Bài giảng Y học cổ truyền - Chương 8: Các bệnh về cơ xương khớp

pdf 79 trang hapham 2000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Y học cổ truyền - Chương 8: Các bệnh về cơ xương khớp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_y_hoc_co_truyen_chuong_8_cac_benh_ve_co_xuong_khop.pdf

Nội dung text: Bài giảng Y học cổ truyền - Chương 8: Các bệnh về cơ xương khớp

  1. Biên soạn : Nguyễn Khắc Bảo Y HỌC CỔ TRUYỀN CHƯƠNG 8 CÁC BỆNH VỀ CƠ XƯƠNG KHỚP Khởi biên : TP.HCM THÁNG 10-2012 1
  2. CHƯƠNG 8 CƠ XƯƠNG KHỚP - Phương tây có câu “người Việt Nam chết trên đống thuốc”. Nền y học cổ truyền dân tộc có nhiều bài thuốc rất huyền diệu, tuy nhiên nhưng phương thuốc hay này đang bị chìm dần vào quên lãng và dần dần mất đi niềm tin từ chúng ta. - Người nghèo ở Việt Nam có rất ích điều kiện chăm sóc bởi nền y học hiện đại, một khi họ mắc các bệnh hiểm nghèo thì chỉ có thể chờ chết, hoặc nếu có điều kiện thì đôi khi tây y cũng bó tay với nhiều trường hợp. - Với mục đích sưu tầm các bài thuốc hay dân gian để điều trị hầu hết các loại bệnh, cũng như cung cấp những bài thuốc cổ truyền hay cho những ai thật sự đang rất cần và tin tưởng vào nó, một cứu cánh cho người nghèo mắc bệnh Người dùng trước khi sự dụng các bài thuốc này cần nghiên cứu thật kỉ các thông tin trong sách này, những vấn đề còn thắc mắc thì nên hỏi thầy thuốc đông y để tránh những việc đáng tiếc. Mọi thắc mắc xin liên lạc tác giả qua. Email : nkbao80@gmail.com Lời tác giả 2
  3. MỤC LỤC CHƯƠNG 8 2 VẤN ĐỀ 1: BÀI THUỐC TRI ÐAU NHỨC KHỚP XƯƠNG (GOUT) 4 1. Bài thuốc trị Gout hiệu quả 4 2. Theo Đông y 5 3. Đông y chữa bệnh gout (Thống phong) 7 4 Theo lương y Phạm Như Tá 8 5. Dựa theo các dấu hiệu bệnh chứng và nguyên 11 6. Bệnh Gút là bệnh thấp khớp do rối loạn chuyển hoá Purin ở người 12 VẤN ĐỀ 2 : MỘT SỐ BỆNH VỀ KHỚP XƯƠNG 19 VẤN ĐỀ 3 : BÀI THUỐC CHỮA PHONG THẤP 25 VẤN ĐỀ 4 : CÂY THẦY THÍM TRỊ VIÊM CƠ THẤP KHỚP 30 1.Tại sao lại có tên cây thầy thím 30 2. Tác dụng cây thầy thím 30 3. Tên khoa học của cây thầy thím . .31 4. Trị đau nhức do phong thấp, viêm khớp, viêm cơ, gai cột sống .31 VẤN ĐỀ 5 : VIÊM KHỚP DẠNG THẤP 33 VẤN ĐỀ 6 : TOA THUốC GIA TRUYềN TRị BệNH TÊ BạI TOÀN THÂN,BÁN THÂN ĐAU NHứC CộT XƯƠNG SốNG THấP KHớP, NHứC MỏI 34 VẤN ĐỀ 7 : ĐÔNG Y TRỊ BỆNH VIÊM KHỚP 36 VẤN ĐỀ 8 : TÀI LIỆU VỀ BỆNH KHỚP CỦA LƯƠNG Y HUỲNH MINH 38 VẤN ĐỀ 9 : RƯỢU NHÀU TRỊ VIÊM KHỚP NHỨC MỎI 50 VẤN ĐỀ 10 : BÀI THUỐC DÂN GIAN CHỮA PHONG THẤP 51 Tác giả BS Hoàng xuân đại 51 Một tài liệu khác 53 VẤN ĐỀ 11 : 20 BÀI THUỐC NAM TRỊ ĐAU LƯNG 54 VẤN ĐỀ 12 : BÀI THUỐC TRỊ KHƯỚP TỪ ĐINH LĂNG 56 VẤN ĐỀ 13 : NHỨC MỎI KHỚP 57 VẤN ĐỀ 14 : THOÁI HÓA KHỚP-GẠO LỨC RANG CÔNG HIỆU 58 VẤN ĐỀ 15 : CHỮA ĐAU LƯNG MỎI GỐI TÊ THẤP BẰNG CÂY ĐINH LĂNG 68 VẤN ĐỀ 16 : KHẢ NĂNG CHỮA LÀNH VẾT THƯƠNG KỲ DIỆU CỦA RAU BẮP CẢI VÀ VÔ SỐ BỆNH KHÁC 70 VẤN ĐỀ 17 : BÀI THUỐC BÍ TRUYỀN CHỮA ĐAU LƯNG, VAI 74 VẤN ĐỀ 18 : BÀI THUỐC TỪ CÂY MƯỚP GAI 74 3
  4. CHƯƠNG 8 : CƠ XƯƠNG KHỚP VẤN ĐỀ 1: BÀI THUỐC TRI ÐAU NHỨC KHỚP XƯƠNG (GOUT) 1. Bài thuốc trị Gout hiệu quả Hàng năm cứ mỗi độ giao mùa đầu gối của tôi lại sưng lên và đỏ như ca chua sắp chín. Tôi (một CSVSQ/TVBQGVN) không đi đứng gì được và thường phải vào bệnh viện. Tôi đã tốn khá nhiều tiền cho Tây y và Ðông y, nhưng bệnh tình vẫn không hết. Cơ may tôi gặp được Cháu nội của một Ngự y thời Nhà Nguyễn sang Hoa kỳ du lịch. Vi này cũng là một Ðông y cho tôi Toa thuốc sau đây và tôi đã uống khoảng 30 thang (mỗi thang bổ ở ngoài tiện thuốc bắc chỉ độ $2.50) thì bệnh đau nhức khớp xương (GOUT) của tôi đã lành hẳn, ăn uống không còn kiên cử gì nữa. Tôi xin chia xẽ với các Bạn trong Gia đình Võ Bị mình Bài Thuốc này . Toa thuốc này Bạn Trần Tóan (TX) trong dịp dự Ðại Hội Khóa 18 năm 2008 tại San Jose, nhờ phổ biến rộng rãi trên Diễn Ðàn Khóa 18 : BÀI THUỐC TRỊ ÐAU NHỨC KHỚP XƯƠNG (GOUT) - BẠCH LINH 1 Lạng - BẠCH TRỤC 5 Chỉ (Sao Vàng Khử Thổ) - Ý DĨ 6 Chỉ (Sao Vàng Khử Thổ) - NHÂN SÂM 1 Chỉ Rưỡi - BẠCH GIỚI TỬ 3 Chỉ - QUẾ CHI 1 Chỉ Mỗi Thang Thuốc đổ vào 3 chén rưỡi Nước nấu còn lại Nữa chén, uống xong , nấu lại lần thứ hai liều lượng Nước như trên, uống mỗi ngày 2 lần. Trần Tòan 4
  5. 2. Theo Đông y , nguyên nhân chủ yếu gây bệnh gút là khí huyết suy yếu khiến ngoại tà xâm nhập cơ thể, gây nghẽn tắc kinh lạc. Hậu quả là khí huyết rối loạn, tà độc tích tụ ở các khớp, gây đau nhức, vận động khó khăn. Gút (thống phong) là một dạng bệnh khớp do rối loạn chuyển hóa purine gây nên. Biểu hiện chủ yếu là: khớp xương sưng tấy, nóng đỏ, đau nhức kịch liệt, tái phát nhiều lần. Bệnh lâu ngày có thể dẫn đến dị dạng khớp, nổi u cục quanh khớp và dưới da, sỏi thận, suy thận Trong Đông y, thống phong là một loại bệnh Tý (chỉ trạng thái kinh mạch, xương khớp bị nghẽn tắc, đau nhức, vận động khó khăn). Đau xuất hiện ở khắp các khớp xương, đau ghê gớm như bị hổ cắn, nên còn gọi là chứng “Bạch hổ lịch tiết phong” (“lịch” là khắp cả, “tiết” chỉ khớp xương). Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh tà sẽ thâm nhập vào sâu bên trong, gây tổn thương các tạng phủ, chủ yếu là hai tạng can, thận. Bệnh kéo dài lâu ngày khiến công năng của các tạng phủ suy yếu dần, khí huyết bị ứ trệ hóa thành cục “đàm” - đọng lại quanh các khớp dưới dạng những khối u. Đông y gọi những khối u đó là “thống phong thạch” (đá thống phong). Từ xưa, các thầy thuốc Đông y đã nhận thấy thống phong có những biểu hiện bệnh lý rất phức tạp, không thể chỉ dùng một phương thuốc cố định mà chữa khỏi. Các bài thuốc gia truyền, kinh nghiệm dân gian tuy có thể mang lại một số kết quả trị liệu nhất định nhưng ít khi chữa khỏi hoàn toàn, tận gốc. Những người không hợp thuốc còn gặp tác dụng phụ ngoài mong muốn. Vì vậy, cần căn cứ vào các chứng trạng cụ thể để phân loại bệnh và sử dụng các phép trị, bài thuốc tương ứng: Thể thấp nhiệt nghẽn tắc kinh mạch Khớp xương đột nhiên bị sưng tấy, nóng đỏ, xung huyết, khó cử động, đau kịch liệt - gân như bị xé, xương như muốn nứt ra. Bệnh thường phát nặng vào ban đêm, kèm theo sốt cao, đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi, chán ăn, miệng khát, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng khô. Dùng phép chữa thanh nhiệt trừ thấp, hoạt huyết thông lạc: Phòng phong, hạnh nhân, liên kiều, tàm sa, xích tiểu đậu, khương hoàng, hải đồng bì, sơn chi mỗi thứ 10 g, ý dĩ nhân 30 g, hoạt thạch 15 g, bán hạ 6 g. Sắc kỹ với nước, chia 3 lần uống trong ngày. Nếu khớp xương nóng đỏ nhiều, thêm nhẫn đông đằng (dây kim ngân) 30 g, hổ trượng căn (cốt khí củ) 10 g. Nếu đau nhiều, thêm uy linh tiên 15 g, nhũ hương 6 g, cùng sắc uống. Thể huyết ứ đàm trở 5
  6. Bệnh kéo dài nhiều ngày, hay tái phát, khớp xương bị biến dạng và cứng lại, vùng da quanh khớp xương đen sạm, đau kịch liệt ở một số vị trí cố định, chân tay tê dại, khó co duỗi. Khi bệnh phát nặng, khớp xương có thể bị sưng, đau, nóng, đỏ, người phát sốt, khát nước, tiểu tiện sẻn đỏ; hoặc khớp xương lạnh ngắt, gặp thời tiết lạnh đau càng kịch liệt, được chườm nóng thì thấy dễ chịu. Chất lưỡi đỏ tía, có những điểm ứ huyết. Dùng phép chữa hoạt huyết hóa ứ, hóa đàm thông lạc: Đào nhân, hồng hoa, khương hoạt, tần cửu, đương quy mỗi thứ 12 g, địa long, ngưu tất mỗi thứ 20 g, ngũ linh chi, xuyên khung, mộc dược, hương phụ mỗi thứ 9 g, cam thảo 6 g. Sắc kỹ với nước, chia 3 lần uống trong ngày. Nếu quanh các khớp còn nổi lên những cục “thống phong thạch”, cần thêm bạch giới tử 10 g, bạch cương tàm 10 g, cùng sắc uống. Thể can thận suy hư Bệnh kéo dài lâu ngày khiến cơ thể ngày càng tiều tụy, hai tạng can và thận bị hư tổn nặng. Sức đề kháng của cơ thể giảm khiến ngoại tà dễ xâm nhập vào cơ thể, dẫn đến những cơn đau lúc nặng lúc nhẹ, các khớp xương thỉnh thoảng lại sưng đau, nóng đỏ. Dạng bệnh này còn kèm theo các triệu chứng như: toàn thân mệt mỏi, kém ăn, sốt nhẹ về chiều, lưng đau gối mềm, phiền táo, tai ù, đầu choáng, mắt hoa, miệng háo, ra mồ hôi trộm khi nằm ngủ, đại tiện phân lỏng hoặc tiêu chảy vào lúc sáng sớm (ngũ canh tả), tiểu tiện nhiều lần, chất lưỡi đỏ ít rêu. Dùng phép trị bổ ích can thận, trừ thấp, thông kinh lạc: Phòng phong, đương quy, địa hoàng, phục linh, tang ký sinh mỗi thứ 15 g, tần cửu, xuyên khung, bạch thược, đỗ trọng, ngưu tất mỗi thứ 10 g, tế tân 3 g, nhục quế 7 g, nhân sâm 12 g, cam thảo 6 g. Sắc kỹ với nước, chia 3 lần uống trong ngày. Thêm phụ tử 8 g, can khương 8 g nếu người bệnh thiên về dương hư, với những biểu hiện như sợ lạnh, da nhợt nhạt, tiểu tiện trong dài, đại tiện lỏng, lưỡi trắng nhợt. Phụ tử là vị thuốc có độ độc rất cao, cần được bào chế đúng phương pháp mới sử dụng được. Vì vậy, chỉ mua nó ở những cửa hàng Đông Nam dược có uy tín. Mặt khác, phải cho phụ tử vào sắc trước - nấu sôi với nước ít nhất 1,5 giờ để độc tố có đủ thời gian phân giải bớt, sau đó mới cho các vị thuốc khác vào cùng sắc uống. Cần bỏ nhục quế, thêm kỷ tử 15 g, hà thủ ô chế 15 g để tư bổ can thận nếu có triệu chứng thiên về âm hư, với những biểu hiện như hai gò má ửng đỏ từng cơn, sốt cơn về chiều, phiền táo, ra mồ hôi trộm khi nằm ngủ, đầu mặt choáng váng, tai ù, miệng khô khát, chất lưỡi đỏ ít rêu. 6
  7. Nếu lưng gối đau mỏi nhiều, thêm hoàng kỳ 30 g, tục đoạn 15 g để bổ thận, ích khí. Nếu chân tay tê dại nhiều, cần thêm kê huyết đằng 30 g để dưỡng huyết, thông lạc. (Theo Sức Khỏe & Đời Sống ) 3. Đông y chữa bệnh gout (Thống phong) Thống phong là bệnh xảy ra đột ngột, diễn ra nhanh, sưng hoặc đau hoặc sưng đau dữ dội, thường cố định ở một vài điểm tại cốt tiết, xương tủy. Bệnh thường phát sinh ở tứ chi làm bệnh nhân khó vận động, bệnh gặp ở nam giới nhiều, ít gặp ở nữ giới. Y học hiện đại gọi là bệnh gút. Nếu đau nhiều, đốt xương sưng đau thì gọi là: “Lịch tiết phong” hoặc “Thống phong lịch tiết”. Nếu đau dữ dội như bị cắn xé, nhức nhối, đau nhiều về đêm gọi là: “Bạch hổ thống phong”. Nguyên nhân chủ yếu do thận âm và thận dương đều bị khuy tổn, cốt tủy không được nuôi dưỡng đầy đủ, công năng chủ thủy cũng bị ảnh hưởng, khả năng vận hành, điều tiết thủy dịch trong cơ thể bị suy giảm, đồng thời công năng khí hóa của thận và bàng quang không được thực hiện, dịch độc không được bài tiết ứ đọng lại trong cơ thể khi gặp ngoại tà mà gây ra bệnh. Thường gặp hai loại chứng trạng phối hợp sau: Nguyên nhân do phần âm, phần huyết hư suy, huyết nhiệt, cốt tiết chứa thủy ẩm khi thời tiết thay đổi, ẩm thấp nhiều làm cho tà khí: phong, thấp xâm nhập nhân lúc chính khí hư yếu, tấu lý sơ hở, tà khí thừa cơ xâm nhập vào cốt tiết, lưu lại ở cơ, xương khớp làm cho khí huyết không vận hành được mà gây ra. Nguyên nhân do đàm thấp ứ trệ khi thời tiết thay đổi, ẩm thấp nhiều làm cho tà khí: hàn, thấp nhân lúc chính khí hư yếu, tấu lý sơ hở, tà khí thừa cơ xâm nhập vào cốt tiết, lưu lại ở cơ, xương khớp làm cho khí huyết càng bị ứ trệ không vận hành được mà gây ra sưng, đau. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một số bài thuốc Đông y chữa chứng thống phong tùy theo từng thể bệnh để bạn đọc tham khảo: Thể lịch tiết phong Triệu chứng: Sưng đau nhiều khớp ở chân hoặc tay, đau cố định, đối xứng, sưng đau nhanh, đau dữ dội không đi, đứng được, người gầy, da nóng, rêu lưỡi vàng khô, mạch phù sác. Phương pháp điều trị: Tư bổ can thận chỉ thống. Bài thuốc: Quy bản 4 lạng, tri mẫu 1 lạng, thục địa 2 lạng, trần bì 2 lạng, bạch thược 2 lạng, tỏa dương 1,5 lạng, hoàng bá 50g, can khương 50g, hổ cốt 100g. - Cách dùng: Hoàng bá tửu sao, quy bản tửu chích, tri mẫu sao, hổ cốt chích. Các vị trên (trừ thục địa) tán mịn, thục địa chưng, nghiền tinh trộn đều với bột thuốc, tửu hồ hoàn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 15- 20g. Châm cứu - Tại chỗ: Châm các huyệt xung quanh vị trí đau (a thị huyệt). - Toàn thân: Châm bổ các huyệt: thận du, can du, tam âm giao, mệnh môn, phong trì, huyết hải, túc tam lý. Thể bạch hổ thống phong Triệu chứng: Sưng to, nóng, đỏ, đau nhiều ở một hoặc 2 khớp chân hoặc tay có khi cả đầu gối, đau cố định, đối xứng, sưng đau tăng nhanh, đau dữ dội không đi, đứng được, người béo, rêu lưỡi trắng, mạch hoạt sác. Phương pháp điều trị: Tiêu đàm, hóa thấp, tư bổ can thận chỉ thống. Bài thuốc: Khương hoạt 3 tiền, uy linh tiên 3 tiền, quế chi 3 tiền, hồng hoa 2 tiền, thần khúc 1 lạng, xuyên khung 1 lạng, đào nhân 1 lạng, long đởm thảo 1 lạng, phòng kỷ 1 lạng, bạch chỉ 1 lạng, hoàng bá 2 lạng, thương truật 2 lạng, nam tinh 2 lạng. - Cách dùng: Hoàng bá tửu sao, thương truật tẩm nước gạo, nam tinh chế gừng, thần khúc sao, đào nhân bỏ vỏ và đầu nhọn, uy linh tiên tẩm rượu. Tất cả các vị trên sao giòn tán mạt, di đường và hồ hoàn viên. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 15-20g. Châm cứu - Tại chỗ: Châm các huyệt xung quanh vị trí đau. 7
