Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh

doc 345 trang hapham 4090
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_giang_tu_tuong_ho_chi_minh.doc

Nội dung text: Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh

  1. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Chương trình môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh gồm có: Chương mở đầu: Đối tượng, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa học tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ChươngI: Cơ sở, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh Chương II: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc Chương III: Tư tuởng Hồ Chí Minh về Chủ nghĩa xã hội và con dường quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ỏ Việt Nam Chương IV: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng Sản Việt Nam Chương V: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế Chương VI: Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và xây dựng Nhà nước của dân, do dõn, vỡ dõn Chương VII: Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá, đạo đức và xây dựng con người mới 1
  2. Tài liệu học tập: Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh của Bộ Giáo dục đào tạo biên soạn. Nxb CTQG Hà Nội (2-2009). 2
  3. MÔN HỌC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG MỞ DẦU ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ Ý NGHĨA HỌC TẬP MễN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Về kiến thức: Nắm vững: khái niệm Tư tưởng Hồ Chí Minh, đối tượng phương pháp nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh, ý nghĩa học tập 2. Về tư tưởng Hiểu rõ: Tư tưởng Hồ Chí Minh là một khoa học 3. Về kỹ năng Rèn luyện: - Phương pháp nghiên cứu, học tập bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh - Vận dụng kiến thức đã học vào công tác thực tiễn II. Chuẩn bị học tập 3
  4. Tự đọc chương mở đầu trong “Giỏo trỡnh Tư tưởng Hồ Chí Minh” của Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2009) III. Nội dung Chương này bao gồm 3 nội dung lớn: I-Đối tượng nghiên cứu II- Phương pháp nghiên cứu III- Ý nghĩa của việc học tập môn học đối với sinh viên Theo trình tự của bài, sinh viên tìm hiểu các vấn đề sau: I. Đối tượng nghiên cứu Về vấn đề này cần đi sâu vào các điểm sau: 1. Khái niệm Tư tưởng và tư tưởng Hồ Chí Minh Học tập, nghiên cứu khoa học cần phải nắm vững hệ thống các khái niệm có liên quan, ở đây, trước hết và chủ yếu sinh viên cần hiểu rõ khái niệm “Tư tưởng Hồ Chí Minh” a) Khái niệm Tư tưởng 4
  5. - Theo nghĩa phổ thông, tư tưởng là sự phản ánh của hiện thực trong ý thức, là biểu hiện quan hệ của con người đối với thế giới xung quanh. Bất cứ tư tưởng nào cũng đều do chế độ xã hội, điều kiện sinh hoạt vật chất của con người quyết định. Trong xã hội có giai cấp, tư tưởng bao giờ cũng mang tính giai cấp. - Khái niệm “tư tưởng” liên quan trực tiếp đến khái niệm “nhà tư tưởng”. - Chúng ta thường nói nhà tư tưởng này, nhà tư tưởng kia.v.v Vậy thế nào là nhà tư tưởng. - Khi định nghĩa về nhà tư tưởng V.I Lờnin đó lưu ý: Một người xứng đáng là nhà tư tưởng, khi người đó biết giải quyểt trước người khác tất cả những vấn đề chính trị - sách lược, các vấn đề về tổ chức, về những yếu tố vật chất của phong trào không phải một cách tự phát. - Với khái niệm tư tưởng như vậy, vấn đề lớn đặt ra là trong phần trên chúng ta khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh thuộc về hệ tư tưởng Mỏc- Lờnin. Vậy thì Hồ Chí Minh đó cú những luận điểm sáng tạo gì? 5
  6. - Mác - Engghen - V. Lênin - Hồ Chí Minh và những lãnh tụ cách mạng lớn khác là những vĩ nhân có chung một mục tiêu, một lý tưởng là giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người, xây dựng một xã hội tốt đẹp, - Tuy nhiên, bất cứ một lý thuyết nào, chủ nghĩa nào cũng nằm trong dòng chảy của tư duy nhân loại đều kế thừa, phát triển trên tinh thần phủ định biện chứng những thành tựu trước đó và phải gắn với những mảnh đất hiện thực, phản ánh sự vận động của hiện thực. - Tuỳ theo bối cảnh lịch sử, đặc điểm hoàn cảnh thực tiễn, môi trường hoạt động đấu tranh và phẩm chất cá nhân mỗi người có những cống hiến riêng, đóng góp cho kho tàng lý luận chung và để lại dấu ấn nhất định vào sự vận động, phát triển của thời đại, của giai cấp, của dân tộc. * Những cống hiến của Mác -Engnghen, Lờnin, Hồ Chí Minh 1. Mác- 1818-1883; Engghen - 1820-1895 Hai ông sinh ra ở nước Đức, sống và hoạt động ở những nước tư bản phát triển ở châu Âu (Đức, Anh, 6
  7. Pháp) trong thời kì CNTB tự do cạnh tranh. Mâu thuẫn về xã hội và cuộc đấu tranh giai cấp, giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản nổi lên gay gắt. Trong cuộc đấu tranh ấy, giai cấp vô sản muốn thắng lợi đòi hỏi phải có lý luận mới để chỉ đạo, thúc đẩy xã hội phát triển theo đúng quy luật khách quan của nó. * Hai ụng đó kế thừa và sáng tạo - Kế thừa những trào lưu tư tưởng lúc bấy giờ, chủ yếu là: Triết học cổ điển Đức, Kinh tế chính trị Anh, Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp. - Sáng tạo: - Trải qua quá trình nghiên cứu đấu tranh về tư tưởng lý luận và tham gia đấu tranh chính trị xã hội, hai ông đã thực hiện một bước chuyển biến nhảy vọt về lý luận: Hình thành thế giới quan duy vật biện chứng và duy vật lịch sử trên cơ sở kế thừa có chọn lọc tư tưởng biện chứng của Hờghen và quan điểm duy vật của Phơ bách. - Sáng lập ra học thuyết cách mạng khoa học của giai cấp vô sản gồm 3 bộ phận cấu thành là triết học 7
  8. Mác, Kinh tế chính trị Mác và Chủ nghĩa xã hội khoa học. - Hai ụng đó vạch rõ bản chất bóc lột và quy luật vận động, phát triển và tất yếu diệt vong của chủ nghĩa tư bản. - Hai ụng đó vạch rõ vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản - Hai ụng đó viết bản “Tuyờn ngụn của Đảng cộng sản” - Tổ chức ra “Đồng minh của những người cộng sản” (quốc tế 1) - Dự đoán cách mạng vô sản sẽ diễn ra đồng thời ở nhiều nước - Con đường cách mạng “ Từ giải phóng giai cấp đi đến giải phóng nhân loại” - Hai ông đề ra khẩu hiệu “ Vô sản toàn thế giới liên hiệp lại” Lờnin 1870 -1924 Sinh ra và hoạt động chủ yếu ở nước Nga. sống trong thời kì chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh sang giai đoạn đế quúc chủ nghĩa. Mâu thuẫn cơ bản trong xã 8
  9. hội: giai cấp vô sản với giai cấp tư bản; dõn tộc thuộc địa với chủ nghĩa đế quốc. Lờnin đó bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác. Cống hiến của Lờnin: - Nghiên cứu đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc - Phát triển quy luật phát triển không đều của CNTB đi đến luận điểm nổi tiếng: Cách mạng có thể nổ ra thắng lợi trong một số nước thậm chí ở một nước là nơi tập trung mâu thuẫn và là chỗ yếu của dây chuyền đế quốc chủ nghĩa - Lờnin có những phát triển sáng tạo trong lý luận về thời kỳ quá độ lên CNXH - Lờnin quyết đinh chuyển từ chính sách cộng sản thời chiến sang chính sách kinh tế mới NEP - Lờnin thành lập Quốc tế cộng sản ( quốc tế III) - Về con đường Cách mạng, Lê Nin đề ra từ giải phóng giai cấp đến giải phóng dân tộc, giải phóng nhân loại - Lờnin đề ra khẩu hiệu “ Vô sản tất cả cỏc nứúc và các dân tộc bị áp bức đoàn kết 9
  10. Hồ Chí Minh (1890-1969) 1. Sinh ra và lớn lên ở Việt nam, một nuớc phong kiến lạc hậu ở phương Đông, bị chủ nghĩa thực dân xâm lược và nô dịch từ cuối thế kỷ XIX. Việt Nam vốn là một dân tộc có truyền thống yêu nước, đoàn kết, nhân ái, có nền văn hiến lâu đời. - Từ khi thực dân Pháp xâm lược, phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân của các tầng lớp nhân dân diễn ra liên tục, sôi nổi, nhưng con đường cứu nước đều bế tắc chưa có lối ra. Thời đại Nguyễn Ái Quốc sống và hoạt động là thời đại chủ nghĩa đế quốc bành trướng mạnh mẽ tranh cướp thuộc địa, thị trường. mâu thuẫn xã hội giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản; giữa các nước đế quốc với đế quốc; giữa nhân dân các nước thuộc địa với đế quốc. Sau cách mạng tháng Mười Nga 1917, mâu thuẫn giữa CNXH với CNĐQ. Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lờnin vào Việt Nam: Con đường cách mạng là đi từ giải phóng dân tộc đến giải phóng xã hội (giai cấp) giải phóng con người, Hồ Chí Minh nêu ra: 10
  11. “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành cụng” + Người đưa ra luận điểm “ Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa, có một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc, và một cái vũi khỏc bám vào giai cấp vô sản ở các nước thuộc địa. Nếu muốn giết con vật ấy, người ta phải đồng thời cát cả hai vòi. Nếu người ta chỉ cắt một cái vũi thụi thỡ cỏi vói còn lại kia vẫn cứ tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản, con vật vẫn tiếp tục sống và cỏi vũi bị cắt đứt lại sẽ mọc ra” Từ đó Người đưa ra luận điểm sáng tạo là: “ Cách mạng ở các nước thuộc địa có thể nổ ra và thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chớnh quốc và cú tỏc động trở lại thúc đẩy Cách mạng ở chớnh quốc”. Như vậy Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng. b. Khái niệm Tư tưởng Hồ Chí Minh - Trong thuật ngữ “ Tư tưởng Hồ Chí Minh” , khái niệm “ tư tưởng” có ý nghĩa ở tầm khái quát triết học. Khái niệm “tư tưởng” ở đây không phải dủng với nghĩa tinh thần - tư tưởng, ý thức tư tưởng của một cá nhân, một cộng đồng mà với nghĩa là một hệ thống những 11
  12. quan điểm, quan niệm, luận điểm được xây dựng trên một nền tảng triết học thế giới quan và phương pháp luận, nhất quán đại biểu cho ý chí, nguyện vọng của một giai cấp, một dân tộc được hình thành trên cơ sở thực tiễn nhất định và trở lại chỉ đạo hoạt động thực tiễn, cải tạo hiện thực. - Tư tưởng Hồ Chí Minh gắn bó với toàn bộ tiến trình cách mạng nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng. Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (2/1951). Đảng ta chính thức bắt đầu kêu gọi: Đường lối chính trị, nề nếp làm việc và 1đạo đức cách mạng của Đảng ta hiện nay là đường lối tác phong và đạo đức Hồ Chí Minh. Toàn Đảng hãy ra sức học tập đường lối chính trị tác phong và đạo đức cách mạng của Hồ Chủ tịch, sự học 21tập ấy là điều kiện tiên quyết làm cho Đảng mạnh và làm cho cách mạng mau đi đến thắng lới hoàn toàn. 11 Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (6/1991), lần đầu tiên Đảng ta đã nêu lên khái 1 Đảng CSVN, văn kiện Đảng toàn tập. NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội – 2001, tập 12, tr 9. 2 Đó là: Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta và trong thực tế, tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành một tài sản tinh thần quý báu của Đảng và của dân tộc. Đảng CSVN – Văn kiện ĐHĐBTQ lần thứ VII. NXB STHN – 1991, tr 127 12
  13. niệm “Tư tưởng HỒ Chí Minh” (2) và khẳng định lấy chủ nghĩa Mác - Lờnin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng kim chỉ nam cho hành động. Nhận thức của Đảng ta về Tư tưởng Hồ Chí Minh,Văn kiện của Đại hội định nghĩa: Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lờnin trong điều kiện cụ thể của nước ta và trong thực tế tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành một tài sản tinh thần quý báu của Đảng và của dân tộc. Kể từ sau Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (6/1991) công tác nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh được tiến hành nghiêm túc và đạt được những kết quả quan trọng, những kết quả đú đó cung cấp luận cứ khoa học có sức thuyết phục để Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (4/ 2001) xác định khá toàn diện và có hệ thống những vấn đề cốt yếu thuộc nội hàm khái niệm Tư tưởng Hồ Chí Minh”: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sảng tạo chủ nghĩa Mác - Lờnin vào điều kiện cụ thể của 13
  14. nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại” Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người, về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc, về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng nhà nước thật sự của dân, do dân và vỡ dõn; về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, về phát triển kinh tế và văn hoá không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; về đạo đức cách mạng cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán bộ, đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân. Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta1. 14
  15. Định nghĩa trên nêu rõ cấu trúc, nguồn gục nội dung và ý nghĩa, giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với Đảng và dân tộc ta. Về cấu trúc, đó là một hệ thống những quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. Về nguồn gốc, nêu rõ ba nguồn gốc: Là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo của chủ nghĩa Mác -Lờnin vào những điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. Giá trị, ý nghĩa, sức sống lâu bền của tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường thắng lợi cho cách mạng Việt Nam, tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc. Về nội dung, đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm một hệ thống các quan điểm cơ bản về chính trị (đường lối cách mạng đối nội, đối ngoại, xây dựng các lực lượng cách mạng, xây dựng nhà nước), các quan điểm về kinh tế văn hoá, xây dựng con người xã hội chủ nghĩa. 15
