Cách dạy bé sử dụng bản đồ tư duy một cách hiệu quả

pdf 9 trang hapham 2620
Bạn đang xem tài liệu "Cách dạy bé sử dụng bản đồ tư duy một cách hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkinh_nghiem_nuoi_con_9_6441_367818.pdf

Nội dung text: Cách dạy bé sử dụng bản đồ tư duy một cách hiệu quả

  1. Cách dạy bé sử dụng bản đồ tư duy một cách hiệu quả
  2. Phương pháp ghi chú sáng tạo này đang được hơn 250 triệu người trên thế giới sử dụng, đem lại những hiệu quả đáng kinh ngạc, nhất là trong lĩnh vực giáo dục và kinh doanh. Tại buổi hội thảo “Giúp con học hiệu quả hơn bằng sơ đồ tư duy” do Hội quán các bà mẹ tổ chức, tiến sĩ giáo dục Trần Thu Hà và chuyên gia Nguyễn Thúy Uyên Phương (trường ngoại khóa Tomato) cho biết, lợi ích mà bản đồ tư duy (Mind Map) mang lại cho trẻ em là không nhỏ, bởi nó giúp các em ghi nhớ tốt hơn; biết cách sắp xếp thông tin và ý tưởng một cách khoa học, hệ thống hơn; kích thích trí tưởng tượng, óc sáng tạo của các em. Thay vì những gạch đầu dòng nhàm chán, ghi nhớ bằng một bản đồ với những hình ảnh và màu sắc sinh động sẽ giúp bé không còn kém tập trung, diễn đạt lủng củng hay nhớ trước quên sau nữa. Bé ở lứa tuổi tiểu học hoặc chuẩn bị vào lớp 1 là đã có thể làm quen với bản đồ tư duy. Ban đầu, mẹ hãy cho bé học với những bản đồ tư duy đơn giản, rồi để bé tự điền vào một bản đồ có sẵn Các chuyên gia chia sẻ cách dạy bé sử dụng bản đồ tư duy: Bước 1: Dạy bé đọc và hiểu một bản đồ tư duy đơn giản.
  3. Bước 2: Cho bé điền vào một mẫu bản đồ tư duy có sẵn. Bước 3: Khuyến khích bé sử dụng bản đồ tư duy để tóm tắt lại một cuốn sách/câu chuyện.
  4. Bước 4: Khuyến khích bé sử dụng bản đồ tư duy để tự lập một kế hoạch thực tế.
  5. Bước 5: Khuyến khích bé thỏa sức sáng tạo với bản đồ tư duy. Một số lưu ý: - Để biến hứng thú thành thói quen, mẹ hãy bắt đầu bằng những đề tài mà bé thích và khuyến khích bé sử dụng bản đồ tư duy để ghi nhớ, diễn đạt chúng. Ngược lại, mẹ cũng dùng bản đồ tư duy để chia sẻ, truyền đạt với bé. - Luôn luôn trân trọng những tác phẩm của bé dù chúng có thể chưa thật hoàn chỉnh.
  6. - Tổ chức những cuộc thi những trò chơi trong gia đình với bản đồ tư duy. - Không ép buộc bé sử dụng bản đồ tư duy nếu bé nhất quyết không thích vì mỗi đứa trẻ là một cách học. Khi nhắc đến trí thông minh, ta thường liên tưởng đến những biểu hiện như chỉ số IQ cao, làm toán giỏi. Nhưng trong thực tế, trí thông minh của trẻ em tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau. Có bé giỏi về tự nhiên, có bé lại thông minh trong giao tiếp, có bé giỏi về logic toán học, có bé lại giỏi về ngôn ngữ. Quan trọng là cha mẹ hãy biết nhìn ra điểm mạnh của con để giúp bé phát huy khả năng, không nên so sánh con mình với con nhà hàng xóm. Bởi nói như nhà bác học Albert Einstein: “Nếu bạn đánh giá một con cá bằng khả năng leo cây, con cá đó sẽ dành cả cuộc đời còn lại để tin rằng nó là một đứa ngu đần”. Nên dạy trẻ tư duy như thế nào? Ở mỗi độ tuổi, cha mẹ nên làm gì để dạy trẻ tư duy? Làm thế nào để trả lời các câu hỏi khó của trẻ? Cách chơi mà học với trẻ? Những nội dung thú vị này được chia sẻ tại cuộc tọa đàm “Tư duy cùng trẻ như thế nào?”, do Alpha Books và Trung tâm Văn hóa và Ngôn ngữ Pháp (L’espace) vừa tổ chức tại Hà Nội. Dạy trẻ tư duy từ trong bụng mẹ Theo TS tâm lý học Trần Thu Hương (ĐHQG Hà Nội), không phải đợi trẻ đến tuổi mầm non mới đặt vấn đề dạy trẻ tư duy mà việc này cần phải được thực hiện từ một thời gian dài trước đó, ngay từ khi trẻ còn nằm trong bụng