  8. - Toàn thân: Châm bổ các huyệt: thận du, can du, huyết hải, mệnh môn, túc tam lý. Cứu huyệt hoặc ôn châm các huyệt túc tam lý, tâm âm giao. Phòng bệnh Kiêng không ăn thịt: chó, trâu, bò, gà, ngan và các loại phủ tạng, không uống rượu, bia, không ăn những thứ cay nóng. Tránh bùn đất, gió lạnh và khi thời tiết thay đổi. Lao động nhẹ nhàng, nghỉ ngơi, luyện tập đều đặn. 4 Theo lương y Phạm Như Tá, thống phong là do ngoại tà xâm nhập cơ thể gây tắc nghẽn kinh lạc, khí huyết ứ trệ tại các khớp, gây ra đau và cử động các khớp khó khăn. Những biểu hiện Gút là căn bệnh thường gặp, với biểu hiện đau các khớp. Thường có 2 thể cấp và mãn tính. Với trường hợp cấp tính - đau dữ dội kèm sưng tấy đột ngột ở khớp bàn chân, ngón chân cái. Thường đau nhiều vào ban đêm. Cũng có thể bị ở các vị trí khác như, ngón chân, cổ chân, đầu gối Các khớp thường có màu đỏ sẫm, ấn vào đau nhiều hơn; khớp hoạt động hạn chế. Cơn đau cấp tính có thể kéo dài 2-3 ngày (hoặc 5-6 ngày) rồi bệnh khỏi, không để lại di chứng, nhưng sau đó thường tái phát. Trường hợp đau mãn tính - thường do bệnh cấp tính chuyển thành, biểu hiện bệnh là viêm ở nhiều khớp, tái phát nhiều lần. Các khớp bị bệnh đau nhiều, kéo dài, tại khớp có thể sưng nóng đỏ đau, khớp bị dị dạng, co duỗi khó khăn, và xuất hiện các nốt u cục nổi lên xung quanh khớp, dưới da, ở vành tai (chuyên môn gọi hạt là tôphi) - những cục u này mềm, không đau, bên trong chứa một chất trắng như phấn. Bệnh tiến triển lâu ngày có thể gây tổn thương thận như viêm thận, sạn tiết niệu, tiểu máu, suy thận cấp và mãn tính. Tỳ giải 8
  9. Tri mẫu Thạch cao 9
  10. Mộc thông - Ảnh: H.Mai Bài thuốc Theo lương y Phạm Như Tá, khi áp dụng phép trị, cần chú ý đến giai đoạn phát triển của bệnh. Chẳng hạn với thể cấp tính chủ yếu dùng phép “thanh nhiệt thông lạc khu phong trừ thấp”. Đối với thể mãn tính thường kèm theo đàm thấp, ứ huyết, hàn ngưng, nên tùy chứng mà dùng các phép hóa đàm, trừ thấp, hoạt huyết thông lạc, ôn kinh, tán hàn. Đồng thời chú ý đến mức độ hư tổn của âm dương, khí huyết, can thận mà bồi bổ thích hợp. Nếu là thể cấp tính thì dùng bài thuốc gồm các vị: thạch cao 40-60g (nấu trước), quế chi 4-6g, bạch thược, xích thược, tri mẫu (mỗi loại 12g), dây kim ngân 20-30g, phòng kỷ, mộc thông, hải đồng bì (mỗi loại 10g), cam thảo 5-10g. Đem sắc uống ngày 1 thang, dùng trong thời gian bệnh biểu hiện sưng nóng đỏ đau. Với trường hợp đau mãn tính, nhiều khớp sưng to đau kéo dài, co duỗi khó , thì dùng bài thuốc gồm các vị: chế ô đầu, tế tân (mỗi loại 4-5g), tỳ giải, xích thược, toàn đương quy (mỗi loại 12g), mộc thông, uy linh tiên (mỗi loại 10g), thổ phục linh 16g, ý dĩ nhân 20g, quế chi 4-6g. Đem sắc ngày dùng một thang. Cách sắc (nấu) các bài thuốc như sau: Nước đầu cho các vị thuốc vào nồi cùng 3 chén nước, nấu còn lại 1 chén, chiết nước ra. Nước thứ hai cho tiếp 2 chén nước vào nồi thuốc, nấu còn lại nửa chén. Hòa hai nước lại chia làm 3 lần dùng trong ngày. 10
  11. 5. Dựa theo các dấu hiệu bệnh chứng và nguyên do phát bệnh, đông y có phép biện chứng luận trị như đối với thể cấp tính, chủ yếu sử dụng phép thanh nhiệt, thông lạc. Với thể cấp tính: Có biểu hiện chính là thể phong thấp nhiệt, đột ngột khớp ngón cái hoặc các ngón khác bị sưng nóng, đỏ, đau, không đụng vào được, kèm theo sốt, đau đầu, sợ lạnh hoặc bứt rứt, khát nước, miệng khô, tiểu vàng, lưỡi đỏ, rêu vàng bẩn, mạch sác. Trị liệu cần phải thanh nhiệt, thông lạc, khu phong, trừ thấp, dùng phương “Bạch hổ gia quế chi thang gia giảm” gồm các vị: Thạch cao 40-60 g (sắc trước), tri mẫu 12 g, quế chi 4- 6 g, bạch thược 12 g, xích thược 12 g, dây kim ngân 20-30 g, phòng kỷ 10 g, mộc thông 10 g, hải đồng bì 10 g, cam thảo 5-10 g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần, suốt trong thời gian sưng đỏ, nóng sốt. Trường hợp thấp nhiệt nặng như sưng tấy, đau nhiều thì thêm dây kim ngân 40-50 g, thổ phục linh, ý dĩ (tăng để trừ thấp). Hoặc, thêm thuốc hoạt huyết như toàn đương quy, đản sâm, trạch lan, đào nhân, hồng hoa, tằm sa để hóa ứ chỉ thống. Trường hợp có biểu chứng thì thêm quế chi, độc hoạt, tế tân để giải biểu, tán hàn, chỉ thống. Với thể mãn tính: Biểu hiện nhiều khớp sưng đau, kéo dài, co duỗi khó; khớp sưng, nóng, đỏ không rõ ràng nhưng đau nhiều, dị dạng, kèm tê dại; da tím, sạm đen, chườm nóng dễ chịu, mạch trầm huyền hoặc khẩn, lưỡi nhợt, rêu trắng, đó là triệu chứng của hàn thấp, ứ trệ. Trị liệu cần khu hàn, thông lạc, trừ thấp, chỉ thống. Dùng chế ô đầu 4-5 g, tế tân 4-5 g (sắc trước), toàn quy 12 g, xích thược 12 g, uy linh tiên 10 g, thổ phục linh 16 g, tì giải 12 g, ý dĩ nhân 20 g, mộc thông 10 g, quế chi 4-6 g, sắc uống ngày 1 thang chia 2-3 lần. Trường hợp sưng đau nhiều, cứng khớp, rêu lưỡi trắng bẩn dày - triệu chứng của đàm trọc ứ trệ - thì thêm chích cương tàm, xuyên sơn giáp, hy thiêm thảo, hải đồng bì để tăng tác dụng hoạt lạc, trừ đàm. Nếu đau nhiều do huyết ứ như dao đâm, mạch sáp, lưỡi tím bầm thì thêm ngô công, toàn yết, sao diên hồ sách để hoạt huyết, chỉ thống. Trường hợp thận hư biểu hiện liệt dương, đau mỏi lưng gối thì thêm bổ cốt chỉ, nhục thung dung, cốt toái bổ để bổ thận, kiện cốt, định thống. Có triệu chứng khí huyết hư thì thêm hoàng kỳ, đương quy, nhân sâm, bạch truật Chứng thấp nhiệt uẩn kết: Biểu hiện khớp sưng đỏ đau nóng, phiền táo, khát, nước tiểu vàng, đỏ, đầu đau, sốt, sợ lạnh, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhạt, mạch nhu, sác. Phép trị là tuyên thanh, lợi thấp nhiệt, thông lạc, chỉ thống. Dùng phương “Niêm thống thang gia giảm” trích trong Bì phu bệnh chẩn liệu học, gồm: đương quy 10 g, bạch truật 10 g, đản sâm 10 g, hoàng cầm 10 g, thương truật 12 g, trư linh 12 g, trạch tả 12 g, phòng kỷ 12 g, long đởm thảo (sao) 6 g, khổ sâm 6 g, tri mẫu 6 g, thăng ma 6 g, ý dĩ nhân (sống) 15 g, xích tiểu đậu 15 g, sắc uống ngày 1 thang chia 2-3 lần. Chứng thống phong cấp thể hàn thấp: Phương này có tác dụng tán hàn, trừ thấp tí, thông lạc, chỉ thống, gồm: quế chi 10 g, xuyên khung 10 g, khương hoạt 12 g, tang chi 12 g, tần giao 12 g, thương truật 12 g, ngưu tất 15 g, đan sâm 15 g, phòng kỷ 15 g, cam thảo 6 g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần. Kết hợp dùng đại hoàng 30 g, hoa hòe 30 g, tích tuyết thảo 30 g, đem sắc lấy nước để thụt vào đại tràng. Ngoài ra, bệnh gút còn nhiều thể khác nữa, tùy bệnh mà thầy thuốc gia giảm cho phù hợp. Đông y đã nhận ra bệnh gút khá sớm. Các y văn cổ không ghi chứng gút nhưng ghi “thống phong”, là chứng thống tí. Bác sĩ HOÀNG TUẤN LINH 11
  12. 6. Bệnh Gút là bệnh thấp khớp do rối loạn chuyển hoá Purin ở người , nguồn gốc từ việc tăng tiêu huỷ các axít nhân của tế bàohoặc giảm bài xuất acid uric qua thận . Gây tăng acid uric trong máu, mà hậu quả là các đợt viêm khớp cấp , gây các tophy, gây sỏi thận gây suy thận Bệnh Gout có các đặc điểm lâm sàng khá đặc biệt , tương đối dễ nhận biết, nếu được quan sát kỹ ( đặc biệt ở những năm đầu của bệnh ) như : - Thường gặp ở nam giới ( trên 95% ) khoẻ mạnh mập mạp. -Thường bắt đầu vào tuổi 35 đến 45 . - Khởi bệnh đột ngột diễn biến từng đợt , giữa các đợt đau các khớp hoàn toàn khỏi (những năm đầu) -Vị trí bắt đầu thường là các khớp ở chi dưới, đặc biệt ngón 1 bàn chân ( 70%). - Tính chất sưng, nóng đỏ, đau dữ dội đột ngột ở 1 khớp , không đối xứng, xuất hiện các u cục ( tophy )ở nhiều nơi đặc biệt quanh khớp.Trong giai đoạn cấp có kèm các dấu hiệu toàn thân : Sốt cao, lạnh run, đôi khi có dấu hiệu màng não (cổ cứng ). cần ăn hạn chế các thức ăn chứa nhiều purin(chứa nhiều acid nhân tế bào ) như :Tim, gan, thận, óc, trứng lộn, cá chích, cá đối đây là loại thức ăn nhiều đạm. Y văn cổ không có ghi chứng gút nhưng có chứng “thống phong” là chỉ chứng thống tý lâu ngày khó khỏi. Cho nên bệnh thống phong có thể qui thuộc phạm trù chứng nhiệt tý trong đông y. Triệu chứng: Bệnh có 2 thể lâm sàng. l- Cấp tính: Cơn đau sưng tấy dữ dội đột ngột của khớp bàn chân, ngón cái, thường và0 ban đêm (cũng có thể ở các vị trí khác: ngón chân khác, cổ chân, gối ) khớp đỏ xẫm, ấn đau nhiều, khớp hoạt động hạn chế, kéo dài 2, 3 ngày hoặc 5, 6 ngày rồi khỏi không để lại di chứng nhưng rất dễ tái phát. 2. Mạn tính: Thường do bệnh cấp tính chuyển thành, biểu hiện viêm nhiều khớp mạn tính (khớp nhỏ, vừa và đối xứng) tái phát nhiều, thời gian ổn định rút ngắn, khớp bệnh đau nhiều kéo dài, tại khớp có thể sưng nóng đỏ không rõ nhưng thường có sốt, khớp dị dạng, co duỗi khó khăn, xuất hiện nốt u cục quanh khớp, dưới da, vành tai (hạt tôphi) mềm, không đau, trong chứa một chất trắng như phấn. Bệnh tiến triển lâu ngày gây tổn thương thận (viêm thận kẽ, sạn tiết niệu, tiểu máu, suy thận cấp, mạn). Chẩn đoán và phân biệt: * Chẩn đoán chủ yếu dựa vào: - Triệu chứng lâm sàng (như trên) chú ý hạt Tôphi, sạn thận gút, khớp gút to, thường chủ yếu là xương bàn chân tay sưng đau không đối xứng. Acid uric huyết tăng rõ, cao hơn 7mg%. 12
  13. - Cần phân biệt với: + Viêm khớp dạng thấp (không có acid uric cao, khớp sưng đối xứng ) + Tăng acid uric huyết đơn thuần (khớp bình thường), tăng acid uric thứ phát (suy thận ). Điều trị Biện chứng luận trị cần chú ý đến giai đoạn phát triển của bệnh. đối với thể cấp tính chủ yếu dùng phép thanh nhiệt thông lạc khu phong trừ thấp, đối với thể mạn tính thường kèm theo đàm thấp, ứ huyết, hàn ngưng, nên tùy chứng mà dùng các phép hóa đàm, trừ thấp, hoạt huyết thông lạc, ôn kinh, tán hàn. Đồng thời chú ý đến mức độ hư tổn của âm dương, khí huyết, can thận mà bồi bổ thích hợp. 1. cấp tính: Triệu chứng: Biểu hiện chính là thể phong thấp nhiệt; đột ngột khớp ngón cái (thường gặp nhưng cũng có thể các khớp nhỏ khác) sưng nóng đỏ đau, không đụng vào được, kèm theo sốt, đau đầu, sợ lạnh hoặc bứt rứt, khát nước, miệng khô, tiểu vàng, lưỡi đỏ, rêu vàng bẩn, mạch Sác. Bạch Hổ Gia Quế Chi Thang Gia giảm Thạch cao 40-60 Tri mẫu 12 Quế chi 4-6 Bạch thược 12 Xích thược 12 Ngân di ệp 20-30 Phòng kỷ 10 Mộc thông 10 Hải đồng bì 10 Cam thảo 5-10 Sắc uống ngày l thang, trong thời gian sưng đỏ nóng sốt. Trường hợp thấp nhiệt nặng (Sưng tấy đau nhiều gia thêm dây Kim ngân 40 – 50g, Thổ phục linh,Ý dĩ (tăng trừ thấp) hoặc gia thuốc hoạt huyết như Toàn Đương qui, Đan sâm, Trạch lan, Đào nhân, Hồng hoa, Tằm sa để hóa ứ chỉ thống, trường hợp có biểu chứng thêm thêm Quế chi, Độc hoạt, Tế tân để giải biểu, tán hàn chỉ thống. 2. mạn tính: Triệu chứng: nhiều khớp sưng to đau kéo dài, co duỗi khó, tại khớp không đỏ nóng rõ nhưng đau nhiều, dị dạng kèm theo tê dại, da tím sạm đen, chườm nóng dễ chịu, co duỗi khó khăn, xuất hiện nốt u cục quanh khớp, lâu ngày gây tổn thương thận (viêm thận kẽ, sạn tiết niệu, tiểu ra máu, suy thận cấp, mạn).mạch Trầm Huyền hoặc Khẩn, lưỡi nhợt, rêu trắng là triệu chứng của hàn thấp ứ trệ. Pháp: Khu hàn, thông lạc, trừ thấp, chỉ thống Ô Đầu Tế Tân Thang (Hiện Đại Trung Y Nội Khoa Học): ô đầu (sắc trước) 5 Tế tân 5 ĐươNg qui 12 Xích thược 12 Uy linh tiên 10 Thổ phục 16 Tỳ giải 12 ý dĩ 20 Mộc thông 10 Quế chi 4-6 13
  14. Trường hợp sưng đau nhiều khớp cứng, mạch Hoãn Hoạt, rêu lưỡi trắng bẩn dày là triệu chứng đàm trọc ứ trệ, thêm chích Cương tàm, Xuyên sơn giáp, Tạo giác thích, Hy thiêm thảo, Hải đồng bì, để tăng tác dụng hoạt lạc, trừ đàm. Đau nhiều do huyết ứ (đau như dao đâm, mạch sáp, lưỡi tím bầm) thêm Ngô công, Toàn yết, sao Diên hồ sách để hoạt huyết chỉ thống. Trường hợp thận dương hư (liệt dương, đau mỏi lưng gối, chân tay lạnh, sợ lạnh, lưỡi bệu, mạch Trầm, Hoãn vô lực thêm Bổ cốt chỉ, Nhục thung dung, Cốt toái bổ để bổ thận kiện cốt định thống, có triệu chứng khí huyết hư thêm Hoàng kỳ, Đương qui, Nhân sâm, Bạch truật Trên lâm sàng thường gặp: + Thấp Nhiệt Uẩn Kết: Khớp sưng đỏ, đau, nóng. Phiền táo, khát, nước tiểu vàng, đỏ, đầu đau, sốt, sợ lạnh, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhạt, mạch Nhu, Sác. Điều trị: Tuyên thanh, lợi thấp nhiệt, thông lạc, chỉ thống. Dùng bài Niêm Thống Thang gia giảm: Đương quy, Bạch truật, Đảng sâm, Hoàng cầm đều 10g, Thương truật, Trư linh, Trạch tả, Phòng kỷ đều 12g, Long đởm thảo (sao), Khổ sâm, Tri mẫu, Thăng ma đều 6g, Ý dĩ nhân (sống), Xích tiểu đậu đều 15g. Sắc uống (Bì Phu Bệnh Chẩn Liệu Học). + Đờm Ngưng Trở Lạc: do nhiều đờm ẩm gây nên, các khớp nặng, cử động khó khăn, khớp mềm hoặc cứng, có khi sốt cao, đầu đau, lo sợ, chất lưỡi đỏ, ít rêu, mạch Tế, Sáp. Điều trị: Hòa doanh, khứ ứ, hóa đờm, thông lạc. Dùng bài Đào Hồng Tứ Vật Thang gia giảm: Đương quy, Xích thược, Đào nhân, Mộc qua đều 10g, Hồng hoa, Uy linh tiên, Xuyên khung đều 6g, Dã xích đậu, Triết bối mẫu đều 12g, Ty qua lạc, Tạo giác thích, Giáp châu đều 4,5g. Sắc uống (Bì Phu Bệnh Chẩn Liệu Học). + Phong Thấp Hàn, Huyết Ứ: Bệnh phát cấp, khớp đau cứng một chỗ, lạnh thì đau nhiều, gặp ấm, nóng dễ chịu hơn, có thể bị biến dạng khớp và cứng khớp, khó cử động. Dù sưng nhưng không thấy nóng, đỏ, lưỡi trắng mỏng, mạch Hoạt, Trầm, Huyền hoặc Nhu, Hoãn. Điều trị: khu phong, trừ thấp, ôn kinh hoạt lạc. Dùng bài Kê Huyết Phụ Tử Niêm Thống Thang: Kê huyết đằng, Nhẫn đông đằng đều 50g, Thương truật, Kinh giới tuệ Theo thaythuoccuaban.com 14
