Các khái niệm về du lịch bền vững

pdf 42 trang hapham 3060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Các khái niệm về du lịch bền vững", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfcac_khai_niem_ve_du_lic_ben_vung.pdf

Nội dung text: Các khái niệm về du lịch bền vững

  1. CÁC KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG HỌC PH ẦN 1 1.1 TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG Du lịch bền vững là gì? Những nhu cầu về du lịch bền vững? Những lợi ích và đe doạ của du lịch 1.2 TÌM HIỂU VỀ CỘNG ĐỒNG Ai là các bên liên quan? Tìm hiểu cộng đồng địa phương Tranh thủ hỗ trợ và nuôi dưỡng các mối quan hệ Du lịch bền vững và cộng đồng địa phương 1.3 TÌM HIỂU CÁC BÊN LIÊN QUAN KHÁC Vai trò của chính phủ Vai trò của cộng đồng địa phương Vai trò của ngành du lịch Vai trò của du khách 1.4 BÁO CÁO HIỆN TRẠNG CỦA MỘT SỐ ĐIỂM TRONG VÙNG BIỂN ĐÔNG Các học viên sẽ trình bày báo cáo hiện trạng tại vùng của mình . 1.5 PHÁT TRIỂN TẦM NHÌN CHO CÁC ĐIỂM DU LỊCH Xây dựng tầm nhìn của các điểm du lịch
  2. CÁC KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG HỌC PHẦN 1 Lời cảm ơn Phần lớn nội dung dưới đây được trích hoặc điều chỉnh từ: American Museum of Natural History - Center for Biodiversity and Conservation. 2003. Tiger in the Forest: Sustainable Nature-based Tourism in Southeast Asia. Spring Symposium, 2003. Bien, Amos. 2004 The simple user’s guide to certification for sustainable tourism and ecotourism. The International Ecotourism Society. Christ, Costas, Oliver Hillel, Seleni Matus, and Jamie Sweeting. 2003. Tourism and Biodiversity, Mapping Tourism’s Global Footprint. Conservation International and UNEP, Washington, DC, USA. Department of Environment and Natural Resources, Bureau of Fisheries and Aquatic Resources of the Department of Agriculture, and Department of the Interior and Local Government. 2001. Philippines Coastal Management Guidebook Series No. 7: Managing Impacts of Development in the Coastal Zone. Coastal Resource Management Project of the Department of Environment and Natural Resources, Cebu City, Philippines. Drumm, Andy and Alan Moore. 2005. An Introduction to Ecosystem Planning, Second Edition. The Nature Conservancy, Arlington, Virginia, USA. Gutierrez, Eileen, Kristin Lamoureux, Seleni Matus, and Kaddu Sebunya. 2005. Linking Communities, Tourism, & Conservation: A Tourism Assessment Process - Tools and Worksheets. Conservation International and the George Washington University. IUCN. 2004. Managing Marine Protected Areas: A Toolkit for the Western Indian Ocean. IUCN Eastern African Regional Programme, Nairobi, Kenya. UNEP T i P b it U it d N ti E i t l 2
  3. CÁC KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG HỌC PHẦN 1 TỔNG QUAN Du lịch bền vững là du lịch mà giảm thiểu các chi phí và nâng cao tối đa các lợi ích của du lịch cho môi trường tự nhiên và cộng đồng địa phương và có thể được thực hiện lâu dài nhưng không ảnh hưởng xấu đến nguồn lợi mà nó phụ thuộc vào. Du lịch là một trong những ngành lớn nhất trên toàn cầu, có thị trường phát triển nhanh tập trung vào các môi trường còn hoang sơ như các vùng biển và các Khu bảo tồn biển (KBTB). KBTB đang ngày càng thu hút sự quan tâm của các du khách nước ngoài cũng như địa phương. Du lịch có thể mang những lợi ích đến cho các cộng đồng địa phương và các KBTB thông qua việc tạo ra các lợi tức và tuyển dụng. Tuy nhiên, Du lịch cũng có thể đe doạ đến nguồn lợi của KBTB bằng cách huỷ hoại các sinh cảnh sống, xáo trộn đời sống hoang dã, tác động đến chất lượng nước và đe doạ cộng đồng địa phương do việc phát triển quá mức, đông đúc và phá vỡ các giá trị văn hoá địa phương. Thêm vào đó, du lịch đại chúng thường có thể không mang những lợi ích cho cộng đồng địa phương khi những lợi tức du lịch bị “rò rỉ” đến các nhà điều hành bên ngoài. Và kết quả là du lịch có thể phá huỷ rất nhiều nguồn lợi mà nó phụ thuộc vào. Ngược lại, du lịch bền vững được lập kế hoạch một cách cẩn trọng để mang những lợi ích đến cho cộng đồng địa phương, tôn trọng văn hoá địa phương, bảo tồn nguồn lợi tự nhiên, nguồn lợi trực tiếp được mang đến cho cộng đồng địa phương và KBTB và giáo dục cả du khách và cư dân địa phương về tầm quan trọng của bảo tồn. Các bên liên quan có những mối quan tâm hoặc gắn liền với những quyết định được đưa ra – nên được tham gia vào tất cả các giai đoạn trong quá trình lập kế hoạch cho bất kỳ nỗ lực quản lý nào trong các KBT, bao gồm du lịch bền vững bên trong và xung quanh các KBTB. Các bên liên quan bao gồm các thành viên cộng đồng địa phương, chính quyền, Tổ chức phi chính phủ cũng như ngành du lịch, du khách và nhiều nhóm khác nữa. Bước đầu tiên trong việc lập kế hoạch cho du lịch bền vững là xác định các bên liên quan và giao tiếp cởi mở với họ. Các cộng đồng địa phương, các Tổ chức phi chính phủ và các ngành du lịch cần phối hợp để tạo ra các xí nghiệp kinh doanh về du lịch bền vững mà có các lợi ích địa phương và cũng có tính khả thi về mặt kinh tế. Bước đầu tiên trong quá tình lập kế hoạch là ‘hướng tầm nhìn” - định hướng tầm nhìn về một viễn cảnh du lịch tốt nhất có thể có cho cộng đồng và KBTB của Bạn. 3
  4. CÁC KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG HỌC PHẦN 1 Mục tiêu huần luyện 9 Tìm hiểu sự khác biệt giữa du lịch bền vững và du lịch đại chúng 9 Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của du lịch bền vững cho KBTB và cộng đồng của Bạn 9 Tìm hiểu tầm quan trọng sự tham gia của cộng đồng trong việc lập kế hoạch du lịch 9 Tìm hiểu tầm quan trọng của việc khuyến khích cộng đồng và các bên liên quan quan trọng khác hỗ trợ xây dựng các mối quan hệ 9 Xem xét các lợi ích và đe doạ của du lịch từ quan điểm của cộng đồng 9 Biết cách xác định các bên liên quan quan trọng khác của KBTB của Bạn 9 So sánh du lịch bền vững trong KBTB của Bạn 9 Phát triển viễn cảnh cho du lịch bền vững trong KBTB của Bạn. 4
  5. CÁC KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG HỌC PHẦN 1 KẾ HOẠCH HUẤN LUYỆN 1.1 TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG Du lịch bền vững là gì? Trong những học phần trước đây, chúng ta đã thảo luận những tiêu chuẩn cơ bản của việc lập kế hoạch quản lý KBTB. Bây giờ chúng ta sẽ sang phần lập kế hoạch du lịch bền vững. Trong vài ngày tới, chúng ta sẽ thảo luận về những lợi ích và chi phí của du lịch bền vững đối với KBTB và cộng đồng địa phương và cách khuyến khích các bên liên quan và cộng đồng tham gia làm du lịch. Một chủ đề sẽ được học là cách áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chung mà đã được trình bày trong các trường hợp riêng về du lịch bền vững. Nhưng trước hết cần phải biết: du lịch bền vững là gì và tại sao chũng ta lai quan tâm đến nó? Du lịch bền vững là: Việc di chuyển và tham quan đến các vùng tự nhiên một cách có trách nhiệm với môi trường để tận hưởng và đánh giá cao tự nhiên (và tất cả những đặc điểm văn hoá kèm theo, có thể là trong quá khứ và cả hiện tại) theo cách khuyến cáo về bảo tồn, có tác động thấp từ du khách và mang lại những lợi ích cho sự tham gia chủ động về kinh tê-xã hội của cộng đồng địa phương. (World Conservation Union,1996) Du lịch trở thành một hoạt động kinh tế quan trọng ở bên trong và xung quanh các KBTB và các vùng bảo vệ khác trên toàn thế giới. Các chương trình du lịch bền vững được lập kế hoạch tốt sẽ cung cấp những cơ hội cho du khách tìm hiểu về các vùng tự nhiên, cộng đồng địa phương và học thêm về tầm quan trọng của công tác bảo tồn biển và văn hoá địa phương. Hơn thế nữa, các hoạt động du lịch bền vững có thể tạo ra những thu nhập cho các cộng đồng địa phương và các KBTB. Du lịch bền vững có những hứa hẹn riêng như là một cơ chế cần thiết cho cộng đồng địa phương được hưởng lợi từ các nguồn lợi đa dạng sinh học và môi trường trong KBTB, vì thế họ có thể thích thú hơn trong việc bảo tồn những nguồn lợi này. Du lịch bền vững khác với du lịch đại chúng như thế nào? Du lịch đại chúng không được lập kế hoạch cẩn thận cho việc nâng cao công tác bảo tồn hoặc giáo dục, không mang lại những lợi ích cho cộng đồng địa phương và có thể phá huỷ nhanh chóng các môi trường nhạy cảm. Và kết quả là có thể phá huỷ hoặc làm thay đổi một cách không thể nhận ra được các nguồn lợi và 5
  6. CÁC KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG HỌC PHẦN 1 văn hoá mà chúng phụ thuộc vào. Ngược lại, Du lịch bền vững thì được lập kế hoạch một cách cẩn thận từ lúc bắt đầu để mang lại những lợi ích cho cộng đồng địa phương, tôn trọng văn hoá, bảo tồn nguồn lợi tự nhiên và giáo dục du khách và cả cộng đồng địa phương. Du lịch bền vững có thể tạo ra một lợi tức tương tự như du lịch đại chúng, nhưng có nhiều lợi ích được nằm lại với cộng đồng địa phương và các nguồn lợi tự nhiên, các giá trị văn hoá của vùng được bảo vệ. Trong nhiều trường hợp, các hoạt động du lịch đại chúng trong quá khứ có thể mang đến những tác động xấu đến bảo tồn biển do việc thiếu các điều khiển quản lý và cơ chế lập kế hoạch hiệu quả. Ngược lại, du lịch bền vững có những kế hoạch được suy nghĩ cẩn thận để giảm thiểu các tác động xấu của du lịch, đồng thời còn đóng góp vào công tác bảo tồn và sức khoẻ của cộng đồng về cả mặt kinh tế và xã hội. Du lịch bền vững cũng tạo ra lợi nhuận như du lịch đại chúng, tuy nhiên cộng đồng địa phương được hưởng nhiều hơn từ lợi tức đó, và các nguồn lợi tài nguyên thiên nhiên và văn hoá của vùng được bảo vệ. Trong một số trường hợp, các hoạt động du lịch đại chúng trước đây đã gây ra những đe doạ cho bảo tồn biển do thiếu các cơ chế quản lý và các kế hoạch hiểu quả. Ngược lại, du lich bền vững cân nhắc tìm kiếm để giảm thiểu đến mức tối thiểu các tác động xấu của du lịch, trong khi đóng góp cho bảo tồn và các giá trị tốt cho cộng đồng địa phượng, cả về kinh tế và xã hội. Du lịch đại chúng không cung cấp nguồn quỹ tài trợ cho cả các chương trình bảo tồn lẫn cộng đồng địa phương bảo vệ vùng tránh khỏi những hoạt động và phát triển mà có thể gây hại đến cảnh đẹp tự nhiên của vùng. Những cơ hội và các đe doạ có thể chỉ được điều khiển thông qua du lịch bền vững đã được lập kế hoạch và quản lý cẩn thận. Du lịch đai chúng 1. Có một mục đích: lợi tức 2. Thường không được lập kế hoạch từ trước; “chỉ đến lúc xảy ra” 3. Định hướng đến du khách 4. Điều khiển bởi các nhóm bên ngoài 5. Tập trung làm giải trí cho du khách 6. Không ưu tiên cho bảo tồn 7. Không ưu tiên cho cộng đồng 8. Phần lớn lợi tức được đưa về cho các nhà điều hành và đầu tư từ bên ngoài Du lịch bền vững 1. Được lập kế hoạch với 3 mục đích: lợi tức, môi trường và cộng đồng (3 chân) 2. Thường được lập kế hoạch trước cùng với sự tham gia của các bên liên quan 3. Định hướng đến địa phương 6
  7. CÁC KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG HỌC PHẦN 1 4. Do địa phương điều khiển, ít nhất là một phần 5. Tập trung vào các kinh nghiệm giáo dục 6. Bảo tồn nguồn lợi tự nhiên được xem là ưu tiên 7. Đánh giá văn hoá địa phương là ưu tiên 8. Có nhiều lợi tức được để lại cho cộng đồng địa phương và KBTB Ba chân của du lịch bền vững Du lịch bền vững có 3 hợp phần chính, đôi khi được ví như “ba chân” (International Ecotourism Society, 2004): 1. Thân thiện môi trường, du lịch bền vững có tác động thấp đến nguồn lợi tự nhiên và KBTB nói riêng. Nó giảm thiểu các tác động đến môi trường (động thực vật, các sinh cảnh sống, nguồn lợi sống, sử dụng năng lượng và ô nhiễm ) và cố gắng có lợi cho môi trường. 2. Gần gũi về xã hội và văn hoá, Nó không gây hại đến các cấu trúc xã hội hoặc văn hoá của cộng đồng nơi mà chúng được thực hiện. Thay vào đó thì nó lại tôn trọng văn hoá và truyền thống địa phương. Khuyến khích các bên liên quan (các cá nhân, cộng đồng, nhà điều hành tour, và quản lý chính quyền) trong tất cả các giai đoạn của việc lập kế hoạch, phát triển và giám sát, giáo dục các bên liên quan về vai trò của họ. 3. Có kinh tế, nó đóng góp về mặt kinh tế cho cộng đồng và tạo ra những thu nhập công bằng và ổn định cho cộng đồng địa phương cũng như càng nhiều bên liên quan khác càng tốt. Nó mang lợi ích cho người chủ, cho nhân viên và cả người xung quanh. Nó không bắt đầu một cách đơn giản để sau đó sụp đổ nhanh do các hoạt động kinh doanh nghèo nàn. Một đơn vị kinh doanh du lịch mà có đủ 3 tiêu chí trên thì “sẽ kinh doanh tốt nhờ làm tốt”. Điều này có nghĩa là việc thực hiện kinh doanh du lịch trong nhiều cách có thể không phá huỷ các nguồn lợi tự nhiên, văn hoá và kinh tế, nhưng cũng khuyến khích đánh giá cao những nguồn lợi mà du lịch phụ thuộc vào. Việc kinh doanh mà được thực hiện dựa trên 3 tiêu chí này có thể tăng cường việc bảo tồn nguồn lợi tự nhiên, đánh giá cao giá trị văn hoá và mang lợi tức đến cho cộng đồng và có thể cũng sẽ thu lợi tức. Điểm điển cứu: Du lịch đại chúng không được lập kế hoạch ở Cancun, Mexico Trước khi được phát triển như là các khu nghỉ mát cho du khách vào những năm 1970, chỉ có 12 gia đình sống trên hòn đảo Cancun. Toàn vùng này bấy giờ bao gồm Bang Quintana Roo - được hình thành gồm những rừng nhiệt đới khá nguyên vẹn và những bãi biển hoang sơ và được định cư bởi 45.000 cư dân địa phương của cộng đồng Maya. Ngày nay, Cancun có hơn 2.6 triệu du khách 7
