Chuyên đề Các phương pháp đặc thù trong công tác xã hội

ppt 28 trang hapham 2650
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Các phương pháp đặc thù trong công tác xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptchuyen_de_cac_phuong_phap_dac_thu_trong_cong_tac_xa_hoi.ppt

Nội dung text: Chuyên đề Các phương pháp đặc thù trong công tác xã hội

  1. CHỦ ĐỀ: CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐẶC THÙ TRONG CTXH
  2. Các phương pháp cơ bản là: 1. Phương pháp CTXH cá nhân 2. Phương pháp CTXH nhóm 3. Phát triển cộng đồng 4. Quản trị CTXH
  3. Phương pháp công tác xã hội cá nhân - Khái niệm: - Mục đích: - Đối tượng:
  4. CÁC THÀNH TỐ CỦA CTXH CÁ NHÂN CTXH cá nhân có 4 thành tố: Con người thân chủ, vấn đề, tổ chức xã hội và tiến trình.
  5. Con người thân chủ: Mục đích của CTXH cá nhân là giúp cá nhân và gia đình hoạt động có hiệu quả hơn trong các mối quan hệ tâm lý xã hội. Chú ý: + Thân chủ: Mọi nhu cầu cơ bản của thân chủ đều phải được chấp nhận cho dù họ là ai. + Nhân viên XH: phải tôn trọng giá trị của thân chủ và không thể mong đợi đối tượng đối xử với chúng ta theo cách ta mong muốn.
  6. Vấn đề: Vấn đề mà đối tượng gặp phải có thể thuộc lĩnh vực tâm lý xã hội, môi trường hay sự kết hợp cả hai. Những vấn đề này cản trở đối tượng trong thực hiện mục đích và do đó ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động tâm lý và xã hội của họ. Những vấn đề có thể là: - Nhu cầu cơ bản không được đáp ứng: nghòe đói, thiếu ăn, thất nghiệp. - Khó khăn về quan hệ xã hội: thiếu tình thương, bị bỏ rơi, mâu thuẫn trong gia đình, khó khăn khi thực hiện vai trò xã hội. - Khó khăn về mặt thể chất: bệnh hoạn, khuyết tật. - Khó khăn do thiểu năng, trình độ học vấn thấp. - Khó khăn do thất bại trong cuộc sống. - Khó khăn do hành vi làm trái pháp luật.
  7. Tổ chức xã hội: Tổ chức XH là nơi cung cấp các dịch vụ và tài nguyên bên ngoài mà cá nhân hoặc gia đình không có. Đại diện của cơ quan để giúp thân chủ là nhân viên XH. Nhân viên XH là người trực tiếp cung cấp dịch vụ phục vụ thân chủ. Phân loại:
  8. Tiến trình: Gồm 7 bước: -Tiếp cận thân chủ - Xác định vấn đề của thân chủ -Thu thập dữ kiện - Chuẩn đoán - Lên kế hoạch trị liệu -Trị liệu - Lượng giá
  9. Phương pháp công tác xã hội nhóm Khái niệm: CTXH nhóm là phương pháp CTXH mà đối tượng tác động vào là nhóm, là mối tương quan giữa các nhóm viên, là mục đích, bầu không khí sinh hoạt nhóm. Ví dụ: - Nhóm trẻ đá bóng của lớp học tình thương.  - Nhóm của 3 người bộ hành kết hợp để đẩy tảng đá bên đường.
  10. Các mục tiêu của CTXH nhóm - Đánh giá (thẩm định) cá nhân: - Duy trì và hỗ trợ cá nhân: - Thay đổi cá nhân: - Cung cấp thông tin, giáo dục: - Giải trí: - Môi trường trung gian giữa cá nhân và hệ thống xã hội: - Thay đổi nhóm và/ hoặc hỗ trợ: - Thay đổi môi trường: - Thay đổi xã hội:
  11. Các đặc điểm của CTXH với nhóm - Hoạt động nhóm là nơi thoả mãn nhu cầu của nhóm. - Đối tượng tác động là mối quan hệ tương tác trong nhóm từ đó giúp nhóm tăng cường khả năng tự giải quyết vấn đề. - Lấy ảnh hưởng nhóm để tạo sự đổi mới thái độ và hành vi của cá nhân thông qua hoạt động nhóm.
