Bạo lực giới trong gia đình Việt Nam hiện nay nhìn từ góc độ triết học

pdf 27 trang hapham 2110
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bạo lực giới trong gia đình Việt Nam hiện nay nhìn từ góc độ triết học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbao_luc_gioi_trong_gia_dinh_viet_nam_hien_nay_nhin_tu_goc_do.pdf

Nội dung text: Bạo lực giới trong gia đình Việt Nam hiện nay nhìn từ góc độ triết học

  1. Bạo lực giới trong gia đình Việt Nam hiện nay nhìn từ góc độ triết học Hoàng Thị Hoa Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học; Mã số: 60.22.85 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Mạnh Tƣờng Năm bảo vệ: 2012 Abstract. Hệ thống hoá và khái quát hoá quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về vấn đề bất bình đẳng giới và bạo lực trong gia đình. Đánh giá thực trạng bạo lực giới trong gia đình ở nƣớc ta hiện nay. Phân tích nguyên nhân và hậu quả của bạo lực giới trong gia đình. Đề xuất, kiến nghị một số giải pháp nhằm phòng, chống bạo lực giới và xây dựng quan hệ bình đẳng giới trong gia đình Việt Nam hiện nay. Keywords. Chủ nghĩa xã hội khoa học; Bạo lực giới; Bạo lực gia đình; Việt Nam; Triết học; Bất bình đẳng giới Content. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Gia đình là tế bào của xã hội, là hình ảnh thu nhỏ của xã hội, đồng thời cũng là cái nôi đầu tiên nuôi dƣỡng nhân cách và tâm hồn của con ngƣời. Trong gia đình, các mối quan hệ giữa chồng với vợ, cha mẹ với con cái, anh chị em với nhau là quan hệ tình cảm thiêng liêng, ấm áp, đem lại tổ ấm hạnh phúc cho gia đình nhằm đáp ứng những nhu cầu tình cảm và vật chất cho các thành viên trong gia đình, bảo vệ họ trƣớc những căng thẳng của cuộc sống. Vì lẽ đó, mà mỗi con ngƣời trong chúng ta đều tìm thấy sự bình yên, ấm áp và an toàn khi đƣợc sống và trở về với gia đình của mình sau những khoảng thời gian xa cách và những bộn bề, hối hả của nhịp sống hiện đại. Giống nhƣ một triết gia phƣơng Tây từng nói: Dù tồi tàn đến đâu nhƣng không nơi nào trên thế giới có thể sánh đƣợc với mái ấm gia đình. Bởi xã hội, dù tốt đẹp đến đâu, có đến mức lý tƣởng thì vẫn trộn lẫn trắng - đen. Xã hội có thể dạy cho chúng ta bài học kiếm 1
  2. sống, những va vấp nhớ đời, chứ không thể yêu thƣơng, dạy cho chúng ta những lời nói thật, sự trung thực nhƣ gia đình. Vậy mà ở đâu đó, gia đình lại đã và đang trở thành "địa ngục", là nỗi đau bởi những hành vi bạo lực trong gia đình. Chính từ những hành vi ấy đã đẩy nhiều gia đình rơi vào tình trạng khủng hoảng, dần dần đi đến đổ vỡ hạnh phúc gia đỡnh. Do vậy, để đảm bảo hạnh phúc và duy trì sự tồn tại, phát triển của gia đình thì việc lên án và xoá bỏ những hành vi bạo lực trong gia đình là yếu tố đóng vai trò quan trọng. Nhất là trong thời đại ngày nay khi loài ngƣời chúng ta đang sống trong thế kỷ XXI - thế kỷ của tự do, bình đẳng, dân chủ, tiến bộ và văn minh thì sự tồn tại của bạo lực gia đình không chỉ gây tổn thƣơng đến sức khoẻ, danh dự của thành viên trong gia đình, mà còn vi phạm tới chuẩn mực đạo đức xã hội, vi phạm luật bình đẳng giới đang đƣợc đề cao và tôn trọng trong xã hội hiện nay. Chính điều đó đã và đang đặt ra cho xã hội văn minh nhiệm vụ cấp bách là làm gì để ngăn chặn và dần dần đi đến xoá bỏ hiện tƣợng tiêu cực này trong gia đình nhằm tiến tới xây dựng gia đình bình đẳng, hạnh phúc, tiến bộ và tạo ra ngày càng nhiều những tế bào mạnh khỏe, “cƣờng tráng” cho xó hội văn minh. Trong khi đó, công tác phòng, chống bạo lực gia đình tuy đã đƣợc các quốc gia trên thế giới cũng nhƣ ở nƣớc ta quan tâm nhƣng hiệu quả mang lại còn thấp vì bạo lực gia đình vẫn đƣợc giấu kín đằng sau cánh cửa mỗi gia đình. Hơn nữa, bạo lực gia đình là một vấn đề xã hội nhạy cảm với tính phổ biến cao, từ xã hội phƣơng Tây đến xã hội phƣơng Đông; từ thành thị đến nông thôn; từ nhóm có trình độ văn hoá thấp đến nhóm có trình độ văn hoá cao, từ nhóm không có việc làm đến nhóm có việc làm ổn định. Bạo lực gia đình có thể xảy ra ở tất cả các mối quan hệ trong gia đình: bạo lực giữa chồng và vợ, bạo lực giữa cha mẹ và con cái, bạo lực giữa anh chị em với nhau, Chính sự đa dạng, phức tạp cùng với tính phổ biến của bạo lực gia đình nên công tác phòng, chống bạo lực gia đình hiện nay gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, bạo lực gia đình luôn là một vấn đề xã hội thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, các nghiên cứu bạo lực gia đình ở nƣớc ta hiện nay chủ yếu nghiên cứu dạng bạo lực của chồng đối với vợ do tính 2
  3. chất và mức độ phổ biến của dạng bạo lực này. Theo nhận định của tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 1998 thì phần lớn bạo lực trong gia đình xảy ra là bạo lực của chồng đối với vợ (chiếm khoảng 95%). Nhƣng, cũng xảy ra tình trạng bạo lực của vợ đối với chồng (chiếm khoảng 5%). Nhƣ vậy, bạo lực giới trong gia đình hiện nay diễn ra rất phức tạp, đan xen nhiều hình thức bạo lực khác nhau: bạo lực của chồng đối với vợ hoặc là bạo lực của vợ đối với chồng, Vì vậy, dạng bạo lực của vợ đối với chồng vẫn là “mảnh đất” nghiên cứu cần đƣợc quan tâm, khai thác nhiều hơn. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của vấn đề, cũng nhƣ xuất phát từ thực tiễn nghiên cứu ở nƣớc ta hiện nay trong lĩnh vực này, chúng tôi chọn đề tài: "Bạo lực giới trong gia đình Việt Nam hiện nay nhìn từ góc độ triết học" làm đề tài nghiên cứu của mỡnh với hy vọng đem đến cách nhìn mới về bạo lực giới trong gia đình ở nƣớc ta hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu Trong những năm gần đây, bạo lực gia đình đã và đang trở thành một trong những vấn đề đƣợc quan tâm hàng đầu của giới nghiên cứu trên lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Vì vậy, có rất nhiều công trình nghiên cứu, các cuộc hội thảo, các bài báo và sách chuyên khảo, tham khảo của nhiều tác giả về bạo lực gia đình thể hiện những góc nhìn khác nhau. Năm 1994, TS. Lê Thị Quý đã có bài viết "Bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay" đăng trên tạp chí Khoa học và phụ nữ. Bài viết đã tập trung phân tích nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực giới trong gia đình nhƣ: nguyên nhân kinh tế, nguyên nhân văn hoá, nguyên nhận nhận thức, Năm 1996, cuốn sách "Nỗi đau thời đại" của TS. Lê Thị Quý đã cho thấy các dạng bạo lực giới trong gia đình biểu hiện rất đa dạng. Nhƣng tựu chung lại, bạo lực giới trong gia đình biểu hiện chủ yếu dƣới hai dạng: Bạo lực nhìn thấy đƣợc và bạo lực không nhìn thấy đƣợc. Công trình nghiên cứu "Bạo lực trên cơ sở giới" của TS. Vũ Mạnh Lợi và cộng sự (1999) đƣợc tiến hành ở ba tỉnh: Thành phố Hà Nội, Huế và Thành phố Hồ Chí 3