  16. Dựa trên định hướng cơ bản của Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam (4/2001)3, các nhà khoa học đã đưa ra một định nghĩa “ Tư tưởng Hồ Chí Minh là 4một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển của chủ nghĩa Mác- Lờnin vào điều kiện cụ thể của nước ta, đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. 2. Đối tượng và nhiệm vụ của môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh a. Đối tượng nghiên cứu của môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh Bao gồm hệ thống quan điểm, quan niệm, lý luận về cách mạng Việt Nam trong dòng chảy của thời đại mới mà cốt lõi là tư tưởng về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Các quan điểm cơ bản của hệ 3 Đảng CSVN – Văn kiện ĐHĐBTQ lần thứ IX>NXB Chính trị quốc gia Hà Nộii 2001 –tr83 -84 16
  17. thống tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ được phản ánh qua các bài nói, bài viết mà còn được thể hiện qua quá trình chỉ đạo thực tiễn cách mạng phong phú của Người; được Đảng CSVN vận dụng phát triển sáng tạo qua các giai đoạn cách mạng. b. Nhiệm vụ nghiên cứu Môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh có những nhiệm vụ nghiên cứu làm rõ những nội dung sau: - Tìm hiểu và giải thích rõ cơ sở (khách quan và chủ quan) quỏ trỡnh hình thành và phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh. - Nội dung bản chất cách mạng, khoa học, đặc điểm của các quan điểm trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh. - Vai trò nền tảng, kim chỉ nam hành động của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam. - Quá trình nhận thức, vận dụng, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh qua các giai đoạn cách mạng của Đảng và nhà nước ta. 17
  18. - Các giá trị tư tưởng lý luận của Hồ Chí Minh đối với kho tàng tư tưởng, lý luận cách mạng thế giới của thời đại. 3. Mối quan hệ của môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh với môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lờnin và môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam - Môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh với môn học những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lờnin cú mối quan hệ biện chứng, thống nhất. Muốn nghiên cứu tốt, giảng dạy và học tõp tốt Tư tưởng Hồ Chí Minh cần phải nắm vững kiến thức về những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lờnin. - Môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh gắn bó chặt chẽ với môn học Đường lối cách mạng của Đảng CSVN. Nghiên cứu, giảng dạy, học tập Tư tưởng Hồ Chí minh trang bị cơ sở thế giới quan, phương pháp luận khoa học để nắm vững kiến thức về đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. II. Phương pháp nghiên cứu 1. Cơ sở phương pháp luận 18
  19. Nghiên cứu, giảng dạy học tập môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh phải trên cơ sở thế giới quan phương pháp luận khoa học chủ nghĩa Mác- Lờnin và bản thân các quan điiểm có giá trị phương pháp luận Hồ Chí Minh. - Nắm vững một số nguyên tắc phương pháp luận trong nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh + Bảo đảm sự thống nhất nguyên tắc tính đảng và tính khoa học + Quan điểm thực tiễn và nguyên tắc lý luận gắn liền với thực tiễn + Quan điểm lịch sử cụ thể + Quan điểm toàn diện và hệ thống + Quan điểm kế thừa và phát triển + Kết hợp nghiên cứu các tác phẩm với thực tiễn chỉ đạo cách mạng của Hồ Chí Minh 2. Các phương pháp cụ thể Ngoài các phương pháp luận chung với một nội dung cụ thể cần phải vận dụng một phương pháp nghiên cứu cụ thể phù hợp. Cần chú ý phương pháp lịch sử nghiên cứu sự vật và hiện tượng theo qỳa trỡnh phát 19
  20. sinh tồn tại phát triển, phương pháp logic (nghiên cứu một cách tổng quát nhằm tìm ra được cái bản chất vốn có của sự vật, hiện tuợng và khái quát nhằm tìm ra được cái bản chất vốn có của sự võt, hiện tượng và khái quát thành lý luận) Các phương pháp cụ thể thường đựơc áp dụng có hiệu quả là: phân tích, so sánh, đối chiếu, thống kê trắc lượng IV. Ý nghĩa của việc học tập môn học đối với sinh viên Vấn đề đặt ra là: “Vỡ sao phải học tập nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh”. Dựa vào Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, sinh viên tự trả lời với các ý cơ bản sau. - Đảng ta đã khẳng định: “Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác- Lờnin và Tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng kim chỉ nam cho hành động”1. Đối với một số sinh viên giỏi có thể tìm hiểu thêm vấn đề: “ Vì sao Đảng lấy cả Chủ nghĩa Mác- Lờnin và Tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng”. Thế nào là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động - ở đây cần nắm vững mấy ý sau: 20
  21. + Chủ nghĩa Mác- Lờnin là học thuyết cách mạng và khoa học, là vũ khí tinh thần của giai cấp công nhân và đõn tộc, của loài người tiến bộ trong cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. + Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự vận dụng sáng tạo và phát triển của chủ nghĩa Mác - Lờnin trong thời đại các dân tộc th5uộc địa đấu tranh để giành độc lõp và đi lên chủ nghĩa xã hội. Nó soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta để giành thắng lợi. + Kẻ thù không ngừng tấn công vào chủ nghĩa Mác- Lờnin và Tư tưởng Hồ Chí Minh để xoá bỏ CNXH, vì vậy việc học tập chủ nghĩa Mác- Lờnin và Tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ để kiên định mục tiêu, không xa rời con đường đã được khẳng định mà còn nâng cao nhận thức tư tưởng, bảo vệ học thuyết cách mạng này. + Xác định rõ cốt lõi của Tư tưởng Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc gắn liền với CNXH để kiên định trong tư tưởng và hành động. - Nhận thức sâu sắc, vận dụng đúng đắn, sáng tạo Tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc cách mạng 1. Đảng CSVN –Văn kiện ĐHĐBTQ lần thứ VII. NXB ST Hà Nội 1991 tr 127 21
  22. hiện nay là học tập và thể hiện mẫu mực của tinh thần độc lập, tự chủ đổi mới và sáng tạo của Người. Điều này giúp chúng ta: Nâng cao năng lực tư duy lý luận và phương pháp công tác. bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng và rèn luyện bản lĩnh chính trị. Kiên định về quan điểm lập trường, biết vận dụng kiến thức đã được học vào cuộc sống để tu dưỡng , rèn luyện bản thân, hoàn thành tốt chức trách của mình, đóng góp thiết thực và hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng theo con đường mà Hồ Chí Minh và Đảng ta đã lựa chọn. V. Câu hỏi ôn tập 1. Trình bày nội hàm của khái niệm “ Tư tưởng Hồ Chí Minh” là một hiện thực khách quan và khái niệm “Tư tưởng Hồ Chí Minh” với tư cách là một khoa học 2. Vì sao phải học tập, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh? VI. Tài liệu tham khảo chủ yếu - Các giai đoạn trích trong Văn kiện các Đai hội Đảng lần thứ VII, VIII, IX về xác định nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh, vai trò, ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh với cách mạng Việt Nam. 22
  23. CHƯƠNG I CƠ SỞ, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Mục đích: Sinh viên nắm được cở sở, quá trình hình thành và phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh. 2. Yêu cầu: Sinh viên hiểu, phân tích được cơ sở khách quan, các giai đoạn hình thành và phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh II. CHUẨN BỊ HỌC TẬP Tự đọc Chương I trong “ Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh” của Bộ Giáo dụcvà đào tạo (2009). III. NỘI DUNG Chương này bao gồm 3 nội dung lớn. 1.Cơ sở hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh 2. Quá trình hình thành và phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh 3. Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh Theo trình tự của bài, sinh viờn lần lượt tìm hiểu các vấn đề sau: 23
  24. I. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh 1. Cơ sở khách quan a. Bối cảnh lịch sử hớnh thành tư tưởng Hồ Chí Minh - Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành dưới tác động của những điều kiện lịch sử - xã hội cụ thể của dân tộc và nhân loại trong thời đại người sống và hoạt động. Về tình hình thế giới: Cuối thế kỉ XIX đầu thé kỉ XX chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh tranh sang giai đoạn tư bản độc quyền (đế quốc chủ nghĩa) vừa tranh giành, xâm chiếm thuộc địa vừa nô dịch các dân tộc thuộc địa làm sâu sắc thêm mâu thuẫn vốn có trong lòng chủ nghĩa tư bản và làm nảy sinh mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa đế quục thực dân. Yêu cầu giải phóng các dân tộc thuộc địa không chỉ là yêu cầu riêng của các dân tộc thuộc địa mà còn là yêu cầu chung của các dân tộc trên thế giới. - Các mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc dẫn tới chiến tranh thế giới lần thứ nhất (8-1914 đến 11-1918) và nó là một nguyên nhân bùng nổ cuộc cách mạng 24
  25. Tháng Mười Nga. Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga 1917 với sự ra đời của Nhà nước công nông đầu tiên đã mở ra thời đại mới từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm quốc tế, thúc đẩy sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. - Dưới sự ảnh hưởng của Cách mạng Thảng Mười, của thời đại mới, phong trào giải phóng dân tộc sẽ vận động theo sự tiến hoá mới đó. Tình hình trong nước - Năm 1858 thực dân Pháp xâm lược nước ta. - Từ năm 1884, thực dân Pháp hoàn toàn đặt ách độ lên đất nước ta. Tất cả các chính sách, thực dân Pháp thi hành ở Việt Nam để bóc lột nhân dân ta, đã làm cho xã hội nước ta có nhiều biến đổi. Về tính chất xã hội: trước khi thực dân Pháp xâm lược nước ta là một nước phong kiến độc lập. Sau khi thực dân Pháp xâm lược, nước ta là một nước thuộc địa nửa phong kiến. Về các giai cấp: Trước khi thực dân Phỏp xõm luợc xã hội nước ta cú cỏc giai cấp cơ bản: giai cấp nông dân và giai cấp địa chủ phong kiến. sau khi thực 25
  26. dân Pháp xâm lược xã hội nước ta vẫn tồn tại hai giai cấp cơ bản trên: giai cấp nông dân và giai cấp địa chủ phong kiến, nhưng đồng thời xã hội nứoc ta xuất hiện thêm giai cấp công nhân, tầng lớp tư sản và tiểu tư sản. Về mâu thuẫn xã hội: Trước khi thực dân Pháp xâm lược xã hội nước ta có mâu thuẫn cơ bản giữa nhân dân Việt Nam chủ yếu là nông dân với địa chủ phong kiến. Sau khi thực dân Phỏp xõm lựoc xã hội nước ta vẫn tồn tai mâu thuẫn cơ bản nói trên, đồng thời xuất hiện các mâu thuẫn mới: mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân Việt Nam với tư bản Pháp, giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với chủ nghĩa đế quốc Pháp. - Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, mặc dù nhà nước phong kiến thống trị nước ta và từng bước đầu hàng, nhưng nhân dân ta vẫn liên tục đứng lên đấu tranh, như các phong trào yêu nước theo khuynh hướng tư tưởng phong kiến: Phong trào Cần Vương (1885 - 1896); cuộc khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo kéo dài đến 1913; Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng tư sản như phong trào Đông Du (1906-1908)v.v 26
  27. Nhưng tất cả các phong trào yêu nước này đều bị thất bại. (thất bại không phải vỡ cỏc phong trào này thiếu các anh hùng hào kịờt mà nguyên nhân chính là thiếu một đường lối cách mạng phù hợp. Dù thất bại, nhưng các phong trào yêu nước trên đây đã nối tiếp nhau duy trì ngọn lửa đấu tranh giải phóng trong lòng dân tộc. Yêu cầu của lịch sử lúc này là phải tìm ra con đường cứu nước đúng đắn. Trước những đòi hỏi của lịch sử Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước . Nguyễn Ái Quốc Hồ Chí Minh và tư tưởng Hồ Chí Minh đã xuất hiện. Sự ra đời của Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm tất yếu của cách mạng Việt Nam và thế giới ttrong điều kiện lịch sử mới, không phải là ý muốn chủ quan hay một sự áp đặt nào. Đúng như Cỏc Mỏc đó rất tâm đắc câu nói của Henvờxiỳyt( 1715-1771). Đại biểu xuất sắc của chủ nghĩa duy vật và thần học Pháp hồi thế kỉ XVIII, và đã nhắc lại trong tác phẩm của mình:” Mỗi một thời đại xã hội đều cần có những anh hùng và vĩ nhân của nó và 27
