Chuyên đề Chủ nghĩa xã hội khoa học - Lê Thị Kim Phương (Phần 2)

pdf 90 trang hapham 2500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Chủ nghĩa xã hội khoa học - Lê Thị Kim Phương (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfchuyen_de_chu_nghia_xa_hoi_khoa_hoc.pdf

Nội dung text: Chuyên đề Chủ nghĩa xã hội khoa học - Lê Thị Kim Phương (Phần 2)

  1. Một số vấn đề về thời đại ngày nay Ngày nay, việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế là một trong những bài học kinh nghiệm lớn của cách mạng nước ta, mà Đảng ta bao giờ cũng hết sức chú trọng. Và chỉ có thể có một quan điểm toàn diện, sâu sắc về thế giới ngày nay về thời đại chúng ta đang sống dựa trên một nhận thức khoa học về thời đại mới có cơ sở, điều kiện để hình thành cương lĩnh, đường lối, chiến lược, sách lược đúng đắn nhằm phát triển kinh tế - xã hội chính trị, văn hóa của đất nước trong sự vận động đi lên của xã hội loài người. V.I. Lê nin đã từng lưu ý chúng ta về sự cần thiết phải có nhận thức đầy đủ về thời đại nhất định. Người nhấn mạnh "Đối với một Đảng cách mạng việc nhận thức đúng đắn về thời đại mới có ý nghĩa quyết định tới việc xác định đường lối chiến lược của cách mạng"1. Lê nin còn nói: "Chỉ có trên cơ sở hiểu đúng thời đại, chúng ta mới có thể định ra đúng đắn sách lược của chúng ta, và chỉ có dựa trên cơ sở hiểu biết những đặc điểm cơ bản của một thời đại, chúng ta mới có thể tính đến những đặc điểm chi tiết của nước này hay nước nọ"2. "Sự nhận thức sai lệch về thời đại chắc chắn đưa lại những tổn thất cho sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cho sự nghiệp giải phóng của các dân tộc và sự nghiệp giải phóng con người"3. 1 V.I. Lênin toàn tập, Nxb Tiến Bộ - M. Tập 26, tr. 174. 2 V.I. Lênin toàn tập, Nxb Tiến Bộ - M. 1980, Tập 26, tr. 17. 3 Một số vấn đề về chủ nghĩa Mác - Lê nin trong thời đại hiện nay. Nxb Chính trị Quốc gia, H. 1996, tr. 124.
  2. i. quan niệm về thời đại. 1. Khái niệm về thời đại: ở mỗi môn khoa học, mỗi phương diện công tác khác nhau, tùy theo đối tượng nghiên cứu của mình mà người ta có thể gọi tên hoặc nghiên cứu thời đại theo những cách riêng, ví dụ : - Người nghiên cứu lịch sử và khảo cổ thì căn cứ vào các sự kiện lịch sử hoặc các hiện vật, các công cụ sản xuất người ta có thể gọi tên các giai đoạn phát triển trong lịch sử như: Thời đại đồ đá, thời đại đồ đồng, thời đại đồ sắt, thời đại phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ; hoặc thời cổ đại, thời trung đại, thời cận đại, thời hiện đại, Thời đại văn minh nông nghiệp, văn minh công nghiệp, văn minh tin học, trí tuệ - Người nghiên cứu văn học, nghệ thuật có thể gọi tên các giai đoạn đã qua trong lịch sử văn học như: văn học cổ, văn học cận đại, văn học hiện đại - Người làm công tác chính trị thì căn cứ vào sự thay đổi phương hướng và nhịp điệu tiến lên của xã hội loài người, có thể gọi tên các thời đại là: Thời đại cộng sản nguyên thủy, thời đại phong kiến, thời đại tư bản và thời đại ngày nay. Tuy nhiên cũng có lúc tên gọi và khái niệm về thời đại chỉ được sử dụng trong một phạm vi nhỏ và thời gian nhất định như: Thời đại tên lửa, thời đại sau Việt Nam (khi Việt Nam đánh thắng Mỹ); thời đại Hồ Chí Minh quang vinh. Các nhà lý luận cũng đã từng nêu lên nhiều định nghĩa khác nhau về thời đại. Trong di sản lý luận của V.I. Lênin, chúng ta bắt gặp định nghĩa về thời đại như sau: "Một thời đại được gọi là thời đại chính là vì nó bao gồm toàn bộ những hiện tượng và những cuộc chiến tranh muôn hình, muôn vẻ, điển hình cũng có mà không điển hình cũng có, lớn
  3. cũng có mà nhỏ cũng có, riêng cho các nước tiên tiến cũng có mà riêng cho các nước chậm tiến cũng có. Lẫn tránh những vấn đề cụ thể ấy bằng cách dùng những câu nói chung chung về "thời đại" là lạm dụng khái niệm thời đại"1. - Theo đồng chí J - va - nốp (Liên xô cũ) thì "Thời đại lịch sử như là một thời kỳ xác định mới về chất của lịch sử thế giới, được biểu thị bởi những xu thế ổn định của sự phát triển xã hội bắt nguồn từ sự tác động tương hổ của những hình thái kinh tế - xã hội đang tồn tại, bởi những đặc điểm chung, những quy luật chung và những mâu thuẫn chung của tiến trình lịch sử". Dựa trên căn cứ lý luận đó "Đề cương bài giảng môn Chủ nghĩa xã hội khoa học dùng trong nhà trường đại học và Cao đẳng" từ năm 1991 - 1992 của Nxb Giáo dục định nghĩa rằng: Thời đại theo nghĩa chung là một thời kỳ nhất định tương đối dài trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, được đánh dấu bằng bước ngoặt căn bản trong sự phát triển của nó và được đặc trưng bằng những xu hướng phát triển tương đối ổn định. Kế thừa những quan điểm đó chúng ta có thể nêu lên khái niệm về thời đại như sau: Thời đại là một khái niệm khoa học dùng để phân kỳ lịch sử xã hội, phân biệt những nấc thang phát triển của xã hội loài người. 2. Cở sở khoa học để phân chia lịch sử xã hội loài người thành các thời đại: Con người đã làm nên lịch sử và tổ chức nên đời sống xã hội của mình. Đó là một quá trình phát triển hết sức phong phú, sinh động, lâu dài, quanh co, phức tạp đó từ mông muội, dã man tới văn minh, hiện đại như ngày nay. Lịch sử hình thành và phát triển của xã hội loài người được phân 1 (V.I. Lênin toàn tập, Nxb Tiến Bộ, M., tập 30, tr. 112).
  4. chia thành những giai đoạn, thời kỳ khác nhau; không thể chủ quan, tùy tiện theo ý muốn của con người mà là dựa trên những dấu hiệu những đặc điểm bản chất của nó, nghĩa là phải dựa trên những tiêu chuẩn khách quan, khoa học. Thời đại cũng là một sự thật khách quan không thể quy định một cách tùy tiện, bởi vì khi nói đến thời đại bao giờ cũng có những sự kiện đánh dấu bước phát triển của lịch sử, và những yếu tố đảm bảo cho sự phát triển đó. Mỗi thời đại được phân biệt bởi những vấn đề vô cùng phức tạp và nhiều vẻ, do đó cần phải chỉ ra trong đó cái căn bản, chính yếu có ý nghĩa xác định khuynh hướng thống trị, sự phát triển của loài người trong giai đoạn đó. Từ nửa sau thế kỷ XIX trở đi, khi chủ nghĩa Mác ra đời, xã hội học thực sự là một khoa học, các khoa học xã hội - nhân văn được hình thành thì những tiêu chuẩn khách quan, khoa học để xác định thời đại và phân biệt thời đại này với thời đại khác mới được phát hiện và khẳng định. Lê nin cho rằng, mặc dù ranh giới giữa các thời đại là có điều kiện, có tính tương đối, nhưng dù sao chúng cũng vẫn tồn tại và cần phải có căn cứ khoa học để xác định thời đại này không giống thời đại khác ở chỗ nào. Dưới góc độ của môn chủ nghĩa xã hội khoa học, có 2 căn cứ (2 cơ sở) để phân chia lịch sử xã hội loài người thành các thời đại: - Thứ nhất: Phải căn cứ vào sự xuất hiện của một hình thái kinh tế - xã hội mới trên thế giới: mà chỉ khi nào có sự xuất hiện của một hình thái kinh tế xã hội mới là sự mở đầu của một thời đại mới. Vì cơ sở tồn tại của xã hội là sự sản xuất ra của cải vật chất. Người ta xem xét một xã hội hoặc thời đại này và thời đại khác không phải căn cứ vào tổng số của cải vật chất (tổng sản phẩm xã hội) mà căn cứ vào việc xã hội đó đã sản xuất ra của cải vật chất đó bằng cách nào, bằng cái gì. Chính sự phát triển của công cụ sản xuất lao động cao hơn là
  5. nhân tố có ý nghĩa quyết định thắng lợi cuối cùng của thời đại này đối với thời đại khác khi đề cập đến vấn đề này Mác nói: Cái cối xay chạy bằng tay sinh ra xã hội có lãnh chúa phong kiến, cái cối xay chạy bằng hơi nước sinh ra xã hội có nhà tư bản công nghiệp. Căn cứ vào hình thái kinh tế - xã hội tức là căn cứ vào phương thức sản xuất xã hội vì đó là cơ sở hạ tầng của một thời kỳ dài trong sự phát triển của lịch sử. Cở sở khách quan này đã được C. Mác và ăng ghen trình bày sáng tỏ trong học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội. ăng ghen viết: "Trong mỗi thời đại lịch sử, phương thức chủ yếu của sản xuất kinh tế và trao đổi cùng với cơ cấu xã hội do phương thức đó quyết định, đã cấu thành cơ sở cho lịch sử chính trị của thời đại và lịch sử của sự phát triển trí tuệ của thời đại, cái cơ sở mà chỉ có xuất phát từ đó mới cắt nghĩa được lịch sử"1. Lý luận hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác - Lê nin là cơ sở khoa học bao quát nhất để xem xét thời đại: gồm cả lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng tức là toàn bộ các yếu tố cấu thành nội dung của thời đại từ kinh tế, chính trị, xã hội đến văn hóa, khoa học kỹ thuật Như vậy, loài người đã tuần tự trải qua 5 hình thái kinh tế - xã hội và tương ứng với nó là 5 thời đại trong lịch sử - hay nói đúng hơn là 5 hình thái kinh tế - xã hội mở ra 5 thời đại: - Hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản nguyên thủy mở ra cho nhân loại thời đại đầu tiên đó là thời đại Cộng sản nguyên thủy. - Hình thái kinh tế - xã hội cộng sản nguyên thủy tan rã - hình thái kinh tế - xã hội chiếm hữu nô lệ ra đời mở ra thời đại chiếm hữu nô lệ. 1 C. Mác. Ph. Ăng ghen toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia. H. 1995, tập 21, tr. 23.
  6. - Hình thái kinh tế - xã hội chiếm hữu nô lệ tan rã, thời đại chiếm hữu nô lệ kết thúc hình thái kinh tế - xã hội phong kiến ra đời mở ra thời đại phong kiến. - Hình thái kinh tế - xã hội phong kiến bi thủ tiêu - thời đại phong kiến chấm dứt hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa ra đời mở ra thời đại phát triển của chủ nghĩa tư bản. - Hình thái kinh tế - xã hội tư bản sớm hay muộn rồi cũng sẽ bị xóa bỏ - kéo theo là thời đại tư bản cũng sẽ chấm dứt, hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa ra đời - mở ra thời đại mới - đó là thời đại ngày nay. Tương ứng với một hình thái kinh tế - xã hội là một thời đại của nó. Tuy vậy, trong cùng một thời đại, nhất là khi mới mở đầu thời đại không nhất thiết tất cả các dân tộc đều có chung một hình thái kinh tế - xã hội mới. Lịch sử đã chứng minh rằng sự phát triển của các quốc gia trong cộng đồng thế giới không bao giờ diễn ra đồng đều. Do vậy cũng chưa bao giờ có sự thay thế đồng loạt hình thái kinh tế - xã hội này bằng hình thái kinh tế - xã hội khác cao hơn ở tất cả mọi nước. Với ý nghĩa đó, trong cùng thời đại thường bao gồm cả sự thiết lập, hình thành hình thái kinh tế - xã hội mới và sự tồn tại ở mức độ nào đó của các hình thái kinh tế - xã hội cũ. Các hình thái kinh tế - xã hội ấy cùng tồn tại bên nhau và đấu tranh với nhau. Cuối cùng hình thái kinh tế - xã hội mới, tiêu biểu cho xu hướng phát triển của lịch sử, sẽ chiến thắng, đó là quy luật tất yếu. Tuy nhiên, khái niệm hình thái kinh tế - xã hội và khái niệm thời đại là hai khái niệm không đồng nhất và cả hai cũng không trùng hợp nhau về thời gian; mà thời đại là thời kỳ lớn trong đó diễn ra sự chuyển biến của các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau từ thấp đến cao và đặc trưng cho xu hướng tính chất phát triển của một thời đại phải là hình thái kinh tế - xã hội tiến bộ nhất. Đánh dấu bằng sự thay
  7. đổi phương hướng và nhịp điệu tiến lên của xã hội loài người. Còn hình thái kinh tế - xã hội là nội dung cấu thành thời đại là loại hình có tính chất lịch sử của xã hội, dựa trên một phương thức sản xuất nhất định và thể hiện ra như một bậc thang phát triển của tiến bộ nhân loại. Do đó chỉ căn cứ vào sự thay thế của các hình thái kinh tế xã hội để phân chia lịch sử xã hội loài người thành các thời đại là chưa đủ nên cần phải có một căn cứ quan trọng thứ hai: - Thứ hai: là phải căn cứ vào sự xuất hiện của một giai cấp đứng ở vị trí trung tâm. Chỉ khi nào có một giai cấp mới vươn lên ở vị trí trung tâm, giữ vai trò tiên phong quyết định sự phát triển của xã hội thì mới mở ra một thời đại mới. Nghĩa là phải đứng trên quan điểm giai cấp để xem xét các vấn đề của thời đại. Bởi lẽ rằng trong mỗi giai đoạn đều mang những đặc điểm riêng về kinh tế - xã hội trong quá trình phát triển của lịch sử và mỗi thời đại lịch sử trong xã hội có phân chia giai cấp đều có một giai cấp đứng ở vị trí trung tâm, như Lê nin nêu rõ: " Chúng ta có thể biết và đã biết giai cấp nào đứng ở trung tâm của thời đại này hay thời đại khác và quyết định nội dung căn bản, phương hướng phát triển chính thời đại ấy, những đặc điểm chủ yếu của bối cảnh lịch sử của thời đại ấy"1 chỉ có trên cơ sở đó chúng ta mới có thể nhận rõ tính chất của thời đại giúp cho các Đảng Cộng sản và công nhân xác định phương hướng đấu tranh cách mạng, đề ra chiến lược sách lược đấu tranh đúng đắn. Lê nin còn nói: "Trước hết chỉ có xem xét những đặc điểm chủ yếu của những thời đại khác nhau (chứ không phải là những giai đoạn lịch sử cá biệt ở mỗi nước) thì chúng ta mới có thể định ra đúng đắn sách lược của chúng ta; và chỉ có hiểu biết những đặc điểm căn bản của một thời đại chúng ta mới có thể tính đến những đặc điểm chi tiết của nước này hay nước nọ"2. 1 (V.I. Lênin toàn tập, tập 21, Nxb Sự thật, H. 1963, tr. 157) 2 V.I. Lênin toàn tập, tập 29, Nxb Sự thật, H. 1963, tr. 157
