Chuyên đề cao học Phân tầng xã hội và nghèo khổ - Nguyễn Hữu Minh

pdf 130 trang hapham 2430
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề cao học Phân tầng xã hội và nghèo khổ - Nguyễn Hữu Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfchuyen_de_cao_hoc_phan_tang_xa_hoi_va_ngheo_kho_nguyen_huu_m.pdf

Nội dung text: Chuyên đề cao học Phân tầng xã hội và nghèo khổ - Nguyễn Hữu Minh

  1. VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM CHUYÊN ĐỀ CAO HỌC PHÂN TẦNG XÃ HỘI VÀ NGHÈO KHỔ Người biên soạn: Nguyễn Hữu Minh HÀ NỘI 2006
  2. GIỚI THIỆU VỀ MÔN HỌC 1. Số đơn vị học trình: 2 đvht = 30 tiết 2. Phân bổ thời gian: - Trình bày: 25 tiết - Thảo luận: 5 tiết 3. Mục tiêu môn học: Chuyên đề được thiết kế nhằm cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản: Những khái niệm cơ bản về phân tầng xã hội. Kiến thức về các kiểu cấu trúc phân tầng xã hội. Các cách giải thích về phân tầng xã hội. Các phương pháp đo lường phân tầng xã hội. Phân tầng xã hội ở Việt Nam. Các khái niệm cơ bản về nghèo khổ Chính sách xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam Nghèo khổ đô thị ở Việt Nam 4. Hình thức đánh giá kết quả: - Bài đọc và thảo luận trên lớp: 40% tổng điểm - Tiểu luận: 60% tổng điểm 2
  3. MỤC LỤC Nội dung Trang GIỚI THIỆU VỀ MÔN HỌC 2 MỤC LỤC 3 Bài 1 Khái niệm cơ bản về phân tầng xã hội 4 Bài 2 Đo lường phân tầng xã hội 25 Bài 3 Phân tầng xã hội ở Việt Nam 33 Bài 4 Đo lường nghèo khổ và tiêu chí nhận diện nghèo khổ 45 ở Việt Nam Bài 5 Nghèo khổ đô thị ở Việt Nam 70 Bài 6 Chương trình xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam và 98 những thách thức trong giai đoạn mới Thảo luận 117 TÀI LIỆU THAM KHẢO 118 3
  4. Bài 1 KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ PHÂN TẦNG XÃ HỘI Thời lượng: 5 tiết I. Một số khái niệm cơ bản về phân tầng xã hội 1. Cách tiếp cận của Mác và Weber về phân tầng xã hội a) Quan niệm Mác Xít: Giai cấp (class) được quyết định hoàn toàn bởi mối quan hệ của cá nhân với phương thức sản xuất. Mối quan hệ với phương thức sản xuất có liên hệ với nghề nghiệp nhưng không hoàn toàn như nhau. Yếu tố chủ chốt ở đây không phải là thu nhập hay nghề nghiệp mà liệu cá nhân có kiểm soát công cụ hay phương thức sản xuất của họ hay không, có nghĩa là có kiểm soát cơ hội cuộc sống của họ hay không. Các giai cấp khác nhau là do địa vị kinh tế của chúng trong xã hội khác nhau. Địa vị ấy không phải được hiểu một cách giản đơn là “người tổ chức” và “người chấp hành” mà bao gồm hàng loạt các mối quan hệ xã hội giữa người và người trong sản xuất. Điều có ý nghĩa quyết định tạo nên việc phân biệt giai cấp là mối quan hệ của các tập đoàn người đối với tư liệu sản xuất. Giai cấp nào nắm các điều kiện vật chất, các phương tiện vật chất, giai cấp ấy sẽ chi phối toàn bộ quá trình sản xuất dưới hình thức này hay hình thức khác. 4
  5. Giai cấp không chỉ là một phạm trù kinh tế mà là một phạm trù xã hội học. Ngoài những sự khác biệt về vật chất, các giai cấp còn khác nhau về lối sống, về tâm lý và tư tưởng. Những yếu tố tinh thần này là yếu tố thứ hai, chúng được sinh ra từ cơ sở kinh tế và phụ thuộc vào yếu tố kinh tế. b) Quan niệm của Weber (nhà xã hội học Đức): Không phản đối việc phân chia giai cấp từ góc độ kinh tế. Tuy nhiên, ông cho rằng việc phân chia nhấn mạnh đến khía cạnh kinh tế là chưa đầy đủ để nhận diện xã hội. Mặc dù vị thế (status) hay uy tín (prestige) về mặt xã hội và quyền lực (power) thường thay đổi theo địa vị kinh tế, chúng cũng có thể có vị trí riêng và có tác động độc lập đến sự bất bình đẳng xã hội. Đặc biệt, uy tín xã hội (prestige) thường đối lập với quyền lực kinh tế. Thay vào hệ thống phân tầng một chiều cạnh của Mác (chỉ chia ra hai giai cấp) Weber đề xuất 3 chiều cạnh độc lập (mặc dù có liên quan với nhau) cần phân tích, dựa vào đó con người có thể được xếp loại trong một hệ thống phân tầng (xem hình vẽ dưới đây). Hình vẽ: (trích theo hình 9.1, trang 220, Brinkerhoff và đồng nghiệp 1997) Giai cấp Mối quan hệ với PTSX Giai cấp Vị thế xã hội Danh dự XH hay 5
  6. Quyền lực Khả năng ảnh hưởng hành động Hệ thống phân tầng có 3 khía cạnh.  Giai cấp (class) nói về vị trí của một người trong hệ thống kinh tế của xã hội, dẫn đến những khác biệt về công việc, thu nhập, và tài sản.  Vị thế (status) nói về mối quan hệ của một cá nhân với những địa vị xã hội được thiết lập trong xã hội mà những địa vị này thay đổi theo nghĩa uy tín (prestige). Các vị thế thường khác nhau tùy thuộc vào nghề nghiệp hoặc hoàn cảnh gia đình xuất thân.  Quyền lực (power) nói về quan hệ của một cá nhân với các thiết chế chính quyền hoặc các thiết chế chính trị khác. Quyền lực thường được thể hiện ở khả năng của cá nhân huy động các nguồn lực và đạt được các mục tiêu.  Giai cấp, vị thế, và quyền lực thường đi cùng với nhau và hỗ trợ lẫn nhau, nhưng không nhất thiết luôn trùng hợp với nhau. Như vậy thay vì nói về giai cấp, các nhà nghiên cứu theo quan điểm Weber nói về giai cấp xã hội. Một giai cấp xã hội là một nhóm người mà có chung giai cấp, vị thế, và quyền lực, và họ có chung một sự nhận diện để phân biệt mình với người khác. Khi chúng ta nói về một 6
  7. giai cấp thượng lưu hay trung lưu chính là chúng ta nói về giai cấp xã hội theo ý nghĩa này. Con người giống với người khác trong cùng giai cấp xã hội nhưng khác biệt về những đặc điểm quan trọng đối với những người thuộc giai cấp xã hội khác. Giai cấp xã hội bao gồm sự liên kết lẫn nhau năng động giữa 3 yếu tố là địa vị chính trị (quyền lực), địa vị xã hội (vị thế), và địa vị kinh tế (của cải, tài sản). Mỗi thứ bậc địa vị chính trị, xã hội, và kinh tế có hệ thống đẳng cấp riêng của nó, song chúng có quan hệ tác động mật thiết với nhau. Tuy nhiên mỗi loại thứ bậc trật tự đó có một lối phân phối quyền năng riêng biệt. Địa vị kinh tế không chỉ dựa trên quyền sở hữu về kinh tế, những điều kiện sinh hoạt bên ngoài mà còn cả mặt năng lực của họ về kinh tế trên thị trường. Weber hướng trọng tâm vào năng lực trên thị trường và cho rằng nguyên nhân đầu tiên của sự bất bình đẳng trong chủ nghĩa tư bản là khả năng thị trường, bao gồm những kỹ năng mà người làm thuê mang ra thị trường lao động để bán và những cơ may mà người ta có thể có được do thị trường mang lại. Địa vị xã hội dựa trên cơ sở “danh dự về mặt xã hội”, hay nói cách khác nó dựa vào sự đánh giá được mọi người công nhận trong một tập thể nhất định. Có thể dễ dàng phân biệt địa vị xã hội theo lối sống của họ, cụ thể dựa vào tập tục, những thói quen của xã hội, giáo dục, và uy tín mà nguồn gốc gia đình và nghề nghiệp đem lại. Khi địa vị xã hội được củng cố người ta có thể đảm bảo cho mình quyền lực về mặt kinh tế và cũng có thể được biểu hiện bằng cách cư xử về mặt kinh tế như lối ăn tiêu phung phí, lối sinh hoạt giao tiếp, v.v. 7
  8. Trên lĩnh vực chính trị, quyền lực được thể hiện trong các “chính đảng” và quyền lực chính trị thường được thể chế hóa. Các chính đảng có thể đại diện cho những quyền lợi do vị trí của họ trong xã hội. Tuy nhiên đây là vấn đề không được nhiều nhà nghiên cứu đồng tình vì những người trong các đảng phái khác nhau không phải ai cũng có địa vị xã hội tương ứng khác nhau mà chỉ có địa vị xã hội cao thấp khác nhau trong nội bộ từng đảng là đáng kể. 2. Giai cấp: Nghề nghiệp, thu nhập, và tài sản a) Nghề nghiệp hay công việc được trả lương là một yếu tố chủ chốt vì đó là nguồn thu nhập và tài sản quan trọng trong các xã hội hiện đại. Nhiều cách phân loại khác nhau để nhóm gộp những hình thức nghề nghiệp đa dạng. Trong các xã hội phát triển có 3 cách phân loại phổ biến. Các việc làm được phân loại như là công nhân cổ cồn xanh nếu chúng được dựa chủ yếu trên cơ sở của lao động chân tay (chẳng hạn công nhân nhà máy, lái xe tải, công nhân mỏ). Gọi là cổ cồn trắng nếu các công việc chủ yếu đòi hỏi những kỹ năng trí tuệ (chẳng hạn các nhà chuyên môn như bác sĩ, luật sư, hay nhà quản lý). Gần đây hơn, thuật ngữ cổ cồn hồng được sử dụng để đặc trưng cho những việc làm chủ yếu sử dụng phụ nữ trong các công việc không phải lao động chân tay bán kỹ năng (nonmanual semiskilled) (chẳng hạn như thư ký, nhân viên, đánh máy). (Appelbaum và Chambliss 1995) b) Thu nhập là tổng số tiền mà một người hoặc một hộ gia đình kiếm được trong một khoảng thời gian cho trước (thường là năm). 8
  9. c) Tài sản là giá trị của mọi thứ thuộc quyền sở hữu của một người. Là chỉ báo chủ yếu của sự phân tầng thực sự về mặt kinh tế. Một cách đo lường tài sản là giá trị tài sản thuần túy (net financial assets) tức là giá trị của mọi thứ mà một người có (trừ nhà cửa và xe) trừ đi giá trị của mọi thứ mà người đó nợ. Thông thường với những người giàu nhất có thu nhập cao, phần lớn tài sản mà họ có được không phải là từ thu nhập mà từ các tài sản tài chính như nhà cho thuê, cổ phiếu, trái phiếu, và các hình thức đầu tư khác. Những khác biệt về tài sản thường có thể xuất hiện dưới hình thức những khác biệt về đặc quyền, đặc lợi và tác động đến cơ hội cuộc sống của cá nhân như thu nhập bằng tiền. Các quan chức chính phủ, sĩ quan cao cấp không có thu nhập bằng lương cao như các giám đốc kinh doanh tư nhân nhưng có những đặc quyền có thể chuyển thành tài sản. Nói chung, sự tăng lên về tài sản phần lớn được coi là bắt nguồn từ việc đạt được quyền lực, nghề nghiệp, và học vấn cao hơn. 3. Vị thế xã hội a) Vị thế xã hội phản ánh mức độ uy tín và sự kính trọng từ người khác. Cơ sở cho sự kính trọng đó tuỳ thuộc vào phẩm chất cá nhân được người khác coi là quan trọng trong xã hội. b) Nghề nghiệp là một trong những chỉ báo quan trọng nhất của vị thế vì nó thể hiện cách thức chủ yếu để có quyền lực và tài sản. Học vấn cũng là một chỉ báo quan trọng của vị thế xã hội vì nó thể hiện cách 9
  10. thức chủ yếu để tham gia vào các nghề nghiệp có giá trị nhất và có được những bậc thang xã hội cao. c) Các nhà xã hội học Mỹ Blau, Duncan (1967) và Treiman (1977) là những người đi tiên phong trên lĩnh vực nghiên cứu phân loại nghề nghiệp theo vị thế hay uy tín xã hội của chúng căn cứ vào dư luận xã hội. Những nghiên cứu của họ cho thấy rằng những việc làm cổ cồn trắng thường có uy tín cao hơn các việc làm cổ cồn xanh. Nói chung, những công việc liên quan đến ý tưởng hay con người thì có uy tín cao hơn những nghề nghiệp làm việc bằng tay hoặc liên quan đến các đối tượng vật chất (Treiman 1977). 4. Quyền lực a) Quyền lực là khả năng ảnh hửơng hay kiểm soát hành vi của người khác mà không có sự ưng thuận của họ. Để phân tích phân tầng xã hội, các loại quyền lực quan trọng nhất là quyền lực tự nhiên (referent) hay là “ảnh hưởng”, và quyền lực hợp pháp hay là “quyền uy”. Theo Ăngghen, quyền uy là ý chí của người khác buộc ta phải tiếp thu; quyền uy lấy sự phục tùng làm tiền đề. Những nhân tố này quyết định bằng cách nào các quyết định được ban hành và ai ban hành. b) Việc phân tích về quyền lực cho ta thấy một bức tranh ở dạng hình tháp như đối với hệ thống phân tầng ở hầu hết các xã hội. Trên đỉnh tháp là một số ít ỏi các nhân vật chính trị hay quân sự, các nhà kinh doanh, và những người lãnh đạo khác. Khi chúng ta đi dần xuống đáy tháp ta sẽ gặp những con người với quyền lực ít hơn. 10
  11. c) Có nhiều tranh luận về bản chất của quyền lực. Một lý thuyết về quyền lực gọi là phân bố ngang nhau hay là đa quyền (pluralism) cho rằng quyền lực được phân bố trong các nhóm khác nhau, đấu tranh với nhau trên cơ sở bình đẳng quan hệ (Dahl 1961). Theo quan điểm này, quyền lực của một công ty kinh doanh lớn là ngang với quyền lực của các liên đoàn lao động lớn, các nhóm người tiêu dùng, hay các tổ chức bảo vệ môi trường. Các cá nhân thể hiện quyền lực của mình thông qua các tổ chức, và các tổ chức cung cấp một hệ thống kiểm soát và cân bằng với nhau. d) Lý thuyết thứ hai, gọi là thuyết giai cấp thống trị (class dominance), cho rằng quyền lực tập trung trong tay của một số ít cá nhân thuộc tầng lớp thượng lưu quyền lực (Miills 1956; Domhoff 1990). Những cá nhân quyền lực này biết rõ nhau, thuộc về cùng tổ chức, và thay phiên nhau giữ các vị trí cao nhất trong chính quyền, hoạt động kinh doanh, và quân sự. Trong khi những người bình thường cho rằng họ có thể tác động đến chính quyền thông qua bầu cử, kiện, viết thư cho các đại biểu quốc hội, thì những người theo quan điểm này cho rằng quyền lực thực sự nằm đằng sau hậu trường, trong số những nhân vật thượng lưu. Nhà xã hội học G. William Domhoff (1993) cho rằng ít hơn 1% người Mỹ hình thành nên một “giai cấp quyền lực”, sở hữu từ 25 đến 30% các tài sản cá nhân, điều hành các tập đoàn và các quỹ lớn, và thống trị chính quyền trung ương. e) Lý thuyết thứ ba, gọi là cấu trúc luận (structuralism), cho rằng chính các cá nhân phần lớn bị giam cầm bởi những vai trò của họ trong tổ chức, cho dù họ ở đáy hay ở đỉnh tháp quyền lực của tổ chức. Chẳng hạn, mặc dù người công nhân nhà máy có thể dường như là không có quyền lực chống lại những người quản lý có quyền thuê và 11