  28. nếu không có những con người như thế thì Henvexiỳyt đã nói, thời đại sẽ sáng tạo ra những con người như thế”. b) Những tiền đề tư tưởng - lý luận - Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam Lịch sử dựng nước và giữ nước lâu đời đã hình thành nên những giá trị truyền thống hết sức đặc sắc và cao quý của dân tộc Việt Nam, Trở thành tiền đề tư tưởng, lý luận hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là: - Chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất, tự lực tự cường để dựng nước và giữ nước được hun đúc qua hàng ngàn năm. Dân tộc và nhà nước ta hình thành từ rất sớm và không phải hình thành duy nhất từ sự phõn hoỏ giai cấp sâu sắc mà căn bản là do nhu cầu của cuộc đấu tranh chống xâm lăng và từ yêu cầu sản xuất trước môi trường thiên nhiên nghiệt ngã. - Trải qua hàng nghìn năm hun đúc, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trở thành giá trị tinh thần cao nhất của dân tộc ta, nhưng có đặc điểm sâu sắc là nó mang trong mình một giá trị kép: yêu nước thương dân, thương dân 28
  29. - yêu nước. Vấn đề dân tộc, vì thế gắn liền với vấn đề con nguời trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Việt Nam. - Từ đó tinh thần cộng đồng, đoàn kết, ý thức dân chủ xuất hiện và được nuôi dưỡng trong quá trình dựng nước và giữ nước, trở thành giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Những giá trị này được biểu hiện trong kinh tế như trong chế độ ruộng đất công; về xã hội là vấn đề dân chủ và tự chủ trong tổ chức làng xã xây dựng hương ước; trong văn hoá là sự tôn vinh các giá trị anh hùng thờ phụng những người có công dựng nước và giữ nước; xây dựng làng xã, nghề nghiệp và trọng người hiền tài. Những giá trị tốt đẹp đó làm cho mối quan hệ Cá nhân - Gia đình - Làng nước trở nên bền chặt và nương tựa vào nhau để tồn tại và phát triển. Nước mất thì dựa vào làng để khôi phục Nước. Từ liên kết Gia đình để giữ làng, liên kết Làng để giữ Nước. Các mối quan hệ đó có cơ sở là kinh tế và theo đó là văn hoá, chính trị, đặc biệt là thể hiện trong chính sách của nhà nước, trong hương ước và tổ chức của làng xã. 29
  30. Con người cá nhân trong lịch sử Việt Nam quan hệ chặt chẽ với cộng đồng làng xã và dân tộc. - Truyền thống dũng cảm, cần cù, thông minh sáng tạo trong lao động, sản xuất , chiến đấu, là cơ sở để đón nhận những giá trị văn minh của nhân loại nhằm bảo tồn và phát triển đất nước. Thâu nhận cái hay để tồn tại và phát triển đã tạo ra tư tưỏng mới của con người Việt Nam. - Một dân tộc sau hàng ngàn năm bị nô dịch, bị cưỡng bức đồng hoá về thể chất và tinh thần (giết đàn ông, đốt sách, đồng hoá về văn hoá, phong tục tập quán) nhưng vẫn không khuất phục, kiên nhẫn chịu đựng và nuôi dưỡng ý thức độc lập để rồi lại đứng lên giành lấy độc lập dân tộc, xây dựng một quốc gia là sự thật lịch sử của dân tộc Việt Nam. Sức mạnh ấy là những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp. Sức mạnh của văn hoá truyền thống đó với những giá trị căn bản nói trên đựơc duy trì, tồn tại trong cơ sở kinh tế và hiện thân vào văn hoá, vào tố chức xã hội của làng xã đã vượt qua một ngàn năm nô lệ của thời kì Bắc thuộc để bảo tồn dân tộc với một nền văn hoỏ riờng đó 30
  31. thành công trong việc xây dựng một nhà nước độc lập vào thế kỉ X cũng như bảo vệ nền độc lập của mình trước các cuộc xâm lăng của các thế lực phong kiến phương Bắc ở những thế kỉ sau đó. Trong những giá trị đó, chủ nghĩa yêu nước truyền thống là tư tưởng, tình cảm cao quý, thiêng liêng nhất, là cội nguồn của trí lực sáng tạo và lòng dũng cảm của con người Việt Nam, cũng là chuẩn mực đạo đức cơ bản của dân tộc. - Chủ nghĩa yêu nước sẽ biến thành lực lượng vật chất thực sự khi nó ăn sâu vào tiềm thức, vào ý chí và hành động của mỗi con người. Chính từ thực tiễn đó. Hồ Chí Minh đã đúc kết thành chân lý: “ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”. Chính chủ nghĩa yêu nước - nhân văn Việt Nam là cội nguồn, là giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp, là 31
  32. điểm xuất phát, là động lực đã thúc giục Nguyễn Tất Thành quyết chí ra đi tìm đường cứu nước và để Hồ Chí Minh lựa chọn và tiếp nhận tinh hoa văn hoỏ nhõn loại mà đỉnh cao của nó là chủ nghĩa Mác - Lờnin, Hồ Chí Minh nói: “ Lúc đầu chính chủ nghĩa yêu nước chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi theo Lờnin và Quốc tế thứ ba”. - Tinh hoa văn hoá nhân loại: Lịch sử phát triển văn hoá của nhân dân ta đã chứng tỏ một vấn đề có tính quy luật là sự kết hợp văn hoá dân tộc với tinh hoa văn hoá nhân loại. Hồ Chí Minh, một con người tượng trưng cho sự kết hợp hài hoà văn hoỏ Đông - Tây. Đú chớnh là nét đặc sắc trong quá trình hình thành nhân cách và văn hoá Hồ Chí Minh. Đối với văn hoá phương Đông, Hồ Chí Minh xuất thân trong gia đình khoa bảng, từ nhỏ Người đã tiếp thu một nền Quốc học và Hán học khá vững vàng. Hồ Chí Minh biết chắt lọc lấy những gì tinh tuý nhất trong các học thuyết triết học hoặc trong tư tưởng của Lão Tử, 32
  33. Mặc Tử, Quân Tử Người tiếp thu những mặt tích cực của Phật giáo. - Phật giỏo vào Việt Nam từ đầu thiên niên kỉ thứ I và có ảnh hưởng rất lớn trong văn hoá Việt Nam, đặc biệt là ở thời kì đầu xây dựng nhà nước độc lập của nhà Lý Trần. Phật giáo đựoc coi như quốc giáo và đó cú nhiều đóng góp vào công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hình thành những nét dặc sắc của văn hoá Việt Nam ở thời kì này. Khi vào Việt Nam, Phật giáo cũng Việt hoá và hình thành nờn cỏc phỏi hệ như Thiền Phỏi Trỳc lõm Việt Nam với chủ trương gắn bó dân tộc và đất nước. - Những tư tưởng căn bản của Phật giáo ảnh hưởng tích cực tới văn hoá Việt Nam là tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái cứu khổ cứu nạn, thương người như thể thương thân, nếp sống có đạo đức, trong sạch, giản dị, chăm lo làm điều thiện Vì vậy, Phật giáo đã ảnh hưởng rất lớn tới sự hình thành và phát triển của văn hoá, tư tưởng và lối sống Việt Nam. - Nho giáo Trung Hoa vào Việt Nam do nhu cầu của sự thống trị, nhưng trong quá trình đú đó được Việt 33
  34. hoá thành Nho giáo Việt Nam thể hiện những giá trị về lòng yêu nước, thương dân, nhân văn, dung hoà giữa cá nhân với công đồng, trọng lợi ích cộng đồng hơn lợi ích cá nhân, gắn lợi ích cá nhân với lợi ích dân tộc. - Nho giáo Việt Nam lấy yêu nước - nhân văn Việt Nam làm đạo lí. Trong điều kiện lịch sử dân tộc, Nho giáo Việt Nam đã đáp ứng yêu cầu dựng nước, giữ nước, xây dựng đất nước cũng như trong xây dựng gia đình và con người. Nho giáo Trung hoa đặt mối quan hệ vua - tôi ở vị trí cao nhất. Nho giáo Việt Nam cũng nhấn mạnh vấn đề này nhưng đòi hỏi nhà vua trước hết trung phải trung thành với Tổ quốc, nhân hậu với nhân dân, cũng phải lấy tu thân làm gốc. Người Việt Nam ca ngợi những ông vua hiền và ủng hộ việc gạt bỏ những ông vua bất lực để lập nên những triều đại mới, tiến bộ, đó là nội dung tích cực của Nho giáo Việt Nam. Bên cạnh đó, những yếu tố tích cực của Nho giáo như triết lí hành động, tư tưởng nhập thế, hành đạo giúp đời, tư tưởng về một xã hội bình trị, an ninh, hoà mục, thế giới đại đồng, triết lý nhân sinh, tu thân, dưỡng tính. 34
  35. v.v cũng được Việt Hoá thành các giá trị văn hoá Việt Nam, phù hợp với các giá trị gốc của dân tộc. - Những tác động tích cực của Phật giáo và Nho Giáo Việt Nam đã tác động tới Hồ Chí Minh ngay từ khi còn nhỏ ở trong môi truờng văn hoá Việt của làng xã Việt Nam và dưới sự dạy bảo của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. - Hồ Chí Minh từng nói: “ Tôi sinh ra trong một gia đình nhà nho An Nam. Những gia đình như thế ở nước chúng tôi không phải làm việc gì? Thanh niên trong những gia đình ấy thường học Khổng giáo, đồng chí chắc biết Khổng giáo không phải là một tôn giáo mà là thứ khoa học về kinh nghiệm đạo đức và phép ứng xử”63 Trong các tác phẩm của mình Hồ Chí Minh sử dụng khá nhiều mệnh đề của nho giáo và đưa vào đó những nội dung và ý nghĩa mới. Trong Nho giáo, Hồ Chí Minh phê phán những yếu ttố tiêu cực và tiếp nhận có chọn lọc những yếu tố tích cực. 3 HCM. T1 – NXB Chính trị quốc gia, 1995, tr466 35
  36. Về Phật giáo, Hồ Chí Minh tiếp thu tư tưởng vị tha, bác ái, cứu khổ cứu nạn,v.v - Sau này khi trở thành người cộng sản, Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục tìm hiểu văn hoá phương Đông, đặc biệt là những trào lưu mới của Ấn Độ, Trung Quốc mà điển hình là chủ nghĩa Găngđi và chủ nghĩa Tam dõn Tụn Trung Sơn. “Những điều thích hợp với điều kiện nước ta” đó là dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc (Độc lập - Tự do - Hạnh phúc). + Đối với văn hoá phương Tây Cùng với những tư tưởng triết học phương Đông, Hồ Chí Minh còn nghiên cứu tiếp thu ảnh hưởng của nền văn hoá dân chủ và cách mạng phương Tây. Ngay từ khi còn học ở Trường tiểu học Đông Ba rồi vào học trường Quốc học ở Huế, Nguyễn Tất Thành đã làn quen với văn hoỏ Phỏp. Đặc biệt Người rất ham mê môn lịch sử, rất muốn tìm hiểu cuộc Đại cách mạng Pháp 1789. Những tư tưởng tiến bộ của cách mạng tư sản phương Tây đã gây cho Người sự chú ý: “khi tôi độ 13 tuổi lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp: Tự do, 36
  37. Bình đẳng, Bác ái tụi muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn đằng sau những chữ ấy”. - Thời kỡ tỡm đường cứu nước (1911 -1920) trước khi đến với chủ nghĩa Mác - Lờnin - Hồ Chí Minh sống chủ yếu ở Châu Âu, Hồ Chí Minh đã dày công nghiên cứu cuộc cách mạng tu sản Mỹ, Anh, Pháp. - Sống và hoạt động ở Pari, viết văn và làm báo để tuyên truyền cho dân tộc và cách mạng, phải dùng ngôn ngữ Pháp, phải đáp ứng yêu cầu và trình độ của công chỳng Phỏp, điều này đã thúc đẩy Hồ Chí Minh nhanh chóng làm chủ đựơc ngôn ngữ và văn hoỏ Phỏp. Người sớm làm quen với văn hoỏ Phỏp, tìm hiểu các cuộc cách mạng ở Pháp và Mỹ. Người trực tiếp đọc và tiềp thu các tư tưởng về tự do bình đẳng qua các tác phẩm của các nhà khai sáng như Vonte (Voltaire), Rutxo (Rousso); Mụngtetxkiow (Montesquieu). Người tiếp thu các giá trị của bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Đại cách mạng Phỏp, cỏc 37
  38. giá trị về quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của Tuyên ngôn độc lập ở Mỹ 1776. Nói tóm lại, trên hành trình cứu nước, Hồ Chí Minh đó biờt tự làm giàu trí tuệ của mình bằng vốn trí tuệ của thời đại, Đông và Tây, vừa tiếp thu, vừa gạn lọc để từ tầm cao tri thức nhân loại mà suy nghĩ, lưạ chọn, kế thừa và đổi mới vận dụng và phát triển. - Vì vậy tất cả những hiểu biết của Người về văn hoá phương Đông và phương Tây góp phần quan trọng vào hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. * Chủ nghĩa Mác- Lờnin Chủ nghĩa mác - Lờnin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh. Vấn đề này chúng ta cần tìm hiểu và làm sanngs tỏ: Hồ Chí Minh đã đến với chủ nghĩa Mác - Lờnin như thế nào, vì sao Ngưũi lại có thể vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lờnin trên một luận điểm cơ bản? - Có thể rút ra những đặc điểm gì về con đường Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác- Lờnin? Thứ nhất: Khi ra đi tìm đường cứu nước, ở tưởi 20, Nguyễn Tất Thành đã được dân tộc, quê hương và gia 38
  39. đình trang bị cho một vốn học vấn chắc chắn, một năng lực trí tuệ sắc sảo, giúp Người phân tích, tổng hợp các phong trào yêu nước chống Pháp từ cuối thế kỷ XIX sang đầu thế kỷ XX. Dù mục đích, tôn chỉ, hình thức, biện pháp của các phong trào ấy có khác nhau, tựu chung cũng chỉ xoay quanh hai dường lối: quân chủ hay dõn chủ; hai phương pháp cách mạng hay cải lương. Cả hai đường lối và phương pháp này đều không thoả mãn được yêu càu giải phóng dân tộc trong điều kiện chủ nghĩa đế quốc đã thành hệ thống thế giới. Trong 10 năm đầu (1911 - 1920) của quá trình bôn ba tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã hoàn thiện cho mình , một vốn văn hoá, vốn chính trị và vốn sống thực tiễn phong phú, tạo thành một bản lĩnh trí tuệ mà không một nhà cách mạng trẻ tuổi Việt Nam nào vào thời ấy có thể so sánh được. - Cái bản lĩnh đú đó nâng cao khả năng độc lập, tự chủ và sáng tạo ở Người khi tiếp thu và vận dụng chủ nghĩa Mác - Lờnin để không rơi vào sao chép, giáo điều dập khuôn mà biết tiếp thu vận dụng có chọn lọc những 39
  40. nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lờnin phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của Việt Nam lúc bấy giờ. Thứ hai: - Khác với nhiều trí thức tư sản phương Tây đến với chủ nghĩa Mác- Lờnin chủ yếu như đến với học thuyết nhằm giải quyết những vấn đề tư duy hơn là hành động Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác - Lê nin là để tìm kim chỉ nam cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc, tức là từ nhu cầu thực tiễn của dân tộc Việt Nam. Trong bài con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Mác - Lờnin Hồ Chí Minh đã cắt nghĩa một cách chân thành, giản dị quá trình hình thành tư tưởng của mỡnh: “Lỳc bấy giờ, tôi ủng hộ Cách mạng Tháng Mười chỉ là theo cảm tính tự nhiờn Tụi kính yêu Lờnin vỡ Lờnin là một người yêu nước vĩ đại đã giải phóng đồng bào mỡnh tụi tham gia Đảng Xã Hội Pháp chẳng qua là vì các ông bà ấy (hồi đó ttụi gọi các đồng chí của tôi như thế) đã tỏ ra đồng tình với tôi, với cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức. còn như Đảng là gì, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản là gỡ, thỡ tụi chưa hiểu”. 40
