Bài giảng Y học cổ truyền - Chương 9: Các bệnh về thời khí

pdf 24 trang hapham 2070
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Y học cổ truyền - Chương 9: Các bệnh về thời khí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_y_hoc_co_truyen_chuong_9_cac_benh_ve_thoi_khi.pdf

Nội dung text: Bài giảng Y học cổ truyền - Chương 9: Các bệnh về thời khí

  1. Biên soạn : Nguyễn Khắc Bảo Y HỌC CỔ TRUYỀN CHƯƠNG 9 CÁC BỆNH VỀ THỜI KHÍ Khởi biên : TP.HCM THÁNG 10-2012
  2. CHƯƠNG 9 CÁC BỆNH THỜI KHÍ - Phương tây có câu “người Việt Nam chết trên đống thuốc”. Nền y học cổ truyền dân tộc có nhiều bài thuốc rất huyền diệu, tuy nhiên nhưng phương thuốc hay này đang bị chìm dần vào quên lãng và dần dần mất đi niềm tin từ chúng ta. - Người nghèo ở Việt Nam có rất ích điều kiện chăm sóc bởi nền y học hiện đại, một khi họ mắc các bệnh hiểm nghèo thì chỉ có thể chờ chết, hoặc nếu có điều kiện thì đôi khi tây y cũng bó tay với nhiều trường hợp. - Với mục đích sưu tầm các bài thuốc hay dân gian để điều trị hầu hết các loại bệnh, cũng như cung cấp những bài thuốc cổ truyền hay cho những ai thật sự đang rất cần và tin tưởng vào nó, một cứu cánh cho người nghèo mắc bệnh Người dùng trước khi sự dụng các bài thuốc này cần nghiên cứu thật kỉ các thông tin trong sách này, những vấn đề còn thắc mắc thì nên hỏi thầy thuốc đông y để tránh những việc đáng tiếc. Mọi thắc mắc xin liên lạc tác giả qua. Email : nkbao80@gmail.com Lời tác giả
  3. MỤC LỤC VẤN ĐỀ 1 : HO LÂU NGÀY KHÔNG DỨT 4 VẤN ĐỀ 2 : TRỊ CÁC CHỨNG BỆNH HO KHÒ KHÈ, SUYỄN, HO RA MÁU 5 VẤN ĐỀ 3: TRỊ CẢM NÓNG SỐT CAO ĐƠN GIẢN BẰNG CHUỐI HỘT 10 VẤN ĐỀ 4: TRỊ CẢM SỐT BẰNG THUỐC NAM 11 VẤN ĐỀ 5: TRỊ HO ĐƠN GIẢN NHƯNG MẦU NHIỆM 12 VẤN ĐỀ 6: CẢM CÚM VÀ CẢM MẠO 13 1. Trà 16 MộT Số BÀI THUốC CHữA CảM CÚM 19 1. Từ bạc hà 19 2. Từ cúc tần 19 3. Từ kinh giới 19 4. Từ tía tô 20 5. Từ tỏi 20 6. Từ hành 20 7. Từ cỏ mần chầu 20 8. Từ cam thảo đất 20 VẤN ĐỀ 7: NGÒ GAI TRỊ CẢM CÚM VÀ CẢM MẠO 22
  4. CHƯƠNG 9 : CÁC BỆNH THỜI KHÍ VẤN ĐỀ 1 : HO LÂU NGÀY KHÔNG DỨT Dùng 200 gr gừng tươi nấu với 300 gr kẹo mạch nha, cho chín dừ, ăn hết chỗ ấy là khỏi. a) Ho có đàm Gừng giã dập chưng với mật ong ngậm. b) Người bị chứng đờm nóng Lấy nước gừng hòa với nước trà uống. c) Con nít ho lâu ngày không khỏi Lấy chừng 200 gr gừng sống, nấu trong nồi lớn thật kỹ, rồi đem tắm cho nó là khỏi. HO (do cảm, hoặc dùng bổ phổi): nấu 30 lát củ sen và 4 lát gừng với một lít nước, còn ba xị để uống suốt ngày. Hoặc để 30 lát củ sen và 4 lát gừng hãm với 3 xị nước sôi đựng trong bình thủy, cho củ sen và gừng mềm rồi uống. Không được uống nước gì khác, không ăn trái cây.
  5. CHƯƠNG 9 : CÁC BỆNH THỜI KHÍ VẤN ĐỀ 2 : TRỊ CÁC CHỨNG BỆNH HO KHÒ KHÈ, SUYỄN, HO RA MÁU 1. CÔNG THỨC 1 : TRỊ BỆNH SUYỄN KINH NIÊN Phương thuốc này đã trị nhiều người bệnh suyễn kinh niên, đã trị nhiều nơi không hết. Cứt mèo phơi khô, rang cho cháy đen. Lúa cũng rang cho cháy đen. Hai thứ bằng nhau, đâm nhuyễn, đổ vô ly, chế nước sôi, quậy cho đều, lóng cặn, lấy nước trong. Uồng lúc lên cơn suyễn, ngày 2-3 lần sẽ khỏi. 2. CÔNG THỨC 2 : TRỊ BỆNH SUYỄN KINH NIÊN Chặt cây chanh giấy cả gốc rễ , phơi khô, sao khử thổ. Sắc 3 chén còn 1 chén, uống trong vòng 10 ngày. 3. CÔNG THỨC 3 : TRỊ BỆNH SUYỄN ĐẠI TÀI Đào rễ cây cỏ ống , chặt phơi khô, sao vàng, để vô siêu nấu nước hơi ấm, chắt đổ bỏ nước này. Đổ nước thứ hai vô nấu uống. 4. CÔNG THỨC 4 : TRỊ BỆNH SUYỄN Cứt dê ngâm với nước tiểu trẻ em , vài tiếng đồng hồ. Chắt ra đem phơi khô, rang rồi tán nhuyễn. Mỗi lần lên cơn suyễn, uống mỗi lần 1 muỗng cà phê. 5. CÔNG THỨC 5 : TRỊ HO SUYỄN Lá nguyệt bạch , bứt chừng vài chục lá, chưng với đường, cho người bệnh uống vài ngày sẽ dứt ho. 6. CÔNG THỨC 6 : TRỊ HO SUYỄN Lá đinh lăng ( lỗ tai heo tròn ) , đâm vắt nước, bỏ chút muối, uống vài ngày.
