Bài giảng Thuế - Đoàn Tranh

pdf 163 trang hapham 2490
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Thuế - Đoàn Tranh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_thue_doan_tranh.pdf

Nội dung text: Bài giảng Thuế - Đoàn Tranh

  1. BÀI GIẢNG MÔN HỌC: THUẾ Ths Đoàn Tranh
  2. Bài giảng môn học : Thuế 1 Ths. ĐOÀN TRANH CHƯƠNG 1 ĐẠI CƯƠNG VỀ THUẾ “Thuế của quốc gia, phù hợp với khả năng và thực lực của mình, có thể tham gia vào điều hành Chính phủ, có nghĩa là phù hợp với những nguồn thu, chúng sẽ được sử dụng với mục đích bảo vệ đất nước. Khoản thuế, mà mỗi một người bắt buộc phải đóng góp, cần phải được xác định chính xác, chứ không thể tùy tiện, chuyên quyền, độc đoán. Thời hạn nộp thuế, cách thức nộp thuế và cả những người khác Việc không xác định qui củ khoản nộp thuế sẽ làm tăng tính vô liêm sỉ và bị mua chuộc, đút lót ở những người, mà vốn dĩ ngay cả trong môi trường lành mạnh đã không tách khỏi được tính vô liêm sỉ và mua chuộc. Xác định chính xác số tiền mà mỗi người phải nộp là việc chính trong bài toán thuế. Cần nộp lúc nào, bằng cách nào, khi nào và như thế nào mỗi loại thuế phải làm sao đó để người nộp thuế cảm thây thuận tiện nhất khi nộp chúng. Việc thu thuế cũng phải suy nghĩ và tính đến khả năng số tiền thu được có thể ít hơn số tiền thực đưa vào trong kho bạc Nhà nước Rõ ràng rằng sự công bằng ít nhiều luôn gây được sự chú ý của các tầng lớp nhân dân.” Trích từ “An Inquiry into the Nature and Causes of the Wealth of Nations”, Adam Smith (1776) I. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THUẾ 1. Quá trình phát triển của thuế trên thế giới Lịch sử phát triển của xã hội loài người cho thấy rằng, nhân tố quan trọng nhất để thuế ra đời và phát triển cao như ngày nay gắn liền với sự ra đời, tồn tại và phát triển của nhà nước. Nhà nước xuất hiện đòi hỏi phải có cơ sở vật chất và tài sản để đảm bảo cho sự tồn tại và hoạt động của mình. Dó đó, nhà nước phải dùng quyền lực chính trị vốn có để tập trung một phần nguồn lực của xã hội bằng cách huy động dưới nhiều hình thức. Trong đó, có hình thức đóng góp bắt buộc được gọi là thuế. Nếu xét sự phát triển của các hình thức và phương pháp thu thuế, có thể chia lịch sử hình thành và phát triển thuế thành 3 giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất - bắt đầu từ thế giới cổ đại đến thế kỹ XVI được đặc trưng bởi sự hình thành các loại thuế sơ khai và nhà nước chưa có bộ máy thu thuế hoàn chỉnh Lần đầu tiên, dưới thời La Mã cổ đại để có chi phí để xây dựng quân đội, bảo vệ biên giới, xây dựng nhà thời, đường ống dẫn nước, đường sá, Nhà nước đánh thuế các tài sản như đất đai, vật nuôi, nô lệ, thu hái hoa quả (nho) và các tài sản có giá trị khác. Các loại thuế gián thu điển hình như thuế doanh thu với thuế suất 1%, thuế buôn bán nô lệ 4%, thuế trả tự do cho nô lệ 5%, thuế thừa kế 5%
  3. Bài giảng môn học : Thuế 2 Ths. ĐOÀN TRANH Tổ chức tài chính của chính phủ không trực tiếp thu thuế của dân mà giao cho các lãnh địa thực hiện. Chính phủ thông qua các tổ chức xem xét, đánh giá và xác định tổng số thuế phải nộp ở các địa phương, đồng thời kiểm tra về thời hạn nộp thuế. Trong thời gian này, thuế thu nộp bằng tiền. Người dân bán lương thực, thực phẩm lấy tiền nộp thuế. Điều này kích thích và phát triển mối quan hệ hàng hoá-tiền tệ, làm sâu sắc hơn quá trình phân công lao động xã hội và thúc đẩy quá trình đô thị hoá. Tuy nhiên, trong thời kỳ này nhiều hình thức thuế được ban hành lại không làm hưng thịnh về tài chính cho đế quốc La Mã. Ngược lại, gánh nặng thuế khoá đối với người dân là nguyên nhân gây ra khủng hoảng tài chính và đưa kinh tế đất nước vào tình trạng yếu kém. Giai đoạn thứ hai - bắt đầu từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX, hình thành hệ thống thuế và các tổ chức thu thuế tương đối hoàn chỉnh Một số quốc gia châu Âu đã sử dụng phương pháp đấu giá quyền thu thuế. Tất cả số tiền thuế thu được được chuyển vào quỹ của chính phủ. Đến năm 1662 ở Pháp và các quốc gia Châu Âu hành thành các tổ chức thu thuế do chính phủ quản lý đã làm tổng thu thuế vào ngân sách của chính phủ ngày càng tăng Nguồn thu chính của chính phủ là thuế thân (giới quý tộc và cha cố không phải nộp thuế này), các thuế khác gồm thuế đất, thuế đối với trang thiết bị quân đội, thuế mua ngựa, thuế tuyển mộ lính Thời gian này đã bắt đầu xuất hiện thuế quan. Giai đoạn thứ ba - bắt đầu từ thế kỷ XIX cho đến nay, đó là thời ký hình thành hệ thống thuế và bộ máy thu thuế hoàn chỉnh Trong giai đoạn này ở hầu hết các nước phát triển đã hình thành hệ thống thuế với các luật thuế và bộ máy thu thuế hoàn chỉnh. Các loại thuế có trước đây dần dược hoàn thiện. - Thuế ruộng đất giử vai trò quan trọng trong việc tạo lập nguồn thu cho chính phủ - Thuế quan ban đầu chiếm tỷ trọng lớn trong thu ngân sách, thì hiện nay vai trò của hình thức thuế này ngày càng lu mờ và nhường chổ cho các loại thuế khác. - Thuế thu nhập cá nhân ra đời ở Anh quốc năm 1842, sau đó nhiều nước công nghiệp đã áp dụng - Nhật 1887, Mỹ 1913, Pháp 1914. Hiện nay, thuế thu nhập cá nhân là một trong những hình thức thuế giử vai trò quan trọng bậc nhất trong hệ thống thuế của các quốc gia phát triển.
  4. Bài giảng môn học : Thuế 3 Ths. ĐOÀN TRANH - Thuế giá trị gia tăng ra đời ở Pháp năm 1954 và hiện nay đã lan rộng ra nhiều quốc gia phát triển. Bộ máy thu thuế ở các nước phát triển cũng ngày được hoàn chỉnh và hình thành đồng bộ từ trung ương đến địa phương. Không chỉ bao gồm các cơ quan quản lý thu nộp thuế mà ở nhiều quốc gia còn có bộ máy cảnh sát thuế, toà án thuế riêng nhằm đảm bảo sự thống nhất trong việc xây dựng luật thuế, tổ chức thu thuế, kiểm tra thu nộp thuế và xử lý các vi phạm về thuế. 2. Sơ lược quá trình phát triển thuế ở Việt Nam Quá trình phát triển thuế tại Việt Nam có thể chia ra làm ba giai đoạn Giai đoạn 1 : Thời kỳ trước thực dân Pháp xâm lược - Thời hậu Lê, thuế được chia thành 2 loại chính : thuế trực thu và thuế gián thu. Thuế trực thu gồm: Thuế thân, thuế điền và thuế tạp dịch. Thuế gián thu đánh một cách phân tán vào mọi hoạt động tiểu thủ công nghiệp. - Thời nhà Nguyễn, chế độ thuế được chia thành 2 loại: chính phú và tạp phú. Chính phú gồm có thuế điền thổ (tô), thuế thân đinh (dung), và thuế điệu (tạp dịch-là loại thuế bắt buộc lao động không công qui định trong năm). Tạp phú gồm các loại thuế: Thuế cảng, thuế quan tân, thuế nguồn đầm, thuế hầm mỏ, thuế các hộ sản xuất. Giai đoạn 2 : Thời kỳ thuộc địa, nữa phong kiến (từ năm 1895 đến tháng 8 năm 1945) trước thực dân Pháp xâm lược Ngay sau khi xâm lược nước ta, thực dân Pháp đã đặt chế độ thuế khoá. Nhìn chung chế độ thuế khoá thực dân Pháp vừa nhằm bòn rút dân ta vừa đầu độc làm suy thoái cả dân tộc ta. Ở miền Trung (Đà Nẵng ) chúng bỏ thuế cảng của nhà Nguyễn, chỉ thu một số lệ phí đèn pha, tín hiệu, tàu cập bến. Năm 1861 mở thầu trúng thuốc phiện với giá 2,5 triệu Phơrăng. Cho phép mở sòng bạc để thu thuế môn bài, sau đó là thuế rượu, rượu vang, bia, thuế khách sạn, quán rượu, tiệm nhảy. Tháng 2/1862, chúng cho phép nhập cảng thuốc phiện để thu thuế doanh thu. Ở Nam kỳ có thuế trực thu, thuế gián thu và thuế tem, thuế xuất nhập khẩu, thuế kho và lệ phí cảng, tiền bán hoặc cho thuê đất công. Đến năm 1928, chế độ đồng hoá quan thuế giữa Pháp và ba xứ của Việt Nam mới chính thức ban hành. Bỏ chế độ trưng thầu thuế quan và thuế gián thu để thay thế chế độ công quản trực tiếp do người Pháp trực tiếp cai quản.
  5. Bài giảng môn học : Thuế 4 Ths. ĐOÀN TRANH Bảng 1.1 Số liệu tham khảo ngân sách và thuế (FF) năm 1939 và 1945 xứ Đông Dương Xứ Ngân sách (FF) Năm 1939 Năm 1945 Bắc kỳ 15.904.000 36.415.000 Trung kỳ 10.933.000 22.240.000 Nam kỳ 17.471.000 39.418.000 Loại thuế Thu thuế (FF) Năm 1939 Năm 1945 1. Thuế tiêu thụ và vận chuyển hàng hoá 20.655.000 58.265.000 2. Thuế muối, rượu, thuốc phiện, diêm, thuốc 24.694.000 87.000.000 lá 11.021.000 28.625.000 3. Thuế điền thổ và trước bạ 0,06 0,1 4. Giá tem thư - - 5. Thuế chợ - - 6. Thuế mái hiên - - 7. Thuế nhốt súc vật Giai đoạn 3 : Nước Việt Nam độc lập, thống nhất và xây dựng xã hội chủ nghĩa Trước năm 1951, chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà duy trì các thuế gián thu như : thuế quan, thuốc lào, muối. Thuế trực thu gồm: thuế điền thổ, môn bài, sát sinh. Năm 1951, chế độ thuế thống nhất gồm 7 loại. Năm 1954 đến 1956, chế độ thuế gồm 11 loại. Chế độ thuế năm 1951 Chế độ thuế năm 1954-1956 - Thuế nông nghiệp Thuế doanh nghiệp - Thuế công nghiệp, thương nghiệp Thuế lợi tức doanh nghiệp - Thuế hàng hoá Thuế hàng hoá - Thuế xuất khẩu, nhập khẩu Thuế buôn chuyến - Thuế sát sinh Thuế xuất, nhập khẩu - Thuế trước bạ Thuế kinh doanh nghệ thuật - Thuế tem Thuế sát sinh Thuế rượu Thuế muối Thuế thổ trạch Thuế hàng hoá tồn kho
  6. Bài giảng môn học : Thuế 5 Ths. ĐOÀN TRANH Đến năm 1961, hệ thống thu ngân sách nước ta chia làm 2 mảng lớn và tồn tại đến tháng 8 năm 1990: - Đối với xí nghiệp quốc doanh thực hiện chế độ thu quốc doanh (gián thu) và chế độ trích lợi nhuận (trực thu) - Đối với đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh, thực hiện chế độ thuế. Ngày 8/8/1990, nước ta cải cách thuế toàn diện, sâu sắc và căn bản. Bao gồm 9 săc thuế. Đến ngày 1/1/19996, hệ thống thuế Việt Nam hoàn chỉnh thành 14 sắc thuế gồm thuế, phí và lệ phí. Kể từ ngày 1/1/1999, hệ thống thuế Việt Nam bao gồm 9 sắc thuế, ngoài ra hệ thống thu ngân sách nhà nước còn có : Thuế môn bài, thuế sát sinh, thuế sử vốn ngân sách nhà nước, thu từ nông sản, thu từ dầu khí, lệ phí và phí các loại. Hệ thống thuế từ 1/1/1996 Hệ thống thuế từ 1/1/1999 - Thuế sử dụng đất nông nghiệp Thuế sử dụng đất nông nghiệp - Thuế chuyển quyền sử dụng đất Thuế chuyển giao quyền sử dụng đất - Thuế doanh thu Thuế giá trị gia tăng - Thuế tiêu thụ đặc biệt Thuế tiêu thụ đặc biệt - Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu Thuế xuất, nhập khẩu - Thuế lợi tức Thuế thu nhập doanh nghiệp - Thuế thu nhập đối với người có thu Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao nhập cao - Thuế tài nguyên Thuế tài nguyên - Thuế nhà, thuế đất Thuế nhà, thuế đất - Thu về sử dụng vốn ngân sách nhà Ngoài ra, hệ thống thu ngân sách nước Nhà nước còn có : - Thuế sát sinh - Thuế môn bài - Thuế môn bài - Thuế sát sinh - Lệ phí: trước bạ, công chứng, - Thu về sử dụng vốn ngân sách nhà chứng thư, trọng tài kinh tế, giao nước thông, hải quan - Thu từ nông sản - Phí: bay qua bầu trời, phí qua cảng - Thu từ dầu khí qua cầu, phà đò, phí chợ - Lệ phí và phí các loại
  7. Bài giảng môn học : Thuế 6 Ths. ĐOÀN TRANH II. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ CHỨC NĂNG CỦA THUẾ 1. Khái niệm Theo Từ điển Luật học (NXB Bách khoa - 1999): Thuế là một khoản đóng góp bằng tài sản cho Nhà nước do Luật định thành nghĩa vụ đối với cá nhân hoặc tổ chức nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Nhà nước sử dụng thuế làm công cụ quan trọng để huy động nguồn thu cho Ngân sách nhà nước, điều chỉnh kinh tế và điều hoà thu nhập. Như vậy, thuế không phải là một hiện tượng tự nhiên mà là một hiện tượng xã hội luôn liền với phạm trù nhà nước và pháp luật. Thuế là một bộ phận chủ yếu thuộc khoản thu ngân sách nhà nước của các quốc gia. Thuế có những đặc trưng cơ bản sau : - Nội dung kinh tế của thuế thể hiện mối quan hệ tiền tệ phát sinh giữa Nhà nước với các pháp nhân và thể nhân trong xã hội. - Thuế là nghĩa vụ thanh toán của các pháp nhân và thể nhân đối với Nhà nước, nó mang tính bắt buộc, không có tính đối giá và hoàn trả trực tiếp. - Xét theo khía cạnh luật pháp, thuế là khoản nộp cho Nhà nước được pháp luật qui định theo mức thu và thời hạn nhất định. - Về bản chất kinh tế, thuế phản ánh quan hệ phân phối của cải dưới hình thức giá trị giữa Nhà nước với các chủ thể khác trong xã hội. Khi Nhà nước tiến hành hành vi thu thuế tức là Nhà nước đã tham gia vào một quan hệ phân phối giữa một bên là Nhà nước và một bên là các pháp nhân hoặc thể nhân. Đó là một quan hệ không bình đẳng vì Nhà nước có quyền tiến hành các biện pháp cưỡng chế nhằm truy thu thuế nếu các pháp nhân và thể nhân không nộp. Đối tượng của quan hệ phân phối này là của cải biểu hiện dưới hình thức giá trị. Chính vì vậy, thuế được coi là công cụ phân phối. Ngoài dấu hiệu là thuế được đảm bảo thực hiện bằng sự cưỡng chế của Nhà nước, thuế còn được phân biệt với lệ phí, phí ở chổ các cá nhân và pháp nhân có nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước nhưng không trên cơ sở được hưởng những lợi ích vật chất tương ứng mang tính chất đối giá. Trong khi đó hình thức lệ phí, phí và công trái nói chung mang tính tự nguyện và có tính chất đối giá. Tính bắt buộc của lệ phí và phí chỉ xảy ra khi chủ thể nộp lệ phí, phí thừa hưởng trực tiếp những dịch vụ do Nhà nước cung cấp.