  15. Kinh nghiệm nhiều năm gắn bó với nghiệp y dược đã giúp lương y Lê Hữu Chí (45 tuổi, ngụ phường Phú Hoà, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế) bào chế thành công bài thuốc chữa trị dứt điểm bệnh gút mãn tính. Vị lương y cho biết bài thuốc chữa trị bệnh gút được bào chế từ 12 loại thảo dược trong dân gian : Ông Chí đang chữa trị cho một bệnh nhân mắc bệnh gút 15
  16. Bài thuốc “nghèo” trị dứt “bệnh nhà giàu” Gọi là bài thuốc “nghèo” bởi thuốc được bào chế hoàn toàn từ những cây thảo dược rất dễ kiếm trong vườn tược, đồi núi, thậm chí ngay bên vỉa hè lề đường. Hơn nữa giá thành mỗi thang thuốc chỉ từ 15 đến 20 nghìn đồng. Lương y Chí trình bày bài thuốc chữa trị bệnh gút mãn tính gồm 12 loại thảo dược có tên sau: - Cam thảo đất - Táo mèo - Tỏ bưởi - Hạt chuối sứ - Củ ráy tía - Củ sơn thục - Củ khúc khắc - Lá lốt - Dây tơ hồng - Cà gai leo - Củ tỏi đỏ - Cây bồ công anh Tác dụng chung của những vị thuốc này theo lời thầy Chí là chống viêm và bài trừ thấp khớp. Ngoài ra thuốc còn có chức năng bồi bổ khí huyết, từ đó sản sinh ra hoạt chất bôi trơn các khớp xương, giúp cơ thể vận động thoải mái, dễ dàng. “Người bị gút biểu hiện rõ nhất ở việc đau các khớp chân, tay. Chính vì vậy công dụng cơ bản của bài thuốc chính là kháng viêm khớp, giúp lợi gân cốt”, ông Chí giải thích. Cách thức sử dụng bài thuốc được ông Chí hướng dẫn cực kì đơn giản là đem phơi khô rồi sắc lấy nước uống, liều lượng mỗi vị 8 gam, mỗi ngày sắc một thang và uống đều sau bữa ăn. “Sắc một lít nước, đến khi còn lại nửa lít là được, hoặc đổ vào 3 chén nước lấy lại hơn một chén để uống. Ngoài ra có thể xay mịn thuốc rồi cho vào ấm chế nước uống như pha trà. Mỗi ngày uống từ 3 - 4 ấm là tốt nhất”, ông hướng dẫn thêm. Cũng theo lời thầy thuốc này, thuốc nam cho tác dụng từ từ chứ không thể “uống ngày trước, ngày sau lành bệnh” nên đòi hỏi bệnh nhân phải kiên trì điều trị. Với kinh nghiệm nhiều năm chữa trị bệnh gút bằng thuốc nam, ông Chí cho biết thông thường bệnh nhân uống thuốc trong vòng 1 - 2 tháng sẽ cho kết quả khả quan như vận động chân tay ít đau, khớp xương không bị sưng tấy. Điều cần lưu ý đối với bệnh nhân điều trị gút là tuyệt đối kiêng tránh những thức ăn như thịt chó (thịt cầy), đồ hải sản, thịt đỏ (như thịt bò) và nội tạng động vật bởi những thực phẩm này chứa hàm lượng đạm cao, gây nguy cơ mắc bệnh. Thay vào đó người bệnh nên ăn nhiều rau quả, tăng cường uống nước và vận động nhẹ tuỳ theo sức khoẻ bản thân để khí huyết lưu thông đều đặn. “Nếu có điều kiện người bệnh có thể kết hợp thêm điều trị bằng phương thức châm cứu, mát xa các huyệt đạo bởi các phương pháp hỗ trợ này sẽ có tác dụng điều chỉnh khí huyết, bổ huyết, từ đó ắt bệnh tật sẽ tự nhiên mà thuyên giảm”, lời lương y Chí căn dặn bệnh nhân. Nói về ưu điểm của phương pháp chữa trị “bệnh nhà giàu” bằng bài thuốc nam, lương y Chí khẳng định thuốc hoàn toàn không cho tác dụng phụ, hiệu quả chữa trị tuy “chậm mà chắc”. Đó là chưa kể đến lợi ích kinh tế bởi không phải ai đều có đủ điều kiện mua các loại thuốc Tây y vốn rất đắt đỏ. 16
  17. Vị lương y xứ Huế thậm chí còn khẳng định bất kể bệnh nào đều có thể tự tìm thuốc để sắc uống chứ không nhất quyết phải tìm đến bác sĩ. “Đây toàn là những loại thảo dược dễ tìm ở nước ta, cách thức bào chế cũng hết sức đơn giản”, ông mở lòng chia sẻ. Một số vị thuốc nam có tác dụng điều trị bệnh gút Ba năm mày mò tự chế bài thuốc Kể về nguồn gốc bài thuốc nam chữa trị bệnh gút, lương y Lê Hữu Chí “bật mí” cách đây khoảng 10 năm, trong quá trình chữa trị cho bệnh nhân bị thấp khớp, ông mới biết nhiều người không phải đau khớp thông thường mà bị gút. Ở thời điểm đó nhiều người mắc bệnh gút nên căn bệnh này trở thành đề tài nóng hổi, thu hút sự quan tâm của nhiều người. Nghĩ vậy nên ông quyết tâm tìm tòi bằng được bài thuốc nam chữa trị căn bệnh được mệnh danh là “bệnh nhà giàu”. Trong Đông y bệnh gút được xác định do hai nguyên nhân chủ yếu: Ngoại nhân và nội nhân. Ngoại nhân tức cơ thể bị những luồng tà khí thâm nhập dẫn đến phong hàn, tê thấp, kinh mạch tắc nghẽn. Còn nội nhân hay còn gọi “thất tình nội thương”, xuất phát từ chế độ ăn uống thiếu khoa học hay ức chế tinh thần kéo dài khiến thân thể lâm bệnh. Đặc biệt bệnh gút nếu không được chữa trị kịp thời, không những khiến người bệnh khó vận động mà còn kéo theo nhiều hệ luỵ bệnh tật khác như: Dị dạng khớp xương, suy thận, bị sạn thận. Nghiền ngẫm nhiều cuốn sách, hỏi ý kiến nhiều lương y khác, sau khoảng 3 năm thử nghiệm, ông đã tự chế ra bài thuốc trên. Thuyết phục về tính hiệu quả của bài thuốc nam, thầy thuốc Đông y cho biết đã đưa vào áp dụng bài thuốc hơn sáu năm nay và thu được kết quả khả quan. Ông nói: “Hàng trăm bệnh nhân gút đã được chữa trị bằng bài thuốc nam gồm 12 vị thảo dược trên. Thực tế nhiều trường hợp mắc chứng gút mãn tính đã khỏi hẳn bệnh sau một thời gian kiên trì uống thuốc”. Anh Lương Văn Cầu (ngụ phường Phú Thuận, thành phố Huế), là bệnh nhân hiện đang điều trị bệnh gút bằng bài thuốc nêu trên chia sẻ: “Tuy mới uống thuốc vài tuần nhưng tôi cảm thấy cơ thể đỡ đau đớn hơn nhiều. Bây giờ tôi có thể cử động chân tay mà không đau nhói như trước đây. So với uống thuốc tây, thuốc nam vừa rẻ lại không gây cảm giác mất ăn, mất ngủ”. 17
  18. Tâm sự chuyện nghề, lương y Chí cho biết rất lấy làm vui mừng bởi sau hai thập kỉ theo nghề y, bài thuốc chữa gút chính là thành quả lớn nhất đời mình. Ông trải lòng chính nhờ lòng yêu nghề đã giúp bản thân nghiên cứu, bào chế thành công bài thuốc nam nêu trên. Càng khâm phục hơn khi ông sẵn lòng chia sẻ bài quý cho tất cả những ai có nhu cầu mà không chút vụ lợi tơ hào. Quan niệm nghề của ông khá đơn giản: “Sống là cho chứ đâu chỉ nhận. Cứu một mạng người hơn xây toà tháp”. Gút (Gout) là một bệnh lý rối loạn chuyển hoá chất purin làm tăng lượng Acid uric trong máu dẫn đến ứ đọng tinh thể muối Urát tại khớp gây viêm khớp. Biểu hiện lâm sàng đặc trưng của người bị mắc gút là sưng tấy, nóng, đỏ, đau dữ dội tại một hay nhiều khớp. Tỉ lệ mắc bệnh gút ở nam giới cao hơn nữ giới. Việc uống nhiều bia rượu cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Để phòng tránh bệnh gút nên giảm cân, uống nhiều nước. Một trong những phương pháp điều trị gút phổ biến hiện nay là kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại. Quảng Thiên 18
  19. CHƯƠNG 8 : CƠ XƯƠNG KHỚP VẤN ĐỀ 2 : MỘT SỐ BỆNH VỀ KHỚP XƯƠNG 19
  20. CHƯƠNG 8 : CƠ XƯƠNG KHỚP VẤN ĐỀ 3 : BÀI THUỐC CHỮA PHONG THẤP Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới, mưa nắng thất thường, độ ẩm cao, mùa hè thì nắng nóng còn mùa đông lạnh buốt nên dễ làm cho chính khí của con người suy yếu, các yếu tố gây bệnh như phong hàn thử thấp thừa cơ xâm nhập gây bệnh. Biểu hiện chủ yếu của bệnh là sưng đau các khớp, đau nhiều về đêm và gần sáng, đau có tính chất đối xứng hai bên. Khớp sưng đau bị co cứng khó cử động. Toàn thân có thể sốt. Người bệnh da xanh, cảm giác tê bì cục bộ. Có những trường hợp bị đau vùng ngực kèm theo khó thở, người mệt mỏi, ăn ngủ kém. Phép điều trị là khu phong, tán hàn, trừ thấp, thông kinh hoạt lạc, tiêu viêm hoạt huyết, an thần giảm đau. Sau đây là một số bài thuốc chữa trị. Sưng đau nhiều khớp di chuyển Sưng đau ở một hoặc nhiều khớp, đau di chuyển từ khớp này sang khớp khác, khi thời tiết thay đổi thì đau tăng lên, sợ lạnh, sợ gió; rêu lưỡi trắng, mạch phù, dùng bài thuốc: bưởi bung 16g, ngũ gia bì 16g, cẩu tích 12g, ngải diệp 12g, ngưu tất 16g, tất bát 10g, độc lực 16g, hy thiêm 12g, hà thủ ô 16g, đương quy 16g, bạch thược 10g, trần bì 10g, cam thảo 12g, quế chi 8g, thiên niên kiện 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Công dụng: khu phong tán hàn, dưỡng huyết, chống viêm, thông kinh hoạt lạc. Các khớp đau âm ỉ, chủ yếu là khớp gối Ổ khớp sưng to, có biểu hiện tràn dịch, hạn chế vận động, thường gặp ở người cao tuổi. Đau kéo dài, cơ thể suy nhược, cả khí và huyết đều suy. Phép trị: trừ phong bổ huyết, hóa thấp giảm đau. Bài 1: xuyên khung 10g, đương quy 12g, thục địa (sao khô) 12g, bạch thược 10g, quế chi 8g, thiên niên kiện 10g, ngưu tất 16g, bưởi bung 16g, trinh nữ 16g, cây và lá cối xay 18g, 25
  21. hà thủ ô chế 12g, trần bì 10g, cát căn 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Công dụng: trừ phong thấp, ôn kinh hoạt lạc, bổ khí bổ huyết. Bài 2: phòng phong 12g, kinh giới 16g, ngải diệp 16g, trinh nữ 18g, hy thiêm 18g, cỏ xước 16g, hà thủ ô 12g, hoài sơn 16g, sơn thù 12g, cẩu tích 12g, ngũ gia bì 16g, kê huyết đằng 12g, quế chi 8g, thiên niên kiện 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Dùng 15 - 18 ngày. Đau ở một khớp lớn (như khớp gối, khớp háng, khớp cổ tay) Khớp đau và sưng to, cân cơ co cứng, sưng nóng, co duỗi rất khó khăn. Các triệu chứng rất rầm rộ. Phép trị là đuổi phong, trừ thấp, chống viêm, tiêu độc tà. Bài 1: rễ trinh nữ 20g, rễ cỏ xước 20g, bồ công anh 20g, đinh lăng 20g, cà gai leo 20g, bưởi bung 20g, cây và lá cối xay 20g, kê huyết đằng 16g, ngũ gia bì 16g, hương nhu trắng 16g, lá tre 12g, thổ phục linh 20g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Công dụng: đuổi phong, trừ thấp, trừ tà. Bài 2: sâm bố chính 16g, hà thủ ô chế 16g, đỗ trọng 12g, ngưu tất 12g, bạch linh 12g, củ đợi 12g, huyết đằng 16g, độc lực 16g, ngũ gia bì 16g, phòng sâm 16g, xa tiền 12g, hương nhu 16g, tất bát 10g, cát căn 16g, trần bì 10g, quế chi 8g, thiên niên kiện 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Dùng 7 - 8 ngày là một liệu trình. Lương y Trịnh Văn Sỹ Theo lương y Trần Hoàng Bảo + Phương 1 : Quế Chi Thược Dược Tri Mẩu Thang - Thành phần : Quế chi 9g, Tri mẩu 9g, Phòng phong 9g, Thược dược 9g, Ma hoàng 9g, Sinh khương 9g, Bạch truật 12g,, Cam thảo 5g, Chế phụ tử 3g. - Cách dùng : Sắc uống, phân sớm tối 2 lần uống ấm. - Chứng thích ứng : Mình và tay chân khớp xương sưng đau, sắc da phát đỏ, co duỗi khó khăn, thường phát sốt. + Phương 2 : Đại Phòng Phong Thang - Thành phần : Đương qui 9g, Thược dược 6g, Thục địa 6g, Hoàng kỳ 10g, Phòng phong 6g, Đổ trọng 6g, Bạch truật 6g, Xuyên khung 6g, Nhân sâm 5g, Khương hoạt 6g, Ngưu tất 5g, Cam thảo 5g, Táo 3 trái, Sinh khương 2 lát, Phụ tử 2g. - Cách dùng : Sắc uống, phân sớm tối 2 lần uống ấm. - Chứng thích ứng : Viêm khớp dạng thấp, viêm khớp tính phong thấp. + Phương 3 : Độc Hoạt Kính Sinh Thang 26
  22. - Thành phần : Độc hoạt 12g, Tang kí sinh 20g, Đổ trọng 12g, Ngưu tất 15g, Tế tân 3g, Tần giao 6g, Phục linh 15g, Nhục quế tâm 3g, Phòng phong 6g, Xuyên khung 6g, Nhân sâm 15g, Đương qui, Thược dược, Can địa hoàng mỗi vị 15g, Cam thảo 9g. - Cách dùng : Sắc uống, phân 3 lần, uống ấm chớ uống lạnh. - Chứng thích ứng : Viêm khớp tính phong thấp lâu ngày, Can thận hư yếu, khí huyết không đủ, lưng gối đau nhức, khớp tay chân co duỗi khó khăn, sáng dậy càng nặng, hoặc tê dại, sợ lạnh thích ấm, tim hồi hộp, hơi thở ngắn. + Phương 4 : Hoàng Kỳ Quế Chi Ngũ Vật Thang Gia Vị - Thành phần : Hoàng kỳ 15g, Quế chi 5g, Bạch thược sao 10g, Đương qui 10g, Xuyên khung 6g, Tần giao 10g, Chế phụ tử 6g, Thương truật 10g, Ý dĩ nhân 15g, Sinh khương 3 lát, Đại táo 3 trái. - Cách dùng : Sắc uống, phân sớm tối 2 lần uống ấm. - Chứng thích ứng : Mình và tay chân khớp xương đau nhức, mỏi nhọc không có sức, gặp nóng đau giảm, gặp lạnh đau tăng, sắc da chổ đau không đổi, rờ vào không nóng, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch trầm khẩn. (Lương y Trần Hoàng Bảo) Các bài thuốc trị viêm khớp dạng thấp Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nắng mưa, nhiệt độ, độ ẩm, khí hậu luôn thay đổi nên số người mắc các bệnh về khớp rất nhiều. Triệu chứng chung là sưng nóng đỏ đau các khớp, mưa lạnh, ẩm thấp thì đau tăng hoặc tái phát, trở thành bệnh mạn tính. 27
  23. Nguyên nhân bên ngoài theo Đông y là do phong hàn thử thấp xâm nhập cơ thể làm kinh lạc trở trệ, khí huyết mất thông sướng, cân cơ co cứng Nguyên nhân bên trong là do can thận và khí huyết hư suy, khả năng phòng vệ của cơ thể yếu, từ đó gây ra bệnh. Theo Đông y, viêm khớp dạng thấp có 2 thể cấp tính và mạn tính. Sau đây là một số bài thuốc Nam điều trị theo từng thể bệnh. Viêm khớp cấp tính: Các khớp sưng đau, người sốt, toàn thân mệt mỏi, nhiều khi kèm theo viêm họng, đau họng. Khớp sưng đau tăng lên khi bị lạnh và ẩm ướt. Phép trị: khu phong tán hàn, chống viêm, chỉ thống. Dùng một trong các bài: Bài 1: rễ bưởi bung 16g, thổ phục linh 20g, cà gai leo 12g, nam tục đoạn 20g, hà thủ ô 16g, xương bồ 16g, quế 8g, thiên niên kiện 10g, cam thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Bài 2: xuyên khung 10g, cỏ xước 10g, tất bát 12g, kê huyết đằng 20g, ngải diệp 16g, tang ký sinh 16g, quế 8g, thiên niên kiện 10g, ngũ gia bì 16g, cẩu tích 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Bài 3: nam tục đoạn, ngũ gia bì, ngải diệp, trinh nữ, cối xay, đơn hoa, kê huyết đằng, xa tiền thảo mỗi vị 24g. Ngày dùng 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Viêm khớp mạn tính: Đau nhức các khớp, ổ khớp không sưng, người không sốt, hạn chế vận động, đau tăng lên khi thời tiết thay đổi, có biểu hiện cứng khớp, thường gặp ở người cao tuổi. Phép trị: trừ phong, lợi thấp kết hợp với bổ can thận và dưỡng huyết. Dùng một trong các bài: Bài 1: đương quy 12g, bạch thược 12g, kê huyết đằng 20g, trinh nữ 20g, bưởi bung 20g, hy thiêm 20g, đinh lăng 20g, nam tục đoạn 20g, quế 8g, thiên niên kiện 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. 15 - 17 ngày là một liệu trình. Bài 2: thổ phục linh 20g, trinh nữ 20g, xương bồ 16g, ngải diệp 16g, kinh giới 16g, hà thủ ô chế 16g, kê huyết đằng 20g, tất bát 12g, đương quy 12g, chích thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. - Nếu đau nhiều không ngủ được, gia: hắc táo nhân 16g, viễn chí 12g, lạc tiên 20g. - Thường bị lạnh bụng, rối loạn tiêu hóa, gia: bạch truật 16g, sơn thù 10g, lương khương 12g. 28