  12. sa thải họ, bản thân những nhà quản lý cũng có ít sự lựa chọn vì họ sẽ mất việc nếu họ không đưa lại lợi nhuận. f) Theo quan niệm Mác xít, quyền lực có quan hệ chặt chẽ với giai cấp. Trong xã hội có đối kháng giai cấp, giai cấp nào nắm được hầu hết tư liệu sản xuất trong tay sẽ là giai cấp nắm toàn bộ quyền lực cơ bản trong xã hội, từ quyền lực chính trị đến quyền lực tư tưởng và tinh thần. 5. Lối sống a) Quyền lực, vị thế xã hội, và tài sản là chỉ báo quan trọng của giai cấp xã hội. Tuy nhiên, việc một cá nhân có được nhìn nhận bởi người khác là cùng thuộc vào một giai cấp xã hội hay không còn tuỳ thuộc người đó có thể hiện cùng một lối sống hay không. Cá nhân đó cần phải thể hiện ở một chừng mực nào đó là anh ta thực hành cùng một văn hóa: lời ăn tiếng nói, thói quen giải trí, mua sắm. Những đặc trưng này xét như một tổng thể tác động ở một mức độ đáng kể về việc chúng ta nhìn nhận mình như thế nào trong cộng đồng và xã hội, những người mà chúng ta chọn làm bạn là ai, và bằng cách nào chúng ta liên hệ với người khác. b) Lối sống đề cập đến định hướng giá trị nói chung, thị hiếu và sự ưa thích của những người thuộc một nhóm nhất định hay giai cấp xã hội. II. Các cách giải thích về sự phân tầng xã hội 12
  13. Có hai cách giải thích cơ bản về hiện tượng phân tầng xã hội trên thế giới. Những nhà lý thuyết theo trường phái chức năng nhấn mạnh đến cách thức mà sự phân tầng đã tăng cường sức mạnh cho xã hội như một tổng thể với lập luận rằng tất cả các thành viên rốt cuộc đều sẽ có lợi từ sự bất bình đẳng ở một mức độ nào đó. Ngược lại, những người theo thuyết xung đột xã hội cho rằng việc xem xét xã hội như một tổng thể là không chính xác vì sự phân tầng dẫn đến xung đột giữa những người có được lợi ích từ sự mất mát của người khác. Ngoài ra có những cách giải thích PTXH dựa trên cơ sở của việc kết hợp luận điểm của hai cách giải thích trên. 1. Cách giải thích theo thuyết cấu trúc-chức năng a) Lý thuyết cấu trúc-chức năng về sự phân tầng bắt đầu với câu hỏi: bằng cách nào cấu trúc xã hội đóng góp vào việc duy trì xã hội? Xuất phát điểm của thuyết chức năng có thể tìm thấy trong nhiều tác phẩm của Emile Durkheim (1858-1917) người đã lập luận rằng có thể hiểu các giai cấp xã hội thông qua những chức năng khác nhau mà chúng thực hiện trong xã hội như một tổng thể. Theo ý nghĩa này có thể quan niệm các giai cấp xã hội như là những bộ phận khác nhau trong cơ thể con người (Durkheim 1964; nguyên bản 1893). b) Dựa theo lý thuyết của Durkheim, hơn một nửa thế kỷ trước Kingsley Davis và Wilbert Moore (1945) đề xuất lý thuyết chức năng về sự bất bình đẳng mà cho đến hôm nay vẫn còn ảnh hưởng lớn trong nhiều nhà nghiên cứu xã hội học ở phương Tây. Davis và Moore cho rằng sự bất bình đẳng phục vụ như một cơ chế vô thức (unconscious) giúp bảo đảm rằng những vị trí quan trọng nhất sẽ do những người đủ tiêu chuẩn nhất nắm giữ. Chính vì vậy mà phân tầng ở một mức độ nào đó 13
  14. có thể coi là cần thiết để xã hội tồn tại. Davis và Moore đánh giá rằng trong tất cả các xã hội đều có một số vai trò quan trọng hơn những vai trò khác, và những vai trò này cần phải do những người hội đủ tiêu chuẩn nắm giữ để đảm bảo sự vận hành thông suốt của xã hội. Cơ chế vô thức đó, chẳng hạn như thù lao không bằng nhau cho các công việc, vì thế phải có để bảo đảm rằng những người thông minh nhất và tốt nhất chiếm giữ những vai trò quan trọng nhất. c) Có thể coi đây là một cách lập luận theo kiểu cung-cầu, nhìn bất bình đẳng như một sự trả lời hợp lý cho vấn đề xã hội. Quan điểm lý thuyết này đôi khi được gọi là lý thuyết đồng thuận vì nó gợi ý rằng sự bất bình đẳng là kết quả của sự thoả thuận xã hội về tầm quan trọng của các địa vị xã hội và sự cần thiết phải trả cho các địa vị xã hội này (Brinkerhoff và đồng nghiệp 1997). d) Lý thuyết Davis- Moore có những hàm ý quan trọng cho chính sách công cộng. Theo lý thuyết này, mọi người trở nên giàu lên hay nghèo đi chủ yếu là vì tài năng và sự nỗ lực của họ, cho nên có ít lý do để các chương trình của chính phủ phải nhằm vào việc giảm bớt sự bất bình đẳng bằng cách phân phối lại thu nhập từ người giàu sang người nghèo. Thậm chí, những chương trình như vậy có thể coi như là phản tác dụng, bởi vì chúng không khuyến khích những người đóng góp nhiều nhất cho xã hội (bằng cách đánh thuế thu nhập của họ) để thù lao cho những người ít xứng đáng hơn (thông qua phúc lợi xã hội và chương trình xóa nghèo khổ). e) Về cơ bản quan điểm này coi phân tầng không chỉ là cần thiết mà còn làm lợi cho xã hội vì nó sử dụng hệ thống ban thưởng làm động lực thúc đẩy mọi người đạt được những kỹ năng cần thiết nhằm có được các vị trí có giá trị nhất trong xã hội. Davis và Moore lập luận rằng vì 14
  15. không phải tất cả mọi người có cùng năng lực, và một số vị trí xã hội đòi hỏi những kỹ năng nhất định nên bất bình đẳng xã hội là không tránh khỏi. f) Các nhà cấu trúc-chức năng cho rằng sự cùng tồn tại người giàu – người nghèo là bảo đảm cho xã hội vận hành theo chức năng. Xã hội bị thống trị bởi những người tài năng nhất, vì vậy họ xứng đáng có được những ban thưởng về mặt xã hội. Trái lại, người nghèo thiếu tài năng. Tuy nhiên sự tồn tại của họ sẽ làm lợi một số khu vực của xã hội theo cách “chức năng”. Chẳng hạn, sự tồn tại của nghèo khổ tạo nên nhu cầu hình thành một số nghề nghiệp nhất định như ngươi làm công tác xã hội, chăm sóc y tế, v.v. Người nghèo cũng tạo nên các thị trừơng cho các loại hàng hóa khác nhau và dịch vụ. g) Một thiếu sót rõ ràng của quan điểm cấu trúc-chức năng là nó lờ đi sự bất bình đẳng hiện tồn và các cơ hội khác nhau gắn với con người ngay từ khi họ sinh ra. Những địa vị gán trước từ khi sinh ra sẽ ngăn cản một cách vô hình khả năng của một số nhóm nhất định. Nhiều người thường bị trả ít thù lao chỉ bởi vì màu da, giới tính, và những đặc trưng vốn sinh ra đã có do định kiến xã hội đang tồn tại, không hề có liên quan gì đến tài năng hay động cơ của họ. Điều này dẫn đến một sự lãng phí to lớn về tài năng của con người trong xã hội và vì thế làm rối loạn chức năng của xã hội xét như một tổng thể. Thêm vào đó, khi con người đạt được những vị trí có vị thế cao, quan trọng về mặt xã hội do kỹ năng và nỗ lực của họ, họ có thể chuyển sự giàu có và vị thế cho con cái họ, thậm chí khi con cái họ không hội đủ các tiêu chuẩn. Vì thế, sự bất bình đẳng trong xã hội sẽ tăng lên, dẫn đến sự không phù hợp tăng lên giữa tài năng con người và vị trí mà họ chiếm giữ, tạo nên sự giận dữ và chống đối trong những người mà họ cảm 15
  16. thấy họ không được thù lao tương xứng. Một lần nữa, hậu quả sẽ là sự rối loạn chức năng đối với toàn xã hội. h) Lý thuyết Davis-Moore còn bị phê phán từ nhiều khía cạnh khác (Tumin 1985; Wrong 1959). Mặc dù phần lớn mọi người đều đồng ý rằng một số vị trí là quan trọng hơn những vị trí khác trong xã hội, liệu có bảo đảm rằng sự khác biệt thực tế trong thù lao giữa các vị trí được đo lường chính xác tương ứng với sự đóng góp của họ? Chẳng hạn, nếu chúng ta lấy sự khác biệt về thu nhập như là một tiêu chuẩn, các giáo sư ở các trường đại học có thu nhập gấp khoảng 2 lần so với các nhân viên thư ký; các ngôi sao điện ảnh và ca nhạc có thu nhập cao hơn nhiều so với giáo viên (James Semones 1990); trong một số công ty, lương của giám đốc hơn gấp nhiều lần so với công nhân. Trong những trường hợp đó, liệu sự khác biệt có phản ánh chính xác sự đóng góp tương đối của họ hay không? Những người phê phán thuyết cấu trúc-chức năng cho rằng thù lao không hề được phân phối một cách vô tư, không thiên vị mà thực ra là được quyết định bởi những người giàu và có quyền lực, những người mà theo lẽ tự nhiên sẽ thiên vị những lợi ích riêng của họ. Nói cách khác, nhu cầu cao về một số vị trí nào đó có thể bị tạo ra một cách nhân tạo bằng cách hạn chế sự tiếp cận với công việc tốt. Nói cách khác quan điểm cấu trúc-chức năng không đánh giá đúng mức bằng cách nào quyền lực có thể được sử dụng để tạo ra và nâng cao bất bình đẳng. 2. Cách giải thích theo thuyết xung đột xã hội 16
  17. a) Không giống như thuyết chức năng nhìn các giai cấp như là những bộ phận thực hiện các chức năng khác nhau đóng góp vào hiệu quả của xã hội như là tổng thể, lý thuyết xung đột xã hội cho rằng xung đột là vấn đề trung tâm đối với tất cả các tổ chức xã hội, trong đó có các xã hội nói chung (Dahrendorf 1967; Chambliss 1973; Rex 1986). Theo quan điểm này, không hề có một xã hội phản ánh lợi ích chung cho tất cả mọi người. Trái lại, cái mà chúng ta gọi một cách sai lầm “xã hội” được nhìn như một tập hợp của các giai cấp khác nhau, mỗi giai cấp có lợi ích riêng của mình, gắn liền với nhau trong một cuộc đấu tranh sống còn để giành vị trí ưu thế. Theo các nhà lý thuyết này, vì vậy sự phân tầng phản ánh những người thắng cuộc và những người thua cuộc trong cuộc đấu tranh này. b) Lý thuyết xung đột xã hội được xây dựng khởi nguồn từ Mác, mặc dù trong một số tác phẩm của Max Weber cũng có một số khía cạnh của lý thuyết xung đột. c) Quan điểm này coi sự bất bình đẳng như là kết quả của sự xung đột giai cấp hơn là kết quả của sự đồng thuận về việc làm thế nào đạt được các nhu cầu xã hội. Những người theo lý thuyết này cho rằng phân tầng không thể biện minh được và cũng không phải là cần thiết, vì nó cho phép những người có nhiều quyền lực, vị thế, và tài sản thống trị và bóc lột những người yếu thế, và duy trì điều kiện của cơ hội bất bình đẳng. Bất bình đẳng không làm lợi cho xã hội, nó làm lợi chỉ cho người giàu.Tuy nhiên Mác cũng cho rằng bất bình đẳng gần như là tất yếu do sự phân công lao động. d) Một đặc điểm phân biệt cơ bản lý thuyết xung đột với lý thuyết chức năng là sự nhấn mạnh đến tác động của cấu trúc xã hội đến sự phân tầng hơn là các yếu tố cá nhân như đào tạo và tài năng. Một số nhà lý 17
  18. thuyết xung đột, chẳng hạn có thể lập luận rằng, không thể có phụ nữ hay người da đen, bất kể năng lực của họ như thế nào, có thể trở thành tổng thống của Hoa Kỳ do cấu trúc xã hội và chính trị của xã hội Hoa Kỳ (James Semones 1990). e) Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng công bằng xã hội là không đồng nhất với sự bình đẳng tuyệt đối. Có nghĩa là bất bình đẳng không nhất thiết là không công bằng. Trước hết là do một số người hoàn toàn có thể kiếm nhiều thu nhập hơn nhờ lao động, tài năng, mà không nhất thiết phải là do áp bức. Thứ hai là sự phối hợp hoạt động và quyền lực là rất cần thiết, có tính chức năng. (Brinkerhoff và đồng nghiệp 1997). 3. Cách giải thích theo thuyết tổng hợp Một số tác giả đã cố gắng kết hợp các ý tưởng từ hai nguồn lý thuyết trên để giải thích về PTXH. Beegley (1989) nêu ra quan niệm tổng hợp dựa trên 3 điểm chính: Quyền lực là yếu tố quyết định chính của việc phân bố các nguồn lực khan hiếm. Sự phân bố của quyền lực (và vị thế của các nguồn lực khan hiếm) là bị cấu trúc về mặt xã hội. Cá nhân có thể tạo nên sự khác biệt. Hai điểm đầu được rút ra từ lý thuyết xung đột hiện đại. Điểm thứ ba bắt nguồn từ lý thuyết cấu trúc-chức năng. Trong 3 yếu tố thì cấu trúc xã hội của quyền lực có vai trò quan trọng nhất. Mô hình so sánh 3 lý thuyết về phân tầng được thể hiện trong bảng dưới đây (xem Bảng 1): 18
  19. Bảng 1: Mô hình so sánh 3 lý thuyết về PTXH Chỉ tiêu so sánh Lý thuyết cấu Lý thuyết Tổng hợp của trúc-chức năng xung đột Beegley 1. Xã hội có thể Các nhóm phối Các nhóm cạnh Các nhóm cạnh được hiểu như là: hợp để đạt được tranh để giành lấy tranh để giành nhu cầu chung nguồn lực khan lấy nguồn lực hiếm khan hiếm 2. Cấu trúc xã hội Giải quyết các Duy trì khuôn Quyết định các vấn đề và giúp mẫu bất bình cơ hội và sự xã hội thích ứng đẳng hiện tại phân bố nó 3. Nguyên nhân của Tầm quan trọng Sự kiểm soát Sự bất bình đẳng PTXH của nhiệm vụ không ngang của quyền lực thiết yếu, khả nhau của phương năng không bằng thức sản xuất nhau, sự thú vị được duy trì bởi của công việc vũ lực, lừa đảo 4. Kết luận về phân cần thiết và Khó xóa bỏ Một cách tất yếu tầng mong muốn nhưng không cần được xây dựng thiết và mong gắn vào cấu trúc muốn xã hội; không đánh giá về giá trị 5. Điểm mạnh Quan tâm đến Quan tâm đến Không gắn với những kỹ năng xung đột về lợi giá trị. Thừa và tài năng ích và việc những nhận rằng cấu 19