  8. Bài giảng môn học : Thuế 7 Ths. ĐOÀN TRANH Bên cạnh đó, thuế không mang tính hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp thuế. Tính chất không hoàn trả trực tiếp của thuế thể hiện ở chổ Nhà nước thu thuế từ các cá nhân và pháp nhân trong xã hội nhưng không bị ràng buộc bởi trách nhiệm phải hoàn trả lại cho người nộp. Người nộp thuế suy cho cùng sẽ nhận được các lợi ích vật chất từ việc sử dụng các dịch vụ công cộng do Nhà nước sử dụng các khoản chi của ngân sách Nhà nước để thực hiện các chính sách kinh tế xã hội chung cho cả cộng đồng. Tuy nhiên, giá trị phần dịch vụ đó không nhất thiết tương đồng với khoản tiền thuế mà họ đã nộp cho Nhà nước. Tính chất này của thuế cho phép chúng ta phân biệt thuế với lệ phí, phí và các khoản thu mà Nhà nước tập trung vào ngân sách Nhà nước nhưng ràng buộc trách nhiệm hoàn trả cho đối tượng nộp dưới các hình thức như vay nợ, tạm ứng cho ngân sách Nhà nước. 2. Phân loại thuế a. Căn cứ vào đối tượng chịu thuế, có thể chia các sắc thuế thành 3 loại: - Thuế thu nhập, là loại thuế bao gồm các sắc thuế đánh vào thu nhập của các đối tượng chịu thuế. Thường gồm có thuế thu nhập công ty, thuế thu nhập cá nhân. - Thuế tiêu dùng, là loại thuế bao gồm các sắc thuế đánh vào các hành vi tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ. Thường bao gồm các loại thuế như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu - Thuế tài sản, là loại thuế bao gồm các sắc thuế lấy tài sản làm đối tượng đánh thuế. Các loại thuế của cải như : thuế nhà, thuế đất; thuế mua sắm tài sản, thuế đăng ký tài sản b. Căn cứ vào phương thức đánh thuế, có thể chia các sắc thuế thành 2 loại: - Thuế trực thu, là loại thuế mà đối tượng chịu thuế và đối tương nộp thuế là đồng nhất. Thông thường là các sắc thuế về thu nhập, thuế tài sản. - Thuế gián thu, là loại thuế không đánh trực tiếp vào thu nhập và tài sản của người nộp thuế mà đánh một cách gián tiếp thông qua giá cả hàng hóa và dịch vụ. Lúc đó đối tượng chịu thuế là người tiêu dùng còn đối tượng nộp thuế là người bán hàng. c. Căn cứ theo mối quan hệ đối với khả năng nộp thuế, có thể chia các sắc thuế thành 2 loại: - Thuế thực, là loại thuế không dựa vào khả năng của người nộp thuế. Thuế thực thu vào các dạng tài sản riêng biệt của người nộp thuế trên cơ sở
  9. Bài giảng môn học : Thuế 8 Ths. ĐOÀN TRANH mức sinh lợi trung bình của tài sản đó mà không phải từ thu nhập thực tế của người nộp thuế. Các loại thuế thực bao gồm : thuế tài sản, thuế tiêu dùng. - Thuế cá nhân, ngược lại với thuế thực là thuế cá nhân, là thuế dựa trên khả năng của người chịu thuế. Gồm các loại thuế như : thuế thu nhập cá nhân, thu nhập công ty, thuế chuyển nhượng tài sản d. Căn cứ theo phạm vi thẩm quyền về thuế, có thể chia các sắc thuế thành 2 loại là thuế trung ương và thuế địa phương. Thuế trung ương, là các hình thức thuế do các cơ quan đại diện chính quyền nhà nước ở trung ương ban hành, còn thuế địa phương do chính quyền địa phương ban hành. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại thuế trung ương đều nộp hết vào ngân sách trung ương mà một phần của thuế trung ương có thể được trích vào ngân sách địa phương. 3. Chức năng của thuế Thuế không chỉ là một phạm trù tài chính, mà còn là phạm trù kinh tế. Do đó, thuế không chỉ biểu hiện những đặc trưng, hình thức vận động riêng có mà còn mang trong mình các mối quan hệ tài chính giữa các chủ thể trong xã hội. Nhà nước cần có các nguồn lực tài chính để duy trì hoạt động hiệu quả của bộ máy nhà nước. Nhưng không chỉ có vậy, Nhà nước còn sử dụng thuế như là chính sách nhằm điều tiết các hoạt động của nền kinh tế, làm chuyển đổi các nguồn lực và định hướng hành vi tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư. Thuế luôn gắn liền với nhà nước và pháp luật, chức năng cơ bản của thuế ngoài việc huy động nguồn lực tài chính cho nhà nước, còn gắn với chức năng kinh tế của nhà nước trong việc sử dụng thuế như công cụ nhằm điều tiết nền kinh tế. a. Huy động nguồn lực tài chính cho Nhà nước Đây là chức năng cơ bản của thuế. Nhờ chức năng này mà quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước được hình thành, đảm bảo cho sự tồn tại và hoạt động của Nhà nước. Sự phát triển và mở rộng chức năng của nhà nước đòi hỏi phải tăng cường chi tiêu tài chính. Do đó vai trò của chức năng huy động tập trung nguồn lực của thuế ngày càng được nâng cao. Thuế trở thành nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong ngân sách các nước có nền kinh tế thị trường. b. Điều tiết kinh tế Chức năng này của thuế được thực hiện thông qua việc qui định:
  10. Bài giảng môn học : Thuế 9 Ths. ĐOÀN TRANH - Các hình thức thu thuế khác nhau. - Xác định đúng đắn đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế. - Xây dựng chính xác các mức thuế phải nộp có tính đến khả năng của người nộp thuế. - Sử dụng linh hoạt các ưu đãi và miễn, giảm thuế Trên cơ sở đó nhà nước kích thích các hoạt động kinh tế đi vào quỹ đạo chung, phù hợp lợi ích của xã hội. Như vậy, bằng cách điều tiết và kích thích, chức năng điều tiết kinh tế của nhà nước đã được thực hiện. Trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường, vai trò kích thích kinh tế thông qua thuế ngày càng nâng cao. Nhà nước sử dụng thuế để tác động đến lợi ích kinh tế của các chủ thể kinh tế vì lợi ích của xã hội. Bảng 1.2 Chi ngân sách nhà nước/GDP các nước ASEAN 1991 1992 1995 1996 1997 1. Indonesia 17,35 17,4 15,3 15,1 18,2 2.Malaysia 28,3 27,26 22,4 22,6 21,3 3. Philippine 19,8 19,1 18,3 18,4 19,1 4. Thailand 14,0 15,4 15,3 17,6 17,8 5. Singapore 22,3 20,0 21,0 - - 6. Việt Nam 15,0 20,7 24,0 23,1 22,5 Nguồn: Tư liệu kinh tế các nước thành viên ASEAN, NXB Thống kê, 1999. Theo anh chị, giữa chức năng huy động nguồn lực tài chính cho nhà nước và chức năng điều tiết kinh tế có mối quan hệ như thế nào ? Các chỉ tiêu nào nói lên các mối quan hệ này ? Hãy giải thích và minh họa bằng số liệu thống kế tại Việt Nam và các nước khác trên thế giới ? III. CÁC TIÊU CHÍ ĐỂ XÂY DỰNG HỆ THỐNG THUẾ 1. Tính công bằng Sự công bằng (equity) được định nghĩa theo nhiều cách: Công bằng ngang (horizontal equity): Những người ở những vị trí tương đương cần được đối xử ngang nhau. Định nghĩa này về mặt nào đó chưa đầy đủ, thậm chí khi bạn hạn chế việc thảo luận chỉ về vấn đề thu nhập. Chẳng hạn, liệu một người làm công việc rất nguy hiểm và khắc nghiệt trong nhiều giờ có nên bị đánh thuế giống như một người có cùng thu nhập nhưng lại làm một công việc tương đối dễ dàng trong một thời gian ngắn, chỉ vì họ nhận
  11. Bài giảng môn học : Thuế 10 Ths. ĐOÀN TRANH được sự giáo dục tốt hơn? Như vậy có công bằng công? Thu nhập từ một nguồn (có lẽ là lao động) có nên bị đánh thuế giống như thu nhập từ nguồn khác (chẳng hạn như trợ cấp về hưu hay bảo hiểm xã hội)? Xác định tiện ích về sự công bằng ngang: Nếu hai người có cùng một mức tiện ích trước khi bị đánh thuế, thì sau khi bị đánh thuế họ sẽ có cùng mức tiện ích, và thuế sẽ không thay đổi trật tự của họ từ mức tiện ích cao nhất tới thấp nhất. Đây là một vấn đề khi bạn quan tâm tới việc một vài người thích thời gian rảnh rỗi (không bị đánh thuế), trong khi những người khác thích những hàng hoá và dịch vụ (bị đánh thuế) hơn. Cùng một loại thuế thu nhập sẽ ảnh hưởng tới hai nhóm người này theo cách khác nhau. Khái niệm về sự công bằng ngang phụ thuộc vào việc bạn muốn đi xa tới mức nào khi nói rằng mọi người là ngang nhau. - Thậm chí nếu hai người có hai dạng thu nhập khác nhau thì có mức thu nhập tương đương không? - Chuyện hai người khác nhau tiêu thụ lương thực hay thuốc hay rượu có quan trọng không? - Nếu một người sở hữu một căn nhà và người kia phải đi thuê nhà, thì ở đây có điều khác biệt quan trọng gì? - Nếu một người mua một món hàng trong bách hoá và người kia lại mua hàng qua mạng, có khác nhau không? Mỗi một câu hỏi đặt ra nêu lên một vấn đề về hiệu suất ngang. Công bằng dọc (vertical equity): Một hệ thống thuế nên đánh thuế nặng hơn vào những người có khả năng để trả hơn. Về mặt ý nghĩa nào đó, điều này là đúng, nhưng nó lại đe doạ, ngăn cản những người có những kỹ năng quý trong công việc hoặc những người có ý tưởng giá trị cho công việc kinh doanh mới trong việc chấp nhận rủi ro cần thiết để đi tới thành công. Thường thường, người ta nhận được mức thu nhập cao vì đã có những hoạt động quan trọng, và đánh thuế họ nặng có thể đẩy một số người có khả năng vào những hoạt động khác ít có giá trị hơn. Quan niệm về công bằng dọc liên quan tới nguyên tắc về khả năng chi trả (the ability to pay principle), nguyên tắc này nói rằng những gánh nặng đè lên vai người trả thuế có liên quan tới khả năng chi trả của họ. Điều này dường như ám chỉ không chỉ thuế thu nhập mà cả thuế của cải nữa.
  12. Bài giảng môn học : Thuế 11 Ths. ĐOÀN TRANH Công bằng về lợi ích: Những người thu được lợi nhuận từ các dịch vụ của Chính phủ nên trả thuế nhiều hơn. Về mặt nào đó, điều này củng cố niềm tin cho bạn nếu bạn tin rằng người ta tán thành việc di chuyển tới những thành phố và thị trấn hoặc có mức thuế và dịch vụ cao hoặc tới những nơi có mức thuế và dịch vụ thấp. 2. Tính hiệu quả Hệ thống thuế được xem là hiệu quả khi nó phải được xét trên hai mặt sau: Hiệu quả can thiệp đối với nền kinh tế là lớn nhất và hiệu quả tổ chức thu thuế là lớn nhất. Nói chung, có suy nghĩ cho rằng có sự thoả hiệp giữa hiệu quả và tính công bằng trong thuế. Tức là, những loại thuế mà càng có hiệu quả cao thì càng được coi là ít công bằng trong khi những loại thuế có hiệu quả thấp lại có thể công bằng hơn phụ thuộc vào định nghĩa công bằng nào mà bạn sử dụng. Nếu bạn xét thuế thân, nó thường được coi là có hiệu quả rất cao, nhưng ít nhất về mặt công bằng dọc hay khả năng chi trả mà nói, nó rất không công bằng. Về mặt công bằng ngang, tuy vậy, thuế thân lại có thể được coi là rất công bằng. Thuế tiêu dùng trên cơ sở rộng có lẽ có hiệu quả tương đối cao và về tính công bằng ngang, tương đối công bằng. Chuyện một người tiêu thụ cái gì không quan trọng, bất cứ hai người nào có cùng thu nhập và mức tiêu thụ đều phải được đối xử ngang nhau. Thật không may, điều này có lẽ sẽ làm biến đổi tính cân bằng dọc hoặc nguyên tắc về khả năng chi trả vì những người nghèo hơn sẽ trả ít nhất là số phần trăm thuế thu nhập bằng với những người giàu hơn. Với cố gắng làm cho thuế tiêu dùng có tính công bằng ngang hơn, các nước thường loại bỏ những thứ mà người nghèo phải dành một khoản đặc biệt lớn trong thu nhập của họ để mua những thứ như lương thực, quần áo và nhà cửa. Thuế thu nhập luỹ tiến có lẽ là công bằng theo hầu hết các quan niệm, trừ những dạng thu nhập khác nhau được xem như khác nhau theo một số quan niệm khác. Vấn đề là một loại thuế thu nhập và những tỷ lệ biên cao hơn đặc biệt làm thoái chí những người làm việc nặng nhọc và chịu rủi ro cao khi nhận được những đồng thu nhập rất cao. Thuế bất động sản là trường hợp thú vị hơn. Về mặt hiệu quả, thuế này có thể làm thay đổi quyết định về việc một ngôi nhà được mua như thế nào thì tốt và có cải thiện được hay không. Thuế cũng ảnh hưởng tới nơi người ta chọn để ở, mặc dù, lẽ ra đã có một mối liên hệ giữa thuế và dịch vụ. Tức là,
  13. Bài giảng môn học : Thuế 12 Ths. ĐOÀN TRANH những nơi có thuế cao hơn thì về mặt lý thuyết mà nói, có tiện nghi công cộng tốt hơn. Về tính công bằng dọc, người có những ngôi nhà đẹp hơn là những người giàu hơn và nên chịu đánh thuế cao hơn, nhưng họ có thể có mức thu nhập thấp hơn (chẳng hạn như những người về hưu đã sống trong vùng một thời gian dài). Bạn cũng có thể hỏi rằng liệu những người thuê nhà có được phân biệt khác với chủ nhà hay không nếu họ cùng ở trong những ngôi nhà giống nhau. Điều này phụ thuộc vào phạm vi ảnh hưởng của loại thuế tới những ngôi nhà cho thuê. Chuyển sang lệ phí đăng ký căn hộ có lẽ làm mọi thứ mất đi tính công bằng dọc, nhưng lại có hiệu quả cao hơn. Nên nhớ rằng sự thay đổi này có thể gây ra những ảnh hưởng về môi trường. Những chiếc xe cũ hơn có thể sinh ra nhiều thiệt hại về môi trường hơn, mặc dù những chiếc xe mới và lớn hơn dĩ nhiên tiêu tốn nhiều xăng hơn những chiếc xe mới nhưng nhỏ hơn. 3. Tính rõ ràng, minh bạch Một hệ thống thuế chính xác thể hiện rõ ràng và minh bạch trước hết phải chỉ rõ ai chịu thuế, thời hạn nộp thuế và dễ xác định số thuế phải nộp. Thuế trực thu thường có tính minh bạch hơn thuế gián thu. Tính minh bạch dễ dàng đạt được khi chính sách thuế đơn giản. Bảng 1.3 Độ nổi của thuế (1998-1999) 1997 1998 1999 1. GDP giá thực tế (tỷ đồng) 313.623 368.690 390.000 2. Thuế (tỷ đồng) 62.067 65.380 68.000 3. %ΔT - 5,3 4 4. %ΔY - 17,5 5,7 5. %ΔT/%ΔY (độ nổi của thuế) - 0,3 0,7 Nguồn: Tổng cục thống kê. 4. Có độ nổi và tính ổn định Hệ thống thuế cần phải có độ nổi và tính ổn định để giúp cho nhà nước có thể đáp ứng tốt các nhu cầu tài chính gia tăng khi GDP của quốc gia tăng lên. Độ nổi của thuế là tỷ số giữa phần trăm về số thu thuế với thay đổi % trong GDP. Nếu gọi %ΔT là phần trăm về số thu thuế của năm nay so với năm trước và gọi %ΔY là phần trăm về thay đổi tăng trưởng GDP năm nay so với năm trước. Thì độ nổi của thuế là tỷ số %ΔT/%ΔY.