  8. Vậy giai cấp trung tâm là giai cấp như thế nào? Có người cho rằng giai cấp trung tâm là giai cấp số đông hoặc giai cấp nghèo khổ. Nhận thức như vậy là sai bởi có khi số đông và nghèo khổ chưa hẳn là trung tâm, chưa hẳn quyết định được chiều hướng phát triển của lịch sử. Do đó nhận thức đúng đắn về giai cấp trung tâm phải là giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất mới, cho lực lượng sản xuất tiên tiến, cho xu hướng đi lên của lịch sử. Như Lê nin đã từng chỉ rõ: "Chúng ta không thể biết những phong trào lịch sử cá biệt của một thời đại nào đó sẽ phát triển nhanh chóng đến mức nào và sẽ đạt kết quả như thế nào. Nhưng chúng ta có thể biết và chúng ta biết giai cấp nào đứng ở trung tâm của thời đại này hay thời đại khác và xác định nội dung căn bản, phương hướng phát triển của chính thời đại ấy những đặc điểm chủ yếu của bối cảnh lịch sử của thời đại ấy v.v "1. Các giai cấp đã từng là giai cấp trung tâm trong lịch sử: Xã hội cộng sản nguyên thủy chưa có giai cấp nên chưa có một giai cấp nào là trung tâm - tất cả mọi người đều có quyền lực như nhau (theo nghĩa tương đối). Khi xã hội có phân chia giai cấp, mới có giai cấp trung tâm cụ thể là những giai cấp sau: - Giai cấp chủ nô là giai cấp trung tâm trong xã hội chiếm hữu nô lệ. - Giai cấp địa chủ phong kiến là giai cấp trung tâm trong xã hội phong kiến. - Giai cấp tư sản là giai cấp trung tâm trong xã hội tư bản. - Giai cấp công nhân là giai cấp trung tâm trong xã hội - xã hội chủ nghĩa. Vì thế Mác - Ăng ghen xác định thời đại tư bản chủ nghĩa là thời đại của giai cấp tư sản. Bởi lúc đó giai cấp tư sản đại diện cho sức sản 1 V.I. Lênin toàn tập, Nxb Tiến Bộ - Mát xcơ va, tập 26, tr. 184
  9. xuất tiên tiến, là giai cấp đang lên, giai cấp cách mạng đóng vai trò trung tâm của lịch sử đã lãnh đạo các cuộc cách mạng tư sản điển hình là cách mạng tư sản Anh (1640) sau đó là cách mạng tư sản Pháp 1789 đã phá bỏ trật tự phong kiến chuyên chế trung cổ, mở đường cho sức sản xuất phát triển và thiết lập trật tự mới tư bản chủ nghĩa mở ra thời đại mới. Thời đại quá độ từ chủ nghĩa phong kiến (chuyên chế) tài chủ nghĩa tư bản (tự do cạnh tranh). Lê nin cũng đã khẳng định rằng: "Giai cấp tư sản là giai cấp chủ yếu, là giai cấp duy nhất có thể có một sức mạnh áp đảo đấu tranh chống lại những thiết chế phong kiến và chuyên chế". Như vậy, sự xác lập thể chế chính trị và quyền lực nhà nước của giai cấp tư sản bằng các cuộc cách mạng tư sản do giai cấp tư sản tiến hành nhắm xóa bỏ chế độ phong kiến lỗi thời mở ra sự hình thành phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Nó đánh dấu một bước tiến căn bản của lịch sử thế giới cận đại. Nhưng giai cấp tư sản chỉ đóng vai trò tiến bộ, tích cực ở giai đoạn đầu khi nó chống phong kiến và phát triển sức sản xuất của tư bản chủ nghĩa. Khi trở thành giai cấp thống trị và càng ngồi ở vị trí thống trị giai cấp tư sản đã áp bức, bóc lột giai cấp vô sản và quần chúng lao động trong và ngoài nước - không còn là giai cấp cách mạng nữa. Từ cuối thế kỷ XIX những quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ngày càng tỏ ra chật hẹp trước sự phát triển của lực lượng sản xuất mang tính xã hội hóa cao do chủ nghĩa tư bản tạo ra. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản trở thành mâu thuẫn đối kháng. Giai cấp vô sản là sản phẩm của nền đại công nghiệp được đào luyện trong nền sản xuất xã hội của chủ nghĩa tư bản đã dần dần trưởng thành và trở thành lực lượng trung tâm, tiên tiến của thời đại, tiêu biểu cho xu thế phát triển của thời đại mới. Mâu thuẫn ấy thông qua cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản tất yếu sẽ dẫn tới cuộc cách mạng xã hội, sự diệt vong tất yếu của chủ nghĩa tư bản và sự thắng lợi tất yếu của chủ nghĩa xã hội và chủ
  10. nghĩa cộng sản. Đó là điều đã được Mác - Ăng ghen phát hiện và khẳng định trong "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản": "Sự phát triển của đại công nghiệp đã phá rập dưới chân của giai cấp tư sản, chính ngay cái nền tảng trên đó giai cấp tư sản đã xây dựng lên chế độ sản xuất và chiếm hữu của nó sự sụp đổ của giai cấp tư sản và thắng lợi của giai cấp vô sản đều là tất yếu như nhau"1. Căn cứ lý luận đó đã được thực tiễn chứng minh bằng sự thắng lợi của cuộc Cách mạng XHCN Tháng Mười Nga năm 1917. Cách mạng đó đã mở ra một thời đại mới cho nhân loại là thời đại của sự quá độ từ chủ nghĩa tư bản tới CNXH. Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười và ý nghĩa quốc tế của nó V.I. Lê nin chỉ ra một thời đại mới đã mở ra cho lịch sử. Người khẳng định: "Chúng ta có quyền tự hào và quả thật chúng ta tự hào là đã có cái hân hạnh được bắt đầu việc xây dựng nhà nước Xô - viết và do đó mở đầu một thời đại mới trong lịch sử thế giới, thời đại thống trị của một giai cấp mới, giai cấp bị áp bức trong tất cả các nước tư bản và ở khắp nơi đều đang tiến tới một cuộc đời mới, tới chỗ chiến thắng giai cấp tư sản, tới chỗ thành lập chuyên chính vô sản, tới chỗ giải phóng khỏi ách tư bản khỏi những cuộc chiến tranh đế quốc chủ nghĩa"1. Cần phải thấy rằng quá trình vận động và phát triển của thời đại là quá trình biện chứng: trong khuôn khổ của từng quốc gia cũng như trên phạm vi toàn thế giới. Sự ra đời và phát triển của một hình thái kinh tế - xã hội mới không đâu diễn ra một cách trơn tru, bằng phẳng. Trong quá trình đó nó luôn gặp phải sự phản kháng nhiều khi rất gay gắt từ phía các lực lượng đã suy tàn. Trên con đường đi tới sự diệt vong, ở những lúc và những nơi nhất định, các chế độ và các lực lượng đã lỗi thời cũng có thể tạm thời lấy lại được sức sống. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản và CNXH trong thời gian qua đã chứng minh hùng hồn cho nhận định đó. Song sự phát triển của lịch sử dù có 1 C. M. Ph. Ăng ghen tuyển tập. Nxb Sự thật. H. 1980, tập 1, tr. 556 - 557. 1 V.I. Lê nin toàn tập, Nxb Tiến Bộ, M. Tập 44, tr. 184 - 185.
  11. phức tạp như thế nào chăng nữa cũng không thể làm đảo ngược lôgíc phát triển khách quan của thời đại. Sự phức tạp phong phú và đa dạng ấy chỉ giúp chúng ta có một tri thức đầy đủ, sâu sắc hơn về tính lịch sử phức tạp của quá trình hiện thực hóa lôgíc phát triển khách quan của thời đại. Song cần phải lưu ý rằng: Ngoài thời đại chung của nhân loại, mỗi dân tộc đều có một thời đại riêng của mình. Nhưng có những thời đại của dân tộc này vừa có ý nghĩa mở ra thời đại mới cho dân tộc đó vừa mở ra thời đại mới cho nhân loại như thời đại tư bản chủ nghĩa ở nước Anh sau cách mạng tư sản Anh 1640. Thời đại quá độ lên CNXH, chủ nghĩa cộng sản ở Liên xô sau Cách mạng XHCN Tháng Mười Nga 1917. Bởi lẽ nó tác động không chỉ ở một nước mà tác động đến nhiều nước theo cùng một chiều hướng phát triển. Tuy nhiên có những thời đại của dân tộc khác chỉ mở ra thời đại cho dân tộc đó mà không mở ra thời đại chung cho nhân loại như cuộc cách mạng tư sản Hà Lan diễn ra 1560 là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trong lịch sử nhưng nó không lôi kéo được các nước khác đi vào con đường phát triển tư bản chủ nghĩa. II. thời Đại Ngày NAY. 1. Khái niệm về thời đại ngày nay: (Thời đại ngày nay là thời đại gì?). Thời đại ngày nay (thời đại chúng ta đang sống) là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên CNXH và chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi toàn thế giới được đánh dấu bằng cuộc Cách mạng XHCN Tháng Mười Nga năm 1917. Lê nin nói: "Cách mạng Tháng Mười Nga đã mở đầu một thời đại mới trong lịch sử thế giới"1. 1 V.I. Lê nin toàn tập, Nxb Tiến Bộ, M. 1978, tập 44, tr. 184.
  12. Tại Hội nghị đại biểu các Đảng Cộng sản và công nhân trong những năm 1957, 1960 cũng đã xác định: Thời đại chúng ta là sự quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên CNXH, mở đầu bằng Cách mạng XHCN Tháng Mười vĩ đại ở nước Nga. Sau thất bại của công xã Pari (1871) được Mác đánh giá là "một cuộc tấn công trời" thì 46 năm sau đó Cách mạng Tháng Mười đã nổ ra và giành thắng lợi, xác nhận điều dự báo của Mác: Cách mạng có thể thất bại nhưng cách mạng sẽ không bao giờ bị tiêu diệt. Mặc dù những kẻ thù của CNXH đã phun ra những lời lẽ rằng "Cách mạng Tháng Mười là một sự lầm lạc lịch sử" "là quái thai" "là cuộc cách mạng bị đẻ non".v.v Sự xuyên tạc ấy bộc lộ sự phản bội, thái độ thù địch đối với CNXH, chủ nghĩa cộng sản - lý tưởng và mục tiêu cao quý của thời đại. Còn sự thật, Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 là sự kiện chủ yếu nhất trong thế kỷ XX đã làm thay đổi căn bản tiến trình phát triển của toàn bộ xã hội loài người. Đó là cuộc cách mạng do giai cấp công nhân và nhân dân lao động Nga tiến hành dưới sự lãnh đạo của chính Đảng cách mạng của giai cấp công nhân - là Đảng Mác xít kiểu mới do Lê nin sáng lập. Cách mạng Tháng Mười nổ ra là kết quả tất yếu từ sự chín muồi các nhân tố kinh tế, chính trị, xã hội của nước Nga với những mâu thuẫn của nó hồi đầu thế kỷ. Những mâu thuẫn đó là: - Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản và lao động, giữa quyền lực chính trị phản động nằm trong tay giai cấp tư sản với phong trào đấu tranh chống áp bức, bóc lột để giải phóng giai cấp và giải phóng xã hội của giai cấp vô sản và quần chúng cách mạng. - Mâu thuẫn giữa các thể lực phong kiến chuyên chế Nga hoàng cấu kết với các thế lực tư sản để duy trì ách thống trị, bóc lột và đàn áp phong trào cách mạng trong nước với các tầng lớp yêu nước trong đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ và tiến bộ xã hội.
  13. - Mâu thuẫn giữa chế độ áp bức và bóc lột của tư bản đế quốc Nga hoàng với các dân tộc bị áp bức, bóc lột ở nước Nga. Xung đột và đối kháng giai cấp quyết liệt đã đẩy cuộc đấu tranh giai cấp ở Nga tới tính chất đấu tranh chính trị giữa cách mạng và phản cách mạng. Mặt khác chiến tranh đế quốc đã đẩy nước Nga vào một cuộc khủng hoảng sâu sắc và làm chín muồi thêm tình thế cách mạng. Lê nin và những người cộng sản Nga đã lãnh đạo cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga thành công đưa giai cấp công nhân và nhân dân lao động ra khỏi tình trạng nô lệ trở thành những người chủ xã hội mới trong đó giai cấp công nhân là lực lượng trung tâm, lực lượng lãnh đạo của toàn xã hội. Đảng Cộng sản đã trở thành Đảng cầm quyền. Chính quyền xô viết là một nhà nước kiểu mới mang bản chất giai cấp công nhân, nền dân chủ XHCN xuất hiện. Cách mạng Tháng Mười đã mở ra một bước ngoặt vĩ đại trong sự phát triển của lịch sử nhân loại; mở đầu kỷ nguyên mới trong lịch sử toàn thế giới - kỷ nguyên cách mạng XHCN gắn liền với cách mạng giải phóng dân tộc. Nó có ý nghĩa phổ biến, ảnh hưởng hết sức to lớn và sâu sắc đối với lịch sử thế giới hiện đại. Vì thế khi đánh giá ý nghĩa lịch sử thế giới của Cách mạng Tháng Mười, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: "Cách mạng Tháng Mười đã mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc và cả loài người, mở đầu một thời đại mới trong lịch sử, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên CNXH trên toàn thế giới. Hay đồng chí Lê Duẩn cũng đã viết: "Cách mạng Tháng Mười sở dĩ mở ra được một thời đại mới, một kỷ nguyên mới trên quy mô toàn thế giới chính là vì nó có ý nghĩa quốc tế cực kỳ to lớn, tạo ra một bước ngoặt thay đổi phương hướng cũng như nhịp điệu tiến lên của lịch sử loài người"1. 2. Các giai đoạn phát triển chủ yếu của thời đại ngày nay: (Từ Cách mạng Tháng Mười năm 1917 cho đến nay). 1 Lê Duẩn: Chủ nghĩa Lê nin soi sáng mục tiêu cách mạng của thời đại. Nxb Sự thật. H. 1979, tr. 14.
