Bài giảng Tương tác thuốc bất lợi và vai trò của người điều dưỡng - Nguyễn Mai Hoa

ppt 45 trang hapham 2380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tương tác thuốc bất lợi và vai trò của người điều dưỡng - Nguyễn Mai Hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_tuong_tac_thuoc_bat_loi_va_vai_tro_cua_nguoi_dieu.ppt

Nội dung text: Bài giảng Tương tác thuốc bất lợi và vai trò của người điều dưỡng - Nguyễn Mai Hoa

  1. TƯƠNG TÁC THUỐC BẤT LỢI VÀ VAI TRÒ CỦA NGƯỜI ĐIỀU DƯỠNG Nguyễn Mai Hoa Trung tâm DI & ADR Quốc gia
  2. NỘI DUNG  Tầm quan trọng của tương tác thuốc  Khái quát về tương tác thuốc  Quản lý tương tác thuốc: o Phòng tránh tương tác thuốc o Xử trí tương tác thuốc ð Kết luận 2
  3. Tương tác thuốc là phản ứng giữa một thuốc và một tác nhân thứ hai THUỐC Thức ăn THỰC PHẨM Thức ăn nuôi dưỡng THUỐC Chế phẩm bổ sung KHÁC VD: thuốc-dược liệu, thuốc-rượu, thuốc-xét nghiệm, thuốc-bệnh lý
  4. Tương tác thuốc là vấn đề thường gặp trên lâm sàng Tương tác thuốc-thuốc gây ra 4,6% số phản ứng có hại trong thời gian nằm viện KHOA CẤP CỨU Tỷ lệ gặp tương tác thuốc-thuốc là 70,3% 1. Classen DC, et al. JAMA.1997;277:301-306. 2. Jankel CA, et al. DICP. 1990;24:982-989.
  5. Hậu quả của tương tác thuốc Gây phản ứng có hại trên bệnh nhân TƯƠNG TÁC THUỐC BẤT LỢI Nguy cơ đe dọa tính mạng, tử vong Nhập viện, kéo dài thời gian nằm viện
  6. GÂY PHẢN ỨNG CÓ HẠI TRÊN BỆNH NHÂN Clarithromycin + simvastatin: tăng nguy cơ xảy ra ADR do simvastatin tiêu cơ vân, mắc các bệnh cơ (đau cơ, yếu cơ ) Ước tính khoảng 2,8% biến cố có hại có thể phòng tránh được ở bệnh nhân nằm viện có liên quan đến tương tác thuốc-thuốc Kanjanarat P, et al. Am J Health Syst Pharm. 2003;60:1750-59
  7. NGUY CƠ ĐE DỌA TÍNH MẠNG, TỬ VONG Digoxin + calci clorid IV: nguy cơ rối loạn nhịp tim nghiêm trọng, trụy tim mạch
  8. NHẬP VIỆN, KÉO DÀI THỜI GIAN NẰM VIỆN Ciprofloxacin + antacid: giảm hiệu quả điều trị của ciprofloxacin Ước tính khoảng 0,6% số bệnh nhân nhập viện do gặp các ADR liên quan đến tương tác thuốc Becker ML, et al. Pharmacoepidemiol Drug Saf. 2007;16:641-651.
  9. Tuy nhiên lTương tác thuốc bất lợi có thể phòng tránh được bằng cách chú ý thận trọng đặc biệt hoặc tiến hành các biện pháp can thiệp để giảm thiểu nguy cơ. lCần có sự phối hợp của bác sĩ – dược sĩ – điều dưỡng trong quản lý tương tác.