  14. Bài giảng môn học : Thuế 13 Ths. ĐOÀN TRANH Năm 1999, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chiếm 50% GDP, nhưng mức động viên vào thuế chỉ chiếm 15% tổng số thu. Do đó, làm cho độ nổi của thuế giảm thấp so với các nước trong khu vực. Với mỗi 1% phần trăm tăng lên của GDP thì số thu thuế chỉ tăng khoảng 0,5% năm 1998-1999, trong khi Thailand là 1,01% (1996), Malaysia 1,32 (1997). 5. Tính linh hoạt Hệ thống thuế phải có tính linh hoạt, được thể hiện thông qua khả năng thích ứng một cách dễ dàng với những hoàn cảnh kinh tế thay đổi. Nền kinh tế thị trường rất năng động, nó luôn biến động theo thời gian, trong khi chính sách thuế lại tương đối ổn định, do vậy, dễ nảy sinh sự lệch pha giữa chính sách thuế và các hoạt động kinh tế. Một chính sách thuế có cơ chế ổn định tự động điều chỉnh hữu hiệu đó là thuế thu nhập. Mức thuế thu nhập sẽ tự động điều chỉnh mà không cần phải thay đổi chính bản thân chính sách thuế. Khi nền kinh tế suy thóai, thu nhập thực tế giảm, dẫn đến mức thuế phải nộp giảm, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngược lại, khi nền kinh tế tăng trưởng nhanh, thu nhập tăng nhiều thì thuế phải nộp cũng tự động tăng lên, nên có tác dụng hạn chế nguy cơ lạm phát. Trong thực tế, chính sách tài khóa (thuế) có độ trễ thường lớn hơn so với chính sách tiền tệ. Điều đó đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách can thiệp ở mức độ, thời điểm và đối tượng thích hợp thì mới đảm bảo được tính linh hoạt và hiệu lực của chính sách thuế. Yêu cầu xây dựng một hệ thống thuế chính là phải kết hợp những tiêu chí đó một cách tối ưu nhằm thực hiện mục tiêu của hệ thống một cách tốt nhất trong hoàn cảnh kinh tế-xã hội cụ thể phù hợp với từng quốc gia và từng giai đoạn phát triển kinh tế. IV. CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CẤU THÀNH MỘT SẮC THUẾ 1. Tên gọi của sắc thuế Mỗi sắc thuế đều có một tên gọi nhằm phân biệt giữa các hình thức thuế khác nhau. Như ”Thuế thu nhập cá nhân” là đánh thuế vào thu nhập cá nhân, ”Thuế thu nhập công ty” đánh vào thu nhập của pháp nhân là các công ty, ”Thuế giá trị gia tăng” đánh vào giá trị tăng thêm của hàng hoá và dịch vụ sau mỗi kỳ luân chuyển hàng hoá và dịch vụ qua từng giai đoạn.
  15. Bài giảng môn học : Thuế 14 Ths. ĐOÀN TRANH 2. Đối tượng nộp thuế Đối tượng nộp thuế có thể là pháp nhân hoặc thể nhân mà pháp luật xác định có trách nhiệm phải nộp thuế cho nhà nước và gọi là người nộp thuế. Do tồn tại cơ chế chuyển dịch gánh nặng của thuế nên người nộp thuế không đồng nhất với người chịu thuế tức là người chịu gánh nặng của thuế. 3. Đối tượng chịu thuế Đối tượng chịu thuế chỉ rõ thuế đánh vào cái gì. Hàng hoá, thu nhập hay tài sản Mỗi một loại thuế có một đối tượng chịu thuế riêng, chẳng hạn đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng là hàng hóa và dịch vụ sản xuất và tiêu dùng, thuế thu nhập cá nhân là thu nhập của các cá nhân. 4. Cơ sở tính thuế Cơ sở tính thuế là một bộ phận của đối tượng chịu thuế được xác định làm căn cứ tính thuế. Do đối tượng chịu thuế là thu nhập, hàng hóa, hay tài sản. Do đó, cơ sở tính thuế chính là thu nhập chịu thuế, giá trị hàng hóa hay giá trị của tài sản. Đối tượng chịu thuế thường rộng hơn cơ sở tính thuế do có một số mức đối tượng chịu thuế được miễn giảm khi xác định cơ sở tính thuế. 5. Mức thuế Mức thuế thể hiện mức độ động viên của Nhà nước so với cơ sở tính thuế và được biểu hiện dưới hình thức thuế suất hay định suất thuế. Có hai hình thức : a. Mức thuế tuyệt đối (hay còn gọi định suất thuế) là mức thuế được tính bằng số tuyệt đối theo 1 đơn vị vật lý của đối tượng chịu thuế. Ví dụ : 1 lít xăng chịu thuế 1000 đ, 1 ha đất nông nghiệp hạng 1 vùng đồng bằng phải chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp là 550 kg thóc b. Mức tương đối (hay còn gọi là thuế suất) là mức thuế được tính bằng một tỷ lệ phần trăm trên một đơn vị giá trị đối tượng chịu thuế. Có các mức thuế sau: - Mức thuế thống nhất, là mức nộp thuế cố định như nhau cho tất cả đối tượng chịu thuế. - Mức thuế ổn định, là mức thuế được qui định theo một tỷ lệ nhất định như nhau trên cơ sở tính thuế (thuế thu nhập doanh nghiệp). - Mức thuế lũy tiến. Có các loại :
  16. Bài giảng môn học : Thuế 15 Ths. ĐOÀN TRANH + Biểu thuế lũy tiến giản đơn, là biểu thuế chia cơ sở tính thuế thành các bậc chịu khác nhau, ứng với mỗi bậc thuế có qui định mức thuế phải nộp bằng số tuyệt đối. + Biểu thuế lũy tiến từng phần, là loại biểu thuế chia cơ sở tính thuế thành nhiều bậc thuế khác nhau, ứng với mỗi bậc thuế có qui định các mức thuế tăng dần tương ứng. Số thuế phải nộp là tổng số thuế tính theo từng bậc thuế với thuế suất tương ứng. + Biểu thuế lũy tiến toàn phần, là biểu thuế chia cơ sở tính thuế thành nhiều bậc chịu thuế khác nhau, ứng với mỗi bậc thuế có qui định các mức thuế suất tăng dần tương ứng với mức tăng của cơ sở tính thuế. Số thuế phải nộp là số thuế tính theo cơ sở tính thuế đó với thuế suất tương ứng. - Mức thuế lũy thoái, là mức thuế phải nộp giảm dần theo mức độ tăng của cơ sở tính thuế. 6. Miễn thuế, giảm thuế Miễn giảm thuế là yếu tố ngoại lệ được qui định trong một số sắc thuế. Việc qui định miễn giảm thuế là nhằm mục đích. - Tạo điều kiện giúp đỡ người nộp thuế khắc phục hoàn cảnh khó khăn do nguyên nhân khách quan làm giảm thu nhập hoặc ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế của mình. - Thực hiện một số chủ trương chính sách kinh tế-xã hội nhằm khuyến khích hoạt động của người nộp thuế. V. THUẾ TRONG CÁC LÝ THUYẾT KINH TẾ Thuế xuất hiện từ khá lâu, nhưng khoa học về thuế chỉ xuất hiện vào khoảng những năm cuối thế kỹ XVII. Các nhà kinh tế học đều tập trung lý giải xung quanh vấn đề phân chia gánh nặng thuế của đất nước, tính công bằng của thuế, phương pháp thu thuế, đối tượng nào chịu thuế và đối tượng nào không chịu thuế. Adam Smith (1723-1790) là một trong những người đặt nền móng về lý thuyết thuế. Nó ra đời trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản tư do cạnh tranh và được đặc trưng bởi “bàn tay vô hình” điều tiết nền kinh tế. Những nguyên tắc chung về đánh thuế mà Adam Smith đã đưa ra là : - Các công dân của một nước phải đóng góp vào việc giúp đỡ chính phủ, mỗi người tuỳ theo khả năng và với sự cố gắng tối đa của bản thân.
  17. Bài giảng môn học : Thuế 16 Ths. ĐOÀN TRANH - Phần đóng góp về thuế mà mỗi người phải nộp phải rõ ràng và không được áp đặt một cách độc đoán. - Mọi thuế phải được thu đúng hạn và theo một thể thức thuận lợi nhất cho người đóng thuế. - Mọi thứ thuế phải được tính toán như thế nào để cho nhân dân chỉ phải đóng ít nhất và số tiền này chỉ ở trong công quỹ công cộng trong thời gian rất ngắn. Theo Adam Smith nếu thuế khoá nặng nề quá mức thì trật tự xã hội sẽ bị xáo trộn và hoạt động của các lực lượng thị trường sẽ bị suy yếu. Do vậy, lý thuyết của Adam Smith tập trung giải thích sự cần thiết của thuế khoá, tính công bằng và phân chia gánh nặng thuế trong xã hội. John Maynard Keynes( ) coi thuế (T) và chi tiêu tài chính của chính phủ (G) là những công cụ cơ bản để can thiệp vào sự phát triển chu kỳ và vượt qua khủng hoảng. Nếu C là tiêu dùng của gia đình và S là tiết kiệm của họ và Y là GDP thì Y = C + S + T (1) Gọi X là xuất khẩu, M là nhập khẩu, I là đầu tư thì Y = C + I + G + (X-M) (2) Từ (1) và (2) ta có : C + S + T = C + I + G + (X-M) Hay I = S + (T-G) + (M-X). Điều này có nghĩa Đầu tư = Tiết kiệm tư nhân + Tiết kiệm của chính phủ + Vay của nước ngoài - Gọi t là tỷ lệ thu nhân sách so với GDP, thì T = t.Y. Điều đó có nghĩa là tổng số thuế thu được (trong những điều kiện khác không đổi) phụ thuộc vào thu nhập quốc dân. Thu nhập quốc dân càng lớn thì nộp thuế càng nhiều. Ngược lại, khi nền kinh tế lâm vào khủng hoảng thu nhập quốc dân hạ thấp thì tổng thu về thuế cũng giảm đi. Và lúc đó thuế sẽ tự động cắt giảm để thức đẩy tăng thu nhập và điều đó “đánh thức” giới hạn đối với tiêu dùng và kích thích đầu tư. - Gọi s là tỷ lệ tiết kiệm tư nhân hay khuynh hướng tiết kiệm biên. Suy ra tiết kiệm tư nhân S = s(Y-T). Theo ông, con người có xu hướng tăng tiêu dùng của mình theo tốc độ tăng của thu nhập, nhưng không cùng mức tăng
  18. Bài giảng môn học : Thuế 17 Ths. ĐOÀN TRANH của thu nhập. Cùng với tốc độ tăng của thu nhập thì tốc độ tiết kiệm tăng nhanh hơn. Bởi vậy, cần thực thi một chính sách thuế có tác động thu hút phần tiết kiệm để vào đầu tư phát triển kinh doanh. - Ông cho rằng, khuynh hướng tiêu dùng ở những người có thu nhập thấp sẽ cao hơn ở những người có thu nhập cao. Vì vậy, nhà nước cần đánh thuế thu nhập theo biểu thuế suất lũy tiến để phân phối lại thu nhập của những người có thu nhập cao đưa vào tiết kiệm. Arthur Laffer (Mỹ), khoảng những năm 1980 ở Mỹ và Anh đã ra đời một học thuyết kinh tế mới dựa trên cơ sở luận điểm của các nhà kinh tế trọng cung, mà các đại biểu là Arthur Laffer, Jude Winniski, Norman Ture. Phái này cho rằng, một trong những yếu tố quan trọng kích thích cung là giảm thuế. Họ cho rằng: thuế suất biên tế cao là nguyên nhân gây nhiều căn bệnh cho đất nước: tiết kiệm thấp, năng suất lao động thấp, lạm phát cao Nên chủ trương : Thứ nhất, cắt giảm thuế; thứ hai, cắt giảm chi tiêu của chính phủ; thứ ba, giảm số lượng tiền trong lưu thông với sự trợ giúp của các chính sách phù hợp trong lĩnh vực tín dụng nhà nước và tiến hành định mức tốc độ phát hành tiền trong lưu thông. Tuy nhiên, việc áp dụng lý thuyết của Laffer cũng đưa đến kết quả hạn chế trong giai đoạn đầu của cải cách. Do hạ thấp thuế suất đã làm tổng thu ngân sách nhà nước giảm đi và mức bội chi ngân sách ngày càng lớn. Trên thực tế người ta tỏ ra nghi ngờ tính khả thi của đường cong lý thuyết Laffer. Tổng số thu thuế C B A C’ B’ A’ Thuế suất Đường cong Laffer - Khi tỷ lệ thu thuế 0%, ngân sách nhà nước không thu được đồng nào - Khi tỷ lệ thu thuế 100%, không có sản xuất kinh doanh, nên không thu được thuế. - Tốt nhất thuế suất nên <50%, để đẩy mạnh sản xuất, tăng nhiều người nộp thuế và chắc chắn sẽ đạt mức cực đại trong thu thuế.
  19. Bài giảng môn học : Thuế 18 Ths. ĐOÀN TRANH Paul A. Samuelson, lý thuyết về nền “kinh tế hổn hợp” được trình bày trong tác phẩm “Econimics” của Paul A. Samuelson là sự xích lại gần nhau giữa hai trường pháp Keynes chính thống và Cổ điển mới (Neo-classical). Để phát triển kinh tế, Samuelson cho rằng phải dựa vào cả “hai bàn tay” là cơ chế thị trường và vai trò của nhà nước. - Nhà nước chỉ phải can thiệp vào nền kinh tế, khi thị trường bị thất bại trong việc đảm bảo phân phối hiệu quả các nguồn lực. Đến khi nhà nước nhận thấy rằng sự tham gia của nhà nước làm cho việc phân bố các nguồn lực không hiệu quả thì nhường lại cho thị trường đảm nhận vai trò này. - Thông qua ba công cụ: thuế, chi tiêu của chính phủ và các biện pháp kiểm soát mà chính phủ có thể điều tiết việc đầu tư của tư nhân, khuyến khích hoặc hạn chế hoạt động kinh doanh của doanh nhân. - Nhằm giải quyết những vấn đề bất bình đẳng trong xã hội, thuyết “thuế thu nhập âm” đã được sử dụng để trợ cấp cho những người nghèo khổ dưới mức sống tối thiểu. Như vậy, trên thực tế chính phủ các nước đã vận dụng quan điểm của các trường phái lý thuyết khác nhau để hoạch định chính sách thuế và hệ thống thuế phù hợp. Sự kết hợp các quan điểm khác nhau trong các học thuyết thuế là nét đặc trưng nổi bật của lý luận thuế trong điều kiện hiện nay. VI. TÁC ĐỘNG KINH TẾ CỦA THUẾ Một trong những sự cân nhắc quan trọng nhất về thuế là ai thực sự là người trả thuế. Đây không phải là một câu hỏi ngớ ngẩn giống như hỏi bạn sẽ thực sự muốn đưa tiền cho ai để nộp cho Chính phủ, ai sẽ là người chịu thuế thực sự là một vấn đề quan trọng. Trong thực tế, phân tích cơ bản về cung và cầu lại chỉ ra rằng ai thực sự trả thuế không quan trọng, ảnh hưởng tới giá trị thặng dư của người tiêu dùng và người sản xuất đều như nhau. Dù sao, câu hỏi là: ai sẽ chịu thuế. Điều này có thể được trả lời theo nhiều cách. Ta sẽ tiếp cận với vấn đề một cách lý thuyết và sau đó nhìn vào một vài ví dụ về thuế trong thực tế, cố gắng hình dung ra nó sẽ đánh vào ai. Ở đây, ta có một câu trả lời rất vui đối với trường hợp thuế cho thuốc lá. 1. Phân tích trên lý thuyết. Từ các nguyên tắc, đây là một bức tranh cơ bản về thuế. Loại thuế đánh vào người cung cấp sẽ làm đường cung tăng lên một lượng bằng với thuế trong khi thuế đánh vào người tiêu dùng sẽ làm đường cầu giảm một lượng bằng thuế. Kết quả đều giống nhau cho dù thuế có được thực thi như thế nào.
