Câu hỏi ôn tập Quản lí và phát triển tổ chức hành chính nhà nước

doc 38 trang hapham 3150
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Câu hỏi ôn tập Quản lí và phát triển tổ chức hành chính nhà nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doccau_hoi_on_tap_quan_li_va_phat_trien_to_chuc_hanh_chinh_nha.doc

Nội dung text: Câu hỏi ôn tập Quản lí và phát triển tổ chức hành chính nhà nước

  1. www.hanhchinhvn.com QUẢN Lí VÀ PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Câu 1.Tổ chức: khái niệm, các cách tiếp cận, tại sao nói tổ chức là một thực thể xã hội phức tạp?sự khác nhau giữa tổ chức hành chính nhà nước với các tổ chức xã hội khác. Câu 2.phân tích các đặc trưng cơ bản của một tổ chức Câu 3.Phân tích các đặc trưng cơ bản của tổ chức hành chính nhà nước?Dấu hiệu để phân biệt tổ chức hành chính nhà nước với các tổ chức khác. Câu 4. tại sao lại hình thành tổ chức HCNN ở trung ương và địa phương Câu 5.Phân tích các nguyên tắc cơ bản trong mối quan hệ giữa tổ chức hành chính nhà nước ở trung ương và địa phương Câu 6. Trình bày các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước? Phân tích các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước Việt nam. Câu 7. Trình bày các mô hình tổ chức tổ chức HCNN ở trung ương và phân tích sự khác nhau giữa các mô hình này? Mối quan hệ giữa các quyền lập pháp và hành pháp có ảnh hưởng gì đến việc hình thành các tổ chức hành chính nhà nước ở trung ương. Câu 8. Hãy thể hiện bằng sơ đồ hệ thống các cơ quan thực thi quyền hành pháp của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam Câu 9. Trình bày các cách thức (mô hình) tổ chức hệ thống tổ chức hành chính điạ phương hiện nay?Liên hệ với Việt nam. Câu 10. Thiết kế tổ chức là gì? trình bày các phương pháp thiết kế tổ chức hành chính nhà nước? Câu 11. Phân tích các yếu tố hiệu quả của tổ chức hành chính nhà nước. Câu 12.TRình bày các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của các tổ chức hành chính nhà nước?Yếu tố nào là quan trọng nhất?Tại sao? Câu 13. Cơ cấu tổ chức có ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả của tổ chức ? Phân tích các yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới việc lựa chọn cơ cấu tổ chức. Câu 14. Phát triển tổ chức là gì? Phân tích những nội dung cơ bản của phát triển tổ chức? Câu 15. Nêu các xu hướng phát triển của tổ chức hành chính nhà nước hiện nay? Bổ sung thờm : 1
  2. www.hanhchinhvn.com 1.Trỡnh bày khỏi niệm về quyền lực? Quyền lực trong tổ chức được hiểu như thế nào ? 2.Trỡnh bày cỏc loại cơ cấu tổ chức ? Trỡnh bày loại cơ cấu tổ chức mà anh chị quen thuộc nhất ? 3.Anh chị hiểu thế nào là môi trường tổ chức? Môi trường tổ chức có ảnh hưởng như thế nào đến quản lí và phát triển tổ chức? 4.Trỡnh bày cỏc loại mục tiờu của tổ chức ? Đề cương : ôn tập quản lý và phát triển tổ chức hành chính nhà nước Câu 1.Tổ chức: khái niệm, các cách tiếp cận, tại sao nói tổ chức là một thực thể xã hội phức tạp?sự khác nhau giữa tổ chức hành chính nhà nước với các tổ chức xã hội khác. #Tổ chức là một thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến trong đời sống hàng ngày.Xét trên tổng thể tổ chức đòi hỏi ít nhất 2 người trở lên có sự liên kết với nhau nhằm hướng tới mục tiêu chung.Tổ chức là một hệ thống gồm nhiều phân hệ có những mối quan hệ hữu cơ hợp lý , rõ ràng hợp tác và phân phối chặt chẽ tác động lẫn nhau trong một tổng thể. Như vậy có thể hiểu :tổ chức là một hệ thống tập hợp của hai hay nhiều người, có sự phối hợp một cách có ý thức, có phạm vi ( lĩnh vực chức năng hoạt động)tương đối rõ ràng; hoạt động nhằm đạt được một hoặc nhiều mục tiêu chung. Có nhiều cách tiếp cận “tổ chức”.Cách đưa ra các cách tiếp cận khác nhau về tổ chức cũng xuất phát từ cách nghiên cứu tổ chức từ nhiều giác độ. -tổ chức được xem như một cỗ máy -Tổ chức được xem như một “cơ thể sống” -Tổ chức được nhìn nhận như một “bộ não” -Tổ chức là một nền văn hoá -tổ chức là một hệ thống có tính chính trị -tổ chức là một yếu tố tinh thần -tổ chức được nhìn nhận như một dòng chảy và sự biến hoá #Tổ chức là một thực thể xã hội phức tạp. -Trước hết nói tại sao tổ chức là một thức thể xã hội?Tổ chức là một thực thể xã hội vì theo khái niệm của tổ chức thì tổ chức thực hiện những chức năng nhất định 2
  3. www.hanhchinhvn.com trong xã hội, tổ chức gồm nhiều người, nhiều mối quan hệ trong xã hội, và điều tất yếu tổ chức tồn tại trong một xã hội nhất định , nó thuộc một xã hội nhất định, xã hội là môi trường cho sự hình thành tồn tại và phát triển của tổ chức, vì vậy tổ chức là một thực thể xã hội. -Tổ chức là một thực thể xã hội phức tạp.Tổ chức bao gồm rất nhiều yếu tố cấu thành trong mỗi yếu tố cấu thành đó lại có rất nhiều yếu tố cấu thành bé hơn và với mỗi yếu tố đó, mỗi bộ phận lại có sự khác nhau về cơ cấu, mục tiêu, cơ chế quyền lực, môi trường Sự phức tạp của tổ chức do đó đòi hỏi nhà lãnh đạo phải có sự kết hợp của nhiều yếu tố để đạt được mục đích quản lý.Có thể nói gắn gọn các yếu tố cấu thành của tổ chức như sau: +Mục tiêu: Nó phụ thuộc vào quy mô của tổ chức và chức năng nhiệm vụ của tổ chức được giao. Để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của tổ chức thì mỗi tổ chức ngay từ ban đầu mỗi tổ chức đã đưa ra những mục tiêu cho tổ chức đó Trong một tổ chức có rất nhiều loại mục tiêu trong đó có: mục tiêu chiến lược giành được cho cả tổ chức; mục tiêu phối hợp là mục tiêu của mỗi bộ phận nhằm đạt được mục tiêu chiến lược. Phân loại theo thời gian có mục tiêu dài hạn, mục tiêu ngắn hạn, mục tiêu trung và dài hạn. +Cơ cấu tổ chức: Mỗi tổ chức đều phải phân định rõ chức năng nhiệm vụ quyền hạn của các bộ phận trong tổ chức để thực hiện mục tiêu đã đặt ra. Chính vì vậy việc bố trí sắp xếp các vị trí trong tổ chức là rất quan trọng. Cơ cấu tổ chức phụ thuộc vào quy mô tổ chức, cùng nhiệm vụ của tổ chức. Tuỳ theo mỗi tổ chức khác nhau mà có thể sắp xếp cơ cấu khác nhau. +Nguồn lực của tổ chức: Mỗi tổ chức muốn tồn tại và phát triển được thì các yếu tố quyết định nhất đó là nguồn lực của tổ chức. Nguồn lực của tổ chức của tổ chức được chia thành: +)nguồn nhân lực , bất kỳ một tổ chức nào đều đòi hỏi được cung ứng về nguồn nhân lực phù hợp với sự phát triển của tổ chức. Đây là nguồn lực quan trọng nhất quyết định đến sự tồn tại và phát triển của tổ chức. .Nguồn cơ sở vật chất.Tổ chức muốn tồn tại và phát triển cần có cơ sở vật chất, vốn phương tiện, trang thiết bị máy móc , nhà xưởng ,. +Văn hoá của tổ chức. Các yếu tố văn hoá có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành nhân cách con người và đương nhiên ảnh hưởng sâu sắc đến tổ chức tồn tại trong môi trường văn hoá đó. Văn hoá của tổ chức bao gồm các yếu tố: .mối quan hệ các thành viên trong tổ chức .phối hợp làm việc .chấp hành nội quy tổ chức .mối quan hệ nhân viên thủ trưởng 3
  4. www.hanhchinhvn.com +Môi trường của tổ chức. Trong thời đại ngày nay mọi tổ chức muốn cạnh tranh thì cần có áp dụng về khoa học công nghệ mới nhằm cải tiến cách thức quản lý , cách thức sản xuất, trang thiết bị làm việc sự lạc hậu của khoa học công nghệ là yếu tố kìm hãm sự tồn tại của tổ chức. Có thể nói tổ chức bao gồm rất nhiều yếu tố rất phức tạp và có tác động qua lại lẫn nhau.Đòi hỏi người lãnh đạo trong tổ chức cần phải phối hợp không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn của mình để đạt được mục tiêu của tổ chức. #Sự khác nhau giữa tổ chức hành chính nhà nước với các tổ chức xã hội khác: -tổ chức hành chính nhà nước là thực hiện chức năng hành pháp đây là đặc trưng cơ bản để phân biệt với các tổ chức khác như: tổ chức chính trị xã hội , đoàn thể -Tổ chức hành chính nhà nước là những tổ chức hoạt động vì lợi ích công cộng cung cấp hàng hoá, dịch vụ công cho xã hội, công dân mà không vì lợi nhuận -Các hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước mang tính thứ bậc cao, và thường áp dụng các biện pháp cưỡng chế, độc quyền, mệnh lệnh hành chính mang tính đơn phương. -Các tổ chức không phải tổ chức hành chính nhà nước thường có ảnh hưởng trong phạm vi nhỏ trong khi đó hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước xã hội rộng lớn. -Các sản phẩm dịch vụ của các cơ quan hành chính nhà nước tạo ra không phải là sản phẩm mua bán, trao đổi trên thị trường, trong khi đó sản phẩm của các tổ chức kinh tế , tổ chức xã hội thường để mua bán, trao đổi trên thị trường vì mục tiêu lợi nhuận. -Do bị quy định bởi hành lang pháp lý về quyền hạn nhiệm vụ trong hoạt động mà tính linh hoạt thích ứng của các cơ quan hành chính nhà nước còn nhiều hạn chế so với các tổ chức khác. Câu 2.phân tích các đặc trưng cơ bản của một tổ chức Đặc trưng của một tổ chức bao gồm nhiều đặc trưng như sau: 1.Mục tiêu của tổ chức Mục tiêu của tổ chức là cái đích mà tổ chức mong muốn đạt đến.Mục tiêu của bất kỳ tổ chức nào trong xã hội cũng đều có vai trò quan trọng đối với sự hình thành, tồn tại, vận động và phát triển của tổ chức.Mục tiêu được xác định khi thành lập khi thành lập tổ chức và được cùng phát triển, bổ sung cùng với sự trưởng thành của tổ chức.Mục tiêu là sự mong muốn, đòi hỏi phải xác định có cơ sở khoa học và biết cách thức để đạt được.Bất kỳ một tổ chức nào muốn hoạt động tốt cũng phải 4
  5. www.hanhchinhvn.com đề ra mục tiêu hết sức rõ ràng cho mình.Xác định được mục tiêu xác đáng, rõ ràng đòi hỏi phải có sự phân tích và lựa chọn từ một khối lượng lớn những yếu tố, nhân tố diễn ra trong môi trường hoạt động tương lai.Có nhiều loại mục tiêu trong tổ chức như: mục tiêu chiến lược;mục tiêu mang tính phối hợp; các mục tiêu tác nghiệp, hoạt động.Mục tiêu của tổ chức cũng có thể chia thành mục tiêu chung, tổng quát và mục tiêu cụ thể.Cấp độ của mục tiêu chi tiết có thể khác nhau tuỳ thuộc vào quy mô của tổ chức và vấn đề mà tổ chức quan tâm. Một tổ chức là doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh kiếm lời, mục tiêu chung là lợi nhuận. Nhưng để đạt lợi nhuận, doanh nghiệp phải đề ra nhiều nhóm mục tiêu khác.Mục tiêu dài hạn là các kết quả mong muốn được đề ra cho một khoảng thời gian tương đối dài. Số năm thực hiện mục tiêu này thường dài hơn một chu kỳ quyết định.Mục tiêu trung hạn nhằm làm thế nào để phát triển tổ chức và điều chỉnh tổ chức phù hợp với sự thay đổi của môi trường.Mục tiêu ngắn hạn, đó là các mục tiêu mà tổ chức dự định đat được trong chu kỳ quyết định. 2. Cơ cấu của tổ chức Đây cũng là đặc trưng cơ bản của một tổ chức.Cơ cấu tổ chức được hiểu như là cấu trúc bên trong và các quan hệ giữa các cá nhân , bộ phận cấu thành tổ chức nhằm đảm bảo cho tổ chức vận hành tốt, đạt được các mục tiêu của tổ chức.Mỗi một tổ chức dù lớn hay bé đều có sự phân chia nhất định những hoạt động của tổ chức để đạt đến mục tiêu của tổ chức đã đề ra. Nếu tổ chức cành có nhiều hoạt động và càng có nhiều người tham gia, việc bố trí, chia nhóm thành các bộ phận khác nhau có ý nghĩa ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả của tổ chức. Các nhóm hay từng bộ phận nhằm thực hiện một công việc hay nhiều công việc giống nhau do những người có trình độ nhất định đảm nhận. #Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn cơ cấu tổ chức như: -chiến lược phát triển tổ chức. -quy mô tổ chức. -công nghệ mà tổ chức sử dụng. -môi trường -quyền và sự kiểm soát quyền lực #Cơ cấu tổ chức có nhiều loại: -Mô hình cứng nhắc -Mô hình hữu cơ, thích ứng linh hoạt -mô hình trực tuyến hay còn gọi cơ cấu tổ chức thẳng đứng -mô hình cơ cấu tổ chức theo chức năng. -mô hình cơ cấu tổ chức theo sản phẩm 5