  10. VAI TRÒ CỦA NGƯỜI điều dưỡng Bác sĩ kê đơn Dược sĩ kiểm tra Trao đổi với bác sĩ/ dược sĩ về bệnh nhân điều dưỡng thực hiện và về các thuốc sử dụng y lệnh Chủ động phát hiện tương tác Cung cấp thông tin về phân bố các lần dùng thuốc cho bệnh nhân Theo dõi đáp ứng điều trị và ADR
  11. KHÁI QUÁT VỀ TƯƠNG TÁC THUỐC TT DƯỢC ĐỘNG HỌC TƯƠNG TÁC TT DƯỢC LỰC HỌC THUỐC TT THUỐC - THỨC ĂN
  12. KHÁI QUÁT VỀ TƯƠNG TÁC THUỐC lTương tác dược động học là tương tác ảnh hưởng đến quá trình hấp thu, phân bố, chuyển hóa và thải trừ thuốc Hấp thu Chuyển hóa Phân phối Thải trừ
  13. TƯƠNG TÁC DƯỢC ĐỘNG HỌC Tương tác do thay đổi trong quá trình hấp thu lTương tác do tạo phức giữa hai thuốc khi dùng đồng thời Al3+/Mg2+(antacid)/Ca2+(sữa)/Fe2+/Fe3+ + kháng sinh nhóm fluoroquinolon/ tetracyclin ð tạo phức chelat hóa ð giảm hấp thu kháng sinh ð uống các thuốc cách nhau tối thiểu 2 giờ
  14. TƯƠNG TÁC DƯỢC ĐỘNG HỌC Tương tác do thay đổi trong quá trình phân bố l Tương tác do đẩy nhau khỏi protein liên kết với huyết tương Thuốc điều trị ĐTĐ đường uống nhóm sulfonylurea (glibenclamid, gliclazid, glimeprid) + aspirin ð Aspirin đẩy các thuốc nhóm sulfonylurea khỏi protein liên kết trong huyết tương ð Tăng nồng độ thuốc ở dạng tự do, tăng tác dụng dược lý ð Nguy cơ hạ đường huyết ð Theo dõi chặt chẽ đường huyết của bệnh nhân, hiệu chỉnh liều nếu cần thiết
  15. TƯƠNG TÁC DƯỢC ĐỘNG HỌC Tương tác do thay đổi trong quá trình chuyển hóa lTương tác do cảm ứng enzym chuyển hóa thuốc ở gan Phenobarbital + nifedipin ðPhenobarbital gây cảm ứng enzym gan ðTăng chuyển hóa của nifedipin ðGiảm hiệu quả điều trị của nifedipin ðHiệu chỉnh liều nifedipin theo đáp ứng của bệnh nhân Một số thuốc gây cảm ứng enzym gan: phenobarbital, carbamazepin, rifampicin
  16. TƯƠNG TÁC DƯỢC ĐỘNG HỌC Tương tác do thay đổi trong quá trình chuyển hóa lTương tác do ức chế enzym chuyển hóa thuốc ở gan Erythromycin + theophylin ðErythromycin gây ức chế enzym gan ðGiảm chuyển hóa của theophylin ðTăng nồng độ và độc tính của theophylin (nôn, buồn nôn, đánh trống ngực, co giật) ðTheo dõi chặt chẽ các biểu hiện ngộ độc, hiệu chỉnh liều theophylin nếu cần thiết Một số thuốc gây ức chế enzym gan: allopurinol, erythromycin/clarithromycin, cimetidin, isoniazid, fluoroquinolon
  17. TƯƠNG TÁC DƯỢC ĐỘNG HỌC Tương tác do thay đổi quá trình bài tiết lTương tác do thay đổi bài tiết chủ động qua ống thận Methotrexat + aspirin ðGiảm đào thải methotrexat ðTăng độc tính methotrexat (mất bạch cầu, giảm tiểu cầu, thiếu máu, độc trên thận, loét niêm mạc) ðTheo dõi chặt chẽ độc tính, đặc biệt là ức chế tủy xương và độc tính trên đường tiêu hóa
  18. TƯƠNG TÁC DƯỢC LỰC HỌC lTương tác dược lực học là tương tác gặp khi phối hợp các thuốc có tác dụng dược lý hoặc tác dụng phụ tương tự nhau hoặc đối kháng lẫn nhau: ðTương tác được sử dụng với mục đích điều trị (giải độc thuốc) (ví dụ: naloxon + morphin) ðTương tác làm tăng độc tính
  19. TƯƠNG TÁC DƯỢC LỰC HỌC l Furosemid + gentamicin ðTăng độc tính trên thận và trên tai ðTăng nguy cơ suy thận và điếc ðTheo dõi chặt chẽ chức năng thận và chức năng nghe của bệnh nhân, tránh dùng quá liều. lAmiodaron + erythromycin ðTăng tác dụng kéo dài khoảng QT ðTăng nguy cơ độc tính trên tim mạch ðTránh dùng phối hợp
  20. TƯƠNG TÁC THUỐC – THỨC ĂN Thức ăn có thể đến thuốc: lLàm thay đổi hấp thu / chuyển hóa / bài xuất của thuốc lThay đổi tác dụng và độc tính của thuốc ð Chỉ dẫn thời điểm uống thuốc hợp lý so với bữa ăn
  21. TƯƠNG TÁC THUỐC – THỨC ĂN lCác thuốc kém bền trong môi trường acid (ampicilin, erythromycin ) lCác thuốc được bào chế dưới dạng viên bao tan trong ruột / viên giải phóng kéo dài lCác thuốc kháng sinh fluoroquinolon / tetracyclin có khả năng tạo phức chất với sữa / các chế phẩm sắt UỐNG XA BỮA ĂN (trước hoặc sau ăn 1-2h)
  22. TƯƠNG TÁC THUỐC – THỨC ĂN lCác thuốc kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa (aspirin, NSAID) lCác thuốc tan nhiều trong dầu như vitamin A, D, E, K UỐNG NGAY SAU ĂN
  23. TƯƠNG TÁC THUỐC QUA ỐNG THÔNG DẠ DÀY lTương tác thuốc – thuốc lTương tác thuốc – thức ăn nuôi dưỡng ð Thức ăn nuôi dưỡng chủ yếu làm ảnh hưởng đến hấp thu của thuốc ð Biện pháp: ngừng nuôi dưỡng trong 1-2h trước và sau khi đưa thuốc
  24. TƯƠNG TÁC THUỐC QUA ỐNG THÔNG DẠ DÀY Nguyễn Lê Trang. Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc trên bệnh nhân đặt ống thông dạ dày tại khoa hồi sức tích bệnh viện Bạch Mai. Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ. 2011.