  6. 7. CÔNG THỨC 7 : TRỊ HO SUYỄN Bông bạch mai kim , hái 1 nắm, chưng với chút đường, cho uống cũng trị được ho. 8. CÔNG THỨC 8 : TRỊ SUYỄN Trái dứa gai , vạt phơi khô, sao khử thổ, nấu nước uống thường xuyên. 9. CÔNG THỨC 9 : TRỊ LÊN CƠN SUYỄN KHI TỚI CON NƯỚC Nên làm sẵn để dành khi nào bệnh thì lấy ra dùng. Cà dược – 10 bông, phơi khô; Cam thảo bắc – 2 lượng . Tán nhuyễn, hồ mật ong hoặc nước cơm chín, vò thành viên, phơi khô. Mỗi lần lên cơn suyễn, lấy vài viên ra ngâm sẽ hạ ngay. Ngày ngậm 2-3 lần, mỗi lần 3 viên. 10. CÔNG THỨC 10 : TRỊ HO KHÒ KHÈ CÚA TRẺ EM Bông nở ngày – 1 nắm , để sống, sắc 3 chén còn 8 phân. Uống trị viêm phổi và ho. 11. CÔNG THỨC 11 : TRỊ ĐAU PHỔI Lá vông nem , đâm vắt nước, độ 1 ly, bỏ vô cục đường phèn tán nhỏ. Uống chừng 1 tháng trở đi sẽ hết. 12. CÔNG THỨC 12 : TRỊ VIÊM PHẾ QUẢN Lá sống đời , loại lá lớn, đâm vắt lấy nước. Uống mỗi ngày 2 lần, sáng tối, mỗi lần 1 ly trong 1 tháng. 13. CÔNG THỨC 13 : TRỊ VIÊM PHẾ QUẢN Lá thuốc vòi núi , loại lá dài mình cứng, đâm vắt lấy nước, để chút muối, uống. 14. CÔNG THỨC 14 : TRỊ NÁM PHỔI
  7. Phổi nám nếu chịu khó uống bài này cũng hết bệnh. Vạt vỏ cây mù u phía mặt trời mọc , xắt mỏng, phơi khô, để vô nồi nấu ninh, uống thay nước trà, trong đôi ba tháng sẽ khỏi. ( Bài này của Lương Y Nguyễn Văn Ẩn- Bến Cát- Bình Dương ). 15. CÔNG THỨC 15 : TRỊ HO Hột điều, chừng 20 hột , nướng cháy thành than, tán nhuyễn, hòa với nước sôi. Lấy phần nước trong uống, sẽ hết. Cần uống khoảng 1 tháng. 16. CÔNG THỨC 16 : TRỊ HO RA MÁU Cỏ cứt heo, cỏ mực, 2 thứ bằng nhau, đâm chung, vắt lấy nước cho uống liên tục trong 1 tuần sẽ hết bệnh. 17. CÔNG THỨC 17 : TRỊ CẢM, HO KHÈ KHO, ĐAU CỔ, SUYỄN Mỗi buổi sáng, xắt mỏng trái chanh giấy , chế nước sôi vô, để chút muối, chút đường. Uống thường xuyên sẽ trị cảm và các chứng kể trên. 18. CÔNG THỨC 18 : TRỊ HO Cây lá cà chua , chặt phơi khô, sao khử thổ, sắc 3 chén còn lại 8 phân. Ngày uống 2 lần, uống trong 1 tuần. 19. CÔNG THỨC 19 : TRỊ VIÊM PHẾ QUẢN Cỏ mực, cỏ xước , 2 thứ bằng nhau, đâm vắt nước chừng 1 chén, để vô chút mật ong ruồi . Mỗi ngày uống 2 lần, uống 2 ngày rồi nghỉ, qua hết ngày thứ 3 thì uống tiếp. 20. CÔNG THỨC 20 : TRỊ CHỨNG ĐAU THỔ HUYẾT Củ sen tàu , thái mỏng, phơi khô, sao cho cháy thành than, tán nhuyễn, mài với mực tàu thứ thiệt , hòa trộn với nước ấm. Mỗi lần uống 1 muỗng canh, cách 1 giờ uống 1 lần, uống liên tiếp cho đến khi nào dứt hẳn. Bài thuốc này đã có thực nghiệm kiểm chứng rồi.