  4. Minh, đã cho thấy thái độ phẫn nộ của cộng đồng, những chế tài của xã hội và sự tẩy chay của cá nhân đối hiện tƣợng bạo lực giới trong gia đình ở nƣớc ta hiện nay. Đồng thời đƣa ra nhận định về xu hƣớng vận động của hiện tƣợng xã hội này trong những năm tới. Năm 2001, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam thực hiện đề tài "Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam". Đề tài đã phân tích những hậu quả nghiêm trọng của nạn bạo lực giới trong gia đình đối với phụ nữ và phản ứng của nạn nhân bị bạo lực trƣớc những hành vi vô nhân tính đó. Trong Báo cáo của các tổ chức phi Chính phủ Việt Nam về việc thực hiện Công ƣớc về xoá bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) của Mạng giới và phát triển (GENCOMNET), năm 2006 Công ƣớc đó đƣa ra chƣơng trình đầu tiên đề cập đến bạo lực trong gia đình và phân tích một số thách thức mà Việt Nam phải đối mặt trƣớc vấn nạn này trong thời gian sắp tới. Năm 2007, TS. Lê Thị Quý và cộng sự phát hành cuốn sách "Bạo lực gia đình một sự sai lệch hệ giá trị". Đây là kết quả của công trình nghiên cứu thực tiễn tại ba tỉnh: Thái Bình, Phú Thọ và Thànhh phố Hà Nội. Cuốn sách đã chỉ ra rằng bạo lực gia đình là một sự lệch chuẩn về mặt đạo đức xã hội, về những giá trị của thời đại mà chúng ta đang đề cao. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã cho thấy bạo lực giới trong gia đình Việt Nam những năm gần đây đã trở thành một vấn đề xã hội nghiêm trọng với mức độ phổ biến. Đồng thời bằng các phƣơng pháp xã hội học các nhà nghiên cứu đã đƣa ra những kết quả để minh chứng cho nhận định của mình, từ đó có những giải pháp phòng, chống hiện tƣợng tiêu cực này trong gia đỡnh, góp phần xoá bỏ tình trạng bất bình đẳng giới giữa nam và nữ ngay từ gia đình, tiến tới xây dựng gia đình Việt Nam “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”. Tuy nhiên, trong các công trình nghiên chủ yếu nghiên cứu bạo lực gia đình từ góc độ xã hội học. Vì vậy, tác giả luận văn hy vọng đem đến một cách tiếp cận mới trong nghiên cứu bạo lực gia đình, đó là dùng phƣơng pháp luận triết học nghiên cứu một vấn đề của thực tiễn xã hội đó là bạo lực gia đình. 4
  5. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Với phƣơng pháp luận triết học, luận văn đi sâu vào phân tích và khái quát hoá thực trạng bạo lực giới trong gia đình ở nƣớc ta hiện nay; tìm hiểu nguyên nhân và phân tích hậu quả của những hành vi bạo lực giới trong gia đình đối với nạn nhân bạo lực nói riêng và sự phát triển của xã hội nói chung. Trên cơ sở đó, kiến nghị một số giải pháp chủ yếu nhằm phòng, chống bạo lực giới trong gia đình ở nƣớc ta hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ - Hệ thống hoá và khái quát hoá quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về vấn đề bất bình đẳng giới và bạo lực trong gia đình. - Đánh giá thực trạng bạo lực giới trong gia đình ở nƣớc ta hiện nay. - Phân tích nguyên nhân và hậu quả của bạo lực giới trong gia đình. - Đề xuất, kiến nghị một số giải pháp nhằm phòng, chống bạo lực giới và xây dựng quan hệ bình đẳng giới trong gia đình Việt Nam hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Bạo lực giới trong gia đình ở nƣớc ta hiện nay biểu hiện dƣới nhiều hình thức phong phú, đa dạng và giữa các hình thức bạo lực này luôn nằm trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau nhƣ: bạo lực của chồng và vợ, bạo lực của cha mẹ đối với con cái, bạo lực giữa anh chị em với nhau, Luận văn tập trung nghiên cứu bạo lực giới giữa chồng và vợ, thể hiện ở hai dạng bạo lực: bạo lực của chồng đối với vợ và ngƣợc lại bạo lực của vợ đối với chồng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn thực hiện việc nghiên cứu vấn đề bạo lực giới trong gia đình ở Việt Nam những năm gần đây. Đặc biệt, là từ khoảng thời gian 1986 cho đến nay, khi sự nghiệp đổi mới đất nƣớc của Đảng đã tác động toàn diện đến đời sống gia đình, đến sự thay đổi nhận thức về cách ứng xử giữa các thành viên trong gia đình. Luận văn sử 5
  6. dụng các công trình nghiên cứu khoa học về bạo lực gia đình đã đƣợc công bố trong những năm gần đây. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc ta về vấn đề bình đẳng giới và bạo lực giới. Luận văn sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu: lôgíc và lịch sử, phân tích và tổng hợp, 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận Bạo lực giới trong gia đình Việt Nam hiện nay đƣợc rất nhiều ngành khoa học xã hội, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nƣớc quan tâm nghiên cứu. Việc nghiên cứu vấn đề này trong giai đoạn hiện nay sẽ góp phần làm phong phú thêm lý luận của các ngành khoa học xã hội nói chung và nâng cao nhận thức của mỗi con ngƣời trong xã hội nói riêng để tự phòng tránh các hành vi bạo lực giới nhằm xây dựng gia đình và xã hội bền vững tiến vào thế kỷ XXI. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Sau khi hoàn thành, luận văn có thể sử dụng làm tài liệu học tập và tham khảo cho sinh viên các trƣờng Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp chuyên ngành khoa học xã hội - nhân văn. Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tuyên truyền của các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nƣớc về bạo lực gia đình; đồng thời cho những ai quan tâm nghiên cứu về vấn đề này. 7. Kết cấu của luận văn. Luận văn gồm: Mở đầu; 2 chƣơng (7 tiết); kết luận và danh mục tài liệu tham khả 6
  7. NỘI DUNG CHƢƠNG 1 CƠ SỞ NGHIÊN CỨU BẠO LỰC GIỚI TRONG GIA ĐÌNH VIỆT NAM Theo từng giai đoạn lịch sử thì tổ chức gia đình, hệ giá trị gia đình và mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình có sự khác nhau. Xã hội càng phát triển thì gia đình cũng ngày càng phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển mang tính tích cực của gia đình thì vẫn còn tồn tại những yếu tố tiêu cực, một trong những biểu hiện của nó là bạo lực gia đình. Luận văn nghiên cứu bạo lực giới trong gia đình căn cứ vào các cơ sở lý luận và thực tiễn sau. 1.1. Một số khái niệm. *Khái niệm gia đình. Cùng với sự đa dạng và phong phú trong nghiên cứu về gia đình, khái niệm gia đình cũng đƣợc hiểu theo nhiều chiều cạnh khác nhau. Luận văn sử dụng định nghĩa gia đình trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 là khái niệm chuẩn: Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng làm phát sinh quyền lợi và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo luật định. *Khái niệm bạo lực, bạo lực gia đình và bạo lực giới trong gia đình. Khái niệm bạo lực: Bạo lực thƣờng đƣợc hiểu theo góc độ chính trị học. Tuy nhiên, bạo lực không chỉ đƣợc hiểu bó hẹp theo chuyên ngành chính trị học mà đƣợc định nghĩa nhƣ sau: "Bạo lực là việc đe doạ hay dùng sức mạnh thể chất, quyền lực đối với người khác hoặc một nhóm người, một cộng đồng gây ra hoặc làm tăng khả năng tổn thương, tử vong, tổn hại về tâm lý, ảnh hưởng đến sự phát triển, gây ra sự mất mát" [39;23]. Tuỳ theo mức độ và tính chất của bạo lực mà ngƣời ta chia ra thành nhiều dạng bạo lực khác nhau: bạo lực chính trị, bạo lực vũ trang, bạo lực gia đình, Khái niệm bạo lực gia đình: "Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình"[37;1]. Khái niệm bạo lực giới trong gia đình:Theo quan điểm của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua năm 1993, bạo lực giới trong gia đỡnh đƣợc hiểu là: "Bất kỳ một hành động bạo lực dựa trên cơ sở giới nào dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến, những 7
