Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh - Chương II: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc

ppt 75 trang hapham 2570
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh - Chương II: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_tu_tuong_ho_chi_minh_chuong_ii_tu_tuong_ho_chi_min.ppt

Nội dung text: Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh - Chương II: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc

  1. Chương II TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
  2. I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC 1.1. Vấn đề dân tộc theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin 1.2. Vấn đề dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh 5/23/2021 2
  3. II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC 2.1. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản 2.2. Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo 2.3. Lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc bao gồm toàn dân tộc 5/23/2021 3
  4. 2.4. Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc 2.5. Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng con đường cách mạng bạo lực 5/23/2021 4
  5. III. VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI HIỆN NAY 3.1. Khơi dậy sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc, nguồn động lực mạnh mẽ để xây dựng và bảo vệ đất nước 3.2. Nhận thức và giải quyết vấn đề dân tộc trên quan điểm giai cấp 5/23/2021 5
  6. I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC 5/23/2021 6
  7. 1.1. Vấn đề dân tộc theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin C. Mác và Ph. Ăngghen đã nêu ra các quan điểm cơ bản có tính chất phương pháp luận để nhận thức và giải quyết những vấn đề nguồn gốc, bản chất của vấn đề dân tộc, những quan hệ cơ bản của dân tộc, thái độ của giai cấp công nhân và đảng của nó đối với vấn đề dân tộc. 5/23/2021 7
  8. V.I. Lênin đã phát triển những quan điểm này thành một hệ thống lý luận toàn diện và sâu sắc về vấn đề dân tộc. 5/23/2021 8
  9. 1.2. Vấn đề dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh - Hồ Chí Minh đã vận dụng và phát triển sáng tạo lý luận Mác-Lênin cho phù hợp với thực tiễn thuộc địa. - Vấn đề dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cơ bản là vấn đề dân tộc thuộc địa. 5/23/2021 9
  10. Vấn đề dân tộc thuộc địa Vấn đề dân tộc thuộc địa thực chất là vấn đề đấu tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa nhằm thủ tiêu sự thống trị của nước ngoài, giành độc lập dân tộc, xoá bỏ ách áp bức, bóc lột thực dân, thực hiện quyền dân tộc tự quyết, thành lập nhà nước dân tộc độc lập. 5/23/2021 10
  11. 1.1. Vấn đề dân tộc theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin 1.2.1. Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc 1.2.2. Chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn ở các nước đang đấu tranh giành độc lập 1.2.3. Kết hợp nhuần nhuyễn dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế 5/23/2021 11
  12. 1.2.1. Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc Hồ Chí Minh đã khái quát nên chân lý bất di bất dịch về quyền cơ bản của các dân tộc: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do 5/23/2021 12
  13. “Yêu sách của nhân dân An Nam” (6-1919) - Quyền bình đẳng về chế độ pháp lý cho người bản xứ Đông Dương như đối với người Châu Âu - Các quyền tự do dân chủ tối thiểu cho nhân dân (tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do lập hội họp, tự do cư trú ) 5/23/2021 13
  14. “Chánh cương vắn tắt của Đảng” (3-1930) - “Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến” - “Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập” 5/23/2021 14
  15. “Kính cáo đồng bào” (6-1941) “Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy. Chúng ta phải đoàn kết lại đánh đổ bọn đế quốc và bọn Việt gian đặng cứu giống nòi ra khỏi nước sôi lửa nóng” 5/23/2021 15
  16. Với Võ Nguyên Giáp (7-1945) “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải cương quyết giành cho được độc lập” 5/23/2021 16
