Bài giảng Vi sinh vật đại cương - Nguyễn Xuân Hòa

ppt 147 trang hapham 2460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Vi sinh vật đại cương - Nguyễn Xuân Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_vi_sinh_vat_dai_cuong_nguyen_xuan_hoa.ppt

Nội dung text: Bài giảng Vi sinh vật đại cương - Nguyễn Xuân Hòa

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y BỘ MÔN KÝ SINH TRUYỀN NHIỄM VI SINH VẬT ĐẠI CƯƠNG 45 TIẾT Giảng viên: BSTY.Nguyễn Xuân Hòa - PGS.TS. Phạm Hồng Sơn
  2. CHƯƠNG I MỞ ĐẦU I. ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ MÔN VI SINH VẬT ĐẠI CƯƠNG
  3. ĐỐI TƯỢNG CỦA VI SINH VẬT HỌC ĐẠI CƯƠNG • vi khuẩn • virus • nấm men • nấm mốc • tảo và protozoa
  4. Nhiệm vụ của vi sinh vật học đại cương • -Nghiên cứu các đặc điểm cơ bản về hình thái, cấu tạo, di truyền, hoạt động sinh lý hóa học, của các nhóm vi sinh vật. • -Sự phân bố của vi sinh vật trong tự nhiên và mối quan hệ giữa chúng với môi trường và các sinh vật khác. • -Nghiên cứu các biện pháp thích hợp để có thể sử dụng một cách có hiệu quả nhất vi sinh vật có lợi cũng như các biện pháp tích cực nhằm ngăn ngừa các vi sinh vật có hại trong mọi hoạt động của đời sống con người
  5. II-KHÁI YẾU VỀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VI SINH VẬT • TRƯỚC KHI PHÁT MINH RA KÍNH HIỂN VI • KÍNH HIỂN VI RA ĐỜI • PASTEUR VỚI THÍ NGHIỆM THỰC NGHIỆM • SAU PASTEUR VÀ SINH HỌC HIỆN ĐẠI
  6. • HÌNH Ảnh CÁC NHÀ KHOA HỌC GẮN LIẾN VỚI CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU MANG Ý NGHĨA TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SINH HỌC
  7. 2.1. Giai đoạn trước khi phát minh ra kính hiển vi • Từ thời thượng cổ người ta đã biết ủ phân, trồng xen cây họ đậu với cây trồng khác, ủ men, nấu rượu, nhưng chưa giải thích được bản chất của các biện pháp. Trong quá trình định canh con người đã thấy được tác hại của bệnh cây. Đối với bệnh ''rỉ sắt'' ở thời Aristote người ta xem như là do tạo hóa gây ra
  8. Trong các tài liệu ''Giáp cốt'' của Trung Quốc cách đây 4000 năm đã thấy đề cập đến kỹ thuật nấu rượu • . Người ta nhận thấy trong quá trình lên men rượu có sự tham gia của mốc vàng, như vậy vi sinh vật đã được ứng dụng vào sản xuất, phục vụ cuộc sống từ rất lâu, nhưng người ta chưa hiểu được bản chất của vi sinh vật
  9. 2.2. Giai đoạn sau khi phát minh ra kính hiển vi (Phát hiện ra vi sinh vật) • Leewenhoek là người đầu tiên phát hiện ra vi sinh vật nhờ phát minh ra kính hiển vi năm 1668. • , Ông đã quan sát nước ao tù, nước ngâm các chất hữu cơ, bựa răng, • Leewenhoek nhận thấy ở đâu cũng có những sinh vật nhỏ bé.
  10. Anton van Leewenhoek (1632-1723). Người đầu tiên quan sát thấy vi khuẩn với kính hiển vi tự chế
  11. • Phát minh của Leewenhoek củng cố quan niệm về khả năng tự hình thành của vi sinh vật. Thời gian này người ta cho rằng sinh vật quan sát được là từ các vật vô sinh, thịt, cá sinh ra dòi và sau đó người ta cho ra đời thuyết tự sinh (hay thuyết ngẫu sinh).
  12. 2.3. Giai đoạn vi sinh vật học thực nghiệm với Pasteur • Pasteur (1822-1895). Với công trình nghiên cứu của mình ông đã đánh đổ học thuyết tự sinh, nhờ chế tạo ra bình cổ ngỗng.
  13. Louis Pasteur (1822-1895) với phát minh ra bình cổ ngỗng, ông đã đánh đổ học thuyết tự sinh
  14. Pasteur, là người đầu tiên chứng minh cơ sở khoa học của việc sản xuất vaccin • Mặc dầu L. Pasteur là người đầu tiên chứng minh cơ sở khoa học của việc chế tạo vaccin nhưng thuật ngữ vaccin lại do một bác sĩ nông thôn người anh Edward Jenner (1749-1823) đặt ra. Ông là người đầu tiên nghĩ ra phương pháp chủng đậu bằng mủ đậu mùa bò cho người lành, để phòng bệnh đậu mùa, một căn bệnh hết sức nguy hiểm cho tính mạng thời bây giờ.
