Chuyên đề Đánh giá hiệu quả tài chính các dự án - Nguyễn Tấn Bình

ppt 67 trang hapham 1410
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Đánh giá hiệu quả tài chính các dự án - Nguyễn Tấn Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptchuyen_de_danh_gia_hieu_qua_tai_chinh_cac_du_an_nguyen_tan_b.ppt

Nội dung text: Chuyên đề Đánh giá hiệu quả tài chính các dự án - Nguyễn Tấn Bình

  1. Khóa bồi dưỡng kiến thức Chuyên đề nghiệp vụ định giá xây dựng Đánh giá hiệu quả tài chính các dự án Nguyễn Tấn Bình
  2. Các nội dung § Căn bản về giá trị tiền tệ § Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính các dự án § Kỹ thuật phân tích định lượng rủi ro üHướng dẫn trên Excel Nguyễn Tấn Bình Valuation-2
  3. Phần 1 Khóa bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ định giá xây dựng Căn bản về giá trị tiền tệ Nguyễn Tấn Bình Valuation-3
  4. Căn bản về giá trị tiền tệ § Giá trị tương lai § Giá trị hiện tại § Dòng tiền § Dòng tiền đều § Dòng tiền vĩnh viễn § Lạm phát và giá trị tiền tệ Nguyễn Tấn Bình Valuation-4
  5. Giá trị tương lai (FV) Giá trị tương lai – Số tiền gốc cộng với tiền lãi trong tương lai. Lãi đơn – Lãi chỉ tính trên vốn gốc. Lãi kép – Lãi tính trên lãi. Nguyễn Tấn Bình Valuation-5
  6. Giá trị tương lai (FV) Ví dụ lãi đơn: Tính lãi cho số tiền gốc 100 (đơn vị tiền) với lãi suất 10% năm, thời gian 3 năm. Tiền lãi mỗi năm = Tiền gốc x Lãi suất = 100 x 10% = 10 Nguyễn Tấn Bình Valuation-6
  7. Giá trị tương lai (FV) Ví dụ lãi đơn: Tính lãi cho số tiền gốc 100 (đơn vị tiền) với lãi suất 10% năm, thời gian 3 năm. (tiếp theo) Hiện tại Tương lai Năm 1 2 3 Tiền lãi 10 10 10 Giá trị 100 110 120 130 Giá trị đến cuối năm 3 = 130 Nguyễn Tấn Bình Valuation-7
  8. Giá trị tương lai (FV) Ví dụ lãi kép: Tính lãi cho số tiền gốc 100 (đơn vị tiền) với lãi suất 10% năm, thời gian 3 năm. Tiền lãi mỗi năm = Tích luỹ cuối kỳ trước x Lãi suất Nguyễn Tấn Bình Valuation-8
  9. Giá trị tương lai (FV) Ví dụ lãi kép: Tính lãi cho số tiền gốc 100 (đơn vị tiền) với lãi suất 10% năm, thời gian 3 năm. Hiện tại Tương lai Năm 1 2 3 Tiền lãi 10 11 12 Giá trị 100 110 121 133 Giá trị đến cuối năm 3 = 133 Nguyễn Tấn Bình Valuation-9
  10. Giá trị tương lai (FV) Ví dụ: FV của 1 đồng sau 3 năm (n=3) là bao nhiêu với lãi suất 10% năm (r=10%) tính theo lãi kép? Nguyễn Tấn Bình Valuation-10
  11. Giá trị tương lai (FV) Ví dụ: FV của 100 (đơn vị tiền) sau 3 năm (n=3) là bao nhiêu với lãi suất 10% năm (r=10%) tính theo lãi kép? Nguyễn Tấn Bình Valuation-11
  12. Giá trị tương lai với lãi kép Nguyễn Tấn Bình Valuation-12
