Bài giảng Tổ chức và thiết kế bảng hỏi

ppt 18 trang hapham 2510
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Tổ chức và thiết kế bảng hỏi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_to_chuc_va_thiet_ke_bang_hoi.ppt

Nội dung text: Bài giảng Tổ chức và thiết kế bảng hỏi

  1. Tổ chức và thiết kế bảng hỏi Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và phát triển DEPOCEN
  2. Các phần chính  Thiết kế một bảng hỏi hoàn chỉnh  Các bước thiết kế bảng hỏi  Điều tra thử
  3. Thiết kế bảng hỏi hoàn chỉnh  Nguyên tắc thiết kế: ưu tiên đầu tiên là cho người trả lời, tiếp theo là phỏng vấn viên và cuối cùng là đội quản lý số liệu  Các lưu ý khi thiết kế bảng hỏi - Tiêu đề và lời giới thiệu về mục đích điều tra. - Kiểu chữ - Đánh số câu hỏi - Chuẩn bị trước quá trình quản lý số liệu - Trình bày các câu hỏi trong khổ giấy hoặc màn hình - Kết thúc bảng hỏi: lời cảm ơn
  4. Thiết kế bảng hỏi hoàn chỉnh  Kiến thức bổ sung về sự khác nhau giữa bảng hỏi trình bày trên máy và trên giấy: - Ưu điểm của BH trên máy: 1) tự động nhảy, 2) hạn chế khoảng cách giữa thực tế và câu trả lời 3) rút ngắn thời gian, 4) sử dụng dễ dàng hình ảnh, âm thanh , 5) tự động nhập số liệu - Tuy nhiên: 1) trước khi phỏng vấn phải tiến hành đồng thời quá trình quản lý số liệu 2) Với các mẫu tương đối nhỏ thì chi phí của bh trên giấy nhỏ hơn.
  5. Các bước thiết kế bảng hỏi  Quy trình thiết kế bảng hỏi gồm rất nhiều bước:  Các bước: Phụ lục 3
  6. Điều tra thử
  7. Điều tra thử  Định nghĩa: Về bản chất, điều tra thử là một cuộc điều tra thu nhỏ của điều tra thực tế với mục tiêu trong tâm đặt vào việc chỉnh sửa bảng hỏi.  Thời gian tiến hành điều tra: thể hiện ngay trong các bước thiết kế bảng hỏi. Điều tra thử lặp đi lặp lại cho tới khi hoàn chỉnh bảng hỏi
  8. Điều tra thử  Mục đích nhằm: - Xem xét những mục/ phần /câu hỏi nào cần giữ lại hoặc lược bỏ. - So sánh lựa chọn những phương án khác nhau trong một phần/một câu hỏi. - Học hỏi kiến thức và kinh nghiệm của người được hỏi. - Xác định các lỗi trong bảng hỏi: lỗi nghiên cứu, lỗi bước nhảy, lỗi trật tự câu, lỗi ngôn ngữ, lỗi phổ thông như chính tả hay cú pháp
  9. Điều tra thử  Lưu ý khi điều tra: - Trước khi tiến hành kiểm tra thử, với bản dự thảo bảng hỏi hoàn chỉnh, nhóm nghiên cứu cần xác định lại rõ ràng : ◦ câu hỏi nghiên cứu, ◦ xây dựng bảng mục đích của điều tra, ◦ đặc điểm đối tượng điều tra, ◦ các thông tin chủ chốt cần thu thập.  Các thông tin này cần được trình bày lại dưới dạng văn bản, cô đọng và dễ hiểu để nhóm điều tra thử có thể tham chiếu trong suốt quá trình điều tra thử nếu cần
  10. Điều tra thử  Sử dụng kết quả của điều tra thử: Khuyến khích nên sử dụng kết quả của điều tra thử kể cả trong trường hợp có sự giới hạn về thời gian. + Chỉ ra hạn chế trong câu hỏi về mặt phân tích. + Ước tính lượng thời gian cho phỏng vấn + Kiểm tra lại trật tự câu hỏi xem đã phù hợp chưa
  11. 7 nguyên tắc để có bảng hỏi tốt