  8. CÁC KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG HỌC PHẦN 1 hàng năm và có hơn 20.000 phòng khách sạn và cộng đồng định cư lâu dài ở đây là hơn 300.000. Những tác động môi trường và xã hội được xem là tầm quan trọng thứ cấp trong kế hoạch phát triển của Cancun. Ví dụ: không cung cấp những ngôi nhà cho người thu nhập thấp - người di cư làm việc ở trong vùng và kết quả là khu nhà ổ chuột được phát triển và khoảng 75% rác thải sinh hoạt từ những khu cộng đồng này không được xử lý. Các vùng rừng ngập mặn và rừng trong đất liền đã bị chặt phá, các đầm phá đã bị san bằng và những đồi đất cũng biến mất. Nhiều loài chim, sinh vật biển và những động vật khác cũng không còn nữa. (Sweeting et al. 1999) Tài liệu 1.1 – Bảng câu hỏi Thực hành: Thuộc tính nào của du lịch bền vững là quan trọng đối với các KBTB? Điền vào các câu hỏi (trong phần tài liệu) về vùng của Bạn. Sau đó tập trung thành các nhóm nhỏ và thảo luận về khái niệm du lịch bền vững được trình bày liên quan với những kinh nghiệm và quan điểm của Bạn. Thuộc tính nào được xem là quan trọng của du lịch bền vững đối với các KBTB? trình bày những kết luận của bạn cho cả lớp. Nhu cầu cho du lịch bền vững? Nhu cầu du lịch trên toàn thế giới Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới và Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO), du lịch và các hoạt động kinh tế liên quan của nó tạo ra được 11% tổng sản phẩm nội địa toàn cầu (Global Domestic Product) và tuyển dụng 200 triệu lao động và chuyên chở gần như 700 triệu du khách trên toàn thế giới hàng năm. Du lịch thế giới tăng trưởng được ước tính khoảng 7.4% vào năm 2000, đây là tỷ lệ tăng trưởng cao nhất gần như trong vòng một thập kỷ và gần như gấp đôi của năm 1999. Hơn 698 triệu người di chuyển ra nước ngoài trong năm 2000 và chi tiêu khoảng 476 triệu USD và tăng khoảng 4.5% cao hơn năm trước. Con số này đang được dự kiến là sẽ tăng gấp đôi vào năm 2020. Tuy nhiên, những kết luận này chỉ dựa trên những con số thống kê các điểm đến mà chỉ tập trung vào du lịch quốc tế và vì thế mà một con số đáng kể về du lịch nội địa chưa được tính vào. Những thống kế này có thể chưa đánh giá hết được việc di chuyển du lịch trong vùng bằng đường bộ so với di chuyển bằng máy bay hay tàu thuỷ. WTO đánh giá rằng tỷ lệ của du lịch nội địa so với du lịch quốc tế là khá cao 10:1 - mặc dù rằng tỷ lệ này có thể dao động mạnh từ nước này sang nước khác. Điều thú vị để ghi nhớ, đặc biệt là trong những thời gian này, là du lịch vẫn đang được tiếp tục mở rộng trong suốt nữa thế kỷ qua cho dù có những thay đổi về 8
  9. CÁC KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG HỌC PHẦN 1 cải cách và chiến tranh. Có thể du lịch nhận được sự kiểm tra lớn nhất sau sự kiện ngày 11/9/2001, cuộc khủng bố xảy ra tại Thành phố New York, Washington, Hoa Kỳ; Những tấn công tiếp theo sau đó ở Tây Ban Nha, Anh Quốc và Bali; những chiến tranh liên quan đến các mâu thuẫn ở Iraq, Afghanistan, và những vùng khác; Sự giảm mạnh kinh tế toàn cầu; những khó khăn cho ngành hàng không đang tăng do các tiến trình về an ninh và giá dầu tăng cao; các dịch bệnh bùng nổ như cúm gia cầm. Kết quả là du lịch toàn cầu bị giảm 0,5% vào năm 2001, nhưng sau đó một năm thì ngành này cũng được phục hồi và bắt đầu tăng chậm trở lại. Năm 2004, du lịch toàn cầu bật nhanh trở lại và bắt đầu tăng trưởng nhanh; Nữa đầu năm 2006, du lịch toàn cầu đã tăng 4.5%. Như vậy, dù ngành du lịch có những dao động lớn hàng năm (và cộng đồng địa phương cần phải chuẩn bị trước những điều này), du lịch cũng được thể hiện một cách lập lại như là khả năng co giãn kỳ lạ của nó để bật lại nhanh chóng từ những điều kiện rất khó khăn về chính trị và kinh tế. Con người thích khám phá thế giới và nhìn thấy những điều thú vị ở những vùng đất mới. Nếu con người có những đảm bảo về độ an toàn thì họ có thể sẽ di chuyển để du lịch càng sớm . Du lịch đại diện cho một trong 5 lĩnh vực xuất khẩu lớn nhất cho 83% quốc gia và là nguồn ngoại tệ chính cho 38% quốc gia trên thế giới. (Conservation International 2003) Ngành du lịch và lữ hành hỗ trợ 200 triệu công việc trên toàn thế giới – Có 1 trong 12.4 công việc. Đến 2010, dự kiến sẽ tăng lên 250 triệu công viên hay 1 trong mỗi 11 công việc hiện có. (WTTC and WEFA, 2000) Nhu cầu du lịch ở Châu Á Tài liệu 1.2 – Tăng trưởng du lịch ở Châu Á Du lịch quốc tế tăng trưởng một cách bất thường khoảng 21% ở khu vực Đông Nam Á trong nữa đầu năm 2006 so với cùng kỳ của năm 2005, cũng như tăng thêm 4,5% trên toàn thế giới. Sự tăng trưởng nhanh một phần cũng nhờ vào việc phục hồi du lịch ở những vùng mà sóng thần đã đi qua (vào tháng 12/2004) cũng như sự tiếp tục vượt qua bùng nổ dịch bệnh SARS vào năm 2003. Ví dụ: du lịch ở Maldives tăng đến 97% trong năm 2006, cao hơn cùng kỳ năm 2005 (trước khi có sóng thần) và khách nước ngoài đã quá cảnh qua sân bay Bangkok ở Thái Lan tăng 29% trong 3 tháng đầu năm của 2006. Sự tăng trưởng du lịch nhanh ở 9
  10. CÁC KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG HỌC PHẦN 1 trong vùng cũng nhờ vào sự tăng du lịch liên tục ở Ấn Độ (+15%), sự tự do trong việc đi lại của du khách ở trong đất liền của Trung Quốc và sự phát triển của các dich vụ vận chuyển hàng không giá rẻ trong khu vực. Ở khu vực Đông Nam Á, Cambodia (+19%), Philippines (+13%), Singapore (+15%), và Vietnam (+12% đến tháng 5) tất cả đều được tăng 2 con số ở những điểm đến của du lịch quốc tế trong nữa đầu năm 2006 và trong một số năm. Như thế, sự tăng trưởng du lịch trong vùng đang gia tăng nhanh một cách bất thường và không có dấu hiệu giảm. Sử dụng nguồn lợi của du khách trên toàn thế giới Chỉ số tiêu dùng trung bình ở một số nước, thống kế của WTO, và đánh giá du lịch quốc gia có các điểm đến quốc tế, Chương trình môi trường của Liên hợp quốc (UNEP) dự kiến đánh giá một số con số sử dụng nguồn lợi lớn của du lịch. Nếu ngành du lịch toàn cầu được xem như 1 đất nước, nó sẽ sử dụng nguồn lợi ở cấp độ như một nước phát triển ở phía bắc. Trải qua một năm, du khách nội địa và quốc tế trên toàn thế giới: • Sử dụng đến 80% năng lượng sử dụng cơ bản hàng năm của Nhật Bản (5.000 triệu kWh/năm), • Tạo ra một lượng rác thải ngang bằng của nước Pháp (35 triệu tấn trong 1 năm), • Sử dụng lượng nước ngọt gấp 3 lần lượng nước ở Hồ Superior, nằm giữa Canada và Hoa Kỳ trong 1 năm (10 triệu m3 nước). Mức độ sử dụng nguồn lợi khổng lồ của du lịch toàn cầu được nêu ở trên thể hiện những tác động của chúng đến môi trường là rất đáng kể. Nhu cầu của du lịch như thế nào cho du lịch bền vững? Du lịch bền vững hấp dẫn một số lượng lớn du khách - những người thích “du lịch tự nhiên”, “du lịch mạo hiểm” hoặc “du lịch sinh thái” là những loại hình du lịch tập trung vào việc đánh giá cao các vùng hoang dã, đời sống hoang dã và các giá trị văn hoá địa phương. WTO đánh giá du lịch tự nhiên tạo ra 7% của những tiêu xài về di chuyển quốc tế. Nếu tất cả những di chuyển liên quan đến tự nhiên đều được đưa vào (không chỉ những tour du lịch tự nhiên đặc biệt), thì con số tổng thể về du khách, những người quan tâm đến du lịch tự nhiên có thể lên đến 40-60%. Viện Tài Nguyên Thế Giới cho biết hàng năm trong khi tỷ lệ du lịch đang tăng 4%, thì sự di chuyển tự nhiên tăng từ 10 – 30%. Kể từ khi có một tỷ lệ đáng kể các phương tiện du lịch mới ở các nước đang phát triển – nơi có những vùng có đa dạng sinh học cao, được xây dựng ở những vùng biển và 10
  11. CÁC KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG HỌC PHẦN 1 vùng tự nhiên, những dạng tăng trưởng này là mối quan tâm riêng sẽ đe doạ đến các hệ sinh thái. Một số chỉ số cho sự tăng trưởng này là: • Ở những quốc gia mà ngành du lịch chủ yếu là “du lịch sinh thái” có tỷ lệ tăng trưởng du lịch rất cao. Như Costa Rica, du lịch tăng 400% từ 1986 cho đến 1991 và Belize, số lượng du khách tăng 600% từ 1986 đến 1996. • Khảo sát của các nhà điều hành du lịch hải cảng nước ngoài đóng tại Hoa Kỳ chỉ ra rằng số lượng nhà điều hành du lịch tăng 820% từ 1970 đến 1994, hoặc trung bình 34% mỗi năm. Du khách quan tâm đến du lịch bền vững thường đến từ đâu? Du khách thể hiện mối quan tâm lớn đến sự bền vững và di chuyển dựa vào tự nhiên chủ yếu đến từ các nước sau: 1. Hoa Kỳ 2. Anh Quốc 3. Đức 4. Australia 5. Pháp 6. Thuỵ Điển 7. Hà Lan 8. Đan Mạch 9. Nauy 10. Áo 11. Canada 12. New Zealand Những nước này đã đóng góp gần ¼ số du khách đến các vùng đất của khu vực Đông Nam Á và tỷ lệ này đang tăng lên. Từ 1995, sự tăng trưởng từ những nước này đã thúc đẩy tỷ lệ tăng trưởng tổng thể về số lượng du khách trong vùng. Trong số 12 quốc gia này, Hoa Kỳ, Anh Quốc, Đức, Australia và Pháp chiếm tỷ lệ cao nhất trong số du khách đến các vùng đất của Đông Nam Á. Vì thế, đây là cơ hội lớn cho Đông Nam Á xây dựng ngành du lịch dựa vào tự nhiên. Chú ý là trên 60% du khách từ 12 nước này đều có thể nói tiếng Anh, nên nhu cầu về các hướng dẫn viên và các nhà điều hành tour biết nói tiếng Anh cũng đang được tăng lên. Tại sao du khách lại muốn du lịch bền vững? Tổ chức du lịch thế giới khảo sát du khách từ Hoa Kỳ, Anh Quốc, Canada và Pháp để hiểu hơn về những ưa thích của họ cho việc di chuyển. Kết quả cho biết sự quan tâm được giành phần lớn cho việc xem đời sống hoang dã ở những vùng môi trường hoang sơ. Những ưu tiên khác bao gồm: xem các loài quý hiếm, thăm cộng đồng địa phương, khảo cổ học và xem chim. Khách du lịch sinh 11
  12. CÁC KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG HỌC PHẦN 1 thái cũng quan tâm đến giáo dục và thuyết minh bởi những hướng dẫn viên có chuyên môn cao cũng như các cơ hội thăm những vùng xa và thưa dân. Phần lớn có xu hướng quan tâm về môi trường đang được tăng lên trên toàn thế giới. Khi con người nghe về tính nhạy cảm của môi trường, họ nhận thức được tốt hơn về các vấn đề bảo tồn vòng quanh thế giới. Ở nhà thì họ cũng rất vui lòng để trả tiền nhiều hơn cho các sản phẩm và những dịch vụ “xanh” và đang thực hiện các hành động bảo tồn như việc tái sử dụng. Với những mong muốn của họ, trước tiên họ muốn học về các loài đang bị nguy hiểm và các sinh cảnh sống đang bị đe doạ. Họ muốn hiểu về những thách thức phức tạp của công tác bảo tồn và muốn có nhiều kinh nghiệm hơn về nó. Du khách có xu hướng tìm các điểm đến xa xôi. Họ đang muốn có thêm những trải nghiệm về những con đường mòn và tìm kiếm các động vật hoang dã và những vùng chưa bị tàn phá. Xét về mặt văn hoá, nhiều du khách muốn trốn tránh sự nhàm chán các môi trường du lịch tương đồng nhau và muốn có những trải nghiệm về đa dạng sinh học và sự phong phú của văn hoá địa phương. Nhiều du khách sau đó trở thành những nhà hoạt động xã hội. Khi có những trải nghiệm về các đời sống hoang dã đang bị đe doạ hoặc về văn hoá địa phương và tìm hiểu về những hoàn cảnh khó khăn, họ muốn giúp đỡ. Các du khách trong nước và quốc tế tìm kiếm những chương trình giáo dục môi trường, họ vui vẻ trả phí vào tham quan và thích mua những sản phẩm và dịch vụ của địa phương để hỗ trợ thêm cho cộng đông. Trên cả “du lịch tự nhiên”: là nhu cầu về sự bền vững thực sự? Những thống kế ở trên được rút ra từ những nghiên cứu về “du lịch tự nhiên” hoặc “du lịch sinh thái” – du lịch mà tập trung hướng vào việc đánh giá cao các vùng hoang sơ bao gồm các hoạt động như nhìn ngắm động vật hoang dã, đi bộ và bơi có ống thở. Nhưng phần lớn các du khách thật sự quan tâm nếu việc phát triển du lịch ở cộng đồng được thực hiện theo cách bền vững ? Một cách tái khẳng định, những nghiên cứu đã xác định những gì họ làm. Trong các khảo sát, nhiều du khách Anh Quốc nói rằng họ sẽ rất sẵn sàng trả nhiều hơn cho những chuyến tham quan của họ đến các vùng nước ngoài nếu những khoản tiền phụ thêm này giúp đảm bảo được tiền lương và điều kiện làm việc cho các nhân viên trong các khu nghỉ mát hoặc khách sạn cũng như việc bảo vệ môi trường. Trong số 2000 khảo sát với 2000 người trưởng thành ở Anh Quốc (đại diện của Tearfund thực hiện), gần một nữa số người trả lời nói họ rất sẵn lòng di chuyển với các công ty nếu họ có viết những mã số đạo đức cho du khách để đảm bảo được tính bền vững. Hơn một nữa cũng trả lời họ sẽ trả vượt 5% chi phí (như trả thêm 25 USD nếu chi phí của chuyến đi là 500 USD) để đảm bảo các tiêu chuẩn về đạo đức như mức lương công bằng và đảo ngược những phá huỷ môi trường do du khách tạo ra. 12