  15. 2.4. Giai đoạn sau Pasteur và vi sinh học hiện đại • Tiếp theo sau Pasteur là Koch (Robert Koch 1843-1910), là người có công trong việc phát triển các phương pháp nghiên cứu vi sinh vật. Ông đề ra phương pháp chứng minh một vi sinh vật là nguyên nhân gây ra bệnh truyền nhiễm mà ngày nay mọi nhà nghiên cứu bệnh học phải theo và gọi là quy tắc Koch. •
  16. • Ngày 24-3-1882, Koch công bố công trình khám phá ra vi trùng gây bệnh lao và gọi nó là Mycobacterium tuberculosis, là một bệnh nan y thời đó. Khám phá này
  17. Robert Koch (1843-1910) phát hiện ra trực khuẩn lao Mycobacteryum tuberculosis
  18. Juliyes Richard Petri, 1852-1921 • Học trò của Koch là Petri (Juliyes Richard Petri, 1852-1921) chế ra các dụng cụ nghiên cứu vi sinh vật mà ngày nay còn dùng tên của ông để đặt cho dụng cụ ấy: đĩa Petri. • Ông cũng nêu ra các biện pháp nhuộm màu vi sinh vật.
  19. Ivanopxki, 1892 và Beijerrinck, 1896 • Hai ông phát hiện ra virus đầu tiên trên thế giới khi chứng minh vi sinh vật nhỏ hơn vi khuẩn, qua được lọc bằng sứ xốp, là nguyên nhân gây bệnh khảm cây thuốc lá.
  20. Klug (1982) phát hiện ra cấu trúc đối xứng xoắn của virus gây bệnh khảm thuốc lá TMV
  21. • Ngày nay vi sinh vật đã phát triển rất sâu với hàng trăm nhà bác học có tên tuổi và hàng chục ngàn người tham gia nghiên cứu, các nghiên cứu đã đi sâu vào bản chất của sự sống ở mức độ phân tử và dưới phân tử, đi sâu vào kỹ thuật cấy mô và tháo lắp gen ở vi sinh vật và ứng dụng kỹ thuật tháo lắp này để chữa bệnh cho người, gia súc, cây trồng và đang đi sâu vào để giải quyết bệnh ung thư ở loài người.
  22. Alexander Fleming (1881-1955) • Ông là người đầu tiên phát hiện ra chất kháng sinh, đó là Penicillin được ssinh ra từ nấm Peniclium
  23. Alexander Fleming (1881-1955)
  24. Watson and Crick (1953) phát hiện ra cấu trúc xoắn kép ADN • Đây là bước đột phá lớn trong sinh học hiện đại • Nhờ phát hiện ra cấu trúc ADN mà ngày nay công nghệ sinh học phát triển như vũ bảo, những nghiên cứu chuyên sâu về gen của vi sinh vật ngày càng được phát hiện nhiều phục vụ cho sinh học, y tế, thú y
  25. Watson and Crick (1953) phát hiện ra cấu trúc xoắn kép của phân tử ADN
  26. CHƯƠNG II - HÌNH THÁI HỌC VI KHUẨN Tóm tắt: 29 trang và hình ảnh minh họa phục vụ cho 9 tiết giảng chương 2 nhằm giới thiệu một số thiết bị sử dụng trong nghiên cứu vi sinh vật, phương pháp nghiên cứu về hình thái, cấu tạo của vi khuẩn. Chương hai còn giới thiệu một số dạng hình thái phổ biến của vi khuẩn và cấu trúc của tế bào vi khuẩn
  27. Mục tiêu • Thông qua chương hai giúp cho sinh viên nắm được các phương pháp chính trong nghiên cứu vi sinh vật, đồng thời thấy được sự khác nhau cơ bản trong cấu trúc của hai nhóm vi khuẩn Gram âm và Gram dương liên quan đến đời sống con người và thú y.
  28. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI, KÍCH THƯỚC VÀ CẤU TẠO TẾ BÀO VI KHUẨN • Phương tiện nghiên cứu: kính hiển vi quang học, kính hiển vi điện tử, các phương pháp làm tiêu bản soi tươi, nhuộm màu và các máy cần thiết khác.
  29. Kính hiển vi quang học thường • Kính hiển vi: có nhiều loại như quang học, phản pha, huỳnh quang, soi nổi, • Nguyên lý các loại kính hiển vi có cấu tạo giống nhau. • Có hai phần chính là phần cơ học và phần quang học.
  30. Kính hiển vi quang học
  31. Phần cơ học • Bảo đảm cho kính vững chắc và điều khiển được. Phần này cấu tạo gồm chân kính, khay kính, trụ, ống kính, ốc điều chỉnh vĩ cấp, ốc điều chỉnh vi cấp, bàn quay, vật kính và các vít dịch chuyển mẫu vật.
  32. Phần quang • Hệ thống cung cấp ánh sáng và hệ thống thấu kính phóng đại. • + Phần cung cấp ánh sáng: gương, đèn, (hoặc ánh sáng tự nhiên), tụ quang kính, màn chắn.