  7. mẹ. Trên thực tế, ngày nay chuyện các bà mẹ cho con nghe nhạc, nói chuyện nhẹ nhàng với con và áp dụng các kỹ thuật “giáo dưỡng thai” khá phổ biến. TS Hương cho rằng, khi trẻ bắt đầu tập bò rồi tập đi, thế giới của trẻ bắt đầu mở rộng ra. Lúc đó có nhiều thứ trẻ phải quan sát, học hỏi. Đến khoảng 18 tháng tuổi khi học nói, trẻ bắt đầu đặt ra những câu hỏi đơn giản và đến khoảng 2 – 3 tuổi, trẻ đã biết hỏi những câu như tại sao, thế nào Ở độ tuổi này, để dạy trẻ tư duy, bố mẹ nên bắt đầu từ các câu hỏi của trẻ. Cách hay nhất không phải là trả lời toàn bộ câu hỏi của trẻ, trong đó có nhiều câu “hóc búa” dễ làm cha mẹ lúng túng, mà nên dùng chính những câu hỏi để kích thích tư duy của trẻ. TS giáo dục Nguyễn Thụy Anh, Chủ nhiệm CLB “Đọc sách cùng con” cho biết để chủ động trong việc dạy trẻ tư duy, cha mẹ trước hết cần hiểu và cảm
  8. nhận được cơ chế tư duy của trẻ. Hình thức tư duy đầu tiên của trẻ là hình thức tư duy trực quan. Điều này có nghĩa là để tìm hiểu thế giới xung quanh mình, trẻ sẽ dựa vào các giác quan. Khi trẻ cho tay hay vật gì vào miệng thì các bậc cha mẹ không nên mắng con mình là hư, vì đó chính là lúc trẻ đang đang tư duy, TS Thụy Anh nói. Từ 1 – 2 tuổi khi bắt đầu có ngôn ngữ, trẻ bắt đầu tư duy bằng hình tượng, ngôn ngữ và logic. Tư duy hình tượng có nghĩa là trẻ có thể nghĩ đến một ai đó, đồ vật nào đó khi chúng ta nhắc đến mà không có người đó, hoặc đồ vật đó ở trước mặt. Không nên là những ông bố, bà mẹ “biết tuốt” Theo TS Thụy Anh, khi bố mẹ nắm được cách thức tư duy của trẻ mới có thể dễ dàng ủng hộ con mình bắt đầu tư duy như vậy. Trẻ luôn có những câu hỏi bất tận, cái gì, tại sao, chính vì vậy các bậc cha mẹ có thể sử dụng “luật chơi” của trẻ để khơi gợi cho trẻ cách tư duy bằng cách đặt câu hỏi. Điều thú vị là người lớn có thể nhiều khi mệt mỏi vì những câu hỏi của trẻ nhưng trẻ lại không bao giờ mệt mỏi với những câu hỏi của người lớn. Một điều rất quan trọng, theo TS Thụy Anh, đó là không bao giờ được “đàn áp” trẻ. Ví dụ như những câu hỏi khó của trẻ mà cha mẹ chưa trả lời được không nên trả lời trẻ theo kiểu “hỏi vớ vẩn”, “lớn lên thì biết”, “ơ thế mới hay” Một cách khác là trả lời theo kiểu quá chính xác, quá “sách vở” cũng làm trẻ không hiểu và thậm chí còn làm triệt tiêu sự tưởng tượng của trẻ. Nên giải thích cho trẻ sao cho không sai lệch nhưng vẫn kích thích được sự suy nghĩ và tưởng tượng của trẻ.
  9. TS Thụy Anh đưa ra lời khuyên đối với các bậc phụ huynh: hãy trở thành đồng minh, thành bạn bè của trẻ trong việc đặt và trả lời câu hỏi thay vì đóng vai một ông bố, bà mẹ “biết tuốt” để trả lời cho con. Đến giai đoạn 6 – 7 tuổi, khi trẻ bắt đầu đi học, lúc này tư duy của trẻ đã logic hơn và tư duy trực quan hình tượng của trẻ đã khác nhiều ở độ tuổi mầm non. Ở độ tuổi này, trẻ đã biết phân tích so sánh, khái quát, đây là những năng lực cần thiết để trẻ học tập. Tuy nhiên, tư duy cảm giác, trực quan mà trẻ thu nạp được từ giai đoạn trước đó lại có ý nghĩa hết sức quan trọng và có mối liên hệ trực tiếp với khả năng tư duy của trẻ ở giai đoạn này. Chính vì vậy, việc giúp trẻ phát triển tư duy cảm giác, trực quan ở độ tuổi mầm non sẽ giúp trẻ thuận lợi hơn nhiều khi bắt đầu đi học.