  8. tổn thất về thân thể, về tình dục, về tâm lý hay những đau khổ của phụ nữ, bao gồm cả sự đe doạ có những hành động tương tự như vậy, sự cưỡng bức hay tước đoạt một cách tuỳ tiện sự tự do, dù nó xảy ra ở nơi công cộng hay trong đời sống riêng tư đều được gọi là bạo lực trên cơ sở giới" [32;21]. Các hình thức bạo lực giới trong gia đình: Bạo lực thân thể, bạo lực tinh thần, bạo lực tình dục. 1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng giới và bạo lực gia đình. Chủ nghĩa Mác - Lênin ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XIX, sau đó đƣợc Lênin bảo vệ và phát triển trong bối cảnh cuộc đấu tranh giữa giai cấp công nhân và giai cấp tƣ sản diễn ra mạnh mẽ. Khi nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin, chúng ta thấy trong quan điểm chính trị vĩ đại của nhà kinh điển chứa đựng một tƣ tƣởng nhân văn sâu sắc thể hiện qua sự phê phán quan niệm bất bình đẳng giới. Trong tác phẩm "Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước" Ph.Ăngghen đã khái quát sự biến đổi địa vị và vai trò của ngƣời phụ nữ qua hai thời kỳ hôn nhân và gia đình lớn trong lịch sử loài ngƣời, thời kỳ chế độ mẫu hệ ngƣời phụ nữ đóng vai trò thống trị khi chuyển sang thời kỳ chế độ phụ hệ ngƣời phụ nữ trở thành “nô lệ” của đàn ông và hầu nhƣ phụ thuộc vào ngƣời đàn ông hoàn toàn. Sự biến đổi này, đã đánh dấu một kỷ nguyên bất bình đẳng giới trong lịch sử. V.I.Lênin đã phát triển quan điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen về bình đẳng giới trong thời đại mới, khi CNTB đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, đặc biệt là sự ra đời của chế độ XHCN ở nƣớc Nga. Bằng lý luận và bằng chính thực tiễn của nƣớc Nga, V.I.Lênin đã hiện thực hóa lý tƣởng giải phóng phụ nữ tại nƣớc Nga bằng các chính sách cụ thể và thiết thực: Luật pháp hóa quyền bình đẳng nam nữ. Phụ nữ có quyền tham gia quyết định vận mệnh của đất nƣớc mình. Không chỉ giải phóng phụ nữ ở ngoài xã hội mà phải giải phóng họ ngay trong gia đình, chính nơi đây gánh nặng công việc đang đè lên vai họ, làm cho họ không thể phát triển nhƣ nam giới. Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 - 1969) là vị anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam và là danh nhân văn hoá thế giới, suốt đời đấu tranh cho tiến bộ, hoà bình, tự do và hạnh phúc của dân tộc. Trong di sản tƣ tƣởng của Hồ Chí Minh, tƣ tƣởng về giải 8
  9. phóng phụ nữ chiếm một vị trí quan trọng. Điều khiến Hồ Chí Minh trăn trở và dành nhiều sự quan tâm đó là: ngƣời phụ nữ vừa chịu nhiều vất vả, gian khổ trong cuộc sống xã hội vừa chịu nhiều ngƣợc đãi, đối xử bất công trong gia đình. Do đó, với Hồ Chí Minh cuộc cách mạng giải phóng dân tộc cũng gắn liền với công cuộc giải phóng phụ nữ. Tóm lại, chủ nghĩa Mác - Lênin đã đặt cơ sở lý luận quan trọng cho việc thực hiện bình đẳng giới và cũng khẳng định bình đẳng giới là chìa khoá quan trọng mở ra sự phát triển toàn diện của một đất nƣớc, bởi chỉ có bình đẳng giới đƣợc thực hiện thì mới là điều kiện, là động lực thúc đẩy một nửa lực lƣợng sản xuất - nữ giới phát triển đúng với tiềm năng, thế mạnh của nó. Hồ Chí Minh đã phát triển, bổ sung quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về bình đẳng giới trong điều kiện thực tiễn Việt Nam. 1.3. Khung pháp lý về phòng, chống bạo lực giới trong gia đình. Việc chống lại mọi hình thức bạo lực gia đình vì mục tiêu bình đẳng, phát triển và hoà bình đã trở thành chƣơng trình hoạt động của nhiều tổ chức quốc tế, của các quốc gia và khu vực trên thế giới. Từ đó, hình thành nhiều văn bản pháp luật quan trọng tạo hành lang pháp lý nhằm đem lại sự công bằng cho mọi thành viên trong gia đình, là cơ sở vững chắc để gia đình phát triển. Luận văn, tìm hiểu và phân tích một số văn bản pháp luật quan trọng của quốc tế và Việt Nam về phòng, chống bạo lực gia đình . 1.4. Bạo lực giới trong gia đình ở một số nước trên thế giới. Bạo lực giới trong gia đình là một vấn đề không còn mới nhƣng hiện nay lại đang là mối quan tâm lớn của cộng đồng quốc tế. Vì bạo lực giới trong gia đình đã và đang đƣợc nhìn nhận nhƣ là một hiện tƣợng xã hội mang tính chất toàn cầu. Theo những nghiên cứu trên thế giới thì hàng năm ngƣời ta ƣớc tính cứ 15 giây lại có một phụ nữ bị chồng ngƣợc đãi. Theo thống kê cho thấy: "có khoảng 1/4 đến 1/3 số phụ nữ và trẻ em gái trên thế giới là nạn nhân của hình thức bạo lực, trong đó mỗi năm có khoảng 4 triệu ngƣời, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em gái bị mang bán ra nƣớc ngoài, khoảng 120 triệu đến 135 triệu phụ nữ bị cắt bỏ cơ quan sinh dục và đều chỉ ra 9
  10. rằng dạng bạo lực phổ biến nhất là bạo lực của chồng hoặc bạn trai đối với vợ hoặc ngƣời bạn tình. Trong một tài liệu do nhà nghiên cứu Radika công bố năm 2000, có tới 40% - 70% các nạn nhân nữ bị giết trong tổng số là do chồng và ngƣời tình, khoảng 95% số trƣờng hợp bạo lực gia đình mà nạn nhân là nữ giới, chỉ có 5% phụ nữ dùng bạo lực với nam giới với mục đích là tự vệ chính đáng [33;3]. Ngay cả ở những nƣớc phát triển, đƣợc coi là biểu tƣợng của tự do, bình đẳng và tiến bộ nhƣ Mỹ, Canađa, Anh, Pháp, hay ở những nƣớc nhƣ Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Thái Lan, Bangladesh, Hàn Quốc, thì cũng không ít gia đình bị phá vỡ do hành vi bạo lực giới gây ra. 1.5. Những ảnh hưởng của nền văn hoá bản địa và tư tưởng Nho giáo đến quan hệ giới trong gia đình Việt Nam trong lịch sử. Nền văn hoá bản địa Việt Nam trong buổi bình minh của lịch sử đó là nền văn hoá nông nghiệp lúa nƣớc cùng với việc khẳng định vai trò, địa vị quan trọng của ngƣời phụ nữ trong gia đình cũng nhƣ trong sản xuất. Chính những giá trị truyền thống văn hoá dân tộc, với việc đề cao, tôn trọng phụ nữ đã góp phần “thấm bớt”, “pha loãng” sự bất bình đẳng nam nữ ở Việt Nam - ảnh hƣởng của hệ tƣ tƣởng Nho giáo. Nếu nhƣ tƣ tƣởng Nho giáo có cơ sở ở tầng lớp trên của xã hội, thì truyền thống văn hoá ngƣời Việt lại có cơ sở trong quảng đại quần chúng. Là những ngƣời bị áp bức bóc lột, khát vọng về tự do, bình đẳng đâu chỉ có phụ nữ, cho nên khát vọng của ngƣời lao động nói chung, của ngƣời phụ nữ nói riêng chung một dòng chảy, đƣợc nuôi dƣỡng, trƣờng tồn trong lòng dân tộc. Chính vì những lý do trên, khiến ngƣời phụ nữ Việt Nam đã không bị nhấn chìm trong lễ giáo phong kiến. Ngƣời phụ nữ vẫn góp phần tích cực cho sự phát triển gia đình, dân tộc và đƣợc các thế hệ con cháu tôn vinh. Kết luận chương 1 Kế thừa những giá trị nhân văn về giải phóng phụ nữ và ƣớc muốn về sự bình đẳng giới của nhân loại, quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen và V.I.Lênin về giải phóng phụ nữ, thực hiện nam nữ bình đẳng - một bộ phận của lý luận về giải phóng con ngƣời đã đặt nền tảng cơ bản cho cuộc cách mạng thực hiện bình đẳng giới. Chủ nghĩa Mác - Lênin đặt vấn đề nghiên cứu sự ra đời của các quan hệ bất bình đẳng nam 10