  33. 2.Quy tắc sử dụng kính hiển vi • -Trước hết phải kiểm tra vị trí của tụ quang kính. Nó phải ở vị trí cao nhất. Màn chắn phải mở. • -Vặn ổ quay vật kính để lấy vật kính nhỏ nhất • - Nhìn vào thị kính và điều chỉnh gương để có được ánh sáng tốt nhất. • -Sau đó nhỏ một giọt dầu lên tiêu bản đặt lên bàn kính. Vặn ổ quay vật kính để lấy vật kính dầu (100) sao cho phần thấu kính ngập trong dầu. •
  34. Nhìn vào thị kính và điều chỉnh ốc vĩ cấp (quay chậm) để lấy tiêu cự. Điều chỉnh độ tương phản bằng ốc vi cấp. • -Sau khi quan sát, quay ổ quay vật kính để lau dầu bằng dung môi thích hợp, thấm trên giấy thấm hoặc vải màn. Hạ tụ quang kính. Đậy kính.
  35. 3.Kính hiển vi điện tử • Tất cả các bộ phận được đặt trong một trụ kính và tạo chân không bằng một bơm hút. Trong chân không, hoạt động của điện tử không bị cản trở. • Các điện tử bắn xuyên qua mẫu vật, được các vật kính và thị kính bằng từ trường làm tản rộng ra (phân kỳ), sau cùng hiện lên màn huỳnh quang có bộ máy chụp ảnh để chụp khi cần.
  36. 3.Kính hiển vi điện tử
  37. II. Phương pháp làm tiêu bản hiển vi • Tiêu bản giọt ép: Dùng phiến kính sạch đã tẩy mỡ, giỏ lên phiến kính một giọt canh khuẩn hay dung dịch bệnh phẩm, sau đó đậy la men (lá kính) lên, quan sát kính hiển vi quang học.
  38. II. Phương pháp làm tiêu bản hiển vi • Tiêu bản giọt treo: dùng phiến kính có hốc lõm ở giữa, cho lên giữa la men một giọt canh khuẩn hay dung dịch bệnh phẩm, đậy phiến kính lên, sau đó lật ngược phiến kính sao cho giọt dung dịch treo lơ lửng trong hốc lõm, cho vaselin lên cạnh của la men để chống mất nước.
  39. 2.2. Phương pháp làm tiêu bản nhuộm và soi kính hiển vi quang học • Khi quan sát mẫu vật qua kính hiển vi quang học, phần lớn cơ cấu bên trong của vi sinh vật có chiết suất gần bằng nhau cho nên rất khó phân biệt được. Để có thể quan sát dễ dàng hơn chúng ta phải nhuộm màu tiêu bản.
  40. CHƯƠNG III- SINH LÝ HỌC VI KHUẨN • -Giảng viên: BSTY. Nguyễn Xuân Hòa – PGS.TS. Phạm Hồng Sơn
  41. I. DINH DƯỠNG Ở VI KHUẨN 1.1. Thành phần hóa học tế bào vi khuẩn Chất dinh dưỡng đối với vi sinh vật, là bất kỳ chất nào được vi sinh vật hấp thụ từ môi trường xung quanh và được chúng sử dụng làm nguyên liệu cho quá trình sinh tổng hợp và tạo ra các thành phần của tế bào hoặc để cung cấp cho các quá trình trao đổi năng lượng. Quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng để thỏa mãn mọi nhu cầu sinh trưởng và phát triển được gọi là quá trình dinh dưỡng. Hiểu biết về quá trình dinh dưỡng là cơ sở tất yếu để có thể nghiên cứu, ứng dụng hoặc ức chế vi sinh vật.
  42. • 1.1.1. Nước • Nước là thành phần không thể thiếu được đối với cơ thể sống. Nước chiếm khoảng 70-90% khối lượng cơ thể vi sinh vật. Tất cả các phản ứng xẩy ra trong tế bào vi sinh vật đều đòi hỏi có sự tồn tại của nước. Trong vi khuẩn lượng chứa nước thường là 70-85%, nấm sợi 85-90%.
  43. • 1.1.2. Vật chất khô • - Muối khoáng • Muối khoáng là phần còn lại khi đốt cháy hoàn toàn chất hữu cơ chúng chiếm khoảng 2-5 % khối lượng khô của tế bào. Chúng thường tồn tại dưới dạng các muối sulphate, phosphate, carbonate, clorua, trong tế bào chúng thường ở dạng các ion. Dạng cation như : Mg2+, Ca2+, K+, Na+, Dạng anion như HPO4-, SO42-, Cl- ,
  44. • -Chất hữu cơ • Chất hữu cơ trong tế bào vi sinh vật chủ yếu cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N, P, S, Riêng 4 nguyên tố C, H, O, N chiếm tới 90-97% toàn bộ chất khô của tế bào. Đó là các nguyên tố chủ chốt cấu tạo nên protein, nucleic acid, lipid, hydrate carbon. Trong tế bào vi khuẩn các hợp chất đại phân tử thường chiếm tới 96% khối lượng khô, các chất đơn phân tử chiếm 3,5%, còn các ion vô cơ chỉ có 1%.