  6. www.hanhchinhvn.com -mô hình theo khu vực -mô hình theo khách hàng -các mô hình hỗn hợp 3.Quyền lực trong tổ chức Thuật ngữ quyền lực của tổ chức cũng có thể hiểu như là sức mạnh của tổ chức để làm thế nào tổ chức đạt được các mục tiêu đề ra.Sức mạnh của tổ chức hay quyền lực của tổ chức chính là sức mạnh tạo nên tổ chức và tiến hành các hoạt động để đạt mục tiêu. Xét trên nghĩa đó, quyền lực của tổ chức có thể chia thành hai nhóm: +)quyền lực của tổ chức đối với thành viên của tổ chức +)sức mạnh của tổ chức tạo ảnh hưởng ra bên ngoài tổ chức, tức đòi hỏi đwocj những tổ chức khác có thể có những hành vi nhất định đối với tổ chức. Đó cũng chình là khả năng ảnh hưởng của tổ chức đến các yếu tố bên ngoài. 4.Con người và các nguồn lực Con người trong tổ chức là nguồn tài nguyên, là nhân tố quyết định sự tồn tại, vận động và phát triển của các tổ chức. Con người là hạt nhân cơ bản cấu thành tổ chức và đảm nhận các chức năng , nhiệm vụ cụ thể của tổ chức.Trong bối cảnh nguồn lực tài chính ngày càng trở nên eo hẹp, nguồn nhân lực không được tăng thêm trong các tổ chức trong khi sự đòi hỏi của khách hàng và xã hội ngày càng cao thì vai trò phát triển về chất đối với nguồn nhân lực như là một đòi hỏi khách quan. Đó cũng chính là lý do ngày naym quản lý nguồn nhân lực đang dần thay thế quản lý nhân sự trong các tổ chức nhằm tăng sức mạnh cộng hưởng của nhân tố con người. 5.Môi trường tổ chức. Có nhiều cách hiểu thuật ngữ “môi trường” trong thực tiễn hoạt động quản lý cũng như trong nghiên cứu khoa học tuỳ theo mục đích và cách tiếp cận. Môi trường có nội dung rộng lớn và đa dạng. Theo nghĩa rộng, môi trường là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới một vật thể hoặc một sự kiện. Đối với tổ chức, môi trường là tất cả các yếu tố nằm bên ngoài ranh giới của tổ chức nhưng có ảnh hưởng đến hoạt động mục tiêu, mục đích của tổ chức theo nhiều cách thức khác nhau.Sự phân loại các yếu tố môi trường tổ chức thường mang ý nghĩa tương đối. Có thể môi trường tổ chức thành các nhóm yếu tố sau: -Các yếu tố thuộc về chính trị pháp luật -Các yếu tố kinh tế. -Các yếu tố kỹ thuật công nghệ -các yếu tố văn hoá 6
  7. www.hanhchinhvn.com -Các yếu tố thuộc về thị trường ( hay các yếu tố về môi trường tác nghiệp của tổ chức) -Các yếu tố thuộc về khách hàng -Các yếu tố về đối thủ cạnh tranh -Các yếu tố nguồn nhân lực -Độ tin cậy rủi ro, không chắc chắn của các yếu tố môi trường. 6.Chu trình của tổ chức Tổ chức cũng có quá trình hình thành, phát triển và tàn lụi. Khi tổ chức ở giai đoạn tàn lụi, nếu không có cách cứu vãn tổ chức sẽ chết.Các tổ chức có thể tồn tại rất lâu, nhưng có tổ chức chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định. Tổ chức có thời gian tồn tại ngắn khó có thể chia ra các giai đoạn phát triển của tổ chức, ngược lại các tổ chức có khoảng thời gian sống dài, các giai đoạn phát triển thể hiện rất rõ. Trong mỗi giai đoạn phát triển có nhiều yếu tố thay đổi trong tổ chức. Mỗi một giai đoạn phát triển, tổ chức phải có những sự thay đổi để phù hợp với sự thay đổi. Câu 2: phân tích đặc trưng cơ bản của một tổ chức: tổ chức có 5 đặc trưng cơ bản sau: *Mục tiêu của tổ chức: là cái đích mà tổ chức mong muốn để đạitới là vấn đề quan trọng hàng đầu đối với sự hình thành và phát triển của tổ chức. -Trong tổ chức ngoài mục tiêu chung còn có các loại mục tiêu thành phần, các mục tiêu của cá nhân, của các đơn vị cấu thành. -Mụctiêu của tổ chức, phải dược xác định rõ ràng, ổn định nhưng không phải là bất biến mà mục tiêu có tính tương đối. -Mục tiêu được xác định khi thành lập tổ chức và được phát triển bổ sung cùng với sự trưởng thành của tổ chức. -Mục tiêu là một sự mong muốn, đòi hỏi phải xác định trên cơ sở khoa học và biết cách để đạt được. Nếu một mục tiêu đã dược xác định ra mà không đạt được thì nhà quản lý phải xem xét trên 2 giác độ xem xét lại mục tiêu có phù hợp tổ chức hay không, xem xét lại cơ cấu, tổ chức nội lực bên trong. -Sự thay đổi của mục tiêu thường bắt đầu từ đối tác có liên quan sự mong muốn của nhà quản lý hay do những nguyên nhân về chính trị. + tổ chức có các mục tiêu sau: 7
  8. www.hanhchinhvn.com -mục tiêu ban đầu: là mục tiêu khởi điểm khi hình thành tổ chức -mục tiêu phát triển: là mục tiêu được hình thành và phát triển theo quá trình hình thành và phát triển của tổ chức. -Mục tiêu chiến lược: là mục tiêu tổng quát mang tầm vĩ mô đó là những gì đặt ra cho tổ chức trong tương lai. -Mục tiêu dài hạn: là những kết quả mong muốn đề ra trong một khoảng thời gian dài, mục tiêu trúng hạn là mục tiêu trong một thời gian vừa phải và còn có mục tiêu ngắn hạn. *cơ cấu của tổ chức: được hiểu như là cấu trúc bên trong và mối quan hệ giữa các cá nhân, bộ phận cấu thành tổ chức nhằm đảm bảo cho tổ chức vận hành và đạt được mục tiêu của tổ chức. -tổ chức có cách sắp xếp khác nhau như sắp xếp các yếu tố bộ phận nằm ngang, theo thứ bậc hay còn gọi là thẳng đứng và sắp xếp theo khu vực địa lý. Nhưng trên thực tế thì không có một tổ chức nào lại sắp xếp tổ chức theo sách mà thường là sự kết hợp của các cách sắp xếp đó để có một cơ cấu hợp lý khắc phục phù hợp với môi trường mà tổ chức đang hoạt động -Việc lựa chọn cơ cấu tổ chức phụ thuộc vào các yếu tố như: chiến lược phát triển của tổ chức vì một tổ chức có chiến lược phát triển lớn thì cơ cấu tổ chức phải phù hợp. Quy mô tổ chức gắn liền với cơ cấu tổ chức Yếu tố công nghệ mà tổ chức áp dụng thì tuỳ vào mô hình sản xuất hình thức sản xuất mà có thể có những cơ cấu hợp lý. Yếu tố môi trường nếu thiếu yếu tố này thì tổ chức không thể hợp như khi môi trường ổn định, thì xác định quy mô của tổ chức đơn giản. Yếu tố quyền hạn, sức mạnh của tổ chức đối với tổ chức khác nghĩa là nếu quyền lực tập trung thì tổ chức có một dạng cơ cấu phân công nếu quyền hạn của tổ chức được mở rộng với sự tham gia của nhiều người thì lại tổ chức khác. Việc xác định cơ cấu tổ chức phải được tiến hành theo các bước sau: B1: Xem xét đánh giá lại mục tiêu của tổ chức để làm cơ sở xác địnhcơ cấu B2: xác định các hoạt động cần thiết để đạt mục tiêu đó. B3: Phân loại các hoạt động thành nhóm vì đây là cong việc quan trọng, trong trường là sắp xếp của hoạt động có tiêu chí chung giống nhau thành một nhóm. B4: thiết lập các mối quan hệ quyền hạn và trách nhiệm giữa các yếu tố cấu thành của tổ chức, thông thường phải trả lời dược các câu hỏi “tôilà ai? Tôi phải báo cáo tới ai”, “nhân báo cáo từ ai”. 8
  9. www.hanhchinhvn.com B5: Vẽ sơ đồ cơ cấu tổ chức và điều chỉnh lại -Các loại cơ cấu tổ chức +Mô hình cơ cấu cứng nhắc, hay là mô hình máy móc cơ học dây là loại mô hình được nhiều tổ chức sử dụng và nó là loại mô hình truyền thống có nét đặc trưng là: Thiếu mói quan hệ ngang, mà chủ yếu là theo chiều dọc Mang tính tập trung quyền lực tổ chức Sự kiện mang tính thứ bậc Sự chính thức hoà cao đó là cơ cấu v và các thủ tục được thiết lập một cách chính thức thông qua việc xác định các luật lệ nội quy của tổ chức. Các kênh giao tiếp dược chính thức hoá. +Mô hình cơ cấu tổ chức có linh hoạt, mô hình này dược khá nhiều tổ chức áp dụng và mang lại thành công hơn mô hình cứng nhắc cơ học. Và mô hình này có một nét đặc trưng . sự khác biệt theo chiều ngang không cao phối hợp cả ngang dọc nhiệm vụ qua sự chấp nhận giao tiếp không chính thức, sự chính thức hoá không cao phân quyền quyết định. +Mô hình cơ cấu trực tuyến hay thẳng đứng, có nghĩa là các yếu tố cấu thành sắp xếp theo chiều ngang. Nó có nét đặc trưng. là loại hình tổ chức đơn giản, tồn tại từ lâu, chỉ có cấp trên, cấp dưới trực tiếp. Mỗi nhà điều hành thực hiện quyền lực trực tuyến đối với thuọc địa. Lãnh đạo mang tính trực tuyến, mỗi người phải báo cáo với một người. đây là loại tổ chức thích hợp với quy mô nhỏ ổn định. Loại hình này đơn giản, rõ ràng là thuận lợi cho việc ra quyết định về kiểm tra, kiểm soát. Nhưng lại thiếu sự phối hợp thiếu sự giám sát. +Mô hình cơ cấu tổ chức theo chức năng. Mô hình này áp dụng triệt để theo mục tiêu phân công lao động, theo chuyên môn hoá là mô hình tổ chức thích hợp cho một phân xưởng, một bộphận sản xuất. -mô hình này có ưu điểm: phân chia nhiệm vụ rõ ràng, chuyên môn hoá cao. Tạo ra các biện pháp kiểm tra, giám sát chặt chẽ. Nhưng lại hạn chế sự phát triển của (quản lý chung) tạo cách nhìn hẹp đối với cán bộ chủ chốt, quyền lực và trách nhiệm nhiều lúc bị chồng chéo dẫn tới việc không rõ ràng về trách nhiệm. 9
  10. www.hanhchinhvn.com +mô hình co cấu tổ chức theo ma trận: đây là loại hình tổ chức áp dụng cho tổ chức ở giai đoạn phát triển mạnh, có nhiều hoạt động thay đổi. +mô hình cơ cấu tổ chức thường sử dụng trong tổ chức kinh tế là mạng thì thiết kế tổ chức này dựa trên những thành tựu KHCN và liên kết mạng thông tin nội bộ, loại v này có thể khai thác những lợi thế của mạng thông tin nọi bộ và toàn cầu. Nhưng ngược lại tổ chức phải chỉ ra các khoản phí lớn. +mô hình cơ cấu tổ chức theo quan điểm bộ máy thư lại: bộ máy trở lại là bộ phận thực hiện chức năng của Chính phủ hay không phải Chính phủ quyền hạn để thực thi nhiệm vụ hàng ngày được phân chia giữa các bộ phận khác nhau. Nó có đặc trưng cơ bản là: tính chuyên môn hoá cao công việc mang tổ chức lặp lại ngày này qua ngỳa khác những công nghệ kỹ thuật chính được thiết lập những cáhc thức để làm một số công cụ trong tổ chức có một hệthống quy chế, quy tắc hoạt động các hình thức giao tiếp chính thức. Có nhiều người làm việc không nắm giữ các vị trí nguyên lý. Các hoạt động được sắp xếp theo nhóm chức năng cơ cấu tổ chức phức tạp, hệ thống mệnh lệnh rõ ràng. Mọi quy chế quy định đều thể hiện thông qua văn bản. Nếu tổ chức bộ máy thư lại là có sự phân công lao động, cơ cấu tổ chức mang tính thứ bậc và quyền hạn có một quy tắc, quy chế rõ ràng, nhân xưng trong hoạt động. NGược lại nó có sự hạn chế đó là quyền hạn cả trách nhiệm không được rõ ràng, có sự mập mờ, quan hệ giữa các thành viên của tổ chức mang tính cá nhân các hoạt động của tổ chức thường mang tính ứng biến, công tác tuyển chọn nhân sự không chỉ dựa trên khả năng chuyên môn mà còn quan hệ, việc thăng tiến đề bạt không được các yếu tố khách quan. Quyền lực trong tổ chức là sức mạnh của v để làm thế nào tổ chức đạt được mục tiêu đã vạch ra. Là quyền lực trong tổ chức chia thành 2 nhóm. +quyền của tổ chức đối với thành viên của tổ chức hay là quyền lực bên trong tổ chức: quyền lực này có được khi 1 trong những thành viên của tổ chức phụ thuộc vào các thành viênkhác. Nay khả năng đem lại cho người khác một sự hài hoà Khả năng, năng lực của 1 người Nguồn xuất phát từ sự ưa chuộng ưa thích. Là nguồn quyền xuất phát từ PL của tổ chức 10