  11. nữ từ sự phát triển của các yếu tố kinh tế trong nền văn minh nhân loại, của quá trình phát triển và biến đổi gia đình, của sự phân công lao động xã hội, của sự ra đời chế độ tƣ hữu và giai cấp. Bất bình đẳng nam nữ đƣợc xem nhƣ một phạm trù lịch sử, nó ra đời, tồn tại, phát triển cùng với xã hội có giai cấp, và sẽ mất đi khi xã hội không còn giai cấp. Con đƣờng giải phóng phụ nữ, thiết lập bình đẳng nam nữ phải gắn với cuộc cách mạng xã hội, với sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, tƣ tƣởng của xã hội. Theo đó, cuộc đấu tranh cho bình đẳng nam nữ cũng diễn ra trong từng gia đình, trong mỗi con ngƣời nam cũng nhƣ nữ. CHƢƠNG 2 BẠO LỰC GIỚI TRONG GIA ĐÌNH VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHềNG CHỐNG 2.1. Thực trạng, hậu quả và nguyên nhân của bạo lực giới trong gia đình Việt Nam hiện nay. 2.2.1. Thực trạng bạo lực giới trong gia đình Việt Nam hiện nay. Cũng nhƣ nhiều nƣớc trên thế giới và trong khu vực, Việt Nam đang phải đối mặt với nạn bạo lực giới trong gia đình. Điều này, đƣợc thể hiện qua các số liệu khảo sát của các công trình nghiên cứu, số liệu thống kê của cơ quan chức năng và tổ chức xã hội. Qua đó, luận văn khái quát hoá thực trạng bạo lực giới trong gia đình ở Việt Nam trong những năm gần đây qua các dạng bạo lực sau: *Bạo lực của chồng đối với vợ. Theo tổ chức WHO năm 1998, thì bạo lực của chồng đối với vợ chiếm 95%. Nhƣ vậy, bạo lực của chồng đối với vợ là phổ biến hơn cả; nó xảy ra ở cả miền núi và đồng bằng, ở cả thành thị và nông thôn: khảo sát tại một tỉnh thuộc Đồng bằng Bắc Bộ cho thấy: 90% ngƣời chồng đƣợc hỏi thừa nhận có đánh vợ, 86% có mắng chửi vợ. Bạo lực chồng đối với vợ diễn biến rất phức tạp với nhiều hình thức bạo lực ngày đa dạng, đan xen: Báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh ngày 15/1/2003 dẫn số liệu nhƣ sau: trong 1.665 ca bạo lực trong gia đình, trong đó: 43,6% phụ nữ bị bạo lực về thể xác; 55,3% bị bạo lực về tinh thần và 1,6% bạo lực về tình dục. Trong những gia đình có hoàn cảnh kinh tế khác nhau thì tỷ lệ bạo lực cũng có sự khác nhau, nếu tính tất cả các loại ngƣợc đãi, từ ngƣợc đãi về thân thể và lời nói, ngƣợc đãi về tình cảm và các 11
  12. ngƣợc đãi liên quan đến tình dục thì có đến khoảng 80% phụ nữ đã từng bị ngƣợc đãi bởi ngƣời chồng, từ 10% đến 25% (từ loại gia đình khá giả đến gia đình nghèo) phụ nữ đã từng bị đánh và từ 16% đến 25% (theo phân loại mức sống của gia đình) phụ nữ đã từng bị cƣỡng ép làm tình. Thực trạng sử dụng các hình thức bạo lực đối với vợ có sự khác nhau tùy thuộc vào lứa tuổi. Những phụ nữ có chồng ở nhóm tuổi >40 có tỷ lệ bị đánh đập cao hơn (4,8%); 2,9% ở nhóm tuổi <33 tuổi và 2,1% ở nhóm tuổi 33 - 40 tuổi. Nhƣ vậy, bạo lực của chồng đối với vợ là tƣơng đối phổ biến và mức độ, tần suất cũng nhƣ phạm vi xảy ra là khá rộng. Tuy nhiên, bạo lực của chồng đối với vợ ở Việt Nam hiện nay vẫn còn mang tính chất riêng tƣ, ngầm ẩn đằng sau cánh cửa mỗi gia đình. Vì vậy mà, các số liệu thống kê chỉ giống nhƣ phần nổi của một tảng băng chìm, trên thực tế số vụ bạo lực trong gia đình của chồng đối với vợ còn lớn hơn rất nhiều. *Bạo lực của vợ đối với chồng trong gia đình Việt Nam hiện nay. Bạo lực của vợ đối với chồng hiện nay dành đƣợc nhiều sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Theo số liệu khảo sát của Tổ chức y tế thế giới (WHO) thì chỉ có 5% là phụ nữ sử dụng những hành vi bạo lực đối với chồng mình vì mục đích tự vệ chính đáng. Theo thống kê, vợ bạo lực với chồng chủ yếu là do yếu tố từ bên ngoài tác động mà ít khi là do tự bản thân của ngƣời phụ nữ muốn thế. Trong một cuộc thảo luận nhóm nữ tại thị trấn Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. Các chị em phụ nữ đã tâm sự: Cứ 3 trên 10 phụ nữ bị đánh. Chồng mắng chửi vợ thƣờng xuyên, vợ cãi, cằn nhằn. Chồng nói tục, vợ bực quá cũng có lúc nói tục, chồng cáu hơn vợ. Có trƣờng hợp vợ bị đánh nhiều quá cũng đánh lại. Tuy nhiên, không phải tất cả những ngƣời phụ nữ có hành vi cƣ xử thô bạo với chồng đều xuất phát từ sự tự vệ chính đáng hay theo kiểu tức nƣớc vỡ bờ, mà đó là hành vi cƣ xử thô bạo, không đúng mực với tƣ cách là ngƣời vợ, ngƣời "xây tổ ấm" trong gia đình. Tóm lại, bạo lực giữa chồng và vợ là một hiện tƣợng xã hội tiêu cực mang tính phổ biến, ở các vùng miền núi hay đồng bằng, thành thị và nông thôn, trong các gia 12
  13. đình khá giả hay nghèo đói, ở các nhóm lứa tuổi khác nhau đều đã, đang xảy ra bạo lực với các hình thức bạo lực ngày càng phong phú, đan xen vừa đánh đập vừa chửi bới, vừa bắt ép quan hệ vừa đánh đập vừa chửi . Mặc dù vậy, ở mỗi giới lại có đặc trƣng riêng trong các hình thức bạo lực chủ yếu của mình. Nếu chủ thể bạo lực là ngƣời chồng thì vợ sẽ luôn phải hứng chịu những trận đòn khủng khiếp, những đe doạ mang tính chất nghiêm trọng, những thái độ tình cảm lạnh lùng, những cấm đoán vô lý và cả sự ép buộc quan hệ tình dục mà vợ không muốn; nhƣng nếu phụ nữ là chủ thể của bạo lực thì chủ yếu là sự hành hạ về tinh thần từ những lời nói không hay và tính nói nhiều của phụ nữ. Bạo lực giữa chồng và vợ cũng có sự phân định rõ giữa các vùng miền, giữa độ tuổi và sự khác nhau về trình độ. Ở các vùng miền núi, khó khăn về kinh tế, trình độ văn hoá thấp thì tình trạng bạo lực xảy ra ở quy mô rộng hơn và chủ yếu là bạo lực thể chất; còn ở vùng đô thị với trình độ văn hoá cao hơn chủ yếu bạo lực tinh thần và tình dục. Bạo lực chủ yếu xảy ra ở những cặp vợ chồng trong độ tuổi khoảng từ 20 tuổi đến 55 tuổi. Bạo lực giữa chồng và vợ đã và đang là vấn đề xã hội nghiêm trọng, nó không chỉ là lực cản đối với sự phát triển cuả gia đình và xã hội mà còn là một sự sai lệch hệ giá trị xét về giá trị tích cực, tiến bộ. Vì vậy, mỗi cá nhân, mỗi gia đình hãy nâng cao trách nhiệm trong việc xây dựng gia đình hạnh phúc với mối quan hệ gia đình hài hoà. 2.2.2. Hậu quả của hành vi bạo lực giới trong gia đình Việt Nam hiện nay. Bạo lực gia đình để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Về mặt thể chất: Những nạn nhân bạo lực khi bị đánh đập thƣờng để lại những hậu quả dễ phát hiện trên thân thể nhƣ những vết thâm tím trên mặt, trên ngƣời hay những sang chấn nghiêm trọng về xƣơng, về các bộ phận trên cơ thể khiến đau đớn về mặt thể xác trong một thời gian dài, có thể bị tàn tật suốt đời hoặc nhiều trƣờng hợp dẫn đến tử vong. Về mặt tinh thần: Ngoài việc gây đau đớn về mặt thể xác, những hành vi bạo lực còn để lại vết thƣơng tinh thần hằn lên cuộc sống gia đình. Bởi, không khí trong các gia đình xảy ra bạo lực thƣờng căng thẳng, ngƣời vợ hoặc chồng luôn tỏ ra sợ sệt hoặc có thái độ chống đối, sẵn sàng tự vệ đối với nhau. Tình yêu trƣớc kia giành cho nhau 13
  14. giờ đây trở thành sự khinh bỉ, ghê tởm. Những nạn nhân phải sống trong cảnh bạo lực luôn tỏ ra thiếu tự chủ, sợ hãi, tủi thân, suy nhƣợc, trầm cảm và có xu hƣớng muốn tự vẫn. Nếu những vết thƣơng đau đớn về mặt thể xác theo thời gian nó sẽ lành lặn và đi vào quên lãng thì nỗi đau tinh thần nó mãi đeo đẳng đến hết cuộc đời họ khi phải sống trong một gia đình ít tình yêu thƣơng mà nhiều bạo lực. Về mặt kinh tế: Điều đáng báo động các phí tổn về kinh tế do nạn bạo lực gây ra là rất lớn, thể hiện qua tình trạng nghèo khổ, học vấn thấp trong những gia đình xảy ra bạo lực. Đó là sự hạn chế năng lực, tính năng động và phát huy tiềm năng tham gia sản xuất và hoạt động xã hội, các chi phí do dịch vụ xã hội, y tế, hệ thống tòa án, cơ sở sử dụng lao động, thƣơng tích về ngƣời và kể cả các đóng góp lao động tình nguyện cho các dịch vụ liên quan Các phí tổn trực tiếp (dịch vụ hỗ trợ), gián tiếp (giảm hiệu quả làm việc). Về mặt xã hội: Bạo lực trong gia đình ảnh hƣởng sâu sắc đến xã hội, vì gia đình là hạt nhân của xã hội. Khi bạo lực xảy ra đồng nghĩa với việc là các giá trị tốt đẹp của dân tộc đƣợc giữ gìn và lƣu truyền trong gia đình qua các thế hệ bị phá vỡ, chà đạp. Trẻ em là nạn nhân trực tiếp của bạo lực giới trong gia đình, là đối tƣợng xã hội chịu nhiều tác động và hậu quả lớn từ chính những hành vi bạo lực của cha mẹ chúng. Khi trẻ em chứng kiến cảnh bạo lực gia đình của bố mẹ thì hơn 85% luôn có tâm trạng buồn phiền và lo sợ; 4,2% không tôn trọng bố mẹ, thậm chí có 5,5% có mong ƣớc bỏ nhà để thoát khỏi tình trạng bạo lực hàng ngày. Có thể nói, những hậu quả mà bạo lực giới trong gia đình để lại đối với bản thân gia đình và cộng đồng là hết sức nghiêm trọng và đáng phải suy ngẫm. Chẳng biết đến bao giờ xã hội ta mới không còn những cảnh vợ chồng nói chuyện với nhau bằng bạo lực; ngƣời thân trong cùng một gia đình hằng ngày phải chịu đựng những tổn thƣơng nặng nề về thể chất và tinh thần mà những ngƣời gây ra nó không ai khác là chồng mình, là vợ mình. Chẳng biết khi nào xã hội ta mới có những mầm non không phải chứng kiến cảnh cha đánh đập, chửi bới mẹ, để chúng có thể yên ổn lớn lên, trƣởng thành trong một môi trƣờng lành mạnh mà "bạo lực" không phải là câu trả lời cho mọi vấn đề. 14