  41. Thực tiễn trong 10 năm đi tìm đường cứu nước nhất là sau khi đọc Sơ thảo làn thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đê thuộc địa của Lờnin (7/1920), Nguyễn Ái Quốc đã “cảm động, phấn khởi, sáng tỏ vui mừng đến phỏt khúc ” vỡ đó tìm thấy con đường giải phóng của dân tộc. Như vậy, chính luận cuơng của Lờnin đó nâng cao nhận thức của Hồ Chí Minh về con đường giải phóng. Nó phù hợp và đáp ứng những tình cảm, suy nghĩ, hoài bão đựơc ấp ủ từ lâu, nay đang trở thành hiện thực. Người viết “ Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đưa tôi tin theo Lờnin, tin theo Quốc tế thứ ba”. (Hồ Chí Minh, Toàn tập T20, tr128) Thứ ba: Từ nhận thức ban đầu về chủ nghĩa Lờnin Hồ Chí Minh đã tiến dần tới những nhận thức “lý tớnh”, trở lại nghiên cứu Mác sâu sắc hơn để rồi tiếp thu học thuyết của các ông một cách có chọn lọc, không áp dụng dập khuôn, máy móc, không sao chép giáo điều. Nhười tiếp thu lý luận Mỏc- Lờnin theo phương pháp Macxit, nắm lấy cái tinh thần, cái bản chất. Người vận dụng lập trường, quan điểm, phương pháp biện 41
  42. chứng của chủ ngghĩa Mác - Lờnin để giải quyết những vấn đề thực tiễn của cách mạng Việt Nam, chứ không tìm những kết luận có sẵn trong sách vở. - Thế giới quan và phương pháp luận Mác - Lờnin đó giỳp Hồ Chí Minh tổng kết kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn để tìm ra con đường cứu nước. Hồ Chí Minh nói: “ Trong cuộc đấu tranh, vừa nghiên cứu lý luận Mỏc- Lờnin, vừa làm cụng tác thực tế, dần dần tôi hiểu được rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới” (Hồ Chí Minh toàn tập, T10, Tr128). “ Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lênin"(2) (Hồ Chí Minh. Toàn tập, T2, tr128) - “Chớnh là do cố gắng vận dụng những lới dạy của Lờnin, nhưng vận dụng một cách sáng tạo, phù hợp với thực tế Việt Nam ngày nay, mà chúng tôi đã chiến đấu và giành được thắng lợi to lớn”. (3) ( Hồ Chí Minh. Toàn tập T12, tr476) 2. Nhân tố chủ quan 42
  43. Tại sao có nhiều người đã cố gắng tìm đường cứu nước nhưng chỉ có Hồ Chí Minh mới nhận thức được con đường mới và phù hợp với yêu cầu của dân tộc và xu thế phát triển của thời đại. Trước hết phải nói tới những phẩm chất, khả năng tư duy và trí tuệ Hồ Chí Minh Chúng ta đã nghiên cứu Tư tưởng là sản phẩm của tư duy con người, do con người tổng kết từ những hoạt động thực tiễn. Mọi người bình thường đều có hoạt động tư duy và hoạt động thực tiễn, nhưng không phải ai cũng trở thành nhà tư tưởng. Điều đó ngoài những yếu tố khách quan còn phụ thuộc vào yếu tố chủ quan có ý nghĩa quyết định là nhân cách và qua trình hoạt động thực tiễn phong phú của từng cá nhân. Những năm tháng hoạt động trong nước và bôn ba khắp thế giới để học tập, nghiên cứu, Hồ Chí Minh đã không ngừng quan sát, nhận xét thực tiễn, làm phong phú thêm sự hiểu biết của mình, đồng thời hình thành những cơ sở quan trọng để tạo dựng nên những thành 43
  44. công trong lĩnh vực hoạt động lý luận của Người về sau. Các nhà yêu nước tiền bối và cùng thời với Hồ Chí Minh tuy cũng đó cú những quan sát, nhưng họ chưa nhận thấy, hoặc chưa nhận thức đúng về sự thay đổi của dân tộc và thời đại. Trong quá trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh khám phá các quy luật vận động ngoài xã hội, đời sống văn hoỏvà cuộc đấu tranh của các dân tộc trong hoàn cảnh cụ thể để khái quát thành lý luận, đem lý luận chỉ đạo hoạt động thực tiễn và được kiểm nghiệm trong thực tiễn. Mục tiêu đấu tranh giải phóng dân tộc, sự tác động mạnh mẽ của thời đại và sự nhận thức đúng đắn về thời đại đã tạo điều kiện để Hồ Chí Minh hoạt động có hiệu quả cho dân tộc và nhân loại. Có được điều đó là nhờ vào nhân cách, phẩm chất và tài năng trí tuệ siêu việt của Hồ Chí Minh. Phẩm chất, tài năng đó đựoc biểu hiện trước hết ở tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, cộng với đầu óc phê phán tinh tường, sáng suốt trong việc nhận xét, đánh giá các sự vật, sự việc xung quanh. 44
  45. Phẩm chất, tài năng đó cũng đuợc biểu hiện ở bản lĩnh kiên định, luôn tin vào nhân dân; khiêm tốn, bình dị, ham học hỏi; nhạy bén với cái mới, có phương pháp biện chứng, có đầu óc thực tiễn. Chính vì thế, Hồ CHí Minh đã khám phá ra lý luận cách mạng thuộc địa trong thời đại mới, trên cơ sở đó xây dựng một hệ thống quan điểm lý luận toàn diện, sâu sắc và sáng tạo về cách mạng Việt Nam, kiên trì chân lý và định ra các quyết sách đúng đắn, sáng tạo để đưa cách mạng đến thắng lợi. Phẩm chất cá nhân Hồ Chí Minh còn biểu hiện ở sự khổ công học tập để chiếm lĩnh đỉnh cao tri thức nhân loại, là tâm hồn của một nhà yêu nước chân chính, một chiến sĩ cộng sản nhiệt thành cách mạng, một trái tim yêu nước, thương dân, sẵn sàng chịu đựng hy sinh vì độc lập tự do của tổ quốc, hạnh phúc của đồng bào. Tóm lại: Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm tổng hoà của những điều kiện khách quan và chủ quan của truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại. Cùng với thực tiễn dân tộc và thời đại được Hồ Chí Minh tổng kết chuyển hoá sắc sảo, tinh tế với một 45
  46. phương pháp khoa học, biện chứng. Tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành tư tưởng Việt Nam hiện đại. II. Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về cách mạng Việt Nam không phải hình thành ngay một lúc mà trải qua một quá trình tìm tòi, xác lập, phát triển và hoàn thiện, gắn liền với tiến trình lịch sử của dân tộc, của Đảng, của nhân loại và sự vận động của lịch sử trong thời đại mới. Có thể nêu lên tiến trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh theo các thời kỳ lịch sử sau đây: 1. Thời kì trước năm 1911 -đây là thời kì hình thành tư tưởng yêu nươc và chí hướng yêu nước. Hồ Chí Minh (lúc nhỏ tên là: Nguyễn Sinh Cung sau đổi là Nguyễn Tất Thành) sinh ngày 19- 5-1890 trong một gia đình nhà nho yêu nước, gần gũi với nhân dân. - Cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh của Người là một nhà nho cấp tiến, có lòng yêu nước, thương dân sâu sắc. Tấm gương lao động cần cù, ý chí 46
  47. kiên cường vượt qua gian khổ để đạt được mục tiêu, đặc biệt là tư tưởng thương dân, lấy dân làm hậu thuẫn cho các cải cách chính trị - xã hội của cụ Phó bảng đã có ảnh hưởng sâu sắc đối với quá trình hình thành nhân cách của Nguyễn Tất Thành. Sau này những kiến thức học đựoc từ người cha, bắt gặp tư tưởng mới của thời đại đã được Hồ Chí Minh nâng lên thành tư tưởng cốt lõi trong đường lối chính trị của mình. Cuộc sống của người mẹ là bà Hoàng Thị Loan cũng ảnh hưởng đến tư tưởng, tình cảm của Nguyễn Sinh Cung về đức tính nhân hậu, đảm đang, sống chan hoà với mọi người. - Đồng thời phải nói tới mối quan hệ và tác động qua lại giữa 3 chi em Nguyễn Thị Thanh (Nguyễn Thị Bạch Liên), Nguyễn Sinh Khiêm (Nguyễn Tất Đạt) và Nguyễn Sinh Cung (Nguyễn Tất Thành) về lòng yêu nước thương nòi. - Nghệ Tĩnh là vùng đất vừa giàu truyền thống văn hoá vừa giàu truỳen thống lao động đáu tranh chống ngoại xâm. Nơi đõy đó sản sinh ra biết bao anh hùng nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam như Mai Thúc Loan, Nguyễn Biểu, Đặng Dung, các lãnh tụ yêu nước 47
  48. thời cận đại như Phan Đỡnh Phùng, Phan Bội Chõu những liệt sĩ chống Pháp ngay trên mảnh đất Kim Liên như Vuơng Thúc Mậu, Nguyễn Sinh Quyến. - Từ thuở thiếu thời Nguyễn Tất Thành đã tận mắt chứng kiến cuộc sống nghèo khổ, bị áp bức, bóc lột đến cùng cực của đồng bào mình. Khi vào Huế, Nguyễn Tất Thành lại tận mắt nhìn thấy tội ác của thực dân Pháp và thái độ ươn hèn của bọn phong kiến Nam Triều. Thêm vào đó là những bài học thất bại của các nhà yêu nước tiền bối và đương thời Tất cả đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm một con đường mới để cứu dân, cứu nước. - Phát huy truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc truyền thống tốt đẹp của gia đình, quê hương với sự nhạy cảm đặc biệt về chính trị. Hồ Chí Minh đã sớm nhận ra những hạn chế của những người di truớc. Người thấy rằng không thể cứu nước theo con đuờng của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Hoàng Hoa Thỏm Người từ chối Đông Du không phải vỡ đó hiểu bản chất của đế quốc Nhật mà chỉ cảm thấy rằng: không thể dựa vào nước ngoài để giải phóng Tổ Quốc. “Điều 48
  49. mà Chủ tịch Hồ Chí Minh sớm nhận thức được và nó dẫn Người đi đúng hướng là: Nguồn gốc những đau khổ và áp bức dân tộc là ở ngay tại “Chớnh quốc”, ở ngay đế quốc đang thống trị dân tộc mình”71 - Cùng với việc phê phán hành động cầu viện Nhật Bản chẳng khác gì “đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau” tư tưởng “ỷ Pháp cầu tiến bộ” chẳng qua chỉ là việc cầu xin Pháp rủ lòng thương” Nguyễn Ái Quốc đã tự định ra cho mình một hướng đi mới, phải tìm hiểu cho rõ bản chất của những từ Tự do, Bình đẳng, Bác ái của nước Cộng hoà Pháp, phải đi ra nước ngoài xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm thế nào, sẽ trở về giúp đồng bào mỡnh”(2) 2. Từ năm 1911 đến năm 1920; đây là thời kỳ tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc. - Năm 1911, Nguyễn Tất Thành rời Tổ quốc sang phương Tõy tỡm đường cứu nước. Đó là việc làm mới mẻ, chưa có tiền lệ, khác với hưúng đi truyền thống sang phưong Đông của các bậc tiền bối. 1 Nguyễn Khánh Toàn. Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Cộng sản Khoa học, NXB CTHN- 1982 tr14 49
  50. - Việc Hồ Chí Minh ra nước ngoài xuất phát từ ý thức dân tộc. từ hoài bão cứu nước. Qua cuộc hành trình đến nhiều nước thuộc địa, phụ thuộc, tư bản đế quốc, Người đã xúc động trước cảnh khổ cực, bị áp bức của những người lao động. Người nhận thấy, ở đâu nhân dân cũng mong muốn thoát khỏi ách áp bức, bóc lột. Nhờ những bài học từ thuở thiếu niên về lý tưởng “bốn bể đều là anh em”. Nguyễn Tất Thành không chỉ đau với nỗi đau của dân tộc mình. Người còn xót xa trước nỗi đau của dân tộc khác. Từ lòng yêu thương đồng bào mình, Hồ Chí Minh càng đồng cảm với những người cùng cảnh ngộ trên toàn thế giới. Ở Người đã nảy sinh ý thức về sự cần thiết phải đoàn kết những người bị áp bức để đấu tranh cho nguyện vọng và quyền lợi chung. Có thể xem đây là biểu hiện đầu tiên của ý thức về sự đoàn kết quốc tế giữa các dân tộc thuộc địa nhằm thoát khỏi ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc. Với lòng yêu nước nồng nàn, Hồ Chí Minh kiên trì chịu đựng mọi gian khổ. Người chú ý xem xét tình hình các nước, suy nghĩ về những điều mát thấy tai nghe, hăng hái học tập và tham gia các buổi diễn thuyết 50
  51. của nhiều nhà chính trị và triết học. Năm 1919 thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc gửi bản yêu sách gồm 8 điểm của nhân dân An Nam tới hội nghị Vec- xõy đũi chính phủ Pháp thừa nhận các quyền tự do dân chủ và bình đẳng của nhân dân Việt Nam. Bản yêu sách đã vạch trần tội ác của thực dân Pháp, làm cho nhân dân thế giới và nhân dân thế giới và nhân dân Pháp phải chú ý tới tình hình Việt Nam và Đông Dương. Cuộc hành trình qua năm châu bốn biển đã không chỉ hình thành ở Hồ Chí Minh tình cảm và ý thức đoàn kết giữa các dân tộc bị áp bức mà còn rốn luyện Người trở thành một công nhân có đầy đủ phẩm chất, tư tưởng, tâm lý của giai cấp vô sản. Thực tiễn trong gần 10 năm đi tìm đường cứu nước, nhất là khi đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lờnin đăng trờn bỏo L , Humanitộ số ra ngày 16 và 17 tháng 07 năm 1920 Nguời đã “Cảm động, phấn khởi, sáng tỏ tin tưởng vui mừng đến phỏt khúc”18 1Hồ Chí Minh- Biên niên tiểu sử NXB Chính trị quốc gia – Hà Nội – 2006, tâpj 1 tr 98- 99 51
  52. Luận cương của Lờnin đã giải đáp cho Nguyễn Ái Quốc con đường giành độc lập cho dân tộc và tự do cho đồng bào đáp ứng những tình cảm, suy nghĩ, hoài bão được ấp ủ bấy lâu nay ở Người. Với việc biểu quyết tán thành Đệ tam quốc tế (Quốc tế III) tham gia thành lập Đảng cộng sản Pháp (12- 1920), trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên, đã đánh dấu bước chuyển biến về chất trong tư tưởng Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Lờnin, từ giác ngộ dân tộc đến giác ngộ giai cấp, từ người yêu nước trở thành người cộng sản. Việc xác định con đường đúng đắn để giải phóng dan tộc là công lao to lớn đầu tiên của Hồ Chí Minh trong thực tiễn. Người đã gắn phong trào cách mạng Việt Nam với phong trào công nhân quốc tế, đưa nhân dân ta đi theo con đường mà chính Người đã trải qua từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác- Lờnin. Đó là con đường giải phóng duy nhất mà cách mạng Tháng Mười Nga (1917) đã mở ra cho nhân dân lao động và tất cả các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới19. 1 Lê Duẩn: Dưới lá cờ vẻ vang vì độc lập tự do vì CNXH tiến lên giành những thắng lợi mới. NXB ST Thanh niên. 52