  20. không ngang người có quyền trúc là quan nhau, và sự cần kiểm tra sử dụng trọng hơn so với thiết khuyến hệ thống nhằm tài năng cá nhân khích con người tạo thuận lợi cho làm việc họ như thế nào 6. Điểm yếu Lờ đi tầm quan Lờ đi các chức Chỉ áp dụng cho trọng của quyền năng của bất bình các xã hội chủ lực và sự kế thừa đẳng và tầm quan nghĩa tư bản trong việc đạt trọng của sự khác hiện đại được các phần biệt cá nhân. thưởng; nhấn mạnh quá mức tầm quan trọng chức năng. Nguồn: Brinke rho ff và đồng nghiệp (1997: trang 231). 20
  21. III. Di động xã hội 1. Khái niệm về di động xã hội a) Di động xã hội là sự vận động qua hệ thống phân tầng, như là kết quả của sự thay đổi về nghề nghiệp, tài sản, hay thu nhập. b) Có nhiều loại di động xã hội khác nhau. Dựa vào khoảng thời gian mà di dộng xuất hiện. Di động liên thế hệ đề cập đến sự vận động xuất hiện giữa các thế hệ. Chẳng hạn sinh trong gia đình công nhân trực tiếp sản xuất nhưng nay là một giáo sư đại học. Di động bên trong thế hệ chỉ sự vận động xuất hiện trong quãng đời của một người. Chẳng hạn xuất thân như là công nhân nhưng nay là giám đốc công ty. Dựa vào xu hướng của di động xã hội. Di động xã hội theo chiều dọc đề cập đến những vận động theo chiều lên hay xuống trong hệ thống phân tầng xã hội. Di động đi lên thể hiện một sự tăng lên của vị thế nghề nghiệp (chẳng hạn từ công nhân lên giám đốc công ty). Di động đi xuống phản ánh một sự sút giảm về vị thế nghề nghiệp (chẳng hạn từ công nhân thành người thất nghiệp). Di động theo chiều ngang thể hiện một sự thay đổi nghề nghiệp không liên quan đến sự thay đổi vị thế (chẳng hạn từ công nhân ô tô thành công nhân thép). c) Cách phân loại di động xã hội thứ ba liên quan đến nguyên nhân của sự di động: sự di động diễn ra do những nỗ lực cá nhân hay do những biến đổi xã hội lớn hơn. Di động cấu trúc đề cập đến sự vận động trong hệ thống phân tầng xã hội do những biến đổi trong cấu trúc nghề nghiệp của một xã hội gây ra. Chẳng hạn, nếu nền kinh tế tăng trưởng 21
  22. thì sẽ có nhiều cơ hội nâng cao vị thế nghề nghiệp. Bởi lẽ việc mở rộng nền kinh tế sẽ tạo ra nhiều việc làm được trả công cao hơn, có vị thế cao hơn.va d) Cũng có thể coi di động cấu trúc là tác động ở mức độ vĩ mô. Thị trường lao động và cấu trúc nghề nghiệp có một tác động đáng kể lên cá nhân. Chẳng hạn, có một thị trường lao động cho các công việc tốt (thường là ở các công ty lớn) và một thị trường lao động cho các công việc không tốt lắm (thường là trong các công ty nhỏ, chẳng hạn phục vụ trong nhà hàng). Các công việc tốt cung cấp nhiều cơ hội để có thể tiến lên các bậc thang xã hội cao hơn (Brinkerhoff và đồng nghiệp 1997). e) Cho dù nền kinh tế có mở rộng hay không thay đổi thì một số người cũng sẽ di động xã hội lên hoặc xuống nhiều hơn người khác. Di động vị trí đề cập đến sự vận động trong hệ thống phân tầng do những nỗ lực hay cơ hội thuộc về cá nhân gây ra hơn là do những biến đổi trong cấu trúc nghề nghiệp. Các yếu tố cá nhân hay ở mức độ vi mô này có thể bao gồm đặc trưng học vấn, sự kỳ vọng, kỹ năng, v.v. Chẳng hạn, khát vọng thành đạt là nguyên nhân chính cho tính cơ động xã hội trong số người châu Á di cư ở Hoa Kỳ. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ em Mỹ gốc Việt có khả năng vào trường đại học 2 lần lớn hơn so với trẻ em Mỹ trung bình (Gardner, Robey, và Smith 1985). f) Các nghiên cứu chỉ ra rằng trong suốt thế kỷ 20, di động đi lên thường xảy ra hơn là di động đi xuống, và hầu hết sự di động đã diễn ra ngay trong tầng lớp xuất thân của cá nhân. Trái với truyền thuyết “từ cảnh khố rách trở nên giàu sang”, hầu hết sự di động diễn ra trong phạm vi hẹp, tức là không có sự chuyển dịch lớn về lên hoặc xuống so với thế 22
  23. hệ cha họ, trừ khi có một sự mở rộng kinh tế đặc biệt (Blau và Duncan 1967; Featherman và Hauser 1978). g) Những phát hiện này không áp dụng được hết cho mọi nhóm người. Phụ nữ thường không được các nghiên cứu quan tâm (Hout, 1988) vì phần lớn các nhà xã hội học giả định rằng phụ nữ nhận vị thế của chồng họ khi họ kết hôn. Nhiều nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng phụ nữ trải qua những vật cản lớn hơn để di động đi lên hơn nam giới và thường không thể vượt ra ngoài các vị trí được trả lương thấp như thư ký, đánh máy, và phục vụ (Jacobs 1989; Morrison và đồng nghiệp 1987). 2. Di động xã hội và “Vốn văn hóa” a) Mặc dù tính cơ động cá nhân bị ảnh hưởng của nhiều nhân tố, có một điều rất rõ ràng là hoàn cảnh gia đình có tác động rất mạnh đến cơ hội thành công của cá nhân. Hoàn cảnh gia đình bao gồm thu nhập của cha mẹ, học vấn, và nghề nghiệp. Sự kết hợp 3 yếu tố này có thể tạo ra “vốn văn hóa” cho con cái của các gia đình trung lưu và thượng lưu. Nó bao gồm kỹ năng đọc viết, cơ sở tri thức, và cách nghĩ giúp con người vươn lên phía trước trong xã hội (Bourdieu 1984; DiMaggio, 1987). b) Khái niệm vốn văn hóa giúp giải thích tại sao tại một số nước việc sinh ra từ tầng lớp thượng lưu là cách tốt nhất bảo đảm rằng cá nhân sẽ tiếp tục được ở lại tầng lớp đó. Câu tục ngữ đùa của người Mỹ rằng “chọn cha mẹ là cách tốt nhất mà bạn có thể làm để có được sự thành công về vật chất trong cuộc sống” là phần nào phản ánh thực tế trong cuộc sống: vốn văn hóa góp phần tích lũy các thuận lợi, ít nhất là từ 23
  24. góc độ phân tầng xã hội. Như một số nhà xã hội học phân tích, con cái có nghề nghiệp trong một giai cấp xã hội tương tự như của bố mẹ bởi vì giai cấp xã hội của gia đình và thu nhập quyết định kỳ vọng và cơ hội của con cái (Blau 1994, trích từ Brinkerhoff và đồng nghiệp 1997). c) Vốn văn hóa có thể thể hiện như: sự nhấn mạnh đến thành tựu về học vấn bằng việc tiếp cận dễ dàng với sách báo, cũng như những cuộc bàn luận gia đình giúp trẻ em phát triển kỹ năng đọc, viết mà về sau sẽ được coi là một dấu hiệu của sự thông thái tại trường đại học. Tiếp đó, việc theo học ở các trường chất lượng cao, nơi có nguồn lực cần thiết để chuẩn bị cho học sinh vào đại học. Kỳ vọng cao của cha mẹ cũng như nguồn lực là yếu tố rất quan trọng. Các mối quan hệ của gia đình cũng góp phần giúp cá nhân bắt đầu thuận lợi hơn trong công việc kinh doanh hay ngành nghề. d) Khái niệm vốn văn hóa phần nào giải thích được tại sao ở một số nước phát triển, chẳng hạn như Hoa Kỳ, những di động trong phạm vi hẹp là phổ biến hơn rất nhiều so với di động trong phạm vi rộng, tạo ra những bước ngoặt đáng kể trên bậc thang địa vị xã hội. Christopher Jencks và đồng nghiệp đã phát hiện ra rằng hoàn cảnh gia đình (được đo bởi nghề nghiệp, học vấn, và thu nhập của cha mẹ) là quan trọng hơn nhiều so với sự thông minh hay học vấn của bản thân khi giải thích sự thành đạt của một cá nhân khi trưởng thành (Jencks và đồng nghiệp 1979). e) Điều đó không có nghĩa là nỗ lực cá nhân không có ý nghĩa gì trong việc di động xã hội. Nhiều nhà lãnh đạo, nhà kinh doanh lớn vốn xuất thân từ gia đình nghèo. Với các chính sách xã hội bảo đảm một nền học vấn phổ thông phổ cập cho các vùng, tại Việt Nam trong những 24
  25. năm qua, đã có nhiều thế hệ trưởng thành vốn xuất thân từ các gia đình nghèo, học vấn thấp. 25
  26. Bài 2 ĐO LƯỜNG PHÂN TẦNG XÃ HỘI Thời lượng: 4 tiết I. Các loại phương pháp đo lường phân tầng xã hội a) Đo lường giai cấp xã hội một cách chính xác là rất khó khăn. Trước hết là do sự phức tạp của việc đo lường quyền lực, địa vị, tài sản, và lối sống. Chẳng hạn, những khác biệt lối sống là khá rõ ràng giữa những người thuộc giai cấp thượng lưu và công nhân, nhưng giữa các tầng lớp trung gian rất khó phân biệt. Đây là một số ví dụ về cái gọi là sự “không nhất quán về vị thế”, một mâu thuẫn tồn tại khi một cá nhân có thể được xếp cao hơn theo một tiêu chuẩn nhưng lại xếp thấp hơn theo tiêu chuẩn khác (James Semones 1990) b) Có 3 phương pháp cơ bản để nhận diện PTXH (James 1990). Một là phương pháp danh tiếng hay đánh giá. Với phương pháp này những người được phỏng vấn sẽ mô tả sự phân tầng xã hội của cộng đồng mình căn cứ vào nhận thức chủ quan của họ. Phương pháp này là một công cụ có giá trị để nghiên cứu về những sự khác biệt xã hội trong các nhóm nhỏ và cộng đồng nhỏ. Tuy nhiên nó khó sử dụng trong các mẫu lớn vì những người được hỏi không biết rõ nhau. Phương pháp thứ hai là tự xác định hay tự đánh giá (phương pháp chủ quan). Ngừoi trả lời tự xếp loại giai tầng của mình. Lợi thế của phương pháp này là có thể áp dụng cho một dân số lớn. 26
  27. Phương pháp khách quan là phương pháp nhà nghiên cứu dựa vào những chỉ báo khách quan để sắp xếp những cá nhân vào các tầng xã hội khác nhau. Sự phân chia này có thể dựa vào các chỉ báo về địa vị kinh tế, mức độ thu nhập hay mức sống, về trình độ học vấn hay về uy tín qua nghề nghiệp. Ví dụ, thông qua các chỉ báo về nhà ở, thu nhập, tiện nghi sinh hoạt, tiêu dùng, v.v. các nhà xã hội học tổng hợp lại và sắp xếp họ vào các tầng xã hội khác nhau. Mặc dù cách tiếp cận chủ quan và đánh giá có vai trò quan trọng trong nghiên cứu về phân tầng nhưng nhiều nhà xã hội học ưa thích phương pháp khách quan vì nó tạo ra tiêu chí chuẩn để đo lường một cách khách quan các bậc thang xã hội. Cách tiếp cận này cũng thích hợp với tổng thể lớn và khi đánh giá các đặc trưng phân tầng của các xã hội. Đây là phương pháp đơn giản, rẻ tiền, và tương đối chính xác. c) Các nhà xã hội học đưa ra những cách khác nhau để nhận diện về phân tầng xã hộ. Có thể dựa trên các chỉ báo về địa vị xã hội (vị trí trong một hệ thống thứ bậc xã hội mà các nhóm khác nhau muốn tương tác về mặt xã hội với cá nhân và các nhóm khác); các cơ may cuộc đời về mặt kinh tế (vị trí thị trường của cá nhân hoặc nhóm, mà nó bị tác động bởi quyền lực, kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của họ); vị trí về mặt tổ chức (vị trí trong một cơ cấu hành chính, dựa trên quyền lực và năng lực ra quyết định) và quyền sở hữu các nguồn dự trữ sinh lợi. Các mục dưới đây giới thiệu một số cách đo lường phân tầng xã hội theo phương pháp khách quan. II. Đo lường theo vị thế kinh tế-xã hội (SES) 27
  28. a) Phương pháp này xếp loại cá nhân theo thu nhập, học vấn, nghề nghiệp, hoặc một số kết hợp của những yếu tố này. Phương pháp này không tạo ra các nhóm giai cấp xã hội tự nhận thức nhưng dẫn đến việc xếp loại dân số từ cao xuống thấp theo tiêu chuẩn như năm học đã hoàn thành, thu nhập gia đình, hay nghề nghiệp. Đây là phương pháp khách quan để đo lường giai cấp xã hội. b) Nghề nghiệp là được xếp loại theo các thang uy tín đã được xây dựng trước trên cơ sở nghiên cứu một số lượng mẫu lớn của người Mỹ khi đòi hỏi họ xếp loại phần lớn các nghề nghiệp tiêu chuẩn từ cao nhất đến thấp nhất. Giáo dục, được quyết định bởi số năm và cấp học đạt được, được sử dụng vì nó phản ánh được sự khó khăn và độ dài của việc chuẩn bị cho một vị trí nhất định. Cuối cùng là thu nhập, được đo bằng số tiền kiếm được hàng năm (James Semones 1990). c) Nhiều học giả sử dụng riêng nghề nghiệp để làm chỉ báo đo lường địa vị kinh tế-xã hội. Hệ thống nghề nghiệp có vị trí nổi bật đối với hoạt động của xã hội và phân phối nguồn của cải, và coi nghề nghiệp như là biến số nguyên nhân của sự bất bình đẳng về kinh tế và xã hội trong xã hội công nghiệp (David Featherman và Robert Hauser 1995, Blau và Duncan 1967). Công cụ thường dùng để xếp loại nghề nghiệp là Thang uy tín nghề nghiệp. Thang này được xây dựng dựa trên kết quả nghiên cứu mẫu lớn, trong đó các nhà nghiên cứu đưa ra danh mục các nghề nghiệp và đề nghị người được hỏi đưa ra một đánh giá thể hiện đúng nhất ý kiến riêng của họ về vị trí của công việc: tuyệt vời, tốt, trung bình, dưới trung bình một chút, và kém. 28
  29. Uy tín nghề nghiệp dựa trên đánh giá chung mà toàn bộ người được hỏi dành cho nghề nghiệp đó. Có một số đặc điểm đáng lưu ý của thang đo “uy tín nghề nghiệp”. Thứ nhất là nó hầu như không thay đổi về xếp hạng trong danh mục nghề nghiệp cho dù việc xếp hạng căn cứ vào chỗ đứng xã hội, danh dự, hay trí tuệ. Hai là cho dù với bất kỳ nghiên cứu riêng lẻ nào tại các địa điểm khác nhau nhưng cùng thời gian đều không có sự biến đổi đáng kể nào trong sắp xếp thứ bậc theo các biến số giới tính, tuổi, vùng, giáo dục, và nghề nghiệp của người đánh giá. Ba là, ở Hoa Kỳ hầu như cấu trúc uy tín nghề nghiệp giữ không đổi kể từ 1925. Bốn là có sự ổn định của cấu trúc uy tín nghề nghiệp qua thời gian và theo không gian. Cuối cùng, khoảng 83% của sự biến đổi uy tín nghề nghiệp là do sự kết hợp tuyến tính của những đặc trưng giáo dục và thu nhập tổng hợp của các loại nghề nghiệp. Nói cách khác, uy tín có được từ vai trò nghề nghiệp phần lớn là hàm số của học vấn và thu nhập của những ngừoi đảm nhận vai trò đó (David Featherman và Robert Hauser 1995). Những đặc điểm trên cho thấy các thủ tục thang đo là đáng tin cậy khi phân loại thứ tự các nghề nghiệp (Brinkerhoff và đồng nghiệp 1997). d) Thang đo chỉ số (index) kinh tế-xã hội của Duncan (1961) và uy tín (prestige) của Siegel (1971) được sử dụng rộng rãi hơn cả. Các chỉ số này đã được xây dựng cho toàn bộ nghề nghiệp trong bảng danh mục của Cục tổng điều tra dân số Mỹ năm 1960. Công thức thực nghịêm xác định vị thế kinh tế-xã hội của một cá nhân là (Blau và Duncan 1967: trang 125) 29