  15. 2.2.3. Nguyên nhân bạo lực giới trong gia đình Việt Nam hiện nay. Qua các kết quả nghiên cứu đã cho thấy bạo lực giới trong gia đình Việt Nam hiện nay là một vấn đề khá phức tạp và có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tƣợng này khái quát lại có hai nhóm nguyên nhân chính sau đây: Nhóm nguyên nhân khách quan: Thứ nhất, nguyên nhân kinh tế: Thực tiễn nghiên cứu của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam về "Bạo lực gia đình đối với phụ nữ Việt Nam" cho thấy: nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bạo lực của ngƣời chồng đối với vợ là nguyên nhân kinh tế, chiếm tới 64,3%. Sự căng thẳng thƣờng xuyên trong gia đình đã gây sức ép nặng nề làm nhiều cặp vợ chồng không yên tâm sản xuất, có sản xuất thì cũng không hiệu quả. Hơn nữa, nhiều ông chồng vũ phu trong khi đánh đập vợ rồi còn đập phá luôn cả tài sản làm gia đình lại phải bỏ một khoản kinh phí ra để sắm lại hay có những gia đình chẳng còn gì nữa để mà dùng. Nhƣ vậy, nghèo đói và bạo lực nhƣ một vòng tròn luẩn quẩn bám lấy nhau, không tách rời. Nghèo đói làm tăng nguy cơ bạo lực và bạo lực làm cho gia đình khó thoát khỏi cảnh đói nghèo. Thứ hai, nguyên nhân về văn hóa - xã hội, phong tục, tập quán: Các nghiên cứu đã kết luận rằng: gốc rễ của nạn bạo lực giới trong gia đình là tƣ tƣởng trọng nam khinh nữ, xuất phát và bị ảnh hƣởng từ hệ tƣ tƣởng Nho giáo đã thấm sâu vào tiềm thức các thế hệ Việt Nam và hiện nay còn thể hiện ở nhiều ngƣời, trong nhiều gia đình. Chừng nào mà xã hội còn nhìn nhận ngƣời phụ nữ ở địa vị thấp kém, còn coi phụ nữ nhƣ là ngƣời lệ thuộc vào chồng con, chừng đó việc sử dụng bạo lực trong gia đình còn chƣa bị lên án mạnh mẽ, ngƣời chồng còn coi việc đánh đập vợ nhƣ một thứ quyền bất thành luật, là điều hiển nhiên. Thứ ba, công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật liên quan đến bạo lực gia đình ở nước ta hiện nay chưa thực sự hiệu quả: Trong những năm qua, Đảng và Nhà nƣớc đã ban hành nhiều văn bản pháp luật và chính sách thể hiện rõ nguyên tắc bình đẳng nam nữ, không phân biệt, đối xử với phụ nữ dƣới bất kỳ hình thức nào. Tuy nhiên, những chính sách và các văn bản luật đƣợc đƣa ra dù rất phù hợp thực tiễn, rất dễ hiểu nhƣng lại chƣa đi sâu vào cuộc sống của nhân dân và hiệu quả mang lại chƣa cao do 15
  16. công tác tuyền truyền trong phòng, chống bạo lực gia đình ở nƣớc ta vẫn chƣa phát huy hết tính tích cực. Thiết nghĩ bạo lực có thể đƣợc xoá bỏ hay không thì công tác tuyên truyền phổ biến và giáo dục pháp luật liên quan đến bạo lực gia đình là vô cùng quan trọng và cần thiết. Thứ tư, vai trò của các cơ quan chính quyền, các tổ chức xã hội và các cộng đồng dân cư trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình: Trong những năm qua, các cơ quan chính quyền, các tổ chức xã hội, cộng đồng dân cƣ đã góp phần quan trọng vào việc ngăn chặn và làm giảm các hành vi bạo lực giới trong gia đình. Việc xử lý nghiêm các vụ việc vi phạm, việc giáo dục nâng cao nhận thức cho nhân dân và cán bộ về tác hại của bạo lực giới trong gia đình sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của ngƣời dân về vấn đề này. Tuy nhiên, vai trò của các cơ quan chức năng, các tổ chức chính trị xã hội trong công tác phòng chống bạo lực gia đình còn rất mờ nhạt. Sự phối hợp giữa các ban, ngành trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình hiệu quả chƣa cao, đôi khi còn mang tính hình thức, phạm vi phối hợp còn hạn chế, thiếu đồng bộ, chƣa sâu rộng, chƣơng trình, nội dung phối hợp chƣa có tính chiến lƣợc, thiếu sự kết nối, chủ yếu chạy theo những công việc, hoạt động nhỏ lẻ, sự vụ, nhất là tại những địa phƣơng sự bất bình đẳng giới và bạo lực gia đình ở mức cao. Nhóm nguyên nhân chủ quan Thứ nhất: cả nam và nữ đều cho rằng bạo lực là điều khó tránh khỏi trong đời sống gia đình “bát nƣớc có khi sánh” và “mâm bát có khi xô”. Tuy nhiên, sự phát triển quan hệ vợ chồng không nằm ngoài quy luật mâu thuẫn, có điều nó không phải là mâu thuẫn đối kháng, không thể điều hoà đƣợc. Việc giải quyết những mâu thuẫn này để xây dựng quan hệ ngày càng tốt đẹp không thể thông qua bạo lực, bạo lực chỉ làm tổn hại, thậm chí dẫn tới tan vỡ gia đình. Nhiều ngƣời ngộ nhận hoặc lẫn lộn bạo lực gia đình trong cuộc sống riêng tƣ, họ cho rằng vợ chồng có thể cãi cọ, đánh nhau, ngƣời ngoài không có quyền can thiệp vì đó là cuộc sống riêng tƣ. Thực ra họ đã không hiểu rằng quyền có cuộc sống riêng tƣ không bao gồm trong đó quyền lạm dụng bạo lực đối với các thành viên khác trong gia đình. 16
  17. Thứ hai, sự khủng hoảng các mối quan hệ trong gia đình: Trong thời gian gần đây, trƣớc sự tác động của mặt trái cơ chế thị trƣờng, ảnh hƣởng của nền văn hóa phƣơng Tây đã làm cho nhiều hệ giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam có nguy cơ bị băng hoại, "xói mòn". Các mối quan hệ trong gia đình giữa những ngƣời ruột thịt với nhau không còn bền chặt nữa mà nó trở nên rất lỏng lẻo. Cùng với đó tình yêu thƣơng và sự tin cậy lẫn nhau để gắn kết giữa các thành viên trong gia đình cũng dần phai nhạt. Điều này, làm nảy sinh những xung đột nhiều khi là gay gắt trong các mối quan hệ gia đình nhƣ cha mẹ - con cái, vợ - chồng, anh - em đặc biệt là trong mối quan hệ vợ chồng. Thứ ba, từ phía người vợ: Đó là tƣ tƣởng tự ti về thân phận của ngƣời phụ nữ dẫn đến quyền hành tối cao của nam giới và địa vị phụ thuộc của ngƣời vợ vào ngƣời chồng càng đƣợc bộc lộ rõ nên sự phản kháng của ngƣời vợ trƣớc những hành vi bạo lực của chồng đối với mình nhìn chung còn yếu ớt. Bên cạnh đó, nhận thức của họ về pháp luật và cách xử lý các mối quan hệ gia đình còn chƣa đầy đủ dẫn đến tình trạng họ không biết cách tự bảo vệ mình hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài. Điều đó càng làm cho bạo lực gia đình có cơ hội phát triển trong bóng tối và trở nên đáng sợ hơn. Mặt khác, tình mẫu tử cũng là nguyên nhân khiến cho nhiều ngƣời phụ nữ chấp nhận bị chồng hành hạ. Mặc dù, bị đánh đập, hành hạ song nhìn chung hầu hết những ngƣời vợ đều không muốn bị phá vỡ hạnh phúc gia đình vì họ không chịu đựng nổi cảnh con cái bị ly tán hoặc phải sống xa mình. Nói nhƣ vậy, không có nghĩa tất cả phụ nữ bị bạo lực đều chấp nhận cuộc sống tù ngục ấy, mà không ít chị đã dũng cảm đứng lên đấu tranh chống lại hành động bạo ngƣợc của chồng và còn động viên nhiều chị em khác cùng làm nhƣ vậy. Thứ tư, từ phía người chồng: Tƣ tƣởng, quan niệm gia trƣởng đã thấm sâu vào hệ ý thức của những ông chồng này. Họ luôn muốn dùng bạo lực để ngƣời vợ thấy đƣợc uy quyền của họ trong gia đình, đó đôi khi là thông điệp của những ông chồng vũ phu gửi đến các bà vợ khi không nghe lời hay làm trái ý mình. Đây chính là nguyên nhân căn bản và sâu xa nhất đã đẩy không ít ngƣời phụ nữ vào cảnh sống gia đình không hạnh phúc. Về mặt hiện tƣợng, hành vi bạo lực của chồng vợ thƣờng biểu hiện trong vấn đề tình dục khiến tình yêu thƣơng giữa hai ngƣời dần phai nhạt, dễ nảy sinh mâu 17
