Bài giảng Vấn đề giao tiếp trong nội bộ - Mối quan hệ đồng nghiệp trong doanh nghiệp

pdf 11 trang hapham 2130
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Vấn đề giao tiếp trong nội bộ - Mối quan hệ đồng nghiệp trong doanh nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_van_de_giao_tiep_trong_noi_bo_moi_quan_he_dong_ngh.pdf

Nội dung text: Bài giảng Vấn đề giao tiếp trong nội bộ - Mối quan hệ đồng nghiệp trong doanh nghiệp

  1. MỐI QUAN HỆ ĐỒNG NGHIỆP TRONG DOANH NGHIỆP
  2. 4.4. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC ĐỒNG NGHIỆP TRONG DOANH NGHIỆP Mối quan hệ giữa các đồng nghiệp chịu sự định hướng và ảnh hưởng của nhiều yếu tố: •Quốc tịch của doanh nghiệp (Việt Nam, Anh, Mỹ, Nhật ) •Loại hình doanh nghiệp (như DN Nhà nước, nước ngoài, liên doanh, dân doanh ). Đặc biệt, sự khác nhau của loại hợp đồng cũng có thể là yếu tố tác động lớn như có người làm hưởng biên chế, có người làm theo hợp đồng mùa vụ hay hợp đồng có thời hạn (chế độ đãi ngộ khác nhau) • Phong cách của cá nhân lãnh đạo (Tổng Giám đốc) 2
  3. 4.4.1. NHỮNG ĐIỀU NÊN LÀM Những điều nên làm trong quan hệ đồng nghiệp nhằm xây dựng mối quan hệ tốt đẹp trong một doanh nghiệp 3
  4. XÂY DỰNG THÁI ĐỘ CỞI MỞ, CHÂN THÀNH, GIÚP ĐỠ LẪN NHAU •Hỗ trợ nhau trong thực hiện công việc. •Chia sẻ kinh nghiệm, các bài học của bản thân. • Nhân viên cũ nhiệt tình hướng dẫn nhân viên mới. (trong và cả sau quá trình Định hướng cho nhân viên mới – Orientation/Induction programme). •Cùng đóng góp vào xây dựng đội, nhóm (team building). •Với các đồng nghiệp không hợp nhau về tính cách, sở thích cá nhân , vẫn nên cố gắng duy trì quan hệ công việc tích cực. 4
  5. XÂY DỰNG TÌNH BẠN, TÌNH ĐỒNG NGHIỆP • Nên nhớ các đồng nghiệp tốt có thể trở thành những người bạn trong suốt cuộc đời, giúp đỡ, hỗ trợ nhau trên nhiều phương diện, kể cả khi không còn cùng làm một nơi. • Tình đồng nghiệp tốt giúp hướng tới đạt được sự cân bằng công việc - cuộc sống. •Tôn trọng các mục tiêu cá nhân của nhau và hỗ trợ nhau trong việc đạt được chúng, trong công việc cũng như cuộc sống. 5
  6. 4.4.2. NHỮNG ĐIỀU CẦN TRÁNH TRONG QUAN HỆ ĐỒNG NGHIỆP • Ganh đua không lành mạnh với đồng nghiệp ¾ Nếu môi trường kinh doanh có những yếu tố “cạnh tranh” (như liên quan đến doanh thu do cá nhân tạo ra), cần hết sức tế nhị trong cư xử với các đồng nghiệp có các “năng lực” chưa bằng mình. ¾ Mọi vị trí đều là tương đối. • Co mình, khép kín, không chia sẻ những ý kiến của mình ¾ Nên tích cực tham gia ý kiến có tính xây dựng mỗi khi có thể. Cũng cần cho người khác biết các mong đợi của mình đối với môi trường làm việc chung hay cao hơn là văn hoá doanh nghiệp. ¾ Cố gắng tham gia là một thành viên không thể thiếu trong nhóm. Mỗi cá nhân có những điểm mạnh nhất định (kỹ năng, năng khiếu, kinh nghiệm ) có thể phát huy. 6
  7. 4.4.2. NHỮNG ĐIỀU CẦN TRÁNH TRONG QUAN HỆ ĐỒNG NGHIỆP (tiếp) •Bảo thủ, không tiếp thu ý kiến của người khác ¾ Nên tập lắng nghe ý kiến mọi người và hoàn thiện bản thân, hoặc hướng tới thông hiểu các vấn đề khách quan của đồng nghiệp, có ảnh hưởng đến công việc chung. (Các phương pháp làm việc luôn phải thay đổi tùy bối cảnh). ¾ Ngay cả khi ý kiến góp ý của đồng nghiệp có thể làm cho bản thân không hài lòng, ví dụ về phương pháp góp ý, cách thức diễn đạt hay động cơ, hãy bình tĩnh tiếp nhận. Nên suy nghĩ xem có những chi tiết nào hợp lý, có ích cho hoàn thiện bản thân. ¾ Khi chúng ta bình tĩnh tiếp nhận ý kiến, sáng suốt phân tích điểm hợp lý và chưa hợp lý, sẽ làm đồng nghiệp tôn trọng ta hơn. 7
  8. 4.4.2. NHỮNG ĐIỀU CẦN TRÁNH TRONG QUAN HỆ ĐỒNG NGHIỆP (TIẾP) •Kẻ cả, thiếu tôn trọng đồng nghiệp ¾ Đây là một lối tiếp cận không mong đợi. ¾ Bản thân sẽ bị xa lánh. Có thể gây tổn hại đến doanh nghiệp (giảm năng suất lao động, không khí làm việc nặng nề, có thể xảy ra tình trạng các đồng nghiệp có năng lực bỏ đi tìm chỗ làm mới ) và đến một lúc nào đóbản thân mình sẽ bị cấp trên “xử lý”. ¾ Các cấp quản lý cũng nên đặc biệt lưu ý đến các trường hợp này, vì chúng có hại cho DN. 8
  9. 4.4.2. NHỮNG ĐIỀU CẦN TRÁNH TRONG QUAN HỆ ĐỒNG NGHIỆP (TIẾP) ¾ Điều khó nhất là làm chủ bản thân. Luôn luôn tôn trọng đồng nghiệp, bình tĩnh trong ứng xử, sẽ làm cho bản thân chúng ta nhanh đến được trạng thái cân bằng công việc - cuộc sống hơn (tránh “tổn hao” thần kinh). ¾ Lưu ý quy luật nhân quả: những gì ta làm cho người thì rồi cũng sẽ có người khác làm với ta. 9
  10. ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ TOPICA Website: Giảng viên phụ trách chuyên môn: Nguyễn Thị Ngọc Anh Người trình bày: Thạc sĩ Đào Trọng Khang, Giám đốc Công ty TNHH Tư vấn Quản lý nhân sự DTK (DTK Consulting Co., Ltd) Email: ceo@dtkconsulting.com, daotrongkhang@gmail.com 10
  11. XIN CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ DÀNH THỜI GIAN THEO DÕI