  30. X1 = 0,59 X2 + 0,55 X3 – 6,0 X1: tỉ lệ của đánh giá tốt hay tuyệt vời đối với một nghề nghiệp trong một cuộc điều tra về uy tín nghề nghiệp X2: tỉ lệ người trong một nghề nghiệp năm 1949 với thu nhập có 3.500 hay cao hơn X3: tỉ lệ người trong một nghề nghiệp có 4 năm học ở trung học phổ thông hay trình độ cao hơn Đặc trưng của loại chỉ báo SES là lấy nghề nghiệp làm chỉ báo cơ bản, còn các chỉ báo khác dùng để bổ sung, làm rõ hơn việc xác định vị trí nghề nghiệp. Hạn chế của SES là không đánh giá đầy đủ sự khác biệt dựa trên sở hữu tài sản và vị trí trong quan hệ sản xuất. III. Đo lường căn cứ vào thu nhập và tài sản a) Việc đo lường căn cứ vào thu nhập có thể phản ánh chính xác về tầng lớp xã hội. Theo số liệu cuộc Điều tra mức sống dân cư Việt Nam 1997-1998, nếu ta chia dân cư thành 5 nhóm thu nhập, mỗi nhóm 20% số hộ, thì thu nhập trung bình của mỗi nhóm là: (Tổng cục thống kê 1999: trang ). Tuy nhiên, lưu ý là khó thu được thông tin chính xác về thu nhập. Vì vậy thường là người ta kết hợp nhiều chỉ báo khác nhau. b) Chỉ báo tài sản có thể đo sự giàu nghèo chính xác hơn so với thu nhập. Ví dụ, năm 1984 tại Mỹ có 20% gia đình của nhóm giàu nhất chiếm 42% tổng thu nhập, trong khi đó họ sở hữu 76% của cải (Caroline 1987). Việc sở hữu tài sản khác ngoài thu nhập là rất quan 30
  31. trọng vì nó tác động đến thu nhập, quyền lực, địa vị, hình ảnh về bản thân và lối sống của họ. IV. Đo lường theo vị trí trong quan hệ sản xuất a) Cách tiếp cận của Erik Ohlin Wright (1982, 1985) dựa vào cách phân tích của Mác, tập trung vào mức độ kiểm soát của con người đối với lao động của mình, lao động của người khác, và phương thức tạo ra tài sản trong xã hội. Tác giả này chia hệ thống phân tầng của xã hội công nghiệp ra làm 7 giai cấp. Thành viên của 4 nhóm đầu liên quan trực tiếp đến các mối quan hệ kinh tế tư bản chủ nghĩa quy mô lớn, tập trung quanh việc sản xuất ở nhà máy. Thành viên của 3 nhóm sau liên quan đến các hoạt động kinh tế khác mà không gắn trực tiếp với nền sản xuất quy mô lớn. b) Các nhóm giai cấp theo cách phân loại này là: giai cấp tư sản (sở hữu nhà máy, tập đoàn và những công cụ chủ yếu để tạo ra của cải trong xã hội. Họ mua sức lao động của người khác và có quyền kiểm soát lớn đối với người khác trong khi đưa ra những quyết định kinh tế chủ chốt.) Tiếp đó là những nhà quản lý; đốc công, giám sát; và công nhân. Đối với những nhóm không liên quan trực tiếp đến nền sản xuất quy mô lớn là tiểu tư sản; những chủ doanh nghiệp tư nhân nhỏ; và cuối cùng là những người làm công bán tự trị (semiautonomous) tức là những người bác sĩ, luật sư, kỹ sư. Họ không phải tự mình làm chủ mà làm việc cho các tổ chức lớn hơn (Appelbaum và Chamliss 1995). V. Đo lường dựa trên sự kết hợp quan niệm của Mác và Weber 31
  32. a) Bilton và một số nhà xã hội học Anh đã kết hợp quan điểm của Mác về sở hữu tư liệu sản xuất và của Vê be về cơ may đời sống dựa trên khả năng thị trường trong việc xây dựng mô hình PTXH ở xã hội tư bản hiện nay. b) Giai tầng trên cùng rất ít ỏi là giai tầng thượng lưu, chủ của các phương tiện sản xuất, rất lợi thế nhờ nhiều tài sản. Việc quy định giai tầng này là căn cứ vào quan điểm của Mác. c) Đối với các giai tầng còn lại được phân chia theo quan điểm của Weber. Giai tầng thứ hai là trung lưu, tuy không làm chủ TLSX lớn nhưng có nhiều cơ may trong đời sống nhờ khả năng tiếp cận thị trường với những kỹ năng không phải lao động chân tay. Giai tầng thứ 3 là giai tầng lao động, không có sở hữu tư liệu sản xuất, và cơ may đời sống bất lợi vì ít khả năng thị trường do chỉ có kỹ năng lao động chân tay. Ngoài ra còn tầng lớp nghèo ở dưới đáy, họ hết sức bất lợi trong cơ may đời sống do địa vị yếu kém trong thị trường lao động. VI. Một số cách đo lường khác a) Nhà xã hội học Nga Inkels dựa trên các chỉ báo về quyền lực (thông qua việc tham gia tổ chức đảng), sở hữu (đặc biệt dựa trên nghề nghiệp), học vấn, v.v. để đưa ra 9 tầng lớp xã hội: nhóm 1 gồm những người lãnh đạo đảng, chính phủ, các tướng lĩnh quân đội, các quan chức cao cấp; nhóm 2 gồm các trí thức cao nhất; nhóm 3 gồm “tầng lớp công nhân quý tộc” bao gồm những công nhân giỏi, đạt nhiều thành tích chuyên môn; nhóm 4 gồm các trí thức bậc trung, lãnh đạo các xí nghiệp cỡ vừa, cán bộ các trường cao cấp, v.v.; nhóm 5 gồm 32
  33. những lãnh đạo bậc thấp, cán bộ phòng bình thường, v.v.; nhóm 6 là các nông dân thành đạt; nhóm 7 là những công nhân có chuyên môn thấp và trung bình; nhóm 8 là nông dân “trung lưu” và công nhân có trình độ chuyên môn và học vấn tối thiểu, lao động chân tay với lương thấp; nhóm cuối cùng là những người trong trại cải tạo (Komarov 1992). b) Nhà xã hội học Trung Quốc Chu Hựu Hồng chia dân cư nông thôn Trung quốc làm 8 tầng lớp khác nhau căn cứ vào loại hình nghề nghiệp, hình thức sở hữu tư liệu sản xuất và hình thức kinh doanh của họ. Một là những người lao động nông nghiệp nhận thầu làm ruộng tập thể, lấy lao động nông nghiệp là chính, mang tính độc lập, đây là tầng lớp đông đảo nhất, lao động vất vả nhưng thu nhập thấp; hai là tầng lớp công nhân, nông dân lấy lao động phi nông nghiệp là chính trong các xí nghiệp tập thể ở nông thôn; ba là tầng lớp công nhân bán sức lao động cho các xí nghiệp tư doanh hoặc các hộ công thương cá thể, tính cơ động cao và thu nhập giữa họ chênh lệch khá cao nhưng cao hơn làm nông nghiệp; bốn là những người làm nghề lao động trí óc như giáo dục, y tế, khoa học kỹ thuật, nghệ thuật; năm là những hộ buôn bán cá thể và những người lao động cá thể, phần lớn họ là người có tay nghề cao ở nông thôn; sáu là những người kinh doanh làm chủ các xí nghiệp tư doanh có sở hữu TLSX lấy việc mua sức lao động làm cơ sở, tổ chức nền kinh tế có tính chất lỗ lãi; bảy là những người quản lý xí nghiệp tập thể bao gồm giám đốc, quản đốc, kế toán, người phụ trách phòng khoa học và nhân viên mua bán; tám là tầng lớp những người quản lý xã hội nông thôn, bao gồm đại diện hội nông dân, chi ủy chi bộ đảng và trưởng thôn (Chu Hựu Hồng 1997). 33
  34. Thực chất các cách phân chia trên cũng là dựa vào địa vị kinh tế-xã hội. Các tầng lớp được xác định trên cơ sở sắp xếp nghề nghiệp theo các vị trí cao thấp khác nhau thông qua các chỉ báo khác. Sự kết hợp 2 cách phân chia theo nghề nghiệp và theo sở hữu là cần thiết vì nếu chỉ theo nghề nghiệp thì không giải thích rõ được sự khác nhau về thu nhập hay của cải. Ngược lại, sự phân chia theo sở hữu không giải thích được tất cả những bất bình đẳng trong sự ban thưởng về công việc làm. 34
  35. Bài 3 PHÂN TẦNG XÃ HỘI Ở VIỆT NAM Thời lượng: 4 tiết I. Vai trò của nghiên cứu về phân tầng xã hội đối với việc hoạch định chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam Sự phân chia các thành viên trong xã hội thành các tầng lớp xã hội khác nhau căn cứ vào địa vị kinh tế, địa vị chính trị, và về địa vị xã hội có tác động đến nhiều lĩnh vực xã hội trong giai đoạn hiện nay. Trước hết, công cuộc Đổi mới thúc đẩy tính năng động xã hội của mỗi cá nhân, mỗi nhóm xã hội, khuyến khích họ vươn đến các thang bậc cao hơn trong hệ thống phân tầng xã hội. Nó cũng tạo ra một môi trường thích hợp để những người có đủ năng lực và phẩm chất cần thiết có thể phấn đấu để trở thành những thành viên của nhóm vượt trội, động lực cho sự phát triển của một ngành, một lĩnh vực hay một địa phương. Sự phân tầng xã hội phát triển có thể dẫn đến các hình thức liên kết xã hội mới, trong đó một tầng lớp trung lưu mới ở đô thị hay tầng lớp khá giả ở nông thôn có thể đóng vai trò của những nhân tố mới trong tiến trình phát triển sắp tới (Trịnh Duy Luân và Bùi Thế Cường 2001). Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý đến những tác động tiêu cực của PTXH đối với sự ổn định xã hội. Trước hết đó là sự phân hóa về các cơ hội kinh tế, tiếp đến là những khác biệt trong các lĩnh vực giáo dục, chăm sóc sức khỏe, nhà ở và các dịch vụ cơ bản khác. Sự phát triển lối sống tiêu dùng trong một bộ phận dân cư khá giả, đối lập sâu sắc với đại bộ phận nhân dân còn nghèo, đang cố gắng đáp ứng những nhu cầu tối thiểu nhất, có thể đẩy đến những 35
  36. hành động cực đoan của người nghèo. Hậu quả sẽ còn nặng nề hơn nếu những nhóm xã hội bị nằm ở cực dưới của tháp phân tầng rơi vào diện các gia đình được quan tâm về mặt chính sách. Niềm tin về công bằng xã hội, một khái niệm gần với sự bình đẳng tuyệt đối gắn với mô hình chủ nghĩa xã hội trước đây, cũng sẽ vì thế mà bị xói mòn, có thể dẫn đến những tác động tâm lý tiêu cực đối với nhân dân. Chính vì vậy, việc nghiên cứu và nhận thức một cách rõ ràng về phân tầng xã hội có ý nghĩa lớn lao không chỉ về mặt khoa học mà cả về mặt thực tiễn. Nó cho phép thấy rõ được sự tồn tại và quan hệ tương tác giữa các nhóm xã hội khác nhau. Nếu sự phân tầng xã hội là quá lớn, khoảng cách giữa các nhóm xã hội là quá chênh lệch, nó có thể dẫn đến tình trạng bất ổn định và xung đột xã hội. Ngược lại, cũng cần thấy được sự phân hóa về năng lực, về tầm nhìn, về cách thức giải quyết các vấn đề kinh tế và đời sống. Do đó phân tầng xã hội là tất yếu trong quá trình phát triển. Khi đó Đảng và Nhà nước mới đưa ra những chính sách phù hợp với từng nhóm xã hội, thúc đẩy động lực của sự phát triển. Ví dụ bảo trợ xã hội đối với các nhóm nghèo, huy động sự đóng góp của các nhóm giàu, hay có chính sách khuyến khích phát triển sản xuất của nhóm các doanh nhân, và phát huy tài năng của các nhà trí thức trong công cuộc Đổi mới đất nước. II. Tình hình nghiên cứu về phân tầng xã hội ở Việt Nam a) Nghiên cứu về phân tầng xã hội theo đúng nghĩa chặt chẽ của thuật ngữ này chỉ mới xuất hiện trong thời gian không lâu ở Việt Nam. Trước thời kỳ Đổi mới, do có quan niệm rằng việc phân tích xã hội chỉ cần sử dụng lý thuyết giai cấp của Mác là đủ nên trong sách báo 36
  37. khoa học xã hội thường không đề cập đến khái niệm về phân tầng xã hội. b) Trong những năm cuối thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20, thuật ngữ PTXH xuất hiện lần đầu trên một số sách báo xã hội học ở Việt Nam. Một số tác giả đã phân tích về phân tầng tại nông thôn Việt Nam. Chẳng hạn, tác giả Chu Hữu Quý (1990) đã nêu ra một số tiêu chuẩn về phân tầng dựa trên: nghề nghiệp, tính cách quản lý, mức sống. Tiếp đó những nghiên cứu về phân tầng xã hội xuất hiện ngày càng nhiều hơn, không chỉ bó hẹp trong phạm vi nông thôn mà cả phân tầng xã hội ở các khu vực thành thị. Các nghiên cứu về phân tầng xã hội ở Việt Nam không chỉ chú ý đến việc chỉ ra các giai tầng xã hội cụ thể ở Việt Nam và đặc trưng của nó (như sẽ nêu ở mục 3) mà còn chú ý đến những vấn đề phương pháp luận, về cách thức nhận diện PTXH. c) Về mặt đo lường PTXH, các nghiên cứu về PTXH ở nước ta cho đến tận thời gian gần đây vẫn chủ yếu xem xét và đánh giá PTXH từ các chỉ báo mức sống, thu nhập, chi tiêu, tài sản. Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng đã tiến dần từ chỗ dùng chỉ báo thu nhập bình quân đầu người/năm hoặc mức chi tiêu trung bình cho tiêu dùng đầu người/năm để phân tích sự phân tầng xã hội theo mức sống, đến việc tổng hợp cả 3 chỉ báo thu nhập, chi tiêu cho tiêu dùng, và tài sản tiêu dùng bình quân đầu người trong hộ gia đình để xây dựng một chỉ báo mới về phân tầng mức sống (Lưu Hồng Minh 2001). Cách tiếp cận này là một cố gắng tốt trong thực tiễn nhằm nhận diện chính xác hơn PTXH vì nó mô tả khá sát với thực tế về tương quan giữa các giai tầng thông qua xây dựng tháp phân tầng xã hội theo mức sống. Việc định lượng một cách tối đa biến số về phân tầng xã hội và những biến số độc lập tác 37
