấy: bệnh được định nghĩa rộng hơn, có thể là quá rộng. Vì vậy, những người có triệu chứng nhẹ hoặc có nguy cơ thấp cũng được đưa vào diện điều trị. Việc này có thể lợi bất cập hại
  89. • Nghề Dược là nghề liên quan đến dược phẩm (thuốc), được phân thành nhiều lĩnh vực: Nghiên cứu, SX, lưu thông phân phối, đảm bảo chất lượng, quản lý dược, hướng dẫn SD thuốc,
  90. Đạo đức trong ngành Dược • Dựa trên một biểu hiện chưa rõ nguyên nhân là tê chân khi ở lâu trong một tư thế nhất định, GlaxoSmithKline đã biến thành căn bệnh “hội chứng tê cứng chân”, có 10-15% người lớn mắc bệnh và đây là rối loạn không được được để ý tới. Sau đó, thuốc ropiniol do cty SX được phép lưu hành
  91. Đạo đức trong ngành Dược • Năm 2000, 1 BS nội trú ở Mỹ đã lập ra tổ chức No Free Lunch để đối đầu với chiêu trò của các cty dược phẩm trong việc liên minh cùng BS kê đơn móc túi BN. Tổ chức này có khoảng 500 thành viên, họ đi vận động BS cam kết không nhận quà tặng, tiền bạc hay những lợi ích khác của hãng dược; không dùng những nguồn thông tin sai lệch và không dựa vào thông tin do các hãng dược cung cấp; không để xảy ra xung đột lợi ích khi khám bệnh, giảng dạy và NC.
  92. Đạo đức trong ngành Dược • Theo ước tính, chi phí nền CN dược bỏ ra cho các BS học liên tục là rất lớn: 35% số tiền 9-14 tỷ USD hàng năm mà nền CN này bỏ ra để hỗ trợ GD. Nếu không có sự tài trợ này, BS ngày mai sẽ chữa trị bệnh nhân bằng kiến thức y học của ngày hôm qua. • FDA (cục quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ) tăng các luật lệ nhằm hạn chế mối liên hệ tài chính giữa cty dược và BS
  93. Đạo đức trong ngành Dược • Thử nghiệm lâm sàng thuốc là hoạt động NCKH 1 cách hệ thống trên người nhằm đánh giá hiệu quả lâm sàng, chẳng hạn nhận biết và phát hiện các phản ứng bất lợi, nghiên cứu sự hấp thu, phân bố, chuyển hóa và sự thải trừ của thuốc nhằm mục đích chứng minh sự an toàn và hiệu quả của thuốc thử nghiệm. • Sau hàng loạt những thử nghiệm y học xâm hại đến tính mạng, nhân phẩm con người đòi hỏi phải phát triển những chuẩn mực về đạo đức NC
  94. • Thử nghiệm đối với đối với những trẻ sinh đôi tại trại tập trung của Đức quốc xã trong chiến tranh TG II • Nguyên tắc Nuremberg (1947) • Thử nghiệm nghiên cứu Tuskegee (1932-1972) • Bi kịch thalidomide được đưa ra ánh sáng (1960) • 1964 hiệp hội Y học Thế giới đưa ra tuyên ngôn Helsinki • Ngoài ra, còn có sự giám sát của các tổ chức: FDA (Mỹ), Tổ chức luật về sản phẩm và thuốc trong chăm sóc SK (MHRA), Tổ chức đánh giá sản phẩm dược châu Âu (EMEA)
  95. • 1944-1975, cuộc TN về ảnh hưởng của quang tuyến đối với con người tại Mỹ, hàng trăm BN đã bị chích các chất plutonium và uranium. Một trong số 21 trường hợp liên hệ đến các bé trai được mô tả là đầu óc kém phát triển đã bị cho ăn sáng bằng lúa mạch có chứa chất phóng xạ và calcium • 1960, cuộc NC trong đó các trẻ em kém thông minh bị các nhà nghiên cứu cố tình cho nhiễm bệnh viêm gan