  13. Giá trị hiện tại (PV) Từ công thức FV của 1 đồng Ta có công thức PV của 1 đồng Nguyễn Tấn Bình Valuation-13
  14. Giá trị hiện tại (PV) Ví dụ: PV của 1,33 đồng sẽ nhận sau 3 năm (n=3) là bao nhiêu với suất chiết khấu (lãi suất) 10% năm (r=10%) tính theo lãi kép? Nguyễn Tấn Bình Valuation-14
  15. Giá trị hiện tại (PV) Ví dụ Dự án đặt mua một hệ thống lạnh cho cao ốc đang xây với giá 1.331 đô-la sẽ giao vào 3 năm sau. Ngay bây giờ, phải để dành (hoặc mua một chứng chỉ tiền gửi) bao nhiêu nếu lãi suất là 10%? Nguyễn Tấn Bình Valuation-15
  16. Giá trị hiện tại với lãi kép Nguyễn Tấn Bình Valuation-16
  17. Giá trị hiện tại của dòng tiền Ví dụ: Cửa hàng xe hơi cho bạn 2 lựa chọn trả tiền mua xe: Cách 1: Trả một lần khi mua: 31.000 USD Cách 2: Trả khi mua: 15.000; sau 1 năm: 10.000; sau 2 năm: 10.000 USD. Cách nào được bạn chọn, nếu cơ hội sinh lời của bạn là 20%? Nguyễn Tấn Bình Valuation-17
  18. Giá trị hiện tại của dòng tiền Ví dụ: Cửa hàng xe hơi cho bạn 2 lựa chọn trả tiền mua xe: Cách 1: Trả một lần khi mua: 31.000 USD Cách 2: Trả khi mua: 15.000; sau 1 năm: 10.000; sau 2 năm: 10.000 USD. Cách nào được bạn chọn, nếu cơ hội sinh lời của bạn là 20%? Tổng PV = 30.278 Nguyễn Tấn Bình Valuation-18
  19. Vĩnh viễn và đều nhau Dòng tiền vĩnh viễn Một chuỗi dòng tiền không bao giờ có giới hạn cuối cùng. Dòng tiền đều (A) Một loạt dòng tiền bằng nhau, có thời hạn xác định. Nguyễn Tấn Bình Valuation-19
  20. Vĩnh viễn và đều nhau PV của dòng tiền đều nhau và vĩnh viễn: A: số tiều đều r: suất chiết khấu Nguyễn Tấn Bình Valuation-20
  21. Vĩnh viễn và đều nhau Ví dụ: Xác định rằng Công trình du lịch sinh thái biển Bãi Thơm – Phú Quốc mà bạn đang chuẩn bị mua lại (và tiếp tục hoạt động) sẽ có dòng tiền thu ròng ổn định hằng năm là 1.000 USD. Nếu cơ hội sinh lời đồng vốn của bạn là 10% năm, bạn sẽ trả giá mua bao nhiêu? Nguyễn Tấn Bình Valuation-21
  22. Vĩnh viễn và đều nhau Ví dụ: Xác định rằng Công trình du lịch sinh thái biển Bãi Thơm – Phú Quốc mà bạn đang chuẩn bị mua lại (và tiếp tục hoạt động) sẽ có dòng tiền thu ròng ổn định hằng năm là 1.000 USD. Nếu cơ hội sinh lời đồng vốn của bạn là 10% năm, bạn sẽ trả giá mua bao nhiêu? Giá của Công trình: A: 1.000 r: 10% Nguyễn Tấn Bình Valuation-22
  23. Vĩnh viễn và đều nhau Ví dụ: Giá căn hộ bán trả ngay 100.000 USD; do bán chậm, Công ty địa ốc quyết định bán trả góp hằng năm trong vòng 40 năm (coi như là vĩnh viễn)? Nếu lãi suất mà Ngân hàng cho vay là 10% năm thì mỗi lần (năm) khách hàng trả bao nhiêu? Nguyễn Tấn Bình Valuation-23