  13. CÁC KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG HỌC PHẦN 1 Tài liệu 1.3 – Mã số đạo đức toàn cầu Theo khảo sát khác được thực hiện bởi MORI đại diện cho Hiệp hội các công ty lữ hành của Anh Quốc (ABTA), 85% du khách Anh Quốc tin tưởng rằng điều quan trọng là không phá huỷ môi trường. Trong cuộc điều tra thực hiện năm 2000, kết quả là 36% sẵn sàng tiết kiệm nước bằng cách tắm vòi hoa sen thay vì tắm bồn, 18% đề nghị nên tắt máy điều hoà không khí để tiết kiệm năng lượng và 17% đã quyết định không nên thực hiện giặt khăn tắm hàng ngày. Khi được hỏi họ sẵn sàng trả phụ thêm bao nhiêu cho việc đảm bảo về môi trường, xã hội và từ thiện, 31% trả lời là họ sẽ trả thêm 2% (20 USD) cho những chuyến đi ít hơn 1000 USD và 33% nói sẽ trả thêm 5% (50USD) cho những chuyến đi nhiều hơn 1000 USD. Những khảo sát của các quốc gia khác về du lịch, cơ bản như ở Châu Âu và Hoa Kỳ, đã có kết quả tương tự. Khách du lịch Đức đòi hỏi chất lượng môi trường của vùng họ đến tham quan, theo nghiên cứu khảo sát của Reiseanalyse hàng năm. Khảo sát năm 2002, 65% người Đức trả lời đánh giá cao các bãi biển và nước sạch, trong khi đó thì 42% nói họ muốn có thể tìm những nơi ở thân thiện với môi trường. Kết quả từ những khảo sát này là rất khuyến khích. Họ xác định rằng những du khách không chỉ hỗ trợ cho khái niệm bền vững mà họ còn sẵn lòng trả cao hơn giá thực tế cho sự bền vững này. Lời kết, nhu cầu của du khách nói chung là lớn và nhu cầu về du lịch bền vững thì đang được tăng lên. Chúng ta sang phần tiếp theo về các câu hỏi bình luận: Du lịch có tốt cho KBTB và công đồng địa phương không? Những lợi ích của du lịch và những đe doạ cho các KBTB Du lịch có thể mang lại những lợi ích cho KBTB và cộng đồng địa phương, nhưng cũng gây ra một số vấn đề. Thách thức của du lịch bền vững là nâng cao tối đa các lợi ích nhưng cũng giảm thiểu các chi phí. Trong phần này chúng ta sẽ xem xét những lợi ích và đe doạ trên quan điểm của KBTB; Chúng ta sẽ xem xét chi tiết trên quan điểm của cộng đồng địa phương trong ngày hôm sau. Tài liệu 1.4 - Những tác động từ du lịch Error! 13
  14. CÁC KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG HỌC PHẦN 1 Thảo luận: Kinh nghiệm của Bạn với du lịch Liệt kê trên mẩu giấy và sau đó chia sẻ với cả nhóm bằng cách viết lên giấy khổ lớn hoặc lên bảng: 1. Những cách gì mà du lịch đã mang đến những lợi ích cho KBTB của Bạn hoặc hoạt động kinh doanh của Bạn? 2. Du lịch có tác động tiêu cực theo cách nào? 3. Xét tổng thể, du lịch là trải nghiệm tích cực hay tiêu cực đối với Bạn? Những lợi ích mang đến cho các KBTB từ du lịch 1. Lợi tức cho KBT Tài trợ cho các vùng bảo vệ là vấn đề quan tâm chính của các nhà quản lý KBTB. Tài trợ của chính quyền cho các KBTB thường là không đủ cho các nhu cầu về bảo tồn và nhiều vùng tự nhiên quan trọng sẽ không tồn tại nếu không có những lợi tức phụ và mới. Du lịch mang đến những cơ hội để tạo ra các thu nhập theo nhiều cách khác nhau và cho phép các nhà quản lý KBTB bảo vệ tốt hơn các vùng nhạy cảm. (chúng ta sẽ thảo luận chi tiết về lợi tức du lịch trong học phần sau) Phí vào cổng hoặc phí tham quan của du khách có thể được thu trực tiếp với du khách, những người tham quan KBTB. Phí du khách có thể được thu ngay tại cổng vào KBTB; cho việc sử dụng một số trang thiết bị hoặc một số hoạt động đặc biệt; có thể trên tàu, hoặc có thể cộng thêm vào chi phí của những chuyến dã ngoại hoặc phí sử dụng cho các khách lặn và bơi có ống thở. Nói chung, khách nước ngoài có thể được thu nhiều hơn khách trong nước. Thuê mướn của các tổ chức tư nhân có thể bao gồm các quầy hàng lưu niệm, việc cho thuê tàu, thức ăn hoặc các tour. Thông thường là do tư nhân đầu tư và quản lý với một tỷ lệ được phân chia về KBTB. KBTB không có quyền đối với các hoạt động (hoặc việc cho thuê mướn) ở trên đất liền, vì thế mà những cam kết về việc chia sẻ lợi nhuận từ các hoạt động trên bờ là rất khó. Về tàu và các nhóm sử dụng như bơi lặn có khí tài, những hoạt động trực tiếp trong KBTB thì việc cam kết thu phí có thể được đảm bảo dễ dàng hơn. Quyên góp có thể được thu hút để hỗ trợ cho một số chiến dịch đặc biệt, như việc kêu gọi tài trợ cho việc xây dựng trung tâm du khách, một chương trình “chấp nhận một loài” hoặc được thu hút để hỗ trợ một số hoạt động quản lý cơ bản đang được tiến hành. Thời gian tốt nhất để thu hút các hoạt động quyên góp này là ngay sau khi du khách đã hưởng thụ những giá trị tự nhiên độc đáo của KBTB và cảm giác cần đóng góp cho những nỗ lực bảo tồn biển. 14
  15. CÁC KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG HỌC PHẦN 1 2. Tuyển dụng Du khách có thể mang đến những công việc mới cho vùng, đây được xem là lợi ích lớn nhất cho cộng đồng địa phương. Để đáp ứng được nhu cầu của du khách ở bên trong và xung quanh các KBTB, các cư dân địa phương cần phải tìm một số việc như lái taxi, làm chủ các nơi lưu trú, cho thuê mặt bằng và làm hướng dẫn viên tour. Sự tăng số lượng du khách đến tham quan KBTB cũng làm tăng nhu cầu về tuần tra và nhân viên cưỡng chế, các nhà nghiên cứu và giáo dục. Cư dân dịa phương có thể làm tốt một số vị trí cho các công việc liên quan đến du lịch và KBTB, vì họ rất thông thạo với các nguồn lợi văn hoá và tự nhiên của vùng. Tuy nhiên, họ có thể cần những khoá huấn luyện về các kỹ năng như ngôn ngữ và thuyết minh, điều khiển các nhóm, chuẩn bị thức ăn, sơ cấp cứu và bảo dưỡng táu. Du lịch cũng làm tăng lên nhu cầu cho việc tuyển dụng gián tiếp bao gồm các công việc phục vụ, xây dựng và người cung cấp hàng hoá như thức ăn. 3. Sự điều chỉnh chính trị cho các KBTB Tiềm năng của du lịch bền vững có thể gây ảnh hưởng các cán bộ chính quyền để đưa ra hiện trạng được bảo vệ cho vùng hoặc tăng cường tình hình bảo vệ cho các vùng bảo vệ, bảo tồn hiện tại nếu nó có thể tạo ra những thu nhập và cung cấp các lợi ích khác cho quốc gia. Và khi các cán bộ chính quyền quan tâm nhiều hơn về tầm quan trọng của việc bảo vệ các vùng tự nhiên, du khách cũng sẽ thăm và hỗ trợ nhiều cho các vùng tự nhiên nếu nó được bảo vệ 4. Giáo dục môi trường Du lịch bền vững cung cấp đối tượng lý tưởng cho giáo dục môi trường. Khi du khách xem các rạn san hô và thú biển, họ muốn tìm hiểu về các tập tính của động vật và sinh thái rạn san hô cũng như những thách thức của công tác bảo tồn những nguồn lợi này. Rất nhiều du khách cũng muốn biết về các vấn đề kinh tế, chính trị và xã hội xung quanh việc bảo tồn. (Chúng ta sẽ thảo luận về giáo dục sâu hơn ở trong học phần 5). Hướng dẫn viên về tự nhiên đây là nguồn quan trọng cho công tác giáo dục môi trường. Những khảo sát về du khách cho biết rằng hướng dẫn viên tốt là nhân tố quan trọng cho sự thành công của chuyến tham quan. Ví dụ: vào năm 1996, RARE - Trung tâm bảo tồn nhiệt đới yêu cầu 60 nhóm bảo tồn ở Châu Mỹ La Tinh để xác định ra những cản trở khách quan cấp bách nhất cho việc phát triển du lịch sinh thái (hợp phần quan trọng nhất của du lịch bền vững); sự thiếu hụt về các hướng dẫn viên tự nhiên được đào tạo được xếp thứ 2 trong số những mối quan tâm này. Trung tâm du khách bằng những trang thiết bị được in ấn, trưng bày và những video là những phương tiện rất tốt cho công tác giáo dục môi trường. Những bảng biểu dựng ở các bãi biển có thể truyền đạt những thông tin quan trọng về 15
  16. CÁC KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG HỌC PHẦN 1 sinh học và những thông điệp về bảo tồn. Việc thuyết minh cho những du khách đang trở nên sáng tạo và có sự trao đổi 2 bên. Giáo dục môi trường là cơ hội quan trọng đối với du khách trong nước. Đó có thể là những học sinh phổ thông đang tìm hiểu về nguồn lợi mà có giá trị trong cuộc sống hằng ngày của họ, hoặc những du khách từ những vùng lân cận đang tìm hiểu về ý nghĩa của các vùng bảo tồn quốc gia, những công dân là những đối tượng chính. Các thông điệp bảo tồn có tính cấp thiết đặc biệt cho họ. Du lịch bền vững có thể nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương về các giá trị của KBTB và những nhu cầu về bảo tồn, thông thường kết quả là những nỗ lực về bảo tồn địa phương được tốt hơn như việc hạn chế các rác thải. Nhận thức được tăng lên ở phạm vi quốc gia cũng có kết quả rất lớn trong việc cải thiện các nỗ lực bảo tồn như việc trao quyền và hỗ trợ các KBTB. Ở phạm vi quốc tế, du lịch bền vững có thể tạo ra những phối hợp quốc tế cho việc cải thiện các nỗ lực bảo tồn và hỗ trợ cho các KBTB nhất định. Giáo dục môi trường cho các du khách có hiêu quả nhất khi các thông tin trước và sau chuyến đi được trang bị đầy đủ. Việc chuẩn bị này sẽ khuyến khích du khách suy nghĩ về những ứng xử phù hợp để giảm thiểu các tác động tiêu cực và tiếp tục sử dụng các trang thiết bị này cho quá trình giáo dục môi trường. NHỮNG ĐE DOẠ TỪ DU KHÁCH ĐẾN CÁC KBTB 1. Tác động môi trường Việc sử dụng quá nhiều và không phù hợp của du khách có thể giẫm đạp lên các sinh cảnh sống ở vùng triều, rừng ngập mặn hoặc các thảm cỏ biển; xáo trộn đời sống hoang dã như chim biển hoặc thú biển; phá huỷ các rạn san hô từ các chân nhái của các du khách bơi lặn; và tác động đến chất lượng nước từ việc tăng lên các nguồn nước thải hoặc chất thải lơ lững trong nước biển và ở các vùng ven biển. Bên cạnh những tác động trực tiếp của địa phương, những tác động này có thể gây ra những thay đổi hoặc những vấn đề mà cần một quãng thời gian dài mới có thể giải quyết như việc thay đổi các tập tính của động vật như tập tính bắt mồi, di cư hay sinh sản. Có rất nhiều thay đổi rất khó để phát hiện, nhưng tất cả đều là những chỉ số quan trọng về mức độ lành mạnh của các nguồn lợi tự nhiên. Chúng ta sẽ thảo luận về các đánh giá và giám sát những hiệu ứng này vào học phần sau. 2. Sự không ổn định về kinh tế Có thể cộng đồng địa phương không thu nhận được những lợi tức từ du lịch, những lợi tức đó có thể rơi vào hầu bao của các nhà đầu tư bên ngoài. Hiện tượng này được gọi là “rò rỉ” lợi tức. Nếu sự rò rỉ này là cao thì sẽ có rất ít sự hỗ trợ của cộng đồng địa phương, cho KBTB hoặc công tác bảo tồn biển. Cho dù 16
  17. CÁC KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG HỌC PHẦN 1 một số cư dân có thể tạo ra được những lợi tức từ du lịch, nếu những lợi tức cho cộng đồng là thấp hoặc không liên kết một cách đầy đủ với những nỗ lực bảo tồn thì cư dân địa phương có thể tái đầu tư những nguồn tài chính này vào các hoạt động có tác động cao hơn để có lợi nhuận kinh tế cao hơn, như: khái thác phi pháp và nuôi trồng không đúng quy định. Đối với những người có được việc làm ổn định từ du lịch, nhưng nếu những công việc này không giúp cho việc quản lý hoặc không có cơ hội sở hữu, những nhân công địa phương sẽ không thích thú để cam kết với du lịch bền vững một cách lâu dài. Thêm vào đó, du lịch bền vững cũng như các loại hình khác của du lịch, có thể là những nguồn thu nhập không ổn định. Nhu cầu du lịch dao động với nhiều yếu tố bên ngoài mà nằm ngoài khả năng điều khiển của những vùng du lịch. Ví dụ: các mâu thuẫn về chính trị, hoặc những truyền miệng về các điều kiện không an toàn ở trong vùng hoặc quốc gia đó có thể sẽ làm giảm số lượng du khách trong nhiều năm. Những thay đổi về tiền tệ cũng có thể tác động đến việc di chuyển của du khách. Ví du: việc khủng bố trong năm 2001 ở Hoa Kỳ đã làm giảm nhanh chóng giá trị tiền tệ của đồng dollar, và kết quả là có sự giảm mạnh về di chuyển du khách từ Hoa Kỳ ra nước ngoài trong 2 năm sau đó. Một ví dụ khác là ở Vườn Quốc gia Komodo ở Indonesia, số lượng du khách đã giảm từ 30.000 lượt mỗi năm xuống còn 11.000 tại các khu vực nổ bom gần Bali, đây là nơi mà trước đây có nhiều du khách nước ngoài đến thăm. Các thiên tai như sóng thần 2004 có thể tác động đến du lịch trong nhiều năm, đặc biệt là các khách sạn nằm dọc bãi biển và mạng lưới giao thông đã bị tàn phá nghiêm trọng. Sự giảm về số lượng du khách không thể dự đoán được này có thể là điều bất hạnh nếu KBTB phụ thuộc quá lớn vào những ngành du lịch này. Nói cách khác Du lịch bền vững nên được khuyến khích, nhưng không phụ thuộc vào nó như là nguồn lợi tức và tuyển dụng nhân công duy nhất. 3. Sự đông đúc bên trong và gần các KBTB Cảm giác đông đúc có thể là vấn đề cho cả cộng đồng địa phương và KBTB. Có nhiều cộng đồng địa phương có thể tự tìm cách chuyển các sử dụng truyền thống ở các vùng biển cho du lịch, bao gồm việc phát triển cơ sở hạ tầng như đường xá, khách sạn, nhà hàng, cầu cảng. Du khách có thể bắt đầu cạnh tranh với cư dân địa phương để giành những vùng mở còn lại. Có nhiều vùng mà cộng đồng địa phương gắn liền trong suốt thời gian sinh trưởng, trước khi chúng trở thành những điểm thu hút quốc tế. Nếu việc tiếp cận đến những điểm quý giá này trở nên khó khăn, sự căng thẳng thường tăng lên và cộng đồng địa phương có thể bắt đầu phẫn nộ với du khách. Sự đông đúc có thể cũng là sự phiền toái cho chính du khách, nhiều người trong số họ muốn tìm những chuyến tham quan đến những vùng yên lặng. Du khách quốc tế có thể bị thất vọng để phải di 17