  12. Nguyên tắc 1: trải nghiệm thực thế mạnh của ng/cứu survey là hỏi người trả lời về trải nghiệm của chính họ (firsthand); những việc họ đã làm, tình trạng hiện tại của họ, cảm nhận và nhận thức của họ. ◦ ngtắc 1a: cảnh giác khi hỏi về những thông tin chỉ có thể có được gián tiếp (secondhand) ◦ ngtắc 1b: cảnh giác với những câu hỏi giả định ◦ ngtắc 1c: cảnh giác khi hỏi về nguyên nhân ◦ ngtắc 1d: cảnh giác khi hỏi về giải pháp cho những vấn đề phức tạp
  13. Nguyên tắc 2: câu hỏi đơn Hỏi từng câu hỏi một  Ngtắc 2a: tránh hỏi hai câu hỏi cùng lúc Bạn có muốn giầu có và nổi tiếng không?  Ngtắc 2b: tránh câu hỏi chứa giả định không chắc Với tình trạng viện hiện nay bạn có cho rằng chuyển khỏi viện là một ý kiến tốt?  Ngtắc 2c: cảnh giác với câu hỏi có điều kiện ẩn Trong 30 ngày qua sức khỏe của bạn có làm ảnh hưởng tới các hoạt động phải dùng sức chẳng hạn như bơi lội, đi bộ hay đi xe đạp hay không?
  14. Nguyên tắc 3: đồng nghĩa Câu hỏi khảo sát phải sử dụng từ ngữ sao cho mọi người cùng trả lời một câu hỏi  Ngtắc 3a: trong chừng mực có thể, từ ngữ trong câu hỏi phải được lựa chọn sao cho mọi người trả lời đều hiểu nghĩa của chúng một cách giống nhau.  Ngtắc 3b: trong trường hợp từ ngữ hay thuật ngữ phải sử dụng có thể được hiểu khác nhau thì nên nêu định nghĩa cho mọi người trả lời.  Ngtắc 3c: tham chiếu về thời gian trong câu hỏi phải rành mạch. Câu hỏi về sự cảm nhận và hành vi phải có tham chiếu thời gian. Trong ngày bạn thường thấy mệt mọi như thế nào, luôn luôn, thường xuyên, thi thoảng, hiếm khi, không bao giờ?  Ngtắc 3d: nếu vấn đề quan tâm là quá phức tạp để đưa vào trong một câu hỏi thì sử dụng câu hỏi bội.
  15. Nguyên tắc 4: lời thoại hoàn chỉnh Nếu cuộc khảo sát được thực hiện bởi điều tra viên, câu hỏi phải được viết với lời thoại hoàn chỉnh và phù hợp để khi điều tra viên đọc dứt câu hỏi như được viết, người trả lời đã được chuẩn bị đầy đủ để trả lời câu hỏi  Ngtắc 4a: nếu có định nghĩa thì chúng phải được đưa ra trước khi câu hỏi được hỏi  Ngtắc 4b: một câu hỏi nên kết thúc bằng chính câu hỏi đó. Nếu có những phương án trả lời thì chúng nên đặt ở phần cuối của câu hỏi.
  16. Nguyên tắc 5: truyền đạt  Truyền đạt rõ tới tất cả người được hỏi dạng câu trả lời phù hợp đối với câu hỏi Bạn chuyển về khu phố này khi nào? - Khi tôi 16 tuổi - Ngay sau khi lập gia đình - Năm 1982 Bạn chuyển về khu phố này từ năm nào?  Ngtắc 5a: chỉ rõ số phương án có thể chọn với câu hỏi có nhiều hơn một phương án trả lời Trong 30 ngày qua bạn đã thực hiện loại hoạt động nào sau đây?  Bơi lội  Đi bộ hoặc chạy bộ  Đạp xe đạp  Tập trên máy tập trong nhà
  17. Nguyên tắc 6: định dạng phiếu  Phiếu hỏi phải được thiết kế sao cho việc đọc câu hỏi, làm theo chỉ dẫn, và ghi câu trả lời được thực hiện càng dễ dàng càng tốt đối với cả người phỏng vấn và người được phỏng vấn.  Thiết kế của phiếu điều tra được tiến hành bởi điều tra viên thường khác với phiếu được tự điền bởi người được hỏi
  18. Nguyên tắc 7  Phép đo sẽ tốt hơn nếu những người được phỏng vấn được giải thích về yêu cầu trả lời một cách nhất quán