Bài giảng Y học cổ truyền - Chương 2: Các bệnh về tiêu hóa

pdf 34 trang hapham 2450
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Y học cổ truyền - Chương 2: Các bệnh về tiêu hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_y_hoc_co_truyen_chuong_1_cac_benh_ve_tieu_hoa.pdf

Nội dung text: Bài giảng Y học cổ truyền - Chương 2: Các bệnh về tiêu hóa

  1. Biên soạn : Nguyễn Khắc Bảo Y HỌC CỔ TRUYỀN CHƯƠNG 2 CÁC BỆNH VỀ TIÊU HÓA Khởi biên : TP.HCM THÁNG 10-2012 1
  2. CHƯƠNG 2 CÁC BỆNH VỀ TIÊU HÓA - Phương tây có câu “người Việt Nam chết trên đống thuốc”. Nền y học cổ truyền dân tộc có nhiều bài thuốc rất huyền diệu, tuy nhiên nhưng phương thuốc hay này đang bị chìm dần vào quên lãng và dần dần mất đi niềm tin từ chúng ta. - Người nghèo ở Việt Nam có rất ích điều kiện chăm sóc bởi nền y học hiện đại, một khi họ mắc các bệnh hiểm nghèo thì chỉ có thể chờ chết, hoặc nếu có điều kiện thì đôi khi tây y cũng bó tay với nhiều trường hợp. - Với mục đích sưu tầm các bài thuốc hay dân gian để điều trị hầu hết các loại bệnh, cũng như cung cấp những bài thuốc cổ truyền hay cho những ai thật sự đang rất cần và tin tưởng vào nó, một cứu cánh cho người nghèo mắc bệnh Người dùng trước khi sự dụng các bài thuốc này cần nghiên cứu thật kỉ các thông tin trong sách này, những vấn đề còn thắc mắc thì nên hỏi thầy thuốc đông y để tránh những việc đáng tiếc. Mọi thắc mắc xin liên lạc tác giả qua. Email : nkbao80@gmail.com Lời tác giả 2
  3. MỤC LỤC CHƯƠNG 2 2 VẤN ĐỀ 1 : LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG 4 1. Dưỡng vị thang 8 2. Hương sa dương vị thang .9 VẤN ĐỀ 2 : VIÊM DẠ DÀY 14 Đau dạ dày đông y gọi là vị bệnh 15 VẤN ĐỀ 3 : UNG THƯ DẠ DÀY 17 1. Điều trị 18 2. Theo một nguồn tài liệu khác .19 3. Những bài thuốc kinh nghiệm 20 4. Bạch hoa xà 22 VẤN ĐỀ 4 : XUẤT HUYẾT BAO TỬ 23 Theo lương y Trần Hoàng Bảo .23 VẤN ĐỀ 5 : CÁC CHỨNG VỀ BAO TỬ CỦA LƯƠNG Y HUỲNH MINH 24 VẤN ĐỀ 6 : BÀI THUỐC CHỮA DẠ DÀY CÔNG HIỆU 28 VẤN ĐỀ 7 : TRị DứT VIÊM Dạ DÀY, ĐạI TRÀNG 29 VẤN ĐỀ 8 : TRỊ KHỎI BỆNH VIÊM ĐẠI TRÀNG ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. 3
  4. CHƯƠNG 2 : TIÊU HÓA VẤN ĐỀ 1 : LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG TÓM TẮT VÀ NGUYÊN NHÂN Bệnh loét dạ dày không đơn thuần gây bởi vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) nhưng vi khuẩn này gây 80% bệnh loét dạ dày: 70% ở dạ dày (stomach) và 90% ở hành tá tràng (duodenum) . Dạ dày chia làm 4 vùng : 1/ Cardia là một vùng nhỏ ngay dưới van thượng vị (sphinster of the lower esophagus) và rất khó định giới hạn của nó. Vùng này được khảo cứu nhiều nhưng có rất nhiều tranh cãi về bản chất, vị trí, và giới hạn của nó. Và ngay cả sự hiện diện của màng nhầy tim (cardiac mucosa). Cho nên nó có tên cardia. 2/ Vùng đỉnh hay thượng vị (fundus) là phần cao nhất của dạ dày . Vùng này có hình vòm (dome) cao hơn van thượng vị và vùng cardia. Phía trên, nó đội cơ hoành bên trái (left side of diaphram). Bên trái, nó tiếp xúc với lá lách (spleen). 3/ Thân dạ dày (body or corpus) là phần lớn nhất và nằm ngay phía dưới phần thượng vị. Nó giới hạn bên dưới bởi một rảnh hạ vị chia 2/3 dạ dày ở trên và 1/3 dưới là hạ vị. 4/ Phần đáy của dạ dày còn gọi là vùng hạ vị (Antrum) . Nó nối liền hành tá tràng (duodenum) bởi van hạ vị (pylorus) có hình ống (tube) với thành của van là những lớp cơ vòng (circular muscle/pyloric sphinster). 4
  5. Thành dạ dày (stomach wall) Từ trong ra ngoài chia ra làm 4 lớp: 1/ Trong cùng là lớp lót hay màng nhầy (mucosa) chứa các loại tuyến tiết ra dịch vị Đây là lớp quan trọng trong sự tiêu hóa của dạ dày và bệnh tật. Trong nhiệm vụ tiêu hóa của dạ dày, có 2 cơ chế: - Sự co thắt của dạ dày giúp thực phẩm mềm hơn. Chức năng này nhờ vào sự co thắt của thành dạ dày. - Màng nhầy của dạ dày tiết ra những hóa chất giúp thức ăn phân hóa và tiêu hóa nhiều hơn nữa 2/ Bên dưới lớp lót là lớp dưới màng nhầy (submucosa) chứa những mô liên kết (collagen and elastin fibers). Mạch máu, mạch bạch huyết, và thần kinh (blood vessels, lymphatic and submucosal plexus) 3/ Lớp cơ (muscularis propria) bao gồm 3 lớp tế bào cơ: trong cùng là lớp tế bào cơ xéo (oblique muscle fibers), tiếp theo là những sợi cơ vòng (circular muscle fibers), ngoài cùng là lớp cơ dài (longitudinal muscle fibers). 5
  6. 4/ Lớp bao thành dạ dày (serosa) mỏng nối tiếp màng bao nội tạng (visceral peritoneum). Vậy nguyên nhân bệnh viêm loét dạ dày tá tràng chủ yếu là : • Do dùng thuốc aspirin, thuốc chữa khớp • Do vi khuẩn Helicobacter pylori và do tình trạng tăng tiết acid. • Do căng thẳng kéo dài, Stress • Do uống quá nhiều rượu. • Do hoá chất • Do các bệnh tự miễn khác Vi khuẩn Helicobacter Pylori tại niêm mạc dạ dày TRIỆU TRỨNG BIỂU HIỆN Chỉ khoảng 50% bệnh nhân loét DD-TT là có triệu chứng điển hình, 40 – 45% có triệu chứng mơ hồ, không điển hình, những trường hợp này rất khó chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác của DD-TT như viêm DD-TT, ung thư DD. Có 5 - 10% bệnh nhân loét hoàn toàn không có triệu chứng (loét câm), hay gặp ở người lớn tuổi. 1. Cơn đau loét: là triệu chứng điển hình của bệnh loét DD-TT với các đặc điểm : - Người bệnh thường bị đau khi công việc căng thẳng, lo lắng nhiều, buồn rầu, tức giận hoặc sợ hãi, nhất là khi ăn uống thất thường, không đúng bữa, không được nghỉ ngơi, bệnh sẽ dễ phát và tái phát. Triệu chứng thường thấy là: vùng bụng trên (thượng vị) đau, ợ hơi, ợ chua, nóng rát, đau từng cơn lúc đói hoặc vào ban đêm. Bệnh nhân có thể buồn 6
  7. nôn, đầy bụng, chậm tiêu. Khi ăn vào, cơn đau có thể dịu đi. Nếu uống thuốc chữa dạ dày thì giảm đau rõ rệt. Nếu người bệnh đi đại tiện phân đen như bã cà phê, có mùi khắm thì dạ dày có thể đã bị chảy máu. - Đau thượng vị (vùng trên rốn và dưới mỏm xương ức). - Đau có chu kỳ theo bữa ăn và theo mùa. - Đau xuất hiện hoặc tăng khi ăn các thức ăn chua, cay hay khi bị căng thẳng thần kinh và giảm khi uống các thuốc kháng axit hay thuốc băng niêm mạc dạ dày. 2. Các triệu chứng không điển hình như đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, chậm tiêu hóa rất khó phân biệt là do loét hay do một bệnh khác của dạ dày như viêm DD, ung thư DD, hay chứng loạn tiêu hóa không do loét. Trường hợp này phải chụp Xquang hoặc nội soi DD-TT mới chẩn đoán chắc chắn. 3. Các trường hợp loét câm thường chỉ được chẩn đoán khi xảy ra biến chứng. 