  18. CÁC KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG HỌC PHẦN 1 chuyển đến một nơi rất xa và tiêu tốn một khoản tiền lớn được tiết kiệm trong nhiều năm để rồi bị lấn át bởi những du khách khác. 4. Sự phát triển quá mức Khi vùng địa phương trở thành điểm đến phổ biến cho du khách, các doanh nghiệp địa phương sẽ xây dựng những nhà nghỉ, khách sạn và những dịch vụ khác để cung cấp những nhu cầu của du khách. Trong một số trường hợp ở đâu mà nhu cầu của du khách rất lớn, thì nhiều người từ những nơi khác cũng đến vùng này để chớp lấy những cơ hội đầu tư kinh tế. Cùng với những nhu cầu tăng cao của du khách thì những nhu cầu về cơ sở hạ tầng cũng được tăng lên như: khách sạn, nhà hàng và nhiều nhà trọ cho các nhân viên và chủ đầu tư từ nơi xa đến. Những nhu cầu này tạo nên những áp lực cho các dịch vụ cơ bản như nhu cầu về nước, xử lý rác thải, điện Thêm vào những gánh nặng cho các dịch vụ cộng đồng là sự phát triển tăng nhanh xảy ra ở những nơi việc lập kế hoạch còn kém và có thể gây nên các vấn đề về mỹ quan cũng như các vấn đề về sinh thái cho cả cộng đồng và KBTB. Cân bằng lợi ích và những cái giá phải trả Không giống như du lịch đại chúng, du lịch bền vững có tiềm năng trong việc hạn chế các mối đe doạ đến các vùng tự nhiên và đến con người sống bên trong và xung quanh các vùng đó. Tuy nhiên, du lịch bền vững thành công đòi hỏi việc lập kế hoạch và quản lý phải nhận thấy được những tiềm năng của chúng. Việc cân bằng những lợi ích và cái giá phải trả là không dễ. Trong một số trường hợp, những tác động tiêu cực nhỏ cần được chấp nhận để có những lợi ích lớn hơn. Ví dụ: du lịch có thể giẫm đạp lên các vùng bờ biển dọc theo các đường mòn, nhưng nó lại tạo ra những cơ hội tuyển dụng được nhiều nhân viên KBTB hơn. Việc tuyển thêm các nhân viên KBTB có thể tốt hơn cho việc bảo tồn tổng thể của KBTB và đó cũng chính là giá trị của việc hy sinh những thảm thực vật dọc theo các đường mòn. Dù những đan xen của lợi ích và các giá phải trả như thế nào thì câu hỏi quan trọng nên là “du lịch có mang lại những thuận lợi cho công tác bảo tồn lâu dài của KBTB và những lợi ích cho cộng đồng địa phương không?” Nếu có thì cũng được xem là bền vững. Việc quyết định nên xúc tiến phát triển du lịch bền vững hay không là nhiệm vụ không dễ dàng. Chúng ta sẽ dùng phần lớn thời gian trong tuần tới để thảo luận về quyết định quan trọng này. Một bước chính là thu thập thông tin chính xác về những gì mà KBTB có thể cung cấp cho du khách cũng như những rủi ro; Đây sẽ là những tập trung của chúng ta trong ngày mai. Một bước quan trọng khác nữa là tìm hiểu các bên liên quan chính và những mối quan tâm của họ và làm 18
  19. CÁC KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG HỌC PHẦN 1 thế nào để khuyến khích họ tham gia vào quá trình lập kế hoạch. Bây giờ chúng ta sẽ đến phần giới thiệu chính về các bên liên quan. 1.2 TÌM HIỂU CỘNG ĐỒNG Việc lập kế hoạch du lịch bền vững hiệu quả đòi hỏi nâng cao những lợi ích địa phương từ du lịch và giảm thiểu những cái giá mà địa phương phải trả, nhưng cũng giữ được tính khả thi về kinh tế. Việc lập kế hoạch cần phải có sự tham gia của tất cả các bên liên quan quan trọng. Quan trọng nhất là phải có sự tham gia của cộng đồng địa phương và những nhà điều hành du lịch kinh nghiệm. Hơn nữa, nó cũng nên bao gồm càng nhiều bên liên quan càng tốt. Ai là các bên liên quan và du lịch bền vững tác động đến họ như thế nào? Ai là các bên liên quan? “Các bên liên quan” là những người hoặc những nhóm người mà quan tâm (hoặc gắn liên) đến việc quyết định được làm bởi các cơ quan quản lý. Đối với việc ra quyết định ở các KBTB, các bên liên quan bao gồm các cá nhân hoặc những nhóm tham quan, quan tâm hoặc bị tác động (tích cực hoặc tiêu cực) bởi các nguồn lợi biển và ven biển và những sử dụng của họ. Trong các cộng đồng ven biển, các bên liên quan bao gồm cư dân địa phương và những ngư dân cũng như những thành viên của các nhóm khác như: • Quản lý KBTB • Các thành viên của cộng đồng địa phương • Ngành du lịch (điều hành du lịch, khách sạn, nhà hàng ) • Ngành khai thác thuỷ sản (địa phương và bên ngoài) • Các tổ chức bảo tồn đa dạng sinh học • Các Hiệp hội phát triển cộng đồng • Các tổ chức cộng đồng • Cộng đồng nông dân ven biển • Các cơ quan quản lý giao thông • Cộng đồng nghiên cứu Điều cần thiết là các bên liên quan được tham gia vào tất cả các giai đoạn của quá trình lập kế hoạch. Cùng với những hỗ trợ của các bên liên quan, những kế hoạch du lịch bền vững hoàn toàn thành công hơn. Có nhiều thuận lợi hơn về mặt chính trị khi có sự tham gia của nhiều bên liên quan. Khi cộng đồng có trách nhiệm quản lý, họ cảm giác được tham gia và hiểu được những lợi ích sẽ đến với họ từ việc quản lý KBTB có trách nhiệm và từ du lịch bền vững. Đây là cơ hội tốt để họ sử dụng cẩn thận hơn những nguồn lợi 19
  20. CÁC KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG HỌC PHẦN 1 của KBTB và hỗ trợ các hoạt động du lịch có trách nhiệm. Ví dụ: Số lượng cá và động vật nhuyễn thể khai thác có thể được điều khiển, các phương pháp khai thác có tính huỷ diệt có thể được thực hiện ít hơn hoặc các nhà điều hành bơi lặn có thể quan tâm nhiều hơn đến các rạn san hô. Các cộng đồng có thể tự ra các quy định và tự cưỡng chế để hỗ trợ đạt được những mục tiêu và mục đích của KBTB và của du lịch bền vững. Xác định các bên liên quan Các bên liên quan chỉ có thể được tham gia khi Bạn biết họ là ai. Họ có thể được xác định và sau đó là được tiếp cận và đưa ra các mối quan tâm và quan điểm của họ. Như bước đầu tiên, nhóm lập kế hoạch du lịch của KBTB có thể thảo luận với các mối liên lạc địa phương về những đối tượng cần được mời hoặc tư vấn và làm thế nào để khuyến khích các đối tượng này tham gia. Khi các bên liên quan chính được xác định, nhóm nên xác định những phương tiện tốt nhất để khuyến khích các bên liên quan khác nhau tham gia dựa vào mức độ đóng góp và tiềm năng tham gia trong việc phát triển du lịch bền vững trong tương lai. Ví du: điều cần thiết là nên tổ chức các cuộc tư vấn cá nhân hoặc những hội thảo tư vấn với các nhà kinh doanh địa phương và các nhóm bảo tồn. Việc giải thích tiến trình tổng thể với cộng đồng có thể dễ dàng thành công thông qua các cuộc họp lớn với cộng đồng. Xác đinh các bên liên quan và các mối quan tâm của họ Tư vấn Tham gia Nguồn: Các bước tiến đến du lịch bền vững, 2004 Điều lý tưởng là đại diện của các bên liên quan này nên được tham gia cùng với các nhà quản lý KBTB như nhóm công tác. Nhóm này sẽ cùng phát triển kế hoạch cho du lịch bền vững. (nhóm công tác này thường bao gồm nhóm đánh giá và một số thành viên của các bên liên quan khác). 20
  21. CÁC KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG HỌC PHẦN 1 Những thành viên có thể cho nhóm công tác Cộng đồng Kinh doanh địa phương & điều hành Cộng đồng địa phương Các tổ chức Nhóm du lịch công tác Chính quyền địa phương, vùng và các Các cơ quan quản cấp khác lý môi trường và Cơ quan về KBTB di sản văn hoá Nguồn: Các bước tiến đến du lịch bền vững, 2004 Quá trình xác định các bên liên quan cũng có thể giúp xác định những cá nhân hoặc nhóm sẽ bị tác động – cách tác động - bởi cả việc quản lý KBTB và du lịch bền vững. Đây là quá trình tìm hiểu ai sẽ là người hưởng lợi từ phát triển du lịch, ai sẽ bị mất, và bao nhiêu. Việc tìm hiểu các nhóm khác nhau trong vùng của Bạn có thể cho phép nhà quản lý KBTB hiểu được ai cần được tham gia vào việc lập kế hoạch du lịch bền vững. Không phải tất cả các bên liên quan đều có cùng “gắn kết” hoặc có mức độ quan tâm vào các nguồn lợi biển và ven biển và có thể là ít chủ động hoặc không hoàn toàn chủ động. Việc hiểu các bên liên quan có thể giúp dự đoán những thay đổi về các thói quen trong xã hội, văn hoá địa phương, truyền thống và chất lượng các vấn đề cuộc sống mà có thể tạo ra từ việc phát triển du lịch. Vì thế những khía cạnh quan trọng của việc lập kế hoạch du lịch bền vững là để xác định và tìm hiểu các bên liên quan chính và để tìm hiểu những quan điểm, mục tiêu và những mong muốn của họ. Chúng ta sẽ bắt đầu với những bên liên quan quan trọng nhất, cộng đồng địa phương và sau đó chúng ta sẽ khám phá những bên liên quan quan trọng khác như chính quyền địa phương và các tổ chức phi chính phủ. Những thông tin này chỉ là điểm khởi động để bắt đầu quá trình tìm hiểu các bên liên quan trong vùng của Bạn. Điều quan trọng là có thể gặp và nói chuyện trực tiếp với họ. 21
  22. CÁC KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG HỌC PHẦN 1 Du lịch bền vững và cộng đồng địa phương Đối với cư dân địa phương, du lịch không chỉ có những tác động kinh tế mà còn tác động đến cuộc sống cá nhân họ. Du lịch tác động lên cách sống, truyền thống và văn hoá cũng như sinh kế của họ. Không giống như những người tham gia khác trong ngành du lịch, cộng đồng địa phương sẽ phải giải quyết với du lịch cho dù họ có chọn hay không. Một số cộng đồng vùng xa nơi mà thường là rất yên tĩnh và an bình, đã bị phát hiện cho các hoạt động của du khách quốc tế là những người mà phần lớn chỉ đi qua và không ở lâu để gặp gỡ với cộng đồng địa phương. Các cư dân địa phương cần phải hoà nhập những phản ứng với việc xâm nhập này. Một số không muốn làm gì với du khách, nhưng một số bị hấp dẫn bởi những cơ hội tuyển dụng. Cho dù những phản ứng đầu tiên này như thế nào, các cư dân địa phương thường là chưa có những chuẩn bị cho những nhu cầu của du khách. Họ thường không thể cạnh tranh với các ngành du lịch lớn và không hiểu những mong muốn hoặc thói quen của những du khách tự do này, những người thích khám phá những vùng mới. Các thành viên cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong du lịch. Họ có thể thực hiện nhiều vai trò trực tiếp trong ngành du lịch như: • Cho thuê đất cho việc phát triển • Làm việc bán thời gian, đầy đủ thời gian hoặc tạm thời cho những nhà điều hành tư nhân • Cung cấp những dịch vụ cho các nhà điều hành tư nhân như thức ăn, hướng dẫn viên, giao thông, nhà nghỉ • Hình thành liên kết với các nhà điều hành tư nhân, những người cung cấp thị trường, hậu cần, hướng dẫn viên đa ngôn ngữ, trong khi đó thì cộng đồng cung cấp những dịch vụ còn lại • Thực hiện các chương trình du lịch dựa vào cộng đồng không phụ thuộc Cho dù họ không tham gia trực tiếp vào ngành du lịch, nhưng họ cũng đóng nhiều vai trò gián tiếp mà tác động đến sự thành công của bất cứ doanh nghiệp du lịch bền vững nào. Sự giao lưu không chính thức của cộng đồng địa phương với du khách có vai trò lớn trong việc mở rộng thêm những trải nghiệm của du khách về những cái tích cực và tiêu cực như du khách cảm thấy được sự hiếu khách, an toàn và tiện nghi. Các chủ đất địa phương cũng có thể có vài trò quan trọng đối với sự lành mạnh sinh thái của vùng, đặc biệt là ở vùng đệm của KBTB, gần bờ biển, xung quanh cửa sông Và tất nhiên là các cộng đồng ven biển cũng bị tác động bởi các hoạt động của du lịch. Nhà cửa, thị xã, gia đình và cuộc sống cũng sẽ bị thay đổi nếu du lịch trở thành một phần quan trọng của vùng này. Để tạo ra những giao lưu giữa cộng đồng địa phương và du khách những lợi ích qua lại và để làm cho du lịch bền vững thành công, điều quan 22