  17. “Tuyên ngôn độc lập” (2-9-1945) “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy” 5/23/2021 17
  18. “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” (19-12- 1946) “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” 5/23/2021 18
  19. “Lời kêu gọi” (17-7-1966) “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” 5/23/2021 19
  20. 1.2.2. Chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn ở các nước đang đấu tranh giành độc lập - Khái niệm chủ nghĩa dân tộc của Nguyễn Ái Quốc chính là chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc chân chính của nhân dân Việt Nam đã được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử, vốn là một động lực tinh thần vô giá trong các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc. 5/23/2021 20
  21. “Báo cáo về Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ” (1924) “Chính nó đã gây nên cuộc nổi dậy chống thuế năm 1908, nó dạy cho những người culi biết phản đối, nó làm cho những người "nhà quê" phản đối ngầm trước thuế tạp dịch và thuế muối. nó đã thúc giục thanh niên bãi khoá, làm cho những nhà cách mạng trốn sang Nhật Bản và làm vua Duy Tân mưu tính khởi nghĩa năm 1917” 5/23/2021 21
  22. - Dưới nhãn quan phân tích mác-xít về thực tiễn xã hội thuộc địa Đông Dương, Hồ Chí Minh đã nhận thức ra rằng, sự phân hoá giai cấp ở Đông Dương chưa triệt để, giữa các giai cấp trong xã hội vẫn còn những sự tương đồng lớn, đặc biệt là sự chia sẻ số phận là người nô lệ mất nước. 5/23/2021 22
  23. “Báo cáo về Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ” (1924) “Cuộc đấu tranh giai cấp không diễn ra giống như ở phương Tây Người thì nhẫn nhục chịu số phận của mình, kẻ thì vừa phải trong sự tham lam của mình. Sự xung đột về quyền lợi của họ được giảm thiểu. Điều đó, không thể chối cãi được”. 5/23/2021 23
  24. - Kiến nghị của Nguyễn Ái Quốc về Cương lĩnh hành động của Quốc tế Cộng sản:“Phát động chủ nghĩa dân tộc bản xứ nhân danh Quốc tế Cộng sản”. 5/23/2021 24
  25. 1.2.3. Kết hợp nhuần nhuyễn dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế - Điều này vừa phản ánh được quy luật khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc trong thời đại cách mạng vô sản, vừa phản ánh được mối quan hệ khẳng khít giữa mục tiêu giải phóng dân tộc với mục tiêu giải phóng giai cấp, giải phóng con người. 5/23/2021 25
  26. “Thư gửi Ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng” (10-1945) “Nếu nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. 5/23/2021 26
  27. “Bài nói tại Đại hội sinh viên Việt Nam lần thứ II” (5-958) “Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân phải gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội, vì có tiến lên chủ nghĩa xã hội thì nhân dân mình mỗi ngày một no ấm thêm, Tổ quốc mỗi ngày một giàu mạnh thêm” 5/23/2021 27
  28. - Không chỉ đấu tranh cho độc lập, tự do cho dân tộc mình, ở Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh còn hiện diện tình cảm quốc tế sâu sắc. Chủ nghĩa yêu nước chân chính ở Người gắn chặt với chủ nghĩa quốc tế trong sáng 5/23/2021 28
  29. “Thư gửi Petrov, bí thư Ban Phương Đông” (5-1924) “ nguyên nhân đầu tiên đã gây ra sự suy yếu của các dân tộc phương Đông, đó là SỰ BIỆT LẬP. Không giống như các dân tộc phương Tây, các dân tộc phương Đông không có những quan hệ và tiếp xúc giữa các lục địa với nhau. Họ hoàn toàn không biết đến những việc xảy ra ở các nước láng giềng gần gũi nhất với họ, do đó họ THIẾU SỰ TIN CẬY LẪN NHAU, SỰ PHỐI HỢP HÀNH ĐỘNG VÀ CỔ VŨ LẪN NHAU. 5/23/2021 29
  30. Sẽ có ích cho người An Nam biết bao, nếu họ được biết những người anh em Ấn Độ của họ tự tổ chức như thế nào để đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc Anh, hoặc biết công nhân Nhật Bản đoàn kết nhau lại như thế nào để chống lại ách bóc lột của chủ nghĩa tư bản, hoặc biết người Ai Cập đã phải hy sinh cao cả như thế nào để đòi lại quyền tự do cho mình?” 5/23/2021 30
  31. “Thư gửi các đơn vị bộ đội ta có nhiệm vụ tác chiến ở Thượng Lào” (4-1953) “Lần này là lần đầu tiên, các chú nhận một nhiệm vụ quan trọng và vẻ vang như nhiệm vụ này, tức là giúp nhân dân nước bạn. Mà giúp nhân dân nước bạn tức là mình tự giúp mình” 5/23/2021 31