  11. www.hanhchinhvn.com +quyền lực của tổ chức đối với tổ chức khác thể hiện ở khả năng về tài chính, về công nghệ, nhân sự, khả năng cung cấp các yêu cầu. Yếu tố con người và các nguồn lực. Con người là nguồn tài nguyên là z tố quyết định sự tồn tại, vận động và phát triển của tổ chức, con người là hạt nhân cơ bản cấu thành tổ chức và đảm nhận các chức năng, nhiệm vụ cụ thể của v -còn nguồn lực tổ chức trong tổ chức bao gồm các công cụ thiết bị nguồn tài chính đáp ứng cho quá trình vận động và phát triển của tổ chức *môi trường tổ chức: là tất cả các yếu tố nằm bên ngoài của tổ chức nhưng lại có ảnh hưởng đến mục tiêu, mục đích của tổ chức theo các cách thức khác nhau. -những yếu tố môi trường này bao gồm Yếu tố chính trị – Pháp luật môi trường này bao gồm các luật lệ, quy tắc và hoạt động của các cơ quan Nhà nước. ngày nay sự tác động của yếu tố này rất rộng lớn trên cả diện quốc tế Các yếu tố kinh tế: có tác động rất lớn đến tổ chức đặc biệt là hệ thống kinh tế mà trong đó tổ chức hình thành và phát triển. Yếu tố kinh tế công nghệ Yếu tố hoà tác đọng tới tổ chức, chủyêú ở điểm là hình thành người các con người trong tổ chức Yếu tố về thị trường, khách hàng, nguồn nhân lực, đối thủ cạnh tranh Yếu tố độ tin cậy rủi ro, không chắc chắn của yếu tố môi trường Chu trình của tổ chức đó là sự hình thành, phát triển tàn lụi vì v có thế tồn tại rất lâu nhưng cũng có giới hạn Câu 3.Phân tích các đặc trưng cơ bản của tổ chức hành chính nhà nước?Dấu hiệu để phân biệt tổ chức hành chính nhà nước với các tổ chức khác. 1.Mục tiêu của tổ chức hành chính nhà nước -Mỗi một tổ chức khi thành lập đều có những mục tiêu cụ thể và đó là cái đích mà tổ chức cần hướng tới.Mục tiêu của tổ chức được xác định dựa trên ý chí chung của các thành viên.Mỗi tổ chức hành chính nhà nươc được thành lập ra nhằm thực hiện những mục tiêu không phải do tự tổ chức đặt ra mà do nhà nươc và các cơ quan quyền lực nhà nước tạo ra. 11
  12. www.hanhchinhvn.com -Mỗi tổ chức hành chính nhà nươc được thành lập ra nham thưc hiện chức năng quản lý mọi hành vi xã hội và đưa pháp luật vào cuộc sống. -Mục tiêu của tổ chức hành chính rất rông và ảnh hưởng tói nhiều đôi tưọng trong xã hội,nhũng người nghèo hay người giầu đều là đối tượng phục vụ củấcc tổ chức hành chínhvì the mục tiêu của các tổ chức hànhchính mang ý nghĩa xã hội hơn là mang ý nghĩa kinh tế. -Mục tiêu hoạt động của tổ chức hành chính thường khó lượng hoá.:Vd để thi hành một văn bản pháp luât hiệu quả thường không tính được ngay thành các số liệu cụ thể, có thể chỉ xác địnhduợc sau nhiều năm tác động của văn bản. -Một số tổ chức được thành lập nhằm mục tiêu chính trị của nhà nước .Mục tiêu thường không cụ thể nà có thể biểu hiện thông qua nhiều khía cạnh khác. Về nguyên tắc hoạt động nào của các cơ quan hành chính nhà nướcthực hiện đều nhằm mục đích phục vụ lợi ích chung chứ không phải nhằm động cơ lợi nhuận. Nhiều tổ chức hành chính nhà nướcvừa thực hiện hoạt đọng quản lý hành chính nhà nước vừa thực hiện các hoạt động cung cấp hàng hoá dịch vụ(công) cho xã hội. Hoạt động cung cấp dịch vụđố mang tính chất phục vụ 2.Cách thức thành lập hay vị trí pháp lý của các cơ quan hành chính trong hệ thống các cơ quan nhà nước nói chung. Các cơ quan hành chính nhà nước đều do nhà nước thành lập và thay mặt nhà nước thực hiện các hoạt đọng quản lý mọi lĩnh vực kinh tế , văn hoá, an ninh quốc phòng. Các cơ quan hành chính nước đều có vị trí pháp lý nhất định. Địa vị pháp lý của các cơ quan hành chính nhà nước được quy định dưới nhiều hình thức như hiến pháp, luật, văn bản dưới luật. Việc xác định địa vị pháp lý có ý nghĩa rất quan trọng vì đó là cơ sở để xem xét thẩm quyền và các dặc trưng của tổ chức. Địa vị pháp lý quy định cách thức thành lập cơ quan nhà nước nói chung và cơ quan hành chính nhà nước nói riêng. Các tổ chức hành chính nhà nước được thành lập htường mang ý trí của quyền lực nhà nước. Không có tổ chức hành chính nhà nước ra đời mang ý trí cá nhân mà do nhu cầu của hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Mặt khác tổ chức hành chính nhà nước ra đời khi cần thiết . Hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước trong một só phân hệ thường tương đối ổn định. Trong một só phân hệ só lượng các tổ chức thường không cố định và được thành lập mới hay xoá bỏ tuỳ theo nhu cầu của công việc. 3.Vấn đề quyền lực – thẩm quyền Các cơ quan hành chính nhà nước được nhà nước trao quyền lực để làm phương tiện thực hiệm các chức năng QLNN của mình. Các cơ quan hành chính nhà nước 12
  13. www.hanhchinhvn.com có quyền lực pháp lý và được sử dụng quyền đó đẻ cưỡng bức xã hội làm theo ý chí nhà nước. +Quyền lục pháp lý được thể hiện thông qua các yếu tố: -Các cơ quan hành chính nhà nước có quyền ra các văn bản pháp lý có ý nghĩa bắt buộc đối với các cơ quan cấp dưới trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ , công chức, công dân. -Quyền kiểm tra viẹc thực hiện các văn bản pháp luật hoặc thành lập các đoàn kiểm tra việc thực hiện các quyết định đó. -Tiến hành các biện pháp giáo dục thuyết phục, giải thích khen thưởng kỷ luật trong việc thực hiện các quyết định quản lý và có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế. Việc thành lập các tổ chức hành chính nhà nước phải được xác định rõ ràng chính xác cả về nội dung và cách thức thực hiện. Các cơ quan hành chính nhà nước thực thi các hoạt đọng QLNN đòi hỏi phải được trao những quyền hạn nhất định. Đó chính là tập hợp cácbiện pháp lý và những biện pháp pháp luật tạo ra khả năng pháp lý để thực hiện chức năng QLNN. Thẩm quyền trao cho mỗi cơ quan, tổ chức hành chính là tổng thể các chức năng và quyền hạn tương ứng Mỗi tổ chúc hành chính nhà nước ra đời phải có sự tương xứng giữa chức năng và nhiệm vụ, quyền hạn. Thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước phải được quy định cụ thể rõ ràng Mỗi loại cơ quan hành chính nhà nước được trao những chức năng quyền hạn cụ thể Thẩm quyền chung được trao cho những tổ chức hành chính thực hiện chúc năng quản lý trên quy mô rộng và nhiều mặt Thẩm quyền riêng được trao cho các nhóm theo ngành và theo chức năngcụ thể 4.Quy mô hoạt động của tổ chức hành chính nhà nước Quy mô hoạt động của các tổ chức hành chính nhà là vô cùng rộng lớn. Tuy nhiên hoạt đọng của các tổ chức hành chính nhsà nước thường bị hạn chế bởi những quy định của pháp luật trao cho tổ chức đó .Hành lang hoạt động thường bị hạn chế và tính linh hoạt thích ứng gặp khó khăn hạn chế so với các tổ chức khác 5.Vấn đề nguồn lực +Nguồn nhân lực 13
  14. www.hanhchinhvn.com những người là việc trong tổ chứcHCNN là những người của nhà nước. Họ được nhà nước thuê và sử dụng những người đó phải tuân thhủ các quy định của nhà nước . Mỗi một người được trao những nhiệm vụ cụ thể theo từng vị trí chức vụ +Nguồn tài chính cho hoạt động của các cơ quan HCNN Nguồn tài chính để các cơ quan HCNN hoạt động lấy từ ngân sách nhà nước. Do dó mọi hoạt động liên quan đến sử dụng ngân sách nhà nước phải chịu sự điều tiết quy định của pháp luật. Sử dụng ngân sách nhà nước chịu sự kiểm toán của nhà nước #Ngoài ra một số đặc trưng để phân biệt với các tổ chức khác -Các tổ chức hành chính nhà nước hoạt động thường mang tính cưỡng chế độc quyền -Hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nứoc có ảnh hưởng rộng lớn đến xã hội -Các sản phẩm do cơ quan hành chính nhà nước làm ra thường không phải là để mua bán trao đổi trên thị trường theo nguyên tắc của nền kinh tế thị trường. -Các tổ chức hành chính nhà nước do những nét đặc trưng trên nên ntrong quá trình tiến hành các hoạt động quản lý hành chính nhà nước cũng như hoạt động cung cấp hàng hoá và dịch vụ công cho xã hội và công dân thường bị hạn chế ràng buộc bởi một số yếu tố sau: -tính cứng nhắc của tính pháp lý chính thức, tập trung quá nhiều vào tiến trình và các cơ chế giám sát. -Bị hạn chế nhiều hơn ở phạm vi và thủ tục; khả năng đưa ra các quyết định thường bị hạn chế do thủ tục quy định. -Chịu sự kiểm soát ngày càng gia tăng của các tổ chức bầu cử, giám sát của lập pháp. -Số lượng lớn các nguồn lực và ảnh hưởng bên ngoài của các cơ quan thẩm quyền cùng với sự phối hợp “rời rạc” giữa chúng. -Chịu sự tác động của chính trị và phải báo cáo mang tính chính trị. -Chịu sự tác động của nhân tố chính trị không chính thức như: Dư luận quần chúng, các nhóm quyền lợi khác nhau, khách hàng, áp lực cử tri. -Cần sự ủng hộ chính trị của các nhóm khách hàng, các cử tri, các cơ quan chính thức để giành được thẩm quyền quýêt định. Câu 4: tại sao lại hình thành tâm lý HCNN ở TW và địa phương 14
  15. www.hanhchinhvn.com *Nguyên nhân hình thành tổ chức HCNN ở TW -tổ chức HCNN ở TW là nhằm thực hiện chức năng QLNN ở tấm vĩ mô, quản lý chung tổng thể của cả ban hành thể chế HC Nhà nước chung để quản lý hoạt động của toàn bộ hệ thống cơ quan Nhà nước. -thành lập ra tổ chức HCNN ở TW để nắm quyền điều khiển và kiểm soát mọi hoạt động của cấp địaphương, thê HCNN ở TW được lập ra để thống nhất đại diện choquyền lợi của quốc gia, điều hoà mâu thuẫn đại diện bè cánh đp. đặc biệt việc thành lập HCNN ở TW, còn để thống nhất các biệnpháp quản lý nền HCNN, điều phối hoạt động ở khắp các địa phương ở tấm chiến lược. *nguyên nhân hình thành chính quyền Nhà nước ở ĐP. việc hình thành nên chính quyền ĐP là mang tính lịch sử tự nhiên đối với mỗi địa phương có chính quyền để quản lý theo khuôn khổ của PL. -việc thành lập chính quyền ĐP vì chính quyền TW không thể đủ sức để cáng đáng hết cả thẩy các công việc trong cả một quốc gia, không thể quản lý mọi mặt của đời sóng KTXH, bên cạnh đó thành lập nên chính quyền ĐP cũng là để giảm gánh nặng cho chính quyền TW, giảm bớt các công việc sự vụ cho chính quyền TW để họ tập trung vào những vấn đề vĩ mô của quốc gia. -hơn nữa mỗi một địa phương đều có các đặc điểm đặc thù riêng, điều kiện địalý khác nhau và lại ở rất xa chính quyền TW đôi khi TW mkhi ban hành quyết định quản lý thường xa vời hoặc không sát thực ở địa phương, hay không nắm bắt được tình hình ở các địa phương để kịp thời ra quyết định quản lý vì vậyphải có chính quyền đp thay mặt chính quyền TW giải uyết các công việc ở ĐP thành lập chính quyền ĐD còn là conog cụ để thực hiện và triển khai các quyết định của cơ quan QLHCNN ở TW. -mặt khác thành lập chính quyền ĐD còn là tạo điều kiện để địa phương tự bảo vệ quyền lợi của mình, tôn trọng các địa điểm đặc thù riêng của từng địa phương. -Việc thành lập chính quyền địa phương còn thể hiện tính dân chủ trong nguyên tắc QL HCNN Câu 5.Phân tích các nguyên tắc cơ bản trong mối quan hệ giữa tổ chức hành chính nhà nước ở trung ương và địa phương Ba nguyên tắc chính chi phối hoạt động của tổ chức hành chính nhà nước, cụ thể là mối quan hệ giữa trung ương và địa phương là :tập quyền, phân quyền, và tản quyền.Ba nguyên tắc trên được áp dụng với các mức độ khác nhau ở các nước khác nhau, tuy nhiên có thể nêu tóm tắt những đặc điểm của ba nguyên tắc này như sau: 15