  24. - Ăn uống kém, cơ thể suy nhược, gia: đại táo 5 quả, hoàng kỳ 16g, sinh khương 6g, nhân sâm 10g. - Ho hen, khó thở, mắc đờm, gia: tía tô 12g, cát cánh 12g, bán hạ 10g, hậu phác 10g. Kết hợp uống thuốc sắc với các thuốc xoa bóp ngoài như: quế 20g, thiên niên kiện 20g, hoa hồi 20g, bạch chỉ 24g, xuyên khung 20g, xương bồ 30g, cao lương khương 20g, gừng khô 20g, trần bì 20g, tô mộc 20g. Các vị thái nhỏ, bỏ vào chai thủy tinh, đổ ngập rượu để ngâm. Sau 10 ngày là dùng được. Dùng bông tẩm thuốc xoa vào những nơi bị sưng đau. Theo SKDS 29
  25. CHƯƠNG 8 : CƠ XƯƠNG KHỚP VẤN ĐỀ 4 : CÂY THẦY THÍM TRỊ VIÊM CƠ, THẤP KHỚP 1.TẠI SAO LẠI CÓ TÊN CÂY THẦY THÍM Tôi nghe lưu truyền từ lâu trong dân gian ở vùng Tam Tân (3 xã Tân Thành, Tân Hải, Tân Thuận của Huyện Hàm Tân) có cây Thầy Thím chữa trị phong thấp rất hay, nhưng đã bị thất truyền do chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, làng mạc ở đây bị đốt phá nhiều lần, nhân dân phiếu tán, mãi đến năm 1975 mới phục hồi trở lại lần lần. Năm 1985, Tôi liên hệ với anh Hai Chùa là lương y, chuyên sưu tầm thuốc Nam ở vùng núi Tà Cú và được Anh giới thiệu cây thuốc này, nói kinh nghiệm sử dụng của dân gian. => Đọc thêm. Thầy Thím là tên Ông Bà Lê Trọng Xá, một nhà Nho gốc ở Quảng ngãi, tham gia phong trào nông dân Tây Sơn. Khi Nguyễn Ánh lên ngôi, tìm diệt những người tham gia với Tây Sơn, nên Ông Bà trốn vào vùng Tân Hải, huyện Hàm Tân để sinh sống, làm thuốc Nam cứu chữa cho bà con, khoảng đầu thế kỷ 19. Khi Ông Bà mất năm 1821, thường hiển linh, nên dân chúng lập Dinh thờ. Hiện nay hằng năm, nhân dân đi hội Dinh vào ngày rằm tháng giêng và rằm tháng chín đông hàng vạn người. Dinh đã được công nhận di tích kiến trúc nghệ thuật tháng 9/1997. Một số cây thuốc Nam Ông Bà thường dùng lúc sinh thời, đều được gọi chung là cây Thầy Thím, như: Củ bạt khế (củ Kim cang) uống trị bạch đới phụ nữ và các bệnh ngoài da; Cây Dền Gai giã nhuyễn, bó trị ung nhọt, (áp xe lạnh); Cây Nhân trần, trái Chi tử, vỏ cây Núc nát trị bệnh về Gan, vàng da; Dây gấm, dây gùi, dây Chặc chiều, dây Mấu, dây Kê Huyết đằng trị đau nhức tay chân, khớp, đau lưng; Rễ cây Bá bịnh, trái Sầu Đâu cứt chuột (Nha đởm tử) trị sốt rét, kiết lỵ; Lá chùm ngây trị ban sởi; Lá Bàng biển, lá Bù Cu vẽ trị rắn cắn; Củ Tóc tiên, củ Khoai mài, rễ Ngũ gia bì, Rễ Hà Thủ ô bồi bổ cơ thể Các cây này có nhiều tại địa phương. Đặc biệt là cây có trái giống dương vật của trẻ em (Dương đầu) mà nhân dân gọi là cây Thầy Thím hay cây Cặt lỏ trị đau nhức, phong thấp. Hiện nay khi nói cây Thầy Thím thì người ta chỉ nghỉ đến cây này. Cây rất chịu hạn, chỉ thấy mọc thành bụi rải rác ở vùng Ninh Thuận, Bình Thuận. 2. TÁC DỤNG CỦA CÂY THẦY THÍM Năm 1986, Tôi có trong đoàn Đông y của Tỉnh về kiểm tra phong trào Đông y của huyện Tuy Phong, tỉnh Thuận Hải. Chủ tịch Hội Đông y huyện là Ds Lê Phương. Ông Phương tuy là Dược sĩ Tây Y, có nhà thuốc tại chợ Liên Hương, nhưng có mở một phòng thuốc Nam châm cứu tại nhà, mỗi ngày có hàng chục bệnh nhân đến xin chữa trị. Trong đó bệnh đau nhức là nhiều hơn cả. Khi châm cứu xong, Ds Phương đều có bốc cho bệnh nhân một ít thang thuốc Nam về dùng, mà vị thuốc chủ yếu là cây Thầy Thím. Ông nói rất tâm đắc với vị thuốc này, đã học được từ nhân dân, thuốc Tây y không thể qua được. 30
  26. Từ đó Tôi bắt đầu sử dụng và sau nhiều năm đã rút được kinh nghiệm: Cây Thầy Thím tánh bình, vị nhạt, không độc. Trị viêm cơ, thấp khớp, gai cột sống, bổ dưỡng cơ thể cho người thiếu máu, mệt mỏi Dùng độc vị từ 20g – 100g (sao thơm) hay kết hợp cùng một số vị thuốc khác như: Thiên niên kiện, ngủ gia bì, trái nhàu khô, dây gấm, dây mấu, thổ phục linh, kê huyết đằng, lá lốt, bổ cốt toái 3. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY THẦY THÍM Khi Chúng tôi làm “Quy trình sản xuất bài thuốc Cao Phong Thấp”, trong đó có cây Thầy Thím thì không biết tên Khoa học là gì ? Độc tính ra sao ?, Có ai sử dụng làm thuốc chưa ?. Tra Dược điển thì không thấy. Chúng tôi liên hệ với lương y Nguyễn Đức Nghĩa, ở Thành phố Hồ Chí Minh nhờ giúp đở. Ngày 24/ 4/2005, Lương y Nghĩa có mời Tiến sĩ Võ Văn Chi ra huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận để khảo sát, lấy mẫu cây Thầy Thím ở núi Tà Cú. Ngày 23/6/2006, nhân hội thảo khoa học về “Cây Thuốc quý trên đất Bình Thuận”, do Liên hiệp các hội KHKT và Hội Đông Y Tỉnh tổ chức, tiến sĩ Võ Văn Chi công bố đã tra cứu xác nhận: Cây Thầy Thím có tên khoa học là Olax obtusa Blume, họ Dương đầu tù (Olacaceae), cây đã được Linné đặt tên năm 1753. Trong cuốn ”Cây Cỏ Miền Nam”, mục 1874, của Gs Phạm Hoàng Hộ và Nguyễn Văn Dương do “Trung Tâm Học Liệu Bộ Giáo Dục” ấn hành năm 1960 tại Sài Gòn, có ghi: Cây Olax obtusa Blume, họ Dương Đầu tù là loại cây bụi, nhánh sà, lúc non có lông. Lá song dính, dai, có lông mịn ở mặt dưới. Gié, hoa trắng, 3 tiểu nhuỵ thụ, 5 tiểu nhụy lép. Phi quả có đài đồng trưởng mập, bao gần đến đầu trái. Có từ Châu Đốc đến Bà Rịa. (Olax có 5 loại trên thế giới, thì ở Việt Nam có 3 loài. Ở Bình Thuận, Ninh Thuận thuộc chi Olax obtusa Blume) Ở Hải Nam (TQ) gọi là cây Thiết Thanh. Ở Ấn độ dùng chữa thiếu hồng cầu; Ở Campuchia, lá đắp chữa gãy xương 4.BÀI THUỐC TRỊ ĐAU NHỨC DO PHONG THẤP, VIÊM KHỚP, VIÊM CƠ, GAI CỘT SỐNG: Tôi thường sử dụng có hiệu quả bài thuốc sau đây trị viêm khớp, viêm cơ, gai cột sống: - Đảng sâm 15g. - Huỳnh kỳ 15g. - Đương qui 10g. - Thầy Thím (sao vàng) 15g. - Kê Huyết đằng 15g. - Dây Gấm 15g. - Đổ trọng 10g. - Thiên niên kiện 10g - Lộc giác sương 05g - Trái nhàu khô (Sao vàng) 15g. Nếu có suy nhược, cao huyết áp, viêm loét dạ dày thì tuỳ chứng mà gia giảm. Ngày dùng 1 thang. Nước nhứt đổ 600ml nước, sắc còn 200 ml. Nước nhì, cũng sắc như nước nhất. - Kết hợp thoa cồn xoa bóp với công thức: Rễ cù đèn 20g, rễ thần xạ 20g, thiên niên kiện 10g, củ địa liền 10g, trái mã tiền sống (xắt nhỏ) 10g, quế chi 5g, long não 5g, ngâm 1 lít rượu 40oC. Người trẻ, bệnh còn nhẹ chỉ dùng vài thang đã có kết quả. Người bị loảng xương, gai cột sống, kèm bệnh mãn tính, già yếu thì dùng lâu dài hơn ./. 31
  27. Lương y Trần Sỹ. 32
  28. CHƯƠNG 8 : CƠ XƯƠNG KHỚP VẤN ĐỀ 5 : VIÊM KHỚP DẠNG THẤP Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa khí hậu quanh năm ẩm thấp nên số người mắc các bệnh về khớp rất nhiều. Người già là đối tượng dễ mắc nhất vào mùa đông xuân do người già can thận bị hư hoặc bệnh lâu ngày làm khí huyết giảm sút, dẫn đến thận hư không chủ được cốt tủy, can huyết hư không nuôi dưỡng được cân làm xương và khớp bị thoái hóa, biến dạng khớp, cơ bị teo, khớp bị dính Triệu chứng chung là đau mỏi các khớp, mưa lạnh, ẩm thấp thì đau tăng hoặc tái phát, bệnh mạn tính. Trên thực tế thì các nguyên nhân này tác động cùng một lúc nhưng không giống nhau, nếu chủ yếu do hàn thì gọi là thiên về hàn, thiên về phong hay thiên về thấp để phân loại ra các thể nhỏ như phong tý, hàn tý hay thấp tý. Khi chữa các bệnh về khớp, các phương pháp chữa đều nhằm lưu thông Thổ phục linh. khí huyết ở cân xương; đưa tà khí (phong, hàn, thấp, nhiệt) ra ngoài, bồi bổ khí huyết can thận để chống tái phát (ngay vệ khí cũng do thận sinh ra) và để chống lại các hiện tượng thoái hóa khớp, biến dạng khớp, teo cơ, cứng khớp nhằm hồi phục các chức năng bình thường của các khớp xương. Phương pháp chung khi chữa các bệnh về khớp là khu phong tán hàn trừ thấp, căn cứ sự thiên lệch về phong, hàn hay thấp là chính. Khi chữa còn phân biệt mới mắc hay đã tái phát nhiều lần: nếu mới mắc thì lấy trừ tà là chính; Nếu mắc lâu ngày vừa phù chính (bổ cân thận khí huyết) vừa trừ tà để tránh tái phát và đề phòng những biến chứng và những cố tật sau này. Một số bài thuốc thường dùng: Vị trí huyệt Bài 1: Thổ phục linh 16g, ké đầu ngựa 16g, hy thiêm 16g, uy linh tiên 12g, Hợp cốc: Ở chỗ lồi nhất của c ơ khi ngón tay cái và ngón tay tr ỏ rễ vòi voi 16g, quế chi 8g, bạch chỉ 8g, tỳ giải 12g, ý dĩ 12g, cam thảo nam kẹp sát nhau. 12g. Sắc uống ngày một thang. Phong môn: Ở cách mỏm gai D2 1,5 tấc về phía ngoài. Bài 2: Phòng phong thang gia giảm gồm: Phòng phong 12g, khương hoạt Phong trì: Ở chỗ lõm cơ ức - 12g, tần giao 8g, quế chi 8g, phục linh 8g, bạch thược 12g, đương quy 12g, đòn - chũm và phần tr ên cơ thang. cam thảo 6g, ma hoàng 8g. Sắc uống ngày một thang. Ngoài ra có thể kết Huyết hải: Ở bờ tr ên xương hợp thêm châm cứu các huyệt sau: bánh chè 2 tấc về phía tr ên, giữa chỗ phình của cơ r ộng Tại chỗ: châm các huyệt tại khớp sưng đau và vùng lân cận khớp đau. trong. Túc tam lý: Ở dưới huyệt độc tỵ 3 tấc, cách mào ch ầy 1 khoát Toàn thân: châm huyệt hợp cốc, phong môn, phong trì, huyết hải, túc tam ngón tay về phía ngoài. lý, cách du. Cách du: Cách bờ dưới mỏm gai D7 1,5 tấc về phía ngoài. BS. Nguyễn Tiến Dũng (Đại học Y Hà Nội) 33
  29. CHƯƠNG 8 : CƠ XƯƠNG KHỚP VẤN ĐỀ 6 : Toa Thuốc Gia Truyền Trị Bệnh Tê Bại Toàn Thân,Bán Thân Đau Nhức Cột Xương Sống Thấp Khớp, Nhức Mỏi Đính kèm là toa thuốc gia truyền của gia đình ông bà Hồ tấn Quyền. Ông bà Chung tấn Cang đã dùng toa này cảm thấy khoẻ khoắn, hết đau nhức, vui vẻ, linh hoạt. Ông Võ Sum sau khi dùng đã có thể đứng trung bình tấn mặc dù ông đã bị stroke, đi lại khó khăn. Chính tôi sau khi uống 1 tuần, taỵ dơ thẳng cánh có thể nâng và xoay một thanh sắt dài 6 ft nặng 5 lbs, bớt nhức mỏị . Đây cũng là cơ may cho anh em HQ/HH được cựu Tư Lệnh HQ Hồ tấn Quyền giúp cho trong lúc tuổi già xế bóng. Toa thuốc này có thể mua tại bất cứ tiệm thuốc bắc nào, giá chỉ có 5 dollars. Toa Thuốc Gia Truyền Trị Bệnh Tê Bại Toàn Thân, Bán Thân, Đau Nhức Cột Xương Sống, Thấp Khớp, Nhức Mỏi Toa thuốc ngâm rượu trị tê bại thấp khớp đau nhức 1- Trạch Lan .4 chỉ 2- Cam Kỷ Tử 3 chỉ 3- Xuyên Khung .2 chỉ 4 Độc Hoạt 2 chỉ 5- Hổ Cốt hay Cẩu Tích 4 chỉ 6- Sinh Địa . 4 chỉ 7- Ngưu Tất 3 chỉ 34
  30. 8- Nhãn Nhục 5 chỉ 9- Quế 2 chỉ 10 Đương Quy 3 chỉ 11- Thục Địa 2 chỉ 12- Cam Thảo . 2 chỉ 13 Đỗ Trọng . 4 chỉ Ngâm với 1 lít rượu trắng 37 độ, 1 lít nước suối không có gas (hoặc 2 lít rượu vang nếu không muốn pha rượu với nước suối), 200 gr đường phèn, Ngâm độ 2 tuần hay lâu hơn càng tốt. Khi uống nhớ quậy đều lên, uống sau bữa ăn trưa và tối, mỗi lần một liquer nhỏ(ly uống sec). Uống mấy thang cũng được, khi nào hết hẳn bệnh hãy ngưng, hay uống tiếp tục càng lâu càng tốt. Nếu không uống được rượu thì nấu 4 chén còn lại 1 chén. 35
  31. CHƯƠNG 8 : CƠ XƯƠNG KHỚP VẤN ĐỀ 7 : ĐÔNG Y TRỊ BỆNH VIÊM KHỚP Đông y chữa viêm khớp Viêm khớp là một bệnh tự miễn quan trọng thuộc nhóm các bệnh của tổ chức liên kết. Tỉ lệ mắc là 0,5% dừn số trên 15 tuổi, nghì là cứ trên 200 người lớn thì có một người mắc bệnh.,thường gặp ở nữ giới chiếm 75% thường bắt đầu ở tuổi trung niên, từ 30- 60 tuổi Viêm khớp dạng thấp là một bệnh kéo dài thường có đợt tiến triển cấp: sưng, nóng, đỏ, đau các khớp, hay gặp ở các khớp nhỏ đối xứng với nhau, buổi sáng thường bị cứng khớp 1 giờ, Vị trí các khớp bị viêm thường là khớp ngón tay, cổ tay, bàn tay, ngón tay, bàn chân, có khi cả hỏng và đốt sống. Lâu ngày các khớp biến dạng, dính cứng khớp làm hạn chế vận động 1. Viêm khớp dạng thấp có đợt tiến triển cấp Triệu chứng: Khớp sưng nóng , đỏ, đau, hay xuất hiện đối xứng, cự án, ngày nhẹ đờm nặng, co duỗi cử đọng khó khăn, sốt, ra mồ hôi, sợ gió, rêu lưỡi vàng mỏng,chất lưỡi đỏ, rêu vàng mỏng, mạch hoạt sác Pháp:khu phong thanh nhiẹt ,giải độc hoạt huyết,lợi niểutừ thấp Thổ phục linh 20 Ké 20 Hi thiêm 20 ý dĩ 12 Kê huyết đằng 16 Đan sâm 12 Tỳ giải 16 Thạch cao 20 Tri mẫu 12 Quế chi 8 Ngân hoa 16 X truật 8 Hoàng bá 12 Tang chi 12 Ngạch mễ 20 Liên kiều 12 Cam thảo 6 Phòng phong 12 Bạch thược 12 Xưng đỏ nhiều gia : Xích thược Nếu thấp nhiệt thương âm bỏ quế gia sinh huyền, sa sâm, thạch hộc,huyền sâm,địa cốt Châm cứu: Túc tam lí, hợp cốc, huyết hải, đại truỳ, phong môn 2. Viêm khớp dạng thấp Đàm ứ cấu kết Viêm khớp kéo dài có biến dạng teo cơ, dính cứng khớp 36