  8. 21. CÔNG THỨC 21 : TRỊ ĐAU HUYẾT VẬN Người lớn hay trẻ em bị chứng huyết vận, môi đỏ bầm tím, lưng bụng có đốm đỏ, nên áp dụng phương thuốc này : Tìm kiếm Rong nền nhà hay rong mọc dưới sàn nước, đít lu đắp ngay chỗ huyết vận, nó sẽ tan hết. 22. CÔNG THỨC 22 : TRỊ CHẢY MÁU CAM Lấy 2 củ tỏi , đâm giập, cột dưới 2 bàn chân, nó sẽ rút lên đầu làm ngưng chảy máu. 23. CÔNG THỨC 23 : TRỊ ĐAU HUYẾT VẬN Lá tram ổn đâm xào với giấm cho ấm ấm, phết vài lần lên chỗ huyết vận. 24. CÔNG THỨC 24 : TRỊ CHẢY MÁU CAM Đào củ cỏ cú , luôn cả gốc rễ, rửa sạch, đâm giập, cho chút muối vào, uống thì cầm máu lại. 25. CÔNG THỨC 25: Củ đậu rồng , đào lên phơi khô, sao khử thổ, sắc 3 chén còn lại 1 chén. Uống ngày 2 lần, còn xác nấu nước uống thường xuyên sẽ hết. 26. CÔNG THỨC 26 : TRỊ ĐAU HUYẾT VẬN Rau dấp cá , đâm để chút muối, đắp lên chỗ huyết vận, nó sẽ tan hết. 27. CÔNG THỨC 27 : TRỊ SỐT XUẤT HUYẾT Cho uống cỏ mực và nước chanh liên tiếp. Nếu không đở, phải chuyển đến bệnh viện ngay vì bệnh này rất dễ tử vong. 28. CÔNG THỨC 28 : TRỊ BỆNH SUYỄN KINH NIÊN
  9. Trái quả đào tiên , xắt phơi khô cả vỏ ruột, ngâm với nước cơm rượu , uống sẽ hết. 29. CÔNG THỨC 29 : TRỊ BỆNH SUYỄN ĐẠI TÀI Cây chổi đực , chặt phơi khô, sao khử thổ, nấu nước uống vài siêu, kết quả rất tốt. 30. CÔNG THỨC 30 : TRỊ NÁM PHỔI Muốn cho hết nám phổi, cần ở chổ thoáng khí, khí hậu trong lành như miền quê, miền biển, uống theo thuốc Tây Y. Đồng thời mỗi ngày ăn thường xuyên cải xà lách xoong . 31. CÔNG THỨC 31: TRỊ BỆNH SUYỄN KINH NIÊN ( ĐỘC VỊ ) Lấy quả đào tiên già , cắt lấy ruột, phơi khô, nấu thành cao. Mỗi ngày để vô ly, chế nước sôi, uống thường xuyên, bệnh sẽ hết và người bệnh lên cân.
  10. CHƯƠNG 9 : CÁC BỆNH THỜI KHÍ VẤN ĐỀ 3: TRỊ CẢM NÓNG SỐT CAO ĐƠN GIẢN BẰNG CHUỐI HỘT Chữa cảm nóng sốt cao phát cuồng Đào lấy củ chuối hột, rửa sạch, giã nát, vắt lấy một bát nước cho người bệnh uống, sẽ giảm sốt và không nói mê. Các bài thuốc Nam chữa cảm, sốt
  11. CHƯƠNG 9 : CÁC BỆNH THỜI KHÍ VẤN ĐỀ 4: TRỊ CẢM SỐT BẰNG THUỐC NAM Húng chanh 15-20 g, giã vắt lấy nước cốt uống; hoặc thêm gừng, hành mỗi vị 12 g, cùng sắc uống và xông cho ra mồ hôi. Bài thuốc có tác dụng chữa cảm cúm, cảm sốt, nóng rét, nhức đầu, nghẹt mũi, ho đờm. Một số bài thuốc dễ áp dụng khác: - Dùng lá trầu không đánh gió, xát mạnh dọc theo hai bên xương sống từ trên xuống, nếu bị cảm sẽ có nhiều nốt tụ máu, xung huyết. Dân ta thường gọi là cách nhể đậu lào, có tác dụng chữa cảm mạo. - Chua me đất một nắm, giã nát, chế nước nguội vào, vắt lấy nước cốt uống. Bài thuốc có tác dụng chữa sốt cao, trằn trọc, khát nước. - Cỏ nhọ nồi, rau sam, sài đất, huyền sâm, mạch môn, ngưu tất mỗi vị 10-15 g, sắc uống. Bài thuốc có tác dụng chữa sốt xuất huyết nhẹ, sốt phát ban, phong nhiệt nổi mẩn - Đậu ván trắng sao 20 g, hương nhu 16 g, hậu phác 12 g, sắc uống. Bài thuốc có tác dụng chữa cảm sốt mùa hè, nôn mửa, trong bụng nôn nao, bụng đầy không tiêu hay tiêu chảy. - Lá bưởi bung 20 g sắc uống. Bài thuốc có tác dụng chữa cảm sốt, ho. - Bạc hà và sắn dây mỗi vị 10-15 g, đổ 1/3 lít nước, bịt kín ấm, đun sôi một lúc rồi đưa xuống để xông, rót một chén uống. Sau