4. Bệnh thường hay tái phát. Trước đây, sau khi được chữa lành, có 60 – 80% tái phát trong vòng 2 năm. Từ thập niên 80, khi xác định được vai trò gây bệnh của vi khuẩn H. Pylori, việc điều trị tiệt trừ H. Pylori đã làm giảm tỉ lệ tái phát còn khoảng 10%. Khoảng 20% bệnh nhân bị loét dạ dày - tá tràng nhưng không hề có triệu chứng, mà người bệnh vào viện vì các biến chứng như: xuất huyết tiêu hóa , thủng dạ dày hoặc hẹp môn vị, hoặc nội soi kiểm tra phát hiện ra bệnh. Biến chứng : 1. Xuất huyết tiêu hóa (chảy máu đường tiêu hóa): xuất huyết hay chảy máu thường rầm rộ với ói ra máu, có hoặc không có đi tiêu phân đen. Bệnh nhân cần được nhập viện ngay để điều trị cấp cứu. 2. Thủng DD-TT: xuất hiện cơn đau bụng đột ngột , dữ dội vùng thượng vị như dao đâm, thường có nôn ói và bụng cứng như gỗ. Biến chứng này phải được mổ cấp cứu, nếu không bệnh nhân sẽ tử vong. 3. Hẹp môn vị: lúc đầu ăn chậm tiêu, đầy bụng, nặng bụng, ợ nước chua nhất là về buổi chiều; tiếp theo bệnh nhân bị nôn ói sau ăn ngày càng thường hơn. Bệnh nhân thường gầy sút do bị nôn ói. Biến chứng này phải được điều trị bằng phẫu thuật. 4. Hóa ung thư: ngày nay người ta thấy có chứng cứ nhiễm H. Pylori gây viêm loét dạ dày lâu dài có thể dẫn đến ung thư dạ dày. 7
  8. CÁCH ĐIỀU TRỊ 1. Dưỡng vị thang Dưỡng vị thang là bài thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng có hiệu quả cao với những trường hợp đã kháng trị bởi 1 số thuốc khác. Bài thuốc được xây dựng trên cơ sở những luận chứng tây y kết hợp với lý luận tứ tính, ngũ vị, sự thăng, giáng, trầm, phù của dược vật. Trong nó vừa hàm chứa tính hiện đại vừa tôn trọng tính cổ truyền của thuốc y học dân tộc. Với bài thuốc này chúng tôi đã điều trị trên 10.000 trường hợp viêm loét dạ dày tá tràng, liệu trình điều trị cho trường hợp cấp tính là 7 đến 10 ngày; các trường hợp mãn tính. Thời gian điều trị trung bình là 35 ngày; các trường hợp suy kiệt bệnh kéo dài dai dẳng thời gian điều trị không quá 3 tháng. Qua tổng kết 1251 ca (từ năm 1993 - 1996) Tỷ lệ thất bại trong điều trị của Dưỡng vị đối với viêm loét dạ dày – tá tràng là 4,95% (62 trong tổng số 1251 ca). Nguyên tắc xây dựng bài Dưỡng vị trên cơ sở tiêu chí sau: 1. Bổ dưỡng niêm mạc dạ dày và bổ dưỡng toàn thân. 2.Tăng cường hệ thống tuần hoàn nuôi dưỡng dạ dày bằng các thuốc hoạt huyết 3. Dùng các vị thuốc bình can, sơ can, giải uất nhằm điều hòa quá tình hưng phấn và ức chế của dây phế vị 4.Kiềm hóa nhẹ môi trường trong lòng dạ dày nhằm điều chỉnh pH của dạ dày theo hướng hạn chế tác dụng của acid chlohydric (HCl) và giảm hiện tượng khuyết tán ion Hydro ngược dòng 5. Tăng cường kích thích sự hồi phục niêm mạc của các vết loét, băng niêm mạc ở những nơi bị viêm, kích thích phục hồi ở những nơi niêm mạc bị teo đét 6. Điều hòa nhu động dạ dày bằng các vị thuốc có tính chất hành khí, lý khí khoan trung 7. Dùng 1 số kháng sinh thực vật như bồ công anh, khổ sâm, bản lam căn, sơn đậu căn để giải quyết tình trạng nhiễm trùng cơ hội đặc hiệu đã nói ở trên Cấu trúc của bài thuốc như sau: Nhân sâm Bạch truật Phục linh Sài hồ Hương phụ Thổ phục linh Cam thảo Hoàng bá nam Quán chúng Sơn đậu căn Huyền hồ Chỉ xác Tam thất Nga truật Tô mộc Bản lam căn Khổ sâm Bồ công anh Ô tặc cốt Ngõa lăng tử Kim ngân hoa Liên kiều Trên cơ sở tính toán liều lượng các vị sao cho tương thích với khả năng dung nạp của người bệnh. 8
  9. 2. Hương Sa Dương Vị Thang Thành phần và phân lượng: Bạch truật 3,0g, Phục linh 3,0g, Thương truật 2,0g, Hậu phác 2,0g, Trần bì 2,0g, Hương phụ tử 2,0g, Bạch đậu khấu 2,0g (cũng có thể thay bằng Tiểu đậu khấu), Nhân sâm 2,0g, Mộc hương 1,5g, Súc sa nhân 1,5g, Cam thảo 1,5g, Đại táo 1,5g, Can sinh khương 1,0g. Cách dùng và lượng dùng: Thang. Công dụng: Dùng cho những người dạ dày yếu, mất trương lực dạ dày, viêm vị tràng mạn tính. Giải thích: Theo sách Vạn bệnh hồi xuân: Bài thuốc này kết hợp bài Bình vị tán và Tứ quân tử thang có thêm các vị Hương phụ tử, Súc sa, Mộc hương và Bạch đậu khấu, dùng trị chứng không muốn ǎn ở những người vị tràng yếu. Theo tài liệu tham khảo "Giải thích các bài thuốc quan trọng hậu thế": Những người vị tràng hư nhược mà triệu chứng chủ yếu là không muốn ǎn, thì bài thuốc này một mặt giúp tǎng cường khí lực cho vị tràng, mặt khác tiêu hóa và bài tiết những đồ ǎn thức uống đọng trong dạ dày, do đó giúp đẩy mạnh chức nǎng của vị tràng và kích thích ǎn uống. Trong Y liệu chúng phương quy củ có viết: "Bài thuốc này kết hợp giữa bài Bình vị tán với bài Tứ quân tử thang có thêm Sa nhân, Hương phụ tử, Bạch đậu khấu và Mộc hương. Do đó thuốc có thác dụng loại trừ thấp đờm, bổ tì vị, thúc đẩy tiêu hóa. Thuốc được dùng trong các trường hợp có triệu chứng đầy bụng, mát lạnh ngực, ngại ǎn, tì vị hư lãnh và bất hòa, đặc biệt là trong dạ dày có hàn đàm. Khi bị những bệnh khác khiến ngực lạnh và không muốn ǎn thì ngừng uống thuốc trị bệnh đó mà dùng bài thuốc này để kích thích tiêu hóa, sau đó lại tiếp tục cho dùng thuốc bệnh. Tuy nhiên, khi uống thuốc này vẫn không giúp làm ngực ấm lên được thì cho dùng thuốc Hoàn loại chỉ truật". Trong Ngưu sơn phương khảo có ghi rằng: "Bài thuốc này có tác dụng đối với những người tì vị bất hoà, không muốn ǎn uống, ǎn uống không biết ngon, tức bụng khó chịu, hoặc ngày đêm đi tả tới 5-6 lần, ngực lạnh, họng khô, hoặc là những người già ngực và bụng đau, hoàn toàn không muốn ǎn, mạch bình và nếu uống các thuốc khác vào là bị nôn". 3. Hể tỳ vị hư hàn Triệu chứng: Đau vùng thượng vị liên miên, nôn nhiều, mệt mỏi, thích xoa bóp và chườm nóng, đầy bụng, nôn ra nước trong, sợ lạnh, tay chân lạnh, đại tiện phân nát, có lúc táo, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi nhợt, mạch hư tế. Phương pháp chữa: Ôn trung kiện tỳ (ôn bổ tỳ vị, ôn vị kiện trung). Bài 1: Bố chính sâm 12g, bán hạ chế 6g, lá khôi 20g, sa nhân 10g, gừng 4g, trần bì 6g, nam mộc hương 10g. Sắc uống ngày một thang. 9
  10. Bài 2: Hoàng kỳ kiến trung thang gia giảm: hoàng kỳ 16g, quế chi 8g, sinh khương 6g, bạch thược 8g, cam thảo 6g, đại táo 12g, hương phụ 8g, cao lương khương 6g. Sắc uống ngày 1 thang. - Nếu đầy bụng, ợ hơi (khí trệ) thêm chỉ xác, mộc hương mỗi thứ 6g, trong bụng óc ách nước, nôn ra nước trong bỏ quế chi, thêm bán hạ chế 8g, phục linh 8g. Bài 3: Hương sa lục quân tử thang hợp Lý trung thang gia giảm: đảng sâm 9g, bạch truật 9g, bán hạ 9g, phục linh 12g, trần bì 6g, can khương 4g, ngô thù 4g, mộc hương 6g, cam thảo 6g, sa nhân 6g. - Nếu hàn nhiều gia nhục quế 4g, nếu khí hư nhiều gia trích hoàng kỳ 12g. 4. Thể vị âm hư suy Triệu chứng: Vùng thượng vị đau âm ỉ, không muốn ăn, miệng khô, đại tiện táo, lưỡi đỏ khô, mạch tế hoặc tế sác. Pháp điều trị: tư dưỡng vị âm. Bài 1: Sa sâm mạch đông thang hợp Thược dược cam thảo thang: sa sâm 12g, mạch môn đông 12g, ngọc trúc 9g, thạch hộc 12g, bạch thược 12g, cam thảo 6g, phật thủ 9g. Sắc uống ngày 1 thang. - Nếu âm hư nhiều - trường hợp thiểu toan của dạ dày có thể gia sơn tra 10g, ô mai 10 quả, mộc qua 6g. - Nếu kết quả sinh thiết thấy niêm mạc dạ dày loạn sản ruột, trường hợp tăng sinh không điển hình gia nga truật 12g, bạch hoa xà thiệt thảo 20g, bán chi liên 20g. - Nếu viêm dạ dày cấp và loét trợt xuất huyết gia liên kiều 12g, bồ công anh 20g, phù dung diệp 12g. Bài 2: Nếu thiểu toan dạ dày có thể dùng bài Ô mai hoàn: ô mai 10 quả, hoàng bá 18g, phụ tử chế 8g, hoàng liên 8g, quế chi 6g, can khương 6g, tế tân 6g, đương quy 8g, đảng sâm 12g, xa tiền 10g. Sắc uống ngày 1 thang. 10