  32. Pháp: Nếu còn xưng đau các khớp khu phong thanh nhiệt, trừ thấp, trừ đàm Quế chi 8 Thổ phục linh 20 X truật 8 Tỳ giải 16 Hi thiêm 20 Bạch thược 12 Tri mẫu 12 Nam tinh 8 Bạch giới tử 8 Xuyên sơn giáp 8 Đào nhân 8 Cương tằm 12 Ma hoàng 8 Ngân hoa 16 Phòng phong 12 Cam thảo 6 Liên kiều 12 Nếu xưng đỏ nhiều gia: Xích thược Châm cứu: túc tam lí, hợp cốc, huyết hải, đại truỳ, phong môn Xoa bóp và vận động là là phương pháp chủ yếu, động viên người bệnh chịu đựng dần cho tới lúc các khớp hồi phục 3. Viêm khớp dạng thấp Đề phòng tái phát Dùng thuốc uống phòng pháp: Bổ can thận khu phong trừ thấp Bài thuốc: Độc hoạt kí sinh thang gia giảm Đẳng sâm 16 Bạch thược 12 Bạch linh 12 Cam thảo 6 Xuyên khung 8 Qui đầu 12 Thục địa 20 Độc hoạt 8-12 Phòng phong 8-12 Đỗ trọng 12-16 Tang kí sinh 16-24 Tế tân 4-8 Ngưu tất 12-16 Tần giao 8-12 Quế tâm 4 Phụ tử 8 Hà thủ ô 12 Thổ phục linh 16 37
  33. CHƯƠNG 8 : CƠ XƯƠNG KHỚP VẤN ĐỀ 8 : TÀI LIỆU VỀ BỆNH KHỚP CỦA LƯƠNG Y HUỲNH MINH 1. CÔNG THỨC 1 : TRỊ THẤP KHỚP Cây bùm sụm , chặt gốc rễ, thái mỏng, phơi khô, sao khử thổ, mỗi lần hốt một nắm độ 200 gr, sắc 3 chén làm 8 phân, uống trong 1 tuần sẽ hết chứng đau lưng. 2. CÔNG THỨC 2 : TRỊ THẤP KHỚP Rễ cây mai vàng, rễ cây nhãn ta , hai thứ bằng nhau, chặt phơi khô độ 500 gram, để vô keo, đổ 1.5 lít rượu, ngâm trong vòng 1 tuần lễ, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 ly uống rượu nhỏ sẽ trị được chứng nhức mỏi, đau lưng, khớp xương nay đau chỗ này mai đau chỗ khác. Trong nhà thường ngâm thường xuyên để dùng trong mỗi bữa ăn. ( Cần thêm chừng 100 gram đường phèn hay mật ong càng tốt ) 3. CÔNG THỨC 3 : TRỊ BẠI XUỘI PHÙ THŨNG Nấu cơm nếp cho chín, lấy 100 gram tỏi để vô cơm nếp, trộn cho đều, rồi ăn như cơm thường. Ăn liên tục trong nữa tháng sẽ hết bệnh. 4. CÔNG THỨC 4 : TRỊ CHỨNG ĐAU XƯƠNG SỐNG Câu kỷ -1 chỉ; Đỗ trọng - 1chỉ; Ngưu tất -1 chỉ; Quế chi -1 chỉ; Bỏ chung vô, nấu cho chín, húp nước. Uống chừng 5-7 thang thì ngưng, bệnh sẽ hết. 5. CÔNG THỨC 5 : TRỊ ĐAU LƯNG NHỨC MỎI 38
  34. Vỏ bưởi, thuốc cứu , hai thứ bằng nhau, phơi khô, sắc 3 chén còn 1 chén, uống vài thang sẽ hết. 6. CÔNG THỨC 6 : TRỊ NHỨC ĐẦU KINH NIÊN, MẤT NGỦ VÌ NHỨC ĐẦU Bạch chỉ, thương truật, trần bì, mỗi vị 3 chỉ. Tán 7. CÔNG THỨC 7 : TRỊ NHỨC ĐẦU ( SÁNG NHÚC, TRƯA NHỨC, CHIỀU NHỨC) THẦN KINH YẾU, HAY QUÊN Áp dụng phương thuốc này từ 1 tuần đến 10 ngày liên tục sẽ hết. Bí rợ- chừng 300 gram. Đậu xanh hột – 150 gram Đem ngâm cho mềm, nấu chung cho thật chín, múc ra ăn, đừng nêm nếm gì cả. Ăn như thế sẽ tăng thêm trí nhớ và lành bệnh.Bài này đã trị cho nhiều người hết bệnh. 8. CÔNG THỨC 8 : TRỊ ĐAU LƯNG, NHỨC MỎI, THẤP KHỚP, SƯNG TRẶC, ĐI ĐỨNG KHÔNG ĐƯỢC Dây chùm gọng mọc theo mé sông, lộn trong lá, chặt cho nhiều, thái mỏng, phơi khô, sao khử thổ, sắc 3 chén còn 7 phân, uống 3-5 thang trở lại. Bài này trị hết sưng nhức, giúp gân cốt cứng, đi đứng được như thường. Bài này đã được một số nông dân lao động áp dụng, kết quả trăm phần trăm. 9. CÔNG THỨC 9 : ( ĐỘC VỊ ) TRỊ NHỨC LƯNG, NHỨC XƯƠNG SỐNG, KHUM XUỐNG KHÔNG ĐƯỢC Rễ cây bàng , chặt ở phía dưới mặt trời mọc, xắt lát, phơi khô, sao tồn tính, ngâm rượu, uống thường xuyên. 39
  35. 10. CÔNG THỨC 10 : THUỐC TRỊ TÊ LIỆT NỬA NGƯỜI DO TÉ NGÃ HOẶC CẢM SỐT SINH RA Cây ngà voi -250 gram, để tươi, dây cứt quạ - 100 gram, để tươi, ngải cứu -100gram, để tươi . Ba vị này sắc 4 chén còn 1 chén uống, sau đó nấu 3 chén còn 8 phân, uống lần 3, đổ 3 chén còn 6 phân, ngày uống 3 lần, uống độ 7 thang sẽ đi đứng được. Sau khi uống xong toa này rồi, ngâm các vị thuốc dưới đây với 2 lít rượu trắng. Củ tỏi sống – 500 gram, đập nhỏ. Da trâu -700 gram, nướng vàng, xắt nhỏ. Ngâm rượu độ 1 tuần, mỗi khi ăn cơm, thường xuyên uống 1-2 ly nhỏ. 11. CÔNG THỨC 11 : TRỊ TÊ BẠI KINH NIÊN Dây cốc kèn loại lá lớn lâu năm bò theo mé sông, chặt đem về thái nhỏ, phơi khô, sao khử thổ, ngâm rượu, uống ngày 2-3 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ. 12. CÔNG THỨC 12 : TRỊ THẤP KHỚP, SƯNG ĐẦU GỐI, NHỨC MỎI TAY CHÂN, ĐAU XƯƠNG SỐNG, NẰM NGỒI KHÔNG ĐƯỢC Đậu đen ruột xanh , phơi khô, ủ chút giá chừng một tấc, đem phơi khô, sao tồn tính, tán thành bột, mỗi ngày uống chừng 3 lần, mỗi lần 1 muỗng cà phê, uống như vậy trong 1 tuần sẽ cho kết quả tốt, đã trị được nhiều người rất công hiệu. 13. CÔNG THỨC 13 : ( ĐỘC VỊ ) TRỊ PHONG THẤP, TAY CHÂN CO RÚT, ĐI ĐỨNG KHÔNG ĐƯỢC Ké đầu ngựa , rang cho cháy lông, tán nhỏ. Mỗi lần dùng 8 đến 12 gram, sắc uống lúc đói, kiêng cử ăn thịt heo trong thời gian uống thuốc ( bài này của Ngài Tuệ Tĩnh ). 40
  36. 14. CÔNG THỨC 14 : THUỐC XOA TRỊ THẤP KHỚP Đậu đen rang , trút vô khăn túm lại, đem xoa chỗ đau nhức nhiều lần. Nếu nguội rang nóng làm lại, ngày đêm làm liên tục đôi ba lần và uống thuốc bột đậu đen đã nói trong công thức ở trên. 15. CÔNG THỨC 15 : THUỐC NGÂM RƯỢU TRỊ NHỨC LƯNG, NHỨC XƯƠNG SỐNG Rễ cây lựu mọi , nhỏ gừa lòng thòng xuống, rễ cây nhàu , ba thứ bằng nhau, chặt phơi khô, sao tồn tính, ngâm chừng 1 lít rượu trắng, đúng 1 tuần, lắc cho đều, uống 1-2 ly mỗi bữa ăn cơm hoặc trước khi ngủ đêm, uống trong 1 tuần. Bài này đã trị được cho nhiều người bị đau xương sống, đau lưng, đi khòm. Nên áp dụng ngay sẽ thấy giá trị của nó. 16. CÔNG THỨC 16 : THUỐC NGÂM RƯỢU TRỊ BẠI XUỘI ĐI ĐỨNG KHÔNG ĐƯỢC Cây xương rồng có gai , gọt bỏ 4 cạnh 4 phía cho hết gai, thái mỏng, phơi khô độ chừng 1 chén, sao khử thổ, ngâm 1 lít rượu, uống mỗi ngày 2-3 lần, trì chí uống từ 1 tháng đến 3 tháng, sẽ đi đứng được. Bài này đã áp dụng cho nhiều người, kết quả tốt. Chú ý: xương rồng có chất độc, do đó phải thật cẩn thận uống đúng liều lượng. 17. CÔNG THỨC 17 : BỊ CẢM RỒI NHỨC TAY BẠI NHỨC Uống từ 2 đến 3 thang sẽ khỏi. 41
  37. Độc hượt hay độc hoạt : 5 chỉ Khương hoạt : 5 chỉ Tùng tiết : 5 chỉ Xuyên sơn giáp (chế sẳn) : 1 lượng Sắc 3 chén còn 1 chén, uống 2 lần. 18. CÔNG THỨC 18 : THUỐC TÁN TRỊ THẤP KHỚP Dại hồi, thiên liên kiện, rễ cỏ xước, ngưu tất, rễ ô môi và rễ nhàu : lượng bằng nhau. 19. CÔNG THỨC 19 : THUỐC RƯỢU TRỊ NHỨC MỎI THẤP KHỚP Ké đầu ngựa sao vàng Quế chi Hai loại này bằng nhau, ngâm trong 1 lít rượu, thoa bóp rất công hiệu. 20. CÔNG THỨC 20 : THUỐC TRỊ THẤP KHỚP SƯNG Trứng gà so mới đẻ , nặng chanh ngập trứng, ngâm trong 1-2 ngày, rồi khuấy lên uống, uống liên tục 7 lần sẽ hết và trị được chứng bao tử. ( Bài này của Hòa thượng Giác Tuệ, Tân Thuận) 21. CÔNG THỨC 21 : THUỐC TRỊ THẤP KHỚP ( BÓ ) 42
  38. Cỏ hôi, rau muôi, cải trời, cây chó đẻ răng cưa, lá nhàu – đâm nhuyễn, để chút muối, bó vào khớp. Các loại này rất công hiệu. 22. CÔNG THỨC 22 : THUỐC TRỊ BẠI XƯỘI ( THUỐC NGÂM RƯỢU ) * Nhũ hương : 2 chỉ * Khổ sâm canh : 3 chỉ * Khổ qua : 2 chỉ * Uất kim : 2 chỉ * An tức hương : 2 chỉ * Khổ sâm tử : 5 phân * Một dược : 2 chỉ 23. CÔNG THỨC 23 : THUỐC TRỊ SƯNG KHỚP, NHỨC BẢ VAI Rễ cây điệp ta , có bông đỏ, còn gọi là cây phượng vỹ, đào rễ, chặt phơi khô, ngâm rượu uống thường xuyên sẽ hết, hoặc xắn ra, sao khử thổ, sắc uống nhiều lần cũng hiệu nghiệm. 24. CÔNG THỨC 24 : THUỐC TRỊ ĐAU KHỚP ĐẦU GỐI Cỏ xước, lá lốt, cây vòi voi, lá bưởi , sao khử thổ, mỗi thứ bằng nhau, săc uống sẽ khỏi. 25. CÔNG THỨC 23 : THUỐC TRỊ SƯNG NHỨC ĐẦU GỐI, TAY CHÂN 43
  39. Sắc uống hoặc ngâm rượu, cỏ xước, câu tích , hai thứ bằng nhau. Bông ngà voi , liều lượng bằng phân nữa liều lượng cỏ xước. Để 3 vị vô siêu, sắc 3 chén còn 8 phân, uống nhiều lần sẽ hết. 26. CÔNG THỨC 26 : THUỐC BÓ TRỊ ĐAU ĐẦU GỐI, SƯNG GÂN, ĐI ĐỨNG ĐAU Muối hột , rang cho nóng, túm vô vải, lót lá đu đủ trên đầu gối, rồi túm muối cho nóng, ấp trên chỗ đau, ngày làm vài lần sẽ hết. Chú ý : đừng để muối quá nóng, sẽ bị phỏng. 27. CÔNG THỨC 27 : THUỐC THOA TRỊ ĐAU ĐẦU GỐI, SƯNG NHỨC Hột cải bẹ trắng , đâm nhỏ hòa với giấm, đem bóp vào chỗ đau, ngày vài ba lần. 28. CÔNG THỨC 28 : THUỐC BÓ TRỊ ĐAU ĐẦU GỐI Củ nghệ , đâm với phèn chua , đem bóp vô chỗ đau sưng, nó sẽ giúp hết sưng. 29. CÔNG THỨC 29 : THUỐC TRỊ PHÙ THŨNG, CHÂN VÀ ĐẦU GỐI SƯNG CÓ NƯỚC * Địa cốt bì : 2 chỉ * Trần bì : 2 chỉ * Đại phục bì : 2 chỉ * Sinh cương bì : 2 chỉ * Bạch bì : 2 chỉ * Phục linh bì : 2 chỉ Sắc uống. Nếu thận nóng, uống nước nhất, nước nhì, uống vài lần sẽ xẹp hết. 44
  40. 30. CÔNG THỨC 30 : THUỐC BÓ ĐAU ĐẦU GỐI ( ĐẦU VOI ) Lá cỏ hôi, cỏ lông bông trắng , đâm với muối, bó 3 đêm sẽ xẹp hết. . 31. CÔNG THỨC 33 : TRỊ TÊ LIỆT, CỬ ĐỘNG KHOA KHĂN, LÀM GÂN CỐT CỨNG TRỞ LẠI Chuối hột chín , xắt mỏng, phơi khô, sao cho vàng, ngâm rượu, uống thường xuyên. Nên áp dụng toa này, nó giúp đi đứng được. 32. CÔNG THỨC 31 : THUỐC TRỊ THẤP KHỚP * Sanh địa : 3 chỉ Đỗ trọng : 4 chỉ * Hà thủ ô : 4 chỉ Đầu củ qui : 2 chỉ * Cẩu tích : 3 chỉ Xuyên khung : 2 chỉ * Cốt toái bổ : 3 chỉ Ký sanh : 4 chỉ * Tục đoạn : 3 chỉ Đảng sâm : 3 chỉ * Bạch chỉ : 3 chỉ Huyết dằng : 4 chỉ * Độc hoạt : 3 chỉ * Hai hột mã tiền đốt thành thanh. 33. CÔNG THỨC 32 : THUỐC RƯỢU TRỊ BẠI XUỘI ĐI ĐỨNG KHÔNG ĐƯỢC Cây lá ngũ trảo Dây vòi voi 45
  41. Củ xả lâu năm Dây cứt quạ, lá nhỏ Kinh giới Các vị này bằng nhau, ngâm chừng 2 lít rượu, để 1 tuần, uống kết quả tốt. 34. CÔNG THỨC 34 : TRỊ NHỨC ĐẦU, ĐAU THẦN KINH, RÊN LA Đau cả tháng, đi nhà thương nằm không hết. Về nhà gặp phương thuốc này, áp dụng được lành bệnh. THUỐC XÔNG : Cây lá môn ngứa, muối hột – 1 nắm; gạo lức – 1 nắm . Ba vị này để vô nồi nấu, bịt miệng lại, nhắc xuống, trùm mền, xông trong 1 tuần sẽ hết chứng này. Xông rồi, chặt cây chuối tiêu, chẻ làm hai, để long não vô hai bên hông chuối, bắc lên bếp hơ cho nóng ấm ấm, rút hơi long não vô chuối, băng 2 bên đầu, chừng 5-7 lần sẽ hết luôn. 35. CÔNG THỨC 35 : TOA THUỐC NGÂM RƯỢU, XOA BÓP TRỊ CHỨNH NHỨC GÂN, NHỨC XƯƠNG, PHONG TÊ BẠI XƯỘI ( Rất công hiệu ) * Lưu hội : 5 chỉ Băng phiến : 3 chỉ * Nhũ hương : 5 chỉ Long não : 3 chỉ * Một dược : 5 chỉ Xa-ly-Xi-lát : 20gram ( loại nước pha vô sau ) Cách ngâm: 1 lít Alcool, ngâm chung 5 ngày, đổ ra, lấy thuốc này xoa bóp đêm ngày, thuốc rút công hiệu, kết quả tốt. 46
  42. 36. CÔNG THỨC 36 : TRỊ THẤP KHỚP, ĐI ĐỨNG KHÓ KHĂN Gạo lức – 1 chén; tỏi sống – 200 gram; đậu xanh bỏ vỏ - 300 gram . Ba thứ trộn chung, nấu chín cho thật mềm, người bệnh ăn mỗi ngày, gân cốt cứng, trừ được phù thũng, sẽ đi đứng được như thường, ăn như vậy trong thời gian 1 tháng sẽ thấy kết quả. 37. CÔNG THỨC 37 : TRỊ CHỨNG PHONG XÙ Dùng cái nhau tốt , rửa rượu trắng, bỏ vô nồi đất đậy nắp lại, đun cho chín giòn, tán thành bột, hòa nữa muỗng ca phê Châu Thần, ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 muỗng ca phê.Uống 2 cái như vậy sẽ hết. 38. CÔNG THỨC 38 : TRỊ NỔI PHONG ĐƠN CÙNG MÌNH Vỏ cây vú sữa , lột ra cạo vỏ sần sùi, xắt mỏng, phơi khô, sao khử thổ, mỗi lần hốt một nhúm bỏ vô siêu, sắc 3 chén còn 1 chén, còn xác thì nấu như nước trà, uống thường xuyên sẽ hết. 39. CÔNG THỨC 39 : TRỊ PHONG THẤP MỒ HÔI TRỘM, TAY CHÂN ĐẦU MÌNH RA MỒ HÔI KHÓ CHỊU Kiếm chỗ nào có nuôi trâu bò ( trâu màu trắng ), xin cứt mới ỉa , bôi vài ba lần sẽ hết tiệt. 40. CÔNG THỨC 40 : TRỊ THẤP KHỚP Cây lá nhãn chài , mọc theo gò cao mé rừng ( Củ Chi, Tây Ninh có nhiều ), bứt cây lá bỏ vô nồi nấu uống hằng ngày, trị được chứng nhức tay chân. Uống thường xuyên thay trà sẽ hết bệnh thấp khớp. 47
  43. Còn rễ của nó, đào đem về, sao vàng hay để sống, ngâm với rượu trắng độ một tuần lễ, uống mỗi lần 1 ly nhỏ. 41. CÔNG THỨC 41 : MÁU BẦM BỊ Ứ TRONG CƠ THỂ Mua 200 gram kim châm ở tiệm chạp phô, về ngâm 1 lít rượu trong khoảng 10 ngày. Mỗi lần uống 1 ly nhỏ, mỗi lần đi cầu, máu bầm theo phân ra. Uống 5-10 lần, máu bầm sẽ ra hết. 42. CÔNG THỨC 42 : TRỊ THẤP KHỚP, ĐẦU GỐI SƯNG Lá mướp hương , quết nhuyễn, để vô chút muối, đem bó chỗ sưng, ngày 2 lần, sẽ rút độc xẹp hết. Kết quả hiệu nghiệm. 43. CÔNG THỨC 43 : THUỐC TRỊ PHONG TÊ THẤP, KHAI THÔNG 12 KINH LẠC ( Tán bột hay vò viên ) * Phòng phong : 2 chỉ Đương qui : 2 chỉ * Kinh giới : 3 chỉ Bắc cam thảo : 1.5 chỉ * Thiên ma : 1 chỉ Xuyên ô : 3 chỉ * Bạch ma : 2 chỉ Thảo ô : 3 chỉ ( Chế ngâm nước cơm 1 ngày đêm, lấy ra phơi khô, chế chút muối rang ) * Xuyên khung : 1.5 chỉ Thương truật : 2 chỉ * Ma hoàng : 2 chỉ Hà thủ ô đỏ : 3 chỉ * Thạch nộc : 3 chỉ * Hột sen rang muối 48
  44. Có thể thêm : Khương họat – 2 chỉ, Độc hoạt – 2 chỉ, Đỗ trọng – 3 chỉ. Tán bột, cho uống ngày 2 lần, nỗi lần 1 muỗng cà phê đầy. Nếu nhức nhiều, cho thêm 1 chút nhũ hương. Nếu lạnh cho thêm 3 lát gừng. Bài này công hiệu, uống qua đêm sẽ thấy kết quả. 49
  45. CHƯƠNG 8 : CƠ XƯƠNG KHỚP VẤN ĐỀ 9 : RƯỢU NHÀU TRỊ VIÊM KHỚP NHỨC MỎI 1. Có cần phải sao qua lửa không? Các vị thuốc khô dùng ngâm rượu dù đã phơi sấy khô trước khi ngâm rượu đều cần sao hoặc sấy lại cho thật khô rồi tán hoặc băm thành mảnh nhỏ (1 – 2mm) như mảnh ngô, đậu xay vỡ. Hành động này nhằm mục đích giúp cho việc hút hoạt chất trong dược liệu được nhanh và rút kiệt được hoạt chất. Xác định chính tỷ lệ thành phẩm cần đạt được. Ví dụ 1kg dược liệu thật khô sẽ thu được 1 lít cao lỏng hoặc 10 lít rượu thuốc. 2. Uống nhiều có hại không? Rễ Nhàu hoặc quả non thái mỏng sao khô ngâm rượu để chữa các chứng đau lưng, tê bại, nhức mỏi. Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 25ml. Do là thuốc nên phải uống đủ liều lượng mới có tác dụng, nếu dùng quá nhiều hoặc quá ít sẽ có hại. 3. Uống Nhàu nhiều có bị liệt dương không? Chúng tôi chưa thấy tài liệu nào nói đến vấn đề này, chỉ có tài liệu xác định rễ Nhàu không độc. Tài liệu này cho biết, đã thí nghiệm độc tính cấp với liều 80g/kg (tương đương với người 50kg uống 4.000g rễ Nhàu) nhưng chuột nhắt trắng vẫn sống bình thường. Thí nghiệm độc tính bán mãn với liều 8g/kg trên thỏ dùng liên tục trong 15 ngày không gây ảnh hưởng tới gan, thận, hồng cầu, bạch cầu. 50