  20. Bài giảng môn học : Thuế 19 Ths. ĐOÀN TRANH Giá($) MC + t Giá($) S = MC S = MC PPBC PPBC P0 P0 PRBS PRBS D = MV MV + t D = MV SLSP (Q) SLSP (Q) P0 là giá thị trường gốc. PPBC là giá người tiêu dùng trả sau thuế. PRBS là giá người cung cấp nhận được sau thuế. PPBC-PRBS=t, thuế trên mỗi đơn vị. Những điều này có thể được tính trong một mô hình đường thẳng đơn giản. Ví dụ: Ta có : Qd=120-P, Qs=P-10 Tình huống ban đầu: Qd=Qs => 120-P=P-10 => 130=2P P=65, Q=55 Đánh thuế $20 vào người bán. Qs=P-10 và P=Qs+10 P=Qs+10+20 (có thuế) Qs=P-30 và Qd=Qs => 120-P=P-30 => 2P=150 PPBC=75, PRBS=55, Q=45 Người tiêu dùng phải trả = (75-65)*45 = $450 Người sản xuất phải trả = (65-55)*45=$450 Tổng thuế = $20*45 = $900. Số tiền thuế phải trả của hai bên (người tiêu dùng và người cung cấp) là ngang bằng với số lượng thay đổi sau khi thuế được áp dụng được thực hiện
  21. Bài giảng môn học : Thuế 20 Ths. ĐOÀN TRANH do sự thay đổi về giá cả hoặc là được trả bởi người tiêu dùng hoặc được nhận bởi người cung ứng. Trong biểu đồ trên, hình chữ nhật trên đỉnh là số tiền mà người tiêu dùng phải trả và hình chữ nhật thấp hơn là số tiền mà người cung ứng phải trả. Căn nguyên của phân tích này là câu hỏi ai thì linh hoạt hơn, người tiêu dùng hay là người sản xuất. Bên nào ít linh hoạt hơn thì sẽ là người phải chịu thuế nhiều hơn. 2. Gánh nặng thuế và Tính mềm dẽo (elasticity). Sự linh hoạt, dĩ nhiên, là một phần quan trọng xác định tính mềm dẻo, vì thế bên nào ít mềm dẻo hơn sẽ đóng một phần nhỏ hơn trong việc gánh nặng thuế. Xem xét biểu đồ về thị trường trong đó người tiêu dùng và người sản xuất ít hay nhiều linh hoạt hơn. - Linh hoạt hơn = cong lên - Ít linh hoạt hơn = cong xuống. Trong ví dụ trên, đường cong mỗi bên đều có cùng một độ dốc (-1 đối với người tiêu dùng và +1 đối với người cung ứng) và gánh nặng thuế được chia cân bằng. Trong trường hợp đặc biệt, đường cong nằm ngang có nghĩa là bên đó không chịu thuế trong khi đó nếu đường cong nằm thẳng đứng có nghĩa là họ sẽ chịu tất cả thuế. Trong một vài trường hợp, mức độ tột cùng này rất hữu dụng: Những tác động ngắn hạn của thuế tài sản tăng lên ? ai sẽ chịu gánh nặng thuế? Những tác động dài hạn của thuế tới một ngành công nghiệp có chi phí không đổi và cạnh tranh - điều gì sẽ xảy ra? Nếu ta để ý thấy rằng định nghĩa chính xác về một loại hàng hoá xác định nhu cầu và cung ứng cho nó có thể mềm dẻo như thế nào thì ta sẽ cảm thấy vui vẻ hơn. Xét sự phát triển từ mức ít mềm dẻo nhất tới mức mềm dẻo nhất: - Thực phẩm, rau quả, ngũ cốc, ngũ cốc đóng hộp. Điều này rất quan trọng trong việc xét thuế. Đặc biệt, nó có thể giải thích tại sao các thành phố lại có nhiều lợi nhuận thu được từ thuế tài sản và ít lợi nhuận thu được từ thuế tiêu dùng hơn. Phân tích toán học trên đây có vẻ hơi ngớ ngẩn một chút. Trong thực tế, không ai thực sự ước tính được toàn bộ đường cầu. Cái thực sự có thể ước tính được đó là tính mềm dẻo. Thật vui, tính mềm dẻo chính là tất cả những gì bạn cần để tiên đoán gánh nặng về thuế sẽ được phân chia như thế nào.
  22. Bài giảng môn học : Thuế 21 Ths. ĐOÀN TRANH Ví dụ: Gánh nặng về thuế và Tính mềm dẻo. Nếu ta biết được độ mềm dẻo, ta có thể đoán được gánh nặng về thuế sẽ được phân phối như thế nào. Để thấy được điều này, xét ví dụ về một thị trường trong đó cung và cầu được đưa ra là: Qs=P-10, Qd=200-2P Phương trình cân bằng mới có PPBC=70.00333 và PRBS=69.99333. Kết quả do loại thuế này là người tiêu dùng phải chịu 1/3 và người sản xuất chịu 2/3. Không cần phải chứng minh điều này một cách chính xác, ta có thể nói rằng để có mức tăng thuế biên đối với hàng hoá, những gánh nặng mà người tiêu dùng và người cung cấp phải chịu sẽ được đưa ra bởi công thức: Gánh nặng của người tiêu dùng = thuế*[PES/(PES-PED)] Gánh nặng của người cung cấp = thuế*[-PED/(PES-PED)] Trong ví dụ trên ta có PED=-7/3 và PES=7/6 Gánh nặng của người cung ứng là 7/3/(7/6+7/3)=2/3 Gánh nặng của người tiêu dùng là 7/6/(7/6+7/3)=1/3 Tức là, người cung ứng chịu 2/3 gánh nặng về thuế trong khi người tiêu dùng chỉ chịu 1/3. 3. Gánh nặng thuế và Cấu trúc thị trường Trong khi có rất nhiều ước đoán độ co giãn về giá của cầu, ta lại khó có thể ước đoán được độ co giãn của cung. Thật may, một chút kiến thức về cấu trúc thị trường có thể giúp bạn có được những gì bạn muốn khi phân tích thuế. a. Sự cạnh tranh hoàn hảo, dài và ngắn. Dưới ảnh hưởng của sự cạnh tranh hoàn hảo, có một số lượng lớn các công ty nhỏ cùng sản xuất một loại hàng hoá và bán ở cùng một mức giá. Đầu vào và đầu ra được điều tiết một cách tự do và như vậy, cuối cùng, lợi nhuận chỉ là 0. Giá cả tương đương với chi phí biên và rốt cục, bằng với chi phí trung bình tối thiểu. Đường cung trong thời hạn ngắn (the short run supply curve) cong dần lên trên nhưng, như được đề cập đến ở trên, có lẽ bạn sẽ không có được một giới hạn chính xác nó cong đến mức nào, vì độ co giãn của cầu rất khó đạt được.
  23. Bài giảng môn học : Thuế 22 Ths. ĐOÀN TRANH Thật vui mừng, trong một ngành công nghiệp có chi phí không đổi, nghĩa là đầu vào có thể hoàn toàn được tái tạo qua một số mức sản lượng nào đó, cung ứng trong thời gian dài (the long run supply) co giãn hoàn hảo và tương đương với chi phí trung bình tổi thiểu. Trong trường hợp này, có thể bạn không thể đoán được gánh nặng thuế sẽ được phân chia trong thời gian ngắn như thế nào nhưng cuối cùng thì câu trả lời cũng chỉ rất đơn giản. Vì cung ứng trong thời gian dài là hoàn toàn co giãn, nhà sản xuất sẽ không chịu gánh nặng thuế trong khi người tiêu dùng lại chịu tất cả. Đặt vào trường hợp khác, trong phương trình cân bằng lâu dài, nhà cung ứng được đặt vào một thị trường cạnh tranh hoàn hảo sẽ không thu được lợi nhuận gì cả. Một vài trong số họ sẽ bỏ việc kinh doanh, giá cả sẽ tăng vì cung giảm xuống và cuối cùng tổng số lượng thuế sẽ chuyển sang người tiêu dùng dưới dạng giá cả cao hơn. Đồ thị này biểu diễn hậu quả của những đường MC và AC bị tăng lên do thuế và hậu quả nó gây ra cuối cùng trên thị trường. Công ty Thị trường Giá($) MC + t Giá($) MC t ACt LRSt MC AC LRS D SLSP (Q) Q1 Q2 SLSP (Q) Quá trình này diễn ra bao lâu tuỳ thuộc vào thời gian các công ty tồn tại bao lâu trong ngành công nghiệp. b. Độc quyền (monopoly) Mặc dù từ độc quyền có nghĩa đen là ?một người bán? phân tích này mô tả những đặc trưng khi đưa ra đại diện là một nhà tư bản độc quyền có thể gắn liền với với bất cứ một công ty săn giá nào (price-seeking firm).
  24. Bài giảng môn học : Thuế 23 Ths. ĐOÀN TRANH Giá ($) Độc quyền Mỗi đơn vị thuế Pt P0 MCt MC MR D Q Trong trường hợp này, mức giá tăng mà người tiêu dùng phải trả (giá ở đồ thị trên) ít hơn lượng thuế. Cũng giống như những nhà cung ứng khác, các nhà tư bản độc quyền phải cùng chia sẻ gánh nặng thuế với khách hàng của họ. Điều này được thể hiện trong một mô hình đường thẳng đơn giản. Một dạng khác của nó dựa vào công thức giá cộng lãi (the mark-up pricing fomula) dành cho nhà tư bản độc quyền. Giá cả phải trả để tối đa hoá lợi nhuận cho nhà độc quyền có thể được thể hiện bằng một hàm số của lợi nhuận biên và độ co giãn của cầu đối với sản lượng của họ. Mối quan hệ này được đưa ra bởi: P*=MC*(PED/(1+PED)) Ví dụ, nếu độ co giãn của cầu đối với nhà độc quyền là 2, độ tăng lên tối đa của lợi nhuận trên chi phí biên sẽ là: P*=MC*-2/(1-2)=2*MC Vì thế giá cả để tối đa hoá lợi nhuận sẽ gấp hai lần chi phí biên. Tuy vậy, kết quả đáng lo ngại là điều này cho thấy rằng $1/1đơn vị thuế đánh vào nhà độc quyền (có thể được hiểu như là $1 tăng lên về chi phí biên), sẽ làm cho giá cả phải tăng lên $2. Trong thực tế, mức tăng lên của giá cả lớn hơn lượng thuế phải gánh chịu, một kết quả ngược với sơ đồ trên. -2 Ví dụ: Giả sử một nhà độc quyền có lượng cầu là Qd=10000*P và chi phí biên là $20. Tính giá cả và số lượng để tối đa hoá lợi nhuận.
  25. Bài giảng môn học : Thuế 24 Ths. ĐOÀN TRANH Giá cả sẽ được đưa ra bởi công thức: P(Q)=100/Q1/2 Tổng thu nhập là: R(Q) = P(Q)*Q = 100* Q1/2 Thu nhập biên là: dR/dQ = 50* Q-1/2 Đặt nó bằng lợi nhuận chi phí biên: 50Q-1/2=20 => Q1/2=2.5 Q=6.25, P=40 Bây giờ, ta đánh thuế $1 và xem chuyện gì sẽ xảy ra với giá cả. 50Q-1/2=21 => Q1/2=2.38095 Q=5.6689, P=42 Thế nên, thú vị thay, giá cả đã tăng lên $2 để phản ứng lại mức tăng thuế $1. Đây chính là những gì mà quy luật định giá bán đã tiên đoán vì PED cho phương trình cầu là -2. c. Cạnh tranh độc quyền (monopolistic competition). Cạnh tranh độc quyền là một thị trường trong đó có rất nhiều những người buôn bán nhỏ và không có rào cản về đầu ra, đầu vào và trong đó những người buôn bán đó bán những loại sản phẩm khác nhau. Ví dụ ưa thích của tôi về vấn đề này là thị trường bán đồ ăn trưa ở quận U. Ở đó có nhiều nhà cung cấp nhỏ, mỗi người lại bán những đồ ăn trưa khác nhau. Ở loại thị trường này, lợi nhuận bị đưa về 0 khi có những công ty mới xuất hiện thâm nhập và đánh cắp khách hàng của những công ty xuất hiện trước. Với sự cạnh tranh hoàn hảo, nếu một thị trường đã được cân bằng trong một thời gian dài khi đã được áp đặt một loại thuế (chẳng hạn như thuế đánh vào đồ ăn trưa), người cung cấp sẽ không thu được lợi nhuận và không có tiền để trả thuế. Một vài trong số họ sẽ tiếp tục công việc trong một thời gian ngắn, nhưng cuối cùng một vài người sẽ từ bỏ việc kinh doanh, làm cho giá cả của các đồ ăn trưa tăng lên, và người tiêu dùng sẽ phải chịu gánh nặng về thuế trong khi đó, lợi nhuận của nhà sản xuất sẽ trở về con số không. Thêm một chú ý. Sự khác nhau giữa thuế và sự thay đổi về giá cả mà người tiêu dùng phải trả có thể mờ nhạt. Giá cả mà người tiêu dùng phải trả sẽ tăng, nhưng mức tăng đó có thể nhiều hơn hoặc ít hơn lượng thuế.
  26. Bài giảng môn học : Thuế 25 Ths. ĐOÀN TRANH d. Độc quyền nhóm. Trong trường hợp độc quyền nhóm bán, không thể chắc chắn được điều gì, phụ thuộc vào sự dàn xếp trước giữa các nhà cung ứng. Tuy vậy, xác định giá cân bằng Nash sẽ thay đổi để phản ứng khi đánh thuế $1 vào nhà cung ứng trong trường hợp lưỡng độc quyền có thể sẽ là một bài tập thú vị. Nếu bạn biết phải làm như thế nào, bạn có thể thử. 4. Học thuyết về điều kiện tốt nhất thứ hai và hệ thống thuế (second best theory and taxation). Ta không thể tránh khỏi thực tế là trong thế giới của chúng ta còn tồn tại cả những điều khá méo mó. Có rất nhiều lý do giải thích tại sao không thể đạt được hiệu suất hoàn hảo đối với mọi loại thị trường, hơi xấu hổ một chút vì, trong khi điều này có vẻ vô cùng nhàm chán, ta đều có thể tối đa hóa lợi ích của mình. Dầu sao chăng nữa, những dạng này vẫn tồn tại và không thể thay đổi, người ta có thể hỏi ta làm thế nào để thực thi các chính sách nhìn nhận và thích ứng với những sự méo mó không thể tránh khỏi ấy. Đó chính là học thuyết về điều kiện tốt nhất thứ hai. Đặt vào trường hợp khác, học thuyết về điều kiện tốt nhất thứ hai hỏi: ? Nếu ta không thể làm được điều tốt nhất vì lý do nào đó, thì trong tình trạng không hoàn hảo không thể sửa chữa được, chúng ta có thể làm tốt đến mức nào? Mặc dù vậy, theo cách khác (E. Silberberg, Cấu trúc của Kinh tế học, xuất bản lần thứ 2, trang 593). "Bởi thế nên, nói chung, không thể tranh cãi rằng nếu có sự méo mó nào đó, tức là pj ≠ MCj bị loại khỏi nền kinh tế, người tiêu dùng sẽ dịch chuyển gần hơn tới ranh giới Pareto nếu xuất hiện những méo mó sai lệch khác." Nếu có một thị trưòng quan trọng nào đó không tồn tại sự cạnh tranh hoàn hảo, khi đó không thể xảy ra chuyện có thể đạt được những kết quả tốt nhất do tất cả các thị trường khác có sự cạnh tranh hoàn hảo, nhưng vẫn còn hơn kết quả có được từ một thị trường không hoàn hảo duy nhất. Ngắn gọn hơn, tốt hơn hết là có hai thị trường không hoàn hảo còn hơn là chỉ có một thị trường không hoàn hảo duy nhất. Toàn bộ ý tưởng quay lại với mối quan hệ về hiệu suất Pareto, mối quan hệ này chỉ ra rằng tỷ lệ thay thế biên phải bằng tỷ lệ chuyển đổi biên.
  27. Bài giảng môn học : Thuế 26 Ths. ĐOÀN TRANH MU X PX MC X MRSX,Y = = = = MRTX,Y MU Y PY MC Y Nếu có sự sai lệch nào đó dẫn tới kết quả là sự khác nhau giữa giá và chi phí biên, khi đó mối quan hệ này sẽ bị xâm phạm theo một cách nào đó. Chẳng hạn, trong trường hợp kinh doanh độc quyền, giá cả bằng chi phí biên cộng với số tiền cộng vào giá vốn, kết quả là sự thoả hiệp của người tiêu dùng giữa các loại hàng hoá theo cách khác với người sản xuất. Kinh doanh độc quyền về một loại hàng hoá, thuế đánh vào những loại hàng khác sẽ phục hồi lại sự cân bằng giữa MRS và MRT. Tôi sẽ không đi vào vấn đề này, nhưng mối quan hệ còn phức tạp hơn nhiều nếu hai loại hàng hoá được xét tới là hàng bổ trợ hay thế phẩm. Neil Bruce (trang 48) đưa ra ví dụ thiết lập một loại phí trả cho hệ thống xe công cộng vì đường xá sử dụng hiện thời vẫn chưa phải trả tiền. Thông thường, chúng ta sẽ nói rằng giá cho một lần đi bằng phương tiện trong hệ thống giao thông công cộng nên đặt bằng chi phí biên cung cấp cho một lần đi, nhưng trong trường hợp này, một loại hàng hoá thay thế là việc sử dụng đường bộ được đặt giá ở mức 0, thấp hơn chi phí biên cho một chuyến đi bằng đường bộ. Vì đường bộ bị đánh giá thấp quá mức, có lẽ tốt nhất là việc chuyên chở bằng các phương tiện trong hệ thống giao thông công cộng nên được đặt giá ở mức dưới chi phí biên. Trong trường hợp này, vấn đề đặc biệt nhạy cảm vì các thiệt hại bên ngoài còn liên quan tới việc lái xe. Ở đây gợi ra vai trò của Chính phủ trong việc cung cấp một số những hàng hoá trong khi còn tồn tại trên thị trường những loại hàng bổ trợ hay thế phẩm. Dĩ nhiên, cũng có thể Chính phủ cho phép người dân lái xe vào những con đường mà chi phí biên là 0. Rosen (trang 304) đưa ra ví dụ về thị trường rượu gin và rượu rum, hai loại thế phẩm. Nếu trong thị trường rượu rum tồn tại một loại thuế không thể tránh được, có lẽ cũng nên đánh thuế gin, một loại hàng thế phẩm cho rum. Thuế cho rượu gin làm tăng nhu cầu mua rượu rum. DWL của thuế rượu gin được bù bằng DWL giảm từ thuế rượu rum. Giả sử điều tiết giá rượu vodka dẫn tới sự khan hiếm và thiệt hại nặng nề. Phụ cấp cho những người sản xuất rượu gin ra sẽ làm giảm nhu cầu rượu vodka và giảm thiệt hại trong thị trường rượu vodka.