  12. Các loại hình CTXH với nhóm - Nhóm giải trí: - Nhóm giáo dục: - Nhóm tự giúp: - Nhóm trị liệu: - Nhóm với mục đích xã hội hóa: - Nhóm trợ giúp:
  13. Tiến trình CTXH nhóm Trong CTXH nhóm, nhân viên XH lấy tiến trình sinh hoạt làm công cụ để giúp đỡ đối tượng. Công cụ giúp đỡ là các hoạt động nhóm, mối quan hệ tương tác giữa các cá nhân trong nhóm. Chú ý: Nhân viên XH cần xác định rõ: - Để giải quyết vấn đề gì? - Tại sao dùng phương pháp nhóm? - Cho ai? - Đối tượng như thế nào? - Đặc điểm nhu cầu của cá nhân là gì? - Mục tiêu của sinh hoạt nhóm là gì? - Mục tiêu của cá nhân là gì? - Cơ cấu hình thức nhóm là gì?
  14. Giai đoạn 1: Giai đoạn chuẩn bị - Xác định hiện trạng vấn đề: Nhận diện, đánh giá tình hình, tìm hiểu. - Xây dựng nhóm: xác định kiểu lãnh đạo, xác định thành phần nhóm dựa trên đặc điểm, giới tính, tuổi, xác định dạng nhóm, xác định quy mô nhóm. - Xây dựng mục đích hoạt động nhóm: chọn mục đích, mục đích rõ ràng, cụ thể- phải trả lời câu hỏi làm gì và tại sao. - Xác định thời gian, địa điểm hoạt động của nhóm: Trong bao lâu? Thế nào? Ở đâu?
  15. Giai đoạn 2: Tiến hành sinh hoạt nhóm - Bắt đầu sinh hoạt: Giới thiệu thành viên, mục đích cá nhân, mục đích nhóm, nội quy, đưa ra chương trình hành động, phân công tổ chức trong nhóm, thời gian, địa điểm - Tiến hành các buổi sinh hoạt tiếp theo như kế hoạch: Có 2 nhiệm vụ cơ bản nhất của người điều động nhóm (thường là nhân viên XH): + Đánh giá một cách chính xác hoạt động cá nhân, nhóm. + Đưa ra can thiệp một cách hiệu quả để điều chỉnh những quá trình phát triển của cá nhân và nhóm. - Một số vấn đề cần phải đánh giá như: + Đánh giá hành vi cá nhân trong nhóm + Đánh giá vai trò của cá nhân trong nhóm + Đánh giá quá trình phát triển của nhóm + Đánh giá mối quan hệ trong nhóm
  16. Giai đoạn 3: Giai đoạn cuối đánh giá và kết thúc - Kết thúc do nhiều nguyên nhân: + Hoạt động của nhóm đã đạt được mục đích. +Thất bại hoặc không đạt được mục đích. + Hoặc tiếp tục gây bất lợi cho thành viên trong nhóm. - Vai trò của NVXH trong hoạt động nhóm: + Tìm hiểu các đặc điểm, nhu cầu, khó khăn, thuận lợi của các cá nhân + Điều phối các hoạt động của nhóm
  17. Sự khác biệt giữa công tác xã hội cá nhân và nhóm: CTXH cá nhân: khám phá bên trong liên quan đến các tiếp cận diễn biến tâm lý với sự chuẩn bị tài nguyên thật cụ thể trong khi CTXH nhóm dựa trên chương trình hoạt động kích thích nhóm viên hoạt động. Đối tượng của CTXH cá nhân phần lớn là người kém nay mắn, thiếu thốn, kém năng lực trong khi đối tượng của CTXH nhóm bao gồm nhiều loại thành phần hơn.