  96. • “Y học có đầy đủ khả năng xây dựng địa ngục hay thiên đường ngay tại thế gian này” • Để không tạo ra địa ngục phải chăng là KH và tài năng của thầy thuốc? • Những người hành nghề y đòi hỏi khắt khe về đạo đức nghề nghiệp • Hippocrates: “cuộc đời thì ngắn, khoa học thì dài, cơ hội thường lẩn trốn, kinh nghiệm thì nguy hiểm, sự phán đoán khó khăn” → Sự thận trọng của BS + lương tâm nghề nghiệp
  97. 6. Lý tưởng đạo đức nghề y 6.1. Một số lời thề đạo đức y học • Lời thề Hippocrates nêu lên một số tiêu chuẩn đạo đức của người thầy thuốc: - Kính thầy - Yêu nghề - Có ý thức trách nhiệm đối với người bệnh, chỉ dẫn chu đáo - Giữ lương tâm trong sạch - Có quan điểm phụ nữ đúng đắn - Có ý thức giữ gìn bí mật nghề nghiệp
  98. Ý nghĩa lời thề Hippocrates: Là người đầu tiên đưa ra những chuẩn mực của nghề y: • Người thầy thuốc khi hành nghề phải đặt lợi ích của người bệnh lên trên, thậm chí phải hy sinh bản thân vì người bệnh và cộng đồng • Nhấn mạnh lương tâm của người thầy thuốc
  99. Ý nghĩa của y huấn cách ngôn • Ông nhấn mạnh phẩm chất của người thầy thuốc là phải hy sinh quên mình khi hành nghề • Phù hợp với tập quán dân tộc và đ.kiện thực tiễn VN • Được tạp chí y khoa Pháp ca ngợi: ngoài điểm giống lời thề Hippocrates có phần đầy đủ và dễ đi vào lòng người hơn • Đạo đức người thầy thuốc thể hiện trong MQH đối với: nghề nghiệp, đồng nghiệp, người bệnh (đặc biệt với người bệnh nghèo và thiếu may mắn) • Lời di huấn bất hủ về đạo đức, lương tâm và trách nhiệm
  100. • “Khi một thầy thuốc khoanh tay trước một bệnh hiểm nghèo thì đó là thầy thuốc chỉ nghĩ đến danh tiếng cá nhân. Chính vì sợ chết mà người bệnh tới tìm thầy thuốc, bây giờ đứng trước trường hợp vô vọng mà thầy thuốc lại khoanh tay thì làm thầy thuốc làm gì?” • “Nhà giàu thiếu gì thầy thuốc còn nhà nghèo khó lòng rước được lương y, vì vậy cần nên lưu tâm cứu chữa cho những người này thì họ mới sống được” • “Nghề làm thầy là nghề thanh cao, ta là thầy thuốc phải giữ khí tiết cho trong sạch khi chữa cho ai khỏi bệnh rồi chớ nên mưu cầu quà cáp phải quên mình cứu người, ngoài ra tất cả chỉ là mây trôi”
  101. Tuyên ngôn Geneva • Hoàn cảnh ra đời: tại kỳ họp lần thứ 2 của Hội Y học TG (Gieneva, Thụy Sĩ, 1948) • Chỉnh sửa nhiều lần, gần đây nhất là 2006 • Phát hiện nhiều hành vi tàn bạo vi phạm đạo đức y học trong CT TG II • Dựa trên lời thề Hippocates nhưng điều chỉnh để phù hợp bối cảnh y học hiện đại • Là tuyên ngôn về sự cống hiến của y BS vì mục đích nhân đạo