  24. Đều nhau, có thời hạn n Công thức PV: A: số tiền đều r: lãi suất n: số kỳ Nguyễn Tấn Bình Valuation-24
  25. Đều nhau, có thời hạn n Ví dụ: PV của loạt tiền đều nhau là 1.000 USD với thời gian 3 năm, lãi suất 10% năm là bao nhiêu? Nguyễn Tấn Bình Valuation-25
  26. Đều nhau, có thời hạn n Công thức FV: A: số tiền đều r: lãi suất n: số kỳ Nguyễn Tấn Bình Valuation-26
  27. Đều nhau, có thời hạn n Ví dụ: FV của loạt tiền đều nhau là 1.000 USD với thời gian 3 năm, lãi suất 10% năm là bao nhiêu? Nguyễn Tấn Bình Valuation-27
  28. Lạm phát Lạm phát – Tỉ lệ tăng giá. Lãi suất danh nghĩa – Lãi suất đã đưa vào yếu tố lạm phát. Nó thường là lãi suất nhìn thấy (hay công bố). Lãi suất thực – Lãi suất không mang yếu tố lạm phát hoặc đã “khử lạm phát” (deinflation). Nguyễn Tấn Bình Valuation-28
  29. Lạm phát Trong đó: rR: Lãi suất thực rN: Lãi suất danh nghĩa g: tỉ lệ (tốc độ) lạm phát Có thể tính xấp xỉ: rR= rN - g Nguyễn Tấn Bình Valuation-29
  30. Lạm phát Ví dụ: Nếu lãi suất trái phiếu chính phủ trả 11% mà tỉ lệ lạm phát 10% thì lãi suất thực sẽ là bao nhiêu? Tính xấp xỉ: rR= 11% - 10% = 1% Nguyễn Tấn Bình Valuation-30
  31. Lạm phát Ví dụ (tiếp theo): Nếu lãi suất trái phiếu chính phủ trả 10% mà tỉ lệ lạm phát cũng 10% thì lãi suất thực sẽ là bao nhiêu? Tính xấp xỉ: rR= 10% - 10% = 0% Nhà đầu tư (chứng khoán) sẽ ứng xử như thế nào đây? Nguyễn Tấn Bình Valuation-31
  32. Phần 2 Khóa bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ định giá xây dựng Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả Nguyễn Tấn Bình Valuation-32
  33. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả § Giá trị hiện tại ròng (NPV) § Suất sinh lời nội tại (IRR) § Khả năng sinh lời (PI) Nguyễn Tấn Bình Valuation-33
  34. Giá trị hiện tại ròng Ví dụ: Mua căn hộ để cho thuê Anh Thanh, giảng viên đại học muốn kiếm thêm thu nhập, đang xem xét mua căn hộ ở ngoại thành Sài Gòn để cho thuê, sau đó bán. Dữ liệu như sau. Giá mua căn hộ (Năm 0, tức đầu năm 1): 3.000 triệu đồng Tiền cho thuê thu vào cuối năm trong 3 năm như sau: Ü Năm 1: 400 triệu đồng Ü Năm 2: 400 triệu đồng Ü Năm 3: 400 triệu đồng Sau 3 năm, dự kiến bán lại căn hộ bằng giá mua ban đầu, tức 3.000 triệu đồng. Nếu cơ hội sinh lời của đồng tiền anh Thanh hiện nay là 20% năm thì dự án này có nên đầu tư hay không? Nguyễn Tấn Bình Valuation-34