  28. Bài giảng môn học : Thuế 27 Ths. ĐOÀN TRANH Giá($) Giá($) Giảm DWL của thuế Gánh nặng phụ trội (DWL) do đánh rượu Rum khi rượu Gin bị đánh thuế B thuế vào rượu Gin E F MC + t MC + t H G MC A C MC Dg Dr Dr’ Q (Gin) Q (Rum) Thuế đánh vào rượu Gin làm gia tăng nhu cầu rượu Rum dẫn đến gánh nặng phụ trội (ΔABC) do đánh vào rượu Gin, được bù đắp bằng việc giảm DWL (EFGH) do gia tăng lợi ích xã hội nhờ gia tăng nhu cầu đối với rượu Rum Nếu DWL sinh ra ở thị trường rượu gin ít hơn mức giảm của DWL trong thị trường rượu vodka, khi đó việc đánh thuế trợ cấp gin làm giảm tính mất hiệu quả chung ở cả hai thị trường. Giảm DWL ở Giá($) Giá($) S thị trường rượu Vodka S (sau trợ cấp) S A E C Tăng DWL ở thị trường rượu B Gin F H G Pc Dg Dt D Q (Gin) Q (Vodka) N ếu DWL sinh ra ở thị trường rượu Gin ít hơn mức giảm của DWL trong thị trường rượu Vodka, khi đó việc đánh thuế trợ cấp gin làm giảm tính mất hiệu qu ả chung ở cả hai thị trường. Câu hỏi ai là người chịu nhiều thuế hơn, người bán hay người mua, phụ thuộc vào các độ co giãn tương đối của chúng. Trong khi người phải chịu gánh nặng thuế nhiều hơn có độ co giãn càng ít thì người phải chịu gánh nặng thuế ít hơn lại có độ co giãn càng cao.
  29. Bài giảng môn học : Thuế 28 Ths. ĐOÀN TRANH Có lẽ khó xác định ai thì co giãn ít hơn hay nhiều hơn, nhưng nhìn vào những đặc trưng của hàng hoá trong câu hỏi và có lẽ cấu trúc của thị trường được đưa ra có thể giúp bạn có một vài manh mối về gánh nặng thuế cuối cùng sẽ được rải ra như thế nào? Gánh nặng thuế cũng có thể được phân tích theo nhóm xác định bởi mức thu nhập, vì thế bạn có thể thấy gánh nặng thuế đặc biệt lên vai người nghèo và người giàu bằng cách nhìn xem họ chi cho một loại hàng hoá cụ thể như thế nào. Nếu một thị trường có tồn tại sự sai lệch, thêm vào một loại thuế có thể thực sự cải thiện được hiệu suất.
  30. Bài giảng môn học : Thuế 29 Ths. ĐOÀN TRANH CHƯƠNG 2 THUẾ TRONG QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ I. THUẾ TRONG CÁC HÌNH THỨC LIÊN KẾT KINH TẾ QUÔC TẾ Xu hướng toàn cầu hoá và khu vực hoá đã thúc đẩy tự do hoá các hoạt động ngoại thương và kinh doanh. Trong các cấp độ liên kết kinh tế quốc tế, thuế là vấn đề nổi lên hàng đầu. 1. Hiệp định thương mại ưu đãi (BTA) Hiệp định thương mại ưu đãi là hình thức liên kết kinh tế quốc tế, khi hai hay nhiều nước trong khối thực hiện ưu đãi về thuế quan, áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu hàng hoá áp dụng cho các nước trong khối thấp hơn so với các nước ngoài khối (trừ dịch vụ về vốn). Năm 1977, các nước ASEAN đã ký hiệp định thương mại ưu đãi nhằm mục đích từng bước thúc đẩy thương mại trong khối. Tính đến tháng 6/1986 đã có 12.647 sản phẩm của 6 nước thành viên được hưởng ưu đãi về mậu dịch, khoảng một nữa trong số đó được giảm thuế trong khoảng 20-25%. Hiệp định thương mại vẫn chưa khuyến khích trao đổi thương mại vì chưa loại bỏ thuế nhập khẩu mà mới dừng lại ở việc giảm thuế nhập khẩu cho hàng hoá nhập khẩu từ các nước thành viên. 2. Khối mậu dịch tự do (FTA) Đây là hình thức liên kết quốc tế, trong đó các nước thành viên trong khối bãi bỏ toàn bộ thuế nhập khẩu và các hạn chế định lượng hàng hoá nhập khẩu của nhau (trừ dịch vụ về vốn). Tuy nhiên, mỗi nước thành viên vẫn áp dụng thuế nhập khẩu một cách độc lập đối với hàng hoá nhập khẩu từ các nước ngoài khối. Hiện nay khối mậu dịch tự do là hình thức liên kết kinh tế khu vực phổ biến trên thế giới, đó là NAFTA, AFTA, . Năm 1992, các nước ASEAN thiết lập khu vực mậu dịch tự do AFTA nhằm giảm thuế quan trong nội bộ khối xuống còn 0-5% theo chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung CEFT (common effective preferential tariff) Tuy nhiên, các nước thành viên được tự do quy định mức thuế quan với các nước ngoài khối nên hình thức này mới chỉ dừng lại ở sự hợp tác và liên kết ở một mức độ nhất định.
  31. Bài giảng môn học : Thuế 30 Ths. ĐOÀN TRANH Bảng 2.1 So sánh mức thuế đối với mỗi cấp độ liên kết kinh tế MỨC ĐỘ Hiệp định Khối mậu Liên Khối thị Liên LIÊN KẾT thương dịch tự do minh trường minh KINH TẾ mại ưu (FTA) thuế chung kinh tế đãi quan (BTA) Giảm thuế quan trong khối Có Có Có Có Có Xoá bỏ thuế quan trong khối Không Có Có Có Có Thuế quan thống nhất ngoài khối Không Không Có Có Có Tự do di chuyển Không Không Không Có Có vốn Tự do di chuyển sức lao động Không Không Không Có Có Đồng tiền Không Không Không Không Có chung Chính sách Không Không Không Không Có kinh tế vĩ mô chung Các mô hình áp AFTA AFTA EU EU sau dụng trước từ 1992, trước 1993 1977, NAFTA 1993 3. Liên minh thuế quan (Tariff Alliance) Liên minh thuế quan là một hình thức liên kết kinh tế quốc tế trong đó các nước thành viên của liên minh bãi bỏ toàn bộ thuế nhập khẩu và các hạn chế định lượng đối với nhập khẩu hàng hoá giữa các thành viên, cùng áp dụng một mức thuế quan và những qui định thương mại khác trong việc buôn bán với các nước không thuộc liên minh (các dịch vụ về vốn vẫn phải tuân thủ theo qui định của từng nước thành viên).
  32. Bài giảng môn học : Thuế 31 Ths. ĐOÀN TRANH 4. Khối thị trường chung (Common Market) Khối thị trường chung được thành lập khi bên cạnh việc tạo thành một liên minh thuế quan, các nước chấp nhận việc di chuyển tự do các yếu tố sản xuất giữa các nước thành viên. Năm 1967 Cộng đồng Châu Âu (EU) ra đời nhằm bảo đảm hoà nhập kinh tế, thực hiện thị trường thống nhất, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các nước trong khối. Bân cạnh việc xoá bỏ hàng rào thuế quan trong buôn bán giữa các nước thành viên, xây dựng một hệ thống thuế quan thống nhất đối với các nước ngoài khối, EU dần xoá bỏ những hạn chế đối với việc tự do di chuyển sức lao động và sự phân biệt đối xử với công nhân nước ngoài về tiền lương, chính sách xã hội và thông qua việc thiết lập chế độ tự do di chuyển vốn và phương tiện sản xuất giữa các nước thành viên. 5. Liên minh kinh tế (Economic Union) Một liên minh kinh tế là một khối thị trường chung với các qui định nhằm thống nhất các chính sách kinh tế nhất định, đặc biệt các chính sách kinh tế vĩ mô như chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ, chính sách kinh tế-xã hội. Với hiệu lực của Hiệp ước Mastricht vào ngày 01/01/1993, EU đã đạt tới những đỉnh cao trong liên kết kinh tế quốc tế ở nhiều lĩnh vực như thành lập thị trường chung, chính sách nông nghiệp chung, liên kết tiền tệ, đặc biệt là việc ban hành một đồng tiền chung (đồng euro) đã thực hiện được ước muốn xoá bỏ rào cản về tỷ giá hối đoái và hạn chế lưu thông tiền tệ trong khối. II. NHỮNG NGUYÊN TẮC HỘI NHẬP QUỐC TẾ CHI PHỐI ĐẾN CHÍNH SÁCH THUẾ CỦA CÁC QUỐC GIA 1. Nguyên tắc không phân biệt đối xử Đây là nguyên tắc bao trùm nhất của WTO, nguyên tắc này được thể hiện dưới hai nguyên tắc cụ thể sau: a. Nguyên tắc tối huệ quốc (Most Favoured Nation-MFN) nghéa laì khi mäüt quäúc gia A thoía thuáûn mæïc thuãú quan våïi quäúc gia B, thç mæïc âoï tæû âäüng âæåüc aïp duûng våïi caïc quäúc gia thaình viãn coìn laûi cuía WTO. Tuy nhiên, nguyên tắc này cũng đưa ra một số ngoại lệ và miễn trừ nhất định mở ra những phương thức vận hành khác nhau cho các nước thành viên, tùy thuộc vào điều kiện của từng nước. Chẳng hạn như cho phép có ngoại lệ đối với các nước thành viên trong hiệp định thương mại khu vực có thể có biểu thuế suất, hàng rào thuế quan riêng để dành cho nhau sự đối xử ưu đãi hơn với các nước thứ ba.
  33. Bài giảng môn học : Thuế 32 Ths. ĐOÀN TRANH b. Nguyên tắc đối xử quốc gia (National Treatment – NT), qui định các hàng hóa nhập khẩu, dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ nước ngoài phải được đối xử không kém thuận lợi hơn do với hàng hóa cùng loại trong nước. Mục tiêu là tạo ra điều kiện cạnh tranh bình đẳng giữa hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa nội địa cùng loại, nhằm hạn chế bảo hộ sản xuất trong nước thông qua chính sách thuế và phí nội địa. Hộp 2.1 Tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc về sở hữu trí tuệ Theo caïc âiãöu khoaín cuía WTO, caïc thæång thaío thæång maûi coï thãø täø chæïc træûc tiãúp giæîa hai hay nhiãöu quäúc gia. Mäüt tranh cháúp khaï gay gàõt giæîa Myî vaì Trung Quäúc liãn quan âãún viãûc thiãúu tàng cæåìng quyãön såí hæîu trê tuãû. Täøn tháút toaìn cáöu gáy ra do sang láûu pháön mãöm (qua viãûc copy pháön mãön ) dæû âoaïn laì 16 tyí USD nàm 2000. Nhæîng âäüng cå vãö kinh tãú do laìm haìng giaí laì ráút låïn. Autocad R12 laì mäüt vê duû vãö chæång trçnh duìng veî kiãún truïc khäng gian 3 chiãöu. Giaï mua håüp phaïp laì $4000, nhæng Golden Arcade åí HongKong giaï chè $100. Nãúu baûn tæìng âãún HongKong, viãûc caïm däù âãø mua caïc déa CD giaí vaì caïc haìng âiãûn tæí nhaïi khäng thãø cæåîng laûi âæåüc. ÅÍ Nga, Trung Quäúc, Phillippines vaì 19 quäúc gia khaïc chæìng 90% caïc pháön mãöm âæåüc baïn nàm 2000 laì âæåüc saín xuáút báút håüp phaïp. Sau voìng âaìm phaïn càng thàóng coï keìm nhæîng âe doüa, Trung Quäúc kyï ghi nhåï vaìo cuäúi 1995 duìng âãún caính saït vaì tàng cæåìng thæûc thi quyãön såí hæîu trê tuãû âäúi våïi Myî. Trong thoía thuáûn, Trung Quäúc âäöng yï thiãút láûp êt nháút 22 âäüi âàûc nhiãûm âãø giaïm saït chiãún dëch chäúng laûi haìng giaí vaì cæï 3 âãún 5 nàm thç tham khaío våïi Myî mäüt láön, Trung Quäúc thoía thuáûn : - Måí chiãún dëch kiãøm tra âiãøm baïn leí vaì kiãøm tra caïc nhaì maïy coï duìng haìng giaí. - Tàng mæïc phaût âäúi våïi caïc doanh nghiãûp coï saín xuáút haìng giaí vaì tàng quyãön haûn cho âäüi cäng taïc âãø triãût haû nhæîng âån vë vi phaûm. - Càõt caïc yãu cáöu vãö haûn ngaûch vaì giáúy pheïp vãö nháûp kháøu pháön mãöm vaì audio, va;, - Cho pheïp caïc cäng ty pháön mãöm maïy tênh vaì audio thaình láûp liãn doanh våïi Trung Quäúc. Duì coï tiãún bäü, nhæîng chè trêch gay gàõt ràòng Trung Quäúc âaî khäng näø læûc nhiãöu âãø thæûc thi caïc âiãöu khoaín âaî thoía thuáûn. Nhæîng xung âäüt thæång maûi giæîa Myî vaì Trung Quäúc laûi tiãúp tuûc. 2. Nguyên tắc có đi có lại Nguyãn tàõc coï qua coï laûi nghéa laì mäùi quäúc gia thaình viãn khäng bë eïp buäüc phaíi giaím thuãú quan riãng leí. Mäüt mæïc thuãú quan âæåüc aïp duûng chè khi âæåüc aïp duûng tæång æïng tæì caïc quäúc gia khaïc. Nguyên tắc này đòi hỏi các nước luôn cân nhắc khi đưa ra các cam kết để đảm bảo sự hài hòa giữa nghĩa vụ và quyền lợi trong đàm phán thuế song phương hay đa phương.