  25. QUẢN LÝ TƯƠNG TÁC THUỐC Phát hiện tương tác thuốc Xử trí tương tác thuốc
  26. PHÁT HIỆN TƯƠNG TÁC THUỐC lXây dựng bảng tra cứu tương tác thuốc- thuốc và thuốc-thức ăn quan trọng dành cho điều dưỡng 25 cặp tương tác thuốc-thuốc quan trọng trên lâm sàng
  27. PHÁT HIỆN TƯƠNG TÁC THUỐC Danh mục thuốc sử dụng BẢNG TRA CỨU TƯƠNG TÁC THUỐC QUAN TRỌNG của bệnh viện Tăng phản ứng có hại Giảm hiệu quả điều trị
  28. BẢNG HƯỚNG DẪN THỜI GIAN UỐNG THUỐC BẢNG HƯỚNG DẪN ĐƯA THUỐC QUA ỐNG THÔNG DẠ DÀY
  29. Chỉ đưa ra lưu ý về các tương tác có ý nghĩa lâm sàng “Tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng là các tương tác thuốc dẫn đến thay đổi hiệu quả điều trị và/hoặc độc tính của thuốc tới mức cần hiệu chỉnh liều hoặc có các biện pháp can thiệp” The European Agency for the Evaluation of Medicinal products (1995), Note for guidance on the investigation of drug interactions
  30. PHÁT HIỆN TƯƠNG TÁC THUỐC lLuôn cân nhắc vấn đề tương tác thuốc khi phân phối thuốc cho bệnh nhân. vTương tác thuốc – thuốc vTương tác thuốc – thức ăn vTương tác thuốc – thức ăn nuôi dưỡng Số lượng thuốc tăng số lượng tương tác tăng lên. lCân nhắc đối tượng và tình trạng bệnh lý của bệnh nhân.
  31. PHÁT HIỆN TƯƠNG TÁC THUỐC Các yếu tố nguy cơ gây tương tác thuốc Đối tượng bệnh nhân: Các tình trạng bệnh cụ thể: l Người già l Bệnh tim mạch (suy tim xung l Béo phì huyết, loạn nhịp tim) l Suy dinh dưỡng l Đái tháo đường l Bệnh nặng l Động kinh l Bệnh gan l Tăng lipid máu l Suy giáp l Nhiễm khuẩn (HIV, nhiễm nấm) l Rối loạn tâm thần l Suy giảm chức năng thận l Bệnh hô hấp (COPD, hen suyễn)
  32. PHÁT HIỆN TƯƠNG TÁC THUỐC Các thuốc có khoảng điều trị hẹp, chú ý nguy cơ xảy ra tương tác thuốc: l Kháng sinh aminoglycosid (amikacin, gentamicin, tobramycin) l Carbamazepin l Phenobarbital l Insulin l Thuốc điều trị đái tháo đường đường uống nhóm sulfonylurea (glibenclamid, gliclazid, glimeprid) l Theophylin l Heparin không phân đoạn l Methotrexat l Amiodaron l Digoxin l Phenobarbital l Thuốc hạ lipid máu nhóm statin (atorvastatin, simvastatin)
  33. PHÁT HIỆN TƯƠNG TÁC THUỐC Tra cứu thông tin về tương tác thuốc: Dược thư Quốc gia Việt Nam MIMS, VIDAL Vietnam Tra cứu/ hỏi ý kiến của khoa Dược
  34. DƯỢC THƯ QUỐC GIA VIỆT NAM tuyến cơ sở Dược thư Quốc gia Việt Nam tuyến cơ sở ðPhụ lục 1: Tương tác thuốc
  35. DƯỢC THƯ QUỐC GIA VIỆT NAM tuyến cơ sở Ví dụ: tra cứu tương tác của furosemid và gentamicin Dược thư QG VN tuyến cơ sở: dấu * chỉ tương tác có nguy cơ cao, nên tránh hoặc thận trọng khi phối hợp