  23. CÁC KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG HỌC PHẦN 1 trọng trước hết là phải hiểu biết được những lợi ích và đe doạ của du lịch cho cộng đồng địa phương. Một trong những đóng góp lớn nhất của du lịch bền vững là khả năng để chuyển những “đe doạ” thành những “lợi ích” cho cộng đồng địa phương. Các cư dân địa phương đóng vai trò quan trọng trong du lịch bền vững do 2 nguyên nhân chính sau. Trước hết, địa điểm và nhà của họ đang thu hút nhiều du khách tự nhiên. Tiếp theo, việc hỗ trợ của cư dân địa phương là cần thiết cho sự thành công của những nỗ lực bảo tồn bao gồm cả du lịch bền vững. Thêm vào đó, những hiểu biết truyền thống và địa phương thường là những hợp phần chính của những trải nghiệm và giáo dục du khách. Những tác động tiêu cực về môi trường, văn hoá và xã hội của việc phát triển du lịch không bền vững tác động đến cư dân địa phương một cách sâu sắc nhất. Các cộng đồng truyền thống và những người bản xứ có thể đóng vai trò chính trong việc bảo tồn đang dạng sinh học, nhưng chỉ được nhận ra trong thời gian gần đây và vấn đề quan trọng liên quan đến sự tham gia, sử dụng đất và nguồn lợi và vấn đề dân chủ cũng cần được xác định trong hoàn cảnh phát triển du lịch. Chính quyền địa phương có vai trò lớn như một người hoà giải và hướng dẫn cho việc trao quyền cho cộng đồng địa phương. Kinh nghiệm với các cách tiếp cận trên-xuống để quản lý các KBT chứng minh rằng nếu bị bỏ ra ngoài, cộng đồng địa phương có thể huỷ hoại những nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học (ví dụ: việc bắn động vật hoang dã ở trong Vườn Quốc gia Amboseli, Kenya để phản ứng việc không đuợc sử dụng nước và thả động vật ăn cỏ trong Vườn). Tương tự như vậy, các cách tiếp cận đối với phát triển du lịch không bao gồm mức độ ưu tiên của cộng đồng có thể bị huỷ hoại bởi các sự xáo động, phản đối ở trong dân chúng đối với du khách và làm giảm sự an toàn cho du khách. Công đồng địa phương thường không phân biệt lớn nhưng bao gồm nhiều tầng lớp kinh tế khác nhau, các bè phái hoặc các nhóm gia đình, nhóm dân tộc, cả giới và những nhóm quan tâm đặc biệt khác. Mỗi một cộng đồng thì khác nhau và có bao gồm nhiều nhóm tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp với các nguồn lợi ven biển như các nhóm ngư dân khai thác, nhóm ngư dân thương mại, nông dân và những ai tham gia vào giao thông và du lịch. Những nỗ lực khuyến khích cộng đồng tham gia nên được nhận ra và tôn trọng những nhóm khác nhau và tính đa dạng của các nhóm trong cộng đồng. Hơn nữa, các nhân viên KBTB nên quan tâm và xác định 2 định nghĩa khác nhau của cộng đồng trong việc khuyến cáo quá trình lâp kế hoạch KBTB: • Nhóm cộng đồng địa lý – là nhóm người sinh sống trong cùng một vùng địa lý. • Cộng đồng chức năng — Là nhóm người có thể không cùng sinh sống trong một vùng địa lí, nhưng họ cùng chia sẻ những khía cạnh ý nghĩa khác nhau về cuộc sống, như tập quán, truyền thống, tính cách và ngôn 23
  24. CÁC KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG HỌC PHẦN 1 ngữ. Ví dụ: nhóm ngư dân, nông dân, các thành viên của nhóm tôn giáo, các thành viên của một bộ tộc. Tranh thủ hỗ trợ và nuôi dưỡng mối quan hệ Việc đảm bảo được những hỗ trợ của cộng đồng địa phương đòi hỏi nhiều hơn so với việc nâng cao nhận thức của họ về các vấn đề. Trong thực tế, nếu khi họ được yêu cầu, họ hoàn toàn thể hiện những nhận thức rất sâu về các vấn đề và có những ý kiến tốt về các giải pháp cho các vấn đề (thường làm ngạc nhiên các cán bộ quản lý và những nhà tư vấn). Nhưng cộng đồng cũng cần tin rằng quyền quản lý và các KBTB được thiết lập là để giúp họ - chứ không chỉ đưa ra những hạn chế đối với họ hoặc để lấy phí cấp phép, thuế và những hối lộ từ họ. Họ cũng cần tự tin rằng những rủi ro với những thay đổi là có thể quản lý được và có ý nghĩa trong hoàn cảnh trước mắt về các nhu cầu của họ (có thể là ngay hiên tại). Cộng đồng nên biết rằng những nguồn lợi được quản lý bởi họ và bởi những xác nhận chính thức về vai trò của họ trong việc quản lý và thu hoạch nguồn lợi. Các cộng đồng có thể hưởng lợi từ việc tổ chức hệ thống dựa vào làng xã để lập kế hoạch và quản lý những hoạt động ven biển của họ trong hướng bền vững. Họ cũng có thể hưởng lợi từ những thông tin về các phương tiện hiệu quả để điều khiển các nhóm bên ngoài khai thác nguồn lợi một cách không bền vững. Ví dụ: các nhà điều hành lặn từ bên ngoài, ngư dân bên ngoài Cộng đồng cũng sẽ hưởng lợi từ những hỗ trợ về việc chuyển đổi các hoạt động hoặc nguồn lợi thay thế. Ví dụ: ngư dân có thể thể hiện những hiểu biết và nhận thức về hiện trạng của nguồn lợi ven biển của họ, nhưng họ thường thiếu những biện pháp thay thế phù hợp cho những hoạt động còn gây hại của họ. Cộng đồng nên tham gia vào tất cả các giai đoạn của việc lập kế hoạch bao gồm việc đánh giá nguồn lợi, xác định các vấn đề và định nghĩa những hành động để giải quyết chúng. Điều quan trọng là làm thay đổi những nhận thức của họ về nguồn lợi với những quan sát tự do, do những quan điểm thường dựa vào những ấn tượng không đúng. Cộng đồng nên được tham gia vào các kết quả và quyết định cuối cùng của kế hoạch quản lý KBTB (bao gồm việc phân vùng, ranh giới và những điều khiển). Vùng bảo vệ nên được tổng hợp, nếu có thể, với những cấu trúc thể chế cộng đồng hiện có, với những định nghĩa rõ ràng về vai trò và trách nhiệm quản lý của cộng đồng và tránh những cấu trúc chồng chéo nhau. Với những cử chỉ tôn trọng, những đại diện của cộng đồng nên được mời chứng kiến các hoạt động cộng đồng liên quan đến việc lập kế hoạch hoặc quản lý như các hội thảo, cuộc họp với các nhà tài trợ, các sự kiện truyền thông 24
  25. CÁC KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG HỌC PHẦN 1 Nói chung, sự tham gia của cộng đồng nên bao gồm 4 bước sau: 1. Xác định các bên liên quan và hình thành mối quan hệ. bước đầu tiên trong cách tiếp cận cộng đồng quản lý hoặc quản lý dựa vào cộng đồng là việc các nhân viên KBTB xác định các bên liên quan chính và những người tham gia tiềm năng. 2. Tổ chức cộng đồng. Một tổ chức Phi chính phủ hoặc đơn vị chính quyền địa phương có thể hỗ trợ cộng đồng trong việc xác định những tổ chức cộng đồng được huấn luyện phù hợp. Các bên liên quan được tiếp cận nhiều hơn và có nhiều cơ hội để tham gia nếu họ được tổ chức, như với một nhóm nhỏ các đại diện là những người có thể dự các cuộc họp và đưa các thông tin đến nhóm còn lại trong cộng đồng. Những tổ chức cộng đồng đó có thể cũng giúp nâng cao mức độ tham gia của các thành viên cộng đồng. 3. Tham gia của cộng đồng trong quá trình lập kế hoạch. Sự tham gia của cộng đồng trong những giai đoạn đầu của việc lập kế hoạch của bất cứ hoạt động nào (du lịch bền vững hoặc các hoạt động quản lý khác) sẽ gắn các hoạt động với những mục đích và lợi ích do cộng đồng xác định và sẽ làm cho cộng đồng có cảm giác được tham gia ngay từ đầu. Sau đó, các đánh giá/giám sát tiếp theo đảm bảo rằng kế hoạch tiếp tục đáp ứng được những mục đích đã được xác định bởi cộng đồng. 4. Những thông tin, giáo dục và giao tiếp liên tục. Để giữ cho cộng đồng được tham gia và nhận thức được những gì đang diễn ra trong KBTB và nó có những lợi ích như thế nào đến cộng đồng, KBTB cần phải có các thông tin, các dự án giáo dục cộng đồng liên tục cho các thành viên của cộng đồng. Điều cần thiết nữa là ghi nhớ rằng các bên liên quan có thể thay đổi và bên liên quan mới cũng chưa được tham gia vào các bước đầu tiên của quá trình lập kế hoạch. Ví dụ: một khách sạn mới mở, một nhà điều hành du lịch mới hoặc chính quyền địa phương hoặc quốc gia mới được tổ chức lại tất cả đều được tham gia. Những quan tâm chính trong suốt quá trình tham gia của cộng đồng Sự thay đổi quan điểm của các nhân viên KBTB có thể là rất quan trọng giúp đỡ họ xây dựng sự giao tiếp với cộng đồng. Việc huấn luyện các nhân viên trong Ban quản lý về các kỹ thuật đánh giá nông thôn, vì thế họ có thể thực hiện những nghiên cứu về kinh tế xã hội, là một bước rất hữu ích để cải thiện mối quan hệ giữa họ với cộng đồng. Bằng cách tìm hiểu với/từ cộng đồng, họ trở nên tôn trọng những hiểu biết của người dân địa phương, những người được khuyến khích mà các nhân viên ban quản lý muốn lắng nghe và học từ họ. 25
  26. CÁC KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG HỌC PHẦN 1 Nền tảng tốt là việc thực hiện đánh giá nguồn lợi và kinh tế xã hội có sự tham gia của cộng đồng ngay từ lúc bắt đầu việc lập kế hoạch du lịch bền vững. Nói cách khác, sự tham gia của cộng đồng khi thực hiện đánh giá giúp mọi người làm rõ được những vấn đề và các ưu tiên ngay từ ban đầu. (Phần này sẽ được thảo luận chi tiết vào ngày mai). Các khảo sát có sự tham gia cộng đồng là những bước đi đầu tiên hữu ích. Các thành viên cộng đồng tham gia trong các khảo sát có thể tư vấn những thành viên khác và ban chỉ đạo địa phương về hiện trạng nguồn lợi trong suốt qúa trình lập kế hoạch. Cần nhận biết được sự khác nhau về “sự lấn át xã hội” trong một số cuộc họp, mà thường có thể che khuất những nhu cầu và ưu tiên của các thành viên nghèo hơn. Cấu trúc của cộng đồng có thể là rất phức tạp và có thể được che đậy bởi những người mà có thu nhập ổn định hơn, bởi vì họ có nhiều thời gian để tham vào những cuộc họp, tiếp cận dễ dàng hơn thông qua một số phương pháp giao tiếp (như thư điện tử, điện thoại hoặc việc di chuyển đến một số vùng tổ chức cuộc họp) hoặc có thể họ tự tin hơn trong việc nói trước đám đông. Vấn đề ưu tiên của những người nghèo có thể khác với những người khá hơn. Việc quan tâm cẩn thận đến sự giàu nghèo và hồ sơ về đói nghèo của cộng đồng có thể giúp xác định những người nghèo nhất và những ưu tiên của họ. Đánh giá nguồn lợi và kinh tế xã hội cũng cần chú ý đến nhạy cảm giới. Những cách sử dụng nguồn lợi và các hoạt động của người đàn ông và phụ nữ là khác nhau, cũng như khả năng tiếp cận và điều khiển các nguồn lợi và sự rủi ro. Việc đánh giá cộng đồng nên ghi lại những khác nhau này. Các số liệu khảo sát cộng đồng thường nên được xác định như sự trả lời về giới. Điều này sẽ cho phép xác định những quan điểm và tác động khác nhau của các hành động trong KBTB lên phụ nữ và nam giới. Đánh giá nhanh cung cấp các thông tin đầy đủ và quan trọng cho những quyết định quản lý nhanh chóng, nhưng cũng cần phải kiểm tra chéo và xác định với những nghiên cứu dài hạn khác. Khi sử dụng các kỹ thuật đánh giá nhanh, cố gắng làm rõ giá trị bằng cách “kiểm tra chéo” hoặc “phép kiểm tra tam giác” như sử dụng một số phuơng pháp khác nhau xác minh thêm những kết quả. Những nguồn thông tin thứ cấp, thống kê và những quan sát trực tiếp là những nguồn thông tin có giá trị mà không phụ thuộc vào những nhận thức của cộng đồng. Những công cụ hữu ích cho việc xác định và tìm hiểu bao gồm phỏng vấn theo bảng câu hỏi, thảo luận nhóm, lập bản đồ sự tham gia, khảo sát và xếp hạng. Chúng ta sẽ thảo luận về một số công cụ này chi tiết hơn vào ngày mai. Điều cần thiết là phải giám sát một cách liên tục và điều chỉnh những công cụ này trong suốt quá trình đánh giá để đảm bảo thu được những thông tin cần thiết một cách chính xác và không bị lỗi. 26
  27. CÁC KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG HỌC PHẦN 1 Ranh giới cộng đồng thường tương ứng với ranh giới sử dụng nguồn lợi (rừng hoặc rạn san hô). Vì thế, những mâu thuẫn về các ranh giới cần được giải quyết sớm khi phân chia trách nhiệm quản lý vùng bảo vệ. Điều thú vị, các vấn đề quản lý mà được xác định trong các cuộc họp với cộng đồng thường là khác rất nhiều với kết quả do các nhà quản lý KBTB xác định. Điều này phản ánh được tính thực tế rằng các cộng đồng địa phương thường biết được những điều kiện trong và xung quanh KBTB và những hành động của cộng đồng và độ lành mạnh của hệ sinh thái KBTB có quan hệ một cách chặt chẽ. Kết quả là những vấn đề được nhận thức bởi cộng đồng, những tác động và giải pháp của họ có thể được sử dụng để xác định những mục tiêu tổng thể, những kết quả và những hoạt động cho việc lập kế hoạch quản lý. Điểm điển cứu: Những bài học từ Tanga (Salm et al., 2000) Ở vùng Tanga của Tanzania, các rạn san hô trở nên xuống cấp từ những vùng tốt nhất của Tanzania vào năm 1968 và trở thành những vùng bỏ hoang với những san hô bể và một vài con cá. Việc khai thác quá mức kèm theo với việc sử dụng một số phương pháp khai thác có tính huỷ diệt (bao gồm cả thuốc nổ) đã phá huỷ những vùng rạn này và để lại cho ngư dân với những tuyệt vọng đang lớn dần lên. Các ngư dân nhận ra được các vấn đề, nhưng miễn cưỡng xác định nó do nhu cầu thức ăn và thu nhập cơ bản hàng ngày của họ, cho dù ít bao nhiêu đi nữa. Những sinh kế thay thế trở thành gánh nặng quá lớn với những rủi ro cho những người này, nhu cầu của họ là cấp bách và họ đang sống ở mức nghèo hoặc dưới mức nghèo đói. Một chương trình xác định những nhu cầu của cộng đồng địa phương cũng như môi trường được thiết kế và thực hiện với sự hỗ trợ của IUCN theo sự đòi hỏi của chính quyền địa phương. Khi các cán bộ chính quyền và cộng đồng vượt qua những nghi ngờ lẫn nhau và nhận thức về nhau, họ có thể làm việc hiệu quả với nhau, cộng đồng đã chứng minh được sự quan tâm và khả năng để đầu tư thời gian và nỗ lực trong việc giải quyết những vấn đề khó khăn của việc quản lý và cưỡng chế. Người dân địa phương đã tự phát triển một kế hoạch quản lý cho những vùng biển và rừng ngập mặn mà bao gồm cả những giới hạn về khai thác và đóng cửa một số vùng nhất định để xây dựng các vùng bảo vệ dựa trên cơ sở của cộng đồng. Những vùng này và những vấn đề luật liên quan đã được cộng nhận chính thức bởi chính quyền địa phương và quốc gia, do đó đảm bảo loại bỏ những tiếp cận cho các thành viên của cộng đồng thực hiện quản lý theo những quy định mà họ đã tự áp đặt dựa trên đó. 27