  11. 5. Một số bài thuốc đơn giản Để chữa viêm loét dạ dày và hành tá tràng hãy dùng hồng hoa 10 g, táo tàu 10 quả, sắc lấy 200 ml nước, trộn đều hỗn hợp đó với 60 g mật ong lúc thuốc còn nóng, uống vào sáng sớm khi đói bụng. Mỗi lần điều trị kéo dài 7 ngày. Hoặc bạn có thể dùng một số bài thuốc sau đây để thay thế: - Dùng 250g nước ép bắp cải nấu sôi, dùng trước bữa ăn ngày 2 lần, uống liên tục trong 10 ngày sẽ giúp bạn hết đau và vết loét ở dạ dày, hành tá tràng sẽ dần dần lành lại. - Bạn hãy dùng củ cải, ngó sen tươi lượng tương đương nhau, rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước uống ngày 2 lần, mỗi lần uống 50 g có tác dụng chữa xuất huyết dạ dày. - Mỗi ngày bạn hãy uống 100 mg vitamin E chia 3 lần, hãy dùng liên tục trong 2-3 tuần. Hoặc bạn có thể kết hợp với việc uống mật ong 60 g và bột nghệ 30 g mỗi ngày cũng có tác dụng chữa lành vết loét ở dạ dày, hành tá tràng. - Bạn gọt bỏ vỏ khoai tây sau đó đem nghiền nát, lọc lấy nước rồi đun sôi để uống, mỗi lần uống khoảng 1 thìa to, 3 lần/ngày, liên tục trong 2-3 tuần. - Khoét rỗng 1 quả lê rồi bỏ vào đó 15 hạt đinh hương, sau đó đem hầm chín để ăn. Cách này có tác dụng chữa chứng hay nôn mửa và nấc vì viêm loét dạ dày, hành tá tràng. - Táo tàu 2 quả, xương cá mực 30 g, thịt gà 150 g, gừng 2 nhánh, tất cả cho vào nồi ninh nhừ, sau đó ăn cả nước lẫn cái; có tác dụng làm giảm nồng độ axit trong dạ dày có tác dụng chữa đau dạ dày , hành tá tràng. 6. Một số bài thuốc từ lương y Lương Hoàng Bảo + Phương 1 : Bồ Đan Thược Cam thang - Thành phần : Bồ công anh 20~30g, Đan sâm 15~30g, Bạch thược 15~30g, Cam thảo 10~30g. - Cách dùng : Tùy chứng gia giảm, mỗi ngày 01 thang, sắc 02 lần, phân sáng tối uống, 01 tháng là 01 liệu trình. - Chứng thích ứng : Đau thượng vị. + Phương 2 : Gia giảm tiên phương hoạt mệnh ẩm - Thành phần : Nhị hoa, Liên kiều, Bạch chỉ, Triết bối, Phòng phong, Cam thảo, bạch cập, Đương qui, Đảng sâm, Phục linh mỗi vị 10g, Bạch thuợc 24g, Chế nhũ hương 6g, Đại hoàng 3g. - Cách dùng : Sắc uống, mỗi ngày 01 thang, phân 3 lần uống, 21 ngày là 01 liệu trình. Có thể uống liên tục 2~3 liệu trình. 11
  12. - Chứng thích ứng : Loét bao tử + Phương 3 : Bách hợp thang - Thành phần : Bách hợp 30g, Ô dước 9g. - Cách dùng : Nước 2 ly sắc còn 7 phân uống. - Chứng thích ứng : Đau thượng vị thuộc khí uất hóa hỏa hoặc nhiệt tích trong thượng vị, uống thuốc nhiệt vô hiệu hoặc tăng nặng đều có thể dùng phương này. - Hiệu quả trị liệu: Sau khi uống đau trướng giảm hơn 1 nửa, tiếp tục uống thêm vài thang bệnh khỏi (Lương y Trần Hoàng Bảo) Khác : + Phương 1: - Thành phần: Bạch thược 40 ~80g; Bạch cập, Sanh cam thảo mỗi vị 20 ~30g, Bạch chỉ 10 ~20, Bạch đậu khấu 10 ~15g, Huyền hồ sách 15 ~20g. - Cách dùng: Đem thuốc trên sau khi sắc 3 lần, hợp các dịch thuốc lại, phân sáng, tối uống 2 lần, mỗi ngày 1thang, 20 ngày là 1 liệu trình. - Hiệu quả điều trị: Dùng phương này điều trị bệnh nhân bao tử, tá tràng loét 44 ca, qua dùng thuốc 2 ~4 liệu trình, trong đó trị khỏi 39 ca, hiệu quả rõ 4 ca, vô hiệu 1 ca. + Phương 2: - Thành phần: Bạch thược 40g; Long cốt nướng, Mẫu lệ nướng, Sanh hoàng kỳ mỗi vị 20g; Toàn đương qui, Xuyên khung, Phục linh, Quế chi, Trạch tả, Huyền hồ mỗi vị 15g; Trần bì, Chỉ xác, Chích cam thảo mỗi vị 10g, Đại táo 6 trái. - Gia giảm: * Nếu Tỳ vị hư hàn: gia Bạch chỉ, Quế chi, Cao lương khương mỗi vị 10g: * Nếu Tỳ vị thấp nhiệt: gia Bội lan, Hoắc hương mỗi vị 10g; * Nếu khí trệ huyết ứ: trọng dùng Bạch thược đến 50 ~60g, gia Hương phụ 10g, Đại hoàng 6g; * Nếu khí huyết lưỡng hư: gia Đảng sâm 20g (hoặc Nhân sâm 5g). - Cách dùng: Đem thuốc trên sắc nước, mỗi ngày 1 thang, phân sáng, trưa, tối uống 3 lần, 30 thang là 1 liệu trình. - Hiệu quả điều trị: Dùng phương này điều trị bệnh nhân bao tử, tá tràng loét 88 ca, qua dùng thuốc 1 ~3 liệu trình, bệnh khỏi 80 ca, hiệu quả rõ 5 ca, hữu hiệu 3 ca. + Phương 3: - Chủ trị: Đau thần kinh bao tử. - Thành phần: Linh chi 3 ~5g, Thanh mộc hương 6g. - Cách dùng: Sắc nước uống. + Phương 4: Dùng Bồ công anh với Đại hòang, Phục linh, Sa nhân sắc nước uống, điều trị 42 ca viêm bao tử bề mặt, hiệu quả rõ 36 ca, hữu hiệu 5 ca. (Tạp chí Trung y Sơn Đông, 1996, 2: 64). 12
  13. + Phương 5: Theo báo cáo dùng Bách hợp, Bồ công anh mỗi vị 30g; Ô dược, Thanh bì, Ngũ linh chi mỗi vị 10g, sắc nước, uống sau bửa cơm tối, điều trị lóet tiêu hóa, có hiệu quả nhất định. (Tạp chí Trung y Vân Nam, 1987, 6 : 14) (Trần Hoàng Bảo) 13
  14. CHƯƠNG 2 : TIÊU HÓA VẤN ĐỀ 2 : VIÊM DẠ DÀY Sau đây xin trân trọng giới thiệu một bài viết trên báo Thanh Niên về căn bệnh Viêm Dạ Dày. Viêm dạ dày, viêm hang vị là bệnh thường gặp. Có thể dùng nghệ và mật ong để chữa trị bệnh này. Anh Tuấn (ở P.8, TP Vũng Tàu) hỏi: “Tôi 46 tuổi, qua nội soi cho thấy bị viêm hang vị xung huyết (mức độ vừa). Tôi đã dùng nhiều thuốc tây y, bệnh tình có thuyên giảm, nhưng sau đó lại tái phát. Tôi nghe nói, củ nghệ xay với mật ong, uống trước khi ăn hay lúc bụng đói sẽ chữa khỏi được bệnh này. Có đúng không?”