đó sắc uống thêm 1-2 nước. Nếu cảm có mồ hôi thì không xông và uống nước nguội. Bài thuốc có tác dụng chữa các chứng cảm sốt nóng (không gai rét), nhức đầu, mắt sưng đỏ, nôn ọe, hoặc trẻ sốt nóng, lên sởi lúc mới bắt đầu mọc. - Lá tía tô khô 15 g, vỏ quýt cũ, củ gấu (hương phụ), gừng tươi, hành trắng cả cây mỗi thứ 8 g, sắc uống lúc thuốc còn nóng. Dùng 1 củ gừng giã nhỏ, chưng nóng, gói vải, xát 2 bên gáy và dọc xương sống (đánh gió). Bài thuốc có tác dụng chữa cảm lạnh, nóng rét, thân thể đau mỏi, nhức đầu sổ mũi. - Hương nhu trắng cả lá cành 30 g, sắc, xông hơi và uống một bát lúc còn nóng cho ra mồ hôi. Bài thuốc có tác dụng chữa cảm sốt ớn lạnh, nhức đầu, nôn mửa, thân thể đau nhức, không có mồ hôi. - Tinh dầu hương nhu 15 giọt, uống với nước nóng; ngoài dùng xoa mũi, 2 bên gáy và dọc sống lưng, đắp chăn cho ra mồ hôi, chưa ra mồ hôi thì uống thêm. Bài thuốc có tác dụng giải cảm cúm hay cảm sốt có gai rét. BS Kim Ngân, Sức Khỏe & Đời Sống
  12. CHƯƠNG 9 : CÁC BỆNH THỜI KHÍ VẤN ĐỀ 5: TRỊ HO ĐƠN GIẢN NHƯNG MẦU NHIỆM Việt Dương Nhân sưu tầm Dưới đây là cách trị khỏi ho rất giản dị, không tốn kém, mà hiệu quả thật là thần diệu : Một số Bác sĩ và Khoa học Gia ở bên Quebec, Canada tình cờ khám phá ra rằng khi bạn bị " ho hành hạ " bất kể là ho phát xuất từ cảm lạnh, cúm, sốt, dị ứng hay ho đã lâu mà không khỏi ! " Buổi tối trước khi lên giường ngủ, bạn hãy thoa dầu nóng ngay dưới gan bàn chân và đi vớ thật ấm để ngủ. Sáng hôm sau thức giấc bạn sẽ thấy triệu chứng ho giảm hẳn. Hãy lập lại vài ba lần như thế tối trước khi đi ngủ thì cơn ho của bạn sẽ dứt tuyệt." Chẳng cần phải đi Bác sĩ hay tốn tiền mua các loại thuốc ho ở ngoài thị trường vừa tốn tiền mà còn day dưa lâu khỏi ! Các Bác Sĩ Canada lấy làm ngạc nhiên và đang còn trong vòng nghiên cứu tại sao một sự việc rất đơn giản như thế mà hiệu quả trị được ho một cách bất ngờ ngoài sức tưởng , dứt tuyệt và không còn ho nữa ? Cá nhân tôi ngay lúc ấy cũng đang bị ho khem thế là tôi thử áp dụng ngay vì đâu thấy gì là hại đâu. Mà kỳ lạ thay quý vị ơi ! Chỉ trong 2 ngày thôi, mỗi tối tha Bengay (Gel nóng)vào ngay gan bàn chân và đi vớ thật ấm, sau 2 ngày cơn ho của tôi đã ra đi không trở lại. Tuy khỏi ho nhưng tôi cũng ngờ ngợ hay là có một trùng hợp ngẫu nhiên nào? tôi liền áp dụng cách này ngay cho vợ tôi cũng đang bị ho cả gần một tháng trời mà không khỏi. Quả nhiên chỉ sau một ngày thôi, sáng hôm sau cơn ho của bà ấy đỡ hẳn. Vợ tôi thực hành cách trên thêm 2 hôm nữa bệnh ho dứt tuyệt. Thích quá đúng là duyên lành mới biết được cách trị ho tuyệt hảo mà các Khoa học Gia Gia Nã Ðại đã tìm ra, tôi liền phone cho tất cả các người thân, các bạn bè quen biết hoặc bất cứ ai thân hay sơ gặp gỡ trên đường đời tôi liền chỉ cho mọi người cách trị ho giản dị và độc đáo này. Tôi có ghé vào một chỗ châm cứu và tò mò hỏi cái quan trọng hay huyệt đạo nào có ở dưới gan bàn chân ? Và tôi được họ cho biết rằng ngay dưới Gan bàn chân có một Ðại huyệt rất quan trọng của cơ thể gọi là Huyệt Dũng Tuyền Xin quý vị hãy phỗ biến rộng rãi cách trị ho thần diệu này đến với mọi người để cúng dường thế gian và gây nhân lành cho quý vị.