  38. động đến phân tầng xã hội có thể giúp đo lường ảnh hưởng của các biến số đó đến phân tầng xã hội. d) Về nguyên nhân của PTXH, các nghiên cứu cho thấy không phải cơ chế thị trường là nguyên nhân duy nhất dẫn tới sự PTXH ở nước ta. PTXH đã từng tồn tại cả trong thời kỳ trước Đổi mới, tuy rằng mức độ chưa sâu sắc như hiện nay. Qúa trình chuyển sang nền kinh tế thị trường chỉ tạo ra một môi trường kinh tế-xã hội quá độ đặc thù làm cho hiện tượng PTXH bộc lộ rõ trong thập niên đầu tiên của Đổi mới. Chẳng hạn, đó là do môi trường pháp lý chưa hoàn thiện, là sự phát triển không đều trong thị trường do những khác biệt về lợi thế so sánh, hay những vị thế đặc biệt (độc quyền) của một số ngành, v.v. (Trịnh Duy Luân và Bùi Thế Cường 2001) Ngoài ra những yếu tố mang tính chất cá nhân, chẳng hạn học vấn, nghề nghiệp, tuổi tác, v.v. (Đỗ Thiên Kính 2001, Lưu Hồng Minh 2001) ảnh hưởng đến việc sắp xếp mỗi cá nhân vào từng vị trí xã hội cũng đã được chỉ ra. e) Liên quan đến nguyên nhân của PTXH có thể đề cập đến PTXH hợp thức và không hợp thức (Nguyễn Đình Tấn 1998). Theo tác giả Nguyễn Đình Tấn, PTXH hợp thức có nghĩa là sự “PTXH dựa trên sự khác biệt một cách tự nhiên về năng lực (thể chất, trí tuệ, điều kiện, cơ may cũng như sự phân công lao động xã hội.” (trang 105) Trong khi đó, PTXH không hợp thức có nghĩa là “phân tầng không dựa trên sự khác biệt tự nhiên giữa các cá nhân, cũng không chủ yếu được tạo ra do sự khác nhau về tài, đức, và sự cống hiến một cách thực tế của mỗi người cho xã hội mà lại dựa vào những hành vi tham nhũng, lường gạt, trộm cắp, buôn bán phi pháp để trở nên giàu có, v.v.” (trang 107). Như vậy, cần phải thừa nhận và tạo mọi điều kiện cần thiết cho sự khẳng định của PTXH hợp thức, đồng thời phải phủ nhận PTXH 38
  39. không hợp thức, đấu tranh loại bỏ nó ra khỏi đời sống xã hội. Việc đưa ra khái niệm PTXH hợp thức và không hợp thức là một cố gắng để nhận diện PTXH rõ nét hơn, tuy nhiên việc phân loại PTXH “hợp thức” và “không hợp thức” trong thực tế còn gặp khó khăn. f) Trong xem xét PTXH, các yếu tố quyền lực và uy tín chưa được lưu ý ở Việt Nam, mặc dù các nhà nghiên cứu đều thừa nhận vai trò quan trọng của các yếu tố này. Đặc biệt là mối quan hệ giữa địa vị kinh tế, quyền lực chính trị, và uy tín xã hội trong việc xác lập vị thế cá nhân hầu như chưa được quan tâm.Yếu tố học vấn và nghề nghiệp, những yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với sự xác lập địa vị kinh tế-xã hội ở các nước phát triển, có vị trí như thế nào trong việc hình thành các giai tầng xã hội ở Việt Nam, cũng chỉ mới được đề cập trong thời gian gần đây (Đỗ Thiên Kính 2002). g) Ngoài ra, mối liên hệ giữa PTXH theo mức sống và các khía cạnh văn hóa xã hội khác chưa được quan tâm đúng mức. Từ góc độ xã hội học, sự PTXH theo mức sống có thể tạo nên sự khu biệt về văn hóa và xã hội. Đặc biệt cần lý giải xem sự phân tầng xã hội đã kích thích hình thành một tầng lớp vượt trội ở nông thôn như thế nào? Và tầng lớp vượt trội đó có vai trò như thế nào trong tiến trình phát triển sắp tới ở nước ta? h) Tính cơ động xã hội cũng còn ít được nghiên cứu ở Việt Nam. Một số nghiên cứu về vấn đề này chủ yếu tập trung vào tính cơ động xã hội của giai cấp công nhân, cả về cơ động theo chiều ngang và theo chiều dọc (Nguyễn Hữu Minh 1989; Tôn Thiện Chiếu 2001). Tuy nhiên, còn thiếu những phân tích chỉ ra vai trò tương đối của các yếu tố cấu trúc và các yếu tố cá nhân tạo nên sự di động của cá nhân, đặc biệt giữa hoàn cảnh gia đình cũng như năng lực cá nhân. 39
  40. III. Phân tầng xã hội Việt Nam hiện nay 1. Phân tầng xã hội Việt Nam từ khi Đổi mới đến nay Cơ cấu xã hội giai cấp biến đổi, ngày càng đa dạng hơn. Giai cấp công nhân chiếm tỉ trọng khoảng 14% tổng số lao động xã hội. Tuy nhiên số lượng công nhân quốc doanh có xu hướng giảm đi, trong khi công nhân ngoài quốc doanh có xu hướng tăng lên. Mối quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động cũng thay đổi so với trước đây. Nhiều xung đột trong quan hệ lao động nảy sinh không chỉ trong các xí nghiệp nước ngoài và liên doanh mà cả ở các xí nghiệp nhà nước. Giai cấp nông dân chiếm khoảng 70% lực lượng lao động xã hội. Giai cấp nông dân tập thể hầu như không còn. Phần lớn trong số họ đã trở thành các hộ cá thể hoặc tiểu chủ. Tại nhiều nơi đã xuất hiện nhóm chủ trang trại tích tụ khá nhiều ruộng đất và thuê mướn nhiều nhân công. Sự phân hóa giàu nghèo trong nội bộ giai cấp nông dân đang dần thể hiện rõ nét. Tính bình quân trong cơ cấu xã hội trước đây nay giảm dần. Tầng lớp trí thức trong những năm gần đây có biến đổi nhưng sự biến đổi đó không đều. Số trí thức hoạt động trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, giáo dục, y tế, văn hóa, nghệ thuật có tăng nhưng không nhiều. Trong khi đó số trí thức hoạt động trong các lĩnh vực quản lý xã hội và quản lý kinh doanh tăng lên nhanh chóng. 40
  41. Trong thời kỳ này cũng đã xuất hiện nhóm chủ doanh nghiệp. Tuy nhiên số lượng chủ doanh nghiệp vừa và lớn còn tương đối ít, phân bố phân tán, hầu như không có sự phối hợp trong hoạt động kinh tế và chính trị-xã hội, nên họ chưa hình thành một tầng lớp xã hội thực sự. Sự phân tầng xã hội đã từng tồn tại ngay từ trước khi Đổi mới, tuy nhiên chưa rõ nét. Qúa trình chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã tạo điều kiện thuận lợi để quá trình phân tầng xã hội diễn ra một cách sâu sắc hơn. 2. Một số đặc điểm chính của phân tầng xã hội theo mức sống ở Việt Nam hiện nay là: Chênh lệch giàu nghèo ngày càng gia tăng. Chênh lệch về thu nhập giữa nhóm 20% giàu nhất và 20% nghèo nhất năm 1993- 1995 là 6,9 lần, năm 1996 là 7,3 lần, còn năm 1998 là 11,26 lần. Sự khác biệt khu vực kinh tế, chính trị, và hành chính. Mức sống cao thường gắn với những ngành nghề làm việc trong khu vực nhà nước (bao gồm kinh tế, hành chính, sự nghiệp, chính trị-xã hội), với khu vực chính quy (doanh nghiệp có đăng ký), với khu vực đầu tư nước ngoài. Sự khác biệt đô thị-nông thôn. Sự chênh lệch mức sống giữa đô thị và nông thôn là lớn hơn rất nhiều so với sự chênh lệch này trong nội bộ mỗi khu vực. Chênh lệch giữa thành thị và nông thôn đóng góp phần chủ yếu (khoảng 96%) vào mức độ phân tầng mức sống nói chung trên quy mô toàn quốc. Nếu lấy các 41
  42. đô thị làm tâm và theo chiều từ đô thị về nông thôn, về tiếp các vùng sâu, vùng xa thì sự phân hóa ở đô thị diễn ra mạnh nhất, càng lan tỏa ra các vùng nông thôn xung quanh thì sự phân hóa càng yếu dần, và hầu như phẳng lặng ở miền núi. Sự khác biệt theo vùng. Theo chiều không gian từ Nam ra Bắc, từ đồng bằng lên miền núi thì sự phân hóa ở các tỉnh phía Nam rõ hơn ngoài Bắc, đồng bằng rõ hơn miền núi. Nơi nào kinh tế thị trường phát triển thì mức độ phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo càng diễn ra mạnh mẽ hơn. Khác biệt nhân khẩu và giáo dục. Sự khác biệt mức sống hiện nay giữa các hộ gia đình liên quan đến số nhân khẩu và liên quan đến tỉ suất phụ thuộc (tỉ lệ người ngoài độ tuổi lao động so với người trong độ tuổi lao động). Tỉ lệ phụ thuộc của 20% hộ nghèo nhất cao gấp đôi tỉ lệ này của 20% hộ giàu nhất. Học vấn càng cao thì càng có nhiều khả năng thuộc vào nhóm có mức sống cao. Phúc lợi xã hội chưa đóng được vai trò là công cụ mà nhà nước có thể sử dụng để giảm bớt sự gia tăng phân tầng xã hội. Trợ cấp phúc lợi xã hội còn chiếm một tỉ trọng rất thấp trong tổng thu nhập của dân cư. Trong việc phân phối lại phúc lợi xã hội chi cho xóa đói giảm nghèo chiếm tỉ trọng rất thấp. Phân phối phúc lợi xã hội nhìn chung chưa theo nguyên tắc nhiều phúc lợi xã hội hơn cho nhóm có mức sống thấp hơn.(Lê Hữu Tầng 2000, Trịnh Duy Luân và Bùi Thế Cường 2001) Hiện trạng PTXH ở Việt Nam phản ánh rõ nét đặc điểm của thời kỳ đầu chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Mức 42
  43. chênh lệch giữa các tầng lớp chưa lớn, tốc độ tăng chênh lệch chưa cao, xã hội đang mang tính “trung lưu” khá rõ rệt (theo nghĩa phân cực hai đầu chưa cao). Tuy nhiên, những khác biệt này đang ngày càng gia tăng theo cái mà các nhà xã hội học gọi là “nguyên lý ưu thế tích hợp”. Tức là, những người đã ở một vị trí có ưu thế sẽ có nhiều khả năng hơn những người khác để vượt lên trên bậc thang PTXH (Lê Hữu Tầng 2000). 3. Đánh giá tác động của PTXH ở Việt Nam Liên quan đến việc đánh giá tác động của PTXH ở Việt Nam hiện có 2 loại ý kiến khác nhau Loại ý kiến thứ nhất cho rằng PTXH là hiện tượng xã hội không bình thường, trái với quy luật phát triển kinh tế-xã hội và đang có xu hướng chệch khỏi định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự phân hóa giàu nghèo có thể dẫn đến phân hóa giai cấp và làm xuất hiện trở lại quan hệ bóc lột giữa người với người. Điều đó có nghĩa là toàn bộ thành quả của hai cuộc kháng chiến trước đây cũng như mục tiêu chiến lược của xã hội nước ta sẽ bị biến dạng. Sự lo lắng như trên không phải không có cơ sở. Loại ý kiến thứ hai cho rằng PTXH là tất yếu trong nền kinh tế thị trường. Hơn thế nữa nó có tác dụng kích thích mạnh mẽ sự chuyển đổi kinh tế, làm tăng thêm tính tích cực lao động, cũng như tính năng động nghề nghiệp. Nó coi trọng tài năng, lợi ích cá nhân cũng như cơ may thị trường nhưng không hòa tan cá nhân, cào bằng những sự khác biệt cá nhân. Như vậy nó tạo ra động lực để thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Loại ý kiến này tuy nhiên không giải thích được hiện tượng có một số người ở bậc thang phân tầng 43
  44. cao nhưng không phải dựa trên tài năng cá nhân hay sự năng động mà là do tham nhũng, làm ăn phi pháp (Nguyễn Đình Tấn 1998). Trong khi chúng ta thừa nhận tính tất yếu của PTXH trong nền kinh tế thị trường và những tác động tích cực của nó trong sự nghiệp Đổi Mới hiện nay, cũng cần đánh giá đúng mức những hệ quả xã hội tiêu cực của nó. Đặc biệt là trong bối cảnh của một đất nước vừa trải qua hai cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc liền kề nhau, với một số lượng đông đảo các gia đình chính sách thiếu những tiền đề cần thiết để có thể cạnh tranh lành mạnh trong nền kinh tế thị trường. Đồng thời cũng phải lưu ý đến bối cảnh của một xã hội mới bắt đầu tham gia vào nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, còn thiếu những kinh nghiệm và kiến thức cần thiết để quản lý xã hội theo hiến pháp và pháp luật, còn để tồn tại những kẽ hở cho một số nhóm người làm giàu bất chính, không trên cơ sở cạnh tranh lành mạnh. IV. Vai trò của chính sách xã hội trong việc thu hẹp sự phân tầng xã hội ở Việt Nam Kể từ Đại hội lần thứ 6 của Đảng, vấn đề chính sách xã hội đã được tách ra khỏi cụm từ chung chính sách kinh tế-xã hội. Chính sách xã hội là một bộ phận của chiến lược vĩ mô của nhà nước, nó nhằm bổ sung những thiếu hụt mà chính sách kinh tế đôi khi không bao quát hết, hoặc thậm chí ở một vài khía cạnh nào đó có thể dẫn đến hậu quả tiêu cực về mặt xã hội, làm triệt tiêu động lực của sự phát triển. Mục tiêu của chính sách xã hội là phát huy nhân tố con người. Chính sách xã hội phù hợp là cơ sở để đảm bảo được sự ổn định xã hội, tạo điều kiện cho sự tăng trưởng kinh tế. Chính trên ý 44
  45. nghĩa đó mà chính sách xã hội có ý nghĩa rất lớn đối với việc thu hẹp khoảng cách phân tầng xã hội ở nước ta hiện nay. Thực chất của chính sách xã hội là nhằm tạo ra công bằng xã hội. Trước hết cần có sự phân biệt giữa công bằng xã hội và chủ nghĩa bình quân. Công bằng xã hội nói tới sự ngang bằng nhau giữa người với người về một phương diện hoàn toàn xác định: về phương diện quan hệ giữa nghĩa vụ và quyền lợi, giữa cống hiến và hưởng thụ. Trong trường hợp chủ nghĩa xã hội, theo Mác, sự công bằng đó được thể hiện theo nguyên tắc phân phối theo lao động: Mỗi người sản xuất sẽ được nhận trở lại từ xã hội một số lượng vật phẩm tiêu dùng trị giá ngang với số lượng lao động mà anh ta đã cung cấp cho xã hội (sau khi đã khấu trừ số lao động của anh ta cho các quỹ xã hội)1. Như vậy công bằng xã hội hoàn toàn khác với sự “cào bằng” theo chủ nghĩa bình quân, tức là sự ngang bằng nhau hoàn toàn giữa người với người về mọi phương diện. Trước đây đã có lúc có sự nhầm lẫn giữa công bằng xã hội với chủ nghĩa bình quân chia đều sự nghèo khổ. Chính vì vậy mà một số chính sách kinh tế-xã hội đã làm thui chột và triệt tiêu động lực của sự phát triển. Trong sự nghiệp Đổi mới hiện nay, quan niệm công bằng xã hội cần được hiểu một cách phù hợp. Cụ thể là nếu như trước đây công bằng xã hội chỉ thể hiện trong nguyên tắc phân phối theo lao động thì ngày nay nó cần được thể hiện trong nguyên tắc phân phối theo cống hiến. Cống hiến ngang nhau (về lao động, vốn, và các đóng góp khác cho xã hội nói chung chứ không phải chỉ cho sản xuất) thì hưởng thụ ngang nhau (Lê Hữu Tầng 2000) Với cách hiểu này thì trong thời gian qua, chính là công bằng xã hội đang được thiết lập lại. Chính điều đó đã trở thành động lực đặc biệt quan 1 C. Mác, Ph. Ăngghen. Tuyển tập gồm 6 tập, tập IV. NXB Sự thật, Hà Nội, 1983, trang 474-479. 45