  14. Nhận thức quá trình phát triển và phân kỳ thời đại để xác định xem chúng ta đang ở giai đoạn nào của thời đại với yêu cầu và nhiệm vụ gì là một đòi hỏi có tính khách quan. Tuy nhiên, có thể có nhiều cách phân chia khác nhau tùy theo ý đồ và nhận thức của mỗi người. Nhưng cách có tính chất phổ biến nhất là chia thành 4 giai đoạn chính sau đây: Giai đoạn I : Từ Cách mạng XHCN Tháng Mười Nga 1917 đến kết thúc đại chiến thế giới lần thứ hai năm 1945. Đây là giai đoạn đột phá thắng lợi của cách mạng vô sản ở nước Nga, một nước tư bản phát triển trung bình, khai sinh ra chế độ mới - chế độ XHCN. Đó là chế độ xã hội do nhân dân lao động làm chủ, xóa bỏ tình trạng người bóc lột người, đánh bại sự bao vây can thiệp của chủ nghĩa đế quốc, mở đường cho phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ - đồng thời cứu loài người ra khỏi thảm họa của chủ nghĩa phát - xít. - Giai đoạn II : Từ sau 1945 đến đầu những năm 70. Đây là giai đoạn mở rộng và phát triển CNXH từ một nước ra nhiều nước dẫn tới sự hình thành hệ thống XHCN trên thế giới. Giai đoạn này còn đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân thế giới. Bên cạnh đó phong trào giải phóng dân tộc giành được những thắng lợi to lớn, quan trọng với hằng trăm nước đã giành được độc lập dân tộc. Hệ thống thuộc địa kiểu cũ của chủ nghĩa tư bản bị sụp đổ. Tuy nhiên ở cuối giai đoạn này cũng đã bắt đầu xuất hiện những bất đồng giữa các nước XHCN giữa các Đảng Cộng sản và công nhân trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. - Giai đoạn III : Từ cuối những năm 70 đến 1991 (đầu thập kỷ 90). Đây là giai đoạn CNXH hiện thực rơi vào tình trạng trí tuệ, khủng hoảng do chậm nhận ra sai lầm, khuyết điểm của mình trên mọi lĩnh vực. Đặc biệt là những sai lầm trong công cuộc cải tổ càng làm cho
  15. CNXH hiện thực bị suy yếu, kinh tế sa sút, chính trị rối ren, xã hội phức tạp. Những sai lầm khủng hoảng bên trong đó kết hợp với sự tiến công của chủ nghĩa đế quốc cụ thể là của âm mưu diễn biến hòa bình đã làm cho CNXH ở Liên Xô và Đông âu sụp đổ vào năm 1991. - Giai đoạn IV : Giai đoạn hiện nay (từ 1991 đến nay). Đây là giai đoạn CNXH phải tự nhận thức lại mình để phát triển. Sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông âu làm cho nhiều Đảng Cộng sản và công nhân bị tan rã, ảnh hưởng của CNXH bị giảm sút nghiêm trọng. CNXH hiện thực đang đứng trước những thử thách và khó khăn chưa từng thấy. Chủ nghĩa tư bản hiện đại lợi dụng tình hình đó để ra sức tiến công CNXH và chủ nghĩa Mác - Lê nin bằng nhiều thủ đoạn thâm độc hòng xóa sạch các nước XHCN còn lại, nhằm xác lập sự thống trị tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản trên phạm vi toàn thế giới, thực hiện giấc mộng bá chủ hoàn cầu của Mỹ. Do vậy CNXH không còn cách nào khác là phải tự nhận thức lại mình để hồi phục. Nhiều Đảng Cộng sản đang tự tổ chức lại và phục hồi những ảnh hưởng tích cực của mình trong xã hội. Nhưng còn phải có thời gian cần thiết bước đi phù hợp và thời cơ quý giá để giành lại cái đã mất. 3. Nội dung chủ yếu của thời đại ngày nay. Loài người đã trải qua nhiều thời đại khác nhau, mỗi thời đại đều có những nội dung cụ thể của nó tương ứng với những hình thức của thời đại. Sau Cách mạng Tháng Mười, V.I.Lê nin nêu lên một luận điểm như là nội dung của thời đại ngày nay: "Một kỷ nguyên mới đã mở ra trong lịch sử thế giới, nhân loại đang vứt bỏ hình thức cuối cùng của chế độ nô lệ, chế độ nô lệ tư bản hay chế độ nô lệ làm thuê. Thoát được chế độ nô lệ đó, lần đầu tiên nhân loại sẽ bước vào chế độ tự do
  16. chân chính"1. Căn cứ vào luận điểm trên của Lê nin, Hội nghị quốc tế các Đảng Cộng sản và công nhân vào những năm 1957, 1960 cũng khẳng định: "Thời đại chúng ta mà nội dung chủ yếu là sự quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên CNXH mở đầu bằng cuộc Cách mạng XHCN Tháng Mười vĩ đại"2. Dựa vào quan điểm của Lê nin, của Hội nghị quốc tế các Đảng Cộng sản và công nhân và sự phát triển phong phú của thực tiễn cách mạng thể giới, một lần nữa chúng ta khẳng định nội dung cơ bản của thời đại ngày nay là: Sự quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới; là thời đại đấu tranh cho hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và CNXH - gắn liền với cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại tạo ra những tiền đề vật chất - kỹ thuật ngày càng đầy đủ cho việc chuyển lên CNXH. Đó cũng chính là bản chất của thời đại ngày nay. Như vậy, trong nội dung của thời đại cần chú ý những điểm sau đây: a) Thời đại ngày nay là thời đại đang diễn ra sự quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới: Quan niệm về tính quá độ và tính cách mạng của thời đại chúng ta, có tác dụng nhất định đối với tư duy lý luận cũng như hoạt động thực tiễn chính trị đối với những người cộng sản. Quan niệm về thời đại quá độ như vậy đã bao hàm việc thừa nhận sự tồn tại đan xen giữa các quốc gia tư bản chủ nghĩa và quốc gia XHCN có giá trị định hướng cho nhận thức và xử lý mối quan hệ giữa hai loại quốc gia có chế độ chính trị xã hội khác nhau. 1 V.I.Lê nin toàn tập, Nxb Tiến Bộ. M. tập 38, tr. 364. (Hoặc Lê nin toàn tập, tập 29 - ST. H. 1968, tr. 343). 2 Văn kiện các Hội nghị đại biểu các Đảng cộng sản và công nhân 11 - 1957, tháng 6 - 1960 lưu hành trong học viện Nguyễn ái Quốc 1982, tr. 45.
  17. Khẳng định tính quá độ của thời đại là quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên CNXH trong bối cảnh CNXH hiện thực đang trong tình trạng khủng hoảng, thoái trào quả là điều không đơn giản. Có người hoài nghi về thời đại, hoài nghi về nội dung của nó, cho rằng nội dung đó cần được thay đổi.v.v Để khẳng định quá độ tới CNXH vẫn là một nội dung, tính chất căn bản của thời đại ngày nay, vẫn là xu hướng phát triển không thể đảo ngược của lịch sử, chúng ta cần phải luận chứng một cách trung thực, khách quan trên quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin và thực tiễn cuộc sống trong mấy chục năm qua. Trên tinh thần ấy chúng ta phải thấy được trong mấy chục năm qua CNXH đã mang lại cho nhân loại nói chung những gì? Nếu không muốn nói là "cực kỳ vĩ đại" thì cũng có thể nói là vô cùng to lớn, đó là: - Không ai có thể phủ nhận được rằng CNXH hiện thực khởi đầu từ Liên Xô là chỗ dựa vững chắc cho toàn thế giới chống phát -xít cứu loài người ra khỏi thảm họa của chủ nghĩa phát - xít trong những năm 40 của thế kỷ XX. - Chính CNXH là chỗ dựa vững chắc cho phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc, phá tan ách thống trị của chủ nghĩa thực dân đã tồn tại hơn 300 năm. Đồng thời cũng chính CNXH đã cho ra đời hàng trăm nước mới (các nước không liên kết). - Hình thành được phong trào bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh làm cho thế giới từ 1945 đến nay không có chiến tranh thế giới. Hơn nữa, một vấn đề rất quan trọng là CNXH hiện thực đã mở ra những triển vọng tăng năng suất lao động, thực hiện công bằng xã hội: tạo ra khả năng giải phóng sức sản xuất và trên thực chất CNXH đã thực hiện được vấn đề có tính nhân văn là đi học và chữa bệnh không mất tiền. Gần 300 năm của CNTB không giải quyết nổi vấn đề công bằng thì CNXH ra đời đã tạo nguồn cảm hứng mới cho con người vươn lên xây dựng hết mình tiến đến một xã hội công bằng và bình đẳng. Vì đó
  18. là khát vọng ngàn đời của nhân loại, của các dân tộc trên thế giới. Phải nói rằng CNXH là một xã hội tiến bộ và ưu việt nhưng đáng tiếc là những giá trị đó tuy đã trở thành hiện thực trong đời sống xã hội lại không được bảo vệ và phát triển trên quy mô thế giới trong giai đoạn hiện nay. Thực tế ở các nước chuyển đổi đi theo con đường TBCN khi mà bất công xã hội ngày càng tăng, các giá trị đạo đức, giá trị chân lý không được coi trọng mà chỉ hướng tới cái thực dụng thì chắc chắn trong tương lai những giá trị chân lý, những ưu việt và tiến bộ của CNXH sẽ được khôi phục và phát triển sâu rộng trên phạm vi toàn thế giới. Chúng ta hoàn toàn tin tưởng vào điều đó - không phải là niềm tin chủ quan, ảo tưởng mà vì chúng ta nắm chắc quy luật vận động của lịch sử, nắm chắc xu thế phát triển khách quan của lịch sử và trên cơ sở những tín hiệu đáng mừng của thực tiễn đó là vào những năm cuối của thế kỷ XX, CNXH có dấu hiệu hồi phục, các Đảng Cộng sản đang dần dần lấy lại uy tín của mình. Với một số sự kiện đáng chú ý là : + Sự kiện đáng chú ý nhất trong năm 2000 là thắng lợi gần như tuyệt đối của Đảng nhân dân Cách mạng Mông Cổ trong cuộc bầu cử Quốc hội (giành được 72/76 ghế Quốc hội) thành lập chính phủ mới với toàn bộ thành viên là người của Đảng. + Đảng Cộng sản Liên Bang Nga tiến hành Đại hội lần thứ VII (12/2000) tiếp tục chủ trương tham gia chính quyền, kiên trì thực hiện chương trình khôi phục đất nước, phát huy vai trò của Đảng Cộng sản tại Quốc hội, tại các chủ thể Liên Bang và các địa phương. + Các Đảng cầm quyền ở các nước như Việt Nam, Trung Quốc, Cu Ba, Bắc Triều Tiên, Lào đã vượt qua thời kỳ khó khăn nhất, đứng vững và tiếp tục phát triển theo định hướng XHCN. - Hiện nay, mặc dù CNXH hiện thực đang lâm vào khủng hoảng, thoái trào nhưng:
  19. + Những yếu kém và sai lầm trong mô hình xây dựng CNXH đã dẫn tới sự trì trệ và khủng hoảng của CNXH không thuộc về bản chất của CNXH. Nó chỉ gây nên những biến dạng làm cho tính ưu việt của CNXH không được biểu hiện ra một cách đầy đủ, làm chậm bước tiến của CNXH, làm hạn chế và suy giảm sức hấp dẫn và ảnh hưởng tính tích cực của CNXH trong thực tế. Tuy nhiên những sai lầm yếu kém đó không thuộc về bản chất của CNXH. Trong bản chất của nó xã hội - xã hội chủ nghĩa không phải là một chế độ xã hội lạc hậu xấu xa, kém hấp dẫn. Chủ nghĩa xã hội đang lâm vào thoái trào, nhưng chúng ta vẫn tin tưởng đó là con đường đi lên của loài người. Bởi vì sự sụp đổ của CNXH ở Liên xô và Đông Âu là nỗi đau lớn, nhưng đó là sự sụp đổ của mô hình chứ không phải là sự sụp đổ của lý tưởng; vì không bao giờ xóa đi được những giá trị rất cơ bản của chủ nghĩa Mác. + So với chủ nghĩa tư bản thì CNXH còn là một hiện tượng mới mẻ của lịch sử, nó mới có lịch sử chưa đầy một thế kỷ, trong khi đó chủ nghĩa tư bản đã có lịch sử mấy trăm năm nên những sai lầm, khuyết điểm các nước XHCN mắc phải không phải là không vượt qua được. Nó càng không phải là một tất yếu sinh ra từ CNXH không phải thuộc về bản chất của CNXH. + Sự trì trệ, khủng hoảng của các nước XHCN không tất yếu và tự động dẫn tới sự đổ vỡ của CNXH. Nếu biết phát hiện kịp thời và có những biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn và đẩy lùi thì hoàn toàn có thể vượt qua được khủng hoảng để phát triển mà Việt Nam là một ví dụ tiêu biểu. Phải thấy rằng sự khủng hoảng sụp đổ của CNXH hiện thực trong thời gian qua không phải là một tất yếu do việc xác định tính chất thời đại không đúng mà bắt nguồn từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan của nó, đó là sự vận dụng chủ nghĩa Mác - Lê nin không trung thành, thiếu sáng tạo, duy trì quá lâu mô hình CNXH theo kiểu cũ dẫn đến sự yếu kém về kinh tế, sai lầm về chính trị về công tác lãnh đạo của các Đảng Cộng sản, lạc hậu về khoa học
  20. kỹ thuật Những sai lầm trong công cuộc cải tổ kết hợp với sự tiến công của chủ nghĩa đế quốc - trực tiếp là "âm mưu diễn biến hòa bình". Như vậy, CNXH nếu được nhận thức một cách khoa học và xây dựng đúng thì nó là một xã hội tốt đẹp, ưu việt; là quy luật phát triển tất yếu của xã hội loài người, là niềm ước mơ khát vọng của nhân loại, là mô hình xã hội lý tưởng mà loài người lựa chọn đi tới chỉ có CNXH mới tạo ra các điều kiện xã hội cần thiết để phát triển toàn diện mỗi cá nhân con người và cho phép thực hiện đầy đủ các nguyên tắc "Làm theo năng lực, hưởng theo lao động". Các hình thức sở hữu đa dạng, trước hết là sở hữu toàn dân sẽ tạo ra cơ sở kinh tế của CNXH tương lai và loại trừ chế độ người bóc lột người. CNXH tương lai sẽ khắc phục sự tha hóa của con người đối với sở hữu, quyền lực và văn hóa, đặc điểm chủ yếu của nó sẽ là tính kế hoạch của phát triển, còn thị trường sẽ trở thành một trong những công cụ của kế hoạch, các chủ thể chính của thị trường sẽ là các tập thể lao động, chứ không phải là những tư nhân. Điều chủ yếu là phải nhận thức được rằng ở ngưỡng cửa thiên niên kỷ thứ ba loài người đã tiến đến giới hạn của sự phát triển, chỉ có CNXH với tính cách là một hệ thống của đời sống xã hội mới có khả năng đảm bảo cho loài người tồn tại và phát triển. Do đó ông NicôlaiBindiucốp, đại biểu Đuy - ma quốc gia ủy viên Hội đồng Trung ương của tổ chức các nhà khoa học Nga theo định hướng XHCN khẳng định rằng: "Người nào không biết việc CNXH bị xóa bỏ thì người đó không có trái tim, ai không định khôi phục CNXH - kẻ đó không có đầu óc"1. Vấn đề còn lại ở chỗ: Tích cực đổi mới CNXH, làm cho công cuộc xây dựng CNXH ngày càng có nhiều kết quả và thành tựu hơn, có sức hấp dẫn và lôi cuốn hơn đối với các dân tộc trong sự lựa chọn con đường phát triển chứ không phải là từ bỏ CNXH. 1 Tạp chí Thông tin những vấn đề lý luận số 11 tháng 6/2001.
  21. Còn chủ nghĩa tư bản tuy đang phát triển và đang cố tình thích nghi để phát triển về kinh tế về khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại nhưng bản chất vẫn là một xã hội có áp bức, bóc lột và bất công nên nó không phải là mô hình xã hội lý tưởng mà loài người lựa chọn và đi tới, không thể là tương lai của xã hội loài người. Vì vậy thế kỷ XX loài người đã chứng kiến trực tiếp những cuộc khủng hoảng lớn của chủ nghĩa tư bản thế giới theo đúng quy luật của nó, mặc dù khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển như vũ bão. Những khủng hoảng đó gây ảnh hưởng tới sự ổn định của thế giới và đời sống nhân dân, nhất là người lao động. Khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản cũng diễn ra trên mọi lĩnh vực. Trước hết là trên lĩnh vực kinh tế tài chính. Mặc dù chủ nghĩa tư bản đang phát triển mạnh về kinh tế nhưng các cuộc khủng hoảng kinh tế vẫn diễn ra trầm trọng, kéo dài. Đáng chú ý là những cuộc khủng hoảng sau: + Cuộc đại khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 + Cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1970 gây ra cuộc chiến tranh trung đông. + Cuộc khủng hoảng nợ năm 1980 + Cuộc khủng hoảng tiền tệ ở Mê-hy-cô năm 1995 + Cuộc khủng hoảng tài chính ở châu á năm 1997. Mặc dù các nước châu á lâm vào khủng hoảng thực chất chỉ chiếm 1,5% GDP và 7% kim ngạch xuất khẩu của thế giới nhưng nó làm đảo lộn toàn thế giới trong hơn một năm bởi vì trong quá trình toàn cầu hóa, chấn động của khủng hoảng rất mạnh, rất nhanh, không giống như trước nữa. Mặc dù khoa học kỹ thuật phát triển như thế nhưng kinh tế thế giới luôn luôn tiềm ẩn sự bất ổn định. + Đặc biệt là các vụ bê bối tài chính của một loạt công ty ở Mỹ trong thời gian gần đây như báo chí đã nêu đã làm suy thoái nền kinh tế Mỹ.