  46. CHƯƠNG 8 : CƠ XƯƠNG KHỚP VẤN ĐỀ 10 : BÀI THUỐC DÂN GIAN CHỮA PHONG THẤP ( NGÂM RƯỢU VÀ SẮC UỐNG ) Tác giả : BS. HOÀNG XUÂN ÐẠI Khi thời tiết thay đổi, nhất là vào mùa mưa bão, những ai mắc bệnh phong thấp sẽ rất khó chịu vì đau nhức gân, xương; mình mẩy, chân tay rời rã, tê bại, dẫn đến ăn ngủ kém sinh suy nhược. Việc chữa trị căn bệnh này rất nan giải. Y học hiện đại cho rằng nguyên nhân sinh bệnh là do các ổ vi khuẩn loại liên cầu hoại huyết nhóm A cư trú ở tai, mũi, họng gây nên dị ứng nội sinh. Còn y học cổ truyền cho đây là chứng phong thấp nên nguyên tắc chữa trị cần phải khu phong hòa huyết, thông huyết - tán hàn, trừ thấp, giảm đau, thanh nhiệt, tiêu viêm, an thần, đồng thời bổ can, thận, bồi dưỡng khí lực để tăng cường sức chống đỡ bệnh tật cho cơ thể. Bài thuốc dân gian chữa phong thấp Dựa vào cơ sở lý luận trên, bài thuốc dân gian sau đây đã đạt được yêu cầu ấy - bao gồm các vị: Sinh địa 20g, hà thủ ô 20g, cỏ xước 12g, cốt toái bổ 12g, vòi voi 10g, cốt khí 10g, phòng đẳng sâm 20g, huyết đằng 12g, hy thiêm 12g, bồ công anh 12g, thiên niên kiện 10g, dây đau xương 10g. Công năng của từng vị có trong bài thuốc Vị sinh địa: (Rhizoma Rehmanniae) là thân rễ phơi khô của cây địa hoàng (Rehmannia glutinosa Libosch "gaertn"), họ hoa mõm chó (Scrophulariaceae), có tác dụng bổ huyết, hòa huyết và thông huyết - dùng chống thiếu máu, suy nhược, ngoài ra còn giúp lợi tiểu, mạnh tim. Cây cỏ xước: (Achyranthes bidentata Blume), họ dền (Amaranthaceae). Ðược dùng làm thuốc trị viêm khớp, lưng, gối, xương đau nhức, làm tan tụ máu; bổ can, thận. Huyết đằng: (Caulis sargentodoxae), bộ phận dùng là thân cây huyết đằng phơi khô (sargentodoxae cuneata "Oliv" Rehd. et Wils), họ đại huyết đằng (Sargentodoxaceae). Vị đắng, tính bình. Có tác dụng trừ phong, thống kinh lạc, lợi niệu, sát khuẩn; Bổ huyết, hành huyết, khỏe gân cốt - chủ trị tê thấp, đau lưng, mình mẩy nhức mỏi. Vòi voi (Heliotropium indicum Lin), họ tử thảo (Bonaginaceae), dùng chữa tê thấp, thông kinh lạc, hạ nhiệt, chữa mụn nhọt, viêm tấy và làm tan tụ huyết. Hà thủ ô (Radix Polygoni multiflori), bộ phận dùng làm thuốc gồm rễ, củ phơi khô của cây hà thủ ô (Polygonum multiflorum Thumb) thuộc họ rau răm (Polygonaceae). Tác dụng bổ huyết, trị thần kinh suy nhược, làm khỏe gân cốt. Bồ công anh (Lactuca Indica Lin), họ cúc (Compositae). Có tính chất sát khuẩn, tiêu viêm, hạ sốt, an thần và bồi bổ. 51
  47. Hy thiêm (Sieges beckia orientalis L.), họ cúc (Compositae). Thường dùng làm thuốc chữa trị đau nhức xương, trừ phong thấp, gân cốt nhức lạnh, bán thân bất toại, lưng gối tê dại. Cốt toái bổ (Rhizoma Drynariae fortunei), bộ phận dùng làm thuốc gồm thân rễ cây cốt toái bổ (Drynaria fortuei J-sm), họ dương xỉ (Polypodiaceae), tính khô, ôn bình, tác dụng chữa đau xương, tán tụ máu, sát khuẩn, giảm đau. Là vị thuốc hòa hoãn và bổ thận, bồi dưỡng sinh khí. Cốt khí (Radix Polygoni Cuspidati). Bộ phận dùng là rễ phơi khô của cây cốt khí (Polygonumreynontria Makino). Thuộc họ rau răm (Polygonaceae). Tác dụng chữa tê thấp, giảm đau do té ngã, bị thương và lợi tiểu. Dây đau xương (Tinospora Sinensis Men) họ phòng kỷ (Menispermaceae). Có tác dụng chữa bệnh tê thấp, đau xương, đau người - là vị thuốc bổ. Thiên niên kiện (Rhizoma Homalomenae), bộ phận dùng làm thuốc gồm thân, rễ phơi khô của cây thiên niên kiện (Homalomenae aff sagittaefolia Jungh), họ ráy (Araceae). Dùng chữa tê thấp, bổ gân cốt, giảm đau nhức - Thường dùng cho người cao tuổi hay đau xương khớp, mình mẩy. Thiên niên kiện còn là vị thuốc bổ giúp kích thích tiêu hóa. Ðảng sâm (Radix codonopsis), vị thuốc là rễ phơi khô của nhiều loại codonopsis. Họ hoa chuông (Campanulaccae). Người ta coi đảng sâm có thể thay thế nhân sâm - Là thuốc bồi bổ cơ thể, tăng lực, chống thiếu máu, tiêu đàm; bổ tì, vị, lợi niệu. Như vậy sự kết hợp của mười hai vị thuốc trên thật hoàn hảo, đạt được lý luận của nguyên tắc chữa trị bệnh phong thấp, luôn hỗ trợ và tăng cường tác dụng trị liệu với nhau. Liều dùng Phương thuốc trên tùy theo hoàn cảnh, điều kiện của từng bệnh nhân mà áp dụng. Thang này có thể dùng dưới hai hình thức như ngâm rượu hoặc sắc uống. * Nếu ngâm rượu: cứ 1 thang thuốc trên cần ngâm với 1 lít nước, tức 1.000ml rượu trắng 400, để trong 3 ngày lại thêm 500g (nửa cân) đường hòa tan vào 500ml nước đun sôi để nguội, đổ chung vào với rượu đã ngâm thang thuốc trên. Mỗi ngày uống 2-3 lần, mỗi lần từ 10-20ml trước lúc đi ngủ, uống liên tục trong 1-2 tháng. * Dùng thuốc sắc: Mỗi thang trên cho vào 500ml nước đun nhỏ lửa, đậy kín ấm đến khi cạn còn khoảng 150-200ml thì ngừng sắc. Gạn nước thuốc ra chia đôi, uống mỗi lần 1/2 số nước đó, uống nóng. Dùng liên tục từ 20-25 ngày. 52
  48. Một tài liệu khác Bài thuốc chữa phong thấp Chứng phong thấp thường gây đau đớn, nhất là khi trái gió trở trời. Dưới đây là bài thuốc có thể áp dụng tùy theo tình trạng bệnh của mỗi người. Lưu ý kiêng thịt gà, cá tanh và thức ăn nóng khi dùng thuốc. Bài thuốc gồm thương truật ngâm nước gạo sao 28 g, nam uy linh tiên sao vàng 24 g, trần bì sao vàng 12 g, ô dược 24 g, nam mộc thông 24 g, nam sâm sao vàng 20 g, đại táo hay long nhãn 20 g, xuyên quy 12 g, hậu phác 12 g, nam mộc hương 12 g, huyết giác 8 g, chi tử sao đen 8 g, hạt mã đề 8 g, cam thảo 8 g. Mỗi ngày dùng 1 thang sắc uống chia làm 2 lần/ngày. Tùy theo chứng bệnh có thể gia giảm: - Mang thai: bỏ mộc thông, hạt mã đề và ô dược. - Tức ngực, đầy hơi: tăng ô dược lên 32 g. - Đại tiện táo: tăng chi tử lên 12 g. - Tiểu tiện ít, nước vàng: tăng hạ mã đề 32 g và mộc thông 32 g. - Tay chân phù thũng: tăng mộc thông 32 g, mộc hương 12 g, hạ mã đề 12 g. - Chân tay tê bì, giá lạnh: tăng thương truật 32 g, huyết giác 10 g. - Nóng sốt, khát nước: thêm cát cánh 12 g. - Thấp nhiệt, ngứa lở: thêm kim ngân hoa 20 g, liên kiều 12 g, cát căn 8 g, bỏ vị huyết giác. - Tim yếu, khó ngủ: thêm táo nhân sao đen 12 g, phục thần 12 g, cát căn 4 g, bớt huyết giác 4 g. Khi dùng thuốc cần kết hợp xoa bóp vận động nhẹ. Bác sĩ Hoàng Xuân Đại, Sức Khỏe & Đời Sống 53
  49. CHƯƠNG 8 : CƠ XƯƠNG KHỚP VẤN ĐỀ 11 : 20 BÀI THUỐC NAM TRỊ ĐAU LƯNG Tác giả : BS. QUÁCH TUẤN VINH Ðau lưng là một bệnh rất hay gặp ở độ tuổi trung và cao niên. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra và thường được chia làm hai loại: Ðau lưng cấp tính và đau lưng mãn tính. Bài viết dưới đây xin giới thiệu một số bài thuốc đơn giản, dễ tìm có thể chữa được bệnh đau lưng mãn tính. Bài 1 : Lá ngải cứu tươi xào nóng với Bài 8: Hạt hẹ 12g, vỏ vừng 15g. Sắc dấm, bọc trong túi vải đắp, chườm vào uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần trong thắt lưng hay chỗ đau. ngày. Bài 2: Bã dấm 250g, xào nóng, bọc trong Bài 9 : Rễ cà 20g, gừng khô 6g. Sắc uống túi vải, đắp vào chỗ đau trước khi đi ngủ ngày 1 thang, chia 2-3 lần trong ngày. 1-2 giờ. Bài 10 : Vỏ quả bí ngô già 60g, rễ cây Bài 3: Dây mướp tươi 2m, thái lát mỏng. bông 60g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 Sắc uống 2-3 lần trong ngày. lần uống trong ngày. Bài 4: Rễ cây mướp và dây mướp già ở Bài 11 : Vỏ quả bí ngô già 60g, hương gần gốc đem đốt thành tro hoặc sao, đến nhu 15g, đường đỏ 30g. Sắc uống ngày 1 khi có màu vàng già thì xay nhỏ thành thang, chia 2 lần uống trong ngày. bột. Ngâm uống 2 lần, mỗi lần 6g, chiêu thuốc bằng rượu. Bài 12 : Ðậu đỏ nhỏ 30g, xơ mướp 12g, củ hành ta 10g. Sắc uống ngày 1 thang, Bài 5: Cẩu tích (rễ cây lông cu-li) 30g, chia 2 lần uống trong ngày. sắc uống ngày 1 thang. Bài thuốc này chủ trị đau lưng do hàn thấp. Bài 13: Hạt bí ngô 40g, đậu đỏ nhỏ 30g, lá cây lạc 20g, gừng khô 3g. Sắc uống Bài 6: Hạt mướp tươi 60g, giã nát, đắp ngày 1 thang, chia 2-3 lần uống trong vào huyệt mệnh môn (nằm ở giữa 2 gai ngày. đốt sống thắt lưng 3 và 4). Mỗi ngày thay thuốc 1 lần. Bài 14: Hạt bông 40g, hành củ 20g, lá tía tô 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 Bài 7: Hạt cam sao vàng, xay nhỏ thành lần uống trong ngày. bột mịn. Ngày uống 10g, chia 2 lần, chiêu thuốc bằng rượu nhẹ. Bài thuốc Bài 15: Lá ớt cay 50g, rượu vừa đủ. Lá này chủ trị đau lưng do chấn thương gây ớt rửa sạch, giã nát, xào nóng rồi cho ứ huyết bên trong. thêm chút rượu, bọc trong túi vải đắp vào chỗ đau khi thuốc còn nóng. Mỗi ngày 54
  50. thay thuốc 1 lần. Khi thuốc nguội có thể xào lại 1-2 lần. Bài 16: Trà xanh 1g, bột vừng chín 5g, đổ vào nửa lít nước sôi, khuấy đều, chia 3 lần uống trong ngày. Mỗi ngày uống 1 thang. Bài 17: Rễ cây lau 30g, vỏ quả bí ngô già 30g, nhân trần 15g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần uống trong ngày. Bài 18: Bổ cốt toái 30g, đem sấy khô rồi xay thành bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 3g. Chiêu thuốc bằng rượu hoặc sắc nước uống. Bài 19: Rễ hẹ 100g, dấm chua 50ml. Rễ hẹ rửa sạch, giã nát, thêm dấm rồi bọc trong túi vải đắp vào chỗ đau, mỗi ngày thay thuốc 1 lần. Bài 20: Gừng sống 20g, hành củ 15g, bột mì 30g. Ðem gừng và hành giã nát rồi cho bột mì vào. Xào nóng, sau đó đắp vào chỗ đau, dùng băng vải cố định lại. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần ./. 55
  51. CHƯƠNG 8 : CƠ XƯƠNG KHỚP VẤN ĐỀ 12 : BÀI THUỐC TRỊ KHƯỚP TỪ ĐINH LĂNG - Chữa đau nhức lưng, gối, hoặc tê nhức chân tay, phong thấp : 20- 30gr thân cành sắc lấy nước uống. Có thể phối hợp chung với Lá lốt, Cúc tần, Bưởi bung, rễ Mắc cở, mỗi loại 10gr, sắc trong 600ml, cô còn khoảng 300ml uống 2-3 lần trong ngày, uống vài lần là bớt đau. Hoặc bài thuốc gồm rễ Đinh lăng 12g; Cối xay, Hà thủ ô, Huyết rồng, Cỏ xước, Thiên niên kiện tất cả 8gr, Vỏ quít, Quế chi 4gr, cho vào 600ml nước sắc còn 250ml, khi sắp nhắc khỏi bếp thì hãy cho vị Quế chi vào. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống khi thuốc còn nóng. 56
  52. CHƯƠNG 8 : CƠ XƯƠNG KHỚP VẤN ĐỀ 13 : NHỨC MỎI KHỚP 57
  53. CHƯƠNG 8 : CƠ XƯƠNG KHỚP VẤN ĐỀ 14 : THOÁI HÓA KHỚP-GẠO LỨC RANG CÔNG HIỆU Tác dụng của gạo lức rang. Bài sưu tầm dành cho những người trên tuổi 45 có nhu cầu quan tâm đến sức khỏe, đặc biệt là những ai không muốn có chứng bệnh đau nhức xương khớp: Tác dụng của gạo lức rang: Bạn gái của tôi (ở thành phố Việt trì) bị đau đầu gối đã mấy năm nay, thuốc thang đủ các loại (kể cả đã uống nhiều thuốc Tây và cao ngựa bạch) nhưng bệnh tình vẫn không mấy thuyên giảm. Tôi đọc cuốn sách "Bí quyết cuộc sống đời người" của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác thấy có bài thuốc uống gạo lức rang sẽ tốt cho người có bệnh xương khớp. Tôi khuyến khích bạn dùng thử xem sao, biết là bạn không mấy tin tưởng vào bài thuốc này và lại lười nữa nên tôi chủ động mua gạo lức, rang lên, xay thành bột rồi gửi cho bạn , kèm theo lời dặn: "Có bệnh thì vái tứ phương, bà cứ uống thử xem thế nào, biết đâu ưa lại khỏi thì sao? Công tôi làm cầu kỳ lắm đấy, mụ uống cho đều nhé kẻo tôi tủi thân". Cũng vì câu nói như một "đòn tâm lý" của tôi mà bạn uống đều đặn (mỗi ngày 2 lần: Sáng và tầm 3-4 giờ chiều, mỗi lần 2 thìa đầy, pha với nước nóng) . Thực lòng lúc đầu tôi không mấy tin tưởng là bệnh đau đầu gối của bạn sẽ đỡ vì biết bạn mắc bệnh đã lâu (từ năm 2005), lại uống rất nhiều loại thuốc Tây rồi. Nhưng thật lạ: Sau khi ăn hết 3 kg gạo lức rang thì đầu gối của bạn hết đau, giờ đây đi lại không cà nhắc như trước nữa. Chẳng ai dám nói trước được điều gì về sức khỏe nên từ lâu, mặc dù không bị đau xương khớp nhưng tôi cũng dùng bột gạo lức kèm với bột vừng đen mỗi sáng (sau khi tráng đường ruột bằng 1 thìa bột nghệ vàng pha với mật ong). Tôi cũng thấy sức khỏe có chiều hướng khả quan.Vì thế tôi muốn chia sẻ với bạn đọc thông tin này, biết đâu lại có ích cho ai đó đang bị đau xương khớp hoặc những ai muốn sức khỏe tốt lên. 58
  54. Gạo lức đã rang (không cần rang kỹ quá vì sẽ cháy mất lớp vỏ cám rất tốt ở bên ngoài, chỉ cần thấy có mùi thơm là được) Sau đó cho vào máy xay sinh tố xay thành bột (dùng ở chế độ xay cafe). Một ngày uống 2 lần (sáng và lúc 3-4 giờ chiều), mỗi lần 2 thìa pha như bột đậu xanh. "Bài thuốc" này rất rẻ tiền, dễ làm, dễ ăn, lại có công dụng rất tốt cho sức khỏe, vậy nên hãy thử và kiên trì, bạn nhé! 59