  53. 3. Từ năm 1921 đến năm 1930, đây là thời kỳ hình thành cơ bản tư tưởng về cách mạng Việt Nam. - Thời kỳ này Nguyễn Ái Quốc có những hoạt động thực tiễn và hoạt động lý luận hết sức phong phú, sôi nổi trên địa bàn nước Pháp (1921-1923), Liờn Xụ (1923 -1924); Trung Quốc (1924-1927); Thái Lan (1928 -1929). Trong thời kỳ này Nguyễn Ái Quốc viết nhiều bài báo tố cáo chủ nghĩa thực dân, đề cập đến mối quan hệ mật thiết giữa cách mạng vô sản ở chính quốc và cách mạng thuộc địa. Khẳng định cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới. Các tác phẩm của người như Bản án chế độ thực dân Pháp 1925, Đường cách mệnh (1927), Cương lĩnh đầu tiên của Đảng (Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trớnh tóm tắt (1930) và nhiều bài viết khác của Người trong giai đoạn này là sự phát triển và tiếp tục hoàn thiện tư tưởng cách mạng về giải phóng dân 53
  54. tộc. Những tác phẩm có tính chất lý luận nói trên chứa đựng những nụị dung cơ bản sau đây: - Bản chất của chủ nghĩa thực dân là “ăn cướp” và “giết người”. Vì vậy chủ nghĩa thực dân là kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa, của các giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới. - Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải đi theo con đường cách mạng vô sản và là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới. - Cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc có mối quan hệ khăng khít với nhau, nhưng không phụ thuộc vào nhau. Cách mạng giải phóng dân tộc có thể bùng nổ và giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc. - Cách mạng thuộc địa trước hết là một cuộc “dõn tộc cách mạng” đánh đuổi bọn ngoại xâm giành độc lập tự do. - Cách mạng giải phóng dân tộc muốn giành được thắng lợi cần phải thu phục, lôi cuốn được nông dân đi theo cần xõy dựng khối liên minh công nông làm động lực cho cách mạng. Bởi vì ở một nước nông nghiệp lạc 54
  55. hậu nông dân là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội, bị đế quốc phong kiến bóc lột nặng nề. - Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thành công trước hết cần phải có Đảng lãnh đạo, Đảng phải theo chủ nghĩa Mác- Lờnin. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân chứ không phải việc của một vài người. Vì vậy cần phải tập hợp giác ngộ và từng bước tổ chức quần chúng đấu tranh từ thấp tới cao. - Những quan điểm tư tưởng cách mạng của Người nêu trong các tác phẩm của Người, cùng tài liệu mỏc- xít khỏc, theo những đường dây bí mật được truyền về trong nước, đến với tầng lớp nhân dân Việt Nam tạo ra một động lực mới thúc đảy phong trào dân tộc phát triển theo xu hướng mới của thời đại. 4. Từ năm 1930 đến năm 1945; đây là thời kỳ vượt qua thử thách kiên trì giữ vững lập trường cách mạng a. Tư tưởng Hồ Chí Minh gặp khó khăn, thử thách (1930-1940) Xây dựng Đảng Cộng Sản Việt Nam với đường lối cách mạng vô sản qua các văn kiện đầu tiên là Chính 55
  56. cương vắn tắt là sự vận dụng sáng tạo của chủ nghĩa Mác - Lê nin vào hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam của Hồ Chí Minh. Tuy nhiên do chưa nắm bắt đựoc tình hình thực tiễn và bị chi phối bởi các quan điểm tả khuynh của Quốc tế Cộng sản, Hội nghị BCHTW Đảng lần thứ I (tháng 10 -1930) đã chỉ trích, phê phán xung quanh cỏcvấn đề về mối quan hệ dân tộc, giai cấp về vấn đề mặt trận dân tộc thống nhất, tên Đảng và ra nghị quyết thủ tiêu các văn kiện đã được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng tháng 1/1930, đồng thời quyết định đổi tên Đảng thành Đảng Cộng sản Đông Dương. Nguyễn Ái Quốc vẫn kiên trì quan điểm của mình. Chỉ sau khi Đại hội VII Quốc tế cộng sản (7/1935)phê phản khuynh hướng tả khuynh , biệt phái trong phong trào cộng sản quốc tế và căn cứ vào thực tiễn cách mạng nước ta, Đảng ta mới thực sự điều chỉnh và đề ra những chủ trương theo quan điểm đúng đắn của Nguyễn Ái Quốc, Tháng 09 năm 1938 Quốc tế cộng sản đã đồng ý để Nguyễn Ái Quốc về công tác ở Đông Dương. Ngày 28 tháng 01 năm 1941 Người về đến Việt 56
  57. Nam và từ đây trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước. b.Tư tưởng Hồ Chí Minh được thực hiện đúng đắn ở Việt Nam (1941- 1945) Tháng 5/1941 Hồ Chí Minh triệu tập và chủ trì hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8. Tại hội nghị này, những quan điểm của Hồ Chí Minh về đường lối cách mạng Việt Nam, chủ yếu là về vấn đề giải quyết mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, đặt quyền lợi giải phóng dân tộc cao hơn hết thảy, đoàn kết toàn dân trong xây dựng lực lựơng cách mạng, xây dựng mặt trận đoàn kết dân tộc và phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh đựơc khẳng định. Với những quan điểm đúng đắn đó, Mặt trận Việt Minh đựoc Đảng ta tổ chức đã phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc trên cả nước đồng thời tạo ra cơ sở chính trị vững chắc cho sự ra đời của lực lượng vũ trang nhân dân. Đó là những nhân tố căn bản đưa tới thành công của Cách mạng Tháng Tám 1945. 57
  58. 5. Từ năm 1945 độn 1969; đây là thời kỳ tư tưởng Hồ CHí Minh tiếp tục phát triển, hoàn thiện. - Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời. Từ đây, Tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục phát triển và đáp ứng tình hình nhiệm vụ cách mạng mới. - Đó là những quan điểm của Người về xây dựng nhà nước dân chủ mới ở nước ta về những vấn đề đối nội - đối ngoại, về xây dựng nền kinh tế, văn hoá, con ngưũi mới để bảo vệ thành quả cách mạng tháng Tám. - Ngưũi chủ trương củng cố chính quyền non trẻ, đẩy lùi giặc đói, giạc dốt, khắc phục nạn tài chính thiếu hụt. + Về đối ngoại: Người vận dụng sách lược khôn khéo mềm dẻo, thêm bạn, bớt thù “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”tranh thủ thời gian để chuẩn bị thế và lực cho kháng chiến lâu dài. Chính nhờ đó ngày 19/12/1946 với tư thế sẵn sàng và lòng tin sắt đá vào cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ nhưng nhất định thắng lợi. Hồ Chí Minh đã 58
  59. phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp và Người đó cựng Trung ương Đảng đề ra đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh. - Năm 1951 theo sáng kiến của Hồ Chí Minh Đại hội ĐBTQ lần thứ I của Đảng đã thông qua Cuơng lĩnh, Điều lệ mới, đổi tên Đảng thành Đảng lao động Việt Nam, đề ra chủ trương, đường lối đúng đắn, giải quyết tốt mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, nhằm động viên toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ đến tháng lợi hoàn toàn - Sau hiệp định Giơne 1954 đất nước ta tạm thời bị chia làm hai miền, đứng trước yêu cầu mới của sự nghiệp cách mạng Tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục phát triển, đáp ứng tình hình, nhiệm vụ đó với việc hình thành đừơng lối, thực hiện đồng thời hai cuộc cách mạng, cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Hai cuộc cách mạng đú cú mối quan hệ khăng khít với nhau 59
  60. - Xuất phát từ thực tiễn trong quá trình lãnh đạo cách mạng nước ta, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhiều vấn đề đã tiếp tục bổ sung, phát triển, hợp thành một hệ thống những quan điểm lý luận về cách mạng Việt Nam. Đó là tư tưởng về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Tư tưởng về Nhà nước của dân, do dõn, vỡ dõn, tư tưởng về chiến lược con người, tư tưởng về Đảng Cộng sản - Năm 1969 trước khi qua đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kịp để lại cho toàn Đảng toàn dân ta bản Di chúc thiêng liêng chỉ rõ sự tất thắng của sự nghiệp chống Mỹ cứu nước; tổng kết những bài học của cách mạng Việt Nam và chỉ ra những phương hướng lớn để xây dựng đất nước sau chiến tranh nhằm thực hiện cho được mục tiêu “Xõy dựng một nước Việt Nam, hoà bình thống nhất độc lập dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng cho sự nghiệp cách mạng thế giới”. Thực hiện Di chúc của Người, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam hoàn thành sự nghiệp thống nhất Tổ quốc đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. 60
  61. Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh hình thành và phát triển đáp ứng đòi hỏi của lịch sử dân tộc và nhân loại trong thời đại mới. Dưúi sự lãnh đạo của Đảng, thắng lợi của cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giói đó khẳng định giá trị nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam. Đây là tài sản tinh thần vô cùng quý giá của dân tộc ta. III. Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh 1. Tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng con đường giải phóng và phát triển dân tộc. b. Tài sản tinh thần vô giá của dân tộc Việt Nam Tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản phẩm của dân tộc và thời đại, nó trường tồn, bất diệt, là tài sản vô giá của dân tộc ta. Sở dĩ như vậy vì tư tưởng của Người không chỉ tiếp thu, kế thừa những giá trị, tinh hoa văn hoá, tư tưởng “vĩnh cửu” của loài người, trong đó chủ yếu là chủ nghĩa Mác - Lờnin, mà còn đáp ứng nhiều vấn dề của thời đại, của sự nghiệp cách mạng Việt Nam và thế giới. 61
  62. Tính sáng tạo của tư tưởng Hồ Chí Minh được thể hiện ở chỗ; trung thành với nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lờnin, đồng thòi khi nghiên cứu, vận dụng những nguyên lý đó, Hồ Chí Minh đã mạnh dạn loại bỏ những gì không thích hợp với điều kiện cụ thể của nước ta, dám đề xuất những vấn đề mới do thực tiễn đặt ra và giải quyết một cách linh hoạt, khoa học, hiệu quả. Vấn đề này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: ‘Lý luận không phải là một cái gì cứng nhắc, nó đầy tính sáng tạo; lý luận luôn luôn cần được bổ sung bằng những kết luận mới rút ra từ thực tiễn sinh động”110 Tư tưởng Hồ Chí Minh được kiểm nghiệm trong thực tiễn, với những hoạt động cách mạng của Người. Ngày nay, tư tưởng đó, bao gồm một hệ thống những quan điểm lý luận, tư tưởng về chiến luợc, sách luợc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, về sự cải biến cách mạng đối với thế giới, về đạo đức, phong cách, phương pháp Hồ Chí Minh, về việc hiện thực hoỏ cỏc tư tưởng ấy trong đời sống xã hội đang soi sáng cho chúng ta. Đại hội đại 1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 8,tr 496 62
  63. biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng nêu cao tư tưởng Hồ Chí Minh và đã quyết định ghi vào Cương lĩnh và Điều lệ của mình: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lờnin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động”. Điều đó bảo đảm cho thắng lợi cách mạng Việt Nam, bảo đảm cho tương lai, tiền đồ vẻ vang của dân tộc Việt Nam. Nét đặc sắc nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh là những vấn đề xung quanh việc giải phóng dân tộc và định hướng cho sự phát triển dân tộc. Tư tưởng của Người gắn liền với chủ nghĩa Mác - Lờnin và thực tiễn cách mạng nước ta. Ngay từ những năm 30 của thế kỷ XX, Trong Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Hồ Chí Minh đã xác định phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam là: Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản. Tư tưởng trên đây của Hồ Chí Minh vừa phản ánh quy luật khách quan của sự nghiệp đấu tranh giải phóng trong thời đại cách mạng vô sản, vừa phản ánh mối quan hệ khăng 63
  64. khít giữa mục tiêu giải phóng dân tộc với mục tiêu giải phóng giai cấp và giải phóng con người. b. Nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của cách mạng Việt Nam Vì tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho Đảng ta và nhân dân ta trên con đường thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trong suốt chặng đường hơn một nửa thế kỷ, tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành ngọn cờ dẫn dắt cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Trong bối cảnh của thế giới ngày nay, tư tưởng Hồ Chí Minh giúp chúng ta nhận thức những vấn đề lớn có liên quan đến việc bảo vệ nền độc lập dân tộc, phát triển xã hội và bảo vệ quyền con người bởi vì Hồ Chí Minh đã suốt đời phấn đấu cho việc giải phóng dân tộc, đã đề ra lý luận về sự phát triển của các dân tộc giành độc lập tiến lên chủ nghĩa xã hội và luôn luôn quan tâm đến lợi ích con người. Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng vững chắc để Đảng ta vạch ra đường lối cách mạng đúng đắn, là sợi 64