  22. - Về chính trị: Sự thật là các nước tư bản chủ nghĩa vẫn thường xuyên xảy ra sự khủng hoảng về chính trị - xã hội. Sự đối kháng giai cấp ngày càng sâu sắc. Các loại chủ nghĩa cải lương, cùng những mưu toan xoa dịu đấu tranh giai cấp bằng một số cải cách xã hội đã không đem lại kết quả mà giai cấp tư sản mong muốn. Khủng hoảng nội các chính phủ xảy ra ở nhiều nước. Các vụ bê bối trong giới lãnh đạo cấp cao thường xuyên xảy ra. Ngay cả Bill clin tơn cũng là thủ phạm của sự bê bối tình ái. Sự suy thoái của nền văn hóa tinh thần tiếp tục tăng lên. Hành động phạm tội trong xã hội ngày càng nhiều. Điều đó nói lên rằng các tập đoàn tư bản độc quyền không thể khắc phục được khủng hoảng chính trị bằng cách thay đổi người đứng đầu nhà nước. Các thế lực đối lập trong giai cấp tư sản luôn luôn tranh giành nhau về quyền lực và lợi ích. Những thay đổi nhỏ trong cơ cấu đảng phái, hoặc thái độ của cử tri cũng có thể dẫn đến sự tan vỡ của các liên minh chính trị tư sản. Đặc điểm nổi bật của khủng hoảng chính trị tư sản là sự gia tăng tính chất phản động, quân phiệt trong toàn bộ đường lối đối nội, đối ngoại để giải quyết sự khủng hoảng về chính trị, giai cấp tư sản đã dùng bạo lực, quân sự và khủng bố. Giai cấp tư sản tìm cách thay đổi cơ cấu quyền lực, pháp luật, tăng cường khủng bố đàn áp, tước bỏ quyền dân chủ của công dân, vứt bỏ ngọn cờ dân chủ tư sản tiến tới thiết lập bộ máy nhà nước quân phiệt. Đế quốc Mỹ từ lâu đã theo đuổi đường lối quân sự hóa nền kinh tế tăng cường chạy đua vũ trang. Tiêu biểu là sự kiện 11/9 ở Mỹ, bất chấp sự thật, bất chấp dư luận xã hội, Mỹ mang bom đạn, vũ khí đi tàn sát nhân dân ápganixstan. Mỹ từ nạn nhân của sự khủng bố trở thành kẻ khủng bố rất dã man (tất nhiên nguyên nhân của sự kiện 11/9 ở Mỹ là tuân theo luật nhân - quả). Hiện nay Mỹ đã nâng mức chi phí cho quân sự lên đến 379 tỷ USD/năm. - Về mặt xã hội và tư tưởng - văn hóa: ở các nước tư bản chủ nghĩa lối sống có chiều hướng sa đọa, trụy lạc, gia tăng hành vi bạo lực, tái sinh chủ nghĩa phát xít, quân phiệt, hằn thù dân tộc và phân biệt chủng tộc, mất an ninh, ổn định, tham nhũng.v.v
  23. Tóm lại:Chủ nghĩa tư bản đã trải qua những cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội không thể tránh khỏi, đã chứng minh điều Mác nhận định: đó là quy luật tất yếu của chủ nghĩa tư bản. Mặc dù chúng đã tích cực tìm mọi biện pháp để hạn chế khủng hoảng và hậu quả của nó nhằm kéo dài sự tồn tại nhưng theo quy luật, tất yếu chủ nghĩa tư bản sẽ bị thay thế. Song sự thay thế đó không phải diễn ra một sớm một chiều theo chiều hướng hòa bình, tự nhiên, ngẫu nhiên mà phải thông qua cuộc đấu tranh gay gắt, một mất, một còn giữa CNXH và chủ nghĩa tư bản. Khi đánh giá về chủ nghĩa tư bản, Lê nin đặc biệt chú ý tới hiện thực lịch sử và khuynh hướng phát triển của nó. Ông nhấn mạnh rằng tất cả các lực lượng của thế giới cũ - tư bản chủ nghĩa, đang đấu tranh quyết liệt để duy trì vị trí thống trị của mình; rằng không bao giờ chúng tự nguyện rút lui khỏi vũ đài lịch sử, rằng các vấn đề lỗi thời của chế độ bóc lột chỉ có thể được giải quyết trong cuộc đấu tranh để khắc phục những mâu thuẫn gây gắt sau một thời kỳ lịch sử lâu dài. Trong quá trình đó, cái chết của chủ nghĩa tư bản không diễn ra theo kiểu "lịm đi" một cách xuôi chiều. Trái lại, ở những giai đoạn lịch sử nhất định, nó còn có thể có sự phát triển nhất định, nó còn có thể có sự phát triển đáng kể. Hiện nay, nhiều nhà khoa học cho rằng hình thức tồn tại xã hội tư sản đang tiến đến gần giới hạn khả năng của nó. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vấp phải không chỉ các giới hạn bên trong của nó, mà còn cả các giới hạn bản chất tự nhiên, chủ nghĩa tư bản hoàn toàn không đánh mất bản chất phản nhân đạo của nó. Nó chỉ làm giảm căng thẳng xã hội bên trong những nước giàu có, đồng thời làm cho mâu thuẫn giữa các nước phát triển và các nước kém phát triển về kinh tế trở nên sâu sắc. Sự tiêu dùng quá mức của những nước "tỷ phú vàng" trong khi sản xuất trên thế giới vẫn tiếp tục tăng với nhịp độ và các phương pháp như trước sẽ dẫn hành tinh chúng ta đến thảm họa môi sinh không thể đảo ngược. Do đó, ngày nay nhận thức rõ việc thay thế chủ nghĩa tư bản bằng CNXH là cần thiết. Bởi nếu không phải quá độ đi lên CNXH thì chẳng nhẽ chủ
  24. nghĩa từ bản là đích của loài người. Chẳng lẽ "Lịch sử đã kết thúc" như một học giả người Nhật đã nhận định? Mấy trăm năm phát triển của chủ nghĩa tư bản không thể giải quyết được vấn đề công bằng xã hội, vấn đề hạnh phúc cho con người. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính tháng 7/1997, G.Sôrốt là một nhà tài phiệt lớn đã viết một cuốn sách nói về cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản toàn thế giới. Qua đó ông cho rằng xã hội tư bản không ổn định đang diễn ra khủng hoảng. Hiện nay trên thế giới người ta đang đề xướng "con đường thứ ba" của Tônyble, thủ tướng Anh. Lãnh tụ của một nước tư bản không tin rằng con đường tư bản có thể phát triển, mà phải đi tìm con đường thứ ba. Chứng tỏ họ cũng đang giao động về con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản. Do đó thời đại ngày nay đang diễn ra và đang chứng kiến cuộc đấu tranh giữa CNXH và chủ nghĩa tư bản. Đó là cuộc đấu tranh lâu dài và phức tạp giữa hai kiểu chế độ xã hội khác nhau về bản chất. Cách mạng tháng Mười là sự mở đầu thời đại đấu tranh cho sự ra đời phát triển và thắng lợi của CNXH. Mở đầu thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên CNXH mà nội dung ấy cho đến nay vẫn không hề thay đổi. Chủ nghĩa tư bản tất yếu sẽ bị thay thế bằng CNXH đó là xu thế không thể đảo ngược. Song chủ nghĩa tư bản còn có khả năng điều chỉnh để phát triển, CNXH còn phải vượt qua nhiều chặng đường, nhiều khó khăn thử thách để tiến lên. Cuộc đấu tranh giữa CNXH và chủ nghĩa tư bản diễn ra trong mọi lĩnh vực của đời sống từ ý thức hệ đến đời sống kinh tế chính trị, văn hóa, xã hội Cuộc đấu tranh đó cũng đang diễn ra hết sức gay gắt, phức tạp trong mỗi quốc gia và trên phạm vi toàn thế giới. Trong cuộc đấu tranh đó cán cân vẫn đang tạm nghiêng về phía chủ nghĩa tư bản. Sự thất bại tạm thời của CNXH làm cho cuộc đấu tranh đó đã phức tạp lại càng thêm phức tạp. Đối với các nước tư bản phát triển và chủ nghĩa tư bản thế giới nói chung, thực tế đã cho thấy chủ nghĩa tư bản đang tích tụ ngày càng nhiều, càng gay gắt những mâu thuẫn thuộc về bản chất của nó. Tại đây phong trào đấu tranh của công nhân và nhân
  25. dân lao động đã nổi lên ngày càng sôi nổi mạnh mẽ với mục tiêu chống chủ nghĩa tư bản độc quyền trên các bình diện khác nhau để bảo vệ quyền lợi của mình và xã hội, chống lại những bất công, tội ác, những suy đồi về đạo đức do chủ nghĩa tư bản gây ra, gây sự tác động lớn đến sự vận động kinh tế, chính trị của các nước tư bản chủ nghĩa. Đối với các nước dân tộc chủ nghĩa trong thời đại ngày nay là lúc khẳng định mạnh mẽ ý thức độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, ý thức dân tộc, tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, dân chủ tiến bộ xã hội, bảo vệ môi sinh, môi trường, chống bất bình đẳng giữa các nước phát triển và các nước chậm phát triển. Mỗi phong trào đấu tranh, mỗi cuộc đấu tranh diễn ra ở nơi này, nơi kia, ở phạm vi nhỏ hay phạm vi lớn đều có những lợi ích và mục tiêu khác nhau nhưng nhìn chung xét về mặt khách quan và xu thế phát triển của nó sẽ góp phần làm suy yếu chủ nghĩa tư bản, làm tăng thêm những ảnh hưởng tích cực của CNXH. Dẫu sao các cuộc đấu tranh đó cũng là những bộ phận quan trọng của cách mạng thế giới của quá trình đấu tranh vì những mục tiêu chung của thời đại. Đó là: Hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội b) Thời đại ngày nay còn là thời đại đấu tranh cho hòa bình độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. * Hòa bình: Hòa bình là ước mơ, nguyện vọng lâu đời của nhân loại. Nhưng trong thời đại còn có sự phân chia về giai cấp và đối kháng giai cấp gay gắt như hiện nay thì ước mơ đó không phải bao giờ cũng được thực hiện. Nhất là đối với các dân tộc bị áp bức xâm lược. Bởi vậy, Hòa bình là mục tiêu đầu tiên của tất cả mọi dân tộc trên thế giới. Nó có ý nghĩa cực kỳ quan trọng bởi có hòa bình thì mới có điều kiện để xây dựng, phát triển kinh tế - văn hóa. Nếu hòa bình bị đe dọa thì lòng người không yên, luôn luôn nơm nớp lo sợ không dám làm ăn, sinh sống một cách ổn định. Còn nếu chiến tranh xảy ra thì hòa bình
  26. bị thủ tiêu, xã hội không còn có hòa bình. Khi hòa bình ở nơi nào đó không còn cũng có nghĩa là sự đau thương chết chóc diễn ra ở đó. Đặc biệt là trong bối cảnh chủ nghĩa đế quốc đứng đầu là đế quốc Mỹ còn làm mưa, làm gió trên thế giới. Như Lê nin nói: "Còn đế quốc là còn chiến tranh; chiến tranh là người bạn đường của chủ nghĩa đế quốc. Thực tiễn của hai cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỷ XX do chủ nghĩa đế quốc gây ra rồi những cuộc chiến tranh cục bộ diễn ra ở Việt Nam ở vùng vịnh pếch - xích, ở ápganixtan đều là những cuộc chiến tranh tàn khốc - gây chết chóc cho bao nhiêu người. Chỉ riêng hai cuộc chiến tranh thế giới cũng đã làm cho thế kỷ XX trở thành một thế kỷ đẫm máu. Theo số thống kê, cuộc chiến tranh thế giới lần thứ I (1914 - 1918) lôi kéo 30 nước trên thế giới tham gia chủ yếu diễn ra ở châu Âu, huy động 37 triệu quân đã làm 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương, trong đó 20% là dân thường. Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ II (1939 - 1945) lúc đầu là cuộc chiến tranh đế quốc, sau đó chuyển thành cuộc chiến tranh chống phát - xít (phát - xít Đức, ý, Nhật; các đồng minh: Nga - Mỹ - Anh - Pháp - Trung Quốc) lôi kéo 72 nước của 4 đại lục tham gia, huy động 110 triệu quân chính quy, làm cho 55 triệu người chết, trong đó 50% là dân thường (riêng Liên Xô là 20 triệu, Đức 15 triệu, Ba Lan 6 triệu) số người bị thương lên tới 90 triệu, riêng Liên Xô 35 triệu trong đó có 20 triệu tàn phế suốt đời. Tiếp sau hai cuộc chiến tranh thế giới là cuộc chiến tranh lạnh diễn ra trong 5 thập kỷ là thời kỳ căng thẳng, chạy đua vũ trang lớn nhất trong lịch sử loài người. Nếu tính cuộc chiến tranh lạnh kéo dài từ năm 1945 đến 1986 thì bình quân trên thế giới có 4,3 cuộc xung đột 1 năm. Thế giới trong thời "hậu chiến tranh lạnh" cũng không ổn định, từ năm 1990 đến 1996, bình quân là 13 cuộc xung đột một năm. Tứ 1975 đến 1998, trên thế giới xảy ra 150 cuộc chiến tranh cục bộ đã làm 30 triệu người chết, đặc biệt trong đó có 80% là dân thường. Chỉ chừng ấy số liệu cũng đã nói lên sự tàn khốc của chiến tranh và giá trị của hòa bình. Chứng tỏ chiến tranh là bạn đường của chủ nghĩa đế
  27. quốc - chủ nghĩa đế quốc là kẻ thù của hòa bình. Tuy nhiên ở đây cũng cần phải phân biệt cuộc chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa không được đồng nhất hai loại chiến tranh này, không được cho rằng chiến tranh nào cũng như nhau. Chiến tranh xâm lược do chủ nghĩa đế quốc gây ra là chiến tranh phi nghĩa; còn chiến tranh bảo vệ độc lập dân tộc, bảo vệ hòa bình là chiến tranh chính nghĩa. Từ đó cần phải lên án, ngăn chặn chiến tranh phi nghĩa; ủng hộ, tham gia cuộc chiến tranh chính nghĩa nhằm bảo vệ hòa bình, bảo vệ độc lập tự do cho Tổ quốc, bất luận trong trường hợp nào. Hòa bình luôn luôn là mục tiêu hàng đầu của nhân loại trong thời đại ngày nay. * Độc lập dân tộc: Thế giới chúng ta đang sống là thế giới còn có chủ nghĩa đế quốc, nên cùng với mục tiêu hòa bình là mục tiêu độc lập dân tộc cũng được đặt ra đối với tất cả các nước thuộc mọi chế độ chính trị xã hội khác nhau. - Đối với các nước XHCN, độc lập dân tộc gắn liền với việc giữ vững độc lập về chính trị, giữ vững sự phát triển kinh tế và văn hóa theo định hướng XHCN nhưng mang màu sắc dân tộc mình. - ở các nước tư bản chủ nghĩa, tuy rằng trong thời gian gần đây không còn diễn ra chiến tranh thế giới để chia lại thuộc địa, nhưng mức độ thâm nhập của tư bản nước ngoài vào ngay những nước tư bản phát triển nhất thông qua hoạt động kinh tế đang dẫn tới làm mất chủ quyền của nhiều nước về kinh tế và văn hoá. Hơn nữa trong xu thế quốc tế hoá hiện nay, nhiều bản sắc dân tộc, nhiều truyền thống dân tộc ở ngay cả các nước tư bản cũng đang bị xói mòn. Để chống lại nguy cơ đó trong những năm qua ở các nước tư bản xuất hiện xu hướng tìm cách ngăn chặn sự xâm nhập của nền văn hóa ngoại bang, khôi phục nền văn hóa dân tộc. Đó là điều lý giải vì sao Tổng thống Mỹ Billclintơn đưa ra đề tài lớn là "xây dựng lại gia đình ở nước Mỹ"