  55. Gạo lức hay còn gọi là gạo lứt, gạo rằn hay gạo lật là loại gạo chỉ xay bỏ vỏ trấu. Các thành phần của gạo lứt gồm chất bột, chất đạm, chất béo, chất xơ cùng các vitamin như B1, B2, B3, B6; các axit như pantothenic (vitamin B5), paraaminobenzoic (PABA), folic (vitamin M), phytic; các nguyên tố vi lượng như canxi, sắt, magiê, selen, glutathion (GSH), kali và natri.Lớp cám của gạo lứt cũng chứa một chất dầu đặc biệt có tác dụng điều hòa huyết áp, làm giảm cholesterol xấu, giúp ngăn ngừa qua các bệnh tim mạch. Theo Đông y, gạo lứt rất bổ và có tính thanh nhiệt, an thần trấn kinh, trừ phiền. Có khả năng ngăn sự xuất tiết của dạ dày và đại tràng nên có tác dụng tốt trong điều trị các bệnh đường ruột. Đông y dùng cháo gạo lứt để phòng ngừa và trừ bệnh tả, lỵ, cầm mồ hôi. Những nghiên cứu khác cho thấy gạo lứt đặc biệt tốt đối với phụ nữ, làm giảm nguy cơ ung thư và ruột kết, giảm cholesterol và tốt cho hệ tim mạch của phụ nữ sau mãn kinh. Đồng thời, với nguồn chất xơ dồi dào, gạo lứt giúp chống lại bệnh xơ vữa động mạnh, ung thư vú, thậm chí giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư và bệnh tiểu đường. THÔNG TIN THÊM Đây là những kinh nghiệm, tôi đúc kết lại qua quá trình điều trị bịnh thoái hóa khớp từ tây y qua thực dưỡng. Kết quả tốt đẹp không ngờ. 60
  56. Bạn nên dành 5 phút để đọc bài viết nầy, có thể sẽ giúp được chút gì đó cho bạn, hay người thân của bạn. Tháng 12/2010 Bà con ơi, Tôi không phải là một nhà văn, nhà khoa học, nhà nghiên cứu. Nhưng thấy cần phải chia sẻ những gì mình đã được chia sẻ từ người khác. Tôi mạo muội viết ra kinh nghiệm mà mình đã đúc kết được. Xin gởi đến mọi người. Trong phạm vi bài nầy, tôi chỉ nói đến chửa bịnh thoái hóa khớp và phòng chống loãng xương . Nếu văn vẻ không thông suốt, mong mọi người lượng thứ. Tôi bị thoái hóa khớp gối chân trái và chân phải, gần 10 tháng rồi. Tôi không chạy xe đạp được, không đi lại được. Tôi tưởng đời đã khép lại với tôi. Nhưng không, đời tôi vẫn màu hồng Sau khi uống hết 2 kg bột gạo lức rang, bịnh thoái hóa 2 khớp gối của tôi gần như hết 8/10. Trước khi dùng nước gạo lức, tôi đã phải dùng nịch vải dầy, to bản băng vào 2 đầu gối. Tôi đi từng bước nặng nhọc và có cảm giác đầu gối muốn sụm xuống (tôi bị sụm 1 lần khi bước chân lên xe buýt). Nhiều lúc tôi phải chống gậy để giảm áp lực của trọng lượng cơ thể đè trên 2 đầu gối, và cũng để an toàn, tránh té ngã. Đồng thời luôn phải nghe tiếng khua lịch kịch của các khớp xương nơi đầu gối. Mỗi khi có đợt đau nhức tôi phải uống thuốc kháng viêm, giảm đau, giản cơ và thuốc trợ bao tử mấy tuần liền. Trong lúc uống thuốc tây, tôi vẫn khó vận động, đi lại. Điều quan trọng nhất là tinh thần của tôi.Tôi rất buồn khi thấy mình sắp trở thành phế nhân ở tuổi chưa già. Khi có người quen chỉ cho tôi dùng bột gạo lức rang. Tôi chỉ gật gù cho qua, vì tôi nghĩ thuốc tây còn bó tay với bịnh thoái hóa khớp thì gạo lức rang làm được gì? Thời may, chính người ấy đã tặng cho tôi 1 kg bột gạo lức rang và mong tôi dùng thử. Tôi không tin, nhưng sẵn có bột thì dùng thử, đâu có hại gì?. Tôi nghĩ như vậy và bắt đầu uống. Cứ 1 ly nước sôi khoảng 200 cc, tôi cho vào 2 muỗng cà phê bột gạo lức rang. Mỗi ngày tôi uống 2 ly, tức là 4 muỗng cà phê bột gạo lức rang. Sau đó, tôi lên mạng lục tìm thông tin xem gạo lức rang tốt cở nào? Cũng như trước đây tôi đã lục tìm xem bịnh thoái hóa khớp sẽ dẫn đến đâu? Về bịnh thoái hóa khớp càng tìm hiểu, càng thêm buồn, vì kết cục thê thảm quá, nào là ngồi xe lăn, thay khớp nhân tạo, đau nhức đêm ngày Tôi bị ám ảnh mà đêm ngày không sao ngủ được. Vì tôi còn khá trẻ, tôi còn muốn làm rất nhiều việc, đòi hỏi sự đi lại, linh hoạt chân tay như trồng rau, trồng kiểng các loại, nhổ cỏ, xới đất. Nếu phải ngồi xe lăn thì buồn biết mấy. Về nước gạo lức rang, càng đọc tôi càng thấy phấn chấn. Tôi được biết gạo lức rang có rất nhiều tác dụng tốt để chửa được nhiều bịnh. Riêng có một câu mà tôi thắc mắc là :gạo lức rang làm cho nhẹ người. Nhẹ người là sao? Tôi không thể hiểu nổi, bởi vì mỗi người cân nặng bao nhiêu là bao nhiêu làm sao làm nhẹ được? Sau khi uống bột gạo được 10 ngày, thì tôi hiểu chữ nhẹ người là sao? Trước đây người tôi rất nặng nề, (tôi thừa tới 10 kg). Tôi đi, đứng ì ạch. Một đoạn đường ngắn mà 61
  57. tôi đi mãi mới tới nơi. Sau khi uống bột được 10 ngày, tôi có cảm giác mình linh hoạt, bước chân của tôi nhanh hẳn lên. Tôi không thấy nặng nề, ì ạch nữa. Lúc nầy thì tôi đã hiểu nhẹ người là sao? Và sau khi dùng hết 2 kg bột, tôi không còn phải băng đầu gối nữa, tôi đi nhanh như chạy cũng được. Đầu gối của tôi không còn khua lịch kịch nữa. Không có cảm giác gì lạ ở đầu gối, giống như tôi chưa từng bị thoái hóa khớp vậy.Tôi chỉ còn cảm giác hơi khó khăn khi ngồi xuống, đứng lên. Nhưng tôi biết, tôi sẽ hết bịnh hoàn toàn sau khi uống thêm vài kg bột gạo lức nữa. Người chỉ cho tôi uống bột đã khỏi bịnh hoàn toàn, đến nay đã 3 năm rồi, bịnh vẫn không tái phát. Chị nói người khỏe khoắn, nhanh nhạy và chị đã chỉ cho nhiều người. Ai cũng hết bịnh.Thật tình, tôi mừng không thể tả vì đời tôi vẫn còn màu hồng, đời còn chưa khép lại với tôi. Có 3 cách dùng gạo lức rang( một món thuốc tiên): 1/ Bột gạo lức rang: Dễ làm (gạo lức rang lên, rồi xay nhuyển, mịn như bột mì). Bạn rang gạo như phần 2 đã hướng dẫn, rồi bạn rang tiếp thêm một lúc nữa cho đến khi một số hạt gạo nở bung lên như bắp bung, rất đẹp mắt là được rồi. ( không làm nở bung hết, chỉ 1 số hạt thôi là được rồi. ) một loại thực phẩm rẻ tiền ( từ 55-70.000 đồng/kg), ( tại chợ của người Châu Á tại Mỹ : dưới $6.00/5lb, mua hàng của Thailan , không mua hàng của China) dễ tìm (ở đâu cũng có, nếu không làm được thì mua), an toàn (có ai ăn gạo mà chết bao giờ), dễ bảo quản, dễ cất giữ (4- 5 tháng không hư) làm giảm cân (ăn gạo lức không bao giờ mập) Không phản ứng phụ với bất cứ ai, Không kỵ với tất cả các loại thuốc tây y khác. 2/ Còn 1 cách dùng khác là trà gạo lức. Nếu bạn không tiện xay nhuyển như bột, hay bạn không thích uống bột. Bạn hãy uống trà gạo lức rang; Cách làm như sau: Mua gạo lức huyết rồng (khoảng 25.000 đồng /kg). Bạn vo sạch, để ráo nước. Khi vừa ráo nước thì bạn rang liền (đừng để hạt gạo khô quá, không thơm). Rang nhỏ lửa, khuấy đều tay. Khi hạt gạo hơi sậm màu và có mùi thơm (như bạn rang đậu phọng vậy) là được rồi. Bạn đổ gạo vừa rang vào một cái rổ, có lót sẳn 1 miếng vải. Bạn phủ vải kín hạt gạo. Khi gạo nguội rồi bạn đổ gạo rang vào hủ có nắp kín để bảo quản. Mổi ngày, bạn múc vài muổng gạo lức rang ra pha như pha trà. Trà có màu cánh dán rất đẹp, rất thơm. Uống đậm hay nhạt, nhiều hay ít tùy bạn thích. Càng uống nhiều thì bịnh càng mau có kết quả. Khi uống xong nước thứ 1, bạn lại chế nước sôi vào lần 2, rồi lần 3. Hoặc bạn pha 3 lần, rồi trộn lẫn vào nhau mà uống. Cuối cùng, hạt gạo đã nở mềm. Bạn có thể vứt đi, hay ăn cho khỏi tội. Trà gạo lức rất thơm, ngon, đẹp mắt. Trong tình cảnh trà khô vừa mắc tiền, vừa bị trộn tạp chất, vừa bị xịt thuốc trừ sâu. Bạn hãy dùng trà gạo lức, như một biện pháp 62
  58. phòng tránh ngộ độc thuốc sâu, an toàn, thơm ngon, rẻ tiền, chửa bịnh khớp, và phòng chống loảng xương. Bạn hãy dùng trà gạo lức rang. Bạn sẽ ghiền vị thơm ngon của chúng. 3/ Cốm gạo lức. Gạo lức vo thật sach (vì có nhiều chất bảo quản). Nấu thành cơm. Để nguội, bóp rời ra, phơi khô, Sau đó rang lên. Bây giờ hạt gạo trở thành cốm, dòn tan, ăn rất ngon. Tuy nhiên, phải là người có sức nhai tốt, mới nên dùng cốm gạo lức. Tôi có dến 1 tiệm bán tạp phô ở chợ Bà chiểu. Cửa hàng nầy, bán dủ thứ về gạo lức. Tôi thấy họ bán cốm gạo lức. Có nhản hiệu như hình kèm theo bài này đây. Như vậy, rõ ràng là để chửa bịnh về khớp và phòng chống loãng xương, bắt buộc là phải rang gạo lên. Bình Châu mua cốm gạo lức rang ở chợ Bà Chiểu. Trong gói cốm gạo lức đó có kèm mẩu giấy hướng dẫn xử dụng nầy. Người chỉ cho tôi dùng bột gạo lức rang ở Vũng tàu. Tôi lại mua cốm gạo lức ở chợ Bà Chiểu. Từ đó tôi suy ra việc dùng gạo lức rang để chửa bịnh khớp là phương pháp dân gian, đã truyền miệng từ lâu đời rồi. Một phương pháp trị thoái hóa khớp rất hay, nhưng không hiểu vì sao ít người biết đến, và không được phổ biến rộng rãi????? Phụ nữ chúng ta, ở độ tuổi 45 trở đi. Trên 90 % dễ bị thoái hóa khớp, do cơ thể không tạo đủ chất nhờn để bôi trơn các ổ khớp. Khi bị thoái hóa là bị tất cả các khớp. Nhưng khớp đầu gối bị trước tiên, vì nó chịu sức nặng của cơ thể. Bạn sẽ cảm thấy nhức mỏi 63
  59. chân tay. Đứng lên, ngồi xuống không linh hoạt như trước. Dần dần các khớp sẽ kêu răng rắc khi vận động. Ở các nước tiên tiên, mỗi ngày 1 người phụ nữ trên 45 tuổi thường uống 1 viên glucosamine 1.000mg (thuốc tạo chất nhờn), cùng với 1 viên calci D. Uống suốt đời, để ngăn chận bịnh thoái hóa khớp. Vì cơ thể tạo chất nhờn thiếu, nên phải uống bổ xung mỗi ngày. Đây là thức ăn, dưới dạng thuốc, nên còn gọi là thực phẩm chức năng. Bạn hãy xem người nhà bạn, hàng xóm bạn, họ hàng bạn, người tình cờ gặp trên đường, người có tuổi, (thỉnh thoảng có người trẻ tuổi). Thường là phụ nữ, nam giới rất ít: Ai đau nhức mình mẩy. Ai bị loảng xương. Ai bước xuống cái bửng dắt xe máy mà sính vính, chới với (với người bịnh THK, những chổ không bằng phẳng, dù lồi lõm chút đỉnh, cũng làm cho họ bị mất thăng bằng, rất dễ té ngã) Ai mặt mày nhăn nhó, không có mùa xuân (mỗi khi bước đi, rất đau đớn) Ai sợ đi xe buýt (vì sợ chậm lên /xuống, xe chạy mất) Ai thấy đầu gối của mình bị xưng, đỏ, nóng, đau. Ai thấy đầu gối của mình bị co co, không dủi thẳng được (bị co rút cơ) Ai bước đi chầm chậm (vì đi nhanh sợ bị sụm xuống do khớp gối lỏng lẻo) Ai khi ngồi lâu, đứng lên khó bước đi hoặc không đi được nữa. Ai sáng ngủ dậy thấy chân như đơ ra, khó bước đi. Chừng 5-10 phút sau thì đi đứng bình thường. Ai khi bị va chạm đầu gối với vật gì mà cảm thấy đau điếng người luôn. Ai ngồi bẹp xuống đất khó khăn (có khi phải bỏ mình rơi tự do như mít rụng. Khi cần đại tiện mà thấy bàn cầu thấp (bàn cầu theo kiểu cũ) thì rầu lắm vì không ngồi xuống được, phải cúi khum khum (Nếu phải đi đại tiện ở mấy cầu tiêu cá vồ nơi thôn quê, thì người bịnh chắc nhịn luôn ). Đứng lên phải bò hay níu vào một vật gì đó (như bàn ghế hay cửa sổ) để kéo mình lên. Ai không ngồi xổm được (đầu gối bị căng cứng như muốn xé toạt ra) Ai không lên/ xuống cầu thang được ( Khi đi lên cầu thang, phải bám vào thành cầu thang để kéo cơ thể lên. Đi phải chụm 2 chân, đi từng bước một. Khi đi xuống cầu thang phải níu vào thành cầu thang để giử cơ thể rơi từ từ. Có người khi đi xuống phải xoay người lại, lưng đi xuống trước. Có khi từ chối lên cầu thang, hoặc thấy thang lầu là sợ khiếp). Ai bước đi chân khuỳnh khuỳnh, cong cong như gọng kềm. ( chân đã bị biến dạng) Ai bước đi mà nghe xương kêu răng rắc (tình trạng nầy là bịnh thoái hóa khớp đã nặng rồi. Chất nhờn đã khô, các đầu xương chạm vào nhau phát ra tiếng kêu). Nếu bị một thời gian thì gạo lức rang vẫn chữa được như tôi đã từng bị. Những người có 1 trong những triệu chứng kể trên, có thể là dấu hiệu của bịnh thoái hóa khớp. Bạn nên giới thiệu cho họ uống bột gạo lức rang. Cứu 1 người còn hơn xây 9 ngôi chùa mà. 64
  60. Các bạn, Tất cả những cái" Ai bị " mà Binh Châu liệt kê ở trên đó. Bình Châu đều có đủ cả. Nên từ bịnh của mình mà BC liệt kê ra đó, chứ BC không tìm thấy tài liệu nào mô tả đủ các triệu chứng của bịnh thoái hóa khớp gối cả. Nếu bạn nghi ngờ, xin hãy dùng thử. Như tôi đã từng nghi ngờ và đã dùng thử. Khi bạn đã dùng bột hay uống trà thì yêu cầu phải liên tục mỗi ngày. Nếu 1 kg bột mà uống 2-3 tháng mới hết thì không có kết quả. Chỉ uống hết 1 kg bột thôi, bạn sẽ cảm nhận được sự thay đổi tốt hơn ngay. (bạn có bịnh về khớp gối, thì cảm nhận được liền. Bạn không bịnh thì thử máu mới thấy kết quả tốt). Những bà con bị bịnh nặng, đã từng đau khổ vì bịnh thì sẽ cảm nhận kết quả tốt từng ngày. Vì đó là niềm hy vọng cuối cùng và mong manh ( tin sao nổi! Tôi đã từng ra vào khoa chấn thương chỉnh hình, BV Chợ Rẫy. Điều trị theo tây y, bịnh không có chiều hướng tốt.) Trước đây, tôi phải uống thuốc tạo chất nhờn mỗi ngày. Khi được chỉ dẫn, tôi uống bột gạo lức rang cùng với thuốc tạo chất nhờn được 1 tháng thì tôi ngưng không uống thuốc nữa. Chỉ uống bột gạo lứt rang thôi. Bạn là phụ nữ trên 45 tuổi. Bạn phải có 1 sự lựa chọn tốt cho xương cốt của bạn đến suốt đời. Bạn phải chọn 1 trong 2 cách sau: 1/ Mỗi ngày nên uống: 1 viên glucosamine 1.000mg (thuốc tạo chất nhờn cho khớp) 1 viên calci D (thuốc chống loãng xương. Thuốc nầy phải uống vào buổi sáng, với nhiều nước. Uống xong phải đi lại, không được nằm. Làm ngược lại sẽ bị sạn thận) 2/ Mỗi ngày uống ít nhất 2 lần. Mỗi lần 2 muỗng cà phê đầy bột gạo lức rang, chế vào 200cc nước sôi, khuấy tan bột, đậy lại 10 phút sau thì uống được. Uống loãng loãng thôi, đừng pha đặc như cháo, khó uống. Hoặc uống nước trà gạo lức rang (uống thoãi mái, tùy thích). Sau khi uống hết 3-4 kg bột, khi cơ thể đã khỏe, nhanh nhẹn, thì uống ít đi hoặc vẫn uống như cũ. (cũng tùy thích). Bột gạo lức rang và nước trà gạo lức, dùng tốt cho mọi người. Có bịnh hay không có bịnh, dùng cho nam-phụ-lão ấu. Không kiêng kỵ với thuốc gì. Bài viết trên, tôi nhấn mạnh đến giới phụ nữ trên 45 tuổi. Vì ở độ tuổi đó người phụ nữ rất dễ bị thiếu chất nhờn ở các ổ khớp. Tỉ lệ 90 người nữ/10 người nam. Hôm nay, tôi viết những lời nầy, gởi đến các bạn, để cùng nhau phổ biến rộng rãi cho mọi người biết. Hãy giúp đem lại nụ cười cho những ai đã từng đau khổ như tôi. Nước gạo lức rang, thần dược của mọi người. Bạn có thắc mắc gì, xin hãy gởi email đến tôi, hoặc đặt câu hỏi trong web LINK : Rất đơn giản, chỉ với vài kg bột gạo lức rang, rất rẻ tiền, rất dễ làm, rất thơm ngon, rất an toàn. Cuộc đời bạn hồng tươi lên từng ngày. Sao bạn không thử? Ngoài ra, bột gạo lức rang còn giúp chữa nhiều thứ bịnh khác nữa. Khi bạn ăn cơm gạo lức, bạn sẽ chữa được nhiều thứ bịnh. Nhưng để chữa bịnh khớp như tôi đã nói ở 65