  35. Giá trị hiện tại ròng Trước hết, lập ngân lưu dự án như sau: Năm 0 1 2 3 Ngân lưu ròng (3.000) 400 400 3.400 Bà Ngoại thẩm định Ngoại nói rằng, dự án là rất có hiệu quả. Cụ thể: Ü Dòng thu: 4.200 triệu đồng (= 400 + 400 + 3.400 triệu đồng) Ü Dòng chi: 3.000 triệu đồng Ü “Lãi” ròng: 1.200 triệu đồng Ü Thực hiện dự án, anh Thanh sẽ “giàu có hơn” 1.200 triệu đồng. Bà Ngoại khuyên nên làm vì dự án đã mang lại một “tỉ suất lợi nhuận” hay “suất sinh lời trên vốn đầu tư” là 40% (= 1.200/3.000 triệu đồng). Nguyễn Tấn Bình Valuation-35
  36. Giá trị hiện tại ròng Vẫn ngân lưu dự án như cũ: Năm 0 1 2 3 Ngân lưu ròng (3.000) 400 400 3.400 Chúng ta thẩm định Thẩm định của chúng ta chỉ khác với Bà Ngoại ở chỗ tiền tê có tính thời gian. Mọi dòng tiền (dòng thu, dòng chi) của dự án đều được tính về giá trị hiện tại (PV: Present value). Giá trị hiện tại dòng thu: 1 Ü PV1 = 400/(1+20%) = 333 triệu đồng 2 Ü PV2 = 400/(1+20%) = 278 triệu đồng 3 Ü PV3 = 3.400/(1+20%) = 1.968 triệu đồng Cộng PV dòng thu = 2.579 triệu đồng Giá trị hiện tại dòng chi: 0 Ü PV0= 3.000/(1+20%) = 3.000 triệu đồng Vậy, giá trị hiện tại ròng (NPV: Net Present Value): Ü NPV = 2.579 – 3.000 = - 421 triệu đồng Ü NPV < 0; Kết luận dự án không đáng giá. (Nếu thực hiện dự án, chủ đầu tư sẽ “nghèo đi” 421 triệu đồng). Nguyễn Tấn Bình Valuation-36
  37. Cẩn thận với khái niệm “tổng vốn đầu tư” Lưu ý rằng, khoản đầu tư 3.000 triệu đồng theo ví dụ trên đây được chi 1 lần tại cuối năm 0, tức đầu năm 1. Và gần như nó đã được đưa vào sử dụng ngay sau đó. Nhưng nếu “tổng vốn đầu tư” 3.000 triệu đồng được chia ra 2 lần, cụ thể: năm 0: 200 triệu đồng; năm 1: 2.800 triệu đồng. Giá trị hiện tại của dòng chi bây giờ đã khác: 0 1 Ü PV0 + PV1 = [-200/(1+20%) ] + [-2800/(1+20%) ] = - 2.533 triệu đồng Và, giá trị hiện tại ròng lúc này là: Ü NPV = 2.579 - 2.533 = 46 triệu đồng NPV > 0; Kết luận dự án đáng giá. Các nhà đầu tư có thấy, “sai con toán, bán con trâu” hay không? Nguyễn Tấn Bình Valuation-37
  38. Suất sinh lời nội bộ Theo truyền thống cũng không cần định nghĩa hay công thức rắc rối về IRR[1], việc đó không phải của các giám đốc hay nhà đầu tư ít thời gian. Để hiểu về IRR, hãy hiểu qua điều dễ hiểu sau đây. Ví dụ: Ü Đầu năm bỏ ra 100 triệu đồng để đầu tư; Cuối năm mang về 120 triệu đồng; Suất sinh lời[2] của đầu tư này là bao nhiêu? Trả lời: Ü (120-100)/100 = 20%. Đó chính là IRR. Chỉ có điều, dự án có nhiều năm hơn thì “rắc rối” hơn mà thôi[3]. [1] Internal Rate of Return. [2] Có một thuật ngữ có lẽ quen với ta hơn, đó là “tỉ suất lợi nhuận”. [3] Xem thêm “Toán tài chính ứng dụng”, cùng một tác giả. Nguyễn Tấn Bình Valuation-38