  28. làm đề tài vận động tranh cử tổng thống năm 1992. - ở các nước dân tộc chủ nghĩa (các nước đang phát triển) tuy đã thoát khỏi chủ nghĩa thực dân cũ, giành được độc lập dân tộc ở mức độ nhất định trong lĩnh vực chính trị, nhưng vẫn còn bị phụ thuộc nặng nề về kinh tế, văn hóa, tư tưởng. Nên vấn đề độc lập dân tộc càng được đặt ra cấp thiết. Bởi độc lập dân tộc chẳng những bảo vệ chủ quyền dân tộc mà còn mở đường tạo điều kiện cho các dân tộc đi lên CNXH. Vì nếu không gắn với CNXH thì sẽ không có độc lập thật sự sẽ sa vào sự phụ thuộc, khống chế của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc bằng cách này hay cách khác. Đặc biệt là trong thời đại quốc tế hóa và tăng cường tính chỉnh thể của thế giới mục tiêu độc lập dân tộc lại càng quan trọng hơn. Điều đó, một mặt nói lên sự phản ứng lại xu thế biến mất dần ranh giới dân tộc, mặt khác chỉ trên cơ sở độc lập dân tộc mà mỗi dân tộc mới có thể xác lập được vị trí vững chắc của mình trong cộng đồng quốc tế. * Dân chủ: Là mục tiêu đấu tranh chung của tất cả các lực lượng đấu tranh chống áp bức, bóc lột nó vừa gắn với độc lập dân tộc vừa gắn với hòa bình và tiến bộ xã hội. Loài người chỉ có hạnh phúc thực sự khi sống trong một thời đại dân chủ, nếu không có dân chỉ thì không có hòa bình, có độc lập cũng không có hạnh phúc. Một thời đại không có dân chủ thì cũng không có tiến bộ xã hội được. ở thời đại chúng ta, thời đại của sự quốc tế hóa lực lượng sản xuất, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, sự phát triển của đời sống vật chất, tinh thần, sự bùng nổ về thông tin và việc tăng cường giao lưu quốc tế đã dẫn tới việc nâng cao đáng kể nhu cầu dân chủ của nhân dân. Đồng thời cũng là thời đại đang chứng kiến cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra rất sâu sắc trong xã hội. Chính những điều đó nó tác động đến tất cả mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới làm cho mục tiêu dân chủ, yêu cầu dân chủ hóa cũng như phong trào đấu tranh cho dân chủ không phải là cái đặc thù cho một loại hình xã hội nào,
  29. nó trở thành vấn đề có tính thời đại, có tính phổ biến. Tuy vậy cuộc đấu tranh cho mục tiêu dân chủ ở mỗi nước mỗi chế độ chính trị xã hội khác nhau có nội dung, tính chất, hình thức cụ thể không hoàn toàn như nhau. - Đối với các nước tư bản chủ nghĩa cuộc đấu tranh cho dân chủ trước hết và chủ yếu là nhằm mục tiêu thực hiện ngày càng đầy đủ và triệt để những yêu cầu dân sinh, dân chủ. Đấu tranh đòi giai cấp tư sản phải đáp ứng ở mức độ nhất định những quyền lợi thiết thân của người lao động. Củng cố vai trò, vị trí của người lao động trong guồng máy sản xuất, cải thiện đời sống mọi mặt của nhân dân, hạn chế sự bóc lột của các thế lực tư bản độc quyền. Xóa bỏ những đường lối chính sách đối nội, đối ngoại phản động của nhà nước tư bản, xóa bỏ các căn cứ quân sự nước ngoài, đảm bảo các quyền tự do, dân chủ của nhân dân. Điều đó sẽ tạo địa bàn thuận lợi cho sự phát triển của phong trào công nhân để thì hút quãng đại quần chúng nhân dân về phía mình trong cuộc đấu tranh vì CNXH. Trong khi sử dụng nhân tố tích cực của nền dân chủ tư sản, các lực lượng cách mạng ở các nước tư bản chủ nghĩa cần ý thức rằng: Cuộc đấu tranh cho dân chủ chỉ có thể thắng lợi triệt để thông qua cách mạng XHCN, loại bỏ giai cấp tư sản khỏi bộ máy quyền lực chính trị của xã hội. Đó là sự cần thiết và tất yếu của lịch sử. Lê nin viết: "Cần phải biết kết hợp cuộc đấu tranh cho dân chủ với cuộc đấu tranh cho cách mạng XHCN, bắt cái thứ nhất phục tùng cái thứ hai. Tất cả khó khăn là ở đấy, toàn bộ thực chất là ở đấy"1. - Đối với các nước đang phát triển cuộc đấu tranh cho mục tiêu dân chủ trước hết là phải đấu tranh thoát khỏi chủ nghĩa thực dân mới, giành độc lập thật sự cả về chính trị, kinh tế, lẫn văn hóa, tư tưởng. Tiếp đến là phải loại trừ tận gốc những tàn tích của chế độ đẳng cấp phong kiến, khắc phục sự kỳ thị dân tộc, những thiên kiến tôn giáo. 1 V.I. Lê nin toàn tập, Nxb Tiến Bộ. M. 1978, tập 49, tr. 470.
  30. - Đối với các XHCN: Mục tiêu dân chủ rất được coi trọng nên cuộc đấu tranh cho dân chủ thực chất là cuộc đấu tranh để hình thành trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội một nền dân chủ XHCN chân chính. Điều đó chỉ đạt được khi giai cấp công nhân đóng vai trò nòng cốt và giữ vai trò lãnh đạo trong cuộc đấu tranh cho dân chủ. * Tiến bộ xã hội: Tiến bộ xã hội là sự phát triển của xã hội theo hướng đi lên, sự hưng thịnh của xã hội. Tiêu chuẩn của tiến bộ xã hội trước hết là mức phát triển của các lực lượng sản xuất, của chế độ kinh tế, cũng như của những thể chế kiến trúc thượng tầng, của sự phát triển và phổ biến khoa học kỹ thuật và văn hóa, của sự phát triển cá nhân và trình độ phát triển tự do của xã hội. Mặc dù thế giới đang trải qua những bước quanh co, thăng trầm. CNXH đang lâm vào khủng hoảng trầm trọng, song xu thế của thời đại bao giờ cũng đi tới, cũng phát triển. Nên tiến bộ xã hội là mục tiêu chung của thời đại chúng ta. Vì vậy, mọi hoạt động của các dân tộc, quốc gia, thế giới dẫu phải hướng tới mục tiêu chung, là phải góp phần thúc đẩy sự tiến bộ xã hội, nhằm mang lại hạnh phúc thực sự cho con người Tuy vậy trong bối cảnh của thế giới ngày nay cần phải thấy rằng chủ nghĩa tư bản hiện đại đang phát triển, đang nắm ưu thế về vấn đề khoa học kỹ thuật và công nghệ nhưng bản thân chủ nghĩa tư bản vừa chứa đựng những tiến bộ vừa chứa đựng những thoái bộ. Sự tiến bộ đó là sự phát triển của lực lượng sản xuất, của khoa học công nghệ, của cải vật chất, và một số những hiện tượng xã hội khác. Nhưng trong chủ nghĩa tư bản người ta vẫn thấy bóng dáng của những sự thoái bộ đó là sự suy đồi về đạo đức, lối sống, sự áp bức, bóc lột và gây chiến tranh hủy diệt sự sống của con người hủy diệt những giá trị về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên ngay cả lúc đó sự thoái bộ cũng không thể mang tính chất phổ biến, bởi vì khuynh hướng phát triển cơ bản của toàn thể xã hội loài người không phải là sự thoái bộ mà là sự
  31. tiến bộ. Trong trường hợp này biểu hiện ở sự xuất hiện những yếu tố và những tiền đề của một xã hội mới, cũng như trong sự phát triển những mặt cá biệt của đời sống xã hội. Chỉ có dưới CNXH đích thực thì sự tiến bộ xã hội mới được thể hiện đầy đủ hơn, cao hơn và chiếm ưu thế nhiều hơn trên mọi lĩnh vực. CNXH sẽ tự biết khắc phục những thoái bộ trong lòng xã hội tư bản để thúc đẩy lịch sử tiến lên nên có thể coi mục tiêu tiến bộ xã hội đồng nghĩa với CNXH. Vì vậy có lúc người ta có thể gọi mục tiêu này bằng mục tiêu CNXH cũng không có gì khác biệt. Trên cơ sở nhận thức rõ mục tiêu này để các nước, các giai cấp, các tập đoàn xã hội tìm ra được những quy luật, biện pháp hành động phù hợp, đúng đắn nhằm thúc đẩy sự tiến bộ xã hội - sức sống của một xã hội là ở khả năng tiến bộ của nó. c) Việc thực hiện những nội dung trên của thời đại không thế tách rời với cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại tạo ra những tiền đề về vật chất, kỹ thuật ngày càng đầy đủ để chuyển lên CNXH. Cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại là một hiện tượng xã hội phức tạp, một quá trình lịch sử lâu dài. Nó vừa có tính chất toàn cầu, tính chất quốc tế lại vừa có tính chất bao quát, tổng hợp. Điều cốt lõi của cách mạng khoa học kỹ thuật là khoa học phát triển vượt lên trước và biến thành lực lượng sản xuất trực tiếp, còn bản thân sản xuất thì biến thành việc áp dụng một cách triệt để khoa học hiện đại vào các quá trình công nghệ. Các tri thức khoa học được vật chất hóa, được thể hiện trong các yếu tố vật chất của các lực lượng sản xuất (trong kỹ thuật, trong quy trình công nghệ của sản xuất), trong các hình thức tổ thức sản xuất tương ứng. Các tri thức khoa học được sử dụng ngày càng nhiều trong hoạt động của người sản xuất khi họ thực hiện các chức năng lao động; khoa học đóng vai trò cơ sở lý luận của mọi quá trình sản xuất. Cách mạng khoa học kỹ thuật kéo theo sự biến đổi về chất, cơ sở quy trình công nghệ của sản xuất, các công cụ và các
  32. phương tiện lao động, các phương pháp và các đối tượng gia công; nó ảnh hưởng đến việc tổ chức lao động, sản xuất và quản lý, dẫn đến sự biến đổi cơ bản địa vị và vai trò của con người trong quá trình sản xuất; chức năng của những người lao động; nó nói lên bước chuyển từ sự phát triển sản xuất theo chiều rộng sang sự phát triển theo chiều sâu. Sau mấy trăm năm tồn tại trong nền văn minh nông nghiệp và tiếp theo là 300 năm của nền văn minh công nghiệp truyền thống, từ những năm 50 của thế kỷ XX nhân loại bước vào cuộc cách mạng khoa học và công nghệ mới trên mọi lĩnh vực Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật này được chuẩn bị từ cuối chiến tranh thế giới lần thứ hai và bắt đầu diễn ra từ những năm 50 của thế kỷ XX. Trong suốt nửa thế kỷ đó, nhân loại đã chứng kiến những thành tựu kỳ diệu của nó, nổi bật là những thành tựu sau đây: + Thành tựu về năng lượng: Từ việc tìm ra nguồn năng lượng mới - năng lượng hạt nhân của ông bà Quy ri từ năm 1903 - sau đó chúng ta thấy xuất hiện điện nguyên tử, tàn phá bằng nguyên từ phục vụ loài người. Nhưng mặt khác cùng xuất hiện loại bom nguyên từ để hủy diệt loài người mà mở đầu là hai quả bom nguyên tử do Mỹ ném xuống ở Hirôxina và Nagazaki nước Nhật vào tháng 8/1945. Năng lượng hạt nhân còn đang phát triển rất mạnh, người ta còn đang tìm ra khả năng mới của năng lượng có thể bổ sung, thay thế các năng lượng truyền thống mà chúng ta đã từng sử dụng. + Cuộc cách mạng về sinh học có những thành tựu rất lớn. Với việc tách, nối được gen đã mở ra cuộc "cách mạng xanh" "cách mạng trắng", tạo ra những giống mới đã dẫn tới bước phát triển mới về nông nghiệp, góp phần đắc lực vào việc khắc phục khủng hoảng lương thực của thế giới. Và bây giờ, cuối thế kỷ XX khoa học đã giải mã được
  33. gen của loài người - và thực hiện nhân bản gen thành công, chú cừu đô li ra đời. + Trên lĩnh vực y học: các nhà khoa học tiến hành thành công thụ tinh trong ống nghiệm. Đến 1967 đã ghép được tim của con người, chữa được nhiều bệnh hiểm nghèo đối với con người như bệnh lao, phong + Cuộc cách mạng về vật liệu mới: Lịch sử phát triển của lực lượng sản xuất bao giờ cũng đi tìm vật liệu mới để phát triển sản xuất. Nhưng không phải thế kỷ nào cũng tạo ra được vật liệu mới. Từ trước tới nay chúng ta đã trải qua thời kỳ đồ đá, đồ đồng, đồ sắt. Bây giờ có thêm vật liệu mới là chất dẻo, tham gia vào nhiều ngành công nghiệp các ngành kỹ thuật cao, từ sợi dệt đến vật liệu xây dựng, kể cả những tàu lớn đi ra đại dương. Đây là một bước tiến rất lớn trong lịch sử phát triển của lực lượng sản xuất. + Cuộc cách mạng về công nghệ vũ trụ với nhiều thành tựu như phóng vệ tinh nhân tạo năm 1957, sinh vật đầu tiên lên vũ trụ là con chó Laica vào tháng 11/1957, Liên Xô phóng tên lửa lên thăm dò mặt trăng năm 1959. Mỹ đưa con người lên mặt trăng năm 1969 và khám phá sao Hỏa. Rồi công nghệ giao thông với việc sử dụng phổ biến ô tô và máy bay có động cơ từ 1903, khoa học phục vụ y tế phải kể tới việc tìm ra tia Rơn - gen năm 1901, tìm ra kháng sinh năm 1928 + Đặc biệt là cuộc cách mạng thông tin: điện thoại có từ năm 1901, truyền ảnh từ xa 1905. Truyền hình từ xa năm 1914, vô tuyến truyền hình ra đời năm 1926, đến 1951 có vô tuyến truyền hình màu, máy tính ra đời từ năm 1949, hiện nay là máy tính nối mạng. Trước đây người ta tạo ra máy móc để thay thế cho cơ bắp của con người, khi máy tính ra đời nó thay một phần trí tuệ con người. Người ta dự tính năm 2000 có hơn 300 triệu người trên thế giới nối mạng. Cách mạng thông tin làm cho các khu vực trên trái đất xích lại gần nhau,
  34. con người nhanh nhạy hơn, cập nhật hơn, thông minh hơn, xích lại gần nhau hơn và làm cho thế giới đường như nhỏ bé hơn. Những thành tựu trên đã chứng tỏ cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão mà những thế kỷ trước chưa có được, những thành tựu ấy được áp dụng vào mọi mặt của đời sống xã hội - đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất làm tăng năng suất chất lượng và hiệu quả của quá trình sản xuất. Nên chỉ trong một thời gian ngắn dưới sự tác động của khoa học kỹ thuật lượng của cải của xã hội tăng lên nhiều lần so với hàng trăm năm trước nó có thể tạo ra những của cải, những nguồn nguyên liệu không có sẵn trong tự nhiên, hoặc tự nhiên đó cạn kiệt. Vì thế trong thời đại ngày nay những yếu tố như rừng vàng, biển bạc, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn lao động dồi dào tuy cũng vần cần thiết nhưng không còn là yếu tố quyết định sự giàu có và phát triển của một đất nước, của thời đại mà yếu tố quyết định đó phải là khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại, mà nước Nhật là một ví dụ rất điển hình, bởi như chúng ta biết: Nước Nhật không giàu về tài nguyên lại hay bị động đất, núi lửa. Mặt khác trong chiến tranh thế giới lần thứ hai Nhật phải gánh chịu hậu quả rất nặng nề của hai quả bom nguyên tử. Nhưng sau đó nhờ có tiến công vào khoa học kỹ thuật mà nước Nhật trở nên giàu có, phát triển như hiện nay. Cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ cũng tác động sâu sắc tới con người, tới sự thay đổi của cơ cấu xã hội. Nếu trong nền văn minh công nghiệp, con người dùng cơ bắp để điều khiển máy móc thì trong nền văn minh tin học, máy móc chủ yếu được điều khiển bằng trí tuệ. Để đáp ứng đòi hỏi khách quan đó, trình độ trí tuệ của người lao động đã được phát triển vượt bậc. Sự thay đổi cơ cấu lao động cơ bắp và lao động trí tuệ trong việc làm ra sản phẩm cũng dẫn tới sự thay đổi cơ cấu giá trị của sản phẩm, trong đó hàm lượng chất xám ngày càng tăng lên. Cơ cấu xã hội của người lao động cũng có khuynh hướng biến đổi tương ứng, số công nhân truyền thống (áo xanh - lao động chủ yếu bằng cơ bắp) giảm xuống. Số công nhân áo trắng (chủ
  35. yếu lao động bằng trí tuệ) tăng lên; có nơi công nhân được tri thức hóa này chiếm tới một nửa đến hai phần ba lực lượng sản xuất lao động xã hội. Tuy có sự khác nhau ở mỗi nước nhưng cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật - công nghệ hiện đại đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, nó tác động toàn diện và sâu sắc tới bộ mặt của thời đại, tới mọi mặt của đời sống xã hội kể cả đời sống vật chất lẫn đời sống tinh thần. Trí thức khoa học xâm nhập vào mọi mặt của đời sống nhân loại và trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp đúng như lời dự báo của Mác. Hơn nữa cách mạng khoa học và công nghệ đã dẫn tới bước phát triển nhảy vọt chưa từng có của lực lượng sản xuất nếu tính đến lúc loài người bước vào cuộc cách mạng công nghiệp (l740) lực lượng sản xuất của thế giới là một lần thì đến năm 1970 tăng 1000 lần. So với năm 1970, lực lượng sản xuất của thế giới năm 1990 đã tăng lên gấp đôi (2000 lần). Sự phát triển của khoa học - công nghệ và những thành tựu của nó là những điều rất kỳ diệu, nó làm cho con người và xã hội ngày càng văn minh ngày càng phát triển, nó làm biến đổi bộ mặt nhân loại và thời đại nếu biết sử dụng những thành tựu đó vì sự sống vì hạnh phúc của con người. Ngược lại không biết sử dụng nó, hoặc sử dụng nó vào những mục đích sai trái, đen tối thì nó lại trở thành có hại thậm chí là vô nhân đạo. Ví dụ: Việc tìm ra năng lượng hạt nhân nếu để thay thế năng lượng tự nhiên thì có lợi về kinh tế nhưng nếu đem chế tạo vũ khí hạt nhân để giết người hàng loạt là vô nhân đạo. Việc nhân bản gen là thành tựu vĩ đại về mặt khoa học. Thành tựu đó áp dụng ở vật để tăng nguồn thực phẩm cho con người là có giá trị rất lớn nhưng nếu áp dụng ở người là phản nhân đạo. Bởi nó làm mất đi hạnh phúc đích thực của con người và những cặp vợ chồng, mặt khác trong khi sinh sản theo quy luật tự nhiên dẫu đã thực hiện kế hoạch hóa gia đình mà dân số vẫn tăng quá nhanh dẫn tới sự bùng nổ
  36. dân số ghê gớm. Vốn dĩ áp dụng nhân bản gen ở người thì con người ở đâu cho hết. Nên sau khi các nhà khoa học công bố sự thành công của công trình này thì lập tức thế giới phải triệu tập Hội nghị cấp cao để cấm việc nhân bản gen ở người. Vì vậy trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển càng đòi hỏi phải gắn với đạo đức. Mỗi khi khoa học - công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, lực lượng sản xuất hàng đầu thì lực lượng sản xuất mới cực kỳ to lớn và siêu đẳng về chất ấy đang thúc đẩy xã hội loài người tiến sang một thời kỳ mới - mà người ta gọi đó là nền kinh tế tri thức. Vậy kinh tế tri thức là gì? Khái niệm "kinh tế tri thức" là một khái niệm còn quá mới mẻ, không chỉ riêng ở Việt Nam. Đây là vấn đề đã được các học giả trong và ngoài nước đề cập tới trong nhiều tài liệu nghiên cứu, nhiều bài viết đăng tải trên các sách báo tạp chí nhưng chưa có một định nghĩa chính xác được chấp nhận chung về nền kinh tế trí thức. Có thể dẫn ra một số khái niệm như sau: - Kinh tế tri thức là kinh tế dựa trên trí thức hoặc kinh tế được tri thức dắt dẫn. - Kinh tế tri thức là một dạng hình kinh tế trong đó việc sáng tạo trong quá trình tạo ra của cải nâng cao chất lượng cuộc sống. Hoặc cũng có thể định nghĩa giản đơn như tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đã đưa ra năm l996: Kinh tế tri thức là kinh tế trong đó tri thức đóng vai trò then chốt đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của loài người. ở nước ta gần đây Giáo sư, Viện sỹ Đặng Hữu đưa ra khái niệm: Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống.
  37. Kinh tế trí thức xuất hiện vào thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX, là sản phẩm mới cực kỳ quan trọng, có thể nói là hết sức cơ bản của thời đại thông tin, là nền kinh tế của hiện tại và tương lai. Nến kinh tế tri thức không còn chỉ là một thuật ngữ có tính học thuật mà đã thực sự trở thành một mục tiêu then chốt trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của nhiều quốc gia trong thời đại chúng ta. Nền kinh tế này tạo ra những biến đổi to lớn trong mọi mặt hoạt động của con người và xã hội, đó là cơ sở hạ tầng mới của xã hội mới - xã hội thông tin. Khác hẳn nền kinh tế sức người và nền kinh tế tài nguyên trong xã hội nông nghiệp và xã hội công nghiệp, nền kinh tế tri thức là nền kinh tế dựa trên công nghệ cao. Đó là đặc trưng nổi bật nhất của nền kinh tế tri thức. Theo nhiều nhà nghiên cứu, với nền kinh tế trí thức các mũi nhọn của nó là thông tin, sinh học, vật liệu cao và năng lượng mới. Khi đi vào kinh tế tri thức thì yếu tố trí tuệ của con người là cực kỳ quan trọng như Giáo sư, Viện sĩ Đặng Hữu viết: "Các ngành sản xuất và dịch vụ mới do công nghệ tạo ra như các dịch vụ khoa học công nghệ, các dịch vụ tin học, các ngành công nghiệp công nghệ cao được gọi là ngành kinh tế trí thức. Các ngành truyền thống như công nghiệp, nông nghiệp nếu được cải tạo bằng công nghệ cao, mà giá trị do tri thức mới, công nghệ mới đem lại chiếm trên hai phần ba tổng giá trị thì những ngành ấy cũng là ngành kinh tế trí thức. Nền kinh tế gồm chủ yếu các ngành kinh tế trí thức gọi là nền kinh tế trí thức"1. Như vậy trong nền kinh tế trí thức vẫn còn nông nghiệp và công nghiệp nhưng hai ngành này chiếm tỷ lệ thấp. Cũng như trong nền kinh tế công nghiệp vẫn còn nông nghiệp nhưng nông nghiệp nhỏ bé. Kinh tế trí thức đã làm cho tri thức vượt qua các nhân tố sản xuất truyền thống là vốn và sức lao động để trở thành nhân tố sản xuất quan trọng nhất đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội 1 Cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại và sự xuất hiện nền kinh tế trí thức - do GS. VS Đặng Hữu chủ biên. Hà Nội, 1999, bản thảo, r. 32.
  38. của các quốc gia. Thế giới đang chuyển biến từ các nền kinh tế dựa trên bắp thịt và tiền vốn sang các nền kinh tế dựa trên trí não. Với sự xuất hiện của nền kinh tế tri thức, cơ cấu kinh tế - xã hội toàn cầu đang đúng trước sự thay đổi sâu sắc và bất ngờ nhất. Các lý thuyết kinh tế truyền thống về tăng trưởng, về lợi thế cạnh tranh, về cạnh tranh hoàn hảo, về bàn tay vô hình của sức mạnh thị trường, về "sự phá hủy sáng tạo" đều cần phải sửa đổi phù hợp với các đặc điểm mới của nền kinh tế trí thức. Các nguồn lực truyền thống của sản xuất và tăng trưởng như đất đai, lao động, vốn, và cả chính sách tài khóa, tiền tệ cũng đang giảm dần tầm quan trọng trong khi tri thức, tức là khả năng sáng tạo, phân phối và khai thác thông tin, kiến thức khoa học và công nghệ đang trở thành nhân tố so sánh lớn nhất quyết định sức mạnh cạnh tranh của mỗi quốc gia mỗi doanh nghiệp trong thị trường toàn cầu. Mặc dù nền kinh tế thế giới vẫn là một nền kinh tế thị trường, nhưng bản chất của nó đã thay đổi một cách cơ bản. Tuy nó vẫn mang tính chất "tư bản" nhưng giờ đây "chủ nghĩa tư bản thông tin" đã thống trị. Các ông vua thép là những người "siêu giàu" của chủ nghĩa tư bản thế kỷ XIX, còn những người "siêu giàu" của thế giới ngày nay là những nhà chế tạo máy vi tính, các phần mềm, chủ các hãng viễn thông, phát thanh, truyền hình. Nghiên cứu về nền kinh tế trí thức cần chú ý những đặc trưng chủ yếu của nó. Theo GS.VS Đặng Hữu có mười điểm, xin lược trích mười điểm đó như sau: - Một là, sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế: Dưới sự tác động của nền kinh tế trí thức trong 15 năm qua các nền kinh tế phát triển trên thế giới đã có những chuyển đổi to lớn, sâu sắc về cơ cấu kinh tế, về cách thức và các quy tắc hoạt động; đang phát triển nhanh các ngành kinh tế dựa vào tri thức, các ý tưởng. Đổi mới và công nghệ là chìa khóa cho việc tạo ra việc làm mới và nâng cao chất lượng cuộc sống. Nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, dịch chuyển nhanh cơ cấu. Nhưng
  39. đây cũng là nền kinh tế mang tính rủi ro và không ngừng thay đổi, luôn đặt ra nhiều thách thức mới. Vì vậy có người gọi là xã hội rủi ro. - Hai là, sản xuất công nghệ trở thành loại hình sản xuất quan trọng nhất, tiên tiến nhất, tiêu biểu nhất của nền sản xuất tương lai. Các ngành kinh tế tri thức đều phải dựa vào công nghệ mới và phát triển. Các doanh nghiệp đều có sản xuất công nghệ, đồng thời có nhiều doanh nghiệp chuyên sản xuất công nghệ, có thể gọi là "doanh nghiệp tri thức" trong đó khoa học và sản xuất được nhất thể hóa không còn phân biệt phòng thí nghiệm với công xưởng; những người làm việc trong đó là những công nhân tri thức; họ vừa nghiên cứu vừa sản xuất. Trong những thập kỷ gần đây, trên thế giới các khu công nghệ phát triển rất nhanh. Đó là một cách tổ chức để đi nhanh vào kinh tế tri thức. Vì nền sản xuất dựa vào công nghệ cao tiêu hao ít nguyên liệu, năng lượng, thải ra ít phế thải cho nên trong nền kinh tế tri thức có thể thực hiện được sản xuất sạch, không gây ô nhiễm môi trường. Nền kinh tế trí thức là nền kinh tế phát triển bền vững. Vì sản xuất công nghệ có ý nghĩa to lớn như thế nên người ta chạy đua vào đầu tư mạo hiểm, tức đầu tư cho nghiên cứu, triển khai nhằm tạo ra công nghệ mới và đó là nguồn gốc sự làm giàu lên rất nhanh chóng của các doanh nghiệp tri thức. - Ba là, công nghệ thông tin là nhân lõi của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, nó phản ánh giai đoạn mới về chất của sản xuất trong đó hàm lượng trí tuệ là thành phần chủ yếu trong sản phẩm. Việc ứng dụng công nghệ thông tin rộng rãi trong mọi lĩnh vực và thiết lập mạng thông tin đa phương tiện phủ khắp nước nối với hầu hết các tổ chức, các gia đình. Thông tin trở thành tài nguyên quan trọng nhất. Mọi người đều có nhu cầu thông tin và được truy nhập vào các kho thông tin cần thiết cho mình. Mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội đều có tác động của công nghệ thông tin để nâng cao năng suất,
  40. chất lượng, hiệu quả. Nên nhiều người gọi nền kinh tế tri thức là nền kinh tế số hay kinh tế mạng. - Bốn là, xã hội thông tin thúc đẩy sự dân chủ hóa. Trong nền kinh tế tri thức, thông tin đến với mọi người, mọi nhà, mọi nơi, làm cho mọi người dễ dàng nắm bắt được những thông tin cần thiết. Người dân nào cũng có thể được thông tin kịp thời về các quyết định của cơ quan nhà nước hoặc tổ chức có liên quan đến họ. Nhờ có thông tin nên khi chuẩn bị các quyết định, các chính sách, pháp luật cơ quan nhà nước rất dễ dàng thuận tiện lấy được ý kiến nhân dân, nguyện vọng nhân dân. Từ đó mà dân chủ hóa các hoạt động và tổ chức điều hành trong xã hội được mở rộng. Vì vậy công nghệ thông tin thúc đẩy sự phát triển dân chủ. Có dân chủ mới phát huy được khả năng sáng tạo của con người, khơi dậy sự năng động, tích cực của mọi người. - Năm là, các doanh nghiệp vừa cạnh tranh vừa hợp tác để phát triển. Trong nền kinh tế tri thức, vì nảy sinh nhiều công nghệ mới nên làm xuất hiện nhiều công ty mới. Sự ra đời của các công ty mới dựa trên công nghệ mới đã thành công hơn, lớn mạnh hơn thì các công ty khác tìm cách sát nhập vào hoặc chuyển hướng khác ngay nếu không muốn bị phá sản. Để tăng sức mạnh của các công ty phải hợp tác với nhau, phải "mua" nhau để thành công ty lớn. Mặt khác các công ty khổng lồ chia ra các công ty con trên khắp thế giới và công ty con được quyền chủ động nhiều hơn để có thể linh hoạt, thích nghi với sự đổi mới. Cho nên mua bán để hợp nhất thành công ty khổng lồ mà thực tế thì lại là sự chia nhỏ. - Sáu là, xã hội thông tin là xã hội học tập. Trong xã hội đó giáo dục rất phát triển. Mọi người đều học tập, học thường xuyên, suốt đời, học ở trường học ở trên mạng để trau dồi trí tuệ. Không học tập thường xuyên thì không phát triển được nền kinh tế trí thức. Mọi người thường xuyên được bổ sung kiến thức mới thích ứng được với nền kinh tế tri thức. Với sự bùng nổ thông tin và sự luôn đổi mới kiến
  41. thức làm cho mô hình giáo dục truyền thống (đào tạo xong rồi ra làm việc) là không còn phù hợp mà phải đào tạo cơ bản, ra làm việc lại được tiếp tục đào tạo, vừa đào tạo vừa làm việc. Muốn vậy hệ thống giáo dục phải đảm bảo cho việc học của mọi người ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào. Trong đó mạng thông tin có ý nghĩa rất quan trọng, nên đầu tư cho giáo dục phải cao hơn những loại đầu tư khác. - Bảy là, vốn quý nhất trong nền kinh tế trí thức là tri thức. Trí thức là nguồn lực hàng đầu tạo sự tăng trưởng không phải như các nguồn lực khác bị mất đi khi sử dụng. Tri thức và thông tin có thể được chia sẻ, và trên thực tế lại tăng lên khi sử dụng. Vì thế quyền sở hữu đối với tri thức trở thành quan trọng nhất hơn cả vốn, tài nguyên, đất đai. Ai chiếm hữu và sử dụng được nhiều tài sản trí tuệ người đó sẽ thành công. Nên ngày nay người ta đặt ra vấn đề quyền sở hữu trí tuệ và được thể chế bằng pháp luật. - Tám là, sự sáng tạo, đổi mới thường xuyên là động lực chủ yếu nhất thúc đẩy sự phát triển. Trong thời đại ngày nay, chúng ta đang chứng kiến công nghệ đổi mới rất nhanh, vòng đời công nghệ rất ngắn. Quá trình từ lúc ra đời, phát triển rồi tiêu vong của một lĩnh vực sản xuất hay một công nghệ chỉ mấy năm, thậm chí mấy tháng. Các doanh nghiệp muốn trụ được và phát triển thì phải luôn luôn đổi mới công nghệ và sản phẩm. Sáng tạo là linh hồn của sự đổi mới. Trước đây người ta hay chọn những công nghệ đã chín muồi để đưa vào sản xuất, còn bây giờ người ta phải tìm và chọn các công nghệ mới nảy sinh, mới nhất. Bởi cái chín muồi là cái sắp sửa tiêu vong. - Chín là, Nền kinh tế tri thức là sự thách thức đối với văn hóa. Trong nền kinh tế này, văn hóa có điều kiện phát triển nhanh và văn hóa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Do bùng nổ thông tin, bùng nổ tri thức nên trình độ nền văn hóa được nâng cao. Nội dung và các hình thức hoạt động văn hóa được phong phú, đa dạng. Kéo theo là nhu cầu thưởng thức văn hóa của người dân cũng lên cao. Giao lưu văn hóa cũng hết sức thuận lợi, tạo điều kiện cho
  42. các nền văn hóa cũng hết sức thuận lợi, tạo điều kiện cho các nền văn hóa có thể tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại để xây dựng và phát triển nền văn hóa của mình. Nhưng mặt khác các nền văn hóa cũng đang đứng trước những thách thức rất lớn của sự pha tạp, lai căng, dễ bị mất bản sắc dễ bị các loại văn hóa độc hại tấn công phá hoại mà rất khó ngăn chặn được. Do đó nhiệm vụ giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc trở nên cấp thiết, nặng nề. Muốn vậy, phải tăng cường giáo dục truyền thống phát huy các giá trị truyền thống, xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. - Mười là, Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế toàn cầu. Thị trường là sản phẩm mang tính toàn cầu. Một sản phẩm được sản xuất ra sẽ nhanh chóng có mặt khắp nơi trên thế giới. Rất ít các sản phẩm do một nước làm ra, mà phần lớn là kết quả của sự tập hợp các phần việc được thực hiện từ nhiều nơi trên thế giới kết quả của công ty ảo, xí nghiệp ảo, làm việc từ xa Quá trình toàn cầu hóa cũng là quá trình chuyển sang nền kinh tế trí thức. Toàn cầu hóa và kinh tế tri thức thúc đẩy nhau, hòa quyện với nhau, là hai anh em sinh đôi của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại. Toàn cấu hóa một mặt tạo thuận lợi cho sự phát triển nhanh kinh tế tri thức ở các nước, nhưng đồng thời cũng đặt nhiều thách thức, rủi ro1. Tuy vậy, một số nhà nghiên cứu còn băn khoăn rằng: chúng ta vẫn chưa hoàn toàn hiểu rõ cơ chế thông qua đó tri thức hoạt động với tư cách như là một nguồn lực kinh tế, chúng ta vẫn chưa có đủ thực tế để hình thành một lý thuyết và kiểm định nó. Tất cả còn ở phía trước. Kinh tế tri thức đang và sẽ là đề tài hấp dẫn lôi cuốn sự chú ý, nghiên cứu của nhiều người trong thời đại chúng ta. * Cách mạng khoa học - công nghệ không chỉ đưa đến nền kinh tế tri thức mà sự biến đổi của lực lượng sản xuất còn tất yếu đòi hỏi phải có một quan hệ sản xuất mới phù hợp với nó. Tình hình đó dẫn đến 1 Kinh tế tri thức - GS.VS Đặng Hữu - Tạp chí công tác khoa giáo tháng 7/2000, tr. 3 - 6.
  43. cái gọi là toàn cầu hóa kinh tế thế giới. Khái niệm "toàn cầu hóa" cũng được xuất hiện vào những thập niên gần đây, thu hút được sự chú ý đặc biệt của đông đảo các nhà nghiên cứu. Nhưng những cuộc tranh luận, những bài nghiên cứu về toàn cầu hóa hiện nay có thể được coi là còn rất trừu tượng và chưa hoàn toàn có sức thuyết phục. Có thể quan niệm rằng: Toàn cầu hóa kinh tế dưới sự tác động của quốc tế hóa sản xuất và cách mạng khoa học kỹ thuật không ngừng phát triển, tính dựa dẫm vào nhau, bổ sung cho nhau của nền kinh tế các nước này ngày càng gia tăng, yếu tố cản trở sản xuất đang ngày càng mất đi bởi tự do lưu thông toàn cầu. Toàn cầu hóa khác với quốc tế hóa ở chỗ trong quốc tế hóa chủ yếu là nói tới sự lan rộng toàn cầu về không gian, còn trong toàn cầu hóa là nói về vừa lan rộng trong không gian (toàn thế giới) vừa đồng bộ trong thời gian. - Toàn cầu hóa yêu cầu giao tiếp phải xảy ra trực tuyến và thực tế là tức thời đối với bất kỳ vị trí nào trên hành tinh. Không thể có toàn cầu hóa nếu không có điều kiện này mà thị trường quốc tế hóa chưa có. Như vậy trong thị trường toàn cầu hóa, yếu tố thời gian trở thành một lực lượng tự nhiên thực sự được đưa vào quá trình kinh doanh trực tiếp tham gia tạo ra giá trị. Nói một cách khác, toàn cầu hóa là một giải pháp về quan hệ sản xuất để phù hợp với lực lượng sản xuất thời gian ở bậc thang vi mô (cỡ microsec - một phần triệu giây và nanosec - một phần tỷ giây) vì thời gian có chiều từ quá khứ đến tương lai nên lực lượng sản xuất thời gian không chỉ đặc trưng bằng lượng thời gian mà còn bởi thời điểm và trật tự thời gian như sự cố Y2k là liên quan đến yếu tố trật tự của thời gian. - Toàn cầu hóa kinh tế là kết quả phát triển cao độ quốc tế hóa sản xuất và phân công quốc tế. Tiến hành toàn cầu hóa kinh tế xuất hiện và phát triển cùng với thị trường thế giới. Đặc biệt là sau những
  44. năm 80 của thế kỷ XX nó được phát triển nhanh chóng và sẽ là xu thế quan trọng nhất phát triển kinh tế thế giới trong thế kỷ XXI. - Toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế khách quan. Bởi vì ngay trong "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản" Mác và Ăng ghen đã dự báo quốc tế hóa sản xuất và thương mại. "Đại công nghiệp hóa tạo ra thị trường thế giới - thay cho tình trạng cô lập trước kia của các địa phương và dân tộc tự cung, tự cấp ta thấy phát triển những quan hệ phổ biến, sự phụ thuộc phổ biến giữa các dân tộc". Và trong thực tế nó là kết quả phát triển tất yếu, nhanh chóng của lực lượng sản xuất dưới sự tác động của cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại chứ không phải do giai cấp này hay thế lực kia có thể tự mình sáng tạo ra toàn cầu hóa theo ý muốn chủ quan mà chính những điều kiện kinh tế - kỹ thuật nhất định đã quốc tế hóa các quan hệ kinh tế phát triển đến đỉnh cao là toàn cầu hóa. Đảng ta nhận định đây là một xu thế khách quan và cuốn hút ngày càng nhiều nước tham gia. Bởi thời đại chúng ta đang sống không còn là thời đại tư bản chủ nghĩa trước đây mà đã là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới mà trên thực tế lực lượng tham gia và thúc đẩy toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế không chỉ có các nước tư bản phát triển mà bao gồm 3 loại nước tham gia với hàng trăm dân tộc và nhà nước khác nhau, đó là : + Các nước tư bản phát triển + Các nước dân tộc chủ nghĩa vừa thoát khỏi ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân. + Các nước phát triển theo định hướng XHCN. Vì thế tổ chức thương mại thế giới (WTO) có 136 nước thành viên, 25 nước nộp đơn xin tham gia, trong đó có Việt Nam. Hiện nay, trong khuôn khổ WTO chiếm tới 90% thương mại xuất nhập khẩu của thế giới. ở trong một xu thế khách quan, với sự cuốn hút rộng rãi như thế, nếu ta không chủ động tham gia thì sẽ bị phân biệt đối xử, sẽ khó
  45. khăn trong việc phát triển kinh tế. Tuy vậy, với phương thức sản xuất riêng của từng nước; mang tính đặc thù quốc gia, các nước tham gia toàn cầu hóa đều đeo đuổi những mục tiêu, những ý đồ khác nhau, thậm chí đối lập nhau: + Đối với các nước tư bản phát triển cao không chỉ theo đuổi mục tiêu lợi nhuận mà quan trọng hơn là nhằm chi phối khống chế thị trường thế giới; cải biến kinh tế các nước khác theo quỹ đạo của mình. + Đối với các nước dân tộc chủ nghĩa tận dụng xu thế toàn cầu hóa và tham gia hội nhập quốc tế để có điều kiện để xây dựng nền kinh tế quốc gia tự chủ. + Đối với các nước theo định hướng XHCN vận dụng xu thế toàn cầu hóa và chủ trương hội nhập quốc tế để tranh thủ những khả năng có lợi trên thị trường thế giới, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế theo định hướng XHCN; không chỉ chống nguy cơ tụt hậu xa hơn mà còn nhằm thu hẹp khoảng cách về tiềm lực kinh tế so với các nước khác. Từ đó hình thành những cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các loại thế lực, báo hiệu những khả năng biến đổi sẽ tiếp tục diễn ra trong toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Trong bối cảnh rất đa dạng, không thuần nhất bao trùm khắp toàn cầu cần nhìn thấy những nội dung mới trong kinh tế thế giới không chỉ về mặt lực lượng sản xuất và khoa học - công nghệ mà cả về quan hệ tương tác giữa các nền kinh tế quốc gia, nhất là về sức mạnh vươn lên một cách nổi bật của các nước chậm phát triển, hứa hẹn những nhân tố tích cực trên thương trường quốc tế. Như vậy toàn cầu hóa chẳng những là quy luật khách quan (mà lâu nay người ta hay nhấn mạnh ý này), mà toàn cầu hóa còn mang tính chủ quan đó là những quan điểm nhận thức, cách thức, biện pháp thực hiện. Do đó Đảng ta nêu quan điểm "Xây dựng một nền kinh tế mở" "đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới" "tích cực và chủ động thâm nhập và mở rộng thị trường quốc tế". Với tinh
  46. thần chủ động hội nhập quốc tế nhưng không nôn nóng chắc chắn chúng ta sẽ có thế và lực mới để phát triển. - Toàn cầu hóa kinh tế vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực: + Về mặt tích cực: Điều nổi bật là toàn cầu hóa kinh tế đã làm thay đổi bộ mặt toàn thế giới tạo ra những bước phát triển nhảy vọt, cụ thể là: * Lực lượng sản xuất vươn mạnh ra ngoài biên giới quốc gia cùng nhiều công nghệ hiện đại, nhất là cuộc cách mạng thông tin đã tạo nên mạng thông tin liên hoàn toàn cầu cùng với những tiến bộ mới trong giao thông vận tải đã góp phần làm cho giá thành sản phẩm thuyên giảm, năng suất hiệu quả tăng cao, giao lưu thuận tiện, rút ngắn thời gian giao tiếp giữa các vùng lãnh thổ trên thế giới. * Sự phân công lao động quốc tế phát triển chưa từng có trong lịch sử vừa phổ cập trên diện rộng vừa phát triển theo chiều sâu. * Thị trường được mở rộng, mức độ liên kết, thống nhất của thị trường thế giới được tăng cường: Không còn hiện tượng tách rời thị trường XHCN với thị trường tư bản chủ nghĩa. Các cường quốc công nghiệp không còn phân chia thị trường thế giới thành những vùng ảnh hưởng rõ rệt của riêng từng nước, các công ty đa quốc gia phát triển nhanh chóng trong cùng một lúc thâm nhập thị trường nhiều nước. Sự giao lưu hàng hóa được thông thoáng hơn, hàng rào thuế quan và phi thuế quan thuyên giảm, nhờ đó trao đổi hàng hóa tăng mạnh, có lợi cho sự phát triển của các nước. * Quy mô lưu động vốn quốc tế lớn chưa từng thấy, dòng vốn cũng vượt qua biên giới quốc gia, nhiều hình thức đầu tư, hợp tác sản xuất, góp phần điều hòa nguồn vốn theo lợi thế so sánh, giúp các nước tiếp cận được nguồn vốn, công nghệ từ bên ngoài để phát triển. * Những thành tựu của khoa học và công nghệ được chuyển giao nhanh chóng, ứng dụng rộng rãi - Từ đó các nước đi sau trong sự phát triển kinh tế có điều kiện tiếp cận với chúng để phát triển.