. Theo lương y Quốc Trung, viêm loét dạ dày là bệnh rất hay gặp. Viêm là chỉ chứng viêm niêm mạc dạ dày, thường không có triệu chứng đặc trưng. Loét là chỉ dạ dày bị tổn thương sâu hơn và có các triệu chứng đau lâm râm, khó chịu, kém ăn, buồn nôn, ợ chua Đôi khi kèm theo xung huyết hoặc chảy máu dạ dày. Viêm loét dạ dày do nhiều nguyên nhân gây ra, thường liên quan đến vi khuẩn H.P. Theo thứ tự từ trên xuống dưới, dạ dày chia thành: phình vị, thân vị, hang vị và lỗ môn vị. Dạ dày có hai bờ cong là bờ cong lớn và bờ cong nhỏ. Tùy theo vị trí bị viêm loét mà có các tên bệnh khác nhau (như: viêm dạ dày tá tràng, viêm hang vị, viêm bờ cong nhỏ ). Hang vị là phần nằm ngang của dạ dày, từ góc bờ cong nhỏ tới lỗ môn vị. Vùng hang vị có nhiệm vụ điều tiết a-xít dạ dày. Cần loại bỏ nguyên nhân Để điều trị viêm hang vị cần phải loại bỏ nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể, theo lương y Quốc Trung đó là: ăn uống điều độ, đúng giờ; bỏ thuốc lá, rượu, không uống trà đặc, cà phê; bỏ thói quen ăn uống tùy tiện, cần ăn chậm, nhai kỹ; hạn chế đồ ăn sống - lạnh, kích thích dạ dày; khi sử dụng các loại thuốc có ảnh hưởng đến dạ dày cần cân nhắc. Theo các kết quả nghiên cứu, cũng như kinh nghiệm dân gian, nghệ và mật ong có tác dụng chữa các bệnh về dạ dày nói chung. Theo y học cổ truyền, củ nghệ vàng (còn gọi là khương hoàng, uất kim) có vị cay đắng, tính ấm, có tác dụng phá ác huyết, huyết ứ, cầm máu, sát trùng, tiêu viêm, lên da non, được xem là “thuốc thánh” trong điều trị các vết thương. Nghệ thường được dùng để chữa các bệnh về đau dạ dày nói chung mà y học cổ truyền gọi là “vị quản thống”. Hoạt chất chính trong củ nghệ vàng là chất curcumin với hàm lượng 1,5 - 2%. Còn mật ong chứa nhiều loại đường khác nhau, các a-xít hữu cơ, nhiều loại vitamin khoáng vi lượng, a-xít amin và các nội tiết tố. Mật ong là chất bổ dưỡng tăng cường sức đề kháng, miễn dịch. Đặc biệt mật ong có tác dụng làm giảm độ a- xít của dịch vị dạ dày, và có tác dụng diệt khuẩn. Do vậy nó có tác dụng điều trị đau dạ dày nói chung và viêm hang vị nói riêng. Cách dùng 14
  15. Lương y Quốc Trung cho biết, để chữa viêm loét dạ dày nói chung, người ta thường trộn 3 thìa cà phê mật ong loại tốt với 1 thìa cà phê bột nghệ, và dùng trước bữa ăn. Ngày ăn 3 lần. Trên thực tế có người dùng mật ong và nghệ chữa khỏi đau dạ dày, nhưng không phải tất cả mọi trường hợp đều cho kết quả tốt, bởi vì còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người và thể bệnh. Tốt nhất vẫn là khám và điều trị theo chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa dù là y học hiện đại hay y học cổ truyền. Dưới đây là bài thuốc kinh nghiệm chữa đau dạ dày nói chung , trong đó có viêm hang vị: bạch thược 12g, trần bì 10g, sài hồ 10g, chích thảo 6g, hương phụ 8g, chỉ xác 10g, xuyên khung 10g, đại táo 3 quả. Cho thang thuốc vào 750 ml nước (3 chén) sắc (nấu) kỹ, chắt lấy 250 ml nước thuốc (1 chén), chia uống 3 lần trong ngày. 1. Thuốc Nam trị bệnh dạ dày Đau dạ dày Đông y gọi là vị bệnh. Đau dạ dày do can khí uất kết: Biểu hiện đau vùng thượng vị, đau lan tới hai bên hạ sườn, đầy tức khó chịu, tinh thần dễ bực dọc, cáu gắt, miệng đắng, tiểu đỏ, da vàng ợ hơi, nôn chua, rêu lưỡi vàng, phân khi lỏng khi táo không ổn định. Phép trị: sơ can lý khí, điều hòa tỳ vị. Dùng một trong các bài: Bài 1: đan bì 10g, chi tử 12g, sài hồ 16g, bạch thược 12g, hạ liên châu 12g, cà gai leo 12g, bạch truật 12g, trần bì 10g, cam thảo 10g, đinh lăng 16g, đương quy 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Công dụng: hòa can thư can dưỡng tỳ ích vị. Bài 2: bạch truật 12g, hoài sơn 16g, liên nhục 16g, thần khúc 10g, rau má 16g, cỏ mần trầu 18g, đan sâm 12g, hạ liên châu 10g, chỉ xác 10g, trần bì 10g, sài hồ 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Công dụng: bổ thổ thư can, thông đạt can khí, từ đó sẽ có tác dụng giảm đau, cải thiện tiêu hóa. Đau dạ dày do tỳ vị hư hàn: biểu hiện đau vùng thượng vị liên miên, môi nhợt da xanh, bụng đầy ậm ạch, rối loạn tiêu hóa, phân lỏng nát, chân tay lạnh, cơ bắp mềm yếu, ăn ít, người mệt mỏi. Phép trị: kiện tỳ dưỡng vị, ôn trung chỉ thống. Dùng một trong các bài: Bài 1: bán hạ 10g, hậu phác 10g, bạch truật 16g, đại táo 10g, đinh lăng 16g, ngũ gia bì 16g, lá đắng 16g, nhục quế 6g, củ riềng 12g, trần bì 10g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Công dụng: ôn trung chỉ thống, bổ tỳ kiện vị. Bài 2: bạch truật 16g, hoài sơn 16g, liên nhục 16g, đương quy 16g, hoàng kỳ 12g, lương khương 12g, sơn tra 10g, thần khúc 12g, cam thảo 12g, sâm bố chính 16g, sinh khương 6g, nhục quế 6g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Công dụng: ôn bổ tỳ thổ, thông khí giảm đau. Phù hợp với những người hay bị sôi bụng, phân sống phân lỏng, tay chân yếu mềm, ăn ít, da xanh môi nhợt, đau âm ỉ vùng thượng vị. Uống 12 - 15 ngày là một liệu trình. Đau dạ dày do ăn uống không hợp vệ sinh: do ăn phải thức ăn ôi thiu sống lạnh, thức ăn có độc tố, thức ăn không hợp với cơ địa. Biểu hiện đau trướng toàn ổ bụng, bụng căng 15
  16. đầy ậm ạch, khó thở. Đau tăng lên dần sau đó đại tiện phân lỏng, trường hợp nặng thì đi ngoài nhiều lần, đi liên tục gây ra tình trạng mất nước, mất tân dịch. Rối loạn điện giải, mạch nhanh. 16
  17. CHƯƠNG 2 : TIÊU HÓA VẤN ĐỀ 3 : UNG THƯ DẠ DÀY Ung thư dạ dày có thể phát triển ở bất cứ phần nào của dạ dày, có thể lan ra khắp dạ dày và đến các cơ quan khác của cơ thể; đặc biệt là thực quản, phổi, hạch bạch huyết và gan. Ung thư dạ dày mỗi năm có thể gây ra 800.000 ca tử vong trên khắp thế giới. TRIỆU TRỨNG Ung thư dạ dày thường không có triệu chứng bị bệnh hoặc chỉ gây ra các triệu chứng không rõ ràng trong giai đoạn đầu. Khi triệu chứng xuất hiện thì lúc đó ung thư nhìn chung đã di căn đến các bộ phận khác của cơ thể, đó là một trong những lý do chính gây chẩn đoán bệnh khó. Ung thư dạ dày có thể gây ra các triệu chứng và dấu hiệu sau: Triệu chứng sớm • Khó tiêu hoặc chứng ợ chua • Mất ngon miệng, đặc biệt là đối với món thịt Triệu chứng muộn • Đau bụng hay cảm thấy khó chịu ở bụng trên • Buồn nôn và nôn mửa • Tiêu chảy hay táo bón • Đầy bụng sau khi ăn • Giảm cân • Yếu và mệt mỏi • Xuất huyết (nôn ra máu hoặc có máu trong phân) màu đen. Có thể dẫn đến thiếu máu. • Khó nuốt; có thể là dấu hiệu của u ở vùng tâm vị hoặc sự lan tỏa của u dạ dày lên thực quản. Những triệu chứng này cũng có thể là của các bệnh khác như nhiễm virút dạ dày, loét dạ dày hay viêm ruột loét miệng nên việc chẩn đoán cần phải có bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa hoặc ung bướu. NGUYÊN NHÂN Nhiễm khuẩn Helicobacter pylori là nguyên nhân của đa số các loại ung thư dạ dày, còn các bệnh viêm dạ dày teo màng lót do tự miễn, chuyển sản ruột (intestinal 17