  65. chỉ đỏ dẫn đường cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đi tới thắng lợi. Tư tưởng Hồ Chí Minh mãi mãi sống với chúng ta, vỡ đó thấm sâu vào quần chúng nhân dân, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ đối với thời đại. Qua thực tiễn cách mạng, Tư tưởng Hồ chí Minh ngày càng toả sáng, chiếm lĩnh trái tim, khối óc của hàng triệu, hàng triệu con người. 2. Tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sự phát triển thế giới. a. Phản ánh khát vọng thời đại Cỏc Mác khái quát “Mỗi thời đại xã hội đều cần có những con người vĩ đại của nó và nếu nó không tìm ra những người như thế nú sẽ nặn ra họ”111 Đúng như vậy, Hồ Chí Minh là nhân vật lịch sử vĩ đại, không chỉ là sản phẩm của dân tộc, của giai cấp công nhân Việt Nam, mà còn là sản phẩm của thời đại, của nhân loại tiến bộ. Ngay trong những năm 20 của thế kỷ XX, cùng với quá trình hình thành về cơ bản Tư tưởng Hồ Chí Minh, 1 Các Mác và Ăng ghen:Toàn tập , NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, t7, TR 88 65
  66. Người đó cú những cống hiến xuất sắc về lý luận cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác- Lờnin: Giành độc lập dân tộc để tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Người cũng có những nhận thức sâu và độc đáo về mối quan hệ chặt chẽ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp trong cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản. Người chỉ rõ tầm quan trọng đặc biệt của độc lập dân tộc trong tiến trình đi lên của chủ nghĩa xã hội, về tính tự thân vận động của công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc, về mối quan hệ giữa cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa với cách mạng vô sản ở chính quốc và về khả năng cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa nổ ra và thắng lợi trước cách mạng vô sản chính quốc. Từ nghiên cứu lý luận, áp dụng vào những điều kiện cụ thể, Hồ Chí Minh đã hình thành một hệ thống luận điểm chính xác và đúng đắn về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa, góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lờnin. 66
  67. Việc xác định đứng đắn những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam trong tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó có cả các vấn đề chủ nghĩa xã hội, xây dựng chủ nghĩa xã hội, về hoà bình, hợp tác hữu nghị cỏc dõn tộc có giá trị to lớn về mặt lý luận và đang trở thànhhiện thực của nhều vấn đề quốc tế ngày nay. b. Tìm ra các giải pháp đấu tranh giải phóng loài người Có thể nói, đóng góp lớn nhất của Hồ Chí Minh đối với thời đại là từ việc xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc đến việc xác định được một con đường cách mạng, một hướng đi và tiếp theo đó là một phương pháp để thức tỉnh hàng trăm triệu người bị áp bức trong các nước thuộc địa lạc hậu. Hồ Chí Minh đã giải quyết đúng đắn vấn đề “Làm cách nào để giải phóng các dân tộc thuộc địa”; Người đã xác định chủ nghĩa đế quốc là kẻ thù lớn nhất của các dân tộc bị áp bức, và để chiến thắng chủ nghĩa đế quốc, cần phải thực hiện “đại đoàn kết”, “đại hoà hợp”. Đây là một đóng góp to lớn của Hồ Chí Minh. 67
  68. Giá trị Tư tưởng Hồ Chí Minh đối với thế giới còn là ở chỗ, ngay từ rất sớm, Người đã nhận thức đúng sự chuyển biến của thời đại. Trên cơ sở nắm vững đặc điểm thời đại, Hồ Chí Minh đã hoạt động không mệt mỏi để gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới, người đặt cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa vào phạm trù cách mạng vô sản; Nguời cương quyết bảo vệ và phát triển quan điểm của V.I. Lê nin về khả năng to lớn và vai trò chiến lựoc của cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa đối với cách mạng vô sản. Với việc nắm bắt chính xác xu thế phát triển của thời đại, Hồ Chí Minh đã đề ra đường lối chiến lược, sách lược và phương pháp cách mạng đúng đắn cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc Việt Nam. Rồi chính từ kinh nghiệm của cách mạng Việt Nam, Người đi đến khẳng định: “ trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, ở một số nứơc thuộc địa nhỏ, với sự lãnh đạo của giai cấp vô sản và đảng của nó, dựa vào quần chúng nhân dân rộng rãi trước hết là nông dân và đoàn kết đựoc mọi tầng lớp nhân dân yêu nước trong mặt trận thống nhất, với sự đồng tình và ủng hộ của phong 68
  69. trào cách mạng thế giới, trước hết là của phe xã hội chủ nghĩa hùng mạnh, nhân dân nước đó nhất định thắng lợi”121 Những tư tưởng trên đây của Hồ chí Minh đã, đang và sẽ mãi mãi là chân lý sáng ngời, góp phần vào sự kiến tạo và phát triển của nhân loại. c.Cổ vũ các dân tộc đấu tranh vì những mục tiêu cao cả Hồ Chí Minh là vị anh hùng dân tộc vĩ đại, ngưũi thầy thiên tài của cách mạng Việt Nam, một nhà mác xít- lờninnớt lỗi lạc, nhà hoạt động xuất sắc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, một chiến sĩ kiên cường của phong trào giải phóng dân tộc trong thế kỷ XX . Hồ Chí Minh đã làm sống lại những giá trị tinh thần của dân tộc Việt Nam. Sự nghiệp cứu nước của Người đó xoỏ bỏ tất cả những tủi nhục nô lệ đè nặng trên đấu dân tộc ta trong gần một thế kỷ. Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, dưới ngọn cờ bách chiến, bách thắng Hồ Chí Minh, Đảng ta đã lãnh 1 Hồ Chí Minh: toàn tập, t9 , tr 315- 316, 69
  70. đạo nhân dân ta xoá bỏ được mọi hình thức áp bức, bóc lột và xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước. Sự nghiệp cách mạng vĩ đại và phẩm chất đạo đức cao quý đã thống nhất làm một ở Hồ Chí Minh. Trong lòng nhân dân thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh là bất diệt. Bạn bè năm châu khâm phục và coi Hồ Chí Minh là “lónh tụ của thế giới thứ ba”, “ cuộc chiến đấu của Người sẽ làm kim chỉ nam cho tất cả các dân tộc đang đấu tranh, cho thanh niên và cho các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới” (Bumờđiờn - Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà Angiờri); “Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là nguồn cổ vũ đối với tất cả các chiến sĩ đấu tranh cho tụ do” (trích điện văn của Chủ tịch Ban lãnh đạo phong trào nhân dân giải phóng Ănggụla Angừtinhụnờtụ). Tuy Người đã mất nhưng “Tư tưởng chỉ đạo của Người vẫn mói cũn soi sáng cuộc đáu tranh cho tới khi tất cả bọn xâm lược và bọn áp bức bị đánh bại hoàn toàn” (trích điện văn của Tổng thống nước Cộng hoà thống nhất Tandania Giuliỳt Nirờrờ); “Tờn tuổi của đồng chí Hồ Chí Minh sẽ mãi mãi gắn bó với những hành động cao cả nhất và những 70
  71. ước mơ cao quý nhất của nhân loại” (Trích điện văn của Uỷ ban toàn quốc Đảng Cộng sản Mỹ); “ Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày nay là ngôi sao trên bầu trời của cách mạng xã hội chủ nghĩa, của các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc, đang chỉ đường cho chúng ta bằng ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lờnin. Trong sự nghiệp của chúng ta, nhất định Người sẽ sống mói” (R. Arixmenđi Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Urugoay)113 IV.Cõu hỏi ôn tập nghiên cứu 1. Phân tích các cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. 2. Nờu các giai đoạn hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh. 3. Vì sao có thể nói chủ nghĩa Mác- Lờnin là cơ sở lý luận chủ yếu của Tư tưởng Hồ Chí Minh V. Tài liệu tham khảo chủ yếu 1. Vừ Nguyờn Giỏp (chủ biờn) - Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam. NXB Chính trị quốc gia Hà Nội 1997. Phần thứ nhất - Quá trình 1 Các giai đoạn trong ngoặc kép đều trích từ cuốn sách Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới. NXB ST HN,1979, tr 123, 126, 141,151. 71
  72. hình thành phỏt trỉờn nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh (tr13-57) 2. Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh - Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mỏc- lờnin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội 2003 (tr21 -55) 3. Phan Ngọc Liên (chủ biên) - huớng dẫn học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB ĐHSP Hà Nội (tr.42 -53) VI. Tài liệu đọc thêm 1. “Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Mác - Lờnin” “Lỳc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lờnin, tin theo Quốc tế thứ ba. Từng bứoc một, trong cuộc đáu tranh, vừa nghiên cứu lý luận Mác -Lờnin, vừa làm công tác thực tế, dần dần tôi hiểu được rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng đựơc các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ. Ở nước ta và ở Trung Quốc cũng vậy, có câu chuyện đời xưa về cái “cẩm nang” đầy phép lạ thần tình, khi người ta gặp những khó khăn lớn, người ta mở 72
  73. cẩm nang ra thì thấy ngay cách giải quyết. Chủ nghĩa Lờnin đối với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những là cái “cẩm nang” thần kì, không những là cái kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. ( Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 10. NXB CT Quốc gia Hà Nội, 1996 tr. 128) 73
  74. CHƯƠNG II TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC I. Mục tiêu bài học Sau khi học tập, nghiên cứu bài này, sinh viên cần đạt được những yêu cầu sau đây: 1. Về kiến thức Hiểu rõ: - Vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc là những vấn đề cơ bản trong Tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng và phát triển quan điểm về Chủ nghĩa Mác - Lờnin, Hồ Chí Minh đã sáng tạo cho lý luận và phục vụ thiết thực cuộc đấu tranh giành độc lập. Nội dung cơ bản trong Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc. 2. Về tư tưởng - Tin tưởng vào con đuờng mà Hồ Chí Minh lựa chọn và Đảng đã khẳng định là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phún con người. Chống các luận điệu và âm mưu chống lại Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc và giải phóng dân tộc. 74
  75. 3. Về kỹ năng - Vận dụng những kiến thức của bài để học tập, nghiên cứu những vấn đề có liên quan ở các môn học khác. - Vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống đã nhận thức và có thái độ đúng đắn về các vấn đề có liên quan. II. Chuẩn bị học tập Tự đọc chương II:“Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc” trong Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nhà xuất bản CTQG - Hà Nội - 2009 III. Nội dung Chương này bao gồm 2 nội dung lớn: I - Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc II - Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc Theo trình tự của bài sinh viên lần lượt tìm hiểu các vấn đề sau: 75
  76. I - Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc 1. Vấn đề dân tộc thuộc địa a. Vài nét khái quát về vấn đề dân tộc Dân tộc là gì? Dân tộc là một vấn đề rộng lớn bao gồm những quan hệ về kinh tế, chính trị, lãnh thổ pháp lý, tư tưởng và văn hoá giữa các dân tộc, các nhúm dân tộc và bộ tộc. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lờnin, dõn tộc là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài của lịch sử. - Trước dân tộc là những hình thức cộng đồng tiền dân tộc như thị tộc, bộ tộc, bộ lạc. - Sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản dẫn đến sự ra đời của các nhà nước dân tộc tư bản chủ nghĩa. Khi chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn tư bản độc quyền (đế quốc chủ nghĩa), các nước đế quốc thi hành chính sách vũ trang xâm lược cướp bóc, nô dịch các dân tộc nhược tiểu Vấn đề dân tộc trở nên gay gắt, từ đó xuất hiện vấn đề dân tộc thuộc địa. b. Thực chất của vấn đề dân tộc thuộc địa 76
  77. - Đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc Hồ Chí Minh không bàn về dân tộc nói chung. Xuất phát từ nhu cầu khách quan của dân tộc Việt Nam, đặc điểm của thời đại, Hồ Chí Minh nêu ra thực chất của vấn đề dân tộc ở thuộc địa là vấn đề đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, xoá bỏ ách thống trị, áp bức, bóc lột của nước ngoài, giải phóng dân tộc, giành độc lập dân tộc, thực hiện quyền dân tộc tự quyết, thành lập Nhà nước dân tộc độc lập. + Nếu như C.Mỏc bàn nhiều về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản; V.I. Lờnin bàn nhiều về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc thì Hồ Chí Minh tập trung bàn nhiều về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. + Nếu như C. Mác và V.I.Lờnin bàn nhiều về đấu tranh giai cấp ở các nước tư bản chủ nghĩa, thì Hồ Chí Minh bàn nhiều về đấu tranh giải phóng dân tộc ở thuộc địa. - Lựa chọn con đường phát triển của dân tộc 77
  78. Để giải phóng dân tộc, cần xác định một con đường phát triển của dân tộc, vì phương hướng phát triển dân tộc quy định những yêu cầu và nội dung trước mắt của cuộc đấu tranh giành độc lập. Mỗi phương hướng phát triển gắn liền với một hệ tư tưởng và một giai cấp nhất định. Từ thực tiễn phong trào cứu nước của ông cha và lịch sử của nhân loại, Hồ Chí Minh khẳng định phương hướng phát triển của dân tộc trong bối cảnh thời đại mới là chủ nghĩa xã hội. Trong cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng CSVN, Hồ Chí Minh viết: Đảng chủ trương “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Con đường đó kết hợp trong đó cả nội dung dân tộc dân chủ và chủ nghĩa xã hội, xét về thực chất chính là con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Con đưũng đú phù hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể ở thuộc địa. Đó cũng là một nét độc đáo, khác biệt với con đường phát triển của các dân tộc đã phát triển lên chủ nghĩa tư bản ở phương Tây. 78