  45. • +Protein: Cấu tạo chủ yếu từ các nguyên tố: C, O, N, H, S ngoài ra còn có thể có một lượng rất nhỏ các nguyên tố khác nhau như P, Fe, Zn, Mn, Ca,
  46. • +Acid nucleic: Cấu tạo chủ yếu bởi các nguyên tố, C, H, O, N, P, căn cứ vào phân tử đường pentose trong phân tử mà acid nucleic chia làm hai loại: ADN (acid deoxiribonucleic, chứa deoxiribose) và ARN (acid ribonucleic, chứa ribose). • +Lipid: gồm có hai loại, lipid phân cực và lipid trung tính
  47. • +Glucide: (gluxit) • Tế bào vi khuẩn thường chứa một lượng glucide, khoảng 12-18 % trọng lượng chất khô. Các glucide thường gặp gồm các dạng đường đơn (ose), đường kép (osie) đường đa. Các loại đường đa thường gặp ở vi sinh vật là: glucan (glucarl), dextran (dextrane), amylose, chitin, cellulose ,
  48. +Vitamine: • đây là nhóm chất hữu cơ vi sinh vật cần nhưng không tự tổng hợp được và chỉ cần với lượng rất ít • Nhu cầu về vitamine của các loại vi khuẩn khác nhau không giống nhau. Có những loại vi sinh vật tự dưỡng chất sinh trưởng, chúng có thể tự tổng hợp được các vitamine cần thiết.
  49. II. CÁC KIỂU DINH DƯỠNG Ở VI KHUẨN • 2.1. Nhu cầu về thức ăn của vi sinh vật • Các chất dinh dưỡng sau khi vào tế bào sẽ được chế biến lại để tạo thành các chất riêng của cơ thể. quá trình này được gọi là quá trình đồng hóa, quá trình này cần năng lượng. Ngược lại với quá trình đồng hóa là quá trình dị hóa.
  50. Căn cứ vào nhu cầu của vi sinh vật người ta chia thức ăn làm ba loại • -Thức ăn năng lượng • -Thức ăn kiến tạo: • -Chất sinh trường
  51. III. CƠ CHẾ VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT DINH DƯỠNG VÀO TẾ BÀO VI KHUẨN • Các chất được vận chuyển qua màng tế bào chất thông qua một trong hai cơ chế: khuếch tán đơn giản hay còn gọi là vận chuyển bị động và vận chuyển chủ động phân tử protein đặc biệt có trên bề mặt tế bào.
  52. 3.2. Vận chuyển nhờ permease
  53. 3.2. Vận chuyển nhờ permease
  54. Khuếch tán đơn giản
  55. Chương IV DI TRUYỀN HỌC VI KHUẨN Di truyền: là đặc tính chung của mọi sinh vật, giữ lại và truyền cho con cháu những đặc điểm về cấu tạo và phát triển của tổ tiên. Biến dị: là đặc tính chung của mọi sinh vật, có thể mang những sự khác biệt về nhiều chi tiết so với bố mẹ của chúng và với các cá thể khác cùng loài.
  56. Ở vi sinh vật, biến dị thể hiện ở mức độ lớn hơn sinh vật bậc cao, nhờ số các cá thể trong một quần thể lớn, sinh sản đồng loạt, giai đoạn sinh dưỡng ngắn, tần số đột biến và tần số tái tổ hợp cao và có khả năng trao đổi di truyền ngoài loài.
  57. Người ta phân biến dị làm hai loại Biến dị kiểu hình: là sự thích ứng của toàn bộ một quần thể có cùng một kiểu gen Biến dị kiểu gen hay đột biến: là sự thay đổi đột ngột một tính chất, mà tính chất này có thể di truyền được
  58. II. CƠ SỞ VẬT CHẤT DI TRUYỀN CỦA VI KHUẨN Ở vi khuẩn, thông tin di truyền nằm trong ADN, còn một số loại virus, thông tin di truyền nằm trong ARN. Phần lớn gen nằm trong nhân tế bào, nhưng cũng gặp những gen nằm ngoài nhiễm sắc thể như Plasmid (Plasmid F, Plasmid R, ).
  59. Mọi sinh vật, trừ một số virus, dòng thông tin di truyền từ nhiễm sắc thể đến tế bào chất diễn ra như sau: ADN → ARN → Protein
  60. 2.1.1. Sao chép (tự sao) Về cơ bản quá trình sao chép ADN ở mọi tế bào vi sinh vật giống nhau. Nhưng quá trình này được nghiên cứu chi tiết nhất ở vi khuẩn E. coli Gen của vi khuẩn E. coli là một sợi ADN kép, đóng vòng kín. Sao chép bắt đầu ở một gốc (Oric) và diễn ra liên tục cho đến kết thúc
  61. 2.1.1. Sao chép (tự sao)
  62. replicon. Sau khi một số protein nhận ra điểm gốc Oric, hai sợi ADN sẽ tách ra thành hai chạc sao chép, ở đây ADN được tổng hợp theo hai hướng đối nhau.
  63. Sao chép ở E. coli diễn ra như sau: 1. Một số protein nhận ra gốc Oric và cởi xoắn ở đây 2. Hai phân tử helicase gắn vào hai đoạn sợi đơn và tiếp tục cởi xoắn 3. Các protein liên kết sợi đơn (SSB) tiếp với hai đoạn sợi đơn sau helicase
  64. 4. Trên sợi khuôn 3/-5/ primase tổng hợp một ngòi duy nhất, sau đó pol-III lắp tiếp các nucleotid vào đầu 3/-OH của ngòi. Sợi con được sao chép liên tục và được gọi là sợi dẫn đầu. 5. Trên sợi khuôn đối diện, primase phải tổng hợp nhiều ngòi, pol-III lắp tiếp các nucleotit vào đầu 3/-OH của mỗi ngòi lại tạo thành các đoạn ADN khoảng 1000-2000 nucleotit gọi là đoạn Okazaki.