  18. metaplasia) và nguyên nhân di truyền là các yếu tố tăng nguy cơ gây bệnh. Chế độ ăn uống không được coi là nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể hơn, H. pylori là yếu tố nguy cơ chính ở 65–80% ca ung thư dạ dày, nhưng chỉ có ở 2% số người bị nhiễm vi khuẩn này. Khoảng 10% các ca có liên quan đến yếu tố di truyền. Ở Nhật Bản và các nước khác, sử dụng dương xỉ diều hâu và bào tử làm thức ăn cũng có liên quan đến tỉ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày nhưng nguyên nhân chưa được làm rõ. Tỉ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày chiếm đa số ở đàn ông, có nơi tỉ lệ mắc ở đàn ông/phụ nữ là 3/1. Hoóc môn estrogen có thể giúp bảo vệ phụ nữ khỏi căn bệnh này. Một tỉ lệ nhỏ ung thư dạ dày dạng phân tán (xem phần Mô bệnh học sau đây) có thể do di truyền. Ung thư dạ dày dạng phân tán di truyền, tiếng Anh là Hereditary Diffuse Gastric Cancer (HDGC), đã được xác định và đang được nghiên cứu. Tuy nhiên, đã có các phương pháp kiểm tra gen và điều trị cho các gia đình có nguy cơ cao. Một số nhà nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ tương quan giữa thiếu hoặc thừa Iốt, bướu cổ do thiếu iốt và ung thư dạ dày; cũng đã có những báo cáo về việc giảm tỉ lệ tử vong do ung thư dạ dày khi thực hiện tốt việc bổ sung iốt dự phòng . Cơ chế tác động có thể là do ion iốt có tác dụng như chất khử để chống oxi hóa trong màng nhầy dạ dày do dó làm giảm tác hại của các yếu tố oxi hóa, như ôxi già. Trung Quốc, một thành viên của Liên minh Quốc tế về Bộ gen Ung thư (International Cancer Genome Consortium) đang dẫn đầu trong những nỗ lực giải mã hoàn chỉnh bộ gen ung thư dạ dày. 1. ĐIỀU TRỊ • Thể can vị bất hòa: Biểu hiện vùng thượng vị đầy đau, ợ, buồn nôn, nôn, mạch huyền. Dùng bài: Sài hồ 6g, đương quy, bạch thược, bạch truật, phục linh mỗi thứ 9g, cam thảo 3g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang. • Thể tâm tỳ đều hư: Biểu hiện bụng đau âm ỉ, ấn chườm nóng thì đỡ đau, mệt mỏi, tay chân lạnh, đại tiện lỏng, lưỡi nhạt bệu. Mạch trầm huyền nhược. Dùng bài: Hoàng kỳ 12g, đảng sâm 15g, bạch truật, phục linh, táo nhân sao, đương quy, viễn chí mỗi thứ 9g cho sắc uống mỗi ngày 1 thang. • Thể tỳ thận đều hư: Biểu hiện cảm giác nóng cồn cào ở thượng vị. Ăn vào đau nhiều. Ngủ tâm phiền nhiệt. Đại tiện táo bón, lưỡi đỏ không rêu, mạch tế sác. Dùng bài: Đảng sâm, kỷ tử, nữ trinh tử mỗi thứ 15g, bạch truật, thỏ ty tử, phá cố chỉ mỗi thứ 9g cho sắc uống mỗi ngày 1 thang. Sau khi phẫu thuật nên dùng phương thuốc hỗ trợ sau: 18
  19. Trường hợp sau khi phẫu thuật, sắc mặt trắng bệch, mệt mỏi, vô lực, lưỡi nhạt, mạch tế, dùng bài thuốc: Uất kim, thố nguyên hồ, bạch truật, đương quy, hoàng kỳ, nga truật, cốc nha, mạch nha, mỗi thứ 10g; phục linh, bạch thược, đảng sâm mỗi thứ 12g; cam thảo 3g. Sắc uống, chia uống 3 lần mỗi ngày 1 thang. Một liệu trình là 30 thang, sau khi ngừng uống thuốc 5 ngày, tiến hành liệu trình thứ 2, tất cả từ 3 – 5 liệu trình. Người bệnh thể tỳ vị hư hàn, khí trệ huyết ứ (khi dạ dày ung thư di căn rộng): Biểu hiện bụng đau âm ỉ, ấn chườm nóng giảm đau, mệt mỏi, chân tay lạnh, đại tiện lỏng, lưỡi nhạt bệu, mạch trầm huyền nhược. Phép trị là ích khí bổ huyết. Dùng bài thuốc: ô xà 120g, ngô công 40 con; thổ miết, toàn yết mỗi thứ 60g; bạch truật 100g. Tất cả đều để chung nghiền nát thành bột. Mỗi lần uống 6g, một ngày 2 lần, uống với nước sôi để ấm 2. Theo một nguồn tài liệu khác Điều trị ung thư dạ dày phải vừa bổ chính (tăng sức đề kháng của cơ thể) vừa phải khu tà (ức chế sự phát triển cuả tế bao ung thư), tùy tình hình cụ thể mà vận dụïng. Trường hợp phát hiện sớm chưa di căn, chủ yếu là giải phẫu kết hợp dùng thuốc ức chế tế bào ung thư phát triển (khu tà). Trường hợp thời kỳ đâ có di căn nên phò chính kết hợp) hóa trị và thuốc ức chế tế bào ung thư theo đông dược. Một Số Bài Thuốc Tăng Sức Cơ Thể 1- Lợi Huyết Thang (Sinh hoàng kỳ, Thái tử sâm, Kê huyết đằng, Bạch truật, Bạch linh, Câu kỷ tử, Nữ trinh tử, Thỏ ti tử) ngày uống 1 thang, chia 2 lần, liệu trình 6 tuần. Theo báo cáo của học viện trung y Bắc Kinh, thuốc có tác dụng làm giảm tác dụng phụ của hóa trị, tăng thể trọng 2- Tỳ Thận Phương: Đảng sâm, Câu kỷ tử, Nữ trinh tử, Thỏ ty tử, Bạch truật, Bổ cốt chi, sắc uống ngày 1 thang. Theo báo cáo của bệnh viện Quảng An Môn thuộ c viện nghiên cứu trung y Bắc kinh, thuốc có tác dụng giảm tác dụng độc của hóa trị, tăng chức năng tạo máu của tủy xương và tăng tính miễ n dịch. 3- Địa Hoàng Thang: Sinh địa, Đảng sâm, Hoàng tinh, Biển đậu, Hoàng kỳ, ngày l thang, 2 tháng là 1 liệu trình. Theo báo cáo của bệnh viện Hoa Sơn trực thuộc trường đại học y khoa Thượng Hải, thuốc có tác dụng cải thiện sức khỏe bệnh nhân, ức chế sự phát triển của bệnh, nâng cao chuyển dạng lympho bào, tăng bạch huyết cầu, tế bào lâm ba, tiểu cầu ngoại vi - Lục Vị Địa Hoàng Hoàn: theo báo cáo kết quả thực nghiệm của Sở nghiên cứu dược, Viện nghiên cứu trung y (TQ): thuốc có tác dụng ức chế tế bào ung thư dạ dày phát triển, bồi bổ cơ thể. 19
  20. Thuốc Khu Tà (Ức Chế Tế Bào Ung Thư ) Trị Vị Nham (Triết Giang) . Khương lang, Khương bán hạ, Can thiềm bì (da cóc khô), Hòe mộc căn bì, Bồ công anh, Thạch kiến xuyên, Bạch hoa xà thiệt thảo, Vị bì (chích), Sa la tử, sắc uống ngày 1 thang. Trị ung thư dạ dày đau và nôn. . Bạch hoa xà thiệt thảo, Bán chi liên, Tô ngạnh, Bạch thược, Trúc nhự, Trần bì (Hồ Bắc). . Tuyền phúc hoa, Đại giả thạch, Đảng sâm, Bán hạ, Chỉ xác, Hoàng liên. . Gia giảm: Lậu Lô Thang (Sơn Đông): Lậu lô, Thổ phục linh, Đảng sâm, Bạch truật, Bạch linh, Đơn bì, Thăng ma, Hoàng cầm, Ngô thù du, Sinh cam thảo, Chế bán hạ. Sắc 3 nước, bỏ bã, cô đặc lại còn 300ml, chia làm 3 lần uống. Đồng thời uống Tam Vị Tán (sao Thổ miết trùng, sao Toàn yết, Hồng sâm, lượng bằng nhau, tán bột. Mỗi lần dùng 1,5g, hòa với thuốc thang uống). 3. NHỮNG BÀI THUỐC KINH NGHIỆM + Kiện Tỳ Bổ Thận Thang (Từ Quế Thanh, bệnh viện Quảng An Môn, viện nghiên cứu trung y Bắc Kinh): Đảng sâm, Câu kỷ tử, Nữ trinh tử đều 15g, Bạch truật, Thỏ ty tử, Bổ cốt chỉ đều 9g, sắc uống. Hiệu qủa lâm sàng: đã trị 72 ca ung thư dạ dày kỳ I, Il đều đã phẫu trị, kết hợp thuốc Đông y , có tỉ lệ sống như sau: Từ 1 - 3 năm 72 ca, 3 - 5 năm 36 ca (70% ). Sống 5 năm trở lên 16 ca (48,5%). + Song Hải Thang: (Lôi Vĩnh Trung. Y viện Thử Quang Thượng Hải): Hải tảo 15g, Hải đái, Hạ khô thảo đều 12g, Sinh mẫu lệ 30g, sắc uống. Gia giảm: ứ huyết thêm Đan sâm, Miết giáp, Đào nhân, Lưu hành tử. Nhiệt đôïc thịnh gia Độc dương tuyền, Bạch hoa xà thiệt thảo, Thạch kiến xuyê n, Vọng gíang nam. - Kết quả lâm sàng: Trị ung thư dạ dày giai đoạn IV, ung thư tâm vị 36 ca, sống trên 1 năm 18%, ung thư tâm vị 45%. + Nhân Sâm Hương Trà Thang (Sớ nghiên cứu Trung y dược Triết giang): Hồng sâm, Huơng trà thái, Chỉ xác, chế thành viên. 20