  32. II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC 5/23/2021 32
  33. 2.1. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản Đây chính là vấn đề phải xác định lý luận cách mạng phù hợp. 5/23/2021 33
  34. - Sự thất bại của các phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX ở Việt Nam là do thiếu một đường lối và phương pháp đấu tranh đúng đắn trong điều kiện chủ nghĩa đế quốc đã thành một hệ thống thế giới. 5/23/2021 34
  35. “Cách mạng Nga và các dân tộc thuộc địa” (1924) “Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở các thuộc địa. Nếu người ta muốn giết con vật ấy, người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi. Nếu người ta chỉ cắt một vòi thôi, thì cái vòi kia vẫn tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản; con vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt lại sẽ mọc ra” 5/23/2021 35
  36. - Nguyễn Ái Quốc đến được với lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và kết luận: cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi tất yếu phải đi theo con đường cách mạng vô sản, tức là phải đi theo đường lối Mác-Lênin. Đó là một cuộc cách mạng triệt để, làm cho mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân, giành độc lập cho dân tộc và tự do, hạnh phúc cho nhân dân. 5/23/2021 36
  37. “Truyền đơn cổ động mua báo Le Paria” (1923) “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui, hòa bình, hạnh phúc ” 5/23/2021 37
  38. Nội dung chủ yếu của con đường cách mạng vô sản theo quan điểm của Hồ Chí Minh: - Tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc và dần dần từng bước đi tới xã hội cộng sản. - Lực lượng lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân mà đội tiên phong của nó là Đảng Cộng sản. 5/23/2021 38
  39. - Lực lượng cách mạng là khối đoàn kết toàn dân, nòng cốt là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và lao động trí óc. - Sự nghiệp cách mạng của Việt Nam là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới, cho nên phải đoàn kết quốc tế. 5/23/2021 39
  40. 2.2. Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo Đây là vấn đề xác định lực lượng lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc. 5/23/2021 40
  41. - Các nhà yêu nước tiền bối cũng đã bước đầu nhận thức được tầm quan trọng và vai trò của chính đảng cách mạng, nhưng đều chưa thành công vì các đảng đó thiếu một đường lối chính trị đúng đắn và một đường lối tổ chức chặt chẽ, lại không có cơ sở rộng rãi trong quần chúng. 5/23/2021 41
  42. + Phan Chu Trinh đã nhận định muốn độc lập, tự do thì phải có đoàn thể nhưng ông chưa kịp triển khai trong thực tế. + Phan Bội Châu lập ra Việt Nam Quang Phục Hội và đã có ý cải tổ thành Việt Nam Quốc dân Đảng theo mô hình đảng của Tôn Trung Sơn nhưng cũng không kịp tiến hành. +Việt Nam Quốc dân Đảng của Nguyễn Thái Học tổ chức lỏng lẻo. 5/23/2021 42
  43. - Theo Hồ Chí Minh, chính đảng giữ vai trò lãnh đạo phong trào cách mạng giải phóng dân tộc phải là đảng cộng sản vì đây là đảng đại diện cho giai cấp tiên tiến nhất, cách mạng nhất trong khối dân tộc là giai cấp công nhân. 5/23/2021 43
  44. Đảng Cộng sản - đảng cách mạng lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc có vai trò: + giác ngộ dân chúng + tổ chức quần chúng + thực hiện đoàn kết với giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên thế giới 5/23/2021 44
  45. “Đường cách mệnh” (1927) “Cách mệnh trước hết phải có cái gì? Trước hết phải có đảng cách mệnh để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy. 5/23/2021 45
  46. Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam. Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin 5/23/2021 46
  47. Đảng được xây dựng theo các nguyên tắc Đảng kiểu mới của Lênin, được vũ trang bằng chủ nghĩa Mác-Lênin. 5/23/2021 47
  48. 2.3. Lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc bao gồm toàn dân tộc Đây là vấn đề xác định lực lượng tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc. 5/23/2021 48