  102. Tuyên ngôn Geneva Tại thời điểm được thừa nhận là một thành viên của ngành y tế: * Tôi trang nghiêm cam kết hiến dâng đời mình để phục vụ nhân loại; * Tôi sẽ tôn trọng và biết ơn những người thầy của tôi như họ xứng đáng được như vậy; * Tôi sẽ hành nghề với lương tâm và danh dự; * Sức khoẻ của bệnh nhân sẽ là mối quan tâm hàng đầu của tôi; * Tôi sẽ tôn trọng những bí mật được tiết lộ cho tôi, kể cả sau khi bệnh nhân đã chết; * Tôi sẽ duy trì bằng tất cả khả năng của mình, danh dự và truyền thống cao đẹp của nghề y; * Đồng nghiệp sẽ là anh chị em của tôi; * Tôi sẽ không cho phép những quan tâm về tuổi tác, bệnh tật hay tàn tật, đức tin, nguồn gốc đạo đức, giới tính, quốc tịch, quan hệ chính trị, chủng tộc, xu hướng tình dục, địa vị xã hội hoặc bất kỳ tác nhân nào khác can thiệp vào giữa trách nhiệm của mình và bệnh nhân của mình; * Tôi sẽ duy trì sự tôn trọng tối đa với sự sống nhân loại; * Tôi sẽ không dùng kiến thức y khoa để vi phạm nhân quyền và tự do dân sự, kể cả khi bị đe doạ; Tôi hứa điều này một cách trang nghiêm, tự do và bằng danh dự của mình.
  103. 6.2. Lý tưởng đạo đức nghề y • Hoạt động trong ngành y, trực tiếp tác động đến SK, tính mạng con người. Lý tưởng đạo đức ngành y mang một số ND: - Không ngừng rèn luyện, trau dồi cả chuyên môn lẫn đạo đức nghề nghiệp, thể hiện tinh thần “lương y kiêm từ mẫu”, “thương người như thể thương thân” - Sẵn sàng hy sinh quên mình vì lợi ích của người bệnh và cộng đồng - Giữ vững bản lĩnh nghề nghiệp trước mọi sự cám dỗ, cũng như khó khăn trong cuộc sống
  104. Ý nghĩa của việc nghiên cứu và học tập đạo đức y học • Trong điều kiện kinh tế thị trường, QH CBYT-BN thành QH dịch vụ - khách hàng thuần túy • Tình trạng quá tải khiến CBYT phải làm việc quá sức • Chưa có khung pháp lý xử lý các trường hợp vi phạm y đức • Công tác bồi dưỡng và rèn luyện về đạo đức y học cũng như giao tiếp với BN và người nhà BN chưa được quan tâm đúng mức • Chăm sóc SK là ngành dịch vụ đặc biệt
  105. Việt Nam: • “Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân”, quốc hội VN thông qua năm 1989 • 1996, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành 12 điều y đức • 2009, QH thông qua “Luật khám chữa bệnh”, quy định “nguyên tắc trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh” và “quyền của người bệnh”
  106. Bài 2. Nguyên lý cơ bản của đạo đức y học
  107. Những nguyên lý cơ bản của đạo đức y học Tôn trọng quyền tự chủ Đạo đức Lòng nhân ái Công bằng y học Không làm việc có hại
  108. Những nguyên lý cơ bản của đạo đức y học Tôn trọng quyền tự chủ: • Tôn trọng quyền lợi tốt nhất của BN • Tôn trọng quyền tự quyết định của BN • Bảo mật thông tin • Trung thực không lừa dối • Giao tiếp tốt với BN • Cung cấp thông tin đầy dủ cho BN • Tìm kiếm sự đồng ý, lựa chọn của BN • Tôn trọng quyền từ chối điều trị