  36. MIMS ONLINE Nhập 1 thuốc tra cứu tất cả tương tác của thuốc đó Nhập > hoặc = 2 thuốc tra cứu tương tác các thuốc với nhau
  37. MIMS ONLINE Ví dụ: tra cứu tương tác của furosemid và gentamicin
  38. MIMS ONLINE Ví dụ: tra cứu tương tác của furosemid và gentamicin MIMS online: phân loại mức độ nặng của tương tác Mức 1 < Mức 2 < Mức 3 < Mức 4 < Mức 5
  39. QUẢN LÝ TƯƠNG TÁC THUỐC Phát hiện tương tác thuốc Xử trí tương tác thuốc
  40. XỬ TRÍ TƯƠNG TÁC lLuôn theo dõi chặt chẽ các thuốc bệnh nhân đang sử dụng. vTheo dõi đáp ứng điều trị của bệnh nhân vTheo dõi các phản ứng có hại của bệnh nhân lChú ý những thuốc phối hợp có tương tác nhưng vẫn phải sử dụng trong điều trị.
  41. XỬ TRÍ TƯƠNG TÁC l Rifampicin + isoniazid: ðĐiều trị: lao phổi ðTương tác: tăng độc tính trên gan ðXử trí: theo dõi chặt chẽ chức năng gan l Enoxaparin + aspirin ðĐiều trị: hội chứng mạch vành cấp tính ðTương tác: tăng nguy cơ chảy máu ðXử trí: theo dõi chặt chẽ các xét nghiệm đông máu và biểu hiện xuất huyết
  42. XỬ TRÍ TƯƠNG TÁC l Ức chế men chuyển (captopril / enalapril / lisinopril / perindopril / quinapril / imidapril) + thuốc lợi tiểu giữ kali (spironolacton) /các chế phẩm bổ sung chứa kali: ðĐiều trị: tăng huyết áp ðTương tác: tăng nồng độ kali máu ðXử trí: theo dõi chặt chẽ điện giải đồ l Cephalosporin (cefazolin / cefamandol / cefuroxim / cefoperazon / cefotaxim / ceftazidim / ceftriaxon / cefepim) + aminoglycosid (amikacin / gentamicin / tobramycin) ðĐiều trị: các bệnh lý nhiễm khuẩn ðTương tác: độc tính trên thận ðXử trí: theo dõi chặt chẽ chức năng thận CHÚ Ý THEO DÕI CHẶT CHẼ BỆNH NHÂN
  43. XỬ TRÍ TƯƠNG TÁC lCung cấp thông tin / dặn dò bệnh nhân phân bố các lần dùng thuốc Ví dụ: ðTetracyclin + antacid/sữa/thức ăn: uống cách xa nhau tối thiểu 2 giờ ðVitamin C: uống ngay sau ăn, vào buổi sáng
  44. XỬ TRÍ TƯƠNG TÁC l Chủ động phát hiện tương tác, đề xuất phương pháp thay thế thuốc cho bác sĩ/ dược sĩ ðclarithromycin + simvastatin cân nhắc thay thế bằng kháng sinh macrolid khác không gây ức chế enzym gan (azithromycin) ðphenobarbital + nifedipin cân nhắc thay thế bằng thuốc điều trị tăng huyết áp khác không chuyển hóa qua enzym gan (nhóm ức chế men chuyển)
  45. KẾT LUẬN Tương tác thuốc xảy ra phổ biến trong điều trị: gây giảm hiệu quả điều trị và tăng độc tính của thuốc Người điều dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi chặt chẽ bệnh nhân và hướng dẫn bệnh nhân phân bố các lần dùng thuốc Cần xây dựng bảng tra cứu tương tác thuốc quan trọng cho điều dưỡng Điều dưỡng luôn cân nhắc vấn đề tương tác thuốc khi thực hiện y lệnh 45