  18. thuẫn, xung đột xuất hiện và bạo lực xảy ra; do hành vi rƣợu chè, cờ bạc đã khiến nhiều ông chồng mất tự chủ và thƣờng giải quyết bất đồng với vợ bằng hành vi bạo lực và đôi khi là tác động của gia đình cha mẹ lên gia đình thế hệ con cái mà chúng ta có thể gọi đó là sự tập nhiễm, di chứng qua các thế hệ. Những đứa trẻ sinh ra và lớn lên trong một gia đình có bạo hành thì xác xuất trở thành kẻ bạo hành, ngƣợc đãi vợ, con là rất lớn. Bạo lực giới trong gia đình Việt Nam hiện nay là sự tác động tổng hợp của nhiều yếu tố, từ nhiều chiều cạnh khác nhau. Các nguyên nhân trên không đứng độc lập riêng rẽ, tách biệt nhau mà chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau cùng tồn tại trong một gia đình. Nên việc phân chia các nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực giới trong gia đình chỉ mang tính chất tƣơng đối. Nguyên nhân sâu xa chính là tƣ tƣởng trọng nam khinh nữ, tất cả các nguyên nhân khác hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp làm cho vấn đề bạo lực giới ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy, việc đƣa ra những giải pháp phòng chống bạo lực giới trong gia đình Việt Nam hiện nay chỉ mang tính chất định hƣớng. 2.3. Một số giải pháp phòng, chống bạo lực giới trong gia đình Việt Nam hiện nay Xuất phát từ quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta trong việc xây dựng gia đình Việt Nam “No ấm, bình đẳng, hạnh phúc và tiến bộ”, từ hậu quả bạo lực giới trong gia đình tác động tiêu cực đến sự phát triển của cá nhân và xã hội với tƣ cách là động lực của sự phát triển trong điều kiện kinh tế - xã hội nƣớc ta hiện nay, chúng tôi đề xuất, kiến nghị một số giải pháp chủ yếu sau. 2.3.1. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục và xây dựng gia đình văn hoá. Bạo lực giới xuất hiện đầu tiên trong gia đình và cũng tồn tại dai dẳng nhất trong gia đình. Muốn xoá bỏ bạo lực giới thì một trong những giải pháp quan trọng là đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình văn hoá, đây là môi trƣờng trực tiếp nhất để mỗi cá nhân trong gia đình, kiểm soát hành vi ứng xử và giữ gìn cho gia đình luôn hoà thuận theo kiểu “trong ấm, ngoài êm”. Phong trào xây dựng gia đình văn hoá là quá trình vừa kế thừa những giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống “ông bà, cha mẹ mẫu mực, con trung hiếu, cháu thảo hiền”, luôn tôn trọng, chăm lo cho nhau; vừa đấu tranh loại bỏ 18
  19. những phong tục, tập quán bảo thủ, lạc hậu, áp bức, coi thƣờng, đặc biệt là đối với phụ nữ. Trong quá trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế hiện nay, gia đình Việt Nam vừa phải tiếp thu những giá trị tiến bộ của văn minh nhân loại vừa phải phát huy bản sắc văn hoá dân tộc để xây dựng gia đình Việt Nam văn hoá, văn minh trong đó nhất thiết phải đảm bảo tiêu chuẩn: xây dựng gia đình hoà thuận, chăm lo phụng dƣỡng ngƣời già; không có bạo lực gia đình dƣới mọi hình thức, thực hiện bình đẳng giới. Nhƣ vậy, xây dựng gia đình văn hoá và chống bạo lực giới trong gia đình có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau. Để gia đình mình trở thành gia đình văn hoá đƣợc xã hội, làng xóm công nhận thì gia đình mình không chỉ không có bạo lực mà còn phải kiên quyết đấu tranh chống lại mọi biểu hiện của tiêu cực. Ngƣợc lại, phòng, chống bạo lực giới trong gia đình chính là yếu tố cơ bản đảm bảo sự thành công của phong trào xây dựng gia đình văn hoá. 2.2.2. Nâng cao vai trò của các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể và các trung tâm tư vấn về phòng, chống bạo lực giới trong gia đỡnh. Luật pháp là biện pháp không thể thiếu trong công tác phòng, chống bạo lực giới trong gia đình nhƣng một mình nó thôi thì chƣa đủ. Sự thành công của bất kỳ một chƣơng trình hay biện pháp nào trong việc phòng, chống bạo lực giới cũng đều có sự đóng góp và hợp tác của cả cộng đồng xã hội, là trách nhiệm của toàn xã hội mà trƣớc hết là của các cơ quan chức năng liên quan, các tổ chức chính trị - xã hội, các ban, ngành, đoàn thể và các tổ chức phi chính phủ. Các biện pháp chủ yếu của nhóm này là giáo dục, tuyên truyền, trợ giúp pháp lý về bạo lực gia đình và tƣ vấn về tinh thần, sức khoẻ cho nạn nhân bạo lực giới. Để biện pháp này thực sự có hiệu quả trong công tác phòng, chống bạo lực giới thì việc tập huấn nâng cao năng lực và kiến thức về giới cho cán bộ làm công tác hoà giải là rất quan trọng. Đồng thời, thúc đẩy mạnh phong trào xây dựng nếp sống mới, làng văn hoá và gia đình văn hoá. Xây dựng và nhân rộng các điển hình gia đình văn hoá; có động viên, khen, chê kịp thời. Chính quyền, đoàn thể ở địa phƣơng cần có biện pháp ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại đến đời sống của phụ nữ trong gia đình cũng nhƣ các hủ tục tác động không tốt tới cuộc sống gia đình, nhất là ở nông thôn và những gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn. 19
  20. 2.3.3. Thực hiện pháp luật, chính sách liên quan đến bạo lực giới và nạn nhân bị bạo lực giới trong gia đỡnh Trong quá trình lập pháp, Nhà nƣớc ta luôn bám sát sự chỉ đạo của Đảng đặc biệt quan tâm tới vấn đề gia đình và xây dựng gia đình Việt Nam “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”. Cho đến nay, có thể nói Việt Nam là một trong các quốc gia đi tiên phong trong việc xây dựng, thực hiện bình đẳng trong quan hệ vợ chồng, xây dựng mô hình gia đình nói không với bạo lực với sự ra đời của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007. Để pháp luật thực sự đi vào cuộc sống thì trƣớc hết, cần tăng cƣờng tuyên truyền và phổ biến các văn bản pháp luật liên quan đến bạo lực giới trong gia đình. Song song với việc tuyên truyền, phổ biến là việc triển khai, tổ chức thực hiện chính sách và pháp luật thông qua sự hƣớng dẫn của văn bản dƣới luật. 2.3.4. Tăng cường nghiên cứu khoa học và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về phòng, chống bạo lực giới trong gia đỡnh Cần có thêm nhiều công trình nghiên cứu toàn diện trong việc tìm hiểu những khía cạnh khác nhau của bạo lực giới trong gia đình Việt Nam hiện nay, để từ đó biết đƣợc mức độ phổ biến và tần suất của nó, các yếu tố quyết định hành vi bạo lực, thực tiễn pháp luật và hoạt động của các tổ chức xã hội tham gia vào việc xử lý các vụ bạo lực Kết quả của những công trình nghiên cứu này sẽ là cơ sở để từ đó thiết kế các chƣơng trình quốc gia về phòng chống bạo lực giới trong gia đình. Những giải pháp trên trong công tác phòng, chống bạo lực giới trong gia đình hoàn toàn chỉ mang tính định hƣớng. Khi áp dụng những giải pháp này cần tuân theo một số nguyên tắc, đó là: các giải pháp trên cần đƣợc thực hiện một cách đồng bộ, linh hoạt và có thể thay đổi tuỳ theo hoàn cảnh và điều kiện cụ thể. Song bất kỳ ở đâu thì sự an toàn của những nạn nhân bị bạo phải đƣợc đặt lên hàng đầu. Kết luận chương 2 Qua sự phân tích tổng quan về thực trạng bạo lực giới trong gia đình ở nƣớc ta hiện nay, chúng ta nhận thấy một nghịch lý xã hội vẫn tiếp tục diễn ra: trong khi xã hội đang phát triển theo hƣớng văn minh, công bằng, bình đẳng đối với tất cả mọi ngƣời, 20