  16. www.hanhchinhvn.com 1.Nguyên tắc tập quyền. Theo nguyên tắc này , chính quyền trung ương nắm giữ mọi quyền hành , là cơ quan duy nhất để quyết định và điều hành mọi công việc quốc gia. Cơ quan hành chính nhà nước trung ương điều khiển , kiểm soát cấp dưới. Trong trường hợp áp dụng một cách triệt để nguyên tắc tập quyền chỉ có chính quyền trung ương mới có tư cách pháp nhân , nghĩa là có ngân sách riêng, có năng lực pháp lý để kiện tụng. #Ưu điểm của nguyên tắc này: -Bộ máy hành chính trưng ương đại diện và bênh vực quyền lợi quốc gia, không bị ảnh hưởng bởi quyền lợi địa phương, không có bè phái , mâu thuẫn giữa trung ương và địa phương; -Thống nhất được các biện pháp quản lý hành chính trên toàn bộ lãnh thổ quốc gia để kiểm soát và điều khiển các bộ máy hành chính địa phương; -Phối hợp được các hoạt động của địa phương ở chiến lược ; dung hoà quyền lợi trái ngược nhau giữa các địa phương với nhau; -Có đầy đủ phương tiện hoạt động hơn các địa phương về mặt tài chính; kỹ thuật và nhân viên; -Trong tình huống khẩn cấp(chiến tranh, khủng hoảng )chính sách tập quyền thích hợp để bảo vệ quyền lợi tối cao của tổ quốc và tránh được các xung đột quyền lợi giữa các địa phương. Nhược điểm: -Xa địa phương nên các cơ quan trung ương khôn glưu ý đến và ít hiểu biết đặc điểm của mỗi địa phương, không nắm kịp thời tình hình địa phương, tâm tư nguyện vọng và nhu cầu của nhân dân địa phương, vì thế một số chính sách của trung ương ban hành hoặc không khả thi ở địa phương hoặc không được dân địa phương ủng hộ -Bộ máy hành chính trung ương cồng kềnh , bận rộn, nhiều tầng nấc. Vì tập trung quá nhiều việc, các cơ quan hành chính nhà nước trung ương không thể theo dõi và giải quyết kịp thời mọi vấn đề của địa phương, làm thiệt hại đến quyền lợi của địa phương và cả trung ương -Trái với tinh thần dân chủ , ít tạo điều kiện để phát huy tính tự quản và sáng tạo của địa phương trong việc phát huy thế mạnh của từng đại phương, nhân dân địa phương, không được hoặc rất ít tham gia vào công việc hành chính của quốc gia. 2.Nguyên tắc phân quyền. Có hai hình thức phân quyền chính:Phân quyền lãnh thổ và phân quyền công sở. Phân quyền chuyên môn là sự phân giao của một cơ quan bên trên cho một tổ chức bên dưới chức năng, nhiệm vụ được quy định rõ ràng. Phân quyền lành thổ là sự 16
  17. www.hanhchinhvn.com phân giao quyền hạn, nhiệm vụ, trách nhiệm, phương tiện vật chất, tái chính nhân sự cho chính quyền địa phương. Trong chế độ phân quyền lãnh thổ, chính quyền trung ương công nhận quyền tự quản trong những phạm vi và mức độ khác nhau của các đơn vị hành chính đại phương các cấp. Một tổ chức hành chính địa phương được hưởng phân quyền phải có những yếu tố : -Có công việc địa phương. -Có quyền bầu cử các nhà chức trách địa phương. -Có tính tự quản địa phương. -Chịu sự kiểm soát của chính quyền trung ương:phân quyền không dành độc lập cho địa phương vì trong chế độ phân quyền, sự kiểm soát của chính quyền trung ương vẫn tồn tại, tuy nhiên không quá chặt chẽ Quyền hành chính dành cho bang hay địa phương theo chế dộ phân quyền là do luật quốc gia quy định, chính quyền trung ương có thể dành nhiều hay ít quyền hành chính cho các địa phương, còn quyền dành cho bang hay liên bang do hiến pháp bang quy định. Hiến pháp vạch rõ giới hạn thẩm quyền của chính quyền bang và chính quyền liên bang. #Ưu điểm: -Bảo vệ và phát triển quyền lợi, nhu cầu của địa phương tôn trọng những đặc điểm đặc thù của từng địa phương. -Hợp với tinh thần dân chủ -Các nhà hành chính địa phương được bầu được hưởng ít nhiều quyền tự trị đối với chính quyền trung ương, nhờ đó họ có thể bênh vực quyền lợi đại phương một cách hữu hiệu. -Phân quyền làm giảm bớt khối lượng công việc của bộ máy hành chính nói chung và chính quyền trung ương nói riêng.Vai trò của chính quyền trung ương thu hẹp, tập trung thu hẹp, tập trung vào các công việc quốc gia mang tầm chiến lược quan trọng. Nhược điểm: -Các nhà chức trách địa phương do dân đại phương bầu ra có thể không có đủ khả năng chuyên môn để đảm đương công việc hành chính; -Các nhà chức trách địa phương được bầu nên là lãnh tụ của các nhóm xã hội, đảng phái nên có thể không hoàn toàn vô tư trong công việc, -Do sự kiểm soát của trung ương lỏng lẻo nên có xu hướng lạm chi công quỹ, hoặc sử dụng không có hiệu quả ngân sách của địa phương 17
  18. www.hanhchinhvn.com -Có thể xảy ra trường hợp các nhà chức trách địa phương do chú trọng vào quyền lợi địa phương mà sao nhãng quyền lợi quốc gia. 3.Tản quyền Đây là nguyên tắc nằm giữa hai thái cực là phân quyền và tản quyền. Là biện pháp vừa khắc phục những khuynh hướng sai lệch phân tán, địa phương chủ nghĩa của phân quyền. Để công việc địa phương được giải quyết nhanh hơn, chính quyền trung ương chuyển một phần quyền lực của mình cho chính quyền địa phương và bổ nhiệm các công chức địa phương đại diện cho các cơ quan trung ương sử dụng quyền hành chính, chịu trách nhiệm trước chính quyền trung ương. Tuy nhiên, các đơn vị hành chính đó không có pháp nhân tính, không được hưởng năng lực pháp lý để kiện tụng, không có tài sản và ngân sách riêng. #Ưu điểm: -Đơn giản hoá tổ chức và điều hành của bộ máy hành chính trung ương, đồng thời tăng cường hiệu năng của bộ máy. -Tạo được sự uy tín của chính quyền trung ương với dân địa phương. Vì đóng ngay trên địa bàn địa phương nên các nhà chức trách sát dân hơn, hiểu được quyền lợi cung như tâm tư nguyện vọng của nhân dân đại phương, vì có thể dung hoà được quyền lợi giữa trung ương và điạ phương. #Nhược điểm: -Do vẫn còn bị lệ thuộc vào trung ương nên các nhà chức trách địa phương không thể và không có đủ quyền lực để bảo vệ triệt để quyền lợi của địa phương. -Nếu sự kiểm soát của trung ương quá lỏng lẻo sẽ làm các nhà chức trách đại phương lạm quyền, dẫn đến sự khác biệt một cách sâu sắc giữa các điah phương với nhau do có những quan điểm, chính sách và phương pháp quản lý khác nhau. Liên hệ với Việt nam ở Việt Nam theo nguyên tắc phân công, phân cấp bằng cách quy định trước nhiệm vụ quyền hạn của mỗi cấp theo nguyên tắc tập trung dânchủ nghĩa là , quyền điều hành tập trung trong tay Chính phủ là đồng thời phát huy tính năng động sáng tạo của các cấp địa phương, bên cạnh đó chính quyền ĐP có tính tự quyết và tính tự quản. Câu 6. Trình bày các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước? Phân tích các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước Việt nam. 18
  19. www.hanhchinhvn.com Mỗi một quốc gia đều có những nguyêntắc rất cơ bản cho việc xây dựng cơ cấu tổ chức hành chính nhà nước nhằm đảm bảo cho việc quản lý nhà nước thống nhất, thông suốt, có hiệu lực và hiệu quả, bảo đảm sự phát triển ổn định và bền vững của quốc gia. 1).Nguyên tắc nền hành chính phù hợp với những yêu cầu của chức năng thực thi quyền hành pháp.Tổ chức nền hành chính trước hết phải phù hợp với những yêu cầu của chức năng quản lý của chính phủ, phải dựa vào mục tiêu chức năng mà định ra thể chế và lập ra các bộ máy tổ chức tương ứng. Đây là một nguyên tắc quan trọng trong tổ chức nền hành chính. 2).Nguyên tắc hoàn chỉnh thống nhất. Tổ chức hành chính nhà nước phải là một tổ chức hoàn chỉnh và thống nhất. ở các nước hiện nay, dù thực hành theo chế độ nhà nước đơn nhất hay chế độ liên bang, thực hành chế độ tập quyền hay phân quyền trong quốc gia liên bang hay một quốc gia đơn nhất, hay một nước thành viên, chỉ có một chính phủ thực hành quyền quản lý, thống nhất quản lý nền hành chính nhà nước và bộ máy tổ chức. Chính phủ là một tổ chức hoàn chỉnh thống nhất. Bộ máy hành chính càng thể hiện rõ, đầy đủ nguyên tắc thống nhất. Bộ máy hành chính càng thể hiện rõ, đầy đủ nguyên tắc thống nhất, hoàn chỉnh thì càng phát huy tác dụng, hiệu lực của nó. Đó là sự thể hiện quản lý tập trung trong nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức hành chính nhà nước xã hội chủ nghĩa. 3).Nguyên tắc phân định thẩm quyền quản lý hợp lý cho các cấp, các bộ phận. Nền hành chính là một hệ thống quyền lực phức tạp, nó vừa phải hoàn chỉnh, thống nhất lại vừa phải thực hiện sự phân công quyền lực, phân định nhiệm vụ, quyền hạn trách nhiệm và thẩm quyền cho từng cấp, từng bộ phận. Thẩm quyền hành chính nằm trong một hệ thống tổ chức thống nhất , nhưng có sự phân công, tức là một sự phân định thẩm quyền, phân giao quyền hạn, phân quyền quản lý một cách hợp lý. Phân công là sự tiến bộ của xã hội, phân quyền quản lý cũng là biểu hiện văn minh, tiến bộ của xã hội về quản lý nhà nước. 4).Nguyên tắc phân định phạm vi quản lý và hệ thống các cấp quản lý phù hợp. Đây là nguyên tắc định lượng thích hợp cho sự phân quyền quản lý, cho việc sắp xếp bộ máy, đồng thời cũng thích hợp cho việc bố trí số lượng và chất lượng nhân viên trong cơ quan quản lý hành chính nhà nước. 5).Nguyên tắc về sự nhất trí giữa chức năng nhiệm vụ với quyền hạn và thẩm quyền, giữa quyền hạn với trách nhiệm, giữa nhiệm vụ, trách nhiệm với phương tiện 6).Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả. Nền hành chính nhà nước có hiệu quả là hoàn thành được các mục tiêu đặt ra trong các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đã vạch ra. Hiệu quả được xem xét trên nhiều khía cạnh khác nhau của kinh tế, xã hội. Thước đo hiệu quả của nền hành chính là các quyết định quản lý nền hành chính ban hành được xã hội công nhận 19
  20. www.hanhchinhvn.com 7).Nguyên tắc các công dân tham gia vào công việc quản lý một cách dân chủ. 8).Nguyên tắc phát huy tính tích cực của con người . Con người trong mọi tổ chức luôn luôn là yếu tố bảo đảm cho tổ chức đó hoạt động có hiệu quả. Động viên sự tham gia của con người và động viên tính tích cực của họ trong các hoạt động quản lý hành chính nhà nước sẽ đem lại hiệu quả cao. Hoạt động của tổ chức hành chính nhà nước luôn đòi hỏi tuân thủ theo những quy định của pháp luật, nhưng có những đòi hỏi người giải quyết vấn đề phải có ý thức và óc sáng tạo. Công dân không thể chờ đợi sự giải quyết một cách chậm chạp và thủ tục giấy tờ luộm thuộm. Tính tức cực , chủ động của công chức làm việc trong tổ chức hành chính nhà nước luôn gắn liền với hiệu quả của công việc. #Phân tích nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quanHCNNCHXHCN Việt Nam Trên cơ sở nghiên cứu lý luận là thực tiễn hoạt động của nền HCNN, căn cứ vào những đặc điểm của hệ thống chính trị thì nguyên tắc tổ chức và hoạt động của tổ chức HCNN của Việt Nam là các nguyên tắc sau: *Đảng lãnh đạo, nhân dân, làm chủ. Lịch sử hình thành nước CHXHCN Việt Nam gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng cộng sản và trong quá trình phát triển đất nước thì Đchính sách là Đảng cầm quyền, và là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. -Đảng lãnh đạo quản lý HCNN trước hết bằng các nghị quyết đề ra đường lối, chủ trương,chính sách và căn cứ vào đó để Nhà nước ban hành hệthống VBPL để thực thi đường lối của Đảng và quản lý xã hội, Đảng còn lãnh đạo thông qua tổ chức chỉ đạo tuyên truyền, kiểm tra thực hiện các nghị quyết của Đảng, cũng như pháp luật của Nhà nước, Đảng lãnh đạo thông qua việc tổ chức và giới thiệu, lựa chọn các cán bộ vào các vị trí của bộ máy Nhà nước. -Đảng lãnh đạo quản lý Nhà nước chứ không làm thay các cơ quan Nhà nước. Đó chính là việc phân định chức năng lãnh đạo của Đảng và chức năng quản lý của Nhà nước. Đảng lãnhd dạo chỉ nhằm đảm bảo sự phối hợp của các cơ quan Nhà nước và tổ chức xã hội, và lôi cuốn đông đảo nhân dân thamgia. +Nhà nước Việt Nam là Nhà nước của dân do dân và vì dân nên việc mở rộng sự tham gia của nhân dân là một điều tất yếu, vì là sự thể hiện chế độ dân chủ. Nhân dân làm chủ là nguyên tắc được thể hiện trong Hiến pháp 92, họ có 2 hình thức thamgia đó là trực tiếp như thực hiện quyền khiếu nại tố cáo, thảo luận, góp ý, trưng cầu khi có yêu cầu. Hoặcgián tiếp thamgia thông qua việc bỏ phiếu để bầu người đại diệncho mình. *Nguyên tắc tập trung: Là nguyên tắc quan trọng chỉ đạo tổ chức và hoạt động của cả hệ thống chính trị, trong đó có Nhà nước. Nguyên tắc này quy định trước hết sự lãnh đạo tập trung đối với những vấn đề cơ bản chính yếu nháat. Sự tập trung này đảm bảo cho cơ quan cấp dưới thựchiện các quyết định của TW dựa voà điều kiện 20
  21. www.hanhchinhvn.com thực tế của mình, bên cạnh đó đảm bảo dược tính sáng tạo chủ động của địa phương -Tập trung dân chủ dược biểu hiện rất đa dạng ở mọi lĩnh vực ở mọi cấp. *Nguyên tắc HCNN bằng pháp luật à tăng cường pháp chế XHCN đây là nguyên tắc kiến định, nguyên tắc này đòi hỏi tổ chức và hoạt động QLNN phải dựa trên cơ sở PL.Điều đó có nghĩa từ hệ thống HCNN đến công dân phải luôn tuân thủ pháp luật, nghiêm chỉnh mọi người đều bình đẳng trước PL.Để thực hiện nguyên tắc này thì phải làm tốt các nội dung sau: xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật thực hiện tố pháp luật đã ban hành xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm pháp luật tăng cường ý thức pháp luật cho toàn dân *NGuyên tắc kết hợp quản lý ngành và theo lãnh đạo nguyên tắc này là 2 mặt không tách rời nhau mà phải kết hợp chặt chẽ với nhau đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế. Các đơn vị kinh tế thuộc bất cứ thành phần kinh tế nào thì đều được phân bổ trên những địa bàn nhất định, tạo nên một cơ cấu chung. -Hoạt động quản lý theo ngành của cơ quan Nhà nước nhằm đề ra các chủ trương, chính sách phát triển toàn ngành. còn quản lý theo lãnh thổ nhằm tổ chức sự điều hoà phối hợp các hoạt động của các ngành, các thành phần trên phạm vi cả nước hoặc từng địa phương. *Nguyên tắc phân biệt và kết hợp QLNN về kinh tế với quản lý hoạt động kinh tế của các chủ thể kinh tế do Nhà nước làm chủ sở hữu hoặc đồng sở hữu nếu thực hiện tốt nguyên tắc này tạo điều kiện thúc đẩy nếu kinh tế, phát triển theo định hướng XHCN nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế. *Phân biệt HC điềuhành với tài phán HC. Trong đó Hc điều hành tưực hiẹn chức năng quản lý hàng ngày dựa trên đường lối chính sách của Đảng. Về mặt pháp luật đó là đưa ra những văn bản dưới luật để thực hiện chức năng quản lý. Về chính trị là chấp hành, phục tùng những quyết sách chính trị của các cơ quan có thẩm quyền. Còn tài phán HC có chức năng giải quyết các khiếu kiện HC của công dân đố với các quyết định và hành vi HC của cơ quan HCNN theo pháp luật. -Tài phán HC cần đi song song với HC điều hành nhưng độc lập với cơ quan HC điều hành. *Kết hợp chế độ làm việc tập thế với chế độ thủ trưởng trong hệ thống cơ quan Hc điều hành có 2 loại cơ quan – thẩm quyền chung hoạt động theo chế độ tập thể; cơ uan thẩm quyền riêng hoạt động theo chế độ. Đối với chế độ tập thể phải đảm bảo thực sự trách hình thức, mặc dù là tập chia sẻ trách nhiệm tập thể. Đối với chế độ 21
  22. www.hanhchinhvn.com một thủ trưởng thì phải biết phát huy sức mạnh tập thể, có phong cách làm việc dân chủ, trách chuyên quyền độc đoán. Câu 7: Trình bày các mô hình tổ chức HCNN ở TW, phân tích sự khác nhau giữa mô hình này, mối quan hệ giữa ngành quyền lập pháp và hiến pháp có ảnh hưởng gì đến việc hình thành các tổ chức HCNN ở TW. Tổ chức HCNN ở TW nhằm thực hiện chức năng quản lý Nhà nước ở tầm vĩ mô, quản lý chung mọi vấn đề kinh tế – xã hội của đất nước dựa trên điều kiện kinh tế chính trị, xã hội. tổ chức HCNN ở TW là hệ thống bao gồm tất cả các cơ quan HCNN ở TW đó là Chính phủ và các cơ quan do Chính phủ thành lập nhằm thực hiện những hoạt động QLNN mang tính chất chung. Và Chính phủ có các mô hình tổ chức như sau: Cơ cấu tổ chức của Chính phủ theo mô hình tổng thống đứng đầu ngành, hiến pháp trong mô hình này thì có tổng thống là người trực tiếp điều hành hiến pháp. Mô hình (hình 10) Địa điểm: tổng thống do người dân trực tiếp bầu ra, đứng đầu quốc gia, đứng đầu chính phủ và chịu trách nhiệm trước công dân, nhưng không tước quốc hội. Tổng thống có quyền lực rất lớn, có quyền bổ nhiệm, bãi nhiệm các bộ trưởng, quốc vụ khác, ký kết hiệp ước với các nước ngoài, ký công bố văn bản luật, thống lĩnh các l ực lượng vũ trang Tổng thống chỉ định nội các, bổ nhiệm, miễn nhiệm mà không cần thông qua quốc hội và nội các phải chịu trách nhiệm trước tổng thống. Tổng thống toàn quyền trong bộ máy hiến pháp, Chính phủ không làm việc theo chế độ tập thể mà do các người tổng thống đưa ra quyết định chính những đặc điểm cơ bản trên đây đã phân biệt mô hình này với các mô hình khác. ở mô hình này thì quan hệ giữa ngành lập pháp và hiến pháp được thể hiện như sau: Lập pháp và hành pháp độc lập với nhau, tổng thống không có quyền giải tán quốc hội, và ngượcl ại quốc hội cũng không được phế truất quyền của tổng thống, nhưng nghị viện cũng có đủ thiết chế đủ năng lực để kiểm soát hoạt động của tổng thống thông qua việc chi tiêu ngân sách và tổng thống cũng có quyền phủ quyết dự luật đẻe cân bằng quyền lực với quốc hội. 22
  23. www.hanhchinhvn.com Như vậy, quan hệ giữa lập pháp và hành pháp là cân bằng và có cơ chế kiểm soát lẫn nhau và nó ảnh hưởng đéen tổ chức bộmáy HCNN ở TW là theo nguyên tắc phân chia cứng nhắc hay theo thuyết tam quyền phân lập, ở mô hình này quyền lực được trao cho 3 cơ quan độc lập thực hiện đó là tư pháp, lập pháp, hiến pháp Và tổng thống cùng thủ tướng song song thực thi quyền hiến pháp Mô hình (hình 11) Đặc điểm: Tổng thống do người dân trực tiếp bầu ra, tổng thống là người đứng đầu Nhà nước và nền hiến pháp là nguyên thủ quốc gia. Tổng thống có quyền giải toả quốc hội kho có mâu thuẫn giữa tổng thống và quốc hội, ngược lại nghị viện cũng có quyền phế truất tổng thống theo quy định của pháp luật. Thủ tướng do Chính phủ bổ nhiệm, bãi nhiệm trên cơ sở có sự phê chuẩn của quốc hội (cũng có các quốc gia không cần quốc hội phê chuẩn) Thủ tướng đóng vai trò là người thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính hàng ngày, hay là người đứng đầu bộ máy HCNN, quyền hạn của thủ tướng là không lớn trong nền hiến pháp. Trong trường hợp chính phủ không được sự tín nhiệm của quốc hội thì Chính phủ này phải giải tán và phải thành lập Chính phủ mới ở cơ cấu Chính phủ có thủ tướng là người cùng tổng thống điều hành nền hành háp thì mối quan hệ giữa lâpj pháp và hành pháp vẫn tạo ra tổ chức bộ máy HCNN là phân chia cứng nhắc. Cơ cấu Chính phủ có thủ tướng là người đứng đầu hiến pháp Mô hình (hình 12) Đặc điểm: mô hình này thướng áp dụng ở các nước quyền lực được phân chia mềm dẻo, hoặc tập trung. Thủ tướng này là do quốc hội bầu hoặc phê chuẩn (nếu bầu thì do liên minh các đảng trong quốc hội giới thiệu, phê chuẩn trong trường hợp là người đứng đầu đảng có đa số ghế trong quốc hội. Thủ trưởng thành lập chính phủ chịu trách nhiệm trước quốc hội Thủ trưởng không do nhân dân trực tiếp bầu ra mà được quốc hội lựa chọn theo một cách thức nhất định. Thủ tướng là người đứng đầu ngành hành pháp do đó thể chế Nhà nước còn một vị trí khác là nguyên thủ quoóc gia do tổng thống, chủ tịch nước nắm giữ và chỉ có vai trò danh dự trong QLNN. Thủ tướng không có quyền giải tán quốc hội, không có quyền phản bác lại các đạo luật của quốc hội, ngựơc lại quốc hội có quyền bỏ phiếubất tín nhiệm đối với Chính phủ của thủ tướng. 23
  24. www.hanhchinhvn.com Quan hệ giữa lập pháp và hành pháp ở mô hình này mối quan hệ lập pháp có quyền kiểm soát ngành HP và QH lập bầu hoặc phê chuẩn Thủ tướng và Thủ tướng lại thành lập nên Chính phủ. Và điều này sẽ ảnh hưởng đến mô hình t/c HCNN ở TW là mô hìnhHCNN ở TW sẽ được t/c theo cách phân lập nhưng các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp có phần độc lập với nhau, mà tác động qua lại liên hệ chặt chẽ với nhau. Nghĩa là phân chia * hoặc tập trung. +Trong mô hình Thủ tướng là người đứng đầu ngành hành pháp thì còn có 1 mô hình đặc biệt đó là Chính phủ liên hiệp. Đây là loại Chính phủ có sự liên minh của 2 haynhiều đảng * có quan hệ trong quốc hội để tạo thành 1 Chính phủ liên hiệp có đa số ghế trong quốc hội, loại Chính phủ này chỉ áp dụng khi không có đảng ma trong quốc hội chiếm 2/3 số ghế. -Cách thức thành lập: Trong trường hợp không có đảng nào dành đa số ghế trong QH, thì đảng có nhiều quan hệ nhất có quyền vận động các đảng khác liên minh để thành lập Chính phủ để tạo thành liên minh đa số trong QH. Và đảng có nhiều ghế hơn sẽ nắm giữ chức Thủ tướng. -Cách thức thành lập Chính phủ và phân chia bộ trong Chính phủ liên hiệp thì căn cứ vào chức năng công việc , lĩnh vực quản lý mà thành lập bộ, nhưng ở Chính phủ liên hiệp thì có 1 ngoại lệ là có 1 số bộ được thành lập do sự thoả thuận giữa các đảng phái. ->Đây là một Chính phủ không có tính bền vững, thời gian tồn tại mong mún phụ thuộc vào sự liên minh giữa các đảng phái trong Chính phủ. -Nếu bất đồng xảy ra trong Chính phủ liên hiệp mà có 1 đảng rút ra khỏi liên minh thì có 2 khả năng xảy ra, một là Chính phủ sẽ phải giải toả để thành lập Chính phủ mới, hoặc giải tán QH để thành lập QH mới. Một mô hình nữa là mô hình t/c Chính phủ Việt Nam theo HP 1992. -Mô hình: (Hình 9) -Cơ cấu tổ chức gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó thị trường, các thành phần khác của Chính phủ. Số lượng các thành viên cq do QH quy định. Chính phủ Nhà nước Việt Nam là cơ quan hành pháp cao nhất, cơ quan chấp hành của quốc hội. Thủ tướng là người đứng đầu Chính phủ. ->Đây là mô hình t/c đặc biệt nó không giống bất kỳ các mô hình đã nêu trên. ->Quan hệ giữa ngành lập pháp và hành pháp là quan hệ hành, công là cơ quan chấp hành của lập pháp, vì thế nó tạo ra cơ cấu t/c bộ máy Nhà nước ở TW là phân cấp quyền lực *, có sự phân công, kiểm soát và phối hợp giữa các cơ quan. 24
  25. www.hanhchinhvn.com Câu 8. Hãy thể hiện bằng sơ đồ hệ thống các cơ quan thực thi quyền hành pháp của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam ( hinh 8 ) Chính phủ là cơ quan HCNN cao nhất, chịu trách nhiệm chung về quản lý đất nước, giúp cho Chính phủ quản lý các ngành, lĩnh vực cụ thể là các bộ,ngoài ra chính phủ còn có các cơ quan trực thuộc để thực hiện công ước của Chính phủ. UBND các cấp là cơ quan HCNN ở địa phương quản lý các vấn đề ở địa phương và chịu trách nhiệm trước Chính phủ, UBND có các sở, phòng ban giúp quản lý các vấn đề chuyên môn. Câu 9: Trình bày cách thức (mô hình) tổ chức hệ thống tổ chức HCĐP hiện nay? Liên hệ với Việt Nam. * Cách thức tổ chức hệ thống tổ chức HCĐP và mô hình. 1.Theo cơ cấu thứ bậc, thì chính quyền TW thành lập ra chính quyền ĐP cấp dưới (hình 1) -Tổ chức HCĐP được tổ chức theo trật tự thứ bậc trong hoạt động quản lý có cấp trên cấp dưới, số lượng của các cấp này phụ thuộc vào trình độ phát triển của từng quốc gia, trong từng giai đoạn phát triển. -Mối quan hệ trong quản lý cấp trên và cấp dưới mang tính chất trực thuộc, cấp trên lãnh đạo, chỉ đạo cấp dưới, cấp dưới phục tùng cấp trên, nhưng trong khuôn khổ pháp luật và vẫn đảm bảo tính PL. -Mối quan hệ giữa các đơn vị cùng cấp thì bình đẳng như nhau phối hợp cùng thực hiện, và các đơn vị cùng cấp này có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, bình đảng theo quy định của pháp luật. *Mô hình của cách thức tổ chức HCĐP theo cơ cấu thứ bậc. -Hệ thống HCNN ở ĐP các cấp có tổ chức đại diện do người dân bầu ra đại diện cho ý chí nguyện vọng của người dân địa phương. (hình 2) -Đặc trưng: là cách thức tổ chức HCNN ở ĐP không theo trật tự trên dưới không có sự phụ thuộc trên dưới, các tổ chức HCĐP có vị trí ngang nhau. 25
  26. www.hanhchinhvn.com -Quy mô, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong môhình này không giống nhau phục thuộc vào đặc điểm, đặc thù của từng ĐP và do PL quy định cho từng loại hình. -Các tổ chức HCĐP thực hiện quản lý HCNN độc lập vì có mối quan hệ rực tiếpvới chính quyền * lãnh thổ. +Ưu điểm: Quy định rõ ràng, cụ thể chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn cho từng loại chính quyền tạo cho việc quản lý chính quyền hữu hiệu thực tế, sát với điều kiện cụ thể của từng ĐP hơn. -Giảm bớt các cấp quản lý trong cùng một địa bàn lãnh thổ, giải quyết kịp thời các yêu cầu đòi hỏi của người dân. +Nhưng nó cúng có mặt hạn chế, là tổ chức HCNN ở ĐP quy mô rộng lớn thực hiện nhiều chức năng nhiệm vụ và làm việc trực tiếp vơí người dân nên nếu không được tổ chức một cách * và tổ chức bộ máy và tổ chức bộ máy không quy định đầy đủ chức năng, quyền hạn sẽ dẫn tới QLNN lỏng lẻo không hiệu quả. ->Ngoài ra còn có cách thức tổ chức theo cơ cấu nằm ngang và thứ bậc kết hợp với nhau, mô hình này được áp dụng thành công ở Thái Lan. +Cách thức tổ chức HCĐP theo cơ cấu nằm ngang thì có các mô hình như sau: ->Mô hình “Hội đồng mạnh, thị trưởng yếu. (hình 3) Đặc trưng: Hội đồng có quyền ban hành Nghị quyết quản lý HCĐP mang tính QPPL. Hội đồng có thẩm quyền chấp hành HC và thực hiện việc QLHCNN ở ĐP thông qua các VB chuyên ngành, và các VB này chịu sự kiểm tra giám sát của Hội đồng. -Thị trường có quyền phủ quyết VBPL của HĐ và có thể đề nghị ban hành VPQPPL nhưng không có quyền phủ quyết kế hoạch chi tiêu ngân sách của HĐ, có quyền bổ nhiệm và miễn nhiệm những người đứng đầu các cơ quan chấp hành cấp dưới có sự chấp nhuận của HĐ. Nhược điểm: Tổ chức HCĐP thiếu 1 người đứng đầu có khả năng bảo đảm dung hoà các quyền lợi cho cộng đồng dân cư. Nhưng loại mô hình này phù hợp với cộng đồng dân cư nhỏ, đơn giản không có xung đột sắc tộc, tôn giáo. ->Mô hình “Thị trưởng mạnh, HĐ yếu) (hình 4) Đặc điểm: - Thị trưởng do cử tri bầu, lãnh đạo về chính trị và HC của ĐP, chịu trách nhiệm về đường lối chính sách chung và hoạch định các chương trình phát triển của ĐP. 26
  27. www.hanhchinhvn.com -Thị trưởng có quyền phủ quyết các Nghị quyết của HĐ và tư vấn cho HĐ ban hành các VBQPPL phù hợp thực hiện nhiệm vụ QLHCNN. Người đứng đầu ngành HP có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm các quan chức trong hệ thống HCĐP, có quyền lập và ban hành các dự thảo về ngân sách. Thị trưởng là người đại diện cho chính quyền, người dân ĐP toàn quyền giải quyết các vấn đề phát sinh hàng ngày của ĐP và thay mặt cho người daan ĐP với chính quyền TW. +Ưu điểm: Phù hợp với việc QLNN ở các thành phố lớn dân cư không đồng nhất, phức tạp về mặt chính trị, xã hội, nên cần có người đứng đầu giữ vai trò thủ lĩnh dung hoà sự khác nhau của cộng đồng dân cư. +NHược điểm: Là khi có mâu thẫn giữa người đứng đầu HP và HĐ nảy sinh vấn đề khó giải quyết và tạo ra bộ máy xáo trộn, phức tạp. - Yêu cầu đối với người đứng đầu là rất cao vừa có trình độ chuyên môn và tố chất chính trị. ->Mô hình “Hội đồng Hành pháp - nhà quản lý chuyên nghiệp, thị trưởng danh dự”. Đặc điểm: -Thị trưởng do cử tri bầu ra chủ yếu mang tính danh dự đại diện cho người dân ĐP về mặt chính trị, HCĐP, không có quyền HC quan trọng, không có quyền phủ quyết nghị quyết của HĐ. -HĐ đóng vai trò như HĐ quản trị, tuyển dụng các nhà quản lý chuyên môn có năng lực, chuyên môn làm việc cho HĐ. Và nhà quản lý chuyên nghiệp được trao thẩm quyền HC lớn như là một thị trưởng mạnh. -Các tổ chức này là 1 cách tổ chức thực sự có hiệu quả và tránh được HC ra khỏi chính trị, nhà nước quản lý chuyên nghiệp, chú trọng tuyển chọn người có trình độ chuyên môn cao và quản lý tốt. -Mô hình: (hình 5) Nhưng mô hình này cũng có các nhược điểm đó là nhà nước quản lý chuyên nghiệp ít được người dân biết tới nên khó nhận được sự ủng hộ của người dân ĐP, Nhà quản lý chuyên nghiệp được quyền rất lớn nên có thể họ sẽ làm thay nhiều công việc của HĐ, và HĐ không có khả năng kiểm soát chặt chẽ các nhà quản lý chuyên nghiệp, tạo nên sự cách biệt giữa nhà quản lý và các nhóm lợi ích khác nhau đặc biệt là các vấn đề sắc tộc, tôn giáo, đảng phái. ->Mô hình HĐ chủ tịch và UB cùng đăng ký. (hình 6) 27
  28. www.hanhchinhvn.com ->Người đứng đầu cơ quan hành pháp do cử tri trực tiếp bầu có quyền hạn rất lớn. Còn hội đồng cũng do cử tri bầu và có thẩm quyền trong phê duyệt các cơ quan chuyên môn và các cơ quan này cũng chịu sự lãnh đạo và kiểm soát chặt chẽ của người đứng đầu và Hội đồng. Mô hình UB do Hội đồng bầu ra, nhằm thực thi quyền hiến pháp. (hình 7) Đặc điểm: HĐ đại diện của Đ D bầu ra UB chấp hành làm việc theo cơ chế kết hợp cá nhân và tập thể theo trinhf tự HĐ bầu ra các uỷ viên của UB bầu ra chủ tịch trong số các UV và các phó chủ tịch. -Cơ quan Hiến pháp có trách nhiệm thực thi các nghị quyết của HĐ và đệ trình các dự án, chính sách và phát triển kinh tế xã hội của địa phương và tổ chức triển khai phát triển những chính sách dự án khi HĐ phê duyệt. -Cơ quan chấp hành chịu trách nhiệm trước hội đồng và cơ quan QLHCNN ở cấp trên *Ưu điểm: -Phát huy được tính dân chủ -Phát huy được vai trò giám sát của HĐ đại diện và cơ chế chịu trách nhiệm trước HĐ *Nhược điểm không phát huy được vai trò giám sát của HĐND và cơ chế chịu trách nhiệm trước HĐ về HĐ hoạt động theo cơ chế tập thể nhiều khi HĐ sẽ bị lợi dụng như một tấm bình phong che chắn khuyết điểm của người đứng đầu. Cõu 10: Thiết kế tổ chức là gì? Trình bày các phương pháp thiết kế tổ chức *Thiết kế tổ chức: bao gồm cả thiết kế mới và thiết kế lại để nhằm xác định, tạo ra cơ cấu tổ chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu, mục đích quyền hạn được trao và phù hợp với sự tương đối của môi trường.Việc thiết kế tổ chức phải căn cứ vào mục tiêu đề ra, chức năng, nhiệm vụ cho các cơ quan có thẩm quyền quyết định mà tiến hành những hoạt động, công đoạn, thủ tục cần thiết để thiết lập nên một tổ chức với cơ cấu, nhân sự xác định nhằm đạt được mục tiêu hay chức năng nhiệm vụ được giao. Thiết kế tổ chức được đề cập đến khía cạnh thiết kế lại một tổ chức đã sẵn có, điều chỉnh lại cơ cấu nhân sự, bố trí hợp lý nhằm xác định cơ cấu tối ưu nhất, khi tổ chức hoạt động không có hiệu quả, hoặc phải nhận thêm nhiệm vụ mới, hay môi trường mà tổ chức có sự thay đổi hoặc trong quá trình cải cách tổ chức hiện nay. 28
  29. www.hanhchinhvn.com *Các phương pháp thiết kế tổ chức: có nhiều phương pháp thiết kế tổ chức, tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể áp dụng một phương pháp nhất định, hiện nay tổ chức thường được áp dụng hai phương pháp thiết kế: phương pháp tương tự và phương pháp phân tích. *Phương pháp tương tự: đây là phương pháp thiết kế tổ chức mới dựa vào việc thừa kế những kinh nghiệm thành công gạt bỏ những bất cập hợp lý hoặc không tương thích của một tổ chức sẵn có. Hay còn gọi đây là phương pháp thiết kế tổ chức dựa trên cơ sở một tổ chức đã có sẵn làm khuôn mẫu. -ở phương pháp này có ưu điểm: hình thành ngay một đề án tổ chức bộ máy nhân sự nhanh tiết kiệm chi phí cho thiết kế có sự kế thừa và phát huy những mặt mạnh của tổ chức mẫu, và gạt bỏ được những điều không phù hợp, không hiệu quả. Nhưng cũng có nhược điểm dễ dẫn đến máy móc, dập khuôn, khả năng phù hợp với thực tế không cao, ít tính khoa học và sáng tạo. Như vậy nếu theo phương pháp thiế kế này cần phải tránh sự sao chép máy móc, kinh nghiệm, nghiên cứu kỹ môi trường hoạt động của tổ chức cho phù hợp. *Phương pháp phân tích: Đây là phương pháp khoa học được áp dụng cho việc thiết kế hầu hết các tổ chức HCNN nó là phương pháp dựa trên viêcj phân tích các dữ liệu, điều kiện cần thiết để lập nên cơ cấu tối ưu nhằm thực hiện mục tiêu đã đề ra. Theo kinh nghiệm của nhiều quốc gia về thiết kế tổ chức thì để bộ máy hoạt động nhịp nhàng, cân đối hiệu quả là phải phân tích bản chất và sắp xếp tốt các chức năng, theo trình độ, yêu cầu chất lượng công việc và phải phân tích một số nội dung sau: -Tư vấn về chính sách -Phân tích chiến lược phát triển của tổ chức -Phân tích quy mô và tổ chức của tổ chức -Phân tích các yếu tố công nghệ trong tổ chức -Phân tích các yếu tố môi trường, thị trường nguồn nhân lực Căn cứ vào trách nhiệm quyền lực của tổ chức xây dựng cơ cấu nhân sự và chỉ ra được các giai đoạn phân tích của việc thiết kế tổ chức. Giai đoạn I: Cơ cấu tổng thể  Giai đoạn II: - Các bộ phận (chức năng, yếu tố của từng bộ phận). - Thiết lập mối quan hệ giữa các bộ phận 29
  30. www.hanhchinhvn.com  Giai đoạn III: - Xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận - Hoàn thành cơ chế hoạt động. Trong 2 phương pháp thiét kế * thì phương pháp phân tích là tối ưu và khoa học nhất vì phương pháp này sẽ hiểu được các mặt mạnh yếu của môi trường t/c và các yếu tố tác động đến thiết kế lên 1 t/c phù hợp. Câu 11. Phân tích các yếu tố hiệu quả của tổ chức hành chính nhà nước. #Quan niệm về hiệu quả của tổ chức hành chính nhà nước Hiệu quả tổ chức hay tổ chức có hiệu quả được xem xét mang tính tổng thể trên tất cả các phương diện hoạt động của tổ chức. Hiệu quả của tổ chức trong cách tư duy mới được xem xét định nghĩa không chỉ liên quan đến tổ chức mà còn gắn liền với sự vận động phát triển của tổ chức trong môi trường bên trong và bên ngoài tổ chức thay đổi. Tổ chức hiệu quả là tổ chức phải đạt được mục tiêu của tổ chức và thích ứng một cách tốt nhất với sự thay đổi môi trường. # Các yếu tố hiệu quả của tổ chức. -Đạt được mục tiêu của tổ chức đề ra trong từng giai đoạn cụ thể (mục tiêu ngắn hạn, trước mắt, cụ thể; mục tiêu dài hạn, mục tiêu chiến lược)có thể lượng hoá thông qua một số chỉ tiêu mang tính định tính và định lượng. -Duy trì được sự phát triển bền vững và ổn định của tổ chức( bao gồm cả các vấn đề về cơ cấu tổ chức, nhân sự tổ chức, văn hóa tổ chức )là một trong những tiêu chí chứa đựng nhiều yếu tố khó có thể lượng hoá.Đó là những chỉ tiêu , tiêu chí phản ánh sự bền vững của tổ chức. Thông thường nó được thể hiện bằng những chỉ tiêu thể hiện các yếu tố môi trường bên trong của tổ chức. -Thích ứng với sự thay đổi của môi trường bên ngoài thông qua việc điều chỉnh một cách hợp lý , khoa học các mục tiêu của tổ chức. Đây là một trong những nhóm tiêu chí quan trọng nhằm đánh giá hiệu quả tổ chức trên quan điểm phát triển .Nếu tổ chức thích ứng được với sự thay đổi môi trường bên ngoài tổ chức thể hiện tổ chức đó được đánh giá hiệu quả hơn nhưng tổ chức khác. Một số tiêu chí cụ thể sau đây thường được chú ý: +Mức độ kiểm soát của tổ chức +Linh hoạt thích ứng +Sự hợp tác với các tổ chức bên ngoài 30
  31. www.hanhchinhvn.com +Đào tạo, bồi dưỡng , phát triển nguồn nhân lực Câu 12. Phân tích các yếu tố hiệu quả của tổ chức HCNN. Có 8 yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả của tổ chức *Mục tiêu của tổ chức: Có ảnh hưởng rất quan trọng tới hiệu quả của tổ chức vì tổ chức có hiệu quả khi đạt đựơc mục tiêu. - Mục tiêu của tổ chức phải được xác định trên cơ sở khoa học rõ ràng hợp lý. -Các mục tiêu phải hợp thành hệ thống của mục tiêu để hỗ trợ lẫn nhau, tạo điều kiện cho nhau cùng có hiệu quả chứ không được mâu thuẫn nhau. Trong tổ chức có nhiều loại mục tiêu khác nhau như ngắn hạn, dài hạn, trung hạn, mục tiêu ban đầu, mục tiêu phát triển, mục tiêu chiến lược, mục tiêu của từng thành viên hay của các bộ phận. -Các mục tiêu của tổ chức phải được xác định mộtcách rõ ràng, xác đáng khoa học hợp lý có định hướng và định tính, và quan trọng là mục tiêu phải có tính khả thi. -Phải có sự hoà nhập, đồng nhất giữa các mục tiêu đặc biệt là mục tiêu của các cá nhân phải hài hoà và chia sẻ với mục tiêu của tổ chức. *Cơ cấu tổ chức: là các bộ phận, các yếu tố cấu thành, các phòng ban trong tổ chức, đây là yếu tố quan trọng nhất trong việc hướng tới hiệu quả của tổ chức. Khi đưa ra cơ cấu của tổ chức thì phải đảm bảo thực hiện được các chức năng, nhiệm vụ tránh trùng lặp hay bỏ sót nhiệm vụ được giao. Để định giá cơ cấu của tổ chức có đạt được mục tiêu hay không cần quan tâm tới quyền lực tổ chức tập trung vào đâu, vào tay ai, và nó được sử dụng như thế nào và trong tổ chức quyền lực có được phân chia hợp lý hay không giữa ácc bộ phận để hoàn thành nhiệm vụ. Sự chính thức hoá của cơ cấu tổ chức như nội quy, quy chế của tổ chức có được công khai hoá hay không, có được thể chế hoá bằng VBL hay không, điều này tạo điều kiện để giải quyết mối quan hệ giữa các văn bản của tổ chức, trong từng bộ phận. Tính phức tạp của tổ chức của mọi cơ cấu đơn giản thì cũng dễ đạt được mục tiêu vì chi phí tổ chức thấp, bộ máy gọn nhẹ dễ dàng hoạt động Các yếu tố về tổ chức như quy mô của tổ chức phải được xác định phù hợp với khả năng trình độ của người quản lý Hay như môi trường tổ chức phải phù hợp, phải xem xét tới yếu tố môi trường trong và ngoài tổ chức, nếu môi trường thay đổi cũng phải có sự điều chỉnh cho phù hợp với sự thay đổi đó. 31
  32. www.hanhchinhvn.com Yếu tố công nghệ và nhiệm vụ, công nghệ ở đây phải hiện đại, tiên tiến và phù hợp với tổ chức *Hình thành và phát triển văn hoá tổ chức phù hợp: Văn hoá là chất xúc tác, là chất keo đính kết mọi người với nhau nhằm mục đích hoàn thành mục tiêu, quan tâm đến con người. Văn hoá là giá trị mang tính truyền thống được mọi thành viên tôn trọng và phát huy. Phong cách của quản lý Nhà lãnh đão đạo, khả năng tác động của nhà lãnh đạo đối với nhân viên nhằm khai thác tốt nhất khả năng của mọi thành viên trong tổ chức Có các yếu tố như quyền lực do pháp luật trao, uy tín cá nhân, khả năng chuyên môn nghiệp vụ, văn hoá sẽ tạo nên phong cách của nhà quản lý Thông thường có hai loại phong cách: chỉ quan tâm đến công việc mà không quan tâm tới nhân viên và quan tâm đến con người mà không chú ý hoàn thành nhiệm vụ của tổ chức. Như vậy, để tổ chức đạt được mục tiêu thì ở phong cách lãnh đạo phải kết hợp được hai điểm mạnh của hai phong cách trên là vừa quan tâm tới công việc vừa quan tâm tới con người. Cách thức sử dụng quyền lực trong tổ chức có ảnh hưởng rất quan trọng đến việc hoàn thành nhiệm vụ trong tổ chức. Trong một tổ chức thì thông thường quyền lực được tập trung vào 1 người lãnh đạo tổ chức nhưng khi có sự uỷ quyền, phân chia quyền lực các cấp tác nghiệp thì đó là cách thức tổ chức quyền lực ở việc uỷ quyền thì đây là cách mà nhà lãnh đạo trao quyền lực của mình cho người khác hay cấp dưới có khả năng ra quyết định phù hợp và phải chịu trách nhiệm trước lãnh đạo. Việc uỷ quyền này sẽ xảy ra nếu nhà lãnh đạo không đủ sức thì thời gian để quản lý mọi việc của tổ chức hay khi lãnh đạo không có mặt tại tổ chức và việc uỷ quyền này là việc chia sẻ gánh nặng công việc cho thành viên của tổ chức để phát huy thế mạnh chung, hoặc tổ chức coi đây là một cách đào tạo, bồi dưỡng hay rèn luyện cấp dưới. Khi tiến hành uỷ quyền thì người lãnh đạo phải chú ý là uỷ quyền cho người có năng lực và khi đã uỷ quyền thì phải tôn trọng các quyết định của người được uỷ quyền. Và cũng phải có cơ chế kiểm tra, giám sát đối với người được uỷ quyền đề họ không được lạm quyền và khi uỷ quyền phải được chính thức hoá bằng các văn bản Xung đột mâu thuẫn trong tổ chức Xung đột trong tổ chức là khi gưĩa cá nhân với nhau không phù hợp về mục tiêu và quyền lợi, việc xung đột này rất có tác hại cho tổ chức đó là gây mất đoàn két, cản trở việc đạt mục tiêu cho tổ chức và của từng cá nhân. 32
  33. www.hanhchinhvn.com Xung đột còn xảy ra giữa các nhóm tổ chức với nhau khi có sự bất đồng ý kiến, mục tiêu hay xung đột về các yếu tố quyền lợi, sự hiểu lầm lẫn nhau về quyền hạn, trách nhiệm. Để hạn chế các xung đột này cần tìm ra nguyên nhân để giải quyết Môi trường của tổ chức: đây là yếu tố ảnh hưởng quan trọng, chủ yếu đều hiệu quả của tổ chức vì các yếu tố môi trường cả bên trong và bên ngoài đều có thể làm cho mục tiêu của tổ chức thay đổi hoặc làm cho tổ chức tan rã. Sự thay đổi của môi trường là tất yếu, chính vì vậy các nhà quản lý tổ chức luôn phải phân tích môi trường để lựa chọn một cách thức, phương thức quản lý cần thiết cho tổ chức Trong 8 yếu tố tác động tới hiệu quả của tổ chức HCNN thì yếu tố cơ cấu tổ chức được coi là quan trọng nhâts, vì cơ cấu tổ chức là bộ phận sẽ trực tiếp thực hiện các công việc để mục tiêu của tổ chức đề ra thực hiện ddược, đây là nơi mà các yếu tố nay và trên nó các yếu tố khác tác động vào hiệu quả của tổ chức Câu 13. Cơ cấu tổ chức có ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả của tổ chức ? Phân tích các yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới việc lựa chọn cơ cấu tổ chức. 1. Cơ cấu tổ chức có ảnh hưởng ntn đến hiệu quả tổ chức +Cơ cấu tổ chức: Được xem như là các bộ phận bên trong của tổ chức và các mối quan hệ giữa các bộ phận ấy, các bộ phận bên trong của tổ chức ngang bằng nhau về vị trí nhưng có chức năng và nhiệm vụ khác nhau. -Đối với tổ chức cơ cấu là hết sức quan trọng, vì có được mộtcơ cấu hợp lý, kho ahọc, và phù hợp với môi trường của tổ chức thì sẽ đạt được mục tiêu của tổ chức, mà mục tiêu đạt được thì đây là một cơ cấu tổ chức có tính hiệu quả. -Các bộ phận trong tổ chức và mối quan hệ giữa chúng là đảm bảo thực hiện được hiệu quả các yếu tố đầu và của tổ chức để đạt được mục tiêu của tổ chức. 2.Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến việc lựa chọn cơ cấu tổ chức *Chiến lược phát triển: cơ cấu được coi là một công cụ quan trọng giúp cho hoạt động quản lý tổ chức đạt được mục tiêu đề ra. Mà mục tiêu tiêu của tổ chứcđều được hình thành từ chiến lược tổng thể phát triển tổ chức. Do vậy mà có sự liên kết chặt chẽ giữa cơ cấu tổ chức và chiến lược phát triển của tổ chức, và điều này đòi hỏi thay đổi hay điều chỉnh cơ cấu tổ chức nhằm thích ứng và hỗ trợ cho sự thay đổi của tổ chức. -Cùng với sự phát triển của tổ chức thì chiến lược của tổ chức sẽ trở nên phức tạp hơn, đổi mới và kéo theo nó thì cơ cấu cùng phải thay đổi hoặc điều chỉnh cho phù hợpvới chiến lược. 33
  34. www.hanhchinhvn.com -Ví dụ như những tổ chức theo chiến lược cắt giảm chi phí để hạ giá thành sản phẩm thì cơ cấu tổ chức của tổ chức này phải hết sức chặt chẽ, tập trung cao quyền lực và có cở chế kiểm soát hiệu quả. *Quy mô tổ chức: cơ cấu của tổ chức gắn liền với quy mô của tổ chức, quy mô này có thể xem trên nhiều góc độ khác nhau (như doanh thu, thị phần, lượng lao động ) quy mô của tổ chức có ảnh hưởng lớn đến cơ cấu tổ chức, nếu quy mô tổ chức lớn thì cơ cấu cũng phải tương ứng để đáp ứng được việc thực hiện mục tiêu của tổ chức. *Yếu tó công nghệ: cơ cấu tổ chức cũng gắn liền với yếu tố công nghệ mà tổ chức sử dụng để chuyển đổi những đầu vào cần thiết thành đầu ra của tổ chức. Mỗi một tổ chức cơ cấu khác nhau thì phải áp dụng các loại công nghệ khác nhau cho phù hợp với tổ chức mình vừa tiết kiệm vừa để đạt được hiệu quả cao. *Yếu tố môi trường: là một yếu tố có tầm ảnh hưởng khá sâu sắc đến cơ cấu tổ chức tuỳ thuộc vào điều kiện môi trường cụ thể mà áp dụng các cơ cấu khác nhau cho hợp lý. *Yếu tố quyền hạn, sức mạnh của tổ chức này đối với tổ chức khác. Những yếu tố thuộc về quyền hạn của tổ chứcđược phân bổ như thế nào cũng sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức, nếu quyền lực tập trung sẽ là cơ cấu tổ chức tập quyền, còn nếu quyền lực mở rộng với sự tham gia của nhiều người thì đó là cơ cấu dân chủ, ngược lại với sự phát triển của Internet cho phép học sinh học tại trường qua mạng mà không cần tới trường. *Yếu tố văn hoá tổ chức yếu tố này có ảnh hưởng trực tiếp tới cá nhân trong tổ chức vì vậy nó cũng ảnh hưởng tới tổ chức. Mỗi một tổ chức đều hoạt động trong một môi trường văn hoá nhất định và tổ chức-môi trường văn hoá tác động qua lại với nhau. Ví dụ: Khi một tổ chức kinh tế nước ngoài tới Việt Nam làm ăn, người ta phải thông biểu một số yếu tố văn hoá truyền thống của Việt Nam, như khhi khởi công một công trình thì phải làm lễ động thổ. *Các yếu tố về thị trường: yếu tố này nhấn mạnh việc trao đổi trực tiếp với tổ chức và tác động đến quá trình tồn tại và phát triển của tổ chức. ví dụ: các tổ chức HCNN thì không có thị trường cho các sản phẩm đầu ra như các tổ chức kinh tế, kinh doanh khác. *Các yếu tố thuộc về khách hàng: Khách hàng là người mua và hưởng các sản phẩm hay dịch vụ tổ chức làm ra khách hàng là yếu tố quan trọng của tổ chức, và là điều kiện để tổ chức tồn tại. -Khách hàng là yếu tố rất hay biến đổi, khó dự đoán và nó trở thành áp lực với hầu hết các tổ chức. 34
  35. www.hanhchinhvn.com ví dụ: một tổ chức khi làm ra các sản phẩm muốn bán được hàng thì phải phù hợp với ý thích và khả năng tài chính của kháhc hàng, nếu khách hàng không mua hàng thì tổ chức sẽ thất bại: *Các đối thủ cạnh tranh: là các tổ chức hay cá nhân có khả năng đáp ứng các nhu cầu của khách hàng, hay còn có các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. Sự hiểu biết về các đối thủ này quyết định lợi thêế cho tổ chức và áp lực cho mọi tổ chức. Ví dụ: Công ty may Việt Tiến hiểu rõ về đối thủ cạnh tranh chính của mình trong lĩnh vực này là cong ty may nhà bè, thì họ sẽ có các chiến lược phù hợp để cạnh tranh đối với nhà bè. *Các yếu tố nguồn nhân lực là một phần chính yếu trong môi trường cạnh tranh của tổ chức,mọi tổ chức đều có đòi hỏi khắt khe về việc cung ứng nguồn nhân lực vì đây là thước đo của sự phát triển nền kinh tế. ví dụ: một công ty phần mềm máy tính, nếu có được các chuyên gia giải thể sẽ là lợi thế so với các tổ chức khác. Ngoài ra còn có độ tin cậy, rủi ro, sản xuất của các yếu tố môi trường. Câu 14. Phát triển tổ chức là gì? Phân tích những nội dung cơ bản của phát triển tổ chức? #Hiện nay có nhiều cách tiếp cận đến khái niệm phát triển tổ chức . Phát triển tổ chức là một cách thức để tổ chức(bao gồm cả con người và chính tổ chức)thích ứng với sự thay đổi. Đó là một chiến lược học tập phức tạp hướng đến thay đổi một số tiêu chí cụ thể của tổ chức như hành vi, niềm tin hay cách ứng xử. Đó cũng là một quá trình làm cho tổ chức có thể tiếp nhận được với những sự thay đổi của công nghệ, thị trường và những thách thức mới. Điều mà tổ chức phải làm là tự mình phải vận động, tự bản thân tổ chức phải phân tích và đưa ra cách ứng xử cần thiết. -phát triển tổ chức cũng là một quá trình nhằm làm cho tổ chức đạt đến sự phù hợp với những gì mà tổ chức đề ra. -Phát triển tổ chức là một sự mở rộng tầm nhìn cho mọi thành viên tổ chức và các thành viên đó hiểu rõ hơn những gì mình đang làm. Trên cơ sở xem xét sự vận động của tổ chức theo môi trường , có thể đưa ra một định nghĩa tổng quát về phát triển tổ chức theo quan điểm hệ thống. Phát triển tổ chức là một quá trình làm cho tổ chức thích ứng một cách hiệu quả nhất những sự thay đổi của môi trường bên trong và bên ngoài của tổ chức, nhằm làm cho tổ chức phát triển bền vững cả trước mắt và lâu dài. 35
  36. www.hanhchinhvn.com #Những nội dung cơ bản của phát triển tổ chức Phát triển tổ chức là một trong những chiến lược quan trọng để hoàn thiện tổ chức và được các nhà nghiên cứu quảnlý quan tâm.Phát triển tổ chức gắn liền con người và tổ chức, con người trong tổ chức. Phát triển tổ chức gắn liền với những sự thay đổi được lập kế hoạch nhằm làm cho cá nhân, nhóm tổ chức vận hành tốt hơn.Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong giai đoạn đầu của phát triển tổ chức thường tổ chức đi theo xu thế tự thay đổi hay tự phát triển. Nhưng từ đầu thế kỷ 20 trở lại đây, nhiều quy tắc luật chơi đã thay đổi và đòi hỏi tổ chức phải thay đổi lớn hơn và không chỉ tự thay đổi mà đã phải thay đổi đặc trưng cơ bản hoạt động tổ chức.Phát triển tổ chức là một quá trình của sự cộng tác giữa các nhà tư vấn, bạn hàng của tổ chức một cách bình đẳng nhằm xác định các vấn đề và tiến hành giải quyết các vấn đề đó.Các hoạt động tư vấn là nhằm tạo ra một cơ cấu các hoạt động cần thiết để giúp tổ chức giải quyết tốt hơn các hoạt động.Phát triển tổ chức là một quá trình tư vấn không chỉ về các hoạt động mà còn tập trung vào các vấn đề thuộc về văn hoá tổ chức, quy trình hoạt động tổ chức cũng như các vấn đề thuộc về cơ cấu. Phát triển tổ chức gắn liền với con người, tổ chức , nhóm và cơ cấu tổ chức. Chính vì vậy các nhà phát triển tổ chức thường quan tâm đến các vấn đề liên quan đến ba nhóm yếu tố: -Các vấn đề cá nhân: Con người cá nhân trong tổ chức thường mong muốn vươn đến để phát triển cả thực tại lẫn tiềm năng. Nếu môi trường tổ chức có thể ủng hộ và tạo ra những thách thức( cho sự tồn tại của chính họ)khả năng phát triển tổ chức sẽ cao hơn. Phát triển tổ chức cần chú ý không chỉ động viên, hỗ trợ khuyến khích cả hai xu hướng này mà còn cho phép cá nhân dám chịu rủi ro thất bại khi triển khai hoạt động. -Nhóm và làm việc theo nhóm trở thành yếu tố quan trọng trong hoạt động quảnlý các tổ chức hiện đại. Phát triển tổ chức cũng chính là giải quýêt các vấn đề liên quan đến tạo nhóm và quản lý nhóm. -Thiết kế và điều hành tổ chức là nhóm yếu tố thứ ba cần chú ý khi nghiên cứu phát triển tổ chức. Câu15: Nêu các xu hướng phát triển chủ yếu của tổ chức hành chính hiện nay. Các xu hướng phát triển chủ yếu của tổ chức hành chính Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển tổ chức hành chính Nhà nước nói riêng và các tổ chức khác của Nhà nước nói chung. Ngày nay khi tổ chức đang phát triển mạnh có thể áp dụng nguyên tắc phân quyền cho các địa phương để họ tự quyết các vấn đề tại địa phương, nhưng cũng có lúc thị trường rơi vào khủng 36
  37. www.hanhchinhvn.com hoảng thì tổ chức lại phải linh hoạt áp dụng nguyên tắc tập trung để thích ứng với sự khủng hoảng đó. -Tập quyền có các ưu thế: tạo được sự phối hợp rõ ràng, các nhà quản lý cấp cao có thể nhìn nhận mỗi khía cạnh của tổchức, hợp lý làm được việc phân bố chi phí quản lý cũng như tránh được sự trùng lặp chi tiêu và hoạt động, các nhà quản lý cấp cao có thể tập trung vào các vấn đề vĩ mô của tổ chức, hay trong các trường hợp khó khăn có thể tập trung mọi nguồn lực để phát triển tổ chức vượt thu khó khăn. -Nhân quyền cũng đem lại nhiều lợi thế: hạn chế căng thẳng cho nhà quản lý cấp cao, chia sẻ công việc với các cấp dưới, tạo cơ hội cho người lao động, tham gia sâu vào các vấn đề của tổ chức, việc phân quyền nâng cao trách nhiệm, tạo sự linh hoạt ở cấp tác nghiệp. -Nhiều năm trước đây, nguyên tắc tập quyền được coi là chính thức cần thiết của các tổ chức hành chính , nhưng ngày nay với sự phát triển của công nghệ thông tin thì nguyên tắc phân quyền được coi là thích ứng và có nhiều lợi thế, là quy trình mềnh dẻo hơn cơ chế tập trung các quyết định có hiệu lực hơn, nâng cao tính sáng tạo của cấp dưới, vì ít bị phụ thuộc nên nhân viên có tinh thần làm việc cao hơn. như vậy phân quyền hay tập quyền đều được coi là cách thức để phát triển mô hình kinh tế HCNN, tuy nhiên quyết định lựa chọn còn phụ thuộc vào môi trường mà tổ chức đó vận hành *Hiệu quả và hiệu lực. Đây cũng là hai yếu tố ảnh hưởng đến phát triển tổ chức nói chung, trước đây các nhà quản lý thì chú ý nhiều đến vấn đề hiệu lực, thực thi quyết định HCNN hơn là hiệu quả, những ngày này không chỉ là vấn đề hiệu lực mà còn phải hiệu quả, phải đạt đượcmục tiêu của tổ chức. Nếu thực thi quyết định mà không mang lại hiệu quả hoặc hiệu quả không mong muốn thì tổ chức này chưa đạt được mục tiêu *Tính chuyên nghiệp hoá và quản lý mở rộng. Các tổ chức thông thường phải kết hợp cả 2 yếu tố, nhưng ngày nay tính chuyên nghiệp của tổ chức luôn phải đặt trong sự cân đối với quản lý theo phổ rôngj, những nhà HC chuyên nghiệp và những nhà HC bổ nhiệm phải kết hợp với nhau trong tổ chức HC vì hieẹu quả *Kiểm soát và cam kết: trước đây các tổ chức chịu rất nhiều cấp kiểm soát nên họ khó có thể hoạt động một cách linh hoạt, nhưng ngày nay do mục tiêu của tổ chức là hiệu quả nên có thể thay thế sự kiểm soát bằng cam kết, việc cam kết này không chỉ là ở nội bộ tổ chức mà còn cam kết với công dân, khách hàng, với cơ quan cấp trên,tất nhiên cùng với cam kết vẫn còn tồn tại việc kiểm soát *Chính phủ nhỏ nhưng hiệu quả: Đây là một cách tư duy mới về chính phủ và thiết kế tổ chức chính phủ, vì trong bối cảnh chung của nhiều thập kỷ phềnh to ra của 37
  38. www.hanhchinhvn.com chính phủ và nó hoạt động kém hiệu quả thì việc đòi hỏi giảm quy mô Chính phủ từ chi tiêu ngân sách, đến việc hoạt động cung cấp dịch vụ tăng lên -Hiệu quả của tổ chức nhỏ đòi hỏi phải biết thiết kế tổ chức hợp lý và tạo cơ hội để tăng thu cho ngân sách. *Chính phủ và sự tham gia của nhân dân. Theo xu hướng ngày nay tổ chức HCNN được thiết kế tổ chức nhằm đảm bảo có sự tham gia của nhân dân không chỉ ở trên phương diện hưởng lợi ích từ việc cung cấp dịch vụ mà còn cả trên phương diện tham gia vào các hoạt động QLNN sự tham gia của người dân là xu hướng tất yếu, phổ biến trong hầu khắp các Chính phủ và khi nhân dân tham gia sẽ chia sẻ trách nhiệm với Nhà nước và thể hiênj được vai trò của người dân. *Chính phủ với đối tác: Hiện nay hoạt động cung cấp dịch vụ cho công nhân của Nhà nước là hoạt động mà ở đó công dân sẽ xem như là đối tác của Nhà nước chứ không phải là người hưởng thụ như cách hiểu truyền thống. Khi quan niệm công dân là khách hàng các tổ chức HCNN cần phải thiết lập cơ cấu tổ chức hợp lý để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Tài liệu được đúng gúp bởi thành viờn Diễn đàn www.hanhchinhvn.com 38