  61. trên, bắt buột bạn phải rang lên. Ăn gạo lức rang tức là bạn đã làm dương hóa cơ thể. (âm, dương trong thực phẩm, tôi chỉ biết có nhiêu đó thôi. . Tháng 10-2011. Hiện giờ, bịnh thoái hóa khớp của tôi ( Bình Châu - Ngọc Anh) xem như đã khỏi hết 95 % rồi. Bình Châu đi ,đứng, chạy, nhảy bình thường. Đạp xe đạp băng băng qua cầu Bình Triệu. Đạp xe đạp rượt theo xe máy. Đầu gối không hề đau nhức, không kêu lộp cộp. Người rất khỏe, tay chân linh hoạt , nhẹ nhàng. Khi đi bộ bước chân nhanh thoăn thoắt, Nhảy tuýt ngon lành. Đi cầu thang thì chạy lên, chạy xuống không cần vịn. Khi làm vườn thì bưng chậu đất khoảng 10 kg, hay bình tưới nước 10 kg đi ào ào. Nói chung mọi thứ khỏe hơn lúc trước, trước khi tôi bị bịnh. Còn 5 % còn lại chưa tốt là tôi vẫn chưa ngồi xổm được. Mà ngồi xổm lại rất có hại cho khớp gối của người lớn tuổi, vì vậy tôi cũng không bao giờ muốn ngồi xổm. Khi cần ngồi thì tìm một cái ghế hay 1 chổ để ngồi. Cũng cần lưu ý là ngồi ghế cao tốt hơn ghế thấp cho người có tuổi Bác Sâu, Haibienhoa, Vài tháng trước, Bình Châu có nói là sẽ đăng đôi dòng tâm sự của Bình Châu: Đời chưa khép lại với tôi. Nhưng mấy tháng qua, chưa vội đăng, vì Bình Châu cần kiểm chứng lại. Hôm off lần 5 ở nhà Hoahoa. Bình Châu đã đạp xe đạp băng băng qua cầu Bình Triệu, đến nhà Hoahoa là người thứ 2, sau Bác Sâu Rau. Chưa bao giờ Bình Châu vui như thế, nó khẳng định chính xác những gì Bình Châu đã ghi ở trên. Mến. 6/12/2011 Các bạn. Từ 4 tuần lễ trước, BC thấy chân cẳng đã thấy khỏe lắm rồi. Nên cũng đâm ra lười, bột GLR bửa nhớ bửa quên. Có khi vài ngày không uống ly nào cả. 2 tuần trôi qua như vậy. Rồi 1 hôm, đang ngồi ghế thấp trồng cây. Khi đứng lên, đầu gối đau xé, không đi được. Nữa giờ sau, cơn đau dịu dần và BC đi lại bình thường. Trong ngày hôm ấy, bị 3 lần như vậy. Hoảng quá, BC bèn uống bù 4 ly GLR đặc trong ngày hôm sau. Đến bây giờ sau 2 tuần lễ không uống ly bột nào. Khớp gối của BC vẫn OK. Hôm trời đổ tuyết đột xuất. Bình Châu và Nina đã khẩn trương khiêng hết mấy chục chậu kiểng và chậu ớt vào nhà. Có khoảng 15 chậu nặng trên 12kg (đất mà, nặng lắm). Xách thẳng lên lầu luôn. Mỗi người xách 1 chậu nha. Không phải 2 người khiêng ì ạch 1 chậu đâu nha. BC có nghe tin là trời sẽ đổ tuyết. Nhưng BC không tin, vì có khi nào tuyết rơi vào tháng 10 đâu? Khi được tin khí tượng thông báo chắc chắn là có tuyết rơi. Lúc ấy đã cận kề giờ tuyết đổ quá rồi. Nhà lại đi vắng cả. BC và Nina chạy bay ra vườn. Mạnh ai người đó bưng. Có những chậu ớt cắt phăng cái ngọn. Bưng cái chậu có cái gốc ớt vào nhà. Có chậu không kịp cắt, bưng nguyên xi như vậy. nhưng cũng chỉ kịp dọn 2/3 cái vườn thôi. Sáng hôm sau ngủ dậy, trời đã đổ tuyết rồi. BC và Nina mặc vội quần áo ấm , lại bay ra vườn dọn tiếp. 66
  62. Sau 2 ngày lao động nặng nhọc, khẩn trương. Trong lòng cũng lo lắm. Nhưng không sao cả, chân cẳng hoàn toàn bình thường. Không đau nhức, không yếu đi chút nào cà. Cũng không cần phải uống bù bột GLR. Đến bây giờ vẫn vậy. Tôi thấy khỏe lắm. Vì vậy tôi rất mong các bạn hãy tin dùng GLR. Cũng cần nói thêm 1 chút với các bạn về cô Nina, em gái của tôi. Cô Nina đã trên 50 tuổi rồi. 3 năm trước, cô ấy đang ngồi nhổ cỏ. Khi đứng dậy cô ấy thấy đau xé đầu gối, rồi khụy xuống. May là cô ấy kịp chụp vào cái hàng rào 67
  63. CHƯƠNG 8 : CƠ XƯƠNG KHỚP VẤN ĐỀ 15 : CHỮA ĐAU LƯNG MỎI GỐI TÊ THẤP BẰNG CÂY ĐINH LĂNG Rễ đinh lăng được thu hái ở những cây đã có từ 4 - 5 tuổi trở lên. Khi đào lấy rễ, rửa sạch, cắt bỏ phần rễ sát với gốc thân, rễ nhỏ thì dùng cả, nếu rễ to thì dùng phần vỏ rễ. Thái nhỏ, phơi khô chỗ râm mát, thoáng gió để giữ mùi thơm. Lá đinh lăng chống bệnh co giật cho trẻ em, lấy lá non và lá già phơi khô đem lót vào gối hoặc trải giường cho trẻ nằm. Thân cành đinh lăng sắc uống chữa được bệnh đau lưng, mỏi gối, tê thấp, dùng phối hợp với rễ cây xấu hổ, cúc tần, cam thảo dây. Chú ý: Không được dùng rễ đinh lăng với liều cao, sẽ bị say, có hiện tượng mệt mỏi đối với cơ thể. Để tham khảo và áp dụng, dưới đây xin giới thiệu một số phương thuốc trị liệu các bệnh chứng trong đó có đinh lăng. * Chữa vết thương: Lá đinh lăng giã nát đắp nơi bị thương. * Phòng co giật ở trẻ: Lấy lá đinh lăng non, lá già cùng phơi khô rồi lót vào gối hay trải xuống giường cho trẻ nằm. * Bồi bổ và khai vị (nhờ công hiệu của rễ đinh lăng tăng cường sinh lực, sức dẻo dai và khả năng chịu đựng của cơ thể): Chọn dùng một trong các cách như: Lấy rễ đinh lăng khô thái lát 150g, không sao tẩm, tán bột, ngâm trong 1.000ml rượu gạo 35 - 40 độ, trong 7 - 10 ngày liền (hằng ngày lắc đều 1 lần) ngày uống 2 lần vào trước bữa ăn 30 phút, mỗi lần uống 5 - 10ml. 68
  64. * Chữa đau lưng mỏi gối (chữa cả tê thấp): Dùng thân cành đinh lăng 20 - 30g, sắc lấy nước chia 3 lần uống trong ngày. Có thể phối hợp cả rễ cây xấu hổ, cúc tần và cam thảo dây. * Thông tia sữa tắc: Rễ đinh lăng 30 - 40g, sắc với 500ml nước còn 250ml chia 2 - 3 lần uống nóng trong ngày, uống liền 2 - 3 ngày. Theo - Bee 69
  65. CHƯƠNG 8 : CƠ XƯƠNG KHỚP VẤN ĐỀ 16 : KHẢ NĂNG CHỮA LÀNH VẾT THƯƠNG KỲ DIỆU CỦA RAU BẮP CẢI VÀ VÔ SỐ BỆNH KHÁC Sau khi bạn đọc xong bài này, thì khi ngồi ở bàn ăn lần tới, bạn sẽ nhìn đĩa rau BẮP CẢI với sự trân trọng và sự hiểu biết về đặc tính giúp cơ thể tự chữa lành thật không ngờ của bắp cải. Tiến sĩ Blanc viết như sau vào năm 1881: “Vào năm 1880, một người đánh xe ngựa ở một làng nhỏ nước Pháp bị ngã xuống đất, và bánh xe cán qua chân anh . Tai nạn này thường xẩy ra vào thời bấy giờ. Hai bác sĩ cho rằng cưa chân là việc cần thiết phải làm. Một bác sĩ giải phẫu được mời đến hội ý, ông đồng ý, và cuộc giải phẫu ấn định vào sáng hôm sau. Nhưng lúc 5 giờ chiều hôm đó, cha sở, Loviat Claude, khuyên mẹ anh lấy lá bắp cải đắp vào chân bị thương cho anh. Hiệu qủa kỳ diệu là anh ngủ ngon suốt đêm. Khi anh vừa thức giấc, cũng là lúc các bác sĩ đến để sửa soạn cho việc cưa chân, họ nhận thấy anh có thể di chuyển chân được. Lớp bắp cải được lấy ra để lộ bắp chân không còn sưng nữa và màu sắc cũng khá hơn. Tám ngày sau, chân anh khỏi hoàn toàn và anh đi làm trở lại.” Bắp cải thông thường đã góp phần quan trọng cho sự sống của con người hơn 4000 năm. Dược tính của bắp cải, căn cứ trên kinh nghiệm thực tế, có nền tảng khoa học. Hippocrates nói rằng các y bác sĩ không nên ngần ngại theo ý kiến của dân gian những gì hữu ích cho y học. Bây giờ chúng ta biết rằng y học truyền thông dân gian về bắp cải đã đã đứng vững với thời gian và thử nghiệm khoa học. Hai báo cáo y học khác sử dụng bắp cải đáng chú ý: Một thợ làm đồng hồ bị nấm eczema ở cả hai bàn tay đau nhức nhiều trong một năm khiến anh không thể làm việc được. Hai bàn tay bị viêm cấp tính, móng tay tách khỏi nền móng, muốn rụng ra . Đắp lá bắp cải cho anh hai lần mỗi ngày, trong vài ngày đã giúp giảm đau, vì dòng nước trong được rút vào trong thuốc lớp đắp. Tiếp tục đắp như vậy trong hai tháng, anh được khỏi hẳn. 70
  66. Năm 1875, một ông 75 tuổi bị hoại tử mạch máu ở bắp chân và bàn chân bên phải . Da đã đen lại và phía trước bàn chân đang thối rữa. Người ta dùng lá bắp cải đắp chung quanh chân, da chân đã đổi từ màu đen sang màu nâu rối màu đỏ, sau cùng trở về màu khỏe mạnh tự nhiên. Ba tuần sau, bác sĩ Blanc viết trong hồ sơ là anh đã tiến triển đáng kể. Vẫn chưa khám phá vì đâu lá bắp cải có được tính chất chữa lành qúy gía như vậy. Chúng ta chỉ biết rằng lá bắp cải có sức rút máu mủ cách đặc biệt. Nhờ rút ra được chất độc lỏng từ những vùng nhỏ, mà bắp cải đẩy mạnh sự chữa lành và làm liền da, vì vậy ngăn ngừa được các biến chứng phức tạp. Thành tích lâu dài trong lịch sử qua việc chữa trị dùng lá bắp cải, với nhiều bệnh khác nhau, từ những thương tích đơn giản đến phức tạp, đau thấp khớp, đau dây thần kinh mặt, nhức đầu, loét chân, bệnh than (anthrax), và nhiều bệnh khác. Bắp cải tươi sống trong món salad, nước ép, hoặc hấp, đều có các đặc tính trội vượt hẳn cho rất nhiều loại bệnh khác nhau. Hippocrates đặc biệt ưa chuộng rau bắp cải. Khi bệnh nhân bị đau bụng dữ dội, ông liền cho toa ăn một đĩa rau bắp cải luộc với muối. Erasistratus dùng bắp cải như phương thuốc hiệu năng để chữa bệnh tê liệt. Pythagoras, và triết học gia khác, viết sách, trong đó họ đề cao các tính chất tuyệt vời của bắp cải. Cato cho rằng bắp cải chữa trị mọi bệnh; và ông sử dụng nó như là một thuốc chữa bách bệnh để bảo vệ gia đình khỏi các bệnh dịch. Cato cho biết thêm rằng người La Mã suốt trong 600 năm dùng bắp cải mà không cần đến sự trợ giúp nào của thầy thuốc. Thầy thuốc phải đi nơi khác để sinh sống. Người La Mã sùng bắp cải để chữa nhiều bệnh nội thương lẫn ngoại thương khác nhau như thuốc xổ, thưốc khử trùng, thuốc đắp. Lính La Mã đắp bắp cải lên vết thương của họ. Rembert Dodens, bác sĩ Hà Lan thời Maximilian II, và Rudolph, năm 1557 đã viết trong quyển 'History of Plants - Lịch sử các loài thực vật' như sau: Nước ép bắp cải làm mềm bụng và giúp dễ xổ . Nó làm sạch và chữa trị những vết loét cũ. Nước ép bắp cải trộn với mật ong là xi-rô chữa khàn giọng và ho. Lá, khi nấu chín đắp trên các vết loét mãn tính (chronic ulcers), làm dịu và chữa lành chúng, và hỗ trợ trong việc làm tan bướu và làm lành các vết thương. Các bác sĩ ngành Y ở Paris đã viết vào năm 1829 (Universal Dictionary of Materia Medica): "Bắp cải là một trong các thứ mua dùng có giá trị qúy báu nhất của con người. Nó chống lại bệnh còi do thiếu vitamin C (scurvy), nó ngăn chặn bệnh gút, các lá non mềm được đắp lên các vết thương và hạt trị giun sán." 71
  67. Một bác sĩ trong những năm của thế kỷ XIX đã phòng ngừa cho ông và gia đình qua nhiều năm chống lại các bệnh dịch mùa đông nhờ ăn rau bắp cải luộc hàng ngày. Ông đề nghị cách chữa cảm lạnh và viêm thanh quản như sau: 500 g nước ép bắp cải đỏ, 3 g nghệ, 250 g mật ong và đường, tất cả nấu lên cho thành xi-rô. Mỗi lần uống 1 muỗng canh hòa trong một ly nước trà, ngày 3-4 lần. Tiến sĩ Blanc viết: "Bắp cải là liệu pháp chữa trị cho người nghèo, không gì đơn giản hơn bắp cải. Dùng đắp bên ngoài rất dễ, hiệu qủa nhanh chóng và không có hại. Người ta có thể thấy ngay được tận mắt. Các lợi ích rất nhiều, và tôi thách bất cứ ai tìm ra một lý do nào chính đáng cho việc không nên dùng bắp cải trong trị liệu.” Việc chuẩn bị bắp cải như sau: Rửa lá hoặc ngâm vài phút trong nước được vắt vào một lát chanh. Lau khô, dùng dao hay kéo cắt bỏ phần sườn cứng ở giữa. Nếu muốn đắp lên vết loét hay vết thương nhạy cảm: dùng cái chày hay chai nước lăn tròn trên lá cho lá dập ra, nước bắp cải sẽ chảy ra trên mặt, sẵn sàng để đắp. Một, hai hay ba lần đắp tùy theo tình trạng vết thương. Lấy miếng vải dầy phủ lên trên và tiếp tục việc đắp trong vài giờ, thường là cả đêm, hay suốt ngày nếu đau nhức làm cho không ngủ được. Nếu vết loét sưng và ngứa, ngâm lá bắp cải trong dầu dừa, (hay dầu oliu, dầu mè) 30 phút. Việc này sẽ làm dịu mô viêm cũng như chống nhiễm trùng và hỗ trợ việc chữa lành. Khi đắp lá bắp cải trên vết thương nhiễm trùng, ung loét, hay nấm eczema rỉ nước nhớ đắp các lớp chồng lên nhau như lợp mái nhà để có chỗ cho máu mủ, chất lỏng chảy ra giữa các lớp. Khi điều trị đau lưng, đau khớp, hoặc các bệnh khác nhau do dây thần kinh hoặc bàng quang, thuốc đắp lá bắp cải giúp thuyên giảm nhanh chóng. Thuốc đắp được chuẩn bị như sau: nấu sôi 20 phút 2-4 lá bắp cải với 2 lát hành tây và 3-4 nắm cám gạo mì với 1 chút nước. Khi nước cạn, cho vào gạc băng và đắp nóng trong 1-2 giờ, hay cả đêm. (Không bao giờ đắp nóng lên vùng bụng đau nhức). Chỉ có bác sĩ mới chần đoán chính xác nguyên nhân của chứng đau bụng này, và đắp nóng lên vùng viêm ruột thừa hay nhiễm trùng buồng trứng có thể có hại). Bác sĩ Garnett-Cheney, giáo sư tại Trường Y khoa Stanford, xuất bản một báo cáo liên quan đến việc sử dụng nước ép bắp cải trong điều trị loét dạ dày. Trong 65 trường hợp được báo cáo, có 62 trường hợp được chữa khỏi vào cuối tuần thứ ba. Bắp cải được dùng để chữa bệnh thiếu máu của động vật thí nghiệm gây ra bởi một chế độ ăn uống chỉ dùng sữa. Trong nghiên cứu tại Đại học Texas. Tiến sĩ W. Shive chiết xuất từ bắp cải một chất mà ông gọi là Glutamine, hữu ích trong việc điều trị chứng nghiện rượu và loét dạ dày. 72