  34. Bài giảng môn học : Thuế 33 Ths. ĐOÀN TRANH Tuy nhiên, nếu một nước thành viên không thực hiện nghĩa vụ của mình cam kết thì phải bồi thường thông qua tranh chấp. 3. Nguyên tắc công khai, minh bạch Nguyãn tàõc cäng khai nghéa laì caïc thuãú quan luän sàôn saìng cäng khai våïi moüi quäúc gia. Caïc thuãú quan phaíi laì caïc hçnh thæïc haûn chãú âæåüc cho pheïp åí mæïc coï thãø dæû âoaïn âæåüc. WTO khäng cho pheïp caïc qui âënh vaì caïc thuãú cuía quäúc gia khi aïp duûng haìng nháûp kháøu nãúu noï khäng aïp duûng tæång tæû våïi haìng hoïa trong næåïc. Tuy nhiãn, váùn coï nhæîng ngoaûi lãû cho nhæîng nguyãn tàõc naìy. Vê duû, âiãöu khoaín khäng raìng buäüc khi qui âënh ràòng, nãúu haìng hoïa âæåüc nháûp kháøu vaìo mäüt quäúc gia våïi khäúi læåüng gia tàng âãún mæïc noï gáy ra hay âe doüa âãún viãûc gáy ra nhæîng täön thæång nghiãm troüng âãún caïc nhaì saín xuáút trong næåïc saín xuáút saín pháøm âoï, næåïc nháûp kháøu coï thãø taûm thåìi giam tàng mæïc thuãú quan âaïnh trãn saín pháøm âoï. III. NHỮNG NGUYÊN TẮC CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA WTO Để đảm bảo công bằng và duy trì lợi ích cho mỗi nước khi thực hiện các ràng buộc đã cam kết, WTO đưa ra một số nguyên tắc phòng ngừa bất trắc. Những qui định này cho phép các nước thành viên được áp dụng các hành động tự vệ. Trong đó hiệp định chống bán phá giá (dumping) đã được thiết lập từ khi Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) ra đời năm 1948 và được hòan thiện cùng với sự ra đời của WTO. Theo Hiệp định này, nước nhập khẩu chỉ được áp dụng các biện pháp chống bán phá giá khi: - Hàng nhập khẩu bị bán phá giá - Gây thiệt hại về vật chất cho ngành sản xuất trong nước; và - Cuộc điều tra phá giá được tiến hành theo đúng thủ tục. Hiệp định Chống bán phá giá của WTO qui định rất chi tiết nguyên tắc xác định phá giá, cách tính biên độ phá giá và thủ tục điều tra phá giá như sau: 1. Xác định việc bán phá giá Một sản phẩm được coi là bị bán phá giá khi giá xuất khẩu sản phẩm đó thấp hơn:
  35. Bài giảng môn học : Thuế 34 Ths. ĐOÀN TRANH - Giá có thể so sánh được trong điều kiện thương mại thông thường ("giá trị thông thường") - Giá của sản phẩm tương tự khi tiêu thụ ở thị trường nước xuất khẩu Trong đó: Sản phẩm tương tự (SPTT): là sản phẩm giống hệt hoặc có các đặc tính gần giống với sản phẩm là đối tượng điều tra. Điều kiện thương mại thông thường: tuy không có định nghĩa về điều kiện thương mại thông thường nhưng có một số trường hợp, khi giá bán tại thị trường nội địa nước xuất khẩu thấp hơn giá thành sản xuất thì có thể coi như là không nằm trong điều kiện thương mại thông thường. a. Nguyên tắc xác định phá giá: Biên độ phá giá (BĐPG) = Giá trị thông thường(GTTT) - Giá xuất khẩu (GXK) Nếu BĐPG > 0 là có phá giá BĐPG có thể tính bằng trị giá tuyệt đối hoặc theo phần trăm theo công thức: BĐPG = (GTTT-GXK)/GXK b. Tính biên độ phá giá • Cách tính giá trị thông thường (GTTT) Trường hợp không có giá nội địa của sản phẩm tương tự (SPTT) ở nước xuất khẩu do: - SPTT không được bán nước xuất khẩu trong điều kiện thương mại thông thường; hoặc - Có bán ở nước xuất khẩu nhưng trong điều kiện đặc biệt; hoặc - Số lượng bán ra không đáng kể (< 5% số lượng SPTT bán ở nước nhập khẩu thì: GTTT = giá xuất khẩu SPTT sang nước thứ ba; hoặc GTTT = giá thành sản xuất + chi phí (hành chính, bán hàng, quản lý chung ) + lợi nhuận Trường hợp SPTT được xuất khẩu từ một nước có nền kinh tế phi thị trường (giá bán hàng và giá nguyên liệu đầu vào do chính phủ ấn định) thì các qui tắc trên không được áp dụng để xác định GTTT. • Cách tính giá xuất khẩu (GXK)
  36. Bài giảng môn học : Thuế 35 Ths. ĐOÀN TRANH GXK = giá mà nhà sản xuất nước ngoài bán SPTT cho nhà nhập khẩu đầu tiên. Trường hợp giá bán SPTT không tin cậy được do: - Giao dịch xuất khẩu được thực hiện trong nội bộ công ty; hoặc - Theo một thỏa thuận đền bù nào đó thì: GXK = giá mà sản phẩm nhập khẩu được bán lần đầu tiên cho một người mua độc lập ở nước nhập khẩu. • So sánh GTTT và GXK: Để so sánh một cách công bằng GTTT và GXK, Hiệp định qui định nguyên tắc so sánh như sau: - So sánh hai giá này trong cùng điều kiện thương mại (cùng xuất xưởng/bán buôn/bán lẻ), thường lấy giá ở khâu xuất xưởng; - Tại cùng một thời điểm hoặc thời điểm càng gần nhau càng tốt. Việc so sánh GTTT và GXK là cả một quá trình tính toán rất phức tạp, vì không phải bao giờ cũng có sẵn mức giá xuất xưởng của GTTT và GXK mà chỉ có mức giá bán buôn hoặc bán lẻ của SPTT ở thị trường nước xuất khẩu (GTTT+) và giá tính thuế hải quan, giá hợp đồng hoặc giá bán buôn/bán lẻ SPTT của nhà nhập khẩu (GXK+) nên thường phải có một số điều chỉnh để có thể so sánh GTTT và GXK một cách công bằng. Các điều chỉnh các chênh lệch trong gồm: - Điều kiện bán hàng - Các loại thuế - Số lượng sản phẩm - Đặc tính vật lý của sản phẩm - Và những yếu tố khác ảnh hưởng đến việc so sánh hai giá Ví dụ: Khi lấy giá bán SPTT cho một người mua độc lập ở nước nhập khẩu làm GXK+ thì GXK sẽ được xác định bằng cách điều chỉnh như sau: GXK = (GXK+) - (lợi nhuận) - (các loại thuế + chi phí phát sinh từ khâu nhập khẩu đến khâu bán hàng) Cách so sánh: - Trung bình GTTT so với trung bình GXK; hoặc - GTTT (từng giao dịch) so với GXK (từng giao dịch); hoặc - Trung bình GTTT so với GXK (từng giao dịch) (Cách này chỉ được áp dụng khi GXK+ chênh lệch đáng kể giữa những người mua, các vùng hoặc giữa các khoảng thời gian khác nhau)
  37. Bài giảng môn học : Thuế 36 Ths. ĐOÀN TRANH Trường hợp SPTT được xuất khẩu sang nước nhập khẩu qua một nước trung gian (nước xuất khẩu): - Giá SPTT ở nước xuất khẩu (nước trung gian) so với giá bán SPTT từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu. Nếu SPTT chỉ đơn thuần được chở từ nước sản xuất qua nước xuất khẩu thì: - Giá ở nước xuất xứ so với giá bán SPTT từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu. 2. Xác định thiệt hại • Định nghĩa thiệt hại: - Thiệt hại về vật chất đối với một ngành sản xuất trong nước (thiệt hại hiện tại); hoặc - Nguy cơ gây thiệt hại về vật chất đối với một ngành sản xuất trong nước (thiệt hại tương lai); hoặc - Làm trì trệ sự phát triển một ngành sản xuất trong nước (không có qui định cụ thể). Như vậy, để xác định thiệt hại cần xem xét các nhân tố sau: (i) Khối lượng hàng nhập khẩu bị bán phá giá: có tăng một cách đáng kể không? (ii) Tác động của hàng nhập khẩu đó lên giá SPTT: giá của hàng nhập khẩu đó: - Có rẻ hơn giá SPTT sản xuất ở nước nhập khẩu nhiều không? - Có làm sụt giá hoặc kìm giá SPTT ở thị trường nước nhập khẩu không? Khi sản phẩm thuộc diện điều tra được nhập khẩu từ nhiều nước: đánh giá gộp tác động nếu BĐPG >= 2% GXK và khối lượng hàng nhập khẩu từ mỗi nước >= 3% khối lượng nhập khẩu SPTT. Việc khảo sát tác động của hàng nhập khẩu bị bán phá giá đối với một ngành sản xuất trong nước phải xem xét tất cả các yếu tố kinh tế có thể ảnh hưởng đến ngành sản xuất đó, gồm những yếu tố sau: - Năng suất - Thị phần - Biên độ phá giá
  38. Bài giảng môn học : Thuế 37 Ths. ĐOÀN TRANH - Giá nội địa ở nước nhập khẩu - Suy giảm thực tế và nguy cơ suy giảm doanh số bán hàng - Số lượng hàng tồn kho - Sản lượng - Tình trạng thất nghiệp - Lương - Tác động tiêu cực đến luồng tiền - Huy động năng lực - Lợi nhuận - Tỷ lệ thu hồi vốn đầu tư - Đầu tư - Khả năng huy động vốn - Tốc độ tăng trưởng Khi xác định mối liên hệ giữa việc bán phá giá hàng nhập khẩu và thiệt hại cho một ngành sản xuất trong nước: cần tính đến những yếu tố khác (ngoài việc bán phá giá), nếu các yếu tố này gây thiệt hại cho ngành sản xuất đó thì không được quy thiệt hại của ngành sản xuất đó do hàng nhập khẩu bị bán phá giá gây ra. • Nguy cơ gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước Để xác định nguy cơ gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước cần xem xét: - Tốc độ tăng nhập khẩu và khả năng tăng nhập khẩu trong tương lai; - Khả năng tăng năng lực xuất khẩu của nhà xuất khẩu dẫn đến khả năng tăng nhập khẩu; - Tình hình hàng nhập khẩu làm sụt giá SPTT ở nước nhập khẩu; - Số lượng tồn kho SPTT ở nước nhập khẩu • Ngành sản xuất trong nước Ngành sản xuất trong nước là toàn bộ các nhà sản xuất trong nước sản xuất ra SPTT hoặc một số nhà sản xuất có sản lượng chiếm đa số tổng sản lượng trong nước Có thể xuất hiện một số trường hợp đặc thù dẫn tới việc xác định cụ thể ngành sản xuất trong nước sau: - Nhà sản xuất và nhà xuất khẩu/nhập khẩu có liên quan với nhau: ngành sản xuất trong nước là các nhà sản xuất còn lại.
  39. Bài giảng môn học : Thuế 38 Ths. ĐOÀN TRANH - Lãnh thổ nước nhập khẩu bị chia thành nhiều thị trường riêng: các nhà sản xuất ở mỗi thị trường có thể coi là một ngành sản xuất riêng nếu: + Bán toàn bộ hoặc phần lớn sản phẩm liên quan ra thị trường đó; và + Nhu cầu của thị trường đó đối với SPTT nhập khẩu từ nước khác là không đáng kể. 3. Nộp đơn yêu cầu tiến hành điều tra chống phá giá Việc điều tra nhằm xác định sự tồn tại, mức độ và tác động của một sản phẩm bị bán phá giá sẽ được tiến hành khi: - Có đơn bằng văn bản của ngành sản xuất trong nước hoặc đại diện cho ngành sản xuất trong nước đề nghị điều tra phá giá; hoặc - Không có đơn bằng văn bản của ngành sản xuất trong nước hoặc đại diện cho ngành sản xuất trong nước nhưng cơ quan điều tra có đầy đủ bằng chứng về việc bán phá giá, thiệt hại và mối liên hệ giữa hai yếu tố này. Đơn đề nghị điều tra phá giá phải bao gồm những thông tin sau: - Tên người nộp đơn, số lượng và giá trị của sản phẩm tương tự do người nộp đơn sản xuất trong nước. Nếu đơn được nộp đại diện cho ngành sản xuất trong nước thì đơn phải nêu danh sách tất cả các nhà sản xuất sản phẩm tương tự trong nước và số lượng, giá trị của các sản phẩm tương tự do các nhà sản xuất này sản xuất; - Mô tả sản phẩm đang nghi ngờ bị bán phá giá, xuất xứ hàng hóa, tên nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất nước ngoài; - Giá sản phẩm liên quan khi tiêu thụ ở thị trường trong nước sản xuất hoặc nước xuất khẩu, hoặc giá mà sản phẩm liên quan được bán cho người mua độc lập đầu tiên ở nước nhập khẩu; - Số lượng nhập khẩu của sản phẩm đang bị nghi ngờ phá giá, ảnh hưởng của việc nhập khẩu này lên giá sản phẩm tương tự ở thị trường nước nhập khẩu và ảnh hưởng đối với ngành sản xuất trong nước. Cơ quan điều tra sẽ xác minh tính chính xác và đầy đủ của các bằng chứng nêu trong đơn để xác định xem đã có đủ lý do hợp lệ để tiến hành điều tra chưa. Cơ quan điều tra sẽ không tiến hành điều tra phá giá trừ khi xác định được rằng đơn xin điều tra được nộp bởi ngành sản xuất trong nước hoặc đại diện cho ngành sản xuất trong nước của sản phẩm tương tự, nghĩa là:
  40. Bài giảng môn học : Thuế 39 Ths. ĐOÀN TRANH (i) Sản lượng sản xuất sản phẩm tương tự của các nhà sản xuất trong nước ủng hộ việc nộp đơn phải lớn hơn sản lượng của các nhà sản xuất trong nước phản đối đơn; và (ii) Sản lượng của các nhà sản xuất trong nước ủng hộ việc nộp đơn phải chiếm ít nhất 25% tổng sản lượng sản phẩm tương tự của ngành sản xuất trong nước. Cuộc điều tra phá giá sẽ bị chấm dứt ngay lập tức nếu cơ quan điều tra xác định được rằng: i) Biên độ phá giá nhỏ hơn 2% giá xuất khẩu; hoặc ii) Số lượng nhập khẩu hàng bị nghi ngờ bán phá giá từ một nước nhỏ hơn 3% tổng nhập khẩu sản phẩm tương tự ở nước nhập khẩu, trừ trường hợp từng nước xuất khẩu có lượng hàng nhập khẩu dưới 3%, nhưng lượng hàng nhập khẩu của tất cả các nước xuất khẩu chiếm trên 7% tổng nhập khẩu sản phẩm tương tự ở nước nhập khẩu. Thủ tục hải quan vẫn được tiến hành trong khi điều tra phá giá. Trừ trường hợp đặc biệt, một cuộc điều tra phá giá sẽ được tiến hành trong vòng 1 năm, và trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được quá 18 tháng. 4. Thu thập thông tin Cơ quan điều tra sẽ gửi thông báo cho tất cả các bên có quan tâm đến cuộc điều tra phá giá đề nghị cung cấp bằng văn bản mọi bằng chứng liên quan đến cuộc điều tra. Thời hạn trả lời câu hỏi điều tra là 30 ngày và có thể được gia hạn thêm 30 ngày hoặc lâu hơn nếu cần thiết. Ngay khi bắt đầu điều tra, cơ quan điều tra sẽ gửi nguyên văn đơn đề nghị điều tra cho các nhà xuất khẩu và cơ quan liên quan ở nước xuất khẩu và các bên quan tâm khi có yêu cầu. Trong suốt quá trình điều tra, cơ quan điều tra sẽ tạo đầy đủ điều kiện cho các bên quan tâm bảo vệ quyền lợi của mình, gặp các bên có quyền lợi đối nghịch để trao đổi quan điểm và đưa ra thỏa thuận. Các bên quan tâm có quyền trình bày các thông tin khác bằng miệng, nhưng sẽ chỉ được cơ quan điều tra lưu ý tới khi được soạn lại bằng văn bản và gửi cho các bên quan tâm khác. Bất kỳ thông tin nào có tính bí mật (chẳng hạn, bị đối thủ cạnh tranh lợi dụng hoặc gây tác hại cho người cung cấp thông tin) hoặc được các bên cung