  21. Kết quả lâm sàng: Trị 101 ca ung thư đã phẫu thuật, sống trên l năm là 82,2%, so với tổ hóa trị 64,1%. + Nao Điệt Giả Thạch Thang (Trương Thế Hùng, bệnh viện huyện Du Lâm tỉnh Thiểm Tây): Thủy điệt 2g, Nao sa 0,5g, Hạ khô thảo, Đảng sâm đều 12g, Mộc hương, Bạch phàn, Nguyệt thạch đều 3g, Tử bối xỉ 30g, Đại gỉa thạch, Đơn sâm đều 30g, Binh lang, Nguyên sâm đều 10g, Xuyên Đại hoàng 5g, Trần bì 6g sắc uống. - Kết quả lâm sàng: Trị ung thư dạ dày 67 ca, kết quả rõ 4 ca, có kết quả 12 ca, giảm triệu chứng 24 ca, không kết quả 27 ca. Tỉ lệ có kết quả 59,7%. Ghi chú: Nao sa, Nguyệt thạch, Bạch phàn hóa đàm, tiêu tích, Thủy điệt, Đơn sâm, Binh lang, Mộc hương lýù khí, phá ứ, Đảng sâm, Nguyên sâm kiện tỳ, sinh tân. + Thiềm Bì Nga Truật Thang: (Lưu Gia Tương, bệnh viện Long Hoa, học viện trung y Thượng Hải): Can thiềm bì, Nga truật, Quảng Mộc hương đều 9g, Mã tiền tử sống 3g, Bát nguyệt trác 12g, Câu quất, Qua lâu, Bạch hoa xà thiệt thảo, Bạch mao đằng, đoạn Ngõa lăng, Sinh ý dĩ nhân đều 30g, Binh lang, Xích thược, Hạ khô thảo đều 15g, sắc uống. - Kết quả lâm sàng: Trị 18 ca, kết quả rõ 5 ca, có kết quả 3 ca, không kết quả 10 ca. Sống trên 2 năm 7 ca, trên 4 năm 4 ca, 5 và 7 nărn 2 ca. Kinh nghiệm điều trị Xơ Gan của Nhật Bản (Theo ‘Chinese Herbal Medicine And The Problem Of Agging'). + Nhân Sâm Thang gia Tử Thảo Căn: dùng trong ung thũ kèm chán ăn, suy kiệt, thiếu máu. Bài thuốc cải thiện việc ăn uống và tăng cường sức cơ thể. Tử thảo căn có tác dụng chống độc tố gây viêm. Ở người bệnh ung thư tiềm tàng có khả năng phát triển và di căn, sau khi dùng bài thuốc này, ăn uống được cải thiện. Nếu bệnh nhân còn khoẻ mạnh, dùng bài Nhân Sâm Thang thấy mạnh quá thì thay bằng Lục Quân Tử Thang. + Bán Hạ Chi Tử Thang (Lơị Cách Thang) thêm Cam thảo, Can khương: có tác dụng đối với ung thư tâm vị, ung thư thực quản gây khó nuốt và nôn. Sau khi dùng bài thuốc này, bệnh nhân cảm thấy có sự cải thiện về sức khoẻ và thèm ăn. + Sài Hồ Thang cải thiện được chức năng gan, tốt cho việc điều trị các khối u. Thêm Tử thảo căn để góp phần tăng sức khoẻ. 21
  22. + Đại Sài Hồ Thang gia Tử thảo căn: dùng khi thể trạng còn khoẻ, ấn đau vùng bụng dưới, ngực đau, táo bón. + Tiểu Sài Hồ Thang: Thể trạng trung bình, không táo bón, ngực đau nhẹ. Thêm Rễ hoè, Ý dĩ để giải độc khối u. Bài này được coi như một bài thuốc phòng ngừa. 4. Bạch hoa xà là môt cây thuốc hay chữa được nhiều loại bệnh ung thư. Nay xin giới thiệu một tác dụng thành phần của cây thuốc này như sau : Chữa ung thư dạ dày : Bạch hoa xà thiệt thảo 60 g, bạch mao căn (rễ cỏ tranh) 60 g, hạt bo bo 40 g, đường đỏ 40 g. Sắc uống ngày một thang.Chữa viêm họng: Bạch hoa xà thiệt thảo 30 g, bồ công anh 20 g, kim ngân hoa 20 g, cam thảo dây 10 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày. 22
  23. CHƯƠNG 2 : TIÊU HÓA VẤN ĐỀ 4 : XUẤT HUYẾT BAO TỬ Xuất huyết bao tử là : Điều trị : 1. Theo lương y Trần Hoàng Bảo -Thành phần: Tiên hạc thảo 50g, Bạch cập 40g, Sinh địa du 15g, Chích cam thảo 10g. -Cách dùng: Đem thuốc trênsắc nước, mỗi ngày 1 thang, phân 2 ~3 lần uống. -Hiệu quả trị liệu: Dùng phương này điều trị bệnh nhân bị bao tử xuất huyết, thường dùng thuốc 2~4 thang, đều khỏi bệnh. 23
  24. CHƯƠNG 2 : TIÊU HÓA VẤN ĐỀ 5 : CÁC CHỨNG VỀ BAO TỬ CỦA LƯƠNG Y HUỲNH MINH 1. CÔNG THỨC 1: TRỊ LOÉT BAO TỬ, ÓI RA MÁU ( ĐỘC VỊ ) Hương nhu ( tức é tía ) chừng 1 kg, sao khử thổ, tán nhuyễn, hồ với mật ong thiệt, vò viên bằng nhón tay, dùng thường xuyên, ngày 2 viên sẽ hết. 2. CÔNG THỨC 2: TRỊ ĐAU THƯỢNG VỊ ( TỨC LÀ CUỐNG BAO TỬ QUẶN ĐAU ) Củ nghệ, củ sả, trần bì, cám nếp , số lượng bằng nhau, tán thành bột, mỗi lần uống 1 muỗng cà phê đầy, ngày uống 3 lần sẽ hết. 3. CÔNG THỨC 3: TRỊ ĐAU BAO TỬ Mật ong ruồi thiệt , chừng 1 ly nhỏ, 1 trái cam mật, vắt lấy nước. Uống chung 2 thứ thường xuyên, ngày 2 lần, uống trong 1 tháng. 4. CÔNG THỨC 4: TRỊ ĐAU BAO TỬ Khoai lang sùng, nếp lức rang, gừng khô, muối lâu năm , các thứ bằng nhau, tán nhuyễn, mỗi ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 1 muỗng cà phê. 5. CÔNG THỨC 5: TRỊ ĐAU BAO TỬ, NƯỚC DA VÀNG, XANH MÉT, ĂN UỐNG KHÔNG TIÊU Rễ tranh, lá thương sơn, dây khổ qua, lá muồng , lấy mỗi thứ 1 nhúm, sắc chung 3 chén còn 1 chén, uống 5 lần sẽ hết. 6. CÔNG THỨC 6: TRỊ ĐAU BAO TỬ 50 trái chuối xiêm già, lột vỏ, xắt mỏng, phơi khô; 2 lon nếp lức rang vàng; 200 hột tiêu sọ, đâm nhuyễn; 100 gr bột quế khâu ( trộn chung, tán cho đều). Nếu muốn làm nhiều thì tăng số lượng. Mỗi lần cho người bệnh uống 1 muỗng cà phê đầy, sau hoặc trước bữa ăn. 24
  25. 7. CÔNG THỨC 7: TRỊ ĐAU BAO TỬ KINH NIÊN Nghệ xa cừ , phơi khô 100 gram. Quế khâu 20 gram. Trần bì 25 gram. Ba thứ tán nhuyễn, ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 muỗng cà phê. 8. CÔNG THỨC 8: TRỊ ĐAU BAO TỬ Nếp lức rang 200 gram, muối hột lâu năm 200 gram . Hai thứ tán nhuyễn, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 1 muỗng cà phê. 9. CÔNG THỨC 9: TRỊ ĐAU BAO TỬ Củ riềng , chừng 1-2 kg, thái mỏng, phơi khô, sao khử thổ, tán thành bột, mỗi lần uống 1 muỗng cà phê, ngày uống 2-3 lần. Bài này của Cụ Linh Hữu ở Tây Ninh. 10. CÔNG THỨC 10: TRỊ ĐAU BAO TỬ KINH NIÊN Đậu xanh bột, rang vàng độ 500 gram; nếp trắng hoặc nếp lức – 500 gram; gừng -800 gram ; phơi khô, rang vàng, tán nhuyễn trộn chung, hòa với chút đường cát, để dành trong thố, mỗi ngày uống từ 2 đến 3 lần, mỗi lần uống 1 muỗng cà phê vun, sẽ trị được chứng đau bao tử kinh niên. 11. CÔNG THỨC 11: TRỊ ĐAU BAO TỬ KINH NIÊN Dây hàn the , bứt nấu uống thường xuyên, trị được chứng đau bao tử kinh niên. 12. CÔNG THỨC 12: TRỊ ĐAU THƯỢNG VỊ Đậu xanh hột sao vàng, đem xay thành bột, muối hột rang. Mỗi lần uống 2 muỗng bột, và ngậm 1 chút bột ngọt vô cho thấm thuốc. 13. CÔNG THỨC 13: TRỊ ĐAU THƯỢNG VỊ 25
  26. Gừng đâm nhuyễn, trộn với tròng đỏ trứng gà, đắp trên cuống rún bao tử, đắp trong 3 ngày, nếu rút khô thì trộn thêm tròng đỏ trứng gà. Cần uống thêm thuốc bao tử. 14. CÔNG THỨC 14: TRỊ ĐAU BAO TỬ Củ nghệ sống , đâm vắt nước hòa với mật ong , uống cũng hết. 15. CÔNG THỨC 15: TRỊ ĐAU BAO TỬ ( THẦN HIỆU ) Trái chuối hột sống, đốt thành than, một lon Nếp rang vàng, một lon vỏ óc gạo, hầm thành than, một lon Bột nghệ. Bốn thứ trộn chung, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 1 muỗng cà phê. 16. CÔNG THỨC 16: TRỊ LÉO BAO TỬ LÂU NĂM Cỏ mực ( loại thấp bông trắng ) hái độ 1 ký, rửa sạch, bỏ vô nồi sắc, độ chừng 10 tô nước, sắc còn 1 tô, uống 1 lần. Uống 3 nồi như vậy. 17. CÔNG THỨC 17: TRỊ SƯNG RUỘT Rau má , đâm cho nhỏ, vắt lấy nước, uống thường xuyên, bệnh sẽ hết. 18. CÔNG THỨC 18: TRỊ BỤNG SƯNG RUỘT Ba muỗng canh hột đu đủ non ( trái còn non ), 1 cục phèn nhỏ bằng ngón tay, hai thứ đâm chung, chế nữa ly giấm thanh, chắt cho uống vài lần, sẽ êm trở lại. 19. CÔNG THỨC 19 TRỊ ĐAU BỤNG GIÓ, NHÀO LĂN, ỐI, ỈA Móc củ thiềng liềng rửa sạch, bỏ vô nhai từ từ nuốt nước, sẽ êm. Củ thiềng liềng chẳng những trị được chứng đau bụng gió nói trên mà còn trị được chứng say rượu. 20. CÔNG TH ỨC 20: TRỊ ĐAU BỤNG CẤP TÍNH, NHÀO LĂN KHÓ CHỊU Đọt chuối xiêm non , còn quấn chưa nở ra, cắt một khúc, đâm vắt nước cốt, cho chút muối, uống vài lần sẽ hết. 26