  49. - Theo Hồ Chí Minh, lực lượng tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc là lực lượng toàn dân. Người chủ trương vận động, tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân Việt Nam vào một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi nhằm huy động sức mạnh của toàn dân tộc, đấu tranh giành độc lập tự do. 5/23/2021 49
  50. “Sách lược vắn tắt của Đảng” (1930) “phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình phải thu phục cho được đại bộ phận dân cày và phải dựa vào hạng dân cày nghèo phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, Thanh niên, Tân Việt, v.v. để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp. 5/23/2021 50
  51. Còn đối với bọn phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập. Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng (Đảng Lập hiến, v.v.) thì phải đánh đổ” 5/23/2021 51
  52. “Kính cáo đồng bào” (1941) “Việc cứu quốc là việc chung, ai là người Việt Nam đều phải kề vai gánh vác một phần trách nhiệm” 5/23/2021 52
  53. “Chỉ thị thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân” (1944) “cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến toàn dân, phải động viên toàn dân, vũ trang toàn dân” 5/23/2021 53
  54. “Thư kêu gọi Tổng khởi nghĩa” (8-1945) “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy, đem sức ta mà tự giải phóng cho ta. Nhiều dân tộc bị áp bức trên thế giới đang ganh nhau tiến bước, giành quyền độc lập. Chúng ta không thể chậm trễ” 5/23/2021 54
  55. - Trong quá trình chỉ đạo cách mạng của mình, Hồ Chí Minh luôn quán triệt quan điểm giai cấp. Kêu gọi xây dựng lực lượng đoàn kết toàn dân tộc, Người không bỏ qua việc xác định lực lượng nòng cốt. 5/23/2021 55
  56. “Đường cách mệnh” (1927) “công nông là người chủ cách mệnh công nông bị áp bức nặng hơn là đông nhất cho nên sức mạnh hơn hết còn học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ cũng bị tư bản áp bức, song không cực khổ bằng công nông; 3 hạng ấy chỉ là bầu bạn cách mệnh của công nông mà thôi” 5/23/2021 56
  57. “Sách lược vắn tắt của Đảng” (1930) “Trong khi liên lạc với các giai cấp, phải rất cẩn thận, không khi nào nhượng một chút lợi ích gì của công nông mà đi vào đường thoả hiệp” 5/23/2021 57
  58. Tóm lại, Hồ Chí Minh đã vận dụng phương pháp phân tích giai cấp của chủ nghĩa Mác- Lênin để nhận thức tình hình giai cấp ở Việt Nam. Từ sự nắm bắt ý chí và nguyện vọng chung của các giai cấp là độc lập, tự do, Người đã có được chiến lược sắp xếp các lực lượng cách mạng vừa phát huy được sức mạnh giai cấp, lại vừa huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn thể cộng đồng dân tộc. 5/23/2021 58
  59. 2.4. Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc Đây là một luận điểm sáng tạo, có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn, một cống hiến rất quan trọng của Hồ Chí Minh vào kho tàng lý luận Mác- Lênin, đã được thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam chứng minh là hoàn toàn đúng đắn. 5/23/2021 59
  60. - Trong phong trào cộng sản quốc tế từng tồn tại quan điểm xem thắng lợi của cách mạng thuộc địa phụ thuộc trực tiếp vào thắng lợi của cách mạng vô sản ở chính quốc. 5/23/2021 60
  61. + Trong Tuyên ngôn thành lập Quốc tế III (1919) đã có quan điểm cho rằng công nhân và nông dân ở các xứ thuộc địa chỉ có thể giành được độc lập khi mà công nhân ở các nước tư bản chính quốc giành được chính quyền về tay mình. + Đại hội VI của QTCS (9-1928) vẫn cho rằng: “Chỉ có thể thực hiện hoàn toàn công cuộc giải phóng các thuộc địa khi giai cấp vô sản giành được thắng lợi ở các nước tư bản tiên tiến” 5/23/2021 61
  62. - Hồ Chí Minh với nhận thức thuộc địa là một khâu yếu trong hệ thống của chủ nghĩa đế quốc và đánh giá đúng đắn sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc, đã khẳng định: cách mạng thuộc địa không những không phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc mà có thể giành thắng lợi trước. 5/23/2021 62