  18. III. Phát triển cộng đồng Khái niệm: Phát triển cộng đồng là phương pháp (hay tiến trình) qua đó một cộng đồng (địa bàn, dân cư, quần thể, một tập hợp người có nhu cầu và mối quan hệ chung) dựa vào tiềm năng của chính mình và sự hỗ trợ từ bên ngoài để tự thay đổi, tự nâng cao năng lực nội tại, nhằm giải quyết các vấn đề và tiến tới mọi sự phát triển bền vững.
  19. Các hoạt động công tác trong Phát triển cộng đồng - Nhận diện, xác định những nhu cầu và vấn đề cần giải quyết của cộng đồng. - Phân tích những nhu cầu và vấn đề. - Xác định những phương án có thể giải quyết nhu cầu và vấn đề. - Xác định những tiềm năng hoặc nguồn hỗ trợ từ bên trong và ngoài cộng đồng để có thể giải quyết vấn đề. - Nhận định những cá nhân hoặc nhóm cộng đồng có khả năng lãnh đạo hoặc điều động trong quá trình phát triển. - XĐ những hoạt động cần thiết của cá nhân và của tập thể để giải quyết vấn đề. - Tiến hành những hoạt động phát triển theo kế hoạch. - Đánh giá những hoạt động phát triển và bổ sung kế hoạch hành động tùy theo sự phát triển và hiệu quả của các hoạt động.
  20. Mô hình phát triển cộng đồng - Xác định nhu cầu, vấn đề và nhận định về cộng đồng: tìm hiểu về cộng đồng qua các tài liệu có sẵn và tìm hiểu về cộng đồng qua cuộc khảo sát nghiên cứu khoa học. - Xác định phương án và lập kề hoạch hành động cho cộng đồng. - Đánh giá các hoạt động phát triển
  21. Các quá trình quyết định vấn đề trong cộng đồng: Trong phát triển cộng đồng, nhân viên XH cần nhận định các quyết định của cộng đồng và những cá nhân có sức mạnh hoặc quyền ảnh hưởng đến các quyết định. Một số phương cách quyết định: - Không có quyết định. - Một người quyết định. -Theo nhau quyết định. - Quyết định của một băng nhóm. - Quyết định bởi một số ít cá nhân. - Quyết định theo dân chủ. -Thống nhất miễn cưỡng. - Hòa hợp và thống nhất.
  22. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quyết định vấn đề - Sợ hậu quả của các quyết định. - Có những mâu thuẫn cho cá nhân tạo ra vì trung thành với hai nhóm quan hệ đang đối nghịch nhau. - Có xung đột của cá nhân trong nhóm. - Mỗi cá nhân có mục tiêu riêng biệt mà không theo mục tiêu chung của nhóm. - Thiếu lãnh đạo giỏi, có khả năng và tầm nhìn sâu rộng. - Nhóm bị giới hạn bởi những thủ tục và quá trình cồng kềnh không linh hoạt, không thích hợp với những hoạt động phát triển hiện tại.
  23. IV. Quản trị công tác xã hội Khái niệm: - H.Spencer cho rằng - Stein cho rằng - Duham mô tả quản trị như là => Quản trị CTXH là một tiến trình làm việc với con người bằng cách phát huy và liên kết năng lực của họ để họ sử dụng mọi tài nguyên nhằm thực hiện mục đích cung cấp cho đối tượng những chương trình và dịch vụ cần thiết.
  24. Các yếu tố cấu thành: - Là một tiến trình liên tục, năng động. - Tiến trình được vận động để hoàn thành một mục đích chung. - Tài nguyên của con người và vật chất được khai thác để đạt được mục đích chung - Phối hợp và hợp tác là phương tiện khai thác tài nguyên con người và vật chất.
  25. Vai trò của quản trị trong Công tác xã hội Hoạt động quản trị có cần thiết không?
  26. Các nguyên tắc quản trị CTXH hiệu quả - Chấp nhận lẫn nhau: - Sự tham gia dân chủ: -Truyền thông cởi mở: