Cải cách mở cửa phát triển kinh tế ở Trung Quốc: Từ phát triển nghiêng lệch sang cân bằng
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Cải cách mở cửa phát triển kinh tế ở Trung Quốc: Từ phát triển nghiêng lệch sang cân bằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- cai_cach_mo_cua_phat_trien_kinh_te_o_trung_quoc_tu_phat_trie.ppt
Nội dung text: Cải cách mở cửa phát triển kinh tế ở Trung Quốc: Từ phát triển nghiêng lệch sang cân bằng
- CẢI CÁCH MỞ CỬA PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở TRUNG QUỐC: TỪ PHÁT TRIỂN NGHIÊNG LỆCH SANG CÂN BẰNG TS. Hoàng Thế Anh Viện Nghiên cứu Trung Quốc Viện KHXH Việt Nam
- Lấy đấu tranh giai cấp làm cương lĩnh và tư duy sai lầm trong xây dựng phát triển kinh tế xã hội (1949 – 1978) - Tháng 10 năm 1957, tại Hội nghị Trung ương 3 khoá VIII, Mao Trạch Đông đã chỉ ra: + Mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản; + Mâu thuẫn giữa con đường chủ nghĩa xã hội và con đường chủ nghĩa tư bản; ➢ Là mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Trung Quốc
- Đưa ra và thực hiện hàng loạt các phong trào - Phong trào đại tiến vọt (tháng 5/1958) Trong vòng 15 năm, thậm chí trong thời gian ngắn hơn nữa, sản lượng gang thép và các sản phẩm công nghiệp chủ yếu khác đuổi kịp và vượt nước Anh - Đại cách mạng văn hoá (tháng 5 /1966) đấu tranh nội bộ, tranh giành quyền lực giữa các nhà lãnh đạo ĐCS Trung Quốc kéo dài cho đến tháng 10 năm 1976
- Chiến lược hiện đại hoá - Tháng 3 năm 1957, trong bài phát biểu tại Hội nghị công tác tuyên truyền toàn quốc, Mao Trạch Đông đã chỉ ra 3 hiện đại hoá: hiện đại công nghiệp, hiện đại nông nghiệp, hiện đại khoa học văn hoá”. - Cuối năm 1959 đầu 1960, Mao Trạch Đông đã đề ra 4 hiện đại hoá: hiện đại hoá công nghiệp, hiện đại hoá nông nghiệp, hiện đại hoá văn hoá khoa học kỹ thuật, hiện đại hoá quốc phòng”
- Chiến lược hiện đại hoá ➢ Tháng 12 – 1964, tại Hội nghị lần thứ nhất đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc khóa III, Chu Ân Lai đề ra: - Trong thế kỷ XX, xây dựng Trung Quốc trở thành cường quốc XHCN có nền nông nghiệp hiện đại, công nghiệp hiện đại, quốc phòng hiện đại và khoa học kỹ thuật hiện đại. - Đồng thời đề ra tư tưởng 2 bước đi: + Bước 1: xây dựng hệ thống công nghiệp và hệ thống kinh tế quốc dân độc lập, tương đối hoàn chỉnh, làm cho công nghiệp Trung Quốc tiếp cận với trình độ tiên tiến thế giới. + Bước 2: cố gắng đến cuối thế kỷ XX, làm cho công nghiệp Trung Quốc đi đầu thế giới, thực hiện hiện đại hóa nông nghiệp, công nghiệp, quốc phòng và khoa học kỹ thuật.
- Chia cắt thành thị với nông thôn - Trong những năm 1950 Trung Quốc đã đưa ra hàng loạt chính sách quản lý hộ khẩu, phân thành hai loại hộ khẩu, một là phi nông hộ, hai là hộ nông nghiệp. - Trung Quốc thống nhất coi tất cả những người có hộ khẩu nông thôn là nông dân và trở thành quần thể xã hội phân biệt với thị dân (chỉ những người dân sống ở thành thị hay cư dân thành thị). - Cư dân thành thị được hưởng những ưu đãi như được cung cấp lương thực với giá thấp, trợ cấp lương thực phẩm phụ, sắp xếp việc làm, bảo hiểm y tế. - Còn những người dân nông thôn chủ yếu sống dựa vào trồng trọt nông nghiệp, nhà nước thông qua hình thức tổ chức công xã nhân dân trói buộc nông dân với ruộng đất.
- Kinh tế xã hội Trung Quốc rơi vào tình trạng kém phát triển - Đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn. - Đối mặt với hàng loạt những vấn đề bức xúc trong xã hội như việc làm, chuyển dịch sức lao động, quan hệ giữa thành thị - nông thôn, tích luỹ nguồn vốn, hiệu quả lao động, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường thấp. - Theo tính toán của nhà kinh tế học Augus Maddison tỷ lệ tăng trưởng GDP bình quân của Trung Quốc từ năm 1952 – 1978 chỉ có 4,7%. - Mức độ phát triển tổng thể quốc gia và mức sống của nhân dân xếp thứ tự trên 170 trong số các nước và khu vực trên thế giới.
- Năm 1978 Trung Quốc bắt đầu tiến hành cải cách mở cửa • Hội nghị Trung ương 3 khoá XI ĐCS Trung Quốc (tháng 12/1978), xác định: - Lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm, thực hiện cải cách mở cửa; - Đặng Tiểu Bình đã đưa ra tư duy coi phát triển là đạo lý cứng và phát triển nghiêng lệch “cho một bộ phận khu vực, một bộ phận dân cư giàu lên trước”.
- Thành lập các đặc khu kinh tế - Tháng 7 năm 1979 Trung Quốc quyết định thành lập các đặc khu xuất khẩu ở Thâm Quyến, Chu Hải, Sán Đầu, Hạ Môn. - Sau đó đổi thành Đặc khu kinh tế với nội hàm rất phong phú. - Năm 1988 Trung Quốc thành lập đặc khu kinh tế Hải Nam.
- Mở cửa thành phố cảng ven biển • Năm 1984, Trung ương ĐCS và Quốc vụ viện (Chính phủ) Trung Quốc quyết định mở cửa đối với 14 Thành phố cảng ven biển như: - Thiên Tân, Thượng Hải, Đại Liên, Tần Hoàng Đảo, Yên Đài, Thanh Đảo, cảng Liên Vân, Nam Thông, Ninh Ba, Ôn Châu, Phúc Châu, Quảng Châu, Trạm Giang và Bắc Hải.
- Xây dựng khu kinh tế ven biển Năm 1985, Trung ương ĐCS Trung Quốc và Quốc vụ viện Trung Quốc phê chuẩn, ra thông báo về Khu kinh tế mở ven biển: Khu vực đồng bằng sông Trường Giang, đồng bằng sông Chu Giang và Phúc Kiến
- Chiến lược 3 bước thực hiện hiện đại hóa • Tháng 4 năm 1987 Đặng Tiểu Bình đã đưa ra “chiến lược phát triển ba bước”. - Bước thứ nhất: từ năm 1980 - 1990, GNP/người Trung Quốc vào năm 1990 tăng gấp đối so với năm 1980, giải quyết vấn đề ăn no mặc ấm; - Bước thứ hai: từ năm 1990 đến năm 2000, GNP bình quân đầu người của Trung Quốc vào năm 2000 tăng gấp đối so với năm 1990, đời sống của nhân dân Trung Quốc đạt được mức khá giả; - Bước thứ ba: đến khoảng năm 2050, Trung Quốc đạt được trình độ quốc gia phát triển tầm trung trên thế giới, cơ bản thực hiện được hiện đại hoá.
- Bắt đầu cải cách từ nông thôn, nhưng lại bỏ rơi nông thôn - Thực hiện cải cách mở cửa ở nông thôn, cởi trói cho nông thôn Trung Quốc bằng việc thực hiện chế độ khoán trách nhiệm đến hộ gia đình. - Xoá bỏ chế độ “nồi cơm to”, khơi dậy tính tích cực của người nông dân. - Mặc dù cải cách mở cửa bắt từ nông thôn, nhưng đã bỏ rơi, thậm chí hy sinh cả nông thôn để phục vụ thành thị. - Gần 18 năm (từ 1986 đến cuối 2003) đã không đưa ra văn kiện số 1 giải quyết vấn đề tam nông trong đó có nông thôn.
- Xây dựng kinh tế thị trường - Đầu năm 1992, Đặng Tiểu Bình đi khảo khu vực phía Nam, kết thúc tranh luận họ “xã”, họ “tư”. - Tháng 10 năm 1992, ĐCS Trung Quốc họp Hội Đại hội lần thứ XIV xác định xây dựng thể chế kinh tế thị trường XHCN.