  79. c. Độc lập dân tộc - nội dung cốt lõi của vấn đề dân tộc thuộc địa - Cách tiếp cận từ quyền con người Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước với một khát vọng lớn nhất là giành độc lập cho Tổ quốc, tự do cho nhân dân. Người hết sức tôn trọng quyền con người. Hồ Chí Minh đã tìm hiểu và tiếp nhận những nhân tố về quyền con người đựơc nờu lờn trong bản Tuyờn ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy có quyền đựơc sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phỳc”. Tiếp nhận bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyến của Cách mạng Pháp năm 1791. “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi” Người khẳng định: “Đú là những lẽ phải không ai có thể chối cói được và từ quyền con người Hồ Chí Minh đã khái quát và nâng cao thành quyền dân tộc: 79
  80. “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình dẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”1. - Nội dung của độc lập dân tộc: Độc lập tự do là khát vọng lớn nhất của các dân tộc thuộc địa Hồ Chí Minh nói: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu”21 Mục tiêu đấu tranh, Ngưũi đặt ra trước hết là phải giành lại độc lập, tự do: Năm 1919, vận dụng nguyên tắc dân tộc tự quyết đã được các đồng minh thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất long trọng thừa nhận, thay mặt những người Việt Nam yêu nước, Nguyễn Ái Quốc gửi tới Hội nghị Véc Xõy bản yờu2 sách gồm tám điểm, đũi cỏc quyền tự do, dân chủ cho nhân dân Việt Nam. Bản yêu sách chưa đề cập đến vấn đề độc lập hay tự trị mà mới chỉ tập trung vào hai nội dung cơ bản: Một là. Đòi quyền bình đẳng về pháp lý cho Người Đông dương như đối với người châu Âu. Đó là xoá bỏ 2 Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chí Minh., NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2005, tr 55. 80
  81. các toà án đặc biệt dùng để đàn áp và khủng bố những bộ phận trung thành nhất trong nhân dân; xoá bỏ chế độ cai trị bàng sắc lệnh và thay thế bằng chế độ tạo ra các đạo luật, Hai là, đòi quyền tự do, dân chủ tối thiểu cho nhân dân , gồm có tự do ngôn luận báo chí, tự do hội họp, tự do cư trú. Bản yêu sách đã không được bọn đế quốc chấp nhận, từ đó Ngưũi rút ra bài học: “muốn được giải phóng các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào lực lượng của bản thân mỡnh”. Năm 1930, tại hội nghị thành lập Đảng, do Hồ Chí Minh chủ trì, trong văn kiện của Đảng do Người trực tiếp soạn thảo đã xác định mục tiêu chính trị của Đảng: “Đảng chủ trương làm Tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi đến xó hụi cộng sản”. Trong cách mạng Tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng, Đảng xác định: ‘Đỏnh đổ chủ nghĩa đế quốc Pháp và bọn phong kiến làm cho nước Việt Nam được hoàn toàn độc lập”. 81
  82. Năm 1941, Hồ Chí Minh chủ trì Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VIII thảng 5 năm 1941. Hội nghị chủ trươngnờu cao vấn đề giải phóng dân tộc: Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, của giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”. Người chỉ đạo thành lập Việt Nam độc lập đồng minh, ra báo Việt Nam độc lập, thảo Mười chính sách của Việt Minh, trong đó mục tiêu đấu tiên là: “Cờ treo độc lập, nền xõy bỡnh quyền”. Thảng 8 - 1945, Hồ Chí Minh đúc kết ý chí đấu tranh cho độc lập, tự do của nhân dân ta trong câu nói bất hủ: “dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”1 Cách mạng Tháng Tám thành công, Người thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Tuyờn ngôn độc lập, long trọng tuyên bố trước quốc dân đồng bào và trước toàn thế giới: “ nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã trở thành một nước tự do và độc lập. 82
  83. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”3 Độc lập tự do trong tư tưởng Hồ Chí Minh còn cho thấy, khi đã giành lại độc lập, tự do cho dân tộc, sẽ quyết tâm bằng mọi giá bảo vệ độc lập, tự do. Sau khi tuyên bố nền độc lập của nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư và điện văn tới tổ chức Liên hợp quốc và Chớnh phủ các nước trịnh trọng tuyên bố: “Nhân dân chúng tôi thành thật mong muốn hoà bình, nhưng chúng tôi cũng kiên quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ những quyền thiêng liêng nhất: toàn vẹn lãnh thổ cho Tổ quốc và độc lập cho đất nước”. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ thể hiện quyết tâm bảo vệ độc lập và chủ quyền dân tộc. Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi vang dội núi sông: “Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Khi đế quốc Mỹ điên cuồng mở rộng chiến tranh leo thang ra miền Bắc. Ngày 17-07-1966, Hồ Chí Minh 3 Sách đã dẫn tập 4, tr 4 83
  84. nêu cao chân lý lớn nhất của thời đại: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. “Không có gì quý hơn độc lập tự do” không chỉ là tư tưởng, mà còn là lẽ sống, là học thuyết cách mạng của Hồ Chí Minh Không có gì quý hơn độc lập tự do. Đó là lý do chiến đấu, là nguồn sức mạnh làm nên chiến thắng của sự nghiệp đấu tranh vì độc lập, tự do của dân tộc Việt nam. Được sự cổ vũ tinh thần đó nhân dân ta ở hai miền Nam - Bắc đã kiên cường chiến đấu, hy sinh buộc Mỹ phải ký hiờp định Pari chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam, phải chấp nhận điều 1 của chương I nói về các quyền cơ bản của nhân dân Việt Nam “Hoa kỳ và các nước khác tôn trọng độc lập, chủ quyền thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam như Hiệp định Giơne năm 1954 về Việt Nam đó cụng nhận” Không có gì quý hơn độc lập tự do. Cũng là nguồn động viên đối với các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới đang đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. Vì thế, Người không chỉ đựoc tôn vinh là “Anh hùng giải 84
  85. phóng dân tộc” của Việt Nam mà còn đựoc thừa nhận là “Người khởi xướng cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa trong thế kỷ XX”. (Qua những tài liệu dẫn trên, sinh viên nêu ra và phân tích nội dung Tư tưởng Hồ Chí Minh về các vấn đề dân tộc nêu trên. Các tài liệu này đã được học ở môn lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam - Đường lối cách mạng của Đảng CSVN hay Lịch sử Việt Nam). d. Chủ nghĩa dân tộc - một động lực lớn của đất nước. Từ những năm 20 của thế kỷ XX, Nguyễn Ái Quốc đã nhận thấy sự áp bức, bóc lột của chủ nghĩa đế quốc đối với các dân tộc thuộc địa càng nặng nề thì phản ứng của các dân tộc bị áp bức càng quyết liệt. Cùng với sự kết án chủ nghĩa thực dân và cổ vũ các dân tộc thuộc địa vùng dậy đấu tranh, Hồ Chí Minh khẳng định: Đối với các dân tộc thuộc địa ở phương Đông “ chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước”1. Vì thế người ta sẽ không thể làm gì được cho 85
  86. người An Nam nếu không dựa trên các động lực vĩ đại và duy nhất của đời sống xã hội của họ”2.4 Hồ Chí Minh thẩy rõ sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc với tư cách là chủ nghĩa yêu nước chân chính của các dân tộc thuộc địa. Đó là sức mạnh chiến đấu và thắng lợi trước bất cứ thế lực ngoại xâm nào.3 (Điều này đựơc Hồ Chí Minh rút ra từ thực tiễn lịch sử của Việt Nam cũng như ở các thuộc địa này. Cuộc đấu tranh giai cấp ở các nứoc này “khụng diễn ra giống như ở phương Tõy” - Sinh viên có thể tìm hiểu rừ: “Vỡ sao lại diễn ra khác- đọc Hồ Chí Minh toàn tập, Sdd. Tập 1, trang 465 - 466) 2. Mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. a)Vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. - Hồ Chí Minh rất coi trọng vấn đề dõn tộc, đề cao sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước, nhưng Người luụn đứng trên quan điểm giai cấp để nhận thức và giải quyết vấn đề dân tộc. 2 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 1, tr 466,467 3 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 1, tr 466,467 86
  87. - Sự kết hợp nhuần nhuyễn các vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp của Hồ Chí Minh thể hiện: Khẳng định vai trò của giai cấp công nhân và quyền lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình cách mạng Việt Nam: chủ trương đại đoàn kờt dân tộc rộng rãi trên nền tảng liên minh cụng- nụng và tầng lớp trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng. b)Giải phóng dân tộc là vấn đề trên hết, trước hết, độc lập dân tộc gắn liền với CNXH - Khác với các con đường cứu nước của ông cha, gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa phong kiến (cuối thế kỷ XIX) hoặc CNTB đầu thế kỷ XX. Con đưũng cứu nước của Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. - Ngay từ đầu những năm hai mươi của thế kỷ XX Hồ Chí Minh đã sớm thấy sự gắn bó thống nhất giữa sự nghiệp giải phóng dân tộc với sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản. “Cả hai cuộc giỏi phúng này chỉ có thể là sự nghiệp của CNCS và của CM thế giới” - Trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng, Nguyễn Ái Quốc nêu rõ: “Chủ trương làm Tư sản dân quyền 87
  88. cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. - Năm 1960, Hồ Chí Minh khẳng định: “Chỉ có CNXH, CNCS mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ỏch nụ lệ”. - Hồ Chí Minh nói: “nước được độc lập mà dõn không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì “1.5 Do đó, sau khi giành độc lập phải tiến lên xây dựng CNXH, làm cho dân giàu, nước mạnh, mọi người được sung sướng. - Hồ Chí Minh khẳng định: Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân phải gắn liền với yêu CNXH, vỡ cú tiến lên CNXH thì nhân dân mình mỗi ngày một ấm no thêm, Tổ quốc mỗi ngày một giàu mạnh thêm. c) Giải phóng dân tộc tạo tiền đề cho giải phóng giai cấp - Hồ Chí Minh giải quyết vấn đề dân tộc theo quan điiểm giai cấp nhưng đồng thời đặt vấn đề giai cấp trong vấn đè dân tộc. 1 Hồ Chí Minh toàn tập. Tập 4, tr 56 2 Hồ Chí Minh toàn tập. Tập 9, tr 173 88
  89. Tháng 5- 1941 Ngưũi cùng với Trung ương Đảng khẳng định Nghị quyết HNTW lần thứ VIII. “Trong lúc này quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưúi sự sinh tử, tồn vong của quốc gia, của dân tộc. Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập tự do cho toàn thể dân tộc thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”2 d) Giữ vững độc lập của dân tộc mình đồng thời tôn trọng độc lập của các dân tộc khác. - Nêu cao tinh thần độc lõp tự chủ, thực hiện nguyên tắc về quyền dân tộc tự quyết, nhưng Hồ Chí Minh không quên nghĩa vụ quốc tế trong việc ủng hộ các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới. Người nhiệt liệt ủng hộ cuộc khảng chiến chống Nhật của nhân dân Trung Quốc, các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ xâm lược của nhân dân Lào và Campuchia, đề ra khẩu hiệu “Giúp bạn là tự giỳp mỡnh” 89
  90. II. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc 1. Mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc + Mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc là gì? Trước tiên chúng ta tìm hiểu tính chất và nhiệm vụ của cách mạng ở thuộc địa là gì? a)Tớnh chất và nhiệm vụ của cách mạng ở thuộc địa. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh: Sự phân hoá giai cấp ở các nước thuộc địa phương Đông không giống như ở các nước tư bản phương Tây. Cỏcgiai cấp ở thuộc địa có sự khác nhau ít nhiều, nhưng đều chung một số phận mất nước giữa họ vẫn có sự tương đồng lớn dù là địa chủ hay nông dân, họ đều chịu chung số phận là người nô lệ, mất nước - Mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội thuộc địa phương Đông là mâu thuẫn giữa dân tộc bị áp bức với chủ nghĩa thực dân - Còn mâu thuẫn chủ yếu ở các nước tư bản chủ nghĩa phương Tây là mâu thuẫn giai cấp vô sản và giai cấp tư sản. 90
  91. - Do mâu thuẫn chủ yếu khác nhau nên tính chất cuộc đấu tranh cách mạng ở các nước tư bản chủ nghĩa và các nước thuộc địa cũng khác nhau. Nếu như ở các nước tư bản chủ nghĩa tiến hành cuộc đấu tranh giai cấp, thì ở các nước thuộc địa trước hết phải tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, Đối tượng của cách mạng thuộc địa không phải là giai cấp tư sản bản xứ, giai cấp địa chủ nói chung mà là chủ nghĩa thực dân và tay sai phản động. Cách mạng xã hội là lật đổ nền thống trị hiện có và thiết lập một chế độ xã hội mới. Cách mạng ở thuộc địa trước hết “phải lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc”, chứ chưa phải là cuộc cách mạng xoá bỏ sự tư hữu, sự bóc lột nói chung. - Yêu cầu bức thiết của các nước thuộc địa là độc lập dân tộc. Trong phong trào cộng sản quốc tế có quan điểm: “Vấn đề cơ bản của cách mạng thuộc địa là vấn đề nụng dõn” và chủ trương nhấn mạnh vấn đề ruộng đất, nhấn mạnh đấu tranh giai cấp. Nguyễn Ái Quốc nhấn mạnh tính chất và nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng ở thuộc địa là là giải phóng dân tộc. 91