  46. trọng của sự tăng trưởng kinh tế đáng kể trong hơn thập kỷ qua. Theo nghĩa đó phải có những chính sách xã hội nhằm thúc đẩy những nhóm xã hội đang đi đầu trong sản xuất và kinh doanh. Đây là những nhóm xã hội tiên tiến cần được tạo mọi điều kiện để họ có thể phát huy hết khả năng vật chất và tinh thần vào sự nghiệp phát triển. Tuy nhiên, quá trình này đã và sẽ tạo ra ở một mức độ nhất định sự phân hóa giàu nghèo. Đó là một hệ quả không mong muốn nhưng tất yếu trong quá trình phát triển hiện nay. Điều đó không có nghĩa là chúng ta chỉ mặc nhiên thừa nhận và duy trì sự bất bình đẳng xã hội. Ngược lại cần thiết phải có những chính sách thích hợp để hạn chế và tiến tới xóa bỏ nó. Một số giải pháp có thể là: tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả các tầng lớp nhân dân trong sản xuất, kinh doanh, cũng như trong các lĩnh vực khác của đời sống xã hội; một mặt cần khuyến khích mọi người làm giàu hợp pháp, đồng thời mở rộng và đẩy mạnh cuộc vận động xóa đói giảm nghèo, trong đó cần tập trung xóa đói ở nông thôn, giảm nghèo ở cả nông thôn và đô thị; tăng thêm phần phân phối qua phúc lợi xã hội trong hệ thống tái phân phối xã hội. Điều chỉnh cơ cấu của phân phối phúc lợi xã hội sao cho những nhóm có mức sống thấp hơn được nhận nhiều hơn phúc lợi xã hội. Để làm được điều này, trong phân phối phúc lợi xã hội cần tăng tỉ trọng của các khoản chi cho xóa đói giảm nghèo, chi cho các nhóm xã hội dễ bị tổn thương (người già cô đơn, người khuyết tật, các hộ gia đình quá nghèo do ốm đau, thiên tai,v.v.), và chi dịch vụ xã hội cơ bản; hoàn thiện môi trường pháp lý và thể chế, làm trong sạch bộ máy nhà nước nhằm ngăn ngừa sự lạm dụng quyền lực, chính trị, và hành chính, sự câu kết quyền lực để mưu lợi cá nhân. Mở rộng phạm vi và năng lực cạnh tranh của các ngành, các đơn vị sản xuất, kinh doanh để hạn chế độc quyền. (Lê Hữu Tầng 2000) 46
  47. Những giải pháp đó sẽ góp phần tạo lập cơ sở xã hội và thể chế để thực hiện đồng thời tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. 47
  48. Bài 4 ĐO LƯỜNG NGHÈO KHỔ VÀ TIÊU CHÍ NHẬN DIỆN NGHÈO KHỔ Ở VIỆT NAM Thời lượng: 5 tiết Mục đích: Cung cấp cho học viên những khái niệm cơ bản nhất về nghèo khổ Cung cấp các kiến thức cơ bản về vấn đề đo lường nghèo khổ trên thế giới và những chỉ báo về nghèo khổ. Cung cấp các tiêu chí xây dựng chuẩn nghèo ở Việt Nam và tính đa dạng của nghèo khổ ở Việt Nam. I. Khái niệm nghèo khổ Nghèo khổ là một khái niệm phức tạp và được thảo luận không chỉ dưới góc độ thu nhập mà còn dưới góc độ an ninh và rủi ro, bản sắc và hội nhập, và văn hoá. Có một số yếu tố cơ bản liên quan đến việc đo lường sự nghèo khổ là tài sản, mối quan hệ, và mức độ và địa lý. 1. Tài sản Thu nhập là một yếu tố rất quan trọng và những nguồn lực tạo nên thu nhập được gọi là "tài sản" mà người nghèo đang sở hữu và sử dụng để thực hiện chiến lược sống của mình. Tài sản có thể tăng hay giảm, nhưng chúng thường có tính ổn định hơn là bản thân thu nhập và là một yếu tố quyết định quan trọng hơn đến phúc lợi và cơ hội cho sự cơ động xã hội.2 Tài sản có thể chia ra thành các loại khác nhau như: tài sản thiên nhiên, xã hội, con người, vật thể và tài chính. 2 Các góc độ khác của nghèo đói trong đó có góc độ xã hội cũng có vai trò quan trọng. Ví dụ, Chỉ số Nghèo (Human Poverty Index) do UNDP đưa ra tính tỷ lệ phần trăm của những người sẽ chết trước tuổi 40, phần trăm những người mù chữ, phần trăm những người không được tiếp cận hệ thống sức khoẻ và nước sạch tốt, và phần trăm của trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi. Xem UNDP (1977) 48
  49. 1. Tài sản thiên nhiên bao gồm nguồn tài nguyên có ích cho cuộc sống con người như rừng, nước, đất đai, cá và khoáng sản. Những nguồn tài nguyên này hợp thành môi trường. 2. Tài sản xã hội chỉ mối quan hệ tin cậy, có đi có lại hỗ trợ cho hoạt động tập thể; mối quan hệ thành viên trong nhóm chính thức và phi chính thức; và các mạng lưới giúp mọi người làm việc cùng nhau và tiếp cận được các thể chế và dịch vụ. Luật chính thức (có tính luật pháp hay tôn giáo) và không chính thức (luật tục và luật mang tính địa phương) cũng là những dạng tài sản xã hội. 3. Tài sản con người là một khái niệm chỉ kỹ năng, kiến thức, niềm tin, quan điểm, khả năng làm việc và sức khoẻ cho phép con người theo đuổi chiến lược sống của mình. 4. Tài sản vật thể chỉ những cơ sở vật chất cơ bản và những công cụ sản xuất cần thiết cho việc đảm bảo cuộc sống như đường giao thông, hệ thống cấp nước, hệ thống vệ sinh, nhà ở, năng lượng và dịch vụ. 5. Tài sản tài chính chỉ những nguồn lực tài chính mà người nghèo có bao gồm những khoản tiền (ví dụ tiền tiết kiệm, khoản vay) hay những nguồn tiền thường xuyên (ví dụ lao động làm thuê, chuyển khoản, trợ cấp, v.v). 2. Mối quan hệ Thứ hai, có thể nhìn nhận nghèo đói như một "tập hợp các mối quan hệ". Điều này có nghĩa là nghèo đói không chỉ biểu hiện tình trạng sống mà còn là một tập hợp các mối quan hệ giữa người nghèo và người không nghèo. Người nghèo cạnh tranh với nhau và cạnh tranh với người không nghèo để giành quyền kiểm soát các tài sản. Tương tự, nói đến quyền sở hữu là ít nói đến sự kiểm soát của con người đối với các nguồn lực mà nói nhiều hơn về mối quan hệ giữa con 49
  50. người với nhau trong việc kiểm soát nguồn lực. Nghèo đói cũng như vậy. Nó biểu hiện mối quan hệ giữa người nghèo và người không nghèo đối với tài sản. Những mối quan hệ này không thể không gắn với những vấn đề quyền trong ngắn hạn và dài hạn liên quan đến sự tiếp cận và kiểm soát đối với nguồn lực. Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc phân bổ nguồn lực cũng như trong việc phân bổ và bảo vệ các quyền. Do vậy, chính sách nhà nước có vai trò quan trọng trong xoá đói giảm nghèo độc lập với sự đầu tư của nhà nước trong việc cải thiện cơ sở tài sản mà người nghèo phụ thuộc vào. Sự phân bổ lại các nguồn lực - thông thường có ý nghĩa đối với việc cải thiện các lựa chọn sống của người nghèo - có thể là một quá trình mang lại các lợi ích trái ngược nhau (zero-sum) và cũng có thể mang lại lợi ích cho tất cả các bên (win-win). Quan niệm về nghèo đói như là một tập hợp các mối quan hệ là đặc biệt quan trọng khi thấy rằng bất cứ một tài sản nào cũng do những nhóm người khác nhau quản lý, trong đó một số là người nghèo, một số khác không nghèo. Do đó, chỉ tập trung vào người nghèo mà không gắn họ với những nhóm người khác sẽ không chỉ bỏ qua những vấn đề công bằng và bình đẳng mà còn là sự thiếu thận trọng về chính trị và không có hiệu quả về mặt thực tế. 3. Mức độ và địa lý "Người nghèo" không phải là một nhóm đống nhất. "Người nghèo" ở bất cứ một địa điểm nào có thể được coi như một nhóm nằm dưới một chuẩn mực tối thiểu nào đó, do vậy có thể tập trung họ thành một nhóm đối với các chính sách mục tiêu. Ở khu vực nông thôn những người nghèo là những người có rất ít tài sản, bị đặt ra ngoài lề và thường xuyên phải sống lần hồi qua ngày. Họ có thể không có các nguồn lực ngoài việc bóc lột quá sức môi trường xung quanh họ, thậm chí nếu điều này làm giảm giá trị lâu dài của mội trường đối 50
  51. với nhu cầu của họ. Đối với những người quá nghèo, cải thiện sự tiếp cận các tài sản tài chính thông qua các chương trình như tín dụng nhỏ và quỹ tiết kiệm có thể là một giải pháp thích hợp. Có thể có những mức độ nghèo đói rất khác nhau trong khuôn khổ hộ gia đình. Phụ nữ và trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái thường là những người thiệt thòi nhất trên phương diện tiếp cận đến các tài sản sản xuất. Họ thường bị tác động nhiều nhất bởi sự ô nhiễm không khí và nước và sự tiếp cận hạn chế đến giáo dục. Họ cũng thường bị yêu cầu phải thực hiện những nhiệm vụ khó khăn nhất trong việc quản lý nguồn lực môi trường. Đặc biệt, trẻ em bị tác động nhiều hơn từ những hoá chất môi trường nhiều hơn bất kỳ một nhóm xã hôị nào khác. Nghèo đói không chỉ là vấn đề cạnh tranh giữa các nhóm để có được nguồn lực mà nó còn là vấn đề cạnh tranh bên trong hộ gia đình về nguồn lực này. 4. Quan niệm về nghèo đói Quan niệm về nghèo đói của từng quốc gia hay từng vùng, từng nhóm dân cư nhìn chung không có khác biệt đáng kể. Tiêu chí chung nhất để xác định nghèo đói vẫn là mức thu nhập hay chi tiêu để thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người: ăn, mặc, ở, y tế, giáo dục, văn hóa, đi lại và giao tiếp xã hội. Sự khác nhau chung nhất là thỏa mãn ở mức cao hay thấp mà thôi. Tại hội nghị về chống nghèo đói do Uỷ ban kinh tế-xã hội khu vực châu á-Thái Bình Dương (E SCAP) tổ chức tại Bangkok, Thái lan vào tháng 9 năm 1993, đã nêu ra định nghĩa "nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế-xã hội, phong tục tập quán của từng vùng và những phong tục ấy được xã hội thừa nhận." 51
  52. (trang 80: trích báo cáo tổng thuật hội nghị về giảm nghèo đói khu vực châu á-Thái Bình Dương do E SCAP tổ chức tại Bangkok-MOLI SA). Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tổ chức tại Copenhagen, Đan Mạch năm 1995 đã đưa ra một định nghĩa cụ thể hơn "Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn 1 đô la mỹ mỗi ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ để mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại." (Báo cáo tổng thuật hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội 1995-MOLISA. Trích lại từ Nguyễn Hải Hữu trang 80). Cũng có những những định nghĩa khác mang tính kinh điển hơn, triết lý hơn. Ông Abapia Sen, gnười được giải thưởng Nobel về kinh tế năm 1998, cho rằng "nghèo đói là sự thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng." (Vũ Tuấn Anh. Tiêu chí xác định người nghèo, 1999. Trích lại Nguyễn Hải Hữu, trang 80). Quan niệm của người nghèo về sự nghèo khổ thường đơn giản hơn. Chẳng hạn, một người dân nói: "nghèo đói là gì ư? là hôm nay con tôi ăn khoai, ngày mai không biết con tôi ăn gì? Bạn nhìn nhà ở của tôi thì biết, trong nhà nhìn thấy mặt trời, khi mưa thì trong nhà cũng như ngoài sân." (Nguyễn Hải Hữu 2000. Quan niệm về nghèo đói của người dân. Trích lại trong Nguyễn Hải Hữu trang 80-81). Quan niệm về nghèo đói nêu trên phản ánh 3 khía cạnh của người nghèo: không được thụ hưởng những nhu cầu bơ bản ở mức tối thiểu dành cho con người; có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư; thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng. II. Đo lường nghèo khổ trên thế giới 52
  53. Ngoài những vấn đề nêu trên, người ta thường cho rằng những khía cạnh khác của nghèo khổ còn quan trọng hơn nghèo khổ về thu nhập, đặc biệt là tình trạng thiếu thốn y tế, giáo dục và quyền dân chủ. Việc đo lường tất cả các khía cạnh này là rất khó khăn, đặc biệt là khi chúng ta cố gắng kết hợp chúng trong một thước đo duy nhất, chẳng hạn như Chỉ số Phát triển Con người. Vì nhiều mục đích, chúng ta cần theo dõi các thay đổi trong thời kỳ vài năm, và điều này thường rất khó khăn đối với các thước đo dựa trên những yếu tố không phải thu nhập. Ví dụ, tỷ lệ đi học trung bình của một nhóm dân số thay đổi quá chậm chạp nên khó có thể xem đây là một chỉ tiêu cần theo dõi trong thời gian ngắn. Tuy vậy, không phụ thuộc vào những khó khăn trong đo lường, các khía cạnh phi thu nhập của nghèo khổ có vai trò quan trọng như một lời cảnh báo rằng không nên quá chú trọng tới nghèo khổ về thu nhập mà bỏ qua các thước đo nghèo khổ khác. Cần chú ý là các khía cạnh khác của nghèo khổ chính là “các thước đo khác”. Các thước đo này không tương quan hoàn toàn với nghèo khổ thu nhập hay nghèo khổ tiêu dùng. Tương tự như việc chúng ta không thể gộp các thước đo y tế và thu nhập vào chung với thước đo thu nhập, chúng ta không nên cố gắng đo lường mức nghèo về thu nhập bằng cách sử dụng giáo dục hay y tế như là các biến đại diện. Các khó khăn trong việc đo lường mức nghèo về thu nhập là một luận điểm không thuyết phục để giải thích cho sự tập trung vào các khía cạnh khác của phúc lợi. Các số liệu về nghèo khổ của thế giới được tính trong hai giai đoạn. Trong giai đoạn thứ nhất hay giai đoạn quốc tế, một ngưỡng nghèo thế giới được xác định và được sử dụng để đưa ra các ngưỡng nghèo có thể so sánh được cho mỗi nước. Trong giai đoạn thứ hai hay giai đoạn trong nước, các ngưỡng nghèo của từng nước được sử dụng để tính số lượng người nghèo 53