  39. Suất sinh lời nội bộ Nôm na, IRR là suất sinh lời của chính dự án đó mang lại. Với IRR, giá trị hiện tại của dòng thu trừ (-) giá trị hiện tại của dòng chi bằng 0, tức NPV = 0. Thử chứng minh điều này với ví dụ dễ hiểu trên đây như sau: Ü NPV = [-100/(1+IRR)0] + [120/(1+IRR)1] = 0 Giải phương trình, ta có: Ü IRR = 20% Trở lại với dự án đầu tư căn hộ của anh Thanh trên đây. (Dùng hàm IRR trên Excel) ta tính được: Ü IRR = 13% Ü Kết luận: anh Thanh mong muốn (đòi hỏi, yêu cầu) là 20% (ký hiệu là r) nhưng dự án chỉ cho 13% (IRR). Ü IRR < r; kết luận: dự án không đáng giá. Nguyễn Tấn Bình Valuation-39
  40. Tóm tắt quan hệ NPV và IRR Quan hệ giữa NPV và IRR được phát biểu như sau: ÜVới một dự án bình thường (dòng ngân lưu bình thường “âm trước, dương sau”) cả 2 chỉ tiêu NPV và IRR cho cùng một kết luận mà không mâu thuẩn nhau. Tóm tắt mối quan hệ giữa NPV và IRR: ÜNPV > 0 IRR > r ÜNPV < 0 IRR < r ÜNPV = 0 IRR = r Nguyễn Tấn Bình Valuation-40
  41. Tóm tắt quan hệ NPV và IRR Ví dụ dự án mua căn hộ của anh Thanh: IRR Nguyễn Tấn Bình Valuation-41
  42. Khả năng sinh lời Khả năng sinh lời[1], còn gọi là “lợi ích trên chi phí”[2]. Chỉ tiêu này đo lường khả năng tạo lợi nhuận của dự án bằng cách so sánh thu nhập với đầu tư, cụ thể so sánh giá trị hiện tại dòng thu với giá trị hiện tại dòng chi. Công thức: Ü Khả năng sinh lời (PI) = [Giá trị hiện tại dòng thu] / [Giá trị hiện tại dòng chi]. Với dự án đầu tư căn hộ của anh Thanh: Ü Khả năng sinh lời (PI) = 2.579/3.000 = 0,86 PI < 1; kết luận: dự án không đáng giá. Kết luận này thống nhất với chỉ tiêu NPV NPV = 2.579 – 3.000 = - 421 triệu đồng < 0. [1] Profitability Index – PI. [2] Benefit/Cost – B/C. Nguyễn Tấn Bình Valuation-42
  43. Tóm tắt quan hệ NPV và PI ÜVới NPV là bài toán trừ giữa giá trị hiện tại của dòng thu (-) giá trị hiện tại của dòng chi. Trong khi đó, đối với PI là bài toán chia. Do đó, mối quan hệ có thể tóm tắt: ÜNPV > 0 PI > 1 ÜNPV < 0 PI < 1 ÜNPV = 0 PI = 1 Nguyễn Tấn Bình Valuation-43
  44. Phần 3 Khóa bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ định giá xây dựng Kỹ thuật phân tích rủi ro Nguyễn Tấn Bình Valuation-44
  45. Kỹ thuật phân tích rủi ro § Tại sao phải phân tích rủi ro? § Phân tích tất định ü Phân tích độ nhạy ü Phân tích tình huống § Phân tích điểm hoà vốn ü Theo kế toán (lợi nhuận) ü Theo giá trị (NPV) § Phân tích bất định ü Mô phỏng hay xác suất § Phân tích rủi ro trên Excel Nguyễn Tấn Bình Valuation-45
  46. Tại sao phải phân tích rủi ro? Các vấn đề rắc rối trong thẩm định: ♥ Sự tin cậy của các dự báo ♣ Tranh cãi về lãi suất (suất chiết khấu) ♠ Lựa chọn chỉ tiêu thẩm định C Vì vậy, cần thiết phải phân tích rủi ro. Nguyễn Tấn Bình Valuation-46