  41. Bài giảng môn học : Thuế 40 Ths. ĐOÀN TRANH cấp một cách bí mật sẽ không được tiết lộ nếu không được bên cung cấp cho phép. Cơ quan điều tra có thể tiến hành điều tra ở nước ngoài nếu cần thiết để thẩm định các thông tin cung cấp hoặc để tìm hiểu thêm chi tiết với điều kiện được sự đồng ý của các công ty liên quan và thông báo cho đại diện chính phủ nước này và nước này không phản đối. Cơ quan điều tra sẽ tính biên độ phá giá riêng cho từng nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất sản phẩm đang bị điều tra. Trường hợp không tính được biên độ phá giá riêng do số nhà xuất khẩu, nhà sản xuất, nhà nhập khẩu hoặc loại sản phẩm liên quan quá lớn thì cơ quan điều tra có thể giới hạn diện điều tra tới một số nhà sản xuất, xuất khẩu hay nhập khẩu hoặc giới hạn ở một số loại sản phẩm nhất định bằng cách sử dụng mẫu thống kê, hoặc giới hạn ở tỷ lệ phần trăm lớn nhất của khối lượng hàng xuất khẩu từ nước liên quan. Việc chọn các nhà sản xuất, nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu hoặc loại sản phẩm để điều tra giới hạn sẽ được tiến hành trên cơ sở tham khảo ý kiến và có sự đồng ý của các nhà sản xuất, nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu có liên quan. Trong trường hợp cơ quan điều tra giới hạn diện điều tra như nêu trên, họ vẫn có thể tính biên độ phá giá riêng cho các nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất mà ban đầu không được đưa vào diện điều tra nhưng đã cung cấp thông tin đúng thời hạn. Cơ quan điều tra sẽ tạo điều kiện cho người tiêu dùng sản phẩm đang điều tra hoặc tổ chức đại diện người tiêu dùng cung cấp thông tin liên quan đến cuộc điều tra nếu sản phẩm được bán lẻ rộng rãi. 5. Áp dụng biện pháp hiện thời Biện pháp tạm thời có thể được áp dụng dưới các hình thức: - Thuế; hoặc - Đặt cọc khoản tiền tương đương với khoản thuế chống bán phá giá dự kiến; hoặc - Cho thông quan nhưng bảo lưu quyền đánh thuế và nêu rõ mức thuế nhập khẩu thông thường và mức thuế chống bán phá giá dự kiến sẽ áp dụng. Trên thực tế, biện pháp tạm thời hay được áp dụng nhất là đặt cọc. Điều kiện áp dụng biện pháp tạm thời:
  42. Bài giảng môn học : Thuế 41 Ths. ĐOÀN TRANH i) Cơ quan điều tra tiến hành điều tra theo đúng thủ tục, gửi thông báo và tạo điều kiện cho các bên quan tâm cung cấp thông tin và trình bày ý kiến; ii) Có kết luận sơ bộ về việc xảy ra bán phá giá và dẫn đến thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước; và iii) Cơ quan điều tra kết luận rằng biện pháp tạm thời là cần thiết để ngăn chặn thiệt hại trong quá trình điều tra. Biện pháp tạm thời chỉ được áp dụng sớm nhất là 60 ngày sau khi bắt đầu điều tra và sẽ được duy trì càng ngắn càng tốt, không được quá 4 tháng hoặc trong trường hợp cần thiết thì cũng không được quá 6 tháng. Trường hợp cơ quan điều tra xác định được rằng khoản thuế thấp hơn biên độ phá giá đã đủ để khắc phục thiệt hại thì thời hạn áp dụng biện pháp tạm thời có thể là 6 tháng hoặc 9 tháng. 6. Cam kết giá Việc điều tra có thể ngừng hoặc kết thúc mà không cần áp dụng biện pháp tạm thời hoặc thuế chống bán phá giá nếu một nhà xuất khẩu tự nguyện cam kết tăng giá lên hoặc ngừng xuất khẩu phá giá vào khu vực thị trường đang điều tra và được cơ quan điều tra nhất trí rằng biện pháp này sẽ khắc phục được thiệt hại. Mức giá tăng không nhất thiết phải lớn hơn mà thường là nhỏ hơn biên độ phá giá nếu như đã đủ để khắc phục thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước. Cơ quan điều tra sẽ không chấp nhận cho các nhà xuất khẩu cam kết giá nếu thấy việc cam kết không khả thi, chẳng hạn như khi số lượng nhà xuất khẩu thực tế quá lớn. Trong trường hợp này, cơ quan điều tra sẽ giải thích rõ lý do không chấp nhận cam kết giá với các nhà xuất khẩu. Nếu cơ quan điều tra chấp nhận việc cam kết giá thì cuộc điều tra phá giá và thiệt hại vẫn có thể được hoàn tất nếu nhà xuất khẩu muốn như vậy và cơ quan điều tra đồng ý. Trong trường hợp này, nếu điều tra đi đến kết luận là không có phá giá hoặc không gây thiệt hại thì việc cam kết giá sẽ đương nhiên chấm dứt, trừ khi kết luận trên được rút ra trong bối cảnh đã cam kết giá rồi. Trường hợp này, cam kết giá sẽ được duy trì trong thời hạn hợp lý. Cơ quan điều tra có thể đề nghị nhà xuất khẩu cam kết giá nhưng nhà xuất khẩu không bắt buộc phải cam kết. Các cơ quan hữu quan của nước nhập khẩu có thể yêu cầu bất kỳ nhà xuất khẩu nào đã chấp nhận cam kết giá cung cấp thông tin định kỳ về việc thực hiện cam kết giá. Trường hợp nhà xuất khẩu vi phạm cam kết giá, cơ quan
  43. Bài giảng môn học : Thuế 42 Ths. ĐOÀN TRANH điều tra có thể lập tức áp dụng biện pháp tạm thời trên cơ sở các thông tin mà họ có (best information). 7. Áp dụng thuế và thu thuế chống bán phá giá Việc quyết định có đánh thuế chống bán phá giá hay không và đánh thuế tương đương hay nhỏ hơn biên độ phá giá sẽ do cơ quan điều tra của nước nhập khẩu quyết định. Đối với một sản phẩm bị bán phá giá, cơ quan chức năng sẽ xác định biên độ phá giá riêng cho từng nhà xuất khẩu/sản xuất. Thuế chống bán phá giá sẽ được áp dụng cho từng trường hợp, trên cơ sở không phân biệt đối xử giữa hàng nhập khẩu từ tất cả các nguồn được coi là gây thiệt hại, trừ trường hợp đã cam kết giá. Trị giá thuế chống bán phá giá áp dụng sẽ không được vượt quá biên độ phá giá. Có 2 hình thức thu thuế chống bán phá giá: Kiểu tính thuế hồi tố (kiểu của Hoa kỳ): việc tính mức thuế được căn cứ vào số liệu của thời điểm trước khi điều tra (6 tháng - 1 năm). Sau khi điều tra, cơ quan chức năng bắt đầu áp dụng một mức thuế chống bán phá giá. Sau khi áp dụng được một thời gian, nếu nhà nhập khẩu yêu cầu đánh giá lại mức thuế (do giá xuất khẩu tăng lên) thì cơ quan chức năng sẽ tiến hành xác định lại số tiền thuế phải nộp trong vòng 12 tháng, chậm nhất là 18 tháng ngay sau khi nhận được yêu cầu. Sau đó mức thuế mới sẽ được áp dụng. Việc hoàn thuế sẽ được thực hiện trong vòng 90 ngày sau khi xác định lại mức thuế cuối cùng phải nộp. Kiểu tính thuế ấn định (kiểu của EU): cơ quan điều tra lấy số liệu của thời điểm trước khi điều tra để tính biên độ phá giá và ấn định biên độ này cho cả quá trình áp dụng thuế chống bán phá giá. Sau khi áp dụng được một thời gian, nếu nhà nhập khẩu đề nghị hoàn thuế với phần trị giá cao hơn biên độ phá giá (do giá xuất khẩu tăng) thì cơ quan chức năng sẽ tiến hành xem xét việc hoàn thuế trong vòng 12 tháng, chậm nhất là 18 tháng ngay sau khi nhận được đề nghị hoàn thuế kèm theo đầy đủ bằng chứng. Việc hoàn thuế sẽ được thực hiện trong vòng 90 ngày kể từ khi ra quyết định hoàn thuế. Thu thuế với hàng nhập khẩu từ các nhà xuất khẩu không điều tra: Trường hợp số nhà xuất khẩu/sản xuất sản phẩm bán phá giá quá lớn, không tính riêng biên độ phá giá được thì cơ quan chức năng sẽ giới hạn
  44. Bài giảng môn học : Thuế 43 Ths. ĐOÀN TRANH việc điều tra ở một số nhà xuất khẩu/sản xuất nhất định trên cơ sở trao đổi với các nhà xuất khẩu/sản xuất liên quan. Mức thuế đối với hàng nhập khẩu từ các nhà xuất khẩu không điều tra không được vượt quá bình quân gia quyền BĐPG của các nhà xuất khẩu có điều tra. Sau mỗi đợt rà soát, hàng nhập khẩu thuộc diện không điều tra sẽ được hoàn lại khoản thuế bằng: Bình quân gia quyền BĐPG (cũ) - bình quân gia quyền BĐPG (mới) Khi có yêu cầu từ các nhà xuất khẩu không điều tra, cơ quan chức năng sẽ tính lại mức thuế bằng: Bình quân gia quyền GTTT (nhà XK có điều tra) - giá xuất khẩu (nhà XK không điều tra) Phải loại trừ các biên độ bằng không và biên độ tối thiểu (2%) khi tính bình quân gia quyền BĐPG. Hàng nhập khẩu mới, nghĩa là: - Chưa được xuất khẩu sang nước nhập khẩu trong giai đoạn điều tra - Nhập khẩu từ nguồn không liên quan đến các nhà xuất khẩu đang bị đánh thuế chống bán phá giá sẽ được cơ quan chức năng rà soát để xác định BĐPG riêng và không bị đánh thuế chống bán phá giá trong thời gian tiến hành rà soát. Tuy nhiên, hàng nhập khẩu này có thể bị truy thu thuế kể từ ngày bắt đầu rà soát nếu cơ quan chức năng xác định được là có bán phá giá. 8. Truy thu thuế Các biện pháp tạm thời và thuế chống bán phá giá chỉ được áp dụng với sản phẩm được đưa ra bán sau thời điểm quyết định áp dụng biện pháp tạm thời (60 ngày sau khi điều tra) hoặc quyết định đánh thuế chống bán phá giá (1 năm - 18 tháng sau khi điều tra) có hiệu lực. Có thể truy thu thuế trong các trường hợp sau: (1) Quyết định đánh thuế chống bán phá giá được căn cứ vào thiệt hại vật chất; hoặc
  45. Bài giảng môn học : Thuế 44 Ths. ĐOÀN TRANH (2) Quyết định đánh thuế chống bán phá giá được căn cứ vào nguy cơ gây thiệt hại và thiệt hại thực tế đã có thể xảy ra nếu không áp dụng biện pháp tạm thời Trong các trường hợp này có thể truy thu thuế kể từ ngày bắt đầu áp dụng biện pháp tạm thời. (3) Có thể truy thu thuế đến tận 90 ngày trước khi áp dụng biện pháp tạm thời nếu cơ quan chức năng xác định được: (i) Có cả một quá trình bán phá giá gây ra thiệt hại hoặc nhà nhập khẩu đã hoặc lẽ ra phải nhận thức được rằng nhà xuất khẩu đang bán phá giá và việc bán phá giá đó có thể gây thiệt hại; và (ii) Thiệt hại bị gây ra bởi khối lượng rất lớn hàng nhập khẩu trong thời gian ngắn trước khi áp dụng biện pháp tạm thời (trường hợp này nhà nhập khẩu được phép trình bày ý kiến). Bảng 2.2 Các vụ điều tra chống bán phá giá tính đến hết tháng 7 năm 2002 Năm Nước Mặt hàng Tiến trình điều tra 1 1994 Colombia Gạo Không đánh thuế dù có bán phá giá ở mức 9,07% vì không gây tổn hại ngành trồng lúa Colombia. 2 1998 EU Mì chính Đánh thuế chống bán phá giá, mức: 16,8%. 3 1998 EU Giầy dép Không đánh thuế vì thị phần gia tăng nhỏ so với Trung quốc, Indonesia và Thái lan. 4 2000 Ba lan Bật lửa Đánh thuế chống bán phá giá, mức: 0,09 Euro/chiếc. 5 2001 Canada Tỏi Đánh thuế chống bán phá giá, mức: 1,48 dollar Canada/Kg. 6 2002 Canada Giày không Bắt đầu điều tra từ 4/2002 thấm nước 7 2002 EU Bật lửa Bắt đầu điều tra từ 6/2002 8 2002 Mỹ Cá da trơn Bắt đầu điều tra từ 7/2002
  46. Bài giảng môn học : Thuế 45 Ths. ĐOÀN TRANH Tuy nhiên, không được truy thu thuế với sản phẩm được nhập khẩu trước ngày bắt đầu điều tra. Phải hoàn thuế trong những trường hợp sau: 1) Nếu mức thuế cuối cùng xác định được thấp hơn mức thuế tạm thời đã thu thì phải hoàn lại khoản chênh lệch cho nhà nhập khẩu, nếu cao hơn thì không được thu thêm. 2) Nếu kết luận điều tra cuối cùng khẳng định việc bán phá giá sẽ có thể dẫn đến thiệt hại hoặc làm chậm sự phát triển của ngành sản xuất trong nước thì thuế chống bán phá giá chỉ được đánh từ ngày ra kết luận điều tra cuối cùng và phải hoàn lại số tiền đặt cọc đã thu khi áp dụng biện pháp tạm thời. 3) Nếu kết luận cuối cùng là không đánh thuế chống bán phá giá thì khoản tiền đặt cọc khi áp dụng biện pháp tạm thời sẽ được hoàn trả. III. VẤN ĐỀ ĐÁNH THUẾ TRÙNG GIỮA CÁC QUỐC GIA 1. Khái niệm và nguyên nhân của hiện tượng đánh thuế trùng a. Các nguyên nhân dẫn đến đánh thuế trùng Các hiện tượng như đầu tư, hoạt động kinh doanh, hành nghề cá nhân tại Việt Nam của các cá nhân có quốc tịch và cư trú tại nước ngoài; các công ty đa quốc gia đầu tư tại Việt Nam, các hoạt động của ngân hàng, các nhà đầu tư tài chính Những đối tượng này có các thu nhập và phải nộp các loại thuế sau : - Thuế thu nhập doanh nghiệp theo qui định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật khuyến khích đầu tư trong nước, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật dầu khí. - Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao. - Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài - Thuế thu nhập đối với các hãng tàu biển nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. - Thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các nhà thầu nước ngoài hoạt động tại Việt Nam không theo các hình thức qui định tại Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. - Thuế chuyển nhượng vốn. - Các loại thuế trực thu khác hoặc tương tự nêu trên được ban hành tại Việt Nam sau này.
  47. Bài giảng môn học : Thuế 46 Ths. ĐOÀN TRANH Các quốc gia khi tính thuế đều xuất phát từ hai nguyên tắc cơ bản 1) quyền đối với đối tượng cư trú; 2) quyền đối với thu nhập phát sinh từ quốc gia đó. Việc thực hiện hai đặc quyền này trong hệ thống thuế của mỗi nước đã dẫn đến tình trạng thu thuế trùng lặp giữa các quốc gia trường hợp khi đối tượng cư trú ở một nước nhưng có thu nhập từ nước khác. b. Định nghĩa đánh thuế trùng Theo Ủy ban về các vấn đề thuế của OECD (Organization for Economic Co-operation and Development) đưa ra định nghĩa về hiện tượng đánh thuế trùng khá hoàn chỉnh như sau : “Hiện tượng hai hay nhiều nước cùng áp dụng chồng chéo một loại thuế trên cùng một khoản thu nhập hay tài sản chịu thuế của cùng một đối tượng tính thuế trong một kỳ tính thuế làm cho đối tượng đó phải chịu một gánh nặng thuế lớn gánh nặng thuế mà đáng lẽ ra họ phải chịu bởi một nhà nước. Ngoài ra, còn có hiện tượng khi hai đối tượng nộp thuế của hai nhà nước cùng phải nộp thuế tại từng nước đối với cùng một khoản thu nhập chịu thuế” Định nghĩa trên bao quát và cho thấy có hai hình thức đanh thuế trùng; đó là đánh thuế trùng mang tính pháp lý và đánh thuế trùng mang tính kinh tế. - Đánh thuế trùng mang tính pháp lý : nghĩa là trường hợp một đối tượng bị hai hay nhiều nhà nước đánh thuế đối với cùng một khoản thu nhập hay tài sản chịu thuế. Nếu một cá nhân cư trú ở một nước nhưng nhận được thu nhập từ một nước khác thì người đó có nguy cơ bị nhà nước có nguồn phát sinh thu nhập đánh thuế vì thu nhập có nguồn gốc phát sinh từ nước này; đồng thời bị nhà nước nơi cư trú đánh thuế, do vậy anh ta sẽ bị đánh thuế trên toàn bộ thu nhập, bất kể nguồn thu nhập phát sinh ở trong nước hay ở nước ngoài. Một đối tượng có nhiều quốc tịch hay hai nhà nước thừa nhận là đối tượng cư trú. Thì đối tượng đó sẽ phải chịu một sự đánh thuế trùng không chỉ trên khoản thu nhập phát sinh ở hai nước mà còn cả trên khoản thu nhập có nguồn gốc từ nước thứ ba. 2. Các ảnh hưởng của việc đánh thuế trùng Đánh thuế trùng đã tạo ra một lực cản đối với hoạt động đầu tư trên phạm vi quốc tế, đòi hỏi các quốc gia quan tâm xử lý hiện tượng này. - Đối với các nước xuất khẩu tư bản quan tâm đến công dân của họ mang tư bản ra nước ngoài để kinh doanh, nếu đánh thuế trùng sẽ làm giảm lợi nhuận thực tế mà các nhà đầu tư có được.