  27. 21. CÔNG THỨC 21: TRỊ ĐAU BỤNG NÔN MỬA, ỐI ỈA Trà tàu, gừng sống, vỏ lựu, quế khâu , phân cho đều, để vô siêu, sắc 3 chén còn 1 chén, uống sẽ cầm ngay. 22. CÔNG THỨC 22: TRỊ CHỨNG RUỘT SƯNG Trần bì, sao cho vàng; gừng lùi ; để 2 thứ vô siêu, sắc cho kẹo, uống vài lần sẽ hết. 23. CÔNG THỨC 23: TRỊ BỆNH DỊCH TẢ Cần nên làm trước, để dành khi hữu sự. Gừng rang, tiêu sọ rang, trần bì rang , ba thứ này ngâm chung, lượng bằng nhau với 1 lít rượu, đem phơi nắng 1 tuần. Mỗi lần bị ói ỉa, đau bụng, uống vô 1 ly nhỏ sẽ cầm lại, cơ thể ấm trở lại. 24. CÔNG THỨC 24: TRỊ BỆNH KIẾT Đọt lựu bạch , đâm vắt lấy nước cốt, 1 ly nhơ, cho chút muối bọt, uống thì cầm ngay. 25. CÔNG THỨC 25: TRỊ ĐAU BAO TỬ KINH NIÊN Vỏ mù phơi khô – 1 phần; cam thảo bắc – 1 phần. Xay chung, mỗi lần uống 1 muỗng rưỡi cà phê , ngày uống 2 - 3 lần. 26. CÔNG THỨC 26: TRỊ ĐAU BAO TỬ Trái bưởi Hà Nàm , gọt lấy vỏ xanh, bên ngoài phơi khô, sao khử thổ, để vô siêu, đổ chừng 1 chén nước, nấu cho sôi, rót ra chén, uống nhiều lần, sẽ hạ cơn đau và dần khỏi bệnh. 27. CÔNG THỨC 27: TRỊ BỆNH TIÊU CHẢY Hột so đũa , đâm nát thành bột, uống vài lần sẽ cầm lại. 27
  28. CHƯƠNG 2 : TIÊU HÓA VẤN ĐỀ 6 : BÀI THUỐC CHỮA DẠ DÀY CÔNG HIỆU Tự chế bài thuốc đặc trị viêm loét dạ dày. Nói về bệnh viêm loét dạ dày, ông Khánh cho biết bệnh thường gặp phải ở lứa tuổi trung niên. Nguyên nhân chủ yếu do người bệnh uống nhiều bia rượu, có thói quen ăn thức ăn cay, nóng. Bài thuốc Tiêu dao theo ông có hiệu quả cực kỳ hiệu nghiệm, gồm 9 vị với hàm lượng lần lượt như sau: Đương quy (32g), Bạch thược (24g), Bạch truật (24g), Sài hồ (8g), Phục linh (24g), Chích thảo (4g), Nhũ hương (6g), Trần bì (4g) và Thần khúc nướng cháy (tức phần thuốc ngưng đọng lâu ngày thành tảng trong cối xay thuốc, 4g). Những vị thuốc trên có thể dễ dàng mua được từ tất cả các nhà thuốc đông y. Sau khi tập hợp đầy đủ các vị thuốc, người dùng chỉ cần đem trộn đều rồi sắc nước uống theo công tức 3 bát nước, lấy 1 bát rồi uống. “Mỗi ngày sắc một thang, chia thành hai lần sau các bữa ăn”, ông Khánh hướng dẫn. Ông Khánh lưu ý vị thuốc Nhũ hương chỉ nên sử dụng khi xác định dạ dày bệnh nhân bị loét, vì chất này có tác dụng dán liền những vị trí bị loét. Nếu chỉ mới viêm nhiễm mà dùng đến Nhũ hương sẽ gây ra cảm giác đau nhói do dạ dày thắt lại. Trong quá trình uống thuốc, điều cấm kị đối với bệnh nhân là kiêng tránh thức ăn cay, nóng và các chất kích thích. Để bệnh chóng khỏi, bên cạnh việc uống thuốc đều đặn, người bệnh cần tập luyện chế độ ăn uống hợp lý cả về chất lượng lẫn thời gian ăn nhằm tạo tính ổn định cho quá trình điều tiết men tiêu hoá. Về tác dụng của bài thuốc Tiêu dao, vị lương y khẳng định dù bệnh nặng đến mấy, chỉ cần kiên trì uống thuốc sẽ khỏi trong thời gian ngắn. Cụ thể: “Thông thường chỉ cần uống thuốc từ 7 – 10 ngày, bệnh tình sẽ thuyên giảm ngay. Ngoài tác dụng chữa trị chứng viêm loét dạ dày, bài thuốc còn giúp điều hoà gan huyết”. Trình bày tính ưu việt của bài thuốc đông y, ông lão cho rằng thuốc cho hiệu quả cao, giá thành lại “mềm” nên có thể áp dụng rộng rãi, bất kể ai đều có thể tự chế thuốc để chữa trị cho mình và người thân. Bài thuốc đã được hướng dẫn cho các bệnh nhân sử dụng từ hàng chục năm nay, bản thân ông không thể nhớ rõ bao nhiêu người đã thoát khỏi sự hành hạ của chứng bệnh vì “nhiều quá, không nhớ nổi”. 28
  29. CHƯƠNG 2 : TIÊU HÓA VẤN ĐỀ 7 : "Bảo bối" gia truyền cực dễ kiếm trị dứt viêm dạ dày, đại tràng Thứ hai - 04/02/2013 08:41 Lương y Hoàng Thiên Vân (74 tuổi, ngụ làng Trúc Lâm, phường Hương Long, Tp Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế) cho biết hàng chục năm nay đã áp dụng bài thuốc nam gia truyền chuyên trị bệnh viêm dạ dày, viêm đại tràng mãn tính thành công với hàng trăm người bệnh. Bài thuốc tác dụng đúp Lương y Vân trình bày bệnh nhân bị viêm dạ dày, viêm đại tràng mãn tính thường có những triệu chứng như: Hay ựa chua, tức bụng, ăn không tiêu, đi đại tiện ra phân lỏng. Kèm theo đó, thể trạng người bệnh thường gầy yếu, da dẻ xanh xao. Viêm đại tràng mãn tính là bệnh thường gặp, gây tổn thương niêm mạc đại tràng, khu trú một vùng hoặc lan tỏa khắp đại tràng. Bệnh dễ tái phát, dai dẳng và khó điều trị khỏi hoàn hoàn. Nếu không điều trị tốt, người bệnh sẽ gầy yếu, ăn kém, có thể dẫn tới suy kiệt và tử vong. Viêm dạ dày mãn tính là một biến chứng của viêm mạc dạ dày do bị kích thích gây tổn thương hoặc bị tổn thương do cọ xát, ăn uống không điều độ, tinh thần không ổn định gây nên. Theo kiến thức đông y, nếu không được phát hiện và chữa trị sớm, bệnh nhân viêm dạ dày, đại tràng có thể bị biến chứng sang nhiều bệnh khác, nặng có thể dẫn đến ung thư: “Thông thường người bị viêm dạ dày thường kéo theo đau đại tràng, nếu chỉ chữa trị cho dạ dày hoặc đại tràng thôi thì bộ phận còn lại vẫn bị đau. Bởi vậy tôi giới thiệu bài thuốc này để mọi người có thể áp dụng chữa một lúc hai bệnh”, ông Vân nói. Giới thiệu cụ thể về bài thuốc nam gia truyền đang sở hữu, lương y Vân cho hay bài thuốc gồm bốn vị chính là thương truật (dạng củ, 20g), trần bì (tức vỏ quýt, 10g), hậu phát (một loại vỏ cây thuốc, 15g) và cam thảo (10g). Trong trường hợp người bệnh có triệu chứng đi đại tiện ra phân lỏng, cần bổ sung thêm hai vị thuốc khác nữa là sa nhân và mộc hương, mỗi vị 10g. Ông Vân chỉ dẫn thêm cách thức bào chế thuốc như sau: “Ngoại trừ mộc hương, đem tất cả các vị thuốc phơi khô, sao vàng hạ thổ. Riêng cam thảo cần sao kĩ đến khi cháy sém các cạnh xung quanh là được. Để thuốc phát huy công dụng hơn, có thể tẩm thêm nước gừng tươi vào vị thuốc hậu phát trong lúc sao thuốc”. Về cách dùng, theo ông Vân, có thể sử dụng bài thuốc theo hai cách: Sắc lấy nước uống; hoặc tán bột sau đó hoà với nước để uống. “Mỗi thang thuốc đem sắc nước hai lần, lần đầu 3,5 chén nước lấy 2/3 chén thuốc, lần sau 2,5 chén nước lấy 1/3 chén thuốc. Tiếp tục trộn đều nước thuốc thu được, chia uống thành 3 lần/ngày trước mỗi bữa ăn. Nếu thuốc dạng bột thì đem hoà với nước chia uống tương tự. Thông thường thuốc phải uống khi 29