  13. CHƯƠNG 9 : CÁC BỆNH THỜI KHÍ VẤN ĐỀ 6: CẢM CÚM VÀ CẢM MẠO Người ta thường nhầm lẫn giữa bệnh cúm (do virus gây ra) và cảm mạo (do thời khí gây ra). Về bản chất, nguyên nhân, cách điều trị khác nhau; mặc dù về triệu chứng giữa cúm và cảm mạo gần giống nhau. Cúm Cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây truyền bằng đường hô hấp, hay lan thành dịch rộng, phổ biến ở mọi nước. Virus cúm có rất nhiều chủng và các chủng luôn thay đổi nên không tạo được miễn dịch chung, vì vậy một người có thể liên tiếp bị cúm do nhiều chủng gây nên. Virus cúm truyền từ người bệnh sang người lành, thời gian lây lan từ ngày đầu đến ngày khỏi bệnh, trung bình 5 - 7 ngày. Trong khoảng cách giữa hai vụ dịch virus cúm tồn tại ở bệnh nhân mắc thể ẩn, trá hình, tản phát. Bệnh lây do tiếp xúc giữa người bệnh với người lành, khoảng cách gần, dưới 1m; không lây ở khoảng cách xa 5 - 10m, thường không lây gián tiếp qua đồ chơi, vật dụng. Bệnh lây qua đường hô hấp, qua hơi thở, hắt hơi, sổ mũi, qua những giọt nước li ti chứa virus cúm. Các phương tiện giao thông hiện đại như máy bay, tàu thủy, tàu hỏa tạo điều kiện cho dịch cúm lan rất xa, rất nhanh. Bệnh cúm có nhiều thể lâm sàng. Thể thường gặp là, sau thời gian nung bệnh ngắn, khoảng 1 ngày, ít khi tới vài ngày, bệnh phát rất đột ngột với triệu chứng: sốt, rét run nhiều lần trong ngày, thân nhiệt tăng lên 39 - 400C ngay ngày đầu, kéo dài 3 - 5 ngày, kèm theo là mệt mỏi, đau nhức toàn thân, đau đầu như búa bổ, đau nhức các cơ xương, khớp, chân tay rã rời, da khô nóng, mặt bừng bừng, mắt chói, chảy nước mắt, sổ mũi, ngạt mũi, đau rát họng, có khi ho tức ngực, khạc đờm hoặc chảy máu cam, miệng đắng buồn nôn, táo bón. Đồng thời các triệu chứng toàn thân dịu dần trong 5 - 7 ngày. Ở người lớn tuổi, mệt mỏi kéo dài, bình phục chậm. Nhiệt độ 60 oC làm virus chết sau 5 - 10 phút; trái lại, đông lạnh - 60 0C và khô trong chân không cho phép virus tồn tại một số năm; ở nhiệt độ 0 0 - 40 0C ngoài trời, virus cúm không tồn tại quá một ngày. Cảm mạo Cảm mạo là cảm nhiễm phải tà khí của bốn mùa trong năm, còn gọi là ngoại cảm. Nguyên nhân là do khí hậu trái thường của thời tiết, như đang lạnh đột ngột chuyển nắng nóng, và ngược lại. Các khí hậu trái thường đó xâm nhập vào cơ thể mà sinh ra, nặng lắm thì gọi là trúng; vừa vừa thì gọi là thương; và nhẹ thì gọi là cảm. Nếu tà khí nặng vào sâu ở kinh lạc là bệnh thương hàn, nếu là nhẹ mà ở nông chỉ phạm da lông là bệnh thương phong. Như vậy, cảm mạo là thương phong, do thời tiết bốn mùa khác nhau gây nên, có thể chia làm cảm phong hàn, cảm phong nhiệt Ngoại cảm phong hàn vào da lông làm phế khí
  14. mất túc giáng, thường phát vào mùa đông. Ngoại cảm phong nhiệt, cả phế và vệ ở biểu cùng bị tấn công, phế mất thanh túc, da bị bít lại sinh nhiệt, thường phát vào mùa xuân, mùa hè. Cả hai loại cảm mạo đều có thể hiệp thấp và có thể thấy ở cả bốn mùa. Vào mùa thu có thể có phong táo, có đặc điểm giống phong nhiệt. Triệu chứng chung của cảm mạo là: nghẹt mũi, nặng tiếng, hắt hơi, chảy mũi, đau đầu, sợ gió hoặc có sốt, kéo dài 3 - 7 ngày