  54. trong mỗi nước, và các số liệu người nghèo của từng nước được cộng lại với nhau. Việc xem xét tách biệt hai giai đoạn này là có ích. Có các bằng chứng cho thấy trong cả hai giai đoạn này đều có những vấn đề khó khăn đặt ra. Ở cấp độ quốc tế, các tỷ giá trao đổi dựa trên cân bằng sức mua (PPP) được sử dụng để chuyển đổi ngưỡng nghèo 1 đôla mỗi ngày sang đơn vị tiền tệ của các nước có thể không phù hợp trong lý thuyết. Trên thực tế, việc thường xuyên điều chỉnh (theo các năm cơ sở khác nhau với các giá tương đối khác nhau) đã ảnh hưởng lớn tới các ước lượng về nghèo khổ, làm cho những số liệu này trở nên thay đổi theo những cách thức có rất ít liên quan hoặc không hề liên quan với những thay đổi về tình trạng nghèo khổ trên thực tế. Ở mỗi nước và ở giai đoạn trong nước, số liệu nghèo khổ của Ngân hàng thế giới căn cứ vào các cuộc điều tra hộ gia đình. Việc kết hợp các số liệu được ghi chép theo đơn vị này thành một cơ sở thống kê chắc chắn là một trong những thành tựu lớn của Ngân hàng Thế giới trong 20 năm qua. Dù vậy, ở nhiều nước các số liệu điều tra và các tài khoản quốc gia có những sai lệch lớn và ngày càng tăng. Các thước đo nghèo khổ căn cứ vào số liệu điều tra và thước đo tăng trưởng lại được xác định từ các tài khoản quốc gia, và những thước đo này đo lường những thứ khác nhau. Do vậy, sẽ không có một nền tảng thực nghiệm nhất quán để có thể từ đó rút ra những kết luận về mức độ giảm nghèo khổ mà tăng trưởng mang lại. Tăng trưởng kinh tế đo được, nhiều nhất cũng chỉ có mối liên hệ yếu với mức độ nghèo khổ đo được. Mối liên hệ này không có nhiều giá trị hơn phát hiện rằng tăng trưởng ở Trung Quốc đã không làm giảm nghèo khổ ở Ấn Độ. Rõ ràng đây là những thứ hoàn toàn khác nhau. 1. Các vấn đề quốc tế trong đo lường số người nghèo 54
  55. Cân bằng sức mua và ngưỡng nghèo cơ sở Khái niệm nghèo khổ thế giới hiện nay là số lượng những người sống trong các hộ gia đình có mức tiêu dùng hàng ngày trên đầu người thấp hơn số tiền quy đổi theo phương pháp PPP là 1 đôla mỗi ngày tính theo đôla cố định bằng phương pháp PPP năm 1985. Trong lần điều chỉnh gần đây nhất, ngưỡng này được cập nhật thành 1,08 đôla tính theo đôla cố định bằng phương pháp PPP năm 1983, nhưng để cho tiện, người ta vẫn gọi là ngưỡng nghèo 1 đôla mỗi ngày (Chen và Ravallion 2000). Có nhiều ưu điểm của phương pháp này. Phương pháp này đơn giản, dễ nhớ và có thể áp dụng như nhau ở tất cả các nước. Nó được tính theo giá trị loại tiền tệ quen thuộc đối với những người tương đối giàu có- những người là đối tượng sử dụng chủ yếu các thước đo này. Chỉ tiêu 1 đôla mỗi ngày ban đầu được lựa chọn sử dụng để đại diện cho ngưỡng nghèo ở các nước thu nhập thấp: Chỉ tiêu 1,08 đôla mới hơn đại diện cho ngưỡng nghèo hiện tại và do vậy được sử dụng trong thực tế. Chỉ tiêu 1,08 đôla một ngày được quy đổi theo giá trị tiền tệ các nước năm 1993 bằng bảng PPP nội bộ của Ngân hàng Thế giới, và sau đó được điều chỉnh cho năm cần nghiên cứu theo chỉ số giảm phát tiêu dùng của các nước. Ngưỡng nghèo kết quả sau đó được sử dụng để tính số lượng người ở các nước nghèo (về mặt kỹ thuật là giai đoạn 2 trong phương pháp tính của Ngân hàng Thế giới) sử dụng dữ liệu từ các cuộc điều tra hộ gia đình. Trong những trường hợp có thể, người ta sẽ sử dụng số liệu thô; và khi không thể thì các giá trị ước lượng được nội suy căn cứ vào các bảng kết quả đã được xuất bản từ các cuộc điều tra này. Các số liệu PPP có được từ các số liệu thu thập ở 110 nước năm 1993 trong Dự án So sánh quốc tế. Các số liệu PPP sớm hơn căn cứ vào các Bảng Penn Thế giới, bảng này chỉ bao gồm 60 nước. Theo Chen và Ravallion 55
  56. (2000), lần sửa đổi từ các PPP trước đây sang PPP mới trong lần điều chỉnh số liệu nghèo khổ gần đây nhất đã dẫn đến những thay đổi lớn trong số liệu nghèo khổ thậm chí ở cùng một nước, vào cùng một năm và với số liệu điều tra giống nhau. Một số ví dụ nổi bật như ở châu Phi Cận Sahara, tại đây tỷ lệ nghèo khổ năm 1993 (tức là cũng năm này) đã tăng lên từ 39,1 phần trăm lên 49,7 phần trăm; ở châu Mỹ Latinh, tỷ lệ nghèo khổ giảm từ 23,5 xuống 15,3 phần trăm và tại Trung Đông và Bắc Phi, tỷ lệ này giảm từ 4,1 xuống 1,9 phần trăm. Những biến động lớn này làm người ta không nhận ra được những thay đổi thực sự và có lẽ không thể đưa ra một ý kiến gì về sự thay đổi trong tình trạng nghèo khổ trên thế giới một khi những nền tảng lý thuyết lại thay đổi đến vậy. Chú ý là Chen và Ravallion (2000) đã tính toán lại các số liệu trước đây bằng thước đo PPP mới, cho nên vấn đề không phải là chúng ta đang so sánh tình trạng nghèo khổ hiện tại sử dụng một hệ số quy đổi PPP với tình trạng nghèo khổ trong quá khứ sử dụng một hệ số quy đổi khác. Vấn đề thực chất là ở chỗ, nếu như việc điều chỉnh này có thể gây ra những ảnh hưởng lớn như vậy thì khó có thể tin tưởng nhiều vào bất kỳ các ước lượng nghèo khổ nào, cả số liệu về quy mô hay về tỷ lệ thay đổi, ngay cả những ước lượng căn cứ vào các tỷ giá trao đổi PPP mới nhất và tốt nhất. Đối với những nước có ngưỡng nghèo nằm gần khoảng giữa trong phân phối tiêu dùng hay thu nhập, các tỷ lệ nghèo khổ có thể đặc biệt nhạy cảm với những thay đổi trong ngưỡng nghèo, kể cả những thay đổi do sai lầm PPP (và các sai lầm khác) gây ra. Ngân hàng thế giới (1997) cho biết Thái Lan chỉ có 0,1 phần trăm dân số sống với ít hơn 1 đôla mỗi ngày tính theo PPP. Thành tích hầu như triệt tiêu được nghèo khổ đã được Nhà Kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới khi đó là Joseph Stiglitz nêu lên trong tờ Thời báo New York như là một trong những kết quả của sự thần kỳ kinh tế 56
  57. châu Á (Stiglitz 1997), nhưng có lẽ thực ra đây chủ yếu là kết quả của sự chuyển đổi PPP không phù hợp. Câu chuyện này cho thấy là ít ra cũng cần phải kiểm tra lại các ngưỡng nghèo PPP để đảm bảo tính hợp lý tại những nước sử dụng các ngưỡng nghèo này. Tất nhiên, nếu như các ngưỡng này hết sức bất hợp lý thì chúng ta sẽ cần có một số phương pháp khác. Trên thực tế, PPP định giá một rổ hàng hoá đại diện ở một nước và so sánh với chi phí sản xuất rổ này ở nước đó với chi phí sản xuất cũng rổ hàng hoá ấy tính theo đôla Mỹ. Nhưng cần lưu ý là câu trả lời phụ thuộc vào cấu trúc của giá cả tương đối vào thời điểm so sánh và vì vậy, khi người ta tiến hành điều chỉnh lại PPP theo năm gốc mới thì tỷ giá trao đổi mới không chỉ đơn thuần là một thước đo mới cho một khái niệm cũ mà còn là thư ớc đo mới cho một khái niệm mới. Giá cả trên thế giới của các hàng hoá sơ chế cực kỳ biến động và với một số nước, các mặt hàng sơ chế chiếm tỷ lệ lớn trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Do vậy, tỷ giá trao đổi PPP cho Nigiêria (chẳng hạn) so với Mỹ sẽ thay đổi theo giá cả thế giới của dầu lửa vào năm gốc này. Đó có lẽ là lý do tại sao các tỷ lệ nghèo khổ ở châu Phi và châu Mỹ Latinh lại nhạy cảm đến vậy với những điều chỉnh năm gốc của PPP. Sau khi có được các ngưỡng nghèo khổ PPP có giá trị và được điều chỉnh khi cần thiết ở mỗi nước, bước quan trọng tiếp theo là cần giữ các ngưỡng này cố định (tính theo giá thực) và không tiếp tục thay đổi các ngưỡng này khi các tỷ giá trao đổi PPP được điều chỉnh để đáp lại các thay đổi về năm gốc và những mức giá tương đối kèm theo. Lợi ích của đề xuất này là khi đó, các tỷ lệ nghèo khổ ở châu Phi và châu Mỹ Latinh sẽ không bị thay đổi nhiều do những biến động giá cả của các mặt hàng sơ chế trong năm gốc tính PPP và có thể tính toán được một cách nhất quán các tỷ lệ 57
  58. nghèo khổ trên thế giới căn cứ theo một mốc đã xác định. Đề xuất ở đây là thay đổi một cách có hiệu quả định nghĩa về các tỷ giá trao đổi PPP, theo đó việc phải thay đổi cơ sở của PPP là một điều đáng xấu hổ chứ không phải là một ưu điểm. Khả năng so sánh quốc tế mà không có Cân bằng sức mua (PPP) Có một số giải pháp thay thế cho ngưỡng nghèo PPP 1 đôla một ngày, mặc dù không có giải pháp nào là không có vấn đề. Có một truyền thống trong việc xác lập ngưỡng nghèo trên cơ sở cái mà Ravallion (1998) gọi là “các yêu cầu dinh dưỡng để có sức khoẻ tốt.” Ngưỡng nghèo được xác định dựa vào mức độ thu nhập (hay tổng tiêu dùng) mà tại đó, các tiêu chuẩn dinh dưỡng trung bình được đáp ứng. Cần chú ý là, do tiêu chuẩn được xác lập căn cứ vào thu nhập hay tổng tiêu dùng nên nó không phải là số tiền cần thiết chỉ để mua các tiêu chuẩn dinh dưỡng. Nó chính số tiền chi tiêu để mua các tiêu chuẩn dinh dưỡng và các hàng hoá khác bởi một hộ gia đình trung bình đáp ứng vừa đủ các tiêu chuẩn dinh dưỡng này. Một tập hợp các ngưỡng nghèo so sánh được trên bình diện quốc tế có thể được xác lập như vậy căn cứ vào một tiêu chuẩn calo chung, chẳng hạn 2000 calo mỗi người mỗi ngày. Một cuộc điều tra chi tiêu hộ gia đình quốc gia cho mỗi nước sẽ là cơ sở để tính toán mức độ chi tiêu trung bình trên đầu người của các hộ gia đình có thể đáp ứng tiêu chuẩn này. Một lần nữa, phương pháp này không hoàn toàn giống như vậy trên thực tế và có những điều kiện quan trọng để có thể áp dụng. Thứ nhất, cũng giống như khuyến nghị đối với phương pháp PPP có điều chỉnh, phương pháp này được sử dụng một lần và chỉ một lần. Ngưỡng nghèo kết quả cho mỗi nước sau đó sẽ được duy trì cố định theo thời gian. Điều này có vẻ như mâu thuẫn: nếu phương pháp calo là đúng đắn thì nó cần được áp dụng một 58
  59. cách nhất quán ở những thời gian và khoảng cách khác nhau. Nhưng đây không phải là một phương pháp “vững chắc về mặt khoa học” trong việc xác lập ngưỡng nghèo. Thay vào đó, nó là một công cụ nhằm tạo ra một ngưỡng nghèo được chấp nhận trong xã hội và có thể được duy trì cố định theo thời gian. Cơ sở dựa trên lương thực cho phép ngưỡng nghèo này được chấp nhận nhưng như kinh nghiệm từ Ấn Độ và Mỹ cho thấy, không cần thiết phải điều chỉnh ngưỡng này, ngoại trừ trong thời gian rất dài. Thứ hai, điều quan trọng là không đặt ra các ngưỡng nghèo dinh dưỡng riêng biệt cho các vùng hay các lĩnh vực khác nhau trong cùng một nước. Ở cùng một mức độ tổng chi tiêu trên đầu người của hộ gia đình, những người sống ở thành phố chi tiêu ít hơn cho thực phẩm, mua những hàng hoá có hàm lượn g calo đắt đỏ hơn, và tiêu dùng ít hàng hoá này hơn. Do vậy, việc áp dụng phương pháp cho các vùng thành thị và nông thôn sử dụng cùng một chỉ tiêu calo sẽ dẫn đến ngưỡng nghèo ở thành thị cao hơn ở nông thôn. Giữa các vùng với mức thu nhập khác nhau, Quy luật Engel cũng tạo ra những ảnh hưởng tương tự, do đó ngưỡng nghèo có thể phần nào thay đổi một cách tỷ lệ với thu nhập trung bình, tạo ra những ngưỡng nghèo tương đối chứ không phải tuyệt đối (Ravallion và Bidani 1994; Ravallion và Sen 1996). Mặc dù các ngưỡng nghèo tương đối có thể có nhiều ý nghĩa trong các bối cảnh khác, chúng không phù hợp cho việc tính toán số lượng người nghèo trên thế giới do việc tính toán này căn cứ vào một tiêu chuẩn tuyệt đối rõ ràng. Ngân hàng thế giới đã đưa ra kiến nghị chuẩn nghèo cho các quốc gia vào những năm cuối của thập kỷ trước như sau: Các cá nhận bị coi là nghèo đói khi mà có thu nhập: Đối với các nước nghèo: dưới 0,5 đô la Mỹ/ngày. 59
  60. Đối với các nước đang phát triển: 1 đô la Mỹ/ngày. Đối với các nước thuộc châu Mỹ Latinh và Caribe: 2 đô la Mỹ/ngày. Các nước Đông Âu: 4 đô la Mỹ/ngày. Các nước công nghiệp phát triển: 14,4 đô la Mỹ/ngày. Tuy vậy các quốc gia đều tự đưa ra chuẩn riêng của mình, thông thường thấp hơn chuẩn của Ngân hàng thế giới. Ví dụ, tại thời điểm NHTG đưa ra kiến nghị thì chuẩn nghèo của Mỹ được xác định cho một hộ gia đình chuẩn 4 người gồm bố, mẹ và hai con là 12,47 đô la Mỹ/ngày (17.960 đô la/năm). Tuy nhiên, một số nghiên cứu ở Mỹ cho thấy mức chi tiêu này không thoả mãn những nhu cầu cơ bản ở Mỹ-gồm 4 thành viên trung bình là 33.511 đô la/năm. Cũng theo phương pháp này, Trung Quốc đưa ra chuẩn nghèo là 860 nhân dân tệ (từ trước năm 2000) tính theo sức mua của đồng tiền (PPP- Purchasing parity power), tương đương 0,7 đô la/ngày/người. 2. Phương pháp tính các chỉ số nghèo khổ và bất bình đẳng a) Phương pháp tính chỉ số khoảng cách nghèo khổ PG=1/N (∑(P-Yi)/P) PG=0 nếu P<Yi N là tổng số người trong mẫu điều tra P là đường nghèo khổ Yi là chi tiêu của người nghèo khổ thứ i. Chỉ số này cho chúng ta biết được phần trăm thiếu hụt chi tiêu (hoặc thu nhập nếu đường nghèo khổ được tính theo thu nhập) so với đường nghèo 60
  61. khổ của người nghèo được bình quân hóa bởi dân số. Chỉ số này cho biết cuộc sống nói chung của những người nghèo còn thấp hơn so với đường nghèo khổ là bao nhiêu. b) Phương pháp tính chỉ số bình phương khoảng cách nghèo khổ PG2= 1/N (Σ (P-Yi)2/P2) PG2 =0 nếu như P<Yi N là tổng số người trong mẫu điều tra P là đường nghèo khổ Yi là chi tiêu của người nghèo khổ thứ i Chỉ số này phản ánh mức độ đồng đều của phân bổ chi tiêu (hoặc thu nhập) giữa những người nghèo. Chỉ số này có giá trị càng cao thì phản ánh sự bất bình đẳng trong phân bổ chi tiêu (hoặc thu nhập) giữa những người nghèo càng cao, tức là lúc đó sẽ có những người nghèo có chi tiêu (hoặc thu nhập) rất gần với đường nghèo khổ trong khi đó những người khác lại có chi tiêu hoặc thu nhập thấp xa so với đường nghèo khổ. c) Phương pháp tính hệ số GINI GINI= 1- ∑ (Fi - F i-1) (Yi + Yi-1) N là số thứ tự của các thành viên trong mẫu từ người có chi tiêu thấp nhất đến người có chi tiêu cao nhất. Fi là phần trăm dân số cộng dồn đến nhóm thứ i. Yi là phần trăm chi tiêu cộng dồn đến nhóm thứ i. Hệ số này phản ánh mức độ bất bình đẳng về phân bổ chi tiêu (hoặc thu nhập) của dân số. Hệ số này có giá trị từ 0 đến 1. Với giá trị bằng 0 biểu thị 61