  109. Những nguyên lý cơ bản của đạo đức y học Lòng nhân ái: • Chỉ cung cấp những nguồn lực phù hợp với tình trạng bệnh • Đảm bảo rằng những nguồn lực này có lợi nhiều hơn là có hại • Luôn đồng cảm với nỗi đau của BN • Coi người bệnh như người thân • Cân nhắc mọi điều có lợi trước khi thực hiện kế hoạch chăm sóc • Luôn giúp đỡ người bệnh trong mọi tình huống • Cân nhắc về khả năng kinh tế của BN trước khi đề nghị một yêu cầu chăm sóc đặc biệt
  110. Không làm việc có hại • Hippocrates: “cuộc đời thì ngắn, khoa học thì dài, cơ hội thường lẩn trốn, kinh nghiệm thì nguy hiểm, sự phán đoán khó khăn” → Sự thận trọng của BS + lương tâm nghề nghiệp
  111. Những nguyên lý cơ bản của đạo đức y học Không làm việc có hại • Thường xuyên cập nhất kiến thức, kỹ năng để đảm bảo chất lượng dịch vụ đang cung cấp • Biết rõ ràng về lợi ích và nguy cơ, tác dụng không mong muốn trước khi cung cấp bất kỳ một thăm dò trị liệu nào • Có đầy đủ thông tin về những tác hại và lợi ích • Cần thận trọng trước bất kỳ một y lệnh nào. Theo dõi BN để kịp thời phát hiện nguy cơ • Khẩn trương thực hiện đúng chuyên môn nhằm ngăn chặn tai biến và báo cáo để xử trí kịp thời
  112. Những nguyên lý cơ bản của đạo đức y học Công bằng • Phân chia nguồn nguyên liệu hiếm: máu, huyết tương, máy thở, nguồn thuốc hiếm, • Mọi người đều có quyền bình đẳng trong việc khám chữa bệnh • Mọi người bình đẳng trước pháp luật • Không có nghĩa mọi BN đều được chăm sóc như nhau: - Ưu tiên trẻ nhỏ, người già, người cần cấp cứu - Người có khả năng trả phí dịch vụ cao sẽ được hưởng DV theo yêu cầu - Người nghèo không có khả năng chi trả vẫn được chăm sóc đúng tiêu chuẩn và được hỗ trợ dưới nhiều hình thức
  113. Những nguyên lý cơ bản của đạo đức y học Nguyên lý công bằng có thể bị vi phạm bởi: • Người bệnh đông, cơ sở VC của BV có hạn • Nhân viên y tế làm việc quá tải • Thiếu sót về kiến thức y học của NVYT
  114. Quyền được chăm sóc y khoa với chất lượng tốt Quyền tự do lựa chọn Quyền Quyền tự quyết định của bệnh nhân Quyền được thông tin Quyền được bảo mật Quyền được giáo dục SK Quyền được tôn trọng
  115. Lịch sử ngành Dược • Dược học từng là một ngành độc lập và tách rời với y học. • Pha chế dược liệu bắt đầu xuất hiện từ TK thứ 6 TCN và được ghi chép lại thành tài liệu nghiên cứu trong khoảng TK thứ 3 – thứ 4 SCN. Ấn Độ có một lịch sử pha chế dược phẩm lâu đời và phức tạp nhất thế giới. • Chiết xuất một số dược chất từ một số loại thực vật trong thiên nhiên • Vào năm 1550 TCN, các nhà pha chế dược học Ai Cập đã ghi lại công thức và thông tin về pha chế dược liệu trên giấy cói papyri • Những cửa hàng kinh doanh dược phẩm đầu tiên được mở vào năm 1241 ở Trier, Đức. Ngành dược khi đó mới thực sự gắn bó chặt chẽ với y học.
  116. Lịch sử ngành Dược • TK 19, ngành CN Dược bắt đầu phát triển ở Châu Âu và Bắc Mỹ • Những khám phá quan trọng của thập niên 1920 và 1930, ví dụ như insulin và penicillin, được sản xuất trên quy mô lớn và phân phối khắp mọi nơi.