  47. Cách thức đo lường rủi ro § Phân tích độ nhạy – Phân tích tác động đến kết quả dự án khi thay đổi: doanh thu, chi phí, lạm phát, và những thứ khác. ü Độ nhạy một chiều: cho 1 biến thay đổi ü Độ nhạy hai chiều: cho 2 biến thay đổi cùng lúc § Phân tích tình huống – Phân tích kết quả dự án khi một “tổ hợp” các yếu tố (tình huống) thay đổi. § Phân tích điểm hoà vốn – Phân tích quy mô (khối lượng hoặc doanh thu) cần thiết để đạt điểm hoà vốn. ü Hòa vốn theo quan điểm kế toán (dựa trên lợi nhuận) ü Hòa vốn theo quan điểm giá trị (dựa trên NPV) § Phân tích mô phỏng – Ước tính xác suất của các kết quả dự án. Nguyễn Tấn Bình Valuation-47
  48. Phân tích độ nhạy Ví dụ: Dự án cho thuê xe trộn bê tông Tôi mua một xe trộn bê tông, cho Công trình du lịch Bãi Thơm thuê. Để tiện quản lý, tôi khoán cho tài xế ăn chia theo tỉ lệ 7/3, tức anh ta sẽ hưởng 30% doanh thu. Và để tài xế ra sức bảo quản xe, tôi cam kết sau 5 năm sẽ bán thanh lý rẻ cho anh ta. Số liệu dự án được tập hợp ở bảng sau. Nguyễn Tấn Bình Valuation-48
  49. Phân tích độ nhạy Số liệu dự báo của dự án: Đầu tư, năm 0 (mua xe) 25.000 Vòng đời tài sản (năm) 10 Giá trị thanh lý (sau 5 năm) 5.000 Áp dụng khấu hao đều, mỗi năm 2.500 Doanh thu tháng 1.500 Số tháng hoạt động 12 Tỉ lệ chi phí biến đổi 30% Chi phí cố định năm 100 Thuế suất thuế thu nhập 28% Chi phí sử dụng vốn, r 10% Nguyễn Tấn Bình Valuation-49
  50. Phân tích độ nhạy Lập báo cáo ngân lưu (dòng tiền) và đánh giá dự án Năm 0 1 2 3 4 5 Đầu tư (25.000) Doanh thu 18.000 18.000 18.000 18.000 18.000 Chi phí biến đổi (30%) 5.400 5.400 5.400 5.400 5.400 Chi phí cố định 100 100 100 100 100 Khấu hao (=25.000/10 năm) 2.500 2.500 2.500 2.500 2.500 Lợi nhuận trước thuế 10.000 10.000 10.000 10.000 10.000 Thuế (28%) 2.800 2.800 2.800 2.800 2.800 Lợi nhuận ròng 7.200 7.200 7.200 7.200 7.200 Ngân lưu (dòng tiền) từ hoạt động 9.700 9.700 9.700 9.700 9.700 Thanh lý 5.000 Ngân lưu ròng (25.000) 9.700 9.700 9.700 9.700 14.700 PV dòng thu hoạt động 36.771 PV dòng thu thanh lý 3.105 PV dòng chi đầu tư (25.000) NPV 14.875 Nguyễn Tấn Bình Valuation-50
  51. Phân tích độ nhạy Phân tích độ nhạy một chiều (lần lượt với một biến rủi ro) Doanh thu: 14.000 16.000 18.000 20.000 22.000 NPV=14.875 7.233 11.054 14.875 18.696 22.517 Chi phí biến đổi: 3.600 4.500 5.400 6.300 7.200 NPV=14.875 19.788 17.332 14.875 12.419 9.962 Chi phí đầu tư: (15.000) (20.000) (25.000) (30.000) (35.000) NPV=14.875 24.875 19.875 14.875 9.875 4.875 Nguyễn Tấn Bình Valuation-51