  15. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHỬA CẢM MẠO Khi bị cảm nhẹ, bạn không nhất thiết phải dùng thuốc Tây. Một số cách chữa đơn giản của Đông y sẽ giúp bạn khỏe hơn mà không có tác dụng phụ. Cảm hàn (phong hàn) Triệu chứng: Sốt, sợ lạnh, sợ gió, toàn thân đau mỏi, nhức đầu, hắt hơi, sổ mũi, lưỡi có một lớp rêu màu trắng mỏng. Điều trị: Tía tô (cả lá và cành), hương phụ mỗi vị 12g; trần bì, gừng, cam thảo nam mỗi vị 6g. Đổ 400ml nước, sắc còn 200ml, uống lúc còn nóng cho ra mồ hôi. Nếu có đầy bụng, buồn nôn, cho thêm: hoắc hương, hậu phác mỗi vị 12g. Uống 1-3 thang. Trẻ em uống 2/3 - 1/3 liều của người lớn, tùy tuổi. Tía tô: Có tác dụng hạ sốt cầm nôn, kích thích tiêu hóa, an thai. Trần bì (vỏ quýt): Hóa đờm, mạnh dạ dày, giúp ra mồ hôi. Gừng: Tán hàn, giải cảm, long đờm, trừ phong tà, rét lạnh, nhức đầu, ngạt mũi, trị ho, nôn mửa, kích thích tiêu hóa. Hương phụ (củ gấu): Thông kinh, giảm đau. Bạc hà: Hạ sốt, làm ra mồ hôi, tán phong nhiệt, sát khuẩn. Dùng chữa cảm mạo, nhức đầu, ngạt mũi do lạnh, ho do lạnh. Lá tre (trúc diệp): Thanh nhiệt, hạ sốt, an thần. Kinh giới: Giải cảm, trừ phong, thanh nhiệt, thông huyết mạch, trị cảm cúm, cảm sốt, trị bệnh sởi. Hoắc hương: Trị nôn mửa, kích thích tiêu hóa, thông bộ máy hô hấp. Chữa cảm cúm, nhức đầu, đau mình mẩy, mệt mỏi. Cảm nhiệt (phong nhiệt) Triệu chứng: Sốt nóng, sợ gió, đầu nặng, ra mồ hôi, ho, đau lưng, miệng khô, khát, nước tiểu vàng, rêu lưỡi vàng. Khám thấy họng đỏ. Điều trị: Bạc hà 8g; kim ngân hoa, cam thảo nam, kinh giới mỗi vị 12g; lá tre 20g. Đổ 400ml nước, sắc lấy 200ml để nguội rồi uống. Xông giải cảm (dùng cho hai thể cảm hàn và cảm nhiệt)
  16. Lá bưởi, cúc tần, hương nhu, ngải cứu, tía tô, lá sả, lá tre mỗi thứ một nắm bằng nhau, cho vào nồi đậy vung thật kỹ, đun sôi vài phút, rồi xông. Khi xông, chùm trăn kín và từ từ mở vung để hơi nóng bốc lên từ từ tránh bỏng. Khi bệnh nhân ra mồ hôi và cảm thấy dễ chịu thì ngừng xông, không được kéo dài; sau khi xông nên ăn cháo hành cho chút muối. Nếu có cháo thịt, trứng thì càng tốt. Chú ý: Xông ở nơi kín gió, không xông với thể cảm sốt ra mồ hôi nhiều, trẻ nhỏ dưới 7 tuổi, người già yếu, phụ nữ có thai hoặc đang có kinh, người bệnh mất máu, mất nước nặng. Đánh gió chữa cảm (cả cảm hàn và cảm nhiệt) Phương pháp đánh gió có tác dụng tốt với các bệnh ngoại cảm chưa tổn thương tạng phủ. Về nguyên liệu dùng để đánh gió, có thể lựa chọn: Trứng luộc (lòng trắng) + bấm bạc; gừng tươi (củ) + tóc rối + rượu 40- 60 độ; lá trầu không + dầu tây (dầu hỏa). Bệnh nhân có thể nằm hay ngồi, người đánh gió đứng bên cạnh hay phía sau người bệnh. Gừng tươi 50g giã nhỏ sau đó lấy mớ tóc rối quấn xung quanh gừng, ngoài cùng bọc bằng vải mỏng hoặc khăn mùi xoa rồi nhúng vào chén rượu, sau đó chà xát hai bên cột sống từ cổ tới mông, có thể làm rộng ra hai bên khối cơ của lưng và thắt lưng, rượu khô lại tẩm tiếp và xát như vậy khoảng 10-20 phút (vùng da nơi đánh gió nóng và hơi đỏ). Phòng cảm bằng rượu tỏi Mùa rét cần giữ ấm và đeo khẩu trang khi đi ra đường để tránh cảm lạnh. Khi nơi ở có dịch cúm, cần phòng bệnh bằng cách: Uống rượu tỏi: 100g tỏi giã nát ngâm với 1/2 lít rượu 60 độ, ngâm trong 2 ngày, lọc trong, mỗi tuần uống 3 lần, mỗi lần uống 20-30 giọt với nước sôi để nguội. Nhỏ mũi bằng nước tỏi: Nước sôi để nguội hòa với tỏi đã giã (3 nhánh tỏi pha 10-15 giọt nước) lọc nước trong, nhỏ vào mũi. Không được nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh (mà chỉ nên cho ngửi). Theo BS. Đỗ Minh Hiền Sức khỏe & Đời sống 5 bài thuốc dân gian trị cảm mạo 1. Trà Lấy 1 thìa cà phê nước cốt chanh, 1 thìa mật ong hoà với 200ml nước trà đặc ở nhiệt độ 80 oC. Uống khi còn ấm.