  117. • Nghề Dược là nghề liên quan đến dược phẩm (thuốc), được phân thành nhiều lĩnh vực: Nghiên cứu, SX, lưu thông phân phối, đảm bảo chất lượng, quản lý dược, hướng dẫn SD thuốc,
  118. Đạo đức trong ngành Dược • Một NC tại Mỹ, tìm hiểu về thành viên các nhóm chuyên gia y khoa Mỹ, những người đóng vai trò thay đổi định nghĩa và yếu tố chẩn đoán những bệnh lý phổ biển. Cho thấy, 75% trong số này có mối liên hệ với các cty y tế và dược phẩm. Những khuyến cáo có thể dẫn đến việc kê đơn thuốc phòng bệnh cho BN. Nhóm NC thấy: bệnh được định nghĩa rộng hơn, có thể là quá rộng. Vì vậy,những người có triệu chứng nhẹ hoặc có nguy cơ thấp cũng được đưa vào diện điều trị. Việc này có thể lợi bất cập hại
  119. Đạo đức trong ngành Dược • Dựa trên một biểu hiện chưa rõ nguyên nhân là tê chân khi ở lâu trong một tư thế nhất định, GlaxoSmithKline đã biến thành căn bệnh “hội chứng tê cứng chân”, có 10-15% người lớn mắc bệnh và đây là rối loạn không được được để ý tới. Sau đó, thuốc ropiniol do cty SX được phép lưu hành
  120. Đạo đức trong ngành Dược • Năm 2000, 1 BS nội trú ở Mỹ đã lập ra tổ chức No Free Lunch để đối đầu với chiêu trò của các cty dược phẩm trong việc liên minh cùng BS kê đơn móc túi BN. Tổ chức này có khoảng 500 thành viên, họ đi vận động BS cam kết không nhận quà tặng, tiền bạc hay những lợi ích khác của hãng dược; không dùng những nguồn thông tin sai lệch và không dựa vào thông tin do các hãng dược cung cấp; không để xảy ra xung đột lợi ích khi khám bệnh, giảng dạy và NC.
  121. Đạo đức trong ngành Dược • Theo ước tính, chi phí nền CN dược bỏ ra cho các BS học liên tục là rất lớn: 35% số tiền 9-14 tỷ USD hàng năm mà nền CN này bỏ ra để hỗ trợ GD. Nếu không có sự tài trợ này, BS ngày mai sẽ chữa trị bệnh nhân bằng kiến thức y học của ngày hôm qua. • FDA (cục quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ) tăng các luật lệ nhằm hạn chế mối liên hệ tài chính giữa cty dược và BS
  122. • Tình huống: • A được dự đoán ung thư vú từ năm 2008. Cô đã thử nghiệm nhiều biện pháp điều trị ung thư nhưng không đạt được kết quả như mong đợi. Gần đây, 1 cty dược phẩm đang SX 1 loại thuốc chữa ung thư vú mới và mời A tham gia dùng thuốc thử nghiệm. BV nơi A điều trị khuyên cô không nên dùng, vì chưa biết tác dụng thật sự của thuốc. Nhưng A muốn dùng với hy vọng kéo dài sống
  123. Đạo đức trong ngành Dược • Thử nghiệm lâm sàng thuốc là hoạt động NCKH 1 cách hệ thống trên người nhằm đánh giá hiệu quả lâm sàng, chẳng hạn nhận biết và phát hiện các phản ứng bất lợi, nghiên cứu sự hấp thu, phân bố, chuyển hóa và sự thải trừ của thuốc nhằm mục đích chứng minh sự an toàn và hiệu quả của thuốc thử nghiệm. • Sau hàng loạt những thử nghiệm y học xâm hại đến tính mạng, nhân phẩm con người đòi hỏi phải phát triển những chuẩn mực về đạo đức NC