  28. CÁC KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG HỌC PHẦN 1 Khái niệm về người sử dụng và quyền tiếp cận trong việc trả lại trách nhiệm quản lý là một khuyến khích mạnh cho cộng đồng tham gia trong việc quản lý các khu bảo vệ. Cách tiếp cận có sự tham gia của cộng đồng trong việc quản lý các khu bảo vệ biển và ven bờ có thể đòi hỏi hạn chế những nhận thức tiêu cực của cộng đồng về các ban quản lý và ngược lại. Các cộng đồng có thể nhìn nhận các nhân viên của Ban quản lý như những người thu thuế, cảnh sát, vô dụng, ăn hối lộ và lười biếng; trong khi đó thì các cán bộ của ban quản lý thì nhìn nhận cộng đồng như là người hay đổ lỗi, mất lịch sự và tham lam. Cần phải có thời gian để thay đổi những nhận thức này và xây dựng được mối quan hệ tốt tin cậy và hợp tác lẫn nhau. Tạo được mối quan hệ như ở Tanga, Tanzania cũng mất hết 8 tháng và những thời gian này được đầu tư thật tốt. Cần xây dựng khung thời gian thực tế để xây dựng niềm tin và đưa cộng đồng về cùng một chiến tuyến là bài học kinh nghiệm quan trọng. Những bài học khác thông qua chương trình Tanga được liệt kê trong tài liệu kèm theo. Tài liệu 1.5 - Những bài học kinh nghiệm từ Tanga Thảo luận: Những lợi ích và cái giá phải trả của du lịch cho cộng đồng 1. Trong nhóm lớn, thảo luận về tất cả các lợi ích và đe doạ mà du lịch mang lại hoặc có thể mang lại cho cộng đồng địa phương. Liệt kê các lợi ích và những đe doạ trên một tờ giấy lớn ở trước lớp để tất cả mọi người có thể nhìn thấy. Một số lợi ích/đe doạ có thể được tạo ra cho tất cả cộng đồng, những cái khác có thể là chỉ đúng cho một số vùng nhất định. 2. Thảo luận những kết quả của Bạn với cả lớp. Làm thế nào để tăng cường các lợi ích và hạn chế những đe doạ? 3. So sánh kết quả này với những lợi ích và đe doạ trong KBTB của Bạn như đã thảo luận trước đây. Những cái tương đồng và khác nhau giữa quan điểm của KBTB và của cộng đồng? Có những vùng mà ở đó các nhà quản lý KBTB, điều hành tour và cộng đồng địa phương không đồng ý về những hiệu quả của du lịch là có lợi hay phải trả giá? nếu có, làm thế nào để hoà giải những quan điểm khác nhau này? 28
  29. CÁC KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG HỌC PHẦN 1 Tài liệu 1.6 - Những lợi ích và đe doạ của du lịch đến cộng đồng (Tài liệu này có thể được phát sau khi thảo luận, do đó mọi người có thể bổ sung những ý mới được đưa ra từ thảo luận.) Những quan tâm chính cho việc phát triển du lịch bền vững ở cộng đồng Xây dựng mối quan hệ. du lịch bền vững được tổ chức bởi cộng đồng địa phương đòi hỏi sự hỗ trợ và hợp tác của các nhà điều hành du lịch, là người thường xuyên có nhiều mối quan hệ tốt với thị trường, hiểu biết nhiều hơn về nhu cầu của du khách và có kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp. Tránh đặt tất cả các quả trứng trong cái rổ du lịch. việc chỉ dựa duy nhất vào du lịch là không thông minh, do nhu cầu du lịch thay đổi không thể dự đoán được và nếu chỉ có du lịch không thì không thể cung cấp đủ các công việc để bền vững cho cả một cộng đồng. Du lịch bền vững cần phải được nhìn nhận là một trong những chiến lược trong việc phát triển của cộng đồng. Những hợp phần quan trọng khác là giáo dục, tiếp cận với thông tin, quản lý KBTB và nâng cao những cơ hội kinh tế trong những lĩnh vực khác (không phải là du lịch). Liên kết những lợi ích của du lịch bền vững với những mục đích của bảo tồn. dùng du lịch bền vững để khuyến cáo việc bảo tồn, người dân địa phương cần phải hưởng lợi rõ ràng từ du lịch bền vững và phải hiểu mối liên kết giữa những lợi ích mà họ đang nhận được và sự tồn tại của KBTB. Ví dụ: nhiều cư dân địa phương không nhận ra rằng một số thu nhập của họ là được gắn chặt với du lịch ở xung quanh KBTB. Điểm điển cứu: Những người tìm kiếm việc ở Bahia, Brazil Christ et al. 2003 Một hiệu quả quan trọng của việc tuyển dụng trong du lịch là nó có thể thu hút nhiều người tới vùng này. Điều này thường xảy ra trong những vùng có nhiều khu nghỉ mát, nơi tạo ra được số lượng lớn công việc. Nếu người tìm việc di chuyển đến vùng lấn chiếm những cơ sở hạ tầng hiện có, dòng người này có thể gây ra sự phá huỷ môi trường và xã hội - sự mọc lên các khu nhà ổ chuột không được điều khiển mà có thể lấn chiếm các vùng nhạy cảm về môi trường, sử dụng quá mức các nguồn nước và thải chất thải ra bên ngoài, những căng thẳng xã hội và đói nghèo là kết quả của những vùng đông đúc và có điều kiện sống nghèo nàn. Ví dụ, Bang Brazilian của Bahia chứa những điểm nóng bảo tồn bị đe doạ lớn - rừng Amazon. Dự án PRODETUR 1 trị giá 400 triệu USD, được tài trợ bởi Ngân 29
  30. CÁC KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG HỌC PHẦN 1 hàng Phát triển Liên bang Mỹ từ năm 1994-2001, tập trung vào việc cải thiện cơ sở hạ tầng để hỗ trợ du lịch. Kết quả là 800 km đường cao tốc và những con đường nhỏ đã được cải thiện, nước và các cơ sở hạ tầng xử lý chất thải được nâng cấp và hơn 4 triệu USD được đầu tư cho du lịch. Tuy nhiên, dự án đã không tính đến việc di cư của con người đến vùng này để tìm việc làm trong ngành du lịch phát triển. Sự định cư không được quản lý của những người tìm việc này đã gây ra việc xây dựng tư nhân ở những vùng nhạy cảm về môi trường, sự xâm lấn các vùng rừng nhiệt đới và rừng ngập mặn và các tác động đến những rạn san hô và những hệ sinh thái ven biển khác. Trước những áp lực lớn của cộng đồng địa phương và các tổ chức phi chính phủ, các nhóm đầu tư và các cán bộ chính phủ về phát triển đã dành một phần kinh phí bảo tồn để tập trung vào việc xây dựng tư nhân ở một số vùng nhất định và bảo vệ những vùng khác. Kết quả là bảo tồn được 22 điểm di tích lịch sử và khởi đầu những nỗ lực bảo tồn hơn 70.000 hecta của các hệ sinh thái ven bờ và những vùng được bảo vệ khác, bao gồm cả việc tạo ra Công viên Quốc gia Serra do Conduru mới. Những bài học này đang được áp dụng ở những dự án mới của Ngân hàng Phát triển Liên bang Mỹ. Bài học tổng thể là phải ghi nhớ rằng du lịch có thể gây ra những thay đổi trong cộng đồng và môi trường không dự đoán trước được mà chỉ có thể mở rộng những phương tiện du lịch đã được lên kế hoạch. Điểm điển cứu: các cộng đồng địa phương quan hệ với các khách sạn ở Tanzania Một chủ đề thường diễn ra trong việc tham gia của cộng đồng trong du lịch bền vững là sự thống nhất trong việc phát triển các mối quan hệ có lợi giữa cộng đồng địa phương và các bên liên quan khác. Ở đảo Chole, quận Mafia (Tanzania), cộng đồng địa phương đã có mối quan hệ chặt chẽ với chủ của một khách sạn du lịch sinh thái nhỏ. Thông qua việc trao đổi về việc cho phép xây dựng và điều hành khách sạn, các chủ khách sạn đồng ý sẽ cung cấp các nguồn lợi tài chính cho những dự án phát triển ưu tiên của cộng đồng. Đến nay, cộng đồng này đã xây dựng được chợ mới, trạm xá và trường phổ thông. Những sáng kiến khác đã được phát triển như các lớp học tiếng Anh, thư viện, một dự án lịch sử, và những nghiên cứu dấu vết của khảo cổ học của đảo. Cộng đồng cũng phát triển chế độ phí để thu tiền từ du khách đến thăm đảo. Những lợi tức từ sáng kiến này được chuyển đến các nguồn phát triển cộng đồng dưới sự giám sát của 2 ban được bầu chọn hằng năm. Vì thế, cả khách sạn và cộng đồng địa phương đang hưởng lợi từ mối quan hệ tốt này và nó đang phát triển trong 8 năm qua. Ở Ushongo, quận Pangani (Tanzania), 3 khách sạn nhỏ trên bãi biển đã đồng ý cam kết với cộng đồng địa phương. 2 trong số 3 khách sạn này đã đồng ý chính thức tài trợ một phần lợi tức của họ cho cộng đồng thực hiện những dự án ưu tiên khi có được đất và giấy phép xây dựng. Khách sạn thứ 3 cũng đồng ý tham gia vào chương trình này trong khi chưa được trở thành như một phần của cam 30
  31. CÁC KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG HỌC PHẦN 1 kết chính thức này. Bảng cam kết giữa cộng đồng và khách sạn đã thống nhất rằng những nguồn tiền này sẽ được sử dụng để cải thiện cơ sở vật chất các trường học của cộng đồng. Tuy nhiên, số tiền tài trợ cho cộng đồng này sử dụng tiền mặt và vì thế mà khó giám sát việc sử dụng chúng. Một vài cản trở nhỏ cần được vượt qua để mối quan hệ này được thành công, như vấn đề cung cấp lợi tức trong suốt mùa ít khách, việc đầu tư cải thiện đường do khách sạn và sự loại bỏ của chính quyền địa phương trong những cam kết này. Từ 2 trường hợp điển cứu nhỏ này, có thể kết luận rằng việc xây dựng và duy trì các mối quan hệ tốt có thể cần đến nhiều năm và đòi hỏi những nỗ lực liên tục của cả 2 bên. Điều quan trọng là càng chi tiết càng tốt, cả những vấn đề lớn và nhỏ đều được giải quyết càng sớm và càng dân chủ càng tốt để tránh những vướng mắc trong tương lai. Cuối cùng, việc xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt giữa khách sạn và cộng đồng là một quá trình lâu dài và liên tục, và vấn đề cơ bản nhất là có thể tạo ra lợi ích cao nhất cho cả hai bên. Nguồn: Phân tích hiện trạng du lịch ven biển Tanzania, 2001. 1.3 TÌM HIỂU CÁC BÊN LIÊN QUAN KHÁC Cộng đồng địa phương là bên liên quan quan trọng, nhưng nó không phải là duy nhất. Chúng ta sẽ xem xét một số bên liên quan khác ở đây. Bạn có thể nghĩ thêm một số bên liên quan khác mà được áp dụng trong vùng của Bạn. Vai trò của chính quyền trong du lịch bền vững Mặc dù du lịch có thể được điều khiển bởi khu vực tư nhân, các công cụ chính trị chính quyền như việc đòi hỏi những đánh giá tác động môi trường (EIAs) và các kế hoạch quản lý, mà có thể có hiệu quả một cách đặc biệt để đảm bảo rằng việc phát triển được thực hiện phù hợp. Ở nhiều quốc gia có một số điểm đa dạng sinh học cao, các điểm du lịch bị ảnh hưởng của nhiều bên chính quyền khác nhau, những bên liên quan này được quản lý bao gồm di sản lịch sử, văn hoá, các vườn quốc gia, vùng bảo vệ biển, phát triển kinh tế, quản lý thuỷ sản và rừng. Sự điều phối suôn sẻ của các sở này và tính chặt chẽ giữa chính sách du lịch và các chính sách khác của chính quyền bao gồm cả bảo tồn đa dạng sinh học thường không theo một quy định, vì thế các chính sách khác nhau có thể phá hoại nhau nhiều hơn là hỗ trợ lẫn nhau. Chính quyền quốc gia thường hình thành một sơ đồ cho việc phát triển du lịch và bảo tồn đa dạng sinh học thông qua các chính sách và luật. Một số ví dụ bao gồm: • Luật và quy chế xác định các tiêu chuẩn cho các phương tiện du lịch, 31
  32. CÁC KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG HỌC PHẦN 1 tiếp cận với các nguồn lợi đa dạng sinh học và quy chế sử dụng đất, phân vùng. Điều này có thể đòi hỏi những hiện trạng về tác động môi trường (EIS’s) trước khi phát triển. • Cơ sở hạ tầng: thiết kế, phát triển và quy chế (nước, năng lượng, đường, sân bay ) • Công cụ kinh tế được xác định trong các chính sách, ví dụ như: những động cơ cho việc đầu tư du lịch bền vững và việc tạo ra các khu bảo vệ tư nhân. • Tiêu chuẩn về sự lành mạnh và độ an toàn, bao gồm những quản lý chất lượng và quy chế các hoạt động kinh doanh; mục đích là bảo vệ người tiêu dùng và thoả mãn những nhu cầu của cư dân – bao gồm các cộng đồng truyền thống và người bản xứ - và bảo vệ cách sống của họ. • Hình thành và duy trì các khu bảo vệ và các hành lang bảo tồn của các mối quan tâm về du lịch. Các nhà quản lý của các khu bảo vệ công cộng thường là những người thực hiện hiệu qủa nhất cho những lợi ích bảo tồn từ việc phát triển du lịch. • Phân chia các lợi tức thuế cho việc bảo vệ các điểm thu hút du lịch dựa trên đa dạng sinh học như các Công viên Quốc gia và các khu Bảo tồn. Tại điểm du lịch, chính quyền địa phương thường chịu trách nhiệm thực hiện chính sách liên quan đến du lịch và công tác bảo tồn. Chính quyền địa phương iosng vai trò tốt để đàm phán giữa các mối quan tâm của địa phương và các đơn vị kinh doanh từ bên ngoài, xã hội và các cơ quan trung ương, và họ nắm giữ quyền điều chỉnh cần thiết và uỷ nhiệm phân vùng mà cho phép thực hiện cưỡng chế theo các hướng dẫn và tiêu chuẩn. Mặt khác, năng lực của chính quyền địa phương để quản lý ngành phức tạp và rời rạc này một cách hiệu quả cũng như đảm bảo những đóng góp tích cực của nó đến các chiến lược của cộng đồng cho việc phát triển bền vững là còn phụ thuộc vào việc soạn thảo các chính sách địa phương phải gắn kết với các công cụ và các cơ quan luật quốc gia. Ở nhiều nước đang phát triển, chính quyền có thể đóng vai trò trực tiếp của nhà điều hành du lịch và quản lý khách sạn để có thể khởi động các tiêu chuẩn chất lượng hoặc tạo ra lợi tức. Ví dụ: Suriname có nhà điều hành du lịch là chính quyền (METS) và cùng có những nhà điều hành du lịch cấp tỉnh tương tự như ở Trung Quốc và Việt Nam. Điểm điển cứu: Áp lực lên chính quyền ở Cancun, Mexico Tất nhiên, các chính phủ thường không cưỡng chế các quy chế của chính họ. Ví du: Chính quyền Mexico đã bị phê bình về việc “không lưu ý” các quy chế phân vùng và các cơ chế điều khiển phát triển khác trong sự phát triển quá lớn tại Cancun. Tuy nhiên, gần đây với các áp lực từ bên ngoài đáng quan tâm, chính 32