  52. Phân tích độ nhạy Phân tích độ nhạy hai chiều, lần lượt với “một cặp” biến rủi ro. Ví dụ: Doanh thu (đặt theo hàng); Đầu tư (đặt theo cột). 14.875 14.000 16.000 18.000 20.000 22.000 15.000 16.172 19.993 23.814 27.635 31.456 20.000 11.702 15.523 19.345 23.166 26.987 25.000 7.233 11.054 14.875 18.696 22.517 30.000 2.764 6.585 10.406 14.227 18.048 35.000 (1.706) 2.116 5.937 9.758 13.579 40.000 (6.175) (2.354) 1.467 5.288 9.110 Kết quả NPV bảng trên ứng với từng cặp doanh thu và đầu tư; Chẳng hạn: § Nếu doanh thu là 18.000 và đầu tư là 25.000, thì NPV là 14.875 đô-la; § Nếu đầu tư đã tăng lên 40.000, mà doanh thu lại giảm xuống đến 16.000 thì NPV sẽ là: - 2.354 đô-la. Nguyễn Tấn Bình Valuation-52
  53. Phân tích tình huống Đặt các tình huống (kịch bản) Tổ hợp các biến/ tình huống: Xấu Kỳ vọng Tốt Đầu tư 30.000 25.000 20.000 Doanh thu 14.000 18.000 22.000 Tỉ lệ chi phí biến đổi 40,0% 30,0% 20,0% Chi phí cố định 120 100 80 Nguyễn Tấn Bình Valuation-53
  54. Phân tích tình huống - Xấu Năm 0 Năm 1-5 Đầu tư (30.000) Doanh thu 14.000 Chi phí biến đổi (40%) 5.600 Chi phí cố định 120 Khấu hao (=30.000/10 năm) 3.000 Lợi nhuận trước thuế 5.280 Thuế (28%) 1.478 Lợi nhuận ròng 3.802 Ngân lưu từ hoạt động (=3.802 + 3.000) 6.802 Ngân lưu ròng (30.000) 6.802 PV dòng thu hoạt động 25.783 PV dòng thu thanh lý 3.105 PV dòng chi đầu tư (30.000) NPV (1.112) Nguyễn Tấn Bình Valuation-54
  55. Phân tích tình huống - Tốt Năm 0 Năm 1-5 Đầu tư (20.000) Doanh thu 22.000 Chi phí biến đổi (20%) 4.400 Chi phí cố định 80 Khấu hao (=20.000/10 năm) 2.000 Lợi nhuận trước thuế 15.520 Thuế (28%) 4.346 Lợi nhuận ròng 11.174 Ngân lưu từ hoạt động (=11.174+2.000) 13.174 Ngân lưu ròng (20.000) 13.174 PV dòng thu hoạt động 49.941 PV dòng thu thanh lý 3.105 PV dòng chi đầu tư (20.000) NPV 33.046 Nguyễn Tấn Bình Valuation-55
  56. Phân tích điểm hoà vốn Ví dụ: Dự án đầu tư xe chở đất Số liệu dự báo: Đầu tư, năm 0 5000 Giá bán (1 chuyến) 90 Chi phí biến đổi đơn vị (1 chuyến) 50 Chi phí cố định hằng năm 800 Vòng đời tài sản (năm) 5 Áp dụng khấu hao đều, mỗi năm 1000 Giá trị thanh lý 0 Thuế suất thuế thu nhập 25% Chi phí sử dụng vốn, r 20% Nguyễn Tấn Bình Valuation-56
  57. Phân tích điểm hoà vốn Gọi X là khối lượng hoạt động, ta có: Năm 0 Năm 1 - 5 Đầu tư 5000 Doanh thu = 90 X (-) Chi phí biến đổi = 50 X (=) Hiệu số gộp = 40 X (-) Chi phí cố định = 800 (-) Khấu hao = 1000 (=) Lợi nhuận trước thuế = 40 X - 1800 (-) Thuế (25%) = 10 X - 450 (=) Lợi nhuận ròng = 30 X - 1350 Nguyễn Tấn Bình Valuation-57