  65. 6. Pol-I cắt bỏ ngòi đồng thời sao chép bổ sung các đoạn Okazaki đứng sau. 7. Enzyme ligase ''hàn'' các chỗ hỗng giữa các đoạn Okazaki. Như vậy sợi con được tạo thành trên sợi khuôn 5/-3/ được sao chép theo kiểu gián đoạn và được gọi là sợi muộn.
  66. 2.1.2. Phiên mã Quá trình phiên mã cũng diễn ra theo hướng 5/- 3/. Ở E. coli enzyme xúc tác cho quá trình phiên mã cả ba loại ARN là ARN- polymerase và gồm có 5 chuỗi peptide: 2 ; ; /;  (xích ma),
  67. Khác với sao chép, phiên mã chỉ diễn ra trên một sợi, thậm chí trên từng đoạn của sợi khuôn ADN. Hơn nữa ARN-polymerase không cần ngòi và cũng không có hoạt tính nuclease. Phiên mã ở E. coli diễn ra như sau:
  68. Phiên mã
  69. 1. Nhờ sợi ''dẫn đường'' của yếu tố  (xích ma) ARN-polymerase gắn vào vị trí promoto trên sợi khuôn ADN và cởi xoắn ở đây. 2. Phiên mã bắt đầu. Nucleotit thứ nhất bao giờ cũng là ATP hoặc GTP gắn vào chuỗi . 3. Sau khi phiên mã được khoảng 12 nucleotit,  tách khỏi phức hợp để lại liên kết với một enzyme tối thiểu khác.
  70. 4. Khi sắp phiên mã xong, một gen ARN-polymerase sẽ gặp một trong hai tín hiệu kết thúc sau đây: -Tín hiệu mạnh: không cần yếu tố protein bổ sung nào và cấu tạo dạng cặp tóc. -Tín hiệu yếu: cũng có cấu trúc dạng cặp tóc nhưng thiếu đoạn oligo (U) và cần yếu tố protein rho; Rho nhận ra và gắn vào đoạn ARN sợi đơn, thủy phân ATP rồi di động đến và tách và tách ARN khỏi phức hợp.
  71. 2.1.3. Dịch mã Cũng như sao chép và phiên mã, dịch mã về cơ bản diễn ra ở mọi tế bào giống nhau nhưng được nghiên cứu kỹ nhất ở E. coli. Tham gia vào quá trình này có ba thành phần chính: Ribosom, mARN, tARN.
  72. Ở E. coli (và các bào quan như ty thể, lục lạp) ribosom thuộc loại 70S, có thể phân li thuận nghịch thành hai hạt nhỏ 30S, 50S. Hạt 50S chứa 34 protein và hai loại rARN (23S và 5S), hạt 30S chứa 21 protein và một loại rARN (16S
  73. Dịch mã
  74. Trên ribosom có hai vị trí gắn tARN: vị trí A gắn acid amine-tARN và vị trí P gắn vào peptidil-tARN. ARN chỉ gồm 70-90 nucleotit, chứa nhiều base cải biến (dihydro, pseudotioridin, ), có cấu trúc lá chẻ ba với cuống và 3 thùy, lần lượt được gọi là DHU (Dihydro Uridin), AC (Anticodon) và TX.
  75. Vì acid amine mở đầu bao giờ cũng là metionin nên tế bào cần hai loại tARN: một vận chuyển Met mở đầu chuỗi và một vận chuyển Met ở giữa chuỗi. Met mở đầu chuỗi , sau khi gắn với tARN, phải được focmin hóa (nhờ enzyme transformilase) thành focmin- metionil-tARN. Vì vậy tARN mở đầu dịch mã và tARN chuyển Met vào giữa chuỗi được Met Met ký hiệu lần lượt là ARNf ARNm .
  76. Trước khi tham gia vào tổng hợp protein mỗi acid amine phải được hoạt hóa qua hai phản ứng đều do enzyme aa-tARRN- sinterase: 1. acid amine + ATP → aa AMP + PP 2. aa AMP + tARN→ aa tARN +AMP
  77. a, Mở đầu Trước hết, nhờ sự kích thích của IF-3, mARN được liên kết với hạt ribosom 30 (trước đó IF-3 đã liên kết với ribosom 30S không cho ribosom 50S liên kết tùy tiện với ribosom 30S) Met Tiếp theo phức hợp fMet-ARNf ở dạng phức Met hợp (fMet-ARNf -IF-2-GTP) được chuyển vào vị trí P (gắn vào peptidin) trên hạt 30S ứng với codon mở đầu AUG của metionin. Nhưng bên trong mARN cũng có nhiều codon AUG khác
  78. Met Sau khi fMet-ARNf gắn chính xác vào vị trí mở đầu thì hạt 50S liên kết tiếp vào thành monosom 70S đồng thời GTP bị thủy phân bởi chính IF-2, năng lượng thủy phân dùng để đẩy cả IF-1 và IF-2 ra ngoài. Kết quả là phức hợp mở đầu được Met tạo thành: (70S-mARN-fMet-ARNf ). thành."