  47. * Tốc độ tăng trưởng mậu dịch thế giới vượt xa tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của thế giới đã tăng từ 50 tỷ USD trong đầu những năm 50 lên tới 5100 tỷ USD năm 1999. Số liệu thống kê nhiều năm cho thấy tốc độ tăng trưởng mậu dịch thế giới tăng bình quân 1 đến 1,5 lần so với tốc độ tăng trưởng kinh tế và trong thời gian nhất định nào đó còn cao hơn nhiều. Điều đó chứng tỏ, một phần lớn GDP của các nước phải được các nước thu mua lại mới có thể thực hiện được giá trị của nó. Đây là kết quả của phân công quốc tế không ngừng sâu sắc, cũng là tiêu chí quan trọng của toàn cầu hóa. * Về mặt chính trị: Quá trình toàn cầu hóa gia tăng tính tùy thuộc lẫn nhau có lợi cho cuộc đấu tranh cho hòa bình, hợp tác và phát triển vì ngay sự phát triển của các nước công nghiệp, phát triển tùy thuộc đáng kể vào các nước đang phát triển. Qua những phương tiện hiện đại, những thành tựu văn hóa cũng được chuyển tải nhanh chóng hơn. + Về mặt tiêu cực: Toàn cầu hóa cũng không ít những tác động tiêu cực do trong buổi đầu lịch sử cũng như suốt quá trình về sau, chủ nghĩa tư bản vì mục tiêu lợi nhuận đã nhanh chóng nắm bắt, lợi dụng những thành tựu mới về kinh tế - kỹ thuật, thúc đẩy xu hướng quốc tế hóa các hoạt động kinh tế, đồng thời choàng lên nó những nhân tố tiêu cực, làm vẫn đục không gian kinh tế toàn cầu. Phải kể đến những tiêu cực sau: * Về kinh tế: ỷ thế sức mạnh kinh tế và khoa học kỹ thuật, với bản chất vốn có của giai cấp tư sản, các nước lớn, nhất là nước tư bản phát triển cao nhất đang khống chế các tổ chức kinh tế toàn cầu (IM. WB, WTO) áp đặt những qui chế và phương thức hoạt động không bình đẳng, gây thiệt hại cho các nước chậm phát triển. Tạo ra tình trạng thất nghiệp, phân hóa giàu nghèo ngày càng nghiêm trọng uy hiếp chủ quyền quốc gia các dân tộc chậm phát triển. Đặc biệt là các nước đang phát triển gặp phải các thách thức sau:
  48. Các nước đang phát triển phải chịu sự ràng buộc và hạn chế của các quy tắc kinh tế quốc tế chủ yếu do các nước phương Tây đặt ra, do đó phải trả giá nhất định. Tuy nhiên sự nguy hiểm này có thể từng bước giảm dần vì tỷ lệ các nước đang phát triển trở thành thành viên của (WTO) ngày càng đông và hiện nay đã chiếm 3/4 số thành viên trong tổ chức này và tỷ trọng của các nước đang phát triển trong nền kinh tế thế giới cũng tăng lên một cách ổn định, do đó tiếng nói của họ cũng lớn hơn trong việc đề ra những quy tắc kinh tế quốc tế. Sự lệ thuộc của nền kinh tế quốc dân vào buôn bán nước ngoài càng lớn sẽ làm cho các nước đang phát triển dễ dàng bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn kinh tế của các nước khác. Nhanh chóng mở rộng thị trường trong nước làm cho hàng hóa bên ngoài tràn vào, các ngành công nghiệp truyền thống của các nước đang phát triển bị tác động mạnh. Sự nguy hiểm về tiền tệ. Do sự tác động nhanh giữa các nền kinh tế thế giới, sự gia tăng vốn nhàn rỗi và việc lạm dụng các công cụ như tỷ lệ lãi suất, tỷ giá hối đoái, thị trường cổ phiếu, tiền tệ, làm cho các nước đang phát triển, trong một thời gian ngắn nổ ra cuộc khủng hoảng tiền tệ giống như khủng hoảng tiền tệ ở Mêhicô, ở Thái Lan. Vốn đầu tư nước ngoài không chỉ có ảnh hưởng tích cực đối với các nước đang phát triển mà còn xuất hiện một số ảnh hưởng tiêu cực như: buộc các nước thu hút được đầu tư phải tăng lượng tiền phát hành để đổi ngoại tệ làm chính sách tiền tệ của các nước đang phát triển bị rối ren dẫn tới tình trạng lạm phát mang tính "nhập khẩu". Trong tình hình này, việc nâng cao tỷ lệ lãi suất và thắt chặt tiền tệ để ngăn chặn lạm phát gia tăng làm cho các doanh nghiệp của nước đó khó vay được vốn của ngân hàng và từ đó rơi vào tình trạng khó khăn do thiếu vốn. Các khoản vốn mà các nước phát triển dành cho các nước đang phát triển chưa chắc đã phù hợp với chính sách ngành nghề của các nước được nhận vốn, thậm chí còn dẫn tới tình trạng đầu tư trùng lặp, vay vốn nước ngoài sẽ làm cho các nước đang phát triển
  49. đứng trước nguy cơ về thanh toán nợ, thất thoát vốn. Hơn nữa còn phải hứng chịu một số ngành công nghiệp tiêu hao nhiều năng lượng, gây ô nhiễm nặng đưa vào các nước đang phát triển sẽ làm nẩy sinh vấn đề môi trường, đồng thời làm cho tình trạng thiếu tài nguyên thêm trầm trọng, tăng mức độ khó khăn trong việc cải cách cơ cấu ngành nghề sau này của nước đó. Toàn cầu hóa kinh tế cho phép các nước đang phát triển có thể lợi dụng các ưu thế như lương cao, thiết bị nghiên cứu khoa học tốt và môi trường công tác thuận lợi để thu hút nhân tài từ các nước đang phát triển. Nhưng các nước đang phát triển lại không thể không đưa ra giá cao để thu hút nhân tài từ bên ngoài, như vậy các nước đang phát triển bị tổn thất hai lần. * Về mặt văn hóa - xã hội: Bên cạnh tiêu cực về mặt kinh tế thì toàn cầu hóa còn có tác động tiêu cực về mặt văn hóa - xã hội như xuất hiện những tội phạm xuyên quốc gia, truyền bá nền văn hóa phi nhân bản không lành mạnh làm băng hoại các giá trị đạo đức xâm hại bản sắc văn hóa của các dân tộc Như vậy, toàn cầu hóa là một quá trình rất phức tạp vừa có cơ hội vừa có thách thức rất lớn. Tổng kết của UNDP cho rằng từ khi diễn ra quá trình toàn cầu hóa đến nay trên thế giới có 10 nước giàu lên nhưng 130 nước nghèo đi, trong đó có 60 nước GDP đầu người thấp hơn trước khi tham gia toàn cầu hóa. Tổng kết những nước vay nợ để phát triển cho thấy, chưa đến 10% số nước có khả năng trả được nợ, số còn lại biến thành con nợ lưu cữu. Dự thảo báo cáo chính trị của Trung ương tại Đại hội IX nhận định: "Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan ngày càng có nhiều nước tham gia, đang bị một số nước phát triển và các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh". Do đó dưới tác động của xu thế toàn cầu hóa, xuất hiện nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, là hoạt động của các quốc gia về mở rộng
  50. hợp tác kinh tế nhưng không chỉ bằng các quan hệ giao dịch song phương mà bằng cả những hình thức cao hơn là xây dựng các tổ chức kinh tế khu vực và toàn cầu. Ngày nay nhiều vấn đề kinh tế xã hội, môi trường, chỉ riêng mỗi quốc gia dù là quốc gia lớn mạnh nhất cũng không thể giải quyết được mà đòi hỏi phải có sự liên kết của nhiều nước. Như lời của thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ đã nói: "Nền kinh tế của Trung Quốc sẽ không phát triển được nếu không có châu á. Và sự thịnh vượng kinh tế của châu á sẽ không được tạo ra nếu không có Trung Quốc". Chứng tỏ thực hiện hội nhập quốc tế đã trở thành nhu cầu cấp thiết của mọi quốc gia nhằm tận dụng các mặt lợi thế của toàn cầu hóa, động thời qua hoạt động thực tế, mặc nhiên góp phần thúc đẩy và làm phong phú nội dung cơ bản của xu thế này. Vì thế đối với đất nước Việt Nam, với tầm nhìn chiến lược, Đại hội VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định "Xây dựng một nền kinh tế mở", "Đẩy nhanh quá trình hội nhập". Tóm lại: Sự phát triển của khoa học và công nghệ trong thời đại ngày nay đặc biệt là vào cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI đã thâm nhập vào mọi mặt của đời sống xã hội và trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Nó vừa có những thuận lợi vừa có khó khăn, vừa tạo ra thời cơ vừa đặt ra những thách thức gay gắt. Nếu nước nào nắm bắt và ứng dụng được những thành tựu của nó thì đó là thời cơ để rút ngắn quá trình phát triển của mỗi quốc gia. Ngược lại nếu nước nào không nắm bắt và ứng dụng được thì sẽ rơi vào nguy cơ tụt hậu, nghèo nàn, chậm phát triển. Việc tránh được nguy cơ, nắm bắt được thời cơ hay không là tùy thuộc vào nhân tố chủ quan của mỗi nước. Chỉ trên cơ sở nền kinh tế tri thức và toàn cầu hóa kinh tế do khoa học công nghệ mang lại mới tạo ra được những tiền đề vật chất, kỹ thuật ngày càng đầy đủ cho việc chuyển lên CNXH. Hiện nay đã có trên 20% dân số thế giới đang xây dựng xã hội quá độ lên CNXH. Sang thế kỷ XXI quá trình quá độ này có thể sẽ bột phát lan rộng, vì mâu thuẫn của các đặc
  51. trưng của kinh tế tri thức với các tính chất đặc hữu của các phạm trù cơ bản của kinh tế thị trường như hàng hóa, giá trị, tư bản đang ngày càng gay gắt. Toàn cầu hóa cũng không thể khắc phục tận gốc các mâu thuẫn và khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản, cũng không thể nào cứu vãn nỗi số phận của chủ nghĩa tư bản. Đồng thời trong các nước phát triển phương Tây vẫn tích tụ các nhân tố CNXH và các hình thức quá độ lên CNXH. Sản xuất xã hội mở rộng đòi hỏi giai cấp tư sản phải không ngừng điều chỉnh quan hệ sản xuất để hòa hoãn mâu thuẫn xã hội, từ đó tạo tiền đề vật chất cho CNXH. Đặc biệt là sự bất lực của chủ nghĩa tư bản trước các vấn đề nghiêm trọng của nhân loại như phân cực giàu nghèo, khủng bố và chiến tranh, môi trường suy thoái và biến đổi khí hậu toàn cầu tất yếu sẽ dẫn đến sự phủ định chế độ xã hội tư bản đưa loài người quá độ lên CNXH. Từ đó chúng ta có thể mạnh dạn đưa ra những điểm dự báo về sự tiến triển của thời đại ở thế kỷ XXI như sau: Thứ nhất, đó là một thế kỷ khoa học công nghệ phát triển nhảy vọt - thế kỷ XX đã phát triển nhảy vọt, thế kỷ XXI lại càng nhảy vọt hơn. Trong đó kinh tế tri thức có vai trò ngày càng quan trọng. Thứ hai, toàn cầu hóa là một xu thế khách quan ngày càng có nhiều nước tham gia nhưng phải hạn chế mặt tiêu cực của nó. Thứ ba, những mâu thuẫn cơ bản của thời đại vẫn tồn tại và phát triển. Thứ tư, Chủ nghĩa tư bản đang nắm ưu thế về vốn, khoa học, về công nghệ nhưng không thể khắc phục được những vấn đề xã hội do bản chất của chủ nghĩa tư bản, dù nó có nhiều điều chỉnh. Nếu lịch sử thế giới diễn ra đúng như vậy nó càng khẳng định nội dung của thời đại ngày nay là không thể đảo ngược là quy luật tất yếu của xã hội loài người. Cách mạng thế giới đang trong quá trình vận động và phát triển, sẽ còn những điều bất ngờ và tình huống khó lường - kể cả thuận lợi
  52. và bất lợi. Nhưng dẫu có vận động thế nào thì chắc chắn nội dung cơ bản của thời đại vẫn không có gì thay đổi, vẫn là sự quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên CNXH, là sự đấu tranh cho hòa bình độc lập dân tộc, dân chủ và CNXH trên phạm vi toàn thế giới. Trong trường học cách mạng rộng lớn đó giai cấp công nhân và chính Đảng của nó cần phải trưởng thành nhanh chóng và đường lối chính trị vững vàng, đúng đắn thì mới tập hợp được mọi lực lượng xã hội tham gia đấu tranh nhằm hiện thực hóa nội dung và mục tiêu của thời đại. 4. Đặc điểm và những mâu thuẫn cơ bản của thời đại ngày nay. Thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên CNXH là thời đại đan xen giữa chủ nghĩa tư bản và CNXH, là cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc của nhân dân các nước vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội đang diễn ra gay go phức tạp. CNXH đang gặp phải những khó khăn thử thách, đang khủng hoảng trầm trọng. Lịch sử thế giới đang trải qua những bước quanh co nhưng CNXH nhất định sẽ thắng lợi. Tính chất và đặc điểm đó của thời đại được biểu hiện qua những mâu thuẫn cơ bản của nó. Khi nói về mâu thuẫn của thời đại chúng ta không thể phủ nhận rằng thời đại ngày nay đang chứa trong lòng nó vô vàn các mâu thuẫn không thể kể hết được từng mâu thuẫn. Bởi thế giới chúng ta đang sống hết sức đa dạng, phong phú và phức tạp. Do vậy trên quan điểm nghiên cứu có tính khái quát chúng ta chỉ có thể phân thành các nhóm mâu thuẫn nội tại sau đây: a) Nhóm mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa xã hội. Đây là nhóm mâu thuẫn cơ bản, nổi cộm nhất của thời đại ngày nay. Nó xuyên suốt thời đại từ khi Cách mạng Tháng Mười Nga thành công cho đến lúc CNXH và chủ nghĩa cộng sản được thiết lập trên phạm vi toàn thế giới, chủ nghĩa tư bản bị hoàn toàn thủ tiêu.
  53. Sở dĩ đây là mâu thuẫn cơ bản nhất vì: + Mâu thuẫn này không chỉ là mâu thuẫn trực tiếp giữa các nước tư bản chủ nghĩa và các nước XHCN mà xét về mặt khuynh hướng vận động và phát triển mâu thuẫn đó còn là kết quả vận động khách quan của mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản, giữa các dân tộc bị áp bức dưới các hình thức chủ nghĩa thực dân cũ trước đây, chủ nghĩa thực dân mới ngày nay với chủ nghĩa đế quốc. Ngay cả các nước đang thực hiện bước quá độ lên CNXH, đang xây dựng xã hội - xã hội chủ nghĩa cũng đang chịu tác động của mâu thuẫn này. + Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản và CNXH là mâu thuẫn cơ bản nhất còn là vì sự vận động và giải quyết mâu thuẫn này có ảnh hướng mang tính chi phối tới sự vận động và giải quyết các mâu thuẫn khác của thời đại. Song việc giải quyết mâu thuẫn cơ bản nhất đó không thể tách rời cũng không thể đi vượt trước so với việc giải quyết các mâu thuẫn khác của thời đại. Trong sự đan xen tác động tương hỗ với nhau, việc giải quyết những mâu thuẫn khác của thời đại lại có ý nghĩa tạo tiền đề và điều kiện để giải quyết dần từng bước mâu thuẫn cơ bản nhất nêu trên. Thực tiễn lịch sử từ sau Cách mạng Tháng Mười Nga đến nay đã khẳng định sự tồn tại của mâu thuẫn này. Đó là sự can thiệp vũ trang của các nước đế quốc đối với nhân dân Nga, là sự bao vây và phá hoại Liên - xô trước đây, là cuộc tiến công của chủ nghĩa phát-xít Đức hòng tiêu diệt Liên Xô, là việc tiến hành chiến tranh lạnh và "âm mưu diễn biến hòa bình" nhằm làm suy yếu và tiến tới làm sụp đổ Liên xô. Là cuộc chiến tranh của các thế lực đế quốc chống lại nhân dân Triều Tiên. Là cuộc chiến tranh xâm lược đẫm máu mấy chục năm trời đối với đất nước và nhân dân Việt Nam rồi tiếp đến là sự bao vây, cấm vận trong thời gian dài đối với Việt Nam, Cu Ba, mới đây Mỹ lại đưa ra