  58. Phân tích điểm hoà vốn ÜTheo quan điểm kế toán Điểm hoà vốn là điểm mà với khối lượng bán ra sẽ bù đắp vừa đúng các chi phí cố định và khấu hao (tức lợi nhuận ròng = 0). Ta có: Lợi nhuận ròng = 30 X – 1350 Suy ra: X = 45 chuyến/ năm Nguyễn Tấn Bình Valuation-58
  59. Phân tích điểm hoà vốn ÜTheo quan điểm giá trị Điểm hoà vốn là điểm mà với khối lượng bán ra sao cho giá trị hiện tại dòng thu bằng đúng giá trị hiện tại dòng chi (tức NPV = 0). Tính ngân lưu ròng: § Lợi nhuận ròng năm 1 - 5: 30X – 1350 § Điều chỉnh khấu hao: 1000 § Ngân lưu năm 1 - 5: 30X – 350 § Ngân lưu năm 0: – 5000 Năm 0 Năm 1 - 5 Ngân lưu ròng -5000 30X – 350 Nguyễn Tấn Bình Valuation-59
  60. Phân tích điểm hoà vốn ÜTheo quan điểm giá trị (tiếp) Năm 0 Năm 1 - 5 Ngân lưu ròng -5000 30X – 350 Hệ số chiết khấu (hay giá trị hiện tại của 1 đồng tiền đều) với thời gian 5 năm, với r = 20% là: Ta có: NPV = - 5000 + 3 (30X – 350) Nguyễn Tấn Bình Valuation-60
  61. Phân tích điểm hoà vốn ÜTheo quan điểm giá trị (tiếp) Điểm hoà vốn theo giá trị là điểm mà với khối lượng bán ra sao cho giá trị hiện tại dòng thu bằng đúng giá trị hiện tại dòng chi (tức NPV = 0). Giải phương trình NPV = 0: NPV = - 5000 + 3 (30X – 350) = 0 Ta có: X = 67 chuyến/ năm Nguyễn Tấn Bình Valuation-61
  62. Phân tích mô phỏng Mô tả kỹ thuật phân tích mô phỏng: § Lựa chọn các biến rủi ro (chẳng hạn: khối lượng, giá bán, ), cho thay đổi giá trị của chúng một cách ngẫu nhiên (bất định). § Mỗi lần thay đổi biến rủi ro, gọi là một lần thử hay mô phỏng (trial), biến dự báo (chẳng hạn là NPV) sẽ được tính lại. § Qua hằng trăm lần thử, mô phỏng sẽ cho biết xác suất (%) để xảy ra các kết quả của biến dự báo. § Hướng dẫn phần mềm Crystal Ball trên lớp. Nguyễn Tấn Bình Valuation-62
  63. Phân tích rủi ro trên Excel Phân tích độ nhạy: Excel 2003: Data/Table Hướng dẫn trực tiếp. Phần thưởng cho những người đến dự lớp ! Nguyễn Tấn Bình Valuation-63
  64. Phân tích rủi ro trên Excel Phân tích độ nhạy (tiếp theo): Excel 2007: Data/What-If Analysis/ DataTable Hãy đến lớp để thực hành ! Nguyễn Tấn Bình Valuation-64
  65. Phân tích rủi ro trên Excel Phân tích tình huống: Excel 2003: Tools/Scenario Hướng dẫn trực tiếp. Phần thưởng cho những người đến dự lớp ! Nguyễn Tấn Bình Valuation-65
  66. Phân tích rủi ro trên Excel Phân tích tình huống (tiếp theo): Excel 2007: Data/What-If Analysis/ Scenario Manager Hướng dẫn trực tiếp trên lớp. Nguyễn Tấn Bình Valuation-66
  67. Phân tích rủi ro trên Excel Phân tích mô phỏng: Với phần mềm Crystal Ball Hãy đến lớp ! Trăm nghe không bằng một thấy; trăm thấy không bằng một lần rờ (sờ). Nguyễn Tấn Bình Valuation-67