  79. b, Kéo dài Ngoài các thành phần đã biết, chặng này còn cần 2 protein bổ sung gọi là yếu tố kéo dài EF- T và EF-G. Riêng yếu tố T lại gồm 2 protein, Tu và Ts, liên kết lỏng lẻo với nhau. Từ acid amine thứ hai trở đi, sự liên kết của aa-ARN vào ribosom cần sự kích thích của Tu và GTP trong phức hợp [aan-ARN-Tu-GTP].
  80. Liên kết peptide thứ nhất được hình thành do -COOH của acid amine thứ nhất (Met) với -NH2 của acid amine thứ hai.
  81. Để dịch mã được tiếp tục, bây giờ phức hợp [fMet-aa2- tARN] phải từ vị trí A chuyển về vị Met trí P đồng thời đẩy tARNf trống ra ngoài. Sau đó phức hợp [aa3-tARN-Tu-GTP] lại sẵn sàng vào vị trí A và các bước tiếp theo diễn ra cho đến kết thúc.
  82. c, Kết thúc Sau khi tổng hợp xong chuỗi polypeptide, ribosom sẽ gặp một trong 3 codon kết thúc hay là codon vô nghĩa (không mã hóa acid amine) UAA, UAG, UGA. Chuỗi polypeptide được tách khỏi ARN. Tiếp theo ribosom 70S bị phân li cùng với ARNt.
  83. 2.2. Khái niệm và phân loại Plasmid Plasmid là một phân tử ADN, có cấu trúc khép lại thành vòng tròn độc lập, có khả năng tồn tại và nhân lên một cách độc lập với hệ gen của tế bào chủ và tương tác, hoạt động vững bền với tế bào chủ. Giữa chúng và hệ gen tế bào chủ có những sự tương tác cộng sinh và chi phối lẫn nhau.
  84. về mặt cấu trúc, bởi chúng cũng là những ADN vòng khép kín, độc lập, nhưng xét về mức độ cộng sinh (tức hai bên cùng có lợi) thì phage không đáp ứng được yêu cầu này.
  85. chủ mà chúng xâm nhập. Rồi tiếp tục gây nhiễm các tế bào khác. Vì vậy chúng không phải là plasmid theo đúng nghĩa của nó.
  86. Phân loại plasmid 1. Nhóm plasmid R: là loại plasmid chứa một hay nhiều gen có khả năng sản xuất các loại men có khả năng phân giải kháng sinh thành sản phẩm vô hoạt. Như plasmid Col: là các loại plasmid chứa các gen sản xuất kháng sinh colicin giúp cho vi khuẩn chống lại vi khuẩn khác. 2. Plasmid F: quy định sự tổng hợp pili giới tính cho vi khuẩn.
  87. 5. Vận chuyển và tái tổ hợp thông tin di truyền • 5.1. Chuyển nạp Chuyển nạp là sự biến đổi genotyp của vi khuẩn, dưới ảnh hưởng của ADN nhận được từ vi khuẩn cho.
  88. Chuyển nạp
  89. Chuyển nạp
  90. Có hai loại chuyển nạp: chuyển nạp tự nhiên và chuyển nạp nhân tạo. • +Chuyển nạp tự nhiên: là hiện tượng chuyển nạp xẩy ra khi nuôi cấy vi khuẩn trong điều kiện bình thường. • +Chuyển nạp nhân tạo: nhiều vi khuẩn khi nuôi cấy trong biều kiện bình thường không xẩy ra chuyển nạp. Nhưng khi ủ tế bào trong dung dịch cation hóa trị hai với nồng độ cao thì xẩy ra hiện tượng chuyển nạp
  91. 5.1.2. Thí nghiệm in vitro về hiện tượng chuyển nạp. • Nhiều nhà nghiên cứu sau đó đã xác minh những kết quả của Griffith. Quan trọng nhất là sự chuyển nạp in vitro của những tế bào R thành S. • Người ta nuôi cấy những tế bào R trong một ống nghiệm chứa những tế bào S bị giết chết bằng nhiệt. Sau đó trong canh khuẩn người ta tìm thấy những tế bào S sống cùng với những tế bào chết cho vào lúc đầu.