  62. sự bình đẳng tuyệt đối và với giá trị bằng 1 thì biểu thị sự bất bình đẳng tuyệt đối. 3. Nhận diện nghèo khổ ở Việt Nam a) Chuẩn nghèo ở Việt Nam Phương pháp chung để xác định nghèo đói là dựa vào nhu cầu chi tiêu để bảo đảm các nhu cầu cơ bản của con người. Trước hết người ta tính mức chi tiêu cho nhu cầu lương thực thực phẩm, gọi là đường nghèo lương thực thực phẩm (thông thường người ta tính rổ hàng hóa với một số mặt hàng nhất định), để bình quân hàng ngày một người có được 2100kgcalo, thông thường chi cho lương thực, thực phẩm chiếm 60-65% tổng chi tiêu, tiếp đến người ta tính mức chi tiêu cho các nhu cầu phi lương thực, thực phẩm chiếm khoảng 35-40% tổng chi tiêu. Tổng chi tiêu cho lương thực, thực phẩm và phi lương thực, thực phẩm được gọi là đường nghèo hay chuẩn nghèo (đó là đường nghèo chung). Để tiện cho việc tính toán, đánh giá, người ta chuyển từ mức chi tiêu sang mức thu nhập. Những người có mức thu nhập thấp hơn chuẩn nghèo được xếp vào nhóm người nghèo, còn những ai có thu nhập thấp hơn mức chi tiêu cho lương thực, thực phẩm (đường nghèo lương thực, thực phẩm) thì được xếp vào nghèo về lương thực thực phẩm. Một điều đáng lưu ý là khi xác định người nghèo phải gắn chặt với tính thu nhập bình quân của hộ gia đình. Tuy vậy, tỉ lệ hộ nghèo không đồng nghĩa với tỉ lệ người nghèo. Thông thường, trong một quốc gia thì tỉ lệ người nghèo bao giờ cũng cao hơn tỉ lệ hộ nghèo. Vì quy mô hộ gia đình của nhóm nghèo cao hơn nhóm không nghèo. Chuẩn nghèo là một khái niệm động, nó biến đổi theo không gian và thời gian. Về không gian nó biến đổi theo trình độ phát triển kinh tế-xã hội 62
  63. của từng vùng, chẳng hạn, đô thị, nông thôn đồng bằng và nông thôn miền núi. Về thời gian, nó biến đổi theo trình độ phát triển kinh tế-xã hội của từng giai đoạn lịch sử. Căn cứ vào mức sống thực tế của các địa phương, Bộ Lao động-Thương binh đã nhiều lần công bố chuẩn nghèo tính theo thu nhập bình quân đầu người cho các giai đoạn cụ thể khác nhau. Cụ thể, những người có thu nhập dưới mức quy định sau được xếp vào nhóm hộ nghèo. a) Chuẩn nghèo giai đoạn 1993-1995: Hộ đói: bình quân thu nhập dưới 13 kg lương thực/người/tháng đối với thành thị, dưới 8kg đối với khu vực nông thôn. Hộ nghèo: bình quân thu nhập dưới 20 kg với khu vực thành thị và dưới 15 kg đối với khu vực nông thôn. b) Chuẩn nghèo giai đoạn 1995-1997: Hộ đói: mức thu nhập bình quân dứói 13 kg chính cho mọi vùng. Hộ nghèo: dưói 15 kg cho vùng nông thôn miền núi, hải đảo; dưới 20 kg đối với vùng nông thôn đồng bằng, trung du; dưới 25 kg đối với vùng thành thị. c) Chuẩn nghèo giai đoạn 1997-2000 (công văn số 1751/LĐTBXH) Hộ đói: thu nhập bình quân dưới 13 kg, tương đương 45.000 đồng (giá năm 1997, tính cho mọi vùng). Hộ nghèo: dưới 15 kg (tương đương 55.000đ) đối với nông thôn miền núi, hải đảo; dưới 20 kg (tương đương 70.000đ) đối với 63
  64. nông thôn ồng đ bằng, trung du; dưới 25 kg (tương đương 90.000đ) đối với thành thị. d) Chuẩn nghèo giai đoạn 2001-2005 (quyết định số 1143/2000 /QĐ- LĐTBXH) Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: 80.000đ Vùng nông thôn đồng bằng: 100.000đ Vùng thành thì: 150.000đ e) Chuẩn nghèo giai đoạn 2006-2010: công bố ngày 02/7/2005. Thực hiện từ 01-01-2006 Khu vực nông thôn: 200.000đ Khu vực thành thị; 260.000đ Bảng: Chuẩn nghèo Việt Nam qua các giai đoạn (quy theo giá trị) (đvtính: 1000đ) Giai đoạn 1993-95 1995-97 1998-2000 2001-05 2006-10 Miền núi, 45 45 55 80 200 hải đảo Nông thôn 45 60 70 100 Thành thị 60 75 90 150 260 Nguồn: Văn kiện chương trình xóa đói giảm nghèo 2001-2005 + tư liệu về chuẩn nghèo 2006-2010 64
  65. Việc điều chỉnh chuẩn nghèo căn cứ chủ yếu vào các yếu tố sau: (1) Mức tăng thu nhập thực tế của dân cư, đặc biệt là nhóm hộ nghèo trong thời kỳ điều chỉnh; (2) Tốc độ lạm phát cùng kỳ. Chuẩn nghèo 2001-2005 so với giai đoạn trước đó tăng 1,5 lần, còn về phương pháp tiếp cận và xác định vẫn dựa trên cơ sở thu nhập của hộ. Trong chuẩn nghèo mới không có tiêu chí hộ đói vì tỉ lệ hộ đói không còn đáng kể. Sở dĩ có lựa chọn phương án tăng lên 1,5 lần là vì trong 5 năm 1996- 2000 mức sống dân cư Việt Nam tăng lên khoảng 1,47 lần và GDP giai đoạn 1991-2000 tăng 1,97 ần. l Theo chuẩn trên, đầu năm 2001 Việt Nam có khoảng 2,8 triệu hộ nghèo, chiếm tỉ lệ 17,2%. Tuy nhiên, theo nhận xét của một số chuyên gia quốc tế thì chuẩn về hộ nghèo của nước ta thấp hơn so với tình hình thực tế, chỉ ngang bằng một số nước trong khu vực, thấp hơn TQ, Thái lan So với chuẩn nghèo của NHTG tại Hà Nội và Tổng cục thống kê tính cho Việt Nam vào năm 2002 là 164.000đ (đường nghèo c ao) thì chuẩn nghèo của VN chỉ băng 2/3 (đường nghèo tượng trưng của quốc gia khoảng 108.000đ). Tỉ lệ người nghèo theo chuẩn của NHTG khoảng 28,9% vào năm 2002. Chính phủ lựa chọn chuẩn nghèo thấp trong giai đoạn này là nhằm tập trung nguồn lực cho đối tượng nghèo nhất nhằm giải quyết nhu cầu ăn và mặc; còn về y tế, giáo dục nhà nước có thể áp dụng chính sách trợ gíup. Hạn chế của chuẩn nghèo thấp là chưa phản ánh đúng thực trạng nghèo ở VN, nhiều người vượt qua ngưỡng nghèo mà cuộc sống vẫn khó khăn; vì vậy theo xu hướng hội nhập khu vực, từ năm 2006 chính phủ đã áp dụng chuẩn nghèo mới. Chuẩn nghèo này tính trên cơ sở bảo đảm 2100 kcal mỗi ngày và có tính đến nhu cầu phi lương thực, thực phẩm (mặc, y tế, giáo dục, nhà ở, 65
  66. văn hóa, đi ại,l giao tiếp xã hội). Ước tính nhu cầu phi lương thực, thực phẩm chiếm khoảng 40% tổng giá trị chi tiêu. Theo chuẩn nghèo mới, cả nước có khoảng 3,9 triệu hộ nghèo, chiếm 22% số hộ toàn quốc. Tỷ lệ hộ nghèo cao nhất là vùng Tây bắc (42%) và Tây nguyên (38%), thấp nhất là vùng Đông Nam bộ (9%). (Nguyễn Thị Hằng, phát biểu tại Hội thảo "Xóa đói giảm nghèo theo hướng phát triển bền vững ở nước ta hiện nay", Hà Nội, 5/4/2006) Có hai cách hiểu về nghèo khổ: Cách hiểu theo tiêu chuẩn thống kê thuần túy (thu nhập bình quân, calorie, v.v.) và cách hiểu theo tiêu chuẩn xã hội. Đối với Việt Nam, trong thời kỳ trước năm 1997 việc xác định hộ gia đình nghèo được dựa vào chuẩn đói nghèo quốc tế do Tổng cục Thống kê và Ngân hàng thế giới xác định. Đường đói nghèo ở mức thấp gọi là đường đói nghèo về lương thực thực phẩm. Đường đói nghèo về lương thực thực phẩm được xác định dựa trên tiêu chuẩn mà hầu hết các nước đang phát triển cũng như các tổ chức quốc tế hiện nay sử dụng, là tiêu chuẩn về nhu cầu 2.100 Kcal bình quân 1 người/ngày. Những người có chi tiêu dưới mức chi phí cần thiết để đạt được lượng calo này gọi là nghèo về lương thực, thực phẩm. Chi phí cần thiết này được xác định bằng cách tính lượng calo tiêu dùng bình quân 1 người/ngày của 5 nhóm chi tiêu. Trong 5 nhóm chi tiêu, lượng calo tiêu dùng bình quân 1 ưngời/ngày của nhóm chi tiêu 3 là xấp xỉ 2100Kcalo. Tiếp theo ta tính khối lượng các mặt hàng lương thực, thực phẩm tiêu dùng bình quân đầu 1 người/ngày tương ứng với 2100Kcal. Khối lượng các mặt hàng mới tính được này chính là rổ hàng hóa lương thực thực phẩm. Chi phí cần thiết năm 1993 để mua rổ hàng hóa này là 749,7 nghìn đồng và đây chính là đường nghèo khổ về lương thực, thực phẩm. 66
  67. Đường đói nghèo thứ hai ở mức cao hơn gọi là đường đói nghèo chung (bao gồm cả mặt hàng lương th ực, thực phẩm và phi lương thực, thực phẩm). Chi phí cho các mặt hàng phi lương thực, thực phẩm cộng với đường nghèo khổ về lương thực, thực phẩm ta sẽ có đường nghèo khổ chung. Năm 1993 đường đói nghèo chung có mức chi tiêu là 1,16 triệu đồng/năm/người (cao hơn đường đói nghèo lương thực, thực phẩm là 55%). Năm 1998 là 1,79 triệu đồng/năm/người (cao hơn đường đói nghèo lương thực, thực phẩm là 39%). (Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2002: trang 30). Từ năm 1997 ở Việt Nam sử dụng phương pháp xác định chuẩn đói nghèo của Chương trình xóa đói giảm nghèo quốc gia. Theo chuẩn này thì hộ gia đình đô thị nghèo là hộ có thu nhập dưới 25 kg gạo/người/tháng (tương đương 90 ngàn đồng/tháng). Năm 2001, căn cứ vào thành tích của công cuộc giảm nghèo và tốc độ tăng trưởng kinh tế và mức sống, chuẩn nghèo của Chương trình xóa đói giảm nghèo quốc gia được xác định lại, theo đó ộ h gia đình đô thị nghèo là hộ có thu nhập 150 nghìn đồng/người/tháng. (Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2002: trang 18- 20). Một số địa phương đã căn cứ vào tiêu chuẩn chung của quốc gia để xây dựng chuẩn nghèo của mình. Ví dụ, ngoài những quy định của Bộ Lao động và Thương binh xã hội, thành phố Hồ Chí Minh xây dựng chuẩn nghèo riêng dựa trên 2 tiêu chí: mức thu nhập bình quân đầu người; khả năng tiếp cận, hưởng thụ các dịch vụ xã hội. Ngoài ra, căn cứ vào tình hình thực tế của từng thời kỳ có sự thay đổi phù hợp. Chẳng hạn, từ năm 1992 đến nay thành phố Hồ Chí Minh đã có 5 lần điều chỉnh chuẩn nghèo. Gần đây nhất, chuẩn nghèo đến năm 2002 là gần gấp đôi chuẩn nghèo quốc gia. Theo chuẩn này thì các quận nội thành có mức thu nhập 250.000đ/người/tháng và các huyện 67
  68. ngoại thành và các quận mới có mức thu nhập 200.000đ/người/tháng thì thuộc vào hộ nghèo (Ngô Văn Lệ và Nguyễn Minh Hòa chủ biên 2002: trang 34). Trong giai đọan 2 của Chương trình xóa đói giảm nghèo (2004-2010) thành phố Hồ Chí Minh cũng đã điều chỉnh chuẩn nghèo của các quận nội thành từ 250.000đ lên 500.000đ. ( ở Hà Nội, theo Quyết định số 6673/QĐ-UB ra ngày 28/9/2005, những hộ gia đình thành thị có thu nhập bình quân từ 350.000đ trở xuống là nghèo, hộ gia đình nông thôn thì từ 270.000đ trở xuống là nghèo. Hộ thành thị có thu nhập từ 350.000đ-500.000đ thì là cận nghèo. ( ngay 05/10/2005) Với những cách tính toán nêu trên có thể thấy tỉ lệ nghèo ở Việt Nam đã giảm nhanh chóng từ năm 1993 đến nay. Tỉ lệ nghèo về lương thực thực phẩm đă giảm từ 24,9% năm 1993 xuống còn 15,0% năm 1998. Tỉ lệ nghèo chung năm 1993 là 58,1% giảm xúông còn 37,4% năm 1998. Tuy tỉ lệ nghèo chung ở Việt Nam vãn còn cao, nhưng tỉ lệ nghèo giảm trong vòng 5 năm qua là một thành tích rất lớn vì trong những năm gần đây hầu như chưa có nước nào đạt được kết quả giảm tỉ lệ nghèo nhanh chóng trong vòng một thời gian ngắn như vậy. Nguyên nhân chính của việc giảm tỉ lệ nghèo ở Việt Nam nhanh là do sự tăng trưởng kinh tế cao và ổn định ở thập niên 90. Ngoài ra do 90% người nghèo sống ở nông thôn và hầu hết là nông dân. Trong khi đó chỉ số giá tiêu dùng các mặt hàng lương thực, thực phẩm từ tháng 1 năm 1993 đến tháng 1 năm 1998 đã tăng 72% và các mặt hàng phi lương thực, thực phẩm chỉ tăng 22,5%. Sự biến động chỉ số giá hàng tiêu dùng theo hướng này dã mang lại 68
  69. lợi ích lớn cho nông dân khi ma trong thập niên này sản lượng nông nghiệp hàng năm tăng trưởng cao và bền vững. (Tổng cục Thống kê 2000: 263) Tỉ lệ nghèo giảm rất nhanh ở cả 2 khu vực thành thị và nông thôn. Tỉ lệ nghèo đều giảm ở các vùng những không đều. Ba vùng nghèo nhất là Bắc Trung bộ, Vùng Núi và trung du Bắc bộ và Tây nguyên. Trong 3 vùng này, vùng Bắc Trung bộ có tỉ lệ nghèo chung giảm nhiều nhất. Gỉam tỉ lệ nghèo ấn tượng nhất là Vùng Đông Nam bộ, tỉ lệ nghèo chung giảm từ 32,7% năm 1993 xuống còn 7,6% năm 1998. Trong khi đó, Đồng bằng sông Cửu long lại giảm chậm nhất, từ 47,1% xuống còn 36,92%. Một thành công nữa của công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam là mức sống của những người nghèo khổ được nâng lên khá cao. Chỉ số khoảng cách nghèo qua 5 năm đã giảm gần một nửa. Tuy nhiên lưu ý là chỉ số này vẫn còn ở mức cao, đặc biệt là ở nông thôn. So sánh giữa các vùng có thể thấy người nghèo ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu long có cuộc sống tốt hơn nhiếuo với các vùng còn lại. Cuộc sống của người nghèo ở Tây Nguyên là tồi tệ nhất. Bất bình đẳng về cuộc sống đã tăng lên nhưng không nhiều qua 5 năm 1993- 1998. Vùng có sự bất bình đẳng cao nhất là vùng Đông Nam bộ, tuy nhiên ở vùng này mức độ bất bình đẳng lại giảm qua 5 năm. b) Tính đa dạng của nghèo đói ở Việt Nam Cách đánh giá nghèo khổ dựa vào các tiêu chuẩn định lượng nêu trên là rất hữu ích khi xác định các thông số mục tiêu cần thiết cho các kế hoạch kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở tiêu chuẩn và các tỉ lệ phần trăm nghèo đói thì s ẽ không thấy hết được tính chất phức tạp của vấn đề nghèo khổ nói chung và nghèo khổ đô thị nói riêng. Một trong những điều 69