  17. Tác dụng: Nước trà ấm giúp các mạch máu được lưu thông, đẩy nhanh quá trình toát mồ hôi. Chanh giàu vitamin C, là chất khử độc và sát trùng an toàn. Mật ong có chứa các loại men giúp hấp thụ các vitamin, khoáng chất và tăng cướng quá trình trao đổi chất của cơ thể. 2. Cây mâm xôi Lấy 100g quả mâm xôi tươi trộn với 50g mứt hoa quả rồi đun sôi với 500ml nước trong vòng 15 - 20phút. Dùng nước này để uống. Tác dụng: Trong thành phần của cây mâm xôi chứa rất nhiều vitamin C, aspirin tự nhiên và axit salixilic có tác dụng giải nhiệt và hạ sốt. Các chất có trong mứt hoa quả làm ức chế sự phát triển của quá trình viêm nhiễm trong cơ thể. 3. Tỏi Tỏi xay nhỏ, ép lấy nước, trộn với mật ong theo tỉ lệ 1:1. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1-2 thìa cà phê. Xay nhỏ 200g tỏi, đun sôi kỹ với 500ml nước trong vòng 15 - 20phút. Sau đó đổ ra cốc, đặt gần mũi và hít thật sâu. Lưu ý: Tỏi giúp chống nghẹt mũi. Tuy nhiên tuyệt đối không được dùng nước ép từ tỏi nhỏ thẳng vào mũi. Lớp niêm mạc phía trong mũi rất dễ bị bỏng. Hãy nghiền nhỏ tỏi, gói lại bằng vải băng rồi đặt ở mỗi bên lỗ mũi từ 5-7 phút. Mũi bạn sẽ thông trở lại. Tác dụng: Tỏi có chứa nhiều fitoxit - chất kháng sinh tự nhiên giúp khử trùng, tiêu độc. 4. Sữa Hoà 4 - 5 thìa cà phê mật ong với 1lít sữa. Cho thêm vào hỗn hợp 1thìa vani, 1thìa rượu nho và 1 ít quế. Đun sôi hỗn hợp từ 10 - 15 phút. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 100ml. Tác dụng: các men vi sinh, axit amin có trong thành phần của sữa tốt cho hệ thần kinh, làm tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. 5. Ớt Nhai 1/2 quả ớt đỏ, sau đó uống 50ml rượu trắng. Hoặc đổ 1 thìa cà phê ớt xay nhỏ vào 50ml rượu trắng rồi uống. Tác dụng: Ớt đỏ giàu vitamin C, làm giãn và thông mạch. Rượu được xem như chất khử trùng, chứa axit amin, giúp xoa dịu cảm giác cay nóng của ớt.
  18. Tuy nhiên, không nên dùng phương pháp này cho trẻ em và những người mắc bệnh gan và tim mạch. Lan Thu Theo Medportal.ru
  19. MỘT SỐ BÀI THUỐC CHỬA CẢM CÚM Một số bài thuốc chữa cảm cúm Cúm là bệnh do virus gây ra, lây lan theo đường hô hấp. Dưới đây là một số bài thuốc, cây lá chữa cảm cúm thông thường. Sả, tỏi – những thực phẩm chữa cảm cúm 1. Từ bạc hà * Chữa cảm cúm: Bạc hà khô 20g, tỏi 10g, hương nhu khô 20g, hạt mùi khô 5g. Cho 3 bát nước, đun sôi kỹ còn 1 bát là được. Lấy một nửa bát nước thuốc cho bệnh nhân uống. Phần còn lại bịt kín nồi thuốc chỉ để 1 lỗ thủng nhỏ cho hơi thuốc bay ra, bệnh nhân ngồi ngửi hơi thuốc đó, khi hết hơi nóng thì thôi, ngày làm 1 lần, làm 2 ngày liền. Sả, tỏi – những thực phẩm chữa cảm cúm * Nếu cảm cúm có sốt nóng, rét, đau đầu, sổ mũi, đau nhức chân tay, cần dùng bài thuốc sau: Bạc hà khô 5g, cúc hoa vàng khô 10g, kinh giới khô 5g, kim ngân khô 15g. Sắc thuốc xong chia 2 lần uống trong ngày, uống trước khi ăn, cần uống 3 ngày liền. Chú ý, không nên dùng bạc hà cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi và người mắc bệnh cao huyết áp . 2. Từ cúc tần Cúc tần có vị đắng cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng chữa cảm lạnh, chữa cảm sốt nóng không có mồ hôi * Chữa cảm cúm nhức đầu không có mồ hôi: Lá cúc tần 20g, lá sả 10g, lá chanh 8g, sắc thuốc xong cho bệnh nhân uống lúc còn nóng, bã thuốc còn lại cho thêm 2 bát nước đun sôi để cho bệnh nhân xông, sau đắp chăn kín cho ra mồ hôi. 3. Từ kinh giới Kinh giới có vị cay, tính hơi nóng, có tác dụng làm ra mồ hôi, lợi tiểu, chữa nóng sốt, cảm gió.
  20. * Chữa cảm cúm, đau nhức các đầu xương: Kinh giới tươi (cành non, lá) 50g, gừng sống 10g. Hai thứ rửa sạch, giã nát vắt lấy nước cốt cho bệnh nhân uống, ngày uống 2 lần, bã thuốc xoa dọc xương sống từ trên xuống. 4. Từ tía tô Tía tô có vị cay, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, tiêu đờm, chữa cảm cúm không có mồ hôi và ho tức ngực. * Chữa bệnh cảm cúm không có mồ hôi: Lá tía tô (tươi) 15g, hành tươi (củ, rễ, dọc) 3 củ. Cả hai rửa sạch, thái nhỏ, cho vào bát cháo nóng để bệnh nhân ăn, ăn xong thì đắp chăn kín cho ra mồ hôi. 5. Từ tỏi Tỏi có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau, chống viêm Dùng tỏi giã vắt lấy nước cốt 10 ml uống, ngoài dùng tỏi bọc bông nút mũi để chống lây. 6. Từ hành Hành có vị cay, tính bình, có tác dụng làm tan lạnh, thông khí, giải cảm, sát trùng * Thuốc chữa cảm cúm, sốt nhẹ, nhức đầu: Hành 15g, (cả củ, rễ, lá) rửa sạch giã nhỏ. Tía tô 20g rửa sạch thái thật nhỏ. Cả hai cho vào cháo loãng nóng quấy đều cho bệnh nhân ăn. Ăn xong đắp chăn kín cho ra mồ hôi. * Thuốc chữa cảm sốt nhức đầu: Hành củ 30g, gừng tươi 20g, chè búp (khô) 8g, tía tô 6g. Sắc thuốc xong, cho bệnh nhân uống làm 2 lần trong ngày. Uống lúc thuốc còn nóng. 7. Từ cỏ mần chầu Cỏ mần chầu, có vị ngọt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, chữa cảm nắng, sốt nóng cảm cúm. * Chữa cảm cúm: Cỏ mần chầu 10g, cam thảo nam 8g, kim ngân 6g. Sắc uống ngày 1 thang. 8. Từ cam thảo đất Cam thảo đất có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, dùng để thanh nhiệt, chữa cảm cúm, ho, viêm họng. * Chữa cảm cúm sợ gió, có mồ hôi, nặng đầu, ho: Bạc hà 8g, kinh giới 8g, lá tre 16g, kim ngân 16g, cam thảo đất 12g.