  92. 5.1.2. Thí nghiệm in vitro về chuyển nạp
  93. 5.1.3. Bản chất của nhân tố chuyển nạp • Bản chất của nhân tố chuyển nạp được Avery, MacLeod và McCaty làm sáng tỏ năm 1941. Trong những công trình nghiên cứu những chất có khả năng ức chế hoạt động của nhân tố chuyển nạp, họ đã chứng minh rằng nhân tố chuyển nạp chính là ADN
  94. Thí nghiệm phát hiện ADN là nhân tố chuyển nạp
  95. 5.1.4. Điều kiện để có chuyển nạp • -Vi khuẩn cần chuyển nạp, nó phải ở trong một tình trạng sinh lý đặc biệt, trạng thái tiếp thu. • Kích thước và số lượng của ADN: hiện tượng chuyển nạp chỉ xẩy ra với các đoạn ADN có trọng lượng phân tử vừa phải, từ 105-107 • Thành phần môi trường cũng ảnh hưởng đến tần số chuyển nạp • Nhiệt độ thích hợp là 29-32 0C
  96. 5.1.6. Ứng dụng chuyển nạp trong nghiên cứu di truyền học
  97. 5.2. Tải nạp • Tải nạp là sự truyền đi một mảnh nhỏ nguyên liệu di truyền, từ một vi khuẩn cho đến một vi khuẩn nhận qua một vài trung gian là một phage vi khuẩn (thực khuẩn thể: Bacteriophage) gọi là phage vectơ hoặc phage tải nạp
  98. Tải nạp
  99. 5.3. Giao nạp (tiếp hợp) • Giao nạp ở vi khuẩn là sự kết hợp nhất thời của hai tế bào có kiểu bắt cặp đối nhau, được tiếp nối bằng cách chuyển một phần vật chất di truyền từ tế bào cho sang tế bào nhận qua cầu tế bào chất và sau đó các tế bào tách nhaGiao nạp ở vi khuẩn là sự kết hợp nhất thời của hai tế bào có kiểu bắt cặp đối nhau, được tiếp nối bằng cách chuyển một phần vật chất di truyền từ tế bào cho sang tế bào nhận qua cầu tế bào chất và sau đó các tế bào tách nhau ra. u ra.
  100. Giao nạp xẩy ra giữa hai vi khuẩn
  101. CHƯƠNG V NẤM (CHÂN KHUẨN HỌC) ĐẠI CƯƠNG Giảng viên: BSTY. Nguyễn Xuân Hòa-PGS.TS. Phạm Hồng Sơn
  102. A-NẤM MEN I. HÌNH THÁI, CẤU TẠO NẤM MEN • Nấm men là loại vi sinh vật có cấu tạo đơn bào có kích thước lớn, cấu tạo hoàn chỉnh, không di động và sinh sản chủ yếu bằng phương pháp nẩychồi. • Chúng phân bổ rộng rãi trong tự nhiên, nhất là trong đất, có thể nói đất là môi trường tự nhiên để dữ giống nấm men đặc biệt là trên bề mặt của nhiều loại lá cây, lương thực, thực phẩm khác.
  103. 2.2.1. Thành tế bào
  104. • 2.2.2. Màng tế bào • Tương tự như màng nguyên sinh chất tế bào vi khuẩn về thành phần cấu tạo và chức năng tác dụng. Ngoài ra màng tế bào nấm men còn hoạt hóa ty thể.
  105. • 2.2.3. Nguyên sinh chất • Thành phần hóa học, cấu trúc nguyên sinh chất tương tự như vi khuẩn nhưng sự khác nhau chủ yếu là là sự tồn tại vài loại cơ quan con khác. Nguyên sinh chất của nấm men gồm có các cơ quan con sau: • Ty thể • Ribosome • Không bào
  106. 2.2.4. Nhân Nhân của tế bào nấm men là nhân thật, nhân đã có sự phân hóa, có kết cấu hoàn chỉnh và ổn định, có màng nhân. Nhân có hình tròn hay hình bầu dục, bắt đầu có những biểu hiện của tế bào tiến hóa, đó là phân chia theo hình thức gián phân
  107. • 2.4. Plasmid • Có một loại plasmid được phát hiện năm 1976 ở nấm men Saccharomyces cerevisiae được gọi là ''2m plasmid '' có vai trò qua trọng trong thao tác chuyển gen của kỹ thuật di truyền. Loại plasmid này là một ADN vòng chứa 6300 đôi base.
  108. 3. Sinh sản vô tính của nấm men • a, Sinh sản bằng phương pháp nẩy chồi • b, Sinh sản bằng phương pháp phân cắt: • c, Sinh sản bằng bào tử đơn tính
  109. Sinh sản hữu tính của nấm men
  110. Sinh sản hữu tính của nấm men
  111. Sinh sản hữu tính của nấm men
  112. 4. Vai trò của nấm men • Nấm men phân bố rộng rãi trong tự nhiên, nhất là trong môi trường chứa đường, pH thấp (đất, nước, không khí, lương thực, thực phẩm, hoa quả, ), nhiều loại nấm men có khả năng lên men rượu vì vậy từ lâu người ta đã biết sử dụng nấm men để nấu rượu, bia, sản xuất cồn, glicerin, Nấm men sinh sản nhanh, sinh khối của chúng giàu protein, vitamine vì vậy còn được sử dụng trong công nghiệp sản xuất thức ăn bổ sung cho người và gia súc.
  113. CHƯƠNG VII-NHÂN TỐ KHÁNG KHUẨN VÀ CHẤT KHỬ TRÙNG, TIÊU ĐỘC Giảng viên: BSTY. Nguyễn Xuân Hòa-PGS.TS.Phạm Hồng Sơn
  114. • I. CÁC NHÂN TỐ KHÁNG KHUẨN • 1.1. Nhân tố vật lý • 1. Độ ẩm • Hoạt động sống của vi sinh vật đều liên quan đến nước và tỷ lệ nước trong tế bào của chúng rất cao. Nấm men 73-82%, nấm mốc 84-90%, vi khuẩn 75-85%. Vì vậy thiếu nước tế bào có thể bị chết do hiện tượng loại nước ra khỏi tế bào.