- Giai đoạn từ 1978 đến 2002 chú trọng đến phát triển kinh tế - Hội nghị Trung ương 6 khoá XII ĐCS Trung Quốc (1986) lần đầu tiên đã đưa ra ý tưởng cục diện tổng thể xây dựng hiện đại hoá XHCN: “Lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm, kiên trì thúc đẩy cải cách thể chế kinh tế, kiên trì thúc đẩy cải cách thể chế chính trị, kiên trì tăng cường xây dựng văn minh tinh thần.” - Đại hội XVI ĐCS Trung Quốc (2002) một lần nữa làm rõ hơn ý tưởng cục diện tổng thể, đưa ra mục tiêu: “Phát triển kinh tế thị trường XHCN, chính trị dân chủ XHCN và văn hoá tiên tiến XHCN.”
- Hệ quả của tư duy phát triển nghiêng lệch • Kinh tế phát triển, cơ bản thực hiện được bước thứ hai trong chiến lược ba bước của Đặng: - Năm 2001, tổng lượng GDP của Trung Quốc đạt 9593,3 tỷ NDT, tăng gấp đôi so với năm 1989. Tăng trưởng bình quân mỗi năm đạt 9,3%. - Tổng thu nhập bình quân đầu người năm 2001 đạt trên 1000 USD (năm 1978 chỉ có 190 USD).
- Hệ quả của tư duy phát triển nghiêng lệch • Trung Quốc bước vào giai đoạn phát triển then chốt (khi GDP/người/năm: 1000 USD – 3000 USD) - Mặc dù cơ bản xây dựng được xã hội khá giả, nhưng ở mức thấp, không toàn diện, phát triển không đồng đều; - Kết cấu nhị nguyên chưa được thay đổi; - Chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng miền, giữa thành thị và nông thôn, giữa các nhóm trong xã hội ngày càng mở rộng;
- Hệ quả của tư duy phát triển nghiêng lệch • “Trung Quốc là một nước bao gồm châu Âu và châu Phi, khoảng 400 triệu người đạt mức sống của châu Âu và khoảng 900 triệu người có mức sống như người dân châu Phi”
- Hệ quả của tư duy phát triển nghiêng lệch • Mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế bằng mọi giá với môi trường sinh thái ngày càng nghiêm trọng.
- Hệ quả của tư duy phát triển nghiêng lệch • Số vụ khiếu kiện mang tính tập thể 1993 – 2005 không ngừng tăng lên 1993-2005年中国群体性治安事件宗数 90000 80000 70000 60000 50000 40000 30000 20000 10000 0 1993 1999 2000 2003 2004 2005
- Hướng tới phát triển cân bằng • Hội nghị Trung ương 3 khoá XVI ĐCS Trung Quốc (14-10-2003) đã đưa ra quan điểm phát triển khoa học: “kiên trì lấy con người làm gốc, phát triển toàn diện, nhịp nhàng, bền vững, thúc đẩy phát triển toàn diện kinh tế xã hội và con người”; • Nhấn mạnh thúc đẩy cải cách và phát triển theo 5 tính toán tổng thể: - thành thị và nông thôn; - các khu vực; - kinh tế với xã hội; - con người với thiên nhiên; - phát triển trong nước với mở cửa ra nước ngoài.
- Chú trọng đến phát triển xã hội - Hội nghị Trung ương 4 khoá XVI ĐCS Trung Quốc đưa ra (19-9-2004) xây dựng xã hội hài hoà xã hội chủ nghĩa; - Hội nghị Trung ương 6 khoá XVI thông qua “Nghị quyết của Trung ương ĐCS Trung Quốc về một số vấn đề quan trọng xây dựng xã hội hài hoà XHCN”. - Lần đầu tiên đưa “hài hoà” vào mục tiêu hiện đại hoá của Trung Quốc, đưa ra mục tiêu: “xây dựng một đất nước hiện đại hoá giàu mạnh, dân chủ, văn minh và hài hoà”
- Cục diện tổng thể hiện đại hóa - Bổ sung “xây dựng xã hội” vào cục diện tổng thể hiện đại hoá XHCN. - Cục diện tổng thể hiện đại hóa XHCN từ 3 trụ cột “xây dựng kinh tế, xây dựng chính trị, xây dựng văn hóa” thành 4 trụ cột “ xây dựng kinh tế, xây dựng chính trị và xây dựng văn hoá, xây dựng xã hội ”.