  33. CÁC KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG HỌC PHẦN 1 phủ tạm dừng các việc xây dựng một số khu nghỉ mát phức tạp trên đất liền do các nhà đầu tư tư nhân sở hữu vì chúng được đặt gần các bãi làm ổ đẻ của rùa. Vai trò của ngành du lịch trong du lịch bền vững Du lịch là một ngành rất lớn. Nó được xem là ngành lớn nhất trên thế giới. Nó bao gồm một số lượng khổng lồ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, và gồm cả những tập đoàn đa quốc gia rất lớn mà điều khiển sự tăng lên tỷ lệ phần trăm của cả thị trường. Ví dụ: ở Châu Âu, có 5 công ty điều khiển hơn 60% của số chuyến bay đi các nước (bao gồm cả những du khách được lên kế hoạch trước). Nó chiếm một số lượng lớn nhân viên bao gồm cả các nhà điều hành du lịch, các văn phòng du lịch những người mà tập trung các chuyến; các nhân viên phục vụ trên máy bay và tàu thuỷ; tài xế lái xe; nhân viên của các khách sạn lớn và những nhà nghỉ gia đình; những người thợ thủ công mỹ nghệ và tất cả những người cung cấp các dịch vụ và trang thiết bị cho du khách khác. Sự phức tạp của ngành này chỉ ra những thách thức có thể đối với nhân viên KBTB và cộng đồng địa phương để học và xây dựng các mối quan hệ với ngành du lịch. Các thành viên của ngành du lịch là rất quan trọng đối với du lịch bền vững do nhiều nguyên nhân. Trước hết, họ hiểu về xu hướng di chuyển. Họ biết những du khách phản ứng như thế nào và họ muốn gi. Thứ hai, ngành du lịch có thể ảnh hưởng du khách bằng cách khuyến khích các ứng xử tốt và hạn chế các tác động tiêu cực đối với KBTB. Thứ ba, ngành du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến cáo và thực hiện du lịch bền vững. Các thành viên của ngành biết làm thế nào để tiếp cận được du khách thông qua các ấn phẩm, internet, phương tiện thông tin đại chúng và các phương tiện quảng cáo khác, do đó cung cấp được các mối liên kết giữa các điểm du lịch bền vững và khách hàng. Ngành du lịch là ai? Để vận hành guồng máy du lịch quốc tế đòi hỏi một tập hợp sắp xếp phức tạp để giúp du khách chọn điểm đến và sau đó có thể đi đến đó. Du khách có thể giao lưu với một chuỗi kinh doanh bao gồm: văn phòng du lịch, người làm hợp đồng với nhà điều hành xuất cảnh ra nước ngoài (ở các nước của du khách), người hợp đồng với các nhà điều hành nhập cảnh (ở điểm đến), người có thể hợp đồng với người cung cấp dịch vụ địa phương. Về cơ bản, những người cung cấp dịch vụ địa phương chỉ tham gia vào khâu cuối của chuỗi này, khi mà chuyến du lịch được thực hiện. Tuy nhiên, các du khách thích mạo hiểm bây giờ có thể liên hệ trực tiếp với những người cung cấp dịch vụ địa phương thông qua Internet, những trường hợp đặc biệt khác là người cung cấp dịch vụ địa phương được liên kết với hướng dẫn viên du lịch (như Rough Guide, Lonely Planet, .). Nhà điều hành xuất cảnh ra nước ngoài đóng vai trò quan trọng - họ có thể đảm bảo các chuyến bay sẵn sàng cho du khách và có thể ảnh hưởng đến 33
  34. CÁC KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG HỌC PHẦN 1 những lựa chọn của hành khách, thông thường ngay cả việc xác định bao nhiêu du khách sẽ đuợc xuất cảnh. Tuy nhiên, các nhà điều hành xuất cảnh ra nước ngoài không sống và làm việc ở trong nước, và không có gắn kết bền vững với một điểm riêng biệt nào đó. Điều này hoàn toàn đúng đối với các tập đoàn đa quốc gia - nếu du lịch được lên kế hoạch một cách nghèo nàn gây ra các điều kiện môi trường để làm xấu đi vùng nào đó, họ có thể dễ dàng di chuyển sang vùng khác. Rất nhiều người không nhận thức các tác động văn hoá và môi trường của các hoạt động này. Tuy nhiên, một số công ty du lịch lớn nhận ra rằng việc khuyến cáo bảo tồn và phát triển bền vững có thể duy trì tính nguyên vẹn sinh học và văn hoá của các điểm mà họ đến thăm và nâng cao chất lượng sản phẩm mà họ đang bán và cải thiện được danh tiếng và kinh doanh thường xuyên của họ. Một sự phát triển có ý nghĩa gần đây là những sáng kiến môi trường tự nguyện bởi chuỗi các khách sạn, điều hành du lịch . Bao gồm các hệ thống chứng nhận xanh, giải thưởng bảo tồn và “nhãn hiệu sinh thái”. Do đó bản thân ngành du lịch đang tự tham gia vào các vấn đề nhằm cải thiện tính bền vững. (chúng ta sẽ thảo luận sâu hơn vào học phần sau). Việc liên kết của các nhà điều hành với các mạng lưới này có thể đặt các nhà quản lý KBTB trong mối liên lạc trực tiếp với các thành viên của ngành du lịch, những người đã quan tâm về tính bền vững và họ có thể hăng hái làm việc với KBTB của Bạn trong việc đối xử bền vững. Gộp các nhà điều hành du lịch và phát triển tour vào trong kế hoạch của Bạn Việc thực hiện du lịch bền vững là dự án rất tốn kém và nhiều thách thức. Sự thành công sẽ cao hơn nếu ngành du lịch là một phần của quá trình này ngay từ lúc bắt đầu. Vì thế các nhà điều hành du lịch nên được xem xét như là những bên liên quan chính, là người quan trọng cho sự thành công của cả dự án. Kinh nghiệm của nhà điều hành du lịch tư nhân hoặc những nhà phát triển tour là rất có giá trị và có thể cung cấp những thông tin quan trọng như: • Thông tin về thị trường tiềm năng • Tư vấn những ý thích của các du khách về các điểm thu hút, nơi lưu trú, thức ăn và giao thông • Thị trường • Cung cấp các dịch vụ để hướng dẫn du khách tiếp cận và đánh giá cao điểm du lịch • Huấn luyện các hướng dẫn viên và doanh nghiệp địa phương • Đầu tư vào việc điều hành du lịch bền vững địa phương • Điều hành các điều hành du lịch bền vững 34
  35. CÁC KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG HỌC PHẦN 1 Làm thế nào mà ngành du lịch phát triển các điểm du lịch một cách truyền thống Điều hữu ích cho các nhà quản lý KBTB để hiểu rằng làm thế nào du lịch đại chúng di chuyển vào các vùng mới, khi một số bước tương tự có thể được gộp vào trong việc phát triển du lịch bền vững. Năm 2001, Chương trình môi trường Liên hợp quốc đã xem xét 12 điểm điển cứu về phát triển các khu nghỉ mát du lịch trong các hệ sinh thái khác nhau để nghiên cứu những quyết định ảnh hưởng đến đa dạng sinh học như thế nào. Cơ bản của phân tích này, quá trình có xu hướng mở ra như sau: 1. Hình thành các nhóm địa phương. Nhóm các nhà đầu tư địa phương, thường sở hữu vùng đất giàu đa dạng sinh học, liên kết với các nhà xây dựng các khu nghi mát tiềm năng và thuê người đứng trung gian chuyên nghiệp được gọi là nhà phát triển có vai trò đưa các nguồn lợi và các bên tham gia lại với nhau để xác định tính khả thi của khu nghỉ mát. 2. Tìm kiếm các nhà đầu tư từ bên ngoài. Nhà phát triển tìm kiếm các nhà đầu tư tư nhân ở bên ngoài và quan sát các mối quan tâm của các bên như các nhà điều hành tour và các công ty vận chuyển hàng không và tàu thuỷ dựa trên các nhận biết về tiềm năng thị trường. 3. Tìm kiếm các hỗ trợ của chính quyền trung ương và địa phương. Nhóm liên lạc với chính quyền địa phương và trung ương để tìm sự hỗ trợ như: • Cơ sở hạ tầng (đất trống, sân bay, đường xá, cung cấp nước, quản lý chất thải/rác ); • Các quy chế sử dụng đất linh hoạt (phù hợp với một nhóm các khu nghỉ mát); • Các khuyến khích và giảm thuế; như trợ giá các khoản vay; và • Các vùng đất công cộng thu hút hoặc các công viên mà có thể là cơ sở cho các sản phẩm tour. 4. Xây dựng các phương tiện. Khi các nguồn tài trợ vốn đã sẵn sàng, khu nghỉ mát được xây. Điều này có thể xảy ra khi có hoặc chưa có các đánh giá tác động môi truờng phụ thuộc vào các quy chế của địa phương. Điều không may, theo báo cáo của Chương trình môi trường Liên hợp quốc chỉ ra rằng các quyết định về địa điểm, thiết kế, kỹ thuật và phát triển các sản phẩm thường được làm từ những viễn cảnh của các mối quan hệ du khách và hiệu quả hợp tác; những mong đợi của cộng đồng và bảo tồn của đa dạng sinh học của vùng và địa phương thường không được quan tâm. Quá trình này đôi khi cũng được bắt đầu từ các nhà chính trị địa phương và/hoặc các nhà phát triển gây áp lực lên chính quyền để cung cấp những hỗ trợ và sau đó thu hút các nhà đầu tư bên ngoài. Các hiệp hội thương mại (đại diện 35
  36. CÁC KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG HỌC PHẦN 1 cho các nhà điều hành tour, chuỗi các khách sạn và công ty vận chuyển hàng không ) thường liên kết trong việc vận động chính quyền mà có các mối quan tâm trong việc tạo ra các công việc làm tinh khiết và những lợi tức về thuế trong tương lai, nhưng không tập trung vào tính bền vững. Trong một số trường hợp, việc phát triển du lịch được tài trợ bởi các cơ quan phát triển đa phương thông qua các khoản vay phát triển trợ cấp. Tuy nhiên, những điều khoản của các khoản vay này có thể hoặc không được sự hỗ trợ của công tác bảo tồn đa dạng sinh học. Việc tìm hiểu quá trình này có thể cho phép các nhà quản lý KBTB giao tiếp tốt hơn với các thành viên của ngành du lịch và để sử dụng một số bước tương tự trong việc lập kế hoạch du lịch – phần lớn các phân tích tập trung lên bảo tồn và có sự tham gia của cộng đồng địa phương. Vai trò của du khách trong du lịch bền vững Du khách là người tham gia cuối cùng trong việc đưa du lịch bền vững vào thực tiễn. Nếu du khách không chọn để đến thăm KBTB, hoặc không sẵn lòng trả phí để hỗ trợ cho du lịch bền vững, thì dự án này bị thất bại. Việc thu hút du khách đến với du lịch bền vững ở KBTB thông thường bao gồm 2 yếu tố. 1. Giới thiệu với du khách về sự tồn tại của KBTB và những điểm thu hút của nó. Điều này thể hiện kinh nghiệm thị trường của các nhà điều hành tour là rất quan trọng. Việc đưa các KBTB vào trong sách hướng dẫn chính cho du khách như Lonely Planet, Rough Guide, là rất hữu ích. Những quyến sách hướng dẫn này có thể giúp thu hút những khách du lịch tự do (những người không đi theo các tour đã lập kế hoạch trước) đến các KBTB. 2. Khuyến khích các du khách bảo trợ cho du lịch bền vững hơn du lịch đại chúng. Du khách có thể sẽ sẵn lòng trả phí để tham quan những điểm được xem là bền vững hơn là tham dự những hoạt động du lịch tương tự ở một số nơi khác nhưng không thân thiện với môi trường. Điều may mắn là, các cuộc khảo sát du khách chỉ ra rằng, nhìn chung, dù du khách muốn nghỉ ngơi vào những kỳ nghỉ nhưng họ lại không muốn thực hiện nó mà lại không ảnh hưởng đến người dân địa phương và môi trường của họ. Như chúng ta biết trong ngày hôm qua, một số cuộc khảo sát ở Châu Âu xác định rằng du khách sẵn sàng trả thêm 5% chi phí (so với chi tiêu của cả hành trình) cho những chi phí phụ thêm như phí vào cửa KBTB, nếu họ biết những khoản tiền này sẽ hỗ trợ môi trường và cộng đồng địa phương. Tuy nhiên, du khách, cũng giống như bao nhiêu người khác, bị giới hạn về tài chính và họ sẽ không trở lại những vùng mà các khoản phí này là quá cao 36