  63. Phát biểu tại phiên họp thứ 8 Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản (6-1924) “Nọc độc và sức sống của con rắn độc tư bản chủ nghĩa đang tập trung ở các thuộc địa hơn là ở chính quốc. Các thuộc địa cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy; các thuộc địa cung cấp binh lính cho quân đội của chủ nghĩa đế quốc. Các thuộc địa trở thành nền tảng của lực lượng phản cách mạng” 5/23/2021 63
  64. “Đông Dương” (1921) “Đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm, khi thời cơ đến. Sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản đã chuẩn bị đất rồi: Chủ nghĩa xã hội chỉ còn phải làm cái việc là gieo hạt giống của công cuộc giải phóng nữa thôi” 5/23/2021 64
  65. “Phong trào cộng sản quốc tế - Đông Dương” (tháng 5-1921) “Ngày mà hàng trăm triệu nhân dân châu Á bị tàn sát và áp bức thức tỉnh để gạt bỏ sự bóc lột đê tiện của một bọn thực dân lòng tham không đáy, họ sẽ hình thành một lực lượng khổng lồ, và trong khi thủ tiêu một trong những điều kiện tồn tại của chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa đế quốc, họ có thể giúp đỡ những người anh em mình ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn” 5/23/2021 65
  66. 2.5. Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng con đường cách mạng bạo lực - Theo Mác: bạo lực là bà đỡ của mọi chính quyền cách mạng vì giai cấp thống trị không bao giờ tự giao chính quyền cho lực lượng cách mạng. 5/23/2021 66
  67. - Hồ Chí Minh khẳng định: “cần dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng, giành lấy chính quyền và bảo vệ chính quyền” 5/23/2021 67
  68. - Tính sáng tạo và phát triển trong tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường bạo lực cách mạng là kết hợp nhuần nhuyễn và linh hoạt giữa đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, và khi điều kiện cho phép tranh thủ thực hành đấu tranh ngoại giao. 5/23/2021 68
  69. - Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường bạo lực cách mạng còn thể hiện tính nhân văn cao cả, thể hiện ở chỗ Người luôn tranh thủ khả năng giành và giữ chính quyền ít đổ máu nhất, tranh thủ mọi khả năng hoà bình để giải quyết xung đột. 5/23/2021 69
  70. “Báo cáo về Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ” (1924) “Khả năng khởi nghĩa vũ trang ở Đông Dương [cuộc khởi nghĩa] phải có tính chất một cuộc khởi nghĩa quần chúng chứ không phải một cuộc nổi loạn phải được chuẩn bị trong quần chúng, nổ ra trong thành phố, theo kiểu các cuộc cách mạng châu Âu” 5/23/2021 70
  71. III. VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI HIỆN NAY 5/23/2021 71
  72. 3.1. Khơi dậy sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc, nguồn động lực mạnh mẽ để xây dựng và bảo vệ đất nước - Trong số những nguồn lực được huy động để tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh, nguồn lực căn bản nhất xét đến cùng là con người với tất cả sức mạnh thể chất và tinh thần của nó. 5/23/2021 72
  73. - Truyền thống yêu nước đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khai thác và phát triển trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và kháng chiến bảo vệ độc lập, tự do. Ngày nay, trong hoà bình, chính những tình cảm yêu nước, niềm tự hào dân tộc tiếp tục là một nguồn động lực thúc đẩy các tầng lớp nhân dân chia sẻ quyết tâm phát triển kinh tế, kiên trì sự nghiệp cách mạng. 5/23/2021 73
  74. 3.2. Nhận thức và giải quyết vấn đề dân tộc trên quan điểm giai cấp - Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam cho tới nay đã giải quyết nhuần nhuyễn và sáng tạo mối quan hệ dân tộc và giai cấp vì mục tiêu giải phóng xã hội, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. 5/23/2021 74
  75. - Ngày nay, bên cạnh việc tăng cường giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, cần làm cho tư tưởng Hồ Chí Minh về sự kết hợp dân tộc và giai cấp, chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội được quán triệt sâu sắc trong toàn Đảng, toàn dân, đặc biệt là tầng lớp thanh niên, sinh viên, để lấy đó làm định hướng cho việc nhận thức và giải quyết các vấn đề của dân tộc và của thời đại hiện nay. 5/23/2021 75