- Hướng tới phát triển cân bằng giữa thành thị và nông thôn - Hội nghị Trung ương 4 khoá XVI (9-2004), ĐCS nhận định tình hình phát triển của Trung Quốc đã ở vào giai đoạn phát triển “lấy công nghiệp thúc đẩy nông nghiệp phát triển, lấy thành thị lôi kéo nông thôn”. - Hồ Cẩm Đào đã có cách tiếp cận mới về chiến lược phát triển “tính toán tổng thể giữa thành thị và nông thôn”, chứ không tách rời giữa thành thị và nông thôn như các thế hệ lãnh đạo trước. - Từ năm 2003 đến nay đã đưa ra 10 văn kiện số 1 giải vấn đề tam nông.
- Hướng tới phát triển cân bằng giữa các vùng miền • Về tổng thể Trung Quốc được chia thành 4 vùng miền lớn là miền Đông, miền Trung, miền Tây và khu vực Đông Bắc Vùng miền Các tỉnh (thành) Miền Đông (10 tỉnh, Hà Bắc, Sơn Đông, Giang Tô, Chiết Giang, thành) Phúc Kiến, Quảng Đông, Hải Nam, Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân Miền Trung (6 tỉnh) Sơn Tây, Hà Nam, An Huy, Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tây Miền Tây (12 tỉnh, thành) Nội Mông, Thiểm Tây, Ninh Hạ, Cam Túc, Cát Hải, Tân Cương, Tây Tạng, Tứ Xuyên, Trùng Khánh, Vân Nam, Quý Châu, Quảng Tây Vùng Đông Bắc (3 tỉnh) Hắc Long Giang, Cát Lâm, Liêu Ninh
- Tiếp tục khuyến khích khu vực miền Đông đi đầu - Trong 10 năm đầu thế kỷ XXI, Đảng và Chính phủ Trung Quốc, đã khuyến khích khu vực miền Đông Trung Quốc tiếp tục đi đầu trong phát triển. ➢ Đồng bằng sông Trường Giang - Tháng 7- 2009, Ủy ban cải cách và phát triển thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc đã đưa ra “Quy hoạch phát triển khu vực ven biển Giang Tô”: + Trở thành cực tăng trưởng kinh tế quan trọng của khu vực miền Đông Trung Quốc và là điểm cầu nối phía đông của cầu đại lục Âu – Á mới có sức lan tỏa lôi kéo mạnh. - Tháng 3 - 2009, Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra “Ý kiến của Quốc vụ viện về thúc đẩy Thượng Hải đẩy nhanh phát triển ngành dịch vụ hiện đại và ngành chế tạo tiên tiến, xây dựng Trung tâm tiền tệ quốc tế và vận tải quốc tế”.
- Tiếp tục khuyến khích khu vực miền Đông đi đầu ➢ Đồng bằng sông Chu Giang - Tháng 5 - 2009, Thâm Quyến đã được Chính phủ Trung ương Trung Quốc phê chuẩn “Phương án tổng thể cải cách đồng bộ tổng hợp Thâm Quyến”. - Tháng 12 - 2010, Ủy ban cải cách và phát triển Nhà nước Trung Quốc đã đưa ra “Cương yếu quy hoạch cải cách phát triển khu vực đồng bằng sông Chu Giang (2008 – 2020)”
- Chiến lược Đại khai phát miền Tây • Tháng 1 - 2000, Trung Quốc chính thức bắt đầu thực hiện Chiến lược Đại khai phát miền Tây.
- Xây dựng các cực tăng trưởng tạo điểm nhấn cho Chiến lược đại khai phát miền Tây - Tháng 6 - 2007, phê chuẩn “Khu thử nghiệm cải cách đồng bộ tổng hợp thành thị và nông thôn cấp quốc gia Thành Đô – Trùng Khánh”. - Tháng 1 - 2008, phê chuẩn thực thi “Quy hoạch phát triển khu kinh tế Vịnh Bắc bộ Quảng Tây”. - Tháng 6 - 2009, công bố “Quy hoạch phát triển khu kinh tế Quan Trung – Thiên Thủy”
- Chiến lược Chấn hưng cơ sở công nghiệp cũ vùng Đông Bắc - Tháng 9 - 2003, Bộ Chính trị Trung ương ĐCS Trung Quốc đã thảo luận và thông qua “Một số ý kiến về việc thực thi chiến lược chấn hưng cơ sở công nghiệp cũ vùng Đông Bắc”, chính thức khởi động thực hiện chiến lược chấn hưng vùng Đông Bắc. - Tháng 8 - 2007, Ủy ban Cải cách và phát triển nhà nước cùng với Chính phủ Trung Quốc đã công bố “Quy hoạch chấn hưng vùng Đông Bắc”.