  92. b. Mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc * Mục tiêu của cách mạng ở thuộc địa chưa phải là giành quyền lợi riêng biệt của mỗi giai cấp, mà là quyền lợi chung của cả dân tộc. + Hội nghị lần thứ nhất BCH TW Đảng (tháng 10 năm 1930) đã phê phán những quan điểm của Nguyễn Ái Quốc và nhấn mạnh một chiều đấu tranh giai cấp. + Hội nghị lần thứ VIII BCH TW Đảng (tháng 5 năm 1941) do Nguyễn Ái Quốc chủ trì, chủ trương “thay đổi chiến lược” từ nhấn mạnh đấu tranh giai cấp sang nhấn mạnh cuộc đấu tranhgiải phóng dân tộc. +Thắng lợi của cuộc cách mạng Tháng Tám năm 1945 cũng như thắng lợi trong 30 năm chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945 - 1975 chứng minh trước hết là thắng lợi của đường lối cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn và tư tưởng độc lập tự do Hồ Chí Minh 3.Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản. Tại sao cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản? 92
  93. a)Rút ra bài học từ sự thất bại của các con đường cứu nước trước đó - Khi thực dân Pháp sang xâm lược, nhân dân ta phát huy truyền thống yêu nước của mình kiên quyết đứng lên chống thực dân Pháp. Nhưng tất cả các phong trào cửu nước theo khuynh hướng tư tưởng phong kiến thất bại, theo khuyng hướng tư tưởng tư sản thì bế tắc mặc dù phong trào yêu nước đó diễn ra vô cùng anh dũng với tinh thần “người trước ngã, người sau đứng dậy” đều thất bại. Đất nước lâm vào “tỡnh hỡnh đen tối tưởng như không có đường ra”. Chính vì thế, mặc dù rất khâm phục tinh thần cứu nước của ông cha nhưng Hồ Chí Minh không tán thành các con đường cứu nước của họ, mà quyết tâm ra đi tìm một con đường cứư nước mới, hữu hiệu hơn để giúp đồng bào. b) Cách mạng tư sản là không triệt để. Ngày 5 tháng 6 năm 1911 Nguyễn Tất Thành - Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước cho dân tộc. Người đến nhiều nước trên thế giới. Nguyễn Ái Quốc đã kết hợp tìm hiểu lý luận và khảo sát thực tiễn nhất là ở ba 93
  94. nước tư bản phát triển: Anh, Pháp, Mỹ. Người đọc Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ (1776), tìm hiểu thực tiễn cuộc cách mạng tư sản Mỹ, đọc Tuyên ngôn dân quyền và nhân quyền của cách mạng Pháp và tìm hiểu cách mạng tư sản Pháp. Người nhận thấy: “ Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hoà và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công - nông, ngoài thỡ nó áp bức thộc địa”. Bởi lẽ đó, Người không đi theo con đường cách mạng tư sản. c) Con đường giải phóng dân tộc Hồ Chí Minh nhận thấy được Cách mạng Tháng Mười Nga (1917) không chỉ là cuộc cách mạng vô sản mà còn là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. - Hồ Chí Minh “hoàn toàn tin theo Lờnin và Quốc tế thứ ba”, Chớnh vỡ Lờnin và Quốc tế thứ ba “bờnh vực cho các dân tộc bị áp bức”. - Vượt qua sự hạn chế về tư tưởng của các sĩ phu và các nhà cách mạng có xu hướng tư sản đương thời, Hồ Chí Minh đã đến với học thuyết cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lờnin và lựa chọn khuynh hướng chính trị 94
  95. vô sản. Người khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. 3. Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo a. Cách mạng trước hết phải có Đảng. - Tại sao cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải do Đảng lãnh đạo? + Trong phong trào cứu nước, giải phóng dân tộc trước 1930, các hội, đoàn thể, Đảng đã xuất hiện. Những đảng này do thiếu một đường lối chính trị đúng đắn, thiếu tổ chức chặt chẽ, thiếu cơ sở rộng rãi trong quần chúng nên đã không thể lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc. + Từ thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga (1917). Cuộc cách mạng do Đảng Cộng sản (Bụn sờvớch) lãnh đạo. Hồ Chí Minh đã nhận thức đúng đắn rằng: Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi trước hết phải có Đảng lãnh đạo. Trong tác phẩm “Đường cách mệnh” (1927) Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh khẳng định: “Trước hết phải có đảng cách mệnh, 95
  96. để trong thì vận động và tổ chức dân chúng ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”. b) Đảng Cộng sản Việt Nam là người lãnh đạo duy nhất + Đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một chính đảng của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam, lấy chủ nghĩa Mác - Lờnin “làm cốt”, có tổ chức chặt chẽ, kỷ luật, nghiêm minh và mật thiết liên lạc với quần chúng. - Theo Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam. Ngay từ khi mới ra đời, Đảng do Hồ Chí Minh sáng lập đã quy tụ được lực lượng và sức mạnh của toàn bộ giai cấp công nhân và cả dân tộc Việt Nam. Nhờ đó, ngay từ khi ra đời Đảng đã nắm ngọn cờ lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng Việt Nam và trở thành nhân tố hàng đầu đảm bảo thắng lợi của cách mạng. 96
  97. 4.Lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc bao gồm toàn dân tộc a)Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng bị áp bức - Năm 1924, Hồ Chí Minh đã nghĩ đến một cuộc khởi nghĩa vũ trang toàn dân. Người cho rằng “Để có cơ thắng lợi, một cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Đông Dương cuộc khởi nghĩa phải được chuẩn bị trong quần chỳng”1 - Hồ Chí Minh khẳng định: “Cỏch mạng là việc chung của dân chúng chứ không phải việc một hai người”26 - Người đánh giá rất cao vai trò của quần chúng nhân dân trong khởi nghĩa vũ trang. Người khẳng định: “ Dõn khớ mạnh thì quân lính nào, súng ống nào cũng không chống lại nổi”. “ Phải dựa vào dân, dựa chắc vào dõn thỡ kẻ địch không thể nào tiêu diệt được” - Trong cách mạng Tháng Tám năm 1945 cũng như hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Hồ 1 Hồ Chí Minh toàn tập. Tập 1, tr 468-469 2 Hồ Chí Minh toàn tập. Tập 2, tr 261-261 3 Hồ Chí Minh toàn tập. Tập 2, tr 266 4 Hồ Chí Minh toàn tập. Tập 2, tr 3 97
  98. Chí Minh lấy nhân dân làm nguồn sức mạnh. Quan điểm “lấy dân làm gốc” xuyên suốt quá trình chỉ đạo chiến tranh của Người “Cú dõn là có tất cả” b)Lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc - Trong tác phẩm Đường cách mạng (1927) Nguyễn Ái Quốc đã phân tích “dõn tộc cách mệnh thì chưa phân giai cấp, nghĩa là sĩ nông, công thương đều nhất trí chống lại cường quyền”3 - Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, Người xác định lực lượng cách mạng bao gồm cả dân tộc: Đảng phải tập hợp đại bộ phận giai cấp công nhân, tập hợp đại bộ phận nông dân và phải dựa vào hạng dân cày nghèo, lãnh đạo nông dân làm cách mạng ruộng đất, lôi kéo tiểu tư sản trí thức, trung nụng đi vào phe vô sản giai cấp; đối với phú nông, trung tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập. Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng (như Đảng Lập Hiến) thì phải đánh đổ”4 - Trong lực lượng toàn dân tộc, thì công nông “là gốc cách mệnh”. Trong khi hết sức nhấn mạnh vai trò 98
  99. của công nhân và nông dân. Hồ Chí Minh không coi nhẹ khả năng tham gia sự nghiệp giải phóng dân tộc của các giai cấp và tầng lớp khác. 5.Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc. * Đây là luận điểm mới và sáng tạo của Hồ Chí Minh. Sinh viên cần nắm vững những nội dung sau: a) Cách mạng giải phóng dân tộc cần đựoc tiến hành chủ động sáng tạo. Khi chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn tư bản độc quyền, các nước thuộc địa trở thành một trong những nguồn sống của chủ nghĩa đế quốc. Nguyễn Ái Quốc khẳng định: “Tất cả sinh lực của chủ nghĩa tư bản đế quốc đều lấy ở các xứ thuộc địa” 1.7 Người thẳng thắn phê bình một số đảng cộng sản không thấy được vấn đề quan trọng đó. - Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghió đế quốc, chủ nghĩa thực dân, cách mạng thuộc địa có tầm quan trọng đặc biệt. Nhân dân các dân tộc thuộc địa có khả 1 Hồ Chí Minh toàn tập. Tập 1,tr 243,274 99
  100. năng cách mạng to lớn. Theo Hồ Chí Minh phải “Làm cho các dân tộc thuộc địa, từ trước đến nay vẫn cách biệt nhau, hiểu biết nhau hơn và đoàn kết lại để đặt cơ sở một Liờn minh phương Đông tương lai, khối liên minh này sẽ là một trong những cái cánh của cách mạng vô sản”. - Trong khi yêu cầu Quốc tế Cộng sản và các đảng cộng sản quan tâm đến cách mạng thuộc địa Hồ Chí Minh vẫn khẳng định công cuộc giải phóng thuộc địa chỉ có thể thực hiện đựoc bằng sự nỗ lực tự giải phóng. Người đi đến luận điểm: “Cụng cuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân anh em”18 - Người đánh giá rất cao sức mạnh của một dân tộc vùng dậy chống đế quốc thực dân. Người chủ trương phát huy nỗ lực chủ quan của dân tộc, tránh tư tưởng bị động trông chờ vào sự giúp đỡ bên ngoài. Tháng 8- 1945, khi có thời cơ cách mạng xuất hiện Người kêu 1 Hồ Chí Minh toàn tập. Tập 2 Hồ Chí Minh toàn tập. Tập 3, tr 554 100
  101. gọi: “Toàn quốc đồng bào hãy vùng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta” 2. - Người nói: “Khỏng chiến trường kỳ gian khổ đồng thời lại phải tự lực cánh sinh. Trông vào sức mỡnh Cố nhiên sự giúp đỡ của các nước bạn là quan trọng nhưng không được ỷ lại, không đựoc ngồi mong chờ người khác. Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng đựơc độc lập”. b. Quan hệ giữa cách mạng thuộc địa với cách mạng vô sản ở chính quốc. - Trong phong trào cộng sản quốc tế đótừng tồn tại quan điểm xem thắng lợi của cách mạng thuộc địa phụ thuộc vào thắng lợi của cách mạng vô sản ở chính quốc. Quan điểm này, vô hình trung đã làm giảm đi tính chủ động, sáng tạo của các phong trào cách mạng thuộc địa. - Theo Hồ Chí Minh giữa cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lần nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ 101
  102. nghĩa đế quốc. Đó là mối quan hệ bình đẳng chứ không phải là quan hệ lệ thuộc, hoặc quan hệ chính - phụ. Nhận thức đúng vai trò, vị trí chiến lươc của cách mạng thuộc địa và sức mạnh dân tộc. Nguyễn Ái Quốc cho rằng cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa có thể giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc. Đây là một luận điểm sáng tạo, có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn, một cống hiến rất quan trọng của Hồ Chí Minh vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin, đã được thắng lợi của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc trên toàn thế giới trong gần một thế kỷ qua chứng minh là hoàn toàn đúng đắn. 6.Cách mạng giải phóng dân tộc phải đựoc tiến hành bằng con đường cách mạng bạo lực. a. Tính tất yếu của bạo lực cách mạng Để cứu nước, giải phóng dân tộc, cách mạng Việt Nam phải tiến hành bằng cách nào? Đã có nhiều phương pháp cách mạng được đặt ra nghiên cứu xem xét để đi đến lựa chọn. 102
  103. Trước đây đã có nhà yêu nước Phan Chu Trinh đưa ra phương pháp đấu tranh cải lương, chủ yếu đấu tranh hợp pháp, nhưng đã thất bại. Sau đó có một số người chủ trương dựa vào Pháp để tăng tiềm lực đất nước: theo phương châm “Phỏp Việt đề huề” đấu tranh bằng phương pháp hoà bình để giành độc lập dân tộc. Nhưng có thể núi, đú chỉ là những giải pháp mang tính ảo tưởng. Vì bản chất của thực dân đế quốc là xâm lược nô dịch và lợi nhuận, nờn nó sẽ không dễ dàng từ bỏ thị trường, thuộc địa mà chúng đang bóc lột, thu lợi. - Đánh giá đúng bản chất cực kỳ phản động của bọn đế quốc vầ tay sai. Hồ Chí Minh vạch rõ tính tất yếu của bạo lực cách mạng. Trong cuộc đấu tranh gian khổ chống kẻ thù của giai cấp và của dân tộc, cần dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng, giành lấy chính quyền và bảo vệ chính quyền.2 - Quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lờnin, coi sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Hồ Chí Minh cho rằng bạo lực cách mạng là bạo lực của quần chúng. 103
  104. Hình thức của bạo lực cách mạng bao gồm cả đấu tranh chính trj và đấu tranh vũ trang. Trong Cách mạng Tháng Tám - 1945, bạo lực thể hiện bằng khởi nghĩa vũ trang với lực lượng chính trị là chủ yếu c.Tư tưởng bạo lực cách mạng gắn bó hữu cơ với tư tưuởng nhân đạo và hoà bình - Tư tưởng Hồ Chí Minh về bạo lực cách mạng khác hẳn với tư tưởng hiếu chiến của các thế lực đế quốc xâm lược. Xuất phát từ tình yêu thương con người quý trọng sinh mạng của con người. Người luôn tranh thủ khả năng giành và giữ chính quyền ít đổ máu, còn việc tiến hành chiến tranh chỉ là giải pháp bắt buộc cuối cùng, chỉ khi không còn khả năng hoà hoãn, khi kẻ thù ngoan cố bám giữ lập trường thực dân chỉ muốn giành thắng lợi bằng quân sự thì Hồ Chí Minh mới kiên quyết phát động chiến tranh. d.Hình thái bạo lực cách mạng Theo Hồ Chí Minh trong sự nghiệp kháng chiến kiến quốc “lực lượng chính là ở dân”. Người chủ trương tiến hành khởi nghĩa toàn dân và chiến tranh 104