  21. Sắc thuốc xong, cho bệnh nhân uống làm hai lần trong ngày, uống khi thuốc đã nguội. Theo Tretoday
  22. CHƯƠNG 9 : CÁC BỆNH THỜI KHÍ VẤN ĐỀ 7: NGÒ GAI TRỊ CẢM CÚM VÀ CẢM MẠO Ngò gai là một trong những loại rau gia vị quen thuộc thường được dùng để ăn sống, hoặc chế biến với những loại thực phẩm khác để kích thích ăn ngon miệng, vì mùi thơm nhẹ nhàng của chúng. Ngò gai thường sử dụng trong những tô phở, bún bò, bún riêu Ngoài ra trong nồi canh chua nấu cá lóc có lá ngò gai sẽ làm mất mùi tanh, giúp món ăn có hương vị hấp dẫn hơn. Ngò gai vừa là gia vị, vừa là món thuốc xung quanh ta. Rau ngò gai còn gọi là mùi tàu, mùi tây, rau ngò tàu, tên chữ Hán là dã nguyên tuy. Rau ngò gai có tên khoa học Eryngium foetidum L., thuộc họ hoa tán (Apiaceae). Mô tả: Cây thảo sống hàng năm hay vài năm, có thân mọc đứng, phân nhánh ở ngọn, cao 15 - 50 cm. Lá mọc sát đất thành hình hoa thị ở gốc, có phiến mỏng, thuôn, hình mũi mác, thon hẹp lại ở gốc, mép có răng cưa, hơi có gai. Lá ở thân càng lên càng ngắn, nhỏ dần, có nhiều răng cưa và gai sắc hơn. Hoa màu trắng lục, mọc thành tán. Quả hình cầu, hơi dẹp, có vẩy. Toàn cây có tinh dầu, nên có mùi thơm như rau mùi. Người ta đã biết thành phần dinh dưỡng của rau mùi tính theo g%: protid 2,1, glucid 3,2, cellulose 1,6, và theo mg%: calcium 20, phosphor 30, sắt 2,9, natrium 39, caroten 3.980, vitamin B1 0,11 và vitamin C 177. Theo YHHĐ Ngò gai chứa 0,02 – 0,04% tinh dầu bay hơi, rễ chứa Saponin nên Ngò gai thường có mặt trong các bài thuốc trĩ cảm mạo, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, bên cạnh đó còn là vị thuốc trị hôi miệng.
  23. Theo YHCT, ngò gai vị the, tính ấm, có mùi thơm hắc, công dụng trục hàn tà, khử thấp nhiệt, mạnh tỳ vị, thanh uế, kích thích tiêu hóa Thường dùng lẫn với các loại rau thơm khác (húng quế, rau ngổ) khi ăn phở, ăn với thịt bò, dùng trộn với rau sống hay nấu với cá. Phụ nữ thường dùng phối hợp với bồ kết nấu nước gội đầu cho thơm tóc. Các bài thuốc : 1-Trị hôi miệng: - Lấy 1 nắm rau ngò gai, rửa sạch, sắc đặc, cho thêm vài hạt muối, khuấy tan, dùng để ngậm và súc miệng nhiều lần trong ngày. Sau khoảng 5-6 ngày, miệng sẽ bớt mùi hôi. 2-Trị đầy hơi, ăn không tiêu: - Dùng 50g lá ngò gai, rửa sạch, thái dài khoảng 3-4cm. - Gừng tươi: 10g đập dập. Tất cả sắc với 400ml nước, còn 200ml, chia làm 2 lần uống trong ngày, mỗi lần dùng cách nhau 3 tiếng. 3-Trị cảm cúm: - Ngò gai 40g - Gừng tươi: 10g. - Ngải cứu 20g. - Cúc tần: 20g. - Tất cả thái nhỏ, gừng đập dập, sắc với 400ml nước còn 150ml thì đổ ra, uống nóng, mỗi ngày 2 lần. Sau khi uống, nằm trong chăn ấm để cho ra mồ hôi, rồi lau khô người sẽ thấy dễ chịu hơn. 4- Trị cảm mạo: - Ngò gai phơi khô: 10g. - Cam thảo đất: 06g.
  24. Sắc với 300ml nước; đun sôi trong khoảng 15 phút, chia làm 3 lần uống trong ngày. 5- Trị đau bụng, tiêu chảy: -Ngò gai 20g. - Củ sả, lá tía tô, gừng sống mỗi thứ 12g, sắc với nước, uống trong ngày. PGS.TS.LƯU THỊ HIỆP