- Xây dựng vành đai kinh tế, khu kinh tế, cực tăng trưởng ở khu vực Đông Bắc - Tháng 7 - 2009, thông qua nguyên tắc “Quy hoạch phát triển vành đai kinh tế duyên hải Liêu Ninh”. - Tháng 8 - 2009, phê chuẩn “Cương yếu quy hoạch hợp tác khai phát khu vực Đồ Môn Giang Trung Quốc – lấy Trường Cát Đồ làm khu khai phát mở cửa dẫn đầu”.
- Chiến lược Miền Trung trỗi dậy - Tháng 3 - 2004, Thủ tướng Ôn Gia Bảo trong Báo cáo công tác Chính phủ, lần đầu tiên chỉ ra thúc đẩy miền Trung trỗi dậy. - Tháng 3 - 2006, Bộ chính trị Trung Quốc đã họp Hội nghị nghiên cứu công tác thúc đẩy miền Trung trỗi dậy. - Xác định định vị đối với khu vực miền Trung, là cơ sở sản xuất lương thực quan trọng của cả nước; là cơ sở nguyên vật liệu, năng lượng; là cơ sở chế tạo trang bị hiện đại với những ngành kỹ thuật cao; là nơi tổng hợp (đầu mối) giao thông.
- Xây dựng khu làm mẫu tiếp nhận chuyển dịch ngành nghề cấp quốc gia đầu tiên - Tháng 1 - 2010, Chính phủ Trung Quốc đã phê chuẩn “Quy hoạch khu làm mẫu tiếp nhận chuyển dịch ngành nghề cụm vành đai thành phố Hoàn Giang”. - Khu làm mẫu này không phải là làm mới hoàn toàn, không xây dựng trùng lặp với quy mô lớn. - Chủ yếu dựa vào khu khai phát hiện có tiến hành nâng cấp với cơ sở hạ tầng, hệ thống thương mại đồng bộ, dịch vụ công. - Đột phá giới hạn về hành chính của khu vực, để thích ứng với xu thế chuyển dịch ngành nghề quy mô lớn và cụm doanh nghiệp.
- Xây dựng Khu thử nghiệm cải cách đồng bộ tổng hợp xã hội theo hai loại hình ở Hồ Bắc, Hồ Nam - Tháng 12 năm 2007, Chính phủ Trung Quốc phê chuẩn phê chuẩn 9 gồm thành phố thuộc tỉnh Hồ Bắc và tỉnh Hồ Nam làm Khu thử nghiệm cải cách đồng bộ tổng hợp xã hội theo hai loại hình (tiết kiệm tài nguyên và thân thiện môi trường). - Có người đã gọi đây là một trong những “đặc khu mới” ở Trung Quốc.
- Mục đích xây dựng Khu thử nghiệm ➢ Một là, thay đổi mô thức phát triển, trọng điểm nhằm vào giải quyết mâu thuẫn giữa tài nguyên, môi trường với phát triển kinh tế. - Tránh đi theo con đường phát triển cũ “phát triển trước rồi sau đó mới giải quyết những vấn đề đặt ra”. - Tìm tòi con đường phát triển kinh tế theo mô hình nội sinh, xây dựng mô thức phát triển nội sinh phù hợp với tình hình của Trung Quốc. ➢ Hai là, thực hiện nhất thể hoá khu vực. - Tiến hành thử nghiệm trong các khu hành chính khác nhau trong cụm các thành phố. - Phá vỡ sự chia cắt, khác biệt giữa các khu vực hành chính, phá bỏ những trở ngại về cơ chế thể chế đất đai, tài chính, thu thuế, đầu tư. - Tìm tòi các biện pháp giải quyết vấn đề như khó xây dựng thị trường thống nhất, khó tập trung được các nguồn lực xã hội, khó hình thành được cơ chế cùng chia sẻ những thành quả khoa học kỹ thuật và cơ sở hạ tầng để thực hiện nhất thể hóa kinh tế khu vực.
- Cục diện phát triển vùng miền ở Trung Quốc hiện nay - Miền Đông tiếp tục đi đầu trong phát triển; - Đại khai phát miền Tây; - Chấn hưng khu vực Đông Bắc; - Miền Trung trỗi dậy.
- Mong nhận được câu hỏi từ các bạn