  30. bụng no, tuy nhiên đối với bệnh viêm dạ dày, viêm đại tràng, uống thuốc lúc đói sẽ cho công dụng tốt hơn”, ông Vân căn dặn kĩ lưỡng. Bốn vị thuốc chính trong bài thuốc của ông Vân Ngoài ra tuỳ theo mức độ nặng nhẹ của bệnh, thể trạng sức khoẻ bệnh nhân mà có thể tăng hoặc giảm hàm lượng các vị thuốc nhất định. Tất nhiên vị lương y không quên lưu ý người bệnh cần kiêng tránh thức ăn cứng, dai, các loại mắm, thực phẩm cay, nóng trong quá trình trị liệu. Giải thích công dụng của bài thuốc, ông Vân cho biết các vị thuốc sẽ giúp tái tạo men, trám lấp những vị trí hỏng men ở dạ dày, đại tràng gây viêm đau. Ngoài ra nếu bệnh nhân bị đau dạ dày, đại tràng kèm theo những bệnh khác, vẫn có thể bổ sung thêm vị thuốc để kết hợp điều trị tuỳ theo từng bệnh lý. “Thông thường chỉ cần kiên trì uống thuốc trong vòng nửa tháng, bệnh sẽ thuyên giảm rõ rệt. Những người bị viêm ở vị trí đáy bao giờ cũng nhanh khỏi hơn so với bị viêm ở thành dạ dày hoặc thành đại tràng”, ông Vân nói thêm. “Bảo bối” gia truyền Theo lời thầy thuốc Vân, bài thuốc nêu trên được ông nội của ông, vốn là một thầy lang ghi chép, truyền lại. Sau khi ông nội qua đời, bài thuốc quý dần chìm vào quên lãng. Mãi đến đời mình, ông Vân mới tìm tòi, mò mẫm thu thập các tài liệu cổ để bào chế lại bài thuốc gia truyền xưa kia. Ông kể: “Từ nhỏ tôi đã thường giúp ông nội sao chế thuốc nên yêu nghề và quyết tâm sau này sẽ nối nghiệp tổ tiên. Sau thời gian thống nhất đất nước, tôi chính thức hành nghề bốc thuốc cho đến tận bây giờ, tính sơ sơ đã gần 40 năm làm nghề”. Nói thêm về bài thuốc gia truyền, lương y Vân cho hay trước đây do thiếu thốn, các thầy lang thường sử dụng hạt cau khô hoặc lá măng cụt để thay thế cho vị thuốc thường truật. Sau nhiều năm tìm tòi, nghiên cứu ông Vân đã hoàn chỉnh bài thuốc như bây giờ. Ưu điểm lớn nhất của bài thuốc như lời ông Vân nói là cực kì dễ kiếm, dễ bào chế nhưng mang lại hiệu quả cao trong chữa trị bệnh đau dạ dày, đại tràng. Lương y Hoàng Thiên Vân Mặt khác bài thuốc gồm toàn những vị thuốc nam nên người bệnh không phải lo lắng chuyện xảy ra tác dụng phụ, ngay cả người không bệnh tật gì vẫn thi thoảng có thể sắc thuốc uống nhằm phòng bệnh. Bất ngờ hơn khi ông Vân nhẩm tính luôn giá mỗi thang thuốc nêu trên chỉ trên dưới 20 ngàn đồng, tùy vào giá cả của mỗi vùng miền. Dẫu đã cao tuổi nhưng ông Vân vẫn nhiệt tình, xông xáo tham gia những hoạt động từ thiện như về vùng sâu vùng xa khám chữa bệnh giúp người nghèo, quyên góp thuốc giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn mang bệnh tật. Ở làng Trúc Lâm, ông Vân còn được “vinh danh” là vị lương y duy nhất của làng. “Thầy Vân tốt bụng lắm, ai đau gì ông đều khám chữa nhiệt tình, ai khó khăn ông đã miễn phí tiền công, còn cho thêm thuốc”, một dân làng nhận xét. Điều đáng nể nữa, chưa bao giờ ông lão 30
  31. này tính toán đến chuyện bán buôn, kinh doanh thuốc thang. Điều ông bận lòng giờ đây là liệu mình còn sống được bao lâu để đem nghề giúp người, giúp đời?. Theo Khoa học & Đời sống , người bị viêm dạ dày mãn tính, ngoài việc sử dụng thuốc, còn nên: 1. Không sử dụng các chất kích thích như rượu, thuốc lá, cà phê đặc hoặc trà đặc; 2. Ăn những đồ dễ tiêu hóa. Kỵ ăn chua, ăn nguội, quá nóng, quá cay và đồ khô rắn, tránh để đói hoặc no quá; 3. Khi ăn phải nhai chậm, nhai kỹ. Nên ăn nhiều bữa và số lượng thức ăn trong mỗi bữa có thể ít đi, đúng giờ; 4. Viêm dạ dày dạng co bóp, vị toan tiết ra giảm, nên người bệnh có thể ăn thêm hoa quả chua, sữa chua, canh thịt để tăng thêm dịch vị; 5. Nếu vị toan tăng nhiều (bệnh nhân bị ợ chua, nôn nao, cảm thấy nóng ruột, ăn nhiều nhưng dễ đói) có thể ăn thêm rau xanh nhiều xơ, bánh bích quy ; 6. Kiêng ăn các thực phẩm ướp hoặc xào rán, ít ăn các thực phẩm mặn và các loại bánh quá ngọt; 7. Hạn chế dùng một số thuốc có corticoit, thuốc giảm đau ; 8. Tích cực tham gia rèn luyện thân thể, đặc biệt là khí công. Theo Quảng Thiên - PLVN 31
  32. CHƯƠNG 2 : KHÁC VẤN ĐỀ 8 : TRỊ KHỎI BỆNH VIÊM ĐẠI TRÀNG 20 bài thuốc cBài thuốc hay chữa khỏi viêm đại tràng BÙI HữU CƯ -Thứ Tư, 17/04/2013, 18:30 (GMT+7) Nhờ bài thuốc này, từ 39 kg nay vợ tôi đã nặng 50 kg và không còn thấy đau đại tràng suốt 20 năm. Tôi cũng đã cho không dưới hai chục người công thức bài thuốc này và họ đều nói là đã khỏi bệnh. Tôi là Bùi Hữu Cư - cán bộ quân đội đã nghỉ hưu, hiện sống tại ngõ 78 đường Kim Giang, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Vợ tôi trước đây bị bệnh viêm đại tràng (thể táo), đã chữa rất nhiều nơi bằng rất nhiều các loại thuốc từ Tây y đến Đông y của rất nhiều thầy thuốc nhưng đều không khỏi. Mỗi bữa ăn cơm cứ có mỡ hoặc chất tanh là vợ tôi lại bị đau bụng quặn lên. Khi đó vợ tôi chỉ nặng có 39 kg. Thật may, năm 1991 tôi được một anh bạn (có bố cũng bị bệnh này, đã đi chữa ở CHDC Đức không khỏi, dùng một bài thuốc rất đơn giản do một người quen bên Trung Quốc cho thì khỏi hẳn) cho lại công thức của bài thuốc chữa bệnh viêm đại tràng. Tôi làm thuốc cho vợ tôi uống. Chỉ trong 3 ngày đầu vợ tôi thấy dễ chịu hẳn. Sau một tuần thì không đau và có thể ăn thức ăn có mỡ. Sau một tháng thì có thể ăn cả cá .Cơ thể hấp thụ tốt nên ngay tháng đầu uống thuốc vợ tôi đã tăng được 2 kg. Từ 39 kg nay vợ tôi đã nặng 50kg và không còn thấy đau đại tràng suốt 20 năm. Hiện nay gia đình tôi vẫn có một lọ nhỏ loại thuốc này trong tủ lạnh để khi thấy bụng dạ không ổn là uống một viên. Tôi cũng đã cho không dưới hai chục người công thức bài thuốc này và họ đều nói là họ đã khỏi. Theo anh bạn tôi kể lại rằng: Người bạn Trung Quốc có nói qua về tác dụng của các thành phần của bài thuốc như sau : - Cây ngải cứu có tác dụng như một kháng sinh có thể đẩy một số loại vi khuẩn có hại ra ngoài như vi khuẩn lị, amip - Nghệ và mật ong thì trám vào vết thương trong đường ruột làm nó mau lành. - Mật lợn: Theo họ nói người bị bệnh đại tràng thường là do dịch mật tiết ra không đủ trong quá trình tiêu hóa nên một lượng thức ăn vẫn còn độ cứng dễ làm các vết thương trong đại tràng tái phát. Mật lợn trong bài thuốc này hỗ trợ cho phần thiếu hụt trong cơ thể. 32
  33. Lá ngải cứu. Bài thuốc cụ thể như sau: Thành phần: - Mật lợn tươi: 1 cái (lợn có trọng lượng 70 – 100 kg). - Nghệ vàng tươi: 2 lạng. - Mật ong: 30 ml. - Ngải cứu tươi: 5 bó to (tương đương với khoảng 500 g). Cách làm: Nghệ tươi và ngải cứu rửa sạch, cắt nhỏ cho vào máy xay sinh tố xay cùng với 0,5 lít nước thật nhuyễn. Sau đó lọc qua vải phin lấy nước. Bã bỏ đi. Mật lợn lọc lấy nước (vì mật lợn hay có sạn sỏi bên trong). Cho tất cả phần nước hỗn hợp nghệ + ngải cứu + nước mật lợn + mật ong vào môt nồi, quấy đều, đun nhỏ lửa để cô lại thành cao. Cho phần cao đó vào một cái lọ bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để sử dụng dần. Lưu ý: Để tránh mất thời gian và đủ lượng dùng, ta nên làm một lần với tỷ lệ trên cho 4 hoặc 5 cái mật lợn. Cách dùng: 33
  34. Mỗi ngày 2 lần: Sáng và tối, uống vào trước bữa ăn 30 phút. Liều lượng mỗi lần 1 viên to như hạt lạc là đủ. Nếu bạn nào muốn hỏi thêm thông tin về bài thuốc này, xin mời liên hệ với tôi: Bùi Hữu Cư, số điện thoại 0913.205363. Chúc các bạn nhanh khỏi bệnh! 34