  124. • Thử nghiệm đối với đối với những trẻ sinh đôi tại trại tập trung của Đức quốc xã trong chiến tranh TG II • Nguyên tắc Nuremberg (1947) • Thử nghiệm nghiên cứu Tuskegee (1932-1972) • Bi kịch thalidomide được đưa ra ánh sáng (1960) • 1964 hiệp hội Y học Thế giới đưa ra tuyên ngôn Helsinki • Ngoài ra, còn có sự giám sát của các tổ chức: FDA (Mỹ), Tổ chức luật về sản phẩm và thuốc trong chăm sóc SK (MHRA), Tổ chức đánh giá sản phẩm dược châu Âu (EMEA)
  125. • 1944-1975, cuộc TN về ảnh hưởng của quang tuyến đối với con người tại Mỹ, hàng trăm BN đã bị chích các chất plutonium và uranium. Một trong số 21 trường hợp liên hệ đến các bé trai được mô tả là đầu óc kém phát triển đã bị cho ăn sáng bằng lúa mạch có chứa chất phóng xạ và calcium • 1960, cuộc NC trong đó các trẻ em kém thông minh bị các nhà nghiên cứu cố tình cho nhiễm bệnh viêm gan
  126. Những nguyên tắc cơ bản của đạo đức trong nghiên cứu • Một NC được tiến hành nhằm xác định tác dụng của một biệp pháp chăm sóc, phục hồi chức năng trên người bệnh bị tai biến mạch máu não. Cách thức chăm sóc này không gây ảnh hưởng nguy hiểm gì cho người bệnh nên nhóm NC đã thực hiện NC mà không thông báo cho người bệnh cũng như không xem xét tới việc người bệnh phải ký vào bản thỏa thuận tham gia NC. • NC trên đã vi phạm nguyên tắc nào về đạo đức trong NC?
  127. Những nguyên tắc cơ bản của đạo đức trong nghiên cứu • Tôn trọng con người: • Tôn trọng quyền tự quyết • Bảo vệ những người mà quyền tự quyết của họ bị hạn chế • Được thể hiện thông qua bản thỏa thuận tham gia NC
  128. Những nguyên tắc cơ bản của đạo đức trong nghiên cứu • Làm việc thiện và tránh gây tổn hại • Công bằng • Một NC nhằm đánh giá tính an toàn của thuốc J. được SD trên người bệnh tiểu đường giai đoạn đầu tại VN. J.đã được SD tại rất nhiều QG trên TG với tác dụng duy trì lượng đường huyết của BN tiểu đường GĐ đầu và hầu như không có tác dụng phụ. Một thành viên của nhóm NC với nhiệm vụ tuyển chọn BN, do biết được tác dụng của thuốc đã lựa chọn những người thân trong gia đình tham gia vào NC
  129. • Tình huống: • Dược sĩ H là trưởng khoa Dược của 1 bệnh viện. Một công ty dược phẩm lớn đến giới thiệu 1 loại thuốc của công ty với mong muốn dược sĩ H đồng ý cho nhập thuốc này vào BV. Đồng thời công ty dược hỗ trợ cho DS H. đi dự một hội thảo quốc tế tại Mỹ. DS H. đã đồng ý. • Hãy phân tích khía cạnh đạo đức trong tình huống trên.
  130. Lịch sử ngành Dược • Nhiều thuốc mới được phát triển trong suốt những năm 1950 và sản xuất trên quy mô lớn cũng như tiếp thị trong suốt những năm 1960 như thuốc tránh thai đường uống đầu tiên, "The Pill", Cortisone, thuốc huyết áp và các thuốc tim mạch khác. Các chất ức chế men MAO , chlorpromazine (Thorazine), Haldol (Haloperidol) và các thuốc an thần mở ra kỷ nguyên điều trị tâm thần.Valium (diazepam), được phát minh năm 1960 và tiếp thị năm 1963 đã nhanh chóng trở thành thuốc được kê toa nhiều nhất trong lịch sử trước khi đối mặt với nhiều tranh cãi về tính lệ thuộc thuốc.