  21. đặc biệt là vì sự tiến bộ và phát triển của nhân loại thì bạo lực giới trong gia đình vẫn tồn tại và trở thành một vấn nạn xã hội mang tính chất toàn cầu. Nghịch lý này không chỉ vi phạm nghiêm trọng đến quyền con ngƣời mà còn là lực cản đối với sự phát triển của xã hội Việt Nam vì một nửa xã hội, một lực lƣợng sản xuất đông đảo là phụ nữ đang bị kìm hãm sự phát triển hoặc bị tƣớc đoạt quyền một cách vô lý nhờ những quan niệm xã hội cổ hủ vẫn tồn tại. Không chỉ vậy, mà hậu quả bạo lực giới trong gia đình để lại là vô cùng nghiêm trọng đối với cả cá nhân, gia đình và cộng đồng xã hội: Nó chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến phá vỡ hạnh phúc gia đình, cƣớp đi môi trƣờng giáo dục lành mạnh và yên bình của hàng nghìn đứa trẻ đẩy chúng từ chỗ đang sống trong tình yêu thƣơng của cha mẹ đến chỗ là những đứa trẻ lang thang không nhà, không tình thân. Nghiêm trọng hơn, dạng bạo lực này trong gia đình còn làm băng hoại những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình truyền thống để lại, nhƣ sự cố kết bền vững của các thành viên trong gia đình, sự tôn ti trật tự trên dƣới, nhƣờng nhịn nhau giữa các thành viên trong gia đình, ý thức về sự tôn trọng nhau giữa vợ và chồng trong gia đình Vì vậy, đã đến lúc nói không với bạo lực giới trong gia đình, phải coi đó là hành động của toàn xã hội, cộng đồng quốc tế chứ không còn là vấn đề riêng tƣ của mỗi gia đình. KẾT LUẬN Bạo lực giới trong gia đình là một trong những biểu hiện của bất bình đẳng giới, nó xuất hiện sớm nhất và cũng tồn tại dai dẳng nhất trong gia đình. Hậu quả của nó không chỉ cản trở sự phát triển của gia đình mà còn hạn chế nỗ lực của quốc gia về sự tiến bộ của phụ nữ, về chƣơng trình tạo lập mối quan hệ bình đẳng giữa nam và nữ trong gia đình. Quá trình nghiên cứu thực trạng bạo lực giới trong gia đình Việt Nam những năm gần đây cho thấy: 1. Công cuộc đổi mới ở Việt Nam đã và đang gặt hái đƣợc những thành quả to lớn trên mọi phƣơng diện, từ phát triển kinh tế - xã hội cho đến cải thiện chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân và cộng đồng xã hội. Những thành công trên đã làm thay đổi diện mạo đất nƣớc, đƣa đất nƣớc ta ngày càng phát triển, giàu đẹp, văn minh hơn. Song bên cạnh đó, xã hội Việt Nam cũng đang phải đối diện với nhiều vấn nạn xã hội 21
  22. nghiêm trọng nhƣ lạm phát gia tăng, tỷ lệ thất nghiệp cao, giá cả sinh hoạt leo thang, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, ô nhiễm môi trƣờng sống, bạo lực giới trong gia đình Thực tế cho thấy, bạo lực giới trong gia đình vẫn đang tồn tại ngay trong lòng xã hội tiến bộ, bình đẳng, văn minh và nó ngày càng trở thành vấn nạn xã hội, là nỗi đau của nhiều gia đình, là nỗi khiếp sợ của nạn nhân bị bạo lực bởi sự dai dẳng, âm ỉ của nó. Thậm chí bạo giới trong gia đình còn đƣợc phần lớn dƣ luận xã hội chấp nhận nhƣ vốn dĩ nó phải thế theo kiểu “bát đũa còn có lúc xô”. 2. Ở thời đại nào cũng vậy, gia đình luôn chịu tác động từ điều kiện kinh tế - xã hội, lịch sử - văn hoá. Những biến động, những biểu hiện trong gia đình luôn mang dấu ấn lịch sử. Bạo lực giới trong gia đình hiện nay trƣớc hết là sản phẩm của lịch sử gia đình phong kiến nho giáo theo kiểu “chồng chúa vợ tôi” và đó là bạo lực giới một chiều bạo lực của chồng đối với vợ; ngày nay mặt trái của cơ chế thị trƣờng cùng nhiều áp lực trong cuộc sống đã đẩy gia đình vào dạng bạo lực thứ hai là bạo lực của vợ đối với chồng. Đôi khi trong cùng một gia đình cùng một thời điểm đồng thời xảy ra cả hai chiều bạo lực giới. Những con số mà chúng tôi thống kê trong phần thực trạng bạo lực giới trong gia đình Việt Nam hiện nay là những con số biết nói và đầy ý nghĩa. Nó gióng lên hồi chuông đối với các nhà xã hội học, tâm lý học; các nhà hoạch định chính sách phát triển gia đình, phát triển và bình đẳng giới. Nó là lời cảnh báo về một thực trạng đáng lo ngại và xu hƣớng gia tăng đe doạ đến sự phát triển bền vững của gia đình và đến vai trò tế bào cho sự phát triển của xã hội. Đặc biệt trong thời đại ngày nay, khi con ngƣời đƣợc coi là thƣớc đo cho sự phát triển, văn minh, tiến bộ của nhân loại; mối quan hệ giữa nam và nữ trong gia đình là cơ sở quan trọng để đánh giá một đất nƣớc có thật sự bình đẳng không thì những con số về bạo lực giới trong gia đình chính là mối quan tâm đáng lo ngại nhất đối với quá trình xây dựng đất nƣớc văn minh, bình đẳng, tiến bộ của nƣớc ta. 3. Ngày nay, đấu tranh chống lại bạo lực giới trong gia đình không phải là việc làm của riêng lẻ cá nhân trong gia đình mà đó là của toàn xã hội, của cả hệ thống chính trị. Song điều quan trọng nhất là chúng ta cần phải có cái nhìn biện chứng, phải luôn đặt nó trong việc xem xét và giải quyết một loạt các vấn đề. Quan niệm, tƣ tƣởng, phong tục tập quán lạc hậu mang nặng tƣ tƣởng phong kiến nho giáo, định kiến giới 22
  23. trong xã hội cần đƣợc lọc bỏ. Gắn việc phòng chống bạo lực giới trong gia đình với các chƣơng trình mục tiêu, chiến lƣợc phát triển kinh tế, phát triển con ngƣời, phát triển quốc gia; với cuộc cách mạng giải phóng phụ nữ, vì sự tiến bộ của phụ nữ mục tiêu tạo ra sự phát triển bền vững trong gia đình, trong mối quan hệ vợ chồng. Thực tế cho thấy, quan niệm của vợ và chồng về vị trí, vai trò của nhau trong gia đình là rất quan trọng nó ảnh hƣởng đến hành vi ứng xử với nhau hàng ngày. Đối với phụ nữ luôn gắn với trách nhiệm làm mẹ, làm vợ trong gia đình, ngày nay trách nhiệm đó đòi hỏi cao về trình độ năng lực của phụ nữ. Trong gia đình truyền thống, ngƣời phụ nữ chỉ cần tiếp nối, làm theo những gì mà các thế hệ phụ nữ trƣớc đã làm. Ngày nay, trong bối cảnh xã hội hiện đại phụ nữ cần phải có kiến thức toàn diện để nuôi dạy con sao cho chúng phát triển toàn diện cả về thể lực, trí tuệ, tâm hồn và nhân cách, để chúng thành những đứa con hiếu thảo, những công dân tốt. Ngƣời mẹ vừa là nhà tâm lý học, nhà giáo dục học của con mình, luôn giành đƣợc sự yêu thƣơng, kính trọng của con cái. Là ngƣời vợ trong gia đình, ngƣời phụ nữ phải xác định vị trí của mình là ngƣời bạn đồng hành của chồng, cùng chia ngọt sẻ bùi với chồng. Chức năng làm mẹ chỉ đƣợc nâng lên và hoàn thiện khi ngƣời phụ nữ làm tốt chức năng làm vợ. Ngƣời đàn ông trong gia đình với trách nhiệm làm chồng, làm cha luôn là chỗ dựa vững chắc cho vợ, cho con. Ngƣời cha chính là tấm gƣơng cho con học tập, noi theo; mọi phong thái, hành vi ứng xử của ngƣời cha sẽ là cơ sở để hình thành nhân cách cho trẻ. Đối với ngƣời phụ nữ ngƣời chồng chính là cả cuộc đời họ, là nơi để họ dựa dẫm suốt cuộc đời, với họ không một ai khác có thể thay thế chồng mình dù nhƣ thế nào đi nữa: “chồng em áo rách em thương, chồng người áo gấm xông hương mặc người”. Trong việc xây dựng hạnh phúc gia đình, vị trí, vai trò và yêu cầu đặt ra có sự khác đối với vợ và chồng, sự khác biệt này không phải là sự bất bình đẳng mà là sự bổ sung để hoàn thiện hai giới tính khác nhau. Ngƣời ta thƣờng nói “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”, điều này đòi hỏi rất cao ở ngƣời đàn bà một “kiến trúc sư” tài ba, không chỉ làm cho ngôi nhà đẹp đẽ mà còn tràn đầy hạnh phúc. Ngƣời ta đánh giá cao các ƣu điểm của phụ trong việc kiến tạo hạnh phúc gia đình, cùng đồng nghĩa với việc trao cho họ trách nhiệm lớn lao. Muốn có sự bình đẳng giữa vợ và chồng, ngƣời phụ nữ phải hoàn thiện bản thân mình, luôn đào tạo nâng cao trình độ về mọi mặt để trở thành chủ thể tích cực, cùng chồng lo toan 23