  37. CÁC KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG HỌC PHẦN 1 Các sách hướng dẫn du lịch, tạp chí và báo chí có thể có những đóng góp lớn trong việc nâng cao nhận thức cho du khách về các vấn đề quan trọng mà ngành du lịch đang đối mặt và giúp khuyến khích thay đổi nhu cầu. Ví dụ: Tạp chí National Geographic Traveler thường xuyên nhấn mạnh các vấn đề du lịch bền vững và giới thiệu các công ty du lịch mà dẫn đầu việc thực hiện các hoạt động du lịch bền vững. Tạp chí Audubon phát triển mã số hướng dẫn “bước đi nhẹ nhàng” (“Tread Lightly”) cho du lịch đến các vùng tự nhiên. Việc tìm đến một số mãng thị trường riêng biệt của du khách gồm những người quan tâm đến du lịch bền vững thì có nhiều lợi ích hơn là việc quảng cáo tràn lan ở thị trường tự do. Vai trò của các Tổ chức phi chính phủ trong du lịch bền vững Nhiều Tổ chức Phi chính phủ quan tâm đến bảo tồn như Conservation International, Rainforest Alliance, bao gộp cả du lịch bền vững vì nó liên quan trực tiếp đến bảo tồn. Các Tổ chức phi chính phủ về bảo tồn thường thực hiện như: • Người hướng dẫn cho các bên liên quan, ví dụ: cộng đồng và ngành du lịch. • Người hợp tác với các công ty du lịch bền vững, cho dù có hoặc không có sự sở hữu của địa phương. • Người huấn luyện, cung cấp nguồn thông tin và các chuyên gia • Người hợp tác với các bộ phận hành chính của các KBTB để giúp tìm kiếm các nguồn tài trợ hoặc thực hiện một số hoạt động như giáo dục cộng đồng hoặc các chương trình thuyết minh. • Người quản lý của các khu vực bảo vệ do tư nhân quản lý hoặc đôi khi do chính phủ quản lý • Hiếm khi, các Tổ chức phi chính phủ có thể cung cấp các dịch vụ du lịch trực tiếp như quảng cáo, nơi lưu trú, giao thông và thức ăn. Tuy nhiên, các hoạt động này có thể làm sao lãng các Tổ chức phi chính phủ về những nhiệm vụ cơ bản của mình và có thể loại bỏ những cơ hội của các công ty kinh doanh dựa vào cộng đồng hoặc khối tư nhân. Những Tổ chức phi chính phủ không quan tâm đến bảo tồn Các Tổ chức phi chính phủ mà về cơ bản không quan tâm đến bảo tồn cũng đóng vai trò quan trọng trong du lịch bền vững. Các Tổ chức phi chính phủ này có thể nằm trong 2 nhóm chính sau: các Tổ chức phi chính phủ khuyến khích phát triển kinh tế và các Tổ chức phi chính phủ thương mại của một số ngành nhất định như các hiệp hội của các nhà điều hành tour tư nhân, các chủ khách sạn hoặc các công ty hàng không. Những Tổ chức phí chính phủ này là những người thực hiện quan trọng vì họ cung cấp diễn đàn để thảo luận, cung cấp các phương tiện truyền thông với số lượng lớn những người quan tâm. Họ thường tổ chức các hội nghị hoặc những buổi họp định kỳ và truyền thông về các ngành 37
  38. CÁC KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG HỌC PHẦN 1 quan tâm thông qua các ấn phẩm in ấn như các bản tin. Các thành viên thường được yêu cầu đăng ký theo một số tiêu chí nhất định hoặc “mã số về đạo đức”. Các bên liên quan khác Chúng ta vừa thảo luận chính về những hiệu quả của du lịch lên các KBTB và cộng đồng địa phương, các Tổ chức phi chính phủ và bản thân ngành du lịch. Đây chưa phải là một danh sách hoàn thiện về các bên liên quan mà bị tác động bởi du lịch. Xuyên suốt phần còn lại của học phần này, chúng ta sẽ tiếp tục suy nghĩ về các tổ chức, các mãng kinh tế và các cơ quan chính quyền khác mà có thể bị du lịch trong vùng của Bạn tác động đến và có thể đóng vai trò trong việc phát triển du lịch bền vững. Thực hành: Xác định các bên liên quan Chúng ta vừa thảo luận về các cộng đồng địa phương ở trên và xem xét một số các nhóm của các bên liên quan chính khác. Bây gìơ chúng ta sẽ thảo luận và xác định từng bên liên quan trong vùng của Bạn. • Thảo luận và xác định các nguồn lợi bị đe doạ trong vùng của Bạn và xem xét tầm nhìn du lịch được phát triển trong học phần 3 • Xác định các nhóm hoặc cá nhân liên quan cho vùng của Bạn mà bạn có thể và liệt kê họ trên biểu mẫu của Bạn. Thảo luận về vai trò mà mỗi bên liên quan có thể thực hiện dựa trên các mối quan tâm của họ. • Sử dụng các vòng tròn màu được người hướng dẫn cung cấp để biểu diễn cho các nhóm/bên liên quan khác nhau. Chú ý đến kích thước của các vòng tròn về các mối quan tâm của các bên liên quan. Vòng tròn lớn hơn cho các nhóm có mối quan tâm lớn hơn. • Dán các vòng tròn này lên bảng do người hướng dẫn cung cấp. • Trình bày kết quả của cả nhóm Bạn. Mỗi nhóm sẽ có 10-15 phút để trình bày. Điểm điển cứu: Galapagos, Ecuador Tài liệu 1.7 – Phí du khách đến Galapagos (Phần dưới đây được trích từ tài liệu phí du khách đến Galapagos:) Vườn Quốc gia Galapagos được hình thành trên đảo Galapagos và nằm trên đường xích đạo khoảng 1000 km từ bờ biển của Ecuador. Cả phần Vườn Quốc gia ở trên cạn và vùng bảo tồn biển Galapagos đã được thế giới công nhận về những hệ sinh thái đặc biệt, hiện trạng bảo tồn khác thường, các quá trình tiến 38
  39. CÁC KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG HỌC PHẦN 1 hoá có thể dễ dàng quan sát, sự đa dạng sinh học cao và mức độ đặc hữu cao của các loài động thực vật tại đây. Mặc dù Vườn Quốc gia được thành lập từ 1959, Ban quản lý chủ động của Vườn và các hoạt động du lịch chưa được phát triển cho mãi đến 1968. Cả ban quản lý Vườn và đại diện của ngành du lịch nhanh chóng nhận ra rằng nếu họ không hợp tác với nhau để đảm bảo rằng du lịch được thực hiện một cách có trách nhiệm thì các đặc điểm độc đáo của hệ sinh thái của Galapagos có thể bị phá huỷ một cách nhanh chóng. Một kế hoạch quản lý tổng thể cho Vườn đã được soạn thảo vào 1974, bao gồm danh sách của những vùng du khách được vào tham quan và hệ thống phân vùng xác định ở đâu các hoạt động du lịch (và những hoạt động khác) được thực hiện. Phòng Dịch vụ của Vườn cùng với Trạm Nghiên cứu Charles Darwin (CDRS), xây dựng hệ thống hướng dẫn về tự nhiên vào năm 1975. Tất cả các nhóm du khách được đòi hỏi di chuyển với hướng dẫn viên và tất cả các hướng dẫn viên đều đòi hỏi phải vượt qua các khoá huấn luyện để nhận chứng chỉ được làm việc trong Vườn. Những đòi hỏi này đã khích lệ được cộng đồng địa phương tham gia vào du lịch và thông qua các khoá huấn luyện và những kinh nghiệm của họ về Vườn Quốc gia để nâng cao giá trị bảo tồn của các nguồn lợi trong vườn và khu bảo tồn. Hệ thống hướng dẫn này đã giúp công tác cưỡng chế các quy chế Vườn và nâng cao sự hiện diện của công tác quản lý Vườn trên cả 7000 Km2 của vùng đất trên cạn. Các hướng dẫn viên này là công cụ để đảm bảo rằng các du khách được giáo dục về những giá trị bảo tồn lạ thường mà các đảo đang sở hữu. Kế hoạch quản lý đầu tiên đã thiết lập được sức chứa cao nhất của Vườn là 12.000 du khách/năm, con số này nhanh chóng được vượt qua do sự phát triển quá nhanh của du lịch đến mức tương ứng ngày nay khoảng 100.000 du khách/năm. Trong khi những nỗ lực trải qua nhiều năm để thiết lập sức tải của Vườn, thì cũng là điều khó khăn đối với công tác cưỡng chế để hạn chế số du khách do sự phức tạp và một số yếu tố đóng góp vào du lịch của Vườn Quốc gia Galapagos. Điều trở nên dễ dàng hơn là việc quản lý về sức chứa của từng vùng du khách riêng rẽ cũng như giám sát các tác động của du khách là các hiệu qủa nhất để quản lý số lượng du khách. Hiện tại không có giới hạn về số lượng tổng thể du khách đến các đảo Galapagos, thay vào đó thì có giới hạn số lượng du khách tại từng vùng riêng lẻ. Ban lãnh đạo Vườn Quốc gia điều chỉnh các hành trình tàu để đảm bảo rằng số lượng du khách được giữ trong giới hạn số lượng được thiết kế của từng vùng. Ban đầu phí vào cửa là US$6 bây giờ đã tăng lên đến US$100. Điều này không làm hạn chế dòng du khách đến tham quan các đảo, nhưng nó cho phép chính phủ Ecuador nhận được những phần chia sẻ lớn của các khoản chi tiêu của du khách tại vùng này. Trải qua nhiều năm, tất cả các khoản thu được từ 39
  40. CÁC KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG HỌC PHẦN 1 Vườn Quốc gia Galapagos đều được đóng góp vào ngân khố quốc gia. Với việc xây dựng khu bảo vệ biển và những trách nhiệm lớn hơn tiếp theo cho việc bảo vệ phần biển của các đảo Galapagos, điều đó sẽ không thể đạt được nếu không có những hỗ trợ và tham gia của một số cơ quan chính quyền, việc thu nhận các phí vào cửa được chia sẻ giữa Vườn Quốc gia, các cộng đồng địa phương, CDRS và các cơ quan chính quyền khác. Điều này được mong đợi rằng với việc phân chia tài chính sẽ tạo ra được cách tiếp cận phù hợp hơn cho việc bảo vệ môi trường tại các đảo Galapagos. Khai thác phi pháp gần đây trong các khu bảo vệ biển đã tạo ra những mâu thuẫn lớn giữa các nhà bảo tồn và các bên quan tâm đến khai thác nguồn lợi. được sự hướng dẫn của Vườn và CDRS các bên liên quan đã xây dựng được quá trình giải hoà các mâu thuẫn và việc lập kế hoạch có sự tham gia cho các hệ sinh thái biển được gọi là quản lý có sự tham gia (chúng ta sẽ thảo luận sâu hơn vào học phần sau). Các bên liên quan cơ bản đã ngồi lại trong cùng một bàn và đạt được kết luận về kích thước khai thác, địa điểm khai thác và các vấn đề liên quan khác. Những nỗ lực đầu tiên này đã đóng góp vào Luật đặc biệt của Galapagos vào năm 1998, và giúp giải quyết một số vấn đề liên quan đến khu bảo vệ biển cũng như vấn đề du lịch ở các đảo. Có thể tránh được nhiều mâu thuẫn nếu kế hoạch quản lý có sự tham gia được hình thành khi du lịch bắt đầu. Du lịch ở các đảo Galapagos bắt đầu khi “du lịch sinh thái” và “du lịch bền vững” chưa tồn tại. Thông qua các thử nghiệm và sửa đổi, các nhà quản lý Vườn và đại diện của các ngành du lịch từng bước tạo ra một hoàn cảnh gần với những gì mà du lịch sinh thái đại diện như: có lợi cho cộng đồng, khu vực tư nhân và bảo tồn nguồn lợi; giáo dục du khách; bền vững kinh tế cho Vườn Quốc gia; và quản lý tác động du khách. Đây không phải là điều dễ dàng để có một hoàn cảnh hiện tại hoàn thiện. Một nhóm quan trọng bao gồm những mối quan tâm đặc biệt đã tạo ra để đảm bảo những chất lượng độc đáo của các đảo Galapagos sẽ được tiếp tục bảo vệ. 1.4 CÁC BÁO CÁO HIỆN TRẠNG TỪ CÁC VÙNG TRONG BIỂN ĐÔNG Các học viên sẽ có các bài trình bày về hiện trạng du lịch ở trong và xung quanh KBTB của mình Thảo luận: So sánh các điểm điển cứu So sánh các điểm điển cứu được trình bày bởi các thành viên. Những điểm giống và khác nhau? Về mức độ và nhu cầu mà du lịch có thể tác động đến các chiến lược quản lý? Những khó khăn nào xuất hiện trong mỗi trường hợp và Bạn nghĩ làm thế nào để tránh được nó? 40
  41. CÁC KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG HỌC PHẦN 1 1.5 PHÁT TRIỂN TẦM NHÌN CHO DU LỊCH Một hợp phần quan trọng trong việc lập kế hoạch cho du lịch là “tầm nhìn” – hình ảnh về một hoàn cảnh lý tưởng cho du lịch bền vững trong vùng của Bạn. Hình thành tầm nhìn là một quá trình tưởng tượng về những kết quả tốt nhất có thể và định nghĩa các mục đích du lịch mà Bạn muốn KBTB và cộng đồng của Bạn sẽ hướng tới. Phần xây dựng tầm nhìn được xoáy quanh 3 câu hỏi dưới đây: 1. Chúng ta đang ở đâu? Thảo luận về hiện trạng du lịch trong KBTB và cộng đồng của Bạn và những mối liên quan khác (bao gồm các yếu tố kinh tế, xã hội và chính trị) 2. Chúng ta muốn sẽ đi đến đâu? Hỏi tất cả các học viên họ “mơ” gì về hoàn cảnh lý tưởng của việc phát triển du lịch trong cộng đồng của KBTB của họ? Nếu việc tiếp cận tài chính, chính sách, thị trường không là vấn đề thì viễn cảnh tốt nhất của du lịch trong tương lai sẽ là gì? Đó chính là tầm nhìn của Bạn. 3. Làm thế nào để chúng ta đạt được? So sánh hoàn cảnh hiện tại và hoàn cảnh mong ước trong tương lai. Những bước nào cần thiết để đạt được tầm nhìn mong ước? Tài liệu 1.8 – Xây dựng tầm nhìn của các điểm du lịch Điểm điển cứu: Một tầm nhìn về du lịch bền vững của Vườn Quốc gia Komodo Vườn Quốc gia Komodo bao gồm một số đảo lớn nhỏ trong vùng đảo Lesser Sunda của Indonesia. Vườn xuất phát được xây dựng là khu bảo vệ Rồng Komodo (loài bò sát lớn nhất thế giới) vào những năm của thập niên 1980. Trong những năm xây dựng đầu tiên, Vườn đã thu hút được khoảng 150 du khách hàng năm. Vườn trở nên phổ biến hơn với việc nhìn ngắm các động vật hoang dã, và các trải nghiệm lặn có khí tài và ống thở. Số du khách đã vượt qua 30.000 du khách/năm vào cuối thập niên 1990, và bây giờ (với việc nổ bom Bali) có khoảng 11.000 du khách/năm. 80% du khách đến cùng mong muốn nhìn thấy các con Rồng Komodo hoang dã, nhưng một số lượng đang tăng lên quan tâm đến các điểm bơi lặn đặc biệt. Vườn cũng thu hút một số nhóm làm phim hàng năm để thực hiện các phim về vùng nhiệt đới và các nhà khoa học sử dụng các kính lúp ở đây trong nhiều tháng. Sự đa dạng trong du khách được tăng lên thúc đẩy việc quản lý Vườn Quốc gia Komodo phát triển một tầm nhìn chi tiết và tổng thể về du lịch bền vững của Vườn. Xem chi tiết ở tài liệu kèm theo. 41
  42. CÁC KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG HỌC PHẦN 1 Tài liệu 1.9 - Tầm nhìn của Vườn Quốc gia Komodo Thực hành: Xây dựng tầm nhìn cả điểm du lịch cho KBTB và vùng của Bạn Chia thành các nhóm nhỏ theo các KBTB và phát triển tầm nhìn du lịch cho mỗi vùng. Trong vòng 30 phút, trình bày cho nhau. Phần tiếp theo là phát triển tầm nhìn của cả vùng Biển Đông. Bắt đầu bằng việc xác định một số tầm nhìn chung giữa các vùng. Bây giờ, các Bạn đã có tầm nhìn cho KBTB, đây là thời gian để đánh giá những điểm mạnh, yếu và các khía cạnh độc đáo của mỗi KBTB và các cộng đồng tại đó. Chính xác những gì mà KBTB cung cấp cho du khách? tại sao du khách nên đến và tham quan cùng này? Đây sẽ là phần tập trung của học phần tới. 42