  48. Bài giảng môn học : Thuế 47 Ths. ĐOÀN TRANH Bảng 2.3 Các quốc gia có Hiệp định thuế với Việt Nam TT Tên nước Ngày ký Hiệu lực ngày 01 Úc 13/10/1992 Hà Nội 30/12/1992 02 Pháp 10/02/1993 Hà Nội 01/07/1994 03 Thái Lan 23/12/1992 Hà Nội 29/12/1992 04 Nga 27/5/1993 Hà Nội 21/03/1996 05 Thụy Điển 24/3/1994 Stockholm 8/8/1994 06 Hàn Quốc 20/5/1994 Hà Nội 11/09/1994 07 Anh 09/4/1994 Hà Nội 15/12/1994 08 Singapore 02/3/1994 Hà Nội 09/09/1994 09 Ân Độ 07/9/1994 Hà Nội 02/02/1995 10 Hungari 26/8/1994 Budepest 30/06/1995 11 Ba Lan 31/8/1994 Vác-xa-va 21/12/1994 12 Hà Lan 24/01/1995 La Hay 25/10/1995 13 Trung Quốc 17/5/1995 Bắc Kinh 18/10/1996 14 Đan mạch 31/5/1995 Copenhagen 24/04/1996 15 Na uy 01/6/1995 Oslo 14/04/1996 16 Nhật Bản 24/10/1995 Hà Nội 31/12/1995 17 Đức 16/11/1995 Hà Nội 27/12/1996 18 Rumani 08/7/1995 Hà Nội 24/04/1996 19 Malaysia 07/9/1995 KualaLumpur 13/08/1996 20 Lào 14/01/1996 Viên-chăn 30/09/1996 21 Bỉ 28/02/1996 Hà Nội 25/06/1999 22 Lucxambua 04/3/1996 Hà Nội 19/05/1998 23 Uzbekistan 28/3/1996 Hà Nội 16/08/1996 24 Ucraina 08/4/1996 Hà Nội 22/11/1996 25 Thuỵ Sĩ 06/5/1996 Hà Nội 12/10/1997 26 Mông Cổ 09/5/1996 Ulan Bator 11/10/1996 27 Bungari 24/5/1996 Hà Nội 4/10/1996 28 Italia 26/11/1996 Hà Nội 20/02/1999 29 Belarus 24/4/1997 Hà Nội 26/12/1997 30 Séc 23/5/1997 Hà Nội 03/02/1998 31 Canada 14/11/1997 Hà Nội 16/12/1998 32 Indonesia 22/12/1997 Hà Nội 10/02/1999 33 Đài Loan 06/4/1998 Hà Nội 06/05/1998 34 An-giê-ri 06/12/1999 An-giê Chưa có hiệu lực 35 Mi-an-ma 12/5/2000 Yangon 12/8/2003 36 Phần Lan 21/11/2001 Hensinki 26/12/2002 37 Phi-lip-pin 14/11/2001 Manila 29/9/2003 38 Iceland 03/4/2002 Iceland 27/12/2002 39 CHDCND Triều Tiên 03/5/2002 Bình Nhưỡng Chưa có hiệu lực 40 Cu Ba 26/10/2002 La Havana 26/6/2003 41 Pakistan 25/3/2004 Islamabad 04/02/2005 42 Băngladet 22/3/2004 Dacca 19/8/2005 43 Tây Ban Nha 07/3/2005 Hà Nội 22/12/2005 44 Xay-sen 04/10/2005 Hà Nội Chưa có hiệu lực 45 Xri-Lan ca 26/10/2005 Hà Nội Chưa có hiệu lực 46 Ai-cập 05/3/2006 Cairo Chưa có hiệu lực - Đối với các nước nhập khẩu tư bản, việc đánh thuế trùng là nguyên nhân có ảnh hưởng nhất định làm cản trở việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, trong
  49. Bài giảng môn học : Thuế 48 Ths. ĐOÀN TRANH khi vốn đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọng đặc biệt đối với các nước đang phát triển nơi có nhu cầu vốn rất lớn. 3. Các biện pháp tránh đánh thuế trùng a. Biện pháp đơn phương : Nhà nước đơn phương đưa ra các biện pháp miễn, giảm số thuế mà các nhà đầu tư phải nộp tại nước mình. Biện pháp này có ưu điểm là loại bỏ được hiện tượng đánh thuế trùng nhưng trên thực tế ít có Nhà nước nào từ bỏ quyền đánh thuế của mình. b. Biện pháp cam kết quốc tế: Thông qua việc ký kết các “Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa trốn thuế đối với đối với các loại thuế đánh trên thu nhập” (Agreement of the Avoidance of Double Taxation and the Prevention of Fiscal Evasion with the respect of Taxes on Income). Việt Nam hiện đã ký kết Hiệp định thuế với các quốc gia trong khối ASEAN và một số quốc gia khác trên thế giới, tổng cộng là 46 nước.
  50. Bài giảng môn học : Thuế 49 Ths. ĐOÀN TRANH CHƯƠNG 3 THUẾ TIÊU DÙNG I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ NGUYÊN TẮC ĐÁNH THUẾ CỦA THUẾ TIÊU DÙNG 1. Khái niệm Thuế tiêu dùng hay còn gọi là loại thuế đánh trên chi tiêu, là loại thuế gồm các sắc thuế dựa trên các khoản chi tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ để đánh thuế. Trên quan điểm kinh tế học, thu nhập của cá nhân hay xã hội (Y) được phân chia ra thành tiêu dùng cho hiện tại (C) và một phần tiết kiệm (S) để trở thành tài sản trong tương lai. Các loại thuế, suy cho cùng đều lấy từ thu nhập của các cá nhân song được thu bằng nhiều cách và bằng nhiều hình thức tại các thời điểm khác nhau. Thuế thu nhập dựa trên cơ sở là các nguồn thu nhập kiếm được ở hiện tại, thuế tài sản căn cứ vào các nguồn thu nhập tích lũy được. Còn thuế tiêu dùng chỉ đánh vào bộ phận thu nhập dành cho tiêu dùng hiện tại. Nhà nước đánh thuế tiêu dùng nhằm động viên thêm một bộ phận thu nhập của người chịu thuế qua việc mua sắm hàng hóa và dịch vụ. Các loại thuế tiêu dùng tiêu biểu nhất là : - Thuế giá trị gia tăng áp dụng cho hầu hết các hàng hóa dịch vụ tiêu dùng. - Thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ áp dụng đối với một số hàng hóa, dịch vụ nhằm điều tiết thu nhập như thuốc lá, rượu, giải trí đặc biệt - Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu chỉ thu vào hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu. Việc tăng hay giảm thuế suất thuế tiêu dùng đều có tác động đến sự thay đổi hành vi của người tiêu dùng và làm thay đổi chỉ số giá tiêu dùng. Như vậy, trường hợp nhà nước muốn tăng việc đánh thuế vào hàng hóa tiêu dùng thì có gây ra hiệu ứng lạm phát của nền kinh tế hay không ? 2. Đặc điểm của thuế tiêu dùng a. Thuế tiêu dùng được xem là thuế bán hàng, vì thuế tiêu dùng luôn gắn liền với quá trình mua bán hàng hoá và được cấu thành trong giá mua hàng hoá, dịch vụ mà người tiêu dùng phải trả. Xét về tổng thể, khi đánh thuế vào
  51. Bài giảng môn học : Thuế 50 Ths. ĐOÀN TRANH thu nhập của người tiêu dùng thì gần như là đánh thuế vào người bán và người bán sẽ chuyển số thuế đó sang giá bán để người tiêu dùng gánh chịu. Việc thu thuế tiêu dùng qua khâu bán có nhiều lợi ích : 1) Chi phí hành thu thấp do việc quản lý đầu mối thu thuế ít hơn rất nhiều qua đơn vị bán so với số lượng là đối tượng tiêu dùng. 2) Giảm nhẹ tâm lý bị đánh thuế khi tiêu dùng do thuế ẩn trong giá cả mà người tiêu dùng đã bỏ ra khi mua hàng. b. Thuế tiêu dùng là loại thuế gián thu, đối tượng nộp thuế tiêu dùng là người bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ; đối tượng chịu thuế là người tiêu dùng hàng hoá hoặc dịch vụ đó. Nói cách khác, nhà nước gián tiếp thu khoản thuế này của người tiêu dùng thông qua người bán hàng hoá, dịch vụ. Về tổng thể, các hành vi tiêu dùng trong xã hội luôn có hai dạng : tiêu dùng trung gian và tiêu dùng cuối cùng. Tiêu dùng trung gian là tiêu dùng để tiếp tục quá trình sản xuất, kinh doanh nhằm làm tăng thêm chuổi giá trị của hàng hóa. Còn mục tiêu của thuế tiêu dùng là nhằm đánh thuế vào người tiêu dùng cuối cùng. Như vậy, nhà nước chỉ cần quản lý và thu thuế một lần ở khâu cuối cùng là đủ. Tuy nhiên, do ranh giới giữa tiêu dùng trung gian và tiêu dùng cuối cùng khó xác định, nên nhà nước tiến hành thu thuế tiêu dùng ở tất cả mọi khâu tiêu dùng không kể đó là khâu tiêu dùng trung gian hay tiêu dùng cuối cùng. Số thuế tiêu dùng ở một khâu sẽ được tính vào giá thành của khâu tiêu dùng sau và kết thúc việc chuyển thuế đó cho người tiêu dùng cuối cùng. Hiện tượng này gọi là chuyển thuế về phía trước. Cũng do tính chất gián thu và phạm vi rộng lớn của hành vi tiêu dùng mà một số sắc thuế tiêu dùng có phạm vi ảnh hưởng rộng như thuế giá trị gia tăng, không có khoản miễn giảm thuế do hoàn cảnh riêng của người nộp thuế. c. Thuế tiêu dùng là thuế thực, thuế thực là loại thuế không dựa vào khả năng của người nộp thuế. Mặc dù giữa các đối tượng nộp thuế có mức thu nhập và khả năng trả thuế khác nhau nhưng nếu cùng tiêu thụ một lượng hàng hoá dịch vụ thì số thuế phải nộp là như nhau vì thuế tiêu dùng tính trên cơ sở giá bán mà không tính trên lợi nhuận của người nộp thuế. d. Thuế tiêu dùng thường mang tính lũy thoái, định nghĩa một cách đơn giản, một loại thuế luỹ tiến (progressive tax) là thuế mà tỷ lệ trung bình (tỷ lệ thuế phải trả tính trên mức thu nhập) tăng lên khi thu nhập tăng trong khi thuế luỹ thoái (regressive tax) là loại thuế có tỷ lệ thuế trung bình giảm khi thu nhập tăng. Trong hành vi tiêu dùng không thể dựa vào khối lượng tiêu dùng nhiều hay ít để áp dụng biểu thuế lũy tiến, điều đó là không khả thi, nên phải áp dụng thuế suất tỷ lệ khi tính thuế tiêu dùng. Giả sử mức tiêu thụ của một cá nhân được diễn tả bằng phương trình C(I)=200.000+0.7I. Tức là, mức tiêu thụ tự định là 200.000 (VND) và khuynh hướng tiêu thụ biên là 0.7. Đối với
  52. Bài giảng môn học : Thuế 51 Ths. ĐOÀN TRANH ví dụ này, cho rằng có một loại thuế đánh vào tiêu dùng là 10%. Tỷ lệ thuế trung bình (ART) cho một người với thu nhập là 1.000.000 (VND) sẽ là: ART=[t*C/(1+t)]/I=[0,10*(200.000+0.7(1.000.000))/1,1]/1.000.000=0.082 Tỷ lệ thuế trung bình cho người có mức thu nhập là 10.000.000 (VND) sẽ là: ART=[t*C/(1+t)]/I=[0,10*(200.000+0.7(10.000.000))/1,1]/10.000.000=0.065 Để giảm bớt tính lũy thoái thì đối với một số hàng hoá dịch vụ sẽ được bổ sung bằng thuế tiêu thụ đặc biệt. Giả sử với hàm tiêu dùng trên đối với người có thu nhập 10.000.000 (VND), nếu có khoảng 10% tiêu dùng bị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt là 75%, thì lúc đó tỷ lệ thuế trung bình sẽ là : ART ={[0,10*(200.000+0.7(10.000.000))/1,1] + [0,75*0,10*(200.000+0.7(10.000.000))/1,1/1,75]}/10.000.000 =0.094 e. Thuế tiêu dùng có phạm vi đánh thuế rất rộng, hầu hết các giao dịch mua bán phát sinh trong nền kinh tế thị trường đều thuộc phạm vi đánh thuế tiêu dùng. Ở nhiều nước trên thế giới, thuế tiêu dùng đánh chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng thu ngân sách nhà nước. Đối với các nước OECD, chỉ riêng thuế GTGT đã chiếm trung bình khoản 20% trong tổng các khoản thu từ thuế; trong đó Pháp là trên 40%. Ở Việt Nam, tỷ trọng thuế tiêu dùng chiếm gần 50% số thuế thu được hàng năm, trong năm 2005, thu ngân sách khoảng 217 ngàn tỷ đồng, thì thu từ thuế là 192 ngàn tỷ đồng, chiếm 88,48%; trong đó các loại thuế tiêu dùng chiếm 87 ngàn tỷ đồng, chiếm 45,32% (số liệu Tổng cục thuế). 3. Các nguyên tắc đánh thuế tiêu dùng Mọi sản phẩm đều xuất phát từ nơi sản xuất ra, qua các khâu và công đoạn trong lưu thông để gia tăng giá trị trước khi đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Việc chọn đánh thuế tại nơi sản xuất ra sản phẩm hay chọn khâu tiêu thụ cuối cùng để thu thuế, thì về nguyên tắc không làm thay đổi bản chất của thuế tiêu dùng là điều tiết vào hoạt động chi tiêu của người tiêu dùng. Vấn đề chọn nguyên tắc đánh thuế theo xuất xứ hay theo điểm đến có quan hệ đến các vấn đề thuộc tính công bằng và mục tiêu của thu thuế. Sau đây chúng ta nghiên cứu cụ thể từng nguyên tắc đánh thuế.
  53. Bài giảng môn học : Thuế 52 Ths. ĐOÀN TRANH a. Nguyên tắc đánh thuế theo xuất xứ Đánh thuế theo xuất xứ có nghĩa là đánh thuế tiêu dùng dựa vào nơi cư trú của người sản xuất hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ, không phân biệt hàng hoá , dịch vụ đó được tiêu thụ trong nước hay nước ngoài. Như vậy, theo nguyên lý này, nhà nước sẽ đánh thuế ở điểm đầu của mọi quá trình giao dịch tại nơi tạo ra hàng hóa. Mọi hàng hóa được sản xuất khi bán ra đều bị thu thuế; sau đó nhà nước không tâm hàng hóa sẽ được tiêu thụ ở đâu và vào lúc nào. Xét trong phạm vi một quốc gia, thì hàng hóa được sản xuất trong nước đều phải chịu thuế. Khi hàng hóa trong nước xuất ra nước ngoài thì người tiêu dùng ở nước khác mua hàng phải đóng thuế cho một nước mà mình không hưởng được một phúc lợi nào do thuế đem lại. Còn hàng hóa nước ngoài nhập vào trong nước thì không phải chịu thuế làm cho hàng hóa trong nước không thể cạnh tranh được về giá. Đánh thuế theo xuất xứ tạo thuận lợi hơn trong việc thu thuế nhưng không đảm bảo được mục đích thu thuế của một quốc gia và làm ảnh hưởng đến việc sản xuất trong nước và khả năng thâm nhập của doanh nghiệp trong nước ra thị trường nước ngoài. b. Nguyên tắc đánh thuế theo điểm đến Đánh thuế theo điểm đến nghĩa là đánh thuế tiêu dùng căn cứ vào nơi thực hiện hành vi tiêu dùng. Theo nguyên tắc này, thuế đánh vào tất cả các hàng hoá và dịch vụ ở nơi người tiêu dùng cư trú, không phân biệt hàng hoá đó được sản xuất trong nước hay được sản xuất ở nước ngoài. Như vậy, tất cả các hàng hoá xuất khẩu không phải chịu thuế và được hoàn thuế nếu có đánh thuế các khâu trước đó; còn hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu ngoài việc chịu thuế nhập khẩu còn phải chịu thuế giống như đối với các hàng hoá sản xuất trong nước. Thuế GTGT hiện đại về cơ bản lấy nguyên tắc đánh thuế theo điểm đến làm căn cứ thực thi quyền đánh thuế. Việc tổ chức thu thuế GTGT tại tất cả các khâu chỉ là biên pháp kỹ thuật nhằm chuyển dần thuế đến người tiêu dùng cuối cùng. Và khi khâu thu thuế cuối cùng thực hiện thuế suất 0% (như đối với hàng xuất khẩu) thì mọi khoản thuế thu ở các khâu trước đó đều được hoàn trả lại cho người bán cuối cùng (cho nhà xuất khẩu). Điều đó cũng có nghĩa, thuế GTGT thực hiện triệt để nguyên tắc điểm đến đối với hàng xuất khẩu. Hiện nay, việc đánh thuế tiêu dùng nghiêng về nguyên tắc đánh thuế theo điểm đến mà không đánh thuế theo xuất xứ. Hiện nay, Việt Nam đánh thuế