  24. mọi công việc gia đình và ngƣời đàn ông cũng vậy, phải luôn chung thuỷ, chăm lo cho vợ con cùng vợ chia sẻ những công việc thƣờng ngày; có nhƣ vậy thì gia đình luôn đƣợc hạnh phúc và tràn ngập tiếng cƣời. Điều đó cho thấy, công tác phòng, chống bạo lực giới trong gia đình sẽ thực sự có hiệu quả khi chúng ta kết hợp đồng bộ, linh hoạt các giải pháp và quá trình đó cũng là sự kết hợp chặt chẽ của cả hai yếu tố, chủ quan và khách quan, trong vấn đề nay yếu tố chủ quan đóng vai trò quan trọng. Trong phạm vi một luận văn thạc sỹ nghiên cứu về vấn đề bạo lực giới diễn ra trong gia đình những năm gần đây, từ sự phân tích thực trạng, hậu quả và nguyên nhân của bạo lực giới trong gia đình ở nƣớc ta hiện nay, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phòng, chống bạo lực giới trong gia đình Việt Nam hiện nay. Có thể những giải pháp này chƣa đầy đủ, song đó là những giải pháp thiết thực, xuất phát từ đòi hỏi của cuộc sống, của thực tiễn phòng, chống bạo lực giới trong gia đình ở nƣớc ta hiện nay để xây dựng một gia đình ấm no, hạnh phúc, tiến bộ và không có bạo lực. Vì một gia đình Việt Nam không có bạo lực, vì thế hệ tƣơng lai của đất nƣớc chúng ta hãy cùng nhau nói không với bạo lực gia đình, cùng chung tay, góp sức chống lại bạo lực trong gia đình. References. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Tuấn Anh, Nguyễn Bích Hoà (2004).Mâu thuẫn, xung đột trong gia đình trẻ qua một số cuộc khảo sát.Tạp chí Khoa học về phụ nữ, số 2. 2. Kim Anh (dịch, 2000).Tình trạng bạo lực trong gia đình ở Nga.Tạp chí Khoa học về phụ nữ, số 3. 3. Phùng Thị Kim Anh (2003).Bạo lực gia đình ở Việt Nam (qua một số công trình nghiên cứu gần đây).Tạp chí Khoa học về phụ nữ, số 5. 4. Báo cáo tổng kết 8 năm thực hiện Luật hôn nhân và gia đình của Toà án nhân dân Thành phố Hà Nội, 1995. 5. Báo cáo tổng kết 8 năm thực hiện Luật hôn nhân và gia đình của Toà án nhân dân Thành phố Hải Phòng, 1995. 24
  25. 6. Báo cáo tổng kết 8 năm thực hiện Luật hôn nhân và gia đình của Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, 1995. 7. Báo nhân dân điện tử (2005).Nhiều quy định của pháp luật gần như đều dừng ở cửa ngõ gia đình. 8. Lê Thanh Bình (lƣợc dịch, 2006). Phụ nữ Pháp vẫn bị chồng đánh đập và đối xử tàn tệ.Tạp chí Khoa học về phụ nữ, số 3. 9. Đặng Thị Vân Chi (2006).Nguyễn Ái Quốc và vấn đề phụ nữ đầu thế kỷ XX.Tạp chí Khoa học về phụ nữ, số 2. 10. Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1999).Báo cáo quốc gia lần thứ hai về tình hình thực hiện Công ước Liên Hợp quốc xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW).Nxb Phụ nữ. 11. Ngô Thị Tuấn Dung (2007).Bạo lực đối với phụ nữ từ góc nhìn toàn cầu.Tạp chí Nghiên cứu gia đình và giới, số 1 12. Vũ Công Giao (1999).Công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ. Ý nghĩa và nội dung cơ bản. Tạp chí Khoa học về phụ nữ, số 4. 13. G.Stenven (1990).Vai trò của Hồ Chí Minh trong lịch sử tiến bộ của phụ nữ.Hội thảo quốc tế về Hồ Chí Minh, Ncb KHXH, Hà Nội. 14. Nguyễn Thị Thu Hà (1998). Bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ (nghiên cứu điển hình tại một phường).Tạp chí Khoa học về phụ nữ, số 3. 15. Hoàng Mai Hƣơng (tổng hợp, 2004).Bạo lực trong gia đình ở Trung Quốc. Tạp chí Khoa học về phụ nữ, số 6. 16. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (1997).Thực trạng tình trạng bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình Việt Nam (Báo cáo kết quả nghiên cứu sau 8 năm thực hiện Luật hôn nhân và gia đình của Viện kiểm soát). (Không xuất bản). 17. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (2001).Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam: kết quả nghiên cứu tại Thái Bình, Lạng Sơn và Tiền Giang. 18. Vũ Tuấn Huy (2003). Mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình và những yếu tố ảnh hưởng. Nxb KHXH, Hà Nội. 19. Phan Huy Lê (chủ biên, 1997). Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay. Tập 3, Nxb Hà Nội. 25
  26. 20. Võ Thị Hồng Loan, Đặng Ánh Tuyết (3/2005). Bình đẳng nam nữ và thực hiện quyền bình đẳng nam nữ ở nước ta. Tạp chí Cộng sản. 21. V.I.Lênin (1977), Toàn tập, tập 39, Nxb Tiến bộ, Matxơcơva. 22. C.Mác và Ph.Ăngghen (1984). Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước. Tuyển tập, tập 6, Nxb Sự thật, Hà Nội. 23. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 21, Nxb Sự thật, Hà Nội. 24. Dƣơng Thị Thanh Mai (2005).Bạo lực giới trong gia đình Việt Nam. Nxb Thế giới, Hà Nội. 25. Hồ Chí Minh (1976), Toàn tập, tập 1, Nxb CTQG, Hà Nội. 26. Hồ Chí Minh (1976), Toàn tập, tập 2, Nxb CTQG, Hà Nội. 27. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 10, Nxb CTQG, Hà Nội. 28. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 12, Nxb CTQG, Hà Nội. 29. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 2, Nxb CTQG, Hà Nội. 30. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 6, Nxb CTQG, Hà Nội. 31. Lữ Tuyết Mai (2003). Quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề gia đình. Tạp chí Khoa học về phụ nữ, số 3. 32. Nguyễn Hữu Minh, Lê Ngọc Lân (2007). Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam và các yếu tố tác động (tổng quan một số nghiên cứu gần đây). Tạp chí Khoa học xã hội, số 4. 33. Nguyễn Hữu Minh, Lê Ngọc Lân, Nguyễn Thị Mai Hoa, Trần Thị Cẩm Nhung (2006). Bạo lực của chồng đối với vợ ở Việt Nam trong những năm gần đây (tổng quan phân tích). Tạp chí Khoa học về phụ nữ, số 3. 34. Mai Quỳnh Nam (chủ biên, 2002). Gia đình trong tấm gương xã hội học. Nxb KHXH, Hà Nội. 35. Nguyễn Thuý Nga (lƣợc dịch, 2001). Bạo lực gia đình ở Ấn Độ. Tạp chí Khoa học về phụ nữ, số 2. 36. Trần Thị Cẩm Nhung (2007).Các giải pháp can thiệp trong phòng, chống bạo lực gia đình qua nghiên cứu gần đây của nước ngoài. Tạp chí Khoa học về phụ nữ, số 6. 26
  27. 37. Luật phòng, chống bạo lực gia đình của nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngày 1 tháng 7 năm 2008. 38. Lê Thị Quý (1999). Bạo lực gia đình và ảnh hưởng của nó đến việc hình thành nhân cách trẻ em. Tạp chí Khoa học về phụ nữ, số 4. 39. Lê Thị Quý (2000). Bạo lực gia đình bất bình đẳng trong quan hệ giới. Tạp chí Khoa học về phụ nữ, số 4. 40. Lê Thị Quý, Đặng Vũ Cảnh Linh (2007). Bạo lực gia đình một sự sai lệch hệ giá trị. Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 41. Lê Thi (1999). Dân số văn hoá và sự phát triển bền vững. Nxb CTQG, Hà Nôi. 42. Lê Thi (2001). Bạo lực đối với phụ nữ là nguyên nhân hạn chế sự tiến bộ và phát triển. Tạp chí Khoa học về phụ nữ, số 2. 43. Hoàng Bá Thịnh (2007). Bạo lực gia đình đối với trẻ em và một số giải pháp phòng ngừa. Tạp chí Tâm lý học, số 6. 44. Đặng Bích Thuỷ (1997). Bạo lực gia đình ở một số nước châu Á - liên hệ với Việt Nam. Tạp chí Khoa học về phụ nữ, số 3. 45. Lê Ngọc Văn (1998). Gia đình với chức năng xã hội học. Nxb Gia đình, Hà Nội. 46. Viện ngôn ngữ học (2003). Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng. 47. Báo cáo dân số chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ, tập 27, số 4, 1999. 48. Báo Gia đình. Hội kế hoạch hoá gia đình Việt Nam, số 11, ngày 14/3/2011. 27