  115. • 2. Nhiệt độ • Hoạt động trao đổi chất của vi khuẩn có thể coi là kết quả của các phản ứng hóa học. Vì các phản ứng này phụ thuộc chặt chẽ vào nhiệt độ, nên yếu tố nhiệt độ rõ ràng ảnh hưởng sâu sắc đến các quá trình sống của tế bào.
  116. • 3. Áp lực • Áp suất thẩm thấu và áp lực thủy tĩnh cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của tế bào vi khuẩn. • Màng tế bào vi khuẩn là màng bán thấm và việc điều chỉnh thẩm áp qua các hệ thống permease đều có liên quan đến màng này. Trong môi trường ưu trương tế bào mất khả năng hút nước và các chất hòa tan, tế bào chịu trạng thái khô sinh lý, bị co nguyên sinh chất và có thể chết nếu kéo dài.
  117. • 4. Âm thanh • Sóng âm thanh đặc biệt là trong vùng siêu âm có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của vi khuẩn. Với tần số 8.800- 8.900Hz xử lý trong 40-60 phút sẽ giảm 99% vi khuẩn
  118. • 5. Sức căng bề mặt • Khi sinh trưởng trong môi trường dịch thể, vi khuẩn chịu ảnh hưởng của sức căng bề mặt của môi trường. Đa số các môi trường dịch thể dùng trong phòng thí nghiệm có sức căng bề mặt trong khoảng 5,7-0,63 mN/cm
  119. • 6. Tia bức xạ • Ánh sáng có thể gây ra những biến đổi hóa học và tổn thương sinh học, nếu tế bào hấp thu. Mức độ gây hại tùy thuộc vào mức năng lượng trong lượng tử ánh sáng hay tùy thuộc vào chiều dài bước sóng ánh sáng. Các tia bức xạ gây nên những biến đổi hóa học của các nguyên tử và phân tử có chiều dài sóng khoảng 10000 A0
  120. • 6.1. Ánh sáng mặt trời • Là nguồn tia sáng chiếu tự nhiên và có tác dụng phá hủy tế bào vi khuẩn (ngoại lệ vi khuẩn quang hợp sử dụng ánh sáng mặt trời làm nguồn năng lượng). Tác dụng này bị yếu đi nếu vi khuẩn chứa sắc tố hay vỏ nhầy
  121. • 6.2. Tia tử ngoại (tia cực tím -UV) [2] • So với các bức xạ ion thì tia tử ngoại có năng lượng nhỏ hơn. Khi bị vật chất hấp phụ, tia tử ngoại không gây nên hiện tượng ion hóa nhưng kích thích các phân tử, nghĩa là chuyển điện tử đến một mức cao hơn. Tác dụng mạnh nhất của tia tử ngoại là là vùng có chiều dài bước sóng khoảng 254-260 nm
  122. • . • III. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ HÓA HỌC • Trong các yếu tố hóa học ảnh hưởng đến chức phận sống của tế bào, trước hết phải kể đến, nồng độ ion hydro (pH), thế oxy hóa khử của môi trường, các chất sát trùng và các chất hóa trị liệu.
  123. • 1. Ảnh hưởng của pH môi trường • pH môi trường có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của vi sinh vật. Các ion H+ và OH- là hai ion hoạt động lớn nhất trong tất cả các ion, những biến đổi dù nhỏ trong chúng cũng ảnh hưởng mạnh mẽ
  124. • 2. Thế oxi hóa khử (Eh) • Mức độ thoáng khí, nói cách khác là độ oxy hóa khử của môi trường có quan hệ chặt chẽ với hoạt động sống của vi sinh vật, được biểu thị bằng đại lượng rH: rH= -log(H2), ở đây H2 là nồng độ nguyên tử của H trong dung dịch hay trong khí quyển. Dung dịch bão hòa hydro có rH=0, bão hòa oxy có rH=41
  125. • 3. Các chất diệt khuẩn (sát trùng) • Các chất diệt khuẩn thường dùng nhất là phenol và các hợp chất của phenol, các ancohol, halogen, kim loại nặng, H2O2 các thuốc nhuộm, xà phòng và các chất tẩy rửa tổng hợp của các muối amon bậc bốn
  126. • 3.1. Phenol • Được dùng ở dạng các dung dịch để sát trùng các dụng cụ bị nhiễm bẩn. Tùy theo nồng độ của phenol có tác dụng ức khuẩn hay diệt khuẩn. Hoạt tính của phenol bị giảm trong môi trường kiềm và có mặt chất hữu cơ, trái lại tăng lên khi có mặt muối. Bào tử của vi sinh vật kháng lại tác dụng của phenol.
  127. • 3.2. Ethanol • Dùng để sát trùng da, nhưng cũng như phenol ethanol không có tác dụng với bào tử. Chẳng hạn, bào tử của Bacillus subtillis có thể sống trong ethanol 9 năm, B. anthracis 20 năm.